CÔNG ƯỚC SỐ 174
VỀ
PHÒNG NGỪA NHỮNG TAI NẠN LAO ĐỘNG NGHIÊM TRỌNG
Hội nghị toàn thể của Tổ chức Lao
động quốc tế,
Được Hội đồng quản trị của Văn
phòng Lao động quốc tế triệu tập tại Giơ-ne-vơ ngày 2 tháng 6 năm 1993 trong kỳ
họp thứ tám mươi;
Ghi nhận các Công ước và Khuyến
nghị lao động quốc tế có liên quan, đặc biệt là Công ước và Khuyến nghị về an
toàn và sức khỏe của người lao động, 1981, Công ước và Khuyến nghị về các hoá
chất, 1990, và nhấn mạnh sự cần thiết phải có một cách đề cập tổng hợp và chặt
chẽ;
Ghi nhận cả "Tuyển tập
hướng dẫn cụ thể về phòng ngừa những tai nạn công nghiệp nghiêm trọng" do
Văn phòng Lao động quốc tế xuất bản năm 1991;
Lưu ý tới sự cần thiết phải chăm
lo để có mọi biện pháp thích đáng nhằm:
a) Phòng ngừa các tai nạn nghiêm
trọng;
b) Giảm tới mức thấp nhất những
nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng;
c) Giảm tới mức thấp nhất tác
hại của những tai nạn đó;
Xét tới các nguyên nhân của tai
nạn, cụ thể là những khuyết điểm về tổ chức, các nhân tố con người, nhược điểm
của các thành tố, những sai chệch của những điều kiện vận hành bình thường, các
nhân tố bên ngoài và cả các hiện tượng tự nhiên;
Nhắc tới sự cần thiết phải có sự
cộng tác trong Chương trình quốc tế về an toàn hoá chất, giữa ILO, Chương trình
môi trường của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các tổ chức liên
chính phủ khác;
Sau khi quyết định chấp thuận
những đề nghị khác nhau có liên quan tới việc phòng ngừa những tai nạn công
nghiệp nghiêm trọng, là vấn đề thuộc điểm thứ tư trong chương trình nghị sự kỳ
họp;
Sau khi quyết định rằng những đề
nghị đó sẽ mang hình thức một Công ước quốc tế,
Thông qua ngày hai mươi hai
tháng sáu năm một nghìnchín trăm chín mươi ba, Công ước dưới đây, gọi là Công
ước về những tai nạn công nghiệp nghiêm trọng, 1993.
I. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHẠM VI ÁP
DỤNG
Điều 1-
1. Mục đích của Công ước này là
ngăn ngừa các tai nạn nặng, nghiêm trọng liên quan tới các chất nguy hiểm và
hạn chế hậu quả tai nạn.
2. Công ước này áp dụng cho
những cơ sở có nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng.
3. Công ước này không áp dụng
cho:
a) Những cơ sở hạt nhân và những
xưởng xử lý các chất phóng xạ, trừ những nơi xử lý các chất không phóng xạ của
các cơ sở đó;
b) Các cơ sở quân sự;
c) Việc vận chuyển ở bên ngoài
cơ sở, mà không phải là các ống dẫn.
4. Sau khi tham khảo ý kiến các
tổ chức đại diện hữu quan của những người sử dụng lao động và của những người
lao động, và cả các bên hữu quan khác có khả năng bị tác hại, Nước thành viên
nào phê chuẩn Công ước này có thể miễn trừ việc áp dụng Công ước này đối với
những cơ sở hoặc những ngành hoạt động kinh tế nào đă có một sự bảo vệ tương
đương.
Điều 2- Nếu xảy ra những
vấn đề đặc biệt có tầm quan trọng nhất định mà không thể huy động và áp dụng
được ngay toàn bộ các biện pháp pḥng ngừa và bảo vệ quy định trong Công ước
này, thì sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức có đại diện tiêu biểu nhất của
người sử dụng lao động và của người lao động, và cả các bên hữu quan khác có
khả năng bị tác hại, Nước thành viên phải có kế hoạch áp dụng từng bước những biện
pháp đó, theo một lịch trình nhất định.
