Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Báo cáo 70/BC-BCĐ sơ kết 5 năm thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn Thanh Hóa 2015

Số hiệu: 70/BC-BCĐ Loại văn bản: Báo cáo
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Phạm Đăng Quyền
Ngày ban hành: 20/08/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UBND TỈNH THANH HÓA
BAN CHỈ ĐẠO ĐÀO TẠO NGHỀ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 70/BC-BCĐ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 08 năm 2015

 

BÁO CÁO

SƠ KẾT 5 NĂM (2010 - 2014) THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020" DỰ KIẾN KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Sau 5 năm triển khai và thực hiện đề án trên địa bàn toàn tỉnh, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” báo cáo như sau:

A. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2014 VÀ TRONG 5 NĂM (2010 - 2014)

I. Nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể năm 2014

- Tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ kinh phí dạy nghề ngắn hạn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg là: 5.000 người.

- Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn tại cộng đồng.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho 100 giáo viên dạy nghề và bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho 60 người dạy nghề;

- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh về biên chế cán bộ chuyên trách theo dõi dạy nghề cấp huyện. Chỉ đạo việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức xã cho 2.861 người.

- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập thuộc huyện để đáp ứng yêu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn

II. Nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể tỉnh xác định trong 5 năm (2010 - 2014) tại Đề án đã được phê duyệt

1. Đào tạo nghề:

- Đào tạo nghề cho 281.179 lao động nông thôn. Trong đó, cao đẳng nghề: 15.605 người, bình quân mỗi năm đào tạo 3.121 người; trung cấp nghề: 50.839 người, bình quân mỗi năm đào tạo 10.168 người; sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên: 214.735 người, bình quân mỗi năm đào tạo 42.974 người.

- Lao động nông thôn được đào tạo chia theo các nhóm nghề: nghề nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp 112.472 người (chiếm 40%), nghề phi nông nghiệp 168.707 người (chiếm 60%).

- Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 75%; có 50% lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp chuyển sang làm việc ở khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, xuất khẩu lao động.

2. Đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ công chức xã:

- Về Chuyên môn: đào tạo trình độ đại học cho khoảng 300 người thuộc 16 huyện, thị xã, thành phố đồng bằng, ven biển, trung du; trung cấp chuyên nghiệp trở lên cho khoảng 75% số cán bộ thuộc 11 huyện miền núi.

- Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước: khoảng 10.000 - 11.000 lượt người.

- Bồi dưỡng kiến thức theo chức danh quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ là: 8.000 người

B. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2014 VÀ TRONG 5 NĂM (2010 - 2014)

I. Kết quả hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn

1. Kết quả, hiệu quả dạy nghề năm 2014:

Toàn tỉnh đã tổ chức được 277 lớp nghề với 8.379 lao động nông thôn học nghề, trong đó: đối tượng 1 là 2.438 người, đối tượng 2 là 315 người, đối tượng 3 là 5.626 người. Vượt 67,58% so với kế hoạch năm 2014 và vượt 4,8% so với thực hiện năm 2013.

Tổng số lao động nông thôn học nghề đã học xong là: 8.379 người, số lao động nông thôn có việc làm sau học nghề là 7.183 người, đạt 85,7% so với tổng số người đã học nghề xong (trong đó: doanh nghiệp tuyển dụng: 1.783 người, bao tiêu sản phẩm: 1.069 người; tạo việc làm: 4.331 người). Đạt 100% so với hiệu quả thực hiện năm 2013.

(Chi tiết tại Phụ lục 1.1 kèm theo).

2. Kết quả, hiệu quả dạy nghề trong 5 năm (2010 - 2014)

- Tổng số lao động nông thôn hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng theo chính sách Đề án 1956 là 29.166 người (916 lớp), trong đó: đối tượng 1 là 13.286 người, đối tượng 2 là 877 người, đối tượng 3 là 15.003 người.

- Tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề đã học xong là 29.166 người, số lao động nông thôn có việc làm sau học nghề là 24.479 người, đạt 84% so với tổng số người đã học nghề xong (trong đó: doanh nghiệp tuyển dụng: 4.674 người, bao tiêu sản phẩm: 5.248 người; tạo việc làm: 14.486 người; thành lập tổ hợp sản xuất là 71 người). Đạt 112% so với mục tiêu Đề án về tỷ lệ có việc làm sau đào tạo nghề.

(Chi tiết tại phụ lục 1.2 kèm theo).

II. Kết quả thực hiện các hoạt động của Đề án

1. Công tác chỉ đạo điều hành

1.1. Các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Đề án của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và triển khai thực hiện Chỉ thị 19 - CT/TW ngày 05/11/2012.

- Quyết định số 1690/QĐ-UBND ngày 20/5/2010 về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”; Quyết định số 2842/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 về việc phê duyệt Quy chế hoạt động Ban chỉ đạo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”

- Kế hoạch số 32/KH-BCĐ ngày 7/6/2010 về việc triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và chỉ đạo các huyện khẩn trương thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg theo Kế hoạch số 32/KH-BCĐ;

- Quyết định số 3906/QĐ-UBND ngày 29/10/2011 về việc phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020";

- Quyết định số 4186/QĐ-UBND ngày 25/11/2010 về việc phê duyệt Đề án triển khai thí điểm cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa;

- Quyết định số 4179/QĐ-UBND ngày 25/11/2010 về việc phê duyệt mức chi phí hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

- Văn bản chỉ đạo số 2818/BCĐ-VX ngày 7/5/2012 về việc thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa theo Quyết định 1956/QĐ-TTg.

- Chương trình hành động số 60/CTr-UBND ngày 16/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Quyết định số 1742/QĐ-UBND ngày 13/5/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”.

1.2. Hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp

- Sau 5 năm triển khai thực hiện đề án, Ban chỉ đạo/Tổ công tác thực hiện Đề án tỉnh, huyện, xã đã được kiện toàn phù hợp với tình hình thực tế. Hiện đã có 27/27 huyện, thị xã, thành phố thành lập Ban chỉ đạo, 637/637 xã, phường, thị trấn đã thành lập Ban chỉ đạo hoặc tổ công tác giúp việc;

- Ban chỉ đạo các cấp (tỉnh, huyện, xã) thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Đã có sự phối hợp giữa các các sở, ngành trong việc triển khai thực hiện Đề án theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT ngày 12/12/2012. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc dạy nghề nông nghiệp cho LĐNT. Kinh phí được phân cấp cho các huyện để tổ chức dạy nghề. Các sở, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ được phân công hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổng hợp báo cáo Sở Lao động - TBXH-Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo đề án tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - TBXH;

2. Hoạt động tuyên truyền; tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn

Sở Thông tin và Truyền thông đã hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo chí trong tỉnh, hệ thống truyền thanh cơ sở triển khai công tác tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho LĐNT cũng như các mô hình dạy nghề có hiệu quả.

Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa đã xây dựng được các chuyên mục phát sóng phù hợp với yêu cầu của công tác phát triển nghề trên địa bàn tỉnh như: Chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; Chương trình khoa giáo về kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng - chế biến thủy sản, các nghề tiểu thủ công nghiệp...

Hệ thống truyền thanh cơ sở các huyện, thị xã, thành phố xây dựng được nhiều bản tin, chuyên mục tuyên truyền trên sóng phát thanh về công tác đào tạo nghề và những chính sách hỗ trợ phát triển, đào tạo nghề cho LĐNT.

Năm 2014 các cơ quan báo chí, thông tin tuyên truyền trên địa bàn tỉnh đã xây dựng chuyên mục phát trên sóng truyền hình tỉnh, mỗi tuần 01 chuyên mục, phát sóng 3 lần/tuần, tổng số trong năm xây dựng được 64 chuyên mục; Xây dựng được 33 chuyên mục trên Báo Thanh Hóa, Báo Văn hóa và đời sống với 58 tin bài; Tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh tỉnh với 174 chuyên mục, bản tin; Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh huyện, xã với 4.540 bản tin.

Kết quả đã có 10.215 tin, bài tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho LĐNT từ khi triển khai thực hiện đề án đến nay.

- Số lượng cán bộ làm công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm 2014 là 180 người và trong 5 năm (2010 - 2014) là 826 người.

- Số lượng lao động nông thôn được tư vấn học nghề và việc làm năm 2014 là 11.320 người và trong 5 năm (2010 - 2014) là 52.538 người

- Đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ Hội nông dân; Hội phụ nữ; Tỉnh đoàn thanh niên đã tổ chức tuyên truyền vận động hội viên tham gia học nghề bằng nhiều hình thức, biện pháp phong phú như thông qua tập huấn, sinh hoạt, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức đoàn thể đã tuyên truyền đến hội viên về các chủ trương, chính sách, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực dạy nghề cho LĐNT.

- Đã thực hiện công tác biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với những người có nhiều đóng góp trong công tác dạy nghề cho LĐNT, gồm 3 tập thể: huyện Yên Định, Thạch Thành, Trung tâm dạy nghề Phụ nữ tỉnh và 3 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen; 10 tập thể và 4 cá nhân được Giám đốc Sở Lao động - TBXH tặng Giấy khen. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 01 cá nhân: ông Nguyễn Đăng Nhượng, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Yên Định; đề nghị Bộ Lao động -TBXH tặng Bằng khen cho 01 cá nhân: bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Thạch Thành và 01 tập thể là Trường Trung cấp nghề Thạch Thành.

3. Hoạt động điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn

Năm 2010, UBND tỉnh đã giao Sở Lao động - TBXH xây dựng và triển khai kế hoạch điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề trên địa bàn toàn tỉnh, căn cứ kế hoạch, các huyện tổ chức điều tra, khảo sát toàn diện, làm cơ sở xây dựng đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện báo cáo Sở Lao động - TBXH tổng hợp làm cơ sở xây dựng Đề án của tỉnh. Báo cáo Tổng cục Dạy nghề về kết quả điều tra, khảo sát số lao động nông thôn có nhu cầu học nghề (nông nghiệp, phi nông nghiệp), nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, năng lực của các cơ sở dạy nghề.

Những năm tiếp theo, các huyện chủ động tổ chức rà soát lại nhu cầu học nghề của LĐNT và nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh và năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề để tổng hợp xây dựng kế hoạch dạy nghề cụ thể gửi Sở Lao động - TBXH, trình UBND tỉnh phê duyệt triển khai thực hiện.

