ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
17/CT-UB
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 4 năm 1990
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 176/HĐBT NGÀY 9/10/1989 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ
TRƯỞNG
Để tổ chức thực hiện quyết định
số 176/HĐBT ngày 9 tháng 10 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sắp xếp và
bố trí lại lao động trong cơ quan, xí nghiệp sản xuất kinh doanh và các văn bản
hướng dẫn kèm theo; Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị cho các ngành, các cấp
của thành phố và các đơn vị đóng trên địa bàn thành phố :
I.- VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ
NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO :
A- Thành lập Ban chỉ đạo sắp xếp
và bố trí lại lao động (như thành phần của Ban chỉ đạo thành phố). Ban chỉ đạo
ở các đơn vị sản xuất kinh doanh (đơn vị hạch toán độc lập) gồm : Giám đốc, Phó
Giám đốc phụ trách tổ chức nội chính, Trưởng phòng Tổ chức lao động tiền lương,
Trưởng phòng Kế hoạch, Trưởng phòng Kế toán tài vụ, Chủ tịch Công đoàn cơ sở và
Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản cơ sở.
B- Ban chỉ đạo cấp sở ngành,
quận huyện phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo cấp thành phố tổ chức thực hiện
theo hướng dẫn của Bộ Lao động-Thương binh xã hội, kế hoạch triển khai của Ban
chỉ đạo thành phố.
C- Trong quá trình tổ chức thực
hiện quyết định số 176/HĐBT các đơn vị phải chú trọng công tác sắp xếp và bố
trí lại lao động hợp lý trên cơ sở tổ chức lại sản xuất, mở thêm chỗ làm việc
mới (kể cả trong và ngoài quốc doanh) có hiệu quả kinh tế cao; chú ý tạo việc
làm ở cơ sở hoặc cho chuyển công tác, việc cho người lao động còn khả năng làm
việc thôi việc đơn thuần là biện pháp cuối cùng.
II.- VIỆC VẬN DỤNG QUYẾT ĐỊNH
176/HĐBT :
Được sự chấp thuận của Thường vụ
Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo việc vận dụng quyết định 176/HĐBT
phù hợp với tình hình thành phố. Các đối tượng được áp dụng : cán bộ-công nhân
viên ở các đơn vị sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn thành phố gồm cán bộ
nhân viên gián tiếp trong bộ máy quản lý và công nhân lao động trực tiếp sản
xuất :
1/ Đối với đối tượng là cán
bộ-công nhân viên diện do thành phố, quận huyện quản lý, khi nghỉ hưu trí, mất
sức được trợ cấp thêm một lần và là lần đầu ngay khi nghỉ, cụ thể :
a) Đối với người nghỉ hưu trí :
thực hiện theo Nghị định 236/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, Thông tư số
48/TBXH-TT của BộThương binh xã hội và chỉ thị số 41/CT-UB của Ủy ban nhân dân
thành phố.
b) Đối với người nghỉ mất sức :
thuộc diện sắp xếp lại lao động được thựchiện theo quyết định 176/HĐBT của Hội
đồng Bộ trưởng quy định và Thông tư số 18/LĐ-TBXH-TT đã hướng dẫn.
2/ Các đối tượng nằm trong diện
được điều động sắp xếp công việc hợp lý nhưng không phục tùng lệnh điều động,
thì phải buộc thôi việc, không để kéo dài quá một tháng kể từ khi có quyết định
điều động. Những người này chỉ được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc như quyết
định 176/HĐBT, không dùng quỹ ngân sách trợ cấp thêm.
3/ Mức trợ cấp cho thôi việc đối
với số lao động không có nhu cầu sử dụng được vận dụng theo nội dung điểm 1,
mục 1, Thông tư số 19/LĐ.TBXH.TT ngày 21/10/1989 của Bộ Lao động-Thương binh và
xã hội.
4/ Tạm thời chưa giải quyết cho
thôi việc trong đợt đầu đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12
tháng.
5/ Người trực tiếp hoạt động
chữa bệnh trong ngành y tế, trực tiếp giảng dạy trong ngành giáo dục phổ thông,
công nhân ngành vệ sinh công cộng, mai táng làm việc liên tục từ chế độ cũ
chuyển sang thì được cộng thời gian cũ với thời gian mới coi như thời gian công
tác liên tục để giải quyết chế độ hưu trí, mất sức.
6/ Cho phép các sở, ngành, quận
huyện và đơn vị ở cơ sở sử dụng nguồn kinh phí tự có theo quy định để chi trả
trợ cấp một lần và lần đầu ở các đối tượng được hưởng đã quy định trong chỉ thị
này.
7/ Các điểm nêu trong chỉ thị
này được thực hiện từ ngày 1 tháng 12 năm 1989 (kèm theo chỉ thị này là kế
hoạch tổ chức thực hiện của Ủy ban nhân dân thành phố).
