BỘ TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 23/2005/TT-BTC
|
Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2005
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN THỰC HIỆN SÁU (06)
CHUẨN MỰC KẾ TOÁN BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 234/2003/QĐ-BTCNGÀY 30/12/2003
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003
của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành và công bố sáu (06) chuẩn mực kế
toán Việt Nam (đợt 3);
Căn cứ Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết
định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ
sung chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán thực hiện sáu (06)
chuẩn mực kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần
kinh tế trong cả nước.
I.
HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHUẨN MỰC "BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ"
1. Đính chính vào Chuẩn mực số 05 -
Bất động sản đầu tư (Ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày
30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính): cụm từ "doanh thu" của đoạn
28 và cụm từ "khoản doanh thu từ việc bán" của đoạn 29 được thay bằng
cụm từ "giá bán".
2.
Bất động sản đầu tư và các trường hợp ghi nhận
2.1.
Bất động sản đầu tư
Bất
động sản (BĐS) đầu tư là bất động sản, gồm: Quyền sử dụng đất; Nhà, hoặc một
phần của nhà, hoặc cả nhà và đất; Cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người
đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính, nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ
việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để:
a) Sử
dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích
quản lý; hoặc:
b) Bán
trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường.
2.2.
Các trường hợp được ghi nhận là bất động sản đầu tư
a)
Quyền sử dụng đất (do doanh nghiệp bỏ tiền ra mua lại) nắm giữ trong thời gian
dài để chờ tăng giá;
b) Quyền
sử dụng đất (do doanh nghiệp bỏ tiền ra mua lại) nắm giữ mà chưa xác định rõ
mục đích sử dụng trong tương lai;
c) Nhà
do doanh nghiệp sở hữu (hoặc do doanh nghiệp thuê tài chính) và cho thuê theo
một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt động;
d) Nhà
đang được giữ để cho thuê theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt động;
e) Cơ
sở hạ tầng đang được giữ để cho thuê theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt
động.
2.3.
Các trường hợp đặc biệt được ghi nhận là bất động sản đầu tư
a) Đối
với những bất động sản mà một phần doanh nghiệp nắm giữ nhằm mục đích thu lợi
từ việc cho thuê hoạt động hoặc chờ tăng giá và một phần sử dụng cho sản xuất,
cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc cho quản lý thì nếu những phần tài sản này được
bán riêng rẽ (hoặc cho thuê riêng rẽ theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt
động), doanh nghiệp sẽ hạch toán phần tài sản dùng để cho thuê hoặc chờ tăng
giá là bất động sản đầu tư còn phần tài sản dùng cho sản xuất và quản lý được
hạch toán là TSCĐ hữu hình hoặc TSCĐ vô hình.
Trường
hợp bất động sản không bán được riêng rẽ và phần sử dụng cho kinh doanh hoặc
cho quản lý là không đáng kể thì hạch toán là bất động sản đầu tư. Ví dụ: Doanh
nghiệp có một toà nhà có 80% diện tích chuyên cho thuê hoạt động và 20% diện
tích sử dụng làm văn phòng công ty thì toà nhà đó được hạch toán là bất động
sản đầu tư.
b)
Trường hợp doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan cho những người sử dụng
bất động sản do doanh nghiệp sở hữu là một phần tương đối nhỏ trong toàn bộ
thoả thuận thì doanh nghiệp sẽ hạch toán tài sản này là bất động sản đầu tư. Ví
dụ: Doanh nghiệp sở hữu toà nhà cho các đơn vị khác thuê làm văn phòng (cho
thuê hoạt động) đồng thời cung cấp dịch vụ bảo dưỡng và an ninh đối với toà nhà
cho thuê này.
c)
Trường hợp, một công ty con cho công ty mẹ hoặc công ty con khác trong cùng một
công ty mẹ thuê hoặc sử dụng và nắm giữ một bất động sản thì bất động sản đó
được hạch toán là bất động sản đầu tư trên báo cáo tài chính riêng của công ty
con có bất động sản đó hoặc báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ nếu công ty
mẹ cho các công ty con thuê (nếu nó thoả mãn định nghĩa bất động sản đầu tư),
nhưng không được phản ánh là bất động sản đầu tư trong báo cáo tài chính hợp
nhất.
3.
Kế toán bất động sản đầu tư
3.1.
Kế toán bất động sản đầu tư cần tôn trọng một số quy định sau:
1. Một
bất động sản đầu tư được ghi nhận là tài sản phải thoả mãn đồng thời hai điều
kiện sau:
a) Chắc
chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai;
b)
Nguyên giá của bất động sản đầu tư phải được xác định một cách đáng tin cậy.
2. Bất
động sản đầu tư phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá. Nguyên giá
của bất động sản đầu tư bao gồm cả các chi phí giao dịch liên quan trực tiếp
ban đầu.
3. Các
chi phí liên quan đến bất động sản đầu tư phát sinh sau ghi nhận ban đầu phải
được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chi phí này có
khả năng chắc chắn làm cho bất động sản đầu tư tạo ra lợi ích kinh tế trong
tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu thì được ghi tăng
nguyên giá bất động sản đầu tư.
4. Sau
ghi nhận ban đầu, trong thời gian nắm giữ, cho thuê hoạt động bất động sản đầu
tư được xác định theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại.
5. Việc
chuyển từ bất động sản đầu tư sang bất động sản chủ sở hữu sử dụng hay hàng tồn
kho và ngược lại chỉ được thực hiện khi có sự thay đổi về mục đích sử dụng như
các trường hợp sau:
Bất
động sản đầu tư chuyển sang bất động sản chủ sở hữu sử dụng khi chủ sở hữu bắt
đầu sử dụng tài sản này;
Bất
động sản đầu tư chuyển sang hàng tồn kho khi chủ sở hữu bắt đầu triển khai các
công việc sửa chữa, cải tạo nâng cấp cần thiết cho mục đích bán;
Bất
động sản chủ sở hữu sử dụng chuyển sang bất động sản đầu tư khi chủ sở hữu kết
thúc sử dụng tài sản đó;
Hàng
tồn kho chuyển sang bất động sản đầu tư khi chủ sở hữu bắt đầu cho bên khác
thuê hoạt động;
Bất
động sản xây dựng chuyển sang bất động sản đầu tư khi kết thúc giai đoạn xây
dựng, bàn giao đưa vào đầu tư (trong giai đoạn xây dựng phải tuân theo Chuẩn
mực kế toán số 03 - "Tài sản cố định hữu hình").
6. Khi
một doanh nghiệp quyết định bán một bất động sản đầu tư mà không có giai đoạn
sữa chữa, cải tạo nâng cấp thì doanh nghiệp vẫn tiếp tục ghi nhận là bất động
sản đầu tư cho đến khi bất động sản đầu tư đó được bán mà không chuyển thành
hàng tồn kho.
7.
Doanh thu từ việc bán bất động sản đầu tư được ghi nhận là toàn bộ giá bán (giá
bán chưa có thuế GTGT đối với trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế).
Trường
hợp bán bất động sản đầu tư theo phương thức trả chậm thì doanh thu được xác
định theo giá bán trả ngay (giá bán chưa có thuế GTGT đối với trường hợp doanh
nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế).
Khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm và giá bán trả ngay và thuế GTGT được
ghi nhận là doanh thu tiền lãi chưa thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế
toán số 14 - "Doanh thu và thu nhập khác".
8. Đối
với các đơn vị chuyên kinh doanh bất động sản thì được kế toán theo các trường
hợp sau:
- Đối
với các bất động sản khi mua về đã xác định rõ mục đích để bán trong kỳ được kế
toán tuân theo Chuẩn mực kế toán số 02 "Hàng tồn kho";
- Đối
với bất động sản khi mua về chưa xác định rõ được mục đích sử dụng trong tương
lai hoặc mua về để chuyên cho thuê hoạt động (thoả mãn điều kiện ghi nhận BĐS
đầu tư) thì được kế toán tuân theo Chuẩn mực kế toán số 05 "Bất động sản
đầu tư".
9.
Riêng đối với các doanh nghiệp là ngân hàng, tổ chức tín dụng và tổ chức tài
chính khác, việc kế toán BĐS đầu tư được hướng dẫn trong một văn bản riêng mà
không áp dụng theo quy định tại thông tư này.
3.2.
Kế toán bất động sản đầu tư
3.2.1.
Tài khoản kế toán sử dụng
(1)
Bổ sung TK 217 - Bất động sản đầu tư
Tài
khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm bất
động sản đầu tư của doanh nghiệp theo nguyên giá.
Hạch
toán TK 217 - Bất động sản đầu tư cần tôn trọng một số quy định sau
1. Tài
khoản này dùng để phản ánh giá trị bất động sản đủ tiêu chuẩn ghi nhận là bất
động sản đầu tư. Không phản ánh vào tài khoản này giá trị bất động sản mua về
để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh bình thường hoặc xây dựng để bán trong
tương lai gần, bất động sản chủ sở hữu sử dụng, bất động sản trong quá trình
xây dựng chưa hoàn thành với mục đích để sử dụng trong tương lai dưới dạng bất
động sản đầu tư.
2. Bất
động sản đầu tư được ghi nhận trên tài khoản này theo nguyên giá. Nguyên giá
của bất động sản đầu tư: Là toàn bộ các chi phí (tiền mặt hoặc tương đương
tiền) mà doanh nghiệp bỏ ra hoặc giá trị hợp lý của các khoản khác đưa ra trao
đổi để có được bất động sản đầu tư tính đến thời điểm mua hoặc xây dựng hoàn
thành bất động sản đầu tư đó.
a) Tuỳ
thuộc vào từng trường hợp, nguyên giá của bất động sản đầu tư được xác định như
sau:
-
Nguyên giá của bất động sản đầu tư được mua bao gồm giá mua và các chi phí liên
quan trực tiếp đến việc mua, như: Phí dịch vụ tư vấn về luật pháp liên quan,
thuế trước bạ và chi phí giao dịch liên quan khác,...
-
Trường hợp mua bất động sản đầu tư thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên
giá của bất động sản đầu tư được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời
điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được
hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch
đó được tính vào nguyên giá bất động sản đầu tư theo quy định của Chuẩn mực kế
toán số 16 - "Chi phí đi vay";
-
Nguyên giá của bất động sản đầu tư tự xây dựng là giá thành thực tế và các chi
phí liên quan trực tiếp của bất động sản đầu tư tính đến ngày hoàn thành công
việc xây dựng;
-
Trường hợp bất động sản thuê tài chính với mục đích để cho thuê hoạt động thoả
mãn tiêu chuẩn ghi nhận là bất động sản đầu tư thì nguyên giá của bất động sản
đầu tư đó tại thời điểm khởi đầu thuê được thực hiện theo quy định của Chuẩn
mực kế toán số 06 - "Thuê tài sản".
b) Các
chi phí sau không được tính vào nguyên giá của bất động sản đầu tư:
- Chi
phí phát sinh ban đầu (trừ trường hợp các chi phí này là cần thiết để đưa bất
động sản đầu tư vào trạng thái sẵn sàng sử dụng);
- Các
chi phí khi mới đưa bất động sản đầu tư vào hoạt động lần đầu trước khi bất
động sản đầu tư đạt tới trạng thái hoạt động bình thường theo dự kiến;
- Các
chi phí không bình thường về nguyên vật liệu, lao động hoặc các nguồn lực khác
trong quá trình xây dựng bất động sản đầu tư.
3.
Trong quá trình nắm giữ chờ tăng giá, hoặc cho thuê hoạt động phải tiến hành
trích khấu hao bất động sản đầu tư. Khấu hao bất động sản đầu tư được ghi nhận
là chi phí kinh doanh trong kỳ. Doanh nghiệp có thể dựa vào các bất động sản
chủ sở hữu sử dụng cùng loại để ước tính thời gian sử dụng hữu ích và xác định
phương pháp khấu hao của bất động sản đầu tư.
4. Đối
với những bất động sản đầu tư được mua vào nhưng phải tiến hành xây dựng, cải
tạo, nâng cấp trước khi sử dụng cho mục đích đầu tư thì giá trị BĐS, chi phí
mua sắm và chi phí cho quá trình xây dựng, cải tạo, nâng cấp bất động sản đầu
tư được phản ánh trên TK 241 "Xây dựng cơ bản dở dang". Khi quá trình
xây dựng, cải tạo, nâng cấp hoàn thành phải xác định nguyên giá bất động sản
đầu tư hoàn thành để kết chuyển vào TK 217 "Bất động sản đầu tư".
5. Ghi
giảm bất động sản đầu tư trong các trường hợp:
-
Chuyển đổi mục đích sử dụng từ bất động sản đầu tư sang hàng tồn kho hoặc bất
động sản chủ sở hữu sử dụng;
- Bán
bất động sản đầu tư;
- Thanh
lý bất động sản đầu tư;
- Hết
thời hạn thuê tài chính trả lại BĐS đầu tư cho người cho thuê.
6. Bất
động sản đầu tư được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi bất động sản đầu
tư trong "Sổ theo dõi bất động sản đầu tư" tương tự như TSCĐ.
Kết
cấu và nội dung phản ánh của TK 217 - Bất động sản đầu tư
Bên
Nợ: Nguyên giá bất
động sản đầu tư tăng trong kỳ.
Bên
Có: Nguyên giá bất
động sản đầu tư giảm trong kỳ.
Số
dư bên Nợ: Nguyên
giá bất động sản đầu tư của doanh nghiệp cuối kỳ.
Phương
pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu
1. Hạch
toán các nghiệp vụ mua bất động sản đầu tư theo phương thức trả tiền ngay:
-
Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ thuế, ghi:
Nợ TK
217 - Bất động sản đầu tư
Nợ TK
133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có các
TK 111, 112, 331.
-
Trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp
tính trực tiếp trên GTGT, ghi:
Nợ TK
217 - Bất động sản đầu tư
Có các
TK 111, 112, 131, 331.
2. Hạch
toán nghiệp vụ mua bất động sản đầu tư theo phương thức trả chậm:
2.1. Trường
hợp doanh nghiệp tính nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK
217 - Bất động sản đầu tư (Nguyên giá - theo giá mua trả ngay chưa có thuế
GTGT)
Nợ TK
242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm tính bằng số chênh lệch giữa
tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) giá mua trả ngay và thuế GTGT đầu vào)
Nợ TK
133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK
331 - Phải trả cho người bán.
2.2.
Trường hợp doanh nghiệp tính nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK
217 - Bất động sản đầu tư (Nguyên giá - theo giá mua trả ngay đã có thuế GTGT)
Nợ TK
242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm tính bằng số chênh lệch giữa
tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) giá mua trả ngay đã có thuế GTGT)
Có TK
331 - Phải trả cho người bán.
2.3. Hàng
kỳ, tính và phân bổ số lãi phải trả về việc mua bất động sản đầu tư theo phương
thức trả chậm, ghi:
Nợ TK
635 - Chi phí tài chính
Có TK
242 - Chi phí trả trước dài hạn.
2.4.
Khi thanh toán tiền cho người bán, ghi:
Nợ TK
331 - Phải trả cho người bán
Có TK
515 - Doanh thu tài chính (Phần chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán
trước thời hạn - Nếu có)
Có các
TK 111, 112,...
3.
Trường hợp bất động sản đầu tư hình thành do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn
giao:
3.1.
Khi phát sinh chi phí xây dựng bất động sản đầu tư, căn cứ vào các tài liệu và
chứng từ có liên quan, kế toán tập hợp chi phí vào bên Nợ TK 241 - XDCB dở dang
theo quy định tại Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002 Hướng dẫn kế toán
thực hiện bốn (04) chuẩn mực kế toán (đợt 1) phần hướng dẫn Chuẩn mực kế toán
số 03 "TSCĐ hữu hình".
3.2.
Khi giai đoạn đầu tư XDCB hoàn thành bàn giao chuyển tài sản đầu tư thành bất
động sản đầu tư, kế toán căn cứ vào hồ sơ bàn giao, ghi:
Nợ TK
217 - Bất động sản đầu tư
Có TK
241 - XDCB dở dang.
4. Khi
chuyển từ bất động sản chủ sở hữu sử dụng thành bất động sản đầu tư, căn cứ vào
hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng, ghi:
Nợ TK
217 - Bất động sản đầu tư
Có TK
211 - TSCĐ hữu hình, hoặc
Có TK
213 - TSCĐ vô hình.
Đồng
thời kết chuyển số hao mòn luỹ kế (Đối với những bất động sản chủ sở hữu sử
dụng đã trích khấu hao), ghi:
Nợ TK
2141, hoặc 2143
Có TK
2147 - Hao mòn bất động sản đầu tư.
5. Khi
chuyển từ hàng tồn kho thành bất động sản đầu tư, căn cứ vào hồ sơ chuyển đổi
mục đích sử dụng, ghi:
Nợ TK
217 - Bất động sản đầu tư
Có TK
156 - Hàng hoá (1567 - Hàng hoá bất động sản).
6. Khi
đi thuê tài chính với mục đích để cho thuê theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê
hoạt động, nếu tài sản thuê đó thoả mãn tiêu chuẩn là bất động sản đầu tư, căn
cứ vào hợp đồng thuê tài chính và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK
217 - Bất động sản đầu tư
Có các
TK 111, 112, 315, 342.
(Kế
toán thanh toán tiền thuê khi nhận Hoá đơn thuê tài chính được thực hiện theo
theo quy định tại Thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 Hướng dẫn kế toán
thực hiện sáu (06) chuẩn mực kế toán (đợt 2) phần hướng dẫn Chuẩn mực kế toán
số 06 "Thuê tài sản").
7. Khi
hết hạn thuê tài sản tài chính
- Nếu
trả lại bất động sản đầu tư thuê tài chính đang phân loại là bất động sản đầu
tư, ghi:
Nợ TK
2147 - Hao mòn bất động sản đầu tư
Nợ TK
632 - Giá vốn hàng bán
(Số
chênh lệch giữa nguyên giá BĐS đầu tư thuê và số khấu hao luỹ kế)
Có TK
217 - Bất động sản đầu tư (Nguyên giá).
- Nếu
mua lại bất động sản đầu tư thuê tài chính đang phân loại là bất động sản đầu
tư để tiếp tục đầu tư, ghi tăng nguyên giá bất động sản đầu tư số phải trả
thêm, ghi:
Nợ TK
217 - Bất động sản đầu tư
Có các
TK 111, 112,...
- Nếu
mua lại bất động sản thuê tài chính đang phân loại là bất động sản đầu tư
chuyển thành bất động sản chủ sở hữu sử dụng, ghi:
Nợ TK
211 - TSCĐ hữu hình, hoặc
Nợ TK
213 - TSCĐ vô hình
Có TK
217 - Bất động sản đầu tư
Có các
TK 111, 112 (Số tiền phải trả thêm).
Đồng
thời kết chuyển số hao mòn luỹ kế, ghi:
Nợ TK
2147 - Hao mòn bất động sản đầu tư
Có TK
2141 hoặc 2143.
8. Kế
toán bán bất động sản đầu tư
8.1.
Ghi nhận doanh thu bán BĐS đầu tư:
- Đối
với doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
thuế, ghi:
Nợ các
TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK
511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
(5117 -
Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư)
(Giá
bán chưa có thuế GTGT )
Có TK
3331 - Thuế GTGT (33311).
- Đối
với doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
trên GTGT, ghi:
Nợ các
TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK
511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
(5117 -
Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư )
(Tổng
giá thanh toán)
8.2. Kế
toán ghi giảm nguyên giá và giá trị còn lại của BĐS đầu tư đã được bán, ghi:
Nợ TK
214 - Hao mòn TSCĐ (2147 - Hao mòn BĐS đầu tư)
Nợ TK
632 - Giá vốn hàng bán (Giá trị còn lại của BĐS đầu tư)
Có TK
217 - BĐS đầu tư (Nguyên giá của BĐS đầu tư)
9. Kế
toán chuyển bất động sản đầu tư thành hàng tồn kho hoặc thành bất động sản chủ
sở hữu sử dụng:
Việc
chuyển đổi mục đích sử dụng giữa bất động sản đầu tư với bất động sản chủ sở
hữu sử dụng hoặc hàng tồn kho không làm thay đổi giá trị ghi sổ của tài sản
được chuyển và không làm thay đổi nguyên giá của BĐS đầu tư trong việc xác định
giá trị ghi sổ hay lập báo cáo tài chính.
9.1.
Trường hợp bất động sản đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu có
quyết định sửa chữa, cải tạo nâng cấp để bán:
- Khi
có quyết định sửa chữa, cải tạo, nâng cấp BĐS đầu tư để bán kế toán tiến hành
kết chuyển giá trị còn lại của bất động sản đầu tư vào TK 156 "Hàng
hoá", ghi:
Nợ TK
156 - Hàng hoá
(TK
1567 - Hàng hoá BĐS - Giá trị còn lại của BĐS đầu tư)
Nợ TK
214 - Hao mòn TSCĐ (2147) (Số khấu hao luỹ kế )
Có TK
217 - Bất động sản đầu tư (Nguyên giá).
- Khi
phát sinh các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục đích bán,
ghi:
Nợ TK
154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK
133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có các
TK 111, 112, 152, 334, 331,...
- Khi
kết thúc giai đoạn sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục đích bán, kết
chuyển toàn bộ chi phí ghi tăng giá gốc hàng hoá bất động sản chờ bán, ghi:
Nợ TK
156 - Hàng hoá (1567 )
Có TK
154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
9.2.
Trường hợp chuyển bất động sản đầu tư thành bất động sản chủ sở hữu sử dụng,
ghi:
Nợ TK
211 hoặc 213
Có TK
217 - Bất động sản đầu tư;
Đồng
thời, ghi:
Nợ TK
2147 - Hao mòn bất động sản đầu tư
Có TK
2141 hoặc 2143.
(2)
Bổ sung TK 2147 - Hao mòn bất động sản đầu tư
Tài
khoản này phản ánh giá trị hao mòn bất động sản đầu tư trong quá trình nắm giữ
chờ tăng giá, cho thuê hoạt động của doanh nghiệp.
Kết
cấu và nội dung phản ánh của TK 2147 - Hao mòn bất động sản đầu tư
Bên
Nợ: Giá trị hao mòn
bất động sản đầu tư giảm.
Bên
Có: Giá trị hao mòn
bất động sản đầu tư tăng do trích khấu hao hoặc do chuyển số khấu hao lũy kế
của bất động sản chủ sở hữu sử dụng thành bất động sản đầu tư.
Số
dư bên Có: Giá trị
hao mòn của bất động sản đầu tư hiện có của doanh nghiệp.
(3)
Bổ sung TK 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
Tài
khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được bổ sung thêm tài khoản
cấp 2 TK 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.
Tài
khoản này dùng để phản ánh doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư của doanh
nghiệp. Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư được phản ánh vào tài khoản
này bao gồm:
- Doanh
thu cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư là số tiền cho thuê tính theo kỳ báo
cáo;
- Doanh
thu bán bất động sản đầu tư là giá bán của BĐS đầu tư.
Kết
cấu và nội dung phản ánh của TK 5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
Bên
Nợ:
- Số
thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có);
- Kết
chuyển doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư sang TK 911 "Xác định kết
quả kinh doanh".
Bên
Có: Doanh thu kinh
doanh bất động sản đầu tư phát sinh trong kỳ.
Tài
khoản này không có số dư cuối kỳ.
(4)
Bổ sung TK 1567 - Hàng hoá bất động sản
Tài
khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại
hàng hoá bất động sản của các doanh nghiệp không chuyên kinh doanh bất động
sản.
Hàng hoá
bất động sản gồm:
- Quyền
sử dụng đất, nhà hoặc nhà và quyền sử dụng đất, cơ sở hạ tầng mua để bán trong
kỳ hoạt động kinh doanh thông thường;
- Bất
động sản đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu bắt đầu triển khai cho
mục đích bán.
Kết
cấu và nội dung phản ánh của TK 1567 - Hàng hoá bất động sản
Bên
Nợ:
- Trị
giá thực tế hàng hoá bất động sản mua về để bán;
- Giá
trị còn lại của bất động sản đầu tư chuyển thành hàng tồn kho;
- Chi
phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục đích bán ghi tăng giá gốc
hàng hoá bất động sản chờ bán
- Trị
giá thực tế của hàng hoá bất động sản thừa phát hiện khi kiểm kê.
Bên
Có:
- Trị
giá thực tế hàng hoá bất động sản bán trong kỳ, hoặc chuyển thành bất động sản
đầu tư;
- Trị
giá thực tế của hàng hoá bất động sản thiếu phát hiện khi kiểm kê.
Số
dư bên Nợ: Trị giá
thực tế hàng hoá bất động sản còn lại cuối kỳ.
(5)
Bổ sung nội dung phản ánh của TK 241 - XDCB dở dang
Bên
Nợ:
- Chi
phí mua sắm bất động sản đầu tư (trường hợp cần có giai đoạn đầu tư xây dựng);
- Chi
phí đầu tư xây dựng bất động sản đầu tư;
- Chi
phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo được ghi tăng nguyên giá bất động sản đầu tư.
Bên
Có:
- Phản
ánh giá trị bất động sản đầu tư hình thành qua đầu tư xây dựng đã hoàn thành;
- Kết
chuyển chi phí nâng cấp, cải tạo ghi tăng nguyên giá bất động sản đầu tư.
Số
dư bên Nợ:
- Giá
trị bất động sản đầu tư đang đầu tư xây dựng dở dang.
- Chi
phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo dở dang cuối kỳ
(6)
Bổ sung nội dung phản ánh của TK 632 - Giá vốn hàng bán
Bên
Nợ:
- Số
khấu hao BĐS đầu tư trích trong kỳ;
- Chi
phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐS đầu tư không đủ điều kiện tính vào nguyên
giá BĐS đầu tư;
- Chi
phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động BĐS đầu tư trong kỳ;
- Giá
trị còn lại của BĐS đầu tư bán, thanh lý trong kỳ;
- Chi
phí của nghiệp vụ bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ.
Bên
Có:
Kết
chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ để xác định kết
quả hoạt động kinh doanh.
3.2.2.
Hướng dẫn bổ sung một số phương pháp kế toán liên quan đến BĐS đầu tư:
(1)
Kế toán trích khấu hao bất động sản đầu tư
1. Định
kỳ tính, trích khấu hao bất động sản đầu tư đang nắm giữ chờ tăng giá, đang cho
thuê hoạt động, ghi:
Nợ TK
632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)
Có TK
2147 - Hao mòn bất động sản đầu tư.
Đồng
thời, ghi đơn bên Nợ TK 009 - Nguồn vốn khấu hao TSCĐ (Chi tiết khấu hao BĐS
đầu tư).
2.
Trường hợp giảm giá bất động sản đầu tư thì đồng thời với việc ghi giảm nguyên
giá bất động sản đầu tư phải ghi giảm giá trị hao mòn luỹ kế của bất động sản
đầu tư (xem hướng dẫn hạch toán TK 217).
(2)
Kế toán xây dựng cơ bản bất động sản đầu tư
1. Khi
mua bất động sản về đưa vào xây dựng cơ bản, ghi:
Nợ TK
241 - XDCB dở dang
Nợ TK
133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có các
TK 111, 112, 331,...
2. Khi
phát sinh các chi phí đầu tư xây dựng bất động sản đầu tư, ghi:
Nợ TK
241 - XDCB dở dang
Nợ TK
133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có các
TK 111, 112, 152, 153, 142, 141, 242, 331,...
3. Khi
quá trình xây dựng cơ bản bất động sản đầu tư hoàn thành bàn giao, ghi:
Nợ TK
217 - Bất động sản đầu tư (Nếu đủ điều kiện là bất động sản đầu tư)
Nợ TK
156 - Hàng hoá (1567 - Hàng hoá BĐS)
(Nếu
không đủ điều kiện để hình thành BĐS đầu tư)
Có TK
241 - XDCB dở dang.
4. Kế
toán các chi phí liên quan đến bất động sản đầu tư sau ghi nhận ban đầu:
4.1.
Khi phát sinh chi phí liên quan đến BĐS đầu tư sau ghi nhận ban đầu, nếu xét
thấy chi phí đó không chắc chắn làm cho bất động sản đầu tư tạo ra lợi ích kinh
tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu hoặc không bao
gồm trong nghĩa vụ của doanh nghiệp phải chịu các chi phí cần thiết sẽ phát
sinh để đưa bất động sản tới trạng thái sẵn sàng hoạt động thì được ghi nhận
vào chi phí kinh doanh BĐS đầu tư trong kỳ, chi phí trả trước dài hạn, ghi:
Nợ TK
632 - Giá vốn hàng bán
(Chi
tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư), hoặc
Nợ TK
242 - Chi phí trả trước dài hạn (Nếu chi phí có giá trị lớn)
Có các
TK 111, 112, 152, 153, 334,...
4.2.
Khi phát sinh chi phí nâng cấp, cải tạo mà xét thấy chi phí đó có khả năng chắc
chắn làm cho bất động sản đầu tư tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều
hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu hoặc bao gồm trong nghĩa vụ của doanh
nghiệp phải chịu các chi phí cần thiết sẽ phát sinh để đưa bất động sản đầu tư
tới trạng thái sẵn sàng hoạt động thì được ghi tăng nguyên giá bất động sản đầu
tư:
a) Tập
hợp chi phí nâng cấp, cải tạo bất động sản đầu tư thực tế phát sinh, ghi:
Nợ TK
241 - XDCB dở dang
Nợ TK
133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có các
TK 111, 112, 152, 153, 331,...
b) Khi
kết thúc hoạt động nâng cấp, cải tạo bất động sản đầu tư, bàn giao ghi tăng
nguyên giá bất động sản đầu tư, ghi:
Nợ TK
217 - Bất động sản đầu tư
Có TK
241 - XDCB dở dang.
(3)
Kế toán cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư
1. Phản
ánh doanh thu cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư
1.1.
Trường hợp cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư thu tiền trước cho thuê nhiều
kỳ, doanh thu của kỳ kế toán được xác định bằng tổng số tiền cho thuê hoạt động
bất động sản đầu tư đã thu chia cho số kỳ thu tiền trước cho thuê hoạt động bất
động sản đầu tư.
a) Đối
với đơn vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Khi
nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê hoạt động bất động sản
đầu tư cho nhiều kỳ, ghi:
Nợ TK
111, 112 (Tổng số tiền nhận được)
Có TK
3387 - Doanh thu chưa thực hiện (theo giá chưa có thuế GTGT)
Có TK
333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331).
- Đồng
thời, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán thực hiện, ghi:
Nợ TK
3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK
5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.
- Sang
kỳ kế toán tiếp sau, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK
3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK
5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
(Doanh
thu của kỳ kế toán).
- Số
tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ cho thuê hoạt
động bất động sản đầu tư không được thực hiện (nếu có), ghi:
Nợ TK
3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK
531 - Hàng bán bị trả lại (Trường hợp đã ghi doanh thu trong kỳ theo giá chưa
có thuế GTGT)
Nợ TK
3331 - Thuế GTGT phải nộp (Số tiền thuế GTGT của hoạt động cho thuê tài sản
không được thực hiện)
Có TK
111, 112, 331... (Tổng số tiền trả lại).
b) Đối
với đơn vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:
- Khi
nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê hoạt động bất động sản
đầu tư cho nhiều năm, ghi:
Nợ các
TK 111, 112... (Tổng số tiền nhận được)
Có TK
3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Tổng số tiền nhận được).
Đồng
thời, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán thu tiền, ghi:
Nợ TK
3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK
5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.
- Sang
kỳ kế toán sau, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK
3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 5117
- Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
(Doanh
thu của kỳ kế toán).
- Cuối
mỗi kỳ kế toán, tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực
tiếp, ghi:
Nợ TK
5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
Có TK
3331 - Thuế GTGT phải nộp.
- Số
tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ về cho thuê hoạt
động bất động sản đầu tư không được thực hiện (nếu có), ghi:
Nợ TK
3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Nợ TK
531 - Hàng bán bị trả lại (Trường hợp đã ghi doanh thu trong kỳ)
Có các
TK 111, 112... (Tổng số tiền trả lại).
1.2.
Trường hợp cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư và thu tiền cho thuê hoạt
động theo từng kỳ:
a) Đối
với đơn vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế:
- Khi
phát hành hoá đơn thanh toán tiền cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư, ghi:
Nợ TK
131 - Phải thu của khách hàng
Có TK
5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
Có TK
3331 - Thuế GTGT phải nộp.
- Khi
thu được tiền, ghi:
Nợ các
TK 111, 112
Có TK
131 - Phải thu của khách hàng.
b) Đối
với đơn vị tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:
- Khi
phát hành hoá đơn dịch vụ cho thuê bất động sản đầu tư (cho thuê hoạt động),
ghi:
Nợ TK
131 - Phải thu của khách hàng
Có TK
5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.
- Khi
thu được tiền, ghi:
Nợ các
TK 111, 112
Có TK
131 - Phải thu của khách hàng.
- Cuối
kỳ kế toán, tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp,
ghi:
Nợ TK
5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
Có TK
3331 - Thuế GTGT phải nộp.
2. Định
kỳ tính, trích khấu hao TSCĐ là bất động sản đầu tư cho thuê hoạt động, ghi:
Nợ TK
632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)
Có TK
2147 - Hao mòn bất động sản đầu tư.
Đồng
thời, ghi đơn bên Nợ TK 009 - Nguồn vốn khấu hao TSCĐ (Chi tiết khấu hao BĐS
đầu tư).
3. Các
chi phí phát sinh liên quan đến cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư, ghi:
a) Nếu
chi phí phát sinh không lớn, ghi:
Nợ TK
632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)
Nợ TK
133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có các
TK 111, 112, 331, 334,...
b) Nếu
chi phí phát sinh nhiều và cần phải tính giá thành dịch vụ cho thuê bất động
sản đầu tư thì thực hiện theo hướng dẫn kế toán cho thuê tài sản là cho thuê
hoạt động (Mục D Phần I - Thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 về Hướng
dẫn kế toán thực hiện sáu (06) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số
165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).
(4)
Kế toán bán, thanh lý bất động sản đầu tư
1. Đối
với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK
111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK
5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK
3331 - Thuế GTGT (33311- Thuế GTGT đầu ra).
2. Đối
với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK
111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK
5117 - Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
3.
Trường hợp bán bất động sản đầu tư theo phương thức trả chậm, trả góp:
3.1.
Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ:
- Khi
bán BĐS đầu tư trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư
của kỳ kế toán theo giá bán trả ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm,
trả góp với giá bán trả ngay và thuế GTGT ghi vào tài khoản "Doanh thu
chưa thực hiện", ghi:
Nợ các
TK 111, 112, 131
Có TK
5117 - Doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư
(Giá
bán trả ngay chưa có thuế GTGT)
Có TK
3387 - Doanh thu chưa thực hiện
(Số
chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả ngay và thuế GTGT)
Có TK
333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331 - Thuế GTGT).
- Định
kỳ, tính, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán BĐS đầu tư trả chậm,
trả góp trong kỳ, ghi:
Nợ TK
3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK
515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
- Khi
thực thu tiền bán BĐS đầu tư trả chậm, trả góp trong đó gồm cả phần chênh lệch
giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả ngay, ghi:
Nợ các
TK 111, 112.
Có TK
131 - Phải thu của khách hàng.
3.2.
Đối với BĐS đầu tư bán trả chậm, trả góp không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc
chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp:
- Khi
bán BĐS đầu tư trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư
của kỳ kế toán theo giá bán trả ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm,
trả góp và giá bán trả ngay (có cả thuế GTGT) ghi nhận là doanh thu chưa thực
hiện, ghi:
Nợ các
TK 111, 112, 131
Có TK
5117 - Doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư (Giá bán trả ngay có cả thuế GTGT)
Có TK
3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Số chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp
và giá bán trả ngay có thuế GTGT).
- Cuối
kỳ, xác định số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK
5117 - Doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư
Có TK
333 - Thuế và các khoản phải nộp NN (3331 - Thuế GTGT phải nộp).
- Định
kỳ, tính, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp,
ghi:
Nợ TK
3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK
515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
- Khi
thực thu tiền bán hàng trả chậm, trả góp trong đó gồm cả phần lãi bán hàng trả
chậm, trả góp, ghi:
Nợ các
TK 111, 112
Có TK
131 - Phải thu của khách hàng.
3.3. Kế
toán giảm nguyên giá và giá trị còn lại của BĐS đầu tư bán, thanh lý, ghi:
Nợ TK
214 - Hao mòn TSCĐ (2147 - Hao mòn BĐS đầu tư)
Nợ TK
632 - Giá vốn hàng bán (Giá trị còn lại của BĐS đầu tư)
Có TK
217 - BĐS đầu tư (Nguyên giá của BĐS đầu tư)
3.4.
Các chi phí bán (thanh lý) BĐS đầu tư phát sinh, ghi:
Nợ TK
632 - Giá vốn hàng bán (Chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)
Nợ TK
133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có các
TK 111, 112, 331.
II.
HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHUẨN MỰC "KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY LIÊN
KẾT"
1.
Quy định chung
1.1.
