Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 133/2007/NĐ-CP hướng dẫn luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật lao động giải quyết tranh chấp lao động

Số hiệu: 133/2007/ND-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 08/08/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số : 133/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2007

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH :

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 159; Điều 162; Điều 163; Điều 164; Điều 165a; Điều 170; Điều 170a; Điều 171; Điều 171a và Điều 174d của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 11 năm 2006 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Lao động) về giải quyết tranh chấp lao động.

Điều 2. Phạm vi áp dụng

1. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

2. Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

3. Công ty nhà nước đang trong thời kỳ chuyển đổi theo khoản 2 Điều 166 của Luật Doanh nghiệp.

4. Tổ chức, đơn vị, cá nhân Việt Nam hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam có sử dụng người lao động Việt Nam theo chế độ hợp đồng lao động.

Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này sau đây gọi tắt là doanh nghiệp.

Điều 3. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động; Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời (sau đây gọi chung là Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở); đại diện của tập thể lao động, người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp.

2. Người lao động Việt Nam làm việc trong các cơ quan, tổ chức quốc tế hoặc nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của các tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam; người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng được áp dụng quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

3. Nghị định này cũng được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức liên quan đến việc giải quyết tranh chấp lao động, giải quyết các cuộc đình công của tập thể lao động.

Chương 2:

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG

MỤC 1: HỘI ĐỒNG HOÀ GIẢI LAO ĐỘNG CƠ SỞ VÀ HOÀ GIẢI VIÊN LAO ĐỘNG

Điều 4. Thành lập Hội đồng hoà giải lao động cơ sở theo khoản 1, khoản 2 Điều 162 của Bộ luật Lao động

1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở thành lập Hội đồng hoà giải lao động cơ sở (sau đây gọi tắt là Hội đồng hoà giải). Mỗi bên dự kiến người đại diện của mình có đủ điều kiện để cùng thảo luận, thống nhất lựa chọn các thành viên tham gia Hội đồng.

2. Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập Hội đồng hoà giải, trong quyết định ghi rõ họ, tên của từng thành viên, Chủ tịch và Thư ký của Hội đồng hoà giải, nhiệm kỳ của Chủ tịch và Thư ký của Hội đồng hoà giải.

Quyết định thành lập Hội đồng hoà giải phải được thông báo công khai tại doanh nghiệp, gửi cho Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, các thành viên của Hội đồng và cơ quan lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan lao động cấp huyện) để theo dõi.

3. Người được dự kiến tham gia Hội đồng hoà giải của bên người sử dụng lao động và bên người lao động được quy định như sau:

a) Bên người sử dụng lao động là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền bằng văn bản của doanh nghiệp.

b) Bên người lao động do Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở cử trong số uỷ viên Ban Chấp hành Công đoàn hoặc đoàn viên công đoàn tại doanh nghiệp.

Hai bên có thể thoả thuận để lựa chọn một hoặc một số chuyên gia ngoài doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này tham gia vào Hội đồng hoà giải.

4. Thành viên của Hội đồng hoà giải phải có ít nhất bốn (04) người trong đó có Chủ tịch và Thư ký Hội đồng. Kể từ ngày thành lập, mỗi năm một lần đại diện của mỗi bên luân phiên làm Chủ tịch và Thư ký Hội đồng, nếu bên này làm Chủ tịch thì bên kia làm Thư ký Hội đồng.

5. Thành viên của Hội đồng hoà giải được tham dự các khoá đào tạo về nghiệp vụ hoà giải, các lớp bồi dưỡng về pháp luật lao động.

Điều 5. Hoạt động giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng hoà giải theo khoản 3, khoản 4 Điều 162 và Điều 165a của Bộ luật Lao động

1. Hội đồng hoà giải có nhiệm vụ hoà giải các vụ tranh chấp lao động cá nhân xảy ra tại doanh nghiệp và các vụ tranh chấp lao động tập thể khi có đơn yêu cầu.

2. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải, Hội đồng hoà giải phải họp với các bên tranh chấp lao động để hoà giải.