Nhìn chung công tác điều tra, rà soát nhu cầu học nghề được tiến hành định kỳ hàng năm làm căn cứ xây dựng kế hoạch dạy nghề, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học nghề của lao động nông thôn cũng như nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên cũng còn một số nghề sau đào tạo chưa duy trì được lâu dài, nguyên nhân là do thiếu vốn sản xuất hoặc đầu ra sản phẩm không ổn định, phụ thuộc vào các đơn hàng hoặc thị hiếu người tiêu dùng.

4. Các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn có hiệu quả

Sau 5 năm triển khai thực hiện đề án, trên địa bàn tỉnh có các mô hình hiệu quả được triển khai nhân rộng như mô hình trồng nấm, mục nhĩ; đan hàng thủ công mỹ nghệ; trồng lúa năng suất cao; sản xuất rau an toàn; sản xuất mạ khay, máy cấy; thuyền trưởng, máy trưởng.

(Chi tiết theo phụ lục 2)

5. Hoat động tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập

a) Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề:

- Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 102 cơ sở dạy nghề, gồm:

+ 5 trường cao đẳng nghề (trong đó 2 trường công lập, 3 trường ngoài công lập),

+ 18 trường trung cấp nghề (7 trường công lập cấp tỉnh, 7 trường công lập cấp huyện, 4 trường ngoài công lập)

+ 18 trung tâm dạy nghề (11 trung tâm công lập cấp huyện, 3 trung tâm thuộc đoàn thể, 4 trung tâm ngoài công lập)

+ 61 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy nghề (18 công lập và 43 ngoài công lập).

Trong đó có 71 cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn (Chi tiết tại phụ lục 3.1 và 3.2 kèm theo).

- Có 19 đơn vị hành chính cấp huyện có cơ sở dạy nghề công lập, gồm: 1 trường trung cấp nghề cấp tỉnh là Trường TCN Miền núi (thuộc Sở Lao động - TBXH) đặt trên địa bàn huyện Ngọc Lặc; 7 trường trung cấp nghề thuộc các huyện: Bỉm Sơn, Nga Sơn, Tĩnh Gia, Quảng Xương, TP Thanh Hóa, Thạch Thành, Yên Định; 11 trung tâm dạy nghề thuộc các huyện: Cẩm Thủy, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc, Nông Cống, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Đông Sơn, Như Xuân, Thọ Xuân, Thường Xuân, Mường Lát.

- Có 8 trung tâm GDTX-DN đã được bổ sung nhiệm vụ dạy nghề thuộc các huyện: Hà Trung, Sầm Sơn, Hoằng Hóa, Như Thanh, Bá Thước, Quan Hóa, Lang Chánh, Quan Sơn.

Hiện tại, chưa có huyện nào thực hiện thí điểm sáp nhập TTDN, trung tâm GDTX, trung tâm hướng nghiệp - kỹ thuật - tổng hợp thành một trung tâm chung.

b) Hỗ trợ đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập cấp huyện:

Trong 5 năm 2010 - 2014 đã có 23 cơ sở dạy nghề công lập được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, gồm: 7 trường trung cấp nghề, 10 trung tâm dạy nghề và 5 trung tâm GDTX-DN và trung tâm Giáo dục Lao động xã hội thuộc Sở Lao động - TBXH. Trong đó có 9 cơ sở dạy nghề được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất xưởng thực hành là: Trường TCN Miền núi, Trường TCN Nga Sơn, TTDN Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Yên Định. Hiện tại nhà xưởng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, riêng TTDN Thọ Xuân đang trong quá trình xây dựng.

Tổng kinh phí thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trong 5 năm (2010- 2014): 78.300 triệu đồng (ngân sách Trung ương).

(Chi tiết tại phụ lục 4 kèm theo)

Các thiết bị dạy nghề được mua sắm chủ yếu là: thiết bị nghề chăn nuôi - thú y, nuôi trồng thủy sản, trồng nấm, may công nghiệp, máy nông nghiệp, cơ khí gò - hàn, điện công nghiệp, điện dân dụng, điện lạnh, buồng-bar- bàn-bếp và một số thiết bị phục vụ dạy nghề lưu động cho lao động nông thôn. Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư mua sắm đã đưa vào sử dụng, từng bước đáp ứng yêu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh.

6. Hoạt động phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề; xây dựng, phê duyệt danh mục nghề đào tạo, định mức chi phí đào tạo nghề

Hiện tại có 30 nghề, nhóm nghề nông nghiệp và 28 nghề, nhóm nghề phi nông nghiệp được phê duyệt trong danh mục nghề đào tạo và được phê duyệt định mức chi phí đào tạo;

Sở Lao động - TBXH hướng dẫn các CSDN tham gia dạy nghề cho LĐNT xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề theo quy định tại Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 8/10/2010 của Bộ Lao động - TBXH để tổ chức dạy nghề cho LĐNT. Tổng số đã xây dựng mới được 35 chương trình dạy nghề (trong đó nghề nông nghiệp 24; nghề phi nông nghiệp 11). Ngoài ra các CSDN sử dụng và chỉnh sửa chương trình dạy nghề nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành và chương trình dạy nghề phi nông nghiệp do Tổng cục Dạy nghề ban hành phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Việc xây dựng danh mục nghề đào tạo phù hợp với các ngành nghề đang phát triển tại địa phương. Mức chi phí đào tạo đảm bảo việc tổ chức thực hiện dạy nghề, chương trình dạy nghề phù hợp về nội dung, thời gian đào tạo và đối tượng người học (chủ yếu là dạy nghề từ 2 đến 3 tháng).

7. Hoạt động phát triển đội ngũ giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề

a) Phát triển đội ngũ giáo viên, người dạy nghề

Bằng nguồn kinh phí CTMT quốc gia Trung ương hỗ trợ, Sở Lao động - TBXH đã phối hợp với Trưởng Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và kỹ năng dạy học cho người dạy nghề trên địa bàn tỉnh, đến nay cơ bản đội ngũ giáo viên các trung tâm dạy nghề đã được chuẩn hóa về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và người dạy nghề tham gia dạy nghề của các cơ sở sản xuất kinh doanh đều được bồi dưỡng kỹ năng dạy nghề.

- Số giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề trong năm 2014 là 100 người và trong 5 năm (2010 - 2014) là 360 người;

- Số người dạy nghề được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng dạy học trong năm 2014 là 60 người và trong 5 năm (2010 - 2014) là 260 người.

- Số lượng giáo viên, người dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2014: 48 người và trong 5 năm (2010 - 2014) là 245 người (Chi tiết tại phụ lục 3.1 và 3.2 kèm theo)

Hiện tại các cơ sở dạy nghề công lập cấp huyện chưa được bố trí đủ giáo viên cơ hữu. Nhìn chung, chất lượng đội ngũ giáo viên tham gia dạy nghề cho LĐNT: đảm bảo về trình độ chuyên môn, cơ bản đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, tuy nhiên kỹ năng nghề còn hạn chế. Ngoài ra, các CSDN đã huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề.

b) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề:

- Đến thời điểm hiện tại mới chỉ có 5/27 huyện (Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Thạch Thành, Lang Chánh, Yên Định) bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi công tác dạy nghề thuộc Phòng Lao động - TBXH.

- Số cán bộ quản lý dạy nghề ở cấp huyện và cán bộ theo dõi công tác dạy nghề cho LĐNT ở cấp xã được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm việc làm cho LĐNT trong năm 2014: 180 người và trong 5 năm 2010 - 2014: 862 người.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý, theo dõi công tác dạy nghề còn thiếu về số lượng, chủ yếu là kiêm nhiệm nên ảnh hưởng đến việc quản lý cũng như chất lượng triển khai, kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động của đề án trên địa bàn.

8. Hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án

Từ khi triển khai thực hiện đến nay, Ban chỉ đạo tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề cho LĐTN tại các huyện, ngoài ra còn có đoàn thanh tra của Bộ Lao động - TBXH, Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở Lao động - TBXH.

Bên canh đó còn có các đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh, đoàn Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng các Bộ, ngành trung ương giám sát hoạt động dạy nghề của tỉnh.

- Trong năm 2014 có 5 đoàn kiểm tra, giám sát cấp tỉnh, 54 đoàn cấp huyện và 75 đoàn cấp xã thực hiện kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.

- Tổng hợp trong 5 năm 2010 - 2014 có 17 đoàn kiểm tra, giám sát cấp tỉnh, 226 đoàn cấp huyện và 314 đoàn cấp xã thực hiện kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.

- Kinh phí sử dụng cho hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án ở địa phương trong 5 năm 2010 - 2014 (cấp tỉnh) là 740 triệu đồng.

Kết quả đánh giá của các đoàn kiểm tra, giám sát: Nhìn chung công tác dạy nghề cho LĐNT tỉnh Thanh Hóa được các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến xã quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện một cách đồng bộ từ khâu điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, năng lực dạy nghề của các cơ sở dạy nghề và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh để xây dựng đề án dạy nghề cho LĐNT các huyện, thị xã, thành phố và của cả tỉnh. Xác định nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới của địa phương. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập cấp huyện; đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho đội ngũ giáo viên dạy nghề, kỹ năng học cho người dạy nghề đáp ứng yêu cầu dạy nghề cho LĐNT trên địa bàn. Bên cạnh đó khuyến khích, huy động các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia dạy nghề cho LĐNT và giải quyết việc làm cho người lao động sau khi học nghề. Sau 05 năm triển khai thực hiện đề án, công tác dạy nghề cho LĐNT tỉnh Thanh Hóa cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác kiểm tra, giám sát vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục đó là vẫn còn một số cấp ủy chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt đến công tác dạy nghề; việc đánh giá hiệu quả, tác động của công tác dạy nghề đối với đời sống nhân dân chưa đúng mức, vẫn còn nặng về báo cáo thành tích; việc đánh giá tần suất sử dụng, tính hiệu quả, thiết thực của thiết bị dạy nghề đã được đầu tư chưa được chú trọng; việc theo dõi và có biện pháp tích cực nhằm hỗ trợ duy trì nghề đã được đào tạo của các địa phương còn nhiều hạn chế.

9. Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí bố trí cho các hoạt động của Đề án:

- Năm 2014: 19.917 triệu đồng.

Trong đó:

+ Ngân sách trung ương: 14.636 triệu đồng

+ Ngân sách địa phương: 4.450 triệu đồng

+ Nguồn khác: 831 triệu đồng

- Giai đoạn 2010 - 2014: 161.084,403 triệu đồng

+ Ngân sách trung ương: 142.476 triệu đồng

+ Ngân sách địa phương: 7.835 triệu đồng

+ Nguồn khác: 10.953,403 triệu đồng

(Chi tiết tại Phụ lục 5 kèm theo).

