Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 14/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Lê Quang Thích
Ngày ban hành: 22/10/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/CT-UBND

Quảng Ngãi, ngày 22 tháng 10 năm 2013

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Qua 03 năm thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1662/QĐ-UBND ngày 11/11/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi làm cho nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về học nghề đã chuyển biến tích cực; đã xây dựng được một số mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn làm cơ sở để triển khai nhân rộng; số lao động nông thôn được học nghề ngày càng tăng. Một bộ phận lao động nông thôn sau khi học nghề được nâng cao tay nghề, có việc làm mới trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tham gia xuất khẩu lao động hoặc chuyển nghề tốt hơn. Ngành nghề đào tạo đa dạng, gắn với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của địa phương, góp phần hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ có hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các cơ sở dạy nghề đã có sự chuyển biến theo hướng gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và thị trường lao động. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã đã gắn với công tác quy hoạch, sử dụng cán bộ, góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước, năng lực chuyên môn trong thực thi công vụ ở địa phương, cơ sở.

Tuy nhiên, việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn còn những mặt tồn tại, khó khăn. Công tác tuyên truyền, tư vấn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở một số địa phương chưa sâu rộng. Việc triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của một số địa phương chưa gắn kết chặt chẽ với đề án xây dựng nông thôn mới, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu lao động và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Chất lượng đào tạo một số nghề chưa phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 của một số địa phương hoạt động chưa mạnh, chưa thường xuyên tham mưu cho cấp ủy, chính quyền để huy động hệ thống chính trị tham gia thực hiện Đề án. Một số Sở, ban ngành, cơ quan, đơn vị chưa thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công theo Quyết định số 1662/QĐ-UBND ngày 11/11/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên chủ yếu là do nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền về vị trí chiến lược của ngành nông nghiệp, nông dân, nông thôn, về vai trò của công tác dạy nghề trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực LĐNT chưa đầy đủ. Một số địa phương ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn chậm, chưa thực sự chủ động, tích cực tham gia thực hiện Đế án. Đội ngũ cán bộ tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề ở các địa phương chưa đảm bảo cả về mặt số lượng và chất lượng.

Để đẩy mạnh việc thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn; Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và Quyết định số 1662/QĐ-UBND ngày 11/11/2011 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” tỉnh Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương, Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 các cấp tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:

1. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến về Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và người dân về vị trí chiến lược của phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và vai trò của công tác dạy nghề trong việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập và tạo thêm việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội. Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi, hệ thống truyền thanh các địa phương có trách nhiệm xây dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

2. Việc tổ chức thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ chính trị của các Sở, ban, ngành, Hội, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố nhằm phấn đấu thực hiện đạt hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, bồi dưỡng cán bộ công chức xã (CBCC) và chương trình xây dựng nông thôn mới. Phối hợp chặt chẽ trong tổ chức thực hiện Đề án theo kế hoạch 5 năm và hàng năm, xác định cụ thể các chỉ tiêu về số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động, tỷ lệ việc làm sau học nghề. Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956 các cấp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch. Trên cơ sở đó, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng gương người tốt, việc tốt có nhiều thành tích tham gia thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

3. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải xuất phát từ nhu cầu của người học, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và xã hội; phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, gắn với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của địa phương. Tập trung dạy nghề cho thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu lao động, giải quyết việc làm và giảm nghèo của các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu lao động và chuyển nghề; dạy nghề cho bộ phận nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp để thực hành sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại. Chú trọng dạy nghề cho lao động nông thôn thuộc đối tượng chính sách, hộ nghè o, người khuyết tật, dân tộc thiểu số, lao động nữ và lao động bị thu hồi đất canh tác. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ về vốn, phương tiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và giới thiệu việc làm cho LĐNT sau khi học nghề; phấn đấu lao động sau học nghề có việc làm mới hoặc tăng thêm việc làm đạt ít nhất 70% trong giai đoạn 2011 - 2015, 80% trong giai đoạn 2016 - 2020. Xây dựng và nhân rộng các mô hình dạy nghề có hiệu quả, không tổ chức dạy nghề khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của người lao động sau khi học nghề.

4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã phải gắn với qui hoạch phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị của các địa phương. Triển khai đồng bộ các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Các cơ sở tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã nghiên cứu các chuyên đề theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và tình hình thực tiễn của địa phương để biên soạn chương trình giảng dạy cho phù hợp, góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức xã, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

5. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về dạy nghề. Bố trí biên chế phụ trách công tác đào tạo nghề các huyện, thành phố; đồng thời đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực để tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về dạy nghề. Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề theo Quy hoạch đã được phê duyệt. Tăng cường ngân sách Nhà nước và huy động các nguồn lực khác đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao năng lực các cơ sở dạy nghề theo hướng đạt chuẩn để nâng cao chất lượng đào tạo. Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa về đào tạo nghề nhằm huy động các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp tích cực tham gia đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn.

6. Thủ trưởng các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố được Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiệm vụ tại Quyết định 1662/QĐ-UBND ngày 11/11/2011 theo kế hoạch thực hiện Đề án hằng năm, có trách nhiệm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, khắc phục những tồn tại, hạn chế, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ được giao, phấn đấu đạt các chỉ tiêu về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

7. Các cơ sở dạy nghề có trách nhiệm chủ động tham mưu và thực hiện việc nâng cao năng lực đào tạo từ cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giáo viên dạy nghề, đến chương trình, giáo trình dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Xem công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ chính trị của đơn vị để chủ động, tích cực tham gia thực hiện. Tiếp tục chuyển mạnh từ đào tạo theo năng lực sẵn có sang đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, thị trường lao động và nhu cầu học nghề của người lao động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động nông thôn.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn tích cực tham gia tuyên truyền, tư vấn đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các hình thức phù hợp. Tham gia giám sát việc thực hiện Đề án và có ý kiến đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

9. Các Sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện Chị thị này, định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện, gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát và tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện Chỉ thị.

Chỉ thị này được phổ biến, quán triệt đến các cấp, các ngành, các địa phương và cán bộ, nhân dân trong tỉnh để thực hiện./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Quang Thích

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 14/CT-UBND ngày 22/10/2013 tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.422

DMCA.com Protection Status
IP: 3.20.238.187
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!