3. Phiên họp hoà giải vụ tranh chấp lao động được tiến hành khi có mặt ít nhất hai phần ba số thành viên của Hội đồng. Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp hoà giải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 165a của Bộ luật Lao động.

4. Việc hoà giải để giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng hoà giải phải tuân theo các quy định của Bộ luật Lao động và Nghị định này.

5. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng hoà giải trong thời gian tham gia hoà giải, như: phòng họp hoà giải khi có vụ việc, cung cấp các phương tiện làm việc cho thành viên Hội đồng hoà giải; cung cấp các tài liệu, giấy tờ liên quan đến tranh chấp lao động; trả lương, trả công cho thành viên Hội đồng hoà giải trong những ngày thực hiện công tác hoà giải tranh chấp lao động và những ngày tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ do cơ quan lao động các cấp tổ chức.

Điều 6. Hoà giải viên lao động theo Điều 163 của Bộ luật Lao động

1. Những người có đủ các điều kiện sau đây được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận là hoà giải viên lao động:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt.

b) Có hiểu biết về pháp luật lao động.

c) Có kỹ năng hoà giải hoặc kinh nghiệm trong việc tổ chức hoà giải để đảm nhiệm công việc của hoà giải viên lao động.

d) Tự nguyện tham gia tổ chức hoà giải.

2. Liên đoàn lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Liên đoàn lao động cấp huyện) hoặc tương đương (công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất) lập danh sách các thành viên đối với những người có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này nộp hồ sơ gửi cơ quan lao động cấp huyện đăng ký tham gia hoà giải viên lao động.

Đối với những người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này nộp hồ sơ gửi cơ quan lao động cấp huyện để đăng ký tham gia hoà giải viên lao động.

3. Hoà giải viên lao động bị miễn nhiệm trong những trường hợp sau:

a) Có hành vi vi phạm pháp luật.

b) Có hành vi trái đạo đức xã hội.

c) Đã nhiều lần từ chối nhiệm vụ hoà giải.

4. Cơ quan lao động cấp huyện có trách nhiệm:

a) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận hoà giải viên lao động.

b) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý đội ngũ hoà giải viên lao động.

c) Cử cán bộ làm công tác hoà giải viên lao động và phân công hoà giải viên lao động tham gia giải quyết các vụ tranh chấp lao động cụ thể tại địa bàn.

5. Hoà giải viên lao động được tham dự các khoá đào tạo về nghiệp vụ hoà giải, các lớp bồi dưỡng về pháp luật lao động.

6. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể, hồ sơ, trình tự, thủ tục cử hoà giải viên lao động và việc quản lý đội ngũ hoà giải viên lao động.

Điều 7. Hoạt động của hoà giải viên lao động theo Điều 163 và Điều 165a của Bộ luật Lao động

1. Hoà giải viên lao động có nhiệm vụ hoà giải các vụ tranh chấp lao động cá nhân tại các doanh nghiệp chưa có Hội đồng hòa giải, tranh chấp việc thực hiện hợp đồng học nghề và chi phí dạy nghề, các tranh chấp quy định tại khoản 2 Điều 166 của Bộ luật Lao động khi các đương sự có yêu cầu và các vụ tranh chấp lao động tập thể khi có yêu cầu.

2. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải, hoà giải viên lao động phải họp với các bên tranh chấp lao động để hoà giải.

Trường hợp vụ tranh chấp lao động xảy ra tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải bố trí địa điểm để hoà giải viên lao động tiến hành phiên họp hoà giải.

Các trường hợp tranh chấp lao động không xảy ra tại doanh nghiệp thì cơ quan lao động cấp huyện bố trí địa điểm để hoà giải viên lao động tiến hành phiên họp hoà giải.

3. Hoà giải viên trong những ngày thực hiện công tác hoà giải tranh chấp lao động, kể cả ngày làm việc nghiên cứu hồ sơ được hưởng thù lao tương đương chế độ bồi dưỡng phiên toà áp dụng đối với Hội thẩm nhân dân.

