Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 89/2002/TT-BTC thực hiện bốn (04) chuẩn mực kế toán hướng dẫn kế toán thực hiện bốn (04) chuẩn mực kế toán theo Quyết định 149/2001/QĐ-BT

Số hiệu: 89/2002/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Tá
Ngày ban hành: 09/10/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 89/2002/TT-BTC

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2002

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 89/2002/TT-BTC NGÀY 9 THÁNG 10 NĂM 2002 HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN THỰC HIỆN BỐN (04) CHUẨN MỰC KẾ TOÁN BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 149/2001/QĐ-BTC, NGÀY 31/12/2001 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1);
Căn cứ Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1-11-1995 và các thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán thực hiện bốn chuẩn mực kế toán trên áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế trong cả nước, trừ: Các doanh nghiệp thực hiện Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành kèm theo Quyết định số 1177/TC-QĐ-CĐKT ngày 23/12/1996 và Quyết định số 144/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

I. HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHUẨN MỰC "HÀNG TỒN KHO"

1- Kế toán chi phí sản xuất chung cố định

- Khi phát sinh chi phí sản xuất chung cố định, ghi:

Nợ TK 627-Chi phí sản xuất chung (Chi tiết chi phí sản xuất chung cố định)

Có các TK: 152, 153, 214, 331, 334,...

- Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung (Chi tiết chi phí sản xuất chung cố định).

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định được tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ)

Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

2- Kế toán các khoản hao hụt, mất mát hàng tồn kho

- Căn cứ vào biên bản về mất mát, hao hụt hàng tồn kho, kế toán phản ánh giá trị hàng tồn kho mất mát, hao hụt, ghi:

Nợ TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý

Có các TK: 151, 152, 153, 154, 155, 156

- Căn cứ vào biên bản xử lý về hàng tồn kho hao hụt, mất mát, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 334,... (Phần tổ chức, cá nhân phải bồi thường)

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi trừ (-) phần bồi thường của tổ chức, cá nhân gây ra được phản ánh vào giá vốn hàng bán)

Có TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý.

3- Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho)

Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, ghi:

Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho).

II. HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHUẨN MỰC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

1- Về nội dung phản ánh của TK 211 - TSCĐ hữu hình, được sửa đổi lại phần nguyên giá TSCĐ hữu hình, xác định trong từng trường hợp cụ thể, như sau:

TSCĐ hữu hình mua sắm: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác.

TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu: Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có).

TSCĐ hữu hình mua trả chậm: Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hoá) theo quy định của Chuẩn mực "Chi phí đi vay".

TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử. Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của tài sản đó. Các chi phí không hợp lý như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình.

TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi. Ví dụ: việc trao đổi các TSCĐ hữu hình tương tự như trao đổi máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các cơ sở dịch vụ hoặc TSCĐ hữu hình khác.

2. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến tăng TSCĐ hữu hình

2.1- Trường hợp mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp:

- Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá - ghi theo giá mua trả tiền ngay)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) giá mua trả tiền ngay trừ (-) thuế GTGT (nếu có)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).

- Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, kế toán ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 111, 112 (Số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).

Đồng thời tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

2.2- Trường hợp doanh nghiệp được tài trợ, biếu tặng TSCĐ hữu hình đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 711 - Thu nhập khác.

Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu, tặng tính vào nguyên giá, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 111, 112, 331,...

2.3- Trường hợp TSCĐ hữu hình tự chế:

- Khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp tự chế tạo để chuyển thành TSCĐ hữu hình sử dụng cho hoạt động SXKD, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 155 - Thành phẩm (Nếu xuất kho ra sử dụng)

Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang (Nếu sản xuất xong đưa vào sử dụng ngay, không qua kho).

Đồng thời ghi tăng TSCĐ hữu hình:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 512- Doanh thu nội bộ(Doanh thu là giá thành thực tế sản phẩm).

- Chi phí lắp đặt, chạy thử,... liên quan đến TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 111, 112, 331,...

2.4 - Trường hợp TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi:

2.4.1. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình tương tự:

- Khi nhận TSCĐ hữu hình tương tự do trao đổi và đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ hữu hình nhận về ghi theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá của TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi).

2.4.2. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ hữu hình không tương tự:

- Khi giao TSCĐ hữu hình cho bên trao đổi, kế toán ghi giảm TSCĐ:

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá).

Đồng thời ghi tăng thu nhập do trao đổi TSCĐ:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) (nếu có).

- Khi nhận được TSCĐ hữu hình do trao đổi, ghi:

Nợ TK 211-TSCĐ hữu hình (Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán).

Trường hợp phải thu thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi lớn hơn giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi thì khi nhận được tiền của bên có TSCĐ trao đổi, ghi:

Nợ TK 111, 112 (Số tiền đã thu thêm)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi thì khi trả tiền cho bên có TSCĐ trao đổi, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 111, 112,...

2.5- Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá- chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc)

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá- chi tiết quyền sử dụng đất)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 331,...

2.6- Đối với TSCĐ hữu hình hiện đang ghi trên sổ của doanh nghiệp, nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận quy định trong chuẩn mực TSCĐ hữu hình, phải chuyển sang là công cụ, dụng cụ, kế toán phải ghi giảm TSCĐ hữu hình:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao)

Nợ TK 627, 641, 642 (Giá trị còn lại) (Nếu giá trị còn lại nhỏ)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Giá trị còn lại) (Nếu giá trị còn lại lớn phải phân bổ dần)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình.

2.7- Khi công tác XDCB hoàn thành bàn giao đưa tài sản vào sử dụng cho SXKD, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 241 - XDCB dở dang.

- Nếu tài sản hình thành qua đầu tư không thoả mãn các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình theo quy định của chuẩn mực kế toán, ghi:

Nợ TK 152, 153 (Nếu là vật liệu, công cụ nhập kho)

Có TK 241 - XDCB dở dang.

2.8- Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu liên quan đến TSCĐ hữu hình như sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:

- Khi phát sinh chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ hữu hình sau khi ghi nhận ban đầu, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dở dang

Có TK 112, 152, 331, 334,...

- Khi công việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng, ghi:

+ Nếu thoả mãn các điều kiện được ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình theo quy định của chuẩn mực kế toán, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.

+ Nếu không thoả mãn các điều kiện được ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình theo quy định của chuẩn mực kế toán, ghi:

Nợ TK 627, 641, 642 (Nếu giá trị nhỏ)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Nếu giá trị lớn phải phân bổ dần)

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.

3- Hướng dẫn kế toán các chi phí không được tính vào nguyên giá TSCĐ

Đối với TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế, các chi phí không hợp lý như nguyên vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ, ghi:

Nợ TK 111, 138, 334,... (Phần bồi thường của các tổ chức, cá nhân)

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 241 - XDCB dở dang (Nếu tự xây dựng)

Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang (Nếu tự chế).

III- HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHUẨN MỰC "TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH"

1. Hướng dẫn nội dung và phương pháp kế toán Tài khoản 213 - TSCĐ vô hình.

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của TSCĐ vô hình của doanh nghiệp.

TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong SXKD, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1. Nguyên giá của TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự kiến.

- Nguyên giá TSCĐ vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

- Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, trả góp, nguyên giá của TSCĐ vô hình được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí SXKD theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán "Chi phí đi vay".

- TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi, thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị, nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị.

- Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: Là giá trị quyền sử dụng đất khi được giao đất hoặc số tiền phải trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn liên doanh.

- Nguyên giá TSCĐ vô hình được Nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu, được xác định theo giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

2. Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh liên quan đến giai đoạn triển khai được tập hợp vào chi phí SXKD trong kỳ. Từ thời điểm xét thấy kết quả triển khai thoả mãn được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình quy định ở Chuẩn mực TSCĐ vô hình thì các chi phí giai đoạn triển khai được tập hợp vào TK 241 "Xây dựng cơ bản dở dang" (2412). Khi kết thúc giai đoạn triển khai các chi phí hình thành nguyên giá TSCĐ vô hình trong giai đoạn triển khai phải được kết chuyển vào bên Nợ Tài khoản 213 "TSCĐ vô hình".

3. Trong quá trình sử dụng phải tiến hành trích khấu hao TSCĐ vô hình vào chi phí SXKD theo quy định của Chuẩn mực TSCĐ vô hình.

4. Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu phải được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, trừ khi thoả mãn đồng thời 2 điều kiện sau thì được ghi tăng nguyên giá TSCĐ vô hình:

- Chi phí phát sinh có khả năng làm cho TSCĐ vô hình tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu;

- Chi phí được đánh giá một cách chắc chắn và gắn liền với TSCĐ vô hình cụ thể.

5. Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên và chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí SXKD trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí SXKD trong thời gian tối đa không quá 3 năm.

6. Chi phí liên quan đến tài sản vô hình đã được doanh nghiệp ghi nhận là chi phí để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ trước đó thì không được tái ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ vô hình.

7. Các nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là TSCĐ vô hình.

8. TSCĐ vô hình được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trong "Sổ tài sản cố định".

Kết cấu và nội dung phản ảnh của Tài khoản 213 - TSCĐ vô hình

Bên Nợ:

Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.

Bên Có:

Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.

Số dư bên Nợ:

Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở doanh nghiệp.

Tài khoản 213 - TSCĐ vô hình, có 6 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2131 - Quyền sử dụng đất: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, bao gồm: tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng (đối với trường hợp quyền sử dụng đất riêng biệt đối với giai đoạn đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc trên đất), lệ phí trước bạ (nếu có)....Tài khoản này không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất.

- Tài khoản 2132 - Quyền phát hành: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có quyền phát hành.

- Tài khoản 2133- Bản quyền, bằng sáng chế: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế.

- Tài khoản 2134 - Nhãn hiệu hàng hoá: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá.

- Tài khoản 2135 - Phần mềm máy vi tính: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có phần mềm máy vi tính.

- Tài khoản 2136 - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các khoản chi ra để doanh nghiệp có được giấy phép và giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó, như: giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản phẩm mới....

- Tài khoản 2138 - TSCĐ vô hình khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ vô hình khác chưa quy định phản ánh ở các tài khoản trên, như: bản quyền, quyền sử dụng hợp đồng,...

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Hạch toán các nghiệp vụ mua TSCĐ vô hình:

- Trường hợp mua TSCĐ vô hình dùng vào hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng; hoặc

Có TK 141 - Tạm ứng

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

- Trường hợp mua TSCĐ vô hình dùng vào hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

Có TK 112, 331...

2. Trường hợp mua TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm, trả góp:

2.1. Khi mua TSCĐ vô hình dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá - Theo giá mua trả ngay chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm, trả góp tính bằng số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) giá mua trả ngay và thuế GTGT đầu vào (nếu có))

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).

2.2. Khi mua TSCĐ vô hình dùng vào hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá - Theo giá mua trả ngay đã có thuế GTGT)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn(Phần lãi trả chậm, trả góp tính bằng số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) giá mua trả ngay)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).

2.3. Hàng kỳ tính số lãi phải trả về mua TSCĐ theo phương thức trả chậm, trả góp, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

2.4. Khi thanh toán tiền cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112.

3. TSCĐ vô hình mua dưới hình thức trao đổi

3.1. Trao đổi hai TSCĐ vô hình tương tự:

Khi nhận TSCĐ vô hình tương tự do trao đổi với một TSCĐ vô hình tương tự và đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá TSCĐ vô hình nhận về ghi theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2143) (Giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá của TSCĐ vô hình đưa đi trao đổi).

3.2. Trao đổi hai TSCĐ vô hình không tương tự:

- Ghi giảm TSCĐ vô hình đưa đi trao đổi, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá).

- Đồng thời phản ánh số thu nhập do trao đổi TSCĐ, ghi:

Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 3331 - Thuế GTGT (33311) (nếu có).

- Ghi tăng TSCĐ vô hình nhận trao đổi về, ghi:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán).

Trường hợp được thu thêm tiền hoặc phải trả thêm tiền ghi như hướng dẫn tại mục 2.4.2 phần II.

4. Giá trị TSCĐ vô hình được hình thành từ nội bộ doanh nghiệp trong giai đoạn triển khai:

4.1. Khi phát sinh chi phí trong giai đoạn triển khai thì tập hợp vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc tập hợp vào chi phí trả trước dài hạn, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (trường hợp giá trị lớn) hoặc

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có các TK 111, 112, 152, 153, 331...

4.2. Khi xét thấy kết quả triển khai thoả mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình thì:

a/ Tập hợp chi phí thực tế phát sinh ở giai đoạn triển khai để hình thành nguyên giá TSCĐ vô hình, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332 - nếu có)

Có các TK 111, 112, 152, 153, 331...

b/ Khi kết thúc giai đoạn triển khai, kế toán phải xác định tổng chi phí thực tế phát sinh hình thành nguyên giá TSCĐ vô hình, ghi:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.

5. Khi mua TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất cùng với mua nhà cửa, vật kiến trúc trên đất thì phải xác định riêng biệt giá trị TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất, TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá nhà cửa, vật kiến trúc)

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá quyền sử dụng đất)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332 - nếu có)

Có các TK 111, 112, 331...

6. Khi mua TSCĐ vô hình được thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của các công ty cổ phần, nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn, ghi:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (Chi tiết vốn góp và thặng dư vốn cổ phần. Thặng dư vốn cổ phần là phần chênh lệch giữa giá trị hợp lý và mệnh giá cổ phiếu).

7. Khi doanh nghiệp được tài trợ, biếu, tặng TSCĐ vô hình đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD:

7.1. Khi nhận TSCĐ vô hình được tài trợ, biếu, tặng, ghi:

Nợ TK 213- TSCĐ vô hình

Có TK 711 - Thu nhập khác.

Các chi phí phát sinh liên quan đến TSCĐ vô hình nhận tài trợ, biếu, tặng, ghi:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

Có TK 111, 112,...

7.2. Khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (nếu có) trên giá trị TSCĐ vô hình được tài trợ, biếu, tặng, ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp NSNN (3334).

7.3. Sau khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (nếu có) trên giá trị TSCĐ vô hình được tài trợ, biếu, tặng ghi tăng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh (Chi tiết nguồn vốn KD khác).

8. Khi doanh nghiệp nhận vốn góp liên doanh bằng quyền sử dụng đất, căn cứ vào hồ sơ giao quyền sử dụng đất, ghi:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh.

9. Hạch toán giảm TSCĐ vô hình trong trường hợp chi phí nghiên cứu, lợi thế thương mại, chi phí thành lập, đã được hạch toán vào TSCĐ vô hình trước khi thực hiện chuẩn mực kế toán:

- Nếu giá trị còn lại của những TSCĐ vô hình này nhỏ, kết chuyển một lần vào chi phí SXKD trong kỳ, ghi:

Nợ TK 627, 641, 642 (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Số đã trích khấu hao)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá).

- Nếu giá trị còn lại của những TSCĐ vô hình này lớn được kết chuyển vào chi phí trả trước dài hạn để phân bổ dần, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Số đã trích khấu hao)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá).

10. Hạch toán việc nhượng bán, thanh lý TSCĐ vô hình được quy định như hạch toán nhượng bán, thanh lý TSCĐ hữu hình (Xem hướng dẫn ở TK 211).

2. Hướng dẫn bổ sung kế toán hao mòn TSCĐ vô hình

Trường hợp vào cuối năm tài chính doanh nghiệp xem xét lại thời gian trích khấu hao và phương pháp khấu hao TSCĐ vô hình nếu có sự thay đổi mức khấu hao cần phải điều chỉnh số khấu hao ghi trên sổ kế toán như sau:

- Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian khấu hao TSCĐ vô hình, mà mức khấu hao TSCĐ vô hình tăng lên so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao tăng, ghi:

Nợ các TK 627, 641, 642 (Số chênh lệch khấu hao tăng)

Có TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2143).

- Nếu do thay đổi phương pháp khấu hao và thời gian khấu hao TSCĐ vô hình, mà mức khấu hao TSCĐ vô hình giảm so với số đã trích trong năm, số chênh lệch khấu hao giảm, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2143)

Có các TK 627, 641, 642 (Số chênh lệch khấu hao giảm)

3. Bổ sung Tài khoản 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động SXKD của nhiều niên độ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí SXKD của các niên độ kế toán sau.

Thuộc loại chi phí trả trước dài hạn, gồm:

- Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ (quyền sử dụng đất, nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc, cửa hàng và TSCĐ khác) phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhiều năm tài chính;

- Tiền thuê cơ sở hạ tầng đã trả trước cho nhiều năm và phục vụ cho kinh doanh nhiều kỳ;

- Chi phí trả trước phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều năm tài chính;

- Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động;

- Chi phí nghiên cứu có giá trị lớn;

- Chi phí cho giai đoạn triển khai không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình;

- Chi phí đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật;

- Chi phí di chuyển địa điểm kinh doanh, hoặc tổ chức lại doanh nghiệp;

- Lợi thế thương mại trong trường hợp mua lại doanh nghiệp, sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại;

- Chi phí mua các loại bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bảo hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản, ...) và các loại lệ phí mà doanh nghiệp mua và trả một lần cho nhiều niên độ kế toán;

- Công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động kinh doanh trên một năm tài chính phải phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí trong nhiều năm;

- Lãi mua hàng trả chậm, trả góp, lãi thuê TSCĐ thuê tài chính;

- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần quá lớn phải phân bổ nhiều năm;

- Các khoản khác.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 242 CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1- Chỉ hạch toán vào Tài khoản 242 những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến kết quả hoạt động trên một năm tài chính;

2 - Các loại chi phí nêu trên nếu chỉ liên quan đến năm tài chính hiện tại thì khi thực tế phát sinh được ghi nhận ngay vào chi phí SXKD trong năm tài chính đó mà không phản ánh vào Tài khoản 242 "Chi phí trả trước dài hạn";

3 - Việc tính và phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí SXKD từng kỳ hạch toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý;

4 - Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước dài hạn đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ẢNH CỦA TÀI KHOẢN 242 - CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC DÀI HẠN

Bên Nợ:

Chi phí trả trước dài hạn phát sinh trong kỳ

Bên Có:

Các khoản chi phí trả trước dài hạn phân bổ vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Số dư Nợ:

Các khoản chi phí trả trước dài hạn chưa tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của năm tài chính.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Khi phát sinh các khoản chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm.

a/ Nếu chi phí phát sinh không lớn thì ghi nhận toàn bộ vào chi phí SXKD trong kỳ, ghi:

Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (Chi phí quảng cáo)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi phí thành lập,chi phí đào tạo nhân viên, chi phí nghiên cứu,...)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 152, 153, 331, 334...

b/ Nếu chi phí phát sinh lớn phải phân bổ dần vào chi phí SXKD của nhiều năm tài chính thì khi phát sinh chi phí được tập hợp vào Tài khoản 242 "Chi phí trả trước dài hạn", ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 152, 331, 334, 338,...

c/ Định kỳ tiến hành phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí SXKD, ghi:

Nợ các TK 641, 642

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

2. Khi trả trước tiền thuê TSCĐ, thuê cơ sở hạ tầng theo phương thức thuê hoạt động và phục vụ hoạt động kinh doanh cho nhiều năm, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có các TK 111,112 ....

Định kỳ tiến hành phân bổ theo tiêu thức phân bổ hợp lý chi phí thuê TSCĐ, thuê cơ sở hạ tầng vào chi phí SXKD, ghi:

Nợ các TK 635, 642

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

3. Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn phải phân bổ dần vào chi phí SXKD hoặc chi phí quản lý kinh doanh có thể thực hiện theo hai phương pháp phân bổ sau:

- Phân bổ hai lần;

- Phân bổ nhiều lần.

3.1. Trường hợp phân bổ 2 lần:

- Khi xuất công cụ, dụng cụ, căn cứ vào phiếu xuất kho, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn

Có TK 153 - Công cụ, dụng cụ.

Đồng thời tiến hành phân bổ lần đầu (bằng 50% giá trị công cụ, dụng cụ xuất dùng) vào chi phí SXKD hoặc chi phí quản lý, ghi:

Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

Khi báo hỏng, báo mất hoặc hết thời hạn sử dụng theo quy định, kế toán tiến hành phân bổ giá trị còn lại của công cụ, dụng cụ vào chi phí SXKD hoặc chi phí quản lý theo công thức:

Số phân bổ

lần 2

=

Giá trị công cụ bị hỏng

2

-

Giá trị phế liệu thu hồi (nếu có)

-

Khoản bồi thường vật chất (nếu có)

Kế toán ghi:

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (Giá trị phế liệu thu hồi nếu có)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (Số tiền bồi thường vật chất phải thu đối với người làm hỏng làm mất)

Nợ các TK 627, 641,642 (Số phân bổ lần 2 cho các đối tượng sử dụng)

Có TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn.

