Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 02/2017/TT-BQP hoạt động huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Số hiệu: 02/2017/TT-BQP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng Người ký: Bế Xuân Trường
Ngày ban hành: 05/01/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2017/TT-BQP

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật,

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định và hướng dẫn chi tiết về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng, gồm: Đối tượng, nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động; tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người chỉ huy (người sử dụng lao động) và quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng, người thử việc, người học nghề, tập nghề để làm việc (người lao động) tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài) thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.

2. Cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Chương II

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, YÊU CẦU CHUNG CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Điều 3. Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

1. Nhóm 1: Người làm công tác chỉ huy, quản lý

a) Chỉ huy trưởng các đơn vị cấp trung đoàn và tương đương, sư đoàn và tương đương; tổng giám đốc, giám đốc các doanh nghiệp tương đương cấp trung đoàn trở lên;

b) Cấp phó của các đơn vị theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động;

c) Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm kỹ thuật cấp trung đoàn, sư đoàn và tương đương; chủ nhiệm, phó chủ nhiệm kho vũ khí, đạn dược, hóa chất, xăng dầu cấp chiến thuật, chiến dịch, chiến lược.

2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động

a) Cán bộ được các đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều này giao nhiệm vụ chuyên trách, bán chuyên trách về công tác an toàn, vệ sinh lao động của đơn vị;

b) Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm thực hiện theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và Khoản 5 Điều này (bao gồm cả người lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp quốc phòng, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài; người học nghề, tập nghề, thử việc tại các đơn vị; lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên khi làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh).

5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.

6. Nhóm 6: Người tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên (an toàn, vệ sinh viên).

Điều 4. Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

1. Huấn luyện nhóm 1:

a) Hệ thống chính sách, pháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ quan, đơn vị. Quyền, nghĩa vụ của người chỉ huy đơn vị và người lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động. Phân định trách nhiệm; giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; nội dung hoạt động của các tổ chức trong đơn vị về an toàn, vệ sinh lao động. Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại trong công việc; biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động. Văn hóa an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

2. Huấn luyện nhóm 2

a) Hệ thống chính sách, pháp luật; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động, bao gồm: Tổ chức, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ quan, đơn vị. Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. Phân định trách nhiệm, quyền hạn của người chỉ huy đơn vị, người lao động về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại trong công việc; biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động. Xây dựng, thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm. Phân tích, đánh giá yếu tố rủi ro, nguy hại và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp. Xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác điều tra tai nạn lao động. Công tác kiểm định kỹ thuật an toàn; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Công tác huấn luyện, thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động. Sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động;

c) Huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Kiến thức cơ bản về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, ngành nghề gắn với nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

3. Huấn luyện nhóm 3

a) Hệ thống chính sách, pháp luật; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động. Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động. Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên. Nội quy an toàn, vệ sinh lao động; biển báo, chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động; sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; văn hóa an toàn tại nơi làm việc. Nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

c) Huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động.

4. Huấn luyện nhóm 4

a) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động. Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động. Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động. Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn tại nơi làm việc. Nội quy an toàn, vệ sinh lao động; biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động; sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;

b) Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

5. Huấn luyện nhóm 5

a) Hệ thống chính sách, pháp luật; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng về an toàn, vệ sinh lao động;

b) Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở đơn vị. Phân định trách nhiệm và quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn tại nơi làm việc;

c) Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động: Yếu tố có hại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại. Lập hồ sơ vệ sinh lao động nơi làm việc; các bệnh nghề nghiệp thường gặp và biện pháp phòng chống. Cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp; tổ chức và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu. Phòng chống dịch bệnh nơi làm việc; an toàn thực phẩm; quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động. Nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống bệnh không lây nhiễm nơi làm việc. Kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động. Phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. Lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp nơi làm việc; lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp. Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ liên quan.

6. Huấn luyện nhóm 6:

Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định (của nhóm mình) còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên.

Điều 5. Thời gian huấn luyện lần đầu

1. Nhóm 1 và nhóm 4: Ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

2. Nhóm 2: Ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.

3. Nhóm 3: Ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

4. Nhóm 5: Ít nhất là 56 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra. Trong đó, thời gian huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động ít nhất là 40 giờ, nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động ít nhất là 16 giờ.

5. Nhóm 6: Ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 6. Huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động và huấn luyện định kỳ

1. Cơ quan, đơn vị, tổ chức huấn luyện, đơn vị tự huấn luyện căn cứ chương trình khung huấn luyện do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành, xây dựng chương trình, tài liệu huấn luyện phù hợp với yêu cầu thực tế.

2. Huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động và huấn luyện định kỳ thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động (sau đây viết gọn là Nghị định số 44/2016/NĐ-CP).

3. Nội dung huấn luyện phải bám sát vào thực tế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặc thù quân sự của từng đơn vị.

Chương III

TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Điều 7. Tiêu chuẩn giảng viên huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

1. Về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.

2. Về chính trị phải là người có lý lịch rõ ràng, đủ sức khỏe hoạt động trong môi trường quân đội, phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng và sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ khi tổ chức phân công.

3. Tính thời gian làm việc liên tục và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên.

Điều 8. Quản lý việc cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, và Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động

1. Việc cấp giấy chứng nhận huấn luyện, thẻ an toàn lao động thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm a Khoản 2 Điều 24 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.

Mẫu giấy chứng nhận huấn luyện thực hiện theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; mẫu thẻ an toàn thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.

a) Việc cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP;

b) Viện y học dự phòng quân đội/Cục Quân y; Trung tâm y tế, y học dự phòng quân đội phía nam/Cục Quân y cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động cho người được huấn luyện nội dung chuyên môn về y tế lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu;

c) Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Sổ theo dõi người được huấn luyện thuộc nhóm 4

a) Chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên ghi kết quả huấn luyện của người được huấn luyện thuộc Nhóm 4 vào Sổ theo dõi công tác huấn luyện tại đơn vị;

b) Sổ theo dõi công tác huấn luyện thực hiện theo quy định tại Mẫu 03 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Tổ chức huấn luyện, cơ quan, đơn vị đủ điều kiện tự huấn luyện lập sổ theo dõi cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động thực hiện theo quy định tại Mẫu 0102 Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Thời hạn cấp, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động

1. Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn có thời hạn 02 năm. Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động có thời hạn 05 năm.

2. Trong vòng 30 ngày, trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động hết hạn, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp lập danh sách những người được cấp, kèm theo kết quả huấn luyện hoặc giấy tờ chứng minh việc cập nhật kiến thức, kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 6 Thông tư này gửi về cơ quan, đơn vị, tổ chức huấn luyện có thẩm quyền theo quy định cấp. Trường hợp kết quả huấn luyện đạt yêu cầu thì được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động theo quy định tại Điều 11 Thông tư này; trường hợp kết quả huấn luyện không đạt yêu cầu thì thông báo bằng văn bản về đơn vị để huấn luyện lại.

Điều 10. Phân loại tổ chức huấn luyện và điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động

Phân loại tổ chức huấn luyện và điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.

Điều 11. Thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; công nhận cơ sở y tế đủ điều kiện huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động

1. Về thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; công nhận cơ sở y tế đủ điều kiện huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.

2. Tổng cục Kỹ thuật phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức huấn luyện cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động Hạng B và C cho các cơ quan, đơn vị theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Cục Quân y/BQP phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức huấn luyện cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động cho các đơn vị, cơ sở có đủ điều kiện huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận về y tế lao động theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động của đơn vị huấn luyện, công nhận cơ sở y tế đủ điều kiện huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động thực hiện theo quy định tại Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP.

