Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 35/2019/TT-NHNN hạch toán kế toán tài sản cố định công cụ dụng cụ và vật liệu

Số hiệu: 35/2019/TT-NHNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Người ký: Đào Minh Tú
Ngày ban hành: 31/12/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 35/2019/TT-NHNN

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH, CÔNG CỤ, DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Quyết định số 07/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 08/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ kế toán áp dụng đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ và vật liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định hạch toán kế toán tài sản cố định (TSCĐ), công cụ, dụng cụ và vật liệu tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là NHNN).

Việc hạch toán quá trình hình thành tài sản đối với công trình đầu tư xây dựng cơ bản và các dự án viện trợ không hoàn lại (trong quá trình thực hiện dự án) thuộc hệ thống NHNN không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng là Vụ Tài chính- Kế toán, Cục Quản trị, Sở Giao dịch, Cục Công nghệ thông tin, Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục Quản trị, Chi cục Công nghệ thông tin, Chi cục Phát hành và Kho quỹ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ban Quản lý các dự án tín dụng quốc tế ODA, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố), các đơn vị thực hiện hạch toán trên hệ thống tài khoản kế toán NHNN (sau đây gọi chung là các đơn vị NHNN).

Các đơn vị sự nghiệp thuộc NHNN không áp dụng quy định hạch toán kế toán tại Thông tư này mà chỉ áp dụng quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Hệ thống “Ngân hàng lõi, kế toán, lập ngân sách và tích hợp hệ thống” là hệ thống được tạo lập để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị, thực hiện các xử lý nhằm mục đích quản lý và hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế, tài chính của NHNN bao gồm: phần mềm Enterprise Resource Planning (ERP), phần mềm Ngân hàng lõi (Temenos T24), phần mềm quản lý kho quỹ (CMO), phần mềm lưu ký chứng khoán (CSD), phần mềm thị trường mở (AOM) (sau đây gọi tắt là Hệ thống phần mềm kế toán).

2. Phần mềm ERP là hệ thống quản lý và hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế, tài chính của NHNN, bao gồm các phân hệ nghiệp vụ:

- Phân hệ Quản lý Sổ cái (General Ledger), viết tắt là GL;

- Phân hệ Quản lý Tài sản (Fixed Assets), viết tắt là FA;

- Phân hệ Quản lý Phải thu, phải trả (Account Receivable, Account Payable) viết tắt là AR, AP;

- Phân hệ Công cụ kế toán (Financial Accounting Hub), viết tắt là FAH;

- Phân hệ Quản lý Ngân sách (Budgeting), viết tắt là BG.

3. Đơn vị mua sắm tập trung là đơn vị được Thống đốc NHNN giao nhiệm vụ thực hiện mua sắm tập trung cho các đơn vị NHNN.

4. Đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản (TSCĐ, công cụ, dụng cụ) là các đơn vị NHNN thực hiện việc tiếp nhận tài sản từ đơn vị mua sắm tập trung.

Điều 4. Quy định về tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ, công cụ, dụng cụ, vật liệu

1. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình

TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất sử dụng cho hoạt động của NHNN. Những tài sản có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, là TSCĐ nếu thỏa mãn đồng thời hai tiêu chuẩn dưới đây:

a) Có thời gian sử dụng từ 01 (một) năm trở lên;

b) Nguyên giá tài sản có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

2. Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình

TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà NHNN đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động, thỏa mãn đồng thời cả hai tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, mà không hình thành TSCĐ hữu hình.

Những khoản chi phí không đồng thời thỏa mãn cả hai tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí của NHNN.

3. Tiêu chuẩn ghi nhận công cụ, dụng cụ

Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ, tham gia nhiều lần vào quá trình hoạt động của đơn vị NHNN, được phân loại theo quy định tại Quy chế quản lý tài sản của NHNN.

4. Tiêu chuẩn ghi nhận vật liệu

Vật liệu là đối tượng lao động sử dụng cho hoạt động của NHNN, không được phân loại là công cụ, dụng cụ, được phân loại theo quy định tại Quy chế quản lý tài sản của NHNN.

Điều 5. Nguyên tắc theo dõi và hạch toán kế toán

1. Nguyên tắc theo dõi TSCĐ, công cụ, dụng cụ và vật liệu

a) Mọi tài sản là TSCĐ, công cụ, dụng cụ, vật liệu phải được phản ánh, theo dõi đầy đủ và có hệ thống trên phân hệ FA.

b) Đối với TSCĐ:

(i) Mỗi TSCĐ phải được phân loại, đánh số và có thẻ riêng, được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ. Khi phát sinh việc nâng cấp, mở rộng, sửa chữa phải thực hiện theo dõi theo từng TSCĐ.

(ii) Khi nhập TSCĐ, trường hợp TSCĐ là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian trích khấu hao khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó thì đơn vị NHNN phải phân loại theo mỗi bộ phận tài sản đó, mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời hai tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình độc lập.

(iii) Mỗi TSCĐ phải được theo dõi theo nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán:

Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ

=

Nguyên giá của TSCĐ

-

Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ

(iv) Đối với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý nhưng chưa hết khấu hao, đơn vị NHNN phải thực hiện theo dõi, bảo quản theo quy định hiện hành và trích khấu hao theo quy định tại Thông tư này.

c) Đối với công cụ, dụng cụ:

Tất cả công cụ, dụng cụ phải được theo dõi chi tiết theo từng loại, từng đối tượng sử dụng. Thời gian theo dõi công cụ, dụng cụ được bắt đầu từ khi mua sắm cho đến khi thanh lý, không phân biệt công cụ, dụng cụ đó đã phân bổ hết giá trị hay chưa.

d) Đối với vật liệu:

Tất cả vật liệu trong kho phải được theo dõi chi tiết theo từng loại vật liệu theo số lượng, đơn giá theo từng lần nhập, xuất và số lượng, thành tiền tồn kho theo phương pháp đích danh.

đ) Định kỳ cuối hàng năm, đơn vị phải tiến hành kiểm kê TSCĐ, công cụ, dụng cụ và vật liệu. Trường hợp phát hiện thừa, thiếu đều phải lập biên bản, tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý.

2. Nguyên tắc hạch toán kế toán

a) Việc theo dõi và hạch toán kế toán TSCĐ, công cụ, dụng cụ và vật liệu tại các đơn vị NHNN được thực hiện trên Hệ thống phần mềm kế toán.

b) Các đơn vị NHNN thực hiện hạch toán kế toán trên Hệ thống phần mềm kế toán theo sổ tay hướng dẫn vận hành Hệ thống phần mềm kế toán của NHNN.

c) Các thành viên tham gia quy trình hạch toán kế toán TSCĐ, công cụ, dụng cụ, vật liệu tại các đơn vị NHNN phải tuân thủ quy định về luân chuyển, kiểm soát, đối chiếu và tập hợp chứng từ kế toán trên Hệ thống phần mềm kế toán của NHNN.

Điều 6. Quy định về trích khấu hao TSCĐ

1. Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ

a) TSCĐ của NHNN được trích khấu hao theo quy định của Bộ Tài chính đối với các doanh nghiệp.

b) Tất cả TSCĐ hiện có đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

(i) TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động của đơn vị;

(ii) TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất;

(iii) TSCĐ chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hỏng không tiếp tục sử dụng được;

(iv) TSCĐ khác do đơn vị quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của đơn vị (trừ TSCĐ thuê tài chính);

(v) TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi phục vụ cán bộ, công chức và người lao động của NHNN (trừ các TSCĐ phục vụ cho cán bộ, công chức và người lao động làm việc như: nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, nhà để xe, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh,... do NHNN đầu tư, xây dựng);

(vi) TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản quy định tại Điều 100 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi tắt là Nghị định 151/2017/NĐ-CP).

c) Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện từ ngày TSCĐ tăng hoặc giảm.

2. Phương pháp trích khấu hao TSCĐ

a) TSCĐ của NHNN được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng như sau:

(i) Xác định mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ bằng cách lấy nguyên giá TSCĐ chia cho thời gian trích khấu hao tính theo năm của TSCĐ;

(ii) Mức trích khấu hao TSCĐ hàng tháng được tính là mức trích khấu hao trung bình hàng năm chia cho 12 tháng. Mức trích khấu hao cho tháng cuối cùng của thời gian trích khấu hao TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ và số khấu hao lũy kế đã thực hiện đến tháng trước tháng cuối cùng của thời gian trích khấu hao TSCĐ đó.

b) Trường hợp thời gian trích khấu hao hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, các đơn vị NHNN phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ tại thời điểm thay đổi, bằng cách lấy giá trị còn lại sau khi thay đổi trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian trích khấu hao xác định lại hoặc thời gian trích khấu hao còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian trích khấu hao theo quy định tại Phụ lục 01, Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc thời gian trích khấu hao được đánh giá lại trừ (-) thời gian đã trích khấu hao) của TSCĐ.

3. Xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ

a) Đối với TSCĐ còn mới (chưa qua sử dụng), đơn vị NHNN cần căn cứ vào thời gian trích khấu hao TSCĐ quy định tại Phụ lục 01, Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này để xác định thời gian trích khấu hao của TSCĐ.

b) Đối với TSCĐ đã qua sử dụng, thời gian trích khấu hao của TSCĐ được xác định như sau:

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ

=

Giá trị hợp lý của TSCĐ

x

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ mới cùng loại xác định tại Phụ lục 01, Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này

Giá bán của TSCĐ mới cùng loại hoặc của TSCĐ tương đương trên thị trường

Trong đó: Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trong trường hợp mua bán, trao đổi), giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ (trong trường hợp được cấp, được điều chuyển) hoặc giá trị theo đánh giá của Hội đồng định giá (trong trường hợp được cho, biếu, tặng) và các trường hợp khác.

c) Đối với TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, thì thời gian trích khấu hao là thời hạn bảo hộ được ghi trên văn bằng bảo hộ theo quy định (không được tính thời hạn bảo hộ được gia hạn thêm).

4. Thay đổi nguyên giá TSCĐ

a) Nguyên giá TSCĐ được thay đổi trong các trường hợp sau:

(i) Đánh giá lại giá trị TSCĐ theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

(ii) Thực hiện nâng cấp, mở rộng, sửa chữa TSCĐ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

(iii) Tháo dỡ hoặc lắp đặt thêm một hay một số bộ phận TSCĐ;

(iv) Điều chỉnh nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định tại tiết (vi) điểm b khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 103 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP. Việc xác định giá trị quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 102 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

b) Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá TSCĐ (trừ TSCĐ là quyền sử dụng đất quy định tại tiết (iv) điểm a khoản này), đơn vị NHNN thực hiện lập Biên bản ghi rõ lý do thay đổi nguyên giá; đồng thời xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại của TSCĐ và thực hiện kế toán.

Trường hợp dự án nâng cấp, mở rộng, sửa chữa TSCĐ bao gồm nhiều hạng mục, tài sản (đối tượng ghi sổ kế toán TSCĐ) khác nhau nhưng không quyết toán riêng cho từng hạng mục, tài sản thì thực hiện phân bổ giá trị quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho từng hạng mục, tài sản để ghi sổ kế toán theo tiêu chí như diện tích xây dựng, số lượng, giá trị dự toán chi tiết cho việc nâng cấp, mở rộng, sửa chữa của từng tài sản, hạng mục.

c) Khi phát sinh việc thay đổi nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất, đơn vị NHNN thực hiện lập Biên bản ghi rõ lý do thay đổi nguyên giá; đồng thời xác định lại giá trị quyền sử dụng đất và thực hiện kế toán.

Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp quy định tại tiết (vi) điểm b khoản 1 Điều này được xác định lại gồm giá trị quyền sử dụng đất xác định lại cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Việc xác định lại giá trị quyền sử dụng đất thực hiện theo công thức quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 102 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP với các chỉ tiêu về diện tích đất, mục đích sử dụng đất, giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất tại thời điểm xác định lại giá trị quyền sử dụng đất.

5. Thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ

a) Trường hợp có các yếu tố tác động (như việc nâng cấp hay tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ) nhằm kéo dài hoặc rút ngắn thời gian trích khấu hao đã xác định trước đó của TSCĐ, tại thời điểm lập kế hoạch nâng cấp hay tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ, đơn vị NHNN phải báo cáo, đề xuất phương án, trong đó nêu cụ thể thời gian trích khấu hao thay đổi, trên cơ sở giải trình rõ các nội dung sau gửi NHNN (Vụ Tài chính- Kế toán):

(i) Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế;

(ii) Hiện trạng TSCĐ (thời gian TSCĐ đã trích khấu hao, thế hệ tài sản, tình trạng thực tế của tài sản);

(iii) Ảnh hưởng của việc tăng, giảm khấu hao TSCĐ.

b) Thẩm quyền phê duyệt phương án:

Trên cơ sở phương án (đã có đề xuất cụ thể thay đổi thời gian trích khấu hao TSCĐ) của các đơn vị NHNN, Vụ Tài chính- Kế toán xem xét, phê duyệt hoặc tổng hợp, đề xuất trình Thống đốc NHNN phê duyệt theo thẩm quyền tại quy định nội bộ về quản lý tài chính, tài sản của NHNN.

c) Việc thay đổi thời gian trích khấu hao của TSCĐ bảo đảm không vượt quá tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐ theo thiết kế và không làm thay đổi trọng yếu đến Báo cáo thu nhập, chi phí của đơn vị NHNN.

Điều 7. Báo cáo kế toán

1. Nguyên tắc lập và gửi các báo cáo kế toán về TSCĐ, công cụ, dụng cụ và vật liệu

Các đơn vị NHNN lập và gửi các báo cáo kế toán đảm bảo đầy đủ, kịp thời và chính xác. Các đơn vị NHNN chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo.

2. Các báo cáo kế toán về TSCĐ, công cụ, dụng cụ và vật liệu gồm:

- Báo cáo kiểm kê TSCĐ (Phụ lục 24)

- Báo cáo kiểm kê công cụ, dụng cụ (Phụ lục 25)

- Báo cáo kiểm kê vật liệu (Phụ lục 26)

- Báo cáo trích khấu hao TSCĐ (theo Quý) (Phụ lục 27)

- Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ (Phụ lục 28)

- Báo cáo kiểm kê các loại tài sản khác đơn vị đang quản lý và giữ hộ (Phụ lục 29).

Chương II

HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TSCĐ

Điều 8. Tài khoản và chứng từ, sổ kế toán hạch toán TSCĐ

1. Tài khoản kế toán

Kế toán TSCĐ sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:

- TK 304001- TSCĐ hữu hình

- TK 304002- TSCĐ vô hình

- TK 30400501- Hao mòn TSCĐ hữu hình

- TK 30400502- Hao mòn TSCĐ vô hình

- TK 313001- Mua sắm TSCĐ

- TK 501001- Vốn được cấp

- TK 501002- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm TSCĐ

- TK 501003- Vốn do đánh giá lại tài sản

- TK 501999- Vốn khác

- TK 502002- Quỹ dự phòng tài chính

- TK 602004- Thanh toán liên chi nhánh

- TK 602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

- TK 811001- Khấu hao cơ bản TSCĐ

- TK 81100301- Chi về thanh lý TSCĐ

- TK 811006- Chi thuê tài sản

- TK 00900199- Tài sản khác giữ hộ

- TK 009002- Tài sản thuê ngoài

Nội dung, tính chất và kết cấu của các tài khoản này thực hiện theo quy định cụ thể trong Hệ thống tài khoản kế toán NHNN.

2. Chứng từ, sổ kế toán

Kế toán TSCĐ sử dụng các chứng từ, sổ kế toán chủ yếu sau:

- Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ (Phụ lục 03)

- Biên bản thanh lý TSCĐ (Phụ lục 04)

- Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành (Phụ lục 05)

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ (Phụ lục 06)

- Biên bản kiểm kê TSCĐ (Phụ lục 07)

- Thẻ TSCĐ (Phụ lục 08)

- Sổ TSCĐ (Phụ lục 09)

- Bảng kê trích khấu hao TSCĐ (Phụ lục 10)

- Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng (Phụ lục 11)

- Phiếu hạch toán Nợ tài khoản ngoại bảng (Phụ lục 12)

- Phiếu hạch toán Có tài khoản ngoại bảng (Phụ lục 13)

- Bộ hóa đơn, chứng từ TSCĐ của nhà cung cấp.

Điều 9. Hạch toán TSCĐ do đơn vị sử dụng thực hiện mua sắm

1. Khi thực hiện mua sắm

Tại các đơn vị NHNN có nhu cầu mua sắm TSCĐ:

a) Đối với các đơn vị NHNN không có quỹ nghiệp vụ phát hành, đơn vị NHNN thực hiện tạm ứng tại Sở Giao dịch hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị mở tài khoản thanh toán theo tiến độ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Trong phạm vi dự toán được duyệt, đơn vị NHNN tiến hành mua TSCĐ. Căn cứ vào chứng từ mua sắm TSCĐ hợp pháp, hợp lệ, tập hợp toàn bộ chi phí mua sắm TSCĐ và hạch toán:

Nợ TK 313001- Mua sắm TSCĐ

Có TK thích hợp (10100201, 102001, 602004, 602999, 413999,...)

2. Khi TSCĐ mua sắm đã đưa vào sử dụng được quyết toán ngay trong năm tài chính

Căn cứ hồ sơ quyết toán mua sắm TSCĐ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hạch toán:

a) Hạch toán tập hợp chi phí mua sắm số tiền còn lại chưa thanh toán cho nhà cung cấp theo Hợp đồng:

Nợ TK 313001- Mua sắm TSCĐ

Có TK 413999- Các khoản phải trả khác

Việc tạm ứng và thanh toán với nhà cung cấp thực hiện theo quy định tại Quy chế quản lý tài sản của NHNN.

b) Hạch toán nhập TSCĐ theo đúng giá trị quyết toán được duyệt:

Nợ TK 304001- TSCĐ hữu hình

Và/hoặc Nợ TK 304002- TSCĐ vô hình

Có TK 313001- Mua sắm TSCĐ

Đồng thời, đơn vị NHNN hạch toán trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này.

3. Đối với TSCĐ mua sắm đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được quyết toán ngay trong năm tài chính

a) Hạch toán tạm nhập TSCĐ

Căn cứ Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ cùng chứng từ có liên quan để đưa TSCĐ vào sử dụng, hạch toán:

(i) Hạch toán tập hợp chi phí mua sắm số tiền còn lại chưa thanh toán cho nhà cung cấp theo Hợp đồng:

Nợ TK 313001- Mua sắm TSCĐ

Có TK 413999- Các khoản phải trả khác

(ii) Hạch toán tạm nhập TSCĐ:

Nợ TK 304001- TSCĐ hữu hình

Và/hoặc Nợ TK 304002- TSCĐ vô hình

Có TK 313001- Mua sắm TSCĐ

Đồng thời, đơn vị NHNN hạch toán trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này.

b) Xử lý sau khi có quyết toán mua sắm TSCĐ

Việc tạm ứng và thanh toán với nhà cung cấp thực hiện theo quy định tại Quy chế quản lý tài sản của NHNN.

Trường hợp giá trị duyệt quyết toán có sự chênh lệch với giá tạm nhập, đơn vị NHNN phải thực hiện điều chỉnh giá tạm nhập đúng với giá trị quyết toán được duyệt:

(i) Trường hợp điều chỉnh giảm nguyên giá, ghi:

Nợ TK Phải thu thích hợp (số phải thu hồi không được quyết toán)

Có TK 304001- TSCĐ hữu hình

Và/hoặc Có TK 304002- TSCĐ vô hình

(ii) Trường hợp điều chỉnh tăng nguyên giá, ghi:

Nợ TK 304001- TSCĐ hữu hình

Và/hoặc Nợ TK 304002- TSCĐ vô hình

Có TK thích hợp (10100201, 102001, 602004, 602999, 413999,...)

Đồng thời thực hiện điều chỉnh lại giá trị tạm trích khấu hao theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 Thông tư này

Điều 10. Hạch toán mua sắm tập trung TSCĐ cho các đơn vị NHNN

1. Tại đơn vị mua sắm tập trung

a) Khi mua sắm TSCĐ

(i) Đơn vị mua sắm TSCĐ thực hiện tạm ứng tại Sở Giao dịch hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị mở tài khoản thanh toán theo tiến độ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(ii) Đơn vị NHNN mở sổ chi tiết theo dõi vốn mua sắm TSCĐ tạm ứng tại Sở Giao dịch hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị mở tài khoản thanh toán.

(iii) Trong phạm vi dự toán được duyệt, đơn vị mua sắm tập trung thực hiện mua sắm TSCĐ, tập hợp toàn bộ chi phí mua sắm TSCĐ và hạch toán:

Nợ TK 313001- Mua sắm TSCĐ

Có TK thích hợp (10100201, 102001, 602004, 413999...)

b) Khi giao TSCĐ cho đơn vị có nhu cầu mua sắm

(i) Trường hợp đơn vị mua sắm tập trung giao TSCĐ cho cán bộ của đơn vị mình vận chuyển và thực hiện lắp đặt tại đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản:

- Căn cứ Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ giữa đơn vị mua sắm TSCĐ với cán bộ chịu trách nhiệm vận chuyển, lắp đặt TSCĐ, hạch toán:

Nợ TK 315999- Các khoản phải thu nội bộ khác

(tài khoản chi tiết: TSCĐ đang vận chuyển/Cán bộ vận chuyển, lắp đặt)

Có TK 313001 - Mua sắm TSCĐ

- Khi giao nhận TSCĐ, cán bộ của đơn vị mua sắm tập trung có trách nhiệm lập Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ với đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản.

- Khi nhận được Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ, hạch toán:

Nợ TK 315999- Các khoản phải thu nội bộ khác

(tài khoản chi tiết: Đơn vị có nhu cầu mua sắm)

Có TK 315999- Các khoản phải thu nội bộ khác

(tài khoản chi tiết: TSCĐ đang vận chuyển/Cán bộ vận chuyển, lắp đặt)

(ii) Trường hợp đơn vị mua sắm tập trung thỏa thuận với nhà cung cấp thực hiện giao trực tiếp TSCĐ cho đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản:

Căn cứ Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ giữa nhà cung cấp và đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản, hạch toán:

Nợ TK 315999- Các khoản phải thu nội bộ khác

(tài khoản chi tiết: Đơn vị có nhu cầu mua sắm)

Có TK 313001- Mua sắm TSCĐ

(iii) Trường họp mua sắm TSCĐ cho chính đơn vị mua sắm tập trung, hạch toán tạm nhập TSCĐ:

Nợ TK 304001- TSCĐ hữu hình

Và/hoặc Nợ TK 304002- TSCĐ vô hình

Có TK 313001- Mua sắm TSCĐ

c) Khi quyết toán vốn mua sắm TSCĐ

Căn cứ Quyết định phê duyệt quyết toán, danh mục TSCĐ mua sắm tập trung theo từng đơn vị có nhu cầu mua sắm, đơn vị mua sắm tập trung báo Nợ về đơn vị có nhu cầu mua sắm:

Nợ TK 602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: đơn vị mua sắm tập trung, mã liên chi nhánh: đơn vị có nhu cầu mua sắm)

Hoặc Nợ TK 602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: đơn vị mua sắm tập trung, mã liên chi nhánh: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị mua sắm tập trung mở tài khoản)

Có TK 315999- Các khoản phải thu nội bộ khác

(tài khoản chi tiết: Đơn vị có nhu cầu mua sắm)

2. Tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị mua sắm tập trung mở tài khoản

Khi nhận được Lệnh chuyển Nợ của đơn vị mua sắm tập trung về giá trị quyết toán vốn mua sắm tập trung TSCĐ, xử lý:

Nợ TK 602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị mua sắm tập trung mở tài khoản, mã liên chi nhánh: đơn vị có nhu cầu mua sắm hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị có nhu cầu mua sắm mở tài khoản)

Có TK 602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị mua sắm tập trung mở tài khoản, mã liên chi nhánh: đơn vị mua sắm tập trung)

3. Tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị có nhu cầu mua sắm mở tài khoản

Khi nhận được Lệnh chuyển Nợ của đơn vị mua sắm tập trung hoặc NHNN nơi đơn vị mua sắm tập trung mở tài khoản về giá trị quyết toán vốn mua sắm tập trung TSCĐ, xử lý:

Nợ TK 602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị có nhu cầu mua sắm mở tài khoản, mã liên chi nhánh: đơn vị NHNN có nhu cầu mua sắm)

Có TK 602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị có nhu cầu mua sắm mở tài khoản, mã liên chi nhánh: đơn vị mua sắm tập trung hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị mua sắm tập trung mở tài khoản)

4. Tại đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản

a) Căn cứ Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ giữa nhà cung cấp/đơn vị mua sắm tập trung với đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản, và chứng từ, hồ sơ của tài sản nhận bàn giao, hạch toán tạm nhập TSCĐ:

Nợ TK 304001- TSCĐ hữu hình

Và/hoặc Nợ TK 304002- TSCĐ vô hình

Có TK 415999- Các khoản phải trả nội bộ khác

(tài khoản chi tiết: Đơn vị mua sắm tập trung)

b) Khi chưa được phê duyệt quyết toán trong năm tài chính, đơn vị NHNN thực hiện tạm nhập TSCĐ, tạm trích khấu hao; và thực hiện điều chỉnh nguyên giá, giá trị khấu hao của TSCĐ theo phê duyệt quyết toán hướng dẫn tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này.

c) Khi nhận được Lệnh chuyển Nợ của đơn vị mua sắm tập trung hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị mua sắm tập trung mở tài khoản hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị có nhu cầu mua sắm mở tài khoản về giá trị quyết toán vốn mua sắm tập trung TSCĐ, đối chiếu khớp đúng với phê duyệt quyết toán mua sắm tập trung TSCĐ và Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ, xử lý:

Nợ TK 415999- Các khoản phải trả nội bộ khác

(tài khoản chi tiết: Đơn vị mua sắm tập trung)

Có TK 602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: đơn vị có nhu cầu mua sắm, mã liên chi nhánh: đơn vị mua sắm tập trung hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị mua sắm tập trung)

Hoặc Có TK 602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: đơn vị NHNN có nhu cầu mua sắm, mã liên chi nhánh: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị có nhu cầu mua sắm mở tài khoản)

5. Các khoản phải cấn trừ khi lập Bảng cân đối kế toán

Tại thời điểm cuối quý, cuối năm, trước khi lập báo cáo tài chính quý/năm của NHNN, các đơn vị NHNN thực hiện rà soát, đối chiếu đảm bảo khớp đúng giữa số dư TK 315999- Các khoản phải thu nội bộ khác tại đơn vị mua sắm tập trung và TK 415999- Các khoản phải trả nội bộ khác tại đơn vị có nhu cầu mua sắm tài sản về mua sắm TSCĐ tập trung theo từng đối tượng có quan hệ đối ứng; và thực hiện cấn trừ theo quy định của NHNN.