Nhà đầu tư được coi là có ảnh hưởng đáng kể
Nhà
đầu tư trực tiếp:
Nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp từ 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết trong vốn chủ
sở hữu của bên nhận đầu tư mà không có thoả thuận khác thì được coi là có ảnh
hưởng đáng kể đối với bên nhận đầu tư. Trường hợp nhà đầu tư nắm giữ dưới 20%
quyền biểu quyết trong vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư nhưng có thoả thuận
giữa bên nhận đầu tư và nhà đầu tư về việc nhà đầu tư đó có ảnh hưởng đáng kể
thì vẫn được kế toán khoản đầu tư đó theo quy định của Chuẩn mực này. Trường
hợp nhà đầu tư nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết trong vốn chủ sở hữu của bên
nhận đầu tư nhưng có thỏa thuận về việc nhà đầu tư đó không nắm giữ quyền kiểm
soát đối với bên nhận đầu tư thì nhà đầu tư phải kế toán khoản đầu tư theo quy
định của Chuẩn mực kế toán số 07 - "Kế toán các khoản đầu tư vào công ty
liên kết".
Nhà
đầu tư gián tiếp:
Nhà đầu tư nắm giữ gián tiếp thông qua các công ty con từ 20% đến dưới 50%
quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư thì không phải trình bày khoản đầu tư đó
trên báo cáo tài chính riêng của mình, mà chỉ trình bày khoản đầu tư đó trên
báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
1.2.
Xác định tỷ lệ quyền biểu quyết của nhà đầu tư trong vốn chủ sở hữu của bên
nhận đầu tư (Công ty liên kết)
a)
Trường hợp tỷ lệ quyền biểu quyết của nhà đầu tư trong công ty liên kết đúng
bằng tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư trong công ty liên kết:
Tỷ
lệ quyền biểu quyết của nhà đầu tư trực tiếp trong công ty liên kết
|
=
|
Tổng vốn góp của nhà đầu tư trong
công ty liên kết
--------------------------------------------------
Tổng vốn chủ sở hữu của công ty
liên kết
|
x
100%
|
Tỷ lệ quyền biểu quyết của nhà đầu
tư gián tiếp trong công ty liên kết
|
=
|
Tổng vốn góp của công ty con của
nhà đầu tư trong công ty liên kết
--------------------------------------------------
Tổng vốn chủ sở hữu của công ty
liên kết
|
x
100%
|
b)
Trường hợp tỷ lệ quyền biểu quyết khác với tỷ lệ vốn góp do có thoả thuận khác
giữa nhà đầu tư và công ty liên kết, quyền biểu quyết của nhà đầu tư được xác
định căn cứ vào biên bản thoả thuận giữa nhà đầu tư và công ty liên kết.
1.3.
Các phương pháp kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết
-
Phương pháp giá gốc:
+ Nhà
đầu tư ghi nhận ban đầu khoản đầu tư vào công ty liên kết theo giá gốc.
+ Sau
ngày đầu tư, nhà đầu tư được ghi nhận cổ tức, lợi nhuận được chia vào doanh thu
hoạt động tài chính theo nguyên tắc dồn tích.
+ Các
khoản khác từ công ty liên kết mà nhà đầu tư nhận được ngoài cổ tức và lợi
nhuận được chia được coi là phần thu hồi của các khoản đầu tư và được ghi giảm
giá gốc khoản đầu tư. Ví dụ khoản cổ tức của kỳ trước khi khoản đầu tư được mua
mà nhà đầu tư nhận được phải ghi giảm giá gốc khoản đầu tư.
+
Phương pháp giá gốc được áp dụng trong kế toán khoản đầu tư vào công ty liên
kết khi lập và trình bày báo cáo tài chính riêng của nhà đầu tư.
-
Phương pháp vốn chủ sở hữu:
+ Khoản
đầu tư vào công ty liên kết được ghi nhận ban đầu theo giá gốc.
+ Sau
đó, vào cuối mỗi năm tài chính khi lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất,
giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được điều chỉnh tăng hoặc giảm tương ứng với
phần sở hữu của nhà đầu tư trong lãi hoặc lỗ của công ty liên kết sau ngày đầu
tư.
+ Cổ
tức, lợi nhuận được chia từ công ty liên kết được ghi giảm giá trị ghi sổ của
khoản đầu tư vào công ty liên kết trên báo cáo tài chính hợp nhất.
+ Giá
trị ghi sổ của khoản đầu tư vào công ty liên kết cũng phải được điều chỉnh khi
lợi ích của nhà đầu tư thay đổi do có sự thay đổi trong vốn chủ sở hữu của công
ty liên kết nhưng không được phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty liên kết. Ví dụ thay đổi trong vốn chủ sở hữu của công ty liên kết
có thể bao gồm những khoản phát sinh từ việc đánh giá lại TSCĐ và các khoản đầu
tư, chênh lệch tỷ giá quy đổi ngoại tệ và những điều chỉnh các chênh lệch phát
sinh khi hợp nhất kinh doanh (khi mua khoản đầu tư).
+
Phương pháp vốn chủ sở hữu được áp dụng trong kế toán khoản đầu tư vào công ty
liên kết khi lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư
1.4.
Căn cứ để ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính của nhà đầu tư
1.4.1.
Căn cứ để ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính riêng của nhà đầu
tư
a) Đối
với khoản đầu tư vào công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, việc
ghi sổ của nhà đầu tư được căn cứ vào số tiền thực trả khi mua cổ phiếu bao gồm
cả các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua cổ phiếu và thông báo chính
thức của Trung tâm giao dịch chứng khoán về việc cổ phiếu của công ty niêm yết
đã thuộc phần sở hữu của nhà đầu tư.
b) Đối
với khoản đầu tư vào các công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng
khoán, việc ghi sổ được căn cứ vào giấy xác nhận sở hữu cổ phiếu và giấy thu
tiền bán cổ phiếu của công ty được đầu tư hoặc chứng từ mua khoản đầu tư đó.
c) Đối
với khoản đầu tư vào các loại hình doanh nghiệp khác việc ghi sổ được căn cứ
vào biên bản góp vốn, chia lãi (hoặc lỗ) do các bên thoả thuận hoặc các chứng
từ mua, bán khoản đầu tư đó.
d) Nhà
đầu tư chỉ được ghi nhận khoản lợi nhuận được chia từ công ty liên kết khi nhận
được thông báo chính thức của Hội đồng quản trị của công ty liên kết về số cổ
tức được hưởng hoặc số lợi nhuận được chia trong kỳ theo nguyên tắc dồn tích.
1.4.2.
Căn cứ để ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của nhà
đầu tư
a) Đối
với khoản đầu tư trực tiếp vào công ty liên kết, nhà đầu tư căn cứ vào báo cáo
tài chính của công ty liên kết và các tài liệu có liên quan khi mua khoản đầu
tư.
b) Đối
với khoản đầu tư gián tiếp vào công ty liên kết thông qua các công ty con, nhà
đầu tư căn cứ vào báo cáo tài chính của công ty con và các tài liệu thông tin
phục vụ cho việc hợp nhất, báo cáo tài chính của công ty liên kết và các tài
liệu liên quan khi công ty con mua khoản đầu tư vào công ty liên kết.
c)
Trong cả hai trường hợp (đầu tư trực tiếp vào công ty liên kết và đầu tư gián
tiếp vào công ty liên kết thông qua các công ty con), cuối mỗi năm tài chính,
nhà đầu tư căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty liên kết
để xác định và ghi nhận phần lãi (hoặc lỗ) của mình trong công ty liên kết trên
báo cáo tài chính hợp nhất. Đồng thời căn cứ vào Bảng cân đối kế toán của công
ty liên kết để xác định và điều chỉnh tăng hoặc giảm giá trị ghi sổ của khoản
đầu tư tương ứng với phần sở hữu của mình trong sự thay đổi vốn chủ sở hữu của
công ty liên kết nhưng không được phản ánh trong báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty liên kết.
d)
Trường hợp khi mua khoản đầu tư, nếu có chênh lệch giữa giá mua khoản đầu tư và
giá trị ghi sổ của tài sản thuần có thể xác định được tương ứng với phần sở hữu
của khoản đầu tư được mua, tại thời điểm mua, kế toán phải xác định khoản chênh
lệch này thành các phần sau đây:
- Chênh
lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản thuần có thể xác định
được của công ty liên kết, đồng thời phần chênh lệch này phải được xác định cho
từng nhân tố, như: Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của TSCĐ,
của hàng tồn kho,...
- Phần
chênh lệch còn lại (giá mua khoản đầu tư trừ (-) giá trị hợp lý của tài sản
thuần có thể xác định được, nếu có) được gọi là lợi thế thương mại (hoặc lợi
thế thương mại âm).
* Nhà
đầu tư không phải phản ánh các khoản chênh lệch giữa giá mua khoản đầu tư và
giá trị ghi sổ của tài sản thuần có thể xác định được của công ty liên kết trên
các tài khoản và sổ kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính riêng của
nhà đầu tư mà chỉ mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi và tính toán số chênh lệch
(nếu có) được phân bổ hàng năm phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất
(nếu nhà đầu tư phải lập báo cáo tài chính hợp nhất). Sổ theo dõi chi tiết
khoản chênh lệch này nằm trong hệ thống sổ kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo
tài chính hợp nhất.
2.
Quy định cụ thể
2.1. Kế
toán khoản đầu tư vào công ty liên kết khi lập và trình bày báo cáo tài chính
riêng của nhà đầu tư
a)
Bổ sung Tài khoản 223 - Đầu tư vào công ty liên kết
Tài
khoản 223 "Đầu tư vào công ty liên kết" dùng để phản ánh giá trị
khoản đầu tư vào công ty liên kết và tình hình biến động (tăng, giảm) giá trị
khoản đầu tư.
b)
Hạch toán tài khoản 223 cần tôn trọng một số quy định sau:
- Việc
kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết khi lập và trình bày báo cáo tài
chính riêng của nhà đầu tư được thực hiện theo phương pháp giá gốc.
- Giá
gốc của khoản đầu tư vào công ty liên kết bao gồm phần vốn góp hoặc giá thực tế
mua khoản đầu tư cộng (+) các chi phí mua (nếu có), như chi phí môi giới, giao
dịch, thuế, phí, lệ phí...
-
Trường hợp góp vốn vào công ty liên kết bằng TSCĐ, vật tư, hàng hoá thì giá gốc
khoản đầu tư được ghi nhận theo giá trị được các bên góp vốn thống nhất định
giá. Khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của TSCĐ, vật tư, hàng hoá và giá trị
đánh giá lại được ghi nhận và xử lý như sau:
+ Khoản
chênh lệch lớn hơn giữa giá đánh giá lại và giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá
được hạch toán vào thu nhập khác; Khoản chênh lệch nhỏ hơn giữa giá đánh giá
lại và giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá được hạch toán vào chi phí khác;
+ Khoản
chênh lệch lớn hơn giữa giá đánh giá lại và giá trị còn lại của TSCĐ được hạch
toán toàn bộ vào thu nhập khác; Khoản chênh lệch nhỏ hơn giữa giá đánh giá lại
và giá trị còn lại của TSCĐ được hạch toán toàn bộ vào chi phí khác;
- Khi
kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết theo phương pháp giá gốc, giá trị
khoản đầu tư không được thay đổi trong suốt quá trình đầu tư, trừ trường hợp
nhà đầu tư mua thêm hoặc thanh lý (toàn bộ hoặc một phần) khoản đầu tư đó hoặc
nhận được các khoản lợi ích ngoài lợi nhuận được chia.
- Kế
toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi giá trị khoản đầu tư vào từng công ty
liên kết.
- Từ
thời điểm nhà đầu tư không còn được coi là có ảnh hưởng đáng kể đối với công ty
liên kết, nhà đầu tư phải kết chuyển giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào công
ty liên kết sang các tài khoản khác có liên quan.
Kết
cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 223 - Đầu tư vào công ty liên kết
Bên
Nợ:
Giá gốc
khoản đầu tư được mua tăng;
Bên
Có:
- Giá
gốc khoản đầu tư giảm do thu được các khoản lợi ích ngoài lợi nhuận được chia;
- Giá
gốc khoản đầu tư giảm do bán, thanh lý toàn bộ hoặc một phần khoản đầu tư;
Số
dư bên Nợ:
Giá gốc
khoản đầu tư vào công ty liên kết hiện đang nắm giữ cuối kỳ.
Phương
pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
1. Khi
đầu tư vào công ty liên kết dưới hình thức mua cổ phiếu hoặc góp vốn bằng tiền,
căn cứ vào số tiền thực tế chi, nhà đầu tư ghi:
Nợ TK
223 - Đầu tư vào công ty liên kết
Có các
TK 111, 112.
2.
Trường hợp nhà đầu tư đã nắm giữ một khoản đầu tư dưới 20% quyền biểu quyết vào
một công ty xác định, khi nhà đầu tư mua thêm cổ phiếu hoặc góp thêm vốn vào
công ty đó để đạt được điều kiện có ảnh hưởng đáng kể đối với bên nhận đầu tư,
nhà đầu tư ghi:
Nợ TK
223 - Đầu tư vào công ty liên kết
Có TK
228 - Đầu tư dài hạn khác (toàn bộ khoản đầu tư dưới 20%)
Có TK
111, 112,...
3. Khi
đầu tư vào công ty liên kết dưới hình thức chuyển nợ thành vốn cổ phần (chuyển
trái phiếu có thể chuyển đổi hoặc khoản cho vay thành vốn cổ phần), căn cứ vào
thoả thuận giữa nhà đầu tư và công ty liên kết về giá trị thực tế của khoản nợ
được chuyển thành vốn cổ phần, ghi:
Nợ TK
223 - Đầu tư vào công ty liên kết (Giá trị khoản nợ được chuyển thành vốn cổ
phần);
Nợ TK
635 - Chi phí tài chính (Nếu giá trị khoản nợ lớn hơn giá trị vốn cổ phần)
Có TK
128 - Đầu tư ngắn hạn khác
Có TK
228 - Đầu tư dài hạn khác
Có TK
515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu giá trị khoản nợ nhỏ hơn vốn cổ phần).
4. Khi
đầu tư vào công ty liên kết dưới hình thức góp vốn bằng vật tư, hàng hóa, TSCĐ,
căn cứ vào giá trị đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ được thoả thuận giữa nhà
đầu tư và công ty liên kết, ghi:
Nợ TK
223 - Đầu tư vào công ty liên kết
Nợ TK
214 - Hao mòn TSCĐ
Nợ TK
811 - Chi phí khác (Nếu giá đánh giá lại của vật tư, hàng hoá,
TSCĐ
nhỏ hơn giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá, giá trị còn lại của TSCĐ)
Có các
TK 152, 153, 156, 211, 213
Có TK
711 - Thu nhập khác (Nếu giá đánh giá lại của vật tư, hàng hoá, TSCĐ lớn hơn
giá trị ghi sổ của vật tư, hàng hoá, giá trị còn lại của TSCĐ).
5. Khi
nhận được thông báo chính thức của công ty liên kết về số cổ tức, lợi nhuận được
chia, nhà đầu tư ghi:
Nợ TK
131 - Phải thu của khách hàng (Khi nhận được thông báo của Công ty liên kết)
Nợ TK
223 - Đầu tư vào công ty liên kết (nếu nhận cổ tức bằng cổ phiếu)
Có TK
515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
Khi
thực nhận tiền, ghi:
Nợ các TK
111, 112
Có TK
131 - Phải thu của khách hàng.
6.
Trường hợp nhận được các khoản khác từ công ty liên kết ngoài cổ tức, lợi nhuận
được chia, nhà đầu tư hạch toán giảm trừ giá gốc đầu tư, ghi:
Nợ các
TK liên quan
Có TK
223 - Đầu tư vào công ty liên kết.
7. Khi
nhà đầu tư thanh lý một phần khoản đầu tư hoặc mua thêm khoản đầu tư vào công
ty liên kết dẫn đến không còn được coi là có ảnh hưởng đáng kể đối với công ty
liên kết, nhà đầu tư kết chuyển giá gốc của khoản đầu tư sang các tài khoản có
liên quan khác, ghi:
Nợ TK
221 - Đầu tư vào công ty con (Nếu nhà đầu tư trở thành công ty mẹ)
Nợ TK
228 - Đầu tư dài hạn khác (Nếu nhà đầu tư chỉ còn nắm giữ dưới 20% quyền biểu
quyết ở công ty liên kết)
Nợ TK
111, 112 (nếu thanh lý một phần khoản đầu tư)
Có TK
223 - Đầu tư vào công ty liên kết.
Có TK
111, 112 (Nếu mua thêm phần vốn để trở thành công ty mẹ)
8. Khi
thanh lý, nhượng bán khoản đầu tư trong công ty liên kết, nhà đầu tư ghi giảm
khoản đầu tư và ghi nhận thu nhập từ việc thanh lý, nhượng bán khoản đầu
tư :
+ Trường
hợp thanh lý khoản đầu tư bị lỗ, ghi:
Nợ TK
111, 112, 131,...
Nợ TK
635 - Chi phí tài chính (Chênh lệch giá gốc khoản đầu tư lớn hơn giá bán khoản
đầu tư)
Có TK
223 - Đầu tư vào công ty liên kết.
+
Trường hợp thanh lý khoản đầu tư có lãi, ghi:
Nợ các
TK 111, 112, 131,...
Có TK
515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Chênh lệch giá bán khoản đầu tư lớn hơn
giá gốc khoản đầu tư)
Có TK
223 - Đầu tư vào công ty liên kết.
+ Chi
phí thanh lý khoản đầu tư, ghi:
Nợ TK
635 - Chi phí tài chính
Nợ TK
133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK
111, 112,...
9.
Trường hợp nhà đầu tư có nghĩa vụ thanh toán thay cho công ty liên kết các
khoản nợ mà nhà đầu tư đã đảm bảo hoặc cam kết trả, khi xác định nghĩa vụ và số
tiền thực sự phải trả trong kỳ, ghi:
Nợ TK
635 - Chi phí tài chính
Có TK
335 - Chi phí phải trả.
2.2.
Kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết khi lập và trình bày báo cáo tài
chính hợp nhất của nhà đầu tư, ngoại trừ các trường hợp được quy định tại đoạn
09 và đoạn 11 của chuẩn mực số 07 "kế toán các khoản đầu tư vào công ty
liên kết".
2.2.1.
Nguyên tắc chung
a)
Trong báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư, khoản đầu tư vào công ty liên
kết phải được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu, ngoại trừ các trường hợp
được quy định tại đoạn 09 và đoạn 11 của Chuẩn mực số 07 "Kế toán các
khoản đầu tư vào công ty liên kết". Nhà đầu tư phải lập và trình bày báo
cáo tài chính hợp nhất của mình trong trường hợp nhà đầu tư có ít nhất một công
ty con và phải lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của Chuẩn
mực kế toán số 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào
công ty con.
b) Cuối
mỗi năm tài chính, khi lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu
tư, giá trị khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh" trong
Bảng cân đối kế toán hợp nhất phải được điều chỉnh như sau:
b1)
Điều chỉnh phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết từ sau ngày đầu tư và
các khoản điều chỉnh khác đã ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất từ các
năm trước.
- Trước
khi điều chỉnh phần lợi nhuận hoặc lỗ trong kỳ của nhà đầu tư trong công ty
liên kết và các khoản điều chỉnh khác, nhà đầu tư phải điều chỉnh phần lợi
nhuận hoặc lỗ thuộc phần sở hữu của mình trong công ty liên kết từ sau ngày đầu
tư và các khoản điều chỉnh khác đã ghi nhận và phản ánh trong Bảng cân đối kế
toán hợp nhất năm trước liền kề để ghi nhận và phản ánh vào khoản mục "Đầu
tư vào công ty liên kết, liên doanh", khoản mục "Lợi nhuận chưa phân
phối" và các khoản mục khác có liên quan trong Bảng cân đối kế toán hợp
nhất năm nay.
- Căn
cứ để xác định phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết từ sau ngày đầu tư
đến cuối năm trước và các khoản điều chỉnh khác là Bảng cân đối kế toán riêng
của nhà đầu tư và Bảng cân đối kế toán hợp nhất năm trước liền kề, các sổ kế
toán chi tiết phục vụ việc hợp nhất báo cáo tài chính.
b2)
Điều chỉnh phần lợi nhuận hoặc lỗ trong kỳ của nhà đầu tư trong công ty liên
kết.
- Nhà
đầu tư phải xác định và điều chỉnh tăng hoặc giảm giá trị khoản đầu tư vào công
ty liên kết tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lợi nhuận hoặc lỗ
sau thuế TNDN của công ty liên kết tại thời điểm cuối mỗi năm tài chính khi lập
và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất. Trường hợp công ty liên kết là công ty
cổ phần có cổ phiếu ưu đãi cổ tức được nắm giữ bởi các cổ đông bên ngoài thì
nhà đầu tư phải loại trừ phần cổ tức ưu đãi trước khi xác định phần sở hữu của
mình trong lợi nhuận hoặc lỗ từ công ty liên kết, kể cả khi chưa có thông báo
chính thức về việc trả cổ tức trong kỳ.
-
Trường hợp khoản lỗ trong công ty liên kết mà nhà đầu tư phải gánh chịu lớn hơn
giá trị ghi sổ của khoản đầu tư trên báo cáo tài chính hợp nhất thì nhà đầu tư
chỉ ghi giảm giá trị khoản đầu tư trong báo cáo tài chính hợp nhất cho đến khi
nó bằng không (= 0).
-
Trường hợp nhà đầu tư có nghĩa vụ thanh toán thay cho công ty liên kết các
khoản nợ mà nhà đầu tư đã đảm bảo hoặc cam kết trả thì phần chênh lệch lớn hơn
của khoản lỗ trong công ty liên kết và giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được ghi
nhận là một khoản chi phí phải trả. Nếu sau đó công ty liên kết hoạt động có
lãi, nhà đầu tư chỉ được ghi nhận phần sở hữu của mình trong khoản lãi đó sau
khi đã bù đắp được phần lỗ thuần chưa được hạch toán trước đây. Phương pháp vốn
chủ sở hữu được áp dụng trong kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết khi
lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư.
b3)
Điều chỉnh các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên
kết
Khi mua
khoản đầu tư vào công ty liên kết, nếu có chênh lệch giữa giá mua khoản đầu tư
và phần sở hữu của nhà đầu tư theo giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể xác
định được của công ty liên kết thì tại thời điểm mua khoản đầu tư, nhà đầu tư
phải xác định khoản chênh lệch đó thành các phần như đã nêu tại điểm d mục
1.3.2 nói trên. Đồng thời cuối mỗi năm tài chính khi lập báo cáo tài chính hợp
nhất, khi xác định phần lợi nhuận hoặc lỗ của nhà đầu tư trong công ty liên
kết, nhà đầu tư phải thực hiện các điều chỉnh phù hợp:
- Phân
bổ khoản chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của tài sản thuần có
thể xác định được của công ty liên kết;
- Phân
bổ khoản lợi thế thương mại (hoặc lợi thế thương mại âm).
b4)
Điều chỉnh khoản cổ tức, lợi nhuận được chia: Khoản cổ tức, lợi nhuận được chia
từ công ty liên kết trong kỳ phải ghi giảm giá trị ghi sổ khoản đầu tư vào công
ty liên kết và phần lợi nhuận hoặc lỗ từ công ty liên kết.
b5)
Điều chỉnh các khoản thay đổi trong vốn chủ sở hữu của công ty liên kết: Trường
hợp vốn chủ sở hữu của công ty liên kết có thay đổi (nhưng không được phản ánh
qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, như chênh lệch đánh giá lại
tài sản, chênh lệch tỷ giá không được ghi nhận là lãi, lỗ trong kỳ), kế toán
căn cứ vào Bảng cân đối kế toán của công ty liên kết để xác định và ghi nhận
phần sở hữu của nhà đầu tư trong giá trị thay đổi vốn chủ sở hữu của công ty
liên kết. Khoản này được ghi tăng (giảm) giá trị khoản đầu tư vào công ty liên
kết và các khoản mục tương ứng của vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư;
c) Phần
lợi nhuận hoặc lỗ trong kỳ thuộc sở hữu của nhà đầu tư trong công ty liên kết
xác định được theo quy định ở điểm b2, b3, b4 nêu trên phải được ghi nhận và
trình bày thành một khoản mục riêng biệt trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh hợp nhất (ở khoản mục "Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên
kết, liên doanh").
d) Để
phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính hợp nhất, bộ phận kế toán hợp nhất phải
mở "Sổ kế toán chi tiết theo dõi khoản đầu tư vào từng công ty liên
kết" và "Sổ theo dõi phân bổ các khoản chênh lệch phát sinh khi mua
khoản đầu tư vào công ty liên kết".
d1) Sổ
kế toán chi tiết theo dõi các khoản đầu tư vào công ty liên kết: Sổ này là một
phần của hệ thống sổ kế toán chi tiết phục vụ cho việc lập và trình bày báo cáo
tài chính hợp nhất theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 25 - "Báo cáo
tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con".
Sổ kế
toán chi tiết các khoản đầu tư vào công ty liên kết phải theo dõi những chỉ
tiêu sau: Giá trị ghi sổ khoản đầu tư vào công ty liên kết; Khoản điều chỉnh
vào cuối mỗi năm tài chính tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lợi
nhuận hoặc lỗ của công ty liên kết; Phần điều chỉnh tăng (giảm) khoản đầu tư
theo giá trị thay đổi của vốn chủ sở hữu của công ty liên kết nhưng không được
phản ánh vào Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty liên kết; Khoản điều chỉnh
do báo cáo tài chính của nhà đầu tư và công ty liên kết được lập khác ngày;
Khoản điều chỉnh do nhà đầu tư và công ty liên kết không áp dụng thống nhất
chính sách kế toán.
(xem
Biểu số 1 đính kèm)
Cơ sở
số liệu để ghi vào sổ kế toán chi tiết các khoản đầu tư vào công ty liên kết là
Bảng xác định phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết (Biểu số 03) cùng
kỳ, các tài liệu chứng từ khác có liên quan khi lập báo cáo tài chính hợp nhất
đối với các khoản đầu tư vào công ty liên kết.
d2) Sổ
theo dõi phân bổ các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công
ty liên kết.
Sổ này
là một phần của hệ thống sổ kế toán chi tiết phục vụ cho việc lập và trình bày
báo cáo tài chính hợp nhất dùng để theo dõi quá trình phân bổ các khoản chênh
lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên kết (nếu có). Sổ theo dõi
phân bổ các khoản chênh lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên
kết phải theo dõi các chỉ tiêu: Nội dung phân bổ, tổng giá trị chênh lệch phát
sinh khi mua khoản đầu tư, thời gian khấu hao TSCĐ hoặc phân bổ lợi thế thương
mại, giá trị phân bổ hàng năm.
(xem
Biểu số 2 đính kèm)
* Cơ sở
số liệu để ghi vào sổ theo dõi phân bổ các khoản chênh lệch phát sinh khi mua
khoản đầu tư vào công ty liên kết là các chứng từ có liên quan đến giao dịch
mua khoản đầu tư, các tài liệu xác định giá trị hợp lý của tài sản thuần có thể
xác định được và lợi thế thương mại (lợi thế thương mại âm) (nếu có).
e) Sử
dụng báo cáo tài chính của công ty liên kết khi lập báo cáo tài chính hợp nhất
- Khi
áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu để trình bày khoản đầu tư vào công ty liên
kết trong báo cáo tài chính hợp nhất, nhà đầu tư phải sử dụng báo cáo tài chính
của công ty liên kết lập cùng ngày với báo cáo tài chính của nhà đầu tư. Khi
không thể có báo cáo tài chính lập cùng ngày thì mới được sử dụng báo cáo tài
chính lập vào những ngày khác nhau. Trường hợp này khi lập báo cáo tài chính
hợp nhất phải điều chỉnh ảnh hưởng của các sự kiện và giao dịch trọng yếu giữa
nhà đầu tư và công ty liên kết phát sinh giữa ngày lập báo cáo tài chính của
nhà đầu tư và ngày lập báo cáo tài chính của công ty liên kết;
-
Trường hợp công ty liên kết áp dụng chính sách kế toán khác với nhà đầu tư cho
các giao dịch và sự kiện giống nhau phát sinh trong các trường hợp tương tự thì
nhà đầu tư phải thực hiện các điều chỉnh thích hợp. Trường hợp nhà đầu tư không
thực hiện được các điều chỉnh đó thì phải giải trình trong Bản thuyết minh báo
cáo tài chính hợp nhất.
2.2.2.
Phương pháp xác định và ghi nhận các khoản điều chỉnh khi lập và trình bày báo
cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư đối với các khoản đầu tư vào công ty liên
kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu
a) Xác
định và ghi nhận phần lợi nhuận hoặc lỗ của nhà đầu tư trong công ty liên kết
và các khoản điều chỉnh khác từ sau ngày đầu tư đến cuối năm tài chính trước
liền kề
a1) Xác
định phần lợi nhuận hoặc lỗ của nhà đầu tư trong công ty liên kết và các khoản
điều chỉnh khác đã ghi nhận từ các năm trước.
Phần
lợi nhuận hoặc lỗ thuộc sở hữu của nhà đầu tư trong công ty liên kết và các khoản
điều chỉnh khác đã ghi nhận từ sau ngày đầu tư đến cuối năm trước được xác định
bằng giá trị ghi sổ của khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên
doanh" trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất năm trước liền kề trừ đi giá
gốc của khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh" trong
Bảng cân đối kế toán riêng năm trước liền kề của nhà đầu tư.
a2) Ghi
nhận phần lợi nhuận hoặc lỗ của nhà đầu tư trong công ty liên kết và các khoản
điều chỉnh khác từ sau ngày đầu tư đến cuối năm trước liền kề vào Bảng cân đối
kế toán hợp nhất năm nay.
- Đối
với phần lợi nhuận đã ghi nhận, ghi:
Tăng
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh"
Tăng
khoản mục "Lợi nhuận chưa phân phối".
- Đối
với phần lỗ đã ghi nhận, ghi:
Giảm
khoản mục "Lợi nhuận chưa phân phối"
Giảm
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh".
- Đối
với phần điều chỉnh tăng (giảm) do đánh giá lại tài sản (nếu có), ghi:
+ Nếu
điều chỉnh tăng, ghi:
Tăng
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh"
Tăng
khoản mục "Chênh lệch đánh giá lại tài sản".
+ Nếu
điều chỉnh giảm, ghi:
Giảm
khoản mục "Chênh lệch đánh giá lại tài sản"
Giảm
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh".
- Đối
với phần điều chỉnh tăng (giảm) chênh lệch tỷ giá hối đoái:
+ Nếu
điều chỉnh tăng, ghi:
Tăng
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh"
Tăng
khoản mục "Chênh lệch tỷ giá hối đoái".
+ Nếu
điều chỉnh giảm, ghi:
Giảm
khoản mục "Chênh lệch tỷ giá hối đoái"
Giảm
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh".
b) Xác
định và ghi nhận phần lợi nhuận hoặc lỗ trong năm báo cáo của nhà đầu tư trong
công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
b1) Xác
định phần lợi nhuận hoặc lỗ trong năm báo cáo của nhà đầu tư trong công ty liên
kết.
Khi lập
báo cáo tài chính hợp nhất, nhà đầu tư căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty liên kết để xác định phần lợi nhuận hoặc lỗ của mình
trong kỳ trong lợi nhuận sau thuế của công ty liên kết. Sau đó, nhà đầu tư căn
cứ vào các tài liệu, chứng từ khi mua khoản đầu tư, số liệu về cổ tức, lợi nhuận
được chia để xác định giá trị điều chỉnh cho năm báo cáo hiện hành đối với các
khoản: Phân bổ chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ TSCĐ có thể xác
định được; Phần phân bổ lợi thế thương mại (hoặc lợi thế thương mại âm); Khoản
lợi nhuận, cổ tức được chia đã nhận trong kỳ. Số liệu chi tiết điều chỉnh giá
trị ghi sổ khoản đầu tư vào công ty liên kết theo phần lợi nhuận hoặc lỗ trong
công ty liên kết được phản ánh trong "Bảng xác định phần lợi nhuận hoặc lỗ
trong công ty liên kết" (Biểu số 03)
(xem
Biểu số 3 đính kèm)
*
"Bảng xác định phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết" là căn
cứ ghi vào cột 5 của "Sổ kế toán chi tiết các khoản đầu tư vào công ty
liên kết" (biểu số...)
* Xác
định phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết theo nguyên tắc sau:
+ Nhà
đầu tư xác định phần lợi nhuận hoặc lỗ của mình trong công ty liên kết theo tỷ
lệ vốn góp (nếu đầu tư bằng cổ phiếu thì theo mệnh giá cổ phiếu phổ thông có
quyền biểu quyết) trong vốn chủ sở hữu của công ty liên kết nếu tỷ lệ lợi nhuận
được chia hoặc tỷ lệ lỗ nhà đầu tư phải gánh chịu tương đương với tỷ lệ vốn góp
theo công thức dưới đây:
Phần lợi nhuận hoặc lỗ của nhà đầu
tư trực tiếp trong công ty liên kết
|
=
|
Tổng vốn góp của nhà đầu tư trong
công ty liên kết
-----------------------------------
Tổng vốn chủ sở hữu của công ty
liên kết
|
x 100% x
|
Tổng lợi nhuận hoặc lỗ trong kỳ
của công ty liên kết
|
Phần lợi nhuận hoặc lỗ của nhà đầu
tư gián tiếp trong công ty liên kết
|
=
|
Tổng vốn góp của công ty con của
nhà đầu tư trong công ty liên kết
---------------------------------
Tổng vốn chủ sở hữu của công ty
liên kết
|
x 100% x
|
Tổng lợi nhuận hoặc lỗ trong kỳ
của công ty liên kết
|
*
Trường hợp công ty liên kết là công ty cổ phần, khi xác định phần lợi nhuận
hoặc lỗ của nhà đầu tư trong công ty liên kết, nhà đầu tư chỉ xác định phần vốn
góp của mình trong công ty liên kết theo mệnh giá cổ phiếu;
*
Trường hợp công ty không là công ty cổ phần, khi xác định phần lợi nhuận hoặc
lỗ của nhà đầu tư trong công ty liên kết, nhà đầu tư xác định phần vốn góp của
mình trong công ty liên kết là tổng giá trị vốn đã thực góp (bằng tiền hoặc tài
sản) cho tới thời điểm lập BCTC hợp nhất năm báo cáo.
Ví dụ
xác định phần lợi nhuận hoặc lỗ của nhà đầu tư trong công ty liên kết (trường
hợp nhà đầu tư trực tiếp):
Tại
ngày 01/01/2004, Công ty A đầu tư vào công ty B dưới hình thức mua cổ phiếu phổ
thông có quyền biểu quyết (mua 2.000 cổ phiếu, mệnh giá cổ phiếu là 10.000 VND,
giá mua là 11.000 VND). Tổng số cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết đang lưu
hành của công ty B là 8.000 cổ phiếu (với tổng mệnh giá là 80.000.000 VND), lợi
nhuận chưa phân phối luỹ kế đến năm 2004 của công ty B là 20.000.000 VND. Tổng
lợi nhuận của công ty B trong năm 2004 là 5.000.000 VND. Cuối năm 2004, khi
công ty A lập báo cáo tài chính hợp nhất, công ty A xác định phần lợi nhuận của
mình trong công ty liên kết B như sau:
Phần lợi nhuận của công ty A trong
công ty B
|
=
|
2.000 x 10.000
----------------------------------
8.000 x 10.000 + 20.000.000
|
x 100% x
|
5.000.000 = 1.000.000
|
Ví dụ
xác định phần lợi nhuận hoặc lỗ của nhà đầu tư trong công ty liên kết (trường
hợp nhà đầu tư gián tiếp):
Công ty
A là công ty mẹ của công ty B. Tại ngày 01/01/2004, Công ty B đầu tư vào công
ty C dưới hình thức góp vốn bằng tài sản. Nguyên giá của tài sản mang đi góp
vốn là 9.000.000 VND, giá trị đánh giá lại của tài sản đem góp vốn theo thoả
thuận của công ty B với công ty C là 10.000.000 VND. Tổng vốn chủ sở hữu của
công ty C trước thời điểm nhận vốn góp của công ty B là 40.000.000 VND. Tổng
lợi nhuận của công ty C trong năm 2004 là 2.500.000 VND. Cuối năm 2004, khi
công ty A lập báo cáo tài chính hợp nhất, công ty A xác định phần lợi nhuận của
mình trong công ty liên kết C như sau:
Phần lợi nhuận của công ty A trong
công ty C
|
=
|
10.000.000
------------------------------
40.000.000 + 10.000.000
|
x 100% x
|
2.500.000 = 500.000
|
+
Trường hợp tỷ lệ vốn góp khác với tỷ lệ phần lợi nhuận được chia hoặc lỗ phải
gánh chịu do có thoả thuận khác giữa nhà đầu tư và công ty liên kết, phần lợi
nhuận hoặc lỗ của nhà đầu tư trong công ty liên kết được xác định căn cứ vào
biên bản thoả thuận giữa nhà đầu tư và công ty liên kết;
+ Khi
xác định các khoản điều chỉnh để ghi vào "Bảng xác định phần lợi nhuận
hoặc lỗ trong công ty liên kết" được thực hiện như sau:
* Số
phân bổ khoản chênh lệch lớn hơn giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ được ghi
bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***);
* Số
phân bổ khoản chênh lệch nhỏ hơn giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ được ghi
bình thường;
* Số
phân bổ lợi thế thương mại được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc
đơn (***);
* Số
phân bổ lợi thế thương mại âm được ghi bình thường.
b2) -
Ghi nhận khoản điều chỉnh phần lợi nhuận hoặc lỗ trong kỳ của nhà đầu tư trong
công ty liên kết vào báo cáo tài chính hợp nhất của nhà đầu tư
- Khi
lập báo cáo tài chính hợp nhất, căn cứ vào kết quả xác định phần lợi nhuận hoặc
lỗ trong kỳ trong công ty liên kết, kế toán ghi:
- Nếu
kết quả xác định khoản điều chỉnh là có lãi, ghi:
Tăng
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh"
Tăng
khoản mục "Lợi nhuận chưa phân phối".