5. Trình tự cấp mới, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động:

Đơn vị có nhu cầu cấp mới, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều này gửi về Tổng cục Kỹ thuật đối với hoạt động huấn luyện an toàn vệ sinh, lao động; gửi về Cục Quân y Bộ Quốc phòng đối với hoạt động huấn luyện về y tế lao động để thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động;

Đối với hồ sơ đề nghị gia hạn, đơn vị huấn luyện gửi đến cơ quan có thẩm quyền chậm nhất 30 ngày trước khi hết thời hạn quy định trong Giấy chứng nhận;

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động. Trường hợp không cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị và nêu rõ lý do.

6. Trình tự công bố cơ sở y tế đủ điều kiện huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động:

Trước khi huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, các cơ sở y tế gửi về Cục Quân y hồ sơ đề nghị công bố đủ điều kiện huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động; hồ sơ đề nghị gồm văn bản thực hiện theo Khoản 4 Điều này;

Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ, Cục Quân y thẩm định, ra quyết định công bố cơ sở đủ điều kiện huấn luyện cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động; trường hợp không bảo đảm điều kiện huấn luyện thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

7. Đơn vị tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

a) Chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên có trách nhiệm tổ chức huấn luyện và tự chịu trách nhiệm về chất lượng huấn luyện, cấp Thẻ an toàn cho người được huấn luyện thuộc Nhóm 3 theo đúng pháp luật, ghi kết quả huấn luyện của người được huấn luyện thuộc Nhóm 4 vào sổ theo dõi công tác huấn luyện tại đơn vị theo hình thức huấn luyện;

b) Trình tự xem xét, đánh giá điều kiện hoạt động của đơn vị tự tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động:

Đơn vị có nhu cầu tự tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động lập 01 bộ hồ sơ chứng minh đủ điều kiện hoạt động theo quy định tại Khoản 4 Điều này gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định;

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, thông báo cho đơn vị về những điều kiện chưa bảo đảm theo quy định;

Hết thời hạn 30 ngày, cơ quan có thẩm quyền không có thông báo về việc đơn vị không bảo đảm đủ điều kiện hoạt động huấn luyện thì đơn vị được tự huấn luyện trong phạm vi đã đề nghị;

Sau thời hạn 05 năm, kể từ ngày được đánh giá đủ điều kiện hoạt động tự huấn luyện, đơn vị gửi hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, đánh giá lại điều kiện hoạt động nếu có nhu cầu tiếp tục tự huấn luyện.

8. Mẫu, thời hạn cấp, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động:

a) Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động do Tổng cục Kỹ thuật cấp theo Mẫu số 01 Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này; Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động do Ngành Kỹ thuật hoặc Cơ quan quản lý công tác An toàn, bảo hộ lao động đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng cấp theo Mẫu số 02 Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là 05 năm đối với trường hợp cấp mới hoặc gia hạn. Trường hợp cấp lại thời hạn là thời gian còn lại của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đã được cấp.

9. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động: Khi đơn vị, tổ chức huấn luyện vi phạm các quy định tại Thông tư này trong quá trình tổ chức huấn luyện.

Điều 12. Phân cấp tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

1. Đầu mối đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng:

a) Chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức huấn luyện, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cho các đối tượng Nhóm 1, 2 và nhóm 5 của các đơn vị trực thuộc;

b) Ngành Kỹ thuật hoặc cơ quan quản lý công tác An toàn, bảo hộ lao động của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng tổ chức huấn luyện, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện cho các đối tượng còn lại thuộc Nhóm 1, 2, 5 và nhóm 6 của các đơn vị cơ sở đến cấp trung đoàn và tương đương;

c) Ngành Quân y chủ trì phối hợp với cơ quan chức năng liên quan tổ chức huấn luyện, cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động cho đối tượng Nhóm 5.

2. Chỉ huy đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên tổ chức huấn luyện, cấp Thẻ an toàn cho người được huấn luyện thuộc Nhóm 3, ghi kết quả huấn luyện của người được huấn luyện thuộc Nhóm 4 vào Sổ theo dõi công tác huấn luyện tại đơn vị.

3. Tổng cục Kỹ thuật định kỳ tổ chức tập huấn toàn quân: Cập nhật, phổ biến hệ thống chính sách, pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng về an toàn, vệ sinh lao động. Nội dung nghiệp vụ công tác và kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động. Huấn luyện, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến máy, thiết bị, vật tư, các chất và công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

4. Cục Quân y/BQP định kỳ tổ chức tập huấn toàn quân: Cập nhật, phổ biến hệ thống chính sách, pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Quốc phòng liên quan đến công tác y tế lao động. Nội dung nghiệp vụ công tác và kiến thức cơ bản về y tế lao động. Huấn luyện cập nhật kiến thức về quan trắc và đánh giá môi trường lao động; kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và điều kiện để thực hiện công tác vệ sinh lao động. Phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. Môi trường làm việc, các bệnh nghề nghiệp thường gặp và biện pháp phòng chống; tổ chức khám phát hiện, giám định bệnh nghề nghiệp; kỹ năng sơ cứu, cấp cứu, phòng chống dịch bệnh; quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc; quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp.

Điều 13. Quyền lợi và kinh phí tổ chức huấn luyện

1. Thời gian tham gia huấn luyện của các đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này được tính vào thời giờ làm việc, được hưởng đầy đủ tiền lương, các quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước và Quân đội; các đối tượng huấn luyện là lao động hợp đồng, học nghề, tập nghề, thử việc, quyền lợi trong thời gian huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo hợp đồng đã thỏa thuận.

2. Kinh phí tổ chức huấn luyện, in Giấy chứng nhận huấn luyện, Thẻ an toàn, và Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động của các đơn vị dự toán được trích từ ngân sách nghiệp vụ thường xuyên; đối với các đơn vị hạch toán, kinh doanh được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông.

3. Người chỉ huy đơn vị, doanh nghiệp (người sử dụng lao động) được hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và người lao động tham gia huấn luyện có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

Điều 14. Trách nhiệm của Tổng cục Kỹ thuật

1. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn, quản lý, chỉ đạo các đơn vị trong toàn quân thực hiện Thông tư này.

2. Thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong toàn quân; phát hiện, đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định.

3. Chủ trì phối hợp với Cơ quan Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng hướng dẫn chi tiết hồ sơ, trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với các đơn vị trong toàn quân.

4. Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

5. Định kỳ sơ kết, tổng kết, tổng hợp tình hình công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 15. Trách nhiệm của Cục Quân huấn/Bộ Tổng Tham mưu

1. Phối hợp với Tổng cục Kỹ thuật thống nhất nội dung, hình thức, thời gian huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Thông tư này thuộc các đơn vị thường trực sẵn sàng chiến đấu.

2. Rà soát các văn bản quy định về huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, tổng hợp bổ sung những nội dung còn thiếu về công tác an toàn, vệ sinh lao động báo cáo Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện thống nhất trong toàn quân.

Điều 16. Trách nhiệm của chỉ huy các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng

1. Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Thông tư này đến đơn vị cơ sở thuộc quyền.

2. Tổ chức huấn luyện; chỉ đạo ngành kỹ thuật, ngành quân y, cơ quan chức năng và chỉ huy các đơn vị thuộc quyền tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.

3. Chỉ đạo ngành Tài chính xây dựng dự toán, chi tiêu, thanh quyết toán kinh phí thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ an toàn, vệ sinh lao động

4. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tại các đơn vị trực thuộc.

