Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 10/2008/CT-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 14/03/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 10/2008/CT-TTg

Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2008

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG, AN TOÀN LAO ĐỘNG

Từ năm 1994 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ luật Lao động về bảo hộ lao động, an toàn lao động. Quá trình thực hiện các văn bản nêu trên đã tạo ra sự chuyển biến đáng kể về nhận thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, việc chấp hành pháp luật lao động về bảo hộ lao động, an toàn lao động của người sử dụng lao động và người lao động ở một số nơi chưa tốt, nhất là trong thời gian gần đây, tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có xu hướng gia tăng, nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy, đặc biệt là trong các lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình này là do công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động chưa được quan tâm đúng mức; nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động còn hạn chế; ý thức chấp hành các quy định về an toàn lao động của người sử dụng lao động và người lao động còn thấp; công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn lao động của các Bộ, ngành, địa phương chưa được thường xuyên, kịp thời, đặc biệt là tại các công trình trọng điểm của Nhà nước, các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động; công tác quản lý nhà nước về bảo hộ lao động, an toàn lao động của một số Bộ, ngành, địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong quá trình hội nhập; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động chưa thường xuyên và nhiều hạn chế; những hành vi vi phạm về an toàn lao động gây hậu quả nghiêm trọng chưa được xử lý nghiêm.

Để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm sức khoẻ, an toàn cho người lao động, góp phần ổn định và phát triển sản xuất, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện:

a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai, điều phối có hiệu quả các hoạt động của Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010;

b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành các quy định của pháp luật lao động về bảo hộ lao động, an toàn lao động; xây dựng và ban hành mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn lao động; nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật An toàn lao động, vệ sinh lao động;

c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động trên các công trình trọng điểm, các khu công nghiệp tập trung, các cơ sở khai thác khoáng sản, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng...; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn lao động;

d) Đẩy mạnh việc phổ biến, giáo dục, huấn luyện pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người sử dụng lao động và người lao động; đồng thời phát động phong trào quần chúng thi đua làm tốt công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động đến tận các cơ sở sản xuất, các công trình trọng điểm kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở sản xuất tư nhân, làng nghề, trang trại,...;

đ) Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tăng cường tuyên truyền về bảo hộ lao động, an toàn lao động;

e) Kiện toàn bộ máy làm công tác an toàn lao động và thanh tra lao động ở Trung ương và địa phương; đồng thời tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ, nghiệp vụ và năng lực thanh tra, kiểm tra cho các thanh tra viên.

2. Bộ Công thương tăng cường quản lý, chỉ đạo thực hiện bảo hộ lao động, an toàn lao động trong các cơ sở thuộc ngành và lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công; kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động trong các cơ sở sản xuất, các công trình trọng điểm, các mỏ khai thác khoáng sản; nghiên cứu đề xuất các cơ chế giám sát về chất lượng, an toàn từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công đến vận hành, khai thác, bảo trì và bảo dưỡng máy móc, thiết bị; phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát năng lực giám đốc điều hành mỏ, quản lý và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại các mỏ khai thác do địa phương quản lý.

3. Bộ Xây dựng chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động đối với các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp (trừ các công trình công nghiệp do Bộ Công thương quản lý); đặc biệt là các công trình có người lao động làm việc trên cao; các đơn vị khai thác vật liệu xây dựng; các loại máy, thiết bị phục vụ thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong các công trình xây dựng, khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng thuộc ngành; tăng cường kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình trong các khâu: khảo sát, thiết kế, thi công, xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành và bảo trì công trình xây dựng; thành lập bộ phận chuyên trách công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động trong xây dựng.

4. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động đối với các công trình xây dựng cầu đường, đặc biệt là các công trình giao thông trọng điểm thuộc quyền quản lý; tăng cường kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình trong các khâu: khảo sát, thiết kế, thi công, xây dựng, nghiệm thu, bàn giao, bảo hành và bảo trì công trình.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 20/2004/CT-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng, chống mối mọt, côn trùng, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, sử dụng máy nông nghiệp; thành lập bộ phận chuyên trách công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động trong nông nghiệp.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát việc cấp phép khai thác tài nguyên, khoáng sản nhằm bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ tài nguyên, môi trường; quy định, hướng dẫn lồng ghép kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn lao động.

7. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiện toàn tổ chức bộ máy Thanh tra lao động ở Trung ương và địa phương bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về thanh tra lao động.

8. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn công tác vệ sinh lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp trong các cơ sở sản xuất kinh doanh; đầu tư nâng cấp cơ sở, vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở điều trị và phục hồi chức năng để nâng cao năng lực điều trị và phục hồi chức năng cho người lao động.