Điều 11. Hạch toán TSCĐ được cấp, biếu, tặng

1. Tại đơn vị NHNN được cấp, biếu, tặng TSCĐ

Căn cứ vào hồ sơ TSCĐ, Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ (trong trường hợp TSCĐ đã qua sử dụng) được cấp, biếu, tặng và Quyết định tiếp nhận TSCĐ được cấp, biếu, tặng của cấp có thẩm quyền, đơn vị NHNN ghi nhập TSCĐ và chuyển vốn về Vụ Tài chính- Kế toán:

Nợ TK 304001- TSCĐ hữu hình

Và/hoặc Nợ TK 304002- TSCĐ vô hình

Có TK 602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: đơn vị NHNN được cấp, biếu, tặng, mã liên chi nhánh: Vụ Tài chính- Kế toán)

Hoặc Có TK 602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: đơn vị NHNN được cấp, biếu, tặng, mã liên chi nhánh: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản)

Và gửi 01 bộ chứng từ về Vụ Tài chính- Kế toán làm căn cứ hạch toán.

2. Tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản

Trường hợp nhận được Lệnh chuyển Có của đơn vị NHNN mở tài khoản về giá trị TSCĐ được cấp, biếu, tặng, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố xử lý chuyển vốn về Vụ Tài chính- Kế toán:

Nợ TK 602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản, mã liên chi nhánh: đơn vị NHNN được cấp, biếu, tặng)

Có TK 602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản, mã liên chi nhánh: Vụ Tài chính- Kế toán)

3. Tại Vụ Tài chính- Kế toán

Căn cứ vào chứng từ của đơn vị NHNN hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản chuyển đến đối chiếu khớp đúng với Quyết định điều chuyển TSCĐ của Thống đốc NHNN, xử lý:

Nợ TK 602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: Vụ Tài chính- Kế toán, mã liên chi nhánh: đơn vị NHNN được cấp, biếu, tặng hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN được cấp, biếu, tặng mở tài khoản)

Có TK 501001- Vốn được cấp (Trường hợp TSCĐ được NSNN cấp...)

Hoặc Có TK 501002- vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm TSCĐ

4. Trường hợp NHNN trực tiếp nhận TSCĐ từ tổ chức cấp, biếu, tặng, sau đó điều chuyển cho đơn vị NHNN sử dụng: Đơn vị được giao đầu mối thực hiện nhận TSCĐ (hạch toán theo quy định tại khoản 1 Điều này) và điều chuyển TSCĐ cho đơn vị NHNN sử dụng (hạch toán theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này).

Điều 12. Hạch toán khi phát hiện thừa, thiếu, mất TSCĐ hoặc TSCĐ bị hủy hoại

1. Trường hợp phát hiện thừa TSCĐ

Mọi trường hợp phát hiện thừa TSCĐ đều phải truy tìm nguyên nhân. Căn cứ Biên bản kiểm kê TSCĐ và kết luận của Hội đồng kiểm kê để hạch toán kịp thời, chính xác theo từng nguyên nhân cụ thể.

a) Tại đơn vị NHNN

(i) Nếu TSCĐ phát hiện thừa do trước đây đơn vị NHNN chưa hạch toán nhập TSCĐ, Kế toán phải căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để hạch toán theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Thông tư này. Đồng thời, căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao, đơn vị NHNN xác định giá trị hao mòn làm căn cứ tính, trích bổ sung khấu hao TSCĐ.

(ii) Nếu TSCĐ phát hiện thừa được xác định là TSCĐ của đơn vị khác quản lý thì phải báo ngay cho chủ sở hữu tài sản đó biết và chuyển trả TSCĐ đó.

Việc chuyển trả TSCĐ phải có Biên bản giao nhận TSCĐ, có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị NHNN.

(iii) Nếu TSCĐ phát hiện thừa không xác định được chủ sở hữu tài sản, đơn vị NHNN phải có văn bản báo cáo về NHNN (Vụ Tài chính- Kế toán) để xử lý.

(iv) Trong thời gian chờ xử lý TSCĐ phát hiện thừa, căn cứ vào tài liệu kiểm kê, lập Phiếu hạch toán Nợ tài khoản ngoại bảng để theo dõi TSCĐ với giá trị quy ước trong hạch toán tài sản khác giữ hộ là 1 đồng (đ)/TSCĐ:

Nợ TK 00900199- Tài sản khác giữ hộ

(tài khoản chi tiết: TSCĐ chưa xác định được chủ sở hữu tài sản/ theo chủ sở hữu chưa đến nhận)

b) Tại Vụ Tài chính- Kế toán

Căn cứ vào từng trường hợp thừa TSCĐ không xác định được chủ sở hữu tài sản tại đơn vị, Vụ Tài chính- Kế toán sẽ có hướng dẫn xử lý cụ thể.

2. Trường hợp phát hiện thiếu, mất TSCĐ hoặc TSCĐ bị hủy hoại

Khi phát hiện thiếu, mất TSCĐ hoặc TSCĐ bị hủy hoại, đơn vị NHNN phải xác định rõ nguyên nhân, truy cứu người có trách nhiệm (nếu có) và xử lý theo quy định hiện hành và hạch toán:

a) Ghi giảm TSCĐ

(i) Trường hợp TSCĐ chưa hết khấu hao

Căn cứ vào Biên bản xử lý thiếu, mất TSCĐ hoặc TSCĐ bị hủy hoại và hồ sơ TSCĐ, hạch toán giảm TSCĐ:

Nợ TK 315004- Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản chờ xử lý

Giá trị còn lại của TSCĐ

Nợ TK 30400501- Hao mòn TSCĐ hữu hình

Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ

Và/hoặc

Nợ TK 30400502- Hao mòn TSCĐ vô hình

Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ

Có TK 304001- TSCĐ hữu hình

Nguyên giá TSCĐ

Và/ hoặc

Có TK 304002- TSCĐ vô hình

Nguyên giá TSCĐ

(ii) Trường hợp TSCĐ đã hết khấu hao

Căn cứ vào Biên bản xử lý thiếu, mất TSCĐ hoặc TSCĐ bị hủy hoại và hồ sơ TSCĐ, hạch toán giảm TSCĐ:

Nợ TK 30400501- Hao mòn TSCĐ hữu hình

Giá trị hao mòn lũy kế hình của TSCĐ

Và/ hoặc

Nợ TK 30400502- Hao mòn TSCĐ vô hình

Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ

Có TK 304001- TSCĐ hữu hình

Nguyên giá TSCĐ

Và/ hoặc

Có TK 304002- TSCĐ vô hình

Nguyên giá TSCĐ

Hội đồng xử lý thiếu, mất TSCĐ hoặc TSCĐ bị hủy hoại xác định nguyên nhân, quy trách nhiệm và xác định số tiền phải bồi thường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành về chế độ tài chính của NHNN. Trường hợp khoản bồi thường của người gây ra và tiền đền bù của đơn vị bảo hiểm không đủ bù đắp thì đơn vị NHNN xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước và NHNN về xử lý tổn thất tài sản.

b) Khi có Quyết định xác định trách nhiệm bồi thường và số tiền phải bồi thường và quyết định xử lý tổn thất (nếu có), hạch toán:

Nợ TK 314999- Các khoản phải thu khách hàng khác

(tài khoản chi tiết đơn vị bảo hiểm TSCĐ)

Số tiền bảo hiểm phải chi trả (nếu có)

Nợ TK 315005- Các khoản phải bồi thường của cán bộ, nhân viên

(tài khoản chi tiết theo từng cán bộ, nhân viên bồi thường)

Số tiền cán bộ, nhân viên phải bồi thường

Nợ TK 502002- Quỹ dự phòng tài chính

Số tổn thất còn lại (nếu thiếu)

Có TK 315004- Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản chờ xử lý

Giá trị còn lại

c) Hạch toán số tiền thu phế liệu (nếu có), chi phí liên quan đến xử lý TSCĐ bị hủy hoại

Nợ TK thích hợp (10100201, 102001,...)

Số tiền thu được

Nợ TK Chi phí thích hợp (trong trường hợp TSCĐ bị hủy hoại)

Số chi phí liên quan đến xử lý TSCĐ bị hủy hoại

Có TK thích hợp (10100201, 102001,...)

Số tiền chi ra

Có TK 799999- Thu khác

Số tiền thu được

d) Hạch toán số tiền thu hồi được từ các khoản bồi thường của cán bộ, nhân viên và đơn vị bảo hiểm:

Nợ TK thích hợp (10100201, 102001,...)

Có TK 314999- Các khoản phải thu khách hàng khác

(tài khoản chi tiết đơn vị bảo hiểm TSCĐ)

Hoặc Có TK 315005- Các khoản phải bồi thường của cán bộ, nhân viên

(tài khoản chi tiết theo từng cán bộ, nhân viên bồi thường)

Điều 13. Hạch toán đánh giá lại TSCĐ

Việc đánh giá lại TSCĐ chỉ được thực hiện khi pháp luật có quy định đánh giá lại TSCĐ. Căn cứ vào Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc đánh giá lại TSCĐ và Biên bản đánh giá lại TSCĐ, đơn vị NHNN lập chứng từ hạch toán phần giá trị tăng hoặc giảm do đánh giá lại, đồng thời phản ánh nguyên giá TSCĐ, hao mòn tăng hoặc giảm và giá trị còn lại sau khi đánh giá vào Thẻ TSCĐ của TSCĐ đó:

1. Hạch toán đánh giá tăng nguyên giá TSCĐ

a) Tại đơn vị NHNN:

Nợ TK 304001- TSCĐ hữu hình

Và/hoặc Nợ TK 304002- TSCĐ vô hình

Nguyên giá TSCĐ tăng thêm

Có TK 30400501- Hao mòn TSCĐ hữu hình

Và/hoặc Có TK 30400502- Hao mòn TSCĐ vô hình

Giá trị hao mòn tăng thêm

Có TK 602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: đơn vị NHNN có TSCĐ được đánh giá tăng, mã liên chi nhánh: Vụ Tài chính- Kế toán)

Hoặc Có TK 602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: đơn vị NHNN có TSCĐ được đánh giá tăng, mã liên chi nhánh: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản)

Và gửi 01 bộ chứng từ về Vụ Tài chính- Kế toán làm căn cứ hạch toán.

b) Tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản

Khi nhận được bút toán chuyển vốn của đơn vị NHNN mở tài khoản về giá trị TSCĐ được đánh giá tăng, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố xử lý chuyển vốn về Vụ Tài chính- Kế toán:

Nợ TK 602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản, mã liên chi nhánh: đơn vị NHNN có TSCĐ được đánh giá tăng)

Có TK 602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản, mã liên chi nhánh: Vụ Tài chính- Kế toán)

c) Tại Vụ Tài chính- Kế toán

Khi nhận được chứng từ chuyển Có của đơn vị NHNN hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản và Biên bản đánh giá lại TSCĐ của đơn vị NHNN được phép đánh giá tăng nguyên giá TSCĐ cùng Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc đánh giá lại TSCĐ, xử lý:

Nợ TK 602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: Vụ Tài chính- Kế toán, mã liên chi nhánh: đơn vị NHNN có TSCĐ được đánh giá tăng hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản)

Có TK 501003- Vốn do đánh giá lại tài sản

2. Hạch toán đánh giá giảm nguyên giá TSCĐ

a) Tại đơn vị NHNN:

Nợ TK 602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: đơn vị NHNN có TSCĐ được đánh giá giảm, mã liên chi nhánh: Vụ Tài chính- Kế toán)

Hoặc Nợ TK 602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: đơn vị NHNN có TSCĐ được đánh giá giảm, mã liên chi nhánh: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản)

Nợ TK 30400501- Hao mòn TSCĐ hữu hình

Và/hoặc Nợ TK 30400502- Hao mòn TSCĐ vô hình

Giá trị hao mòn giảm

Có TK 304001- TSCĐ hữu hình

Và/hoặc Có TK 304002- TSCĐ vô hình

Nguyên giá TSCĐ giảm

b) Tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản

Khi nhận được bút toán chuyển vốn của đơn vị NHNN mở tài khoản về giá trị TSCĐ được đánh giá giảm, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố xử lý:

Nợ TK 602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản, mã liên chi nhánh: Vụ Tài chính- Kế toán)

Có TK 602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản, mã liên chi nhánh: đơn vị NHNN có TSCĐ được đánh giá giảm)

c) Tại Vụ Tài chính- Kế toán

Khi nhận được chứng từ chuyển Nợ của đơn vị NHNN hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản chuyển đến và Biên bản đánh giá lại TSCĐ của đơn vị NHNN được phép đánh giá giảm nguyên giá TSCĐ cùng Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc đánh giá lại TSCĐ, xử lý:

Nợ TK

501003- Vốn do đánh giá lại tài sản

Có TK

602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: Vụ Tài chính- Kế toán, mã liên chi nhánh: đơn vị NHNN có TSCĐ được đánh giá giảm hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản)

Điều 14. Hạch toán điều chuyển TSCĐ

1. Điều chuyển TSCĐ trong hệ thống NHNN

a) Tại đơn vị điều chuyển: Căn cứ vào Quyết định điều chuyển TSCĐ của Thống đốc NHNN và hồ sơ TSCĐ cùng Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ, hạch toán:

Nợ TK

30400501- Hao mòn TSCĐ hữu hình

Và/hoặc

Nợ TK

30400502- Hao mòn TSCĐ vô hình

Nợ TK

602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: đơn vị NHNN điều chuyển, mã liên chi nhánh: đơn vị NHNN nhận điều chuyển): Giá trị còn lại của TSCĐ điều chuyển

Hoặc

Nợ TK

602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: đơn vị NHNN điều chuyển, mã liên chi nhánh: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN điều chuyển mở tài khoản): Giá trị còn lại của TSCĐ điều chuyển

Có TK

304001- TSCĐ hữu hình

Và/hoặc

Có TK

304002- TSCĐ vô hình

b) Tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN điều chuyển mở tài khoản

Khi nhận được bút toán điều chuyển của đơn vị điều chuyển TSCĐ cho đơn vị NHNN nhận điều chuyển, xử lý:

Nợ TK

602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN điều chuyển TSCĐ mở tài khoản, mã liên chi nhánh: đơn vị nhận điều chuyển hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN nhận điều chuyển mở tài khoản): Giá trị còn lại của TSCĐ điều chuyển

Có TK

602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN điều chuyển TSCĐ mở tài khoản, mã liên chi nhánh: đơn vị NHNN điều chuyển): Giá trị còn lại của TSCĐ điều chuyển

c) Tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN nhận điều chuyển TSCĐ mở tài khoản

Khi nhận được bút toán điều chuyển của đơn vị điều chuyển hoặc NHNN nơi đơn vị điều chuyển mở tài khoản về TSCĐ điều chuyển, xử lý:

Nợ TK

602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN nhận điều chuyển mở tài khoản, mã liên chi nhánh: đơn vị NHNN nhận điều chuyển): Giá trị còn lại của TSCĐ điều chuyển

Có TK

602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN nhận điều chuyển mở tài khoản, mã liên chi nhánh: đơn vị NHNN điều chuyển hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN điều chuyển mở tài khoản): Giá trị còn lại của TSCĐ điều chuyển

d) Tại đơn vị nhận điều chuyển: Khi nhận được TSCĐ kèm bộ hồ sơ TSCĐ từ đơn vị điều chuyển, thực hiện đối chiếu khớp đúng với Quyết định điều chuyển TSCĐ của Thống đốc NHNN, đơn vị nhận điều chuyển phải làm đầy đủ các thủ tục nhận TSCĐ và nhận bút toán điều chuyển như sau:

Nợ TK

304001- TSCĐ hữu hình

Và/hoặc

Nợ TK

304002- TSCĐ vô hình

Có TK

602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: đơn vị NHNN nhận điều chuyển, mã liên chi nhánh: đơn vị NHN điều chuyển hoặc NHNN nơi đơn vị điều chuyển mở tài khoản): Giá trị còn lại của TSCĐ điều chuyển

Hoặc

Có TK

602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: đơn vị NHNN nhận điều chuyển, mã liên chi nhánh: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN nhận điều chuyển mở tài khoản): Giá trị còn lại của TSCĐ điều chuyển

Có TK

30400501- Hao mòn TSCĐ hữu hình

Và/hoặc

Có TK

30400502- Hao mòn TSCĐ vô hình

2. Hạch toán điều chuyển TSCĐ giữa NHNN với đơn vị ngoài NHNN

a) Trường hợp NHNN là đơn vị điều chuyển

(i) Tại đơn vị NHNN điều chuyển TSCĐ:

Căn cứ Quyết định điều chuyển TSCĐ, đơn vị NHNN làm thủ tục bàn giao TSCĐ cùng hồ sơ TSCĐ cho đơn vị ngoài NHNN. Sau khi hoàn tất thủ tục, căn cứ vào Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ, đơn vị NHNN điều chuyển, hạch toán:

Nợ TK

602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: đơn vị NHNN điều chuyển, mã liên chi nhánh: Vụ Tài chính- Kế toán)

Hoặc

Nợ TK

602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: đơn vị NHNN điều chuyển, mã liên chi nhánh: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN điều chuyển mở tài khoản)

Giá trị còn lại của TSCĐ điều chuyển

Nợ TK

30400501- Hao mòn TSCĐ hữu hình

Và/hoặc

Nợ TK

30400502- Hao mòn TSCĐ vô hình

Hao mòn TSCĐ điều chuyển

Có TK

304001- TSCĐ hữu hình

Và/hoặc

Có TK

304002-TSCĐ vô hình

Nguyên giá của TSCĐ điều chuyển

Sau khi điều chuyển TSCĐ, đơn vị NHNN phải ghi vào Thẻ TSCĐ của TSCĐ được điều chuyển (phần ghi giảm TSCĐ), đồng thời ghi vào sổ TSCĐ.

(ii) Tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN điều chuyển mở tài khoản

Khi nhận được bút toán điều chuyển TSCĐ của đơn vị NHNN điều chuyển TSCĐ, xử lý:

Nợ TK

602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN điều chuyển mở tài khoản, mã liên chi nhánh: Vụ Tài chính- Kế toán): Giá trị còn lại của TSCĐ điều chuyển

Có TK

602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN điều chuyển mở tài khoản, mã liên chi nhánh: đơn vị NHNN điều chuyển): Giá trị còn lại của TSCĐ điều chuyển

(iii) Tại Vụ Tài chính- Kế toán:

Khi nhận chứng từ cùng Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ từ đơn vị NHNN điều chuyển TSCĐ và bản chụp Quyết định điều chuyển TSCĐ, xử lý:

Nợ TK

vốn thích hợp (501002, 501999, 501003 (nếu có))

Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ điều chuyển

Có TK

602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: Vụ Tài chính- Kế toán, mã liên chi nhánh: đơn vị điều chuyển hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN điều chuyển mở tài khoản)

b) Trường hợp NHNN là đơn vị nhận điều chuyển TSCĐ

(i) Tại đơn vị nhận điều chuyển

Khi nhận được TSCĐ kèm bộ hồ sơ TSCĐ từ đơn vị điều chuyển, đối chiếu khớp đúng với Quyết định điều chuyển TSCĐ, đơn vị nhận điều chuyển phải làm đầy đủ các thủ tục nhận TSCĐ và xử lý hạch toán nhập TSCĐ và thực hiện chuyển vốn (giá trị còn lại của TSCĐ nhận điều chuyển) về Vụ Tài chính- Kế toán:

Nợ TK

304001- TSCĐ hữu hình

Và/hoặc

Nợ TK

304002- TSCĐ vô hình

Có TK

602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: đơn vị NHNN nhận điều chuyển, mã liên chi nhánh: Vụ Tài chính- Kế toán): Giá trị còn lại của TSCĐ điều chuyển

Hoặc

Có TK

602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: đơn vị NHNN nhận điều chuyển, mã liên chi nhánh: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN nhận điều chuyển mở tài khoản): Giá trị còn lại của TSCĐ điều chuyển

Có TK

30400501- Hao mòn TSCĐ hữu hình

Và/hoặc

Có TK

30400502- Hao mòn TSCĐ vô hình

(ii) Tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN nhận điều chuyển mở tài khoản

Khi nhận được bút toán chuyển vốn (giá trị còn lại của TSCĐ nhận điều chuyển) của đơn vị nhận điều chuyển TSCĐ, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố xử lý:

Nợ TK

602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN nhận điều chuyển mở tài khoản, mã liên chi nhánh: đơn vị NHNN nhận điều chuyển): Giá trị còn lại của TSCĐ nhận điều chuyển

Có TK

602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN nhận điều chuyển mở tài khoản, mã liên chi nhánh: Vụ Tài chính- Kế toán): Giá trị còn lại của TSCĐ nhận điều chuyển

(iii) Tại Vụ Tài chính- Kế toán:

Khi nhận chứng từ cùng Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ từ đơn vị NHNN nhận TSCĐ điều chuyển và bản chụp Quyết định điều chuyển TSCĐ, xử lý:

Nợ TK

602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: Vụ Tài chính- Kế toán, mã liên chi nhánh: đơn vị NHNN nhận điều chuyển hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN nhận điều chuyển mở tài khoản)

Có TK

vốn thích hợp (501002, 501999, 501003 (nếu có))

Giá trị còn lại của TSCĐ nhận điều chuyển

Điều 15. Hạch toán TSCĐ thuê hoạt động

1. Căn cứ vào văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt việc thuê hoạt động TSCĐ, các đơn vị NHNN tiến hành thuê TSCĐ.

2. Về nguyên tắc, TSCĐ thuê hoạt động không hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ tại đơn vị NHNN. Chi phí thuê TSCĐ được ghi nhận vào chi phí tại đơn vị NHNN và được phân bổ theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hạn thuê.

3. Hạch toán kế toán

a) Hạch toán giá trị TSCĐ thuê ngoài:

Đơn vị NHNN chỉ hạch toán giá trị TSCĐ thuê ngoài đối với các TSCĐ và đơn vị thuê trực tiếp quản lý, sử dụng trong thời gian thuê.

Ngay sau khi nhận được TSCĐ thuê ngoài, căn cứ vào Hợp đồng thuê TSCĐ đã ký kết, đơn vị NHNN lập Phiếu hạch toán Nợ tài khoản ngoại bảng để hạch toán giá trị TSCĐ thuê ngoài:

Nợ TK

009002- Tài sản thuê ngoài

(tài khoản chi tiết: TSCĐ thuê ngoài)

Đồng thời mở Sổ chi tiết theo dõi TSCĐ thuê ngoài theo từng tổ chức, cá nhân cho thuê và theo từng TSCĐ, loại TSCĐ.

b) Hạch toán chi trả tiền thuê TSCĐ:

(i) Trường hợp trả tiền thuê TSCĐ theo định kỳ tháng, khi trả tiền thuê, hạch toán:

Nợ TK

811006- Chi thuê tài sản

(tài khoản chi tiết: Chi phí thuê TSCĐ)

Có TK

thích hợp (10100201, 102001,...)

(ii) Trường hợp trả trước tiền thuê TSCĐ cho nhiều kỳ, hạch toán:

Nợ TK

811006- Chi thuê tài sản: Chi phí thuê TSCĐ cho kỳ đầu tiên

(tài khoản chi tiết: Chi phí thuê TSCĐ)

Nợ TK

318999- Chi phí khác chờ phân bổ

(tài khoản chi tiết: Chi phí thuê TSCĐ chờ phân bổ)

Có TK

thích hợp (10100201, 102001,...)

Định kỳ hàng tháng, phân bổ dần số tiền thuê của tháng đã trả trước vào chi phí:

Nợ TK

811006- Chi thuê tài sản

(tài khoản chi tiết: Chi phí thuê TSCĐ)

Có TK

318999- Chi phí khác chờ phân bổ

(tài khoản chi tiết đã mở)

(iii) Trường họp trả tiền thuê TSCĐ sau (trả tiền sau theo định kỳ hoặc trả tiền 1 lần khi kết thúc Hợp đồng):

Hàng tháng, tính và hạch toán số tiền thuê TSCĐ phải trả vào chi phí:

Nợ TK

811006- Chi thuê tài sản

(tài khoản chi tiết: Chi phí thuê TSCĐ)

Có TK

414999- Các khoản phải trả bên ngoài khác

(tài khoản chi tiết: Tiền thuê TSCĐ phải trả)

Khi chi trả tiền thuê TSCĐ, hạch toán:

Nợ TK

811006- Chi thuê tài sản

(tài khoản chi tiết: Chi phí thuê TSCĐ): Chi phí thuê TSCĐ phải trả trong kỳ chưa hạch toán dự trả

Nợ TK

414999- Các khoản phải trả bên ngoài khác

(tài khoản chi tiết đã mở)

Có TK

thích hợp (10100201, 102001,...)

c) Hạch toán khi kết thúc Hợp đồng thuê TSCĐ: Căn cứ vào Hợp đồng thuê TSCĐ, đơn vị NHNN lập Phiếu hạch toán Có tài khoản ngoại bảng để hạch toán tất toán giá trị TSCĐ thuê ngoài và xuất TSCĐ trả lại bên cho thuê:

Có TK

009002- Tài sản thuê ngoài

(tài khoản chi tiết đã mở)

Điều 16. Hạch toán bán, thanh lý TSCĐ

Căn cứ vào thông báo phê duyệt việc bán, thanh lý TSCĐ tại đơn vị NHNN của cấp có thẩm quyền, đơn vị NHNN tiến hành bán, thanh lý TSCĐ. Việc hạch toán cụ thể như sau:

1. Đối với các khoản thu về bán, thanh lý TSCĐ, hạch toán số tiền thu được từ bán, thanh lý tài sản:

Nợ TK

thích hợp (10100201, 102001,...)

Có TK

414999- Các khoản phải trả bên ngoài khác

(tài khoản chi tiết: tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do Sở Tài chính làm chủ tài khoản về xử lý tài sản công)

Đồng thời, nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do Sở Tài chính làm chủ tài khoản, hạch toán:

Nợ TK 414999- Các khoản phải trả bên ngoài khác

Có TK thích hợp (10100201, 102001...)