5. Sáu tháng, cả năm tổng hợp, báo cáo về Bộ Quốc phòng (thông qua Tổng cục Kỹ thuật) tình hình, kết quả công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 17. Trách nhiệm của đơn vị cơ sở

1. Hằng năm, đơn vị từ cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập phải lập kế hoạch huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho các đối tượng quy định tại Điều 3 và tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư này. Kế hoạch cần xác định rõ nội dung, số lượng từng loại đối tượng cần được huấn luyện, giáo viên, tài liệu, thời gian tổ chức, kinh phí và cơ sở vật chất cho huấn luyện.

2. Lập sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VI Thông tư này. Sổ theo dõi, tài liệu huấn luyện và bài kiểm tra phải lưu giữ tại đơn vị và xuất trình khi có yêu cầu.

3. Các đơn vị từ cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong cùng một đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng có chức năng, nhiệm vụ hoặc tính chất nhiệm vụ có yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động giống nhau có thể phối hợp với nhau, hoặc với các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn có giảng viên đủ điều kiện huấn luyện theo từng nội dung quy định tại Điều 7, hoặc đơn vị được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Điều 11 Thông tư này để huấn luyện cho từng nhóm đối tượng của đơn vị.

4. Trường hợp đơn vị được tăng cường lực lượng của đơn vị khác đến làm nhiệm vụ, đơn vị được tăng cường lực lượng phải phân định rõ trách nhiệm cho người chỉ huy đơn vị đến tăng cường công tác tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, đồng thời phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện và chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với lực lượng đến tăng cường.

5. Trường hợp người ngoài đơn vị đến kiểm tra, tham quan, thực tập tại đơn vị, thì tùy theo yêu cầu của công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, người chỉ huy đơn vị có trách nhiệm huấn luyện, hướng dẫn cho các đối tượng nói trên. Sau khi huấn luyện, hướng dẫn, người được huấn luyện, hướng dẫn phải ký vào sổ theo dõi công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động của đơn vị.

6. Hằng năm, đơn vị cấp từ cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập (theo phân cấp quản lý) phải báo cáo danh sách người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và tình hình công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động về cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng (thông qua Cục Kỹ thuật hoặc cơ quan quản lý an toàn, vệ sinh lao động).

7. Các đơn vị từ cấp trung đoàn hoặc tương đương trở lên xây dựng dự toán, chi tiêu và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Điều khoản chuyển tiếp

Giấy chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được cấp theo Thông tư số 143/2014/TT-BQP ngày 22 tháng 10 năm 2014 trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng trong thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận, Chứng chỉ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Điều 19. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2017 và thay thế Thông tư số 143/2014/TT-BQP ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong Quân đội.

Điều 20. Trách nhiệm thi hành

1. Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp phát sinh các vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân kịp thời phản ảnh về Bộ Quốc phòng (qua Tổng cục Kỹ thuật) để xem xét giải quyết./.

Nơi nhận:
- BLĐTB&XH;
- BTTM, TCCT và các Tổng cục (6);
- Các QK: 1, 2, 3, 4; 5, 7, 9 (7);
- BTL TĐHN, Ban CYCP (2);
- Các QC: PK-KQ, HQ, BĐBP, BTL CSB (4);
- Các BC: CB, PB, TTG, ĐC, HH, TTLL (6);
- Các QĐ: 1, 2, 3, 4 (4);
- Các HV: QP, LQ, CT, QY, HC, HVKTQS (6);
- Các trường SQ: LQ1, LQ2, CT (3);
- Các BV: 108, 175, VYHCTQĐ (3);
- Các BĐ: 11, 12, 15, 16, 18 (5);
- TT Nhiệt đới Việt Nga, Viện KHCNQS (2);
- Tập đoàn VTQĐ, các TCT: 36, 319, Đông Bắc, Thái Sơn, Lũng Lô, Vaxuco, Công ty Tecapro, Ngân hàng TMCPQĐ, ĐTPT Nhà và Đô thị (10);
- BTM/TCKT(2);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL/BTP;
- Công báo, Cổng TTĐT/CP;
- Cổng TTĐ/BQP;
- Lưu: VT, NCTH, PC; Q68.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Bế Xuân Trường

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC CÔNG VIỆC CÓ YÊU CẦU NGHIÊM NGẶT VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-BQP ngày 05/01/2017 của BQP)

1. Lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Quốc phòng ban hành.

2. Sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất.

3. Lắp đặt, sửa chữa, vận hành các hệ thống điện, nhà máy điện; chuyên lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng máy, thiết bị điện.

4. Sản xuất, sử dụng, bảo quản, sửa chữa, vận chuyển, thí nghiệm, hóa nghiệm, bắn ném thử, xử lý các loại thuốc nổ và phương tiện nổ (kíp, dây nổ, dây cháy chậm...), đạn dược. Sản xuất, sử dụng, bảo quản, sửa chữa, thử nghiệm các loại súng pháo, khí tài...

5. Lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ, kiểm tra, giám sát hoạt động xe máy xúc, ủi, gạt, máy trộn, đầm bê tông, đầm nền, xe lu, máy đóng cọc, máy ép cọc, khoan cọc nhồi, búa máy, tàu hoặc máy hút bùn, máy bơm; máy phun hoặc bơm vữa, bê tông.

6. Lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, vệ sinh các loại máy mài, cưa, xẻ, cắt, xé, chặt, đột, dập, đục, đập, tạo hình, nạp liệu, ra liệu, nghiền, xay, trộn, cán, ly tâm, sấy, sàng, sàng tuyển, ép, xeo, tráng, cuộn, bóc vỏ, đóng bao, đánh bóng, băng chuyền, băng tải, súng bắn nước, súng khí nén; máy in công nghiệp.

7. Làm khuôn đúc, luyện, cán, đúc, tẩy rửa, mạ, đánh bóng kim loại; các công việc luyện quặng, luyện cốc; làm các công việc ở khu vực lò quay sản xuất xi măng, lò nung hoặc buồng đốt vật liệu chịu lửa, vật liệu xây dựng, luyện cốc, luyện đất đèn; vận hành, sửa chữa, kiểm tra, giám sát, cấp liệu, ra sản phẩm, phế thải các lò thiêu, lò nung, lò luyện.

8. Các công việc phun cát, tẩy gỉ, gõ gỉ, cạo gỉ, sơn, hàn.

9. Cậy bẩy, khoan, xúc, đào hầm lò, hố sâu, khai khoáng.

10. Các công việc trên cao cách mặt bằng làm việc từ 2 mét trở lên, trên các sàn công tác di động, nơi cheo leo nguy hiểm, trên sông, trên biển, lặn dưới nước.

11. Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy, thiết bị trong hang hầm, hầm tàu.

12. Lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ máy, thiết bị thu phát sóng có điện từ trường tần số cao, các máy chụp X quang, chụp cắt lớp.

13. Lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra, giám sát hoạt động, làm vệ sinh các phương tiện sau: Xe cơ giới, các phương tiện vận tải hành khách, vật liệu, hàng hóa; ụ tàu.

14. Lắp ráp, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra, giám sát các loại máy cung bông, máy chải, máy kéo, máy se sợi, máy dệt, máy hồ, máy nhuộm, máy in vải, máy cuộn.

15. Khảo sát địa chất, địa hình, thực địa biển, địa vật lý; khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí.

16. Làm việc ở các nơi thiếu dưỡng khí hoặc có khả năng phát sinh các khí độc như hầm, đường hầm, bể, giếng, đường cống và các công trình ngầm, các công trình xử lý nước thải, rác thải; làm vệ sinh công nghiệp, vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại.

