THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
19-TTg
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 03 năm 1963
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN VÀ SƠ KẾT PHONG
TRÀO PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH TỔ, ĐỘI LAO ĐỘNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Để động viên
và đẩy mạnh phong trào thi đua tập thể, Thường vụ Hội đồng Chính phủ đã xét tặng
danh hiệu tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa cho 381 tổ, đội sản xuất và công
tác có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1962.
Đây là sự cổ vũ rất lớn của Đảng
và Chính phủ đối với phong trào thi đua nói chung và đối với phong trào phấn
đấu trở thành tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa nói riêng.
Nhân dịp này, các địa phương,
các ngành, các cơ quan tuyên truyền, báo chí và thông tin cần có kế hoạch tuyên
truyền, đẩy mạnh phong trào thi đua tập thể. Đồng thời các địa phương cần mở hội
nghị sơ kết phong trào phấn đấu trở thành tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa,
rút kinh nghiệm công tác xây dựng, củng cố các tổ, đội sản xuất và tổ, đội lao
động tiên tiến, để trên cơ sở đó, mở rộng phong trào phấn đấu trở thành tổ, đội
lao động xã hội chủ nghĩa, động viên đông đảo quần chúng phấn khởi thi đua hoàn
thành toàn diện và vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1963.
I. YÊU CẦU VÀ NỘI DUNG TUYÊN
TRUYỀN
- Làm cho mọi người nhận rõ ý
nghĩa to lớn của thi đua tập thể, thấy rõ chỉ có thi đua tập thể mới đem lại
năng suất lao động xã hội cao, mới khắc phục được tình trạng còn khá phổ biến
hiện nay là trong thi đua năng suất lao động cá nhân tăng khá nhiều nhưng năng
suất lao động của cả tổ, đội hay đơn vị thì tăng quá ít, có khi không tăng; thấy
rõ chỉ có trong thi đua tập thể, mỗi người phát huy được triệt để tính tích cực
và sáng tạo của mình, mới tạo nên được khả năng quản lý tốt công việc của tổ, đội;
thấy rõ thi đua tập thể là biểu hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa,
biểu hiệu mối quan hệ đồng chí, thương yêu lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, người
tiên tiến giúp người chậm tiến, người chậm tiến cố gắng vươn lên để cùng tiến bộ.
Do đó, mà giáo dục quần chúng
nâng cao tinh thần tập thể, làm cho mọi người phấn khởi tự giác gắn mình vào tập
thể, yêu mến tổ, đội của mình, ra sức rèn luyện mình trở thành con người lao động
xã hội chủ nghĩa, gắng xây dựng tổ, đội mình tiến bộ về mọi mặt đưa phong trào
phấn đấu trở thành tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa tiến lên một bước mới.
Riêng đối với các tổ Đảng, tổ
Công đoàn và tổ Thanh niên lao động; cần nhận rõ hơn trách nhiệm của mình trong
việc xây dựng tổ, đội sản xuất và công tác.
- Nêu rõ thành tích của các tổ,
đội lao động xã hội chủ nghĩa trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất và công
tác của đơn vị, trong việc xây dựng con người mới. Nêu rõ quá trình phấn đấu
khắc phục mọi khó khăn; giải quyết được những vấn đề cụ thể về nguyên liệu, về
kỹ thuật, về quản lý để hoàn thành kế hoạch, nêu rõ con người trong các tổ, đội
đó, có so sánh tình hình mọi mặt trước và hiện nay, triển vọng của tổ, đội đó.
Không nên chỉ nêu những con số về thành tích vượt mức kế hoạch.
- Làm cho mọi người, mọi đơn
vị nâng cao quyết tâm hoàn thành kế hoạch Nhà nước năm 1963:
Đặc điểm nổi bật của các tổ, đội
lao động xã hội chủ nghĩa là đều hoàn thành toàn diện và vượt kế hoạch Nhà nước
do đơn vị giao cho với mức phấn đấu khá cao. Cần thông báo qua thành tích của
các tổ, đội này mà động viên đông đảo quần chúng nâng cao tinh thần trách nhiệm
tập thể, tinh thần dũng cảm lao động, tinh thần tiết kiệm và tự lực cánh
sinh quyết tâm hoàn thành toàn diện và vượt mức kế hoạch Nhà nước năm 1963 đồng
thời làm cho mọi người quán triệt thêm ý nghĩa và tác dụng của những cuộc vận động
lớn của Đảng và Nhà nước năm nay đối với việc hoàn thành kế hoạch của Nhà nước.