III. Kết quả thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã

- Xây dựng và phê duyệt 02 bộ tài liệu “Bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước và Kỹ năng lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo nghề ở địa phương”; tài liệu “Bồi dưỡng kiến thức Khuyến công cho cán bộ, công chức cấp xã”;

- Số lượng cán bộ, công chức xã được đào tạo bồi dưỡng trong năm 2014: 2861 người và tổng hợp trong 5 năm 2010 - 2014 là 22.529 lượt người. Tổ chức tập huấn cho 26 giảng viên nguồn là cán bộ lãnh đạo, Trưởng, Phó Trưởng khoa, phòng đang công tác tại các sở, ngành; Trường Chính trị, Trường Quân sự tỉnh;

- Kinh phí sử dụng cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã của tỉnh năm 2014 là 1.000 triệu đồng và tổng hợp trong 5 năm 2010 - 2014 là 13.020 triệu đồng (ngân sách trung ương)

Đánh giá kết quả, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã:

Trên cơ sở Bộ tài liệu chuẩn do các Bộ, Ngành Trung ương biên soạn theo chức danh, vị trí việc làm, đã cung cấp đầy đủ các kỹ năng, kiến thức chuyên ngành, kinh nghiệm trong giải quyết công việc, nhất là kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, những tác nghiệp cụ thể, sát với thực tế mà hàng ngày cán bộ, công chức đang thực hiện.

Việc tổ chức các lớp bồi dưỡng theo vị trí việc làm chức danh đảm nhiệm đã tạo môi trường để cán bộ, công chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ ý kiến của giảng viên, chương trình các khóa bồi dưỡng đều có phần lý thuyết và phần thảo luận viết thu hoạch, kết quả thu hoạch là cơ sở để cơ quan quản lý đánh giá chất lượng cán bộ, công chức có biện pháp bổ sung những hạn chế trong nhận thức cũng như trình độ chuyên môn, kỹ năng giải quyết công việc của cán bộ, công chức cơ sở.

Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng tập trung đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm, bồi dưỡng kỹ năng, tập huấn nghiệp vụ. Thời gian thực hành, làm bài tập tình huống, trao đổi, thảo luận nhóm; minh họa, hướng dẫn bằng hình ảnh trực quan chiếm thời lượng lớn; mỗi khóa học đều tổ chức khảo sát, đánh giá rút kinh nghiệm cuối khóa;

Giảng viên, báo cáo viên mời tham gia giảng dạy phần lớn là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ sở, ban, ngành trong tỉnh nên nội dung truyền đạt sát với thực tế của tỉnh qua đó giúp người học có thể vận dụng ngay kiến thức, kỹ năng đã học vào công việc đang đảm nhận tại đơn vị, địa phương đang công tác;

Có thể nói, việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nói trên đã góp phần nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, kỹ năng điều hành và thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã đã tạo được sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng. Từng bước xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đủ tiêu chuẩn, chức danh; trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở các xã, phường, thị trấn, phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ nêu trên, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã ở tỉnh Thanh Hóa chưa đạt số lượng, chất lượng và hiệu quả như mong muốn vì những nguyên nhân cơ bản sau đây:

Kinh phí địa phương dành cho đào tạo, bồi dưỡng CBCC còn hạn chế, riêng năm 2014, nguồn kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã theo chương trình Đề án rất thấp (một tỷ đồng) không đủ đáp ứng nhu cầu ĐTBD của một tỉnh lớn như Thanh Hóa; Lãnh đạo một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC; bản thân một số CBCC còn né tránh, viện nhiều lý do để không tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Hệ thống cơ sở đào tạo còn thiếu, trang thiết bị nghèo nàn;

(Theo báo cáo của Sở Nội vụ - Cơ quan chủ trì thực hiện nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã)

C. ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Những mặt được

UBND tỉnh đã ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo thực hiện Đề án dạy nghề cho LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Cùng với việc triển khai Đề án 1956, tỉnh Thanh Hóa đã được Chính phủ lựa chọn là một trong hai tỉnh của cả nước thí điểm Thẻ học nghề nông nghiệp cho LĐNT, UBND tỉnh đã phối hợp tích cực với các Bộ, ban, ngành TW, lĩnh hội chỉ đạo kịp thời của Bộ LĐTBXH, đã tổ chức triển khai và phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, Đề án triển khai thí điểm cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho LĐNT. Tổng số 27/27 huyện, thị xã trong tỉnh đã được phê duyệt đề án của huyện. Đã chỉ đạo và phát huy được vai trò trách nhiệm của hệ thống quản lý nhà nước về dạy nghề các cấp, các Sở, ban ngành thuộc tỉnh, tham mưu tích cực cho UBND các cấp triển khai các hoạt động của Đề án.

Các sở, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã phối hợp tốt trong việc triển khai thực hiện dạy nghề cho LĐNT. Huy động được toàn bộ hệ thống chính trị, xã hội các cấp tham gia tích cực trong công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm, kiểm tra giám sát thực hiện Đề án, đặc biệt là sự tham gia phối hợp có hiệu quả của các Trung tâm giáo dục cộng đồng tại các xã. Kết quả thực hiện Đề án nói chung, kết quả hoạt động dạy nghề cho LĐNT nói riêng đã khẳng định UBND tỉnh đã xác định đúng vai trò cấp xã là trung tâm, cấp huyện là cơ quan tổ chức thực hiện Đề án, qua đó đã tác động đến nhận thức của LĐNT về công tác đào tạo nghề được chuyển biến theo hướng tích cực, số lượng LĐNT tham gia học nghề tăng hàng năm.

Các cơ sở dạy nghề công lập cấp huyện đã được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề để phục vụ dạy nghề cho LĐNT.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề của các CSDN công lập cơ bản đạt chuẩn theo quy định. Giáo viên các CSDN ngoài công lập (các cơ sở sản xuất kinh doanh) phần lớn là thợ lành nghề, đã qua lớp bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho người dạy nghề, chủ yếu là tổ chức dạy nghề theo hình thức kèm cặp truyền nghề từ 1 đến dưới 3 tháng với các nghề thủ công mỹ nghệ.

Tính hiệu quả của việc dạy nghề cho LĐNT:

- Về mặt kinh tế:

Đối với nghề nông nghiệp, lao động học nghề xong có thể áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Đã thành lập được nhiều tổ hợp sản xuất, hợp tác xã giải quyết việc làm cho nhiều LĐNT. Từng bước cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Đối với nghề phi nông nghiệp, CSDN chủ yếu là những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức dạy nghề, cung ứng nguyên vật liệu và bao tiêu sản phẩm cho lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trong lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập cho gia đình như: nghề mây giang xiên; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ bèo tây, vật liệu tết bện; thêu ren-đính cườm, dệt thổ cẩm, dệt chiếu, mây tre đan...; nghề may công nghiệp, các CSDN đã liên kết với các công ty may đào tạo và nhận lao động vào làm việc sau khi hoàn thành khóa học.

- Về mặt xã hội:

Lao động sau đào tạo có việc làm đã góp phần ổn định trật tự an ninh xã hội. Nhiều địa phương đã gắn chương trình xây dựng nông thôn mới với đào tạo nghề góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.1. Tồn tại, hạn chế:

Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, song công tác đào tạo nghề cho LĐNT vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Việc triển khai công tác này còn thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với đặc điểm của từng vùng, miền; chưa gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch nông thôn mới, cụ thể:

- Vẫn còn một số địa phương trong tỉnh, việc tổ chức dạy nghề còn chạy theo số lượng; chất lượng thấp, chưa phù hợp với nhu cầu của người học nghề và người sử dụng lao động. Chưa gắn dạy nghề với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng dần lao động tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Một số nghề chưa phát huy được hiệu quả sau đào tạo, người lao động sau khi học nghề chưa duy trì được nghề lâu dài.

- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu dạy nghề; đội ngũ giáo chưa đảm bảo cơ cấu, thiếu giáo viên dạy tích hợp (dạy lý thuyết và thực hành), thiếu kinh nghiệm thực tế sản xuất.

- Về chương trình dạy nghề: Các CSDN đã căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Lao động - TBXH, Bộ Nông nghiệp - PTNT xây dựng chương trình dạy nghề. Tuy nhiên việc triển khai còn chậm, chưa sát thực với yêu cầu của thị trường lao động, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của người học nghề.

- Các TTDN, trung tâm GDTX-DN cấp huyện được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề song mới chỉ tham gia dạy nghề cho LĐNT một số nghề thích hợp và theo kinh phí được giao, còn việc dạy nghề cho lao động xã hội rất hạn chế do chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động, dẫn đến việc thiết bị dạy nghề được đầu tư chưa phát huy hiệu quả sử dụng cao.

- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về dạy nghề thiếu về số lượng, hầu hết các phòng Lao động - TBXH huyện chưa có cán bộ chuyên trách về công tác dạy nghề mà chỉ làm kiêm nhiệm. Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, việc làm cho LĐNT chưa sát thực tế. Nhận thức của một bộ phận người lao động về học nghề, làm nghề chưa đúng.

2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền cấp huyện, xã chưa có biện pháp chỉ đạo tích cực trong việc khảo sát nhu cầu học nghề để xây dựng kế hoạch cũng như tổ chức thực hiện nên dẫn đến tình trạng xây dựng kế hoạch đào tạo chưa sát với thực tế. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành liên quan chưa chặt chẽ. Người lao động chưa nhận thức, đánh giá được vai trò của học nghề để tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, có tâm lý ngại đi học nghề.

- Việc phát triển các vùng chuyên canh để tổ chức sản xuất hàng hóa gắn với đào tạo nghề ở các huyện còn hạn chế. Một số huyện còn lúng túng trong việc xác định nghề đào tạo cho LĐNT phù hợp với chuyển dịch cơ cấu lao động gắn với giải quyết việc làm và phát triển ngành nghề của địa phương.

- Thiếu vốn sản xuất - kinh doanh hoặc đầu ra sản phẩm không ổn định, phụ thuộc vào các đơn hàng hoặc thị hiếu người tiêu dùng.

- Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề (cơ sở vật chất, phòng học, nhà xưởng, ký túc xá, trang thiết bị dạy nghề, đội ngũ giáo viên...) chưa được đầu tư đồng bộ.

- Chưa tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa CSDN và doanh nghiệp trong việc phối hợp đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề và sử dụng lao động sau đào tạo.

