UBND
TỈNH QUẢNG BÌNH
SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
67/BC-SLĐTBXH
|
Quảng Bình, ngày 12 tháng 09 năm 2012
|
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ LĐTBXH 9 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ KẾ HOẠCH 3 THÁNG CUỐI NĂM 2012
Phần 1.
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC 9 THÁNG
ĐẦU NĂM
Chín tháng đầu năm 2012, mặc dù còn nhiều
khó khăn do thời tiết khắc nghiệt làm ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân; các
vấn đề xã hội thuộc ngành quản lý như giải quyết việc làm, thị trường xuất khẩu
lao động, đào tạo nghề, xóa đói giảm nghèo, tệ nạn xã hội
còn nhiều bất cập đòi hỏi phải tập trung giải quyết.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Lao động
- TBXH, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các
ngành liên quan, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các huyện, thành phố
và sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành, nên nhìn chung
các lĩnh vực công tác của Ngành được triển khai thực hiện kịp thời. Tình hình
và kết quả cụ thể như sau:
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ
Căn cứ chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ Hội
đồng nhân dân tỉnh giao, ngay từ đầu năm 2012 Lãnh đạo Sở đã cụ thể hóa thành chương trình công tác trọng tâm để tập trung chỉ đạo triển khai
thực hiện, quy định tiến độ hoàn thành các mặt công tác.
Ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ
đạo, rà soát các chỉ tiêu liên quan đến lĩnh vực công tác của ngành; đồng thời kiểm
tra việc thực hiện các chính sách, nhất là những vấn đề vướng mắc lớn đối với
việc thực hiện chính sách an sinh xã hội giảm nghèo và chính sách ưu đãi người
có công.
Lãnh đạo Sở đã trực tiếp đến làm việc
với lãnh đạo các huyện, thành phố để giải quyết những vướng mắc và triển khai nhiệm
vụ năm 2012 của ngành ở các địa phương.
Chỉ đạo sơ kết, tổng kết kịp thời các
chương trình, dự án có vốn đầu tư hàng năm và các chuyên đề, các chương trình phối
hợp để rút kinh nghiệm triển khai kế hoạch năm 2012 có hiệu quả.
II. TÌNH HÌNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN 9 THÁNG ĐẦU NĂM
1. Lĩnh vực Lao động - việc làm và đào tạo nghề:
1.1. Thực
hiện chính sách Lao động:
Thẩm định và phê duyệt 14 bản thỏa ước
lao động tập thể, 8 bản nội quy lao động và 04 thang bảng lương cho các doanh
nghiệp đóng trên địa bàn.
Chỉ đạo, hướng dẫn các Công ty Nhà nước
xây dựng đơn giá tiền lương năm 2012 theo quy định tại Nghị định 70/2011/NĐ-CP và Thông tư số 27/2010/TT-BLĐTBXH ngày 14 tháng
9 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về thực hiện quản lý lao
động, tiền lương, thù lao và tiền lương trong công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, đồng thời tổ chức thẩm định và ra Thông
báo giao đơn giá tiền lương năm 2012 cho 10 công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện quy
định của Bộ luật lao động.
1.2. Giải quyết việc
làm.
- Kết quả giải quyết việc làm:
Chín tháng đầu năm 2012 toàn tỉnh có 22.996
lao động được giải quyết việc làm (đạt 74,18% KH năm), trong đó số lao động
được tạo thêm việc làm là 8.204 người (đạt 82,04% KH năm), số lao động được tạo
việc làm mới là 14.792 người (đạt 70,43% KH năm).
- Thực hiện vay vốn Quỹ quốc gia việc làm:
Phân giao nguồn vốn Quỹ quốc gia về việc
làm 4 tỷ đồng. Đến nay tổng nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm 66,4 tỷ
đồng (trong đó nguồn tỉnh quản lý 58.942 triệu đồng). 9 tháng đầu năm đã giải
ngân 210 dự án, với tổng số vốn 3,7 tỷ đồng, số lao động được giải quyết việc
làm thông qua các dự án là 352 lao động.
- Xuất khẩu lao động:
Từ đầu năm đến nay, Ngành đã thẩm định,
thông báo 13 đơn vị ngoài tỉnh đủ tư cách pháp nhân và hồ sơ hợp lệ có nhu cầu
tuyển dụng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài.
Chín tháng đầu năm toàn tỉnh có 1.717
lao động (đạt 68,68% KH năm) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Công tác quản lý lao động
người nước ngoài làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức
trên địa bàn tỉnh:
Trong chín tháng đầu năm: thực hiện cấp
72 giấy phép lao động cho người nước ngoài đủ điều kiện đang làm việc tại các
doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp Công an tỉnh tổ chức kiểm tra
các đơn vị có hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và doanh nghiệp
sử dụng lao động là người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
1.3. Lĩnh vực Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp
Hướng dẫn, trả lời đơn, thư cho 14 lượt người hỏi về chế độ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
9 tháng đầu năm 2012, có 950 người được hưởng trợ hàng tháng (trong đó: số
người được hưởng trợ cấp 03 tháng là 553 người và số người có thời gian hưởng
trợ cấp 6 tháng là 397 người) và 81 người được hưởng trợ cấp 1 lần.
1.4. Công tác quản lý Nhà nước về đào tạo nghề:
Xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt
Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy
nghề tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012-2015”;
Thẩm định đề nghị UBND tỉnh chuyển đổi
Trung tâm GTVL Hội Nông dân thành Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân tỉnh;
Phân bổ chỉ tiêu, kinh phí dạy nghề
phi nông nghiệp cho LĐNT năm 2012 và hướng dẫn các cơ sở dạy nghề
thực hiện dạy nghề ngắn hạn cho LĐNT theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg
ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ (Hướng dẫn số 700/HD-SLĐTBXH ngày
26/7/2012); Thẩm định ký hợp đồng dạy nghề với các đơn vị dạy nghề.