Đồng
thời phần lợi nhuận này được ghi tăng khoản mục "Phần lợi nhuận hoặc lỗ
trong công ty liên kết, liên doanh" trong Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh hợp nhất
- Nếu
kết quả xác định các khoản điều chỉnh là lỗ, ghi:
Giảm
khoản mục "Lợi nhuận chưa phân phối (chỉ ghi giảm cho đến khi khoản đầu tư
này có giá trị bằng không (= 0)
Giảm
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh".
Đồng
thời phần lỗ này được ghi vào khoản mục "Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công
ty liên kết, liên doanh" trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
hợp nhất dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (***).
c) Khi
vốn chủ sở hữu của công ty liên kết thay đổi nhưng chưa được phản ánh trên Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của công ty liên kết (như đánh giá
lại TSCĐ và các khoản đầu tư, chênh lệch tỷ giá quy đổi ngoại tệ), nhà đầu tư
phải điều chỉnh giá trị ghi sổ của khoản đầu tư vào công ty liên kết tương ứng
với phần sở hữu của mình trong vốn chủ sở hữu của công ty liên kết sau ngày đầu
tư:
c1) Trường
hợp vốn chủ sở hữu của công ty liên kết tăng, giảm do đánh giá lại tài sản, nhà
đầu tư phải xác định phần sở hữu của mình trong khoản tăng, giảm chênh lệch
đánh giá lại tài sản, ghi:
- Nếu
vốn chủ sở hữu của công ty liên kết tăng do đánh giá lại tài sản, nhà đầu tư
điều chỉnh tăng giá trị ghi sổ khoản đầu tư vào công ty liên kết tương ứng với
phần sở hữu của mình, ghi:
Tăng
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh"
Tăng
khoản mục "Chênh lệch đánh giá lại tài sản".
- Nếu
vốn chủ sở hữu của công ty liên kết giảm do đánh giá lại tài sản, nhà đầu tư
điều chỉnh giảm giá trị ghi sổ khoản đầu tư vào công ty liên kết tương ứng với
phần sở hữu của mình, ghi:
Giảm
khoản mục "Chênh lệch đánh giá lại tài sản"
Giảm
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh".
c2)
Trường hợp vốn chủ sở hữu của công ty liên kết tăng, giảm do chênh lệch tỷ giá
quy đổi ngoại tệ, nhà đầu tư phải xác định phần sở hữu của mình trong khoản
tăng, giảm chênh lệch tỷ giá, ghi:
- Nếu
có lãi chênh lệch tỷ giá quy đổi ngoại tệ, ghi:
Tăng
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh"
Tăng
khoản mục "Chênh lệch tỷ giá hối đoái".
- Nếu
có lỗ chênh lệch tỷ giá quy đổi ngoại tệ, ghi:
Giảm
khoản mục "Chênh lệch tỷ giá hối đoái"
Giảm
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh".
d) Điều
chỉnh giá trị khoản đầu tư do sử dụng báo cáo tài chính của công ty liên kết
không được lập cùng ngày với báo cáo tài chính của nhà đầu tư
d1)
Trường hợp báo cáo tài chính của công ty liên kết không được lập cùng ngày với
báo cáo tài chính của nhà đầu tư, khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, nhà đầu
tư phải thực hiện điều chỉnh đối với những ảnh hưởng của các sự kiện và giao
dịch trọng yếu giữa nhà đầu tư và công ty liên kết phát sinh giữa ngày lập báo
cáo tài chính của nhà đầu tư và ngày lập báo cáo tài chính của công ty liên
kết. Ví dụ như nhà đầu tư mua hoặc bán vật tư, hàng hoá, TSCĐ có giá trị lớn
hoặc có các giao dịch tài trợ vốn vay cho công ty liên kết nhưng chưa được phản
ánh trên báo cáo tài chính riêng của công ty liên kết.
-
Trường hợp các giao dịch trọng yếu giữa nhà đầu tư và công ty liên kết dẫn đến
làm tăng phần sở hữu của nhà đầu tư trong lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên
kết, ghi:
Tăng
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh"
Tăng
khoản mục "Lợi nhuận chưa phân phối".
-
Trường hợp các giao dịch trọng yếu giữa nhà đầu tư và công ty liên kết làm giảm
phần sở hữu của nhà đầu tư trong lợi nhuận hoặc lỗ của công ty liên kết, ghi:
Giảm
khoản mục "Lợi nhuận chưa phân phối"
Giảm
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh".
Đồng
thời phần lợi nhuận hoặc lỗ này phải được ghi vào khoản mục "Phần lợi
nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh" trong Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh hợp nhất..
d2)
Trường hợp không thể xác định được ảnh hưởng của những sự kiện và giao dịch
trọng yếu giữa nhà đầu tư và công ty liên kết, nhà đầu tư phải trình bày lý do
và các diễn giải khác trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất.
đ) Điều
chỉnh giá trị khoản đầu tư do nhà đầu tư và công ty liên kết sử dụng các chính
sách kế toán khác nhau
Trường
hợp có sự khác biệt trong việc áp dụng chính sách kế toán cho các giao dịch và
sự kiện tương tự giữa nhà đầu tư và công ty liên kết, nhà đầu tư phải điều
chỉnh phần lợi nhuận hoặc lỗ của mình trong công ty liên kết bằng cách chuyển đổi
các chính sách kế toán của công ty liên kết về chính sách kế toán của nhà đầu
tư. Khoản chênh lệch phát sinh từ việc chuyển đổi chính sách kế toán được điều
chỉnh vào giá trị khoản đầu tư, ghi:
+ Nếu
sự khác biệt trong việc áp dụng chính sách kế toán dẫn đến tăng lợi nhuận thuộc
sở hữu của nhà đầu tư trong công ty liên kết, ghi:
Tăng
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh"
Tăng
khoản mục "Lợi nhuận chưa phân phối".
+ Nếu
sự khác biệt trong việc áp dụng chính sách kế toán dẫn đến giảm lợi nhuận thuộc
sở hữu của nhà đầu tư trong công ty liên kết, ghi:
Giảm
khoản mục "Lợi nhuận chưa phân phối"
Giảm
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh".
Đồng
thời phần tăng, giảm lợi nhuận này phải được phản ánh vào khoản mục "Phần
lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh" trong Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
Ví
dụ về việc xác định và ghi nhận phần sở hữu của nhà đầu tư trong lợi nhuận hoặc
lỗ của công ty liên kết sau ngày đầu tư trong báo cáo tài chính hợp nhất.
Ngày 01/06/2004,
Công ty A mua 40% cổ phần của công ty B (trong trường hợp này công ty A là nhà
đầu tư có ảnh hưởng đáng kể đối với công ty B do đó công ty B là công ty liên
kết của công ty A) với giá 140.000 (nghìn đồng).
Tại
ngày mua, Công ty B có Bảng cân đối kế toán như sau:
Đơn vị: 1.000đ
|
Giá trị ghi sổ
|
Giá trị hợp lý
|
Tiền
Các
khoản phải thu
Hàng
tồn kho
TSCĐ
(Giá trị còn lại)
Tổng
tài sản
Nợ
phải trả
Vốn
chủ sở hữu
Tổng
nguồn vốn
|
10.000
40.000
80.000
190.000
320.000
70.000
250.000
320.000
|
10.000
40.000
80.000
270.000
400.000
70.000
330.000
400.000
|
Tại
ngày mua, công ty A phải xác định:
- Giá
gốc mua khoản đầu tư là: 140.000
- Giá
trị ghi sổ của 40% tài sản thuần có thể xác định được là:
40% x
(320.000 - 70.000) = 100.000
- Chênh
lệch: 40.000
Khoản
chênh lệch 40.000 được phân bổ cho các khoản mục có sự chênh lệch giữa giá trị
hợp lý và giá trị ghi sổ:
Khoản mục có chênh lệch
|
Giá trị ghi sổ
|
Giá trị hợp lý
|
Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và
giá trị hợp lý
|
40% của số chênh lệch
|
TSCĐ
|
190.000
|
270.000
|
80.000
|
32.000
|
Khoản
chênh lệch giữa: 40.000 - 32.000 = 8.000 là lợi thế thương mại của nhà đầu tư
phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên kết. Hoặc:
Chênh
lệch giữa giá gốc mua khoản đầu tư (là 140.000) với 40% của tài sản thuần có
thể xác định được theo giá trị hợp lý ((400.000 - 70.000) x 40% = 132.000) là
8.000. Khoản chênh lệch này là lợi thế thương mại.
Các
khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ với giá trị hợp lý của TSCĐ và lợi thế
thương mại xác định được tại thời điểm mua khoản đầu tư cần phải được phân bổ
dần và điều chỉnh khi xác định và ghi nhận phần lợi nhuận hoặc lỗ của nhà đầu
tư trong công ty liên kết khi lập báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm. Thời
gian khấu hao TSCĐ hoặc phân bổ lợi thế thương mại cần phải căn cứ vào thời
gian sử dụng hữu ích của từng TSCĐ và quy định hiện hành về phân bổ lợi thế
thương mại.
Giả
sử:
TSCĐ
khấu hao là 10 năm;
Lợi thế
thương mại phân bổ trong 20 năm.
Cuối
năm, khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, Công ty A phân bổ khoản chênh lệch
giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của TSCĐ và phân bổ lợi thế thương mại
như sau:
Sổ
theo dõi phân bổ các khoản chênh lệch phát sinh
khi
mua khoản đầu tư vào công ty liên kết
Nội dung phân bổ
|
Tổng số Chênh lệch
|
Thời gian khấu hao (phân bổ)
|
2004
|
2005
|
2006
|
...
|
-
Chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của TSCĐ
|
32.000
|
10 năm
|
3.200
|
3.200
|
3.200
|
|
-
Lợi thế thương mại
|
8.000
|
20 năm
|
400
|
400
|
400
|
|
Tổng
số phân bổ hàng năm
|
|
|
3.600
|
3.600
|
3.600
|
|
Giả sử
trong năm 2004, công ty B có lợi nhuận sau thuế là 20.000, công ty A phải phản
ánh phần lợi nhuận hoặc lỗ của mình trong công ty liên kết trên báo cáo tài
chính hợp nhất như sau:
Phần
lợi nhuận hoặc lỗ
của
công ty A trong công ty liên kết B
trong
năm 2004
|
=
40% x 20.000 = 8.000
|
Tổng
số điều chỉnh tăng lợi nhuận
chưa
phân phối và giá gốc khoản đầu tư
trong
công ty liên kết A trong năm 2004
|
=
8.000 - 3.600 = 4.400
|
Bảng xác định phần lợi nhuận hoặc lỗ
trong công ty liên kết
Công ty liên kết B
Năm 2004
STT
|
Nội dung điều chỉnh
|
Năm nay
|
Năm trước
|
1
|
Phần
lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết
|
8.000
|
|
2
|
Phân
bổ chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ TSCĐ
|
(3.200)
|
|
3
|
Phân
bổ lợi thế thương mại
|
(400)
|
|
4
|
Lợi
nhuận, cổ tức được chia đã nhận
|
-
|
|
5
|
Cộng
các khoản điều chỉnh
|
4.400
|
|
- Sau
khi xác định được tổng số điều chỉnh tăng lợi nhuận chưa phân phối và giá gốc
khoản đầu tư trong công ty liên kết A trong năm 2004, ghi:
Tăng
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh": 4.400
Tăng
khoản mục "Lợi nhuận chưa phân phối": 4.400.
Đồng
thời phần lợi nhuận này được ghi tăng khoản mục "Phần lợi nhuận hoặc lỗ
trong công ty liên kết, liên doanh" trong Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh hợp nhất.
2.2.3.
Trình bày khoản đầu tư vào công ty liên kết trong Báo cáo tài chính hợp nhất
a) Giá
trị khoản đầu tư vào công ty liên kết được ghi nhận theo giá gốc và các khoản
điều chỉnh vào cuối mỗi năm tài chính và được phản ánh ở khoản mục "Đầu tư
vào công ty liên kết, liên doanh" - Mã số 252 trong "Bảng Cân đối kế
toán hợp nhất".
b)
Trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất, nhà đầu tư phải trình bày:
- Danh
sách các công ty liên kết kèm theo các thông tin về phần sở hữu và tỷ lệ (%)
quyền biểu quyết, nếu tỷ lệ này khác với tỷ lệ (%) phần sở hữu;
-
Phương pháp kế toán được sử dụng để kế toán khoản đầu tư vào công ty liên kết
trong Báo cáo tài chính hợp nhất.
III.
HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHUẨN MỰC "THÔNG TIN TÀI CHÍNH VỀ NHỮNG KHOẢN VỐN GÓP
LIÊN DOANH"
1.
Kế toán hoạt động liên doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
1.1.
Trường hợp liên doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát
1.1.1.
Quy định chung
a) Hợp
đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát là
hoạt động liên doanh không thành lập một cơ sở kinh doanh mới. Các bên liên
doanh có nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi theo thỏa thuận trong hợp đồng. Hoạt
động của hợp đồng liên doanh được các bên góp vốn thực hiện cùng với các hoạt
động kinh doanh thông thường khác của từng bên.
b) Hợp
đồng hợp tác kinh doanh quy định các khoản chi phí phát sinh riêng cho hoạt
động kinh doanh đồng kiểm soát do mỗi bên liên doanh bỏ ra thì bên đó phải gánh
chịu; Đối với các khoản chi phí chung (nếu có) thì căn cứ vào các thỏa thuận
trong hợp đồng để phân chia cho các bên góp vốn.
c) Các
bên tham gia liên doanh phải mở sổ kế toán để ghi chép và phản ánh trong báo
cáo tài chính của mình các nội dung sau đây:
+ Tài
sản góp vốn liên doanh và chịu sự kiểm soát của bên góp vốn liên doanh;
+ Các
khoản nợ phải trả phải gánh chịu;
+ Doanh
thu được chia từ việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ của liên doanh;
+ Chi
phí phải gánh chịu.
d) Khi
bên liên doanh có phát sinh chi phí chung phải mở sổ kế toán để ghi chép, tập
hợp toàn bộ các chi phí chung đó. Định kỳ căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp
đồng liên doanh về việc phân bổ các chi phí chung, kế toán lập Bảng phân bổ chi
phí chung (Biểu số 04), được các bên liên doanh xác nhận, giao cho mỗi bên giữ
một bản (bản chính). Bảng phân bổ chi phí chung kèm theo các chứng từ gốc hợp
pháp là căn cứ để mỗi bên liên doanh kế toán chi phí chung được phân bổ từ hợp
đồng.
đ)
Trường hợp hợp đồng liên doanh quy định chia sản phẩm, định kỳ theo thỏa thuận
trong hợp đồng liên doanh, các bên liên doanh phải lập Bảng phân chia sản phẩm
(Biểu số 05) cho các bên góp vốn và được các bên xác nhận số lượng, quy cách
sản phẩm được chia từ hợp đồng, giao cho mỗi bên giữ một bản (bản chính). Mỗi
khi thực giao sản phẩm, các bên liên doanh phải lập Phiếu giao nhận sản phẩm
(hoặc phiếu xuất kho) làm 2 bản, giao cho mỗi bên giữ một bản. Phiếu giao nhận
sản phẩm là căn cứ để các bên liên doanh ghi sổ kế toán, theo dõi và là căn cứ
thanh lý hợp đồng.
(xem
Biểu mẫu số 4 và số 5 đính kèm)
e)
Trường hợp hợp đồng liên doanh quy định chia doanh thu, theo từng lần bán hàng
bên liên doanh được giao trách nhiệm bán hộ sản phẩm cho các bên khác phải phát
hành hóa đơn cho toàn bộ sản phẩm của hợp đồng. Định kỳ, theo thỏa thuận, bên
bán hàng phải lập Bảng phân chia doanh thu (Biểu số 06) và được các bên xác
nhận, giao cho mỗi bên giữ một bản chính. Khi nhận được Bảng phân chia doanh
thu, các bên liên doanh không bán sản phẩm phải lập hóa đơn bán hàng cho bên
bán sản phẩm đối với số doanh thu được hưởng từ hợp đồng. Các hóa đơn này là
căn cứ để các bên liên doanh kế toán doanh thu bán hàng từ hợp đồng.
(xem
Biểu mẫu số 6 đính kèm)
1.1.2.
Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến chi phí, doanh thu của
hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát
(1)
Kế toán chi phí phát sinh riêng tại mỗi bên liên doanh
a) Căn
cứ vào các hóa đơn, chứng từ liên quan, tập hợp chi phí phát sinh riêng mà bên
liên doanh phải gánh chịu khi tham gia hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát,
ghi:
Nợ TK
621, 622, 627, 641, 642 (Chi tiết cho hợp đồng)
Nợ TK
133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có TK
111, 112, 331,...
b) Cuối
kỳ kết chuyển chi phí phát sinh để tập hợp chi phí SXKD của hợp đồng liên
doanh, ghi:
Nợ TK
154 - Chi phí SXKD dở dang (Chi tiết cho hợp đồng)
Có TK
621, 622, 627 (Chi tiết hợp đồng)
c) Kế
toán chi phí SXKD phát sinh riêng của các bên liên doanh trong trường hợp hợp
đồng chia sản phẩm:
c1) Khi
nhận sản phẩm được chia từ hợp đồng liên doanh nhập kho, căn cứ vào phiếu giao
nhận sản phẩm từ hợp đồng, phiếu nhập kho và các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK
152 - Nguyên liệu, vật liệu (Nếu sản phẩm được chia chưa phải là thành phẩm
cuối cùng)
Nợ TK
155 - Thành phẩm (Nếu sản phẩm được chia là thành phẩm)
Nợ TK
157 - Hàng gửi đi bán (Nếu gửi sản phẩm được chia đem đi bán ngay không qua
kho)
Có TK
154 - Chi phí SXKD dở dang (Chi tiết cho hợp đồng).
c2) Khi
nhận sản phẩm được chia từ hợp đồng và đưa vào sử dụng ngay cho sản xuất, kinh
doanh, căn cứ vào phiếu giao nhận sản phẩm từ hợp đồng và các chứng từ liên
quan, ghi:
Nợ TK
621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Có TK
154 - Chi phí SXKD dở dang (Chi tiết cho hợp đồng).
d)
Trường hợp hợp đồng liên doanh quy định không chia sản phẩm mà giao cho một bên
bán ra ngoài, sau khi phát hành hóa đơn cho bên bán sản phẩm, kết chuyển chi
phí riêng tham gia hợp đồng vào giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK
632 - Giá vốn hàng bán
Có TK
154 - Chi phí SXKD dở dang (Chi tiết cho hợp đồng).
(2)
Kế toán chi phí phát sinh chung do mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu
a)
Kế toán tại bên tham gia liên doanh có phát sinh chi phí chung
a1) Khi
phát sinh chi phí chung do các bên liên doanh phải gánh chịu, căn cứ vào các
hóa đơn, chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK
621, 622, 627, 641, 642 (Chi tiết cho hợp đồng)
Nợ TK
133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có TK
111, 112, 331,...
a2) Nếu
hợp đồng liên doanh quy định phải phân chia chi phí chung, cuối kỳ căn cứ vào
quy định của hợp đồng, kế toán lập Bảng phân bổ chi phí phát sinh chung cho các
bên góp vốn liên doanh khác và sau khi được các bên liên doanh chấp nhận, căn
cứ vào chí phí được phân bổ cho các bên góp vốn liên doanh khác, ghi:
Nợ TK
138 - Phải thu khác (Chi tiết cho từng đối tác)
Có TK
133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có TK
621, 622, 627, 641, 642.
b)
Kế toán tại bên liên doanh không hạch toán chi phí chung cho hợp đồng liên
doanh
Căn cứ
vào Bảng phân bổ chi phí chung của hợp đồng liên doanh đã được các bên góp vốn
liên doanh chấp nhận (do bên kế toán chi phí chung cung cấp), ghi:
Nợ TK
621, 622, 623, 641, 642 (Chi tiết cho hợp đồng)
Nợ TK
133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có TK
338 - Phải trả khác (Chi tiết cho đối tác kế toán chi phí chung).
(3)
Kế toán doanh thu bán sản phẩm trong trường hợp một bên liên doanh bán hộ hàng
hóa và chia doanh thu cho các đối tác khác
a)
Kế toán ở bên bán sản phẩm
- Khi
bán sản phẩm theo quy định của hợp đồng bên bán phải phát hành hóa đơn cho toàn
bộ sản phẩm bán ra, đồng thời phản ánh tổng số tiền bán sản phẩm của hoạt động
liên doanh, ghi:
Nợ TK
111, 112, 131,...
Có TK
338 - Phải trả khác (Chi tiết cho hợp đồng)
Có TK
3331 - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có).
- Căn
cứ vào quy định của hợp đồng liên doanh và Bảng phân bổ doanh thu, phản ánh
doanh thu tương ứng với lợi ích của bên liên doanh được hưởng, ghi:
Nợ TK
338 - Phải trả khác (Chi tiết cho hợp đồng)
Có TK
511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Lợi ích mà bên bán được hưởng
theo thỏa thuận trong hợp đồng).
- Khi
nhận được hóa đơn do bên đối tác không bán sản phẩm phát hành theo số doanh thu
mà bên đối tác đó được hưởng từ hợp đồng, ghi:
Nợ TK
338 - Phải trả khác (Chi tiết cho hợp đồng)
Nợ TK
3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311 - Nếu chia cả thuế GTGT đầu ra)
Có TK
338 - Phải trả khác (Chi tiết cho từng đối tác)
- Khi
thanh toán tiền bán sản phẩm do bên đối tác không bán sản phẩm được, ghi:
Nợ TK
338 - Phải trả khác (Chi tiết cho từng đối tác)
Có TK
111, 112,...
b)
Kế toán ở bên không bán sản phẩm
- Bên
liên doanh không tham gia bán sản phẩm của liên doanh căn cứ vào bảng phân bổ
doanh thu đã được các bên xác nhận và chứng từ có liên quan do bên bán sản phẩm
cung cấp, lập hóa đơn cho bên bán sản phẩm theo số doanh thu mà mình được
hưởng, ghi:
Nợ TK
138 - Phải thu khác (Bao gồm thuế GTGT nếu chia cả Thuế GTGT đầu ra, chi tiết
cho đối tác bán sản phẩm,).
Có TK
511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Chi tiết cho hợp đồng và theo số
tiền được chia)
Có TK
3331 - Thuế GTGT phải nộp (Nếu được chia cả thuế GTGT đầu ra).
- Khi
bên đối tác thanh toán tiền bán sản phẩm, căn cứ vào số tiền thực nhận, ghi:
Nợ TK
111, 112,... (Số tiền do đối tác trong hợp đồng chuyển trả).
Có TK
138 - Phải thu khác.
(4)
Kế toán chia lợi nhuận trong trường hợp hợp đồng quy định chia lợi nhuận trước
thuế
a)
Kế toán ở bên thực hiện kế toán hợp đồng hợp tác kinh doanh
+ Khi
bán sản phẩm theo quy định của hợp đồng bên kế toán phải phát hành hóa đơn cho
toàn bộ sản phẩm bán ra, đồng thời phản ánh tổng số tiền bán sản phẩm của hoạt
động liên doanh, ghi:
Nợ TK
111, 112, 131,...
Có TK
511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Chi tiết cho hợp đồng)
Có TK
3331 - Thuế GTGT phải nộp (Nếu có).
+ Căn
cứ vào chi phí sản xuất kinh doanh thực tế phát sinh liên quan đến hợp đồng hợp
tác kinh doanh, kế toán tập hợp chi phí và kết chuyển để tính chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang hoặc thành phẩm nhập kho (nếu có). Khi bán sản phẩm theo quy
định của hợp đồng kế toán xác định giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK
632 - Giá vốn hàng bán
Có TK
154, 155
+ Sau
khi kết chuyển doanh thu, giá vốn và xác định kết quả hoạt động liên doanh, kế
toán căn cứ vào quy định của hợp đồng hợp tác kinh doanh và kết quả phân chia
lợi nhuận trước thuế, phản ánh lợi nhuận trước thuế tương ứng với lợi ích mà
đơn vị được hưởng và phải trả cho bên đối tác, ghi:
Trường
hợp lãi:
Nợ TK
421 - Lợi nhuận chưa phân phối (Chi tiết cho hợp đồng)
Có TK
421 - Lợi nhuận chưa phân phối (Phần đơn vị được hưởng)
Có TK
338 - Phải trả khác (Phần đối tác được hưởng, chi tiết cho từng đối tác)
Trường
hợp lỗ:
Nợ TK
421 - Lợi nhuận chưa phân phối (Phần đơn vị phải gánh chịu)
Nợ TK
338 - Phải trả khác (Phần đối tác phải gánh chịu, chi tiết cho từng đối tác)
Có TK
421 - Lợi nhuận chưa phân phối (Chi tiết cho hợp đồng)
+ Khi
thanh toán tiền cho bên đối tác, ghi:
Nợ TK
338 - Phải trả khác (Chi tiết cho từng đối tác)
Có TK
111, 112,...
b)
Kế toán ở bên không thực hiện kế toán Hợp đồng HTKD
+ Bên
liên doanh không tham gia bán sản phẩm của liên doanh căn cứ vào kết quả phân
chia lợi nhuận trước thuế từ hợp đồng và chứng từ có liên quan do đối tác cung
cấp, ghi:
Nợ TK
138 - Phải thu khác (Chi tiết cho đối tác bán sản phẩm).
Có TK
515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lợi nhuận được chia)
+ Khi
bên đối tác thanh toán tiền bán sản phẩm, căn cứ vào số tiền thực nhận, ghi:
Nợ TK
111, 112,... (Số tiền do đối tác trong hợp đồng chuyển trả).
Có TK
138 - Phải thu khác.
1.2.
Trường hợp liên doanh dưới hình thức tài sản đồng kiểm soát
1.2.1.
Quy định chung
a) Tài
sản đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh là tài sản được góp hoặc do
các bên tham gia liên doanh mua, được sử dụng cho mục đích của liên doanh và
mang lại lợi ích cho các bên tham gia liên doanh theo quy định của Hợp đồng
liên doanh.
b) Mỗi
bên liên doanh được nhận sản phẩm từ việc sử dụng tài sản đồng kiểm soát và
chịu một phần chi phí phát sinh theo thỏa thuận trong hợp đồng.
c) Các
bên liên doanh phải mở sổ kế toán chi tiết trên cùng hệ thống sổ kế toán của
mình để ghi chép và phản ánh trong báo cáo tài chính của mình những nội dung
sau đây:
+ Phần
vốn góp vào tài sản đồng kiểm soát, được phân loại theo tính chất của tài sản;
+ Các
khoản nợ phải trả phát sinh riêng của mỗi bên góp vốn liên doanh;
+ Phần
nợ phải trả phát sinh chung phải gánh chịu cùng với các bên góp vốn liên doanh
khác từ hoạt động của liên doanh;
+ Các
khoản thu nhập từ việc bán hoặc sử dụng phần sản phẩm được chia từ liên doanh
cùng với phần chi phí phát sinh được phân chia từ hoạt động của liên doanh;
+ Các
khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc góp vốn liên doanh.
d)
Trường hợp phát sinh các chi phí, doanh thu chung mà các bên tham gia hợp đồng
phải gánh chịu hoặc được hưởng thì các bên liên doanh phải thực hiện các quy
định về kế toán như đối với trường hợp hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát.
1.2.2.
Kế toán một số nội dung liên quan đến hoạt động liên doanh tài sản đồng kiểm
soát
a)
Trường hợp bên liên doanh đem tài sản cố định của mình đi góp vốn vào hợp đồng
hợp tác kinh doanh dưới hình thức tài sản đồng kiểm soát, kế toán vẫn tiếp tục
theo dõi TSCĐ đó trên TK 211 và chỉ phản ánh sự thay đổi mục đích, nơi sử dụng
của tài sản cố định.
b)
Trường hợp bên liên doanh mua hoặc đem các tài sản khác đi góp vốn vào hợp đồng
hợp tác kinh dưới hình thức tài sản đồng kiểm soát, căn cứ vào các chi phí thực
tế bỏ ra để có được tài sản đồng kiểm soát, ghi:
Nợ TK
211, 213 (Chi tiết tài sản đồng kiểm soát trong hợp đồng hợp tác kinh doanh)
Nợ TK
133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có).
Có các
TK 111, 112,...
Có TK
331 - Phải trả cho người bán.
c)
Trường hợp bên liên doanh tự thực hiện hoặc phối hợp cùng với đối tác khác tiến
hành đầu tư xây dựng để có được tài sản đồng kiểm soát:
c1) Căn
cứ vào chi phí thực tế bỏ ra của bên liên doanh, ghi:
Nợ TK
241 - Xây dựng cơ bản dở dang (Chi tiết hợp đồng hợp tác kinh doanh tài sản
đồng kiểm soát)
Nợ TK
133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có).
Có TK
111, 112, 152, 153, 155, 156,...
Có TK
331, 341,...
c2) Khi
công trình đầu tư XĐCB hoàn thành, đưa vào sử dụng, quyết toán được duyệt, kế
toán xác định giá trị tài sản đồng kiểm soát hình thành qua đầu tư XDCB và các
khoản chi phí không được duyệt chi (nếu có), ghi:
Nợ TK
211 - TSCĐ hữu hình (Chi tiết tài sản đồng kiểm soát)
Nợ TK
213 - TSCĐ vô hình (Chi tiết tài sản đồng kiểm soát)
Nợ TK
138 - Phải thu khác (1388) (Phần chi phí không được duyệt chi phải thu hồi -
nếu có)
Nợ TK
152 - Nguyên liệu, vật liệu
Có TK
241 - XDCB dở dang.
c3) Căn
cứ vào nguồn vốn dùng vào việc đầu tư, xây dựng tài sản đồng kiểm soát, kế toán
kết chuyển sang nguồn vốn kinh doanh theo quy định hiện hành.
c4)
Phương pháp ghi chép các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến kế toán chi phí, doanh
thu mà các bên liên doanh tài sản đồng kiểm soát phải gánh chịu hoặc được
hưởng, thực hiện như quy định đối với trường hợp hoạt động kinh doanh đồng kiểm
soát.
2.
Kế toán góp vốn liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm
soát
2.1.
Quy định chung
a) Cơ
sở kinh doanh đồng kiểm soát được thành lập bởi các bên góp vốn liên doanh (cơ
sở đồng kiểm soát) là cơ sở kinh doanh mới được thành lập có hoạt động độc lập
giống như hoạt động của một doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn chịu sự kiểm soát của
các bên góp vốn liên doanh theo hợp đồng liên doanh. Cơ sở kinh doanh đồng kiểm
soát phải tổ chức thực hiện công tác kế toán riêng theo quy định của pháp luật
hiện hành về kế toán như các doanh nghiệp khác. Cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát
chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, các khoản nợ phải trả, doanh thu, thu nhập
khác và chi phí phát sinh tại đơn vị mình. Mỗi bên góp vốn liên doanh được
hưởng một phần kết quả hoạt động của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát theo thỏa
thuận của hợp đồng liên doanh.
b) Các
bên tham gia liên doanh góp vốn bằng tiền hoặc bằng tài sản vào liên doanh.
Phần vốn góp này phải được ghi sổ kế toán và được phản ánh trong Bảng cân đối
kế toán của bên liên doanh là một khoản mục đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng
kiểm soát.
2.2.
Kế toán vốn góp liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát khi lập và trình
bày báo cáo tài chính riêng của bên góp vốn liên doanh
2.2.1.
Đổi tên Tài khoản 222 "Góp vốn liên doanh" thành Tài khoản 222
"Vốn góp liên doanh"
Tài
khoản 222 dùng để phản ánh toàn bộ vốn góp liên doanh dưới hình thức thành lập
cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và tình hình thu hồi lại vốn góp liên doanh khi
kết thúc hợp đồng liên doanh.
Vốn góp
vào cơ sở đồng kiểm soát của doanh nghiệp bao gồm tất cả các loại tài sản, vật
tư, tiền vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp kể cả tiền vay dài hạn dùng
vào việc góp vốn.
Hạch
toán TK 222 - Vốn góp liên doanh cần tôn trọng một số quy định sau
1. Giá
trị vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát phản ánh trên tài khoản này
phải là giá trị vốn góp được các bên tham gia liên doanh thống nhất đánh giá và
được chấp thuận trong biên bản góp vốn.
2.
Trường hợp góp vốn liên doanh bằng vật tư, hàng hóa:
- Nếu
giá đánh giá lại của vật tư, hàng hóa cao hơn giá trị ghi trên sổ kế toán ở
thời điểm góp vốn, thì khoản chênh lệch này được ghi nhận vào thu nhập khác.
Phần thu nhập khác do chênh lệch đánh giá lại vật tư, hàng hóa tương ứng với
lợi ích của bên góp vốn liên doanh phải được hoãn lại và ghi nhận là doanh thu
chưa thực hiện. Khi cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bán số vật tư, hàng hóa cho
bên thứ ba độc lập, khoản doanh thu chưa thực hiện này được kết chuyển vào thu
nhập khác.
- Nếu
giá đánh giá lại của vật tư, hàng hóa thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán ở
thời điểm góp vốn, thì khoản chênh lệch này được ghi nhận vào chi phí khác.
3. Trường
hợp góp vốn liên doanh bằng tài sản cố định:
- Nếu
giá đánh giá lại của TSCĐ cao hơn giá trị ghi trên sổ kế toán ở thời điểm góp
vốn, thì khoản chênh lệch này được ghi nhận vào thu nhập khác. Phần thu nhập
khác do chênh lệch đánh giá lại TSCĐ tương ứng với phần vốn góp của bên góp vốn
liên doanh phải được hoãn lại và ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện. Hàng
năm, khoản doanh thu chưa thực hiện này (lãi do đánh giá lại TSCĐ đưa đi góp
vốn liên doanh) được phân bổ dần vào thu nhập khác theo thời gian sử dụng hữu
ích dự kiến của tài sản cố định đem đi góp vốn liên doanh.
- Nếu
giá đánh giá lại của TSCĐ thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán ở thời điểm góp
vốn, thì khoản chênh lệch này được ghi nhận ngay vào chi phí khác trong kỳ.
4. Khi
thu hồi vốn góp liên doanh vào sở sở kinh doanh đồng kiểm soát, căn cứ vào giá
trị vật tư, tài sản và tiền do liên doanh trả lại để ghi giảm số vốn đã góp.
Nếu bị thiệt hại do không thu hồi đủ vốn góp thì khoản thiệt hại này được ghi
nhận là một khoản chi phí tài chính. Nếu giá trị thu hồi cao hơn số vốn đã góp
thì khoản lãi này được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính.
5. Lợi
nhuận từ kết quả đầu tư góp vốn liên doanh vào cơ sở đồng kiểm soát là khoản
doanh thu hoạt động tài chính và được phản ánh vào bên Có Tài khoản 515
"Doanh thu hoạt động tài chính". Số lợi nhuận chia cho các bên tham
gia liên doanh có thể được thanh toán toàn bộ hoặc thanh toán từng phần theo
mỗi kỳ kế toán và cũng có thể giữ lại để bổ sung vốn góp liên doanh nếu các bên
tham gia liên doanh chấp thuận.
Các
khoản chi phí về hoạt động liên doanh phát sinh được phản ánh vào bên Nợ TK 635
"Chi phí tài chính".
6. Các
bên góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát có quyền chuyển
nhượng giá trị phần vốn góp của mình trong liên doanh. Trường hợp giá trị
chuyển nhượng cao hơn số vốn đã góp vào liên doanh thì chênh lệch lãi do chuyển
nhượng vốn được phản ánh vào bên Có TK 515 "Doanh thu hoạt động tài
chính". Ngược lại, nếu giá trị chuyển nhượng thấp hơn số vốn đã góp thì
chênh lệch lỗ do chuyển nhượng vốn được phản ánh vào bên Nợ TK 635 "Chi
phí tài chính".
7. Đối
với cơ sở đồng kiểm soát, khi chuyển nhượng phần vốn giữa các bên tham gia liên
doanh thì các chi phí liên quan đến hoạt động chuyển nhượng của các bên không
hạch toán trên sổ kế toán của doanh nghiệp mà chỉ theo dõi chi tiết nguồn vốn
góp và làm thủ tục chuyển đổi tên chủ sở hữu trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc Giấy phép đầu tư.
8. Đối
với bên liên doanh hoặc đối tác khác mua lại phần vốn góp của các bên khác
trong liên doanh, thì phản ánh phần vốn góp vào liên doanh theo giá thực tế mua
(giá mua phần vốn góp này có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị sổ sách của phần
vốn góp được chuyển nhượng tại thời điểm thực hiện việc chuyển nhượng).
9. Kế
toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi các khoản vốn góp liên doanh vào cơ
sở kinh doanh đồng kiểm soát theo từng đối tác, từng lần góp và từng khoản vốn
đã thu hồi, chuyển nhượng.