- Kinh phí TW hỗ trợ dạy nghề cho LĐNT ít so với nhu cầu, trong khi ngân sách địa phương hạn hẹp, bổ sung thêm hạn chế, ít huy động được nguồn khác để hỗ trợ học nghề.

3. Bài học kinh nghiệm

- Qua thực tiễn cho thấy, địa phương nào cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ vai trò của công tác đào tạo nghề cho LĐNT để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập thì công tác đào tạo nghề ở địa phương đó được thực hiện tốt.

- Muốn thực hiện tốt công tác dạy nghề cho LĐNT thì cấp xã phải là trung tâm, điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của cơ sở sản xuất kinh doanh, của xã hội và xác định đối tượng lao động được hỗ trợ học nghề. Cấp huyện là cơ quan tổ chức thực hiện đề án, xác định nghề đào tạo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sản xuất và quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương. Lựa chọn CSDN đủ điều kiện, có uy tín, chất lượng để ký hợp đồng dạy nghề.

- Phải lựa chọn đối tượng tham gia học nghề một cách cẩn thận, chỉ những người nông dân trong độ tuổi lao động thực sự có nhu cầu học nghề và cam kết học nghề để tổ chức sản xuất và làm giàu bằng nghề học mới cử đi học. Như vậy số lượng người học giảm đi, kinh phí hỗ trợ tăng thêm để động viên người học và như vậy hiệu quả đầu tư cho đào tạo nghề sẽ tăng lên rất nhiều.

- Chỉ tổ chức dạy và học nghề khi người lao động dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập với việc làm có được sau khi học nghề.

- Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ về vốn, phương tiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và giới thiệu việc làm cho LĐNT sau khi học nghề. Các ngành, các cấp ở địa phương phối hợp chặt chẽ, tăng cường các điều kiện bảo đảm và quản lý chất lượng dạy nghề. Huy động các tổ chức chính trị - xã hội, khuyến khích các đoàn thể nhân dân, doanh nghiệp và người dân có đủ điều kiện tích cực tham gia vào công tác dạy nghề và tạo việc làm cho LĐNT.

- Thường xuyên giám sát việc thực hiện và kịp thời tập hợp ý kiến của nhân dân về công tác này để phản ánh, kiến nghị với các tổ chức đảng và cơ quan nhà nước đề ra biện pháp chỉ đạo phù hợp.

D. Đánh giá việc thực hiện Đề án theo Quyết định số 1582/QĐ-LĐTBXH ngày 02/12/2011 cửa Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành một số chỉ tiêu giám sát, đánh giá thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Kết quả sau 5 năm triển khai thực hiện đề án đã tổ chức được 916 lớp dạy nghề cho 29.166 LĐNT.

Phân theo 4 nhóm nghề:

- Nông nghiệp: 17.217 người

- Làng nghề: 4.602 người

- Công nghiệp - Dịch vụ: 6.457 người

- Đánh bắt xa bờ: 890 người

Phân theo 3 nhóm đối tượng:

- Nhóm LĐNT thuộc diện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác (đối tượng 1): 13.286 người

- Nhóm LĐNT thuộc diện hộ cận nghèo (đối tượng 2): 877 người

- Nhóm LĐNT khác (đối tượng 3): 15.003 người

Số LĐNT sau khi học nghề có việc làm: 24.479 người, chiếm 83% số lao động học nghề. Cụ thể:

- Số LĐNT tự tạo việc làm: 14.486 người

- Số LĐNT được doanh nghiệp tuyển dụng, bao tiêu sản phẩm: 9.922 người

- Thành lập tổ hợp sản xuất, Hợp tác xã: 71 người

Số LĐNT sau học nghề được hỗ trợ vay vốn để tổ chức sản xuất: 1.761 hộ

Số hộ nghèo có người tham gia học nghề được thoát nghèo: 1.007 hộ

Số hộ gia đình có người tham gia học nghề trở thành hộ khá: 529 hộ

Số LĐNT sau khi học nghề, đã chuyển sang làm các nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp: 6.457 người.

Đ. KẾ HOẠCH NĂM 2015 VÀ 5 NĂM (2016-2020)

I. Các nhiệm vụ và chỉ tiêu:

1. Dạy nghề cho lao động nông thôn

* Năm 2015:

- Tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo chính sách Đề án 1956: 5.200 người, trong đó nghề nông nghiệp: 1.800 người, nghề phi nông nghiệp là: 3.400 người

- Số cán bộ quản lý dạy nghề được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ: 125 người

- Số cơ sở dạy nghề công lập cấp huyện được hỗ trợ đầu tư theo quy định của QĐ 1956: 1 đơn vị

* Giai đoạn 2016-2020:

- Tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo chính sách Đề án 1956: 36.000 người, trong đó nghề nông nghiệp: 16.000 người, nghề phi nông nghiệp là: 20.000 người

- Số cán bộ quản lý dạy nghề được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ: 100 người

- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các trung tâm giáo dục nghề nghiệp để thực hiện 3 chức năng dạy nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên.

2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã:

- Năm 2015: Số cán bộ công chức được đào tạo, bồi dưỡng là 2.000 người

- Giai đoạn 2016-2020: Số cán bộ công chức được đào tạo, bồi dưỡng là 50.000 người

II. Các giải pháp tổ chức thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ

- Tiếp tục triển khai và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn; Chương trình hành động số 60/Ctr-UBND ngày 16/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 05/11/2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Tiếp tục tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và năng lực dạy nghề của các cơ sở dạy nghề để xây dựng kế hoạch dạy nghề phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tổ chức đánh giá và nhân rộng các mô hình có hiệu quả trên địa bàn tỉnh

- Lồng ghép các chương trình dự án, huy động các nguồn kinh phí để thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi công tác dạy nghề thuộc Phòng Lao động TBXH, giáo viên cơ hữu cho các trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện đáp ứng yêu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn.

Sở Lao động -Thương binh và Xã hội phối hợp với các trường có đủ tư cách pháp nhân tổ chức đào tạo chuẩn hóa nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và bồi dưỡng kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề để tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn đạt chất lượng hiệu quả.

- Tăng cường mối quan hệ giữa cơ sở dạy nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc phối hợp dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn.

- Các sở, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội có liên quan cần phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện trách nhiệm triển khai dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định Thông tư số liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCN-BTTTT ngày 12/12/2012 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương - Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn từ cấp tỉnh đến cấp xã để đảm bảo dạy nghề có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động và giải quyết việc làm sau đào tạo.

III. Nguồn lực:

1. Kế hoạch kinh phí theo từng hoạt động của đề án:

- Năm 2015: Tổng kinh phí: 15.490 triệu đồng, trong đó:

+ Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề: 500 triệu đồng

+ Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề: 13.990 triệu đồng

+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã: 1.000 triệu đồng

- Giai đoạn 2016-2020: Tổng kinh phí: 310.500 triệu đồng, trong đó:

+ Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề: 191.000 triệu đồng

+ Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề: 2.000 triệu đồng

+ Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề: 90.000 triệu đồng

+ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã: 25.000 triệu đồng

+ Đánh giá, giám sát chương trình: 2.500 triệu đồng

2. Huy động nguồn lực:

- Năm 2015:

+ Ngân sách trung ương hỗ trợ: 13.490 triệu đồng

+ Ngân sách địa phương: 2.000 triệu đồng

- Giai đoạn 2016-2020

+ Ngân sách Trung ương: 310.500 triệu đồng

E. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:

Để thực hiện tốt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” những năm tiếp theo, đề nghị các Bộ, ngành Trung ương:

- Tiếp tục hỗ trợ kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm-dạy nghề để thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

- Để quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình, đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổng cục Dạy nghề xây dựng và triển khai thực hiện phần mềm quản lý, tạo điều kiện cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, các cơ sở đào tạo nghề, các địa phương thực hiện tốt hơn công tác giám sát, đánh giá.

Trên đây là Báo cáo sơ kết 5 năm (2010 - 2014) thực hiện đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”, dự kiến kế hoạch giai đoạn 2016-2020 của Ban chỉ đạo thực hiện đề án tỉnh Thanh Hóa./.

 


Nơi nhận:
- UBND tỉnh (để báo cáo);
- Bộ Lao động - TBXH (để báo cáo);
- Tổng cục Dạy nghề (để báo cáo);
- Thành viên BCĐ tỉnh;
- Các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, VX.

TRƯỞNG BAN




PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH
Phạm Đăng Quyền

 


PHỤ LỤC 1.1

KẾT QUẢ THỰC HIỆN HỖ TRỢ DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2014
(Kèm theo Báo cáo số: 70/BC-BCĐ ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Trưởng ban chỉ đạo đề án tỉnh Thanh Hóa)

ĐVT: người

TT

Tên nghề đào tạo cho LĐNT

Số người có nhu cầu học nghề

Số người được học nghề

Hiệu quả sau học nghề

Tổng số

Nữ

Đối tượng 1

Đối tượng 2

Đối tượng 3

Tổng số người đã học xong

Tổng số người có việc làm

Được DN/Đơn vị tuyển dụng

Được DN/Đơn vị bao tiêu sản phẩm

Tự tạo việc làm

Thành lập tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp

Thuộc hộ thoát nghèo

Số người có thu nhập khá

Số người thực tế thuộc đối tượng 1

Người được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

Người dân tộc thiểu số

Người thuộc hộ nghèo

Người thuộc hộ bị thu hồi đất

Người khuyết tật

Ngui thuộc hộ cận nghèo

LĐNT khác

(1)

(2)

(3)

(4)=(6)+ (12)+(13)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)=(16)+(17) +(18)+(19)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)

Cộng

24.880

8.379

5.411

2.438

59

1.692

913

39

151

315

5.626

8.379

7.183

1.783

1.069

4.331

-

-

-

I

Nghề nông nghiệp

15.404

4.696

2.956

1.078

7

883

334

11

34

200

3.418

4.696

4.284

262

157

3.865

-

-

-

1

KT chăn nuôi gia cầm

2.455

154

87

73

-

50

32

-

-

7

74

154

89

-

-

89

-

-

-

2

KT nuôi trồng Thủy Sản

554

165

63

49

-

42

7

-

-

-

116

165

153

-

-

153

-

-

-

3

KT nuôi dê

270

132

25

86

-

86

26

-

-

-

46

132

109

-

-

109

-

-

-

4

Trồng mía nguyên liệu

154

35

12

16

3

3

10

-

-

1

18

35

35

-

-

35

-

-

-

5

Thâm canh năng suất mía đường

140

70

21

65

-

-

-

-

-

-

5

70

63

-

50

13

-

-

-

6

Trồng hoa cây cảnh

241

194

55

4

-

-

4

-

-

-

190

194

136

-

10

126

-

-

-

7

Sủa chữa máy nông nghiệp

142

70

-

-

-

-

-

-

-

-

70

70

56

49

7

-

-

-

-

8

Chăn nôi thú y

245

90

23

2

-

-

2

-

-

4

84

90

82

-

-

82

-

-

-

9

Trồng rau an toàn

1.390

727

447

65

1

35

37

5

-

7

655

727

627

-

-

627

-

-

-

10

Chăn nuôi gia súc, gia cm

1.425

670

586

-

-

-

-

-

-

-

670

670

670

-

-

670

-

-

-

11

Trồng lúa năng suất cao

2.545

705

492

278

-

278

126

-

-

123

304

705

705

-

-

705

-

-

-

12

Thâm canh năng suất lúa

35

32

21

-

-

-

-

-

-

-

32

32

32

-

-

32

-

-

-

13

Nuôi và phòng trị bệnh trâu, bò

1.345

35

16

-

-

-

-

-

-

-

35

35

35

-

-

35

-

-

-

14

Nuôi cá nước ngọt

142

35

5

-

-

-

-

-

-

-

35

35

35.