Hướng dẫn các Trường Trung cấp nghề và
Trung tâm dạy nghề tự kiểm định chất lượng dạy nghề năm 2012;
Xây dựng Kế hoạch
đào tạo nghề của tỉnh năm 2013.
Tham mưu UBND tỉnh
báo cáo tổng kết, đánh giá 05 năm triển khai thực hiện Luật Dạy nghề;
Hướng dẫn đơn vị được bố trí nguồn vốn
Chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2012 thực hiện Đề án “Đổi mới và phát triển
dạy nghề” lập kế hoạch, dự toán kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và thực hiện
mua sắm trang thiết bị dạy nghề;
Báo cáo Tổng cục Dạy nghề kết quả sơ kết
02 năm 6 tháng thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg; Kết quả thực hiện các mô
hình dạy nghề cho lao động nông thôn; Số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên
dạy nghề của các cơ sở dạy nghề ...
Kết quả dạy nghề:
+ Tuyển sinh học nghề: 8.464 học sinh, chiếm 58% KH năm, trong đó:
- Tuyển sinh học nghề hệ cao đẳng nghề:
37 học sinh (liên kết đào tạo), chiếm 30% KH năm;
- Tuyển sinh học nghề hệ trung cấp nghề:
615 HS, chiếm 41% KH năm;
- Tuyển sinh học nghề hệ sơ cấp nghề
(từ 3 tháng đến dưới 12 tháng) và dạy nghề dưới 3 tháng: 7.812 học sinh, chiếm
60% KH năm.
+ Tốt nghiệp nghề:
8.460 học sinh, chiếm 59,5% KH năm, trong đó:
- Tốt nghiệp hệ trung cấp nghề: 686 học
sinh, chiếm 55% KH năm;
- Tốt nghiệp hệ sơ cấp nghề (từ 3 tháng
đến dưới 12 tháng) và dạy nghề dưới 3 tháng: 7.792 học sinh, chiếm 59% KH năm.
+ Kinh phí dạy nghề:
Kinh phí từ Chương trình Mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề năm 2012: 12.120 triệu đồng,
cụ thể như sau:
- Dự án “Đổi mới và phát triển dạy nghề”:
2.000 triệu đồng (Đơn vị thực hiện: Trường Trung cấp nghề Quảng Bình);
- Dự án “Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn” 10.120 triệu đồng, trong đó: Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật
chất, thiết bị dạy nghề: 6.000 triệu đồng (Đơn vị thực hiện: TTDN huyện Lệ Thủy:
1.700 triệu đồng, TTDN huyện Quảng Trạch: 1.400 triệu đồng, TTDN huyện Tuyên
Hóa: 1.600 triệu đồng, TTDN huyện Bố Trạch: 1.300 triệu đồng); hỗ trợ lao động
nông thôn học nghề: 3.300 triệu đồng
(Đơn vị thực hiện: Sở Lao động - TB&XH: 2.000 triệu
đồng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 300 triệu đồng);
- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng cán bộ công
chức xã: 820 tr.đồng (giao Sở Nội vụ thực hiện).
2. Lĩnh vực thương binh liệt sỹ và người có công:
Thực hiện giải quyết các chế độ chính
sách đối với thương binh, liệt sỹ và người có công theo quy
định hiện hành của Nhà nước. Trong 9 tháng đầu năm, đã quyết định hưởng trợ cấp
thương binh hàng tháng: 17 trường hợp; hưởng trợ cấp theo
quyết định 142/CP: 14 trường hợp; hưởng trợ cấp theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg: 24 trường hợp; hưởng trợ cấp người hoạt động
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: 848 trường hợp,
hưởng tuất đối với thân nhân người có công: 103 trường hợp.v.v...
Tổ chức viếng Nghĩa trang liệt sỹ Ba Dốc,
Nghĩa trang liệt sỹ Đường 9, Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, thăm và tặng quà
của tỉnh cho đối tượng người có công nhân dịp Lễ, Tết.
Phối hợp với các huyện, tổ chức 01 đoàn
16 người NCC với cách mạng tiêu biểu tỉnh Quảng Bình đi thăm Thủ đô Hà Nội vào
tháng 4/2012 và 01 đoàn 05 người đi dự hội nghị tiêu biểu toàn quốc tại Đà Nẵng. Tổ chức hội nghị biểu dương người có công tiêu biểu toàn tỉnh tại
thành phố Đồng Hới đồng thời phối hợp Đoàn Nghệ thuật truyền thống Quảng Bình tổ
chức đêm nghệ thuật tri ân uống nước nhớ nguồn nhân Kỷ niệm Ngày
Thương binh liệt sĩ 27/7.
Phân bổ chỉ tiêu
điều dưỡng năm 2012 và hướng dẫn các huyện, TP thực hiện điều dưỡng năm 2012 cho
NCC với cách mạng. Đến nay đã tổ chức điều dưỡng tập trung
cho 1026 đối tượng.
Tiếp nhận 34 hài cốt liệt sĩ quân tình
nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Chiến trường Lào về an táng chu đáo
tại nghĩa trang liệt sỹ Ba Dốc, Lý Trạch, Quảng Bình.
Phối hợp với Bệnh viện PHCN chỉnh
hình Đà Nẵng tổ chức khám, làm chân giả trên gối bằng module
thủy lực cho 08 đối tượng thương binh tại TT Điều dưỡng LP NCC.v.v...
3. Lĩnh vực xã hội thuộc ngành quản lý:
3.1. Công tác bảo trợ xã hội:
Tổng hợp tình hình thăm tặng quà Tết của Chủ tịch nước, của UBND tỉnh, của các địa phương và các ngành, các
đơn vị, tổ chức, cá nhân thăm tặng các gia đình chính sách,
gia đình có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng khác trên địa bàn toàn tỉnh
trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Thìn 2012. Tổng số quà là trên 52.309 suất quà,
với số tiền 11.431.820.000 đồng.
