Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 09/2006/CT-UBND Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Nguyễn Thị Thanh Bình
Ngày ban hành: 07/03/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ÐỊNH
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2006/CT-UBND

Quy Nhơn, ngày 07 tháng 03 năm 2006

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Trong những năm qua, cùng với những kết quả đạt được về kinh tế - xã hội, công tác an toàn vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng tránh tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban quản lý các khu công nghiệp đã tổ chức và phối hợp tổ chức nhiều lớp huấn luyện công tác bảo hộ lao động cho người quản lý sản xuất của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Nhiều đơn vị sử dụng lao động đã triển khai thực hiện nghiêm túc công tác bảo hộ lao động nên không để xảy ra cháy nổ, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, giữ được an toàn đối với người lao động, đối với cơ sở trang thiết bị và sản xuất được ổn định không ngừng mở rộng, phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên vẫn còn nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp mới thành lập, các cơ sở sản xuất nhỏ chưa thực sự quan tâm thực hiện các qui định của nhà nước về bảo hộ lao động, một số đơn vị đã tổ chức thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động nhưng không duy trì thường xuyên nên tình hình tai nạn lao động, đặc biệt là tai nạn lao động nghiêm trọng chết người có xu hướng ngày càng tăng và đột biến tăng cao trong năm 2004 - 2005, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực xây dựng dân dụng, công nghiệp, cầu đường và thủy lợi.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do còn nhiều đơn vị sử dụng lao động chưa thực hiện đầy đủ qui định của pháp luật lao động về các biện pháp đảm bảo điều kiện làm việc an toàn vệ sinh, về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động ... Tình trạng chạy theo tiến độ, sản phẩm chưa quan tâm công tác an toàn vệ sinh lao động còn khá phổ biến. ðối với người lao động việc nhận thức về các yếu tố nguy hiểm có hại cho sức khỏe và ý thức chấp hành nội qui an toàn vệ sinh lao động còn yếu kém, chủ quan, do đó không thực hiện đầy đủ qui trình, qui phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động. UBND các huyện, thành phố và các ngành liên quan chưa tăng cường quản lý nhà nước về an toàn lao động. ðặc biệt công tác phổ biến, hướng dẫn và thanh tra, kiểm tra bảo hộ lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn chưa được quan tâm đúng mức để nhiều đơn vị sử dụng lao động đã chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chưa nắm bắt, triển khai thực hiện các qui định của nhà nước về bảo hộ lao động.

Ðể khắc phục tình trạng trên và thực hiện nghiêm túc các qui định của nhà nước về bảo hộ lao động, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có sử dụng lao động (gọi tắt là đơn vị) thực hiện nghiêm túc những nội dung công việc sau đây:

1- Chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh kiện toàn Hội đồng Bảo hộ lao động, phân định trách nhiệm cụ thể về bảo hộ lao động. Người sử dụng lao động của các đơn vị phải chủ động nắm bắt và thực hiện đầy đủ các qui định của pháp luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động, các chế độ bảo hộ lao động; phải tổ chức huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động cho người lao động theo qui định. Nghiêm cấm việc bố trí người lao động chưa được huấn luyện theo qui định vào làm việc; tổ chức khám và quản lý sức khoẻ của người lao động định kỳ theo quy định, tuyệt đối không được sử dụng người có sức khoẻ không phù hợp làm công việc nặng nhọc, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Có biện pháp đảm bảo an toàn lao động chi tiết đối với từng loại công việc; nghiêm túc chấp hành việc đăng kiểm các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động; thực hiện tự kiểm tra về bảo hộ lao động theo qui định; có biện pháp xử lý nghiêm đối với người quản lý, người lao động vi phạm qui định về an toàn lao động và vệ sinh lao động.

2- Thủ trưởng các Ban quản lý các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tăng cường phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các qui định của Nhà nước về bảo hộ lao động đối với các đơn vị trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

3- Các cơ quan chức năng, trong quá trình thanh tra, kiểm tra thực hiện xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật bảo hộ lao động theo thẩm quyền, tuỳ theo các mức độ vi phạm phải kiên quyết xử phạt hành chính hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định. ðối với trường hợp vi phạm đã có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính quá thời hạn tự nguyện chấp hành mà không chấp hành, người ra Quyết định xử phạt báo cáo cấp có thẩm quyền ra Quyết định cưỡng chế thi hành hoặc đề nghị cấp trên có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành.

4- Giao Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình ðịnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan tổ chức huấn luyện công tác bảo hộ lao động đối với người sử dụng lao động của các đơn vị, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo hộ lao động.

5- Ðịnh kỳ vào tháng 01 hàng năm Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình ðịnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố báo cáo UBND tỉnh tình hình thực hiện Chỉ thị.

Giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Chỉ thị, trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc báo cáo cho UBND tỉnh (qua Sở Lao động Thương binh và Xã hội).

Thủ trưởng các sở, ban, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện thành phố và người sử dụng lao động ở các đơn vị tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Thanh Bình

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 09/2006/CT-UBND ngày 07/03/2006 tăng cường thực hiện công tác bảo hộ lao động do tỉnh Bình Định ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.320

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.10.134
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!