2. Đối với các khoản chi về bán, thanh lý TSCĐ, đơn vị NHNN tập hợp toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến bán, thanh lý tài sản và hạch toán:

Nợ TK

314999- Các khoản phải thu khách hàng khác

(tài khoản chi tiết: tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do Sở Tài chính làm chủ tài khoản về xử lý tài sản công)

Có TK thích hợp (10100201, 414999,...)

3. Ghi giảm TSCĐ do bán, thanh lý, hạch toán:

Nợ TK 30400501- Hao mòn TSCĐ hữu hình

Hoặc

Nợ TK 30400502- Hao mòn TSCĐ vô hình

Và/hoặc

Nợ TK 81100301- Chi về thanh lý TSCĐ

Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ (nếu có)

Có TK 304001- TSCĐ hữu hình

Hoặc

Có TK 304002- TSCĐ vô hình

Nguyên giá TSCĐ

Sau khi bán, thanh lý TSCĐ, đơn vị NHNN phải ghi vào Thẻ TSCĐ của TSCĐ được bán, thanh lý (phần ghi giảm TSCĐ) và lưu Thẻ TSCĐ vào hồ sơ, chứng từ thanh lý TSCĐ; đồng thời ghi vào sổ TSCĐ.

4. Hạch toán chi phí và số tiền do Sở Tài chính chuyển về liên quan đến bán, thanh lý TSCĐ

Căn cứ hồ sơ, chứng từ hợp lệ, hợp pháp về chi phí bán, thanh lý TSCĐ trong phạm vi dự toán được duyệt, đối chiếu với số tiền mà chủ tài khoản tạm giữ chuyển về, hạch toán:

Nợ TK thích hợp (10100201, 102001,….)

Số tiền chủ tài khoản tạm giữ chuyển về

Nợ TK 81100301- Chi về thanh lý tài sản cố định

Số chênh lệch chi lớn hơn thu (nếu có)

Có TK 314999- Các khoản phải thu khách hàng khác

Tổng số chi

Điều 17. Hạch toán mở rộng, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ

1. Hạch toán sửa chữa TSCĐ

a) Sửa chữa thường xuyên TSCĐ:

- Khi phát sinh các khoản sửa chữa thường xuyên TSCĐ, đơn vị NHNN lập đầy đủ chứng từ và hạch toán:

Nợ TK 315002- Tạm ứng sửa chữa bảo dưỡng tài sản

Có TK thích hợp (10100201, 102001, 602004,...)

- Khi sửa chữa thường xuyên TSCĐ, căn cứ chứng từ sửa chữa TSCĐ hợp pháp, hợp lệ, hạch toán:

Nợ TK 811002- Bảo dưỡng và sửa chữa tài sản

Có TK 315002- Tạm ứng sửa chữa bảo dưỡng tài sản

b) Sửa chữa lớn TSCĐ nhằm khôi phục trạng thái hoạt động ban đầu:

- Khi phát sinh sửa chữa lớn TSCĐ, trong phạm vi dự toán được duyệt, đơn vị NHNN tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ. Căn cứ vào chứng từ hợp pháp, hợp lệ, hạch toán:

Nợ TK 31300201- Sửa chữa lớn TSCĐ

Có TK thích hợp (10100201, 102001,...)

- Khi quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, đơn vị NHNN căn cứ vào Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, văn bản quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hồ sơ tài liệu liên quan, hạch toán:

Nợ TK 811002- Bảo dưỡng và sửa chữa tài sản

Có TK 31300201- Sửa chữa lớn TSCĐ

2. Hạch toán mở rộng, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ

Việc hạch toán mở rộng, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu sau khi mở rộng, sửa chữa, nâng cấp, TSCĐ được cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu, làm tăng thời gian sử dụng hữu ích, hoặc làm giảm chi phí hoạt động, tăng công suất sử dụng, của TSCĐ đó.

a) Trường hợp mở rộng, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ làm tăng nguyên giá TSCĐ mà thời gian trích khấu hao không thay đổi

- Hạch toán tăng nguyên giá tương tự như mua sắm TSCĐ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

- Đơn vị NHNN tính toán lại mức trích khấu hao hàng tháng theo công thức sau:

Mức trích khấu hao TSCĐ hàng tháng được tính bằng hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ sau khi nâng cấp, mở rộng, sửa chữa trừ đi giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ chia cho thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ tính theo tháng.

Mức trích khấu hao TSCĐ hàng tháng

=

Nguyên giá của TSCĐ sau khi nâng cấp, mở rộng, sửa chữa

-

Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ

Thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ tính theo tháng

- Hạch toán trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này.

b) Trường hợp nâng cấp, mở rộng, sửa chữa TSCĐ làm tăng nguyên giá TSCĐ và kéo dài thời gian trích khấu hao

- Hạch toán tăng nguyên giá tương tự như mua sắm TSCĐ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

- Đơn vị NHNN tính toán lại mức trích khấu hao hàng tháng theo công thức sau:

Mức trích khấu hao TSCĐ hàng tháng

=

Nguyên giá của TSCĐ sau khi nâng cấp, mở rộng, sửa chữa

-

Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ

Thời gian trích khấu hao được xác định lại sau khi nâng cấp TSCĐ tính theo tháng

Trong đó, thời gian trích khấu hao được xác định lại sau khi nâng cấp, mở rộng, sửa chữa TSCĐ được tính trên cơ sở thời gian trích khấu hao còn lại của TSCĐ và thời gian trích khấu hao tăng thêm của hồ sơ kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Hạch toán trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư này.

Điều 18. Hạch toán trích khấu hao TSCĐ

1. Hàng tháng, đơn vị NHNN kiểm tra, đối chiếu số liệu tính toán khấu hao trên phân hệ FA theo mẫu tại Phụ lục 10 kèm theo Thông tư này và hạch toán số khấu hao phải trích tại đơn vị trên phân hệ GL. Việc tính và trích khấu hao TSCĐ được bắt đầu từ thời điểm TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, không căn cứ vào thời điểm hạch toán nhập TSCĐ.

Căn cứ vào Bảng kê trích khấu hao TSCĐ đã kiểm tra đảm bảo chính xác, lập chứng từ hạch toán:

Nợ TK 811001 - Khấu hao cơ bản TSCĐ

Có TK 30400501- Hao mòn TSCĐ hữu hình

Và/hoặc

Có TK 30400502- Hao mòn TSCĐ vô hình

2. Điều chỉnh trích thừa hoặc thiếu khấu hao TSCĐ

a) Điều chỉnh mức trích khấu hao sau khi quyết toán được phê duyệt

Sau khi điều chỉnh nguyên giá TSCĐ theo giá trị quyết toán được phê duyệt, đơn vị NHNN thực hiện tính toán giá trị khấu hao phải trích theo từng TSCĐ và hạch toán điều chỉnh trong trường hợp năm phê duyệt quyết toán khác năm tài chính tạm nhập tài sản:

(i) Trường hợp giá trị khấu hao phải trích lớn hơn giá trị khấu hao đã trích, đơn vị NHNN hạch toán chuyển số trích thiếu đó về NHNN (Vụ Tài chính- Kế toán) để hạch toán vào tài khoản Chênh lệch thu, chi năm trước:

- Tại đơn vị NHNN: Căn cứ vào Bảng kê trích khấu hao TSCĐ, tính toán số khấu hao phải điều chỉnh, đơn vị NHNN lập chứng từ chuyển Nợ hạch toán:

Nợ TK

602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: đơn vị NHNN, mã liên chi nhánh: Vụ Tài chính- Kế toán)

Hoặc

Nợ TK

602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: đơn vị NHNN, mã liên chi nhánh: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản)

Có TK

30400501- Hao mòn TSCĐ hữu hình

Và/hoặc

Có TK

30400502- Hao mòn TSCĐ vô hình

- Tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản:

Khi nhận được chứng từ chuyển Nợ của đơn vị NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố xử lý:

Nợ TK

602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản, mã liên chi nhánh: Vụ Tài chính- Kế toán)

Có TK

602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản, mã liên chi nhánh: đơn vị NHNN)

- Tại Vụ Tài chính- Kế toán: Khi nhận được chứng từ chuyển Nợ của đơn vị NHNN hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản, xử lý:

Nợ TK

599002- Chênh lệch thu, chi năm trước

Có TK

602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: Vụ Tài chính- Kế toán, mã liên chi nhánh: đơn vị NHNN hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản)

(ii) Trường hợp giá trị khấu hao phải trích nhỏ hơn giá trị khấu hao đã trích, đơn vị NHNN hạch toán giảm giá trị khấu hao đã trích:

- Tại đơn vị NHNN: Căn cứ vào Bảng kê trích khấu hao TSCĐ, tính toán số khấu hao phải điều chỉnh, đơn vị NHNN lập chứng từ chuyển Có hạch toán:

Nợ TK

30400501- Hao mòn TSCĐ hữu hình

Và/hoặc

Nợ TK

30400502- Hao mòn TSCĐ vô hình

Có TK

602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: đơn vị NHNN, mã liên chi nhánh: Vụ Tài chính- Kế toán)

Hoặc

Có TK

602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: đơn vị NHNN, mã liên chi nhánh: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản)

- Tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản:

Khi nhận được chứng từ chuyển Có của đơn vị NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố xử lý:

Nợ TK

602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản, mã liên chi nhánh: đơn vị NHNN)

Có TK

602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản, mã liên chi nhánh: Vụ Tài chính- Kế toán)

- Tại Vụ Tài chính- Kế toán: Khi nhận được chứng từ chuyển Có của đơn vị NHNN hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản, xử lý:

Nợ TK

602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: Vụ Tài chính- Kế toán, mã liên chi nhánh: đơn vị NHNN hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN mở tài khoản)

Có TK

599002- Chênh lệch thu, chi năm trước

b) Điều chỉnh mức trích khấu hao theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán nội bộ

Căn cứ Báo cáo kiểm toán, các đơn vị NHNN thực hiện kiểm tra, rà soát, tính toán lại số khấu hao đã trích thừa/thiếu và thực hiện điều chỉnh lại số khấu hao đã trích đối với từng TSCĐ và xử lý hạch toán theo hướng dẫn của NHNN theo từng trường hợp cụ thể.

Chương III

HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CÔNG CỤ, DỤNG CỤ VÀ VẬT LIỆU

Điều 19. Tài khoản và chứng từ, sổ kế toán hạch toán kế toán công cụ, dụng cụ và vật liệu

1. Tài khoản kế toán

Kế toán công cụ, dụng cụ và vật liệu sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:

- TK 305- Tài sản khác trong kho

(Tài khoản thích hợp theo dõi công cụ, dụng cụ, vật liệu trong kho)

- TK 314999- Các khoản phải thu khách hàng khác

- TK 315999- Các khoản phải thu nội bộ khác

- TK 81100302- Chi về thanh lý tài sản khác

- TK 811004- Chi về mua sắm công cụ, dụng cụ

- TK 009002- Tài sản thuê ngoài, mở tài khoản chi tiết: Công cụ, dụng cụ thuê ngoài

- TK 010- Công cụ, dụng cụ đang sử dụng

Nội dung, tính chất và kết cấu của các tài khoản này thực hiện theo quy định cụ thể trong Hệ thống tài khoản kế toán NHNN.

2. Chứng từ, sổ kế toán

Kế toán công cụ, dụng cụ và vật liệu sử dụng các chứng từ, sổ kế toán chủ yếu sau:

- Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng (Phụ lục 11)

- Phiếu hạch toán Nợ tài khoản ngoại bảng (Phụ lục 12)

- Phiếu hạch toán Có tài khoản ngoại bảng (Phụ lục 13)

- Phiếu nhập kho (Phụ lục 14)

- Phiếu xuất kho (Phụ lục 15)

- Biên bản kiểm nhận công cụ, dụng cụ, vật liệu (Phụ lục 16)

- Biên bản bàn giao công cụ, dụng cụ, vật liệu (Phụ lục 17)

- Biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ đang dùng (Phụ lục 18)

- Biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ trong kho (Phụ lục 19a)

- Biên bản kiểm kê vật liệu trong kho (Phụ lục 19b)

- Biên bản thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu (Phụ lục 20)

- Sổ kho/ Thẻ kho (Phụ lục 21)

- Sổ chi tiết công cụ, dụng cụ trong kho (Phụ lục 22a)

- Sổ chi tiết vật liệu trong kho (Phụ lục 22b)

- Giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ (Phụ lục 23)

- Bộ hóa đơn, chứng từ của nhà cung cấp.

Điều 20. Hạch toán mua sắm tập trung công cụ, dụng cụ

1. Tại đơn vị mua sắm tập trung

a) Khi tạm ứng cho nhà cung cấp

Trong phạm vi dự toán được duyệt, khi tạm ứng cho nhà cung cấp theo thỏa thuận trên hợp đồng mua sắm công cụ, dụng cụ, hạch toán:

Nợ TK 314999- Các khoản phải thu khách hàng khác

Có TK thích hợp (10100201, 102001, 602004, 602999,...)

b) Khi mua sắm và thực hiện giao nhận, lắp đặt công cụ, dụng cụ cho đơn vị có nhu cầu mua sắm hoặc lắp đặt công cụ, dụng cụ cho chính đơn vị mua sắm tập trung, hạch toán:

Nợ TK

811004- Chi về mua sắm công cụ, dụng cụ

Và/ Hoặc

Nợ TK

318999- Chi phí khác chờ phân bổ

Hoặc

Nợ TK

315999- Các khoản phải thu nội bộ khác

(Đơn vị có nhu cầu mua sắm)

Có TK

thích hợp (314999, 10100201, 102001, 602004, 414999,...)

Trường hợp mua sắm công cụ, dụng cụ cho chính đơn vị mua sắm tập trung, đồng thời, hạch toán ngoại bảng, theo dõi công cụ, dụng cụ đưa ra sử dụng:

Nợ TK

010- Công cụ, dụng cụ đang sử dụng

(tài khoản chi tiết: Công cụ, dụng cụ thuộc NHNN)

c) Khi quyết toán công cụ, dụng cụ mua sắm tập trung

Sau khi hoàn tất việc giao nhận công cụ, dụng cụ cho đơn vị có nhu cầu mua sắm, căn cứ hồ sơ quyết toán đã được phê duyệt, danh mục công cụ, dụng cụ mua sắm tập trung theo đơn vị có nhu cầu mua sắm, Biên bản nghiệm thu và giao nhận công cụ, dụng cụ và hồ sơ tài liệu liên quan, hạch toán:

(i) Trường hợp giá trị được duyệt quyết toán bằng giá trị công cụ, dụng cụ đã mua sắm

Đơn vị mua sắm tập trung thực hiện chuyển Nợ về các đơn vị có nhu cầu mua sắm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư này.

(ii) Trường hợp giá trị được duyệt quyết toán nhỏ hơn giá trị công cụ, dụng cụ đã mua sắm:

- Điều chỉnh giá trị công cụ, dụng cụ đã bàn giao cho các đơn vị có nhu cầu mua sắm hoặc giá trị công cụ, dụng cụ đã lắp đặt, đưa vào sử dụng cho chính đơn vị mua sắm tập trung, hạch toán:

Nợ TK

thích hợp (314999, 414999,...)

Có TK

811004- Chi về mua sắm công cụ, dụng cụ

Và/ Hoặc

Có TK

318999- Chi phí khác chờ phân bổ

Hoặc

Có TK

315999- Các khoản phải thu nội bộ khác

(Đơn vị có nhu cầu mua sắm)

Đồng thời, thông báo cho đơn vị có nhu cầu mua sắm công cụ, dụng cụ để đơn vị được mua sắm điều chỉnh giá trị công cụ, dụng cụ đang theo dõi ngoại bảng; và tìm mọi biện pháp đôn đốc thu hồi số tiền chênh lệch giữa số được phê duyệt quyết toán với số đã thanh toán (nếu có).

2. Tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị mua sắm tập trung mở tài khoản

Hạch toán chuyển giá trị quyết toán mua sắm tập trung công cụ, dụng cụ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này.

3. Tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị có nhu cầu mua sắm mở tài khoản

Hạch toán chuyển giá trị quyết toán mua sắm tập trung công cụ, dụng cụ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này.

4. Tại đơn vị có nhu cầu mua sắm

a) Khi nhận công cụ, dụng cụ từ đơn vị mua sắm tập trung, căn cứ Biên bản nghiệm thu và giao nhận công cụ, dụng cụ, chứng từ và hồ sơ có liên quan, hạch toán:

Nợ TK 010- Công cụ, dụng cụ đang sử dụng

b) Khi nhận được quyết toán công cụ, dụng cụ

(i) Khi nhận được thông báo và hồ sơ quyết toán của đơn vị mua sắm tập trung về điều chỉnh giá trị công cụ, dụng cụ khi quyết toán, đơn vị có nhu cầu mua sắm điều chỉnh giảm giá trị công cụ, dụng cụ đang theo dõi ngoại bảng, hạch toán:

Có TK 010- Công cụ, dụng cụ đang sử dụng

(ii) Khi nhận được Lệnh chuyển nợ về giá trị công cụ, dụng cụ mua sắm tập trung, xử lý:

Nợ TK

318999- Chi phí khác chờ phân bổ

Hoặc

Nợ TK

811004- Chi về mua sắm công cụ, dụng cụ

Có TK

602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: đơn vị có nhu cầu mua sắm, mã liên chi nhánh: đơn vị mua sắm tập trung hoặc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị mua sắm tập trung)

Hoặc

Có TK

602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: đơn vị NHNN có nhu cầu mua sắm, mã liên chi nhánh: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị có nhu cầu mua sắm mở tài khoản)

(iii) Định kỳ, các đơn vị thực hiện phân bổ chi phí mua sắm công cụ, dụng cụ theo quy định của NHNN (Vụ Tài chính- Kế toán) về tỷ lệ phân bổ (nếu có):

Nợ TK thích hợp (811004,...)

Có TK 318999- Chi phí khác chờ phân bổ

Điều 21. Hạch toán công cụ, dụng cụ và vật liệu do đơn vị sử dụng thực hiện mua sắm

1. Khi tạm ứng tiền mua sắm công cụ, dụng cụ và vật liệu

Trong phạm vi dự toán được duyệt, đơn vị NHNN tiến hành mua sắm công cụ, dụng cụ và vật liệu.

Khi tạm ứng tiền mua công cụ, dụng cụ và vật liệu, lập chứng từ hạch toán:

Nợ TK thích hợp (315001, 314999,...)

Có TK thích hợp (10100201, 102001, 602004, 602999,...)

2. Khi hoàn thành việc mua sắm công cụ, dụng cụ và vật liệu

a) Đối với công cụ, dụng cụ và vật liệu mua về nhập kho, chưa đưa ra sử dụng ngay

Khi nhập kho: Căn cứ hóa đơn chứng từ kèm Biên bản kiểm nhận công cụ, dụng cụ, vật liệu (nếu có), cán bộ kế toán lập phiếu nhập kho và lập chứng từ tất toán tạm ứng, hạch toán:

Nợ TK

305- Tài sản khác trong kho

(Tài khoản thích hợp theo dõi công cụ, dụng cụ/vật liệu trong kho)

Có TK

thích hợp (315001, 314999, 10100201, 102001,...)

Đồng thời ghi vào sổ chi tiết công cụ, dụng cụ trong kho/ Sổ chi tiết vật liệu trong kho.

b) Đối với công cụ, dụng cụ, vật liệu mua về đưa ra sử dụng ngay

Căn cứ hóa đơn, chứng từ kèm Biên bản bàn giao công cụ, dụng cụ, vật liệu và Biên bản kiểm nhận công cụ, dụng cụ, vật liệu (nếu có), cán bộ kế toán lập chứng từ tất toán tạm ứng hoặc trả tiền cho người bán, hạch toán:

Nợ TK 811004- Chi về mua sắm công cụ, dụng cụ

Và/hoặc

Nợ TK 812001 - Chi về vật liệu và giấy tờ in

Và/hoặc

Nợ TK 80800203- Tuyển chọn kiểm đếm, đóng gói, niêm phong tiền

Và/hoặc

Nợ TK 80900203- Chi mua vật liệu phục vụ cho nghiệp vụ thanh toán

Có TK thích hợp (315001, 10100201, 102001,...)

Đồng thời đối với công cụ, dụng cụ đưa ra sử dụng, ghi vào sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng và lập Phiếu hạch toán Nợ tài khoản ngoại bảng để theo dõi giá trị công cụ, dụng cụ đưa ra sử dụng:

Nợ TK 010- Công cụ, dụng cụ đang sử dụng

Điều 22. Hạch toán xuất kho công cụ, dụng cụ và vật liệu vào sử dụng

Khi xuất kho công cụ, dụng cụ và vật liệu đưa ra sử dụng: Căn cứ đề nghị trang bị công cụ, dụng cụ và vật liệu được duyệt, cán bộ kế toán lập phiếu xuất kho và ghi Sổ chi tiết công cụ, dụng cụ trong kho/ sổ chi tiết vật liệu trong kho, hạch toán:

Nợ TK 811004- Chi về mua sắm công cụ, dụng cụ

Và/hoặc

Nợ TK 812001- Chi về vật liệu và giấy tờ in

Và/hoặc

Nợ TK 80800203- Tuyển chọn kiểm đếm, đóng gói, niêm phong tiền

Và/hoặc

Nợ TK 80900203- Chi mua vật liệu phục vụ cho nghiệp vụ thanh toán

Có TK 305- Tài sản khác trong kho

(Tài khoản thích hợp theo dõi công cụ, dụng cụ/vật liệu trong kho)

Đồng thời đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng, căn cứ Biên bản bàn giao công cụ, dụng cụ, vật liệu ghi vào sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng và lập Phiếu hạch toán Nợ tài khoản ngoại bảng để theo dõi giá trị công cụ, dụng cụ đưa ra sử dụng:

Nợ TK 010- Công cụ, dụng cụ đang sử dụng

Điều 23. Hạch toán thanh lý công cụ, dụng cụ và vật liệu

Căn cứ vào phê duyệt thanh lý công cụ, dụng cụ và vật liệu tại đơn vị NHNN của cấp có thẩm quyền, đơn vị NHNN tiến hành bán, thanh lý công cụ, dụng cụ và vật liệu, hạch toán:

1. Đối với các khoản thu về thanh lý công cụ, dụng cụ và vật liệu, hạch toán:

a) Khi thực hiện thanh lý công cụ, dụng cụ và vật liệu:

Nợ TK

thích hợp (10100201, 102001, 314999,...)

Có TK

414999- Các khoản phải trả bên ngoài khác

(tài khoản chi tiết: tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do Sở Tài chính làm chủ tài khoản về xử lý tài sản công)

b) Khi nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước do Sở Tài chính làm chủ tài khoản, hạch toán:

Nợ TK 414999- Các khoản phải trả bên ngoài khác

Có TK thích hợp (10100201, 102001,...)

2. Đối với các khoản chi về thanh lý công cụ, dụng cụ và vật liệu, trong phạm vi dự toán được duyệt, căn cứ chứng từ chi hợp lệ, hợp pháp, hạch toán:

Nợ TK 314999- Các khoản phải thu khách hàng khác

Có TK thích hợp (10100201, 102001,...)

3. Ghi giảm công cụ, dụng cụ, vật liệu do thanh lý, hạch toán:

a) Trường hợp thanh lý đối với công cụ, dụng cụ đang dùng

- Căn cứ Biên bản thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu và hồ sơ có liên quan, lập Phiếu hạch toán Có tài khoản ngoại bảng:

Có TK 010- Công cụ, dụng cụ đang sử dụng

Đồng thời không tiếp tục theo dõi công cụ, dụng cụ đã thanh lý trên Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng.

- Đối với số tiền mua sắm công cụ, dụng cụ đang theo dõi trên tài khoản 318999- Chi phí khác chờ phân bổ, hạch toán:

Nợ TK 81100302- Chi về thanh lý tài sản khác

Có TK 318999- Chi phí khác chờ phân bổ

b) Trường hợp thanh lý đối với công cụ, dụng cụ và vật liệu trong kho

Căn cứ vào Biên bản thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu, văn bản bồi thường của đơn vị bảo hiểm (nếu có) và hồ sơ có liên quan, hạch toán:

Nợ TK

thích hợp (10100201, 102001, 314999, 502002,...)

Có TK

305- Tài sản khác trong kho

(Tài khoản thích hợp theo dõi công cụ, dụng cụ/ vật liệu trong kho)

Đồng thời không tiếp tục theo dõi trên sổ chi tiết công cụ, dụng cụ trong kho/ Sổ chi tiết vật liệu trong kho.

4. Hạch toán chi phí và số tiền do Sở Tài chính chuyển về liên quan đến thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu

Căn cứ hồ sơ, chứng từ hợp lệ, hợp pháp về chi phí thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu, trong phạm vi dự toán được duyệt, đối chiếu với số tiền mà chủ tài khoản tạm giữ chuyển về, hạch toán:

Nợ TK thích hợp (10100201, 102001, ...)

Số tiền chủ tài khoản tạm giữ chuyển về

Nợ TK 81100302- Chi về thanh lý tài sản khác

Số chênh lệch chi lớn hơn thu (nếu có)

Có TK 314999- Các khoản phải thu khách hàng khác

Tổng số chi

Điều 24. Hạch toán khi phát hiện thừa, thiếu, mất công cụ, dụng cụ, vật liệu và công cụ, dụng cụ, vật liệu bị hủy hoại

1. Trường hợp phát hiện thừa công cụ, dụng cụ, vật liệu

Mọi trường hợp phát hiện thừa công cụ, dụng cụ, vật liệu đều phải truy tìm nguyên nhân. Căn cứ Biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ, vật liệu và kết luận của Hội đồng kiểm kê để hạch toán kịp thời, chính xác theo từng nguyên nhân cụ thể.

Hạch toán tương tự như trường hợp phát hiện thừa TSCĐ quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này.