3.2. Trường hợp phân bổ nhiều lần:

- Khi xuất dùng công cụ, dụng cụ, đồ dùng cho thuê phải căn cứ vào giá trị, thời gian và mức độ tham gia của chúng trong quá trình sử dụng để xác định số lần phải phân bổ và mức chi phí phân bổ mỗi lần cho từng loại công cụ, dụng cụ. Căn cứ để xác định mức chi phí phải phân bổ mỗi lần có thể là thời gian sử dụng hoặc khối lượng sản phẩm, dịch vụ mà công cụ tham gia kinh doanh trong từng kỳ hạch toán.

Phương pháp hạch toán tương tự như trường hợp phân bổ 2 lần.

Trong cả hai trường hợp phân bổ hai lần và phân bổ nhiều lần, kế toán đều phải theo dõi chi tiết cho từng khoản chi phí để đảm bảo tổng số chi phí phân bổ phù hợp với số chi phí đã phát sinh và đúng đối tượng chịu chi phí.

4. Mua TSCĐ vô hình được thanh toán theo phương thức trả chậm, trả góp, ghi như quy định tại Mục 2.1 Phần II- Hướng dẫn kế toán Chuẩn mực "TSCĐ hữu hình".

IV- HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHUẨN MỰC "DOANH THU VÀ THU NHẬP KHÁC"

1- Đính chính: Xoá bỏ cụm từ "chiết khấu thanh toán" ở đoạn 06 của chuẩn mực "Doanh thu và thu nhập khác" ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2- Kế toán doanh thu

2.1- Loại Tài khoản 5 - Doanh thu

Loại Tài khoản 5 dùng để phản ánh toàn bộ doanh thu thực hiện của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.

Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.

Doanh thu phát sinh từ giao dịch, sự kiện được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.

HẠCH TOÁN LOẠI TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUI ĐỊNH SAU

1- Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và phải theo năm tài chính.

2- Chỉ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán khi thoả mãn đồng thời các điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, tiền cổ tức và lợi nhuận được chia quy định tại điểm 10, 16, 24 của Chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác (Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính) và các quy định của Chế độ kế toán hiện hành. Khi không thoả mãn các điều kiện ghi nhận doanh thu không hạch toán vào tài khoản doanh thu.

3- Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu và không được ghi nhận là doanh thu.

4- Doanh thu (kể cả doanh thu nội bộ) phải được theo dõi riêng biệt theo từng loại doanh thu: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia. Trong từng loại doanh thu lại được chi tiết theo từng thứ doanh thu, như doanh thu bán hàng có thể được chi tiết thành doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá,... nhằm phục vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh theo yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và lập báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

5- Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại thì phải được hạch toán riêng biệt. Các khoản giảm trừ doanh thu được tính trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác định doanh thu thuần làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán.

6- Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải xác định kết quả hoạt động SXKD. Toàn bộ doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán được kết chuyển vào Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Các tài khoản thuộc loại tài khoản doanh thu không có số dư cuối kỳ.

Loại tài khoản doanh thu có 6 tài khoản, chia thành 3 nhóm

a) Nhóm TK 51 - Doanh thu, có 03 tài khoản

- Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ;

- Tài khoản 512 - Doanh thu nội bộ;

- Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

b) Nhóm TK 52 - Có 01 tài khoản

- Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại.

c) Nhóm TK 53 - Có 2 tài khoản

- Tài khoản 531 - Hàng bán bị trả lại;

- Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán.

2.2- Tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

a) Đổi tên Tài khoản 511 - "Doanh thu bán hàng" thành Tài khoản 511 - "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ".

b) Nội dung phản ánh của Tài khoản 511- "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ".

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động SXKD từ các giao dịch và các nghiệp vụ sau:

- Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hoá mua vào;

- Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động....

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có).

Trường hợp doanh nghiệp có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế phát sinh hoặc tỷ giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ kế toán có thể thấp hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận ban đầu do các nguyên nhân: Doanh nghiệp chiết khấu thương mại, giảm giá hàng đã bán cho khách hàng hoặc hàng đã bán bị trả lại (do không đảm bảo điều kiện về quy cách, phẩm chất ghi trong hợp đồng kinh tế), và doanh nghiệp phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp được tính trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế mà doanh nghiệp đã thực hiện trong một kỳ kế toán.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1- Tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá đã bán; dịch vụ đã cung cấp được xác định là tiêu thụ trong kỳ không phân biệt doanh thu đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.

2- Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc sau:

- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT;

- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT, hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán;

- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu);

- Những doanh nghiệp nhận gia công vật tư, hàng hoá thì chỉ phản ánh vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ số tiền gia công thực tế được hưởng, không bao gồm giá trị vật tư, hàng hoá nhận gia công.

- Đối với hàng hoá nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng thì hạch toán vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng.

- Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính về phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác nhận.

- Những sản phẩm, hàng hoá được xác định là tiêu thụ, nhưng vì lý do về chất lượng, về qui cách kỹ thuật,... người mua từ chối thanh toán, gửi trả lại người bán hoặc yêu cầu giảm giá và được doanh nghiệp chấp thuận; hoặc người mua mua hàng với khối lượng lớn được chiết khấu thương mại thì các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng này được theo dõi riêng biệt trên các Tài khoản 531 - Hàng bán bị trả lại, hoặc Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán, Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại.

- Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hoá đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua hàng, thì trị giá số hàng này không được coi là tiêu thụ và không được ghi vào Tài khoản 511- "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" mà chỉ hạch toán vào bên Có Tài khoản 131- "Phải thu của khách hàng" về khoản tiền đã thu của khách hàng. Khi thực giao hàng cho người mua sẽ hạch toán vào Tài khoản 511- "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" về trị giá hàng đã giao, đã thu trước tiền bán hàng, phù hợp với các điều kiện ghi nhận doanh thu.

- Đối với trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm thì doanh thu cung cấp dịch vụ ghi nhận của năm tài chính là số tiền cho thuê được xác định trên cơ sở lấy toàn bộ tổng số tiền thu được chia cho số năm cho thuê tài sản.

- Đối với doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước, được Nhà nước trợ cấp, trợ giá theo qui định thì doanh thu trợ cấp, trợ giá là số tiền được Nhà nước chính thức thông báo, hoặc thực tế trợ cấp, trợ giá. Doanh thu trợ cấp, trợ giá được phản ánh trên TK 5114 - Doanh thu trợ cấp trợ giá.

- Không hạch toán vào tài khoản này các trường hợp sau:

. Trị giá hàng hoá, vật tư, bán thành phẩm xuất giao cho bên ngoài gia công chế biến.

. Trị giá sản phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ cung cấp giữa các đơn vị thành viên trong một công ty, tổng công ty hạch toán toàn ngành (sản phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ tiêu thụ nội bộ).

. Số tiền thu được về nhượng bán, thanh lý TSCĐ.

. Trị giá sản phẩm, hàng hoá đang gửi bán; dịch vụ hoàn thành đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được người mua chấp thuận thanh toán.

. Trị giá hàng gửi bán theo phương thức gửi bán đại lý, ký gửi (chưa được xác định là tiêu thụ).

. Các khoản thu nhập khác không được coi là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

c) Kết cấu, nội dung phản ánh và phương pháp hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu của Tài khoản 511- "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" và việc mở các tài khoản cấp 2 được thực hiện như quy định đối với Tài khoản 511 - "Doanh thu bán hàng" trong Chế độ kế toán doanh nghiệp (ban hành theo Quyết định số 1141/TC-QĐ-CĐKT, ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp). Riêng đối với số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp phát sinh trong kỳ được ghi vào bên Có TK 3331 - "Thuế GTGT phải nộp" đối ứng với bên Nợ tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ".

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

1- Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:

a. Đối với hàng hoá chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

- Khi bán hàng trả chậm, trả góp, ghi số tiền trả lần đầu và số tiền còn phải thu về bán hàng trả chậm, trả góp, doanh thu bán hàng và lãi phải thu, ghi:

Nợ các TK 111, 112,131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113- Giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước(3331 - Thuế GTGT phải nộp)

Có TK3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT).

- Khi thực thu tiền bán hàng lần tiếp sau, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

- Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi trả chậm, trả góp).

b. Đối với hàng hoá không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

- Khi bán hàng trả chậm, trả góp, số tiền trả lần đầu và số tiền còn phải thu về bán hàng trả chậm, trả góp, doanh thu bán hàng và lãi phải thu, ghi:

Nợ các TK 111, 112,131

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán trả tiền ngay có thuế GTGT)

Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giữa tổng số tiền theo giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay có thuế GTGT).

- Khi thực thu tiền bán hàng lần tiếp sau, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

- Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Tiền lãi trả chậm, trả góp).

2- Kế toán thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp

Cuối kỳ, kế toán tính toán, xác định thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp đối với hoạt động SXKD, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.

2.3. Tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

Đổi tên Tài khoản 3387 - "Doanh thu nhận trước" thành Tài khoản 3387 - "Doanh thu chưa thực hiện".

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.

Doanh thu chưa thực hiện gồm:

- Số tiền nhận trước nhiều năm về cho thuê tài sản (cho thuê hoạt động);

- Khoản chênh lệch giữa bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay;

- Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ (trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu...).

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

- Khi bán hàng, hoặc cung cấp dịch vụ theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh thu được ghi nhận theo giá bán trả ngay tại thời điểm ghi nhận doanh thu.

Giá bán trả ngay được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Phần lãi bán hàng trả chậm, trả góp là chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả ngay được ghi nhận vào tài khoản "Doanh thu chưa thực hiện". Doanh thu chưa thực hiện sẽ được ghi nhận là doanh thu của kỳ kế toán theo quy định tại đoạn 25(a) của Chuẩn mực "Doanh thu và thu nhập khác".

- Khi nhận trước tiền cho thuê tài sản của nhiều năm, thì số tiền nhận trước được ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện. Trong các năm tài chính tiếp sau sẽ ghi nhận doanh thu phù hợp với doanh thu của từng năm tài chính.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 3387 - DOANH THU CHƯA THỰC HIỆN

Bên Nợ:

Kết chuyển "Doanh thu chưa thực hiện" sang Tài khoản "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ", hoặc Tài khoản "Doanh thu hoạt động tài chính" (tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia).

Bên Có:

Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ.

Số dư bên Có:

Doanh thu chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ kế toán.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:

a. Đối với hàng bán trả chậm, trả góp chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

- Khi bán hàng trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của kỳ kế toán theo giá bán trả ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả ngay ghi vào Tài khoản "Doanh thu chưa thực hiện", ghi:

Nợ các TK 111, 112,131

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Theo giá bán trả ngay chưa có thuế GTGT)

Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả ngay chưa có thuế GTGT)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331 - Thuế GTGT phải nộp).

- Hàng kỳ, tính, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

- Khi thực thu tiền bán hàng trả chậm, trả góp trong đó gồm cả phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả ngay, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

b. Đối với hàng bán trả chậm, trả góp không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp:

- Khi bán hàng trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của kỳ kế toán theo giá bán trả ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả ngay ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện, ghi:

Nợ các TK 111, 112,131

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán trả ngay có thuế GTGT)

Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả ngay có thuế GTGT).

- Cuối kỳ, xác định số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331 - Thuế GTGT phải nộp).

- Hàng kỳ, tính, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

- Khi thực thu tiền bán hàng trả chậm, trả góp trong đó gồm cả phần lãi bán hàng, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

2. Đối với hoạt động cho thuê tài sản thu tiền trước cho thuê của nhiều năm

Doanh thu của năm tài chính được xác định bằng tổng số tiền cho thuê đã thu được chia cho số năm cho thuê tài sản. Khi nhận tiền của khách hàng trả trước cho nhiều kỳ, nhiều niên độ kế toán về hoạt động cho thuê tài sản, ghi:

a. Đối với đơn vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế:

- Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê tài sản cho nhiều năm, ghi:

Nợ TK 111, 112,... (Tổng số tiền nhận trước)

Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Theo giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331).

Đồng thời tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Doanh thu của kỳ kế toán).

- Sang kỳ kế toán tiếp sau, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán sau, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Doanh thu của kỳ kế toán).

- Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ cho thuê tài sản không được thực hiện (nếu có), ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 531 - Hàng bán bị trả lại (Trường hợp đã ghi doanh thu trong kỳ theo giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (Số tiền trả lại cho người đi thuê về thuế GTGT của hoạt động cho thuê tài sản không được thực hiện)

Có TK 111, 112, 3388,... (Tổng số tiền trả lại).

b. Đối với đơn vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp

- Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê tài sản cho nhiều năm, ghi:

Nợ TK 111, 112,... (Tống số tiền nhận trước)

Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Tổng số tiền nhận trước).

Đồng thời tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán thu tiền, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Sang kỳ kế toán sau, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán sau, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

- Cuối kỳ kế toán, tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.

- Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ về cho thuê tài sản không được thực hiện, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 111, 112,... (Tổng số tiền trả lại).

2.4- Đổi tên TK 512 - "Doanh thu bán hàng nội bộ" thành Tài khoản 512 - "Doanh thu nội bộ"

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp.

Về nội dung, kết cấu, các nguyên tắc và phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phản ánh trên tài khoản này không thay đổi so với quy định trong chế độ kế toán doanh nghiệp (ban hành theo Quyết định số 1141) .

2.5- Bổ sung Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.

Doanh thu hoạt động tài chính gồm:

- Tiền lãi: Lãi cho vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm, trả góp; lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hóa, dịch vụ; Lãi cho thuê tài chính;...

- Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (Bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, bản quyền tác giả, phần mềm vi tính...);

- Cổ tức, lợi nhuận được chia;

- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;

- Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng;

- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;

- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ; khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ;

- Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;

- ...

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

- Doanh thu hoạt động tài chính được phản ánh trên Tài khoản 515 bao gồm các khoản doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia và các hoạt động tài chính khác được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền.

- Đối với các khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán chứng khoán, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá mua, số lãi về trái phiếu, tín phiếu hoặc cổ phiếu (không phản ánh tổng số tiền thu được từ việc bán chứng khoán).

- Đối với khoản thu nhập từ hoạt động mua, bán ngoại tệ, doanh thu được ghi nhận là số chênh lệch lãi giữa giá mua vào và giá ngoại tệ bán ra.

- Đối với khoản tiền lãi đầu tư nhận được từ khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu thì chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư này mới được ghi nhận là doanh thu phát sinh trong kỳ; còn khoản lãi đầu tư nhận được từ các khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá trị khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó;

- Đối với các khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh bất động sản, doanh thu được ghi nhận là tổng số tiền thu được do bán bất động sản.

- Đối với hoạt động kinh doanh cho thuê cơ sở hạ tầng, doanh thu bán hàng được ghi nhận khi hoàn tất việc bàn giao đất trên thực địa cho khách hàng theo giá trị của diện tích đất đã chuyển giao theo giá trả ngay.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦATÀI KHOẢN 515 - DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

Bên Nợ:

- Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có).

- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang Tài khoản 911- "Xác định kết quả kinh doanh".

Bên Có:

Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.

Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Phản ánh doanh thu cổ tức, lợi nhuận được chia phát sinh trong kỳ từ hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 138, 152, 156,133...

Nợ TK 221 - Đầu tư chứng khoán dài hạn (Nhận cổ tức bằng cổ phiếu)

Nợ TK 222 - Góp vốn liên doanh (thu nhập bổ sung vốn góp liên doanh)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

2. Phương pháp hạch toán hoạt động đầu tư chứng khoán:

- Khi mua chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn, căn cứ vào chi phí thực tế mua, ghi:

Nợ các TK 121, 221,...

Có các TK 111, 112, 141,...

- Định kỳ tính lãi và thu lãi tín phiếu, trái phiếu hoặc nhận được thông báo về cổ tức được hưởng:

. Trường hợp không nhận tiền lãi về, mà tiếp tục bổ sung mua trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

Nợ TK 221 - Đầu tư chứng khoán dài hạn

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

. Trường hợp nhận lãi bằng tiền, ghi:

Nợ các TK 111, 112...

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

. Trường hợp nếu nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì doanh nghiệp phải phân bổ số tiền lãi này, chỉ có phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua khoản đầu tư này mới được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính, còn khoản tiền lãi dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu đó, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Tổng tiền lãi thu được)

Có TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Phần tiền lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư)

Có TK 221 - Đầu tư chứng khoán dài hạn (Lãi đầu tư dồn tích trước khi doanh nghiệp mua lại khoản đầu tư)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Phần tiền lãi của các kỳ mà doanh nghiệp mua khoản đầu tư này).

. Định kỳ nhận lãi cổ phiếu, trái phiếu (nếu có), ghi:

Nợ TK 111, 112; hoặc

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chưa thu được tiền ngay)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

- Khi chuyển nhượng chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn, căn cứ vào giá bán chứng khoán:

. Trường hợp có lãi, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,... (Theo giá thanh toán)

Có TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Trị giá vốn)

Có TK 221 - Đầu tư chứng khoán dài hạn (Trị giá vốn)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi bán chứng khoán).

. Trường hợp lỗ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ bán chứng khoán)

Có TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Trị giá vốn);

Có TK 221 - Đầu tư chứng khoán dài hạn (Trị giá vốn).

- Thu hồi hoặc thanh toán chứng khoán đầu tư ngắn hạn, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Giá thanh toán)

Có TK 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (Giá vốn)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Số tiền lãi).

3. Kế toán bán ngoại tệ:

- Trường hợp có lãi, ghi:

Nợ các TK 111(1111), 112(1121) (Tổng giá thanh toán - tỷ giá thực tế bán)

Có TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá trên sổ kế toán)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Số chênh lệch tỷ giá thực tế bán lớn hơn tỷ giá trên sổ kế toán).

- Trường hợp bị lỗ, ghi:

Nợ các TK 111 (1111), 112 (1121) (Tổng giá thanh toán - tỷ giá thực tế bán)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Số lỗ) (Số chênh lệch tỷ giá trên sổ kế toán lớn hơn tỷ giá thực tế bán)

Có TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá trên sổ kế toán).

4. Kế toán hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản:

- Khi mua bất động sản, ghi:

Nợ TK 228 - Đầu tư dài hạn khác; hoặc

Nợ TK 241 - XDCB dở dang (Nếu mua thông qua đầu tư XDCB)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có) (Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)

Có các TK 111, 112, 331,...

- Các chi phí có liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư bất động sản, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112,...

- Kết chuyển chi phí khi đầu tư bất động sản hoàn thành, ghi:

Nợ TK 228 - Đầu tư dài hạn khác

Có TK 241 - XDCB dở dang.

- Khi bán bất động sản:

. Tổng số tiền thu về bán bất động sản, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng số tiền thanh toán)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (Nếu có).

. Trị giá đầu tư bất động sản đã bán, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 228 - Đầu tư dài hạn khác.

. Các chi phí có liên quan trực tiếp đến hoạt động bán bất động sản, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112,...

5. Kế toán hoạt động cho vay lấy lãi:

- Khi cho vay lấy lãi, ghi:

Nợ TK 128 - Đầu tư ngắn hạn khác (Nếu cho vay ngắn hạn); hoặc

Nợ TK 228 - Đầu tư dài hạn khác (Nếu cho vay dài hạn)

Có các TK 111, 112,...

- Định kỳ, tính toán, xác định số lãi cho vay phải thu trong kỳ theo khế ước vay, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Nếu thu tiền ngay);

Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng (Nếu chưa nhận được tiền ngay)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

- Các khoản thu lãi tiền gửi phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Nếu thu tiền ngay)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

6. Kế toán chiết khấu thanh toán:

Số tiền chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn được người bán chấp thuận, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

7. Kế toán doanh thu cho thuê cơ sở hạ tầng:

Đối với hoạt động kinh doanh cho thuê cơ sở hạ tầng, doanh thu được ghi nhận theo từng kỳ hạn cho thuê hoặc khi chuyển giao toàn bộ diện tích đất trên thực địa cho khách hàng theo giá trị của diện tích đất đã chuyển giao và thanh toán một lần hoặc theo giá bán trả ngay:

- Đối với doanh thu cho thuê cơ sở hạ tầng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 111, 112,131...