4. Kinh phí hoạt động của hoà giải viên lao động do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan lao động cấp huyện. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về kinh phí bảo đảm hoạt động của hoà giải viên lao động.

Điều 8. Lựa chọn Hội đồng hoà giải hoặc hoà giải viên lao động trong trường hợp giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo khoản 1 Điều 170 của Bộ luật Lao động

Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động thoả thuận với người sử dụng lao động bằng văn bản trong việc lựa chọn Hội đồng hoà giải hoặc hoà giải viên lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể tại cơ sở.

MỤC 2: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

Điều 9. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo khoản 2 Điều 170 của Bộ luật Lao động

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ giải quyết các vụ tranh chấp lao động tập thể về quyền xảy ra trên địa bàn trong các trường hợp sau:

a) Đã được Hội đồng hoà giải hoặc hoà giải viên lao động tiến hành hoà giải nhưng không thành.

b) Đã hết thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn mà Hội đồng hoà giải hoặc hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải hoặc không tổ chức được phiên họp hoà giải.

2. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải họp với các bên tranh chấp lao động để giải quyết vụ tranh chấp.

Điều 10. Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo điểm b khoản 1 Điều 170a của Bộ luật Lao động

1. Trong thời gian ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan khác nghiên cứu các nội dung liên quan đến việc giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể và đề xuất biện pháp giải quyết.

Sau khi các cơ quan, tổ chức hữu quan có ý kiến đề xuất biện pháp giải quyết vụ tranh chấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện triệu tập phiên họp giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

2. Tại phiên họp giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể về quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể mời đại diện của Công đoàn cấp trên của Công đoàn cơ sở, các cơ quan, tổ chức hữu quan tham dự phiên họp.

3. Trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể về quyền, nếu xét thấy vụ tranh chấp lao động tập thể xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác tại doanh nghiệp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính.

4. Cơ quan lao động cấp huyện phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp huyện hoặc tương đương giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giám sát các bên tranh chấp lao động thực hiện các quy định của pháp luật về việc giải quyết tranh chấp lao động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

MỤC 3: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ CỦA HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI LAO ĐỘNG

Điều 11. Thành lập Hội đồng trọng tài lao động theo Điều 164 của Bộ luật Lao động

1. Sau khi thống nhất với các ngành liên quan về dự kiến Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng trọng tài lao động, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động để hoà giải các vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và các vụ tranh chấp lao động tập thể tại các doanh nghiệp không được đình công xảy ra trên địa bàn quản lý.

2. Hội đồng trọng tài lao động đặt trụ sở tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, có con dấu riêng.

3. Kinh phí hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bố trí địa điểm, phương tiện làm việc và bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động.

4. Thành phần của Hội đồng trọng tài lao động được hình thành theo số lẻ, gồm năm hoặc bảy thành viên, trong đó:

a) Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

b) Thư ký Hội đồng là công chức của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cử.

c) Một thành viên là đại diện Liên đoàn Lao động cấp tỉnh.

d) Một thành viên là đại diện của người sử dụng lao động địa phương.

đ) Một hoặc một số thành viên là luật gia hoặc là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động, có uy tín và công tâm.

5. Thư ký Hội đồng trọng tài lao động làm việc chuyên trách làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng, được hưởng phụ cấp trách nhiệm tương đương phụ cấp chức vụ của Trưởng phòng thuộc Sở. Các thành viên khác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm được hưởng chế độ bồi dưỡng trong quá trình thực hiện công tác giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật tương đương với chế độ bồi dưỡng phiên toà áp dụng đối với Hội thẩm nhân dân.

6. Các thành viên của Hội đồng trọng tài lao động được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp thông tin về các quy định của pháp luật lao động, được tham dự các lớp bồi dưỡng về pháp luật lao động.

Điều 12. Hoạt động giải quyết tranh chấp lao động của Hội đồng trọng tài lao động theo Điều 164 và Điều 171 của Bộ luật Lao động

1. Hội đồng trọng tài lao động họp để hoà giải vụ tranh chấp lao động tập thể khi có ít nhất hai phần ba số thành viên của Hội đồng có mặt (trong đó phải có các thành viên của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, đại diện của người sử dụng lao động địa phương).

2. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hoà giải, Hội đồng trọng tài lao động họp với các bên tranh chấp lao động để giải quyết vụ tranh chấp lao động.

3. Khi tiến hành giải quyết các vụ tranh chấp lao động tập thể tại các doanh nghiệp thuộc danh mục doanh nghiệp không được đình công xảy ra trên địa bàn, Hội đồng trọng tài lao động phải ra quyết định giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Nếu một trong hai bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.

Chương 3:

CỬ ĐẠI DIỆN TẬP THỂ LAO ĐỘNG, XÁC ĐỊNH NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG THAM GIA ĐÌNH CÔNG, GIẢI QUYẾT CÁC VỤ NGỪNG VIỆC CỦA TẬP THỂ LAO ĐỘNG KHI TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ QUYỀN

Điều 13. Cử đại diện tập thể lao động để tổ chức và lãnh đạo đình công theo Điều 172a của Bộ luật Lao động

Khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể tại các doanh nghiệp chưa có Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, tập thể lao động được cử đại diện để tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định như sau:

1. Căn cứ vào quy mô và số lượng người lao động trong doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp, tập thể lao động quyết định số lượng đại diện tập thể lao động theo nguyên tắc số lẻ, tối đa không quá chín (09) người, tối thiểu không dưới ba (03) người làm đại diện cho tập thể lao động để tổ chức và lãnh đạo đình công tại doanh nghiệp. Việc cử đại diện của tập thể lao động tại doanh nghiệp phải được thông báo bằng văn bản với Liên đoàn Lao động cấp huyện hoặc tương đương trong thời gian tối đa năm (05) ngày làm việc, kể từ khi được tập thể lao động cử.

2. Liên đoàn Lao động cấp huyện hoặc tương đương phối hợp với cơ quan lao động cấp huyện hướng dẫn tập thể lao động cử đại diện tập thể lao động tại doanh nghiệp.

3. Những người được cử làm đại diện tập thể lao động để tổ chức, lãnh đạo đình công có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

a) Thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động về việc tổ chức, lãnh đạo đình công.

b) Có các quyền hạn và nghĩa vụ như đối với thành viên Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở trong quá trình tổ chức, lãnh đạo đình công.

c) Được hưởng quyền lợi như cán bộ công đoàn cơ sở khi tham gia giải quyết tranh chấp lao động trong quá trình làm đại diện tập thể lao động.

d) Thời gian làm đại diện tập thể lao động được tính từ thời điểm tập thể lao động cử đến khi kết thúc việc giải quyết tranh chấp lao động.

Điều 14. Xác định người lao động không tham gia đình công theo khoản 1 Điều 174d của Bộ luật Lao động

Người lao động được xác định là người không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công là những người không tham gia đình công, những người thuộc bộ phận của doanh nghiệp không đình công nhưng do ảnh hưởng của đình công phải ngừng việc.

Điều 15. Giải quyết cuộc ngừng việc tạm thời của tập thể lao động khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể về quyền theo khoản 3 Điều 159 của Bộ luật Lao động

1. Khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể về quyền dẫn đến ngừng việc tạm thời của tập thể lao động thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải kịp thời giải quyết.

2. Trong trường hợp các bên tranh chấp không chấp nhận phương án giải quyết thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, đại diện của người sử dụng lao động cấp tỉnh biết để phối hợp xử lý.

3. Căn cứ vào nội dung yêu cầu của tập thể lao động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện họp với đại diện Ban Chấp hành Công đoàn hoặc đại diện do tập thể lao động cử (đối với nơi chưa có tổ chức công đoàn), người sử dụng lao động; yêu cầu các bên chấp hành pháp luật lao động và tập thể lao động trở lại làm việc, ổn định sản xuất.

4. Xem xét và xử phạt vi phạm hành chính (nếu có) hành vi vi phạm pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác tại doanh nghiệp.