9. Bộ Công an chỉ đạo các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tiếp tục thực hiện nghiêm Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy; tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác phòng cháy và chữa cháy đối với các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm những quy định về phòng cháy chữa và cháy; đồng thời tăng cường chỉ đạo điều tra các hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm để xử lý; phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát nhân dân và Toà án các cấp để đưa ra truy tố, xét xử những người thiếu trách nhiệm, có những hành vi vi phạm pháp luật lao động để xảy ra những vụ tai nạn lao động gây hậu quả nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

10. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Nghị định số 148/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về quy hoạch, xây dựng, quản lý và bảo vệ vành đai an toàn các kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ do Bộ Quốc phòng quản lý. Kiện toàn hệ thống tổ chức, cán bộ, nhân viên làm công tác kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động về bảo hộ lao động, an toàn lao động đối với các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và trong lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, chú trọng đặc biệt đối với công tác xử lý bom, mìn, đạn dược còn sót lại sau chiến tranh, công tác khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản.

11 . Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chuyên mục về an toàn lao động để phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động và kinh nghiệm phòng, chống tai nạn lao động.

12. Bộ Tài chính bố trí kinh phí để thực hiện Chương trình quốc gia về Bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010 theo Quyết định số 233/2006/QĐ-TTg ngày 18 tháng 1 0 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình quốc gia về Bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động đến năm 2010 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

13. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo đục và Đào tạo theo chức năng, nhiệm vụ được giao tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13/1998/CT-TTg ngày 26 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ dạo và tổ chức công tác bảo hộ lao động trong tình hình mới.

14. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương phối hợp với các Bộ, các ngành liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động về bảo hộ lao động, an toàn lao động của các cơ sở sản xuất trên địa bàn địa phương đặc biệt là trong việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khí, ga... trong các cơ sở sản xuất kinh doanh của tư nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề, trang trại, mỏ khai thác khoáng sản, xây dựng...; kiên quyết xử phạt những hành vi vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động; kịp thời đình chỉ hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền đình chỉ tước quyền sử dụng giấy phép hoặc thu hồi chứng chỉ hành nghề của cơ sở vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động có nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và an toàn về cháy, nổ...

15. Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật lao động; phối hợp với các Bộ, các ngành, các địa phương thực hiện các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người lao động chấp hành pháp luật lao động về bảo hộ lao động, an toàn lao động; tổ chức tốt các phong trào về bảo hộ lao động, an toàn lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

16. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam cần tập trung ưu tiên triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, hỗ trợ kỹ thuật về bảo hộ lao động, an toàn lao động cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong các làng nghề.

17. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, người đứng đầu các đơn vị, cơ sở trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp chặt chẽ với tổ chức công đoàn cùng cấp, các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, nếu để xảy ra tai nạn lao động gây hậu quả nghiêm trọng.

Người sử dụng lao động, người đứng đầu các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tăng cường tự kiểm tra, rà soát và chấn chỉnh ngay việc thực hiện pháp luật lao động về bảo hộ lao động, an toàn lao động; bố trí đủ cán bộ làm công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động. Tổ chức tốt việc huấn luyện an toàn lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Chỉ thị này.

Chỉ thị này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, VX (5b). A

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom – Happiness
----------

No: 10/2008/CT-TTg

Ha Noi, March  14, 2008

 

DIRECTIVE

ON STRENGTHENING THE IMPLEMENTATION OF LABOUR PROTECTION, OCCUPATIONAL SAFETY

Since 1994, Government, Prime Minister, Ministries, line industries according to assigned functions, duties and competence have fully issued documents to guide the implementation of the Labour Code with regard to labour protection, occupational health and safety. The process to exercise the documents above has partly contributed to improvement in awareness, and consolidate the responsibility of employers and employees in securing occupational health and safety, improving working conditions, proactively contributing to socio-economic development of the nation.

However, the implementation of labour laws on labour protection, occupational safety of employers and employees in some localities are not effcient, particularly in recent time, the situation of occupational accidents, occupational diseases has tended to increase, a lot of serious occupational accidents have occurred; particularly in sectors of construction, mineral exploitation, leading to a lot of serious damages of human lives and properties. Key causes of the situation above are inadequate awareness of the importance of labour protection, occupational safety; limited awareness of employers and employees; poor awareness of employers and employees in exercicing regulations on occupational safety; inadequate and untimely supervision and inspection occupational safety of Ministries, Sectors, localities, particularly at key State construction projects, areas of high risk of occupational accidents; State management of labour protection, occupational safety of some Ministries, Sectors, localities has not met the development of the ecenomy during the global integration; irregular and limited propaganda of laws on labour protection, occupational safety; settlements of occupational safety violations causing serious consequences have not been resolute.

