CHỈ THỊ
V/V TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, CHẤN CHỈNH
CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC CÓ NHIỀU NGUY CƠ TAI NẠN LAO ĐỘNG
VÀ AN TOÀN TRÊN CÔNG TRÌNH TIẾP GIÁP VỚI KHU DÂN CƯ, ĐƯỜNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-BLĐTBXH ngày 10 tháng
6 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc tăng cường quản lý, chấn
chỉnh công tác an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai
nạn lao động và an toàn trên công trình tiếp giáp với khu dân cư, đường giao
thông.
Trong 06 tháng đầu năm 2015, số vụ tai nạn lao động
gây chết người trong lĩnh vực xây dựng tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Để
kịp thời chấn chỉnh thực trạng mất an toàn lao động trong lĩnh vực xây dựng và
các lĩnh vực có nhiều nguy cơ gây mất an toàn lao động, UBND tỉnh yêu cầu sở,
ban, ngành tỉnh và các đơn vị liên quan, UBND huyện, thị xã, thành phố tập trung
triển khai thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội: chủ trì, phối hợp với Sở Thông
tin và Truyền thông, Sở Tư pháp, Sở Công Thương và các đơn vị liên quan:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận
thức của người sử dụng lao động và người lao động về an toàn, vệ sinh lao động
trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy
định an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có
nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động.
- Tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị số
01/CT-BLĐTBXH, gửi Thường trực UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Sở Xây
dựng: phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an
tỉnh và các đơn vị liên quan:
- Tổ chức tập huấn, phổ biến các quy định về an toàn
trong thi công xây dựng cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc
chấp hành quy định an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực xây dựng có nhiều nguy
cơ xảy ra tai nạn lao động, đặc biệt là các nhà thầu, Ban Quản lý dự án công
trình tiếp giáp với khu dân cư, đường giao thông; công khai thông báo các vi
phạm nghiêm trọng trong công tác an toàn, vệ sinh lao động trên các phương tiện
thông tin đại chúng; xử lý nghiêm những vi phạm về an toàn lao động; xem xét
khởi tố vụ án, truy tố người vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
3. Sở Giao
thông vận tải: phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
và các đơn vị liên quan: quy định khung giờ hoạt động đối với các thiết bị có
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, đặc biệt là thiết bị nâng hạ tại công
trình tiếp giáp khu dân cư, đường giao thông; phân luồng giao thông hợp lý tại
công trình tiếp giáp các khu dân cư, đường giao thông.
4. Ban Quản
lý các khu công nghiệp tỉnh: chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý thực hiện các nội dung sau:
- Tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao
động cho người lao động tại doanh nghiệp, cơ sở theo quy định hiện hành; thực
hiện nghiêm, đầy đủ các chế độ, chính sách về an toàn lao động, vệ sinh lao
động đối với người lao động theo đúng quy định.
- Nghiêm túc khai báo việc sử dụng máy, thiết bị
có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo quy định; thường xuyên tổ chức tự
kiểm tra an toàn máy, thiết bị tại nơi làm việc.
- Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở người
lao động chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao
động; trang cấp đúng, đủ, hướng dẫn sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ
cá nhân cho người lao động.
- Thực hiện việc khai báo, điều tra,
thống kê, báo cáo tai nạn lao động theo quy định.
5. Sở, ban,
ngành, đoàn thể tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố tăng cường hướng dẫn, chỉ
đạo:
5.1 Nhà thầu thi công, doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động thuộc phạm vi quản lý:
- Có biện pháp quản lý rủi ro trong suốt quá trình
làm việc, đảm bảo an toàn cho người lao động và người dân xung quanh.
- Lựa chọn người có chuyên môn, kinh nghiệm, được
đào tạo phù hợp làm những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh
lao động.
- Huấn luyện thực hiện quy trình, biện pháp an toàn
thường xuyên cho người lao động.
- Thực hiện đầy đủ việc tự kiểm tra an toàn, vệ sinh
lao động.
- Bố trí người giám sát, phân luồng giao thông, thiết
lập tín hiệu cảnh báo khi thi công tại các công trình giao thông, công trình
gần đường giao thông.
5.2 Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án thuộc phạm vi quản
lý:
- Tổ chức đánh giá đầy đủ về năng lực của các chủ
thể tham gia xây dựng công trình, chỉ cho phép thi công khi đảm bảo triển khai
đầy đủ các biện pháp an toàn trên công trường.
- Tập trung kiểm tra tình trạng an toàn của thiết
bị nâng hạ trong các công trình; đào tạo, huấn luyện đối với người vận hành
thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và các biện pháp thi công
đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật an toàn.
- Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi công của nhà
thầu đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động; đình chỉ ngay các nhà thầu vi phạm nghiêm
trọng các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Yêu cầu Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành,
đoàn thể tỉnh và các đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố
nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này. Trong quá trình
triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, đề nghị phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem
xét, kịp thời chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Bộ LĐTBXH;
- TT: TU, HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN và đoàn
thể tỉnh;
- Sở, ban, ngành tỉnh;
- BHXH tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Cơ quan Báo, Đài tỉnh;
- Lưu: VT, VX.DM
d\văn-xã 2015\LĐTBXH\CVUB\T9
CT ve an toan lao dong
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đồng Văn Thanh
|