Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 85-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phạm Hùng
Ngày ban hành: 12/03/1979 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 85-TTg

Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 1979 

 

CHỈ THỊ

VỀ ĐẨY MẠNH VIỆC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 201-CP CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ 

Hội đồng Chính phủ đã ban hành quyết định số 201-CP ngày 30-8-1941(1) về sắp xếp việc làm cho những người có khả năng làm việc, trong đó có biện pháp bắt buộc lao động đối với những người trong tuổi lao động, có sức lao động mà không chịu lao động. Những năm gần đây, các địa phương đã có nhiều cố gắng, sắp xếp cho hàng triệu người có việc làm. Các thành phố, thị xã lớn đã đạt được một số kết quả bước đầu trong việc bắt buộc lao động đối với những người trốn tránh nghĩa vụ lao động, làm ăn trái phép, gây rối trật tự trị an.

Tuy nhiên nói chung việc bắt buộc đối với các đối tượng nói trên chưa được thực hiện một cách kiên quyết, do đó, ở các thành phố, thị xã vẫn còn nhiều người chưa có việc làm thích hợp, đặc biệt là còn một số người có sức lao động mà không chịu lao động, du đãng, làm ăn phi pháp, gây rối trật tự trị an, nhân dân công phẫn đòi hỏi phải xử lý kiên quyết.

Trong phiên họp ngày 08 tháng 02 năm 1979, Thường vụ Hội đồng Chính phủ đã bổ sung một số điểm nhằm đẩy mạnh công tác sắp xếp việc làm cho nhân dân và kiên quyết kịp thời xử lý đối với những người trong tuổi lao động, có sức lao động mà không chịu lao động, chuyên sống về các nghề làm ăn phi pháp, du đãng, gây rối trật tự trị an. Cụ thể là:

1. Ủy ban nhân dân các cấp phải tận dụng khả năng lao động, đất đai, rừng biển, máy móc, vật tư, nguyên liệu, phế liệu… hiện có mà lập kế hoạch phát triển kinh tế, bảo đảm cho mọi người đến tuổi lao động đều làm việc, nhằm ổn định đời sống nhân dân, tăng thêm của cải cho xã hội.

Công dân trong tuổi lao động, có sức lao động phải thực hiện nghĩa vụ lao động và phải làm việc có ích cho xã hội phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân. Trong hai năm 1979 và 1980, các thành phố, thị xã lớn phải tổ chức cho mọi người có đủ việc làm.

2. Đối với những người trong tuổi lao động, có sức lao động, hiện không theo học văn hóa, nghiệp vụ, kỹ thuật mà không chịu lao động có ích cho xã hội, sống lêu lổng, du đãng, làm ăn phi pháp, gây rối trật tự trị an nhưng chưa đến mức tập trung cải tạo thì phải xử lý như sau:

a) Ủy ban nhân dân tiểu khu, phường, xã phải nắm được danh sách, gọi đến cảnh cáo và hạn trong 15 ngày phải tìm lấy việc làm; người không tự tìm được việc làm thì phải làm việc do Ủy ban nhân dân cơ sở sắp xếp.

b) Đối với người không tự tìm lấy việc làm lại không chịu làm việc do Ủy ban nhân dân cơ sở sắp xếp thì bắt buộc lao động. Lệnh bắt buộc lao động tại chỗ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân khu phố, quận, huyện ký. Lệnh bắt buộc lao động tập trung do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký.

Người bị bắt buộc lao động được hưởng các chế độ đãi ngộ như người đi làm hợp đồng có thời hạn cho Nhà nước (nếu lao động tại công trường lao động do Nhà nước quản lý) hoặc như xã viên dự bị của hợp tác xã (nếu lao động tại hợp tác xã).

Trường hợp đương sự thấy biện pháp xử lý không đúng theo quy định của Nhà nước thì có quyền khiếu nại. Trong khi chờ giải quyết, đương sự vẫn phải chấp hành lệnh bắt buộc lao động. Cơ quan thanh tra hoặc cơ quan lao động có trách nhiệm xác minh đơn khiếu nại và trả lời cho đương sự chậm nhất trong 30 ngày.