17. Xây, lắp ráp, tạo, phá dỡ, vệ sinh và bảo dưỡng các kết cấu hoặc công trình xây dựng./.

PHỤ LỤC II

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG HUẤN LUYỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-BQP ngày 05/01/2017 của BQP)

Chương trình khung huấn luyện được xây dựng cho các lớp huấn huyện có quy mô không quá 120 người/lớp huấn luyện phần lý thuyết, không quá 40 người/lớp huấn luyện phần thực hành. Đơn vị tổ chức huấn luyện có quyền tổ chức lớp huấn luyện riêng theo từng nhóm hoặc tổ chức lớp huấn luyện ghép các nhóm có cùng nội dung huấn luyện chung về lý thuyết.

1. Chương trình khung huấn luyện nhóm 1

STT

NI DUNG HUẤN LUYN

Thời gian huấn luyện (giờ)

Tổng s

Trong đó

Lý thuyết

Thc hành

Kiểm tra

I

Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

8

8

0

0

1

Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

6

6

2

Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.

1

1

3

Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

1

1

II

Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động

8

8

0

0

1

Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;

1

1

2

Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa.

4

4

3

Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.

1

1

4

Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

1

1

III

Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện

1

1

0

Tổng cộng

16

16

2. Chương trình khung huấn luyện nhóm 2

STT

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN

Thời gian huấn luyện (giờ)

Tng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kim tra

I

Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

8

8

0

0

1

Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

6

6

2

Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.

1

1

3

Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

1

1

II

Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động

28

23

4

1

1

Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

1

1

2

Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa.

4

4

3

Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.

1

1

4

Văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc.

1

1

5

Nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động;

2

2

0

6

Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động.

8

4

3

1

7

Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phòng, chống cháy nổ trong cơ sở lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hàng năm; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động.

4

4

8

Công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; hoạt động thông tin, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động.

4

4

9

Công tác sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

3

2

1

III

Nội dung huấn luyện chuyên ngành

8

6

2

1

Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

8

6

2

IV

Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện

4

2

2

Tổng cộng

48

40

7

1

3. Chương trình khung huấn luyện nhóm 3

STT

NI DUNG HUẤN LUYN

Thời gian huấn luyện (giờ)

Tng s

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

8

8

0

0

1

Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

6

6

2

Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.

1

1

3

Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

1

1

II

Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động

8

8

1

Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc

4

4

2

Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.

1

1

3

Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh;

1

1

4

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

1

1

5

Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp

1

1

III

Nội dung huấn luyện chuyên ngành

6

4

2

1

Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

6

4

2

IV

Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện

2

2

Tổng cộng

24

22

2

4. Chương trình khung huấn luyện nhóm 4

STT

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN

Thời gian huấn luyện (giờ)

Tng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động

8

8

1

Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.

4

4

2

Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.

1

1

3

Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

1

1

4

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

1

1

5

Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

1

1

II

Nội dung huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc

6

0

6

1

Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, có hại, nội quy, biển báo, biển chỉ dẫn tại nơi làm việc.

2

2

2

Thực hành quy trình làm việc an toàn; quy trình xử lý sự cố liên quan đến nhiệm vụ, công việc được giao; quy trình thoát hiểm trong các trường hợp khẩn cấp.

2

2

3

Thực hành các phương pháp sơ cứu đơn giản.

2

6

III

Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện

2

2

Tổng cộng

16

10

6

5. Chương trình khung huấn luyện nhóm 5

STT

NI DUNG HUẤN LUYỆN

Thời gian huấn luyện (giờ)

Tổng số

Trong đó

thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động

8

8

0

0

1

Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

6

6

2

Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.

1

1

3

Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

1

1

II

Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động

7

7

0

0

1

Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động.

1

1

2

Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa.

4

4

3

Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.

1

1

4

Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

1

1

III

Nội dung huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động

29

25

4

1

Các yếu tố có hại tại nơi làm việc; tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá các yếu tố có hại; lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

4

4

2

Các bệnh nghề nghiệp thường gặp và các biện pháp phòng chống; cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp.

4

4

3

Tổ chức và kỹ năng sơ cấp cứu; phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc.

8

4

4

4

An toàn thực phẩm; quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm; tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động; nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống các bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc.

4

4

5

Kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và các điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động.

2

2

6

Phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

4

4

7

Lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc; lập và quản lý h sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp.

2

2

8

Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện các nhiệm vụ liên quan.

1

1

IV

Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện

4

2

2

Tổng cộng

48

42

6

6. Chương trình khung huấn luyện nhóm 6

STT

NỘI DUNG HUN LUYỆN

Thời gian huấn luyện (giờ)

Tng số

Trong đó

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên

3

3

II

Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện

1

1

Tổng cộng

4

4


PHỤ LỤC III

GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-BQP ngày 05/01/2017 của BQP)

Mặt ngoài: In màu xanh da trời; kích thước 13x19cm

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

1- Xuất trình giấy khi được người có thẩm quyền yêu cầu.

2- Không được tẩy xóa, sửa chữa, tự ghi vào Giấy chứng nhận.

3- Không được cho người khác mượn.

4- Khi thất lạc phải báo ngay cho Tổ chức huấn luyện nơi cấp Giấy chứng nhận.

5- Trước khi Giấy chứng nhận huấn luyện hết hạn trong vòng 30 ngày, người được cấp phải tham dự huấn luyện định kỳ để được cấp Giấy chứng nhận mới.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN

HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Mặt Trong:

Đơn vị: ……………….

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN

Ảnh màu
3cm x 4cm

GIẤY CHỨNG NHẬN HUẤN LUYỆN
AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Số:

1. Họ và tên: …………………………………………………………….

2. Nam Nữ: ………………………………………………………………

3. Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………..

4. Quốc tịch: ……………………………………………………………..

Số CMND/Căn cước công dân/hộ chiếu ……………………………..

5. Chức vụ: ………………… Đối tượng huấn luyện ………………..

6. Đơn vị công tác …………………………………………………….

7. Đã hoàn thành khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được tổ chức từ ngày ……. tháng …… năm …. đến ……. ngày ….. tháng ….. năm ……….

8. Kết quả đạt loại: ……………………………………………………

9. Giấy chứng nhận có giá trị 2 năm.

Từ ngày..... tháng ... năm ... đến ngày ... tháng ... năm ……..

………. ngày ….. tháng ….. năm …….
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)


PHỤ LỤC IV

THẺ AN TOÀN LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-BQP ngày 05/01/2017 của BQP)

Kích thước thẻ: 60mm x 90mm

Mặt trước

Mặt sau

(1) ………………………………………….

(2) ………………………………………….

THẺ AN TOÀN LAO ĐỘNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

THẺ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Họ và tên: ……………………………..

Sinh ngày: …../ …../………..

Công việc:……………………………….

Đã hoàn thành khóa huấn luyện: ………

…………………………………………….

Từ ngày ..../..../20 ... đến ngày ..../.../20 ...

………….., ngày ..../ …./………
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Thẻ có giá trị đến ngày …./…./……

Ảnh 3x4, đóng dấu giáp lai

Số: …../(3) ……./TATLĐ

(1) Tên cơ quan chủ quản cơ sở cấp thẻ (chữ in hoa, cỡ 10)

(2) Tên cơ sở cấp thẻ (chữ in hoa đậm, cỡ 10).

(3) Năm cấp thẻ an toàn.

PHỤ LỤC V

CHỨNG CHỈ CHỨNG NHẬN CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư 02/2017/TT-BQP ngày 05/01/2017 của BQP)

…..(1)…….