2. Trường hợp phát hiện thiếu, mất công cụ, dụng cụ, vật liệu và công cụ, dụng cụ, vật liệu bị hủy hoại

Khi phát hiện thiếu, mất công cụ, dụng cụ, vật liệu và công cụ, dụng cụ, vật liệu bị hủy hoại, đơn vị NHNN phải xác định rõ nguyên nhân, truy cứu người có trách nhiệm (nếu có) và xử lý theo quy định hiện hành về chế độ tài chính của NHNN. Trường hợp khoản bồi thường của người gây ra và tiền đền bù của đơn vị bảo hiểm không đủ bù đắp thì đơn vị NHNN xử lý theo quy định hiện bành của Nhà nước và NHNN về xử lý tổn thất tài sản. Đơn vị NHNN hạch toán:

a) Ghi giảm giá trị công cụ, dụng cụ, vật liệu

(i) Trường hợp thiếu, mất công cụ, dụng cụ, vật liệu trong kho hoặc công cụ, dụng cụ, vật liệu trong kho bị hủy hoại

Căn cứ vào Biên bản xử lý thiếu, mất công cụ, dụng cụ, vật liệu trong kho hoặc công cụ, dụng cụ, vật liệu trong kho bị hủy hoại, hạch toán giảm công cụ, dụng cụ, vật liệu:

Nợ TK 315004- Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản chờ xử lý

Có TK 305- Tài sản khác trong kho

(ii) Trường hợp thiếu, mất công cụ, dụng cụ, vật liệu đang dùng và công cụ, dụng cụ, vật liệu đang dùng bị hủy hoại

- Căn cứ vào Biên bản xử lý thiếu, mất công cụ, dụng cụ, vật liệu và công cụ, dụng cụ, vật liệu bị hủy hoại, ghi giảm công cụ, dụng cụ:

Có TK 010- Công cụ, dụng cụ đang sử dụng

- Đối với số tiền mua sắm công cụ, dụng cụ đang theo dõi trên tài khoản 318999- Chi phí khác chờ phân bổ, hạch toán:

Nợ TK 899999- Các khoản chi khác

Có TK 318999- Chi phí khác chờ phân bổ

b) Hạch toán số tiền thu được, chi phí liên quan đến thiếu, mất công cụ, dụng cụ, vật liệu hoặc xử lý công cụ, dụng cụ, vật liệu bị hủy hoại

(i) Khi có Quyết định xác định trách nhiệm bồi thường và số tiền phải bồi thường và quyết định xử lý tổn thất (nếu có), hạch toán:

Nợ TK 314999- Các khoản phải thu khách hàng khác

(tài khoản chi tiết đơn vị bảo hiểm)

Số tiền bảo hiểm phải chi trả (nếu có)

Nợ TK 315005- Các khoản phải bồi thường của cán bộ, nhân viên

(tài khoản chi tiết theo từng cán bộ bồi thường)

Số tiền cán bộ, nhân viên phải bồi thường

Nợ TK 502002- Quỹ dự phòng tài chính (trường hợp công cụ, dụng cụ, vật liệu trong kho)

Số tổn thất còn lại (nếu thiếu)

Có TK 799999- Thu khác

Tổng số tiền thu được

(ii) Hạch toán số tiền thu phế liệu (nếu có), chi phí liên quan đến xử lý công cụ, dụng cụ, vật liệu bị hủy hoại:

Nợ TK thích hợp (10100201, 102001,...)

Số tiền thu được

Nợ TK Chi phí thích hợp (trong trường hợp TSCĐ bị hủy hoại)

Số chi phí liên quan đến xử lý công cụ, dụng cụ, vật liệu bị hủy hoại

Có TK thích hợp (10100201, 102001,...)

Số tiền chi ra

Có TK 799999- Thu khác

Số tiền thu được

(iii) Hạch toán số tiền thu hồi được từ các khoản bồi thường của cán bộ, nhân viên và đơn vị bảo hiểm:

Nợ TK

thích hợp (10100201, 102001,...)

Có TK

314999- Các khoản phải thu khách hàng khác

(tài khoản chi tiết đơn vị bảo hiểm)

Hoặc

Có TK

315005- Các khoản phải bồi thường của cán bộ, nhân viên

(tài khoản chi tiết theo từng cán bộ, nhân viên bồi thường)

Điều 25. Hạch toán điều chuyển công cụ, dụng cụ

1. Trường hợp điều chuyển công cụ, dụng cụ đang dùng

a) Tại đơn vị điều chuyển:

Căn cứ vào Quyết định điều chuyển công cụ, dụng cụ của Thống đốc NHNN và Biên bản nghiệm thu và giao nhận công cụ, dụng cụ, lập Phiếu hạch toán Có tài khoản ngoại bảng:

Có TK 010- Công cụ, dụng cụ đang sử dụng

Đồng thời không tiếp tục theo dõi công cụ, dụng cụ đã điều chuyển trên Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng.

b) Tại đơn vị nhận điều chuyển:

Căn cứ vào Quyết định điều chuyển công cụ, dụng cụ của Thống đốc NHNN và Biên bản nghiệm thu và giao nhận công cụ, dụng cụ, lập Phiếu hạch toán Nợ tài khoản ngoại bảng:

Nợ TK 010- Công cụ, dụng cụ đang sử dụng

Đồng thời, theo dõi công cụ, dụng cụ nhận điều chuyển trên sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng.

2. Trường hợp điều chuyển công cụ, dụng cụ trong kho

a) Tại đơn vị điều chuyển: Căn cứ vào Quyết định điều chuyển công cụ, dụng cụ của Thống đốc NHNN và Biên bản nghiệm thu và giao nhận công cụ, dụng cụ, lập Lệnh chuyển Nợ gửi đơn vị nhận điều chuyển, xử lý:

Nợ TK

602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: đơn vị NHNN điều chuyển, mã liên chi nhánh: đơn vị NHNN nhận điều chuyển)

Hoặc

Nợ TK

602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: đơn vị NHNN điều chuyển, mã liên chi nhánh: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN điều chuyển mở tài khoản)

Có TK

305- Tài sản khác trong kho

b) Tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN điều chuyển mở tài khoản

Hạch toán tương tự điều chuyển nguyên giá TSCĐ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Thông tư này.

c) Tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN nhận điều chuyển TSCĐ mở tài khoản

Hạch toán tương tự điều chuyển nguyên giá TSCĐ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Thông tư này.

d) Tại đơn vị nhận điều chuyển: Khi nhận được công cụ, dụng cụ từ đơn vị điều chuyển, thực hiện đối chiếu khớp đúng với Quyết định điều chuyển công cụ, dụng cụ của Thống đốc NHNN, đơn vị nhận điều chuyển phải làm đầy đủ các thủ tục nhận công cụ, dụng cụ và xử lý như sau:

Căn cứ vào Lệnh chuyển Nợ của đơn vị điều chuyển, đơn vị nhận điều chuyển đối chiếu khớp đúng với Biên bản nghiệm thu và giao nhận công cụ, dụng cụ và xử lý:

Nợ TK

305- Tài sản khác trong kho

Có TK

602004- Thanh toán liên chi nhánh

(mã đơn vị: đơn vị NHNN nhận điều chuyển, mã liên chi nhánh: đơn vị NHN điều chuyển hoặc NHNN nơi đơn vị điều chuyển mở tài khoản)

Hoặc

Có TK

602999- Thanh toán khác giữa các đơn vị NHNN

(mã đơn vị: đơn vị NHNN nhận điều chuyển, mã liên chi nhánh: NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố nơi đơn vị NHNN nhận điều chuyển mở tài khoản)

Điều 26. Hạch toán thuê công cụ, dụng cụ

Chi phí thuê công cụ, dụng cụ được ghi nhận vào chi phí tại đơn vị và được phân bổ theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hạn thuê.

1. Hạch toán giá trị công cụ, dụng cụ thuê ngoài

Ngay sau khi nhận được công cụ, dụng cụ thuê ngoài, căn cứ Hợp đồng thuê công cụ, dụng cụ đã ký kết, lập Phiếu hạch toán Nợ tài khoản ngoại bảng để hạch toán giá trị công cụ, dụng cụ thuê ngoài:

Nợ TK

009002- Tài sản thuê ngoài

(tài khoản chi tiết: Công cụ, dụng cụ thuê ngoài)

Đồng thời mở Sổ chi tiết theo dõi công cụ, dụng cụ thuê ngoài theo từng tổ chức, cá nhân cho thuê và theo từng loại công cụ, dụng cụ.

2. Hạch toán chi trả tiền thuê công cụ, dụng cụ

- Trường hợp trả tiền thuê công cụ, dụng cụ theo định kỳ tháng: Khi trả tiền thuê, hạch toán:

Nợ TK

899- Các khoản chi khác

(tài khoản chi tiết: Chi phí thuê công cụ, dụng cụ)

Có TK

thích hợp (10100201, 102001,...)

- Trường hợp trả trước tiền thuê công cụ, dụng cụ cho nhiều kỳ, hạch toán:

Nợ TK

899- Các khoản chi khác

Chi phí thuê công cụ, dụng cụ cho kỳ đầu tiên

(tài khoản chi tiết: Chi phí thuê công cụ, dụng cụ)

Nợ TK

318999- Chi phí khác chờ phân bổ

(tài khoản chi tiết: Chi phí thuê công cụ, dụng cụ chờ phân bổ)

Có TK

thích hợp (10100201, 102001,...)

Định kỳ hàng tháng, phân bổ dần số tiền thuê công cụ, dụng cụ đã trả trước vào chi phí:

Nợ TK

899- Các khoản chi khác

(tài khoản chi tiết: Chi phí thuê công cụ, dụng cụ)

Có TK

318999- Chi phí khác chờ phân bổ

(tài khoản chi tiết đã mở)

- Trường hợp trả tiền thuê công cụ, dụng cụ sau (trả tiền sau theo định kỳ hoặc trả tiền 1 lần khi kết thúc Hợp đồng):

Hàng tháng, tính và hạch toán số tiền thuê công cụ, dụng cụ phải trả vào chi phí:

Nợ TK

899- Các khoản chi khác

(tài khoản chi tiết: Chi phí thuê công cụ, dụng cụ)

Có TK

414999- Các khoản phải trả bên ngoài khác

(tài khoản chi tiết: Tiền thuê công cụ, dụng cụ phải trả)

Khi chi trả tiền thuê công cụ, dụng cụ, hạch toán:

Nợ TK

899- Các khoản chi khác

Chi phí thuê công cụ, dụng cụ phải trả trong kỳ chưa hạch toán dự trả

(tài khoản chi tiết: Chi phí thuê công cụ, dụng cụ)

Nợ TK

414999- Các khoản phải trả bên ngoài khác

(tài khoản chi tiết đã mở)

Có TK

thích hợp (10100201, 102001,...)

3. Hạch toán khi kết thúc Hợp đồng thuê công cụ, dụng cụ: Căn cứ vào Hợp đồng thuê công cụ, dụng cụ, lập Phiếu hạch toán Có tài khoản ngoại bảng để hạch toán tất toán giá trị công cụ, dụng cụ thuê ngoài và xuất công cụ, dụng cụ trả lại bên cho thuê:

Có TK 009002- Tài sản thuê ngoài

(tài khoản chi tiết: Công cụ, dụng cụ thuê ngoài)

Điều 27. Hạch toán công cụ, dụng cụ được cấp, biếu, tặng

Tại đơn vị NHNN được cấp, biếu, tặng công cụ, dụng cụ

Căn cứ Biên bản nghiệm thu và giao nhận công cụ, dụng cụ, Biên bản đánh giá lại công cụ, dụng cụ được cấp, biếu, tặng và Quyết định tiếp nhận công cụ, dụng cụ được cấp, biếu, tặng của cấp có thẩm quyền, đơn vị NHNN nhập kho hoặc đưa vào sử dụng ngay, hạch toán:

Nợ TK

305- Tài sản khác trong kho

(Tài khoản thích hợp theo dõi công cụ, dụng cụ trong kho)

Và/ hoặc

Nợ TK

811004- Chi về mua sắm công cụ, dụng cụ

Có TK

799999-Thu khác

Trường hợp xuất dùng ngay, đồng thời, lập Phiếu hạch toán Nợ tài khoản ngoại bảng:

Nợ TK 010- Công cụ, dụng cụ đang sử dụng

Chương IV

TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 28. Trách nhiệm của các đơn vị NHNN

1. Cục Công nghệ thông tin tổ chức nâng cấp, chỉnh sửa hệ thống phần mềm ngân hàng lõi, kế toán, lập ngân sách đáp ứng theo quy định tại Thông tư này.

2. Vụ Tài chính- Kế toán làm đầu mối xử lý các vấn đề vướng mắc liên quan đến việc triển khai thực hiện Thông tư này.

3. Vụ Kiểm toán nội bộ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này.

4. Các đơn vị NHNN có trách nhiệm tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 29. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2020.

2. Quyết định số 32/2008/QĐ-NHNN ngày 03/12/2008 của Thống đốc NHNN ban hành Chế độ hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ và vật liệu của NHNN hết hiệu lực từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 30. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tài chính- Kế toán, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 30;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Bộ Tài chính;
- Công báo;
- Lưu: VP, PC, TCKT (5).

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Đào Minh Tú

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

(kèm theo Thông tư số 35/2019/TT-NHNN)

STT

Mã phụ lục

Tên phụ lục

1

Phụ lục 01

Thời gian khấu hao TSCĐ hữu hình

2

Phụ lục 02

Thời gian khấu hao TSCĐ, vô hình

3

Phụ lục 03

Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ

4

Phụ lục 04

Biên bản thanh lý TSCĐ

5

Phụ lục 05

Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành

6

Phụ lục 06

Biên bản đánh giá lại TSCĐ

7

Phụ lục 07

Biên bản kiểm kê TSCĐ

8

Phụ lục 08

Thẻ TSCĐ

9

Phụ lục 09

Sổ TSCĐ

10

Phụ lục 10

Bảng kê trích khấu hao TSCĐ

11

Phụ lục 11

Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng

12

Phụ lục 12

Phiếu hạch toán Nợ Tài khoản ngoại bảng

13

Phụ lục 13

Phiếu hạch toán Có Tài khoản ngoại bảng

14

Phụ lục 14

Phiếu Nhập kho

15

Phụ lục 15

Phiếu Xuất kho

16

Phụ lục 16

Biên bản kiểm nhận công cụ, dụng cụ, vật liệu

17

Phụ lục 17

Biên bản bàn giao công cụ, dụng cụ, vật liệu

18

Phụ lục 18

Biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ đang dùng

19

Phụ lục 19a

Biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ trong kho

20

Phụ lục 19b

Biên bản kiểm kê vật liệu trong kho

21

Phụ lục 20

Biên bản thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu

22

Phụ lục 21

Sổ kho (Thẻ kho)

23

Phụ lục 22a

Sổ chi tiết công cụ, dụng cụ trong kho

24

Phụ lục 22b

Sổ chi tiết vật liệu trong kho

25

Phụ lục 23

Giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ

26

Phụ lục 24

Báo cáo kiểm kê TSCĐ

27

Phụ lục 25

Báo cáo kiểm kê công cụ, dụng cụ

28

Phụ lục 26

Báo cáo kiểm kê vật liệu

29

Phụ lục 27

Báo cáo trích khấu hao TSCĐ (theo Quý)

30

Phụ lục 28

Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ

31

Phụ lục 29

Báo cáo kiểm kê các loại tài sản khác đơn vị đang quản lý và giữ hộ

PHỤ LỤC 01

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

THỜI GIAN KHẤU HAO TSCĐ HỮU HÌNH

STT

Loại TSCĐ

Thời gian khấu hao (năm)

Tỷ lệ khấu hao (%)

I

Máy móc thiết bị động lực

1

Máy phát động lực

8

12.5

2

Máy phát điện

7

14,3

3

Máy biến áp và thiết bị nguồn điện

7

14,3

4

Máy móc, thiết bị động lực khác

6

16,7

II

Máy móc, thiết bị công tác

1

Máy công cụ

7

14,3

2

Máy bơm nước và xăng dầu

6

16,7

3

Máy móc thiết bị điện ảnh, y tế (Camera, máy ảnh, máy nội soi,...)

6

16,7

4

Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình (Tổng đài điện thoại, máy FAX, Telex, ... )

4.1

Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, truyền hình

6

16,7

4.2

Máy móc thiết bị loại điện tử tin học

4.2.1

Máy PC, Máy in Laser

4

25

4.2.2

Máy chủ có bộ vi xử lý INTEL

5

20

4.2.3

Máy chủ UNIX chuyên dụng

7

14,3

5

Máy tiêu hủy tiền

5

20

6

Máy móc thiết bị công tác khác

5

20

III

Dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm

1

Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học

5

20

2

Thiết bị điện tử và điện tử

5

20

3

Thiết bị kiểm tra đếm, phân loại tiền

5

20

4

Thiết bị đo và phân tích lý hóa (thiết bị đo lường Vàng, Bạc, đá quý)

6

16,7

5

Thiết bị đo lường, thí nghiệm khác

6

16,7

IV

Thiết bị, phương tiện vận tải

1

Phương tiện vận tải đường bộ: gồm các loại xe con, xe chở khách, xe tải, xe máy,...

7

14,3

2

Phương tiện bốc dỡ, nâng hàng

6

16,7

3

Thiết bị và phương tiện vận tải khác

6

16,7

V

Dụng cụ quản lý

1

Thiết bị tính toán, đo lường

5

20

2

Máy móc, thiết bị thông tin, điện tử (UPS, máy Photocopy, máy in Rônêô, điều hòa nhiệt độ, Hệ thống thông gió và điều hòa không khí, Hệ thống thang máy, Hệ thống truyền hình cáp, hệ thống âm thanh...)

4

25

3

Phương tiện và dụng cụ quản lý khác (Hệ thống phòng cháy chữa cháy, Hệ thống cửa thẻ từ, máy hút bụi, máy hút ẩm...)

5

20

VI

Nhà cửa, vật kiến trúc:

1

Nhà cửa, công trình xây dựng cấp I, cấp II

25

4

2

Nhà cửa, công trình xây dựng cấp III, cấp IV (như sinh, nhà thay quần áo, nhà để xe...)

6

16,7

3

Các vật kiến trúc khác (Kho chứa, bể chứa; công trình thoát nước, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao...)

5

20

VII

Vườn cây lâu năm

1

Vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm

6

16,7

2

Thảm cỏ, thảm cây xanh

2

50

VIII

Các loại TSCĐ khác chưa quy định trong các nhóm trên

4

25

Ghi chú: Tiêu chí phân cấp công trình xây dựng của loại TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc được xác định là cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV theo quy định của Bộ Xây dựng.

PHỤ LỤC 02

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

THỜI GIAN KHẤU HAO TSCĐ VÔ HÌNH

STT

Loại TSCĐ

Thời gian khấu hao (năm)

Tỷ lệ khấu hao (%)

I

Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả

1

Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học

25

4

2

Chương trình máy tính

5

20

3

Dữ liệu sưu tập

25

4

4

Quyền tác giả khác

25

4

II

Quyền sở hữu công nghiệp

1

Bằng phát minh, sáng chế

25

4

2

Bản quyền phần mềm máy tính

20

5

III

Phần mềm ứng dụng

1

Cơ sở dữ liệu (Hệ điều hành máy chủ; Hệ điều hành máy trạm/máy tính cá nhân để bàn; Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu máy chủ;...)

4

25

2

Phần mềm kế toán (Phần mềm ERP, Ngân hàng lõi, quản lý kho quỹ,...)

4

25

3

Phần mềm tin học văn phòng (Phần mềm xử lý văn bản; Phần mềm bảng tính; Phần mềm ứng dụng đồ họa; Phần mềm trình diễn; Phần mềm tra cứu, tìm kiếm, từ điển; Phần mềm Cổng thông tin điện tử;...)

4

25

4

Phần mềm ứng dụng khác (Phần mềm hội nghị, truyền hình trực tuyến; Phần mềm ứng dụng dịch vụ công trực tuyến, phần mềm một cửa điện tử; Phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc;...)

4

25

IV

TSCĐ vô hình khác

4

25

Ghi chú: Các đơn vị sự nghiệp căn cứ danh mục, thời gian khấu hao, tỷ lệ hao mòn tại Phụ lục này để thực hiện tính hao mòn, trích khấu hao tại đơn vị.

PHỤ LỤC 03

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

BIÊN BẢN NGHIỆM THU VÀ GIAO NHẬN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Ngày … tháng … năm …

Số: …………

Nợ: …………………

Có: …………………

Căn cứ Quyết định số ……. ngày … tháng … năm … về việc bàn giao TSCĐ

Hôm nay vào hồi ... giờ, ngày .... tháng .... năm .... tại .... đã tiến hành nghiệm thu ... giao nhận TSCĐ ....

Chúng tôi gồm:

1. Đại diện bên giao

- Ông (bà) ……………………….. chức vụ ………………..

- ……………..

2. Đại diện bên nhận

- Ông (bà) ……………………….. chức vụ ………………..

- ………………

Địa điểm giao nhận TSCĐ ..................................................................................................

Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:

STT

Tên, ký hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ

Số hiệu TSCĐ

Nước sản xuất (XD)

Năm sản xuất

Năm đưa vào sử dụng

Công suất (diện tích thiết kế)

Tính nguyên giá TSCĐ

Tài liệu kỹ thuật kèm theo

Giá mua (Giá thành sản xuất)

Chi phí vận chuyển

Chi phí chạy thử

...

Nguyên giá TSCĐ

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

8

E

Cộng

X

X

X

X

X

DỤNG CỤ, PHỤ TÙNG KÈM THEO

STT

Tên, quy cách dụng cụ, phụ tùng

Đơn vị tính

Số lượng

Giá trị

A

B

C

1

2


Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Bên nhận
Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)


Người nhận
(Ký, họ tên)

Bên giao
Đại diện
(Ký, họ tên)

Ghi chú:

- Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ được lập khi có TSCĐ mới đưa vào sử dụng hoặc điều chuyển TSCĐ cho đơn vị khác, là căn cứ để giao nhận TSCĐ và kế toán lập Thẻ TSCĐ, ghi Sổ TSCĐ, sổ kế toán có liên quan khác.

- Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ lập cho từng TSCĐ. Đối với trường hợp giao nhận cùng một thời điểm nhiều tài sản cùng loại và do cùng một đơn vị giao có thể lập chung một Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ.

PHỤ LỤC 04

FA0102

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

BIÊN BẢN THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Ngày …. tháng …. năm ……..

Số: ………………

Nợ: …..………………

Có: …..……………….

Căn cứ Quyết định số ………. ngày …. tháng …. năm ….. của ………………….. về việc thanh lý TSCĐ

Hôm nay vào hồi ... giờ, ngày .... tháng .... năm .... tại .... đã tiến hành thanh lý TSCĐ....

I. HỘI ĐỒNG THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH GỒM:

Ông (bà): ……………………… đại diện ………………………..- Chủ tịch Hội đồng

Ông (bà): ……………………… đại diện bộ phận Kế toán- Ủy viên

Ông (bà): ……………………… đại diện bộ phận kiểm soát- Ủy viên

Ông (bà): ……………………… đại diện bộ phận hành chính (hoặc quản trị)- Ủy viên

II. TIẾN HÀNH THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH:

STT

Tên, ký, mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ

Số hiệu TSCĐ

Nước sản xuất (XD)

Năm sản xuất

Năm đưa vào sử dụng

Số thẻ TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ

Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý

Giá trị còn lại của TSCĐ

A

B

c

D

1

2

3

4

5

6

Cộng

X

X

X

X

X

III. KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG THANH LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Ngày … tháng … năm …
Chủ tịch Hội đồng thanh lý
(Ký, họ tên)

IV. KẾT QUẢ THANH LÝ TSCĐ

- Chi phí thanh lý TSCĐ: …………………… (viết bằng chữ): …………………….

- Giá trị thu hồi: ……………………………… (viết bằng chữ): ……………………

- Đã ghi giảm (Sổ) Thẻ TSCĐ ngày … tháng … năm …

Ngày … tháng … năm …

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)

Người lập bảng
(Ký, họ tên)

Ghi chú: Biên bản thanh lý TSCĐ được lập để xác định việc thanh lý TSCĐ và làm căn cứ ghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán.

PHỤ LỤC 05

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

BIÊN BẢN NGHIỆM THU VÀ GIAO NHẬN TSCĐ SỬA CHỮA LỚN HOÀN THÀNH

Ngày ……. tháng …… năm ………..

Số: ………………

Nợ: …..………………

Có: …..……………….

Căn cứ Quyết định số ……….. ngày …. tháng …. năm ….. của ……………..

Hôm nay vào hồi ... giờ, ngày .... tháng .... năm .... tại .... đã tiến hành nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành.

Chúng tôi gồm:

- Ông (bà) ……………………………..…….đại diện ……………………………..Đơn vị sửa chữa

- Ông (bà) ……………………………..…….đại diện ………………….………….Đơn vị có TSCĐ

Đã kiểm nhận việc sửa chữa TSCĐ như sau:

- Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ ……………………………………………………

- Số hiệu TSCĐ ….. Số thẻ TSCĐ ………

- Bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ ……….

- Thời gian sửa chữa từ ngày …. tháng …. năm …. đến ngày …. tháng ….. năm …..

Các bộ phận sửa chữa gồm có:

Tên bộ phận sửa chữa

Nội dung (mức độ) công việc sửa chữa

Giá dự toán

Chi phí thực tế

Kết quả kiểm tra

A

B

1

2

3

Cộng

X

Kết luận: ...........................................................................................................................


Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Bên nhận
Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)


Người nhận
(Ký, họ tên)

Bên giao
Đại diện
(Ký, họ tên)

Ghi chú: Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành được lập khi có TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, là căn cứ để ghi sổ kế toán và thanh toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.

PHỤ LỤC 06

FA0103

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Ngày …. tháng …. năm ……..

Số: ………………

Nợ: …..………………

Có: …..……………….

Căn cứ Quyết định số ………. ngày …. tháng …. năm …. của …………… về việc đánh giá lại TSCĐ

Hôm nay vào hồi ... giờ, ngày .... tháng .... năm .... tại .... đã tiến hành đánh giá lại TSCĐ....

- Ông (bà) ……………………. Chức vụ ……………… Đại diện …………….... Chủ tịch Hội đồng

- Ông (bà) ……………………. Chức vụ ……………… Đại diện …………..….. Ủy viên

- Ông (bà) ………………..….. Chức vụ …………….… Đại diện …………...…. Ủy viên

Đã thực hiện đánh giá lại giá trị các TSCĐ sau đây:

STT

Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ

Số hiệu TS CĐ

Số Thẻ TS CĐ

Giá trị đang ghi sổ

Giá trị theo đánh giá lại

Chênh lệch

Nguyên giá

Giá trị hao mòn

Giá trị còn lại

Nguyên giá

Giá trị hao mòn

Giá trị còn lại

Tăng

Giảm

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

8

Cộng

X

X

Kết luận: ...........................................................................................................................

Ủy viên/ Người lập
(Ký, họ tên)

Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)

Chủ tịch Hội đồng
(Ký, họ tên)

Ghi chú: Biên bản đánh giá lại TSCĐ được lập khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ của cấp có thẩm quyền, là căn cứ để ghi sổ kế toán và các tài liệu liên quan đến số chênh lệch (tăng giảm) do đánh giá lại TSCĐ).