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu thu theo từng kỳ hạn cho thuê)(Giá bán chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

- Đối với doanh thu cho thuê cơ sở hạ tầng không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Tổng giá thanh toán theo từng kỳ hạn cho thuê)

8. Kế toán chênh lệch tỷ giá:

. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ hạch toán vào Doanh thu hoạt động tài chính (Sau khi bù trừ giữa số chênh lệch tăng tỷ giá và số chênh lệch giảm tỷ giá phát sinh trong kỳ), ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

9. Cuối kỳ kế toán tính toán, xác định thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp đối với hoạt động tài chính, ghi:

Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK3331 - Thuế GTGT phải nộp.

10. Cuối kỳ, kết chuyển Doanh thu hoạt động tài chính thuần phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh", ghi:

Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

3- Bổ sung Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại

Tài khoản này dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng hoá), dịch vụ với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU:

- Chỉ hạch toán vào tài khoản này khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã quy định.

- Trường hợp người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu thì khoản chiết khấu thương mại này được ghi giảm trừ vào giá bán trên "Hoá đơn (GTGT)" hoặc "Hoá đơn bán hàng" lần cuối cùng. Trường hợp khách hàng không tiếp tục mua hàng, hoặc khi số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng thì phải chi tiền chiết khấu thương mại cho người mua. Khoản chiết khấu thương mại trong các trường hợp này được hạch toán vào Tài khoản 521.

- Trường hợp người mua hàng với khối lượng lớn được hưởng chiết khấu thương mại, giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm giá (đã trừ chiết khấu thương mại) thì khoản chiết khấu thương mại này không được hạch toán vào TK 521. Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại.

- Phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại đã thực hiện cho từng khách hàng và từng loại hàng bán, như: bán hàng (sản phẩm, hàng hoá), dịch vụ.

- Trong kỳ chiết khấu thương mại phát sinh thực tế được phản ánh vào bên Nợ Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại. Cuối kỳ, khoản chiết khấu thương mại được kết chuyển sang Tài khoản 511 - "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" để xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ hạch toán.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 521 - CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI

Bên Nợ:

Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.

Bên Có:

Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang Tài khoản "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán.

Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại, không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 5211 - Chiết khấu hàng hoá: Phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại (tính trên khối lượng hàng hoá đã bán ra) cho người mua hàng hoá.

- Tài khoản 5212 - Chiết khấu thành phẩm: Phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại tính trên khối lượng sản phẩm đã bán ra cho người mua thành phẩm.

- Tài khoản 5213 - Chiết khấu dịch vụ: Phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại tính trên khối lượng dịch vụ đã cung cấp cho người mua dịch vụ.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 521 - Chiết khấu thương mại

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có các TK 111, 112,...

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

2. Cuối kỳ, kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua sang tài khoản doanh thu, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 521 - Chiết khấu thương mại.

4- Bổ sung nội dung phản ánh và hướng dẫn kế toán một số nghiệp vụ kinh tế liên quan đến Tài khoản TK 632 - Giá vốn hàng bán

4.1- Bổ sung kết cấu, nội dung phản ánh của TK 632 - "Giá vốn hàng bán" như sau:

Bên Nợ:

- Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.

- Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.

- Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra.

- Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành.

- Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước.

Bên Có:

- Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (31/12) (Khoản chênh lệch giữa số phải lập dự phòng năm nay nhỏ hơn khoản đã lập dự phòng năm trước).

- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang TK 911- "Xác định kết quả kinh doanh".

TK 632 "Giá vốn hàng bán" không có số dư cuối kỳ.

4.2- Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế liên quan đến bổ sung nội dung phản ánh trên Tài khoản TK 632 - Giá vốn hàng bán

a) Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng số chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 154- Chi phí SXKD dở dang.

b) Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có các TK 152, 153, 156, 138 (1381)...

c) Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ vượt quá mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình hoàn thành, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang (Nếu tự xây dựng)

Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang (Nếu tự chế).

d) Hạch toán khoản trích lập, hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (31/12) (Do lập dự phòng năm nay lớn, hoặc nhỏ hơn khoản dự phòng năm trước)

Cuối năm tài chính, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá hàng tồn kho ở thời điểm 31/12 tính toán khoản phải lập dự phòng giảm giá cho hàng tồn kho so sánh với số đã lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho năm trước, xác định số chênh lệch phải lập thêm, hoặc giảm đi (nếu có):

- Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, ghi:

Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

5- Bổ sung Tài khoản 635 - Chi phí tài chính

Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán,...; khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ,...

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 635 - CHI PHÍ TÀI CHÍNH

Bên Nợ:

- Các khoản chi phí của hoạt động tài chính;

- Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn;

- Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản phải thu dài hạn và phải trả dài hạn có gốc ngoại tệ;

- Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ;

- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán;

- Chi phí đất chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng được xác định là tiêu thụ.

Bên Có:

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán;

- Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính và các khoản lỗ phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

Tài khoản 635 "Chi phí tài chính" không có số dư cuối kỳ.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Phản ánh chi phí hoặc khoản lỗ về hoạt động đầu tư tài chính phát sinh, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có các TK 111,112; hoặc

Có TK 141 - Tạm ứng

Có các TK 121, 128, 221, 222,...

2. Lãi tiền vay đã trả và phải trả, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có các TK 111, 112, 341, 311,335...

3. Khi phát sinh chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có các TK 111, 112, 141,...

4. Các chi phí phát sinh cho hoạt động kinh doanh bất động sản, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có các TK 111, 112, 141,...

5. Trị giá vốn đầu tư bất động sản đã bán, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 228 - Đầu tư dài hạn khác.

6. Các chi phí phát sinh cho hoạt động cho vay vốn, mua bán ngoại tệ, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có các TK 111, 112, 141,...

7. Cuối năm tài chính, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn của các loại chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn hiện có tính đến 31/12 tính toán khoản phải lập dự phòng giảm giá cho các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn này, so sánh với số đã lập dự phòng giảm giá năm trước (nếu có) xác định số chênh lệch phải lập tăng thêm, hoặc giảm đi (nếu có):

- Trường hợp số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

Có TK 229 - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.

- Trường hợp số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch phải được hoàn nhập, ghi:

Nợ TK 229 - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn

Nợ TK 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

Có TK 635 - Chi phí tài chính.

8. Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hóa, dịch vụ được hưởng, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có các TK 131, 111, 112,...

9. Cuối kỳ kế toán sau khi bù trừ giữa số tăng và số giảm chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ, nếu chênh lệch tỷ giá giảm (dư Nợ Tài khoản 413) được kết chuyển vào chi phí tài chính trong kỳ, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá.

10. Số chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản phải thu dài hạn và phải trả dài hạn có gốc ngoại tệ:

- Đối với các khoản phải thu dài hạn, nếu tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính nhỏ hơn tỷ giá đang phản ánh trên sổ kế toán các tài khoản phải thu dài hạn có gốc ngoại tệ thì số chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (Phải thu dài hạn có gốc ngoại tệ).

- Đối với các khoản phải trả dài hạn, nếu tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố ở thời điểm lập báo cáo tài chính lớn hơn tỷ giá trên sổ kế toán của số dư ngoại tệ cuối kỳ của các tài khoản phải trả dài hạn, thì số chênh lệch tỷ giá, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 341 - Vay dài hạn (Có gốc ngoại tệ)

Có TK 342 - Nợ dài hạn (Có gốc ngoại tệ).

11. Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Tiền Việt Nam) (Theo tỷ giá bán).

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (khoản lỗ - Nếu có)

Có các TK 111, 112 (Có gốc ngoại tệ) (Theo tỷ giá trên sổ kế toán).

12. Chi phí đất chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng được xác định là tiêu thụ, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 228 - Chi phí đầu tư dài hạn khác.

13. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh", ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 635 - Chi phí tài chính.

6- Xoá bỏ, sửa đổi tên và số hiệu một số tài khoản loại 7, loại 8

- Xoá bỏ Tài khoản 711 - "Thu nhập hoạt động tài chính" và Tài khoản 811 - "Chi phí hoạt động tài chính";

- Đổi tên và số hiệu Tài khoản 721 - "Các khoản thu nhập bất thường" thành Tài khoản 711 "Thu nhập khác";

- Đổi tên và số hiệu Tài khoản 821 "Chi phí bất thường" thành Tài khoản 811 "Chi phí khác".

7- Sửa đổi, bổ sung nội dung của loại Tài khoản 7 - Thu nhập khác

Loại tài khoản này phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp.

Loại tài khoản này chỉ phản ánh các khoản thu nhập, không phản ánh các khoản chi phí. Do đó, trong kỳ kế toán, tài khoản thuộc loại 7 được phản ánh bên Có, cuối kỳ được kết chuyển toàn bộ sang Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" và không có số dư.

Loại Tài khoản 7 - Thu nhập khác, gồm 1 tài khoản:

- Tài khoản 711 - Thu nhập khác

Nội dung thu nhập khác được quy định tại đoạn 30 của Chuẩn mực doanh thu và thu nhập khác.

Thu nhập khác của doanh nghiệp, gồm:

- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ;

- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;

- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;

- Các khoản thuế được NSNN hoàn lại;

- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;

- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có);

- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp;

- Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán, năm nay mới phát hiện ra,...

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 711 - THU NHẬP KHÁC

Bên Nợ:

- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác (nếu có) (ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp).

- Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản thu nhập khác trong kỳ sang Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".

Bên Có:

Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.

Tài khoản 711- "Thu nhập khác" không có số dư cuối kỳ.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Phương pháp hạch toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

- Ghi giảm TSCĐ thanh lý, nhượng bán, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Phần giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Phần giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá).

- Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có), ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 141, 331,... (Tổng giá thanh toán).

- Phản ánh số thu nhập khác về thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Số thu nhập chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp .

+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, số thu về nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 711 - Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).

- Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 711 - Thu nhập khác

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.

2. Phản ánh các khoản thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng:

- Khi thu phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 711 - Thu nhập khác.

- Trường hợp đơn vị ký quỹ, ký cược vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết với doanh nghiệp bị phạt theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế:

. Đối với khoản tiền phạt khấu trừ vào tiền ký cược, ký quỹ của người ký cược, ký quỹ, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (Đối với khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn)

Nợ TK 344 - Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn (Đối với khoản ký cược, ký quỹ dài hạn)

Có TK 711 - Thu nhập khác.

. Khi thực trả khoản ký quỹ, ký cược cho người ký quỹ, ký cược, ghi:

Nợ các TK 338, 344 (Đã trừ khoản tiền phạt) (Nếu có)

Có các TK 111, 112.

3. Phản ánh tiền bảo hiểm được các tổ chức bảo hiểm bồi thường, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 711 - Thu nhập khác.

- Các khoản chi phí liên quan đến xử lý các thiệt hại đối với những trường hợp đã mua bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 152,...

4. Hạch toán các khoản phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ, nay lại thu được tiền

- Khi có quyết định cho phép xóa sổ khoản nợ phải thu khó đòi không có khả năng đòi được, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Phần chênh lệch giữa số nợ phải thu khó đòi xoá sổ lớn hơn số lập dự phòng)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

Đồng thời ghi vào bên Nợ Tài khoản 004 "Nợ khó đòi đã xử lý".

- Đối với các khoản phải thu khó đòi đã xử lý cho xóa sổ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ thu hồi được, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 711 - Thu nhập khác.

Đồng thời ghi vào bên Có Tài khoản 004 "Nợ khó đòi đã xử lý".

5. Các khoản nợ phải trả mà chủ nợ không đòi được tính vào thu nhập khác, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán; hoặc

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

Có TK 711 - Thu nhập khác.

6. Trường hợp được giảm, hoàn thuế GTGT phải nộp:

- Nếu số thuế GTGT được giảm, trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp

Có TK 711 - Thu nhập khác.

- Nếu số thuế GTGT được hoàn lại, khi NSNN trả lại bằng tiền, ghi:

Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 711 - Thu nhập khác.

7. Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán, năm nay mới phát hiện ra, ghi:

Nợ các TK 111, 131,...

Có TK 711 - Thu nhập khác.

8. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh", ghi:

Nợ TK 711 - Thu nhập khác

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

8- Sửa đổi, bổ sung nội dung loại Tài khoản 8 - Chi phí khác

Loại tài khoản này phản ánh các khoản chi phí của các hoạt động ngoài các hoạt động SXKD tạo ra doanh thu của doanh nghiệp.

Chi phí khác là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra; cũng có thể là những khoản chi phí bị bỏ sót từ những năm trước.

Loại tài khoản này trong kỳ luôn luôn phản ánh số phát sinh bên Nợ, cuối kỳ được kết chuyển sang Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" và không có số dư.

Loại Tài khoản 8 - Chi phí khác, có 01 tài khoản:

- Tài khoản 811 - Chi phí khác

- Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp.

Chi phí khác phát sinh, gồm:

- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có);

- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế;

- Bị phạt thuế, truy nộp thuế;

- Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán;

- Các khoản chi phí khác.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 811 - CHI PHÍ KHÁC

Bên Nợ:

Các khoản chi phí khác phát sinh.

Bên Có:

Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".

Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CHỦ YẾU

1- Khi các khoản chi phí khác phát sinh, như chi khắc phục tổn thất do gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh (bão lụt, hoả hoạn, cháy, nổ,...), ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Có các TK 111, 112, 141,...

2- Phương pháp hạch toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

- Thu tiền nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

Nợ các TK 111, 112, 131

Có TK 711 - Thu nhập khác

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (Nếu có).

- Phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ và ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý dùng vào SXKD, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Phần giá trị đã khấu hao)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (Phần giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá).

- Các chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 141,...

3- Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế nhầm lẫn trong kê khai hàng hóa xuất khẩu, bị truy thu tiền thuế trong thời hạn 01 năm trở về trước kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự nhầm lẫn đó. Số thuế xuất khẩu truy thu phải nộp, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Nếu trong năm tài chính có doanh thu hàng xuất khẩu)

Nợ TK 811- Chi phí khác (Nếu trong niên độ kế toán không có doanh thu hàng xuất khẩu)

Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế xuất khẩu).

4- Hạch toán các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Có các TK 111, 112; hoặc

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác.

5- Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 811 - Chi phí khác.

9- Kế toán dự phòng phải thu khó đòi

a- Cuối kỳ kế toán năm, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi), kế toán tính xác định số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập. Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay lớn hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi.

b- Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năm nay nhỏ hơn số dư của khoản dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi)

c- Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được được phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản phải thu khó đòi phải theo chế độ tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 138 - Phải thu khác.

Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" (Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán).

d- Đối với những khoản phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 711 - Thu nhập khác.

Đồng thời ghi vào bên Có TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý" (Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán).

V- HƯỚNG DẪN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1- Bảng cân đối kế toán

Bổ sung mục V vào phần B - "Tài sản cố định, đầu tư dài hạn" chỉ tiêu "Chi phí trả trước dài hạn" (Mã số 241).

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh số chi phí trả trước dài hạn đã chi nhưng chưa phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh đến cuối kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu "Chi phí trả trước dài hạn" được căn cứ vào số dư Nợ Tài khoản 242 "Chi phí trả trước dài hạn" đến cuối kỳ báo cáo.

Mẫu biểu "Bảng cân đối kế toán" sau khi sửa đổi, bổ sung được quy định ở Phụ lục số 01 Thông tư này.

2- Báo cáo kết quả kinh doanh

Bổ sung, sửa đổi Phần I - Lãi, lỗ của Báo cáo kết quả kinh doanh - B02-DN (Ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ Tài chính).

2.1- Phần mẫu biểu

Phần I - Lãi, lỗ của Báo cáo kết quả kinh doanh - B02 - DN được quy định theo Mẫu B02-DN sau đây:

 

 

Trần Văn Tá

(Đã ký)

 

 

Bộ, Tổng công Ty

Đơn vị:................

Mẫu số B 02-DN

Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC
ngày 9/10/2002 của BTC

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Quý ... Năm ...
Phần I - Lãi, lỗ

Đơn vị tính:............

Chỉ tiêu

Mã số

Kỳ

này

Kỳ

trước

Luỹ kế từ đầu năm

1

2

3

4

5

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

01

 

 

 

Các khoản giảm trừ (03 = 04 + 05 + 06 + 07)

03

 

 

 

- Chiết khấu thương mại

04

 

 

 

- Giảm giá hàng bán

05

 

 

 

- Hàng bán bị trả lại

06

 

 

 

- Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp

07

 

 

 

1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 03)

10

 

 

 

2. Giá vốn hàng bán

11

 

 

 

3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)

20

 

 

 

4. Doanh thu hoạt động tài chính

21

 

 

 

5. Chi phí tài chính

22

 

 

 

- Trong đó: Lãi vay phải trả

23

 

 

 

6. Chi phí bán hàng

24

 

 

 

7. Chi phí quản lý doanh nghiệp

25

 

 

 

8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
[30 = 20 + (21 - 22) - (24+ 25)]

30

 

 

 

9. Thu nhập khác

31

 

 

 

10. Chi phí khác

32

 

 

 

11. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)

40

 

 

 

12. Tổng lợi nhuận trước thuế (50 = 30 + 40)

50

 

 

 

13. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

51

 

 

 

14. Lợi nhuận sau thuế (60 = 50 - 51)

60

 

 

 

 

2.2 - Phần giải thích mẫu biểu

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

(Mẫu số B 02 - DN)

Phần 1  

LÃI, LỖ:

a) Nội dung báo cáo

Phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả kinh doanh và kết quả khác.

Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo; Số liệu của kỳ trước (để so sánh); Số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.

b) Nguồn gốc số liệu để lập báo cáo

- Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ trước.

- Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.

c) Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh

Số liệu ghi vào cột 4 (Kỳ trước) của Phần I "Lãi, lỗ" của báo cáo kỳ này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 3 "Kỳ này" của báo cáo này kỳ trước theo từng chỉ tiêu phù hợp.

Số liệu ghi vào cột 5 (Luỹ kế từ đầu năm) của Phần I "Lãi, lỗ" của báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh kỳ này được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 5 (Luỹ kế từ đầu năm) của báo cáo này kỳ trước cộng (+) với số liệu ghi ở cột 3 (Kỳ này), kết quả tìm được ghi vào cột 5 của báo cáo này kỳ này theo từng chỉ tiêu phù hợp.

Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột 3 (Kỳ này) của Phần I "Lãi, lỗ" của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ này, như sau:

Phần I - Lãi, lỗ

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm và cung cấp dịch vụ trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của Tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" và Tài khoản 512 "Doanh thu nội bộ" trong kỳ báo cáo.

Các khoản giảm trừ (Mã số 03):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp các khoản được ghi giảm trừ vào tổng doanh thu trong kỳ, bao gồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp tương ứng với số doanh thu được xác định kỳ báo cáo.

Mã số 03 = Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06 + Mã số 07.

Chiết khấu thương mại (Mã số 04):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chiết khấu thương mại cho người mua hàng của doanh nghiệp cho số hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán phát sinh trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có của tài khoản 521

Giảm giá hàng bán (Mã số 05):

Chỉ tiêu này phản ánh số giảm giá hàng bán cho người mua hàng của doanh nghiệp cho số hàng hóa, thành phẩm đã bán bị kém, mất phẩm chất phát sinh trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của Tài khoản 532 "Giảm giá hàng bán" trong kỳ báo cáo.

Hàng bán bị trả lại (Mã số 06):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá bán của số hàng hoá, thành phẩm đã bán bị trả lại trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có của Tài khoản 531 "Hàng bán bị trả lại" trong kỳ báo cáo.

Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp (Mã số 07):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế xuất khẩu phải nộp, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cho ngân sách nhà nước theo số doanh thu phát sinh, trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có của các Tài khoản 3332 "Thuế tiêu thụ đặc biệt", Tài khoản 3333 "Thuế xuất, nhập khẩu" (chi tiết phần thuế xuất khẩu) đối ứng với bên Nợ TK 511, TK 512 và số phát sinh bên Có Tài khoản 3331 "Thuế GTGT phải nộp" đối ứng bên Nợ TK 511, trong kỳ báo cáo.

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10):

Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm và cung cấp dịch vụ đã trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 03.

Giá vốn hàng bán (Mã số 11):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của các dịch vụ đã cung cấp, chi phí khác được tính vào hoặc ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh bên Có của Tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán" trong kỳ báo cáo đối ứng bên Nợ của Tài khoản 911"Xác định kết quả kinh doanh".

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20):

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán phát sinh trong kỳ báo cáo.

Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11.

Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21):

Chỉ tiêu này phản ánh doanh thu hoạt động tài chính thuần (Tổng doanh thu trừ (-) thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (nếu có) liên quan đến hoạt động khác) phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Nợ của Tài khoản 515 "Doanh thu hoạt động tài chính" đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo.