ĐV huấn luyện

Số: ……./

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

CHỨNG CHỈ CHỨNG NHẬN
CHUYÊN MÔN VỀ Y TẾ LAO ĐỘNG

Chứng nhận: ông/bà ……………………………………………………………………………….

Sinh ngày: …………………………………………………………………………………………….

Số Chứng minh thư/Căn cước công dân/Hộ chiếu: ……………………………………………

Đã hoàn thành khóa huấn luyện chuyên môn về y tế lao động cho người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh (2):

………………………………………………………………………………………………….

Tổng số: …….. giờ huấn luyện (bằng chữ……………………..)

Từ ngày….. tháng….. năm 20…..,           đến ngày ….. tháng….. năm 20 ………..


PHỤ TRÁCH KHÓA HUẤN LUYỆN
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Nơi cấp, ngày … tháng …. năm 20…….
THỦ TRƯỞNG
(Ký tên đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

Kích thước Chứng chỉ chứng nhận: 19x27 cm - khổ ngang

(1) Ghi theo đơn vị chủ quản

(2) Ghi tên khóa học


PHỤ LỤC VI

SỔ THEO DÕI CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-BQP ngày 05/01/2017 của BQP)

Mẫu 01: Sổ theo dõi cấp Giấy chứng nhận huấn luyện, Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động

SỔ THEO DÕI CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN, CHỨNG CHỈ HUẤN LUYỆN Y TẾ

I - NHÓM 1

TT

Họ tên

Năm sinh

Công việc

Nơi làm việc

H/luyện từ ngày …. Đến ngày…..

Kết quả

Số GCN

Chữ ký

1

II - NHÓM 2 ….

TT

Họ tên

Năm sinh

Công việc

Nơi làm việc

H/luyện từ ngày …. Đến ngày…..

Kết quả

Số GCN

Chữ ký

1

IV - NHÓM 6

TT

Họ tên

Năm sinh

Công việc

Nơi làm việc

H/luyện từ ngày …. Đến ngày…..

Kết quả

Số GCN

Chữ ký

1

Thủ trưởng
(Ký tên, đóng dấu)

Người vào sổ
(Ký tên)

Mẫu 02: Sổ theo dõi việc cấp Thẻ an toàn

SỔ THEO DÕI CẤP THẺ AN TOÀN

Năm 20……

TT

Họ tên

Năm sinh

Chức vụ

Ngày cấp Thẻ an toàn

S Thẻ an toàn

Huấn luyện định kỳ ngày ...

Chữ ký

1

Thủ trưởng
(Ký tên, đóng dấu)

Người vào sổ
(Ký tên)

Mẫu 03: Sổ theo dõi người thuộc nhóm 4 được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

SỔ THEO DÕI NGƯỜI THUỘC NHÓM 4 ĐƯỢC HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Năm 20 …………

TT

Họ tên

Năm sinh

Công việc

Nơi làm việc

H/ luyện từ ngày ….. đến ngày …..

Kết quả huấn luyện

Chữ ký

1

Thủ trưởng
(Ký tên, đóng dấu)

Người lập sổ
(Ký tên)


PHỤ LỤC VII

MẪU CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HUẤN LUYỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-BQP ngày 05/01/2017 của BQP)

Mẫu 01: Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện AT,VSLĐ

ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày …. tháng …. năm …….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Kính gửi: ………………………………….

1. Tên tổ chức/doanh nghiệp đăng ký: ……………………………………………………

2. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………….

Điện thoại: ………………..   Fax: ………………… Email: ……………………………..

Địa chỉ / cơ sở huấn luyện khác (nếu có): ……………………………………………..

………………………………………………………………………………………………

3. Quyết định thành lập, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép kinh doanh (kèm bản sao có chứng thực):

Số: ……………………   Ngày tháng năm cấp: ………………………………………………….

Cơ quan cấp: ……………………………………………………………………………………….

4. Họ và tên người đứng đầu tổ chức/doanh nghiệp: …………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………..

Số chứng minh thư/căn cước công dân/hộ chiếu: ……………………………………

5. Đăng ký hoạt động huấn luyện/tự huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực, công việc chủ yếu sau (có bản thuyết minh điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động kèm theo): ……………………………

Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng quy định pháp luật về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quy định của pháp luật có liên quan./.

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Mẫu 02: Bản thuyết minh về quy mô huấn luyện và các điều kiện, giải pháp thực hiện

ĐƠN VỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày …. tháng …. năm …….

BẢN THUYẾT MINH

Về quy mô huấn luyện và các điều kiện, giải pháp thực hiện

I. Cơ sở vật chất và thiết bị chung của tổ chức/doanh nghiệp

1. Tổng quan về cơ sở vật chất chung của tổ chức/doanh nghiệp

- Công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình của trụ sở chính:

- Công trình và tổng diện tích sử dụng của từng công trình của chi nhánh/cơ sở huấn luyện khác (nếu có):

(kèm theo bản sao các giấy phép xây dựng có chứng thực)

2. Công trình, phòng học sử dụng chung:

- Phòng học được sử dụng chung:

- Phòng thí nghiệm/thực nghiệm, xưởng thực hành:

- Công trình phụ trợ (hội trường; thư viện; khu thể thao; ký túc xá...):

3. Các thiết bị huấn luyện sử dụng chung

TT

Tên thiết bị

Số lượng

Năm sản xuất

1

II. Cán bộ quản lý, người huấn luyện cơ hữu

STT

Họ tên

Năm sinh

Trình độ chuyên môn

Số năm làm công việc về an toàn, vệ sinh lao động

II.1

Cán bộ quản lý

-

-

-

1

II.2

Người huấn luyện cơ hữu

-

-

-

1

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

Thực hiện báo cáo chi tiết theo các nội dung ở từng mục.

PHỤ LỤC VIII

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HUẤN LUYỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-BQP ngày 05/01/2017 của BQP)

Mẫu 01: Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

(Mặt trước)

BỘ QUỐC PHÒNG
TỔNG CỤC KỸ THUẬT (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: …..2……

……., ngày     tháng    năm

GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG HUẤN LUYỆN
AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Chứng nhận: ……………………………………(3)……………………………………………..

Tên giao dịch: ……………………………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………

Điện thoại: …………………. Fax: ……………………. Email: …………………………………..

Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/7/2015:

Số: ………….   Ngày tháng năm cấp: …………………

Cơ quan cấp: ……………………………………………………………………………………..

Đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Phạm vi được phép hoạt động huấn luyện bao gồm:

…………………………………………………………………………………………………..

Giấy chứng nhận có thời hạn đến ngày …… tháng …… năm ………..

………, ngày ….. tháng…… năm ……
……………(4) ………......
(Ký và đóng dấu)

 

(Mặt sau)

GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN

1. Gia hạn lần 1

Số Quyết định gia hạn …………………………………………..

Thời gian gia hạn từ ngày …… tháng …… năm …………….

Đến ngày ….. tháng …… năm ………..

Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm ………
…………(4)............
(Ký tên, đóng dấu)

2. Gia hạn lần 2

Số Quyết định gia hạn ……………………………………………….

Thời gian gia hạn từ ngày …..tháng …..năm………….

Đến ngày ….. tháng ….. năm ……

Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm ………
…………(4)............
(Ký tên, đóng dấu)

(1) Cơ quan được giao quản lý nhà nước về ATVSLĐ thuộc Bộ (nếu được giao)

(2) Năm cấp giấy chứng nhận.

(3) Tên Tổ chức huấn luyện

(4) Chức danh người đứng đầu.