Kiểm tra tình hình đời sống nhân dân;
tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ 750 tấn gạo của Chính phủ cứu đói cho nhân dân (trong
đó: cứu đói trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Thìn: 500 tấn,
cứu đói thời kỳ giáp hạt 1.250 tấn).
Đôn đốc các huyện, thành phố chi trả trợ
cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Nghị định
13/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Tổng hợp kết quả thực hiện chính sách đối với đối
tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi trên địa bàn toàn tỉnh.
Kiểm tra, xác minh 25 đối tượng tâm thần
được tỉnh Thừa Thiên Huế thu gom, đề nghị Trung tâm bảo trợ xã hội Thừa Thiên
Huế tiếp nhận 22/25 đối tượng tâm thần được kiểm tra xác minh vào nuôi dưỡng
tại Trung tâm (03 đối tượng không xác minh được).
Rà soát, báo cáo tình hình hoạt động của
cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008
của Chính phủ về Quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và
giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
Tổng hợp số lượng đối tượng Người cao
tuổi trên toàn tỉnh, đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí để chúc thọ, mừng thọ các
cụ 100 tuổi, 90 tuổi theo Thông tư 21/2011/TT-BTC ngày 18 tháng 02 năm 2011 của
Bộ Tài chính về việc Quy định quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho Người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi.
Tham gia ý kiến vào Dự án hỗ trợ nạn nhân
bom mìn và Người khuyết tật tỉnh Quảng Bình do Liên đoàn quốc tế phòng chống
bom đạn chùm và mìn (CMC- ICBL) tài trợ.
Hướng dẫn các huyện, thành phố chủ động
phòng, chống bão lụt, khắc phục thiên tai, đảm bảo ổn định đời sống nhân dân
khi thiên tai xảy ra.
Theo dõi việc thực hiện các chính sách
bảo trợ xã hội theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 và Nghị định 13/2010/NĐ-CP
ngày 27/02/2010 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Đến nay trên địa bàn tỉnh có 50.185 đối tượng hưởng chính sách bảo trợ xã
hội.
Tổ chức Hội thảo đánh giá công tác trợ
giúp người khuyết tật tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2006 - 2010; xây dựng kế hoạch
trợ giúp giai đoạn 2013 - 2020
3.2. Công tác Xóa đói giảm nghèo
Tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát,
xác định hộ nghèo toàn tỉnh năm 2012, cụ thể: tổng số hộ nghèo: 44.056 hộ,
chiếm tỷ lệ 20,51%; hộ cận nghèo 34.292 hộ, chiếm tỷ lệ 15,97% tổng số hộ toàn
tỉnh.
Giao chỉ tiêu, kế hoạch giảm nghèo năm
2012 cho các huyện, thành phố và toàn tỉnh. Theo đó, toàn tỉnh phấn đấu giảm
khoảng 7.920 hộ nghèo (tương đương với 3,7%) trong năm 2012.
Để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình
chỉ đạo, điều hành của các Ban chỉ đạo, Lãnh đạo Sở trình UBND tỉnh, Sở Nội vụ
kiện toàn lại Ban chỉ đạo Giảm nghèo - Giải quyết việc làm, Ban chỉ đạo Nghị
quyết 30a.
Tham mưu cho Ban chỉ đạo thực hiện Nghị
quyết 30a tỉnh tổ chức họp Ban chỉ đạo để đánh giá những kết quả đạt được, những
khó khăn, vướng mắc trong 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 30a và Kế hoạch triển khai giai đoạn 2012 - 2015.
Tham mưu cho Thường trực ban chỉ đạo 30a
thông báo các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh theo dõi, giúp đỡ các xã, thị trấn
của huyện Minh Hóa và đề nghị các thành viên báo cáo chương trình, kế hoạch
giúp đỡ trong năm 2012.
Đề nghị huyện Minh Hóa rà soát lại những
nội dung, chính sách đã thực hiện theo Nghị quyết 30a; những
khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; tập trung soát xét những nội
dung không phù hợp của Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững của huyện Minh Hóa sau 3 năm triển khai thực hiện thống nhất
trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh lại Đề án cho
phù hợp.
Với sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành, sự cố gắng nỗ lực của nhân
dân toàn tỉnh, cùng với việc tổ chức thực hiện và lồng ghép các chính sách, dự
án tốt nên đã tác động lớn đến kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo, 9
tháng đầu năm 2012 toàn tỉnh ước giảm được 6.207 hộ nghèo,
đưa số hộ nghèo toàn tỉnh đến cuối tháng 9 năm 2012 còn
lại khoảng 37.849 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 17,6% tổng số hộ toàn tỉnh.
Hướng dẫn các địa phương thực hiện hoạt
động giám sát, đánh giá Chương trình Mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo năm 2012 theo
các chính sách, dự án thuộc Chương trình.
Tập huấn, hướng dẫn quy trình, bộ công
cụ rà soát, xác định xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển cho các địa
phương theo các tiêu chí quy định tại quy định tại Quyết định số 587/QĐ-LĐTBXH
ngày 15/5/2012 và Công văn số 1875/LĐTBXH-BTXH ngày 08/6/2012 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn rà soát xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển
và hải đảo cho các địa phương.
Phối hợp với Báo Diễn đàn Doanh nghiệp
tổ chức Lễ khánh thành “nhà tình nghĩa” cho các đối tượng người có công trên
địa bàn toàn tỉnh.
Phối hợp với UBND huyện Minh Hóa
kiểm tra, thẩm định danh sách đề nghị hỗ trợ gạo đối với hộ nghèo
trong thời gian chưa tự túc được lương thực ở vùng thôn, bản vùng giáp biên giới
của 04 xã Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn và Thượng Hóa - huyện Minh Hoá theo Nghị
quyết 30a/2008/NQ-CP, với số lượng 639.525 kg gạo.