Chi phí tài chính (Mã số 22):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí tài chính, gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh,... phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Bên Có TK 635 đối ứng với bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo.

Lãi vay phải trả (Mã số 23):

Chỉ tiêu này dùng để phản ánh chi phí lãi vay phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán chi tiết tài khoản 635

Chi phí bán hàng (Mã số 24):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí bán hàng phân bổ cho số hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có của Tài khoản 641 "Chi phí bán hàng" và số phát sinh Có của Tài khoản 1422 "Chi phí chờ kết chuyển" (chi tiết phần chi phí bán hàng), đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo.

Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho số hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có của Tài khoản 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp" và số phát sinh Có của Tài khoản 1422 "Chi phí chờ kết chuyển" (chi tiết phần chi phí quản lý doanh nghiệp), đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30):

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng (+) doanh thu hoạt động tài chính trừ (-) chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.

Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số 21 - (Mã số 22 + Mã số 24 + Mã số 25).

Thu nhập khác (Mã số 31):

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản thu nhập khác (đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp), phát sinh trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Nợ của Tài khoản 711 "Thu nhập khác" đối ứng với bên Có của Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo.

Chi phí khác (Mã số 32):

Chỉ tiêu này phản ánh các khoản chi phí khác.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh Có của Tài khoản 811 "Chi phí khác" đối ứng với bên Nợ của Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo.

Lợi nhuận khác (Mã số 40):

Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập khác (đã trừ thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp) với chi phí khác trong kỳ báo cáo.

Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32

Tổng lợi nhuận trước thuế (Mã số 50):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thực hiện trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh, hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo.

Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (Mã số 51):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số phát sinh bên Có của Tài khoản 3334 "Thuế thu nhập doanh nghiệp" trừ (-) số thuế TNDN được giảm trừ vào số thuế phải nộp và số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm phải nộp theo thông báo cuả cơ quan thuế hàng quý lớn hơn số thuế TNDN thực phải nộp khi báo cáo quyết toán thuế năm được duyệt.

Lợi nhuận sau thuế (Mã số 60):

Chỉ tiêu này phản ánh tổng số lợi nhuận thuần từ các hoạt động của doanh nghiệp sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo.

Mã số 60 = Mã số 50 - Mã số 51.

3. Thuyết minh báo cáo tài chính

Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính sau khi sửa đổi (xem phụ lục số 2)

Căn cứ vào 4 chuẩn mực kế toán đã ban hành theo Quyết định số 149/2000/QĐ/BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09-DN) được giải thích, sửa đổi bổ sung một số chỉ tiêu sau đây:

a/ Bổ sung Mục 3.2 "Một số chỉ tiêu chi tiết về hàng tồn kho" vào trong thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09-DN) liên quan đến Chuẩn mực kế toán "Hàng tồn kho":

- Giá gốc của tổng số hàng tồn kho

- Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong kỳ

- Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho (giá gốc trừ (-) dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ phải trả.

b/ Giải thích, sửa đổi, bổ sung một số chỉ tiêu sau đây trong thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09-DN) liên quan chuẩn mực kế toán "TSCĐ hữu hình" và chuẩn mực kế toán "TSCĐ vô hình".

- Gạch đầu dòng thứ nhất của Mục 2.4 trong thuyết minh báo cáo tài chính sửa lại là: "Nguyên tắc xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình".

- Gạch đầu dòng thứ hai của Mục 2.4 trong thuyết minh báo cáo tài chính sửa lại là: "Phương pháp khấu hao; thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình".

- Mục 3.3 "Tình hình tăng, giảm TSCĐ" trong thuyết minh báo cáo tài chính trình bày thêm các chỉ tiêu sau đây:

+ Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình đã dùng để thế chấp, cầm cố cho các khoản vay;

+ Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình tạm thời không sử dụng;

+ Nguyên giá của TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng;

+ Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình đang chờ thanh lý;

+ Giá trị hợp lý ghi nhận ban đầu, giá trị khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại của TSCĐ vô hình do Nhà nuớc cấp;

+ Các cam kết về việc mua, bán TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình có giá trị lớn trong tương lai;

+ Lý do khi một TSCĐ vô hình được khấu hao trên 20 năm;

+ Các thay đổi khác về TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình.

c/ Bổ sung một số chỉ tiêu vào Mục 4 trong Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B-09DN) liên quan đến chuẩn mực kế toán "Doanh thu và thu nhập khác":

- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá;

Trong đó: Doanh thu trao đổi sản phẩm, hàng hoá

- Doanh thu cung cấp dịch vụ;

Trong đó: Doanh thu trao đổi dịch vụ

- Lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu;

- Lãi bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá;

- Lãi bán hàng trả chậm;

- Chiết khấu thanh toán được hưởng;

- Cổ tức và lợi nhuận được chia;

- Doanh thu tài chính khác.

VI- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ năm tài chính 2002. Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ, những phần kế toán khác không hướng dẫn trong Thông tư này thì thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

2. Các quy định trong chuẩn mực kế toán có khác biệt với hướng dẫn về quy chế tài chính và hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành thì thực hiện theo quy định trong chuẩn mực kế toán và hướng dẫn trong Thông tư này.

3. Các công ty, Tổng công ty có chế độ kế toán đặc thù đã được Bộ Tài chính chấp thuận, phải căn cứ vào 04 chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC và Thông tư này để hướng dẫn, bổ sung cho phù hợp.

4. Các Bộ, Ngành, Uỷ Ban nhân dân, Sở Tài chính, Cục thuế các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

 

PHỤ LỤC SỐ 01

BỘ, TỔNG CÔNG TY:....
Đơn vị:.......................

Mẫu số B 01 - DN

Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC
ngày 9/10/2002 của BTC

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
tại ngày... tháng... năm...

Đơn vị tính:...........

Tài sản

Mã số

Số đầu năm

Số cuối
kỳ

1

2

3

4

A- TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
(100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150 + 160)

100

 

 

I. Tiền

110

 

 

1. Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu)

111

 

 

2. Tiền gửi Ngân hàng

112

 

 

3. Tiền đang chuyển

113

 

 

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

120

 

 

1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

121

 

 

2. Đầu tư ngắn hạn khác

128

 

 

3. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*)

129

 

 

III. Các khoản phải thu

130

 

 

1. Phải thu của khách hàng

131

 

 

2. Trả trước cho người bán

132

 

 

3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ

133

 

 

4. Phải thu nội bộ

134

 

 

- Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc

135

 

 

- Phải thu nội bộ khác

136

 

 

5. Các khoản phải thu khác

138

 

 

6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*)

139

 

 

IV. Hàng tồn kho

140

 

 

1. Hàng mua đang đi trên đường

141

 

 

2. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho

142

 

 

3. Công cụ, dụng cụ trong kho

143

 

 

4. Chi phí SXKD dở dang

144

 

 

5. Thành phẩm tồn kho

145

 

 

6. Hàng hóa tồn kho

146

 

 

7. Hàng gửi đi bán

147

 

 

8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)

149

 

 

V. Tài sản lưu động khác

150

 

 

1. Tạm ứng

151

 

 

2. Chi phí trả trước

152

 

 

3. Chi phí chờ kết chuyển

153

 

 

4. Tài sản thiếu chờ xử lý

154

 

 

5. Các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn

155

 

 

VI. Chi sự nghiệp

160

 

 

1. Chi sự nghiệp năm trước

161

 

 

2. Chi sự nghiệp năm nay

162

 

 

B - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, ĐẦU TƯ DÀI HẠN
(200 = 210 + 220 + 230 + 240 + 241)

200

 

 

I. Tài sản cố định

210

 

 

1. Tài sản cố định hữu hình

211

 

 

- Nguyên giá

212

 

 

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)

213

 

 

2. Tài sản cố định thuê tài chính

214

 

 

- Nguyên giá

215

 

 

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)

216

 

 

3. Tài sản cố định vô hình

217

 

 

- Nguyên giá

218

 

 

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)

219

 

 

II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

220

 

 

1. Đầu tư chứng khoán dài hạn

221

 

 

2. Góp vốn liên doanh

222

 

 

3. Đầu tư dài hạn khác

228

 

 

4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*)

229

 

 

III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

230

 

 

IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn

240

 

 

V. Chi phí trả trước dài hạn

241

 

 

TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 = 100 + 200)

250

 

 

 

 

 

 

NGUỒN VỐN

 

 

 

A- NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320 + 330)

300

 

 

I. Nợ ngắn hạn

310

 

 

1. Vay ngắn hạn

311

 

 

2. Nợ dài hạn đến hạn trả

312

 

 

3. Phải trả cho người bán

313

 

 

4. Người mua trả tiền trước

314

 

 

5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

315

 

 

6. Phải trả công nhân viên

316

 

 

7. Phải trả cho các đơn vị nội bộ

317

 

 

8. Các khoản phải trả, phải nộp khác

318

 

 

II. Nợ dài hạn

320

 

 

1. Vay dài hạn

321

 

 

2. Nợ dài hạn

322

 

 

III. Nợ khác

330

 

 

1. Chi phí phải trả

331

 

 

2. Tài sản thừa chờ xử lý

332

 

 

3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

333

 

 

B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 420)

400

 

 

I. Nguồn vốn, quỹ

410

 

 

1. Nguồn vốn kinh doanh

411

 

 

2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản

412

 

 

3. Chênh lệch tỷ giá

413

 

 

4. Quỹ đầu tư phát triển

414

 

 

5. Quỹ dự phòng tài chính

415

 

 

6. Lợi nhuận chưa phân phối

416

 

 

7. Nguồn vốn đầu tư XDCB

417

 

 

II. Nguồn kinh phí, quỹ khác

420

 

 

1. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm

421

 

 

2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi

422

 

 

3. Quỹ quản lý của cấp trên

423

 

 

4. Nguồn kinh phí sự nghiệp

424

 

 

- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước

425

 

 

- Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay

426

 

 

5. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

427

 

 

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (430 = 300 + 400)

430

 

 

Ghi chú: Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ).

CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Chỉ tiêu

Số đầu năm

Số cuối kỳ

1. Tài sản thuê ngoài

 

 

2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công

 

 

3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi

 

 

4. Nợ khó đòi đã xử lý

 

 

5. Ngoại tệ các loại

 

 

6. Hạn mức kinh phí còn lại

 

 

7. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có

 

 

Lập, ngày... tháng... năm...

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 02

BỘ, TỔNG CÔNG TY:............
ĐƠN VỊ:.................

Mẫu số B 09 - DN
Ban hành theo QĐ số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi bổ sung theo TT số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 của BTC

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Quý ... Năm ...

1 - Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp

1.1 - Hình thức sở hữu vốn:

1.2 - Lĩnh vực kinh doanh:

1.3 - Tổng số công nhân viên:

Trong đó: Nhân viên quản lý:

1.4 - Những ảnh hưởng quan trọng đến tình hình kinh doanh trong năm báo cáo:

2 - Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp:

2.1 - Niên độ kế toán (bắt đầu từ ngày ... kết thúc vào ngày...)

2.2 - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác:

2.3 - Hình thức sổ kế toán áp dụng:

2.4 - Phương pháp kế toán tài sản cố định:

- Nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình, TSCĐ vô hình.;

- Phương pháp khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích, hoặc tỷ lệ khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình.

2.5 - Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho.

- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ).

2.6 - Tình hình trích lập và hoàn nhập dự phòng.

3 - Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính

3.1 - Chi phí SXKD theo yếu tố:

Đơn vị tính:...

Yếu tố chi phí

Số tiền

1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu
-
-
2. Chi phí nhân công
-
-
3. Chi phí khấu hao tài sản cố định
4. Chi phí dịch vụ mua ngoài
5. Chi phí khác bằng tiền

 

Tổng cộng

 

3.2- Một số chỉ tiêu chi tiết về Hàng tồn kho

Đơn vị tính:....

Chỉ tiêu

Mã số

Số tiền

1. Giá gốc của tổng số Hàng tồn kho

 

 

2. Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

 

 

3. Giá trị ghi sổ của Hàng tồn kho (giá gốc trừ (-) dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đã dùng để thế chấp, cầm cố đảm bảo cho các khoản nợ vay.

 

 

Những trường hợp hay sự kiện dẫn đến việc trích lập thêm hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

3.3 - Tình hình tăng, giảm tài sản cố định:

Theo từng nhóm tài sản cố định, mỗi loại tài sản cố định (tài sản cố định hữu hình; tài sản cố định thuê tài chính; tài sản cố định vô hình) trình bày trên một biểu riêng:

Đơn vị tính: .............

Nhóm TSCĐ
Chỉ tiêu

Nhà cửa, vật kiến trúc

Máy móc, thiết bị

...

Tổng

 

 

 

 

 

I. Nguyên giá tài sản cố định
1. Số dư đầu kỳ
2. Số tăng trong kỳ
Trong đó: - Mua sắm mới
- Xây dựng mới
3. Số giảm trong kỳ
Trong đó: - Thanh lý
- Nhượng bán
4. Số cuối kỳ
Trong đó: - Chưa sử dụng
- Đã khấu hao hết vẫn còn
sử dụng
- Chờ thanh lý
II. Giá trị đã hao mòn
1. Đầu kỳ
2. Tăng trong kỳ
3. Giảm trong kỳ
4. Số cuối kỳ
III. Giá trị còn lại
1. Đầu kỳ
2. Cuối kỳ
- TSCĐ đã dùng để thế chấp, cầm cố các khoản vay
- TSCĐ tạm thời không sử dụng
- TSCĐ chờ thanh lý

 

 

 

 

Lý do tăng, giảm:

3.4 - Tình hình thu nhập của công nhân viên:

Đơn vị tính:...

Chỉ tiêu

Kế hoạch

Thực hiện

 

 

Kỳ này

Kỳ trước

1. Tổng quỹ lương
2. Tiền thưởng
3. Tổng thu nhập
4. Tiền lương bình quân
5. Thu nhập bình quân

 

 

 

Lý do tăng, giảm:

3.5 - Tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu:

Đơn vị tính:....

Chỉ tiêu

Số đầu kỳ

Tăng trong kỳ

Giảm trong kỳ

Số cuối kỳ

I. Nguồn vốn kinh doanh
Trong đó: Vốn Ngân sách Nhà nước cấp
II. Các quỹ
1. Quỹ đầu tư phát triển
2. Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo
3. Quỹ dự phòng tài chính
III. Nguồn vốn đầu tư XDCB
1. Ngân sách cấp
2. Nguồn khác
IV. Quỹ khác
1. Quỹ khen thưởng
2. Quỹ phúc lợi
3. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

Lý do tăng, giảm:

3.6 - Tình hình tăng, giảm các khoản đầu tư vào đơn vị khác:

Đơn vị tính:....

Chỉ tiêu

Số đầu kỳ

Tăng trong kỳ

Giảm trong kỳ

Số cuối kỳ

Kết quả đầu tư

I. Đầu tư ngắn hạn:
1. Đầu tư chứng khoán
2. Đầu tư ngắn hạn khác
II. Đầu tư dài hạn:
1. Đầu tư chứng khoán
2. Đầu tư vào liên doanh
3. Đầu tư dài hạn khác

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

Lý do tăng, giảm:

3.7 - Các khoản phải thu và nợ phải trả:

Đơn vị tính:....

 

Số đầu kỳ

Số cuối kỳ

Tổng số tiền

Chỉ tiêu

Tổng số

Trong đó số quá hạn

Tổng số

Trong đó số quá hạn

tranh chấp, mất khả năng thanh toán

1

2

3

4

5

6

1. Các khoản phải thu
- Phải thu từ khách hàng
- Trả trước cho người bán
- Cho vay
- Phải thu tạm ứng
- Phải thu nội bộ
- Phải thu khác
2. Các khoản phải trả
2.1. Nợ dài hạn
- Vay dài hạn
- Nợ dài hạn
2.2. Nợ ngắn hạn
- Vay ngắn hạn
- Phải trả cho người bán
- Người mua trả trước
- Doanh thu chưa thực hiện
- Phải trả công nhân viên

 

 

 

 

 

- Phải trả thuế
- Các khoản phải nộp Nhà nước
- Phải trả nội bộ
- Phải trả khác

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

Trong đó:

- Số phải thu bằng ngoại tệ (quy ra USD):

- Số phải trả bằng ngoại tệ (quy ra USD):

- Lý do tranh chấp, mất khả năng thanh toán:

4 - Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động SXKD (Phần tự trình bày của doanh nghiệp).

Đơn vị tính:....

Chỉ tiêu

Số tiền

Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá
Trong đó: Doanh thu trao đổi sản phẩm, hàng hoá

 

Doanh thu cung cấp dịch vụ
Trong đó: Doanh thu trao đổi cung cấp dịch vụ

 

Lãi tiền gửi, tiền cho vay

 

Lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu

 

Cổ tức, lợi nhuận được chia

 

Lãi bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá

 

Lãi bán hàng trả chậm

 

Chiết khấu thanh toán được hưởng

 

Doanh thu tài chính khác

 

5 - Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Đơn vị tính:....

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm nay

Năm trước

1

2

3

4

 

 

 

 

1. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn

 

 

 

1.1. Bố trí cơ cấu tài sản

 

 

 

- Tài sản cố định/Tổng tài sản

%

 

 

- Tài sản lưu động/Tổng tài sản

%

 

 

1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn

 

 

 

- Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn

%

 

 

- Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn

%

 

 

2. Khả năng thanh toán

 

 

 

2.1. Khả năng thanh toán hiện hành

lần

 

 

2.2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

lần

 

 

2.3. Khả năng thanh toán nhanh

lần

 

 

2.4. Khả năng thanh toán nợ dài hạn

lần

 

 

3. Tỷ suất sinh lời

 

 

 

3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

 

 

 

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu

%

 

 

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

%

 

 

3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

 

 

 

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản

%

 

 

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản

%

 

 

3.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu

%

 

 

 

 

 

 

6 - Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu

7 - Các kiến nghị

Người lập biểu
(Ký, họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)

Ngày... tháng... năm...
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 89/2002/TT-BTC

Hanoi, October 09, 2002

 

CIRCULAR

GUIDING THE ACCOUNTING IN IMPLEMENTATION OF FOUR (04) ACCOUNTING STANDARDS ISSUED TOGETHER WITH THE FINANCE MINISTER’S DECISION No. 149/2001/QD-BTC OF DECEMBER 31, 2001

Pursuant to the Finance Ministers Decision No. 149/2001/QD-BTC of December 31, 2001, issuing and announcing four (04) Vietnamese accounting standards (phase 1);
Pursuant to the Enterprise Accounting Regime issued together with the Finance Ministry
s Decision No. 1141/TC/QD-CDKT of November 1, 1995 and circulars guiding the amendments and supplements thereto;
The Ministry of Finance hereby guides the accounting in implementation of the above-mentioned four accounting standards for application to enterprises of all branches and economic sectors nationwide, excluding enterprises applying the Small-and Medium-Sized Enterprise Accounting Regime issued together with the Finance Minister
s Decision No. 1177/TC/QD-CDKT of December 23, 1996 and Decision No. 144/2001/QD-BTC of December 21, 2001.

I. GUIDANCE ON ACCOUNTING OF THE STANDARD "INVENTORY"

1. Accounting of fixed general production costs

- When fixed general production costs are incurred, record:

Debit in Account 627 - General production costs (Details of fixed general production costs)

Credit in Accounts: 152, 153, 214, 331, 334

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit in Account 154 - Incomplete production and business costs

Credit in Account 627 - General production costs (Details of fixed general production costs).

- Where the quantity of actually-manufactured products is lower than the normal capacity, accountants must calculate and determine fixed general production costs allocated to the processing cost of each product unit according to the normal capacity level. Unallocated fixed general production costs (the positive difference between the total fixed general production costs that are actually incurred and the fixed general production costs calculated into product price is not calculated into the product price) shall be recognized into the cost of goods sold in the period, record:

Debit in Account 632 - Cost of goods sold (Details of unallocated fixed general production costs)

Credit in Account 627 - General production costs

2. Accounting of inventory losses

- On the basis of the reports on inventory losses, accountants shall reflect the value of inventory losses, and record:

Debit in Account 1381 - Deficit assets to be handled

Credit in Accounts: 151, 152, 153, 154, 155 and 156.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit in Accounts 111, 334 (Compensations to be paid by organizations and/or individuals)

Debit in Account 632 - Cost of goods sold (inventory losses minus compensations paid by organizations and/or individuals at fault, which have been reflected in the cost of goods sold)

Credit in Account 1381 - Deficit assets to be handled.

3. Accounting of the inventory price decrease reserve

At the end of the annual accounting period, when the net realizable value of inventory is smaller than their original price, an inventory price decrease reserve must be set up. The inventory price decrease reserve to be set up shall be equal to the difference between the higher original price and the net realizable price of inventory.