Trong thời gian bắt buộc lao động, người làm tròn nhiệm vụ, thực hiện đúng nội quy, kỷ luật lao động của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, thì được xét giảm thời hạn, hoặc xóa kỷ luật bắt buộc lao động. Người nào được xóa kỷ luật bắt buộc lao động thì lý lịch của người đó sẽ không ghi kỷ luật đó và sẽ được cơ quan lao động sắp xếp việc làm hợp lý như những người lao động bình thường khác; người nào không chịu làm việc, không chấp hành nội quy kỷ luật lao động, thì bị tăng thêm thời gian bắt buộc lao động. Việc xét giảm, xóa hoặc tăng thời gian bắt buộc lao động do cơ quan ra lệnh bắt buộc lao động xem xét quyết định hàng năm.

Đối với người chống lại lệnh bắt buộc lao động, người đang bị bắt buộc lao động lại có hành động phạm pháp, người đã qua thời gian bắt buộc lao động nhưng vẫn tiếp tục không chịu lao động, tiếp tục làm ăn phi pháp thì phải tập trung cải tạo.

3. Các ngành, các cấp phải coi công tác sắp xếp việc làm cho những người có khả năng lao động và xử lý những người không chịu lao động là một công tác vận động cách mạng; phải phát động quần chúng phê phán những người không chịu lao động, những người làm ăn phi pháp và kiến nghị với chính quyền địa phương kiên quyết xử lý những người đó.

Để thực hiện chủ trương sắp xếp việc làm cho người lao động và bắt buộc lao động đối với các đối tượng đã nói ở trên, ở mỗi cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện, khu phố cần thành lập một ban gồm có:

- Một phó chủ tịch Ủy ban nhân dân (đồng thời là Thường vụ cấp ủy Đảng) làm trưởng ban;

- Thủ trưởng hoặc phó cơ quan lao động làm phó ban thường trực;

- Thủ trưởng hoặc phó cơ quan công an làm phó ban;

- Thủ trưởng hoặc phó cơ quan tài chính, ủy viên;

- Thủ trưởng hoặc phó cơ quan lương thực, ủy viên.

- Thủ trưởng hoặc phó cơ quan thương nghiệp, ủy viên.

- Đại diện công đoàn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ làm ủy viên.

Giúp việc ban có một số cán bộ chuyên trách để nắm tình hình và phân loại số người cần sắp xếp việc làm hoặc cần bắt buộc lao động, cần tập trung cải tạo rồi đề ra đề án (kể cả kinh phí) và biện pháp thực hiện để trình cấp ủy và Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các ngành và cấp dưới thực hiện.

Tại các thành phố, thị xã lớn cần tổ chức những công trường lao động (cơ sở sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp hoặc xây dựng cơ bản…) ở xa thành thị để quản lý, sử dụng và giáo dục người bị bắt buộc lao động tập trung. Các công trường lao động nói trên phải có phương hướng, kế hoạch sản xuất cụ thể; phải chuẩn bị đủ nơi ăn, ở, công cụ lao động, dụng cụ sinh hoạt, thuốc men; có chương trình dạy nghề và biện pháp an toàn lao động. Điều quan trọng nhất là phải điều đồng đủ số cán bộ quản lý gồm những người có phẩm chất, đạo đức tốt, có nhiệt tình và lòng thương yêu những người có lầm lỗi, có khả năng quản lý lao động sản xuất, biết giáo dục chính trị, tư tưởng và dạy nghề… Để có đủ số cán bộ này, cấp ủy và Ủy ban nhân dân phải điều động từ các ngành và các đoàn thể quần chúng ở địa phương.

Tùy hoàn cảnh của địa phương, cấp ủy và Ủy ban nhân dân có thể giao cho đoàn thanh niên đảm nhiệm việc tổ chức, quản lý một số công trường bắt buộc lao động với sự giúp đỡ về kinh phí, công cụ lao động, v.v… của chính quyền.

Đối với người bị bắt buộc lao động tại chỗ do Ủy ban nhân dân khu phố, quận, huyện chỉ định và giao cho các công trường, xí nghiệp Nhà nước hoặc hợp tác xã ở địa phương quản lý thì cơ quan sử dụng phải cùng với đoàn thể quần chúng và chính quyền cơ sở phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục và quản lý họ cho đến khi họ tiến bộ được xóa kỷ luật bắt buộc lao động.