Điều 3- Theo mục đích của
Công ước này:
a) Cụm từ "chất nguy
hiểm" là để chỉ một đơn chất hoặc dưới dạng hợp chất do có một hay
nhiều thuộc tính hoá học, vật lý hoặc độc học, dù là đơn độc hay kết hợp với
các chất khác cũng gây ra nguy hiểm;
b) Cụm từ "Lượng ngưỡng"
là để chỉ một lượng do pháp luật và pháp quy quốc gia ấn định trong những điều
kiện nhất định, nếu một chất hay một loại chất nguy hiểm nào đó vượt quá lượng
đó thì sẽ có nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng;
c) Cụm từ "Cơ sở có nguy
cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng" là để chỉ một cơ sở chế biến, sản
xuất, thao tác, sử dụng hoặc tồn trữ, dù là thường xuyên hay tạm thời, một hoặc
nhiều chất hoặc loại nguy hiểm với số lượng vượt quá lượng ngưỡng;
d) Cụm từ "Tai nạn
nghiêm trọng" là để chỉ một sự cố bất ngờ và đột nhiên (như một vụ rò
rỉ, một đám cháy hoặc một vụ nổ có nghiêm trọng) trong quá trình hoạt động của
một cơ sở có nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng, có liên quan tới một hoặc
nhiều chất nguy hiểm và dẫn tới một hiểm hoạ nghiêm trọng, ngay tức khắc hoặc
lâu dài, cho người lao động, dân cư hoặc môi trường;
đ) Cụm từ "Báo cáo về an
toàn" là để chỉ một văn bản có những thông tin kỹ thuật về quản lý
hoặc điều hành có liên quan tới những mức độ nguy hại của một cơ sở có nguy cơ
xảy ra tai nạn nghiêm trọng, việc khắc phục những nguy hại đó và kiến nghị phải
có những biện pháp an toàn cho cơ sở đó;
e) Cụm từ "Chuẩn tai nạn"
là để chỉ mọi sự cố bất ngờ và đột nhiên có liên quan tới một hoặc nhiều chất
nguy hiểm mà nếu không có tác động giảm nhẹ của các hệ thống hay các quy trình
an toàn thì đă có thể gây ra thương tật nghiêm trọng cho người lao động, cho
dân chúng; gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho trang thiết bị của cơ sở hoặc
môi trường, hoặc có thể dẫn tới chỗ mất khả năng chế ngự và gây ra những tác
hại nghiêm trọng.
II. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 4-
1. Tuỳ theo pháp luật và pháp
quy, điều kiện và thực tiễn quốc gia và sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức
đại diện tiêu biểu nhất của người sử dụng lao động và của người lao động và các
bên liên quan khác có khả năng bị tác hại, mỗi Nước thành viên phải xây dựng,
thi hành và định kỳ xem xét lại một chính sách quốc gia chặt chẽ nhằm bảo vệ
cho người lao động khỏi bị những nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, lưu ý tới những
tác hại của chúng đối với dân cư và môi trường.
2. Chính sách này phải được thực
thi bằng những biện pháp phòng ngừa và bảo vệ cho những cơ sở và nguy cơ xảy ra
tai nạn nghiêm trọng và ở chừng mực có thể, phải xúc tiến việc sử dụng những kỹ
thuật an toàn tốt nhất hiện có.
Điều 5-
1. Nhà chức trách có thẩm quyền
hoặc một cơ quan được nhà chức trách có thẩm quyền chấp thuận hay công nhận,
sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức đại diện tiêu biểu nhất của người sử dụng
lao động, người lao động và các tổ chức khác quan tâm tới vấn đề này, phải
thiết lập một hệ thống để xác định những cơ sở có nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm
trọng như đă quy định tại Điều 3(c), theo đúng pháp luật và pháp quy quốc gia
hoặc các quy phạm quốc tế, và dựa trên một danh mục các chất nguy hiểm hay một
danh mục các loại chất nguy hiểm, hoặc dựa trên cả hai danh mục đó, có nêu rõ
lượng ngưỡng.
2. Hệ thống nêu ở Phần 1 trên
đây phải được thường xuyên rà soát và cập nhật.