Xây dựng Kế hoạch
bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác xã
hội, kế hoạch tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo năm
2012.
Trình Ủy ban nhân
dân tỉnh hỗ trợ gạo đối với hộ khẩu ở các thôn bản giáp biên giới của 4 xã: Dân
Hóa, Trọng Hóa, Hóa Sơn, Thượng Hóa (huyện Minh Hóa) trong thời gian chưa tự
túc được lương thực theo Nghị quyết 30a, cụ thể: 1.697 hộ,
với 7.932 khẩu nghèo, số lương thực cần hỗ trợ: 594.900 kg
3.3. Công tác Bảo vệ và chăm sóc trẻ em:
Tham mưu UBND tỉnh ban hành Công văn số
222/UBND-VX về việc hướng dẫn công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em năm 2012; Công
văn số 374/UBND-VX về việc tổ chức thực hiện Tháng hành động Vì trẻ em năm 2012
với chủ đề “Vì một xã hội không bạo lực, không xâm hại trẻ em”,
chỉ đạo UBND huyện Quảng Ninh tổ chức Lễ phát
động Tháng hành động Vì trẻ em cấp tỉnh.
Chỉ đạo các huyện, thành phố (90 xã, phường)
triển khai xây dựng xã, phường, phù hợp với trẻ em năm
2012 theo Quyết định số 37/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Phối hợp với UBND huyện Quảng Ninh, tổ
chức Plan Quảng Bình triển khai Dự án Bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng năm 2012.
Đến nay đã thành lập được Ban điều hành cấp tỉnh, cấp
huyện, Ban Bảo vệ trẻ em cấp xã. Tổ chức 2 đợt tập huấn và hoàn thành việc thu
thập thông tin về TEĐBKK tại cộng đồng.
Chỉ đạo Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh tổ chức
chương trình truyền hình trực tiếp “Vì ước mơ tuổi thơ”
nhằm kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh và vận động
ủng hộ Quỹ. Qua buổi lễ đã vận động ủng hộ được gần 1,5 tỷ đồng.
Tổ chức truyền thông, tập huấn tư vấn
cộng đồng về quyền trẻ em và công tác bảo vệ trẻ em tại 04
điểm huyện Minh Hóa, Đồng Hới và Quảng Trạch với 600 người tham gia.
Phối hợp trao học bổng và các hạng mục
tài trợ của dự án học bổng C.I quý I, II, III/2012 cho 828
em thuộc 7 huyện, thành phố với tổng trị giá gần 1 tỷ đồng.
Tổ chức thăm và tặng quà cho trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân các ngày lễ, tết với gần 400 triệu đồng. Triển
khai chương trình “Quỹ sữa vươn cao Việt Nam”, cấp 40.000 hộp sữa tại 5 trung
tâm hưởng lợi cho 400 trẻ.
Phối hợp khám 39 trẻ em bị sứt môi, hở
vòm, trong đó chỉ định phẫu thuật 25 cháu. Khám lọc 42 trẻ khuyết tật vận động,
tiêu hóa, sinh dục, tiết niệu, tim theo dự án C.I tại 6
huyện, thành phố, 37 cháu có chỉ định phẫu thuật. Tổ chức khám sàng lọc các
bệnh về mắt 36 cháu, chỉ định phẫu thuật 14 cháu, khám sàng lọc trẻ em bị tim bẩm
sinh cho 60 cháu.
3.4. Công tác phòng
chống tệ nạn xã hội
Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình,
báo Quảng Bình mở chuyên mục “Phòng chống TNXH” đến nay đã
phát 18 tin, bài và 03 phóng sự trên Đài PT - TH và Báo Quảng Bình; cấp phát
trên 1500 Bản tin PCTNXH; 7500 tờ rơi về phòng chống tệ nạn mại dâm cho các xã,
phường, thị trấn;
Tổ chức 01 lớp tập huấn công tác phòng
chống TNXH cho lãnh đạo các ban, ngành đoàn thể, Lãnh đạo, cán bộ phòng Lao
động- TBXH; thành viên Đội kiểm tra liên ngành 178 các huyện, thành phố.
Kiểm tra 20 lượt cơ sở kinh doanh dịch
vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. Kịp thời phát hiện và xử lý một số cơ
sở sai phạm trong sử dụng lao động và giấy phép kinh doanh, trá hình để hoạt động
mại dâm.
Tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội
tỉnh đã tổ chức cai nghiện, chữa trị cho 18 lượt đối tượng nghiện ma túy trong
đó có 02 đối tượng bắt buộc, các đối tượng được chữa trị tốt và trở về gia nhập
cộng đồng.
Xây dựng mô hình “Phòng ngừa phụ nữ có
nguy cơ hoạt động mại dâm và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS
tại 5 xã trọng điểm về mại dâm và xây dựng 10 xã thí điểm về xã phường lành
mạnh không có ma túy, mại dâm theo Nghị quyết liên tịch 01/2005/NQLT-BLĐTBXH-BCA-BVHTT-UBTUMTTQVN
ngày 17/11/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Văn hóa
- Thể thao, Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam.
Lồng ghép nội dung xây dựng xã phường lành mạnh với cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” để xã phường được tăng thêm
nguồn lực. Không có TNXH là một tiêu chuẩn không thể thiếu được trong việc xếp
loại gia đình văn hóa và làng, khu phố văn hóa.
4. Công tác bình đẳng giới
Tham mưu UBND tỉnh kiện toàn Ban Vì sự
tiến bộ của phụ nữ tỉnh, ban hành Quy chế hoạt động, Chương trình hoạt động của
Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh.
Xây dựng Kế hoạch sử dụng kinh phí Ban
Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh và Kế hoạch sử dụng kinh phí Chương trình quốc
gia về Bình đẳng giới.