PHỤ LỤC 07

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

BIÊN BẢN KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

- Thời điểm kiểm kê ………………. giờ ……… ngày ……... tháng …….. năm ………….

- Hội đồng kiểm kê gồm:

- Ông (bà) ……………………. Chức vụ ……………… Đại diện …………….... Chủ tịch Hội đồng

- Ông (bà) ……………………. Chức vụ ……………… Đại diện …………..….. Ủy viên

- Ông (bà) ………………..….. Chức vụ …………….… Đại diện …………...…. Ủy viên

- Đã kiểm kê những TSCĐ, kết quả như sau:

STT

Tên TSCĐ

Mã số TSCĐ

Nơi sử dụng

Theo sổ sách

Theo kiểm kê

Chênh lệch

Ghi chú

Số lượng

Nguyên giá

Giá trị còn lại

Số lượng

Nguyên giá

Giá trị còn lại

Thừa

Thiếu

Số lượng

Nguyên giá

Giá trị còn lại

Số lượng

Nguyên giá

Giá trị còn lại

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

E

Cộng

X

X

X

X

X

X

X

Ngày … tháng … năm …

Thủ trưởng đơn vị
(Ý kiến giải quyết số chênh lệch)
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trưởng phòng Hành chính
(Ký, họ tên)

Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)

Kiểm soát viên
(Ký, họ tên)

Chủ tịch Hội đồng kiểm kê
(Ký, họ tên)

Người lập
(Ký, họ tên)

Ghi chú: Biên bản kiêm kê TSCD được lập khi tiến hành kiểm kê TSCĐ, là cơ sở quy trách nhiệm vật chất, ghi sổ kế toán số chênh lệch. Trên Biên bản cần phải xác định và ghi rõ nguyên nhân gây ra thừa hoặc thiếu TSCĐ, có ý kiến nhận xét, kiến nghị của Hội đồng kiểm kê.

PHỤ LỤC 08

FA0101

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

Đơn vị: ……………..

THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Số………

Ngày …. tháng …. năm …. lập thẻ: …….

Căn cứ vào Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ số.... ngày.... tháng.... năm....

Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ ……… Số hiệu TSCĐ ………..

Nước sản xuất (xây dựng) ……………… Năm sản xuất ………….

Bộ phận quản lý, sử dụng ………………. Năm đưa vào sử dụng …………………………

Công suất (diện tích) thiết kế ………………………………..

Nguồn vốn:

- Vốn Ngân sách: ………………………………….

- Vốn Ngân hàng: ………………………………….

Số năm sử dụng làm căn cứ trích khấu hao: ……….. năm (tỷ lệ khấu hao: ……….%)

Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày ……. tháng …….. năm …………

Lý do đình chỉ .............................................................................................................

Số hiệu chứng từ

Nguyên giá TSCĐ

Giá trị hao mòn TSCĐ

Ngày, tháng, năm

Diễn giải

Nguyên giá

Năm

Giá trị hao mòn

Cộng dồn

A

B

C

1

2

3

4

DỤNG CỤ, PHỤ TÙNG KÈM THEO

STT

Tên, quy cách dụng cụ, phụ tùng

Đơn vị tính

Số lượng

Giá trị

A

B

C

1

2

Ghi giảm TSCĐ chứng từ số: ……………………….. ngày …….. tháng …….. năm ………

Lý do giảm .................................................................................................................

Ngày … tháng … năm …

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)

Người lập
(Ký, họ tên)

Ghi chú: Thẻ TSCĐ được lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ. Thẻ TSCĐ dùng chung cho mọi TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị,...

PHỤ LỤC 09

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

SỐ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Năm ………………

Loại tài sản cố định …………………..

STT

Ghi tăng TSCĐ

Khấu hao TSCĐ

Ghi giảm TSCĐ

Chứng từ

Tên, đặc điểm, ký hiệu TSCĐ

Nước sản xuất

Tháng, năm đưa vào sử dụng

Số hiệu TSCĐ

Nguyên giá

Khấu hao

Khấu hao đã tính đến khi ghi giảm TSCĐ

Chứng từ

Số hiệu

Ngày tháng

Tỷ lệ (%) khấu hao

Mức khấu hao

Số hiệu

Ngày, tháng, năm

Lý do giảm TSCĐ

A

B

C

D

E

F

G

1

2

3

4

5

6

7

- Sổ này có …….. trang, đánh số từ trang 01 đến trang ………..

- Ngày mở sổ ……….

Ngày … tháng … năm …

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)

Người ghi sổ
(Ký, họ tên)

Ghi chú:

- Sổ TSCĐ được lập để đăng ký, theo dõi và quản lý chặt chẽ tài sản trong đơn vị từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi ghi giảm TSCĐ.

- Mỗi một Sổ hoặc một số trang Sổ được mở theo dõi cho một loại TSCĐ.

PHỤ LỤC 10

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

BẢNG KÊ TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Tháng … năm ….

STT

Tên TSCĐ

Số hiệu TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ

Tỷ lệ khấu hao

Số khấu hao cơ bản thực trích tháng này

Số khấu hao cơ bản đã trích từ trước đến tháng này

Giá trị còn lại đến cuối tháng

A

B

C

1

2

3

4

5

Cộng

x

x

Tổng số tiền trích khấu hao cơ bản tháng này (bằng chữ): …………………

Ngày … tháng … năm …

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)

Lập bảng
(Ký, họ tên)

PHỤ LỤC 11

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

SỔ THEO DÕI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ TẠI NƠI SỬ DỤNG

Năm: ……….

Tên đơn vị sử dụng: ………………………………

Ghi tăng TSCĐ và công cụ, dụng cụ

Ghi giảm TSCĐ và công cụ, dụng cụ

Ghi

chú

Chứng từ

Tên loại, nhãn hiệu, quy cách TSCĐ và công cụ, dụng cụ

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Số tiền

Chứng từ

Lý do

Số lượng

Số tiền

Số hiệu

Ngày, tháng

Số hiệu

Ngày, tháng

A

B

C

D

1

2

3

E

F

G

4

5

H

- Sổ này có ……… trang, đánh số từ trang 01 đến trang …………..

- Ngày mở sổ …………….

Ngày … tháng … năm …

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)

Người ghi sổ
(Ký, họ tên)

Ghi chú: Sổ này được mở cho từng đơn vị sử dụng để quản lý tài sản đó cấp cho đơn vị sử dụng làm căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê định kỳ; căn cứ vào các Biên bản nghiệm thu và giao nhận TSCĐ, Biên bản bàn giao công cụ, dụng cụ, các Phiếu xuất công cụ, dụng cụ, Giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ để ghi vào sổ.

PHỤ LỤC 12

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

PHIẾU HẠCH TOÁN NỢ TÀI KHOẢN NGOẠI BẢNG

Ngày.... tháng.... năm ……….

Số: ……………………………

Tên tài khoản: …………………………………………..

Số TK Nợ:

Số tiền bằng chữ: ……………………………………….

Số tiền:

(bằng số)

Trích yếu: …………………………………………………………………………………………………..

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)

Kế toán
(Ký, họ tên)

PHỤ LỤC 13

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

PHIẾU HẠCH TOÁN CÓ TÀI KHOẢN NGOẠI BẢNG

Ngày.... tháng.... năm....

Số: ……………………………

Tên tài khoản: …………………………………………..

Số TK Có:

Số tiền bằng chữ: ……………………………………….

Số tiền:

(bằng số)

Trích yếu: …………………………………………………………………………………………………..

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)

Kế toán
(Ký, họ tên)

PHỤ LỤC 14

FA0105

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

PHIẾU NHẬP KHO

Ngày.... tháng.... năm....

Số: ………………

Nợ: …..………………

Có: …..……………….

Họ và tên người giao: …………………………………………………………………………………..

Theo ………… số ……….. ngày ………… tháng ……… năm ……….. của ……………………….

Nhập tại kho: ………………………………… Địa điểm ……………………………………………….

STT

Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất công cụ, dụng cụ, vật liệu

Mã số

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Theo chứng từ

Thực nhập

A

B

C

D

1

2

3

4

Cộng

X

X

X

X

X

Tổng số tiền (viết bằng chữ): ………………………………………………..

Số chứng từ gốc kèm theo: ………………………………………………….

Ngày … tháng … năm …

Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)

Kế toán
(Ký, họ tên)

Người giao
(Ký, họ tên)

Thủ kho
(Ký, họ tên)

Ghi chú:

- Phiếu Nhập kho áp dụng trong trường hợp nhập kho công cụ, dụng cụ, vật liệu mua ngoài, chưa sử dụng ngay hoặc thừa phát hiện trong kiểm kê.

- Phiếu Nhập kho là căn cứ để ghi vào Thẻ kho và ghi sổ kế toán có liên quan.

PHỤ LỤC 15

FA0106

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

PHIẾU XUẤT KHO

Ngày.... tháng.... năm....

Số: ………………

Nợ: …..………………

Có: …..………………

Họ tên người nhận hàng .............................................. Địa chỉ (bộ phận)............................

Lý do xuất kho ..................................................................................................................

Xuất tại kho (ngăn lô) .................................................. Địa điểm.......................................

STT

Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất công cụ, dụng cụ, vật liệu

Mã số

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Yêu cầu

Thực xuất

A

B

C

D

1

2

3

4

Cộng

X

X

X

X

X

Tổng số tiền (viết bằng chữ): ………………………………………………..

Số chứng từ gốc kèm theo: ………………………………………………….

Ngày … tháng … năm …

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)

Kế toán
(Ký, họ tên)

Người nhận
(Ký, họ tên)

Thủ kho
(Ký, họ tên)

Ghi chú:

- Phiếu Xuất kho lập cho một hoặc nhiều loại công cụ, dụng cụ, vật liệu cùng một kho dựng cho một đối tượng hạch toán chi phí hoặc cùng một mục đích sử dụng.

- Phiếu Xuất kho là căn cứ để ghi vào Thẻ kho và ghi sổ kế toán có liên quan.

PHỤ LỤC 16

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

BIÊN BẢN KIỂM NHẬN CÔNG CỤ, DỤNG CỤ, VẬT LIỆU

Ngày … tháng …. năm ….

Số: ………………

- Căn cứ ………. số ……… ngày …. tháng ... năm ….. của ………………….

Ban kiểm nhận gồm:

- Ông (bà) ……………………. Chức vụ ……………… Đại diện …………….... Trưởng ban

- Ông (bà) ……………………. Chức vụ ……………… Đại diện …………..….. Ủy viên

- Ông (bà) ………………..….. Chức vụ …………….… Đại diện …………...…. Ủy viên

Đã kiểm nhận các loại:

STT

Tên, nhãn hiệu, quy cách công cụ, dụng cụ, vật liệu

Mã số

Phương thức kiểm nhận

Đơn vị tính

Số lượng theo chứng từ

Kết quả kiểm nhận

Ghi chú

Số lượng đúng quy cách, phẩm chất

Số lượng không đúng quy cách, phẩm chất

A

B

C

D

E

1

2

3

F

Ý kiến của Ban kiểm nhận: .................................................................................................

Đại diện kỹ thuật
(Ký, họ tên)

Thủ kho
(Ký, họ tên)

Trưởng ban kiểm nhận
(Ký, họ tên)

Ghi chú: Biên bản này được lập trong trường hợp công cụ, dụng cụ, vật liệu mua về phải được kiểm nhận trước khi nhập kho (nhập kho số lượng lớn; tính chất phức tạp; quý hiếm) hoặc khi phát hiện có sự khác biệt về số lượng và chất lượng giữa hóa đơn và thực nhập; làm căn cứ để quy trách nhiệm trong thanh toán và bảo quản. Trường hợp công cụ, dụng cụ, vật liệu không đúng số lượng, quy cách, phẩm chất so với chứng từ hóa đơn, thì lập thêm một liên, kèm theo chứng từ liên quan gửi cho nhà cung cấp công cụ, dụng cụ, vật liệu để giải quyết.

PHỤ LỤC 17

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

BIÊN BẢN BÀN GIAO CÔNG CỤ, DỤNG CỤ, VẬT LIỆU

Hôm nay, ngày … tháng …. năm …………..

Tại: ...................................................................................................................................

I- Đại diện Bên giao:

- Ông (bà) ............................................................. chức vụ .............................................

- Ông (bà) ............................................................. chức vụ .............................................

- Ông (bà) ............................................................. chức vụ .............................................

II- Đại diện Bên nhận:

- Ông (bà) ............................................................. chức vụ .............................................

- Ông (bà) ............................................................. chức vụ .............................................

- Ông (bà) ............................................................. chức vụ .............................................

Cùng nhau ký Biên bản bàn giao các tài sản sau:

STT

Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất công cụ, dụng cụ, vật liệu

Mã số

Đơn vị tính

Số lượng

Chất lượng/ Tình trạng

Ghi chú

A

B

C

D

1

2

3

Cộng

X

X

X

X

Đại diện Bên nhận
(Ký, họ tên)

Đại diện Bên giao
(Ký, họ tên)

PHỤ LỤC 18

FA0303

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

BIÊN BẢN KIỂM KÊ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ ĐANG DÙNG

Ngày … tháng … năm ….

Số: ……………

- Thời điểm kiểm kê ……… giờ ……… ngày …….. tháng ……. năm ……….

- Hội đồng kiểm kê gồm:

- Ông (bà) ……………………. Chức vụ ……………… Đại diện …………….... Chủ tịch Hội đồng

- Ông (bà) ……………………. Chức vụ ……………… Đại diện …………..….. Ủy viên

- Ông (bà) ………………..….. Chức vụ …………….… Đại diện …………...…. Ủy viên

- Đã kiểm kê những công cụ, dụng cụ đang dùng dưới đây:

STT

Tên, nhãn hiệu, quy cách công cụ, dụng cụ

Mã số

Nơi sử dụng

Đơn vị tính

Đơn giá

Theo sổ sách

Theo kiểm kê

Chênh lệch

Tình trạng công cụ, dụng cụ

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Thừa

Thiếu

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

A

B

C

D

E

1

2

3

4

5

6

7

8

9

F

Cộng

X

X

X

X

X

X

X

X

X

Ngày … tháng … năm …

Thủ trưởng đơn vị
(Ý kiến giải quyết số chênh lệch)
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trưởng phòng Hành chính
(Ký, họ tên)

Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)

Kiểm soát viên
(Ký, họ tên)

Chủ tịch Hội đồng kiểm kê
(Ký, họ tên)

Người lập
(Ký, họ tên)

Ghi chú: Biên bản này được lập để xác định số lượng, chất lượng và giá trị công cụ, dụng cụ đang dùng tại thời điểm kiểm kê; làm căn cứ xác định trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý công cụ, dụng cụ thừa, thiếu và ghi vào sổ kế toán.

PHỤ LỤC 19A

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

BIÊN BẢN KIỂM KÊ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ TRONG KHO

Ngày … tháng … năm ….

Số: ……………

- Thời điểm kiểm kê ……… giờ ……… ngày …….. tháng ……. năm ……….

- Hội đồng kiểm kê gồm:

- Ông (bà) ……………………. Chức vụ ……………… Đại diện …………….... Chủ tịch Hội đồng

- Ông (bà) ……………………. Chức vụ ……………… Đại diện …………..….. Ủy viên

- Ông (bà) ………………..….. Chức vụ …………….… Đại diện …………...…. Ủy viên

- Đã kiểm kê những công cụ, dụng cụ dưới đây:

STT

Tên, nhãn hiệu, quy cách công cụ, dụng cụ

Mã số

Đơn vị tính

Đơn giá

Theo sổ sách

Theo kiểm kê

Chênh lệch

Phẩm chất

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Thừa

Thiếu

Bình thường

Còn sử dụng được

Hỏng

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Cộng

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

Ngày … tháng … năm …

Thủ trưởng đơn vị
(Ý kiến giải quyết số chênh lệch)
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trưởng phòng Hành chính
(Ký, họ tên)

Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)

Kiểm soát viên
(Ký, họ tên)

Thủ kho
(Ký, họ tên)

Chủ tịch Hội đồng kiểm kê
(Ký, họ tên)

Người lập
(Ký, họ tên)

PHỤ LỤC 19B

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT LIỆU TRONG KHO

Ngày … tháng … năm ….

Số: ……………

- Thời điểm kiểm kê ……… giờ ……… ngày …….. tháng ……. năm ……….

- Hội đồng kiểm kê gồm:

- Ông (bà) ……………………. Chức vụ ……………… Đại diện …………….... Chủ tịch Hội đồng

- Ông (bà) ……………………. Chức vụ ……………… Đại diện …………..….. Ủy viên

- Ông (bà) ………………..….. Chức vụ …………….… Đại diện …………...…. Ủy viên

- Đã kiểm kê những vật liệu dưới đây:

- Đã kiểm kê những vật liệu dưới đây:

STT

Tên, nhãn hiệu, quy cách vật liệu

Mã số

Đơn vị tính

Đơn giá

Theo sổ sách

Theo kiểm kê

Chênh lệch

Phẩm chất

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Thừa

Thiếu

Bình thường

Còn sử dụng được

Hỏng

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Cộng

X

X

X

X

X

X

X

X

X

X

Ngày … tháng … năm …

Thủ trưởng đơn vị
(Ý kiến giải quyết số chênh lệch)
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trưởng phòng Hành chính
(Ký, họ tên)

Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)

Kiểm soát viên
(Ký, họ tên)

Thủ kho
(Ký, họ tên)

Chủ tịch Hội đồng kiểm kê
(Ký, họ tên)

Người lập
(Ký, họ tên)

Ghi chú:

- Biên bản kiểm kê công cụ, dụng cụ trong kho (Phụ lục 19a); Biên bản kiểm kê vật liệu trong kho (Phụ lục 19b) được lập tại thời điểm kiểm kê kho; làm căn cứ xác định trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý công cụ, dụng cụ, vật liệu thừa, thiếu và ghi vào sổ kế toán.

- Mỗi kho được kiểm kê lập 01 bản riêng.

PHỤ LỤC 20

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

BIÊN BẢN THANH LÝ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ, VẬT LIỆU

Ngày.... tháng.... năm....

Số: ………………

Nợ: ………………………

Có: ……………………….

Căn cứ Quyết định số ……… ngày …… tháng …… năm ……. của ……………………………….về việc thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu

Hôm nay vào hồi... giờ, ngày .... tháng .... năm .... tại.... đã tiến hành thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu

I. HỘI ĐỒNG THANH LÝ GỒM:

Ông (bà): …………………… đại diện ………………………………. Chủ tịch Hội đồng

Ông (bà): …………………… đại diện ………………………………. Ủy viên

Ông (bà): …………………… đại diện ………………………………. Ủy viên

Ông (bà): …………………… đại diện ………………………………. Ủy viên

II. TIẾN HÀNH THANH LÝ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ, VẬT LIỆU:

Chỉ tiêu

Tên, nhãn hiệu, quy cách

Mã số

Số lượng

Giá trị khi mua

Tình trạng

Ghi chú

I. CCLĐ đang dùng

Cộng

II. CCLĐ, vật liệu trong kho

1. CCLĐ ...

2. Vật liệu...

Cộng

Tổng cộng

X

X

X

X

X

III. KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG THANH LÝ

.........................................................................................................................................

Ngày ... tháng … năm ….
Chủ tịch Hội đồng Thanh lý
(Ký, họ tên)

IV. KẾT QUẢ THANH LÝ

- Chi phí thanh lý: ………………………………. (viết bằng chữ): ………………………………..

- Giá trị thu hồi: …………………………………. (viết bằng chữ): ………………………………..

Ngày ... tháng … năm ….

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)

Người lập bảng
(Ký, họ tên)

Ghi chú: Biên bản này được lập để xác định việc thanh lý công cụ, dụng cụ, vật liệu và làm căn cứ ghi giảm công cụ, dụng cụ, vật liệu trên sổ kế toán.

PHỤ LỤC 21

FA0108

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

SỔ KHO

(THẺ KHO)

Ngày lập sổ ……………..

Tờ số: ……………………

- Tên, nhãn hiệu, quy cách công cụ, dụng cụ, vật liệu ..........................................................

- Đơn vị tính ......................................................................................................................

- Mã số: ............................................................................................................................

STT

Chứng từ

Diễn giải

Ngày nhập, xuất

Số lượng

Ký xác nhận của Kế toán

Ngày tháng

Số hiệu chứng từ

Nhập

Xuất

Tồn

Nhập

Xuất

A

B

C

D

E

F

1

2

3

G

Cộng cuối kỳ

X

X

- Sổ này có ……… trang, đánh số từ trang 01 đến trang ………

- Ngày mở sổ: ………..

Ngày ... tháng … năm ….

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)

Người ghi sổ
(Ký, họ tên)

Ghi chú:

- “Thẻ kho” là sổ tờ rời; khi đóng thành quyển gọi là “Sổ kho”.

- Sổ kho do Phòng Kế toán lập lần đầu và ghi các chỉ tiêu (tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính, mã số), sau đó giao cho Thủ kho để ghi tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng ngày.

- Mỗi loại vật liệu, công cụ, dụng cụ được theo dõi một số trang riêng. Mỗi kho một sổ riêng, mỗi năm lập lại một lần sổ mới.

- Định kỳ, Kế toán phải đối chiếu số lượng nhập, xuất, tồn kiểm tra việc ghi chép của Thủ kho và ký xác nhận vào cột G.

PHỤ LỤC 22A

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

SỔ CHI TIẾT CÔNG CỤ, DỤNG CỤ TRONG KHO

Năm: ………………….

- Tên, nhãn hiệu, quy cách công cụ, dụng cụ: ...................................................................

- Đơn vị tính ....................................................................................................................

- Mã số: ..........................................................................................................................

Ngày tháng ghi s

Chứng từ

Diễn giải

Đơn giá

Nhập

Xuất

Tồn

Ghi chú

Số hiệu

Ngày tháng

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

E

Tồn đầu kỳ

Cộng cuối tháng

- Sổ này có …… trang, đánh số từ trang 01 đến trang ……..

- Ngày mở sổ: ………………

Ngày ... tháng … năm ….

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)

Người ghi sổ
(Ký, họ tên)

PHỤ LỤC 22B

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU TRONG KHO

Năm: ………………….

- Tên, nhãn hiệu, quy cách vật liệu: ...................................................................................

- Đơn vị tính ....................................................................................................................

- Mã số: ..........................................................................................................................

-

Ngày tháng ghi s

Chứng từ

Diễn giải

Đơn giá

Nhập

Xuất

Tồn

Ghi chú

Số hiệu

Ngày tháng

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

E

Tồn đầu kỳ

Cộng cuối tháng

- Sổ này có …… trang, đánh số từ trang 01 đến trang ……..

- Ngày mở sổ: ………………

Ngày ... tháng … năm ….

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)

Người ghi sổ
(Ký, họ tên)

Ghi chú:

- Sổ chi tiết công cụ, dụng cụ trong kho (Phụ lục 22a); Sổ chi tiết vật liệu trong kho (Phụ lục 22b) được mở để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn về số lượng và giá trị của từng loại vật liệu, công cụ, dụng cụ ở từng kho, làm căn cứ đối chiếu với việc ghi chép của Thủ kho.

- Mỗi loại vật liệu, công cụ, dụng cụ được theo dõi trên một số trang sổ riêng và ghi rõ tên, quy cách, đơn vị tính của từng loại.

- Căn cứ ghi sổ là các Phiếu Nhập kho và Phiếu Xuất kho đó được thực hiện.

PHỤ LỤC 23

FA0402

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

GIẤY BÁO HỎNG, MẤT CÔNG CỤ, DỤNG CỤ

Số: ………………………….

Tên đơn vị sử dụng: ………………………………………

STT

Tên công cụ, dụng cụ báo hỏng, mất

Đơn vị tính

Số lượng báo hỏng, mất

Thời gian sử dụng từ ngày... đến ngày...

Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng

Lý do hỏng, mất

Ghi chú

A

B

C

1

2

3

D

E

Cộng

X

X

X

X

X

Ngày ... tháng … năm ….

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ý kiến của người phụ trách Bộ phận sử dụng
(Ký, họ tên)

Người lập
(Ký, họ tên)

Ghi chú:

- Giấy báo hỏng, mất công cụ, dụng cụ do bộ phận quản lý, sử dụng lập khi có công cụ, dụng cụ hỏng, mất; làm căn cứ ghi sổ của bộ phận kế toán và bộ phận quản lý sử dụng.

- Giấy bảo hỏng, mất công cụ, dụng cụ có thể lập cho một hay nhiều công cụ, dụng cụ.

PHỤ LỤC 24

FA0204

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

BÁO CÁO KIỂM KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Cuối ngày 31/12/……

Đơn vị tính: đồng

STT

Loại TSCĐ

Tên tài sản

Mã tài sản

Đơn vị sử dụng

Mã barcode (phục vụ kiểm kê)

Tháng, năm nhập tài sản

Số lượng

Nguyên giá

Hao mòn TSCĐ

Giá trị còn lại

Tình trạng tài sản

A

B

C

D

E

F

G

1

2

3

4

H

A

Máy móc thiết bị động lực

Cộng:

Cộng (kiểm kê thực tế):

Cộng (trên sổ sách)

Chênh lệch:

+ Thừa

+ Thiếu

Nguyên nhân:

Ngày ... tháng … năm ….

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)

Kiểm soát
(Ký, họ tên)

Lập biểu
(Ký, họ tên)

PHỤ LỤC 25

FA0309

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

BÁO CÁO KIỂM KÊ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ

Cuối ngày 31/12/……..

Đơn vị tính: đồng

STT

Tên, nhãn hiệu, quy cách công cụ, dụng cụ

Theo kiểm kê

Theo sổ sách

Chênh lệch

Tình trạng công cụ, dụng cụ

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Thừa

Thiếu

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

C

Cộng

X

Ngày ... tháng … năm ….

Thủ trưởng đơn vị
(Ý kiến giải quyết số chênh lệch)
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)

Kiểm soát
(Ký, họ tên)

Lập biểu
(Ký, họ tên)

PHỤ LỤC 26

FA0411

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

BÁO CÁO KIỂM KÊ VẬT LIỆU

Cuối ngày 31/12/……..

Đơn vị tính: đồng

STT

Tên, nhãn hiệu, quy cách vật liệu

Mã số

Đơn vị tính

Theo sổ sách

Theo kiểm kê

Chênh lệch

Phẩm chất

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Thừa

Thiếu

Bình thường

Còn sử dụng được

Hỏng

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

7

8

E

F

G

Cộng

X

X

X

X

X

X

X

X

X

Ngày ... tháng … năm ….