Mẫu 02: Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

(Mặt trước)

Đơn vị thuộc các đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng ……..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……../(1)……/GCN

GIẤY CHỨNG NHẬN

ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

Chứng nhận: ……………………………………..(2)………………………………………………..

Tên giao dịch: ……………………………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ……………………… Fax: ……………………… Email: …………………………

Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/7/2015:

Số: ………………………………      Ngày tháng năm cấp: ………………………………

Cơ quan cấp: ……………………………………………………………………………………….

Đủ điều kiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Phạm vi được phép hoạt động huấn luyện gồm:

…………………………………………………………………………………………………

Giấy chứng nhận có thời hạn đến ngày ……. tháng ……. năm ………..

………., ngày …… tháng….. năm …….
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(Mặt sau)

GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN

1. Gia hạn lần 1

Số Quyết định gia hạn …………………………………………..

Thời gian gia hạn từ ngày …… tháng ….. năm ……….

Đến ngày ….. tháng …… năm ……..

……, ngày      tháng      năm ……
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

2. Gia hạn lần 2

Số Quyết định gia hạn …………………………………………..

Thời gian gia hạn từ ngày …… tháng ….. năm ……….

Đến ngày ….. tháng …… năm ……..

……, ngày      tháng      năm ……
Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

(1) Năm cấp giấy chứng nhận.

(2) Tên tổ chức hoạt động huấn luyện.

VIETNAM MINISTRY OF NATIONAL DEFENCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 02/2017/TT-BQP

Hanoi, January 5, 2017

 

CIRCULAR

ON OCCUPATIONAL SAFETY AND HEALTH TRAINING

Pursuant to the Law on Issuance of Legislative Documents dated June 22, 2015;

Pursuant to the Government's Decree No. 44/2016/ND-CP dated May 15, 2016, elaborating on several articles of the Law on Occupational Safety and Health on technical inspection of occupational safety, occupational safety and health training and worksite environment observation;

Pursuant to the Government's Decree No. 35/2013/ND-CP dated April 22, 2013, setting out regulations on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of National Defence;

Upon the request of the Director of the General Department of Engineering,

The Minister of National Defence herein promulgates the Circular setting out regulations on occupational safety and health training.

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

This Circular prescribes and provides detailed instructions on occupational safety and health (OSH) training at the workplace of the Ministry of National Defence, including: Instructions regarding occupational safety and health trainees and courses; organization of OSH training activities and responsibilities of participating units.

Article 2. Subjects of application

1. Commanders (employers); military service members, workers, personnel; employees working under contracts; vocational probationers, trainees, apprentices (employees) at employing entities or enterprises (including enterprises setting up joint venture with foreign partners) under the control of the Ministry of National Defence.

2. Related agencies, units, organizations and persons.

Chapter II

TRAINEES, TRAINING COURSES, GENERAL OSH TRAINING REQUIREMENTS

Article 3. Trainees

1. 1st Group: Persons holding commanding or managerial posts

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Deputies of units stipulated in point a of clause 1 of this Article who are in charge of OSH activities;

c) Chief engineers and deputy chief engineers of regiment-, division- and equivalent-level units; supervisors or vice supervisors of tactical-, operational- and strategic-level arms, ammunition, chemical and petrol depots.

2. 2nd Group: Persons performing OSH work

a) Officials that units defined in clause 1 of this Article assign as full-timers or part-timers to be in charge of OSH activities;

b) Persons directly supervising OSH at the workplace.

3. 3rd Group: Employees working under stringent conditions concerning OSH in accordance with Appendix I hereto.

4. 4th Group: Employees not in the groups referred to in clause 1, 2, 3 and 5 of this Article (even including foreign employees working at military enterprises; employees working at enterprises entering into joint venture with foreign partners; vocational trainees, apprentices, probationers at employing units; militia and reserve forces when on duty to accomplish national defence and security goals).

5. 5th Group: Persons performing medical work.

6. 6th Group: Persons participating in the network of OSH wardens (hereinafter referred to as OSH wardens).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Each training course for trainees in the 1st Group comprises the following topics or modules:

a) Regulatory policy and legal frameworks on OSH of the Ministry of National Defence;

b) Training courses on OSH activities, including: Organization, management and implementation of regulations on OSH at the workplace. Rights and obligations of commanders and employees that arise in OSH activities. Division of OSH responsibilities; delegation of authority over OSH tasks; scope of OSH activities or operations of affiliates of employing units. Basic knowledge about hazards at the workplace; measures for prevention and improvement of work conditions. Workplace OSH culture.

2. Each training course for trainees in the 2nd Group comprises the following topics or modules:

a) Regulatory policy and legal frameworks; legal normative documents on OSH of the Ministry of National Defence;

b) Training courses on OSH activities, including: Organization, management and implementation of regulations on OSH at the workplace. Formulation of internal rules, regulations, regulatory procedures and OSH management measures. Division of responsibilities and rights of commanders and employees that arise in OSH activities. Basic knowledge about hazards at the workplace; measures for prevention and improvement of work conditions. Formulation and execution of annual OSH plans. Analysis and assessment of hazard factors and formulation of emergency response plans. Formulation of OSH management systems; self-inspection; workplace incident investigation. Safety technical inspection; management of machinery, equipment, supplies and substances subject to strict OSH requirements. Training, communication, dissemination of information about OSH and workplace environment observation. First aid or emergency care, occupational disease prevention and control for employees. Competition, rewarding, disciplinary actions, statistics and reporting of OSH practices;

c) Specialized training modules or topics: General knowledge about machinery, equipment, supplies and substances creating hazards; procedures for safe use of machinery, equipment, supplies and substances subject to strict OSH requirements. Basic technical, professional and industry-based knowledge associated with duties of employing entities and enterprises.

3. Each training course for trainees in the 3rd Group comprises the following topics or modules:

a) Regulatory policy and legal frameworks; legal normative documents on OSH of the Ministry of National Defence;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Specialized training modules or topics: General knowledge about machinery, equipment, supplies and substances creating hazards; methods for analysis, assessment and management of risks related to work subject to stringent OSH requirements; safe work procedures; OSH practices related to employees’ specific work.

4. Each training course for trainees in the 4th Group comprises the following topics or modules:

a) Rights and obligations of employers and employees. Regulatory policies and regulations on OSH practices for employees. Basic knowledge about hazards at the workplace; measures for improvement of work conditions. Functions and duties of OSH wardens; safety culture at work. Internal OSH rules and regulations; safety signs and signals; use of safety equipment and personal safety equipment; first aid skills and practical training in case of incidents at work, prevention and control of occupational diseases;

b) Direct worksite training modules: Specific work procedures and requirements concerning OSH practices at workplace.

5. Each training course for trainees in the 5th Group comprises the following topics or modules:

a) Regulatory policy and legal frameworks; legal normative documents on OSH of the Ministry of National Defence;

b) Organization and management structure; implementation of regulations on OSH at the workplace. Division of responsibilities and entitlements regarding OSH activities. Basic knowledge about hazards at the workplace; measures for prevention and improvement of work conditions; safety culture at worksite;

c) Training for certification of occupational health profession: Hazards at workplace; workplace environment observation for assessment of hazards. Preparation of workplace OSH dossiers; common occupational diseases and prevention and control measures. Conduct of occupational disease examination, pre-placement medical examination, preparation of occupational disease inspection dossiers; first aid, emergency care management and skills. Prevention and control of diseases at worksite; food safety; sampling and sample storage procedures. Payment of benefits in kind and nutrition benefits at the workplace. Improvement of workplace health, prevention and control of non-communicable diseases at the workplace. Knowledge, skills and methods for formulation of plans, schemes, and provision of equipment and conditions necessary for implementation of OSH practices. Methods for educational communication of OSH practices; prevention and control of occupational diseases at work. Preparation and management of information about OSH and diseases at the workplace; preparation and management of medical dossiers of employees and patients at work. Liaison with persons in charge of OSH activities or with OSH divisions for accomplishment of related duties.