Kết
cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 222 - Vốn góp liên doanh
Bên
Nợ: Số vốn góp liên
doanh đã góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát tăng.
Bên
Có: Số vốn góp liên
doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát giảm do đã thu hồi, chuyển nhượng.
Số
dư bên Nợ: Số vốn
góp liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát hiện còn cuối kỳ.
2.2.2.
Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến vốn góp vào cơ sở kinh
doanh đồng kiểm soát
(1)
Kế toán vốn góp liên doanh vào cơ sở đồng kiểm soát
a) Khi
góp vốn liên doanh bằng tiền vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, ghi:
Nợ TK
222 - Vốn góp liên doanh
Có TK
111 - Tiền mặt
Có TK
112 - Tiền gửi Ngân hàng.
b) Khi
góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng vật tư, hàng hóa,
ghi:
b1) Khi
góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng vật tư, hàng hóa,
ghi:
Nợ TK
222 - Vốn góp liên doanh (Theo giá đánh giá lại);
Nợ TK
811 - Chi phí khác (Số chênh lệch giá trị ghi sổ lớn hơn giá đánh giá lại);
Có các
TK 152, 153, 155, 156 (Giá trị ghi sổ kế toán);
Có TK
711 - Thu nhập khác (Số chênh lệch giá trị ghi sổ nhỏ hơn giá đánh giá lại);
b2) Trường
hợp số chênh lệch giá đánh giá lại vật tư, hàng hóa lớn hơn giá trị ghi sổ của
vật tư, hàng hóa, bên góp vốn liên doanh phải phản ánh hoãn lại phần thu nhập
khác tương ứng với tỷ lệ góp vốn của đơn vị mình trong liên doanh, ghi:
Nợ TK
711 - Thu nhập khác (Phần thu nhập tương ứng với lợi ích của bên góp vốn liên
doanh)
Có TK
3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ đem
đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát).
b3) Khi
cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát đã bán số vật tư, hàng hóa đó cho bên thứ ba
độc lập, bên góp vốn liên doanh kết chuyển số doanh thu chưa thực hiện vào thu
nhập khác trong kỳ, ghi:
Nợ TK
3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có TK
711 - Thu nhập khác
c)
Trường hợp góp vốn bằng tài sản cố định:
c1) Khi
góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bằng tài sản cố định,
ghi:
Nợ TK
222 - Vốn góp liên doanh (Theo giá trị thực tế của TSCĐ do các bên thống nhất
đánh giá);
Nợ TK
214 - Hao mòn TSCĐ (Số khấu hao đã trích);
Nợ TK
811 - Chi phí khác (Số chênh lệch đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của
TSCĐ);
Có TK
211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá); hoặc
Có TK
213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá);
Có TK
711 - Thu nhập khác (Số chênh lệch đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của
TSCĐ).
c2)
Trường hợp số chênh lệch giá đánh giá lại TSCĐ lớn hơn giá trị còn lại của
TSCĐ, bên góp vốn liên doanh phải phản ánh hoãn lại phần thu nhập khác tương
ứng với tỷ lệ góp vốn của đơn vị mình trong liên doanh, ghi:
Nợ TK
711 - Thu nhập khác (Phần thu nhập tương ứng với lợi ích của bên góp vốn liên
doanh)
Có TK
3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ đem
đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát).
c3)
Hàng năm căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định đem góp vốn,
kế toán phân bổ trở lại số doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ,
ghi:
Nợ TK
3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Chi tiết chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ đem
đi góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát);
Có TK
711 - Thu nhập khác (Phần doanh thu chưa thực hiện được phân bổ cho 1 năm).
c4)
Trường hợp hợp đồng liên doanh kết thúc hoạt động, hoặc bên góp vốn chuyển
nhượng phần vốn góp liên doanh cho đối tác khác, kết chuyển toàn bộ khoản chênh
lệch do đánh giá lại TSCĐ khi góp vốn còn lại (đang phản ánh ở bên Có TK 3387
"Doanh thu chưa thực hiện") sang thu nhập khác, kế toán ghi:
Nợ TK
3387 - (Chi tiết chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ đem đi góp vốn của các cơ sở
kinh doanh đồng kiểm soát);
Có TK
711 - Thu nhập khác.
d)
Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam được Nhà nước giao đất để góp vốn liên doanh
với các công ty nước ngoài bằng giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển,
thì sau khi có quyết định của Nhà nước giao đất để góp vào liên doanh và làm
xong thủ tục giao cho liên doanh, ghi:
Nợ TK
222 - Vốn góp liên doanh
Có TK
411 - Nguồn vốn kinh doanh (Chi tiết nguồn vốn Nhà nước).
đ)
Trường hợp bên góp vốn liên doanh được chia lợi nhuận nhưng sử dụng số lợi
nhuận được chia để góp thêm vốn vào liên doanh, ghi:
Nợ TK
222 - Vốn góp liên doanh
Có TK
515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
(2)
Kế toán chi phí cho hoạt động liên doanh và lợi nhuận nhận được từ liên doanh:
a) Các
khoản chi phí liên quan đến hoạt động góp vốn liên doanh phát sinh trong kỳ
(Lãi tiền vay để góp vốn, tiền thuê đất, các chi phí khác,...), ghi:
Nợ TK
635 - Chi phí tài chính
Nợ TK
133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có TK
111, 112, 152,...
b) Phản
ánh các khoản lợi nhuận từ liên doanh phát sinh trong kỳ khi nhận được thông
báo về số lợi nhuận được chia hoặc khi nhận được tiền, ghi:
- Khi
nhận được thông báo về số lợi nhuận được chia, ghi:
Nợ TK
131 - Phải thu của khách hàng (Khi nhận được giấy báo của liên doanh)
Có TK
515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
- Khi
nhận được tiền, ghi:
Nợ TK
111, 112 - (Số tiền nhận được)
Có 131
- Phải thu của khách hàng.
(3)
Kế toán thu hồi vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát khi kết thúc hợp
đồng liên doanh hoặc cơ sở đồng kiểm soát chấm dứt hoạt động
a) Khi
thu hồi vốn góp vào cơ sở đồng kiểm soát, căn cứ vào chứng từ giao nhận của các
bên tham gia liên doanh, ghi:
Nợ TK
111, 112, 152, 153, 156, 211, 213,...
Có TK
222 - Vốn góp liên doanh.
b) Số
vốn không thu hồi được do liên doanh làm ăn thua lỗ được coi là một khoản thiệt
hại và phải tính vào chi phí hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK
635 - Chi phí tài chính
Có TK
222 - Vốn góp liên doanh.
c) Giá
trị thu hồi vượt quá số vốn góp vào cơ sở đồng kiểm soát được coi là thu nhập
và phải tính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:
Nợ TK
111, 112, 152, 153, 156, 211, 213,...
Có TK
515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
(4)
Kế toán chuyển nhượng vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát
a) Đối
với doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu vốn góp vào cơ sở đồng kiểm soát, căn cứ
vào giá trị hợp lý của tài sản nhận về do bên nhận chuyển nhượng thanh toán,
ghi:
Nợ TK
111, 112, 152, 153, 156, 211, 213,...
Nợ TK
635 - Chi phí tài chính (Nếu giá trị hợp lý của tài sản nhận về thấp hơn số vốn
đã góp)
Có TK
222 - Vốn góp liên doanh
Có TK
515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu giá trị hợp lý của tài sản nhận về cao
hơn số vốn đã góp).
b)
Trường hợp bên Việt Nam được Nhà nước giao đất để tham gia liên doanh, khi
chuyển nhượng vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát cho bên nước ngoài và
trả lại quyền sử dụng đất cho Nhà nước, ghi:
Nợ TK
411 - Nguồn vốn kinh doanh
Có TK
222 - Vốn góp liên doanh.
Nếu bên
đối tác thanh toán cho bên Việt Nam một khoản tiền như là một khoản đền bù cho
việc chuyển nhượng (trong trường hợp này cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát chuyển
sang thuê đất), ghi:
Nợ TK
111, 112,...
Có TK
515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
c) Đối
với doanh nghiệp nhận chuyển nhượng vốn góp, nếu đang là đối tác tham gia góp
vốn liên doanh thì sau khi tăng thêm quyền sở hữu đối với cơ sở kinh doanh đồng
kiểm soát phải tổng hợp số vốn đã góp và căn cứ vào tỷ lệ quyền biểu quyết để
xác định khoản đầu tư vào cơ sở này là khoản đầu tư vào công ty con hay khoản
đầu tư vào công ty liên kết, ghi:
Nợ TK
221 - Đầu tư vào công ty con
Nợ TK
223 - Đầu tư vào công ty liên kết
Có TK
111, 112 (Số tiền thanh toán cho bên góp vốn liên doanh trước đó để có quyền sở
hữu)
Có TK
222 - Vốn góp liên doanh.
d) Đối
với doanh nghiệp nhận chuyển nhượng, nếu mới tham gia vào liên doanh để trở
thành bên góp vốn liên doanh thì ghi nhận khoản vốn góp liên doanh trên cơ sở
giá gốc, ghi:
Nợ TK
222 - Vốn góp liên doanh
Có các
TK 111, 112 (Số tiền đã thanh toán để có quyền tham gia góp vốn liên doanh)
Có các
TK liên quan khác.
đ)
Trường hợp bên Việt Nam chuyển nhượng phần vốn góp cho bên nước ngoài trong cơ
sở đồng kiểm soát và trả lại quyền sử dụng đất và chuyển sang hình thức thuê
đất. Cơ sở đồng kiểm soát phải ghi giảm quyền sử dụng đất và ghi giảm nguồn vốn
kinh doanh tương ứng với quyền sử dụng đất. Việc giữ nguyên hoặc ghi tăng vốn
phụ thuộc vào việc đầu tư tiếp theo của chủ sở hữu. Tiền thuê đất do cơ sở này
thanh toán không tính vào vốn chủ sở hữu mà hạch toán vào chi phí sản xuất,
kinh doanh theo các kỳ tương ứng.
(5)
Hướng dẫn kế toán nghiệp vụ giao dịch giữa bên góp vốn liên doanh và cơ sở kinh
doanh đồng kiểm soát
a)
Trường hợp bên góp vốn liên doanh góp bổ sung vốn vào cơ sở kinh doanh đồng
kiểm soát bằng tài sản.
Trường
hợp này, kế toán tương tự như khi góp vốn lần đầu quy định tại điểm (1), mục
2.2.2 nêu trên.
b)
Trường hợp bên góp vốn liên doanh bán tài sản cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm
soát:
b1) Khi
bên góp vốn liên doanh bán tài sản cho cơ sở đồng kiểm soát, căn cứ vào giá
thực tế bán tài sản, kế toán phản ánh doanh thu, ghi:
Nợ TK
111, 112, 131,... (Giá bán tài sản, hàng hóa cho liên doanh).
Có TK
511 - Doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ (Trường hợp bán hàng hóa)
Có TK
711- Thu nhập khác (Trường hợp bán TSCĐ)
Có TK
3331 - Thuế GTGT phải nộp.
b2)
Đồng thời phản ánh giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK
632 - Giá vốn hàng bán (Trường hợp bán hàng hóa)
Nợ TK
811 - Chi phí khác (Trường hợp bán tài sản cố định- Giá trị còn lại)
Nợ TK
214 - Khấu hao tài sản cố định (Số hao mòn lũy kế của TSCĐ)
Có TK
156 - Hàng hóa (Trường hợp bán hàng hóa)
Có TK
211 - Tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá TSCĐ).
b3)
Trường hợp bên góp vốn liên doanh bán tài sản cố định, hàng hóa cho cơ sở kinh
doanh đồng kiểm soát có lãi nhưng trong kỳ cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát chưa
bán tài sản cho bên thứ 3 độc lập, bên góp vốn liên doanh phải phản ánh hoãn
lại phần lãi do bán TSCĐ, hàng hóa tương ứng với phần lợi ích của mình trong cơ
sở kinh doanh đồng kiểm soát, ghi:
Nợ TK
421 - Lợi nhuận chưa phân phối
Có TK
3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Phần lãi tương ứng với phần lợi ích của mình
trong liên doanh).
b4) Khi
cơ sở đồng kiểm soát bán tài sản mua từ bên góp vốn cho bên thứ ba độc lập, bên
góp vốn liên doanh ghi:
Nợ TK
3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Phần lãi tương ứng với phần lợi ích của mình
trong liên doanh)
Có TK
421 - Lợi nhuận chưa phân phối.
c)
Trường hợp bên góp vốn liên doanh mua tài sản của cơ sở kinh doanh đồng kiểm
soát:
Khi mua
tài sản từ cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, căn cứ hóa đơn chứng từ liên quan
kế toán ghi nhận tài sản, hàng hóa mua về như mua của các nhà cung cấp khác.
Tuy nhiên nếu trong kỳ bên góp vốn liên doanh chưa bán lại tài sản này cho bên
thứ ba độc lập thì bên góp vốn liên doanh không phải hạch toán phần lãi của
mình trong liên doanh thu được từ giao dịch này khi lập báo cáo tài chính hợp
nhất theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
(6)
Xử lý số dư các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản khi góp vốn liên doanh bằng
tài sản từ trước đến nay đang còn phản ánh trên TK 412 "Chênh lệch đánh
giá lại tài sản"
1.
Trường hợp dư Có TK 412, ghi:
Nợ TK
412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Có TK
711 - Thu nhập khác (Tương ứng với thời gian đã sử dụng của tài sản đưa đi góp
vốn liên doanh)
Có TK
3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Tương ứng với thời gian sử dụng hữu ích còn
lại dự kiến của TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh).
2.
Trường hợp dư Nợ TK 412, ghi:
Nợ TK
811 - Chi phí khác
Có TK
412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
2.3.
Kế toán khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát khi lập và trình bày
báo cáo tài chính hợp nhất của bên góp vốn liên doanh
2.3.1.
Nguyên tắc chung
a)
Trường hợp bên góp vốn liên doanh có ít nhất một công ty con thì bên liên doanh
phải lập báo cáo tài chính hợp nhất. Trong báo cáo tài chính hợp nhất khoản vốn
góp liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát phải được kế toán theo
phương pháp vốn chủ sở hữu (ngoại trừ các trường hợp được quy định tại đoạn 27
và đoạn 28 của chuẩn mực số 08 "Thông tin tài chính về những khoản vốn góp
liên doanh". Khi lập báo cáo tài chính hợp nhất bên góp vốn liên doanh
phải điều chỉnh giá trị ghi sổ của khoản vốn góp liên doanh tương ứng với phần
lợi nhuận (hoặc lỗ) sau thuế TNDN thuộc lợi ích của bên góp vốn trong kết quả
hoạt động kinh doanh của cơ sở đồng kiểm soát. Nguyên tắc xác định và phương
pháp ghi nhận phần lợi nhuận (hoặc lỗ) trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và
các khoản điều chỉnh khác theo phương pháp vốn chủ sở hữu được thực hiện tương
tự như quy định khi lập báo cáo tài chính hợp nhất đối với khoản đầu tư vào
công ty liên kết.
b)
Trường hợp bên góp vốn liên doanh mua tài sản của liên doanh và chưa bán loại
tài sản này cho một bên thứ ba độc lập thì bên góp vốn liên doanh không phải
hạch toán phần lãi của mình tương ứng với lợi ích của mình trong liên doanh
trong Báo cáo tài chính hợp nhất theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
c) Giá
trị phần lợi nhuận (hoặc lỗ) của bên góp vốn liên doanh trong cơ sở kinh doanh
đồng kiểm soát sau khi xác định được, thực hiện điều chỉnh vào Bảng cân đối kế
toán hợp nhất và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
d) Đối
với những thay đổi trong nguồn vốn chủ sở hữu của cơ sở đồng kiểm soát mà chưa
được phản ánh trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của cơ sở kinh doanh
đồng kiểm soát, kế toán phải xác định phần sở hữu của mình tương ứng với phần
lợi ích của bên góp vốn liên doanh để điều chỉnh giá trị ghi sổ khoản đầu tư
vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.
2.3.2.
Phương pháp kế toán khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát khi lập
báo cáo tài chính hợp nhất của bên góp vốn liên doanh theo phương pháp vốn chủ
sở hữu
a)
Điều chỉnh phần lợi nhuận (hoặc lỗ) trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và
các khoản điều chỉnh khác đã ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất từ các
năm trước kể từ sau ngày mua khoản đầu tư:
a1) Đối
với phần lợi nhuận đã ghi nhận, ghi:
Tăng
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh"
Tăng
khoản mục "Lợi nhuận chưa phân phối"
a2) Đối
với phần lỗ đã ghi nhận, ghi:
Giảm
khoản mục "Lợi nhuận chưa phân phối"
Giảm
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh"
a3) Đối
với phần điều chỉnh tăng (giảm) do đánh giá lại tài sản (nếu có) ghi:
+ Nếu
điều chỉnh tăng, ghi:
Tăng
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh"
Tăng
khoản mục "Chênh lệch đánh giá lại tài sản"
+ Nếu
điều chỉnh giảm, ghi:
Giảm
khoản mục "Chênh lệch đánh giá lại tài sản"
Giảm
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh"
a4) Đối
với phần điều chỉnh tăng (giảm) chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:
+ Nếu
điều chỉnh tăng, ghi:
Tăng
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh"
Tăng
khoản mục "Chênh lệch tỷ giá hối đoái"
+ Nếu
điều chỉnh giảm, ghi:
Giảm
khoản mục "Chênh lệch tỷ giá hối đoái"
Giảm
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh"
b)
Xác định và điều chỉnh phần lợi nhuận (hoặc lỗ) trong năm báo cáo tương ứng với
phần sở hữu của bên góp vốn liên doanh trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát
b1) Xác
định phần lợi nhuận (hoặc lỗ) trong năm báo cáo của bên góp vốn liên doanh
trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát theo phương pháp vốn chủ sở hữu:
- Căn
cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm báo cáo của cơ sở kinh
doanh đồng kiểm soát xác định phần lợi nhuận (hoặc lỗ) thuộc lợi ích của bên
góp vốn liên doanh trong liên doanh.
-
Phương pháp xác định phần lợi nhuận hoặc lỗ trong năm báo cáo trong cơ sở kinh
doanh đồng kiểm soát được thực hiện tương tự như quy định đối với xác định phần
lợi nhuận hoặc lỗ trong kỳ của nhà đầu tư trong công ty liên kết khi lập báo
cáo tài chính hợp nhất.
b2) Ghi
nhận khoản điều chỉnh phần lợi nhuận (hoặc lỗ) trong kỳ trong cơ sở kinh doanh
đồng kiểm soát và các khoản điều chỉnh khác vào báo cáo tài chính hợp nhất:
-
Trường hợp cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát hoạt động có lãi, căn cứ vào số lợi
nhuận sau khi xác định được thuộc phần lợi ích của bên góp vốn liên doanh, kế
toán phản ánh:
Tăng
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh" (Phần lợi nhuận
tương ứng với sở hữu của bên góp vốn liên doanh)
Tăng
khoản mục "Lợi nhuận chưa phân phối" (Trong Bảng cân đối kế toán hợp
nhất)
* Đồng
thời phần lợi nhuận này được ghi vào khoản mục "Phần lợi nhuận hoặc lỗ
trong công ty liên kết, liên doanh" trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh hợp nhất năm báo cáo.
-
Trường hợp cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát hoạt động bị lỗ, căn cứ vào số lỗ
sau khi xác định được thuộc phần lợi ích của bên góp vốn liên doanh, kế toán
phản ánh:
Giảm
khoản mục "Lợi nhuận chưa phân phối (Trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất)
Giảm
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh" (Phần lỗ tương
ứng với sở hữu của bên góp vốn liên doanh)
* Đồng
thời phần lỗ này được ghi vào khoản mục "Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công
ty liên kết, liên doanh" trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp
nhất.
c)
Xác định và điều chỉnh phần sở hữu của bên góp vốn liên doanh đối với các khoản
thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu nhưng không được phản ánh trên Báo cáo kết quả
kinh doanh của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.
c1)
Trường hợp vốn chủ sở hữu của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát tăng, giảm do
đánh giá lại tài sản:
- Nếu
vốn chủ sở hữu của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát tăng do đánh giá lại tài
sản, bên góp vốn liên doanh, ghi:
Tăng
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh"
Tăng
khoản mục "Chênh lệch đánh giá lại tài sản"
- Nếu
nguồn vốn chủ sở hữu của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát giảm do đánh giá lại
tài sản, bên góp vốn liên doanh, ghi:
Giảm
khoản mục "Chênh lệch đánh giá lại tài sản"
Giảm
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh"
c2)
Trường hợp vốn chủ sở hữu của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát tăng, giảm do
đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái:
- Nếu
vốn chủ sở hữu của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát tăng do chênh lệch tỷ giá
hối đoái, bên góp vốn liên doanh, ghi:
Tăng
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh"
Tăng
khoản mục "Chênh lệch tỷ giá hối đoái"
- Nếu
vốn chủ sở hữu của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát giảm do chênh lệch tỷ giá
hối đoái, bên góp vốn liên doanh, ghi:
Giảm
khoản mục "Chênh lệch tỷ giá hối đoái"
Giảm
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh"
c3)
Trường hợp cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát áp dụng chính sách kế toán khác với
chính sách kế toán của bên góp vốn liên doanh cho những giao dịch và sự kiện
tương tự thì trước khi xác định phần lợi nhuận hoặc lỗ thuộc lợi ích của bên
liên doanh trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, bên góp vốn liên doanh phải
thực hiện những điều chỉnh thích hợp phần lợi nhuận hoặc lỗ của mình trong liên
doanh và phản ánh giá trị các khoản cần điều chỉnh như sau:
-
Trường hợp các khoản điều chỉnh dẫn đến lãi của cơ sở kinh doanh đồng kiểm
soát, ghi:
Tăng
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh";
Tăng
khoản mục "Lợi nhuận chưa phân phối" (Trong Bảng cân đối kế toán hợp
nhất).
-
Trường hợp các khoản điều chỉnh dẫn đến lỗ của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát,
ghi:
Giảm
khoản mục "Lợi nhuận chưa phân phối (Trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất)
Giảm
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh" (Trong Bảng cân
đối kế toán hợp nhất)
2.3.3.
Trình bày khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát trong Báo cáo tài
chính hợp nhất
a) Giá
trị vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được ghi nhận theo giá gốc và
các khoản điều chỉnh vào cuối mỗi năm tài chính được phản ánh ở khoản mục:
"Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh" - Mã số 252 trong Bảng cân
đối kế toán hợp nhất.
b) Phần
lợi nhuận hoặc lỗ trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát xác định được vào cuối
mỗi năm tài chính khi áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu được phản ánh ở khoản
mục "Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên doanh" trong
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
c)
Trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất, doanh nghiệp phải trình bày:
+
"Tổng giá trị của các khoản nợ ngẫu nhiên", trừ khi khả năng lỗ là
thấp và tồn tại biệt lập với giá trị của các khoản nợ ngẫu nhiên khác, gồm: Bất
kỳ khoản nợ ngẫu nhiên mà bên góp vốn liên doanh phải gánh chịu liên quan đến
với phần vốn của bên góp vốn liên doanh góp vào liên doanh và phần mà bên góp
vốn liên doanh cùng phải gánh chịu với các bên góp vốn liên doanh khác từ mỗi khoản
nợ ngẫu nhiên; Phần của các khoản nợ ngẫu nhiên của liên doanh mà bên góp vốn
liên doanh phải chịu trách nhiệm một cách ngẫu nhiên; Các khoản nợ ngẫu nhiên
phát sinh do bên góp vốn liên doanh phải chịu trách nhiệm một cách ngẫu nhiên
đối với các khoản nợ của các bên góp vốn liên doanh khác trong liên doanh.
+ Trình
bày riêng biệt "Tổng giá trị của các khoản cam kết" sau đây theo phần
vốn góp vào liên doanh của bên góp vốn liên doanh với các khoản cam kết khác:
Bất kỳ khoản cam kết về tiền vốn nào của bên góp vốn liên doanh liên quan đến
phần vốn góp của họ trong liên doanh và phần bên góp vốn liên doanh phải gánh
chịu trong cam kết về tiền vốn với các bên góp vốn liên doanh khác; phần cam
kết về tiền vốn của bên góp vốn liên doanh trong liên doanh.
+ Trình
bày chi tiết các khoản vốn góp trong các liên doanh quan trọng mà bên góp vốn
liên doanh tham gia.
d) Bên
góp vốn liên doanh phải phản ánh trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính các
thông tin bổ sung sau :
- Danh
sách các công ty liên doanh; kèm theo các thông tin về phần sở hữu và tỷ lệ (%)
quyền biểu quyết, nếu tỷ lệ này khác với phần sở hữu; và
- Nếu
bên góp vốn liên doanh không thực hiện được việc điều chỉnh các khoản chênh
lệch phát sinh do sử dụng báo cáo tài chính của công ty liên doanh được lập
khác ngày với báo cáo tài chính của nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư và công ty liên
doanh áp dụng các chính sách kế toán khác nhau cho các giao dịch và sự kiện
tương tự thì phải thuyết minh điều này trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính
hợp nhất.
2.4.
Kế toán khoản đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát trong báo cáo tài
chính của nhà đầu tư
2.4.1.
Nguyên tắc chung
-
Trường hợp nhà đầu tư góp vốn vào liên doanh dưới hình thức cơ sở kinh doanh
đồng kiểm soát nhưng không có quyền đồng kiểm soát (nắm giữ dưới 20% quyền biểu
quyết trong liên doanh) phải hạch toán phần vốn góp liên doanh vào TK 228
"Đầu tư dài hạn khác" theo giá gốc.
-
Trường hợp nhà đầu tư góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và có ảnh
hưởng đáng kể (nắm giữ trên 20 % quyền biểu quyết) trong liên doanh thì được
hạch toán theo Chuẩn mực kế toán số 07 "Kế toán các khoản đầu tư vào công
ty liên kết" và hướng dẫn tại Phần II Thông tư này.
2.4.2.
Kế toán phần vốn góp liên doanh trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát nhưng nhà
đầu tư không có quyền đồng kiểm soát và không có ảnh hưởng đáng kể
a)
Tài khoản kế toán sử dụng:
Kế toán
phần vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát nhưng nhà đầu tư không có
quyền kiểm soát và không có ảnh hưởng đáng kể được phản ánh trên Tài khoản 228
"Đầu tư dài hạn khác".
b)
Phương pháp kế toán các khoản vốn góp vào liên doanh của nhà đầu tư:
- Khi
góp vốn vào liên doanh, nhà đầu tư căn cứ vào số vốn thực tế góp, ghi:
Nợ TK
228 - Đầu tư dài hạn khác
Có TK
111, 112,...
- Các
chi phí phát sinh trong quá trình nắm giữ khoản vốn góp vào liên doanh, ghi:
Nợ TK
811 - Chi phí khác
Nợ TK
133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK
111, 112, 331,...
- Cổ
tức, lợi nhuận được chia từ liên doanh, ghi:
Nợ TK
111, 112, 131,...
Có TK
515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
- Khi
nhà đầu tư góp thêm vốn vào liên doanh và trở thành một bên góp vốn có quyền
đồng kiểm soát trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, nhà đầu tư ghi:
Nợ TK
222 - Vốn góp liên doanh
Có TK
111, 112,...
Có TK
228 - Đầu tư dài hạn khác.
- Khi
nhà đầu tư góp thêm vốn vào liên doanh và có ảnh hưởng đáng kể trong cơ sở kinh
doanh đồng kiểm soát, nhà đầu tư ghi:
Nợ TK
223 - Đầu tư vào công ty liên kết
Có TK
111, 112,...
Có TK
228 - Đầu tư dài hạn khác.
- Khi
nhà đầu tư thanh lý phần vốn góp đầu tư trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát.
+
Trường hợp thanh lý có lãi, ghi:
Nợ TK
111, 112,...
Có TK
228 - Đầu tư dài hạn khác
Có TK
515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
+
Trường hợp thanh lý bị lỗ, ghi:
Nợ TK
111, 112,...
Nợ TK
635 - Chi phí tài chính
Có TK
228 - Đầu tư dài hạn khác.
Ví dụ
về việc lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất đối với các khoản vốn góp liên doanh
(đơn vị tính 1000 đồng):
Ngày
31/12/2004 tại Công ty cổ phần sản xuất xi măng Sao Đỏ có tình hình tài chính
như sau:
Tài sản
|
Nguồn vốn
|
Tiền:
|
200.000
|
Phải
trả người bán
|
300.000
|
Phải
thu khách hàng:
|
400.000
|
Các
khoản phải trả, phải nộp khác:
|
200.000
|
Tài
sản ngắn hạn khác:
|
100.000
|
Nợ
dài hạn:
|
300.000
|
Tài
sản cố định
|
1.000.000
|
Vốn
đầu tư của chủ sở hữu:
|
1.200.000
|
Đầu
tư vào công ty liên kết, liên doanh:
|
400.000
|
Chênh
lệch tỷ giá:
|
20.000
|
Tài
sản dài hạn khác:
|
300.000
|
Lợi
nhuận chưa phân phối:
|
180.000
|
|
|
Quỹ
khác:
|
200.000
|
Tổng cộng tài sản:
|
2.400.000
|
Tổng cộng nguồn vốn:
|
2.400.000
|
Ngày
31/12/2004 tại Công ty Liên doanh sản xuất bao bì Bình Minh có tình hình tài
chính như sau:
Tài sản
|
Nguồn vốn
|
Tiền:
|
100.000
|
Phải
trả người bán
|
100.000
|
Phải
thu khách hàng:
|
50.000
|
Các
khoản phải trả, phải nộp khác:
|
50.000
|
Tài
sản ngắn hạn khác:
|
150.000
|
Nợ
dài hạn:
|
150.000
|
Tài
sản cố định
|
400.000
|
Vốn
đầu tư của chủ sở hữu:
|
500.000
|
Tài
sản dài hạn khác:
|
300.000
|
Chênh
lệch tỷ giá:
|
10.000
|
|
|
Lợi
nhuận chưa phân phối:
|
100.000
|
|
|
Quỹ
khác thuộc vốn chủ sở hữu:
|
90.000
|
Tổng cộng tài sản:
|
1.000.000
|
Tổng cộng nguồn vốn:
|
1.000.000
|
Ngày
31/12/2004 tại Công ty Liên doanh xuất, nhập khẩu xi măng Hồng Mai có tình hình
tài chính như sau:
Tài sản
|
Nguồn vốn
|
Tiền:
|
50.000
|
Phải
trả người bán
|
50.000
|
Phải
thu khách hàng:
|
50.000
|
Các
khoản phải trả, phải nộp khác khác:
|
100.000
|
Tài
sản ngắn hạn khác:
|
150.000
|
Nợ
dài hạn:
|
50.000
|
Tài
sản cố định
|
300.000
|
Vốn
đầu tư của chủ sở hữu:
|
300.000
|
Tài
sản dài hạn khác:
|
50.000
|
Chênh
lệch tỷ giá:
|
10.000
|
|
|
Lợi
nhuận chưa phân phối:
|
50.000
|
|
|
Quỹ
khác thuộc vốn chủ sở hữu:
|
40.000
|
Tổng cộng tài sản:
|
600.000
|
Tổng cộng nguồn vốn:
|
600.000
|
Công ty
cổ phần sản xuất xi măng Sao Đỏ đầu tư vào 2 cơ sở đồng kiểm soát trên với tỷ
lệ vốn góp là 50%.
Thông
tin bổ sung trong năm 2004, như sau:
- Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Liên doanh sản xuất bao bì Bình
Minh cho thấy trong năm 2004 Công ty này có lợi nhuận sau thuế là 90.000.
- Bên
góp vốn liên doanh đã nhất trí chia lợi nhuận trong năm là 40.000 (mỗi bên là
20.000). Công ty cổ phần sản xuất xi măng Sao Đỏ đã hạch toán vào thu nhập hoạt
động tài chính 20.000 và thực nhận số lợi nhuận từ cơ sở đồng kiểm soát này là
10.000.
- Công
ty Liên doanh sản xuất bao bì Bình Minh ghi nhận một khoản chênh lệch tỷ giá là
10.000 từ các giao dịch kinh tế phát sinh trong năm.
- Báo
cáo của Công ty Liên doanh xuất, nhập khẩu xi măng Hồng Mai có niên độ kế toán
kết thúc trước Công ty cổ phần sản xuất xi măng Sao Đỏ là 6 tháng. Trong năm
2004 Công ty Liên doanh xuất, nhập khẩu xi măng Hồng Mai có lãi 40.000. Trong
thời gian sau khi lập báo cáo tài chính 2 tháng, Công ty này thực hiện một hợp
đồng và bị lỗ 30.000.
- Công
ty cổ phần sản xuất xi măng Sao Đỏ có một khoản đầu tư vào Công ty cổ phần bê
tông đúc sẵn Thanh Trì.
Trong
trường hợp này khi lập báo cáo tài chính hợp nhất khoản mục đầu tư vào công ty
liên kết, liên doanh của Công ty cổ phần sản xuất xi măng Sao Đỏ được điều
chỉnh như sau:
1. Xác
định phần lợi ích tương ứng của Công ty cổ phần sản xuất xi măng Sao Đỏ từ kết
quả hoạt động kinh doanh năm 2004 trong Công ty Liên doanh sản xuất bao bì Bình
Minh là: 50% x 90.000 = 45.000
2. Trừ
đi lợi nhuận đã thông báo từ liên doanh: 45.000 - 20.000 = 25.000
3. Phản
ánh lợi nhuận trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:
+ Ghi
tăng khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh": 25.000
+ Ghi
tăng khoản mục "Lợi nhuận chưa phân phối": 25.000
4. Phản
ánh phần sở hữu của bên góp vốn liên doanh đối với các khoản thay đổi nguồn vốn
chủ sở hữu nhưng không được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh:
+ Tăng
khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh": 10.000
+ Tăng
khoản mục "Chênh lệch tỷ giá hối đoái": 10.000
5. Xác
định phần lợi ích tương ứng của Công ty cổ phần sản xuất xi măng Sao Đỏ từ kết
quả hoạt động kinh doanh năm 2004 trong Công ty Liên doanh xuất, nhập khẩu xi
măng Hồng Mai là: 50% x 40.000 = 20.000
6. Phản
ánh lợi nhuận trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:
+ Ghi
tăng khoản mục "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh": 20.000
+ Ghi
tăng khoản mục "Lợi nhuận chưa phân phối": 20.000
7. Điều
chỉnh ảnh hưởng do việc áp dụng chính sách kế toán khác (kết thúc kỳ kế toán
năm sớm hơn 6 tháng) của Công ty Liên doanh xuất, nhập khẩu xi măng Hồng Mai
là:
50% x
30.000 = 15.000
+ Ghi
giảm khoản mục "Lợi nhuận chưa phân phối": 15.000
+ Ghi
giảm khoản mục " Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh": 15.000
Kết
quả sau khi điều chỉnh:
+ Khoản
mục Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh: 400.000 + 25.000 + 10.000 + 20.000
- 15.000 = 440.000.
+ Khoản
mục Chênh lệch tỷ giá hối đoái: 20.000 + 10.000 = 30.000.
+ Khoản
mục Lợi nhuận chưa phân phối: 180.000 + 25.000 + 20.000 - 15.000 = 210.000.
Ngày
31/12/2004 Báo cáo tài chính hợp nhất do Công ty cổ phần sản xuất xi măng Sao
Đỏ lập đối với các khoản đầu tư vào công ty liên doanh như sau (không xét đến
khoản đầu tư vào Công ty cổ phần bê tông đúc sẵn Thanh Trì và các nội dung
khác):
Tài sản
|
Nguồn vốn
|
Tiền:
|
200.000
|
Phải
trả người bán
|
300.000
|
Phải
thu khách hàng:
|
400.000
|
Các
khoản phải trả, phải nộp khác:
|
200.000
|
Tài
sản ngắn hạn khác:
|
100.000
|
Nợ
dài hạn:
|
300.000
|
Tài
sản cố định
|
1.000.000
|
Vốn
đầu tư của chủ sở hữu:
|
1.200.000
|
Đầu
tư vào công ty liên kết, liên doanh:
|
440.000
|
Chênh
lệch tỷ giá:
|
30.000
|
Tài
sản dài hạn khác:
|
300.000
|
Lợi
nhuận chưa phân phối:
|
210.000
|
|
|
Quỹ
khác thuộc vốn chủ sở hữu:
|
200.000
|
Tổng cộng tài sản:
|
2.440.000
|
Tổng cộng nguồn vốn:
|
2.440.000
|
IV.
HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHUẨN MỰC "TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH"
1.
Quy định chung
1.1.
Trong Thông tư này chỉ quy định và hướng dẫn các yêu cầu chung về kết cấu, nội dung và nguyên tắc
lập và trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp liên quan đến những nội dung bổ
sung, sửa đổi theo Chuẩn mực số 21 "Trình bày báo cáo tài chính",
không nhắc lại những vấn đề đã được quy định tại Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC
ngày 25/10/2000 và các Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002
"Hướng dẫn kế toán thực hiện bốn (04) chuẩn mực kế toán ban hành theo
Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính",
và Thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 4/11/2003 "Hướng dẫn kế toán thực hiện
sáu (06) chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày
31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính", mà không trái với quy định của
Chuẩn mực kế toán số 21 và Thông tư này.
1.2.