Thủ trưởng đơn vị
(Ý kiến giải quyết số chênh lệch)
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)

Kiểm soát
(Ký, họ tên)

Lập biểu
(Ký, họ tên)

PHỤ LỤC 27

FA0206

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

BÁO CÁO TRÍCH KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (QUÝ)

Quý... năm …

Đơn vị tính: đồng

STT

Loại TSCĐ

Tên tài sản

Số hiệu TSCĐ

Số hiệu QLTSTT

Đơn vị sử dụng

Nguyên giá

Tỷ lệ khấu hao

Số khấu hao cơ bản thực trích quý này

Giá trị còn lại đến cuối quý

A

B

C

D

E

F

1

2

3

4

I

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

A

Máy móc thiết bị động lực

...

Cộng A

...

Cộng I

II

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH

....

Cộng II

Tổng cộng

Tổng số tiền trích khấu hao cơ bản quý này (bằng chữ): ...

Ngày ... tháng … năm ….

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)

Lập biểu
(Ký, họ tên)

PHỤ LỤC 28

FA0205

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TĂNG, GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Cuối ngày 31/12/……………

Đơn vị tính: đồng

STT

Loại và chi tiết TSCĐ

Mã tài sản

Mã quản lý tài sản tập trung

Số đầu năm

Tăng trong năm

Giảm trong năm

Số cuối năm

Ghi chú

Nguyên giá

Hao mòn

Giá trị còn lại

Nguyên giá

Hao mòn

Giá trị còn lại

Lý do tăng

Nguyên giá

Hao mòn

Giá trị còn lại

Lý do giảm

Nguyên giá

Hao mòn

Giá trị còn lại

A

B

C

D

1

2

3

4

5

6

E

7

8

9

F

10

11

12

G

I

TSCĐ HỮU HÌNH

A

Máy móc thiết bị động lực

Cộng A

II

TSCĐ VÔ HÌNH

Tổng cộng:

Ngày ... tháng … năm ….

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)

Lập biểu
(Ký, họ tên)

PHỤ LỤC 29

BC0205

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------

Đơn vị: ……………………..

BÁO CÁO KIỂM KÊ CÁC LOẠI TÀI SẢN KHÁC ĐƠN VỊ ĐANG QUẢN LÝ VÀ GIỮ HỘ

Cuối ngày 31/12/……….

Tài khoản: …………..

Đơn vị tính: đồng

STT

Tên tài sản

Đơn vị đo lường (hoặc đơn giá)

Số liệu kiểm kê

Số liệu trên sổ sách

Chênh lệch

Nguyên nhân thừa thiếu

Thừa

Thiếu

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

Số lượng

Thành tiền

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

D

Tổng cộng:

Ngày ... tháng … năm ….

Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Thủ kho/Cán bộ quản lý
(Ký, họ tên)

Trưởng phòng Kế toán
(Ký, họ tên)

Lập bảng
(Ký, họ tên)

STATE BANK OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 35/2019/TT-NHNN

Hanoi, December 31, 2019

 

CIRCULAR

STATE BANK OF VIETNAM’S REGULATIONS ON ACCOUNTING FOR FIXED ASSETS, TOOLS, INSTRUMENTS AND SUPPLIES

Pursuant to the Law on State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Accounting dated November 20, 2015;

Pursuant to the Law on Management and Use of Public Property dated June 21, 2017;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 07/2013/QD-TTg dated January 24, 2013 on financial policies of the State Bank of Vietnam;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 08/2013/QD-TTg dated January 24, 2013 on the accounting regime applicable to the State Bank of Vietnam;

Pursuant to the Government's Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Upon the request of the Director of the Finance – Accounting Department;

State Bank’s Governor hereby promulgates the Circular setting out State Bank’s regulations on accounting for fixed assets, tools, instruments and supplies.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular prescribes the bookkeeping and accounting regime for fixed assets, tools, instruments and supplies to be applied at affiliates of the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as SBV).

Accounting for or recording bookkeeping entries of formation and acquisition of assets with respect to capital investment and construction projects or projects funded by non-refundable aids (in the course of execution of projects) in the SBV’s system shall not be covered in this Circular.

Article 2. Subjects of application

This Circular shall be applied to the Finance – Accounting Department, Administrative Department, Transaction Center, Information Technology Department, Issue and Vault Department, Administrative Subdepartment, Information Technology Subdepartment, Issue and Vault Subdepartment, Bank Supervision and Inspection Agency, Project Management Units for ODA-funded projects, SBV's branches at provinces and centrally-affiliated cities (hereinafter referred to as State Bank branches), and units that keep entries of their transactions on the SBV’s Chart of Accounts (hereinafter referred to as SBV’s affiliates).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Interpretation

1. “Core banking, accounting, budgeting and systems integration system” refers to a system created to send, receive, store, display and perform actions with the objective of managing and accounting for SBV's economic or financial transactions, including such software products as Enterprise Resource Planning (ERP), Core Banking (Temenos T24), Chest Management Operation (CMO), Central Securities Depository (CSD), Auction/ Open Market Operation (AOM) (hereinafter referred to as accounting software system).

2. ERP software refers to a system for managing and accounting for SBV’s economic or financial transactions, which is classified into the following branches of management of accounting operations:

- General Ledger (GL);

- Fixed Asset Management (FA);

- Account Receivable, Account Payable Management (AR, AP);

- Financial Accounting Hub (FAH);

- Budgeting (BG).

3. Central shopping unit refers to an entity authorized by SBV’s Governor to buy in bulk and allocate fixed assets, tools and supplies to SBV’s affiliates.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Regulations on standards for recognition of fixed assets, tools and supplies

1. Standards for recognition of tangible fixed assets

Tangible fixed assets are assets existing in physical form and used for SBV’s operations. Fixed asset which is structured independently or exists as a system comprising separate parts linked together to perform one or several functions or unable to work normally in default of any of these parts can be considered as a fixed asset if it meets all two following standards, including:

a) Having the useful life of at least 01 (one) year;

b) Having the historical cost of at least VND 30,000,000 (ten million dong).

2. Standards for recognition of intangible fixed assets

Intangible fixed asset is a non-physical asset that SBV creates through its investments or operations, and that does not create tangible fixed assets though it meets both standards specified in clause 1 of this Article.

Expenses that do not meet both standards specified in clause 1 of this Article are directly accounted for or gradually distributed into SBV’s expenses.

3. Standards for recognition of tools or instruments

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Standards for recognition of supplies

Supplies or raw materials are subjects of labor that are used in SBV’s operations, not being classified as tools or instruments, but classified under the provisions of SBV's Asset Management Regulations.

Article 5. Tracking and accounting principles

1. Principles of tracking of fixed assets, tools, instruments and supplies

a) All assets that are fixed assets, tools, instruments or supplies must be reflected or tracked in a full and systematic manner on the FA branch.

b) Principles of tracking of fixed assets:

 (i) Each objects qualified for being recognized as a fixed asset must be classified, numbered and tagged separately, and tracked in detail. In case of upgradation, expansion or repair of a fixed asset, each fixed asset affected by any of such activities must be tracked in detail.

 (ii) When entering a fixed asset as a system that is constituted by different separate parts linked together and having different depreciation periods, and that continues to perform its main functions even though any of these parts are missed out, SBV’s affiliates must classify such fixed asset by such separate parts. If these separate parts meet both standards for recognition of fixed assets, they can be accepted as independent tangible fixed assets.

 (iii) Each fixed asset must be tracked according to its historical cost, accumulated depreciation and residual value recorded in accounting books:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

=

Historical cost

-

Accumulated depreciation

 (iv) SBV’s affiliates must track and keep custody of unneeded fixed assets and fixed assets awaiting disposition that have not been completely depreciated in accordance with regulations currently in force, and must depreciate them under the provisions of this Circular.

c) Principles of tracking tools or instruments:

All tools or instruments must be tracked by detailing types and users thereof. Tools or instruments can be tracked from the time of purchase to the time of liquidation, irrespective of whether their value has been completely distributed or not.

d) Principles of tracking of supplies:

All supplies kept in warehouses must be tracked in detail by their material, quantity or unit prices determined once they are moved in or out of warehouses, or inventory quantity or value according to the specific identification method.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Bookkeeping and accounting principles

a) Tracking, bookkeeping or accounting for fixed assets, tools, instruments and supplies at SBV's affiliates must take place on the Accounting Software System.

b) When bookkeeping or accounting for transactions on the Accounting Software System, SBV’s affiliates must follow the manual for use of this System issued by SBV.

c) Participants in procedures for accounting for fixed assets, tools, instruments and supplies at SBV’s affiliates must conform to regulations on circulation, control, reconciliation and consolidation of accounting documents on the Accounting Software System adopted by SBV.

Article 6. Regulations on depreciation of fixed assets

1. Principles of depreciation of fixed assets

a) Depreciation of fixed assets under SBV’s ownership must be subject to regulations of the Ministry of Finance imposed on enterprises.

b) All existing fixed assets must be depreciated, except the followings:

 (i) Any fixed asset, though completely depreciated, remains in use;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 (iii) Any fixed asset, though not completely depreciated, is damaged previously to the extent that it is no longer usable;

 (iv) Any fixed asset kept under an affiliate’s control is not in its ownership (except finance leased fixed assets);

 (v) Any fixed assets are used for granting welfare benefits to SBV’s staff members and employees (except those assets necessary for employee’s performing their duties, including mid-shift accommodations, mid-shift meal canteens, locker rooms, restrooms, parking lots, medical exam rooms or healthcare stations, etc. financed and built by SBV);

 (vi) Any intangible fixed asset, including land title that is depreciated for determination of value of land title that is charged into total asset value as provided in Article 100 in the Government’s Decree No. 151/2017/ND-CP dated December 26, 2017, elaborating on several Articles of the Law on Management and Use of Public Property (hereinafter referred to as Decree No. 151/2017/ND-CP).

c) Depreciation or termination of depreciation of fixed assets shall be carried out from the date of increase or decrease in these fixed assets.

2. Methods for depreciation of fixed assets

a) SBV’s fixed assets may be depreciated according to the straight line method as follows:

 (i) Annual average depreciation value of a fixed asset is calculated by dividing its historical cost by depreciation years;

 (ii) Monthly depreciation value of a fixed asset is calculated as the annual average depreciation value divided by 12 months. Depreciation value for the month ending the predetermined depreciation timelength is determined as difference between the historical cost and the accumulated depreciation realized till the month preceding the month ending the specified depreciation timelength.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Determination of the depreciation timelength of fixed assets

a) With respect to a fixed asset that is new (has not been used before), SBV's affiliate must take into account the depreciation timelength stated in Appendix 01 and 02 hereto to determine the depreciation timelength of such fixed asset.

b) With respect to a fixed asset that has already been used, the depreciation timelength shall be determined as follows:

Depreciation timelength

=

Reasonable value

x

Depreciation timelength of a new fixed asset of the same kind referred to in Appendix 01 and 02 hereto

Market price of a new fixed asset of the same kind or of the equivalent one

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Amortization timelength of an intangible fixed asset, including authors' right and intellectual property right, is the term of protection specified in patents in accordance with regulations in force (excluding the length of extension of the term of protection).

4. Change of fixed asset’s historical cost

a) Fixed asset’s historical cost may be changed in the following cases:

 (i) Fixed asset is revaluated according to jurisdictional entity’s decisions;

 (ii) Fixed asset is upgraded, expanded or repaired according to projects approved by jurisdictional entities;

 (iii) One or several existing parts of fixed asset are removed, or additional ones are installed;

 (iv) Adjusting historical cost of intangible fixed asset, including value of land use right, according to (vi) of point b of clause 1 of this Article conforms to regulations laid down in clause 1 of Article 103 in the Decree No. 151/2017/ND-CP. Value of land use right is determined under clause 1, 2 and 3 of Article 102 in the Decree No. 151/2017/ND-CP plus (+) taxes (exclusive of refunded taxes) and fees or charges prescribed in laws on fees and charges.

b) Whenever any change in the historical cost of fixed asset (except land use right stipulated in (iv) of point a of this clause) occurs, SBV's affiliate shall make a report clearly stating causes of such change, and redefine components of such historical cost, the residual value of such fixed asset and carry out procedures for accounting for them.

If a fixed asset improvement, expansion or repair project comprises different work items and assets (objects recorded in accounting books as fixed assets) that are not recorded as separate accounts, book value of final accounts of specific work items and assets approved by jurisdictional entities must be distributed on the basis of construction area, quantity, costs estimated in detail for improvement, expansion or repair of each asset or work item.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The historical cost of an intangible fixed asset, i.e. land use right, that fall in the case prescribed in (vi) of point b of this Article shall be redetermined by the sum of revaluated land use right plus (+) taxes (exclusive of refunded taxes) and fees or charges under laws on fees and charges.

Land use right is revalued according to the formula specified in clause 1 and 2 of Article 102 in the Decree No. 151/2017/ND-CP, including components such as land size, purposes, prices and price adjustment coefficients in effect at the time of revaluation of land use right.

5. Change in the depreciation timelength

a) If there is any affecting element (e.g. improvement, upgradation or demolition of part or all of parts of fixed asset) that can lengthen or shorten the predetermined depreciation timelength of a fixed asset, at the time of preparation of a plan for such improvement, upgradation or demolition, SBV’s affiliate must prepare a report containing a recommended plan that clarifies the changed timelength of depreciation on the basis of clear explanations about the following information for submission to SBV (via Finance – Accounting Department):

 (i) Designed technical lifespan of the fixed asset;

 (ii) Current condition of the fixed asset (i.e. period of completed depreciation, generation and current status);

 (iii) Impacts of increase or decrease in asset depreciation.

b) Authority to approve the plan:

After receipt of plans (including detailed recommendations on changes in fixed asset depreciation timelength) from SBV's affiliates, Finance - Accounting Department shall consider approving these plans, make a general report for submission to the SBV's Governor to seek his consent within his jurisdiction as stated in SBV’s internal rules over financial and asset management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Accounting reports

1. Principles of preparation and submission of accounting reports on fixed assets, tools, instruments and supplies

SBV’s affiliates shall prepare and submit accounting reports in a sufficient, timely and accurate manner. SBV’s affiliates shall assume responsibility for data and information shown in reports.

2. Accounting reports on fixed assets, tools, instruments and supplies, including:

- Fixe asset inventory report (Appendix 24)

- Tools and instruments inventory report (Appendix 25)

- Supplies inventory report (Appendix 26)

- (Quarterly) fixed asset depreciation report (Appendix 27)

- Assessment report on increase and decrease in fixed assets (Appendix 28)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter II

REGULATIONS ON ACCOUNTING FOR FIXED ASSETS

Article 8. Accounts, accounting documents and books

1. Accounts

The following main accounts shall be used for accounting for fixed assets:

- A/C 304001- Tangible fixed assets

- A/C 304002- Intangible fixed assets

- A/C 30400501- Depreciation of tangible fixed assets

- A/C 30400502- Amortization of intangible fixed assets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- A/C 501001- Allocated capital

- A/C 501002- Capital expenditures

- A/C 501003- Capital gains on revaluation of assets

- A/C 501999- Not-elsewhere-classified (NEC) capital

- A/C 502002- Financial reserve funds

- A/C 602004- Inter-branch payments

- A/C 602999- Other payments between SBV’s affiliates

- A/C 811001- Underlying depreciation of fixed assets

- A/C 81100301- Expenses incurred on liquidation of fixed assets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- A/C 00900199- Other assets held in custody

- A/C 009002- Outsourced assets

Details, characteristics and compositions of these accounts shall be subject to detailed regulations set out in the SBV's Chart of Accounts.

2. Accounting documents, books and records

The following main documents, books or records shall be used for accounting for fixed assets:

- Report on acceptance testing, commissioning and handover of fixed asset (Appendix 03)

- Report on liquidation of fixed asset (Appendix 04)

- Report on acceptance testing, commissioning and handover of fixed asset after completion of major repair (Appendix 05)

- Report on revaluation of fixed asset (Appendix 06)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Fixed asset tag or label (Appendix 08)

- Fixed asset register (Appendix 09)

- Reconciliation statement on fixed asset depreciation (Appendix 10)

- Logbook of fixed assets, tools, instruments and supplies available at places where they are used (Appendix 11)

- Accounting voucher of debits to off-balance sheet accounts (Appendix 12)

- Accounting voucher of credits to off-balance sheet accounts (Appendix 13)

- Set of invoices and evidencing documents on fixed assets, issued by suppliers.

Article 9. Accounting for fixed assets purchased by users

1. SBV's affiliates wishing to purchase fixed assets must observe the following regulations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Unless such advance payments exceed the amounts specified in approved cost estimates, they will be allowed to proceed to buy fixed assets. Based on legitimate and documents evidencing fixed asset purchases, accountants must concentrate all costs incurred from these purchases and account for them as follows:

Recording debits to A/C 313001- Costs of fixed asset purchases

Recording credits to relevant A/C (e.g. 10100201, 102001, 602004, 602999, 413999,...)

2. If fixed assets acquired by purchases are brought in use and costs incurred from acquisition of such assets are settled within the fiscal year in question.

Accountants may, based on documents on settlement of these costs that jurisdictional entities have approved, perform the following accounting activities:

a) Recording entries of remaining sums not yet paid to suppliers under purchase contracts to general accounts of purchase costs

Entering debits in A/C 313001- Costs of fixed asset purchases

Entering debits in A/C 413999- Other payables

Request for advance payments and discharge of debt obligations to suppliers shall be subject to SBV’s Regulations on Management of Assets.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Recording debits to A/C 304001- Tangible fixed assets

And/or recording debits to A/C 304002- Intangible fixed assets

Recording credits to A/C 313001- Costs of fixed asset purchases

Simultaneously, SBV’s affiliates must depreciate these fixed assets as per clause 1 of Article 18 herein.

3. If purchased fixed assets have already been brought in use, but costs incurred from acquisition of such assets have not yet been settled within the fiscal year in question

a) Temporarily keeping entries of fixed assets

Based on reports on commissioning, acceptance testing, handover and delivery of fixed assets associated with relevant evidencing documents issued before these assets are brought into operation, accountant must carry out the following accounting activities:

 (i) Recording entries of remaining sums not yet paid to suppliers under purchase contracts to general accounts of asset purchase costs:

Entering debits in A/C 313001- Costs of fixed asset purchases

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 (ii) Temporarily keeping entries of fixed assets

Recording debits to A/C 304001- Tangible fixed assets

And/or recording debits to A/C 304002- Intangible fixed assets

Recording credits to A/C 313001- Costs of fixed asset purchases

Simultaneously, SBV’s affiliates must depreciate these fixed assets as per clause 1 of Article 18 herein.

b) Taking the following actions after receipt of approval for settlement of costs incurred from purchases of fixed assets

Request for advance payments and discharge of debt obligations to suppliers shall be subject to SBV’s Regulations on Management of Assets.

In case where there is any variation between costs approved for settlement and temporarily recorded costs, SBV’s affiliates must deal with such variation by adjusting the latter to the first:

 (i) If there are decreasing adjustments in historical costs of these assets, accountants shall keep bookkeeping entries as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Recording credits to A/C 304001- Tangible fixed assets

And/or recording credits to A/C 304002- Intangible fixed assets

 (ii) If there are increasing adjustments in historical costs of these assets, accountants shall keep bookkeeping entries as follows:

Recording debits to A/C 304001- Tangible fixed assets

And/or recording debits to A/C 304002- Intangible fixed assets

Recording credits to relevant A/Cs (e.g. 10100201, 102001, 602004, 602999, 413999,...)

Simultaneously, accountant must adjust depreciation value charged in advance as per point a of clause 2 of Article 18 herein.

Article 10. Accounting for costs incurred from centralized purchasing of fixed assets for use by SBV’s affiliates

1. At centralized purchasing units

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 (i) Purchasing units shall make requests to receive advance payments at Transaction Offices or SBV’s branches at cities or provinces where they open checking accounts according to the schedules approved by competent entities.

 (ii) SBV’s affiliates shall create logbooks of advance payments for purchase of fixed assets requested at Transaction Offices or SBV’s branches in cities or provinces where they open their checking accounts.

 (iii) Within the approved budgets, centralized purchasing units shall proceed to purchase fixed assets, concentrate all costs incurred and carry out the following accounting procedures:

Entering debits in A/C 313001- Costs of fixed asset purchases

Recording credits to relevant A/Cs (e.g. 10100201, 102001, 602004, 413999,...)

b) When transferring, handing over or delivering fixed assets to demanding affiliates

 (i) If centralized purchasing units assign their staff to transport and install these assets to be available for use at these affiliates:

- Based on reports on commissioning, acceptance testing and handover of fixed assets signed by and between purchasing units and staff members in charge of transporting and installing these assets, accountants can perform the following accounting steps:

Recording debits to A/C 315999- Other internal receivables

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Recording credits to A/C 313001- Costs of fixed asset purchases

- In case of handover and delivery of fixed assets, staff members of centralized purchasing units shall be responsible for preparing reports on commissioning, handover and delivery of fixed assets with demanding affiliates.

- Upon receipt of these reports, accountants must keep the following entries:

Recording debits to A/C 315999- Other internal receivables

 (Subaccounts: Internal receivables from demanding affiliates)

Recording credits to A/C 315999- Other internal receivables

 (Subaccounts: Internal receivables from fixed assets in transit/Staff members in charge of transporting or installing fixed assets)

 (ii) If centralized purchasing units agree with suppliers on directly transferring or handing over fixed assets to demanding affiliates:

Based on reports on commissioning, transfer, handover or delivery of fixed assets signed by and between suppliers and demanding affiliates, accountants may record the following bookkeeping entries:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 (Subaccounts: Internal receivables from demanding affiliates)

Recording credits to A/C 313001- Costs of fixed asset purchases

 (iii) In case of purchase of fixed assets at the disposal of centralized purchasing units, accountants shall record temporary entries of fixed assets as follows:

Recording debits to A/C 304001- Tangible fixed assets

And/or recording debits to A/C 304002- Intangible fixed assets

Recording credits to A/C 313001- Costs of fixed asset purchases

c) When settling costs incurred from purchase of fixed assets

Based on decisions on approval of settlement of such costs, and the list of fixed assets acquired through centralized purchasing procedures by respective demanding affiliates, centralized purchasing units must inform Debits to demanding affiliates:

Recording debits to A/C 602004- Inter-branch payments

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Or recording debits to A/C 602999- Other payments between SBV’s affiliates

 (centralized purchasing unit’s code; inter-branch code: SBV’s branch in city or province where centralized purchasing unit opens its account)

Recording credits to A/C 315999- Other internal receivables

 (Subaccounts: Internal receivables from demanding affiliates)

2. At SBV’s branches in cities or provinces where centralized purchasing units open their accounts

Upon receipt of Debit transfer orders from centralized purchasing units regarding settlement value of centralized purchases of fixed assets, accountants may take the following accounting steps:

Recording debits to A/C 602004- Inter-branch payments

 (Affiliate’s codes: SBV's branches in the cities or provinces where centralized purchasing units open their accounts; inter-branch codes: demanding affiliates or SBV’s branches in cities or provinces where demanding affiliates open their accounts)

Recording credits to A/C 602999- Other payments between SBV’s affiliates

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. At SBV’s branches in cities or provinces where demanding affiliates open their accounts

Upon receipt of Debit transfer orders from centralized purchasing units or SBV’s affiliates where centralized purchasing units open their accounts regarding settlement value of centralized purchases of fixed assets, accountants shall take the following accounting steps:

Recording debits to A/C 602999- Other payments between SBV’s affiliates

 (Affiliate’s codes: SBV’s branches in cities or provinces where demanding affiliates open their accounts; inter-branch codes: demanding affiliates).

Recording credits to A/C 602004- Inter-branch payments

 (Affiliate’s codes: SBV's branches in the cities or provinces where demanding affiliates open their accounts; inter-branch codes: centralized purchasing units or SBV’s branches in cities or provinces where centralized purchasing units open their accounts)

4. At demanding affiliates

a) Based on reports on commissioning, transfer or handover of fixed assets signed by and between suppliers/centralized purchasing units and demanding units, evidencing documents or records of received assets, accountants may record the following temporary entries:

Recording debits to A/C 304001- Tangible fixed assets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Recording credits to A/C 415999- Other internal receivables

 (Subaccounts: Internal receivables from centralized purchasing units)

b) If settlement requests have not yet been approved in the financial year in question, SBV’s affiliates shall record entries of fixed assets or depreciation thereof in advance; and shall carry out adjustments in historical costs and depreciation value of fixed assets according to decisions on approval of settlement under clause 3 of Article 9 herein.

c) Upon receipt of Debit transfer orders from centralized purchasing units or SBV’s branches in cities or provinces where centralized purchasing units open their accounts or SBV’s branches in cities or provinces where demanding affiliates open their accounts in relation to settlement value of costs of centralized purchases of fixed assets, accountants must check whether costs specified on these orders are matched with those specified in decisions on approval of settlement of centralized purchase costs, reports on commissioning, transfer, handover or delivery of fixed assets, and then must take the following accounting steps:

Recording debits to A/C 415999- Other internal receivables

 (Subaccounts: Internal receivables from centralized purchasing units)

Recording credits to A/C 602004- Inter-branch payments

 (Affiliate’s codes: demanding affiliates; inter-branch codes: centralized purchasing units or SBV’s branches in cities or provinces where centralized purchasing units open their accounts)

Or recording credits to A/C 602999- Other payments between SBV’s affiliates

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Offset accounts included in balance sheets

At the end of a fiscal quarter or year, before SBV prepares quarterly/annual financial statements, SBV’s affiliates must check and compare accounts in order to ensure that balance in A/C 315999- Other internal receivables at centralized purchasing units is matched with balance in A/C 415999- Other internal payables at demanding affiliates in terms of entries on opposite sides; and must carry out offsetting according to regulations imposed by SBV.

Article 11. Accounting for assigned, gifted or donated fixed assets

1. At SBV’s affiliates entitled to assigned, gifted or donated fixed assets

Based on documents or records on fixed assets, reports on commissioning, transfer, handover and receipt of fixed assets, reports on revaluation of fixed assets (with respect to used fixed assets) which are assigned, gifted or donated, and decisions on receipt of fixed assets which are assigned, gifted or donated by competent entities, SBV's affiliates record received fixed assets and transfer funds to Finance – Accounting Department by taking the following accounting steps:

Recording debits to A/C 304001- Tangible fixed assets

And/or recording debits to A/C 304002- Intangible fixed assets

Recording credits to A/C 602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: SBV’s affiliates entitled to assigned, gifted or donated fixed assets; inter-branch codes: Finance – Accounting Department)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 (affiliate’s codes: SBV’s affiliates entitled to assigned, gifted or donated fixed assets; inter-branch codes: SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s affiliates open their accounts)

And sending 01 set of evidencing documents to the Finance – Accounting Department as a basis to make payments.