Điều 6- Sau khi tham khảo
ý kiến các tổ chức đại diện hữu quan của người sử dụng lao động và của người
lao động, nhà chức trách có thẩm quyền phải có những quy định đặc biệt để bảo
vệ những thông tin mật mà mình đă nhận được hoặc đă được cung cấp theo một
trong những Điều 8, 12, 13, hoặc 14, nếu không thông tin mật đó lộ ra thì có
thể có hại cho hoạt động kinh doanh của người sử dụng lao động, chừng nào mà
quy định nói trên không dẫn tới những nguy cơ nghiêm trọng cho người lao động,
cho công chúng hoặc cho môi trường.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ
DỤNG LAO ĐỘNG
Kiểm tra phát hiện
Điều 7- Người sử dụng lao
động phải tìm cách phát hiện mọi nguy cơ tai nạn nghiêm trọng trong phạm vi
kiểm soát của mình, trên cơ sở của hệ thống được quy định tại Điều 5.
Việc thông báo
Điều 8 -
1. Người sử dụng lao động phải
thông báo cho nhà chức trách có thẩm quyền về những cơ sở có nguy cơ xảy ra tai
nạn nghiêm trọng mà mình đă phát hiện:
a) Theo một lịch trình nhất định
nếu đó là một cơ sở đang tồn tại;
b) Trước khi đưa vào sử dụng,
nếu đó là một cơ sở mới xây dựng.
2. Người sử dụng lao động cũng
phải thông báo cho nhà chức trách có thẩm quyền trước khi đóng cửa vĩnh viễn
một cơ sở có nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng.
Những quy định sử dụng ở cấp
cơ sở
Điều 9. Đối với mỗi cơ sở
có nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng, người sử dụng lao động phải thiết lập
và duy trì một hệ thống phòng ngừa và bảo vệ có kèm theo tài liệu về những nguy
cơ đó, và gồm có:
a) Việc phát hiện, phân tích các
nguy cơ, và cả việc lượng định những rủi ro có thể xảy ra việc lưu ý tới những
tác động hỗ tương có thể có của các chất;
b) Các biện pháp kỹ thuật, chủ
yếu là về khái niệm cấu trúc, việc chọn lựa các hoá chất, việc vận hành, bảo
quản và kiểm tra có hệ thống đối với cơ sở đó;
c) Các biện pháp tổ chức, chủ
yếu là về việc huấn luyện, hướng dẫn cho nhân viên, việc cung cấp trang thiết
bị để bảo đảm an toàn, mức biên chế, thời gian biểu làm việc, phân công chịu
trách nhiệm, và cả việc kiểm tra các xí nghiệp bên ngoài cơ sở và những người
lao động làm việc tạm thời tại địa điểm của cơ sở đó;
d) Các kế hoạch và trình tự khẩn
cấp, chủ yếu là:
i. Xây dựng những kế hoạch và
trình tự khẩn cấp có hiệu quả để áp dụng tại chỗ khi xảy ra tai nạn nghiêm
trọng hoặc khi có đe doạ xảy ra tai nạn nghiêm trọng việc kiểm tra và đánh giá
định kỳ về hiệu quả của những kế hoạch và trình tự khẩn cấp đó, và việc sửa đổi
bổ sung khi cần thiết;
ii. Cung cấp thông tin về những
tai nạn có thể xảy ra, các kế hoạch can thiệp tại chỗ cho các nhà chức trách và
các cơ quan có trách nhiệm, quy định các kế hoạch và trình tự can thiệp, nhằm
bảo vệ công chúng và môi trường bên ngoài địa điểm cơ sở;
iii. Tiến hành mọi cuộc trao đổi
ý kiến cần thiết với các nhà chức trách và các cơ quan có trách nhiệm;
e) Các biện pháp nhằm hạn chế
hậu quả tai nạn nghiêm trọng;
f) Việc tham khảo ý kiến người
lao động và các đại diện người lao động;
g) Việc cải tiến hệ thống, bao
gồm cả các biện pháp thu thập thông tin và phân tích tai nạn và những thiếu
sót, bài học rút ra phải được thảo luận với người lao động và đại diện người
lao động và phải được ghi chép lại theo đúng pháp luật và thông lệ quốc gia.
Báo cáo về an toàn
Điều 10.
1- Người sử dụng lao động phải
lập báo cáo về an toàn theo những quy định tại Điều 9.