Ủy ban nhân dân thành phố giao
trách nhiệm cho Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện quyết định 176/HĐBT của thành
phố có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể và báo cáo thường xuyên về tình hình và kết
quả thực hiện cho Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố xem xét và chỉ đạo giải
quyết cụ thể.-
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH
Nguyễn Vĩnh Nghiệp
|
KẾ HOẠCH
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 176/HĐBT NGÀY 9/10/1989 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG VỀ
SẮP XẾP LẠI LAO ĐỘNG TRONG CÁC ĐƠN VỊ KINH TẾ QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
I.- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 176/HĐBT CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG :
- Phải quán triệt thật sâu sắc
chủ trương, quan điểm và chính sách sắp xếp lại lao động đến tất cả cán bộ-công
nhân viên chức các đơn vị.
- Trong sắp xếp lại lao động
phải đạt được hai mục tiêu đã ghi trong quyết định của Hội đồng Bộ trưởng,
không coi nhẹ mục tiêu nào. Trong đó mục tiêu bao trùm là vừa đảm bảo hiệu quả
kinh tế, vừa không gây ra những hậu quả xấu về mặt xã hội.
II.- PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG CHỦ
TRƯƠNG BIỆN PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH :
Sắp xếp lại lao động theo quyết
định của Hội đồng Bộ trưởng và của Ủy ban nhân dân thành phố được áp dụng trong
năm 1990 cho tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh (bao gồm các ngành công
nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp,
bưu điện…) của địa phương và Trung ương trên địa bàn thành phố. Riêng khu vực
hành chánh sự nghiệp của thành phố vẫn tiếp tục thực hiện kiện toàn tổ chức,
tinh giản biên chế theo đúng tinh thần quyết định 227/HĐBT ngày 29/12/1987 của
Hội đồng Bộ trưởng và Chỉ thị 41/CT-UB ngày 25 tháng 10 năm 1988 của Ủy ban
nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Trong quý 1/1990, thành phố tập
trung chỉ đạo sắp xếp lại lao động ở các điểm nông nghiệp, giao thông vận tải,
công nghiệp, huyện Hóc Môn, quận Tân Bình thuộc thành phố và xí nghiệp dệt
Thắng Lợi, Bột ngọt Thiên Hương, Công ty cơ khí Miền Nam thuộc Trung ương. Sau
đó, mở rộng diện trên toàn thành phố và sẽ kết thúc vào tháng 12/1990.
III.- PHƯƠNG CHÂM, NGUYÊN TẮC
CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN :
- Phải chuẩn bị chu đáo, tiến
hành thận trọng, vững chắc với bước đi thích hợp, có trọng điểm, trọng tâm, theo
kiển cuốn chiếu, không giải quyết ồ ạt, tràn lan, đồng thời không chần chờ.
- Phải thực hiện công khai, dân
chủ, bảo đảm công bằng, trong quá trình sắp xếp lại lao động, xác định và phân
loại số lao động không có nhu cầu sử dụng thuộc quyền quản lý của các đơn vị.
- Phải tuân thủ nghiêm ngặt cơ
chế bảo đảm quyền làm chủ thật sự của công nhân viên chức trong việc xây dựng
và quyết định các phương án sản xuất kinh doanh, phương án sản xuất kinh doanh,
phương án sắp xếp lại lao động trên cơ sở coi trọng sự tham gia của các tổ chức
công đoàn và các tổ chức quần chúng khác, mọi vấn đề phải được bàn bạc từ dưới
lên và thông qua hội nghị hoặc đại hội CNVC của đơn vị, làm cho mọi người tự
nhận thấy các phương án được đưa ra thi hành là hợp lý nhất.
IV.- NỘI DUNG CÁC BƯỚC TIẾN
HÀNH :
Trên cơ sở chủ trương, biện pháp
và chính sách sắp xếp lại lao động đã được quy định trong các quyết định của
Hội đồng Bộ trưởng và chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố, các đơn vị tiến
hành xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết nội dung và các bước tiến hành ở đơn
vị thuộc quyền quản lý cụ thể theo trình tự sau đây:
Bước 1 : Công tác chuẩn bị :
1/ Chuẩn bị tài liệu, gồm quyết
định 176/HĐBT, Thông tư 18 và 19/LĐ-TBXH của Bộ Lao động-Thương binh Xã hội,
Thông tư 49 của Bộ Tài chánh, Chỉ thị 06 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
2/ Thành lập Ban Chỉ đạo gồm :
a) Các quận, huyện : bao gồm các
thành phần :
+ Đại diện Ủy ban nhân dân
+ Phòng Lao động-Thương
binh xã hội
+ Phòng Tài chánh
+ Ban Tổ chức Chánh quyền
+ Liên đoàn Lao động
+ Phòng Kế hoạch
b) Các sở, ban, ngành và các xí
nghiệp thuộc địa phương và Trung ương :
Thành lập Ban Chỉ đạo bao gồm
đại diện Ban Giám đốc và các Phòng chức năng có liên quan.