2. At SBV’s branches in the cities or provinces where demanding affiliates open their accounts

Upon receipt of Credit transfer orders related to assigned, gifted or donated fixed assets from SBV's affiliates that open their accounts at SBV's branches in cities or provinces, these branches shall take the following accounting steps in transfer of funds to the Finance - Accounting Department:

Recording debits to A/C 602999- Other payments between SBV’s affiliates

 (affiliate’s codes: SBV’s branches in the cities or provinces where SBV's affiliates open their accounts; inter-branch codes: SBV’s affiliates entitled to assigned, gifted or donated fixed assets)

Recording credits to A/C 602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: SBV’s branches in the cities or provinces where SBV's affiliates open their accounts; inter-branch codes: Finance – Accounting Department)

3. At the Finance – Accounting Department

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Recording debits to A/C 602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: Finance - Accounting Department; inter-branch codes: SBV’s affiliates entitled to assigned, gifted or donated fixed assets, or SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s affiliates receiving such assets open their accounts)

Recording credits to A/C 501001- Allocated capital (If fixed assets are allocated by the State Budget, etc.)

Or recording credits to A/C 501002- Capital expenditures

4. If SBV directly receives fixed assets from organizations assigning, gifting or donating fixed assets, and then hands over them for use by SBV’s affiliates, units authorized to lead receipt of fixed assets (accounting for them in accordance with clause 1 of this Article) and assign them for use by SBV's affiliates (accounting for them in accordance with clause 1 of Article 14 herein).

Article 12. Accounting for excess, insufficient, lost or damaged fixed assets

1. In case of discovering excess of fixed assets

In all cases where fixed assets are found excess, causes of such excess must be identified. Based on fixed asset inventory reports and conclusions of the Inventory Committee, accountants can account for these assets in an accurate, timely and cause-specific manner.

a) At SBV’s affiliates

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 (ii) If excess fixed assets found excess are those under the control of other affiliates, accountants must promptly inform owners of these assets and return them.

Returning these fixed assets must be documented by reports on transfer, handover of fixed assets certified by Heads of SBV's affiliates involved.

 (iii) If it is unable to identify owners of fixed assets found excess, SBV’s affiliates must send their reports on these situations to SBV (via Finance - Accounting Department) to seek its proper decisions.

 (iv) During the period of pending disposition of excess fixed assets, based on inventory checking documents or records, accountants can use accounting vouchers on off-balance sheet liabilities for keeping track of fixed assets with the conventional value of 1 dong (d) per each fixed assets for use in accounting for fixed assets held in custody:

Recording debits to A/C 00900199- Other assets held in custody

 (Subaccounts: Fixed assets with unidentified owners/ Fixed assets not yet claimed by owners)

b) At the Finance – Accounting Department

In different cases of excess of fixed assets without identified owners at SBV's affiliates, the Finance - Accounting Department shall give different instructions.

2. In case where fixed assets are found insufficient or have gone missing or are damaged, SBV’s affiliates must clarify causes, charge persons involved in such faults (if any) and impose possible sanctions according to existing regulations, and perform the following accounting steps:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Recording decreases in fixed assets

 (i) If fixed assets have not been fully depreciated

Based on reports on disposition of fixed assets in case of being insufficient, lost or damaged, and documents or records on fixed assets, accountants shall record decreases in fixed assets:

 

Recording credits to A/C 315004- Embezzlement, loss or deficiency of money, assets awaiting disposition

Residual value of fixed assets

 

Recording debits to A/C 30400501- Depreciation of tangible fixed assets

Accumulated depreciation value

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Recording debits to A/C 30400502- Amortization of intangible fixed assets

Accumulated amortization value

 

Recording credits to A/C 304001- Tangible fixed assets

Historical costs

And/or

Recording credits to A/C 304002- Intangible fixed assets

Historical costs

 (ii) In case where fixed assets are fully depreciated

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Recording debits to A/C 30400501- Depreciation of tangible fixed assets

Accumulated depreciation value

And/or

Recording debits to A/C 30400502- Amortization of intangible fixed assets

Accumulated amortization value

 

Recording credits to A/C 304001- Tangible fixed assets

Historical costs

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Recording credits to A/C 304002- Intangible fixed assets

Historical costs

Committees on disposition of insufficient or lost or damaged fixed assets must define causes, blame responsible persons and identify amounts of compensation, and seek competent entity's approval thereof in accordance with SBV’s financial regulations currently in force. If compensations paid by defaulting persons and indemnities paid by insurance firms are inadequate, SBV's affiliates shall take actions prescribed in current regulations of the State and SBV on dealing with loss or damage.

b) Upon receipt of decisions on identification of compensation responsibilities and amounts of compensation, and decisions on addressing asset loss or damage (if any), accountants must take the following accounting steps:

 

Recording debits to A/C 314999- Other receivables from customers

 (subaccounts reflecting other receivables from fixed asset insurance companies)

Insurance company’s payables (if any)

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 (subaccounts reflecting compensations paid by specific staff members)

Compensation sums paid by staff members

 

Recording debits to A/C 502002- Financial reserve funds

Remaining loss or damage (in case of insufficiency)

 

Recording credits to A/C 315004- Embezzlement, loss or deficiency of money or assets awaiting disposition

Residual value

c) Accountants must account for gains from product waste or scrap (if any), expenses related to disposition of damaged fixed assets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Recording debits to relevant A/Cs (e.g. 10100201, 102001,...)

Gains or proceeds

 

Recording debits to relevant expense A/Cs (if fixed assets are damaged)

Costs related to disposition of damaged fixed assets

 

Recording credits to relevant A/Cs (e.g. 10100201, 102001,...)

Money spent

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Money received

d) Accountants must account for money received from compensations paid by staff members and insurance companies:

Recording debits to relevant A/Cs (e.g. 10100201, 102001,...)

Recording credits to A/C 314999- Other receivables from customers

 (subaccounts reflecting other receivables from fixed asset insurance companies)

Or recording credits to A/C 315005- Compensations paid by staff members

 (subaccounts reflecting compensations paid by specific staff members)

Article 13. Accounting for revaluation of fixed assets

Revaluation of fixed assets can be carried out only when it is allowed by laws. Based on competent entity’s decisions on revaluation of fixed assets and reports on revaluation of fixed assets, SBV’s affiliates shall prepare evidencing documents on accounting for value increased or decreased owing to revaluation, and entering historical costs of fixed assets, increased or decreased depreciation and post-valuation residual value in tags or labels of fixed assets:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) At SBV’s affiliates:

Recording debits to A/C 304001- Tangible fixed assets

And/or recording debits to A/C 304002- Intangible fixed assets

Increased historical costs of fixed assets

Recording credits to A/C 30400501- Depreciation of tangible fixed assets

And/or recording credits to A/C 30400502- Amortization of intangible fixed assets

Increased amortization value

Recording credits to A/C 602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: SBV’s affiliates having fixed assets of which value is increased after revaluation; inter-branch codes: Finance – Accounting Department)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 (affiliate’s codes: SBV’s affiliates having fixed assets of which value is increased after revaluation; inter-branch codes: SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s affiliates open their accounts)

And sending 01 set of evidencing documents to the Finance – Accounting Department as a basis to carry out accounting activities.

b) At SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s affiliates open their accounts

Upon receipt of postings on transfer of assets of which value is increased due to revaluation from SBV’s affiliates opening accounts at SBV's branches in cities or provinces, these branches shall carry forward assets to the Finance - Accounting Department:

Recording debits to A/C 602999- Other payments between SBV’s affiliates

 (affiliate’s codes: SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s affiliates open their accounts; inter-branch codes: SBV’s affiliates having fixed assets of which value is increased after revaluation)

Recording credits to A/C 602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: SBV’s branches in the cities or provinces where SBV's affiliates open their accounts; inter-branch codes: Finance – Accounting Department)

c) At the Finance – Accounting Department

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Recording debits to A/C 602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: Finance – Accounting Department; inter-branch codes: SBV’s affiliates having fixed assets of which value is increased after revaluation or SBV’s branches in cities or provinces where SBV’s affiliates open their accounts)

Recording credits to A/C 501003- Capital gains from revaluation of assets

2. Accounting for decreasing revaluation of fixed assets

a) At SBV’s affiliates:

Recording debits to A/C 602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: SBV’s affiliates having fixed assets of which value is decreased after revaluation; inter-branch codes: Finance – Accounting Department)

Or recording debits to A/C 602999- Other payments between SBV’s affiliates

 (affiliate’s codes: SBV’s affiliates having fixed assets of which value is decreased due to revaluation; inter-branch codes: SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s affiliates open their accounts)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

And/or recording credits to A/C 30400502- Amortization of intangible fixed assets

Decreased amortization value

Recording credits to A/C 304001- Tangible fixed assets

And/or recording credits to A/C 304002- Intangible fixed assets

Historical costs of decreased fixed assets

b) At SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s affiliates open their accounts

Upon receipt of postings on transfer of assets of which value is increased due to revaluation from SBV’s affiliates opening accounts at SBV's branches in cities or provinces, these branches shall take the following accounting actions:

Recording debits to A/C 602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: SBV’s branches in the cities or provinces where SBV's affiliates open their accounts; inter-branch codes: Finance – Accounting Department)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 (affiliate’s codes: SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s affiliates open their accounts; inter-branch codes: SBV’s affiliates having fixed assets of which value is decreased due to revaluation)

c) At the Finance – Accounting Department

Upon receipt of Debit transfer documents from SBV's affiliates or SBV’s branches in cities or provinces where SBV's affiliates open their accounts, and reports on revaluation of fixed assets from SBV's affiliates obtaining permission for the decreasing valuation of historical costs of fixed assets, together with competent entity’s decisions on revaluation of fixed assets, accountants shall take the following accounting actions:

Debiting A/C

501003- Capital gains on revaluation of assets

Crediting A/C

602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: Finance – Accounting Department; inter-branch codes: SBV’s affiliates having fixed assets of which value is decreased after revaluation or SBV’s branches in cities or provinces where SBV’s affiliates open their accounts)

Article 14. Accounting for transfer of fixed assets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) At transferors: Based on decisions on intra-corporate transfer of fixed assets issued by SBV's Governor and documents on fixed assets, together with reports on commissioning, acceptance testing, handover or transfer of fixed assets, accountants shall take the following accounting steps:

 

Debiting A/C

30400501- Depreciation of tangible fixed assets

And/or

Debiting A/C

30400502- Amortization of intangible fixed assets

 

Debiting A/C

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 (affiliate’s codes: SBV’s transferor affiliates; inter-branch codes: SBV’s transferee affiliates): Residual value of transferred fixed assets

Or

Debiting A/C

602999- Other payments between SBV’s affiliates

 (affiliate’s codes: SBV’s transferor affiliates; inter-branch codes: SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s transferor affiliates open their accounts): Residual value of transferred fixed assets

 

Crediting A/C

304001- Tangible fixed assets

And/or

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

304002- Intangible fixed assets

b) At SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s transferor affiliates open their accounts

Upon receipt of postings on transfer of assets from SBV’s transferor affiliates to SBV’s transferee affiliates, accountants may take the following accounting steps:

Debiting A/C

602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s transferor affiliates open their accounts; inter-branch codes: SBV’s transferee affiliates or SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s transferee affiliates open their accounts): Residual value of transferred fixed assets

Crediting A/C

602999- Other payments between SBV’s affiliates

 (affiliate’s codes: SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s transferor affiliates open their accounts; inter-branch codes: SBV’s transferor affiliates): Residual value of transferred fixed assets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Upon receipt of postings on transfer of fixed assets in question from SBV’s transferor affiliates or SBV where SBV's transferor affiliates open their accounts, accountants shall take the following accounting steps:

Debiting A/C

602999- Other payments between SBV’s affiliates

 (affiliate’s codes: SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s transferee affiliates open their accounts; inter-branch codes: SBV’s transferee affiliates): Residual value of transferred fixed assets

Crediting A/C

602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s transferee affiliates open their accounts; inter-branch codes: SBV’s transferor affiliates or SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s transferor affiliates open their accounts): Residual value of transferred fixed assets

d) At transferees: Upon receipt of fixed assets and sets of documents on fixed assets from transferor affiliates, accountants shall check whether data shown thereon are matched with those shown on decisions on intra-corporate transfer of assets issued by SBV’s Governor, transferee affiliates must fully implement procedures for receipt of fixed assets and receive the following postings on such transfer:

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

304001- Tangible fixed assets

And/or

Debiting A/C

304002- Intangible fixed assets

 

Crediting A/C

602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: SBV’s transferee affiliates; inter-branch codes: SBV’s transferor affiliates or SBV where SBV’s transferor affiliates open their accounts): Residual value of transferred fixed assets

Or

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

602999- Other payments between SBV’s affiliates

 (affiliate’s codes: SBV’s transferee affiliates; inter-branch codes: SBV’s branches in cities or provinces where SBV’s transferee affiliates open their accounts): Residual value of transferred fixed assets

 

Crediting A/C

30400501- Depreciation of tangible fixed assets

And/or

Crediting A/C

30400502- Amortization of intangible fixed assets

2. Accounting for outward transfer of fixed assets between SBV and outside entities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 (i) At SBV’s transferor affiliates:

Based on decisions on transfer of fixed assets, SBV’s affiliates shall carry out procedures for handover of fixed assets and documents on these fixed assets to outside entities. After completion of procedures, based on reports on commissioning, acceptance testing, handover and receipt of fixed assets, SBV's affiliates shall transfer these assets and carry out the following accounting activities:

 

Debiting A/C

602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: SBV’s transferor affiliates; inter-branch codes: Finance – Accounting Department)

Or

Debiting A/C

602999- Other payments between SBV’s affiliates

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Residual value of transferred fixed assets

 

Debiting A/C

30400501- Depreciation of tangible fixed assets

And/or

Debiting A/C

30400502- Amortization of intangible fixed assets

Depreciation of transferred fixed assets

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

304001- Tangible fixed assets

And/or

Crediting A/C

304002- Intangible fixed assets

Historical costs of transferred fixed assets

After completion of transfer of fixed assets, SBV’s affiliates must record such transfer in tags or labels of transferred fixed assets (at sections intended for recording of decreases in fixed assets) and registers of fixed assets.

 (ii) At SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s transferor affiliates open their accounts

Upon receipt of postings on transfer of fixed assets from SBV’s transferor affiliates, accountants may take the following accounting steps:

Debiting A/C

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 (affiliate’s codes: SBV’s branches in the cities or provinces where SBV's transferor affiliates open their accounts; inter-branch codes: Finance – Accounting Department) Residual value of transferred fixed assets

Crediting A/C

602999- Other payments between SBV’s affiliates

 (affiliate’s codes: SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s transferor affiliates open their accounts; inter-branch codes: SBV’s transferor affiliates): Residual value of transferred fixed assets

 (iii) At Finance – Accounting Department:

Upon receipt of documents, reports on commissioning, acceptance testing, handover and receipt of fixed assets from SBV's transferor affiliates, and copies of Decisions on transfer of fixed assets, accountants shall take the following accounting steps:

Debiting A/C

Relevant assets (e.g. 501002, 501999, 501003 (if any))

Residual book value of transferred fixed asset

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: Finance – Accounting Department; inter-branch codes: SBV’s transferor affiliates or SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s transferor affiliates open their accounts)

b) If SBV is a transferee entity

 (i) At transferee affiliates:

Upon receipt of fixed assets and sets of documents on fixed assets from transferee affiliates, after checking whether data shown thereon are matched with those shown on decisions on transfer of fixed assets, transferee affiliates must fully implement procedures for receipt of fixed assets and record entries of receipt of fixed assets, and carry forward funds (residual value of received fixed assets) to Finance – Accounting Department:

 

Debiting A/C

304001- Tangible fixed assets

And/or

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

304002- Intangible fixed assets

 

Crediting A/C

602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: SBV’s transferee affiliates; inter-branch codes: Finance – Accounting Department) Residual value of transferred fixed assets

Or

Crediting A/C

602999- Other payments between SBV’s affiliates

 (affiliate’s codes: SBV’s transferee affiliates; inter-branch codes: SBV’s branches in cities or provinces where SBV’s transferee affiliates open their accounts): Residual value of transferred fixed assets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Crediting A/C

30400501- Depreciation of tangible fixed assets

And/or

Crediting A/C

30400502- Amortization of intangible fixed assets

 (ii) At SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s transferee affiliates open their accounts

Upon receipt of postings on transfer of funds (residual value of transferred fixed assets) from transferee affiliates, SBV’s branches in cities or provinces shall take the following accounting actions:

Debiting A/C

602999- Other payments between SBV’s affiliates

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Crediting A/C

602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s transferee affiliates open their accounts; inter-branch codes: Finance – Accounting Department): Residual value of received fixed assets

 (iii) At Finance – Accounting Department:

Upon receipt of documents, reports on commissioning, acceptance testing, handover and receipt of fixed assets from SBV's transferee affiliates, and copies of Decisions on transfer of fixed assets, accountants shall take the following accounting steps:

Debiting A/C

602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: Finance – Accounting Department; inter-branch codes: SBV’s transferee affiliates or SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s transferee affiliates open their accounts)

Crediting A/C

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Residual value of received fixed assets

Article 15. Accounting for fixed assets under operating leases

1. Upon receipt of written decisions on approval of operating lease on fixed assets from competent entities, SBV’s affiliates shall rent fixed assets.

2. In principle, fixed assets that SBV's affiliates rent shall not be recorded as increases in historical costs thereof. Rentals shall be recorded as costs at SBV's lessor affiliates and shall be distributed according to the straight-line method during the lease term.

3. Bookkeeping and accounting approaches

a) Accounting for value of fixed assets leased from outside:

SBV’s affiliates shall only account for value of leased assets if these assets fixed assets and they are authorized to directly manage and use them during the lease term.

Immediately after receipt of fixed assets leased from outside, based on agreements on lease of fixed assets which have already been effected, SBV’s affiliates shall prepare accounting vouchers to record debits to off-balance sheet accounts to account for value of these assets according to the following process:

Debiting A/C

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 (Subaccounts reflecting fixed assets leased from outside)

Simultaneously, accountants need to use logbooks for indexing fixed assets leased from outside by specific individual or institutional lessors, fixed assets and types of fixed assets.

b) Accounting for payment of rentals:

 (i) In case of monthly payment of rentals, accountants shall record the following bookkeeping entries:

Debiting A/C

811006- Costs of lease of fixed assets

 (Subaccounts reflecting costs of lease of fixed assets)

Crediting A/C

relevant A/Cs (e.g. 10100201, 102001,...)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Debiting A/C

811006- Costs of lease of fixed assets: Costs of lease of fixed assets in the first instalment

 (Subaccounts reflecting costs of lease of fixed assets)

Debiting A/C

318999- Other costs awaiting distribution

 (subaccounts reflecting costs of lease of fixed assets awaiting distribution)

Crediting A/C

relevant A/Cs (e.g. 10100201, 102001,...)

On a monthly basis, accountants shall gradually charge monthly rentals paid in advance into expenses:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

811006- Costs of lease of fixed assets

 (Subaccounts reflecting costs of lease of fixed assets)

Crediting A/C

318999- Other costs awaiting distribution

 (Existing subaccounts)

 (iii) In case where rentals are paid in arrears (regular payments made in arrears or one-off payments made after completion of leases):

On a monthly basis, accountants shall charge and account for rentals payable as expenses:

Debiting A/C

811006- Costs of lease of fixed assets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Crediting A/C

414999- Other payables to the outside

 (subaccounts reflecting rentals payable)

In order to reflect payment of rentals, accountants shall take accounting steps, including:

Debiting A/C

811006- Costs of lease of fixed assets

 (subaccounts reflecting costs of lease of fixed assets): Costs of lease of fixed assets payable within accounting periods awaiting payment that are not recognized

Debiting A/C

414999- Other payables to the outside

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Crediting A/C

relevant A/Cs (e.g. 10100201, 102001,...)

c) Accounting for rentals on termination of leases: Based on leases, SBV’s affiliates shall prepare accounting vouchers to record credits to off-balance sheet accounts to account for settlement of costs of leased fixed assets, return and hand over leased fixed assets to lessors:

Crediting A/C

009002- Assets leased from outside

 (Existing subaccounts)

Article 16. Accounting for sale and liquidation of fixed assets

Based on notices of approval of sale or liquidation of fixed assets at SBV's affiliates from competent entities, SBV's affiliates shall carry out sale and liquidation of fixed assets. Below are detailed bookkeeping entries:

1. Accountants can account for gains from sale and liquidation of fixed assets as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

relevant A/Cs (e.g. 10100201, 102001,...)

Crediting A/C

414999- Other payables to the outside

 (subaccounts: temporarily custodial accounts for disposal of public assets at State Treasury that Departments of Finance hold)

Simultaneously, accountants shall charge them into temporarily custodial accounts at State Treasury that Departments of Finance hold, and take the following accounting steps:

Recording credits to A/C 414999- Other payables to the outside

Recording credits to relevant A/Cs (e.g. 10100201, 102001,...)

2. SBV’s affiliates shall consolidate all of costs related to sale or liquidation of assets and shall take the following accounting steps:

Debiting A/C

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 (subaccounts: temporarily custodial accounts for disposal of public assets at State Treasury that Departments of Finance hold)

Recording credits to relevant A/Cs (e.g. 10100201, 414999,...)

3. Accountants shall record entries as decreases in fixed assets due to sale and liquidation as follows:

 

Recording debits to A/C 30400501- Depreciation of tangible fixed assets

Or

Recording debits to A/C 30400502- Amortization of intangible fixed assets

And/or

Recording debits to A/C 81100301- Expenses incurred from liquidation of fixed assets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Recording credits to A/C 304001- Tangible fixed assets

Or

Recording credits to A/C 304002- Intangible fixed assets

Historical costs

After sale or liquidation of fixed assets, SBV’s affiliates must record such transaction in tags or labels of such assets (recording decreases in fixed assets) and must store these tags or labels in documents and records on liquidation of fixed assets; simultaneously, must record them into fixed asset registers.

4. Accounting for expenses and revenues related to sale and liquidation of fixed assets that Departments of Finance remits

Based on valid and legitimate documents and records about costs of sale and liquidation of fixed assets within approved cost estimates, accountants must check whether such costs are matched with account holders’ temporarily custodial sums awaiting remittance, and must take the following accounting steps:

Recording credits to relevant A/Cs (e.g. 10100201, 102001,…)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Recording debits to A/C 81100301- Expenses for liquidation of fixed assets

Positive differences between costs and revenues (if any)

Recording credits to A/C 314999- Other receivables from customers

Total expenditure

Article 17. Accounting for expansion, repair and improvement of fixed assets

1. Accounting for repair of fixed assets

a) Regular repair of fixed assets:

- Whenever costs of regular repair of fixed assets arise, SBV's affiliates shall prepare adequate documents and records, and take the following accounting steps:

Recording debits to A/C 315002- Advances on repair and maintenance of assets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- With respect to regular repair of fixed assets, based on valid and legitimate documents and records on repair of fixed assets, accountants shall take the following accounting steps:

Recording debits to A/C 811002- Maintenance and repair of assets

Recording credits to A/C 315002- Advances on repair and maintenance of assets

b) Major repair of fixed assets for the purposes of restoring assets to their original condition:

- Whenever major repair of fixed assets is needed, SBV's affiliates can decide to carry out major repair of fixed assets provided that costs thereof fall within approved cost estimates. Based on valid and legitimate documents and records, accountants shall take the following accounting steps:

Recording debits to A/C 31300201- Major repair of fixed assets

Recording credits to relevant A/Cs (e.g. 10100201, 102001,...)

- In case of settling costs of major repair of fixed assets, SBV's affiliates shall refer to reports on commissioning, acceptance testing, handover and receipt of fixed assets after completion of major repair, written documents on settlement approved by competent entities and other relevant records or documents in order to take the following accounting actions:

Recording debits to A/C 811002- Maintenance and repair of assets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Accounting for expansion, repair and improvement of fixed assets

Expansion, repair or improvement of fixed assets may be recorded as increases in historical costs of assets if these assets attain higher standards than their original condition; these activities help increase their useful life or reduce operating costs or boost their capacity.

a) In case where expansion, repair or improvement of fixed assets is recorded as increases in historical costs thereof, but the depreciation period is not changed

- Accountants may increase historical costs the same as those of fixed assets acquired upon purchases as provided in Article 9 herein.

- SBV’s affiliates must calculate monthly depreciation value again according to the following formula:

Monthly depreciation value of a fixed asset is defined by dividing the difference between historical cost of that fixed asset after completion of improvement, expansion or repair and accumulated depreciation value of that fixed asset by the residual depreciation period of that fixed asset expressed in month.

Monthly depreciation value

=

Historical cost of fixed asset after improvement, expansion or repair

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Accumulated depreciation value

Residual depreciation period expressed in month

- Accountants must depreciate these fixed assets after such activities as per clause 1 of Article 18 herein.

b) In case where expansion, repair or improvement of fixed assets helps increase historical costs of fixed assets and lengthen the depreciation period

- Accountants may increase historical costs the same as those of fixed assets acquired upon purchases as provided in Article 9 herein.

- SBV’s affiliates must calculate monthly depreciation value again according to the following formula:

Monthly depreciation value

=

Historical cost of fixed asset after improvement, expansion or repair

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Accumulated depreciation value

Depreciation period redetermined after improvement of that fixed asset, expressed in month

In particular, depreciation period redetermined after improvement, expansion or repair of fixed asset is calculated on the basis of the residual depreciation period and the additional depreciation period specified in technical documentation approved by competent entities.

- Accountants must depreciate these fixed assets after such activities as per clause 1 of Article 18 herein.

Article 18. Accounting for depreciation of fixed assets

1. On a monthly basis, SBV’s affiliates shall check and make comparison between data on calculation of depreciation on the FA branch by using the form given in Appendix 10 hereto, and account for depreciation value to be charged at each affiliate on the GL branch. Calculation and charging of depreciation of fixed assets commence at the time of completion, commissioning and use of fixed assets, not based on the time of recording of receipt of fixed assets.