- Làm cho mọi người nhận rõ tầm
quan tọng của việc củng cố tổ, đội sản xuất:
Trong tình hình quản lý của
chúng ta hiện nay đang còn yếu nhiều mặt, việc củng cố tổ, đội sản xuất có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó là tổ chức cơ sở thực hiện kế hoạch sản xuất đồng
thời là tổ cơ sở quản lý của một đơn vị.
Thông qua đợt tuyên truyền này,
cần làm cho các cấp lãnh đạo, chủ yếu là cấp cơ sở và quần chúng lao động thấy
rõ tầm quan trọng của việc củng cố tổ, đội sản xuất, quyết tâm xây dựng được
nhiều tổ tiên tiến và trên cơ sở đó mở rộng phong trào phấn đấu trở thành tổ, đội
lao động xã hội chủ nghĩa.
- Làm cho các tổ, đội thấy rõ
được tặng danh hiệu tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa là một vinh dự rất lớn, cần
phải cố gắng tiến bộ không ngừng, ra sức phát huy tác dụng nòng cốt của mình đối
với phong trào.
Nêu rõ sự lớn mạnh của phong
trào thi đua tập thể thể hiện ở thành tích và số lượng các đội, và tổ được công
nhận lần này khá nhiều (381 tổ trong số 2.000 tổ đã được đăng ký) bao gồm cả tổ
và đội sản xuất và công tác trong đó có hàng chục đội thanh niên, hàng chục tổ
phụ nữ, có nhiều tổ gồm những người hoạt động khoa học, kỹ thuật và có một số tổ
đa số là đồng bào thuộc dân tộc ít người. Nêu rõ nguyên nhân đã đẩy mạnh phong
trào thi đua tập thể phát triển là trình độ quản lý sản xuất; cải tiến công
tác, trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa của quần chúng đã được nâng cao và công
tác chỉ đạo, tổ chức phong trào của các cấp Đảng, chính quyền, công đoàn đã tiến
bộ.
Đồng thời cũng cần nêu ra những
nhược điểm và khuyết điểm, những vấn đề tồn tại của phong trào thi đua hiện nay
để các cấp lãnh đạo và quần chúng khắc phục, thúc đẩy phong trào tiến tới.
Thời gian tuyên truyền:
Đợt tuyên truyền này bắt đầu từ
khi công bố danh sách các tổ và đội lao động xã hội chủ nghĩa đến tháng 5/1963
là thời gian tổ chức hội nghị tổng kết phong trào tổ chức và đội lao động chủ
nghĩa xã hội toàn miền bắc. Sau đó, tiếp tục tuyên truyền thắng lợi của hội nghị
và tuyên truyền về những danh hiệu và tiêu chuẩn thi đua của Nhà nước sẽ ban
hành nhân dịp hội nghị này.
II. TỔ CHỨC HỘI NGHỊ SƠ KẾT
PHONG TRÀO PHẤN ĐẤU TRỞ THÀNH TỔ ĐỘI LAO ĐỘNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
Phong trào phấn đấu trở thành tổ,
đội lao động xã hội chủ nghĩa hiện nay đang phát triển mạnh trong các ngành
công nghiệp. Thực tế đã chứng minh rằng, phong trào đã có tác dụng rất lớn đến
việc nâng cao năng suất lao động xã hội, nâng cao trình độ quản lý về mọi
mặt của tổ, đội có tác dụng tích cực đến việc xây dựng con người mới.
Nội dung của việc tổ chức và chỉ
đạo phong trào phấn đấu trở thành tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa không chỉ ở
trong phạm vi chỉ đạo các tổ, đội đã được công nhận ghi tên phấn đấu và được
công nhận là tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa mà trước hết là ở việc chỉ đạo
xây dựng và củng cố cho tốt các tổ, đội sản xuất và công tác xây dựng và bồi dưỡng
tổ, đội lao động tiên tiến, trên cơ sở đó xây dựng các tổ, đội lao động xã hội
chủ nghĩa.