5. Tiến hành hoà giải đối với nội dung tranh chấp lao động tập thể không xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động đã được đăng ký và các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác tại doanh nghiệp. Trường hợp hoà giải không thành thì hướng dẫn các bên thực hiện theo đúng quy định của pháp luật lao động về việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Bãi bỏ Nghị định số 58/CP ngày 31 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc trả lương và giải quyết các quyền lợi khác cho người lao động tham gia đình công trong thời gian đình công; bãi bỏ Quyết định số 744/TTg ngày 08 tháng 10 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh.

Điều 17. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, VX (5b). XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT

---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 133/2007/ND-CP

Hanoi, August 8, 2007

 

DECREE

PROVIDING DETAILED REGULATIONS AND GUIDELINES ON THE LAWS AMENDING THE LABOUR CODE REGARDING LABOUR DISPUTE RESOLUTION

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated 25 December 2001;
Pursuant to the Labour Code dated 23 June 1994; and to two Laws Amending the Labour Code dated 2 April 2002 and 29 November 2006;
On the proposal of the Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Governing scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2. Applicability:

1. Enterprises established and operating pursuant to the Law on Enterprises.

2. Co-operatives and co-operative groups established and operating pursuant to the Law on Co- operatives.

3. State owned companies currently in the period of conversion pursuant to article 166.2 of the Law on Enterprises.

4. Vietnamese organizations, units and individuals operating in accordance with the law of Vietnam and employing Vietnamese employees pursuant to labour contracts.

The enterprises, co-operatives, co-operative groups, organizations, units and individuals stipulated in clauses 1, 2, 3 and 4 of this article are hereinafter all referred to as enterprises.

Article 3. Applicable entities:

1. Employees; the executive committee of the trade union of an enterprise and the provisional executive committee of a trade union (hereinafter both referred to as the executive committee of the trade union of the enterprise); representatives of labour collectives; and employers in enterprises.

2. Vietnamese employees working in international or foreign bodies and organizations; and representative offices and branches of foreign economic institutions in Vietnam. This Decree shall also apply to foreigners working in Vietnam, unless an international treaty of which the Socialist Republic of Vietnam is a member contains a different provision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

LABOUR DISPUTE RESOLUTION

Section 1. LABOUR CONCILIATION COUNCIL OF AN ENTERPRISE, AND LABOUR CONCILIATORS

Article 4. Establishment of the labour conciliation council of an enterprise pursuant to clauses 1 and 2 of article 162 of the Labour Code

1. An employer shall be responsible to co-ordinate with the executive committee of the trade union of the enterprise to establish the labour conciliation council of the enterprise (hereinafter referred to as the conciliation council). Each party shall propose its own representative who must be qualified to debate and ensure agreement with the other representative on selecting membership of the conciliation council.

2. The employer shall issue a decision on establishment of the conciliation council, specifying the full names of each member and of the chairman and secretary of the conciliation council, and specifying the term of office of the chairman and secretary.

3. The decision on establishment of the conciliation council must be publicly notified at the enterprise, and sent to the executive committee of the trade union and to all members of the conciliation council, and also sent to the labour authority of the district, town or provincial city (hereinafter referred to as the district labour body) for monitoring. The following provisions shall apply to persons proposed by the employer and by the employees to sit on the conciliation council:

(a) The party proposed by the employer shall be the legal representative of the enterprise or a person with written authorization from the enterprise;

(b) The party proposed by the employees shall be a person appointed by the executive committee of the trade union or shall be a trade union member at the enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Membership of the conciliation council shall comprise at least four persons including the chairman and secretary. As from the date of establishment of the conciliation council, once every year the representatives of each party shall take turns in acting as chairman and secretary, so that while the representative of one party acts as chairman the representative of the other party acts as secretary.

5. Members of the conciliation council shall participate in professional training courses on conciliation, and on upgrading knowledge of the law on labour.

Article 5. Conduct of labour dispute resolution by the conciliation council in accordance with clauses 3 and 4 of article 162 and article 165a of the Labour Code

1. The conciliation council shall have the duty of conciliating individual labour disputes which arise at the enterprise and collective labour disputes when so requested.