Những quy định và hướng dẫn này được áp dụng cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính
năm và báo cáo tài chính giữa niên độ đầy đủ của tất cả các loại hình doanh
nghiệp. Riêng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tuân thủ các quy định
chung tại phần này và những quy định, hướng dẫn cụ thể phù hợp với loại hình
doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thông
tư này không áp dụng cho việc lập và trình bày thông tin tài chính tóm lược
giữa niên độ. Việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các ngân hàng, và tổ
chức tài chính tương tự được quy định bổ sung ở Chuẩn mực kế toán số 22
"Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài
chính tương tự".
1.3.
Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm:
- Bảng
cân đối kế toán Mẫu số B 01 - DN
- Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN
- Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN
- Bản
thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN
1.4.
Trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính
Tất cả
các doanh nghiệp thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình
bày báo cáo tài chính theo quy định của Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán số 21,
chế độ kế toán hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư này.
1.5.
Yêu cầu lập và trình bày báo cáo tài chính
Việc lập
và trình bày báo cáo tài chính doanh nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu đã được
quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 "Trình bày báo cáo tài chính",
gồm:
+ Trung
thực và hợp lý;
+ Lựa
chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn mực
kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra các quyết định
kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi:
- Trình
bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp;
- Phản
ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản
ánh hình thức hợp pháp của chúng;
- Trình
bày khách quan, không thiên vị;
- Tuân
thủ nguyên tắc thận trọng;
- Trình
bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu.
1.6.
Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính
Việc
lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ sáu (06) nguyên tắc đã được
quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính, gồm:
a) Hoạt
động liên tục;
b) Cơ
sở dồn tích;
c) Nhất
quán;
d)
Trọng yếu và tập hợp;
e) Bù
trừ;
f) Có
thể so sánh.
Các
nguyên tắc a, b, c, d được thực hiện như quy định trong Chuẩn mực số 21. Thông
tư này hướng dẫn nguyên tắc e, f cụ thể như sau:
1.
Nguyên tắc bù trừ
a) Bù
trừ tài sản và nợ phải trả:
Khi ghi
nhận các giao dịch kinh tế và các sự kiện để lập và trình bày báo cáo tài chính
không được bù trừ tài sản và công nợ, mà phải trình bày riêng biệt tất cả các
khoản mục tài sản và công nợ trên báo cáo tài chính.
b) Bù
trừ doanh thu, thu nhập khác và chi phí:
+ Được
bù trừ theo quy định tại một chuẩn mực kế toán khác;
+ Một
số giao dịch ngoài hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp thì được
bù trừ khi ghi nhận giao dịch và trình bày báo cáo tài chính, ví dụ:
-
Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán ngắn hạn:
Lãi (lỗ) bán chứng khoán
|
=
|
Thu bán chứng khoán
|
-
|
Giá gốc chứng khoán
|
-
Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ:
Lãi (lỗ) mua, bán ngoại tệ
|
=
|
Thu bán ngoại tệ
|
-
|
Giá mua ngoại tệ
|
Các
khoản mục được bù trừ được trình bày: Số lãi (hoặc lỗ thuần).
2.
Nguyên tắc có thể so sánh
Theo
nguyên tắc có thể so sánh giữa các kỳ kế toán, trong các báo cáo tài chính như:
Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ phải trình bày các số liệu để so sánh, cụ thể:.
- Đối với
Bảng cân đối kế toán:
+ Bảng
cân đối kế toán năm phải trình bày số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu tương ứng
được lập vào cuối kỳ kế toán năm trước gần nhất (Số đầu năm);
+ Bảng
cân đối kế toán quý phải trình bày số liệu so sánh từng chỉ tiêu tương ứng được
lập vào cuối kỳ kế toán năm trước gần nhất (Số đầu năm).
- Đối
với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
+ Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm phải trình bày số liệu so sánh theo từng
chỉ tiêu tương ứng được lập cho kỳ kế toán năm trước gần nhất (Năm trước);
+ Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh lập theo kỳ kế toán quý phải trình bày số liệu
của quý báo cáo và số lũy kế từ đầu năm đến ngày lập báo cáo tài chính quý và
có thể có số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh quý cùng kỳ năm trước (Quý này năm trước).
- Đối
với Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
+ Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ năm phải trình bày số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu
tương ứng được lập cho kỳ kế toán năm trước gần nhất (Năm trước);
+ Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ quý phải trình bày số lũy kế từ đầu năm đến ngày lập báo
cáo tài chính quý và có thể có số liệu so sánh theo từng chỉ tiêu của báo cáo
lưu chuyển tiền tệ quý cùng kỳ năm trước (Quý này năm trước).
Để bảo
đảm nguyên tắc so sánh, số liệu "Năm trước" trong Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài
chính phải được điều chỉnh lại số liệu trong các trường hợp:
- Năm
báo cáo áp dụng chính sách kế toán khác với năm trước;
- Năm
báo cáo phân loại chỉ tiêu báo cáo khác với năm trước;
- Kỳ kế
toán "Năm báo cáo" dài hoặc ngắn hơn kỳ kế toán năm trước.
Ngoài
ra, trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính còn phải trình bày rõ lý do của sự
thay đổi trên để người sử dụng hiểu rõ được báo cáo tài chính.
1.7.
Kỳ báo cáo
- Báo
cáo tài chính của tất cả các loại hình doanh nghiệp phải được lập cho từng kỳ
kế toán năm. Riêng đối với các doanh nghiệp Nhà nước ngoài báo cáo tài chính
năm còn phải lập báo cáo tài chính quý. Các doanh nghiệp còn có thể lập báo cáo
tài chính theo kỳ kế toán khác theo yêu cầu của pháp luật, của công ty mẹ hoặc
của chủ sở hữu.
- Các
doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch
hoặc kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn sau khi thông báo cho cơ quan thuế. Trường
hợp đặc biệt, doanh nghiệp được phép thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm dẫn
đến việc lập báo cáo tài chính cho một niên độ kế toán có thể dài hơn hoặc ngắn
hơn một năm dương lịch nhưng không được vượt quá 15 tháng. Trường hợp này doanh
nghiệp phải nêu rõ trong phần "VII - Những thông tin khác" của Bản
thuyết minh báo cáo tài chính:
+ Lý do
phải thay đổi ngày kết thúc kỳ kế toán năm;
+ Các
thông tin so sánh: "Số đầu năm", "Năm trước" nhằm để so
sánh được trình bày trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết qủa hoạt động kinh
doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh Báo cáo tài chính có liên
quan, trong trường hợp này phải được điều chỉnh cho phù hợp với kỳ báo cáo của
niên độ báo cáo thì mới có giá trị so sánh. Nếu không thể điều chỉnh số liệu
năm trước thì không thể so sánh với số liệu của niên độ báo cáo.
2.
Hướng dẫn lập và trình bày báo cáo tài chính
2.1.
Những thông tin chung về doanh nghiệp
Trong
báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày các thông tin chung sau đây:
a) Tên
và địa chỉ của doanh nghiệp báo cáo;
b) Nêu
rõ báo cáo tài chính này là báo cáo tài chính riêng của doanh nghiệp hay báo
cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn;
c) Ngày
kết thúc niên độ kế toán hoặc kỳ báo cáo tùy theo từng báo cáo tài chính;
d) Ngày
lập báo cáo tài chính;
đ) Đơn
vị tiền tệ dùng để lập báo cáo tài chính.
2.2.
Lập và trình bày Bảng cân đối kế toán
2.2.1.
Nguyên tắc lập và trình bày Bảng cân đối kế toán
Theo
quy định tại Chuẩn mực số 21 "Trình bày báo cáo tài chính" từ đoạn 15
đến đoạn 32, khi lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên
tắc chung về lập và trình bày báo cáo tài chính, nhưng không được áp dụng
"Nguyên tắc bù trừ".
Ngoài
ra, trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục tài sản và nợ phải trả phải được
trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tuỳ theo thời hạn của chu kỳ
kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
a) Đối
với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì tài
sản và nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
+ Tài
sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ
ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại ngắn hạn;
+ Tài
sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán sau 12 tháng tới kể từ ngày kết
thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn.
b) Đối
với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì tài sản
và nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
+ Tài
sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh
bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn;
+ Tài
sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn một chu
kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn.
c) Đối
với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh
để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các tài sản và nợ phải trả được
trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.
2.2.2.
Kết cấu và nội dung Bảng cân đối kế toán
Căn cứ
vào các nguyên tắc trình bày nêu trên, Bảng cân đối kế toán gồm tối thiểu các
khoản mục chủ yếu và được sắp xếp theo kết cấu quy định tại Mẫu số B 01 - DN
kèm theo Thông tư này.
(xem
Biểu mẫu số 7 đính kèm)
2.2.3.
Nội dung và phương pháp lập một số chỉ tiêu bổ sung và sửa đổi trong Bảng cân
đối kế toán
Phần
TÀI SẢN
A. TÀI
SẢN NGẮN HẠN (Mã số 100)
Tài sản
ngắn hạn là tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản khác có thể chuyển
đổi thành tiền, hoặc có thể bán hay sử dụng trong vòng một năm hoặc một chu kỳ
kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.
Tài sản
ngắn hạn phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản
ngắn hạn khác có đến thời điểm báo cáo, gồm: Tiền, các khoản tương đương tiền,
các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài
sản ngắn hạn khác.
Mã số
100 = Mã số 110 + Mã số 120 + Mã số 130 + Mã số 140 + Mã số 150
I.
Tiền và các khoản tương đương tiền (Mã số 110)
Chỉ
tiêu này phản ánh tổng hợp toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời
điểm báo cáo, gồm: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản
tương đương tiền.
Mã số
110 = Mã số 111 + Mã số 112
1. Tiền
(Mã số 111):
Là chỉ
tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm
báo cáo, gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển.
Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu " Tiền" là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 111
"Tiền mặt", 112 "Tiền gửi ngân hàng" và 113 "Tiền đang
chuyển" trên Sổ Cái.
2. Các
khoản tương đương tiền (Mã số 112):
Chỉ
tiêu này phản ánh các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn
không quá 3 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định
và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu
tư đó tại thời điểm báo cáo.
Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu này là chi tiết số dư Nợ cuối kỳ kế toán của Tài khoản 121
"Đầu tư chứng khoán ngắn hạn" trên Sổ Cái, gồm: chi tiết kỳ phiếu
ngân hàng, tín phiếu kho bạc... có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3
tháng kể từ ngày mua.
II.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (Mã số 120)
Là chỉ
tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
(sau khi đã trừ đi dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn), bao gồm đầu
tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác. Các khoản
đầu tư ngắn hạn được phản ánh trong mục này là các khoản đầu tư có thời hạn thu
hồi vốn dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh, không bao gồm các khoản
đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày
mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo đã được tính vào chỉ tiêu "Các
khoản tương đương tiền".
Mã số
120 = Mã số 121 + Mã số 129
1.
Đầu tư ngắn hạn (Mã số 121):
Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số dư Nợ của các Tài khoản 121 "Đầu tư
chứng khoán ngắn hạn" và 128 "Đầu tư ngắn hạn khác" trên Sổ Cái
sau khi trừ đi các khoản đầu tư ngắn hạn đã được tính vào chỉ tiêu "Các
khoản tương đương tiền".
III.
Các khoản phải thu (Mã số 130)
Là chỉ
tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu khách hàng, khoản
trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp
đồng xây dựng, và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu
hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (sau khi trừ đi
dự phòng phải thu khó đòi).
Mã số
130 = Mã số 131 + Mã số 132 + Mã số 133 + Mã số 134 + Mã số 138 + Mã số 139.
1.
Các khoản phải thu khác (Mã số 138):
Chỉ
tiêu này phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tựợng liên quan, các khoản
tạm ứng, các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn tại thời điểm báo cáo.
Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu" Các khoản phải thu khác" là tổng số dư Nợ của
các Tài khoản 138, 338, 141, 144, theo chi tiết từng đối tượng phải thu trên sổ
kế toán chi tiết.
IV.
Hàng tồn kho (Mã số 140)
Là chỉ
tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ trị giá hiện có các loại hàng tồn kho dự trữ cho
quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (sau khi trừ đi dự phòng giảm
giá hàng tồn kho) đến thời điểm báo cáo.
Mã số
140 = Mã số 141 + Mã số 149.
1.
Hàng tồn kho (Mã số 141)
Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu "Hàng tồn kho" là tổng số dư Nợ của các Tài khoản
151 "Hàng mua đang đi trên đường", 152 "Nguyên liệu, vật
liệu", 153 "Công cụ, dụng cụ", 154 "Chi phí sản xuất, kinh
doanh dở dang", 155 "Thành phẩm", 156 "Hàng hóa" và
157 "Hàng gửi đi bán" trên Sổ Cái.
V.
Tài sản ngắn hạn khác (Mã số 150)
Là chỉ
tiêu tổng hợp phản ánh tổng các khoản chi phí trả trước ngắn hạn, các khoản
thuế phải thu và tài sản ngắn hạn khác tại thời điểm báo cáo.
Mã số
150 = Mã số 151 + Mã số 152 + Mã số 158
1. Các
khoản thuế phải thu (Mã số 152):
Chỉ
tiêu này phản ánh các khoản thuế GTGT còn được khấu trừ và khoản thuế nộp thừa
cho Nhà nước tại thời điểm báo cáo.
Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu "Các khoản thuế phải thu" căn cứ vào số dư Nợ Tài
khoản 133 "Thuế giá trị giá tăng được khấu trừ" và chi tiết số dư Nợ
Tài khoản 333 "Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước" trên Sổ Cái.
2. Tài
sản ngắn hạn khác (Mã số 158)
Chỉ
tiêu này phản ánh giá trị tài sản thiếu chờ xử lý và các tài sản ngắn hạn khác
tại thời điểm báo cáo.
Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu "Tài sản ngắn hạn khác" căn cứ vào số dư Nợ Tài
khoản 1381 "Tài sản thiếu chờ xử lý" trên Sổ Cái.
B. TÀI
SẢN DÀI HẠN
Chỉ
tiêu này phản ánh trị giá các loại tài sản không được phản ánh trong chỉ tiêu
tài sản ngắn hạn.
Tài sản
dài hạn phản ánh tổng giá trị các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất
động sản đầu tư và các tài sản dài hạn khác có đến thời điểm báo cáo, bao gồm:
các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu
tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác.
Mã số
200 = Mã số 210 + Mã số 220 + Mã số 240 + Mã số 250 + Mã số 260
I.
Các khoản phải thu dài hạn (Mã số 210)
Là chỉ
tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu dài hạn của khách
hàng, phải thu nội bộ dài hạn, và các khoản phải thu dài hạn khác tại thời điểm
báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm (sau khi trừ đi dự phòng
phải thu khó đòi).
1. Phải
thu dài hạn của khách hàng (Mã số 211):
Phản
ánh số tiền còn phải thu của khách hàng được xếp vào loại tài sản dài hạn tại
thời điểm báo cáo.
Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu "Phải thu dài hạn của khách hàng"căn cứ vào chi
tiết số dư Nợ của Tài khoản 131 "Phải thu của khách hàng", mở chi
tiết theo từng khách hàng đối với các khoản phải thu của khách hàng được xếp
vào loại tài sản dài hạn.
2. Phải
thu nội bộ dài hạn (Mã số 212):
Phản
ánh số vốn kinh doanh đã giao cho các đơn vị trực thuộc và các khoản phải thu
nội bộ dài hạn khác.
Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu "Phải thu nội bộ dài hạn khác" là số dư Nợ của
Tài khoản 1361 "Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc" trên Sổ Cái
và chi tiết số dư Nợ của Tài khoản 1368 "Phải thu nội bộ khác" đối
với các khoản phải thu nội bộ được xếp vào loại tài sản dài hạn.
3. Phải
thu dài hạn khác (Mã số 213):
Phản
ánh các khoản phải thu khác từ các đối tượng có liên quan được xếp vào loại tài
sản dài hạn, và các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn.
Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu "Các khoản phải thu dài hạn khác" là chi tiết số
dư Nợ của các Tài khoản 138, 338, 244, trên Sổ Cái.
II.
Tài sản cố định (Mã số 220)
Là chỉ
tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại (nguyên giá trừ đi giá trị hao
mòn lũy kế ) của các loại tài sản cố định và bất động sản đầu tư tại thời điểm
báo cáo.
Mã số
220 = Mã số 221 + Mã số 224 + Mã số 227 + Mã số 230
1. Chi
phí xây dựng cơ bản dở dang (Mã số 230)
Phản
ánh toàn bộ giá trị tài sản cố định đang mua sắm, chi phí đầu tư xây dựng, chi
phí sửa chữa lớn TSCĐ dở dang hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao hoặc đưa
vào sử dụng.
Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu "Chi phí xây dựng cơ bản dở dang" là số dư Nợ của
Tài khoản 241 "Xây dựng cơ bản dở dang" trên Sổ Cái.
III.
Bất động sản đầu tư (Mã số 240)
Là chỉ
tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị còn lại của các loại bất động sản đầu tư
tại thời điểm báo cáo.
Mã số
240 = Mã số 241 - Mã số 242
1.1.
Nguyên giá (Mã số 241)
Phản
ánh toàn bộ nguyên giá của các loại bất động sản đầu tư tại thời điểm báo cáo.
Số liệu
để phản ánh vào chỉ tiêu này là số dư Nợ của Tài khoản 217 "Bất động sản
đầu tư", trên Sổ Cái.
1.2.
Giá trị hao mòn luỹ kế (Mã số 242)
Phản
ánh toàn bộ giá trị đã hao mòn lũy kế của các loại bất động sản đầu tư tại thời
điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình
thức ghi trong ngoặc đơn: (...).
Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu "Giá trị hao mòn luỹ kế" là số dư Có của Tài
khoản 2147 "Hao mòn bất động sản đầu tư" trên Sổ Cái.
IV.
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Mã số 250)
Là chỉ
tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn tại thời
điểm báo cáo như: đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, liên
doanh, đầu tư dài hạn khác...
Mã số
250 = Mã số 251 + Mã số 252 + Mã số 258 + Mã số 259
1. Đầu
tư vào công ty con (Mã số 251)
Phản
ánh giá trị các khoản đầu tư vào công ty con tại thời điểm báo cáo.
Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu "Đầu tư vào công ty con" là số dư Nợ của Tài
khoản 221" Đầu tư vào công ty con" trên Sổ Cái.
2. Đầu
tư vào công ty liên kết, liên doanh (Mã số 252)
Là chỉ
tiêu tổng hợp phản ánh giá trị khoản đầu tư vào công ty liên kết và vốn góp
liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát tại thời
điểm báo cáo.
Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu "Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh" là tổng
số dư Nợ của các Tài khoản 223 "Đầu tư vào công ty liên kết", và 222
"Vốn góp liên doanh", trên Sổ Cái.
V.
Tài sản dài hạn khác (Mã số 260)
Là chỉ
tiêu tổng hợp phản ánh tổng số chi phí trả trước dài hạn nhưng chưa phân bổ vào
chi phí sản xuất, kinh doanh đến cuối kỳ báo cáo, tài sản thuế thu nhập hoãn
lại, và tài sản dài hạn khác, tại thời điểm báo cáo.
Mã số
260 = Mã số 261 + Mã số 262 + Mã số 268
1. Tài
sản thuế thu nhập hoãn lại (Mã số 262):
Nội
dung và phương pháp lập chỉ tiêu này được thực hiện theo chuẩn mực kế toán và
hướng dẫn kế toán thực hiện chuẩn mực kế toán số 17 "Thuế thu nhập doanh
nghiệp".
2. Tài
sản dài hạn khác (Mã số 268):
Phản
ánh giá trị các tài sản dài hạn khác ngoài các tài sản dài hạn đã nêu trên.
Phần
NGUỒN VỐN
A. NỢ
PHẢI TRẢ (Mã số 300)
Mã số
300 = Mã số 310 + Mã số 320
I.
Nợ ngắn hạn (Mã số 310)
Là chỉ
tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả có thời hạn thanh
toán dưới một năm hoặc dưới một chu kỳ kinh doanh, và giá trị các khoản chi phí
phải trả, tài sản thừa chờ xử lý, các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn tại
thời điểm báo cáo.
Mã số
310 = Mã số 311 + Mã số 312 + Mã số 313 + Mã số 314 + Mã số 315 + Mã số 316 +
Mã số 317 + Mã số 318 + Mã số 319
1. Các
khoản phải trả, phải nộp khác (Mã số 319)
Phản
ánh các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác ngoài các khoản nợ phải trả đã
được phản ánh trong các chỉ tiêu trước đó, bao gồm các khoản nhận ký quỹ, ký
cược dài hạn và quỹ quản lý của cấp trên.
Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu "Các khoản phải trả, phải nộp khác" là tổng số dư
Có của các Tài khoản 338 "Phải trả, phải nộp khác", Tài khoản 138
"Phải thu khác", Tài khoản 344 "Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn",
Tài khoản 451 "Quỹ quản lý của cấp trên" trên Sổ Cái (không bao gồm
các khoản phải trả, phải nộp khác được xếp vào loại nợ phải trả dài hạn).
II.
Nợ dài hạn (Mã số 320)
Là chỉ
tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp bao
gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán trên một năm hoặc trên một chu kỳ
kinh doanh, khoản phải trả người bán, phải trả nội bộ, các khoản phải trả dài
hạn khác, vay và nợ dài hạn và thuế thu nhập hoãn lại phải trả tại thời điểm
báo cáo.
Mã số
320 = Mã số 321 + Mã số 322 + mã số 323 + Mã số 324 + Mã số 325
1. Phải
trả dài hạn người bán (Mã số 321):
Phản
ánh số tiền phải trả cho người bán được xếp vào loại nợ dài hạn tại thời điểm
báo cáo.
Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu "Phải trả dài hạn người bán" căn cứ vào chi tiết
số dư Có của Tài khoản 331 "Phải trả cho người bán", mở theo từng
người bán đối với các khoản phải trả cho người bán được xếp vào loại nợ dài
hạn.
2. Phải
trả dài hạn nội bộ (Mã số 322):
Phản
ánh các khoản nợ phải trả dài hạn nội bộ, bao gồm các khoản vốn đã nhận, đã vay
của đơn vị chính và các khoản vay nợ lẫn nhau giữa các đơn vị trực thuộc trong
doanh nghiệp.
Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu "Phải trả nội bộ dài hạn" căn cứ vào chi tiết số
dư Có của Tài khoản 336 "Phải trả nội bộ" đối với các khoản phải trả
nội bộ được xếp vào loại Nợ dài hạn.
3. Thuế
thu nhập hoãn lại phải trả (Mã số 325);
Nội
dung và phương pháp lập chỉ tiêu này đựơc thực hiện theo chuẩn mực kế toán và
hướng dẫn kế toán thực hiện chuẩn mực kế toán số 17 "Thuế thu nhập doanh nghiệp".
B. VỐN
CHỦ SỞ HỮU (Mã số 400)
Mã số
400 = Mã số 410 + Mã số 420
I. Vốn
chủ sở hữu (Mã số 410)
Mã số
410 = Mã số 411 + Mã số 412 + Mã số 413 + Mã số 414 + Mã số 415 + Mã số 416 +
Mã số 417 + Mã Số 418 + Mã Số 419
1. Vốn
đầu tư của chủ sở hữu (Mã số 411)
Là chỉ
tiêu phản ánh toàn bộ vốn đầu tư (vốn góp) của chủ sở hữu vào doanh nghiệp như
vốn đầu tư của Nhà nước (đối với công ty Nhà nước); vốn góp của các cổ đông
(đối với công ty cổ phần), vốn góp của các bên liên doanh, vốn góp của các
thành viên hợp danh, vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, vốn
đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân,...
Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu "Vốn đầu tư của chủ sở hữu" là số dư có của Tài
khoản 411 "Nguồn vốn kinh doanh" trên Sổ Cái
2.
Thặng dư vốn cổ phần (Mã số 412):
Chỉ
tiêu này phản ánh tổng giá trị chênh lệch giữa vốn góp theo mệnh giá cổ phiếu
với giá thực tế phát hành cổ phiếu.
Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu "Thặng dư vốn cổ phần" là số dư Có của Tài khoản
"Thặng dư vốn cổ phần". Nếu tài khoản này có số dư Nợ thì được ghi
bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
3. Cổ
phiếu ngân quỹ (Mã số 413):
Là chỉ
tiêu phản ánh giá trị thực tế mua lại số cổ phiếu do công ty cổ phần phát hành
sau đó được mua lại bởi chính công ty cổ phần đó làm cổ phiếu ngân quỹ.
Chỉ
tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu "Cổ phiếu ngân quỹ" là số dư Nợ của Tài khoản
"Cổ phiếu ngân quỹ" trên Sổ Cái.
4. Quỹ
khác thuộc vốn chủ sở hữu (Mã số 418)
Phản
ánh các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được trích lập từ lợi
nhuận sau thuế (ngoài quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tư phát triển) và quỹ
hỗ trợ và sắp xếp cổ phần hóa DNNN ở các Tổng công ty Nhà nước (nếu có).
II.
Nguồn kinh phí và quỹ khác (Mã số 420)
Là chỉ tiêu
tổng hợp phản ánh tổng giá trị quỹ khen thưởng, phúc lợi; tổng số kinh phí sự
nghiệp được cấp để chi tiêu cho các hoạt động ngoài kinh doanh sau khi trừ đi
các khoản chi bằng nguồn kinh phí được cấp; nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ,
tại thời điểm báo cáo.
Mã số
420 = Mã số 421 + Mã số 422 + Mã số 423
1.
Nguồn kinh phí (Mã số 422)
Phản
ánh nguồn kinh phí sự nghiệp được cấp nhưng chưa sử dụng hết, hoặc số chi sự
nghiệp lớn hơn nguồn kinh phí sự nghiệp.
Số liệu
để ghi vào chỉ tiêu "Nguồn kinh phí" căn cứ vào số dư Có của Tài
khoản 461 "Nguồn kinh phí sự nghiệp" sau khi trừ đi số dư Nợ Tài
khoản 161 "Chi sự nghiệp" trên Sổ Cái.
Trường
hợp "Chi sự nghiệp" lớn hơn "Nguồn kinh phí sự nghiệp" thì
chỉ tiêu này được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...).
2.3.
Lập và trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.3.1.
Kết cấu và nội dung Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Căn cứ
vào các quy định của Chuẩn mực kế toán số 21 "Trình bày Báo cáo tài
chính", Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm tối thiểu các khoản mục
chủ yếu và được sắp xếp theo kết cấu quy định tại Mẫu số B 02 - DN kèm theo
Thông tư này.
(xem
Biểu mẫu số 8 đính kèm)
2.3.2.
Nội dung và phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Nội
dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
thực hiện theo quy định tại Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 09/10/2002
"Hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực kế toán ban hành kèm theo Quyết
định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính".
2.4.
Mẫu biểu Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Mẫu
biểu, nội dung và phương pháp lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 của Bộ Tài chính
"Hướng dẫn kế toán thực hiện 06 chuẩn mực kế toán ban hành kèm theo Quyết
định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính".
- Bổ
sung vào Mẫu số 03 - DN "Báo cáo lưu chuyển tiền tệ" cột 3
"Thuyết minh" nhằm đánh dấu dẫn đến các phần thuyết minh trong Bản
thuyết minh báo cáo tài chính.
(xem
Biểu mẫu số 9 và số 10 đính kèm)
2.5.
Lập và trình bày Bản thuyết minh báo cáo tài chính
2.5.1.
Kết cấu và nội dung Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Căn cứ
vào quy định của Chuẩn mực kế toán số 21 "Trình bày báo cáo tài
chính", từ đoạn 63 đến 74, Bản thuyết minh báo cáo tài chính có kết cấu và
nội dung quy định tại Mẫu số B 09 - DN kèm theo Thông tư này.
(xem
Biểu mẫu số 11 đính kèm)
2.5.2.
Nội dung và phương pháp lập Bản thuyết minh báo cáo tài chính
- Căn
cứ vào thực tế áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Việt Nam đã ban
hành và hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng tại đơn vị để trình bày
các thông tin được yêu cầu trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
- Việc
lựa chọn số liệu và thông tin cần phải trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo
tài chính được thực hiện theo nguyên tắc trọng yếu quy định tại Chuẩn mực số 21
- Trình bày báo cáo tài chính.
- Căn
cứ vào quy định của các chuẩn mực kế toán cụ thể, doanh nghiệp căn cứ sổ kế
toán tổng hợp và chi tiết để lấy số liệu và thông tin ghi vào các phần phù hợp
của Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
- Việc
đánh số các thuyết minh dẫn từ Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được thay đổi lại cho phù hợp với điều
kiện cụ thể của doanh nghiệp, nhưng phải thực hiện đúng yêu cầu và nội dung
thông tin cần được trình bày quy định trong Thông tư này. Ngoài ra doanh nghiệp
có thể trình bày bổ sung những thông tin khác nhằm mục đích giúp cho những
người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
V.
HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHUẨN MỰC "BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT VÀ KẾ TOÁN KHOẢN
ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY CON"
1.
Quy định chung về Báo cáo tài chính hợp nhất
1.1.
Mục đích của Báo cáo tài chính hợp nhất
1. Tổng
hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả,
nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm kết thúc năm tài chính, tình hình và kết quả
hoạt động kinh doanh năm tài chính của tập đoàn như một doanh nghiệp độc lập
không tính đến ranh giới pháp lý của các pháp nhân riêng biệt là công ty mẹ hay
công ty con trong tập đoàn.
2. Cung
cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá thực trạng tình hình
tài chính và tình hình kinh doanh của tập đoàn trong năm tài chính đã qua và
những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính hợp nhất là căn
cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động
kinh doanh, hoặc đầu tư vào tập đoàn của chủ sở hữu, của các nhà đầu tư, của
các chủ nợ hiện tại và tương lai,...
1.2.
Phạm vi áp dụng
1. Kết
thúc năm tài chính các tập đoàn, hoặc tổng công ty nhà nước phải lập Báo cáo
tài chính hợp nhất để phản ánh tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của:
(1) Tập
đoàn: Tập đoàn bao gồm công ty mẹ và các công ty con; Hoặc
(2)
Tổng công ty Nhà nước.
Tổng
công ty nhà nước là doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước bao
gồm tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, tổng công ty do
các công ty tự đầu tư và thành lập trong đó công ty mẹ nhà nước nắm quyền chi
phối doanh nghiệp khác.
Tổng
công ty nhà nước bao gồm tổng công ty và các công ty thành viên hạch toán độc
lập, công ty TNHH nhà nước một thành viên, hoặc nhiều thành viên, công ty cổ
phần nhà nước và các đơn vị khác (đơn vị sự nghiệp, nếu có).
Trong
Thông tư này, các đối tượng (1) và (2) được gọi chung là tập đoàn.
2. Các
tổng công ty nhà nước phải lập Báo cáo tài chính hợp nhất là các tổng công ty
thành lập và hoạt động theo mô hình có công ty con. Tổng công ty nhà nước có
thể sở hữu trực tiếp hoặc sở hữu gián tiếp công ty con thông qua một công ty
con khác, trừ trường hợp đặc biệt khi xác định rõ là quyền sở hữu không gắn
liền với quyền kiểm soát.
Các
tổng công ty nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con
chỉ lập Báo cáo tài chính tổng hợp hướng dẫn tại Mục 4 - Phần V - Thông tư này.
3. Tập
đoàn lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải tuân thủ quy định về phạm vi lập Báo
cáo tài chính hợp nhất tại các đoạn 8, 9, 10, 11 của Chuẩn mực số 25 "Báo
cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con".
1.3.
Nội dung của hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất
1. Hệ
thống Báo cáo tài chính hợp nhất gồm 4 biểu mẫu báo cáo:
- Bảng
cân đối kế toán hợp nhất Mẫu số B 01 - DN/HN
- Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất Mẫu số B 02 - DN/HN
- Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất Mẫu số B 03 - DN/HN
- Bản
thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất Mẫu số B 09 - DN/HN
Ngoài
ra, để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính, yêu cầu chỉ đạo, điều hành
các tập đoàn sản xuất, kinh doanh các tập đoàn, tổng công ty nhà nước,... có
thể quy định lập thêm các Báo cáo tài chính hợp nhất chi tiết khác.
2. Nội
dung, phương pháp tính toán, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng Báo
cáo tài chính hợp nhất thực hiện theo quy định tại phần IV- Hướng dẫn chuẩn mực
"Trình bày Báo cáo tài chính" và hướng dẫn trong Thông tư này và phần
2.5 dưới đây "Bổ sung các chỉ tiêu trong từng mẫu báo cáo tài chính hợp
nhất" được áp dụng thống nhất cho việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất của
tập đoàn, tổng công ty nhà nước, tổng công ty khác.
Trong
quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết các tập đoàn, tổng công ty có thể bổ sung
chi tiết các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính hợp nhất cho phù hợp với đặc điểm
hoạt động kinh doanh của tập đoàn, tổng công ty. Nếu có sửa đổi, bổ sung phải
được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.
1.4.
Trách nhiệm, thời hạn lập và nộp Báo cáo tài chính hợp nhất
1.4.1.
Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất
Các đơn
vị sau đây phải thực hiện lập Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn ngoài báo
cáo tài chính riêng của đơn vị này:
- Tất
cả các công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con (công ty mẹ
có thể sở hữu trực tiếp công ty con hoặc sở hữu gián tiếp công ty con qua một
công ty con khác) theo quy định tại đoạn 09, 10 của Chuẩn mực kế toán số 25
"Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty
con" phải lập, nộp và công khai báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định
của chuẩn mực số 25 và hướng dẫn tại Thông tư này, ngoại trừ các công ty mẹ
đồng thời là công ty con bị một công ty khác sở hữu toàn bộ hoặc gần như toàn
bộ và nếu như các cổ đông thiểu số trong công ty chấp thuận thì không phải lập
và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất.
- Tất
cả các tổng công ty nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình có công ty con
phải lập, nộp Báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của Luật kế toán, chuẩn
mực kế toán số 25 và hướng dẫn tại Thông tư này.
Công ty
mẹ hoặc tổng công ty nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình có công ty
con là đơn vị có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hợp nhất được gọi là công ty
mẹ trong Thông tư này.
1.4.2.
Thời hạn lập, nộp và công khai Báo cáo tài chính hợp nhất
- Báo
cáo tài chính hợp nhất phải lập và nộp vào cuối kỳ kế toán năm tài chính cho
các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết
thúc kỳ kế toán năm tài chính.
- Báo
cáo tài chính hợp nhất phải được công khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày
kết thúc kỳ kế toán năm.
1.4.3.
Nơi nhận Báo cáo tài chính hợp nhất
Đối tượng lập
Báo cáo tài chính hợp nhất
|
Thời hạn lập báo cáo
|
Nơi nhận báo cáo
|
Cơ quan Tài chính, cơ quan thành
lập doanh nghiệp
|
Cơ quan Thuế
|
Cơ quan Thống kê
|
1.
Tổng công ty nhà nước (thành lập và hoạt động theo mô hình có công ty con)
|
Năm,
Quý
|
x
(1)
|
x
(2)
|
x
|
2.
Tập đoàn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
|
Năm
|
x
(1)
|
x
(2)
|
x
|
3.
Tập đoàn doanh nghiệp khác
|
Năm
|
x
(1)
|
x
(2)
|
x
|
(1) Đối
với các tổng công ty nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước do UBND
cấp tỉnh thành lập phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Sở Tài chính cấp
tỉnh. Đối với tổng công ty nhà nước do các Bộ, cơ quan trung ương, hoặc Thủ
tướng Chính phủ quyết định thành lập phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Bộ
Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) và các Bộ, cơ quan trung ương là người
quyết định thành lập tổng công ty.
(1) Đối
với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực Ngân hàng,
đầu tư tài chính, bảo hiểm, chứng khoản phải nộp báo cáo tài chính hợp nhất cho
Bộ Tài chính (Vụ Tài chính ngân hàng, Vụ Bảo hiểm, Cục Tài chính doanh nghiệp).
Riêng đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có chứng khoán niêm yết hoặc
các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước có đơn vị thành viên có chứng khoán niêm
yết còn phải nộp báo cáo tài chính hợp nhất cho Bộ Tài chính (Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước).
(1) Đối
với các tập đoàn hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam thì nộp báo cáo tài chính hợp nhất cho cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở
kế hoạch và đầu tư - nếu do Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép đầu tư hoặc
giấy đăng ký kinh doanh, hoặc Bộ kế hoạch và đầu tư nếu do Bộ kế hoạch và đầu
tư cấp giấy phép đầu tư hoặc giấy đăng ký kinh doanh).
(1) Đối
với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã thực hiện kiểm toán báo cáo tài
chính hợp nhất, phải đính kèm Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính hợp nhất
khi nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho các cơ quan quản lý nhà nước, hoặc khi
công khai báo cáo tài chính hợp nhất.
(2) Đối
với các tổng công ty nhà nước do các Bộ, cơ quan Trung ương hoặc Thủ tướng
Chính phủ quyết định thành lập còn phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Bộ
Tài chính (Tổng cục Thuế). Đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác
phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho cơ quan thuế địa phương.
(3)
Công ty mẹ khi nộp và công khai báo cáo tài chính hợp nhất phải nộp và công
khai cả báo cáo tài chính của các công ty con theo quy định của Luật Kế toán và
Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh.
2.
Quy định cụ thể về Báo cáo tài chính hợp nhất
2.1.
Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất
1. Công
ty mẹ khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất phải căn cứ vào báo cáo tài chính của
tất cả các công ty con ở trong nước và ngoài nước do công ty mẹ kiểm soát,
ngoại trừ các công ty được đề cập ở đoạn 10 của Chuẩn mực số 25, để thực hiện
hợp nhất Báo cáo tài chính.
Quyền
kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con được xác định khi công ty mẹ nắm
giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con (công ty mẹ có thể sở hữu trực tiếp
công ty con hoặc sở hữu gián tiếp công ty con qua một công ty con khác) trừ
trường hợp đặc biệt khi xác định rõ là quyền sở hữu không gắn liền với quyền
kiểm soát.
2. Công
ty mẹ không được loại trừ ra khỏi Báo cáo tài chính hợp nhất các báo cáo tài
chính của công ty con có hoạt động kinh doanh khác biệt với hoạt động của tất
cả các công ty con khác trong tập đoàn.
3. Báo
cáo tài chính hợp nhất được lập và trình bày theo nguyên tắc kế toán và nguyên
tắc đánh giá như báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp độc lập theo quy
định của Chuẩn mực kế toán số 21"Trình bày báo cáo tài chính" và quy
định của các chuẩn mực kế toán khác.
4. Báo
cáo tài chính hợp nhất được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán thống
nhất cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tương tự
trong toàn bộ tập đoàn.
- Nếu
công ty con sử dụng các chính sách kế toán khác với chính sách kế toán áp dụng
thống nhất trong tập đoàn thì công ty con phải có điều chỉnh thích hợp các báo
cáo tài chính trước khi sử dụng cho việc lập Báo cáo tài chính hợp nhất của tập
đoàn.
-
Trường hợp nếu công ty con không thể sử dụng chính sách kế toán một cách thống
nhất làm ảnh hưởng đến hợp nhất báo cáo tài chính của tập đoàn thì phải giải
trình về các khoản mục đã được hạch toán theo các chính sách kế toán khác nhau
trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất.
5. Các
báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con sử dụng để hợp nhất báo cáo tài
chính phải được lập cho cùng một kỳ kế toán năm.
Báo cáo
tài chính sử dụng để hợp nhất có thể được lập vào thời điểm khác nhau miễn là
thời gian chênh lệch đó không vượt quá 3 tháng. Nếu ngày kết thúc kỳ kế toán
năm là khác nhau quá 3 tháng, công ty con phải lập thêm một bộ báo cáo tài
chính cho mục đích hợp nhất có kỳ kế toán trùng với kỳ kế toán năm của tập
đoàn.
6. Kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty con sẽ được đưa vào Báo cáo tài chính hợp
nhất kể từ ngày mua công ty con, là ngày công ty mẹ thực sự nắm quyền kiểm soát
công ty con theo Chuẩn mực kế toán "Hợp nhất kinh doanh".
Kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty con bị thanh lý được đưa vào Báo cáo kết quả
kinh doanh hợp nhất cho tới ngày thanh lý công ty con, là ngày công ty mẹ thực
sự chấm dứt quyền kiểm soát đối với công ty con.
Số
chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý công ty con và giá trị ghi sổ còn
lại của tài sản trừ đi nợ phải trả của công ty con này tại ngày thanh lý được
ghi nhận trong Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất như khoản lãi, lỗ thanh lý
công ty con.
Để đảm
bảo nguyên tắc so sánh của báo cáo tài chính từ niên độ kế toán này đến niên độ
kế toán khác, cần cung cấp thông tin bổ sung về ảnh hưởng của việc mua và thanh
lý các công ty con đến tình hình tài chính tại ngày báo cáo, kết quả của kỳ báo
cáo và ảnh hưởng đến các khoản mục tương ứng của năm trước.
7.
Khoản đầu tư vào một doanh nghiệp phải hạch toán theo Chuẩn mực kế toán
"Công cụ tài chính", kể từ khi doanh nghiệp đó không còn là công ty
con nữa và cũng không trở thành một công ty liên kết như định nghĩa của Chuẩn
mực số 07 "Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết". Giá trị
ghi sổ của khoản đầu tư tại ngày doanh nghiệp không còn là một công ty con được
hạch toán là giá gốc.
2.2.
Xác định quyền kiểm soát và phần lợi ích của công ty mẹ đối với công ty con
2.2.1.
Xác định quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con
a)
Quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con được xác định khi công ty mẹ
nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con (công ty mẹ có thể sở hữu trực
tiếp công ty con, hoặc sở hữu gián tiếp công ty con qua một công ty con khác).
a1) Xác
định quyền kiểm soát trực tiếp của công ty mẹ đối với công ty con khi công ty
mẹ đầu tư vốn trực tiếp vào công ty con và công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền
biểu quyết ở công ty con đầu tư trực tiếp.
Quyền kiểm soát của công ty mẹ
được xác định tương ứng với quyền biểu quyết của công ty mẹ ở công ty con
|
Ví dụ:
Công ty A đầu tư vốn vào Công ty cổ phần B 2.600 cổ phiếu/5.000 cổ phiếu đã
phát hành của Công ty B với mệnh giá của cổ phiếu là 100.000 đồng/1 cổ phiếu.
Như vậy Công ty A nắm giữ quyền biểu quyết tại Công ty con B là: 2.600 Cổ phiếu/5.000
cổ phiếu = 52% (hoặc 2.600 CP x 100.000 đồng/5.000 CP x 100.000 đồng = 52%).
Quyền
kiểm soát của Công ty A đối với Công ty B là 52% (> 50%), nên Công ty B là
Công ty con của Công ty A.
a2) Xác
định quyền kiểm soát gián tiếp của công ty mẹ thông qua quyền sở hữu gián tiếp
công ty con qua một công ty con khác.
Công ty
mẹ sở hữu gián tiếp công ty con khi công ty mẹ đầu tư vốn gián tiếp (kể cả trực
tiếp) vào công ty con qua một công ty con khác và công ty mẹ nắm giữ trên 50%
quyền biểu quyết ở công ty con đầu tư gián tiếp.
Quyền kiểm soát của công ty mẹ
được xác định bằng tổng cộng quyền biểu quyết của công ty mẹ ở công ty con
đầu tư trực tiếp và ở công ty con đầu tư gián tiếp qua công ty con khác
|
Ví dụ:
Công ty cổ phần X đầu tư vào Công ty cổ phần Y 6.000 cổ phiếu/10.000 cổ phiếu
phát hành của Công ty Y với giá trị của cổ phiếu là 100.000 đồng/1 cổ phiếu.
Như vậy Công ty cổ phần X nắm giữ quyền biểu quyết tại Công ty cổ phần Y là:
6.000
Cổ phiếu/10.000 cổ phiếu = 60% (hoặc 6.000 CP x 100.000 đồng/10.000 CP x
100.000 đồng = 60%).
Công ty
cổ phần Y đầu tư vào Công ty TNHH Z tổng số vốn là 400.000.000
đồng/1.000.000.000 đồng (tổng vốn điều lệ). Công ty cổ phần X đầu tư tiếp vào
Công ty TNHH Z 200.000 đồng/1.000.000.000 đồng (tổng vốn điều lệ)
Như
vậy, xác định quyền kiểm soát của Công ty cổ phần X với Công ty TNHH Z như sau:
- Quyền
kiểm soát trực tiếp của Công ty cổ phần X đối với Công ty TNHH Z là:
200.000.000 đồng/1.000.000.000 đồng = 20%.
- Quyền
kiểm soát trực tiếp của Công ty cổ phần Y đối với Công ty TNHH Z là:
400.000.000 đồng/1.000.000.000 đồng = 40%.
- Quyền
kiểm soát gián tiếp của Công ty cổ phần X đối với Công ty TNHH Z là: 20% + 40%
= 60%.
Quyền
kiểm soát của Công ty X đối với Công ty Z là: 60% (> 50%), Công ty Z là Công
ty con của Công ty X.
Như
vậy, vốn đầu tư của Công ty cổ phần X tại Công ty cổ phần Y là 60%(> 50%) và
tại Công ty TNHH Z là 60% (> 50%), nên hai công ty này đều là công ty con
chịu sự kiểm soát của Công ty cổ phần X.
b)
Trường hợp đặc biệt quyền kiểm soát còn được thực hiện ngay cả khi công ty mẹ
nắm giữ ít hơn 50% quyền biểu quyết tại công ty con trong các trường hợp sau
đây:
- Các
nhà đầu tư khác thoả thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết;
- Công
ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thoả
thuận;
b1)
Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên Hội đồng quản
trị hoặc cấp quản lý tương đương;
b2)
Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc
cấp quản lý tương đương.
Ví dụ,
Công ty TNHH một thành viên Lắp máy VINACO góp vốn vào Công ty cổ phần Xây dựng
SAVI chiếm 40% vốn điều lệ còn 2 thành viên khác một thành viên chiếm 55%, một
thành viên chiếm 5% vốn điều lệ. Nhưng do Công ty TNHH VINACO có thế mạnh về
khách hàng, về quản lý điều hành công ty nên cổ đông khác trong Công ty cổ phần
SAVI thỏa thuận giao quyền kiểm soát cho Công ty TNHH VINACO theo nghị quyết
của Hội đồng quản trị. Do đó mặc dù Công ty TNHH VINACO nắm giữ 40% vốn điều lệ
ít hơn 50% quyền biểu quyết tại Công ty cổ phần SAVI nhưng Công ty TNHH một
thành viên VINACO vẫn là công ty mẹ của Công ty SAVI.
2.2.2.
Xác định phần lợi ích của công ty mẹ đối với công ty con
a) Xác
định phần lợi ích của công ty mẹ thông qua quyền sở hữu trực tiếp đối với công
ty con
Trường
hợp công ty mẹ sở hữu trực tiếp công ty con thì tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ ở
công ty con được xác định tương ứng với quyền kiểm soát của công ty mẹ.
Tỷ lệ (%) lợi ích của công ty mẹ ở
công ty con đầu tư trực tiếp
|
=
|
Tỷ lệ (%) quyền kiểm soát tại công
ty con đầu tư trực tiếp
|
Ví dụ:
Công ty TNHH D đầu tư vào Công ty cổ phần E 4.000 cổ phiếu/7.000 cổ phiếu phát
hành của Công ty cổ phần E với mệnh giá cổ phiếu là 100.000 đồng/1 cổ phiếu.
Như vậy Công ty TNHH D nắm giữ quyền biểu quyết tại Công ty con E là: 4.000 cổ
phiếu/7.000 cổ phiếu = 57% (hoặc 4.000 CP x 100.000 đồng/7.000 CP x 100.000
đồng = 57%).
Quyền
kiểm soát của Công ty TNHH D đối với Công ty con E là 57% và tỷ lệ lợi ích của
Công ty D đối với Công ty E tương ứng với quyền kiềm soát là 57%.
b) Xác
định phần lợi ích của công ty mẹ thông qua quyền sở hữu gián tiếp công ty con
qua một công ty con khác.
Trường
hợp công ty mẹ sở hữu gián tiếp công ty con khi công ty mẹ đầu tư vốn gián tiếp
vào công ty con qua một công ty con khác thì tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ ở
công ty con đầu tư gián tiếp được xác định:
Tỷ lệ (%) lợi ích của công ty mẹ ở
công ty con đầu tư gián tiếp
|
=
|
% Tỷ lệ (%) lợi ích tại công ty
con đầu tư trực tiếp
|
x
|
Tỷ lệ (%) lợi ích tại công ty con
đầu tư gián tiếp
|
Ví dụ:
Tổng Công ty JICO đầu tư vào Công ty cổ phần PICO 10.000 cổ phiếu/15.000 cổ
phiếu phát hành của Công ty PICO với mệnh giá cổ phiếu là 100.000 đồng/1 cổ
phiếu. Như vậy Tổng Công ty JICO nắm giữ quyền biểu quyết tại Công ty con PICO
là: 10.000 Cổ phiếu/15.000 cổ phiếu = 67% (hoặc 10.000 CP x 100.000 đồng/15.000
CP x 100.000 đồng = 67%). Công ty cổ phần PICO đầu tư trực tiếp vào Công ty
TNHH HAN tổng số vốn là 500.000.000 đồng/1.500.000.000 đồng (tổng vốn điều lệ)
có tỷ lệ quyền biểu quyết 33% tại HAN.
Như
vậy, xác định phần lợi ích của Tổng công ty JICO với Công ty TNHH HAN là:
Tỷ lệ (%) lợi ích của Tổng công ty
JICO ở Công ty TNHH HAN đầu tư gián tiếp (công ty con)
|
=
|
Tỷ lệ (%) lợi ích tại Công ty cổ
phần PICO (công ty con đầu tư trực tiếp)
|
x
|
Tỷ lệ (%) lợi ích tại Công ty TNHH
HAN (công ty con đầu tư gián tiếp)
|
22,11%
|
=
|
67%
|
x
|
33%
|
Công ty
TNHH HAN là công ty con của Tổng công ty JICO và tỷ lệ lợi ích của Tổng công ty
JICO tại HAN là 22,11%.
2.3.
Trình tự lập Báo cáo tài chính hợp nhất
2.3.1.
Trình tự lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất
(1)
Bảng cân đối kế toán hợp nhất được lập trên cơ sở hợp nhất các Bảng cân đối kế
toán của công ty mẹ và của các công ty con trong tập đoàn theo từng khoản mục
bằng cách cộng các khoản mục tương đương của tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở
hữu theo nguyên tắc:
- Đối
với các khoản mục của Bảng cân đối kế toán không phải điều chỉnh thì được cộng
trực tiếp để xác định khoản mục tương đương của Bảng cân đối kế toán hợp nhất;
- Đối
với những khoản mục phải điều chỉnh theo nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh thích
hợp quy định tại mục (3) dưới đây sau đó mới cộng để hợp nhất khoản mục này và
trình bày trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
(2) Các
chỉ tiêu chủ yếu phải điều chỉnh liên quan đến Bảng cân đối kế toán hợp nhất
của tập đoàn gồm:
- Khoản
đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con;
- Lợi
ích của cổ đông thiểu số;
- Các
khoản phải thu, phải trả nội bộ giữa các đơn vị trong cùng tập đoàn;
- Các
khoản lãi, lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh.
(3)
Nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh các chỉ tiêu khi lập Bảng cân đối kế toán
hợp nhất.
a)
Điều chỉnh khoản đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con
a1)
Nguyên tắc điều chỉnh
Giá trị
ghi sổ của khoản đầu tư của công ty mẹ trong từng công ty con và phần vốn của
công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con phải được loại trừ hoàn toàn
trên báo cáo tài chính hợp nhất.
a2)
Bút toán điều chỉnh
Điều
chỉnh giảm toàn bộ giá trị khoản mục "Đầu tư vào công ty con"
của công ty mẹ và điều chỉnh giảm phần Vốn đầu tư của chủ sở hữu mà từng công
ty con nhận của công ty mẹ trong khoản mục "Vốn đầu tư của chủ sở
hữu" của công ty con.
b)
Điều chỉnh để xác định lợi ích của cổ đông thiểu số
b1)
Nguyên tắc điều chỉnh
- Phải
xác định lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con hợp
nhất. Lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con hợp
nhất, gồm:
+ Giá
trị các lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày hợp nhất kinh doanh ban đầu được
xác định phù hợp với Chuẩn mực kế toán "Hợp nhất kinh doanh".
Giá trị
các lợi ích của cổ đông thiểu số tại ngày hợp nhất kinh doanh ban đầu được xác
định trên cơ sở tỷ lệ góp vốn kinh doanh của cổ đông thiểu số với vốn chủ sở
hữu của công ty con.
+ Phần
lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu kể từ
ngày hợp nhất kinh doanh, gồm phần lợi ích của cổ đông thiểu số trong thu nhập
thuần (lợi nhuận) sau thuế thu nhập doanh nghiệp của tập đoàn trong kỳ báo cáo
được xác định và loại trừ ra khỏi thu nhập của tập đoàn và phần lợi ích trong
biến động của vốn chủ sở hữu của tập đoàn sau ngày hợp nhất kinh doanh;
- Phần
lợi ích của cổ đông thiểu số trong thu nhập thuần (lợi nhuận) sau thuế thu nhập
doanh nghiệp trong kỳ báo cáo được xác định trên cơ sở tỷ lệ góp vốn kinh doanh
của cổ đông thiểu số với thu nhập sau thuế TNDN tại công ty con trong kỳ báo
cáo.
- Phần
lợi ích của cổ đông thiểu số trong sự biến động của tổng vốn chủ sở hữu kể từ
ngày hợp nhất kinh doanh được xác định trên cơ sở tỷ lệ góp vốn kinh doanh của
cổ đông thiểu số với tổng giá trị các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản,
chênh lệch tỷ giá hối đoái, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ
khác thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận chưa phân phối của các đơn vị này.
- Các
khoản lỗ tương ứng với phần vốn của cổ đông thiểu số trong công ty con được hợp
nhất có thể lớn hơn vốn của họ trong tổng vốn chủ sở hữu của công ty con. Khoản
lỗ vượt trội cũng như bất kỳ các khoản lỗ thêm nào khác được tính giảm vào phần
lợi ích của cổ đông đa số trừ khi cổ đông thiểu số có nghĩa vụ ràng buộc và có
khả năng bù đắp các khoản lỗ đó. Nếu sau đó công ty con có lãi, khoản lãi đó sẽ
được phân bổ vào phần lợi ích của cổ đông đa số cho tới khi phần lỗ trước đây
do các cổ đông đa số gánh chịu được bồi hoàn đầy đủ.
- Lợi
ích của cổ đông thiểu số trong tài sản thuần của công ty con hợp nhất trên Bảng
cân đối kế toán hợp nhất phải được trình bày thành một chỉ tiêu riêng biệt tách
khỏi phần nợ phải trả và phần vốn chủ sở hữu của cổ đông của công ty mẹ.
b2)
Bút toán điều chỉnh
Để phản
ánh khoản mục "Lợi ích của cổ đông thiểu số" trong tài sản
thuần của công ty con hợp nhất trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất phải thực
hiện các bút toán điều chỉnh sau:
- Điều
chỉnh giảm vốn chủ sở hữu của công ty con có phần vốn của cổ đông thiểu số
(điều chỉnh giảm các khoản mục "Vốn đầu tư của chủ sở hữu",
"Quỹ dự phòng tài chính", "Quỹ đầu tư phát triển",
"Lợi nhuận chưa phân phối",... của các công ty con có liên quan)
và ghi tăng khoản mục "Lợi ích của cổ đông thiểu số" trên Bảng
cân đối kế toán hợp nhất, ghi:
Giảm
khoản mục - Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Giảm
khoản mục - Quỹ dự phòng tài chính
Giảm
khoản mục - Quỹ đầu tư phát triển
Giảm
khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối
.....
Tăng
khoản mục - Lợi ích của cổ đông thiểu số.
-
Trường hợp ở công ty con có khoản lỗ tích luỹ (lợi nhuận chưa phân phối: ghi âm
(...) trong vốn chủ sở hữu thì khi xác định lợi ích của cổ đông thiểu số trong
tài sản thuần của các công ty con hợp nhất phải xác định riêng biệt khoản lỗ
tích luỹ của cổ đông thiểu số trong lỗ tích luỹ của công ty con và phải ghi
giảm khoản mục "Lợi nhuận chưa phân phối" của công ty con và
ghi giảm khoản mục "Lợi ích của cổ đông thiểu số" trên Bảng
cân đối kế toán hợp nhất. Tuy nhiên bút toán ghi giảm khoản mục "Lợi
ích của cổ đông thiểu số" trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất tối đa
cũng chỉ tương ứng với phần giá trị lợi ích của cổ đông thiểu số trong vốn chủ
sở hữu (chỉ được ghi giảm đến giá trị bằng 0 phần lợi ích của cổ đông thiểu số
tại công ty con, không được tạo ra giá trị âm của khoản mục "Lợi ích
của cổ đông thiểu số" trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất).
c)
Điều chỉnh số dư các khoản phải thu, phải trả giữa các đơn vị nội bộ trong cùng
tập đoàn
c1)
Nguyên tắc điều chỉnh
Số dư
các khoản phải thu, phải trả giữa các đơn vị nội bộ trong cùng tập đoàn phải
được loại trừ hoàn toàn.
c2)
Bút toán điều chỉnh
Điều
chỉnh giảm khoản mục "Phải thu nội bộ" và điều chỉnh giảm
khoản mục "Phải trả nội bộ" đối với các đơn vị có liên quan,
ghi:
Giảm
khoản mục - Phải trả nội bộ
Giảm
khoản mục - Phải thu nội bộ.
d)
Điều chỉnh các khoản lãi chưa thực sự phát sinh từ các giao dịch nội bộ
d1)
Nguyên tắc điều chỉnh
Các
khoản lãi chưa thực hiện từ các giao dịch nội bộ nằm trong giá trị còn lại của
tài sản như hàng tồn kho, TSCĐ, lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp phải
được loại trừ hoàn toàn.
d2)
Bút toán điều chỉnh
Điều
chỉnh giảm khoản lãi nội bộ nằm trong khoản mục: "Hàng tồn kho",
hoặc "Tài sản cố định hữu hình", "Tài sản cố định vô
hình",... và điều chỉnh giảm khoản lãi nội bộ nằm trong khoản mục "Lợi
nhuận chưa phân phối" ở đơn vị có liên quan đến giao dịch nội bộ chưa
thực hiện ở công ty mẹ, công ty con trong tập đoàn và đã tạo ra các khoản lãi
nội bộ chưa thực hiện này, ghi:
Giảm
khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối
Giảm
khoản mục - Hao mòn TSCĐ
Giảm
khoản mục - Hàng tồn kho
Giảm
khoản mục - TSCĐ hữu hình, hoặc
Giảm
khoản mục - TSCĐ vô hình.
e)
Điều chỉnh các khoản lỗ chưa thực sự phát sinh từ các giao dịch nội bộ
e1)
Nguyên tắc điều chỉnh
Các
khoản lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ cũng được loại bỏ trừ
khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi được.
e2)
Bút toán điều chỉnh
Điều
chỉnh tăng khoản mục: "Hàng tồn kho", hoặc "Tài sản cố
định hữu hình", "Tài sản cố định vô hình",... và điều
chỉnh tăng khoản lỗ nội bộ nằm trong khoản mục "Lợi nhuận chưa phân
phối" ở đơn vị có liên quan đến giao dịch nội bộ chưa thực hiện (công
ty mẹ, công ty con) trong tập đoàn và đã tạo ra các khoản lỗ nội bộ chưa thực
hiện này, ghi:
Tăng
khoản mục - Hàng tồn kho
Tăng
khoản mục - TSCĐ hữu hình, hoặc
Tăng
khoản mục - TSCĐ vô hình
Tăng
khoản mục - Hao mòn TSCĐ
Tăng
khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối
f) Sự
khác biệt về thời gian phát sinh trên phương diện thuế thu nhập doanh nghiệp từ
việc loại trừ các khoản lãi và lỗ chưa thực hiện trong nội bộ được xử lý phù
hợp với Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
(4)
Thực hiện các bút toán ghi nhận vốn góp liên kết, liên doanh của công ty mẹ,
công ty con theo phương pháp vốn chủ chủ sở hữu khi lập Báo cáo tài chính hợp
nhất của tập đoàn.
Khi lập
Bảng cân đối kế toán hợp nhất phải điều chỉnh vốn góp liên kết, liên doanh theo
giá gốc được trình bày trên các Bảng cân đối kế toán riêng của công ty mẹ, công
ty con sử dụng để lập Bảng cân đối kế toán hợp nhất của tập đoàn theo phương
pháp vốn chủ sở hữu.
2.3.2.
Trình tự lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất
(1) Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất được lập trên cơ sở hợp nhất các Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mẹ và của các các công ty con
trong tập đoàn theo từng khoản mục bằng cách cộng các khoản mục tương đương về
doanh thu, thu nhập khác, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ, chi phí tài chính,... theo nguyên tắc:
- Đối
với các khoản mục không phải điều chỉnh được cộng trực tiếp để xác định khoản
mục tương đương của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất;
- Đối
với những khoản mục phải điều chỉnh theo nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất thì phải thực hiện các điều chỉnh thích
hợp sau đó mới cộng để hợp nhất khoản mục và trình bày trên Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh hợp nhất.
(2) Các
chỉ tiêu chủ yếu phải điều chỉnh liên quan đến hợp nhất Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, gồm:
- Doanh
thu, giá vốn hàng bán, lãi lỗ nội bộ tập đoàn;
- Lãi
lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh;
- Lợi
ích của cổ đông thiểu số;
- Chênh
lệch thanh lý công ty con;
- Thuế
thu nhập doanh nghiệp.
(3)
Phương pháp điều chỉnh các chỉ tiêu khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh hợp nhất
a)
Các khoản doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi, lỗ nội bộ tập đoàn phải được loại
trừ toàn bộ.
Bút
toán điều chỉnh Giảm toàn bộ doanh thu nội bộ đã ghi nhận trong khoản mục "Doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" tập đoàn và giá vốn hàng bán nội bộ
tập đoàn ghi nhận trong khoản mục "Giá vốn hàng bán" ở công ty
mẹ, hoặc ở công ty con có phát sinh doanh thu nội bộ, ghi:
Giảm
khoản mục - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Doanh thu nội bộ)
Giảm
khoản mục - Giá vốn hàng bán (Giá vốn nội bộ)
b) Các
khoản lãi, lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh từ các giao dịch nội bộ phải được
loại trừ hoàn toàn trừ khi chi phí tạo nên khoản lỗ đó không thể thu hồi được.
Bút
toán điều chỉnh:
Tăng, giảm khoản mục "Tổng lợi nhuận kế toán" và "Lợi
nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp" về lãi, lỗ nội bộ tập đoàn của
công ty mẹ và các công ty con có liên quan đến các khoản lãi, lỗ nội bộ chưa
thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh hợp nhất của tập đoàn.
c) Lợi
ích của cổ đông thiểu số trong lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của các
công ty con tham gia hợp nhất trong kỳ báo cáo phải được loại trừ trước khi hợp
nhất báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con để xác định lợi nhuận
(lãi, hoặc lỗ thuần) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất của
những đối tượng sở hữu công ty mẹ.
Bút
toán điều chỉnh:
Giảm khoản mục "Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp" của
các công ty con, tăng khoản mục "Lợi ích của cổ đông thiểu số"
và được trình bày thành một chỉ tiêu riêng biệt trên Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh hợp nhất của công ty con.
d) Lợi
ích của cổ đông thiểu số trong lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của các
công ty con được hợp nhất được trình bày ở một khoản mục riêng biệt trên Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
Bút
toán điều chỉnh:
Giảm khoản mục "Lợi nhuận sau thuế TNDN" phần lợi nhuận thuộc
về lợi ích của cổ đông thiểu số của các công ty con và điều chỉnh tăng khoản
mục "Lợi ích của cổ đông thiểu số" trong Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh hợp nhất của tập đoàn, ghi:
Tăng
khoản mục - Lợi ích của cổ đông thiểu số
Giảm
khoản mục - Lợi nhuận sau thuế TNDN.
đ) Lợi
ích của cổ đông thiểu số trong lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của các
công ty con khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất được xác định trên cơ sở căn cứ
vào tỷ lệ góp vốn kinh doanh của cổ đông thiểu số và lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp của các đơn vị này.
e)
Trường hợp số lỗ kinh doanh thuộc về cổ đông thiểu số trong Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh riêng của công ty mẹ và của các công ty con lớn hơn phần
vốn góp của các cổ đông thiểu số tại thời điểm lập Báo cáo tài chính hợp nhất
thì trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất chỉ tính, phân bổ và
trình bày theo số lỗ phân bổ tối đa bằng số vốn góp của cổ đông thiểu số trong
chỉ tiêu riêng biệt về phần lợi ích của cổ đông thiểu số của Bảng cân đối kế toán
trừ khi cổ đông thiểu số có nghĩa vụ ràng buộc và có khả năng bù đắp các khoản
lỗ đó.
Nếu sau
đó công ty con có lãi, khoản lãi đó sẽ được phân bổ vào phần lợi ích của cổ
đông đa số cho tới khi phần lỗ trước đây thuộc về lợi ích của cổ đông thiểu số
do các cổ đông đa số gánh chịu được bồi hoàn đầy đủ.
Như vậy
sẽ không thực hiện bút toán điều chỉnh khoản mục "Lợi nhuận sau thuế
TNDN" để ghi tăng khoản mục "Lợi ích của cổ đông thiểu
số" như mục (d) nói trên.
g) Số
chênh lệch giữa khoản thu từ việc thanh lý công ty con và giá trị ghi sổ còn
lại của tài sản trừ đi nợ phải trả của công ty con này tại ngày thanh lý được
ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất như khoản lãi, lỗ
thanh lý công ty con. Để đảm bảo tính so sánh được của báo cáo tài chính giữa
các niên độ cần giải trình thông tin bổ sung trong Bản thuyết minh báo cáo tài
chính hợp nhất về ảnh hưởng của việc mua và thanh lý các công ty con đến tình
hình tài chính tại ngày báo cáo và kết quả của kỳ báo cáo và ảnh hưởng đến các
khoản mục tương ứng của năm trước.
h) Nếu
công ty con có cổ phiếu ưu đãi (loại được ưu đãi về cổ tức) và có cổ tức luỹ kế
chưa thanh toán bị nắm giữ bởi các đối tượng bên ngoài tập đoàn, công ty mẹ chỉ
được xác định phần kết quả lãi, lỗ của mình sau khi đã điều chỉnh cho số cổ tức
ưu đãi luỹ kế chưa thanh toán của công ty con phải trả cho dù cổ tức đó đã được
công bố hay chưa.
i) Các
khoản thuế thu nhập doanh nghiệp do công ty mẹ hoặc công ty con phải nộp khi
phân phối lợi nhuận của công ty con cho công ty mẹ được kế toán theo Chuẩn mực
kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.3.3.
Trình tự lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất
- Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được lập trên cơ sở hợp nhất Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ của công ty mẹ và của các công ty con theo từng khoản mục bằng cách
cộng các khoản mục tương đương trên các báo cáo này.
- Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo lưu chuyển
tiền tệ của công ty mẹ và của các công ty con phải trên cơ sở thống nhất toàn
bộ về phương pháp lập (phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp gián tiếp).
2.4.
Sổ kế toán hợp nhất
(1)
Công ty mẹ có nhiệm vụ lập Báo cáo tài chính hợp nhất và mở sổ kế toán hợp nhất
theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 25 "Báo cáo tài chính hợp nhất và
kế toán khoản đầu tư vào công ty con" và hướng dẫn tại Thông tư này.
Sổ kế
toán hợp nhất là sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã thực hiện có liên quan đến quá trình lập Báo
cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ và các công ty con tại Công ty mẹ.
(2) Sổ
kế toán hợp nhất phải ghi rõ tên đơn vị kế toán; tên sổ; ngày, tháng, năm lập
sổ; ngày, tháng, năm khóa sổ; chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người
đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; số trang; đóng dấu giáp lai.
(3) Sổ
kế toán hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a)
Ngày, tháng ghi sổ;
b) Số
hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ;
c) Tóm
tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế, tài chính thực hiện hợp nhất;
d) Số tiền
của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào các khoản mục báo cáo hợp
nhất;
đ) Số
tiền phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ.
(4) Sổ
kế toán hợp nhất gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết (sổ kế toán chi
tiết được mở tuỳ theo nhu cầu chi tiết các thông tin, số liệu hợp nhất theo
từng loại báo cáo tài chính hợp nhất).
(5) Mỗi
đơn vị kế toán thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính chỉ có một hệ thống sổ kế
toán hợp nhất cho kỳ kế toán năm.
Sổ kế
toán hợp nhất được mở ở thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất.
(6)
Công ty mẹ phải căn cứ vào báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con và
các bút toán điều chỉnh để ghi sổ kế toán hợp nhất.
Sổ kế
toán hợp nhất phải ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ.
Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán hợp nhất phải chính xác, trung thực, đúng
với căn cứ ghi sổ kế toán hợp nhất.
(7) Số
liệu của sổ kế toán hợp nhất là căn cứ lập Báo cáo tài chính hợp nhất.
(8) Sổ
kế toán hợp nhất (tổng hợp, hoặc chi tiết) sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ
kinh tế hợp nhất nhằm cung cấp các số liệu, thông tin trình bày trên Báo cáo
tài chính hợp nhất.
(9) Mẫu
sổ kế toán hợp nhất:
9.1.
Sổ kế toán tổng hợp:
Sổ kế toán hợp nhất (xem Biểu số 12 - Mẫu số S01 - SHN)
a)
Căn cứ ghi Sổ kế toán hợp nhất:
- Thông
tin từ các báo cáo tài chính của công ty mẹ và các công ty con trong tập đoàn
(Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ và Bản thuyết minh Báo cáo tài chính);
- Các
Phiếu kế toán ghi nhận các bút toán điều chỉnh theo nguyên tắc và phương pháp
điều chỉnh quy định tại các mục 2.3.1, 2.3.2 nói trên để thực hiện hợp nhất các
báo cáo tài chính trong tập đoàn của công ty mẹ và các công ty con.
b)
Phương pháp ghi Sổ kế toán hợp nhất
(xem
Biểu mẫu số 12 đính kèm)
9.2.
Sổ kế toán hợp nhất chi tiết
Để ghi
nhận các thông tin, số liệu chi tiết liên quan đến hợp nhất Báo cáo tài chính
có thể mở các sổ kế toán chi tiết, như: Sổ theo dõi tình hình mua, sáp nhập
doanh nghiệp; Sổ theo dõi đầu tư vào công ty liên kết; Sổ theo dõi đầu tư vào
công ty liên doanh,... Các mẫu sổ này được mở ra theo yêu cầu theo dõi thông
tin số liệu của đơn vị.
2.5.
Bổ sung các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính hợp nhất
2.5.1.
Bổ sung các chỉ tiêu trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất (Mẫu số B 01 - DN/HN)
(1) Bổ
sung chỉ tiêu V "Lợi thế thương mại"- Mã số 260 trong phần "Tài
sản" để phản ánh lợi thế thương mại phát sinh trong giao dịch hợp nhất
kinh doanh.
Thay
đổi mục V "Tài sản dài hạn khác" - Mã số 260 thành mục VI "Tài
sản dài hạn khác" - Mã số 270
(2) Bổ
sung mục C "Lợi ích của cổ đông thiểu số" - Mã số 500 trong phần
"Nguồn vốn" để phản ánh giá trị của lợi ích của cổ đông thiểu số.
2.5.2.
Bổ sung các chỉ tiêu trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất (Mẫu
số B02 -DN/HN)
(1) Bổ
sung chỉ tiêu 14 "Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết, liên
doanh" - Mã số 50
Thay
đổi số thứ tự và mã số của các chỉ tiêu sau:
15-
Tổng lợi nhuận kế toán - Mã số 60
16-
Thuế thu nhập doanh nghiệp - Mã số 61
17- Lợi
nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp - Mã số 70 (70 = 60 - 61)
(2) Bổ
sung các chỉ tiêu:
17.1.
Lợi ích của cổ đông thiểu số
17.2.
Lợi nhuận sau thuế của cổ đông của công ty mẹ
2.5.3.
Bổ sung các thông tin phải trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính
hợp nhất
(1) Bổ
sung vào sau phần I "Đặc điểm hoạt động của tập đoàn" các thông tin
cần trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất theo yêu cầu của
các chuẩn mực kế toán số 25 "Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản
đầu tư vào công ty con", chuẩn mực số 07 "Kế toán các khoản đầu tư
vào công ty liên kết" và chuẩn mực số 08 "Thông tin tài chính về
những khoản vốn góp liên doanh", bao gồm:
1. Tổng
số các công ty con
+ Số
lượng các công ty con được hợp nhất
+ Số
lượng các công ty con không được hợp nhất. Giải thích rõ lý do và tên, địa chỉ
trụ sở chính của công ty mẹ của nó đã lập và phát hành báo cáo tài chính hợp
nhất.
2. Danh
sách các công ty con quan trọng được hợp nhất
-
Công ty A:
. Tên
công ty:
. Địa
chỉ:
. Tỷ lệ
lợi ích của công ty mẹ:
. Quyền
biểu quyết của công ty mẹ:
-
Công ty B:
. Tên
công ty:
. Địa
chỉ:
. Tỷ lệ
lợi ích của công ty mẹ:
. Quyền
biểu quyết của công ty mẹ:
....
3. Các
công ty con bị loại khỏi quá trình hợp nhất. Giải thích rõ lý do
4. Danh
sách các công ty liên kết quan trọng được phản ánh trong Báo cáo tài chính hợp
nhất theo phương pháp vốn chủ sở hữu
- Công
ty liên kết A
+ Địa
chỉ trụ sở chính
+ Tỷ lệ
phần sở hữu
+ Tỷ lệ
quyền biểu quyết
- Công
ty liên kết B
+ Địa
chỉ trụ sở chính
+ Tỷ lệ
phần sở hữu
+ Tỷ lệ
quyền biểu quyết
- Công
ty liên kết C
+
....................
+
....................
5. Danh
sách các công ty liên kết ngừng áp dụng hoặc không áp dụng phương pháp vốn chủ
sở hữu khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất.