-

-

35

-

-

-

15

Trồng, sơ chế, bảo quản ngô, bẹ ngô sau thu hoạch

255

140

66

140

-

105

53

-

-

-

-

140

115

-

90

25

-

-

-

16

Trng cây ăn qu

214

90

90

23

-

23

-

-

34

34

33

90

90

-

-

90

-

-

-

17

Nuôi ong mật

204

70

25

66

-

66

-

-

-

-

4

70

50

-

-

50

-

-

-

18

Chăn nuôi vịt sinh sản

112

35

25

35

1

35

8

-

-

-

-

35

35

-

-

35

-

-

-

19

Chăn nuôi lợn có sinh sản và thương phẩm

86

35

30

35

2

35

10

-

-

-

-

35

35

-

-

35

-

-

-

20

Kỹ thuật thâm canh tăng năng suất sản lượng cây sắn nguyên liệu

125

35

18

35

-

35

3

6

-

-

-

35

35

-

-

35

-

-

-

21

Nuôi và phòng trị bệnh lợn

185

30

16

-

-

-

-

-

-

-

30

30

30

-

-

30

-

-

-

22

Trồng nm

455

130

120

40

-

40

-

-

-

-

90

130

123

-

-

123

-

-

-

23

KT trồng cây lương thực thực phẩm

1.500

540

540

-

-

-

-

-

-

-

540

540

540

-

-

540

-

-

-

24

Mạ khay - máy cy

65

60

45

-

-

-

-

-

-

-

60

60

31

-

-

31

-

-

-

25

Sơ chế nông sản

525

100

81

7

-

-

7

-

-

23

70

100

73

-

-

73

-

-

-

26

Chuẩn đoán nhanh bệnh động vật thủy sản

25

22

-

1

-

-

1

-

-

1

20

22

22

-

-

22

-

-

-

27

Chế biến thủy sản

70

35

20

8

-

-

8

-

-

-

27

35

27

15

-

12

-

-

-

28

Điu khin tàu cá

395

210

-

-

-

-

-

-

-

-

210

210

208

198

-

10

-

-

-

29

Chế biến lâm sản

105

50

27

50

-

50

-

-

-

-

-

50

43

-

-

43

-

-

-

 

Ngh phi nông nghiệp

9.476

3.683

2.455

1.360

52

809

579

28

117

115

2.208

3.683

2.899

1.521

912

466

-

-

-

1

N hoàn thiện

275

125

3

65

-

30

35

-

-

-

60

125

102

60

-

42

-

-

-

2

Sản xuất VLXD

150

30

-

-

-

-

-

-

-

-

30

30

30

30

-

-

-

-

-

3

Điện dân dng

375

235

-

65

-

65

-

-

-

-

170

235

155

26

-

129

-

-

-

4

Cơ khí-hàn

488

317

-

97

-

97

-

-

-

-

220

317

245

187

-

58

-

-

-

5

May công nghiệp

3.085

1.378

1.245

441

20

272

242

24

5

37

900

1.378

1.052

1.052

-

-

-

-

-

6

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

635

439

346

322

13

226

141

-

7

-

117

439

344

-

316

28

-

-

-

7

Ch tăm hương

120

35

20

35

7

35

29

-

-

-

-

35

28

-

28

-

-

-

-

8

Mây giang xiên

258

147

145

18

6

-

12

-

-

7

122

147

119

-

119

-

-

-

-

9

Mây tre đan

135

35

35

10

-

-

10

-

-

-

25

35

29

-

29

-

-

-

-

10

Đan thảm cói mỹ nghệ

275

140

140

-

-

-

-

-

-

-

140

140

116

-

116

-

-

-

-

11

Dệt chiếu máy và đan hàng thủ công mỹ nghệ

150

50

50

13

-

-

13

-

-

19

18

50

41

-

41

-

 

-

-

-

12

Thêu ren

2.505

286

286

179

1

84

87

4

5

16

91

286

263

-

263

-

-

-

-

13

Nghiệp v du lch

350

171

88

15

5

-

10

-

-

36

120

171

146

98

-

48

-

-

-

14

Tẩm qut cổ truyền

200

100

42

100

-

-

-

-

100

-

-

100

100

52

-

48

-

-

-

15

Sửa chữa xe máy

150

70

-

-

-

-

-

-

-

-

70

70

43

16

-

27

-

-

-

16

Tin học

150

70

-

-

-

-

-

-

-

-

70

70

46

-

-

46

-

-

-

17

Dịch vụ chăm sóc gia đình

175

55

55

-

-

-

-

-

-

-

55

55

40

-

-

40

-

-

-

 

PHỤ LỤC 1.2

KẾT QUẢ DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2010 - 2014
(Kèm theo Báo cáo số: 70/BC-BCĐ ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Trưởng ban chỉ đạo đề án tnh Thanh Hóa)

Số TT

Tên ngh đào to cho lao động nông thôn

Số người có nhu cầu học nghề

Kết quả dạy nghề cho LĐNT và việc làm sau học nghề (người)

Tổng số

Nữ

Đối tượng 1

Trong đó

Đối tượng 2

Đối tượng 3

Tổng số người học xong

Số người có việc làm

Người được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

Người dân tộc thiểu số

Người thuộc hộ nghèo

Người thuộc hộ b thu hồi đất

Người tàn tật

Ngưi thuộc hộ cận nghèo

LĐNT khác

Tổng số người có việc làm

Được DN/ đơn vị tuyển dụng

Được DN/ đơn vị bao tiêu sản phẩm

Tự tạo việc làm

Thành lập tổ hợp tác, tổ sản xuất, HTX, DN

Thuộc hộ thoát nghèo

Thuc hộ khá

Cộng (I+II)