To prevent occupational accidents, occupational diseases, and ensure health, safety for employees, partly contributing to stabilize and develop production, Prime Minister would like to require as follows:

1. Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs shall orgnize, coordinate with relevant Ministries, Sectors, General Labour Federation of Viet Nam, People’s Committees of provinces cities directly under the Center and socio-political organizations to implement the following requirements:

a. Develop plans and organize the implementation, and effectively coordinate activities of National Programme of labour protection, occupational safety and Health by the year 2010;

b. Review, modify and supplement to issue within competence or propose competent institutions to modify, supplement, issue stipulations of labour laws on labour protection, occupational safety; construction and issue new technical criteria, standards of occupational safety; study, recommend to develop laws of occupational safety and health.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d. Promote the propaganda, education, training of labour laws on labour protection, occupational safety for employers and employees; simutaneously initiate public emulation movements with regard to labour protection, occupational safety at all production establishments, key projects including medium-and-small sized enterprises, private production establishments, trade villages, farms, etc.;

- Coordinate with Vietnam Television, Radio the Voice of Vietnam and mass media at Center and local levels to strengthen the propaganda of labour protection, occupational safety.

- Consolidate the system of occupational safety and Labour inspection at Center and local levels; simutaneously strengthen the education, training to improve inspection and investigation knowledge, technique and capacity, inspecting for inspectors.

2. Ministry of Industry and Trade shall strengthen management, organize and guide the exercise of labour protection, occupational safety in establishments in State- owned and - run sectors and in assigned areas; strictly monitor and control labour protection, occupational safety in production establishments, key projects, mineral exploitation mines; study to recommend supervision mechanisms of quality, safety from stages of surveying, executing, operating, exploiting, maintaining machinery and equipment; coordinate with competent institutions of localities to strengthen the monitor and control the capacity of mine executive directors, manage and use industrial explosion materials in mine exploitation managed by localities.

3. Ministry of Construction shall steer, guide, inspect the execution of labour protection, occupational safety in civil and industrial construction projects (except for industrial projects under management of Ministry of Trade and Commerce); particularly projects requiring employees to work at high positions; establishments exploitating construction materials; various machines and equipment for work with serious requirements on occupational safety in construction projects, construction material exploitation and production under assigned management; strengthen the inspection of managing quality of projects in processes of examination, designing, execution, construction, assessment, transfer, and maintainance of construction projects; set up full-time units specialized in labour protection, occupational safety in the construction area.

4. Ministry of Transport shall steer, guide, inspect the implementation of labour protection, occupational safety in projects of bridge and road construction establishments of stone exploitation, particularly key transport projects within assigned management responsibility; strengthen the inspection of managing quality of projects in processes of examination, designing, execution, construction, assessment, transfer, and maintainance of construction projects.

5. Ministry of Agriculture and Rural Development shall proactively coordinate with relevant institutions to organize the execution of to exercise of Direction No. 20/2004/CT-TTg dated 08 June 2004 of Prime Minister on strengthening the steer, guide and organization of the implementation of labour protection, occupational safety in agricultural production, especially the plant protection chemicals, veterinary medicine, fertilizer, breeding food, anti-termine treatment, anti-insect chemicals, bio-products for planting and breeding, usage of agriculture machinery; set up full-time units specialized in labour protection, occupational safety in the argiculture area.

6.- Ministry of Natural resources and Environment shall organize, coordinate with Ministries, Sectors, People’s Committees provinces, cities directly under the Center to review the licence for natural resources and mineral exploitation, to ensure occupational safety and protect natural resources, environment; stipulate, guide the incorporation of the inspection in exercising lawful regulations on environment protection and occupational safety.

7. Ministry of Internal Affairs shall organize, coordinate with Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs, supplement the staffs of labour inspection at the Center and local levels to meet requirements on State management of labour inspection.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. Ministry of Public Security shall strengthen, organize and guide various levels, sectors, institutions, units, enterprises, production establishments the continuance of serious exercise of the Law of Fire Prevention and Fighting and Decree No. 35/2003/ND-CP dated 04/4/2003 of Prime Minister to detail the implementation of some articles of the Law of Fire Prevention and Fighting; organize inspection and supervision of fire prevention and fighting at all levels, sectors, institutions, units, enterprises, production establishments; resolutely settle serious cases of violations against fire prevention and fighting regulations; simutaneously strengthen the direction of investigation on lawful breaches with criminal signals for settlements, closely coordinate with all levels of People's Procuracy and Court to prosecute and settle people who lack responsibility and have violations against labour laws, which lead to occupational accidents with serious and particularly serious consequences.