Xây dựng và củng cố các tổ, đội
sản xuất bao gồm nhiều vấn đề: nhận thức cho rõ vị trí tổ sản xuất trong công
tác quản lý xí nghiệp và trong phong trào thi đua tập thể, nhiệm vụ và nội dung
hoạt động của tổ sản xuất về các mặt sản xuất và quản lý, công tác bồi dưỡng
các tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng Đảng, Công đoàn và thanh niên, xác định quy
mô hợp lý nhất của tổ sản xuất …
Có xây dựng và củng tốt các tổ,
đội sản xuất thì mới làm tốt được công tác quản lý, xí nghiệp, và việc mở rộng
phong trào phấn đấu trở thành tổ, đội lao động tiên tiến và tổ, đội lao động xã
hội chủ nghĩa có cơ sở vững chắc.
Thời gian qua, một số ngành và một
số địa phương và một số xí nghiệp đã làm tốt công tác xây dựng tổ, đội sản xuất,
tổ đội lao động tiên tiến trên cơ sở đó xây dựng tốt các tổ, đội lao động xã hội
chủ nghĩa. Ở nhiều nơi, trong công tác này còn lúng túng, có nhiều thiếu
sót.
Để đưa phong trào thi đua tập thể
tiến lên mạnh mẽ, phát triển thêm rộng rãi và vững chắc, thu được nhiều hiệu quả
tốt về các mặt, việc tổ chức hội nghị sơ kết phong trào phấn đấu trở thành tổ,
đội lao động xã hội chủ nghĩa là việc rất cần thiết.
Mục đích của hội nghị sơ kết
phong trào phấn đấu trở thành tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa bao gồm nội
dung sau đây:
- Nhận định sự phát triển của
phong trào thi đua tập thể;
- Đánh giá kết quả của việc xây
dựng tổ, đội sản xuất, tổ, đội lao động tiên tiến, tổ, đội lao động xã hội chủ
nghĩa;
- Kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng,
công tác chỉ đạo và tổ chức của cơ quan Nhà nước, tổ chức công đoàn và đoàn
thanh niên lao động;
- Tăng cường công tác xây dựng tổ,
đội sản xuất, xây dựng tổ, đội lao động tiên tiến, phát triển trở thành tổ, đội
lao động xã hội chủ nghĩa;
- Ngoài ra, trong hội nghị cần
bàn thêm vấn đề bồi dưỡng các đơn vị lá cờ đầu, các đơn vị điển hình của địa
phương, các anh hùng và chiến sĩ thi đua đối với phong trào thi đua nói chung
và phong trào phấn đấu trở thành tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa nói riêng.
Hội nghị sơ kết này chủ yếu tiến
hành ở những địa phương đã có phong trào tương đối phát triển như: Hà Nội, Hải
Phòng, Khu Hồng Quảng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nam Định, Thanh Hóa và Nghệ An.
Thành phần hội nghị này là cán bộ lãnh đạo ở các ngành và các cơ sở ở địa
phương do Ủy ban hành chính và Liên hiệp Công đoàn tỉnh, thành, khu triệu tập
có sự tham gia tích cực của Đoàn thanh niên lao động.
Các tỉnh khác chỉ cần mở hội nghị
với thành phần hẹp gồm cấp lãnh đạo ở tỉnh, sau đó hướng dẫn kế hoạch cho cơ sở.
Các Bộ và Tổng cục có nhiều cơ sở
ở địa phương nào cần tham gia tích cực trong việc chuẩn bị hội nghị ở địa
phương.
Thời gian mở hội nghị ở địa
phương chậm nhất là 10/4/1963 nơi nào đã chuẩn bị tốt, nên mở hội nghị trong
tháng 3/1963. Vào khoảng 1/5 Trung ương sẽ triệu tập hội nghị sơ kết phong trào
phấn đấu trở thành tổ, đội lao động xã hội chủ nghĩa toàn miền Bắc.
Báo cáo của các địa phương cần gửi
lên Phủ Thủ tướng đồng thời gửi lên Tổng Công đoàn, Trung ương Đoàn thanh niên
lao động và Hội Liên hiệp phụ nữ và các Bộ, Tổng cục.
Nhận được chỉ thị này, các Ủy
ban hành chính các tỉnh, thành, khu, các cơ quan tuyên truyền, báo chí, thông
tin cần phối hợp với Liên hiệp Công đoàn và đoàn thanh niên lao động có kế hoạch
tiến hành kịp thời.
|
KT. THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ
PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Thanh Nghị
|