2. Báo cáo này phải được lập:
a) Trong một thời hạn nhất định
sau khi thông báo, do pháp luật hoặc pháp quy quốc gia quy định, đối với những
cơ sở hiện hữu có nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng;
b) Trước khi đưa vào hoạt động,
đối với cơ sở có nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng mới được xây dựng.
Điều 11. Người sử dụng
lao động phải bổ sung, cập nhật và sửa đổi bản báo cáo về an toàn:
a) Khi có những thay đổi ảnh
hưởng đáng kể tới mức độ an toàn, tới các phương thức sản xuất trong cơ sở hoặc
số lượng các chất nguy hiểm hiện có;
b) Khi có những tiến bộ mới về kỹ
thuật hoặc trong các cách lượng định nguy cơ, biện minh được cho việc bổ sung,
cập nhật, đổi mới đó;
c) Vào các thời điểm do pháp
luật quốc gia hoặc pháp quy quy định;
d) Theo yêu cầu của nhà chức
trách có thẩm quyền.
Điều 12. Người sử dụng
lao động phải chuyển đến nhà chức trách có thẩm quyền hoặc để cho nhà chức
trách đó sử dụng bản báo cáo về an toàn quy định tại Điều 10 và Điều 11.
Báo cáo về tai nạn
Điều 13. Ngay sau khi tai
nạn nghiêm trọng xảy ra, người sử dụng lao động phải thông báo cho nhà chức
trách có thẩm quyền và các cơ quan được chỉ định khác.
Điều 14.
1. Sau khi xảy ra một vụ tai nạn
nghiêm trọng, trong một thời gian quy định, người sử dụng lao động phải trình
cho nhà chức trách có thẩm quyền một bản báo cáo chi tiết, phân tích những
nguyên nhân của tai nạn và nêu rõ các hậu quả trước mắt tại hiện trường và các
biện pháp đă sử dụng để giảm nhẹ tác hại.
2. Báo cáo phải bao gồm những
kiến nghị chi tiết về những biện pháp phải sử dụng để tránh tái diễn tai nạn.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ CHỨC
TRÁCH CÓ THẨM QUYỀN
Các kế hoạch khẩn cấp ngoài
địa điểm
Điều 15. Lưu ý tới những
thông tin do người sử dụng lao động cung cấp, nhà chức trách có thẩm quyền phải
bảo đảm sao cho các kế hoạch và tŕnh tự khẩn cấp kể cả những quy định bảo vệ
cho dân chúng và môi trường bên ngoài cơ sở có nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm
trọng, được lập và cập nhật vào những thời đoạn thích hợp và có sự phối hợp của
những nhà chức trách và các cấp liên quan.
Điều 16. Nhà chức trách
có thẩm quyền phải bảo đảm sao cho:
a) Những thông báo về những biện
pháp phải sử dụng và cách ứng phó phải theo trong trường hợp có tai nạn nghiêm
trọng được phổ biến cho dân cư có khả năng chịu tác hại bởi một tai nạn nghiêm
trọng, không để họ phải đi hỏi; những thông báo đó phải được cập nhật và nhắc
đến theo định kỳ thích hợp;
b) Lệnh báo động phải được ban
bố ngay khi có khả năng trong trường hợp xảy ra tai nạn nghiêm trọng;
c) Cung cấp thông tin về các
điểm a/ và b/ nói trên cho các quốc gia liên quan để có sự hợp tác và phối hợp
giữa các quốc gia có liên quan, vì nếu xảy ra tình huống thì hậu quả tai nạn
nghiêm trọng có thể vượt ra khỏi biên giới.
Việc bố trí các cơ sở có nguy
cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng
Điều 17- Nhà chức trách
có thẩm quyền phải xây dựng một chính sách bao quát về việc bố trí các cơ sở,
dự kiến trước một khoảng cách thích đáng giữa những cơ sở có nguy cơ xảy ra tai
nạn lao động nghiêm trọng được dự định xây dựng với các khu nhà ở, các khu nhà
làm việc và những nơi có trang thiết bị công cộng; đối với các cơ sở đang tồn
tại thì phải có biện pháp thích đáng. Chính sách này phải xuất phát từ những
nguyên tắc chung đă nêu trong Phần II của Công ước.