- Where the inventory price decrease reserve to be set up at the end of the current years accounting period is bigger than the inventory price decrease reserve already set up at the end of the previous years accounting period, the bigger difference shall be added, record:

Debit in Account 632 - Cost of goods sold (Detailed inventory price decrease reserve)

Credit in Account 159 - Inventory price decrease reserve.

- Where the inventory price decrease reserve to be set up at the end of the current years accounting period is smaller than the inventory price decrease reserve already set up at the end of the previous years accounting period, the smaller difference shall be re-included, record:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Credit in Account 632: Cost of goods sold (Details of the inventory price decrease reserve).

II. GUIDANCE ON ACCOUNTING OF THE STANDARD "TANGIBLE FIXED ASSETS"

1. Regarding the content of reflection of Account 211 - Tangible fixed assets, the section on the historical cost of tangible fixed assets shall be revised on a case-by-case basis as follows:

Procured tangible fixed assets: The historical cost of tangible fixed assets consists of the buying price (minus trade discounts and price reductions), taxes (excluding refunded taxes) and expenses directly related to the putting of assets into the ready-for-use state, such as ground preparation expense, initial transportation, loading and unloading expense, installation and trial operation expenses (after subtracting (-) amounts recovered from products and/or discarded materials from trial operation), expenses for experts and other direct related expenses.

Tangible fixed assets formed from capital construction investment by the contracting mode: For tangible fixed assets formed from construction investment by the contracting mode, their historical cost is the settlement prices of construction investment works, other direct related expenses and registration fee (if any).

Tangible fixed assets procured on deferred payment: Where tangible fixed assets are procured by the mode of deferred payment, their historical cost shall be reflected according to the buying price paid at the buying time. The difference between the buying price to be paid later and the spot buying price shall be accounted into expenses according to the payment period, unless such difference is calculated into the historical cost of tangible fixed assets (capitalization) according to the provisions of the Standard of "Borrowing expenses."

Self-constructed or self-made tangible fixed assets: The historical cost of self-constructed tangible fixed assets is the actual cost of self-constructed or self-made fixed assets plus (+) installation and trial operation expenses. Where the enterprises turn their self-made products into fixed assets, the historical cost shall be the production cost of such products plus (+) expenses directly related to the putting of the fixed assets into the ready-for-use state. In the above-said cases, all internal profits must not be calculated into the historical cost of such assets. Unreasonable expenses such as those for wasted raw materials and/or materials, for labor, or other excessively high expenses incurred in the self-construction or self-making process must not be calculated into the historical cost of tangible fixed assets.

Tangible fixed assets purchased in the form of exchange: The historical cost of tangible fixed assets purchased in exchange for dissimilar tangible fixed assets or other assets shall be determined according to the reasonable value of the received tangible fixed assets, or the reasonable value of exchanged assets, after adjusting cash amounts or cash equivalents additionally paid or received.

The historical cost of tangible fixed assets procured in the form of exchange for similar ones or possibly formed from the sale for the right to own similar assets (similar assets are those with similar utilities, in the same business domain and of equivalent value). In both cases, there will be neither profit nor loss recognized in the exchanging process. The historical cost of received tangible fixed assets shall be calculated as equal to the residual value of exchanged fixed assets. For example: The exchange of similar tangible fixed assets is like the exchange of machinery, equipment, transport means, service establishments or other tangible fixed assets.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1. For cases where tangible fixed assets are procured by the mode of deferred or installment payment:

- When tangible fixed assets are purchased by the mode of deferred or installment payment and immediately put into production and/or business activities, record:

Debit in Account 211 - Tangible fixed assets (historical cost, recorded according to the spot buying price)

Debit in Account 133 - Deducted VAT (if any)

Debit in Account 242 - Prepaid long-term expenses (the interest on deferred payments is the difference between the total payable amount minus (-) the spot buying price minus (-) VAT (if any)

Credit in Account 331 - Payables to sellers (total payment price).

- Every period, when making payments to the sellers, accountants shall record:

Debit in Account 331 - Payables to sellers

Credit in Accounts 111 and 112 (Periodically payable amounts include the original price and interests on deferred payments or periodically payable installments).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit in Account 635- Financial expenditures

Credit in Account 242 - Prepaid long-term expenses.

2.2. For cases where the enterprises are donated or presented with tangible fixed assets and immediately use them for production and business activities, record:

Debit in Account 211 - Tangible fixed assets

Credit in Account 711 - Other incomes.

Other expenses directly related to donated or presented tangible fixed assets shall be calculated into their historical cost, and record:

Debit in Account 211 - Tangible fixed assets

Credit in Accounts 111, 112, 331

2.3. For cases where tangible fixed assets are self-made:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit in Account 632 - Cost of goods sold

Credit in Account 155 - Finished products (if delivered from stores for use)

Credit in Account 154 - Incomplete production and business costs (if products are put into use immediately after their manufacture without being warehoused).

Concurrently record as increase in tangible fixed assets:

Debit in Account 211 - Tangible fixed assets

Credit in Account 512 - Internal turnover (turnover is the actual price of products).

- For installation and trial operation expenses related to tangible fixed assets, record:

Debit in Account 211 - Tangible fixed assets

Credit in Accounts 111, 112, 331,

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.4.1. Tangible fixed assets purchased in the form of exchange for similar ones:

- If receiving similar tangible fixed assets from exchange and immediately using them in production and business activities, record:

Debit in Account 211 - Tangible fixed assets (The historical cost of received tangible fixed assets shall be recorded according to the residual value of exchanged fixed assets)

Debit in Account 214 - Wear of fixed assets (Depreciated value of exchanged fixed assets)

Credit in Account 211 - Tangible fixed assets (The historical cost of exchanged tangible fixed assets).

2.4.2. Tangible fixed assets purchased in the form of exchange for dissimilar ones:

- When handing over tangible fixed assets to the exchanging party, accountants shall record them as a decrease in fixed assets:

Debit in Account 811 - Other expenditures (Residual value of exchanged tangible fixed assets)

Debit in Account 214 - Wear of fixed assets (Depreciated value)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Concurrently record them as an increase in income from the exchange of fixed assets:

Debit in Account 131 - Receivables from customers (Total payment price)

Credit in Account 711 - Other incomes (Reasonable value of exchanged fixed assets)

Credit in Account 3331 - Payable VAT (Account 33311) (if any).

- When receiving tangible fixed assets from exchange, record:

Debit in Account 211 - Tangible fixed assets (Reasonable value of fixed assets received from exchange)

Debit in Account 133 - Deducted VAT (if any)

Credit in Account 131 Receivables from customers (Total payment price).

For cases where additional sums must be collected as the reasonable value of exchanged fixed assets is bigger than the reasonable value of fixed assets received from exchange, after receiving such sums from the owners of received fixed assets, record:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Credit in Account 131 - Receivables from customers.

For cases where additional sums must be paid as the reasonable value of exchanged fixed assets is smaller than the reasonable value of fixed assets received from exchange, after paying such sums to the owners of received fixed assets, record:

Debit in Account 131 - Receivables from customers.

Credit in Accounts 111, 112

2.5. For cases where tangible fixed assets being houses, architectural objects associated with the land use right are purchased and immediately used for production and business activities, record:

Debit in Account 211 - Tangible fixed assets (Historical cost - details of houses and architectural objects)

Debit in Account 213 - Intangible fixed assets (Historical cost - Details of land use right)

Debit in Account 133 - Deducted VAT (if any)

Credit in Accounts 111, 112, 331

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit in Account 214 - Wear of fixed assets (Depreciated value)

Debit in Accounts 627, 641 and 642 (Residual value) (If residual value is small)

Debit in Account 242 - Prepaid long-term expenses (Residual value) (If residual value is great and must be gradually allocated)

Credit in Account 211 - Tangible fixed assets.

2.7. When the capital construction work is completed and assets are handed over and used for production and business activities, record:

Debit in Account 211 - Tangible fixed assets

Credit in Account 241 - Unfinished capital construction.

- If assets formed through investment fail to satisfy the tangible fixed asset recognition criteria prescribed in the accounting standards, record:

Debit in Accounts 152 and 153 (if they are materials and tools put into stores)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.8. Expenses incurred after initial recognition relating to intangible fixed assets, such as repair, renovation and upgrading:

- When expenses for repair, renovation and/or upgrading of tangible fixed assets are incurred after initial recognition, record:

Debit in Account 241 - Unfinished capital construction

Credit in Accounts 112, 152, 331, 334,

- When the repair, renovation and/or upgrading are completed and the fixed assets are put into use, record:

+ If they satisfy conditions for recording as increase in the historical cost of tangible fixed assets according to the provisions of accounting standards, record:

Debit in Account 211 - Tangible fixed assets

Credit in Account 241 - Unfinished capital construction.

+ If they fail to satisfy conditions for recording as increase in the historical cost of tangible fixed assets according to the provisions of accounting standards, record:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit in Account 242 - Prepaid long-term expenses (if their value is big and must be gradually allocated)

Credit in Account 241 - Incomplete capital construction.

3. Guidance on accounting of expenses not allowed to be calculated into the historical cost of fixed assets

For self-constructed or self-made tangible fixed assets, such unreasonable expenses as wasted raw materials and materials, labor or other amounts spent in excess of the normal level in the process of self-construction or self-making shall not be calculated into the historical cost of fixed assets, record:

Debit in Accounts 111, 138, 334 (Compensations paid by organizations and individuals)

Debit in Account 632 - Cost of goods sold

Credit in Account 241 - Unfinished capital construction (for self-construction)

Credit in Account 154 - Incomplete capital construction expenses (for self-making).

III. GUIDANCE ON ACCOUNTING OF THE STANDARD "INTANGIBLE FIXED ASSETS"

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This Account is used to reflect the present value and the fluctuation situation of increase, decrease in intangible fixed assets of the enterprises.

Intangible fixed assets are assets which have no physical form but their value can be determined, are possessed by enterprises for use in their production, business, service provision or lease to other subjects in compliance with the intangible fixed asset-recognition criteria.

The accounting of this account should respect the following regulations:

1. The historical cost of intangible fixed assets consists of all the costs incurred by the enterprises to acquire intangible fixed assets, calculated up to the time of putting such assets into use as planned.

- The historical cost of intangible fixed assets purchased separately includes the buying price (minus (-) trade discounts or price reductions), taxes (excluding refunded tax amounts) and expenses directly related to the putting of assets into use as planned.

- For cases where intangible fixed assets are procured by the deferred or installment payment mode, their historical cost shall be reflected according to the spot buying price at the buying time. The difference between the buying price for deferred payment and the spot buying price shall be accounted into the production and business cost according to the payment period, unless such difference is calculated into the historical cost of intangible fixed assets (capitalization) according to the provisions of the accounting standard "Borrowing expenses."

- For intangible fixed assets formed from the exchange, paid with documents related to the capital ownership of the units, their historical cost shall be the reasonable value of documents issued and related to the units capital ownership.

- The historical cost of intangible fixed assets being the right to use land for definite terms shall be the value of the land use right when the land is assigned or the sum of money payable when lawfully receiving the land use land right from other persons, or the value of the land use right accepted as joint-venture capital contribution.

- The historical cost of intangible fixed assets granted by the State or donated or presented shall be determined according to the initial reasonable value plus (+) the expenses directly related to the putting of such assets into use as planned.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. In the use process, intangible fixed assets must be depreciated into the production and business cost according to the provisions of the Standard of Intangible Fixed Assets.

4. Intangible fixed asset-related expenses that are incurred after initial recognition must be recognized as production and business cost in the period. If they satisfy simultaneously the following two conditions, they shall be recorded as increase in the historical cost of intangible fixed assets:

- Incurred expenses that are likely to enable intangible fixed assets to create future economic benefits bigger than the initially assessed operation level;

- Expenses that are reliably appraised and closely associated with particular intangible fixed assets.

5. Incurred expenses that bring about future economic benefits to the enterprises, which consist of enterprise establishment expenses, personnel- training expenses, and advertising expenses, that are incurred in the pre-operation time of newly-established enterprises, expenses for the research stage and relocation expenses shall be recognized as production and business cost in the period or be gradually allocated into the production and business cost in the maximum period of 3 years.

6. Expenses related to intangible assets, which have been recognized by the enterprises as expenses for determining business results in the period, shall not be re-recognized into the historical cost of intangible fixed assets.

7. Trademarks, distribution right, name lists of customers and similar items formed within the enterprises shall not be recognized as intangible fixed assets.

8. Intangible fixed assets shall be monitored in detail according to each object recorded as fixed asset in the "Fixed asset register."

Structure and content of reflection of account 213 intangible fixed assets

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Increased historical cost of intangible fixed assets.

The Credit side:

Decreased historical cost of intangible fixed assets.

The Debit balance:

The historical cost of existing intangible fixed assets at the enterprise.

Account 213 - Intangible fixed assets, consists of 6 class-2 Accounts:

- Account 2131 - Land use right: reflects the value of intangible fixed assets being all the actually spent expenses directly related to the used land, comprising money amounts spent to acquire the land use right, expenses for compensation, ground clearance and ground fill-up (for cases where the land use right is separate from the stage of investment in houses and architectural objects on the land), registration fee (if any) This account shall not cover expenses for building works on the land.

- Account 2132 - Distribution right: reflects the value of intangible fixed assets being all amounts actually spent by the enterprises to acquire the distribution right.

- Account 2133 - Copyright, patents: reflects the value of intangible fixed assets being all amounts actually spent to acquire copyright or patents.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Account 2135 - Computer software: reflects the value of intangible fixed assets being all amounts actually spent by the enterprises to acquire computer software.

- Account 2136 - Licenses and franchise permits: reflects the value of intangible fixed assets being all amounts spent by the enterprises to obtain licenses and franchise permits to carry out relevant jobs, such as exploitation permits, licenses to produce novel products

- Account 2138 - Other intangible fixed assets: reflects the value of other assorted intangible fixed assets not reflected in the accounts above, such as: copyright, the right to use contracts

Methods of accounting a number of major economic activities:

1. Accounting intangible fixed asset-purchasing operations:

- For cases where intangible fixed assets are procured for use in the production and trading of goods and/or services subject to VAT calculated by the deduction method, record:

Debit in Account 213 - Intangible fixed assets (The buying price without VAT)

Debit in Account 133 - Deducted VAT (1332)

Credit in Account 112 - Bank deposits; or

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Credit in Account 331 - Payables to sellers.

- For cases where intangible fixed assets are purchased for use in the production and trading of goods and/or services not subject to VAT, record:

Debit in Account 213 - Intangible fixed assets

Credit in Account 112, 331

2. For cases where intangible fixed assets are purchased by the mode of deferred or installment payment:

2.1. When intangible fixed assets are purchased and used in the production and trading of goods and/or services subject to VAT calculated by the deduction method, record:

Debit in Account 213 Intangible fixed assets (Historical cost - according to the spot buying price without VAT)

Debit in Account 242 - Prepaid long-term expenses (interests paid on deferred or installment payments shall be calculated as equal to the difference between the total payable amount minus (-) the spot buying price and input VAT (if any)

Debit in Account 133 - Deducted VAT (1332)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2. When intangible fixed assets are purchased for use in the production and trading of goods and/or services not subject to VAT or subject to VAT calculated by the direct method, record:

Debit in Account 213 - Intangible fixed assets (historical cost according to the spot buying price with VAT)

Debit in Account 242 - Prepaid long-term expenses (interests paid on deferred or installment payments shall be calculated as equal to the difference between the total payable amount minus (-) the spot buying price)

Credit in Account 331 - Payables to sellers (Total payment price).

2.3. Every period to compute interests paid for the purchase of fixed assets by the mode of deferred or installment payment, and record:

Debit in Account 635 - Financial expenditures

Credit in Account 242 - Prepaid long-term expenses.

2.4. When making payment to the sellers, record:

Debit in Account 331 - Payables to sellers

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Intangible fixed assets purchased in the form of exchange

3.1. Exchange of two similar intangible fixed assets:

When receiving similar intangible fixed assets exchanged for similar intangible fixed assets and immediately using them for production and business activities, record:

Debit in Account 213 - Intangible fixed assets (The historical cost of received intangible fixed assets shall be recorded according to the residual value of exchanged intangible fixed assets)

Debit in Account 214 - Wear of fixed assets (2143) (The depreciated value of exchanged fixed assets)

Credit in Account 213 - Intangible fixed assets (The historical cost of exchanged intangible fixed assets).

3.2. Exchange of two dissimilar intangible fixed assets:

- Record exchanged intangible fixed assets as decrease:

Debit in Account 214 - Wear of fixed assets (The depreciated value)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Credit in Account 213 - Intangible fixed assets (Historical cost)

- Concurrently reflect the income from exchange of fixed assets and record:

Debit in Account 131 - Receivables from customers (Total payment price)

Credit in Account 711 - Other incomes (Reasonable value of exchanged fixed assets)

Credit in Account 3331 - VAT (33311)(if any).

- Record received intangible fixed assets as increase:

Debit in Account 213 - Intangible fixed assets (Reasonable value of received fixed assets)

Debit in Account 133 - Deducted VAT (1332) (if any)

Credit in Account 131 - Receivables from customers (Total payment price).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The value of intangible fixed assets formed within the enterprises at the development stage:

4.1. When expenses are incurred in the development stage, gather them into the production and business cost in the period or in prepaid long-term expenses, and record:

Debit in Account 242 - Prepaid long-term expenses (where the value is big) or

Debit in Account 642 - Enterprise management costs

Credit in Accounts 111, 112, 152, 153, 331

4.2. When deeming that the development results satisfy the intangible fixed asset definition and recognition criteria:

a/ Gather expenses that actually incurred in the development stage to constitute the historical cost of intangible fixed assets, and record:

Debit in Account 241 - Unfinished capital construction

Debit in Account 133 - Deducted VAT (1332 - if any)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ At the end of the development stage, accountants must determine the total actually incurred expenses that constitute the historical cost of intangible fixed assets, and record:

Debit in Account 213 - Intangible fixed assets

Credit in Account 241 - Unfinished capital construction.

5. When buying intangible fixed assets being the land use right together with houses and/or architectural objects on the land, the value of intangible fixed assets being the land use right and the value of intangible fixed assets being houses and/or architectural objects must be determined separately, and record:

Debit in Account 211 - Tangible fixed asset (The historical cost of houses and architectural objects)

Debit in Account 213 - Intangible fixed assets (The historical cost of the land use right)

Debit in Account 133 - Deducted VAT (1332 - if any)

Credit in Accounts 111, 112, 331

6. When buying intangible fixed assets and paying them with documents related to the capital ownership of joint-stock companies, the historical cost of such intangible fixed assets shall be the reasonable value of documents issued and related to the capital ownership, record:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Credit in Account 411 - Business capital sources (Details of contributed capital and equity surplus. Equity surplus means the difference between the reasonable value and the share par-value).

7. When the enterprises are donated or presented intangible fixed assets and immediately use them for production and business activities:

7.1. Upon receiving donated and presented intangible fixed assets, record:

Debit in Account 213 - Intangible fixed assets

Credit in Account 711 - Other incomes.

For incurred expenses related to donated and presented intangible fixed assets, record:

Debit in Account 213 - Intangible fixed assets

Credit in Accounts 111, 112

7.2. When calculating the enterprise income tax payable (if any) on the value of donated or presented intangible fixed assets, record:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Credit in Account 333 - Taxes and remittances into the State budget (3334).

7.3. After calculating the enterprise income tax payable (if any) on the value of donated or presented intangible fixed assets, record them as increase in the enterprises business capital:

Debit in Account 421- Undistributed profits

Credit in Account 411 - Business capital source (Details of other business capital sources).

8. When the enterprises receive contributed joint-venture capital in the form of land use right, on the basis of the land use right-transfer dossiers, record:

Debit in Account 213 - Intangible fixed assets

Credit in Account 411 - Business capital source.

9. Cost-accounting as decrease in intangible fixed assets in the case where research expenses, trade advantages and establishment costs have been accounted into intangible fixed assets before the accounting standards are implemented:

- If the residual value of these intangible fixed assets is small and transferred once into the production and business cost in the period, record:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit in Account 214 - Wear of fixed assets (Depreciated amounts)

Credit in Account 213 - Intangible fixed assets (Historical cost).

- If the residual value of these intangible fixed assets is great and transferred into prepaid long-term expenses for gradual allocation, record:

Debit in Account 242 - Prepaid long-term expenses

Debit in Account 214 - Wear of fixed assets (Depreciated amounts)

Credit in Account 213 - Intangible fixed assets (Historical cost).