Hướng dẫn các Sở, ban, ngành đoàn thể
và UBND các huyện, TP thành lập và kiện toàn Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh.
Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực
hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Quảng Bình năm 2012.
Triển khai thực hiện Chương trình quốc
gia về Bình đẳng giới: Truyên truyền, triển khai cuộc thi tìm hiểu chính sách
pháp luật liên quan đến Bình đẳng giới, Xây dựng Kế hoạch tập huấn công tác
Bình đẳng giới ở 04 huyện: Lệ Thủy, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Quảng Ninh, in sách
tuyên truyền Pháp luật về Bình đẳng giới
Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế
hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình năm 2012 và Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình
đẳng giới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 -
2015.
Thành lập tổ giúp
viên Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh.
5. Công tác thanh tra, kiểm tra và tổ chức tiếp công dân
5.1. Tổ chức tiếp công dân và trả lời đơn thư
Công tác tiếp dân được duy trì hàng tháng
vào các ngày 10 tại văn phòng Sở, ngày 15 tại Ủy ban nhân
dân tỉnh và ngày 25 tại văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.
Thực hiện tiếp công dân trong 9 tháng
đầu năm 2012, với tổng số: 27 lượt người. Qua tiếp xúc công dân tại các địa điểm, công dân chủ yếu phản ánh, kiến nghị hướng dẫn, giải quyết chế độ, chính
sách ưu đãi người có công theo Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của
Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với
cách mạng, chế độ tai nạn lao động, BHXH,... đã được Lãnh đạo Sở và cán bộ tiếp
công dân hướng dẫn và trả lời cụ thể.
Tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu
nại, tố cáo:
Tổng số đơn nhận được: 47 đơn (đơn khiếu
nại: 19 đơn; đơn tố cáo: 19 đơn; đơn kiến nghị, phản ánh: 09 đơn).
Trong đó:
- Đơn thuộc thẩm
quyền giải quyết: 23 đơn
- Chuyển đơn tố cáo sang cơ quan có thẩm
quyền giải quyết: 03 đơn
- Hướng dẫn gửi đơn khiếu nại và trả
lời đơn khiếu nại: 07 đơn
- Đơn không thụ lý giải quyết: 14 đơn.
5.2. Công tác thanh tra, kiểm tra:
Tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc thực hiện chính sách
pháp luật lao động đối với 10 doanh nghiệp theo kế hoạch Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ-PCCN
lần thứ 14.
Tham gia các Đoàn kiểm tra và nghiệm thu
kho chứa vật liệu nổ công nghiệp ở các doanh nghiệp khai
thác đá và xây dựng công trình giao thông.
Tổ chức thanh tra tình hình thực hiện
chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo Quyết định
số 41/QĐ-SLĐTBXH ngày 29/5/2012 tại huyện Quảng Ninh và 05 xã thuộc huyện và đã
trình Giám đốc Sở ra kết luận thanh tra.
Kiểm tra trách nhiệm thủ trưởng tại Trường
Trung cấp nghề Quảng Bình về cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề từ năm
2008-2011.
5.3. Công tác An toàn vệ sinh lao động:
Tham mưu cho UBND tỉnh kiện toàn lại Ban
chỉ đạo Chương trình Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần thứ 14 và xây dựng kế hoạch,
dự trù kinh phí tổ chức các hoạt động trong Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ-PCCN lần
thứ 14 tại tỉnh và tổ chức thực hiện các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia
đạt kết quả tốt.
Xây dựng kế hoạch, triển khai tập huấn
nghiệp vụ và phát phiếu điều tra tai nạn lao động chết người
giai đoạn 2006-2011 cho cán bộ phòng Lao động - TB&XH các huyện, thành phố.
Tổng hợp số lượng các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực khai thác đá trên địa bàn tỉnh có nhu cầu tập huấn An toàn
vệ sinh lao động trình Giám đốc Sở hỗ trợ kinh phí theo
hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia năm 2012 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
Thực hiện theo dõi tình hình tai nạn lao
động ở các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong 9 tháng đầu năm 2012, các cơ quan trên địa bàn tỉnh khai báo 18 vụ tai nạn lao động, trong
đó có 02 vụ tai nạn chết 02 người (01 tai nạn giao thông; 01 tai nạn sản xuất).
Hoàn thành việc phối hợp tuyên truyền
thường xuyên trên trang 7 của Báo Quảng Bình trong dự án “Tuyên truyền, giáo dục,
huấn luyện, tư vấn và hỗ trợ áp dụng các biện pháp kỹ thuật về An toàn vệ sinh
lao động” theo Chương trình mục tiêu Quốc gia An toàn vệ
sinh lao động năm 2012.
Tổ chức tập huấn An toàn vệ sinh lao động
cho các doanh nghiệp có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn lao động tổng số 27 lớp
với 1.700 người tham gia.
6. Công tác bảo đảm cho hoạt động của ngành:
6.1. Công tác Kế hoạch tài chính:
Tham mưu cho UBND tỉnh kiện toàn Ban quản
lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, thành lập văn phòng Quỹ và ban hành quy chế hoạt động
của Ban.
Kiểm tra các công trình NTLS, nhà bia
GTLS, tham mưu phân bổ và hướng dẫn kinh phí thực hiện năm 2012 về XD, nâng cấp
tu sửa các công trình NTLS và nhà bia GTLS toàn tỉnh.
Phối hợp với Sở Tài chính xét duyệt quyết
toán kinh phí địa phương và các nguồn kinh phí khác thuộc niên độ ngân sách năm
2011 cho các đơn vị trực thuộc.
6.2. Công tác tổ chức tổng hợp hành chính
Kiểm kê tài sản, công cụ dụng cụ có
đến 01/01/2012 và tổ chức đánh giá lại TSCĐ, thanh lý, xử lý các TS
hỏng và hết thời gian sử dụng và tổng hợp lập báo cáo tài sản theo quy định.