3/ Tổ chức các tổ công tác để
giúp Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện 176/HĐBT ở đơn vị thuộc quyền quản lý.
4/ Chọn điểm để chỉ đạo trước
một bước, vạch kế hoạch triển khai cụ thể ở đơn vị và ra các quyết định :
+ Thành lập Ban chỉ đạo, tổ công
tác và điểm chỉ đạo thí điểm và diện.
5/ Tập huấn các tổ viên.
6/ Mở hội nghị với các sở, ban,
ngành, quận huyện hướng dẫn nghiệp vụ.
7/ Phân công trách nhiệm các
thành viên của Ban chỉ đạo và tổ công tác.
8/ Tổ chức tập huấn cho tổ công
tác để quán triệt các quyết định và thông tư, chỉ thị về sắp xếp lại lao động.
9/ Quán triệt cho cán bộ-công
nhân viên chức của đơn vị hiểu rõ mục đích, yêu cầu, chủ trương, chánh sách về
sắp xếp lại lao động để cán bộ công nhân viên hiểu được tránh hoang mang.
Bước 2 : Tiến hành rà soát và
xây dựng phương án sắp xếp lại lao động :
1/ Xác định phương án sản xuất
kinh doanh theo các biện pháp được quy định tại điểm c và b mục II trong quyết
định của Hội đồng Bộ trưởng để tính nhu cầu lao động cần thiết và xây dựng
phương án sắp xếp lại lao động.
2/ Xác định phương án giải quyết
số lao động chưa sử dụng hết theo điểm 2, mục II trong quyết định của Hội đồng
Bộ trưởng.
3/ Phân loại số lao động không
có nhu cầu sử dụng và lập danh sách số lao động giải quyết theo các chính sách,
đồng thời xác định nhu cầu về tài chánh.
Cả 3 văn bản này lập thành hồ sơ
làm căn cứ để Ban Chỉ đạo các cấp xét duyệt.
Bước 3 : Kiểm tra, tổng hợp
và thực hiện chính sách cho số lao động không có nhu cầu sử dụng :
- Danh sách công nhân viên chức
không có nhu cầu sử dụng của từng đơn vị khi gởi về Ban chỉ đạo các cấp phải
được xác nhận của thủ trưởng đơn vị và công đoàn cơ sở, được công bố công khai
ở đơn vị cho mọi người biết.
- Ban chỉ đạo các cấp tiến hành
kiểm tra, phúc tra xác nhận các phương án sản xuất kinh doanh, phương án sắp
xếp lại lao động và danh sách lao động không có nhu cầu sử dụng thật chặt chẽ,
đảm bảo đúng quy định, đúng cơ chế xem xét đã quy định.
- Các đơn vị tổng hợp và làm báo
cáo gởi về Ban chỉ đạo thành phố, mỗi thứ 4 bản. Đối với các xí nghiệp thuộc
thành phố và quận, huyện hoặc các Liên hiệp xí nghiệp và Công ty thuộc Trung
ương quản lý khi gởi cho Ban chỉ đạo của đơn vị; đồng thời gởi cho Ban chỉ đạo
thành phố mỗi thứ báo cáo hai bản để làm cơ sở kiểm tra và xét duyệt.
- Các đơn vị chỉ đạo và tổ chức
đơn vị thuộc quyền quản lý làm thủ tục giải quyết chính sách cho người lao động
khi đã được xét duyệt.
- Có kế hoạch theo dõi để nắm
chắc tình hình việc làm và đời sống của các đơn vị sau khi sắp xếp lại lao động
của các đối tượng sau khi thực hiện các chánh sách, để kiến nghị các biện pháp
giải quyết kịp thời.
- Tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm
từng đợt và tổng kết thực hiện sắp xếp lại lao động ở địa phương đơn vị thuộc
quyền quản lý và gởi báo cáo cho Ban chỉ đạo thành phố để tổng hợp báo cáo cho
Ban chỉ đạo Trung ương.
V.- TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
:
Để triển khai công tác này đạt
kết quả, các sở, ban, ngành quận, huyện và các xí nghiệp liên hiệp cần tổ chức
Ban chỉ đạo và bố trí một lực lượng cán bộ có trình dộ làm việc theo một sự chỉ
huy thống nhất.
Cần có sự kết hợp ăn khớp và nhịp
nhàng, giữa thành phố, quận, huyện, xác định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của mỗi
ban, ngành.
Cần phải lập kế hoạch số đơn vị
sẽ tiến hành sắp xếp lại lao động trong quý I/1990, trong đó cần chọn ra một số
đơn vị để tập trung chỉ đạo thực hiện.
Ban chỉ đạo thành phố sẽ phối
hợp và cử các đoàn cán bộ cùng với một số Ban chỉ đạo của sở, ban, ngành, quận
huyện xuống giúp đỡ các đơn vị để triển khai công tác này .