6. Each training course for trainees in the 6th Group comprises the following topics or modules:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 5. Initial training required duration

1. The required minimum duration of the initial training courses for the 1st Group and 4th Group must be 16 hours, including test duration.

2. The required minimum duration of the initial training courses for the 2nd Group must be 48 hours, including theoretical, practical training and test duration.

3. The required minimum duration of the initial training courses for the 3rd Group must be 24 hours, including test duration.

4. The required minimum duration of the initial training courses for the 5th Group must be 56 hours, including test duration. This required minimum duration must be divided into at least 40 hours' training for certification of occupational health profession, and at least 16 hours' training in OSH.

5. The required minimum duration of the initial training courses for the 6th Group must be 4 hours, regardless of duration of OSH training modules in which group members have already been trained.

Article 6. OSH knowledge sharing sessions, OSH skill training courses and periodic training

1. Training providers or self-training organizers shall, based on the framework curriculum released by the Minister of National Defence, design their training curriculums and syllabuses meeting actual demands.

2. OSH knowledge sharing sessions, OSH skill training courses and periodic training shall be subject to Article 21 in the Government's Decree No. 44/2016/ND-CP dated May 15, 2016, elaborating on several articles of the Law on Occupational Safety and Health in terms of technical inspection of occupational safety, occupational safety and health training and worksite environment observation (hereinafter referred to as Decree No. 44/2016/ND-CP).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter III

ORGANIZATION OF OSH TRAINING

Article 7. Standards for OSH trainers

1. Qualified trainers must meet professional qualification standards prescribed in Article 22 in the Decree No. 44/2016/ND-CP.

2. Regarding political standards, eligible trainers must have clear biodata; must be healthy to serve in the military; must have good moral conduct; must have strong political beliefs; must be ready to take on all assigned tasks.

3. They must work in a consecutive manner and obtain confirmation from competent agencies at the regiment, equivalent or higher level.

Article 8. Management of certification of completion of OSH course, issuance of occupational safety cards and certification of occupational health profession

1. Certification of completion of OSH course and issuance occupational safety cards shall be managed according to point a of clause 1 and point a of clause 2 of Article 24 in the Decree No. 44/2016/ND-CP.

The sample certificate of completion of OSH course is given in Appendix III hereto; the sample occupational safety card is given in Appendix IV hereto.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Certification of occupational health profession shall be subject to clause 3 of Article 24 in the Decree No. 44/2016/ND-CP;

b) The Military Institute for Preventive Medicine/Directorate of Military Medicine; Southern Military Center for Preventive Medicine/ Directorate of Military Medicine must confer certificates of occupational health profession upon trainees in occupational health specialization after these trainees pass the test;

c) The sample certificate of occupational health profession is shown in Appendix V hereto.

4. Logbooks of trainees in the 4th Group

a) Commanders of at least regiment- or equivalent-level military units must record Group-4 trainees’ performance in the training logbooks kept at the workplace;

b) Trainee logbooks shall be created by using Form No. 03 of Appendix VI hereto.

5. Training providers, agencies or units qualified for self-training must keep logbooks of certification of completion of OSH course, issuance of occupational safety cards and certification of occupational health profession by completing Form No. 01 and 02 of Appendix VI hereto.

Article 9. Issuance or certification time limits and validity period

1. Each certificate of completion of OSH course or occupational safety card lasts for 02 years. Each certificate of occupational health profession lasts for 05 years.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 10. Classification of training providers and conditions for certification of conformance to OSH training regulations

Classification of training providers and conditions for certification of conformance to OSH training regulations shall be subject to Article 26 in the Decree No. 44/2016/ND-CP.

Article 11. Authority over, application requirements and procedures for issuance, reissuance, renewal or revocation of certificates of conformance to OSH training regulations; recognition as medical establishments fully qualified for training for certification of occupational health profession

1. Authority over, application requirements and procedures for issuance, reissuance, renewal or revocation of certificates of conformance to OSH training regulations; recognition as medical establishments fully qualified for training for certification of occupational health profession are prescribed in Article 27 in the Decree No. 44/2016/ND-CP.

2. The General Department of Engineering shall cooperate with competent authorities on organizing training courses for issuance, reissuance, renewal or revocation of certificates of conformance to OSH training regulations Grade-B and Grade-C for requesting units in accordance with clause 1 of this Article.

3. The Directorate of Military Medicine shall cooperate with competent authorities on organizing training courses for issuance, reissuance, renewal or revocation of certificates of occupational health profession for requesting units qualified for provision of training courses for certification of occupational health in accordance with clause 1 of this Article.

4. Application requirements and procedures for issuance, reissuance or renewal of certificates of conformance to occupational safety and hygiene training regulations of training providers; recognition as medical establishments fully qualified for training for certification of occupational health profession shall be subject to clause 1, 2 and 3 of Article 26 in the Decree No. 44/2016/ND-CP.

5. Procedures for issuance, reissuance or renewal of certificates of conformance to OSH training regulations:

Applicants for issuance, reissuance or renewal of certificates of conformance to OSH training regulations must prepare one set of application documents specified in clause 2 of this Article for submission to the General Department of Engineering with respect to their OSH training courses; to the Directorate of Military Medicine under the Ministry of National Defence with respect to their occupational health training courses in order to serve the purpose of carrying out the pre-certification inspection of conformance to training regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Within 30 working days of receipt of all valid applications, competent authorities must carry out the pre-certification inspection and issue the certificate of conformance to training regulations. In case of rejection, the written notice of such rejection, clearly stating reasons for rejection, must be sent to the applicant.

6. Steps in announcing medical establishments fully qualified for training in certification of occupational health profession:

Before each training course for certification of occupational health profession takes place, medical establishments must submit the documents included in the written request package for announcement of conformance to requirements for eligibility for certification of occupational health profession to the Directorate of Military Medicine; the documents included in the written request package are specified in clause 4 of this Article;

Within 30 days of receipt of all required documents, the Directorate of Military Medicine reviews the submitted documents and issues its decision on announcement of medical establishments fully qualified for training in certification of occupational health profession; in case of failure to meet training regulations, the written response, including clear reasons for such failure, must be sent.

7. Regarding self-training units

a) Commanders of at least regiment- or equivalent-level military units are in charge of organizing training courses and take their sole responsibility for ensuring training quality, issuing occupational safety cards to Group-3 trainees in accordance with law, recording course outcomes of Group-4 trainees in the trainee logbooks at the workplace according to training types;

b) Procedures for consideration and assessment of eligibility for provision of training courses of OSH self-training units:

Units applying for permission for OSH self-training prepare a set of documents evidencing their conformance to training regulations stated in clause 4 of this Article for submission to competent authorities in accordance with regulations in force;

Within 30 days of receipt of all valid documents, competent authorities shall review these documents and notify requesting units of any flaws causing them not to conform to regulatory requirements;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5 years after the completed assessment of conformance to training regulations, applicants for self-training permission must send application to competent authorities to seek their consent to re-assessment of conformance to training regulations if they wish to extend permission for provision of self-training courses.

a) The certificate of conformance to OSH training regulations is issued by the General Department of Engineering by completing the Form No. 01 of Appendix VIII hereto; the certificate of conformance to OSH training regulations is issued by the Engineering Authority or the Administration for Occupational Safety and Health affiliated to the Ministry of National Defence by completing the Form No. 02 of Appendix VIII hereto.

b) Validity duration of the certificate of conformance to OSH training regulations must be 05 years if it is issued or renewed. In case of reissuance of the certificate of conformance to OSH training regulations, the validity period of the reissued certificate is the remaining validity period of the preexisting certificate.