91.853

29.166

17.219

13.286

98

7.953

5.367

94

190

877

15.003

29.166

24.479

4.674

5.248

14.486

71

1.007

529

l

Nghề nông nghiệp

60.754

18.107

9.718

8.168

35

4.852

3.427

11

34

561

9.378

18.107

15.919

662

1.657

13.529

71

814

529

1

K thuật nuôi tôm

320

170

57

84

1

0

83

0

0

16

70

170

154

0

0

154

0

16

0

2

Trng hoa, cây cảnh

1.250

600

111

201

8

-

193

-

-

-

399

600

416

-

10

397

9

57

89

3

Trng lúa lai F1

175

35

23

0

0

-

0

0

0

0

35

35

35

0

0

35

0

0

12

4

Trng lúa năng suất cao

5618

950

666

383

-

313

196

-

-

123

444

950

943

-

-

943

-

32

-

5

Trng lúa thơm

195

35

22

35

0

35

0

0

0

0

0

35

35

0

0

35

0

0

0

6

Thâm canh năng suất lúa

150

32

21

-

-

-

-

-

-

-

32

32

32

-

-

32

-

-

-

7

Kỹ thuật trng lúa

2.234

724

414

388

2

22

364

-

-

28

308

724

730

-

-

724

6

123

35

8

Nhân giống a

655

210

170

79

-

35

44

-

-

12

119

210

210

-

-

210

-

8

-

9

Kỹ thuật thâm canh dưa chuột

185

40

22

26

0

0

26

0

0

1

13

40

40

0

0

40

0

12

0

10

Kỹ thuật trồng cao su

1.678

420

116

393

3

333

57

-

-

-

27

420

356

-

-

356

-

28

16

11

Trồng cây công nghiệp

752

140

34

140

0

140

0

0

0

0

0

140

110

0

0

110

0

0

0

12

Trồng luống

521

70

16

70

0

70

0

0

0

0

0

70

55

0

0

55

0

0

0

13

Trồng nấm mộc nhĩ

2.750

1.761

1.163

901

0

801

100

0

0

26

834

1.761

1.470

0

391

1.046

33

51

94

14

Trồng ớt, đậu tương

250

35

22

35

0

35

0

0

0

0

0

35

36

0

0

35

1

0

9

15

Trồng u nuôi tm

197

70

29

44

0

35

9

0

0

0

26

70

62

0

0

62

0

0

0

16

Thú y

1.864

662

237

355

-

257

98

-

-

54

253

662

554

-

-

534

-

13

-

17

Bo v thực vật

354

70

32

44

0

35

9

0

0

1

25

70

59

0

0

59

0

0

0

18

Sn xuất giống ngô

215

35

7

34

0

0

34

0

0

0

1

35

35

0

0

35

0

9

0

19

Nuôi trồng thủy sn, KT nuôi trồng TS

1.678

408

104

89

-

68

21

-

-

-

319

408

320

-

-

320

-

-

21

20

Nuôi cá nước ngọt

987

267

56

155

-

126

29

-

-

9

103

267

214

-

-

213

1

17

-

21

Chăn nuôi gia súc gia cm

6.457

2.096

1.466

600

6

513

81

-

. -

57

1.439

2.096

1.895

-

35

1.851

9

24

63

22

Chăn nuôi gia cm

2.450

154

87

73

-

50

32

-

-

7

74

154

89

-

-

89

-

-

-

23

Nuôi lợn hưng nạc

187

73

47

45

-

-

45

-

-

15

13

73

61

-

-

61

-

15

-

24

Chăn nuôi lợn

1.697

676

372

298

0

151

147

0

0

47

331

676

613

0

35

574

4

78

41

25

Chăn nuôi lợn nái sinh sn

218

31

23

31

0

31

0

0

0

0

0

31

25

0

0

25

0

0

0

26

Chăn nuôi lợn có sinh sn và thương phm

187

35

30

35

2

35

10

-

-

-

-

35

35

-

-

35

-

-

-

27

Nuôi và phòng tr bnh lợn

257

30

16

-

-

-

-

-

-

-

30

30

30

-

-

30

-

-

-

28

Chăn nuôi trâu bò

468

168

87

140

-

121

19

-

-

7

21

168

161

-

-

161

-

7

-

29

Nuôi và phòng tr bệnh trâu, bò

1987

35

16

-

-

-

-

-

-

-

35

35

35

-

-

35

-

-

-

30

Nuôi ếch

150

64

15

64

0

64

0

0

0

0

0

64

55

0

0

55

0

0

0

31

Trng rau an toàn

4.687

1.532

898

446

1

194

259

5

-

29

1.057

1.532

1.370

-

-

1.362

8

78

58

32

Quy trình sx m khay, máy cy

987

407

219

55

3

11

41

-

-

-

352

407

283

-

33

250

-

5

-

33

K thut chăn nuôi dê - th

397

164

66

90

-

89

1

-

-

35

39

164

159

-

-

159

-

-

-

34

K thuật nuôi cua

389

210

100

109

2

0

107

0

0

1

100

210

172

20

0

152

0

8

0

35

Trng và sơ chế bèo tây

278

35

35

30

2

8

20

0

0

0

5

35

0

0

0

0

0

0

0

36

K thuật trồng mía đường

2.567

1.019

522

930

0

153

777

0

0

0

89

1.019

923

0

751

172

0

125

57

37

Thâm canh năng suất mía đường

215

70

21

65

-

-

-

-

-

-

5

70

63

-

50

13

-

-

-

38

Trồng mía nguyên liệu

267

35

12

16

3

3

10

-

-

1

18

35

35

-

-

35

-

-

-

39

Chăn nuôi con đặc sn

85

35

0

30

0

30

0

0

0

2

3

35

25

0

0

25

0

0

0

……..

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Điện công nghiệp

205

105

-

25

-

-

25

-

-

-

80

105

88

88

-

-

-

-

-

5

Mộc dân dụng

195

100

-

100

-

100

-

-

-

-

-

100

72

27

-

45

-

-

-

6

Sa cha xe máy

315

105

-

-

-

-

-

 

-

-

105

105

43

16

-

27

-

-

-

7

Kỹ thuật chế biến món ăn

295

55

38

-

-

-

-

-

-

-

55

55

49

32

-

17

-

-

-

8

Nghiệp vụ kinh doanh du lịch

1.025

331

195

15

5

-

10

-

-

36

280

331

288

170

-

118

-

-

-

9

Chế tác đá trang sức

485

260

139

70

-

-

70

-

-

-

190

260

187

187

-

-

-

13

-

10

Máy giang xiên

1.324

569

495

203

6

-

162

-

35

46

320

569

428

25

403

-

-

25

-

11

Máy tre đan

954

239

137

139

-

70

69

-

-

22

78

239

187

-

187

-

-

-

-

12

Sản xut hàng th công mỹ ngh

3.546

1.790

1.337

1.285

15

894

427

6

8

24

481

1.790

1.317

-

1.289

28

-

25

-

13

Dệt thổ cẩm

375

196

153

196

-

196

-

-

-

-

-

196

159

-

159

-

-

-

-

14

Móc hộp xuất khu

295

138

120

3

-

-

3

-

-

22

113

138

125

-

125

-

-

-

-

15

Chiếu tre

205

80

52

30

4

-

26

-

-

20

30

80

76

12

64

-

-

9

-

16

Dt chiếu trên máy kiểu Nhật Bản

175

50

29

26

-

-

26

-

-

12

12

50

45

45

-

-

-

6

-

17

Thêu ren đính cườm

1546

909

799

901

-

547

354

-

-

-

8

909

763

-

763

-

-

89

-

18

N hoàn thiện

648

225

3

165

-

130

35

-

-

-

60

225

187

75

-

112

-

-

-

19

Trang trí nội tht

145

35

-

23

-

23

-

-

-

-

12

35

21

-

-

21

-

-

-

20

Xây dựng dân dụng

278

105

      -

18

-

18

-

-

-

17

70

105

94

62

-

32

-

-

-

21

Tranh đá quý

205

30

30

-

-

-

-

-

-

-

30

30

30

-

30

-

-

-

-

22

Sa chữa máy đng lực

145

30

0

0

0

0

0

0

0

3

27

30

13

6

0

7

0

0

0

23

Kéo sợi tơ tm

105

13

13

8

0

8

0

0

0

0

5

13

13

13

0

0

0

0

0

24

Dệt chiếu cải

125

35

26

35

0

0

35

0

0

0

0

35

35

0

35

0

0

5

0

25

Ch tăm hương

205

79

64

79

7

79

29

-

-

-

-

79

72

-

72

-

-

-

-

26

Làm chổi đót

115

44

44

44

0

44

0

0

0

0

0

44

44

0

44

0

0

0

0

27

Dịch vụ chăm sóc gia đình

645

190

190

-

-

-

-

-

-

-

190

190

145

-

-

145

-

-

-

28

Đan thảm cói m nghệ

387

140

140

-

-

-

-

-

-

-

140

140

116

-

116

-

-

-

-

29

Dệt chiếu máy và đan hàng thủ công mỹ nghệ

205

50

50

13

-

-

13

-

-

19

18

50

41

-

41

-

-

-

-

30

Tm quất c truyền

325

100

42

100

-

-

-

-

100

-

-

100

100

52

-

48

-

-

-

31

Tin học

215

70

-

-

-

-

-

-

-

-

70

70

46

-

-

46

-

-

-

32

Sn xuất VLXD

175

30

-

-

-

-

-

-

-

-

30

30

30

30

-

-

-

-

-

33

Cơ khí-hàn

679

317

-

97

-

97

-

-

-

-

220

317

245

187

-

58

-

-

-

34

Thêu ren

3498

286

286

179

1

84

87

4

5

16

91

286

263

-

263

-

-

-

-

 


PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP CÁC MÔ HÌNH DẠY NGHỀ CÓ HIỆU QUẢ
(Kèm theo Báo cáo số: 70/BC-BCĐ ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Trưởng ban chỉ đạo đề án tỉnh Thanh Hóa)

TT

Tên nghề được học/tên nghề đào tạo

Địa chỉ

Ghi chú

1

Hợp tác xã Nấm- Thành thọ

Thành Thọ - Thạch Thành

 

2

Trung tâm sản xuất Nấm Thành Vân

Thành Vân - Thạch Thành

 

3

T sản xuất nm Cựu chiến binh Thành Vinh

Thành Vinh - Thạch Thành

 

4

Nhân giống lúa

Xã Xuân Quang-Thọ Xuân

 

5

HTX Tiểu thủ công nghiệp Tân Thọ

Xã Tân Thọ Nông Cống

 

6

Nghề mây giang xiên/Doanh nghiệp tư nhân Duẩn Thủy

Xã Định Bình-Yên Định

 

7

Mây giang xiên/Doanh nghiệp Tư nhân Mỳ Quảng

Xã Thiệu Long-Thiệu Hóa-Thanh Hóa

 

8

Sn xuất mạ khay máy cấy

Huyện Nga Sơn; Triệu Sơn; Quảng Xương

 

9

Trồng rau an toàn

Huyện Yên Định

 

10

Mô hình trồng Nấm - Mộc nhĩ

Huyện Thường Xuân

 

11

Mô hình trồng Nấm - Mộc nhĩ

Hà Châu-Hà Trung

 

12

Mô hình HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ Nấm ăn (Trung tâm dạy nghề Phụ nữ tỉnh)

Xã Đông Hòa, huyện Đông Sơn;
Xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn;
Xã Ba Đình, huyện Nga Sơn;
Xã Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hóa

 

13

Mô hình thuyn trưởng, máy trưởng

Xã Quảng Nham-Quảng Xương

 

 


PHỤ LỤC 3.1

KẾT QUẢ THAM GIA DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CỦA CÁC CƠ SỞ NĂM 2014
(Kèm theo Báo cáo số: 70/BC-BCĐ ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Trưởng ban chỉ đạo đề án tnh Thanh Hóa)

ĐVT: người

TT

Tên cơ sở tham gia dạy nghề cho LĐNT

S giáo viên tham gia dạy nghề cho LĐNT

Số người dạy nghề tham gia dạy nghề cho LĐNT

Số giáo viên được đào tạo nghiệp vụ sư phạm kỹ năng nghề

S người dạy nghề được đào tạo, bồi dưỡng k năng dạy học

Kết quả đào tạo nghề cho LĐNT

Giáo viên cơ hữu

Giáo viên thỉnh giảng

Tổng số LĐNT đã được đào tạo

Đối tượng 1

Đối tượng 2

Đối tượng 3

Tng số LĐNT học xong có việc làm

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)=(9)+(10)+(11)

(9)

(10)

(11)

(12)

Tổng cộng (I+II+III)