4. Việc bắt buộc lao động trước hết phải tiến hành tại các thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Nam - Đà Nẵng; ở các tỉnh, thành phố khác có thể tùy tình hình mà vận dụng theo quyết định số 201-CP và theo chỉ thị này. Các Bộ Nội vụ, Lao động cùng các ngành có liên quan và các đoàn thể ở trung ương phải giúp đỡ, chỉ đạo các địa phương tiến hành các công việc nói trên một cách đồng bộ, dứt điểm trong thời hạn nhất định để tạo ra chuyển biến rõ rệt và tác động tốt đến kinh tế, xã hội ở địa phương.

Ủy ban nhân dân các thành phố, tỉnh phải chỉ đạo cấp dưới điều tra nắm chắc tình hình từng hộ, lập hồ sơ từng người cần bắt buộc lao động, lập phương án cụ thể và nếu có những việc không giải quyết được thì phải trực tiếp báo cáo xin ý kiến các ngành ở trung ương hoặc Thường vụ Hội đồng Chính phủ; nhất thiết không được vin cớ khó khăn mà không làm, Thường vụ Hội đồng Chính phủ sẽ trực tiếp nghe các thành phố báo cáo kế hoạch triển khai công tác này.

Việc tổ chức sắp xếp việc làm và bắt buộc lao động phải được kết hợp chặt chẽ với các công việc tăng cường khả năng chiến đấu, tăng cường phòng gian bảo mật, giữ vững trật tự trị an trong tình hình mới.

Để các mặt quản lý xã hội ở các thành phố, thị xã có nề nếp, đi đôi với tích cực sắp xếp việc làm và kiên quyết bắt buộc lao động, các địa phương cần tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp đăng ký kinh doanh, quản lý lương thực, quản lý hộ khẩu theo hướng sau đây:

- Mở rộng việc cấp đăng ký kinh doanh sản xuất cho các hợp tác xã và cá thể để khuyến khích sản xuất những mặt hàng không do Nhà nước quản lý và cung ứng vật tư; đặc biệt, cần khuyến khích sản xuất những mặt hàng dùng nguyên liệu trong nước, dùng phế liệu, phế phẩm, tạo thêm việc làm, thu hút những người chưa có việc làm.

- Tạm cắt hoặc cắt hẳn việc bán lương thực, thực phẩm và hàng công nghệ phẩm cho người trong tuổi lao động, có sức lao động mà không chịu lao động theo sự sắp xếp của chính quyền.

- Đối với những người không có hộ khẩu thường trú nhưng vẫn ở thành phố, thị xã, nếu đang có việc làm có ích và có lý do chính đáng cần ở thành phố, thị xã thì cho đăng ký thường trú; nếu làm ăn trái phép và không có lý do chính đáng ở thành phố thì kiên quyết trả về nơi cứ trú cũ, người nào không chịu về thì bắt buộc lao động hoặc tập trung cải tạo.

- Đối với những đối tượng phạm pháp hình sự hoặc bọn lưu manh chuyên nghiệp, tù hình sự được tha về, thì xử lý theo pháp luật và theo các chủ trương chính sách đã có.

Trong vòng 6 tháng, các địa phương phải kiên quyết đưa đi tập trung cải tạo tất cả những đối tượng quy định tại thông tư số 121-CP ngày 09-8-1961 (2), quyết định số 154-CP ngày 1-10-1973 (3) của Hội đồng Chính phủ và những đối tượng không chịu thi hành lệnh bắt buộc lao động nói trong mục 2, điểm b của chỉ thị này.

Đối với những người đã qua tập trung cải tạo nói chung không cho về cư trú ở các thành phố, thị xã.

5. Bộ Lao động, Bộ Nội vụ phối hợp với các ngành có liên quan, quy định chi tiết, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện chỉ thị này.

 
 
 
 

K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ 
PHÓ THỦ TƯỚNG
 


 
Phạm Hùng 

 (1) In trong Công báo 1974, số 14, trang 196.
(2) In trong Công báo năm 1961, số 33, trang 493.
(3) In trong Công báo năm 1973, số 16, trang 261.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 85-TTg ngày 12/03/1979 về việc đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định 201-CP về sắp xếp việc làm cho những người có khả năng làm việc do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.541

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.53.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!