2. The conciliation council must meet with the parties in dispute in order to hold a conciliation within a time-limit of three (3) working days as from the date of receipt of a request to conciliate.

3. A conciliation session may be held when at least two-thirds of the members of the conciliation council are present. The order and procedures for holding a conciliation session shall be implemented in accordance with clause 2 of article 165A of the Labour Code.

4. Any conciliation held by a conciliation council in order to resolve a labour dispute must comply with the provisions of the Labour Code and the provisions of this Decree.

5. The employer shall be responsible to provide the necessary facilities for the conciliation council to carry out its work during a conciliation, namely by providing meeting rooms and working facilities for members of the conciliation council, by providing data and documents regarding the labour dispute, and by paying salary to members of the conciliation council for the days on which they conciliate or participate in professional training and upgrading courses arranged by any level labour body.

Article 6. Labour conciliator pursuant to article 163 of the Labour Code

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(a) Having full capacity for civil acts and good ethics;

(b) Having a good understanding of the law on labour;

(c) Having conciliation skills or experience in holding conciliations to the extent that such person is capable of accepting work as a labour conciliator;

(d) Voluntary participation in a conciliation.

2. The labour federation of the district, town or provincial city (hereinafter referred to as the district labour federation) or the equivalent body (the trade union of an industrial zone or export processing zone) shall prepare a list of people satisfying the conditions stipulated in clause 1 of this article and lodge such list together with application files with the district labour body in order to register such people as labour conciliators.

Any person who satisfies the conditions stipulated in clause 1 of this article may also lodge an application file with the district labour body in order to be registered as a labour conciliator.

3. A labour conciliator shall be relieved of his or her duties in the following circumstances:

(a) He or she acts in breach of law;

(b) He or she acts contrary to social ethics;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The district labour body shall have the following responsibilities:

(a) To make submissions to the chairman of the district people's committee to issue a decision recognizing a person as a labour conciliator;

(b) To assist the chairman of the district people's committee to administer the team of labour conciliators;

(c) To appoint senior staff to act as labour conciliators and to assign them to resolve specific labour disputes within the locality.

5. Labour conciliators shall participate in professional training course on conciliation, and on upgrading knowledge of the law on labour.

6. The Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs shall provide specific regulations on application files, order and procedures for appointment of labour conciliators and for administration of teams of labour conciliators.

Article 7. Activities of a labour conciliator pursuant to article 163 and article 165a of the Labour Code

1. Labour conciliators shall have the duty of conciliating individual labour disputes at an enterprise which does not yet have a conciliation council, disputes about performance of occupational training contracts and fees for occupational trainers, the disputes stipulated in clause 2 of article 166 of the Labour Code when the parties involved so request, and collective labour disputes on request.

2. A labour conciliator must meet with the parties in dispute in order to hold a conciliation within a time- limit of three (3) working days as from the date of receipt of a request to conciliate.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The district labour body shall arrange the location at which the labour conciliator will hold the conciliation session in the case of a labour dispute arising outside the enterprise.

3. Labour conciliators shall be entitled to remuneration for the days on which they conduct conciliation of labour disputes, including days on which they research the relevant file, the same as the regime on remuneration for court sessions applicable to people's councils.

4. Funding for activities of labour conciliators shall be paid by the State budget and shall be included as an item in the estimated regular disbursement budget of the district labour body. The Ministry of Finance shall provide specific guidelines on funding for activities of labour conciliators.

Article 8. Selection of a labour council or a labour conciliator to resolve a collective labour dispute pursuant to clause 1 of article 170 of the Labour Code

The executive committee of the trade union of an enterprise or the representatives of the labour collective shall reach a written agreement with the employer on the selection of the conciliation council or a labour conciliator to resolve any collective labour dispute within the enterprise.