6. Danh
sách các cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát quan trọng được phản ánh trong Báo cáo
tài chính hợp nhất theo phương pháp vốn chủ sở hữu
- Cơ sở
kinh doanh đồng kiểm soát A:
+ Địa
chỉ trụ sở chính
+ Tỷ lệ
phần sở hữu
+ Tỷ lệ
quyền biểu quyết
- Cơ sở
kinh doanh đồng kiểm soát B:
+ Địa
chỉ trụ sở chính
+ Tỷ lệ
phần sở hữu
+ Tỷ lệ
quyền biểu quyết
- Cơ sở
kinh doanh đồng kiểm soát C:
...................................................
7. Danh
sách các cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát ngừng áp dụng hoặc không áp dụng
phương pháp vốn chủ sở hữu khi lập báo cáo tài chính hợp nhất.
8.
Những sự kiện ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn trong
năm báo cáo
VÍ
DỤ: LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT
(xem
Phụ lục đính kèm)
3.
Hướng dẫn kế toán khoản đầu tư vào công ty con
3.1.
Sửa đổi, bổ sung tài khoản kế toán
3.1.1.
Tài khoản phản ánh khoản đầu tư vào công ty con
(1)
Tài khoản 136 - Phải thu nội bộ
- Tài
khoản 1361 - Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc: Tài khoản này chỉ mở ở đơn
vị cấp trên (Doanh nghiệp độc lập, tổng công ty) để phản ánh số vốn đầu tư của
chủ sở hữu hiện có ở các đơn vị trực thuộc do cấp trên cấp trực tiếp hoặc hình
thành bằng các phương thức khác.
- Tài
khoản này không phản ánh số vốn đầu tư mà công ty mẹ đầu tư vốn trực tiếp hoặc
gián tiếp vào các công ty con. Các khoản đầu tư này được phản ánh ở TK 221 -
Đầu tư vào công ty con.
(2)
Tài khoản 221 - Đầu tư vào công ty con
a) Đổi
tên Tài khoản 221 "Đầu tư chứng khoán dài hạn" thành Tài khoản 221
"Đầu tư vào công ty con".
b) Nội
dung, kết cấu, phương pháp kế toán của Tài khoản 221 "Đầu tư vào công ty
con".
Tài
khoản 221 dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động khoản đầu tư
vốn vào công ty con. Khoản đầu tư vào công ty con bao gồm:
(1). Cổ
phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ xác nhận vốn góp của công ty mẹ vào công ty con
hoạt động theo loại hình công ty cổ phần. Cổ phiếu có thể gồm cổ phiếu thường,
cổ phiếu ưu đãi.
Công ty
mẹ là chủ sở hữu cổ phiếu thường tại Công ty con có quyền tham gia Đại hội cổ
đông, có thể ứng cử và bầu cử vào Hội đồng quản trị, có quyền biểu quyết các
vấn đề quan trọng về sửa đổi, bổ sung điều lệ, phương án kinh doanh, phân chia
lợi nhuận theo quy định trong điều lệ hoạt động của doanh nghiệp. Công ty mẹ là
chủ sở hữu cổ phiếu được hưởng cổ tức trên kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty con, nhưng đồng thời chủ sở hữu cổ phiếu cũng phải chịu rủi ro khi công
ty con thua lỗ, giải thể (hoặc phá sản) theo điều lệ của doanh nghiệp và Luật
phá sản doanh nghiệp.
(2).
Khoản đầu tư vốn vào công ty con hoạt động theo loại hình công ty Nhà nước,
công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần Nhà nước và các loại hình doanh
nghiệp khác.
Hạch
toán Tài khoản 221 - Đầu tư vào công ty con cần tôn trọng một số quy định sau
(1).
Vốn đầu tư vào công ty con phải được phản ánh theo giá gốc, bao gồm giá mua
cộng (+) các chi phí mua (nếu có), như: Chi phí môi giới, giao dịch, lệ phí,
thuế và phí Ngân hàng...
(2). Kế
toán phải mở sổ chi tiết theo dõi khoản đầu tư vào từng công ty con theo mệnh
giá, giá thực tế mua cổ phiếu, chi phí thực tế đầu tư vào các công ty con...
(3).
Phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu nhập từ công ty con (lãi cổ
phiếu, lãi kinh doanh) của năm tài chính vào báo cáo tài chính riêng của công
ty mẹ. Cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty con được hạch toán vào doanh thu
hoạt động tài chính hàng năm của công ty mẹ.
Kết
cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 221 - Đầu tư vào công ty con
Bên
Nợ: Giá trị thực tế
các khoản đầu tư vào công ty con tăng.
Bên
Có: Giá trị thực tế
các khoản đầu tư vào công ty con giảm.
Số
dư bên Nợ: Giá trị
thực tế các khoản đầu tư vào công ty con hiện có của công ty mẹ.
Tài
khoản 221 - Đầu tư vào công ty con, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài
khoản 2211 - Đầu tư cổ phiếu: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến
động của các loại cổ phiếu đầu tư vào công ty con của công ty mẹ.
- Tài
khoản 2212 - Đầu tư khác: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động
của các loại đầu tư khác vào công ty con của công ty mẹ.
Phương
pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu
(1) Khi
công ty mẹ mua cổ phiếu hoặc đầu tư vào công ty con bằng tiền theo cam kết góp
vốn đầu tư, hoặc mua khoản đầu tư tại công ty con, căn cứ vào khoản tiền thực
tế đầu tư vào công ty con, ghi:
Nợ TK
221 - Đầu tư vào công ty con
Có TK
111 - Tiền mặt; hoặc
Có TK
112 - Tiền gửi Ngân hàng
Có TK
341 - Vay dài hạn.
Đồng
thời mở sổ chi tiết ngoài Bảng cân đối kế toán để theo dõi từng loại cổ phiếu
theo mệnh giá (nếu đầu tư vào công ty con bằng mua cổ phiếu của công ty con).
(2) Nếu
có chi phí phát sinh về thông tin, môi giới, giao dịch mua, bán trong quá trình
mua cổ phiếu, hoặc thực hiện đầu tư vào công ty con, ghi:
Nợ TK
221 - Đầu tư vào công ty con
Có các
TK 111, 112,...
(3)
Trường hợp chuyển khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh, công cụ tài
chính thành khoản đầu tư vào công ty con, ghi:
Nợ TK
221 - Đầu tư vào công ty con
Có TK
222 - Vốn góp liên doanh, hoặc
Có TK
223 - Đầu tư vào công ty liên kết
Có TK
228 - Đầu tư dài hạn khác
Có TK
121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn khác.
(4)
Cuối năm tài chính nhận được thông báo chia cổ tức, lãi kinh doanh, hoặc nhận
được tiền về các khoản lãi được chia từ công ty con, ghi:
Nợ TK
111, 112
Nợ TK
131 - Phải thu khách hàng; hoặc
Nợ TK
221 - Đầu tư vào công ty con (Trường hợp lãi được chia để lại tăng vốn đầu tư
vào công ty con - nếu có)
Có TK
515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
(5) Khi
chuyển đổi khoản đầu tư vào công ty con thành khoản đầu tư vào công ty liên
kết, hoặc trở thành khoản đầu tư là công cụ tài chính, ghi:
Nợ TK
121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Nợ TK
223 - Đầu tư vào công ty liên kết
Nợ TK
228 - Đầu tư dài hạn khác
Có TK
221 - Đầu tư vào công ty con.
(6) Khi
thu hồi, thanh lý vốn đầu tư vào công ty con, phát sinh lỗ về thu hồi vốn đầu
tư, ghi:
Nợ các
TK 111, 112
Nợ TK
131 - Phải thu khách hàng
Nợ TK
635 - Chi phí tài chính (đối với các khoản lỗ đầu tư không thể thu hồi)
Có TK
221 - Đầu tư vào công ty con.
(7) Khi
thu hồi, thanh lý vốn đầu tư vào công ty con, phát sinh lãi về thu hồi vốn đầu
tư, ghi:
Nợ các
TK 111, 112
Nợ TK
138 - Phải thu khác
Có TK
221 - Đầu tư vào công ty con
Có TK
515 - Doanh thu hoạt động tài chính (đối với các khoản chênh lệch lãi đầu tư
thu hồi)
3.2.
Sửa đổi, bổ sung nội dung phản ánh của Tài khoản 228 "Đầu tư dài hạn
khác"
- Tài
khoản 228 dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại
đầu tư tài chính dài hạn khác ngoài các khoản đầu tư vào công ty con, công ty
liên kết, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. Các khoản đầu tư dài hạn khác bao
gồm: các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác mà doanh nghiệp nắm giữ ít hơn 20 %
quyền biểu quyết; đầu tư trái phiếu, cho vay vốn, các khoản đầu tư khác,... mà
thời hạn nắm giữ, thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm.
- Đầu
tư dài hạn khác được phân chia thành đầu tư chứng khoán dài hạn và đầu tư dài
hạn khác. Chứng khoán là công cụ tài chính và là hàng hóa của thị trường chứng
khoán. Thị trường chứng khoán thực hiện chức năng dẫn vốn đầu tư của những
người có vốn nhưng không có cơ hội hoặc năng lực đầu tư tới những người có cơ
hội đầu tư nhưng thiếu vốn. Chứng khoán dài hạn là công cụ huy động vốn với kỳ
hạn thanh toán trên 1 năm.
Chứng
khoán dài hạn bao gồm:
- Cổ
phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ xác nhận vốn góp của chủ sở hữu vào doanh
nghiệp đang hoạt động hoặc bắt đầu thành lập.Cổ phiếu có thể có cổ phiếu
thường, cổ phiếu ưu đãi.
- Trái
phiếu là chứng chỉ vay nợ có kỳ hạn và có lãi do Nhà nước hoặc doanh nghiệp
phát hành nhằm huy động vốn cho đầu tư phát triển. Trái phiếu gồm có: Trái
phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa
phương, trái phiếu công ty.
Lãi
suất của trái phiếu có thể là lãi suất cố định cho cả thời hạn của trái phiếu,
có thể là lãi suất cố định áp dụng hàng năm, có thể là lãi suất hình thành qua
đấu giá.
Hạch
toán Tài khoản 228 - Đầu tư dài hạn khác cần tôn trọng một số quy định sau
1.
Chứng khoán đầu tư dài hạn phải được ghi sổ theo giá gốc (giá thực tế mua chứng
khoán) gồm: giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có), như: Chi phí môi giới,
giao dịch, lệ phí, thuế và phí Ngân hàng...
2. Cuối
niên độ kế toán, nếu giá trị thị trường của chứng khoán đầu tư dài hạn bị giảm
xuống thấp hơn giá gốc, kế toán được lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn. Việc
lập dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn phải theo quy định của chuẩn mực kế toán
và cơ chế quản lý tài chính.
3. Kế
toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại trái phiếu, cổ phiếu đã mua theo
thời hạn và đối tác đầu tư, hạch toán theo mệnh giá, giá thực tế mua của cổ
phiếu, trái phiếu. Nắm chắc mọi thông tin của thị trường chứng khoán và có
quyết định đúng khi đầu tư.
4. Phải
tính toán và thanh toán kịp thời mọi khoản lãi về cổ phiếu, trái phiếu khi đến
kỳ hạn. Lãi cổ phiếu, trái phiếu được hạch toán vào thu nhập hoạt động tài
chính hàng năm của doanh nghiệp.
5. Khi
cho vay vốn phải theo dõi chi tiết từng khoản tiền cho vay theo đối tượng vay,
phương thức vay, thời hạn và lãi suất cho vay.
Kết
cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 228 - đầu tư dài hạn khác
Bên
Nợ: Giá trị thực tế
các khoản đầu tư dài hạn khác tăng.
Bên
Có: Giá trị thực tế
các khoản đầu tư dài hạn khác giảm.
Số
dư bên Nợ: Giá trị
thực tế các khoản đầu tư dài hạn khác hiện có của doanh nghiệp.
Tài
khoản 228 - Đầu tư dài hạn khác, có 3 tài khoản cấp 3:
- Tài
khoản 2281 - Cổ phiếu: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của
các loại cổ phiếu đầu tư dài hạn hoặc góp vốn mà doanh nghiệp nắm giữ ít hơn
20% quyền biểu quyết ở doanh nghiệp khác.
- Tài
khoản 2282 - Trái phiếu: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động
của các loại trái phiếu đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.
- Tài
khoản 2283 - Đầu tư dài hạn khác: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình
biến động của vốn cho vay hoặc đầu tư dài hạn khác của doanh nghiệp.
Phương
pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu
I.
Hoạt động đầu tư chứng khoán, góp vốn
1. Khi
doanh nghiệp mua cổ phiếu hoặc góp vốn vào đơn vị khác (nắm giữ dưới 20% quyền
biểu quyết ở doanh nghiệp khác), căn cứ vào chứng từ chi tiền và cổ phiếu đã
mua, ghi:
Nợ TK
228 - Đầu tư dài hạn khác
Có các
TK 111, 112,...
Đồng
thời mở sổ chi tiết theo dõi từng loại cổ phiếu, vốn góp.
2. Khi
mua trái phiếu căn cứ vào chứng từ chi tiền và trái phiếu đã mua, ghi:
Nợ TK
228 - Đầu tư dài hạn khác
Có các
TK 111, 112,...
3.
Trường hợp nhận lãi trái phiếu, cổ tức định kỳ, khi nhận được lợi nhuận, cổ tức
hoặc xác định số lợi nhuận, cổ tức phải thu, ghi:
Nợ TK
111, 112; hoặc
Nợ TK
131 - Phải thu của khách hàng (chưa thu được tiền ngay)
Nợ TK
228 - Đầu tư dài hạn khác (Trường hợp lãi nhập vào vốn)
Có TK
515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
4. Nếu
có chi phí phát sinh về thông tin, môi giới, giao dịch mua bán, trong quá trình
đầu tư chứng khoán, ghi:
Nợ TK
635 - Chi phí tài chính
Có TK
111, 112,...
5. Khi
thanh toán trái phiếu đến hạn, ghi:
Nợ TK
111, 112,...
Có TK
228 - Đầu tư dài hạn khác (Số tiền gốc)
Có TK
515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Số tiền lãi).
6.
Trường hợp cần vốn, doanh nghiệp phải thanh toán trái phiếu trước hạn không lấy
lãi hoặc nhượng bán với giá thu hồi đủ vốn gốc, hoặc chịu lỗ, ghi:
Nợ TK
111, 112 (Số tiền thu được)
Nợ TK
635 - Chi phí hoạt động tài chính (Chênh lệch số tiền thu được nhỏ hơn giá vốn
đầu tư chứng khoán); hoặc ghi Có Tài khoản 515 "Doanh thu hoạt động tài
chính" (Chênh lệch số tiền thu được lớn hơn giá vốn đầu tư chứng khoán)
Có TK
228 - Đầu tư dài hạn khác (Số tiền gốc).
7. Khi
chuyển đổi chứng khoán đầu tư dài hạn thành chứng khoán đầu tư ngắn hạn, ghi:
Nợ TK
121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Có TK
228 - Đầu tư dài hạn khác.
II.
Hoạt động cho vay vốn
1.
Khi cho đơn vị khác vay vốn có thời hạn thu hồi trên một năm, ghi:
Nợ TK
228 - Đầu tư dài hạn khác
Có TK
111, 112,...
2.
Định kỳ tính và thu lãi cho vay vốn, ghi:
Nợ TK
111, 112,...
Nợ TK
131 - Phải thu của khách hàng (Nếu chưa thu được tiền ngay)
Có TK
515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Chi tiết về lãi cho vay vốn).
3.
Thu hồi vốn cho vay, ghi:
Nợ TK
111, 112,... (Số tiền gốc và lãi cho vay)
Có TK
228 - Đầu tư dài hạn khác (Số tiền gốc)
Có TK
515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Số lãi).
4.
Quy định chung về báo cáo tài chính tổng hợp
4.1.
Mục đích của Báo cáo tài chính tổng hợp
1. Tổng
hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả,
nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm kết thúc năm tài chính, tình hình và kết quả
hoạt động kinh doanh năm tài chính của toàn đơn vị.
2. Cung
cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá thực trạng tình hình
tài chính và tình hình kinh doanh năm tài chính của toàn đơn vị. Thông tin của
báo cáo tài chính tổng hợp là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định
về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của đơn vị cấp trên, của các nhà đầu
tư, của các chủ sở hữu hiện tại và tương lai và của các cơ quan quản lý Nhà
nước có thẩm quyền,...
4.2.
Phạm vi áp dụng
1.
Kết thúc năm tài chính các đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực
thuộc hoặc tổng công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình không có công ty con
phải lập Báo cáo
tài chính tổng hợp để phản ánh tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của:
(1)
Toàn bộ các đơn vị trong phạm vi quản lý của đơn vị cấp trên bao gồm đơn vị cấp
trên và các đơn vị cấp dưới độc lập hoặc hạch toán trực thuộc; hoặc
(2)
Tổng công ty Nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con.
Trong
Thông tư này các đối tượng (1) và (2) được gọi chung là đơn vị kế toán cấp
trên.
4.3.
Nội dung của hệ thống Báo cáo tài chính tổng hợp
1. Hệ
thống báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo:
- Bảng
cân đối kế toán tổng hợp Mẫu số B 01 - DN
- Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp Mẫu số B 02 - DN
- Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp Mẫu số B 03 - DN
- Bản
thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp Mẫu số B 09 - DN
Ngoài
ra, để phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, tài chính, yêu cầu chỉ đạo, điều hành của
toàn đơn vị, đơn vị kế toán cấp trên, Tổng công ty Nhà nước có thể quy định lập
thêm các Báo cáo tài chính tổng hợp chi tiết khác.
2. Nội
dung, hình thức trình bày các chỉ tiêu trong từng Báo cáo tài chính tổng hợp
được thực hiện theo mẫu biểu quy định trong phần hướng dẫn chuẩn mực số 21
"Trình bày báo cáo tài chính".
Trong
quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết các đơn vị cấp trên có thể bổ sung chi
tiết các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính tổng hợp cho phù hợp với đặc điểm hoạt
động kinh doanh của đơn vị cấp trên; Nếu có sửa đổi phải được Bộ Tài chính chấp
thuận bằng văn bản.
4.4.
Trách nhiệm, thời hạn lập và nộp Báo cáo tài chính tổng hợp
4.4.1.
Trách nhiệm lập Báo cáo tài chính tổng hợp
Các đơn
vị sau đây phải thực hiện lập Báo cáo tài chính tổng hợp đơn vị kế toán cấp
trên ngoài Báo cáo tài chính riêng của đơn vị kế toán cấp trên:
- Tổng
công ty nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con;
- Đơn
vị kế toán cấp trên khác: Là những đơn vị kế toán có các đơn vị kế toán trực
thuộc có lập báo cáo tài chính;
Đơn vị
cấp trên phải lập, nộp và công khai báo cáo tài chính tổng hợp theo quy định
của Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán số 21 "Trình bày báo cáo tài
chính" và hướng dẫn tại Thông tư này.
4.4.2.
Thời hạn lập, nộp và công khai Báo cáo tài chính tổng hợp
- Báo
cáo tài chính tổng hợp phải lập và nộp vào cuối kỳ kế toán năm tài chính cho
các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết
thúc kỳ kế toán năm.
- Báo
cáo tài chính tổng hợp phải được công khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày
kết thúc kỳ kế toán năm.
4.4.3.
Nơi nhận Báo cáo tài chính tổng hợp
Đối tượng lập
Báo cáo tài chính tổng hợp
|
Thời hạn lập báo cáo
|
Nơi nhận báo cáo
|
Cơ quan tài chính, cơ quan đăng ký
kinh doanh
|
Cơ quan Thuế
|
Cơ quan Thống kê
|
1.
Tổng công ty nhà nước (thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty
con)
|
Năm, Quý
|
x
|
x
|
x
|
2.
Đơn vị kế toán cấp trên khác có đơn vị kế toán trực thuộc
|
Năm
|
x
|
x
|
x
|
4.2.
Quy định cụ thể về Báo cáo tài chính tổng hợp
4.2.1.
Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính tổng hợp
1. Đơn
vị kế toán cấp trên khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp phải căn cứ vào các Báo
cáo tài chính của tất cả các đơn vị kế toán trực thuộc do đơn vị cấp trên quản
lý.
2. Từng
chỉ tiêu của từng Báo cáo tài chính tổng hợp được tính toán bằng cách tổng cộng
chỉ tiêu tương ứng của tất cả các Báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc.
3. Đơn
vị kế toán cấp trên không được loại trừ ra khỏi Báo cáo tài chính tổng hợp các
Báo cáo tài chính của đơn vị trực thuộc có hoạt động kinh doanh khác biệt với
hoạt động của tất cả các đơn vị trực thuộc khác trong đơn vị.
Đối với
đơn vị kế toán cấp trên có các quan hệ giao dịch về đầu tư vốn (cấp vốn chủ sở
hữu, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn vay hộ,...) cung cấp dịch vụ, sản phẩm lẫn
nhau, chi hộ... giữa đơn vị kế toán cấp trên với các đơn vị trực thuộc hoặc
giữa các đơn vị kế toán trực thuộc với nhau thì phải thực hiện các bút toán
điều chỉnh giảm trừ từng chỉ tiêu tương ứng của từng Báo cáo tài chính. Nguyên
tắc và phương pháp giảm trừ được vận dụng các nguyên tắc và phương pháp quy
định cho việc lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất trong Thông tư này.
4. Đối
với các chỉ tiêu đặc biệt chỉ có ở một hoặc một số đơn vị trực thuộc cũng phải
được trình bày trên Báo cáo tài chính tổng hợp của đơn vị kế toán cấp trên.
5. Báo
cáo tài chính tổng hợp được lập và trình bày theo nguyên tắc kế toán và nguyên
tắc đánh giá như báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp độc lập trên cơ sở
tuân thủ Chuẩn mực kế toán số 21 "Trình bày Báo cáo tài chính" và quy
định của các chuẩn mực kế toán khác.
6. Báo
cáo tài chính tổng hợp được lập trên cơ sở áp dụng chính sách kế toán theo
nguyên tắc nhất quán cho các giao dịch và sự kiện cùng loại trong những hoàn
cảnh tương tự trong toàn bộ đơn vị.
- Nếu
một đơn vị trực thuộc sử dụng chính sách kế toán khác với chính sách kế toán áp
dụng thống nhất trong toàn đơn vị thì đơn vị trực thuộc đó phải có điều chỉnh
thích hợp các báo cáo tài chính trước khi sử dụng cho việc lập Báo cáo tài
chính tổng hợp.
-
Trường hợp nếu đơn vị trực thuộc không thể sử dụng chính sách kế toán một cách
thống nhất làm ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính tổng hợp thì phải giải trình về
các khoản mục đã được hạch toán theo chính sách kế toán khác nhau trong Bản
thuyết minh báo cáo tài chính tổng hợp.
7. Báo
cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc sử dụng để lập Báo cáo tài chính tổng
hợp phải được lập cho cùng một kỳ kế toán năm.
Báo cáo
tài chính sử dụng để tổng hợp có thể được lập vào thời điểm khác nhau miễn là
thời gian chênh lệch đó không vượt quá 3 tháng. Nếu ngày kết thúc kỳ kế toán
năm là khác nhau quá 3 tháng thì các đơn vị kế toán trực thuộc phải lập thêm
một bộ báo cáo tài chính cho mục đích tổng hợp có kỳ kế toán trùng với kỳ kế
toán năm của đơn vị kế toán cấp trên.
8. Kết
quả hoạt động kinh doanh của đơn vị kế toán trực thuộc được đưa vào Báo cáo tài
chính tổng hợp kể từ ngày đơn vị là đơn vị thành viên trực thuộc của đơn vị kế
toán cấp trên.
Kết quả
hoạt động kinh doanh của đơn vị thành viên không còn chịu sự quản lý của đơn vị
cấp trên không được đưa vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp.
4.2.2.
Trình tự lập Báo cáo tài chính tổng hợp
(1)
Kiểm tra Báo cáo tài chính của từng đơn vị kế toán trực thuộc, bảo đảm các báo
cáo đã được lập theo đúng quy định của Luật kế toán và các Chuẩn mực kế toán
như: Phải có đủ từng báo cáo tài chính; các báo cáo tài chính được lập cùng kỳ
kế toán năm; chính sách kế toán để lập các báo cáo tài chính là thống
nhất...Nếu cần điều chỉnh thì thực hiện điều chỉnh trước khi sử dụng để lập Báo
cáo tài chính tổng hợp.
(2)
Phân loại đơn vị kế toán trực thuộc theo từng loại hoạt động như: Doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh; hoạt động đầu tư xây dựng và hoạt động sự nghiệp (nếu có).
Từng loại hoạt động trên được lập báo cáo tài chính tổng hợp riêng.
(3) Đối
với các chỉ tiêu phải giảm trừ thì lập Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và
thực hiện tính toán tổng hợp trên chỉ tiêu đó.
(4) Lập
Bảng tổng hợp báo cáo theo từng báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh
báo cáo tài chính) từng chỉ tiêu của từng báo cáo.
(5) Căn
cứ kết quả tổng hợp trên Bảng tổng hợp báo cáo để lập Báo cáo tài chính tổng
hợp theo từng báo cáo.
VI.
HƯỚNG DẪN KẾ TOÁN CHUẨN MỰC "THÔNG TIN VỀ CÁC BÊN LIÊN QUAN"
1.
Quy định chung
1.1.
Báo cáo tài chính (phần thuyết minh báo cáo tài chính) phải trình bày mối quan
hệ với các bên liên quan và các giao dịch giữa doanh nghiệp với các bên liên
quan.
1.2.
Các trường hợp sau được coi là các bên liên quan:
a) Những
doanh nghiệp có quyền kiểm soát, hoặc bị kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp
thông qua một hoặc nhiều bên trung gian, hoặc dưới quyền bị kiểm soát chung với
doanh nghiệp báo cáo, gồm:
- Công
ty mẹ;
- Công
ty con;
- Các
công ty con cùng tập đoàn;
- Các bên
liên doanh;
- Cơ sở
kinh doanh được đồng kiểm soát.
b) Các
công ty liên kết
c) Các
cá nhân có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp biểu quyết ở các doanh nghiệp báo cáo
dẫn đến có ảnh hưởng đáng kể tới doanh nghiệp này, kể cả các thành viên mật
thiết trong gia đình của các cá nhân này. Thành viên mật thiết trong gia đình
của một cá nhân là những người có thể chi phối hoặc bị chi phối bởi người đó
khi giao dịch với doanh nghiệp như quan hệ: Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị em
ruột.
d) Các
nhân viên quản lý chủ chốt có quyền và trách nhiệm về việc lập kế hoạch, quản
lý và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp báo cáo, gồm: Những người lãnh
đạo, các nhân viên quản lý của công ty và các thành viên mật thiết trong gia
đình của các cá nhân này;
đ) Các
doanh nghiệp do các cá nhân được nêu ở điểm (c) hoặc (d) nắm trực tiếp hoặc
gián tiếp quyền biểu quyết hoặc người đó có thể có ảnh hưởng đáng kể tới doanh
nghiệp.
Trong
việc xem xét từng mối quan hệ của các bên liên quan cần chú ý tới bản chất của
mối quan hệ chứ không phải chỉ hình thức pháp lý của các quan hệ đó.
1.3.
Các trường hợp sau đây không được coi là các bên liên quan:
a) Hai
công ty có chung Giám đốc trong trường hợp người giám đốc đó là người làm thuê
không có ảnh hưởng tới chính sách của cả 2 công ty trong các giao dịch chung.
b) Các
tổ chức, cá nhân có quan hệ thông thường với doanh nghiệp, như:
- Tổ
chức, cá nhân cung cấp tài chính (như cho vay);
- Tổ
chức chính trị, đoàn thể, xã hội;
- Đơn
vị phục vụ công cộng;
- Cơ
quan quản lý nhà nước.
c)
Khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, hay đại lý nói chung mà doanh nghiệp
tiến hành một khối lượng lớn giao dịch mặc dù có thể có sự phụ thuộc về kinh
tế.
1.4.
Không phải trình bày trong báo cáo tài chính hợp nhất đối với các giao dịch nội
bộ của tập đoàn.
1.5. Không
phải trình bày giao dịch với các bên liên quan trong báo cáo tài chính của công
ty mẹ, khi báo cáo này được lập và công bố cùng với báo cáo tài chính hợp nhất.
Trường
hợp báo cáo tài chính của công ty mẹ được lập và công bố không cùng với báo cáo
tài chính hợp nhất thì phải trình bày giao dịch với các bên liên quan trong báo
cáo tài chính của công ty mẹ.
1.6.
Không phải trình bày giao dịch với các bên liên quan trong báo cáo tài chính
của công ty con do công ty mẹ sở hữu toàn bộ nếu công ty mẹ cũng được thành lập
ở Việt Nam và công bố báo cáo tài chính hợp nhất tại Việt Nam.
Trường
hợp công ty mẹ không sở hữu toàn bộ công ty con hoặc công ty mẹ được thành lập
ở nước ngoài và không công bố Báo cáo tài chính hợp nhất ở Việt Nam thì phải
trình bày giao dịch với các bên liên quan trong báo cáo tài chính của công ty
con.
2.
Hướng dẫn cụ thể thực hiện Chuẩn mực "Thông tin về các bên liên quan"
2.1. Để
xác định giá giao dịch giữa các bên liên quan có thể sử dụng các phương pháp
chủ yếu sau:
-
Phương pháp giá không bị kiểm soát có thể so sánh được;
-
Phương pháp giá bán lại;
-
Phương pháp giá vốn cộng lãi.
a)
Phương pháp giá không bị kiểm soát có thể so sánh được, được xác định bằng cách so sánh giá
của hàng hóa bán ra trên thị trường có thể so sánh được về mặt kinh tế mà người
bán không có liên quan với người mua.
Phương
pháp này thường được sử dụng trong trường hợp hàng hóa và dịch vụ cung cấp
trong giao dịch giữa các bên có liên quan và các điều kiện của việc mua bán
tương tự như trong các giao dịch thông thường. Phương pháp này còn thường được
sử dụng để xác định giá phí của các khoản tài trợ.
b)
Theo phương pháp giá bán lại, giá chuyển giao cho người bán lại được xác định bằng cách
trừ vào giá bán lại một khoản chênh lệch, phản ánh giá trị mà người bán muốn thu
để bù vào chi phí của mình đồng thời có lãi hợp lý. Ở đây có khó khăn trong
việc xem xét để xác định phần đền bù hợp lý cho các chi phí do người bán lại đã
góp vào trong quá trình này.
Phương
pháp này được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được chuyển giao giữa các bên
liên quan trước khi được bán cho một bên khác không liên quan. Phương pháp này
cũng được sử dụng trong việc chuyển giao các nguồn lực khác như quyền sở hữu và
các dịch vụ.
c)
Phương pháp giá vốn cộng lãi được xác định bằng cách cộng một khoản chênh lệch phù hợp
vào chi phí của người cung cấp. Sử dụng phương pháp này có khó khăn trong việc
xác định cả hai yếu tố chi phí và khoản chênh lệch. Một trong số các tiêu chuẩn
so sánh có thể xác định giá chuyển giao là dựa vào tỷ lệ lãi có thể so sánh
được trên doanh thu hoặc trên vốn kinh doanh của các ngành tương tự.
2.2.
Báo cáo tài chính phải trình bày một số mối quan hệ nhất định giữa các bên liên
quan. Các quan hệ thường được chú ý là giao dịch của những người lãnh đạo doanh
nghiệp, đặc biệt là khoản tiền lương và các khoản tiền vay của họ, do vai trò
quan trọng của họ đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần trình bày các giao dịch
lớn có tính chất liên công ty và số dư các khoản đầu tư lớn với tập đoàn, với
các công ty liên kết và với Ban Giám đốc.
2.3.
Các giao dịch chủ yếu giữa các bên liên quan cũng phải được trình bày trong
thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo trong năm mà các giao
dịch đó có ảnh hưởng, gồm:
- Giá
trị hàng tồn kho được mua hoặc bán giữa các bên liên quan;
- Giá
trị tài sản cố định và các tài sản khác được mua hoặc bán giữa các bên liên
quan;
- Giá
trị dịch vụ được cung cấp hoặc nhận giữa các bên liên quan;
- Giá
trị hàng bán đại lý cung cấp giữa các bên liên quan;
- Giao
dịch thuê tài sản giữa các bên liên quan;
-
Chuyển giao về nghiên cứu và phát triển;
- Thỏa
thuận về giấy phép;
- Các
khoản tài trợ (bao gồm cho vay và góp vốn bằng tiền hoặc hiện vật);
- Bảo
lãnh và thế chấp;
- Các
hợp đồng quản lý.
2.4.
Những mối quan hệ giữa các bên liên quan có tồn tại sự kiểm soát đều phải được
trình bày trong báo cáo tài chính, bất kể là có các giao dịch giữa các bên liên
quan hay không.
2.5.
Trường hợp có các giao dịch giữa các bên liên quan thì doanh nghiệp báo cáo cần
phải trình bày bản chất các mối quan hệ của các bên liên quan cũng như các loại
giao dịch và các yếu tố của các giao dịch đó.
Các yếu
tố của các giao dịch thường bao gồm:
- Khối
lượng các giao dịch thể hiện bằng giá trị hoặc tỷ lệ phần trăm tương ứng;
- Giá
trị hoặc tỷ lệ phần trăm tương ứng của các khoản mục chưa thanh toán;
- Chính
sách giá cả.
2.6.
Các khoản mục có cùng bản chất có thể được trình bày gộp lại trừ trường hợp
việc trình bày riêng biệt là cần thiết để hiểu được ảnh hưởng của các giao dịch
giữa các bên liên quan đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo. Ví
dụ: Các loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm có thể trình bày gộp
thành một khoản mục là "Nguyên vật liệu chính".
2.7.
Trong các Báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn không cần thiết phải trình
bày các giao dịch giữa các thành viên vì báo cáo này đã nêu lên các thông tin
về công ty mẹ và các công ty con như là một doanh nghiệp báo cáo. Các giao dịch
với các công ty liên kết do được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu
không được loại trừ do đó cần được trình bày riêng biệt như là các giao dịch
với bên liên quan.
VII.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định
trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Những phần kế toán khác có liên
quan nhưng không hướng dẫn trong Thông tư này thì thực hiện theo chế độ kế toán
hiện hành.
2. Các
quy định trong chuẩn mực kế toán có khác biệt với chính sách tài chính do Bộ
Tài chính ban hành thì thực hiện theo quy định trong chuẩn mực kế toán và hướng
dẫn trong Thông tư này.
3. Các
tổng công ty, công ty có chế độ kế toán đặc thù đã được Bộ Tài chính chấp
thuận, phải căn cứ vào 06 chuẩn mực kế toán (đợt 3) ban hành theo Quyết định số
234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 và Thông tư này để hướng dẫn, bổ sung phù hợp.
4. Các
Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân, Sở Tài chính, Cục thuế các Tỉnh, Thành phố trực
thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện
Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ
Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Toà án NDTC;
- Viện Kiểm sát NDTC;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp
- Sở Tài chính, Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các TCT 91;
- Công báo;
- Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu VP, Vụ CĐKT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
Lê Thị Băng Tâm
|
Biểu số 01
Sổ kế toán chi tiết theo dõi các
khoản đầu tư vào công ty liên kết
Năm tài chính ..............
Chứng từ
|
Diễn giải
|
Giá trị ghi sổ khoản đầu tư vào
công ty liên kết đầu kỳ
|
Các khoản được điều chỉnh tăng (giảm)
giá trị ghi sổ của khoản đầu tư
|
Giá trị Ghi sổ khoản đầu tư vào
công ty liên kết cuối kỳ
|
Số hiệu
|
Ngày tháng
|
Khoản điều chỉnh tương ứng với
phần sở hữu của nhà đầu tư trong lợi nhuận hoặc lỗ của công ty liên kết trong
kỳ
|
Khoản điều chỉnh do báo cáo tài
chính của nhà đầu tư và công ty liên kết được lập khác ngày
|
Khoản điều chỉnh do nhà đầu tư và
công ty liên kết không áp dụng thống nhất chính sách kế toán
|
Phần điều chỉnh tăng (giảm) khoản
đầu tư theo thay đổi của vốn chủ sở hữu của công ty liên kết nhưng không được
phản ánh vào Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty liên kết
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
|
|
Công ty Liên kết A
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
-
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công ty Liên kết B
|
|
|
|
|
|
|
|
|
-
-
…
|
|
|
|
|
|
|
Biểu số 02
Sổ theo dõi phân bổ các khoản chênh
lệch phát sinh khi mua khoản đầu tư vào công ty liên kết
STT
|
Nội dung phân bổ
|
Tổng số chênh lệch
|
Thời gian khấu hao (phân bổ)
|
Năm
|
Năm
|
Năm
|
…
|
1
|
Công ty liên kết A
- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của
TSCĐ
- Lợi thế thương mại (lợi thế thương mại âm)
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng số phân bổ hàng năm
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Công ty liên kết B
- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của
TSCĐ
- Lợi thế thương mại (lợi thế thương mại âm)
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng số phân bổ hàng năm
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Công ty liên kết C
- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ của
TSCĐ
- Lợi thế thương mại (lợi thế thương mại âm)
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng số phân bổ hàng năm
|
|
|
|
|
|
|
Biểu số 03
Bảng xác định phần lợi nhuận hoặc lỗ
trong công ty liên kết
Công ty liên kết …
Năm tài chính …
STT
|
Nội dung điều chỉnh
|
Năm nay
|
Năm trước
|
1
|
Phần lợi nhuận hoặc lỗ trong công ty liên kết trong kỳ
|
|
|
2
|
Phân bổ chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị ghi sổ
TSCĐ
|
|
|
3
|
Phân bổ lợi thế thương mại (lợi thế thương mại âm)
|
|
|
4
|
Cổ tức, lợi nhuận được chia
|
|
|
5
|
Cộng các khoản điều chỉnh
|
|
|
Biểu số 04
Hợp đồng hợp tác kinh doanh:
|
Mẫu số 01 - HTKD
|
………………………………….
|
(Ban hành theo Thông tư số
23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 của Bộ Tài chính)
|
BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ CHUNG
(Phát sinh tại bên tham gia hợp đồng
hợp tác kinh doanh là: …)
1. Tên hợp đồng: . . . . . ………………………………………………….
2. Thời gian thực hiện hợp đồng: . . . . …………………………………...
3. Các bên tham gia hợp đồng: . . . . ……………………………………...
4. Nội dung của hợp đồng: . . . . ………………………………………….
5. Thời gian phát sinh chi phí chung cần phân bổ: Từ: ....
Đến: …...