228

84

48

250

48

8.379

2.438

315

5.626

7.183

I

Cơ sở dạy nghề

144

50

10

147

10

5.577

1.300

158

4.119

4.876

1

Trường CĐN Nông nghiệp và PTNT

11

0

0

11

0

245

8

0

237

235

2

Trường CĐN An Nhất Vinh

9

0

0

2

0

199

6

7

186

158

3

Trường CĐN Lam Kinh

6

0

3

2

3

140

116

1

23

133

4

Trường CĐN Vicet

8

5

7

13

7

600

278

123

199

600

5

Trường TCN S 1 TP

2

0

0

2

0

35

0

0

35

20

6

Trường TCN Xây Dựng

3

0

0

3

0

95

95

0

0

64

7

Trường TCN Bỉm Sơn

3

0

0

3

0

60

0

0

60

52

8

Trường TCN Miền Núi

6

0

0

2

0

75

75

0

0

63

9

Trường TCN Quảng Xương

2

0

0

2

0

35

0

0

35

35

10

Trường TCN Nga Sơn

4

0

0

4

0

90

0

0

90

70

11

Trường TCN Thương mại-Du lịch

2

0

0

2

0

35

0

0

35

27

12

Trường TCN Thch Thành

12

9

0

15

0

652

402

7

243

422

13

Trung tâm DN Đông Sơn

9

0

0

5

0

168

5

0

163

121

14

Trung tâm DN Thiệu Hóa

4

0

0

4

0

100

6

6

88

52

15

Trung tâm DN Vĩnh Lc

9

0

0

3

0

197

31

2

164

148

16

Trung tâm DN Triu Sơn

4

5

0

9

0

204

0

0

204

176

17

Trung tâm DN Nông Cống

7

0

0

3

0

220

40

0

180

188

18

Trung tâm DN Hậu Lộc

4

0

0

2

0

105

17

5

83

86

19

Trung tâm DN Như Xuân

2

0

0

2

0

54

54

0

0

42

20

Trung tâm DN Thường Xuân

8

0

0

4

0

120

105

0

15

104

21

TT Dạy ngh và hỗ trợ nông dân

5

4

0

9

0

280

0

0

280

280

22

Trung tâm DN Phụ Nữ

7

15

0

22

0

1.145

0

0

1145

1130

23

Trung tâm DN Công đoàn

2

4

0

6

0

93

9

0

84

93

24

Trung tâm dạy nghề Phúc Khiêm

1

2

0

3

0

50

10

0

40

40

25

Trung tâm dạy nghề Yên Định

10

6

0

10

0

510

5

0

505

467

26

Trung tâm dạy nghề Thọ Xuân

4

0

0

4

0

70

38

7

25

70

II

Cơ sở giáo dục

24

14

0

38

0

946

290

36

620

764

1

Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và giới thiệu việc làm Thanh niên

2

5

0

7

0

385

0

0

385

245

2

TT GD-DN Hội người Mù

6

0

0

6

0

100

100

0

0

100

3

TT Giáo dục dạy nghề Lao động xã hội

3

3

0

6

0

150

0

0

150

150

4

Trung tâm GDTX- DN TX.Sầm Sơn

5

6

0

11

0

136

15

36

85

119

5

Trung tâm GDTX- DN Bá Thước

2

0

0

2

0

35

35

0

0

17

6

Trung tâm GDTX- DN Lang Chánh

4

0

0

4

0

105

105

0

0

105

7

DN Quan Sơn

2

0

0

2

0

35

35

0

0

28

III

Cơ sở khác

60

20

38

65

38

1.856

848

121

887

1.543

1

Trung tâm dch vụ VAC-Hội làm vườn Bc Ninh

3

0

0

3

0

90

23

34

33

90

2

Lớp DN DNTN sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của người tàn tật Thiên Hằng

9

5

9

11

9

351

254

23

74

257

3

Lp DN Doanh nghiệp tư nhân Duẩn Thủy

2

0

0

2

0

35

0

0

35

28

4

Lớp DN Công ty TNHH Hạnh Tường

4

0

3

4

3

100

0

0

100

91

5

Lp DN Doanh nghiệp tư nhân thương mại Mỳ Quảng

5

0

3

5

3

147

18

7

122

119

 

PHỤ LỤC 3.2

KẾT QUẢ THAM GIA DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CỦA CÁC CƠ SỞ NĂM 2010-2014
(Kèm theo Báo cáo số: 70/BC-BCĐ ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Trưởng ban chỉ đạo đề án tnh Thanh Hóa)

ĐVT: Người

TT

Tên cơ sở tham gia dạy nghề cho LĐNT

S giáo viên tham gia dạy nghề cho LĐNT

Số người dạy nghề tham gia dạy nghề cho LĐNT

Số giáo viên được đào tạo nghiệp vụ sư phạm kỹ năng nghề

S người dạy nghề được đào tạo, bồi dưỡng k năng dạy học

Kết quả đào tạo nghề cho LĐNT

Giáo viên cơ hữu

Giáo viên thỉnh giảng

Tổng số LĐNT đã được đào tạo

Đối tượng 1

Đối tượng 2

Đối tượng 3

Tng số LĐNT học xong có việc làm

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)=(9)+(10)+(11)

(9)

(10)

(11)

(12)

Tổng cộng

462

287

245

687

245

29.166

13.286

877

15.003

24.479

I

Cơ sở dạy nghề

247

149

99

349

99

18.561

7.292

410

10.859

15.700

I

Trường CĐN Nông nghiệp và PTNT

13

2

-

15

-

1.570

673

32

865

1.375

2

Trường CĐN An Nhất Vinh

18

15

19

26

19

1.673

495

38

1.140

1.415

3

Trường CĐN Lam Kinh

10

5

12

11

12

1.197

1.027

6

164

1.012

4

Trường CĐN Vicet

11

6

8

17

8

705

370

125

210

680

5

Trường TCN Quảng Xương

5

1

2

6

2

70

35

-

35

60

6

Trường TCN số 1 TP

6

3

1

9

1

140

55

-

85

104

7

Trường TCN Xây Dựng

5

1

-

6

-

332

271

24

37

234

8

Trường TCN Bỉm Sơn

7

2

-

9

-

415

31

6

378

333

9

Trường TCN Min Núi

10

1

1

7

1

615

615

-

-

508

10

Trường TCN Nghi Sơn

4

4

-

8

-

96

49

-

47

80

11

Trường TCN Nga Sơn

10

4

1

14

1

260

78

18

164

206

12

Trường TCN Thạch Thành

17

14

7

25

7

1.515

1.037

7

471

1.171

13

Trường TCN Thương mi-Du lch

2

-

-

2

-

35

-

-

35

27

14

Trung tâm DN Đông Sơn

12

5

-

13

-

323

5

2

316

226

15

Trung tâm DN Thiệu Hóa

8

4

-

12

-

348

68

6

274

240

16

Trung tâm DN Cm Thủy

2

1

1

3

1

135

135

-

-

110

17

Trung tâm DN Vĩnh Lộc

13

4

4

11

4

624

193

36

395

476

18

Trung tâm DN Triệu Sơn

7

8

1

15

1

569

27

-

542

476

19

Trung tâm DN Nông Cống

10

3

1

9

1

430

121

5

304

367

20

Trung tâm DN Hậu Lộc

10

3

-

11

-

298

65

16

217

238

21

Trung tâm DN Như Xuân

5

3

2

8

2

699

654

-

45

558

22

Trung tâm DN Thường Xuân

12

4

2

12

2

713

683

-

30

590

23

Trung tâm DN Mường Lát

2

2

2

4

2

105

105

-

-

84

24

Trung tâm dạy ngh Thọ Xuân

10

5

4

15

4

479

310

15

154

422

25

Trung tâm dạy nghề Yên Định

12

10

2

16

2

1.000

79

52

869

888

26

TT Dạy nghề và hỗ trợ nông dân

8

6

3

14

3

805

89

-

716

677

27

Trung tâm DN Phụ Nữ

11

25

25

36

25

3.005

3

22

2.980

2.785

28

Trung tâm dạy ngh Phúc Khiêm

3

4

1

7

1

277

10

-

267

237

29

Trung tâm dạy nghề tư thục Hợp Lực

2

-

-

2

-

35

-

-

35

28

30

Trung tâm DN Công đoàn

2

4

-

6

-

93

9

-

84

93

II

Cơ sở giáo dục đào tạo

62

58

34

120

34

3.685

2.021

212

1.452

3.048

1

Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và giới thiệu việc làm Thanh niên

4

13

6

17

6

455

-

-

455

295

2

Trung tâm GDTX- DN Hà Trung

4

2

2

6

2

35

12

2

21

30

3

Trung tâm GDTX- DN Hong Hóa

2

2

1

4

1

65

44

20

1

53

4

Trung tâm GDTX- DN TX.Sầm Sơn

7

10

2

17

2

351

15

36

300

323

5

Trung tâm GDTX- DN Bá Thước

5

2

2

7

2

181

181

-

-

135

6

Trung tâm GDTX - DN Lang Chánh

8

3

5

11

5

455

455

-

-

382

7

Trung tâm GDTX - DN Như Thanh

3

3

1

6

1

202

187

-

15

166

8

Trung tâm GDTX- DN Quan Sơn

5

3

-

8

-

271

271

-

-

223

9

Trung tâm GDTX- DN Quan Hóa

4

5

5

9

5

140

140

-

-

112

10

TT GD-DN Hội người Mù

6

-

-

6

-

100

100

-

-

100

11

TT Giáo dục dạy nghề Lao động xã hội

3

3

-

6

-

150

-

-

150

150

12

Trường CĐ Nông nghiệp và PTNT Bắc B

2

2

4

4

4

175

73

1

101

145

13

Trường TC Nông Lâm

3

5

-

8

-

700

345

50

305

609

14

Trường TC Y- Dược Văn Hiến

2

1

4

3

4

70

70

-

-

56

15

Trường TC Đức Thiện

2

2

2

4

2

265

128

103

34

209

16

TT GDTX Thường Xuân

2

2

-

4

-

70

-

-

70

60

III

Cơ sở khác

153

80

112

218

112

6.920

3.973

255

2.692

5.731

1

Trung tâm dịch vụ VAC-Hội làm vườn Bắc Ninh

3

-

-

3

-

90

23

34

33

90

2

Hội làm vườn và trang trại

4

-

-

4

-

123

36

-

87

103

3

Công ty TNHH Minh Tuyết

4

-

-

4

-

53

-

-

53

53

4

Doanh nghiệp tư nhân sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ của người tàn tật Thiên Hằng

13

10

14

20

14

1.542

1.250

23

269

1.185

5

Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển giáo dục Bình Minh

7

8

8

15

8

614

587

-

27

503

6

Doanh nghiệp tư nhân Vĩ Thủy

4

-

-

4

-

113

-

11

102

91

7

Doanh nghiệp tư nhân Duẩn Thủy

6

-

-

6

-

105

-

16

89

95

8

Hợp tác xã dạy nghề và phục hồi chức năng cho người khuyết tật 18-4

2

-

-

2

-

35

35

-

-

33

9

Công ty cổ phần vn tải biển Minh Xuân

4

-

-

4

-

50

-

-

50

41

10

Doanh nghiệp tư nhân SXKD xuất khẩu Việt Trang

6

6

-

12

-

220

148

22

50

174

11

Công ty TNHH đá quý trang sức Huy Thành

4

-

-

4

-

145

70

-

75

119

12

Công ty TNHH đá quý trang sức Mạnh Cường

4

-

-

4

-

75

-

-

75

63

13

Công ty TNHH sản xuất Đá quý Hoàng Thuận

2

-

-

2

-

40

-

-

40

32

14

Công ty TNHH Hạnh Tường

8

-

3

8

3

213

-

-

213

183

15

Doanh nghiệp tư nhân thương mại Mỳ Quảng

8

3

3

11

3

268

87

9

172

228

16

Doanh nghiệp tư nhân Thái Bàng

4

-

-

4

-

44

21

-

23

40

17

Doanh nghiệp tư nhân kinh doanh văn phòng phẩm, dạy nghề của người khuyết tật Thanh Hóa