Section 2. RESOLUTION OF A COLLECTIVE LABOUR DISPUTE BY THE CHAIRMAN OF THE DISTRICT PEOPLE'S COMMITTEE

Article 9. Authority of the chairman of a district people's committee to resolve a collective labour dispute pursuant to clause 2 of article 170 of the Labour Code

1. The chairman of a district people's committee shall have the duty of resolving a collective labour dispute about rights which arises within the locality, in the following cases:

(a) The conciliation council or a labour conciliator has held a conciliation which failed;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The chairman of a district people's committee must meet with the parties in dispute in order to hold a conciliation within a time-limit of five (5) working days as from the date of receipt of a request to conciliate.

Article 10. Procedures for resolution of a collective labour dispute about rights by the chairman of a district people's committee in accordance with clause 1(b) of article 170a of the Labour Code

1. The chairman of a district people's committee shall preside over co-ordination with the other relevant bodies and organizations to research the issues in the collective labour dispute and shall make a settlement proposal within a time-limit of three (3) working days as from the date of the request to conciliate the labour dispute.

After the other relevant bodies and organizations have submitted their settlement proposals, the chairman of the district people's committee shall convene a conciliation session in accordance with article 9.2 of this Decree.

2. The chairman of the district people's committee may invite a representative of the trade union of the superior level to the trade union of the enterprise and representatives of other bodies and organizations concerned to attend the session conciliating the collective labour dispute.

3. If during the process of resolving a collective labour dispute about rights, the chairman of the district people's committee considers that such dispute has arisen out of a breach of the law on labour, a breach of the registered collective agreement or internal labour rules of the enterprise, or out of a breach of any other legal regime or agreement of the enterprise, then the chairman shall issue a decision on an administrative penalty for such breach in accordance with the law on dealing with administrative breaches.

4. The district labour body shall co-ordinate with the district labour federation or other equivalent body to assist the chairman of the district people's committee to supervise compliance by the parties in dispute with the rules on resolution of labour disputes [stipulated] by such Chairman.

Section 3. RESOLUTION OF A COLLECTIVE LABOUR DISPUTE BY THE LABOUR ARBITRATION COUNCIL

Article 11. Establishment of a labour arbitration council pursuant to article 164 of the Labour Code

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The labour arbitration council shall have its headquarters at the Department of Labour, War Invalids and Social Affairs and shall have its own seal.

3. Funding for activities of the labour arbitration council shall be paid by the State budget and shall be included as an item in the estimated regular disbursement budget of the Department of Labour, War Invalids and Social Affairs.

The Department of Labour, War Invalids and Social Affairs shall arrange the working location, working facilities and other necessary conditions for the activities of the labour arbitration council.

4. The number of members of the labour arbitration council shall be an odd number, namely five or seven, as follows:

(a) The chairman of the labour arbitration council shall be a representative of the leaders of the Department of Labour, War Invalids and Social Affairs;

(b) The secretary of the labour arbitration council shall be a senior official of the Department of Labour, War Invalids and Social Affairs;

(c) One member shall be a representative of the provincial labour federation;

(d) One member shall be a representative of local employers;

(dd) One or more members shall be reputable persons with a sense of justice who are lawyers or persons with experience in the labour management sector.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. The Department of Labour, War Invalids and Social Affairs shall provide members of the labour arbitration council with information about regulations of the law on labour, and shall arrange for the members to attend upgrading courses on the law on labour.

Article 12. Holding conciliation of a collective labour dispute by the labour arbitration council pursuant to article 164 and article 171 of the Labour Code

1. The labour arbitration council may hold a meeting in order to conciliate a collective labour dispute when at least two-thirds of the members of the council are present (and this number must include the member from the Department of Labour, War Invalids and Social Affairs, the member from the provincial labour federation, and the representative of local employers).

2. The labour arbitration council must meet with the parties in dispute to hold a conciliation within a time- limit of seven (7) working days as from the date of receipt of a request to conciliate.

3. The labour arbitration council must issue a decision on resolution of a collective labour dispute when such a dispute occurs at an enterprise on the list of enterprises prohibited from striking within such locality. If either of the parties does not agree with the decision of the labour arbitration council, such party shall have the right to petition the competent people's court to resolve the dispute.