10. The cost-accounting of the sale and liquidation of intangible fixed assets shall comply with the regulations on the cost-accounting of the sale and liquidation of tangible fixed asset (see the guidance in Account 211).

2. Additional guidance on the accounting of wear of intangible fixed assets

For cases where at the end of the fiscal year, the enterprises re-consider the amortization duration and the method of amortization of their intangible fixed assets, if they change the amortization level, they should revise the amortized amounts recorded in the accounting books as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit in Accounts 627, 641 and 642 (The increasing amortization difference)

Debit in Account 214 - Wear of fixed assets (2143).

- If due to change in the amortization method and the duration of amortization of intangible fixed assets, the amortization level of intangible fixed assets decreases as compared with the amounts already amortized in the year, thus resulting in the decreasing amortization difference, record:

Debit in Account 214 - Wear of fixed assets (2143)

Credit in Accounts 627, 641 and 642 (The decreasing amortization difference).

3. Adding Account 242 - Prepaid long-term expenses

This account is used to reflect expenses that have been actually incurred but related to the production and business results of many accounting years and the transfer of these expenses into the production and business cost of the subsequent accounting years.

Prepaid long-term expenses include:

- Prepaid expenses for the lease of fixed asset operations (land use right, workshops, warehouses, working offices, shops and other fixed assets) in service of business activities in many fiscal years;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Prepaid expenses in service of business activities in many fiscal years;

- Enterprise establishment expenses, advertising expenses incurred in the pre-operation stage;

- Research expenses of great value;

- Expenses for the development stage, which fail to meet the criteria for recognition as intangible fixed asset;

- Expenses for training managerial officials and technical workers;

- Expenses for relocation of business places or reorganization of the enterprises;

- Trade advantages in the cases of enterprise acquisition or enterprise merger of acquisition nature;

- Premiums of assorted insurance (fire and explosion insurance, civil liability insurance for transport means, vehicle body insurance, property insurance) and assorted fees which the enterprises pay in lump-sum for many accounting years;

- Tools and instruments of big value, which are delivered from store for one-off use and the tools and instruments which are used in business activities for more than one fiscal year and must be gradually allocated to expense-incurring subjects over many years;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Too great fixed asset overhaul expenses paid in lump sum, which must be allocated in many years;

- Other amounts.

Accounting of account 242 should respect the following provisions:

1. To account in Account 242 only expenses that are incurred and related to the operation results in one fiscal year;

2. If the above-listed expenses are only related to the current fiscal year, once they are actually incurred, they shall be immediately recognized into the production and business cost in that fiscal year but not be reflected into Account 242 "Prepaid long-term expenses";

3. The calculation and allocation of prepaid long-term expenses into the production and business cost in each accounting period must be based on the nature and level of each type of expense so as to opt for reasonable methods and criteria;

4. Accountants must monitor in detail each type of prepaid long-term expense already incurred and allocated into the expense-incurring subjects in each accounting period as well as the remaining amounts not yet allocated into expense.

Structure and content of reflection of account 242 - prepaid long-term expenses

The Debit side:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Credit side:

Prepaid long-term expenses allocated into expenses for production and business activities in the period.

The Debit balance:

Prepaid long-term expenses not yet calculated into the production and business cost of the fiscal year.

Method of accounting some major economic activities:

1. When enterprise establishment expenses, expenses for training employees, advertising expenses incurred in the newly-established enterprises pre-operation stage, expenses for the research stage and relocation expenses are incurred:

a/ If incurred expenses are not big, recognize all of them into the production and business cost in the period, and record:

Debit in Account 641 - Sale costs (Advertising expenses)

Debit in Account 642 - Enterprise management costs (Establishment expenses, employee-training expenses, research expenses)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Credit in Accounts 111, 112, 152, 153, 331, 334

b/ If incurred expenses are big and must be allocated gradually into production and business costs of many fiscal years, when expenses are incurred and gathered into Account 242 "Prepaid long-term expenses," record:

Debit in Account 242 - Prepaid long-term expenses

Debit in Account 133 - Deducted VAT (If any)

Credit in Accounts 111, 112, 152, 331, 334, 338

c/ Every period allocate prepaid long-term expenses into the production and business cost, and record:

Debit in Accounts 641, 642

Credit in Account 242 - Prepaid long-term expenses.

2. When paying fixed asset and/or infrastructure rents in advance by the mode of renting for operation in service of business activities in many years, record:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit in Account 133 - Deducted VAT

Credit in Accounts 111, 112

Every period allocate expenses for renting fixed assets and infrastructure into the production and business cost according to the criterion of reasonable allocation, and record:

Debit in Accounts 635 and 642

Credit in Account 242 - Prepaid long-term expenses.

3. For big-value tools and instruments which are delivered from store for one-off use and must be gradually allocated into the production and business cost or business management costs, the following two allocation methods may be applied:

- Double allocation;

- Multiple allocation.

3.1. Double allocation:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit in Account 242 - Prepaid long-term expenses

Credit in Account 153 - Tools and instruments.

Concurrently effect the first-time allocation (of 50% of the value of tools and instruments delivered for use) into the production and business cost or management costs, and record:

Debit in Accounts 627, 641 and 642

Credit in Account 242 - Prepaid long-term expenses.

When damage, loss or use expiry is reported according to regulations, accountants shall allocate the residual value of tools and instruments into the production and business or management costs according to the following formula:

Amounts Value of damaged tools Value of recovered Material
allocated for the = ------------------------------ - discarded - compensations
second time 2 materials (if any) (if any)

Accountants shall record:

Debit in Account 152 - Raw materials and materials (Value of recovered discarded materials, if any)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit in Accounts 627, 641 and 642 (Amounts allocated for the second time to the users)

Credit in Account 242 - Prepaid long-term expenses.

3.2. Multiple allocation:

- When delivering tools, instruments and appliances for use or lease, accountants must base themselves on the value, time and extent of their participation in the use process so as to determine the number of allocation times and the level of expense to be allocated each time for each type of tool or instrument. The base for determining the level of expense to be allocated each time may be the use duration or the volume of products or services traded with the use of such tools in each accounting period.

The cost-accounting method is similar as in the case of double allocation.

In both cases of double allocation and multiple allocation, accountants must monitor in detail each expense to ensure that the total allocated expenses are compatible with the incurred ones and they are allocated to the right expense-incurring subjects.

4. For the purchase of intangible fixed assets by the mode of deferred or installment payment, record it as prescribed in Section 2.1, Part II - Guidance on Accounting of the Standard "Tangible fixed asset."

IV. GUIDANCE ON ACCOUNTING OF THE STANDARD "TURNOVER AND OTHER INCOMES"

1. Correction: To delete the phrase "Payment discounts" in paragraph 06 of the standard "Turnover and other incomes" issued together with the Finance Ministers Decision No. 149/2001/QD-BTC of December 31, 2001.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1. Class-5 Account - Turnover:

Class-5 Accounts are used to reflect the entire turnover realized by an enterprise in an accounting period.

Turnover means the total value of economic benefits earned by an enterprise in an accounting period, which arise from normal production and business activities of the enterprise, contributing to augmenting the owners capital.

Turnover arising from transactions or events is determined through agreement between the enterprises and buyers or users of assets. It is determined as the reasonable value of received or receivable amounts minus (-) trade discounts, reductions of the price of goods sold and the value of returns of goods sold.

Accounting of this account should respect the following regulations

1. Turnover and costs related to the same transaction must be recognized simultaneously according to the matching principle and the fiscal year.

2. Turnover shall be recognized in the accounting period only if it simultaneously satisfies all conditions for recognition of turnover from goods sale, turnover from service provision, turnover from earned interests, royalties, dividends and distributed profits as prescribed at Points 10, 16 and 24 of the Standard of Turnover and Other Incomes, (Decision No. 149/2001/QD-BTC of December 31, 2001 of the Finance Ministry) and the provisions of the current accounting regime. Any revenues that fail to satisfy the turnover recognition conditions shall not be accounted into turnover accounts.

3. When goods or services are exchanged for goods or services, which are similar in nature and value, such exchange shall not be regarded as a turnover-generating transaction and not recognized as turnover.

4. Turnover (including internal turnover) must be separately monitored according to each type of turnover: Turnover from goods sale, turnover from service provision, turnover from interests, royalties, dividends and distributed profits. Each type of turnover shall then be concretized according to each turnover item, such as turnover from goods sale can be concretized into turnover from sale of products, goods in order to serve the full and accurate determination of business results according to the requirements on management of production and business activities and the making of reports on the enterprises business results.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. On principle, at the end of each accounting period, the enterprises must determine the results of their production and business activities. All net turnover realized in the accounting period shall be transferred into Account 911 - Determination of business results. Accounts belonging to the turnover-Account class shall not have period-end balance.

The turnover-account class consists of 6 accounts, divided into 3 groups:

a/ Account 51 group - Turnover, consisting of 03 accounts:

- Account 511 - Turnover from goods sale and service provision;

- Account 512 - Internal turnover;

- Account 515 - Turnover from financial activities.

b/ Account 52 group, consisting of 01 account:

- Account 521 - Trade discounts.

c/ Account 53 group, consisting of 02 accounts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Account 532 - Reductions of the price of good sold.

2.2. Account 511 - Turnover from goods sale and service provision

a/ To rename Account 511 - "Turnover from goods sale" as Account 511 - "Turnover from goods sale and service provision."

b/ Content of reflection of Account 511 - "Turnover from goods sale and service provision."

This account is used to reflect an enterprises turnover from goods sale and service provision in an accounting period of production and business activities from the following transactions and operations:

- Goods sale: Sale of products made by the enterprise and sale of goods bought in;

- Service provision: Performance of jobs already agreed upon in contracts in one or more than one accounting period, such as providing transport and tourism services, leasing fixed assets by the mode of operation leasing

Turnover from goods sale and service provision is all sums of money already collected or to be collected from turnover-generating transactions and operations such as sale of products and goods, provision of services for customers, including surcharges and charges collected in addition to selling prices (if any).

Where enterprises earn turnover from goods sale and service provision in foreign currencies, they must convert them into Vietnam dong at the actually-applied exchange rate or the average transaction rate on the inter-bank foreign currency market announced by the State Bank of Vietnam at the time of occurrence of the economic operations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Accounting of this account should respect the following regulations:

1. Account 511 "Turnover from goods sale and service provision" shall reflect only turnover from the quantities of products and/or goods already sold out; already provided services determined as having been consumed in the period, regardless whether such turnover has been collected or will be collected.

2. The accounting of the enterprises turnover from goods sale and service provision shall abide by the following principles:

- For products, goods and services subject to VAT by the deduction method, the turnover from goods sale and service provision shall be the selling price without VAT;

- For products, goods and services not subject to VAT or subject to VAT by the direct method, the turnover from goods sale and service provision shall be the total payment price;

- For products, goods and services subject to special consumption tax or export tax, the turnover from goods sale and service provision shall be the total payment price (including special consumption tax or export tax);

- Those enterprises that process supplies and/or goods shall only reflect into the turnover from goods sale and service provision the actually earned processing remunerations but not the value of supplies and/or goods received for processing;

- For goods accepted by the enterprises for commissioned agency or consignment sale at the right prices, the sale commissions enjoyed by the enterprises shall be accounted into the turnover from goods sale and service provision.

- Where goods are sold by the mode of deferred or installment payments, the enterprises shall recognize turnover from goods sale according to the spot selling price and recognize into turnover from financial activities interests calculated on the deferred payments according to the time of recognition of turnover.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Where, in a period, the enterprises have recorded sale invoices and received money from the sale of goods but fail to deliver the goods to the buyers at the end of the period, the value of this quantity of goods shall not be regarded as having been consumed and, therefore, not accounted in Account 511 - "Turnover from goods sale and service provision." The amounts already collected from customers shall be credited to Account 131 - "Receivables from customers." After the goods are actually delivered to the buyers, the value of the delivered goods for which payments have been collected in advance shall be accounted into Account 511 - "Turnover from goods sale and service provision," as it now satisfies the turnover recognition conditions.

- For asset-leasing cases where rents have been paid in advance for many years, the turnover from service provision recognized in the fiscal year shall be the rent determined by dividing the total collected rent amount to the number of years of asset leasing.

- For the enterprises that supply products, goods and/or services at the States requests, thus enjoy the States financial supports and price subsidies according to regulations, the turnover from financial supports and price subsidies shall be the amount officially announced by the State or actually provided. The turnover from financial supports and price subsidies shall be reflected in Account 5114 - Turnover from financial supports and price subsidies.

- The following amounts shall not be reflected in this account:

l The value of goods, supplies, semi-finished products delivered to the outside for processing.

l The value of products, semi-finished products, services provided among member companies of an all-branch accounting company or corporation (products, semi-finished products, internally-consumed services).

l Proceeds from sale and liquidation of fixed assets.

l The value of products and goods consigned for sale; services provided completely for customers, which the buyers have not yet accepted and paid for.

l The value of goods consigned for sale by the mode of sale agency or consignment (not yet determined as having been consumed).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Structure, content of reflection and method of accounting major operations of Account 511 - "Turnover from goods sale and service provision" and the opening of class-2 accounts shall comply with the regulations for Account 511 - "Turnover from goods sale" in the Enterprise Accounting Regime (issued together with Decision No. 1141/TC/QD-CDKT of November 1, 1995 of the Finance Ministry and circulars guiding the amendment and supplementation of the Enterprise Accounting Regime). Particularly for payable VAT amounts calculated by the direct method and arising in the period, they shall be recorded in the Credit side of Account 3331 - "Payable VAT," corresponding to the Debit side of Account 511 "Turnover from goods sale and service provision."

Method of accounting some major economic activities:

1. In the case of goods sale by the mode of deferred and installment payment

a/ For goods subject to VAT by the deduction method:

- When selling goods on deferred or installment payment, record the first-time payment and amounts to be collected for goods sold on deferred or installment payment, record turnover from goods sale and collectible interests:

Debit in Accounts 111, 112 and 131 (Total payment price)

Credit in Account 511 - Turnover from goods sale and service provision (5113 - Spot selling price without VAT)

Credit in Account 333 - Taxes and remittances to the State (3331 - Payable VAT)

Credit in Account 3387 - Unrealized turnover (The difference between the total amount payable according to the selling price for deferred or installment payment and the spot selling price without VAT).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit in Accounts 111, 112

Credit in Account 131 - Receivables from customers.

- When recognizing turnover from interests on goods sold on deferred or installment payment in each period, record:

Debit in Account 3387 - Unrealized turnover

Credit in Account 515 - Turnover from financial activities (Interests on deferred or installment payments).

b/ For goods not subject to VAT or subject to VAT by the direct method:

- When selling goods on deferred or installment payment, record the first-time payment and amounts to be collected from goods sold on deferred or installment payment, record turnover from goods sale and collectible interests:

Debit in Accounts 111, 112 and 131

Credit in Account 511 - Turnover from goods sale and service provision (Spot selling price with VAT)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- When actually collecting subsequent payments for the goods sold, record:

Debit in Accounts 111, 112

Credit in Account 131 - Receivables from customers.

- When recognizing turnover from interests on goods sold on deferred or installment payment in each period, record:

Debit in Account 3387 - Unrealized turnover

Credit in Account 515 - Turnover from financial activities (Interests on deferred or installment payments).

2. Accounting of payable VAT calculated by the direct method

At period-end, accountants shall compute and determine VAT amounts payable by the direct method on production and business activities, and record:

Debit in Account 511- Turnover from goods sale and service provision

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.3. Account 3387 - Unrealized turnover

To rename Account 3387 - "Turnover received in advance" as Account 3387 "Unrealized turnover."

This account is used to reflect unrealized turnover of an enterprise in an accounting period.

Unrealized turnover consists of:

- Money amounts received many years in advance for asset lease (operation leasing);

- The difference between the selling price for deferred or installment payment as committed and the spot selling price;

- Interests received in advance when lending capital or buying debt instruments (bonds, bills).

Accounting of this account should respect the following regulations:

- When selling goods or providing services by the mode of deferred or installment payment, the turnover therefrom shall be recognized according to the spot selling price at the time of turnover recognition.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- When receiving in advance rents for the lease of assets for many years, such rents shall be recognized as unrealized turnover. In subsequent fiscal years, turnover shall be recognized in a way suitable to turnover of each fiscal year.

Structure and content of reflection of account 3387 - unrealized turnover:

The Debit side:

To transfer "Unrealized turnover" into Account "Turnover from goods sale and service provision," or Account "Turnover from financial activities" (interests, royalties, dividends and distributed profits).

The Credit side:

To recognize unrealized turnover arising in the period.

The Credit balance:

Unrealized turnover at the end of the accounting period.

Method of accounting some major economic activities:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ For goods sold on deferred or installment payment, which are subject to VAT by the deduction method:

- When selling goods on deferred or installment payment, recognize the turnover from goods sale and service provision in the accounting period according to the spot selling price, record the difference between the selling price for deferred or installment payment and the spot selling price in Account "Unrealized turnover":

Debit in Accounts 111, 112 and 131

Credit in Account 511 - Turnover from goods sale and service provision (according to the spot selling price without VAT)

Credit in Account 3387 - Unrealized turnover (The difference between the selling price for deferred or installment payment and the spot selling price without VAT)

Credit in Account 333 - Taxes and remittances to the State (3331 - Payable VAT).

- Every period, calculate, determine and transfer turnover from interests on deferred or installment payments for goods sold in the period, and record:

Debit in Account 3387 - Unrealized turnover

Credit in Account 515 - Turnover from financial activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit in Accounts 111 and 112.

Credit in Account 131 - Receivables from customers

b/ For goods sold on deferred or installment payment, which are not subject to VAT or subject to VAT by the direct method:

- When selling goods on deferred or installment payment, recognize the turnover from goods sale and service provision of the accounting period according to the spot selling price, the difference between the selling price for deferred or installment payment and the spot selling price shall be recognized as unrealized turnover, and record:

Debit in Accounts 111, 112 and 131

Credit in Account 511 - Turnover from goods sale and service provision (Spot selling price with VAT)

Credit in Account 3387 - Unrealized turnover (The difference between the selling price for deferred or installment payment and the spot selling price with VAT).

- At period-end, determine the payable VAT calculated by the direct method, and record:

Debit in Account 511 - Turnover from goods sale and service provision

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Every period, calculate, determine and transfer turnover from interests on deferred or installment payments for goods sold, and record:

Debit in Account 3387 - Unrealized turnover

Credit in Account 515 - Turnover from financial activities.

- When actually collecting money from the goods sold on deferred or installment payment, including the interests from goods sale, record:

Debit in Accounts 111 and 112

Credit in Account 131 - Receivables from customers.

2. For activities of lease of assets for which rents have been collected in advance for many years

Turnover of a fiscal year shall be determined by dividing the total rent already collected to the number of years of asset lease. When receiving money prepaid by customers for many accounting periods or years for asset-leasing activities, record:

a/ For units calculating payable VAT by the tax deduction method:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit in Accounts 111, 112 (Total amount received in advance)

Credit in Account 3387 - Unrealized turnover (According to the price without VAT)

Credit in Account 333 - Taxes and remittances to the State (3331).

Concurrently calculate and transfer turnover of the accounting period, and record:

Debit in Account 3387 - Unrealized turnover (price without VAT)

Credit in Account 511 - Turnover from goods sale and service provision (Turnover of the accounting period).

- For the subsequent accounting period, calculate and transfer the turnover of the subsequent accounting period, and record:

Debit in Account 3387 - Unrealized turnover

Credit in Account 511 - Turnover from goods sale and service provision (Turnover of the accounting period).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit in Account 3387 - Unrealized turnover (price without VAT)

Debit in Account 531 - Returns of goods sold (for cases where turnover was recorded in the period according to the price without VAT)

Debit in Account 3331 - Payable VAT (Money amounts returned to the lessees for VAT on non-performed asset-leasing activities)

Credit in Accounts 111, 112, 3388 (Total amount returned).

b/ For units calculating payable VAT by the direct method:

- When receiving money prepaid by customers for asset-leasing activities for many years, record:

Debit in Accounts 111, 112 (Total amount received beforehand)

Credit in Account 3387 - Unrealized turnover (Total amount received beforehand).

Concurrently calculate and transfer turnover of the accounting period in which money has been collected, and record:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Credit in Account 511 - Turnover from goods sale and service provision.

- For the subsequent accounting period, calculate and transfer the turnover of the subsequent accounting period, and record:

Debit in Account 3387 - Unrealized turnover

Credit in Account 511 - Turnover from goods sale and service provision

- At the end of the accounting period, calculate and reflect the VAT payable by the direct method, and record:

Debit in Account 511 - Turnover from goods sale and service provision

Credit in Account 3331 - Payable VAT.