Tổ chức hội nghị triển khai thực hiện
nhiệm vụ Lao động TBXH năm 2012.
Phối hợp với công đoàn cơ sở thành viên
Văn phòng Sở tổ chức Hội nghị cán bộ công chức đảm bảo thời gian quy định.
Giải quyết các chế độ liên quan theo quy
định cho Giám đốc Sở nghỉ hưu theo Nghị định 67/2010/NĐ-CP
ngày 15/6/2010 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ tuổi
tái cử, tái bổ nhiệm đối với các chức vụ, chức danh trong các cơ quan đảng, nhà
nước, các tổ chức chính trị xã hội. Đồng thời hoàn thành thủ tục bố trí, phân
công nhiệm vụ công tác 01 Phó giám đốc Sở được Tỉnh ủy bổ nhiệm mới.
Hoàn chỉnh thủ tục tiếp nhận 01 cán bộ
công chức, 01 viên chức sự nghiệp, 02 nhân viên hợp đồng
theo Nghị định 68/CP đến làm việc tại Sở.
Thực hiện nâng lương thường xuyên và phụ
cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp nghề 08 cán bộ; đồng thời thực hiện các chế
độ bảo hiểm y tế, ốm đau, thai sản cho cán bộ theo quy định.
Xây dựng kế hoạch chuyển đổi vị trí công
tác đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc Sở Lao động TBXH quản lý giai đoạn
2012 - 2015.
Ban hành Quy định quy tắc ứng xử
của cán bộ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình; bổ
sung, sửa đổi quy chế làm việc của ngành và chức năng, nhiệm vụ của từng phòng,
ban chuyên môn thuộc Sở.
Tổng hợp và xử lý
tài liệu phục vụ công tác của ngành.
Tham mưu cho UBND tỉnh công bố bộ thủ
tục hành chính áp dụng tại cấp Sở, cấp huyện và cấp xã trên lĩnh vực Lao động -
Thương binh và Xã hội.
7. Đánh giá chung.
7.1. Mặt
được:
Chín tháng đầu năm 2012, nhìn chung Ngành
Lao động - TBXH đã thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ đề ra góp phần quan
trọng vào việc thực hiện hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.
Về giải quyết việc làm: Ngành đã thực
hiện đồng bộ các giải pháp do đó công tác giải quyết việc làm, tạo thêm nhiều việc
làm mới cho người lao động đạt kết quả khá.
Về thực hiện các chế độ chính sách đối
với thương binh liệt sỹ và người có công cách mạng: Ngành đã giải quyết kịp thời
các chế độ chính sách cho các đối tượng tránh được những sai sót xảy ra.
Công tác bảo trợ xã hội cũng đạt được
nhiều kết quả đáng ghi nhận, đảm bảo cho người dân có cuộc sống ổn định không bị
đói đứt bữa, an sinh xã hội.
Về công tác xóa đói
giảm nghèo đã được rà soát đánh giá lại đúng tình hình và tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh,
giúp các ngành, địa phương có giải pháp chỉ đạo sát hơn.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm đạt mục tiêu đề ra.
Về công tác tài chính, quản lý chặt chẽ
trong thu - chi tài chính; thực hiện có hiệu quả công tác chi trả cho đối tượng
chính sách và đối tượng xã hội.
7.2. Những tồn tại, vướng mắc:
Mặc dù đạt được nhiều kết quả đáng ghi
nhận. Nhưng do bộ máy và biên chế cán bộ của một số lĩnh vực chưa đủ và thiếu
tính ổn định nên kết quả đạt được chưa cao.
Công tác tuyển sinh đào tạo nghề còn gặp
nhiều khó khăn, đặc biệt là hệ trung cấp nghề, người dân chưa mặn mà với việc
học nghề, chưa có chính sách đào tạo giải quyết việc làm. Vì vậy kết quả tuyển
sinh và tốt nghiệp nghề còn thấp, tiến độ triển khai thực hiện công tác đào tạo
nghề của các cơ sở dạy nghề nói chung còn chậm;
Kinh phí của tỉnh và huyện đầu tư cho
công tác dạy nghề còn hạn chế; Nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia về
dạy nghề thuộc Dự án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, Dự án “Đổi mới và
phát triển dạy nghề” phân bổ chậm. Do đó, ảnh hưởng đến kế
hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2012 của tỉnh và các cơ sở dạy nghề bị
động trong việc triển khai, thực hiện kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn.
Ý thức của một số người dân chưa cao,
chưa tự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo, tư tưởng trông
chờ ỷ lại Nhà nước vẫn còn “đeo bám” với người dân.
Việc lập hồ sơ đưa đối tượng vào cai nghiện
tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội của các huyện, thành phố chưa được
triển khai quyết liệt, thiếu sự phối hợp, thống nhất giữa
một số ban ngành nên tỷ lệ người nghiện được đưa vào chữa trị bắt buộc tại Trung
tâm rất thấp so với số người nghiện có hồ sơ quản lý.
Cơ sở vật chất, máy móc thiết bị để xét
nghiệm tìm chất ma túy chưa được trang bị do đó rất khó khăn
trong việc xác định người nghiện theo quy định.
Công tác quản lý sau cai còn hạn chế,
chưa có Trung tâm quản lý sau cai, việc phối hợp giúp đỡ, động viên người nghiện
sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng chưa được các cấp các ngành quan tâm, vì
vậy sau khi trở về địa phương họ không tìm được công ăn việc làm, bị cộng đồng
kỳ thị, phân biệt đối xử, thậm chí xa lánh, họ không có cơ
hội hoàn lương... khiến cho họ bất mãn lại tái nghiện.