13

13

28

23

28

732

569

12

151

594

18

Hợp tác xã thủ công nghiệp Phú Thắng

3

2

5

5

5

302

113

25

164

250

19

Công ty TNHH Mỹ Hương

19

13

22

27

22

901

794

16

91

755

20

Công ty Đức Thiên Phú

3

6

6

9

6

105

9

6

90

99

21

Công ty Việt Mỹ

5

7

14

8

14

443

99

-

344

364

22

Công ty TNHH Quốc Đại

3

2

2

5

2

80

-

-

80

80

23

HTX Tân Thọ

5

3

-

8

-

105

34

20

51

99

24

HTX thủ công mỹ nghệ và dạy nghề Hải Oanh

4

5

6

9

6

220

30

20

170

196

25

Công ty CP Tiến Nông

6

2

-

8

-

135

-

-

135

103

26

DN Tư nhân Minh Kiên

3

0

1

3

1

50

13

19

18

41

27

Công ty May Tiên Sơn

6

0

0

6

0

117

55

22

40

117

 

PHỤ LỤC 4

DANH SÁCH CƠ SỞ DẠY NGHỀ ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT, THIẾT BỊ DẠY NGHỀ
(Kèm theo Báo cáo số: 70/BC-BCĐ ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Trưởng ban chỉ đạo đề án tnh Thanh Hóa)

ĐVT: nghìn đồng

TT

Tên CSDN được đầu tư

Giai đoạn (2010 - 2014)

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Tổng số

KPTW

KPĐP

Khác

Tổng số

KPTW

KPĐP

Khác

Tổng số

KPTW

KPĐP

Khác

Tổng số

KPTW

KPĐP

Khác

Tổng số

KPTW

KPĐP

Khác

Tổng số

KPTW

KPĐP

Khác

Tổng số

78.300

78.300

0

0

30.000

30.000

0

0

10.500

10.500

0

0

13.000

13.800

0

0

21.500

21.500

0

0

2.500

2.500

0

0

1

Tờng TCN Miền núi

5.800

5.800

 

 

0

0

 

 

1.000

1.000

 

 

3.000

3.000

 

 

1.800

1.000

 

 

0

0

 

 

2

Trường TCN Nga Sơn

5.000

5.000

 

 

5.000

5.000

 

 

0

 

 

 

0

0

 

 

0

0

 

 

0

0

 

 

3

Trường TCN Nghi Sơn

5.000

5.000

 

 

3.000

3.000

 

 

0

 

 

 

0

0

 

 

0

0

 

 

2.000

2.000

 

 

4

Trường TCN Bm Sơn

2 000

2.000

 

 

2.000

2.000

 

 

0

 

 

 

0

0

 

 

0

0

 

 

0

0

 

 

5

Trường TCN Nông nghiệp&PTNT- (Trưng CĐN NN&PTNT)

1.000

1.000

 

 

0

0

 

 

1.000

1.000

 

 

0

0

 

 

0

0

 

 

0

0

 

 

6

Trung tâm Giáo dục Lao động xã hi

1.300

1.300

 

 

0

0

 

 

0

 

 

 

800

800

 

 

0

0

 

 

500

500

 

 

7

Trung tâm dạy nghề Thọ Xuân

6.000

6.000

 

 

5.000

5.000

 

 

0

 

 

 

0

0

 

 

1.000

1.000

 

 

0

 

 

 

8

Trung tâm dy ngh Cẩm Thủy

4.000

4.000

 

 

1.500

1.500

 

 

500

500

 

 

1.000

1.000

 

 

1.000

1.000

 

 

0

 

 

 

9

Trung tâm dạy nghề Thạch Thành

4.000

4.000

 

 

2.500

2.500

 

 

500

500

 

 

0

0

 

 

1.000

1.000

 

 

0

 

 

 

10

Trung tâm dy nghề Vĩnh Lộc

4.000

4.000

 

 

1.500

1.500

 

 

500

500

 

 

1.000

1.000

 

 

1.000

1.000

 

 

0

 

 

 

11

Trung tâm dạy nghề Hậu Lộc

3.000

3.000

 

 

0

0

 

 

500

500

 

 

1.500

1.500

 

 

1.000

1.000

 

 

0

 

 

 

12

Trung m dạy nghề Nông Cống

3.000

3.000

 

 

0

0

 

 

500

500

 

 

2.000

2.000

 

 

500

500

 

 

0

 

 

 

13

Trung tâm dy ngh Triệu Sơn

4.000

4.000

 

 

2.500

2.500

 

 

500

500

 

 

0

0

 

 

1.000

1.000

 

 

0

 

 

 

14

Trung tâm dạy nghề Thiệu Hóa

3.000

3.000

 

 

3.000

3.000

 

 

0

 

 

 

0

0

 

 

0

0

 

 

0

 

 

 

15

Trung tâm dạy ngh Đông Sơn

3.500

3.500

 

 

1.500

1.500

 

 

500

500

 

 

1.000

1.000

 

 

500

500

 

 

0

 

 

 

16

Trung tâm dạy nghề Yên Đnh

7.000

7.000

 

 

500

500

 

 

2.000

2.000

 

 

2.500

2.500

 

 

2.000

2.000

 

 

0

 

 

 

17

Trung tâm GDTX-DN Như Thanh

2.000

2.000

 

 

500

500

 

 

500

500

 

 

0

0

 

 

1.000

1.000

 

 

0

 

 

 

18

Trung m GDTX-DN Hong Hóa

2.000

2.000

 

 

500

500

 

 

500

500

 

 

0

0

 

 

1.000

1.000

 

 

0

 

 

 

19

Trường TCN Qung Xương (Trung tâm GDTX-DN Quảng Xương)

3.000

3.000

 

 

500

500

 

 

500

500

 

 

0

0

 

 

2.000

2.000

 

 

0

 

 

 

20

Trung tâm GDTX-DN Hà Trung

2.500

2.500

 

 

500

500

 

 

500

500

 

 

0

0

 

 

1.500

1.500

 

 

0

 

 

 

21

Trưng TCN số 1 TP Thanh Hóa (Trung tâm GDTX-DN TP Thanh Hóa)

5.000

5.000

 

 

0

0

 

 

500

500

 

 

500

500

 

 

4.000

4.000

 

 

0

 

 

 

22

Trung tâm GDTX-DN TX Sầm Sơn

1.000

1.000

 

 

0

0

 

 

500

500

 

 

500

500

 

 

0

0

 

 

0

 

 

 

23

Trung tâm GDTX và DN Quan Sơn

1.200

1.200

 

 

0

 

 

 

0

 

 

 

0

 

 

 

1.200

1.200

 

 

0

 

 

 

 

PHỤ LỤC 5

KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 VÀ KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Báo cáo số: 70/BC-BCĐ ngày 20 tháng 8 năm 2015 của Trưởng ban chỉ đạo đề án tnh Thanh Hóa)

TT

Nội dung

Thực hiện giai đoạn 2010 - 2014

Kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020

Năm 2014

Năm 2010 - 2014

Năm 2015

Năm 2016 - 2020

Kinh phí (nghìn đng)

Kinh phí (nghìn đng)

Kinh phí (nghìn đng)

Kinh phí (nghìn đồng)

Tổng số

TW

ĐP

Khác

Tổng số

TW

ĐP

Khác

Tổng số

TW

ĐP

Khác

Tổng số

TW

ĐP

Khác

I

Dạy nghề cho LĐNT

18.917,0

13.636,0

4.450,0

831,0

148.244,4

129.456,0

7.835,0

10.953,4

14.490,0

12.490,0

2.000,0

0,0

285.500,0

285.500,0

0,0

0,0

1

Tuyên truyền, tư vấn học ngh và việc làm đối với LĐNT

0,0

 

 

 

0,0

 

 

 

0,0

 

 

 

0,0

 

 

 

2

Điu tra khảo sát sự báo nhu cầu học nghề cho LĐNT

0,0

 

 

 

820,0

820,0

 

 

0,0

 

 

 

0,0

 

 

 

3

Thí đim mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn

0,0

 

 

 

12.000,0

12.000,0

 

 

0,0

 

 

 

0,0

 

 

 

4

Tăng cường cơ sở vật cht, trang thiết bị dạy nghề

2.500,0

2.500,0

 

 

78.300,0

78.300,0

 

 

500,0

500,0

 

 

191.000,0

191.000,0

 

 

5

Phát trin chương trình, giáo trình học liệu và xây dựng danh mục ngh

0,0

 

 

 

0,0

 

 

 

0,0

 

 

 

0,0

 

 

 

6

Phát triển giáo viên, cán bộ quản lý

500,0

500,0

 

 

2.000,0

2.000,0

 

 

0,0

0,0

 

 

2.000,0

2.000,0

 

 

7

H trợ LĐNT học nghề

15.857,0

10.636,0

4.390,0

831,0

54.384,4

35.776,0

7.655,0

10.953,403

13.990,0

11.990,0

2.000,0

 

90.000,0

90.000,0

 

 

8

Giám sát đánh giá tình hình thực hiện Đ án

60,0

 

60,0

 

740,0

560,0

180,0

 

0,0

 

 

 

2.500,0

2.500,0

 

 

II

Cán bộ công chức xã

1.000,0

1.000,0

0,0

0,0

13.020,0

13.020,0

0,0

0,0

1.000,0

1.000,0

0,0

0,0

25.000,0

25.000,0

0,0

0,0

1

Xây dng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng

0,0

 

 

 

0,0

 

 

 

0,0

 

 

 

0,0

 

 

 

2

Đáo to, bồi dưng cán bộ công chức xã

1.000,0

1.000,0

 

 

13.020,0

13.020,0

 

 

1.000,0

1.000,0

 

 

25.000,0

25.000,0

 

 

III

Kinh phí thực hiện Đề án (I+II)

19.917,0

14.636,0

4.450,0

831,0

161.264,403

142.476,0

7.835,0

10.953,403

15.490,0

13.490,0

2.000,0

0,0

310.500,0

310.500,0

0,0

0,0

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Báo cáo 70/BC-BCĐ ngày 20/08/2015 sơ kết 5 năm (2010-2014) thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020" dự kiến kế hoạch giai đoạn 2016-2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.115

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.237.140
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!