- For money amounts to be returned to customers for non-performance of asset-lease service provision contracts (if any), record:

Debit in Account 3387 - Unrealized turnover

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.4. To rename Account 512 - "Turnover from internal sale" as Account 512 - "Internal turnover."

This account is used to reflect turnover from the quantities of products, goods and services consumed within the enterprises.

The content, structure, principles and methods of accounting major economic operations reflected in this account shall be unchanged as prescribed in the Enterprise Accounting Regime (issued together with Decision No. 1141).

2.5. To add Account 515 - Turnover from financial activities

This account is used to reflect turnover from interests, royalty, dividends, distributed profits and turnover from other financial activities of the enterprises.

Turnover from financial activities consists of:

- Interests: Loan interests, deposit interests, interests from the sale of goods on deferred or installment payment, interests from bond and bill investments, trade discounts earned from the sale of goods and services; interests from financial leasing;

- Incomes from asset lease, letting other persons use assets (patents, trademarks, copyright, computer software);

- Dividends, distributed profits;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Incomes from transfer or lease of infrastructures;

- Incomes from other investment activities;

- Interest gains from the sale of foreign currencies, interests from the exchange rate difference;

- Interest gains from capital transfer;

-

Accounting of this account should respect the following regulations:

- Turnover from financial activities reflected in Account 515 consists of turnovers from interests, royalty, dividends and distributed profits and other financial activities regarded as having been implemented in the period, regardless where such turnovers have been actually collected or will be collected.

- For incomes from activities of trading in securities, the difference between the higher selling prices and the buying prices, interests from bonds, bills or share certificates (without reflecting the total money amount collected from the sale of securities) shall be recognized as turnover.

- For incomes from activities of trading in foreign currencies, the interest difference between the buying price and the selling price of foreign currencies shall be recognized as turnover.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For incomes from activities of dealing in real estates, the total proceeds from the sale of real estates shall be recognized as turnover.

- For activities of leasing infrastructures, the turnover from goods sale shall be recognized when the hand-over of land to the customers in the field has been completed according to the value of the land area handed over at the spot price.

Structure and content of reflection of account 515 - turnover from financial activities

The Debit side:

- The payable VAT amount calculated by the direct method (if any).

- To transfer net turnover from financial activities into Account 911 - "Determination of business results."

The Credit side:

Turnover from financial activities arises in the period.

Account 515 shall have no period-end balance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. For reflecting turnover being dividends, distributed profits arising in the period from activities of contributing equity capital and/or joint-venture capital, record:

Debit in Accounts 111, 112, 138, 152, 156, 133

Debit in Account 221 - Long-term securities investment (Receipt of dividends in the form of share certificates)

Debit in Account 222 - Joint-venture capital contribution (Incomes added to capital contributed to joint ventures)

Credit in Account 515 - Turnover from financial activities.

2. Method of accounting securities investment activities:

- When buying short-term and long-term investment securities, on the basis of actual buying expenses, record:

Debit in Accounts 121, 221

Credit in Accounts 111, 112, 141

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



l In case of not receiving interests but using them for buying more bonds, bills and/or share certificates, record

Debit in Account 121 - Short-term securities investment

Debit in Account 221 - Long-term securities investment

Credit in Account 515 - Turnover from financial activities.

l In case of receiving interests in cash, record:

Debit in Accounts 111, 112

Credit in Account 515 - Turnover from financial activities.

l In cases where the enterprises receive investment yields, those accrued before they re-purchase such investments, the enterprises must allocate this yield amount. Only the yield portion earned in the periods after the enterprises repurchase these investments shall be recognized as turnover from financial activities. For the yield amount accrued before the enterprises re-purchase such investments, it shall be recorded as decrease in the value of these bond and/or share certificate investments, record:

Debit in Accounts 111 and 112 (Total yields earned)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Credit in Account 221 - Long-term securities investment (The accrued investment yield before the enterprises re-purchase the investments)

Credit in Account 515 - Turnover from financial activities (the yield amount in the periods after the enterprise repurchase these investments).

l Every period, to receive interests on share certificates and bonds (if any), and record:

Debit in Accounts 111, 112; or

Debit in Account 131 - Receivables from customers (Money not yet received immediately)

Credit in Account 515 - Turnover from financial activities

- When transferring short-term and long-term securities, on the basis of the securities-selling price:

l In case of profit, record:

Debit in Accounts 111, 112, 131 (According to the payment price)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Credit in Account 221 - Long-term securities investment (The capital value)

Credit in Account 515 - Turnover from financial activities (Profit from the sale of securities).

- In case of loss, record:

Debit in Accounts 111, 112 and 131 (Total payment price)

Debit in Account 635 - Financial expenditures (Loss from the sale of securities)

Credit in Account 121 - Short-term securities investment (The capital value)

Credit in Account 221 - Long-term securities investment (The capital value).

- When recovering or paying for short-term securities, record:

Debit in Accounts 111 and 112 (The payment price)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Credit in Account 515 - Turnover from financial activities.

3. Accounting of the sale of foreign currencies

- In case of profit, record:

Debit in Accounts 111 (1111), 112 (1121) (Total payment price - Actual selling rate)

Credit in Accounts 111 (1112), 112 (1122) (According to the exchange rate in the accounting book)

Credit in Account 515 - Turnover from financial activities (The difference between the higher actual selling rate and the exchange rate recorded in the accounting books),

- In case of loss, record:

Debit in Accounts 111 (1111), 112 (1121) (Total payment price - Actual exchange rate applicable to the sale)

Debit in Account 635 - Financial expenditure (Loss amount) (The difference between the higher exchange rate in the accounting book and the exchange rate actually applied in the sale)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Accounting of activities of investment in real estate dealing:

- When buying real estates, record:

Debit in Account 228 - Other long-term investments; or

Debit in Account 241 - Unfinished capital construction (if bought through capital construction investment)

Debit in Account 133 - Deducted VAT (if any) (For enterprises paying VAT by the deduction method).

Credit in Accounts 111, 112, 331

- For expenses directly related to real-estate investment activities, record:

Debit in Account 241 - Unfinished capital construction

Debit in Account 133 - Deducted VAT (if any)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- When transferring expenses upon completion of real estate investment, record:

Debit in Account 228 - Other long-term investments

Credit in Account 241 - Unfinished capital construction.

- When selling real estates:

l For total proceeds earned from the sale of real estates, record:

Debit in Accounts 111, 112, 131 (Total payment amount)

Credit in Account 515 - Turnover from financial activities

Credit in Account 3331 - Payable VAT (33311) (if any).

l For the value of the investment in real estates already sold, record:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Credit in Account 228 - Other long-term investments.

l For expenses directly related to activities of selling real estates, record:

Debit in Account 635 - Financial expenditures

Debit in Account 133 - Deducted VAT (if any)

Credit in Accounts 111, 112

5. Accounting of activities of lending capital for earning interests:

- When lending capital for earning interests, record:

Debit in Account 128 - Other short-term investments (if giving short-term loans); or

Debit in Account 228 - Other long-term investments (if giving long-term loans)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Every period, calculate and determine the loan interests collectible in the period according to the loan contracts, and record:

Debit in Accounts 111 and 112 (if interests are collected immediately);

Debit in Account 131 - Receivables from customers (if interests are not received immediately)

Credit in Account 515 - Turnover from financial activities.

- For deposit interests arising and collected in the period, record:

Debit in Accounts 111 and 112 (if interests are collected immediately)

Credit in Account 515 - Turnover from financial activities.

6. Accounting of payment discounts:

For payment discounts enjoyed thanks to the early payment for the purchase of goods, which are accepted by the sellers, record:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Credit in Account 515 - Turnover from financial activities.

7. Accounting of turnover from the lease of infrastructures:

For activities of dealing in the lease of infrastructures, the turnover shall be recognized according to each leasing term, or when the whole land area is handed over in the field to the customers the turnover shall be recognized according to the value of the land area already handed over and paid in lump sum or at the spot selling price:

- For turnover from the lease of infrastructures subject to VAT by the deduction method, record:

Debit in Accounts 111, 112, 131

Credit in Account 515 - Turnover from financial activities (if collected according to each leasing term)(The selling price without VAT)

Credit in Account 3331 - Payable VAT.

- For turnover from the lease of infrastructures not subject to VAT or subject to VAT by the direct method, record:

Debit in Accounts 111, 112

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Accounting of the exchange rate difference:

l At the end of the accounting period, transfer the exchange rate difference arising in the period into turnover from financial activities (after offsetting the increasing exchange rate difference with the decreasing exchange rate difference arising in the period), and record:

Debit in Account 413 - Exchange rate difference

Credit in Account 515 - Turnover from financial activities.

9. At the end of the accounting period, compute and determine the payable VAT amount calculated by the direct method on financial activities, and record:

Debit in Account 515 - Turnover from financial activities

Credit in Account 3331 - Payable VAT.

10. At period-end, transfer net turnover from financial activities arising in the period to Account 911 "Determination of business results," and record:

Debit in Account 515 - Turnover from financial activities

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To add Account 521 - Trade discounts

This account is used to reflect trade discounts that the enterprises already reduce or pay to the goods buyers who have bought goods (products or goods) and/or services in large quantities according to the agreement on trade discounts already inscribed in the trading economic contracts or goods purchase and sale commitments.

Accounting of this account should respect the following regulations:

- To account into this account only trade discounts that the buyers are entitled to and have been given in the period according to the trade discount policy adopted by the enterprises.

- Where in order to achieve the quantity of goods eligible for a discount the buyers have to buy goods many times, this trade discount shall be recorded as decrease in the selling price inscribed in the last "(added value invoice" or "sale invoice." Where the buyers discontinue buying goods or where the trade discount the buyers are entitled to is bigger than the proceeds from the goods sale inscribed in the last invoice, such trade discount must be paid in cash to the buyers. Trade discounts in these cases shall be accounted in Account 521.

- Where the buyers purchase large quantities of goods and, therefore, enjoy trade discounts and the selling price inscribed in invoices is the reduced price (less trade discounts), such trade discounts must not be accounted in Account 521. Turnover from goods sale shall be reflected according to the price minus trade discounts.

- Trade discounts already given must be monitored in detail according to each customer and each category of goods sold, such as sold goods (products, goods), services.

- In the period, actually-arising trade discounts shall be debited to Account 521 - Trade discounts. At period-end, trade discounts shall be transferred into Account 511 - "Turnover from goods sale and service provision" so as to determine the net turnover from the volumes of products, goods and/or services actually realized in the accounting period.

Structure and content of reflection of account 521 - trade discounts

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Trade discounts already accepted for payment to customers.

The Credit side:

To transfer all trade discounts into Account "Turnover from goods sale and service provision" so as to determine the net turnover of the accounting period.

Account 521 - Trade discounts, shall have no end-period balance.

Account 521 - Trade discount, consists of 3 class-2 accounts:

- Account 5211 - Goods discounts: Reflecting all the trade discount money (calculated on the quantities of goods sold) offered to the goods buyers.

- Account 5212 - Finished product discounts: Reflecting all the trade discount money calculated on the quantities of products sold to the finished-product buyers.

- Account 5213 - Service discounts: Reflecting all the trade discount money calculated on the volume of services already provided for the service buyers.

Methods of accounting some major economic activities

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit in Account 521 - Trade discounts

Debit in Account 3331 - Deducted VAT

Credit in Accounts 111, 112

Credit in Account 131 - Receivables from customers.

2. At period-end, transfer the trade discount money already accepted for the buyers into the turnover account, and record:

Debit in Account 511 - Turnover from goods sale and service provision

Credit in Account 521 - Trade discounts.

4. To supplement the content of reflection and guide the accounting of some economic operations related to Account 632 - Cost of goods sold

4.1. To supplement the structure and content of reflection of Account 632 - "Cost of goods sold" as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To reflect the cost of products, goods and/or services already consumed in the period.

- To reflect material and raw-material costs and labor costs spent in excess of the normal level. Unallocated fixed general production costs shall not be calculated into the value of inventory but into the cost of goods sold of the accounting period.

- To reflect losses of inventory after subtracting (-) the compensations paid by individuals at fault.

- To reflect the self-construction and/or self-making cost in excess of the normal level, which are not calculated into the historical cost of self-constructed or self-made tangible fixed assets already finished.

- To reflect the difference between the inventory price decrease reserve to be set up in the current year, which is bigger than the reserve set up in the previous year.

The Credit side:

- To reflect the amounts re-included in the inventory price decrease reserve at the end of the fiscal year (December 31) (The difference between the reserve to be set up in the current year, which is smaller than the reserve set up in the previous year).

- To transfer the cost of products, goods and/or services already consumed in the period into Account 911 - "Determination of business results."

Account 632 "Cost of goods sold" shall have no period-end balance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Where the quantity of products actually turned out is lower than the normal capacity, accountants must compute and determine the fixed general production costs allocated into the processing cost of each product unit according to the normal capacity level. The unallocated fixed general production costs (the difference between the bigger total fixed general production costs actually arising and the fixed general production costs calculated into the product price, shall not be calculated into the product price) shall be recognized into the cost of goods sold in the period, and record:

Debit in Account 632 - Cost of goods sold

Credit in Account 154 - Incomplete production and business expenses.

b/ For reflecting inventory losses after subtracting (-) the compensations paid by individuals at fault, record:

Debit in Account 632 - Cost of goods sold

Credit in Accounts 152, 153, 156, 138 (1381)

c/ For reflecting the fixed assets self-construction or self-making costs in excess of the normal level, which must not be calculated into the historical cost of finished tangible fixed asset, record:

Debit in Account 632 - Cost of goods sold

Credit in Account 241 - Incomplete capital construction expenses (for self-construction)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Accounting of amounts deducted for or re-included into the inventory price decrease reserve at the end of the fiscal year (December 31) (Because the reserve to be set up in the current year is bigger or smaller than the previous years reserve)

At the end of the fiscal year, the enterprises shall base themselves on the inventory price decrease situation by December 31 to calculate the inventory price decrease reserve to be set up and compare it with the previous years figure, then determine the difference to be additionally set up or reduced (if any):

- In the case where the inventory price decrease reserve to be set up in the current year is bigger than the inventory price decrease reserve set up at the end of the previous years accounting period, the bigger difference shall be additional set up, and record:

Debit in Account 632 - Cost of good sold

Credit in Account 159 - Inventory price decrease reserve.

- In the case where the inventory price decrease reserve to be set up in the current year is smaller than the inventory price decrease reserve set up at the end of the previous years accounting period, the smaller difference shall be re-included, and record:

Debit in Account 159 - Inventory price decrease reserve

Credit in Account 632 - Cost of goods sold.

5. To add Account 635 - Financial expenditures

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Structure and content of reflection of account 635 - financial expenditures

The Debit side:

- Expenses for financial activities;

- Losses due to the liquidation of short-term investments;

- Losses from the foreign exchange rate difference actually arising in the period and the exchange rate difference due to re-assessment of the period-end balance of long-term receivable and payable amounts of foreign-currency origin;

- Losses arising from the sale of foreign currencies;

- The securities investment price decrease reserve;

- Expenses for transferred land, lease of infrastructures, already determined as having been consumed.

The Credit side:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- At the end of the accounting period, to transfer all financial expenditures and losses arising in the period so as to determine the results of business activities.

Account 635 - "Financial expenditures" shall have no period-end balance.

Methods of accounting some major economic activities:

1. For reflecting the expenses or losses related to financial investment activities, record:

Debit in Account 635 - Financial expenditures

Credit in Accounts 111 and 112; or

Credit in Account 141 - Advance amounts

Credit in Accounts 121, 128, 221, 222

2. For paid and payable loan interests, record:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Credit in Accounts 111, 112, 341, 311, 335

3. When expenses related to securities-selling activities are incurred, record:

Debit in account 635 - Financial expenditures

Credit in Accounts 111, 112, 141

4. When expenses are incurred for real estate-dealing activities, record:

Debit in Account 635 - Financial expenditures

Credit in Accounts 111, 112, 141.

5. For the value of the capital invested in real estates already sold, record:

Debit in Account 635 - Financial expenditures

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. When expenses for activities of lending capital, trading in foreign currencies are incurred, record:

Debit in Account 635 - Financial expenditures

Credit in Accounts 111, 112, 141.

7. At the end of the fiscal year, the enterprises shall base themselves on the situation of short-term and long-term securities investment price decrease, and the existing short-term and long-term investments up to December 31 to calculate the price decrease reserve to be set up for these short-term and long-term investments, compare it with the price decrease reserve set up in the previous year (if any), then determine the difference to be additionally set up or to be reduced (if any):

- For cases where the short-term and long-term securities investment price decrease reserve to be set up in the current year is bigger than that set up at the end of the previous accounting year, thus resulting in the bigger difference, record:

Debit in Account 635 - Financial expenditures

Credit in Account 129 - Short-term investment price decrease reserve

Credit in Account 229 - Long-term investment price decrease reserve

- In cases where the short-term and long-term investment price decrease reserve to be set up in the current year is smaller than that set up at the end of the previous accounting year, thus resulting in the difference to be re-included, record:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit in Account 129 - Short-term investment price decrease reserve

Credit in Account 635 - Financial expenditures.

8. For payment discounts offered to the buyers of goods and/or services, record:

Debit in Account 635 - Financial expenditures

Credit in Accounts 131, 111, 112

9. At the end of the accounting period, after offsetting the increasing and decreasing exchange rate differences arising in the period, if the exchange rate difference is a decrease (Debit balance of Account 413) and transferred into financial expenditures in the period, record:

Debit in Account 635 - Financial expenditures

Credit in Account 413 - Exchange rate difference.

10. The exchange rate difference due to the re-appraisal of the period-end balance of long-term receivable and payable amounts of foreign-currency origin:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit in Account 635 - Financial expenditures

Credit in Account 131 - Receivables from customers (Long-term receivables of foreign-currency origin).

- For long-term payable amounts, if the average transaction exchange rate on the inter-bank foreign currency market, announced by the State Bank at the time of making financial statements, is higher than the exchange rate reflected in the accounting books of the period-end foreign currency balance of long-term payable accounts, record the exchange rate difference:

Debit in Account 635 - Financial expenditures

Credit in Account 341 - Long-term loans (of foreign-currency origin)

Credit in Account 342 - Long-term debts (of foreign-currency origin).

11. For losses arising from the sale of foreign currencies, record:

Debit in Accounts 111 and 112 (Vietnam dong) (at the selling rate).

Debit in Account 365 - Financial expenditures (losses - if any)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



12. For expenses for transferred land, lease of infrastructures, already determined as having been consumed, record

Debit in Account 365 - Financial expenditures

Credit in Account 228 - Other long-term investment expenses.

13. At period-end, transfer all financial expenditures arising in the period into Account 911 "Determination of business results," and record:

Debit in Account 911 - Determination of business results

Credit in Account 635 - Financial expenditures.

6. To delete, change the names and identification numbers of some accounts of classes 7 and 8

- To delete Account 711 - "Incomes from financial activities" and Account 811 - "Expenses for financial activities";

- To change the name and identification number of Account 721 -"Irregular incomes" into Account 711 "Other incomes";

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7. To amend and supplement the content of the 7-class accounts - Other incomes

This class of accounts reflects other incomes from activities other than turnover-generating activities of the enterprises.

This class of accounts shall reflect only incomes but not expenses. Therefore, relevant amounts arising in an accounting period shall be reflected in the Credit side of accounts of class 7; at period-end they shall be all transferred into Account 911 "Determination of business results" and there will be no balance.

Class-7 account - Other incomes, consists of 1 account:

- Account 711 - Other incomes

The content of other incomes is prescribed in paragraph 30 of the Standard "Turnover and other incomes."

Other incomes of enterprises include:

- Incomes from the sale and liquidation of fixed assets;

- Fines collected from customers for their contractual breaches;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Taxes refunded from the State budget;

- Payable debts whose creditors are unidentifiable;

- Pecuniary bonuses from customers, related to the consumption of goods, products and services and not calculated into turnover (if any);

- Incomes in the form of gifts and presents in cash and in kind offered by organizations and individuals to the enterprises;

- Previous years business incomes which have been omitted or forgotten to be recorded in the accounting books and now found out.

Structure and content of reflection of account 711 - other incomes

The Debit side:

- Payable VAT amounts (if any) calculated by the direct method on other incomes (if any) (at enterprises paying VAT by the direct method).

- At the end of the accounting period, to transfer other incomes in the period into Account 911 "Determination of business results."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Other incomes arising in the period.