Công tác phòng chống tệ nạn mại dâm tuy
đã có nhiều biến chuyển tích cực nhưng chưa tạo được phong
trào sâu rộng trong quần chúng để đấu tranh phòng ngừa. Công tác quản lý địa
bàn, quản lý đối tượng chưa được thường xuyên, liên tục, đôi lúc còn nặng về
hình thức, việc xử lý các vi phạm có nơi có lúc còn chưa nghiêm, chủ yếu là cảnh
cáo và xử lý hành chính.
Người bán dâm chưa có cơ sở vật chất để
đưa vào chữa trị, giáo dục tập trung, nên việc quản lý các đối tượng khi bị bắt
giữ gặp nhiều khó khăn, phần lớn đối tượng này sau khi trở về tiếp tục tái phạm.
Sự phối kết hợp giữa các ban, ngành đoàn
thể, các địa phương về lồng ghép các chương trình dự án chưa được chặt chẽ,
thiếu đồng bộ.
Công tác thanh, kiểm tra còn hạn chế do
thiếu cán bộ.
Phần 2.
NHIỆM VỤ 3 THÁNG CUỐI NĂM 2012
1. Lĩnh vực Lao động việc làm và đào tạo nghề:
1.1. Thực hiện
chính sách lao động - việc làm:
Tiếp tục triển khai kế hoạch truyền thông
chương trình mục tiêu về việc làm năm 2012.
Tiến hành tổ chức các Hội nghị tập huấn
cán bộ làm công tác Lao động - việc làm năm 2012 tại các huyện, thành phố (theo
kế hoạch đã ban hành).
Tổ chức kế hoạch giám sát cuối năm về
Chương trình mục tiêu Quốc gia việc làm và vay vốn Quỹ quốc gia về việc làm tại
các huyện, thành phố, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức triển khai và giám sát Điều tra
cầu lao động năm 2012 tại các doanh nghiệp.
Tổ chức thực hiện Quyết định 470/QĐ-LĐTBXH
ngày 19/4/2011 về dự án hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng năm 2011.
Tổ chức Hội nghị liên ngành Lao động -
Thương binh và Xã hội - Công an tỉnh công tác phối hợp liên
ngành về xuất khẩu lao động và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Phối hợp với Công an tỉnh kiểm tra công
tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài tại các tổ chức,
cá nhân.
Tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số
46/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 sửa đổi, bổ sung một số Điều tại Nghị định số 34/2008/NĐ-CP
ngày 25/3/2008 của Chính phủ quy định về tuyển và quản lý
người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH
ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số
điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ.
Chỉ đạo Trung tâm GTVL cập nhật thông
tin cơ sở dữ liệu cung lao động năm 2012, báo cáo dữ liệu cho Bộ LĐTBXH, thanh toán,
nghiệm thu nguồn kinh phí cung lao động.
1.2.
Thực hiện quản lý Nhà nước
về đào tạo nghề:
Tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ dạy
nghề cho cán bộ phụ trách công tác dạy nghề của các huyện, thành phố và các cơ
sở dạy nghề;
Triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề tỉnh Quảng
Bình giai đoạn 2012-2015”;
Tổ chức Đoàn cán bộ, giáo viên tham gia,
học tập kinh nghiệm tại Hội giảng giáo viên dạy nghề năm 2012 tại thành phố Hải
Phòng;
Kiểm tra tình hình thực hiện công tác
dạy nghề cho lao động nông thôn ở các huyện, thành phố.
Chỉ đạo, đôn đốc các cơ sở, doanh nghiệp
thực hiện hoàn thành kế hoạch dạy nghề và tổng kết công tác dạy nghề năm 2012.
2. Lĩnh vực thương binh liệt sỹ và người
có công:
Tích cực giải quyết kịp thời các chế độ
chính sách theo quy định của Nhà nước cho các đối tượng đủ điều kiện.
Tiếp tục thực hiện điều dưỡng tập trung
và điều dưỡng tại gia năm 2012 cho đối tượng người có công theo kế hoạch đã
phân bổ.
Hướng dẫn các huyện, thành phố hoàn chỉnh
hồ sơ hỗ trợ xây dựng nhà ở Người có công theo hướng dẫn của Tập đoàn Vinggroup;
khảo sát lại đối tượng người có công còn khó khăn về nhà ở để có cơ sở xây dựng
đề án nhà ở của người có công trên địa bàn theo Nghị quyết
của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Về lĩnh vực xã hội thuộc ngành quản lý:
3.1. Công tác bảo trợ xã hội:
Theo dõi, nắm tình hình đời sống nhân
dân trên địa bàn toàn tỉnh để kịp thời đề xuất giải pháp
cứu đói cho nhân dân khi cần thiết.
Theo dõi việc thực hiện các chính sách
bảo trợ xã hội theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 và Nghị định 13/2010/NĐ-CP
ngày 27/02/2010 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã
hội.
Đôn đốc các huyện, thành phố chi trả trợ
cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Nghị định
13/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Tổng hợp kết quả thực hiện chính sách đối với đối
tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi trên địa bàn toàn tỉnh.
Phân bổ kinh phí
chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi 90 tuổi và 100 tuổi theo
Thông tư 21/2011/TT-BTC ngày 18/2/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng
kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc thọ,
mừng thọ và biểu dương, khen thưởng người cao tuổi.
3.2. Công tác xóa
đói giảm nghèo:
Triển khai các lớp tập huấn nâng cao năng
lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo; triển khai các lớp bồi dưỡng nâng cao
trình độ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác xã hội năm 2012.
Kiểm tra và rà soát kết quả xóa đói giảm
nghèo năm 2012 (tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ...).
Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc rà soát,
xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2013 để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tổng hợp tình hình thực hiện Nghị quyết 30a, chương trình giảm nghèo năm 2012.