Based on fixed asset depreciation datasheets that are already checked to ensure data accuracy, accountants may prepare accounting vouchers to record the following entries:

 

Recording debits to A/C 811001- Underlying depreciation of fixed assets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Recording credits to A/C 30400501- Depreciation of tangible fixed assets

And/or

Recording credits to A/C 30400502- Amortization of intangible fixed assets

2. Adjustments made in case of overcharging or undercharging depreciation of fixed assets

a) Adjusting depreciation value after cost settlement requests are approved

After adjusting historical costs of fixed assets to value specified in approved cost estimates, SBV’s affiliates shall calculate depreciation value to be charged by specific fixed assets, and account for such adjustment if the year of approval of cost estimate differs from the fiscal year of recording of temporary entries of fixed assets:

 (i) If the depreciation value to be charged is greater than the depreciation value already charged, SBV’s affiliates shall transfer the undercharged depreciation value to SBV (Finance – Accounting Department) in order to record such value to the account reflecting differences between revenues and expenditures in the previous year:

- At SBV’s affiliates: Based on fixed asset depreciation datasheets, after calculating depreciation value that need to be adjusted, SBV's affiliates shall prepare accounting vouchers to transfer debits by taking the following steps:

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: SBV’s affiliates; inter-branch codes: Finance – Accounting Department)

Or

Debiting A/C

602999- Other payments between SBV’s affiliates

 (affiliate’s codes: SBV’s affiliates; inter-branch codes: SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s affiliates open their accounts)

 

Crediting A/C

30400501- Depreciation of tangible fixed assets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Crediting A/C

30400502- Amortization of intangible fixed assets

- At SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s affiliates open their accounts

Upon receipt of accounting vouchers on transfer of debits from SBV’s affiliates, SBV’s branches in cities or provinces shall take accounting steps as follows:

Debiting A/C

602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: SBV’s branches in the cities or provinces where SBV's affiliates open their accounts; inter-branch codes: Finance – Accounting Department)

Crediting A/C

602999- Other payments between SBV’s affiliates

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- At the Finance – Accounting Department: Upon receipt of accounting vouchers on transfer of debits from SBV’s affiliates or SBV’s branches in cities or provinces where these affiliates open their accounts, accountants shall take accounting steps as follows:

Debiting A/C

599002- Differences between revenues and expenses in previous years

Crediting A/C

602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: Finance – Accounting Department; inter-branch codes: SBV’s affiliates or SBV’s branches in cities or provinces where SBV’s affiliates open their accounts)

 (ii) If depreciation value needing to be charged is less than depreciation value already charged, SBV's affiliates need to reduce the latter:

- At SBV’s affiliates: Based on fixed asset depreciation datasheets, after calculating depreciation value that need to be adjusted, SBV's affiliates shall prepare accounting vouchers to transfer credits by taking the following steps:

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

30400501- Depreciation of tangible fixed assets

And/or

Debiting A/C

30400502- Amortization of intangible fixed assets

 

Crediting A/C

602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: SBV’s affiliates; inter-branch codes: Finance – Accounting Department)

Or

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

602999- Other payments between SBV’s affiliates

 (affiliate’s codes: SBV’s affiliates; inter-branch codes: SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s affiliates open their accounts)

- At SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s affiliates open their accounts:

Upon receipt of accounting vouchers on transfer of credits from SBV’s affiliates, SBV’s branches in cities or provinces shall take accounting steps as follows:

Debiting A/C

602999- Other payments between SBV’s affiliates

 (affiliate’s codes: SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s affiliates open their accounts; inter-branch codes: SBV’s affiliates)

Crediting A/C

602004- Inter-branch payments

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- At the Finance – Accounting Department: Upon receipt of accounting vouchers on transfer of credits from SBV’s affiliates or SBV’s branches in cities or provinces where these affiliates open their accounts, accountants shall take accounting steps as follows:

Debiting A/C

602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: Finance – Accounting Department; inter-branch codes: SBV’s affiliates or SBV’s branches in cities or provinces where SBV’s affiliates open their accounts)

Crediting A/C

599002- Differences between revenues and expenses in previous years

b) Adjusting depreciation value upon requests of State Audit and Internal Audits

Based on audit reports, SBV’s affiliates shall carry out inspection, review and calculation of overcharged/undercharged depreciation value and make adjustments in depreciation value already charged with respect to specific fixed assets, and take accounting actions according to SBV’s instructions in specific circumstances.

Chapter III

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 19. Bookkeeping accounts, accounting vouchers, documents and books for use in accounting for tools, instruments and supplies

1. Bookkeeping accounts

The following main accounts shall be used for accounting for tools, instruments and supplies:

- A/C 305- Other assets kept in warehouses

 (Relevant accounts used for keeping track of tools, instruments and supplies kept in warehouses)

- A/C 314999- Other receivables from customers

- A/C 315999- Other internal receivables

- A/C 81100302- Other expenses for liquidation of fixed assets

- A/C 811004- Expenses for purchase of tools and instruments

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- A/C 010- Tools and instruments currently in use

Details, characteristics and compositions of these accounts shall be subject to detailed regulations set out in the SBV's Chart of Accounts.

2. Accounting vouchers, documents and books

The following main accounting documents, records and books shall be used for accounting for tools, instruments and supplies:

- Logbook of fixed assets, tools, instruments and supplies available at places where they are used (Appendix 11)

- Accounting voucher of debits to off-balance sheet accounts (Appendix 12)

- Accounting voucher of credits to off-balance sheet accounts (Appendix 13)

- Note of receipt (Appendix 14)

- Note of dispatch (Appendix 15)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Report on handover of tools, instruments and supplies (Appendix 17)

- Report on inventory checking of tools, instruments and supplies currently in use (Appendix 18)

- Report on inventory checking of tools and instruments and supplies kept in warehouses (Appendix 19a)

- Report on inventory checking of supplies kept in warehouses (Appendix 19b)

- Report on liquidation of tools, instruments and supplies (Appendix 20)

- Warehouse register/tag (Appendix 21)

- Logbook of tools, instruments kept in warehouses (Appendix 22a)

- Logbook of supplies kept in warehouses (Appendix 22b)

- Notice of missing or damaged tools, instruments (Appendix 23)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 20. Accounting for centralized purchasing of tools and instruments

1. At centralized purchasing units

a) Advance payments to suppliers

If advance payments to suppliers fall within the approved cost estimate under agreements on purchase of tools and instruments, accountants shall take the following accounting steps:

Recording debits to A/C 314999- Other receivables from customers

Recording credits to relevant A/Cs (e.g. 10100201, 102001, 602004, 602999,...)

b) If tools and instruments are purchased, handed over and installed for demanding affiliates, or installed for centralized purchasing units themselves, accountants shall take accounting actions as follows:

 

Debiting A/C

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

And/or

Debiting A/C

318999- Other costs awaiting distribution

Or

Debiting A/C

315999- Other internal receivables

 (Demanding affiliates)

 

Crediting A/C

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The following entries shall be recorded in case of purchasing tools and instruments for centralized purchasing units themselves, and posting entries to off-balance sheet accounts or those accounts used for tracking tools and instruments moved out of warehouses for use:

Debiting A/C

010- Tools and instruments currently in use

 (Subaccount: Tools and instruments under SBV’s ownership)

c) Accounting activities mentioned below shall be performed in case of accounting for tools and instruments acquired from centralized purchases

After tools and instruments have already been completely handed over and delivered to demanding affiliates, based on approved application documentation for settlement of costs, lists of tools and instruments acquired from centralized purchases, issued by specific demanding affiliates, reports on commissioning, handover and receipt of tools, instruments, and other relevant documents or records, accountants shall take the following accounting steps:

 (i) If approved estimated costs of tools or instruments are equal to purchase costs thereof

Centralized purchasing units shall carry forward debits to demanding affiliates in accordance with point c of clause 1 of Article 10 herein.

 (ii) If approved estimated costs of tools or instruments are less than purchase costs thereof

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Debiting A/C

relevant A/Cs (e.g. 314999, 414999,...)

 

Crediting A/C

811004- Expenses for purchase of tools and instruments

And/or

Crediting A/C

318999- Other costs awaiting distribution

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Crediting A/C

315999- Other internal receivables

 (Demanding affiliates)

In addition, accountants shall request demanding affiliates to adjust costs of tools and instruments currently tracked as entries on off-balance sheet accounts; and finding all possible measures to retrieve differences between costs approved for settlement and costs already paid (if any).

2. At SBV’s branches in cities or provinces where centralized purchasing units open their accounts

Accountants shall carry forward costs approved for settlement upon centralized purchase of tools or instruments in accordance with clause 2 of Article 10 herein.

3. At SBV’s branches in cities or provinces where demanding affiliates open their accounts

Accountants shall carry forward costs approved for settlement upon centralized purchase of tools or instruments in accordance with clause 3 of Article 10 herein.

4. At demanding affiliates

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Recording debits to A/C 010- Tools and instruments currently in use

b) Upon receipt of final accounts of tools and instruments

 (i) When receiving notices, enclosing final accounts, from centralized purchasing units, including requests for adjustments in costs of tools and instruments before settlement of purchase costs is carried out, demanding affiliates must make decreasing adjustments in costs of tools or instruments on off-balance sheet accounts, and perform the following accounting activities:

Crediting A/C 010- Tools and instruments currently in use

 (ii) Upon receipt of orders of transfer of debits to costs of tools or instruments acquired from centralized purchases, accountants shall take the following accounting actions:

 

Debiting A/C

318999- Other costs awaiting distribution

Or

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

811004- Expenses for purchase of tools and instruments

 

Crediting A/C

602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: demanding affiliates; inter-branch codes: centralized purchasing units or SBV’s branches in cities or provinces where centralized purchasing units open their accounts)

Or

Crediting A/C

602999- Other payments between SBV’s affiliates

 (Affiliate’s codes: demanding affiliates; inter-branch codes: SBV’s branches in cities or provinces where demanding affiliates open their accounts).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Debiting relevant A/Cs (e.g. 811004,...)

Crediting A/C 318999- Other costs awaiting distribution

Article 21. Accounting for tools, instruments and supplies purchased by end-user affiliates

1. At the stage of giving and receiving advance on costs of purchase of tools, instruments or supplies

If these costs fall within the approved cost estimate, SBV’s affiliates shall be authorized to purchase tools, instruments and supplies.

Whilst paying costs of purchase of tools, instruments or supplies in advance, accountants must prepare accounting vouchers, including:

Recording debits to relevant A/Cs (e.g. 315001, 314999,...)

Recording credits to relevant A/Cs (e.g. 10100201, 102001, 602004, 602999,...)

2. At the stage of completion of purchase of tools, instruments or supplies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

At the stage of being kept in warehouses: Based on invoices and documents, and inspection reports on receipt of tools, instruments or supplies (if any), accountants shall prepare notes of receipt, issue accounting vouchers for final settlement of advance on these costs, and perform the following accounting activities:

Debiting A/C

305- Other assets kept in warehouses

 (Relevant accounts used for keeping track of tools, instruments and supplies kept in warehouses)

Crediting A/C

relevant A/Cs (e.g. 315001, 314999, 10100201, 102001,...)

In addition, accountants must record them into logbooks of tools, instruments kept in warehouses/ logbooks of supplies kept in warehouses.

b) With respect to tools, instruments or supplies purchased and promptly put in use

Based on invoices and documents, and inspection reports on receipt of tools, instruments or supplies (if any), accountants shall prepare notes of receipt, issue accounting vouchers for final settlement of advance on these costs, or make payments to sellers, and take the following accounting steps:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Debiting A/C 811004- Expenses for purchase of tools and instruments

And/or

Debiting A/C 812001- Expenses for printing materials and paper

And/or

Debiting A/C 80800203- Sorting, counting, packing and sealing banknotes

And/or

Debiting A/C 80900203- Costs of purchase of materials used in payment transactions

Recording credits to relevant A/Cs (e.g. 315001, 10100201, 102001,...)

In addition, with respect to tools and instruments put to use, accountants must record them in registers of fixed assets, tools and instruments at places where they are used, and must prepare accounting vouchers to recording debits to entries on off-balance sheet accounts to track costs of tools and instruments put to use:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 22. Accounting for movement of tools, instruments and supplies out of warehouses for use

With respect to movement of tools, instruments and supplies out of warehouses for use: Based on approved requests for provision of tools, instruments and supplies, accountants shall prepare notes of dispatch and record them into logbooks of tools, instruments kept in warehouses/ logbooks of supplies kept in warehouses, and perform the following accounting activities:

 

Debiting A/C 811004- Expenses for purchase of tools and instruments

And/or

Debiting A/C 812001- Expenses for printing materials and paper

And/or

Debiting A/C 80800203- Sorting, counting, packing and sealing banknotes

And/or

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Crediting A/C 305- Other assets kept in warehouses

 (Relevant accounts used for keeping track of tools, instruments and supplies kept in warehouses)

In addition, with respect to tools and instruments moved out of warehouses for use, based on reports on transfer and handover of tools, instruments or supplies, accountants must record them in registers of fixed assets, tools and instruments at places where they are used, and must prepare accounting vouchers to recording debits to entries on off-balance sheet accounts to track costs of tools and instruments moved out of warehouses for use:

Recording debits to A/C 010- Tools and instruments currently in use

Article 23. Accounting for liquidation of tools, instruments and supplies

Upon receipt of approval of liquidation of tools, instruments and supplies available at SBV’s affiliates from competent authorities, SBV’s affiliates shall proceed to sell and liquidate tools, instruments and supplies, and shall perform the following accounting activities:

1. Accountants shall account for gains from liquidation of tools, instruments and supplies as follows:

a) Liquidation of tools, instruments and supplies:

Debiting A/C

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Crediting A/C

414999- Other payables to the outside

 (subaccounts: temporarily custodial accounts for disposal of public assets at State Treasury that Departments of Finance hold)

b) Depositing these gains into temporarily custodial accounts at State Treasury that Departments of Finance hold, and taking the following accounting steps:

Recording credits to A/C 414999- Other payables to the outside

Recording credits to relevant A/Cs (e.g. 10100201, 102001,...)

2. Accountants shall account for expenses for liquidation of tools, instruments and supplies that fall within the approved cost estimate, based on valid and legitimate evidencing documents, as follows:

Recording debits to A/C 314999- Other receivables from customers

Recording credits to relevant A/Cs (e.g. 10100201, 102001,...)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Liquidation of tools and instruments currently in use

- Based on reports on liquidation of tools, instruments and supplies, and other relevant documents, accountants shall prepare accounting vouchers to record credits to off-balance sheet accounts:

Crediting A/C 010- Tools and instruments currently in use

In addition, accountants can halt tracking of liquidated tools and instruments on registers of fixed assets, tools and instruments at places where they are used.

- With respect to sums for purchase of tools and instruments currently tracked on Account 318999- Other expenses awaiting distribution, accountants shall take the following accounting steps:

Recording debits to A/C 81100302- Other expenses for liquidation of fixed assets

Recording credits to A/C 318999- Other costs awaiting distribution

b) Liquidation of tools, instruments and supplies kept in warehouses

Based on reports on liquidation of tools, instruments and supplies, written documents on compensation (if any) issued by insurance companies, and other related documents or records, accountants shall take the following accounting activities:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

relevant A/Cs (e.g. 10100201, 102001, 314999, 502002,...)

Crediting A/C

305- Other assets kept in warehouses

 (Relevant accounts used for keeping track of tools, instruments and supplies kept in warehouses)

In addition, accountants must discontinue tracking of them in logbooks of tools, instruments kept in warehouses/ logbooks of supplies kept in warehouses.

4. Accounting for expenses and revenues related to sale and liquidation of fixed assets that Departments of Finance remits

Based on valid and legitimate documents and records about costs of sale and liquidation of fixed assets within approved cost estimates, accountants must check whether such costs are matched with account holders’ temporarily custodial sums awaiting remittance, and must take the following accounting steps:

Recording debits to relevant A/Cs (e.g. 10100201, 102001,...)

Account holders’ temporarily custodial remittances

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Positive differences between costs and revenues (if any)

Recording credits to A/C 314999- Other receivables from customers

Total expenditure

Article 24. Accounting for tools, instruments and supplies in case of surplus, deficiency, loss or damage thereof

1. In case of surplus of tools, instruments and supplies

In all cases where tools, instruments and supplies are found surplus, causes for surplus must be identified. Based on reports on inventory checking of tools, instruments and supplies, and conclusions of the Inventory Committee, accountants can account for these assets in an accurate, timely and cause-specific manner.

Accounting method shall be the same as the one applied in case of surplus of fixed assets as provided in clause 1 of Article 12 herein.

2. In case of deficiency, loss or damage of tools, instruments and supplies

Upon discovering deficiency, damage or loss of tools, instruments or supplies, SBV’s affiliates must identify causes, charge responsible persons (if any) and impose sanctions in accordance with SBV’s regulations currently in force. If compensations paid by defaulting persons and indemnities paid by insurance firms are inadequate, SBV's affiliates shall take actions prescribed in current regulations of the State and SBV on dealing with loss and damage of assets. Accounting steps shall include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 (i) In case of deficiency, loss or damage of tools, instruments and supplies kept in warehouses

Based on reports on response to deficiency or loss or damage of tools, instruments or supplies kept in warehouses, accountants shall record decreases in tools, instruments and supplies as follows:

Recording credits to A/C 315004- Embezzlement, loss or insufficient of money, assets awaiting disposition

Recording credits to A/C 305- Other assets kept in warehouses

 (ii) In case of deficiency, loss or damage of tools, instruments and supplies currently in use

- Based on reports on response to deficiency or loss or damage of tools, instruments or supplies kept in warehouses, accountants shall record decreases in tools, instruments and supplies as follows:

Crediting A/C 010- Tools and instruments currently in use

- With respect to sums for purchase of tools and instruments currently tracked on Account 318999- Other expenses awaiting distribution, accountants shall take the following accounting steps:

Debiting A/C 899999- Other expenses

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Accounting for revenues and expenses related to deficiency or loss of tools, instruments or supplies or disposition of damaged tools, instruments or supplies

 (i) Upon receipt of decisions on identification of compensation responsibilities and amounts of compensation, and decisions on addressing loss or damage (if any), accountants must take the following accounting steps:

Recording debits to A/C 314999- Other receivables from customers

 (subaccounts reflecting other receivables from insurance companies)

Insurance company’s payables (if any)

Recording debits to A/C 315005- Compensations paid by staff members

 (subaccounts reflecting compensations paid by specific staff members)

Compensation sums paid by staff members

Recording debits to A/C 502002- Financial reserve funds (applicable to tools, instruments or supplies kept in warehouses)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Recording credits to A/C 799999- Other revenues

Sums received

 (ii) Below are accounting steps for sums gained from product waste or scrap (if any) and expenses associated with disposition of damaged tools, instruments and supplies:

Recording debits to relevant A/Cs (e.g. 10100201, 102001,...)

Money received

Recording debits to relevant expense A/Cs (if fixed assets are damaged)

Amounts of expense associated with disposition of damaged tools, instruments and supplies

Recording credits to relevant A/Cs (e.g. 10100201, 102001,...)

Money spent

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Money received

 (iii) Accountants shall account for money received from compensations paid by staff members and insurance companies:

 

Debiting A/C

relevant A/Cs (e.g. 10100201, 102001,...)

 

Crediting A/C

314999- Other receivables from customers

 (subaccounts reflecting other receivables from insurance companies)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Crediting A/C

315005- Compensations paid by staff members

 (subaccounts reflecting compensations paid by specific staff members)

Article 25. Accounting for transfer of tools and instruments

1. In case of transfer of tools and instruments currently in use

a) At transferors:

Based on decisions on transfer of tools or instruments from SBV’s Governor and reports on commissioning, transfer and handover of tools or instruments, accountants shall prepare accounting vouchers to record credits to off-balance sheet accounts:

Crediting A/C 010- Tools and instruments currently in use

In addition, accountants can halt tracking of transferred tools and instruments on registers of fixed assets, tools and instruments at places where they are used.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Based on decisions on transfer of tools or instruments from SBV’s Governor and reports on commissioning, transfer and handover of tools or instruments, accountants shall prepare accounting vouchers to record debits to off-balance sheet accounts:

Recording debits to A/C 010- Tools and instruments currently in use

In addition, accountants can halt tracking of transferred tools and instruments on registers of fixed assets, tools and instruments at places where they are used.

2. In case of transfer of tools and instruments kept in warehouses

a) At transferors: Based on decisions on transfer of tools or instruments from SBV’s Governor and reports on commissioning, transfer and handover of tools or instruments, accountants shall send debit transfer orders to transferee and take the following accounting actions:

 

Debiting A/C

602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: SBV’s transferor affiliates; inter-branch codes: SBV’s transferee affiliates)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Debiting A/C

602999- Other payments between SBV’s affiliates

 (affiliate’s codes: SBV’s transferor affiliates; inter-branch codes: SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s transferor affiliates open their accounts)

 

Crediting A/C

305- Other assets kept in warehouses

b) At SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s transferor affiliates open their accounts

Accounting method shall be the same as the one applied in case of transfer of tools and instruments according to their historical costs as provided in point b of clause 1 of Article 14 herein.

c) At SBV’s branches in the cities or provinces where SBV’s transferee affiliates open their accounts

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) At transferees: Upon receipt of tools and instruments from transferors, after checking whether they are matched with data shown on decisions on transfer of tools or instruments issued by SBV's Governor, transferee affiliates must fully implement procedures for receipt of tools or instruments, and take the following accounting actions:

Based on debit transfer orders issued by transferors, transferee affiliates shall check whether data shown thereon are matched with those shown on reports on commissioning, transfer and receipt of tools or instruments, and shall take the following accounting steps:

 

Debiting A/C

305- Other assets kept in warehouses

 

Crediting A/C

602004- Inter-branch payments

 (affiliate’s codes: SBV’s transferee affiliates; inter-branch codes: SBV’s transferor affiliates or SBV where SBV’s transferor affiliates open their accounts)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Crediting A/C

602999- Other payments between SBV’s affiliates

 (affiliate’s codes: SBV’s transferee affiliates; inter-branch codes: SBV’s branches in cities or provinces where SBV’s transferee affiliates open their accounts)

Article 26. Accounting for renting of tools and instruments

Costs of renting of tools or instruments shall be recorded as internal costs and shall be distributed according to the straight-line method during the lease term.

1. Accounting for value of leased tools or instruments

Immediately after receipt of tools or instruments leased from outside, based on agreements on lease of tools or instruments which have already been effected, accountants shall prepare accounting vouchers to record debits to off-balance sheet accounts to account for value of these tools or instruments according to the following process:

Debiting A/C

009002- Assets leased from outside

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Simultaneously, accountants need to use logbooks for indexing tools or instruments leased from outside by specific individual or institutional lessors and types of tools or instruments.

2. Accounting for payment of rentals

- In case of monthly payments: Accountants shall take accounting steps as follows:

Debiting A/C

899- Other expenses

 (Subaccount reflecting costs of renting of tools and instruments)

Crediting A/C

relevant A/Cs (e.g. 10100201, 102001,...)

- In case of prepaid payment of rentals of tools or instruments for use in multiple terms, accountants shall take the following accounting steps:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

899- Other expenses

Costs of renting of tools or instruments in the first term

 (Subaccount reflecting costs of renting of tools and instruments)

Debiting A/C

318999- Other costs awaiting distribution

 (Subaccount reflecting costs of renting of tools and instruments awaiting distribution)

Crediting A/C

relevant A/Cs (e.g. 10100201, 102001,...)

On a monthly basis, accountants shall gradually charge prepaid payment of rentals of tools or instruments into expenses:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

899- Other expenses

 (Subaccount reflecting costs of renting of tools and instruments)

Crediting A/C

318999- Other costs awaiting distribution

 (Existing subaccounts)

- In case where rentals are paid in arrears (regular payments made in arrears or one-off payments made after completion of leases):

On a monthly basis, accountants shall charge and account for rentals payable as expenses:

Debiting A/C

899- Other expenses

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Crediting A/C

414999- Other payables to the outside

 (Subaccount reflecting costs payable of renting of tools and instruments)

Upon payment of rentals of tools or instruments, accountants shall perform the following accounting activities:

Debiting A/C

899- Other expenses

Costs of renting of tools or instruments payable within accounting periods awaiting payment that are not recognized

 (Subaccount reflecting costs of renting of tools and instruments)

Debiting A/C

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 (Existing subaccounts)

Crediting A/C

relevant A/Cs (e.g. 10100201, 102001,...)

3. Accounting for rentals upon termination of leases: Based on agreements on lease of tools or instruments which have already been effected, accountants shall prepare accounting vouchers to record credits to off-balance sheet accounts to account for final settlement of value of leased tools or instruments, and return them to lessors:

Crediting A/C 009002- Leased assets

 (Subaccount reflecting tools and instruments leased from outside)

Article 27. Accounting for assigned, gifted or donated tools or instruments

At SBV’s affiliates receiving assigned, gifted or donated tools or instruments

Based on reports on commissioning, transfer, handover and receipt of tools or instruments, reports on revaluation of assigned, gifted or donated tools or instruments, and decisions on receipt of assigned, gifted or donated tools issued by competent authorities, SBV’s affiliates shall move them to warehouses or promptly put them to use, and take the following accounting actions:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Debiting A/C

305- Other assets kept in warehouses

 (Relevant accounts used for keeping track of tools, instruments kept in warehouses)

And/or

Debiting A/C

811004- Expenses for purchase of tools and instruments

 

Crediting A/C

799999- Other receipts

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Recording debits to A/C 010- Tools and instruments currently in use

Chapter IV

IMPLEMENTARY RESPONSIBILITIES AND IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 28. Responsibilities of SBV’s affiliates

1. Information Technology Department shall take charge of upgrading and modifying core banking and accounting software systems, and making budgetary plans meeting regulations laid down herein.

2. Finance – Accounting Department shall act as a body presiding over issues relating to implementation of this Circular.

3. Internal Audit Department shall be responsible for inspecting and supervising implementation of this Circular.

4. SBV’s affiliates shall be responsible for complying with provisions of this Circular and other provisions of relevant laws.

Article 29. Entry into force

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Decision No. 32/2008/QD-NHNN dated December 3, 2008 of SBV’s Governor, adopting SBV’s Regulations on accounting for fixed assets, tools, instruments and supplies, shall be repeal from the entry into force of this Circular.

Article 30. Implementation

Office Chief, Director of Finance - Accounting Department, Heads of the State Bank’s affiliates concerned and Directors of SBV’s branches in provinces and centrally-affiliated cities shall be responsible for implementing this Circular./.

 

 

PP. GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Dao Minh Tu

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 35/2019/TT-NHNN ngày 31/12/2019 quy định về hạch toán kế toán tài sản cố định, công cụ, dụng cụ và vật liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


18.451

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.38.184
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!