Thanh tra
Điều 18.
1. Nhà chức trách có thẩm quyền
phải có những nhân viên đủ tư cách, được đào tạo có tŕnh độ nghiệp vụ phù hợp
và có sự trợ giúp kỹ thuật và nghiệp vụ đúng mức để thanh tra, điều tra, đánh
giá và tư vấn về những vấn đề được đề cập trong Công ước và để bảo đảm sự tôn
trọng pháp luật và pháp quy quốc gia.
2. Đại diện của người sử dụng
lao động và của người lao động của cơ sở có nguy cơ tai nạn nghiêm trọng phải
cùng với các thanh tra viên giám sát việc thực hiện các biện pháp nêu trong các
phần tiếp theo của Công ước này, trừ phi các thanh tra viên cho rằng, xét theo
quy định của nhà chức trách có thẩm quyền, điều này có thể làm ảnh hưởng tới
việc thực thi chức trách của họ.
Điều 19. Nhà chức trách
có thẩm quyền có quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở có nguy cơ về tai nạn lao
động nghiêm trọng.
Điều 20. Trong cơ sở có
nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng, người lao động và đại diện của người lao
động phải được hỏi ý kiến theo các trình tự hợp tác thích hợp, nhằm thiết lập
được một chế độ làm việc ổn định. Người lao động và đại diện người lao động
phải:
a) Được thông tin đủ và thoả
đáng về những hiểm hoạ có liên quan tới cơ sở và những hậu quả có thể xảy ra;
b) Được thông tin về bất cứ
lệnh, hướng dẫn, khuyến nghị nào của nhà chức trách có thẩm quyền;
c) Được hỏi ý kiến khi xây dựng
những văn bản sau đây và được quyền tiếp xúc với những văn bản đó:
i. Báo cáo về an toàn;
ii. Các kế hoạch và trình tự
khẩn cấp;
iii. Các báo cáo về các vụ tai
nạn;
d) Thường xuyên được hướng dẫn,
được huấn luyện về các phương pháp thực hành, các quy trình để phòng ngừa các
tai nạn nghiêm trọng, chế ngự những sự cố có thể dẫn đến các tai nạn và cả về
các quy trình khẩn cấp phải theo khi xảy ra tai nạn nghiêm trọng.
e) Trong phạm vi quyền hạn của
mình và không bị rơi vào tình trạng bất lợi cho mình, được sử dụng các biện
pháp chấn chỉnh, và khi căn cứ vào trình độ huấn luyện và kinh nghiệm của mình
mà có lý do xác đáng để tin rằng đang có nguy cơ hiệu hữu tai nạn nghiêm trọng,
thì nếu cần thiết, có thể ngừng hoạt động và báo cho cấp trên biết, hoặc tuỳ
theo trường hợp, có thể sớm nổi hiệu báo động trước khi hoặc sau khi đă sử dụng
các biện pháp nói trên;
f) Thảo luận với người sử dụng
lao động về mối nguy hiểm tiềm ẩn mà người lao động cho rằng có thể gây ra tai
nạn nghiêm trọng và có quyền thông báo cho nhà chức trách có thẩm quyền về những
mối nguy hiểm đó.
Điều 21. Người lao động
làm việc trong địa điểm của một cơ sở có nguy cơ xảy ra tai nạn nghiêm trọng
phải:
a) Tuân thủ mọi phương pháp thực
hành và mọi quy trình có liên quan đến việc phòng ngừa các tai nạn nghiêm trọng
và chế ngự các sự cố có khả năng dẫn đến những tai nạn đó;
b) Tuân thủ mọi quy trình khẩn
cấp khi tai nạn nghiêm trọng sắp xảy ra.
V. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC QUỐC
GIA XUẤT KHẨU
Điều 22. Ở một quốc gia
xuất khẩu, khi việc sử dụng các chất, các công nghệ hoặc các phương pháp sản
xuất nguy hiểm bị cấm vì là nguồn tiềm ẩn gây ra tai nạn nghiêm trọng thì quốc
gia đó phải thông báo việc cấm đó và các lý do có liên quan cho các nước nhập
khẩu hàng của mình được biết.