9. The certificate of conformance to OSH training regulations shall be revoked if the training provider issuing such certificate violates regulations of this Circular during the training process.

Article 12. Decentralization in organization of OSH training

1. Units directly controlled by the Ministry of National Defence shall act as the managing agencies:

a) The commander of a unit directly controlled by the Ministry of National Defence are vested with authority to provide training courses and grant the certificate of completion of OSH training course to trainees in the 1st, 2nd and 5th Group that work for its subordinates;

b) Department of Engineering or the Administration for Occupational Safety and Health of a unit directly controlled by the Ministry of National Defence is accorded authority to provide training courses and grant the certificate of completion of OSH training course to other trainees in the 1st, 2nd, 5th and trainees in the 6th Group that work for local units ranked as high as regiments and equivalents;

c) Department of Military Medicine is authorized to take charge of cooperating with the relevant competent authority on providing training courses and grant the certificate of occupational health profession to trainees in the 5th Group.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The General Department of Engineering shall be authorized to provide training courses involving the whole military: Update and propagate regulatory policy and legal framework and legal normative documents on OSH of the Ministry of National Defence. Update and disseminate information about the scope of OSH-related activities and basic OSH knowledge. Train in and provide updated general knowledge of machines, equipment, supplies and substances creating hazards; risk analysis, assessment and management methods related to machines, equipment, supplies and substances, as well as stringent OSH requirements.

4. The Directorate of Military Medicine/the Ministry of National Defence shall be accorded authority to organize training courses involving the whole military: Update and propagate regulatory policy and legal framework and legal normative documents on OSH of the Ministry of National Defence. Update and disseminate information about the scope of OSH-related activities and basic OSH knowledge. Train in and provide updated knowledge about workplace environment observation and assessment; knowledge, skills and methods for formulation of plans, schemes, and provision of equipment and conditions necessary for implementation of OSH practices; Train in and provide updated information about methods for educational communication of OSH practices; prevention and control of occupational diseases at work. Train in and provide updated information about work environment, common occupational diseases and measures for prevention and control of occupational diseases; first aid, emergency care and disease management skills; management of OSH and occupational disease information at work; management of health dossiers of employees and health dossiers of patients suffering occupational diseases.

Article 13. Trainee benefits and training budget

1. Period of participation in training courses of trainees referred to in Article 2 herein shall be counted as working hours, enable them to have access to full payment of wages, salaries and other Government and Military-funded benefits; if trainees are employees working under contracts, vocational trainees, apprentices or probationers, benefits to be applied during the OSH training period must conform to contractual terms and conditions.

2. Provision of training courses, printing of the certificates of completion of OSH training course, occupational safety cards and certificates of occupational health profession shall be funded by recurrent expenditures of budgetary units; for accounting or economic entities, training costs and expenses shall be recorded in the accounts of product costs or product circulation costs.

3. Commanders of military units or enterprises (briefly called employers) may be entitled to OSH training budgets when complying with law on insurance against occupational incidents and diseases, and OSH training and employees participating in training courses whose periods of payment of contributions to occupational accident or disease insurance plans are legally prescribed.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF INVOLVED UNITS

Article 14. Responsibilities of the General Department of Engineering

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Inspect, examine and supervise OSH training activities in the whole military; detect and propose sanctions against violations.

3. Lead cooperation with the social insurance agency under the Ministry of National Defence on providing specific instructions about dossiers and procedures for payment of benefits for trainees in the whole military that participate in OSH training activities.

4. Lead cooperation with competent authorities under the Ministry of National Defence on settlement of complaints and claims related to OSH training practices.

5. Prepare periodic preliminary and final review reports on performance related to OSH training activities for submission to the management of the Ministry of the Ministry of National Defence.

Article 15. Responsibilities of Department of Military Training/General Staff

1. Cooperate with the General Department of Engineering on ensuring consistency and unity of OSH training courses, types and durations of training courses intended for trainees specified in Article 2 herein who are employed by military units ready to deploy.

2. Review regulatory documents on training for readiness for engagement in combats; report on supplements to OSH activities in case of omission to the Chief of the General Staff of Vietnam People’s Army in order to give instructions and guidance on uniform implementation thereof in the whole military.

Article 16. Responsibilities of commanders of units directly affiliated to the Ministry of National Defence

1. Provide propagation sessions on implementation of this Circular for local units under their authority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Instruct financial authorities to estimate OSH-related costs and expenses; to fund, pay or settle costs and expenses incurred as financial support for OSH activities.

4. Conduct the inspection and supervision of OSH training activities occurring at their subordinate units.

5. Submit six-monthly and full-year update reports on progress and performance related to OSH training activities to the Ministry of National Defence (via the General Department of Engineering).

Article 17. Responsibilities of local units

1. Annually, regiment-, equivalent- or higher-level units, enterprises and public service units are required to prepare OSH training plans provided for trainees defined in Article 3 and carry out these plans to organize OSH training courses as provided in clause 2 of Article 12 herein. Each training plan needs to clarify training curriculums, the number of trainees in group, trainers, training documents, time, budget and facilities necessary for training activities.

2. Prepare logbooks of OSH training activities by completing the Form shown in Appendix VI hereto. All trainee logbooks, training documents and test answer sheets must be kept at their office, and provided where required.

3. If regiment-, equivalent- or higher-level units, enterprises and public service units falling within the same area of responsibility of a managing agency under the Ministry of National Defence have their functions and duties, or the nature of their duties is, subject to the similar OSH requirements, they may cooperate with each other, or other agencies or units in local areas where there are trainers fully meeting the standards specified in Article 7 for provision of specific training courses, or with units receiving certificates of conformance to OSH training regulations under Article 11 herein, on organizing training courses designed for specific groups of trainees working for the former.

4. Where units receive transferees from other units to work, receiving units must clearly differentiate responsibilities of commanders of units sending their personnel for organizing OSH training courses; must closely check and supervise implementation and be responsible for ensuring OSH protection for transferees.

5. Where there are external persons making inspection or apprenticeship visits or field trips to units under discussion, depending on OSH requirements, commanders of these units shall be responsible for training and guiding them. After being trained or guided, persons who are trained or guided must sign their name in the OSH training logbooks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Regiment-, equivalent- or higher-level units shall make cost estimates, use expenditures and settle costs and expenses for OSH training activities in accordance with regulations in force.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 18. Transition provisions

Certificates of conformance to OSH training regulations or certificates of OSH training profession that were issued under the Circular No. 143/2014/TT-BQP dated October 22, 2014 before the entry into force of this Circular shall continue to be valid according to the validity periods specified in these certificates.

Article 19. Entry into force

This Circular is entering into force as from February 20, 2017 as a replacement for the Circular No. 143/2014/TT-BQP dated October 22, 2014 of the Minister of National Defence on OSH training in the military.

Article 20. Implementation responsibilities

1. The Director of the General Department of Engineering; heads of relevant agencies or units shall be responsible for implementing this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Senior Lieutenant-General Be Xuan Truong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Circular No. 02/2017/TT-BQP dated January 5, 2017 on occupational safety and health training

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.354

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.254.236
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!