Phối hợp với huyện Minh Hóa sơ kết 4 năm
thực hiện Nghị quyết 30a
3.3. Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em:
Tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực hiện
tốt Chương trình Bảo vệ trẻ em, xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em giai
đoạn 2011 - 2015. Tổ chức đánh giá và công nhận xã phường phù hợp trẻ em năm
2012.
Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao
nhận thức và thay đổi hành vi của gia đình, cộng đồng xã hội, các cơ quan nhà
nước và trẻ em nhằm xây dựng môi trường an toàn, thân thiện với trẻ em, loại bỏ
hoặc giảm thiểu nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em.
Tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ
đạo tổ chức Tết Trung thu. Hướng dẫn các địa phương thực
hiện.
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn luật, chính
sách liên quan đến trẻ em cho cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em cấp
huyện, xã.
Tiếp tục chỉ đạo các hoạt động của Quỹ
Bảo trợ trẻ em tỉnh như: vận động quỹ; thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em đặc biệt
khó khăn; tổ chức phẫu thuật miễn phí cho trẻ em khuyết
tật; tiếp nhận và thực hiện tốt các dự án phối hợp để giúp
đỡ trẻ em trên địa bàn tỉnh.
3.4. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội:
Tiếp tục phối hợp thực hiện công tác
tuyên truyền giáo dục về phòng chống TNXH trên chuyên mục của Đài
PT - TH và Báo Quảng Bình.
Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho
đội ngũ cán bộ làm công tác PCTNXH ở xã, phường; kiểm tra tình hình thực hiện
công tác PCTNXH năm 2012 ở các địa phương.
Tổ chức cuộc thi Sinh viên, học sinh chuyên
nghiệp Quảng Bình với công tác phòng chống mại dâm và các tệ nạn xã hội năm
2012.
Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch cai nghiện tại gia đình và cộng đồng 03 xã, phường trọng điểm về ma
túy để làm thí điểm; tiếp tục phối hợp với Công an tỉnh đưa đối tượng vào cai
nghiện bắt buộc tại Trung tâm Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh.
Tổ chức kiểm tra TNXH trong các cơ sở
kinh doanh dịch vụ nhạy cảm trên địa bàn tỉnh.
4. Lĩnh vực bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ của phụ nữ
Hướng dẫn các sở, ban ngành cấp tỉnh
và Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố kiện toàn Ban vì sự
tiến bộ của phụ nữ các cấp.
Tổ chức hội nghị triển khai Kế
hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Quảng Bình
giai đoạn 2011 - 2015 và Kế hoạch thực hiện Chương trình
quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2011.
Hướng dẫn các Sở, ban, ngành đoàn thể
và UBND huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện Chiến
lược quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015.
5. Công tác thanh tra, kiểm tra:
Tiếp tục thực hiện công tác tiếp công
dân theo quy định.
Tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu
nại, tố cáo theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc dạy
nghề lao động nông thôn theo Quyết định số 1956; về thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội, về An toàn lao động tại các doanh nghiệp khai thác đá.v.v...
Thanh tra thực hiện chính sách ưu đãi
người có công với cách mạng tại huyện Quảng Trạch vào tháng 11/2012.
Tập trung chỉ đạo hoàn thành cuộc điều
tra tai nạn lao động chết người giai đoạn 2006-2011 ở các xã, phường, thị trấn.
Tổ chức tập huấn ATVSLĐ cho cán bộ quản
lý các ngành, doanh nghiệp, các huyện, xã, phường, thị trấn.
Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tổ
chức Hội thi tìm hiểu pháp luật về An toàn vệ sinh lao động.
- Công tác phòng chống tham nhũng:
Công khai kê khai tài sản, thu nhập
năm 2011.
Triển khai, kê khai tài sản, thu nhập
năm 2012.
6. Công tác bảo đảm cho hoạt động của Ngành
6.1. Công tác Kế hoạch - Tài chính:
Xây dựng hoàn thiện kế hoạch phát triển
ngành và lập dự toán ngân sách địa phương năm 2013 theo kế hoạch hướng dẫn của
Bộ và UBND tỉnh.
Tiếp tục hoàn thiện các thủ tục đầu tư
dự án nâng cấp nghĩa trang quốc tế Việt Lào tại nghĩa trang liệt sỹ Tuyên Hóa
và Nam Gianh.
Xây dựng kế hoạch và triển khai lập trang
thông tin điện tử của ngành phục vụ công tác quản lý và tuyên truyền.
6.2. Công tác tổ chức, tổng hợp hành chính:
Tổ chức thực hiện tốt các nội dung công
tác trọng tâm của ngành 3 tháng cuối năm 2012.
Tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành
chính, kiện toàn công tác tổ chức bộ máy và cán bộ. Triển
khai việc điều động, bố trí sắp xếp lại một số vị trí công tác của cán bộ thuộc
các phòng chuyên môn và đơn vị trực thuộc đảm bảo thực hiện tốt chức năng,
nhiệm vụ của ngành.
Thực hiện chế độ nâng lương thường xuyên,
nâng lương trước hạn theo quy định.
Trên đây là một số kết quả công tác
đạt được trong 9 tháng đầu năm và kế hoạch công tác 3 tháng cuối năm 2012. Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội báo
cáo Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh Xã hội, biết để chỉ đạo.
Nơi nhận:
- Bộ LĐTBXH;
- TV Tỉnh ủy;
- TT HĐND, UBND tỉnh;
- Văn phòng, Cục NCC,
- Vụ KHTC-Bộ LĐTBXH;
- VP Tỉnh ủy, VP HĐND, VP UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ban VHXH (HĐND tỉnh);
- Sở Kế hoạch đầu tư;
- Sở Tài chính;
- Cục Thống kê;
- Các TCCM, đơn vị thuộc Sở;
- Phòng LĐTBXH các huyện, thành phố;
- Lưu: VP.
|
GIÁM ĐỐC
Phạm Xuân Bình
|