Chapter III

APPOINTMENT OF A REPRESENTATIVE OF THE LABOUR COLLECTIVE, DETERMINING WHICH EMPLOYEES ARE NOT PARTICIPATING IN THE STRIKE, AND RESOLUTION OF CESSATION OF WORK WHEN THERE IS A COLLECTIVE LABOUR DISPUTE ABOUT RIGHTS

Article 13. Appointment of representatives of the labour collective in order to organize and lead a strike in accordance with article 172a of the Labour Code

When a collective labour dispute arises at an enterprise which does not yet have an executive committee of the trade union of the enterprise, then the labour collective shall appoint representatives to organize and lead the strike in accordance with the following provisions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The district labour federation or equivalent body shall co-ordinate with the district labour body to guide the labour collective in appointing representatives of the labour collective at the enterprise.

3. Persons appointed to act as representatives of the labour collective in order to organize and lead a strike shall have the following duties and powers:

(a) To correctly implement the provisions of the law on labour on organizing and leading a strike;

(b) They shall have, throughout the process of organizing and leading the strike, the rights and obligations the same as applicable to members of the executive committee of the trade union of the enterprise;

(c) They shall be entitled, throughout the process of acting as representatives of the labour collective, to the same benefits as officials of the trade union of the enterprise who participate in resolution of a labour dispute;

(d) The period for which they act as representatives of the labour collective shall be calculated from the time when they are appointed by the labour collective up until the time when they complete resolution of the labour dispute.

Article 14. Determining which employees did not participate in the strike pursuant to clause 1 of article 174d of the Labour Code

Employees not participating in a strike but who must cease work because of the strike means people not participating in the strike and people employed in sections of the enterprise which do not strike and who have had to cease work because of the strike.

Article 15. Resolution of temporary cessation of work by the labour collective when there is a collective labour dispute about rights in accordance with clause 3 of article 159 of the Labour Code

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. If the parties in dispute do not agree with the settlement proposal of the chairman of the district people's committee, such chairman shall provide a written report to the chairman of the provincial people's committee; to the Department of Labour, War Invalids and Social Affairs; to the provincial labour federation; and to the representative of employers in the province, for their information and for all such parties to co-ordinate in dealing with the matter.

3. Depending on the contents of the request from the labour collective, the chairman of the district people's committee shall hold a meeting with the executive committee of the trade union of the enterprise or with the representatives appointed by the labour collective (in the case of an enterprise which does not yet have a trade union) and with the employer; and such chairman shall request the parties in dispute to comply with the law on labour, and shall request the labour collective to return to work and to ensure stable production.

4. [The chairman of the district people's committee] shall consider and impose an administrative penalty for any breach of the law on labour, breach of the registered collective labour agreement or internal labour rules of the enterprise, or breach of any other legal regime or agreement of the enterprise.

5. [The chairman of the district people's committee] shall hold a conciliation of any issues in the collective labour dispute which do not arise out of a breach of the law on labour, a breach of the registered collective labour agreement or internal labour rules of the enterprise, or a breach of any other legal regime or agreement of the enterprise. If the conciliation is unsuccessful, [the chairman of the district people's committee] shall guide the parties in dispute to correctly comply with the law on labour regarding resolution of collective labour disputes.

Chapter IV

IMPLEMENTING PROVISIONS

Article 16. Effectiveness

1. This Decree shall be of full force and effect fifteen (15) days from the date of its publication in the Official Gazette.

2. The following are hereby repealed:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Decision 744-TTg of the Prime Minister of the Government dated 8 October 1996 on establishment of a provincial labour arbitration council.

Article 17. Responsibility for implementation

1. The Ministry of Labour, War Invalids and Social Affairs shall be responsible to provide guidelines for implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial equivalent bodies and Government bodies, and chairmen of people's committees of provinces and cities under central authority shall be responsible for the implementation of this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Decree No. 133/2007/ND-CP of August 8, 2007, providing detailed regulations and guidelines on the laws amending the Labour Code regarding Labour dispute resolution.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.017

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.136.117
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!