Account 711 - "Other incomes" shall have no period-end balance.

Methods of accounting some major economic activities

1. Method of accounting fixed asset-sale and liquidation operations:

- Recording as decrease liquidated and sold fixed assets:

Debit in Account 214 - Wear of fixed assets (The value of wear)

Debit in Account 811 - Other expenses (Residual value)

Credit in Account 211 - Tangible fixed asset (Historical cost)

Credit in Account 213 - Intangible fixed assets (Historical cost).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit in Account 811 - Other expenses

Debit in Account 133 - Deducted VAT (if any)

Credit in Accounts 111, 112, 141, 331 (Total payment price).

- Reflecting other incomes from fixed assets liquidation and sale:

+ For enterprises paying VAT by the deduction method, record:

Debit in Accounts 111, 112 and 131 (Total payment price)

Credit in Account 711 - Other incomes (Incomes without VAT)

Credit in Account 3331 - Payable VAT.

+ For enterprises paying VAT by the direct method, for incomes from fixed asset liquidation and sale, record:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Credit in Account 711 - Other incomes (Total payment price).

- Recording payable VAT amounts calculated by the direct method,:

Debit in Account 711 - Other incomes

Credit in Account 3331 - Payable VAT.

2. Reflecting fines collected from customers for their contractual breaches:

- When collecting fines from customers for their breaches of economic contracts, record:

Debit in Accounts 111, 112

Credit in Account 711 - Other incomes.

- For cases where the units which have paid escrows or deposits breach economic contracts already signed with the enterprises are fined according to the agreement in economic contracts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit in Account 338 - Other payables and remittables (for short-term escrows and deposits)

Debit in Account 344 - Receipt of long-term escrows and deposits (for long-term escrows and deposits)

Credit in Account 711 - Other incomes.

l When actually returning escrows and deposits to the depositors, record:

Debit in Accounts 338 and 344 (With fines already deducted) (if any)

Credit in Accounts 111 and 112.

3. Reflecting insurance indemnities paid by insurance organizations, record:

Debit in Accounts 111, 112

Credit in Account 711 - Other incomes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit in Account 811 - Other expenses

Debit in Account 133 - Deducted VAT (if any)

Credit in Accounts 111, 112, 152

4. Accounting of bad receivables which had been written off but now collected

- When there are decisions permitting the remission of bad receivable debts which are irrecoverable, record:

Debit in Account 139 - Reserve for bad receivables

Debit in Account 642 - Enterprise management costs (The difference between the bigger bad receivable debts already written off and the reserve already set up)

Credit in Account 131 - Receivables from customers.

Concurrently debit Account 004 "Bad debts already handled."

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit in Accounts 111, 112

Credit in Account 711 - Other incomes.

Concurrently credit Account 004 "Bad debts already handled."

5. For payable debts which creditors do not claim and are included in other incomes, record:

Debit in Account 331 - Payables to sellers; or

Debit in Account 338 - Other payables and remittables.

Credit in Account 711 - Other incomes

6. For cases of reduction and reimbursement of payable VAT:

- If the reduced VAT amounts are subtracted from the VAT amounts payable in the period, record:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Credit in Account 711 - Other incomes.

- If the VAT amounts are reimbursed in cash from the State budget, record:

Debit in Accounts 111, 112

Credit in Account 711 - Other incomes.

7. For previous years business incomes which had been omitted or forgotten to be recorded in the accounting books and now found out, record:

Debit in Accounts 111, 131

Credit in Account 711 - Other incomes.

8. At the end of the accounting period, to transfer other incomes arising in the period into Account 911 "Determination of business results" and record:

Debit in Account 711 - Other incomes

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. To amend and supplement the content of class-8 account - Other expenses

This class of accounts reflects expenses for activities other than turnover-generating production and business activities of the enterprises.

Other expenses are losses caused by events or operations which are separate from normal activities of the enterprises; or possibly expenses omitted in the previous years.

In the period this class of accounts always reflects amounts arising in the Debit side, which, at period-end, are transferred into Account 911 "Determination of business results," and has no balance.

Class-8 account - Other expenses, consists of 01 account:

- Account 811 - Other expenses

- This account reflects expenses for events or operations separate from normal activities of the enterprises.

Other expenses that are incurred include:

- Expenses for fixed assets liquidation and sale and residual value of liquidated and sold fixed assets (if any);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Tax fines, tax amounts that are retrospectively collected.

- Expenses that are wrongly accounted or omitted when recording accounting books;

- Other expenses.

Structure and content of reflection of account 811 - other expenses

The Debit side:

Other expenses that are incurred.

The Credit side:

At the end of the accounting period, to transfer all other expenses incurred in the period to Account 911 "Determination of business results."

Account 811 shall have no period-end balance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. When other expenses are incurred, such as expenses for overcoming losses caused by risks in business activities (typhoons, floods, fires, explosions), record:

Debit in Account 811 - Other expenses

Credit in Accounts 111, 112, 141

2. Methods of accounting fixed asset sale and liquidation operations:

- Collecting proceeds from the fixed asset sale and liquidation:

Debit in Accounts 111, 112 and 131

Credit in Account 711 - Other incomes

Credit in Account 3331 - Payable VAT (33311)(if any).

- Reflecting the residual value of fixed assets and recording as decrease sold or liquidated fixed assets used in production and business, record:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Debit in Account 811 - Other expenses (Residual value)

Credit in Account 211 - Tangible fixed asset (Historical cost)

Credit in Account 213 - Intangible fixed assets (Historical cost).

- Expenses incurred for fixed asset sale and liquidation activities:

Debit in Account 811 - Other expenses

Debit in Account 133 - Deducted VAT (1331)(if any)

Credit in Accounts 111, 112, 141

3. Where the tax-paying enterprises make mistakes in the declaration of export goods and have to pay tax arrears for one year, counted retrospectively from the date of checking and detection of such mistakes, for the export tax amount to be retrospectively collected, record:

Debit in Account 511 - Turnover from goods sale and service provision (if turnover from export goods is generated in the fiscal year)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Credit in Account 3333 - Export and import taxes (Details of export tax).

4. For accounting fines for breaches of economic contracts, tax fines and retrospectively-collected tax amounts, record:

Debit in Account 811 - Other expenses

Credit in Accounts 111 and 112; or

Credit in Account 333 - Taxes and remittables to the State

Credit in Account 338 - Other payables and remittables.

5. At the end of the accounting period, to transfer all other expenses incurred in the period to determine business results, and record:

Debit in Account 911 - Determination of business results

Credit in Account 811 - Other expenses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ At the end of the accounting period, the enterprises accountants shall base themselves on the receivable debts which have been determined as uncertain to be recovered (Bad receivable debts) to compute and determine the bad receivable reserve to be set up. If the bad receivable reserve to be set up in the current year is bigger than the unused balance of the bad receivable reserve set up at the end of the previous accounting period, the bigger difference shall be accounted as cost, record;

Debit in Account 642 - Enterprise management costs

Credit in Account 139 - Bad receivable reserve.

b/ If the bad receivable reserve to be set up in the current year is smaller than the unused balance of the bad receivable reserve set up at the end of the previous accounting period, the difference shall be re-included and recorded as cost decrease, record;

Debit in Account 139 - Bad receivable reserve

Credit in Account 642 - Enterprise management costs (Details of amounts re-included into the bad receivable reserve).

c/ For bad receivable debts which have been determined as irrecoverable, they shall be allowed to be written off. The remission of bad receivables must comply with the current financial regime. On the basis of the decisions to write off bad receivable debts, record:

Debit in Account 139 - Bad receivable reserve (if such reserve has been set up)

Debit in Account 642 - Enterprise management costs

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Credit in Account 138 - Other receivables.

Concurrently debit Account 004 "Bad debts already handled" (Off-balance sheet account).

d/ For bad receivables already written off, if they are later recovered, accountants shall base themselves on the actual value of recovered debts to record:

Debit in Accounts 111 and 112

Credit in Account 711 - Other incomes.

Concurrently credit Account 004 "Bad debts already handled" (Off-balance sheet account).

V. GUIDANCE ON AMENDMENTS AND SUPPLEMENTS TO THE FINANCIAL REPORT REGIME

1. The accounting balance sheet

To supplement Section V - Criterion "Prepaid long-term expenses" to Part B "Fixed assets, long-term investments" (Code 241).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Data to be recorded in the criterion "Prepaid long-term expenses" shall be based on the Debit balance of Account 242 "Prepaid long-term expenses" at the end of the reporting period.

The form of "Accounting balance sheet," after being revised and supplemented, is prescribed in Appendix No. 01 to this Circular.

2. Business result reports

To supplement and revise Part I - Profits and losses, of business result reports - B02-DN (issued together with Decision No. 167/2000/QD-BTC of October 25, 2000 of the Finance Ministry).

2.1. Forms

Part I - Profits and losses, of business result reports - B02 -DN is prescribed in form B02-DN below:

The Ministry, Corporation:.

Unit:.

FORM B02 -DN

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Quarter Year

Part I - Profits, losses

Criteria

Code period

This period

Last

Accrued amount from the beginning of the year

1

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4

5

Turnover from goods sale and service provision

01

 

 

 

Reductions (03 = 04+05+06+07)

03

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

- Trade discounts

04

 

 

 

- Reductions of the price of goods sold

05

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

- Returns of goods sold

06

 

 

 

- Special consumption tax, export tax, payable VAT calculated by the direct method

07

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

1. Net turnover from goods sale and service provision (10 = 01 - 03)

10

 

 

 

2. Cost of goods sold

11

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

3. Gross profits from goods sale and service provision (20 = 10 -11)

20

 

 

 

4 Turnover from financial activities

21

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

5. Financial expenditures

- In which: Payable loan interests

22

23

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



24

 

 

 

7. Enterprise management costs

25

 

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



[30 = 20 + (21-22) - (24+25)]

30

 

 

 

9. Other incomes

31

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. Other expenses

32

 

 

 

11. Other profits (40 = 31-32)

40

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



12. Total pre-tax profits (50 = 30+40)

50

 

 

 

13. Payable enterprise income tax

51

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



14. After-tax profits (60=50-51)

60

 

 

 

2.2 Part on explanation of the form

Results of business activities

Part I - Profits, losses:

a/ Reporting content:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



All criteria in this part demonstrate: Total amounts arising in the reporting period; data of the previous period (for comparison); and accrued amounts from the beginning of the year till the end of the reporting period.

b/ Sources of reporting data:

- The previous periods reports on the results of business activities.

- Accounting books in the period, which are used for accounts of classes 5 to 9.

c/ Content and method of establishing criteria in the reports on the results of business activities

Data recorded in column 4 (Last period) of Part I "Profits, losses" of the current periods reports shall be based on the data recorded in column 3 (This period) of this report of the previous period according to each relevant criterion.

Data recorded in column 5 (Accrued amount from the beginning of the year) of Part I "Profits, losses" of the current periods report on the results of business activities shall be based on the data recorded in column 5 (Accrued from the beginning of this year) of this report of the previous period plus (+) data recorded in column 3 (This period). The achieved results shall be recorded in column 5 of this report of the current period according to each relevant criterion.

The content and method of establishing criteria to be inscribed in column 3 (This period) of Part I "Profits, losses" of the Report on the results of business activities in the current period are as follows:

Part I - Profits, losses

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This criterion reflects total turnover from the sale of goods and finished products and the provision of services in the enterprises reporting period.

Data to be recorded in this criterion are accrued amounts arising in the Credit side of Account 511 "Turnover from goods sale and service provision" and Account 512 "Internal turnover" in the reporting period.

Reductions (Code 03)

This criterion reflects comprehensively amounts recorded as decrease in total turnover in the period, including: trade discounts, reductions of the price of goods sold, returns of goods sold, special consumption tax, export tax, payable VAT calculated by the direct method, which must be corresponding to the turnover already determine in the reporting period.

Code 03 = Code 04 + Code 05 + Code 06 + Code 07.

Trade discounts (Code 04):

This criterion reflects total trade discounts granted to the buyers of the enterprises goods for the quantities of goods, finished products and services already sold in the reporting period.

Data to be recorded in this criterion shall be based on the amounts arising in the Credit side of Account 521.

Reductions of the price of goods sold (Code 05):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Data to be recorded in this criterion are accrued amounts arising in the Credit side of Account 532 "Reductions of the price of goods sold" in the reporting period.

Returns of good sold (code 06):

This criterion reflects the total selling price of the quantities of goods and finished products returned in the reporting period.

Data to be recorded in this criterion are accrued amounts arising in the Credit side of Account 531 "Returns of goods sold" in the reporting period.

Payable special consumption tax, export tax and VAT calculated by the direct method (Code 07):

This criterion reflects total special consumption tax or export tax, VAT calculated by the direct method to be paid into the State budget according to the turnover generated in the reporting period.

Data to be recorded in this criterion are the sum of amounts arising in the Credit side of Account 3332 "Special consumption tax," Account 3333 "Export and import taxes," (Details of the export tax), corresponding to the Debit side of Accounts 511 and 512; and amounts arising in the Credit side of Account 3331 "Payable VAT" corresponding to the Debit side of Account 511 in the reporting period.

Net turnover from goods sale and service provision (Code 10):

This criterion reflects turnover from the sale of goods and the finished products and the provision of services after subtracting reductions (trade discounts, reductions of the price of goods sold, returns of goods sold, special consumption tax, export tax, and VAT calculated by the direct method) in the reporting period, which shall serve as basis for calculating the results of business activities of the enterprises.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Cost of goods sold (Code 11):

This criterion reflects total cost of goods, production cost of finished products already sold, direct expenses of services already provided, other expenses calculated into or recorded as decrease in the cost of goods sold in the reporting period.

Data to be recorded in this criterion are accrued amounts arising in the Credit side of Account 632 "Cost of good sold" in the reporting period, corresponding to the Debit side of Account 911 "Determination of business results."

Gross profits from goods sale and service provision (Code 20):

This criterion reflects the difference between net turnover from goods sale and service provision and the cost of goods sold arising in the reporting period.

Code 20 = Code 10 - Code 11.

Turnover from financial activities (Code 21):

This criterion reflects net turnover from financial activities (Total turnover minus (-) VAT calculated by the direct method (if any) related to other activities) arising in the enterprises reporting period.

Data to be recorded in this criterion are accrued amounts arising in the Debit side of Account 515 "Turnover from financial activities", corresponding to the Credit side of Account 911 in the reporting period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This criterion reflects total financial expenditures, including payable loan interests, expenses for copyright, expenses for joint-venture activities arising in the enterprises reporting period.

Data to be recorded in this criterion are accrued amounts arising in the Credit side of Account 635, corresponding to the Debit side of Account 911 in the reporting period.

Payable loan interests (Code 23):

This criterion reflects expenses for payable loan interests calculated into financial expenditures in the reporting period.

Data to be recorded in this criterion shall be based on accounting books detailing Account 635.

Sale costs (Code 24):

This criterion reflects total sale costs allocated to the quantities of goods, finished products and services already sold in the reporting period.

Data to be recorded in this criterion are the sum of amounts arising on the Credit side of Account 641 "Sale costs" and amounts arising in the Credit side of Account 1422 "Expenses awaiting transfer" (details of the sale costs), corresponding to the Debit side of Account 911 "Determination of business results" in the reporting period.

Enterprise management costs (Code 25):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Data to be recorded in this criterion are the sum of amounts arising on the Credit side of Account 642 "Enterprise management costs" and amounts arising in the Credit side of Account 1422 "Expenses awaiting transfer" (details of enterprise management costs), corresponding to the Debit side of Account 911 "Determination of business results" in the reporting period.

Net profits from business activities (Code 30):

This criterion reflects the results of business activities of the enterprises in the reporting period. This criterion is calculated on the basis of gross profits from goods sale and service provision plus (+) turnover from financial activities minus (-) financial expenditures, sale costs and enterprises management costs allocated to the quantities of goods, finished products and services already sold in the reporting period.

Code 30 = Code 20 + Code 21 - (Code 22 + Code 24 + Code 25).

Other incomes (Code 31):

This criterion reflects other incomes (less payable VAT calculated by the direct method) arising in the reporting period.

Data to be recorded in this criterion are based on amounts arising on the Debit side of Account 711 "Other incomes," corresponding to the Credit side of Account 911 "Determination of business results" in the reporting period.

Other expenses (Code 32):

This criterion reflects other expenses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Other profits (Code 40):

This criterion reflects the difference between other incomes (less payable VAT calculated by the direct method) and other expenses in the reporting period.

Code 40 = Code 31 - Code 32.

Total pre-tax profits (Code 50)

This criterion reflects total profits achieved in the enterprises reporting period before subtracting enterprise income tax on business activities and other activities arising in the reporting period.

Code 50 = Code 30 + Code 40.

Payable enterprise income tax (Code 51):

This criterion reflects total enterprise income tax payable in the reporting period.

Data to be recorded in this criterion are based on amounts arising on the Credit side of Account 3334 "Enterprise income tax minus (-) the enterprise income tax amounts reduced from the payable tax amount and the positive difference between the temporarily-paid enterprise income tax amount according to the quarterly notices of the tax offices and the actual payable enterprise income tax amount when the tax settlement reports are approved.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This criterion reflects total net profits from the enterprises activities after subtracting the payable enterprise income tax amount arising in the reporting period.

Code 60 = Code 50 - Code 51.

3. Explanation of financial statements

The model explanation of financial statements, after being revised (see Appendix 2)

On the basis of the four accounting standards issued together with the Finance Ministers Decision No. 149/2000/QD-BTC of December 31, 2001, explanations of financial statements (form B09-DN) are explained and have some criteria revised and supplemented as follows:

a/ To supplement Section 3.2 "A number of detailed criteria regarding inventory" in the explanation of financial statements (form B09-DN) related to the accounting standard "Inventory":

- Original cost of total inventory;

- Value re-included into the inventory price decrease reserve in the period;

- Cases or events leading to the addition to or re-inclusion of the inventory price decrease reserve;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To explain, revise and supplement the following criteria in the explanation of financial statements (form B09-DN) related to the accounting standard "Tangible fixed asset" and the accounting standard "Intangible fixed assets."

- The first em rule of Section 2.4 in the explanation of financial statements is revised as: "Principles for determining the historical cost of tangible fixed asset and intangible fixed assets."

- The second em rule of Section 2.4 in the explanations of financial statements is revised as :"Depreciation method, useful life or depreciation rate of tangible fixed asset and intangible fixed assets."

- Section 3.3 "Situation of increase and decrease of fixed assets" in the explanation of financial statements presents further the following criteria:

+ Residual value of tangible fixed asset and intangible fixed assets already mortgaged or pledged as security for loans;

+ Residual value of tangible fixed asset and intangible fixed assets temporarily not in use;

+ Historical cost of fully depreciated tangible fixed asset and intangible fixed assets still in use;

+ Residual value of tangible fixed asset and intangible fixed assets awaiting liquidation;

+ Initially recognized reasonable value, accrued depreciation value, residual value of intangible fixed assets granted by the State;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ Reasons for intangible fixed assets to be depreciated for more than 20 years;

+ Other changes in tangible fixed asset and intangible fixed assets.

c/ To supplement a number of criteria to Section 4 in the explanation of financial statements (form B09-DN) related to the accounting standard "Turnover and other incomes."

- Turnover from the sale of products and goods:

In which: turnover from exchange of products and goods

- Turnover from service provision:

In which: turnover from exchange of services

- Deposit interests, loan interests, yields from investment in bonds and bills.

- Profits from the sale of foreign exchange and from exchange rate difference;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Enjoyed payment discounts;

- Dividends and distributed profits;

- Other financial turnover.

VI. IMPLEMENTATION PROVISIONS

1. This Circular takes implementation effect from the fiscal year of 2002. All previous regulations contrary to this Circular are hereby annulled; other accounting matters not guided in this Circular shall comply with the current enterprise accounting regime.

2. If there are provisions in the accounting standards, which different from the Finance Ministrys guidance on the financial regulations and business cost-accounting of the enterprises, such provisions and the guidance in this Circular shall be complied with.

3. The companies and corporations that have specific accounting regimes already approved by the Ministry of Finance must base themselves on 04 accounting standards issued together with Decision No. 149/2001/QD-BTC and this Circular to issue appropriate guidelines and supplements.

4. The ministries, the Peoples Committees, the Finance Services and the Tax Departments of the provinces and centrally-run cities shall have to guide the enterprises in implementing this Circular. Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Finance for study and settlement.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Tran Van Ta

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 hướng dẫn kế toán thực hiện bốn (04) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


44.142

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.89.50
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!