10. Ministry of National Defence shall organize and coordinate with Ministries, Sectors, localities to exercise Decree No. 148/2006/ND-CP dated 04/12/2006 of Government on planning, constructing, managing and protecting the safety belt of ammunition stores, explosive materials, ammunition and explosive materials production factories under the management of Ministry of National Defence; consolidate the whole organization system, staffs responsible for technical safety and labour protection; consolidate the management, guide of inspecting, monitoring and controling the exercise of labour laws on labour protection, occupational safety in enterprises within the assigned management responsibility and in areas within the State management responsibility, particularly for the settlement of boms, mines, ammunitions left after the wars, mineral exploitation, basic construction missions.

11. Vietnam Television, Radio the Voice of Vietnam and mass media institutions at Center and local levels shall organize and coordinate with relevant Ministries, Sectors to develop special programmes on occupational safety to propagandize knowledge of occupational safety and labour protection laws, and experiences of occupational accident prevention.

12. Ministry of Finance shall develop budgets to exercise the National Programme on labour protection and occupational safety till the year 2010 accrding to Decision No. 233/2006/QD-TTG dated 18/10/2006 of Prime Minister about National Programme on labour protection, occupational safety, till the year 2010 according to regulations of the Law of State Budget.

13. Ministry of Science and Technology , Ministry of Education and Training within assigned competence and duties shall continue to exercise Direction No. 13/1998/CT/TTg dated 26/3/1998 of Prime Minister on strengthening the direction, guidance and organization of labour protection in the new situation.

14. People’s Committees in provinces, cities directly under the Center shall organize and guide competent institutions of localities to coordinate with relevant Ministries, Sectors in strengthening inspection and supervision of the exercise of labour laws on labour protection, occupational safety at production establishments in localities, particularly the use of industrial explosive materials, gases, etc. in private production and business establishments, medium-and-small sized enterprises, trade villages, farms, mineral exploitation mines, construction, etc...; resolutely apply administrative settlements on violations of the labour legislatione; immediately suspend or propose competent organizations to suspend, revoke the right to use licence for performance or revoke certificates of operation against establishments violating labour laws on occupational safety, which lead to hazards of occupational accidents, occupational diseases and safety relating to fire and explosion, etc.

15. Request Vietnam Confederation of Labour Viet Nam to take part in monitoring and controling the exercise the labour legislation; coordinate with Ministries, Sectors, localities to implement propaganda activities for improvement of employees’ awareness in exercising labour laws on labour protection, occupational safety; organize efficiently movements and campaigns for labour protection, occupational safety in the period of industrialization and modernization.

16. Vietnam Vietnam Chamber of Commerce and Industry, Viet Nam Association of Farmers shall priotize the implementation of activities to propaganda law education and training, promote the awareness, support labour protection, occupational safety techniques for enterprises, particularly medium-and-small sized enterprises, enterprises and family business in trade villages.

17. Ministers, Leaders of ministry-equivalent institutions under the Government, Chairpeople of People’s Committees of provinces, cities directly under the Center, leaders of establishments, establishments within the assigned responsibility shall closely coordinate with equivalent-level trade unions, socio-politic organizations to organize the implementation of this Direction well and shall be responsibility for any occurrence of occupational accident with serious consequences.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Minister of Ministry of Labour, Invalids and Social Affairs shall bear the responsibility for regular supervision, monitor, control and inspection; and annually report the situation of the implementation of this Direction to Prime Minister./.

This Direction is valid after 15 days since being officially gazetted. /.

 

Sent to:
- Secretariat of the Central Party;
- Prime Minister, Deputy Prime Ministers;
- Ministries, Ministry-equivalent organizations under the Government;
- Provincial People's Committees, cities directly under the Center;
- Office of Central Communist Party and departments of Central Communist Party
- Office of President;
- National Council and commissions of National Assembly
- Office of National Assembly;
- People's Supreme Procuracy;
- People's Supreme Court;
- State Audit;
- Bank of Social Policies;
- Vietnam Development Bank;
 - Central Committee of Vietnamese Fatherland Front;
- Central representative of unions;
- Office of Government: Department Ministers, Deputy Department Ministers, Government Website,
- Speaker of Prime Minister,
- Departments, Bureaus directly under, Official Gazette;
- Kept at: office, archives, socio-culture (5).

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 10/2008/CT-TTg ngày 14/03/2008 về tăng cường thực hiện công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.482

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.244.44
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!