Đơn vị tính:........
STT
|
Chứng từ
|
Tổng số tiền
|
Phân chia cho các bên
|
Ghi chú
|
Số, ngày, tháng, năm
|
Nội dung
|
Bên góp vốn A
|
Bên góp vốn B
|
…
|
Thuế GTGT (nếu có)
|
Tổng chi phí
|
Thuế GTGT (nếu có)
|
Chi phí
|
Thuế GTGT (nếu có)
|
Chi phí
|
|
A
|
B
|
C
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
…
|
D
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
………, Ngày ... tháng ... năm ...
|
Bên góp vốn A
|
Bên góp vốn B
|
...
|
|
(Ký, họ tên)
|
(Ký, họ tên)
|
…
|
|
đóng dấu
|
đóng dấu
|
…
|
|
Cách ghi một số nội dung trong bảng:
Cột B: Ghi số hiệu; ngày, tháng, năm của chứng từ;
Cột C: Ghi nội dung của chứng từ;
Cột 1, 2: Ghi số Thuế GTGT và tổng chi phí chung của Hợp
đồng;
Cột 3, 4: Ghi số Thuế GTGT và chi phí phân bổ cho đối tác A;
Cột 5, 6: Ghi số Thuế GTGT và chi phí phân bổ cho đối tác B;
…..
Biểu số 05
Hợp đồng hợp tác kinh doanh:
|
Mẫu số 02 - HTKD
|
………………………………….
|
(Ban hành theo Thông tư số
23/2005/TT-BTC
ngày 30/03/2005 của Bộ Tài chính)
|
BẢNG PHÂN CHIA SẢN PHẨM
(Tại bên tham gia hợp đồng hợp tác
kinh doanh là: …)
1. Tên hợp đồng: . . . . . ………………………………………………
2. Thời gian thực hiện hợp đồng: . . . . ……………………………….
3. Các bên tham gia hợp đồng: . . . . ………………………………….
4. Nội dung của hợp đồng: . . . . ……………………………………...
5. Thời gian phát sinh sản phẩm cần phân chia: Từ: ...
Đến: ...
Đơn vị tính:…
STT
|
Loại sản phẩm
|
Tổng sản phẩm
|
Phân chia cho các bên
|
Ghi chú
|
Bên góp vốn A
|
Bên góp vốn B
|
…
|
A
|
B
|
1
|
2
|
3
|
…
|
C
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
………, Ngày ... tháng ... năm ...
|
Bên góp vốn A
|
Bên góp vốn B
|
...
|
|
(Ký, họ tên)
|
(Ký, họ tên)
|
…
|
|
đóng dấu
|
đóng dấu
|
…
|
|
Cách ghi một số nội dung trong bảng:
Cột B: Ghi tên, quy cách sản phẩm;
Cột 1: Ghi tổng giá trị sản phẩm;
Cột 2: Ghi số sản phẩm phân chia cho đối tác A theo quy định
của hợp đồng;
Cột 3: Ghi số sản phẩm phân chia cho đối tác B theo quy định
của hợp đồng;
…..
Biểu số 06
Hợp đồng hợp tác kinh doanh:
|
Mẫu số 03 - HTKD
|
………………………………….
|
(Ban hành theo Thông tư số
23/2005/TT-BTC
ngày 30/03/2005 của Bộ Tài chính)
|
BẢNG PHÂN CHIA DOANH THU
(Ghi nhận tại bên tham gia hợp đồng
hợp tác kinh doanh là:…)
1. Tên hợp đồng: . . . . ………………………………………………..
2. Thời gian thực hiện hợp đồng: . . . . ………………………………..
3. Các bên tham gia hợp đồng: . . . . ………………………………….
4. Nội dung của hợp đồng: . . . . ……………………………………...
5. Thời gian phát sinh doanh thu cần phân chia: . . . .
……………….
Đơn vị tính:……
STT
|
Chứng từ
|
Ghi nhận tổng số tiền
|
Phân chia cho các bên
|
Ghi chú
|
Số, ngày, tháng, năm
|
Nội dung
|
Bên góp vốn A
|
Bên góp vốn B
|
…
|
Thuế GTGT (nếu có)
|
Doanh thu
|
Thuế GTGT (nếu có)
|
Doanh thu
|
Thuế GTGT (nếu có)
|
Doanh thu
|
|
A
|
B
|
C
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
…
|
D
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
………, Ngày ... tháng ... năm ...
|
Bên góp vốn A
|
Bên góp vốn B
|
...
|
|
(Ký, họ tên)
|
(Ký, họ tên)
|
…
|
|
đóng dấu
|
đóng dấu
|
…
|
|
Cách ghi một số nội dung trong bảng:
Cột B: Ghi số hiệu; ngày, tháng, năm của chứng từ;
Cột C: Ghi nội dung của chứng từ;
Cột 1, 2: Ghi số Thuế GTGT và tổng doanh thu chung của Hợp
đồng;
Cột 3, 4: Ghi số Thuế GTGT và doanh thu phân chia cho đối
tác A;
Cột 5, 6: Ghi số Thuế GTGT và doanh thu phân chia cho đối
tác B;
…..
Biểu số 07
Đơn vị báo cáo:………………....
|
Mẫu số B 01 - DN
|
Địa chỉ:………………………….
|
Ban hành theo Quyết định số
167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số
23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 của Bộ trưởng BTC
|
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày... tháng... năm...(*)
Đơn vị tính:.............
TÀI SẢN
|
Mã số
|
Thuyết minh
|
Số cuối năm
|
Số đầu năm
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100)=110+120+130+140+150
|
100
|
|
|
|
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
|
110
|
|
|
|
1. Tiền
|
111
|
1
|
|
|
2. Các khoản tương đương tiền
|
112
|
1
|
|
|
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
|
120
|
|
|
|
1. Đầu tư ngắn hạn
|
121
|
11
|
|
|
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn (*)
|
129
|
|
(...)
|
(...)
|
III. Các khoản phải thu
|
130
|
|
|
|
1. Phải thu khách hàng
|
131
|
2
|
|
|
2. Trả trước cho người bán
|
132
|
|
|
|
3. Phải thu nội bộ
|
133
|
2
|
|
|
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
|
134
|
|
|
|
5. Các khoản phải thu khác
|
138
|
2
|
|
|
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*)
|
139
|
2
|
(…)
|
(…)
|
IV. Hàng tồn kho
|
140
|
|
|
|
1. Hàng tồn kho
|
141
|
3
|
|
|
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*)
|
149
|
|
(…)
|
(…)
|
V. Tài sản ngắn hạn khác
|
150
|
|
|
|
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
|
151
|
|
|
|
2. Các khoản thuế phải thu
|
152
|
4
|
|
|
3. Tài sản ngắn hạn khác
|
158
|
|
|
|
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
(200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260)
|
200
|
|
|
|
I. Các khoản phải thu dài hạn
|
210
|
|
|
|
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
|
211
|
5
|
|
|
2. Phải thu nội bộ dài hạn
|
212
|
|
|
|
3. Phải thu dài hạn khác
|
213
|
|
|
|
4. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)
|
219
|
|
(...)
|
(...)
|
II. Tài sản cố định
|
220
|
|
|
|
1. Tài sản cố định hữu hình
|
221
|
6
|
|
|
- Nguyên giá
|
222
|
|
|
|
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
|
223
|
|
(…)
|
(…)
|
2. Tài sản cố định thuê tài chính
|
224
|
7
|
|
|
- Nguyên giá
|
225
|
|
|
|
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
|
226
|
|
(…)
|
(…)
|
3. Tài sản cố định vô hình
|
227
|
8
|
|
|
- Nguyên giá
|
228
|
|
|
|
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
|
229
|
|
(…)
|
(…)
|
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
|
230
|
9
|
|
|
III. Bất động sản đầu tư
|
240
|
10
|
|
|
- Nguyên giá
|
241
|
|
|
|
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
|
242
|
|
(…)
|
(…)
|
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
|
250
|
11
|
|
|
1. Đầu tư vào công ty con
|
251
|
|
|
|
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
|
252
|
|
|
|
3. Đầu tư dài hạn khác
|
258
|
|
|
|
4. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn (*)
|
259
|
|
(…)
|
(…)
|
V. Tài sản dài hạn khác
|
260
|
|
|
|
1. Chi phí trả trước dài hạn
|
261
|
12
|
|
|
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
|
262
|
13
|
|
|
3. Tài sản dài hạn khác
|
268
|
|
|
|
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200)
|
270
|
|
|
|
|
|
|
NGUỒN VỐN
|
Mã số
|
Thuyết minh
|
Số cuối năm
|
Số đầu năm
|
A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320)
|
300
|
|
|
|
I. Nợ ngắn hạn
|
310
|
|
|
|
1. Vay và nợ ngắn hạn
|
311
|
14
|
|
|
2. Phải trả người bán
|
312
|
15
|
|
|
3. Người mua trả tiền trước
|
313
|
15
|
|
|
4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
|
314
|
16
|
|
|
5. Phải trả công nhân viên
|
315
|
|
|
|
6. Chi phí phải trả
|
316
|
17
|
|
|
7. Phải trả nội bộ
|
317
|
|
|
|
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
|
318
|
|
|
|
9. Các khoản phải trả, phải nộp khác
|
319
|
18
|
|
|
II. Nợ dài hạn
|
320
|
|
|
|
1. Phải trả dài hạn người bán
|
321
|
|
|
|
2. Phải trả dài hạn nội bộ
|
322
|
19
|
|
|
3. Phải trả dài hạn khác
|
323
|
|
|
|
4. Vay và nợ dài hạn
|
324
|
20
|
|
|
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
|
325
|
13
|
|
|
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 420)
|
400
|
|
|
|
I. Vốn chủ sở hữu
|
410
|
|
|
|
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
|
411
|
21
|
|
|
2. Thặng dư vốn cổ phần
|
412
|
|
|
|
3. Cổ phiếu ngân quỹ
|
413
|
|
(...)
|
(...)
|
4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
|
414
|
|
|
|
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
|
415
|
|
|
|
6. Quỹ đầu tư phát triển
|
416
|
21
|
|
|
7. Quỹ dự phòng tài chính
|
417
|
21
|
|
|
8. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
|
418
|
21
|
|
|
9. Lợi nhuận chưa phân phối
|
419
|
|
|
|
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
|
420
|
|
|
|
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
|
421
|
|
|
|
2. Nguồn kinh phí
|
422
|
22
|
|
|
3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
|
423
|
|
|
|
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (430 = 300 + 400)
|
430
|
|
|
|
CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ
TOÁN
CHỈ TIÊU
|
Thuyết minh
|
Số cuối năm
|
Số đầu năm
|
1. Tài sản thuê ngoài
|
23
|
|
|
2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công
|
|
|
|
3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi
|
|
|
|
4. Nợ khó đòi đã xử lý
|
|
|
|
5. Ngoại tệ các loại
|
|
|
|
6. Dự toán chi hoạt động
|
|
|
|
7. Nguồn vốn khấu hao cơ bản hiện có
|
|
|
|
|
|
Lập, ngày .... tháng .... năm ....
|
Người lập biểu
|
Kế toán trưởng
|
Giám đốc
|
(Ký, họ tên)
|
(Ký, họ tên)
|
(Ký, họ tên, đóng dấu)
|
Ghi chú: (1) Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày nhưng
không được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số”.
(2) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm
dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
(*) Đối với Bảng cân đối kế toán quý thì cột “Số cuối năm”
được chuyển thành cột “Số cuối quý” cột “Số đầu năm” không thay đổi.
Biểu số 08
Đơn vị báo cáo: ………………....
|
Mẫu số B 02 - DN
|
Địa chỉ: ………………………….
|
Ban hành theo Quyết định số
167/2000/QĐ-BTC
ngày 25/10/2000 và sửa đổi, bổ
sung theo Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 của Bộ trưởng BTC
|
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm………
Đơn vị tính: ............
CHỈ TIÊU
|
Mã số
|
Thuyết minh
|
Năm Nay
|
Năm trước
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
|
01
|
24
|
|
|
2. Các khoản giảm trừ
|
03
|
24
|
|
|
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 =
01 - 03)
|
10
|
24
|
|
|
4. Giá vốn hàng bán
|
11
|
25
|
|
|
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 -
11)
|
20
|
|
|
|
6. Doanh thu hoạt động tài chính
|
21
|
24
|
|
|
7. Chi phí tài chính
|
22
|
26
|
|
|
- Trong đó: Chi phí lãi vay
|
23
|
|
|
|
8. Chi phí bán hàng
|
24
|
|
|
|
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
|
25
|
|
|
|
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}
|
30
|
|
|
|
11. Thu nhập khác
|
31
|
|
|
|
12. Chi phí khác
|
32
|
|
|
|
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
|
40
|
|
|
|
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
|
50
|
|
|
|
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp
|
51
|
28
|
|
|
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(60 = 50 - 51)
|
60
|
28
|
|
|
|
|
Lập, ngày .... tháng .... năm ....
|
Người lập biểu
|
Kế toán trưởng
|
Giám đốc
|
(Ký, họ tên)
|
(Ký, họ tên)
|
(Ký, họ tên, đóng dấu)
|
Ghi chú: Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày nhưng không
được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số”.
Biểu số 09
Đơn vị báo cáo: ………………....
|
Mẫu số B 03 – DN
|
Địa chỉ: ………………………….
|
Ban hành theo Quyết định số
167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số
23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 của Bộ trưởng BTC
|
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Theo phương pháp trực tiếp)
Năm….
Đơn vị tính:...........
Chỉ tiêu
|
Mã số
|
Thuyết minh
|
Năm nay
|
Năm trước
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
|
|
|
|
|
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu
khác
|
01
|
|
|
|
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ
|
02
|
|
|
|
3. Tiền chi trả cho người lao động
|
03
|
|
|
|
4. Tiền chi trả lãi vay
|
04
|
|
|
|
5. Tiền chi nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp
|
05
|
|
|
|
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
|
06
|
|
|
|
7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
|
07
|
|
|
|
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
|
20
|
|
|
|
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
|
|
|
|
|
1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài
hạn khác
|
21
|
6, 7,
8, 11
|
|
|
2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản
dài hạn khác
|
22
|
|
|
|
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác
|
23
|
|
|
|
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị
khác
|
24
|
|
|
|
5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
|
25
|
|
|
|
6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
|
26
|
|
|
|
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
|
27
|
|
|
|
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
|
30
|
|
|
|
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
|
|
|
|
|
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở
hữu
|
31
|
21
|
|
|
2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ
phiếu của doanh nghiệp đã phát hành
|
32
|
21
|
|
|
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
|
33
|
|
|
|
4. Tiền chi trả nợ gốc vay
|
34
|
|
|
|
5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính
|
35
|
|
|
|
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
|
36
|
21
|
|
|
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
|
40
|
|
|
|
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (20+30+40)
|
50
|
|
|
|
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
|
60
|
|
|
|
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
|
61
|
|
|
|
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (50 + 60 + 61)
|
70
|
29
|
|
|
|
|
Lập, ngày .... tháng .... năm ....
|
Người lập biểu
|
Kế toán trưởng
|
Giám đốc
|
(Ký, họ tên)
|
(Ký, họ tên)
|
(Ký, họ tên, đóng dấu)
|
Ghi chú: Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày nhưng không
được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số”.
Biểu số 10
Đơn vị báo cáo: ………………....
|
Mẫu số B 03 – DN
|
Địa chỉ: ………………………….
|
Ban hành theo Quyết định số
167/2000/QĐ-BTC
ngày 25/10/2000 và sửa đổi, bổ
sung theo Thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 của Bộ trưởng BTC
|
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Theo phương pháp gián tiếp)
Năm…..
Đơn vị tính:...........
Chỉ tiêu
|
Mã số
|
Thuyết minh
|
Năm nay
|
Năm trước
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
|
|
|
|
|
1. Lợi nhuận trước thuế
|
01
|
|
|
|
2. Điều chỉnh cho các khoản
|
|
|
|
|
- Khấu hao TSCĐ
|
02
|
|
|
|
- Các khoản dự phòng
|
03
|
|
|
|
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện
|
04
|
|
|
|
- Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư
|
05
|
|
|
|
- Chi phí lãi vay
|
06
|
|
|
|
3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi
vốn lưu động
|
08
|
|
|
|
- Tăng giảm các khoản phải thu
|
09
|
|
|
|
- Tăng giảm hàng tồn kho
|
10
|
|
|
|
- Tăng giảm các khoản phải trả (không kể lãi vay phải
trả, thuế thu nhập phải nộp)
|
11
|
|
|
|
- Tăng giảm chi phí trả trước
|
12
|
|
|
|
- Tiền lãi vay đã trả
|
13
|
|
|
|
- Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp
|
14
|
|
|
|
- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
|
15
|
|
|
|
- Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh
|
16
|
|
|
|
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
|
20
|
|
|
|
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
|
|
|
|
|
1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài
hạn khác
|
21
|
6, 7,
8, 11
|
|
|
2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản
dài hạn khác
|
22
|
|
|
|
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác
|
23
|
|
|
|
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị
khác
|
24
|
|
|
|
5. Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
|
25
|
|
|
|
6. Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
|
26
|
|
|
|
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
|
27
|
|
|
|
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
|
30
|
|
|
|
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
|
|
|
|
|
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở
hữu
|
31
|
21
|
|
|
2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ
phiếu của doanh nghiệp đã phát hành
|
32
|
21
|
|
|
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
|
33
|
|
|
|
4. Tiền chi trả nợ gốc vay
|
34
|
|
|
|
5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính
|
35
|
|
|
|
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
|
36
|
21
|
|
|
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
|
40
|
|
|
|
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (20 + 30 + 40)
|
50
|
|
|
|
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
|
60
|
|
|
|
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
|
61
|
|
|
|
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (50 + 60 + 61)
|
70
|
29
|
|
|
|
|
Lập, ngày .... tháng .... năm ....
|
Người lập biểu
|
Kế toán trưởng
|
Giám đốc
|
(Ký, họ tên)
|
(Ký, họ tên)
|
(Ký, họ tên, đóng dấu)
|
Ghi chú: Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày nhưng không
được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số”.
Biểu số 11
Đơn vị báo cáo: ………………....
|
Mẫu số B 09 - DN
|
Địa chỉ: ………………………….
|
Ban hành theo Quyết định số
167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 và sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số
23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 của Bộ trưởng BTC
|
BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Năm....
I. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
1. Hình thức sở hữu vốn
2. Lĩnh vực kinh doanh
3. Ngành nghề kinh doanh
II. Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
1. Niên độ kế toán (bắt đầu từ ngày ................ kết
thúc vào ngày ...............).
2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán.
III. Chế độ kế toán áp dụng
1. Chế độ kế toán áp dụng
2. Hình thức kế toán áp dụng
IV. Tuyên bố về việc tuân thủ Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế
toán Việt Nam
V. Các chính sách kế toán áp dụng
1. Nguyên tắc xác định các khoản tiền: tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng, tiền đang chuyển gồm:
- Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền;
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra
đồng tiền sử dụng trong kế toán.
2. Chính sách kế toán đối với hàng tồn kho:
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho;
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ;
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên
hay kiểm kê định kỳ);
- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
3. Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải
thu khác:
- Nguyên tắc ghi nhận;
- Lập dự phòng phải thu khó đòi.
4. Nguyên tắc xác định khoản phải thu, phải trả theo tiến độ
kế hoạch hợp đồng xây dựng:
- Nguyên tắc xác định khoản phải thu theo tiến độ kế hoạch
hợp đồng xây dựng;
- Nguyên tắc xác định khoản phải trả theo tiến độ kế hoạch
hợp đồng xây dựng.
5. Ghi nhận và khấu hao TSCĐ:
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình;
- Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình.
6. Hợp đồng thuê tài chính:
- Nguyên tắc ghi nhận nguyên giá TSCĐ thuê tài chính;
- Nguyên tắc và phương pháp khấu hao TSCĐ thuê tài chính.
7. Ghi nhận và khấu hao bất động sản đầu tư:
- Nguyên tắc ghi nhận bất động sản đầu tư;
- Nguyên tắc và phương pháp khấu hao bất động sản đầu tư.
8. Nguyên tắc vốn hóa các khoản chi phí đi vay và các khoản
chi phí khác:
- Nguyên tắc vốn hóa các khoản chi phí đi vay;
- Tỷ lệ vốn hóa chi phí đi vay được sử dụng để xác định chi
phí đi vay được vốn hóa trong kỳ;
- Nguyên tắc vốn hóa các khoản chi phí khác:
+ Chi phí trả trước;
+ Chi phí khác.
- Phương pháp phân bổ chi phí trả trước;
- Phương pháp phân bổ lợi thế thương mại.
9. Nguyên tắc kế toán chi phí nghiên cứu và triển khai:
10. Kế toán các khoản đầu tư tài chính:
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư vào công ty con, công
ty liên kết;
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn,
dài hạn;
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn
khác;
- Phương pháp lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn
hạn, dài hạn.
11. Kế toán các hoạt động liên doanh:
Nguyên tắc kế toán hoạt động liên doanh dưới hình thức: Hoạt
động kinh doanh đồng kiểm soát và tài sản đồng kiểm soát; Cơ sở kinh doanh đồng
kiểm soát.
12. Ghi nhận các khoản phải trả thương mại và phải trả khác.
13. Ghi nhận chi phí phải trả, trích trước chi phí sửa chữa
lớn, chi phí bảo hành sản phẩm, trích qũi dự phòng trợ cấp mất việc làm.
14. Ghi nhận các khoản chi phí trả trước, dự phòng.
15. Ghi nhận các trái phiếu có thể chuyển đổi.
16. Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ và các nghiệp vụ dự phòng
rủi ro hối đoái.
17. Nguồn vốn chủ sở hữu:
- Ghi nhận và trình bày cổ phiếu mua lại;
- Ghi nhận cổ tức;
- Nguyên tắc trích lập các khoản dự trữ các qũy từ lợi nhuận
sau thuế.
18. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng; doanh thu cung cấp
dịch vụ; doanh thu hoạt động tài chính.
19. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng;
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí hợp đồng xây dựng.
VI. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng
cân đối kế toán và Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh
1. Tiền và các khoản tương đương tiền
|
Năm nay
|
Năm trước
|
- Tiền mặt
- Tiền gửi ngân hàng
- Tiền đang chuyển
- Các khoản tương đương tiền
Cộng
|
...
...
...
...
...
|
...
...
...
...
...
|
2. Các khoản phải thu ngắn hạn
|
Năm nay
|
Năm trước
|
- Phải thu khách hàng
- Trả trước cho người bán
- Phải thu nội bộ
- Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
- Các khoản phải thu khác:
+ Tạm ứng
+ Tài sản thiếu chờ xử lý
+ Ký quĩ, ký cược ngắn hạn
+ Phải thu khác
- Dự phòng phải thu khó đòi
- Giá trị thuần của phải thu thương mại và phải thu khác
Cộng
|
...
...
...
...
...
...
...
...
(…)
...
...
|
...
...
...
...
...
...
...
...
(…)
...
...
|
3. Hàng tồn kho
|
Năm nay
|
Năm trước
|
- Hàng mua đang đi trên đường
- Nguyên liệu, vật liệu
- Công cụ, dụng cụ
- Chi phí SX, KD dở dang
- Thành phẩm
- Hàng hóa
- Hàng gửi đi bán
Cộng giá gốc hàng tồn kho
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
|
...
...
...
...
...
...
...
...
(...)
...
|
...
...
...
...
...
...
...
...
(...)
...
|
* Giá trị hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong
năm:.…...
* Giá trị hàng tồn kho dùng để thế chấp cho các khoản
nợ:……....
* Lý do trích thêm hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho:….
4. Các khoản thuế phải thu
|
Năm nay
|
Năm trước
|
- Thuế GTGT còn được khấu trừ
|
...
|
...
|
- Các khoản thuế nộp thừa cho Nhà nước:
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp
+ …………………
Cộng
|
...
...
...
...
|
...
...
...
...
|
5. Các khoản phải thu dài hạn
|
Năm nay
|
Năm trước
|
- Phải thu dài hạn khách hàng
- Phải thu nội bộ dài hạn
+ Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc
+ Cho vay nội bộ
+ Phải thu nội bộ khác
- Phải thu dài hạn khác
- Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
- Giá trị thuần của các khoản phải thu dài hạn
Cộng
|
...
...
...
...
...
(...)
...
...
|
...
...
...
...
...
...
(...)
...
...
|
6. Tăng, giảm tài sản cố định hữu hình:
Khoản mục
|
Nhà cửa
|
Máy móc thiết bị
|
Phương tiện vận tải truyền dẫn
|
Thiết bị dụng cụ quản lý
|
TSCĐ khác
|
Tổng cộng
|
Nguyên giá TSCĐ hữu hình
|
|
|
|
|
|
|
Số dư đầu năm
|
|
|
|
|
|
|
- Mua trong năm
- Đầu tư XDCB hoàn thành
- Tăng khác
- Chuyển sang BĐS đầu tư
- Thanh lý, nhượng bán
- Giảm khác
|
|
|
|
|
|
|
Số dư cuối năm
|
|
|
|
|
|
|
Giá trị hao mòn lũy kế
|
|
|
|
|
|
|
Số dư đầu năm
|
|
|
|
|
|
|
- Khấu hao trong năm
- Chuyển sang bất động sản đầu tư
- Thanh lý, nhượng bán
- Giảm khác
|
|
|
|
|
|
|
Số dư cuối năm
|
|
|
|
|
|
|
Giá trị còn lại của TSCĐ HH
|
|
|
|
|
|
|
- Tại ngày đầu năm
- Tại ngày cuối năm
|
|
|
|
|
|
|
* Giá trị còn lại cuối năm của TSCĐ hữu hình đã dùng thế
chấp, cầm cố các khoản vay:
* Nguyên giá TSCĐ cuối năm đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử
dụng:
* Nguyên giá TSCĐ cuối năm chờ thanh lý:
* Các cam kết về việc mua, bán TSCĐ hữu hình có giá trị lớn
chưa thực hiện:
7. Tăng, giảm tài sản cố định thuê tài chính:
Khoản mục
|
Máy móc thiết bị
|
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
|
Thiết bị dụng cụ quản lý
|
TSCĐ khác
|
Tổng cộng
|
Nguyên giá TSCĐ thuê TC
|
|
|
|
|
|
Số dư đầu năm
|
|
|
|
|
|
- Thuê tài chính trong năm
- Mua lại TSCĐ thuê tài chính
- Trả lại TSCĐ thuê tài chính
|
|
|
|
|
|
Số dư cuối năm
|
|
|
|
|
|
Giá trị hao mòn lũy kế
|
|
|
|
|
|
Số dư đầu năm
|
|
|
|
|
|
- Khấu hao trong năm
- Mua lại TSCĐ thuê tài chính
- Trả lại TSCĐ thuê tài chính
|
|
|
|
|
|
Số dư cuối năm
|
|
|
|
|
|
Giá trị còn lại của TSCĐ thuê TC
|
|
|
|
|
|
- Tại ngày đầu năm
- Tại ngày cuối năm
|
|
|
|
|
|
- Tiền thuê phát sinh thêm được ghi nhận là chi phí trong
năm;
- Căn cứ để xác định tiền thuê phát sinh thêm;
- Điều khoản gia hạn thuê hoặc quyền được mua tài sản.
8. Tăng, giảm tài sản cố định vô hình:
Khoản mục
|
Quyền sử dụng đất
|
Bản quyền, bằng sáng chế
|
Nhãn hiệu hàng hoá
|
Phần mềm máy vi tính
|
TSCĐ vô hình khác
|
Tổng cộng
|
Nguyên giá TSCĐ vô hình
|
|
|
|
|
|
|
Số dư đầu năm
|
|
|
|
|
|
|
- Mua trong năm
- Tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp
- Tăng do hợp nhất kinh doanh
- Tăng khác
- Thanh lý, nhượng bán
|
|
|
|
|
|
|
Số dư cuối năm
|
|
|
|
|
|
|
Giá trị hao mòn lũy kế
|
|
|
|
|
|
|
Số dư đầu năm
|
|
|
|
|
|
|
- Khấu hao trong năm
- Thanh lý, nhượng bán
- Giảm khác
|
|
|
|
|
|
|
Số dư cuối năm
|
|
|
|
|
|
|
Giá trị còn lại của TSCĐVH
|
|
|
|
|
|
|
- Tại ngày đầu năm
- Tại ngày cuối năm
|
|
|
|
|
|
|
- Thuyết minh số liệu và giải trình khác theo yêu cầu
của Chuẩn mực kế toán số 04 “TSCĐ vô hình”
9. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang:
|
Năm nay
|
Năm trước
|
- Chi phí XDCB dở dang
|
...
|
...
|
Trong đó: Những công trình lớn:
+ Công trình…………..
+ Công trình…………..
+ …………………….…
|
...
...
...
|
...
...
...
|
10. Tăng, giảm bất động sản đầu tư:
Khoản mục
|
Số đầu năm
|
Tăng trong năm
|
Giảm trong năm
|
Số cuối năm
|
Nguyên giá bất động sản đầu tư
|
|
|
|
|
- Quyền sử dụng đất
- Nhà
- Nhà và quyền sử dụng đất
.....................
|
|
|
|
|
Giá trị hao mòn lũy kế
|
|
|
|
|
- Quyền sử dụng đất
- Nhà
- Nhà và quyền sử dụng đất
.....................
|
|
|
|
|
Giá trị còn lại BĐS đầu tư
|
|
|
|
|
- Quyền sử dụng đất
- Nhà
- Nhà và quyền sử dụng đất
.....................
|
|
|
|
|
- Thuyết minh số liệu và giải trình khác theo yêu cầu của
Chuẩn mực kế toán số 05 “Bất động sản đầu tư”.
-
- ..............
11. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn:
|
Năm nay
|
Năm trước
|
11.1. Đầu tư tài chính ngắn hạn:
- Đầu tư chứng khoán ngắn hạn:
+ Chứng khoán ngắn hạn là tương đương tiền
+ Chứng khoán đầu tư ngắn hạn khác
+ Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn
- Đầu tư ngắn hạn khác
- Giá trị thuần của đầu tư tài chính ngắn hạn
11.2. Đầu tư tài chính dài hạn:
- Đầu tư vào công ty con
- Đầu tư vào công ty liên kết
- Đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát
- Đầu tư dài hạn khác:
+ Đầu tư chứng khoán dài hạn
+ Cho vay dài hạn
+ Đầu tư dài hạn khác
- Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn
- Giá trị thuần của đầu tư tài chính dài hạn
|
Năm nay
...
...
(…)
...
...
Năm nay
...
...
...
...
...
...
...
(…)
...
|
Năm trước
...
...
(…)
...
...
Năm trước
...
...
...
...
...
...
...
(…)
...
|
Cộng
|
...
|
...
|
* Danh sách các công ty con, công ty liên kết, liên doanh
quan trọng
12. Chi phí trả trước dài hạn
|
Năm nay
|
Năm trước
|
- Số dư đầu năm
|
...
|
...
|
- Tăng trong năm
- Đã kết chuyển vào chi phí SXKD trong năm
- Giảm khác
- Số dư cuối năm
|
...
...
...
...
|
...
...
...
...
|
13. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn
lại phải trả
- .........
- ..........
|
...
|
...
|
14. Các khoản vay và nợ ngắn hạn
|
Năm nay
|
Năm trước
|
|
- Vay ngắn hạn
- Vay dài hạn đến hạn trả
- Nợ thuê tài chính đến hạn trả
- Trái phiếu phát hành đến hạn trả
|
...
...
...
...
|
...
...
...
...
|
|
Cộng
|
...
|
...
|
|
15. Phải trả người bán và người mua trả tiền trước
- Phải trả người bán
- Người mua trả tiền trước
|
Năm nay
...
...
|
Năm trước
...
...
|
Cộng
|
...
|
...
|
16. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
|
Năm nay
|
Năm trước
|
16.1. Thuế phải nộp Nhà nước
- Thuế GTGT
- Thuế Tiêu thụ đặc biệt
- Thuế xuất, nhập khẩu
- Thuế TNDN
- Thuế tài nguyên
- Thuế nhà đất
- Tiền thuê đất
- Các loại thuế khác
16.2. Các khoản phải nộp khác
- Các khoản phí, lệ phí
- Các khoản phải nộp khác
|
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
|
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
|
Cộng
|
...
|
...
|
17. Chi phí phải trả
|
Năm nay
|
Năm trước
|
- Chi phí phải trả
- Quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm
|
...
...
|
...
...
|
Cộng
|
...
|
...
|
18. Các khoản phải trả, phải nộp khác
|
Năm nay
|
Năm trước
|
- Tài sản thừa chờ xử lý
- Bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm xã hội
- Kinh phí công đoàn
- Doanh thu chưa thực hiện
- Quĩ quản lý của cấp trên
- Cổ tức phải trả
- Các khoản phải trả, phải nộp khác
Cộng
|
...
...
...
...
...
...
...
...
...
|
...
...
...
...
...
...
...
...
...
|
19. Phải trả dài hạn nội bộ
|
Năm nay
|
Năm trước
|
- Phải trả dài hạn nội bộ về cấp vốn
- Vay dài hạn nội bộ
- Phải trả dài hạn nội bộ khác
Cộng
|
...
...
...
...
|
...
...
...
...
|
20. Các khoản vay và nợ dài hạn
|
Năm nay
|
Năm trước
|
20.1. Vay dài hạn
- Vay ngân hàng
- Vay đối tượng khác
20.2. Nợ dài hạn
- Thuê tài chính
- Trái phiếu phát hành
- Nợ dài hạn khác
|
...
...
...
...
...
|
...
...
...
...
...
|
Cộng
|
...
|
...
|
|
|
|
|
* Giá trị trái phiếu có thể chuyển đổi
* Thời hạn thanh toán trái phiếu
20.3. Các khoản nợ thuê tài chính
|
Năm nay
|
Năm trước
|
Tổng khoản T.toán tiền thuê tài
chính
|
Trả tiền lãi thuê
|
Trả nợ gốc
|
Tổng khoản T.toán tiền thuê tài
chính
|
Trả tiền lãi thuê
|
Trả nợ gốc
|
Dưới 1 năm
|
|
|
|
|
|
|
Từ 1 - 5 năm
|
|
|
|
|
|
|
Trên 5 năm
|
|
|
|
|
|
|
21. Vốn chủ sở hữu
21.1. Bảng đối chiếu biến động của Vốn chủ sở hữu
|
Vốn góp
|
Thặng dư vốn cổ phần
|
Cổ phiếu ngân quĩ
|
Chênh lệch đánh giá lại tài sản
|
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
|
Quỹ đầu tư phát triển
|
Quỹ dự phòng tài chính
|
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
|
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
|
A
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
Số dư đầu năm trước
- Tăng vốn trong năm
trước
- Lợi nhuận tăng trong
năm trước
- Chia cổ tức năm
trước
............
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số dư cuối năm trước
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số dư đầu năm nay
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tăng năm nay
- Tăng vốn năm nay
- Lợi nhuận tăng trong
năm
- Chia cổ tức năm nay
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Số dư cuối năm nay
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
21.2. Chi tiết vốn đầu tư của chủ sở hữu
|
Năm nay
|
Năm trước
|
Tổng số
|
Vốn cổ phần thường
|
Vốn cổ phần ưu đãi
|
Tổng số
|
Vốn cổ phần thường
|
Vốn cổ phần ưu đãi
|
- Vốn đầu tư của Nhà nước
- Vốn góp (cổ đông, thành viên...)
|
|
|
|
|
|
|
- Thặng dư vốn cổ phần
|
|
|
|
|
|
|
- Cổ phiếu ngân quỹ
|
(...)
|
(...)
|
(...)
|
(...)
|
(...)
|
(...)
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
* Giá trị trái phiếu đã chuyển thành cổ phiếu trong năm
21.3. Các giao dịch về vốn với các chủ sở hữu và phân phối
cổ tức, lợi nhuận
|
Năm nay
|
Năm trước
|
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu
+ Vốn góp đầu năm
+ Vốn góp tăng trong năm
+ Vốn góp giảm trong năm
+ Vốn góp cuối năm
- Cổ tức, lợi nhuận đã chia
|
...
...
...
...
...
...
|
...
...
...
...
...
...
|
21.4. Cổ tức
- Cổ tức đã công bố sau ngày kết thúc niên độ kế toán :
+ Cổ tức đã công bố trên cổ phiếu thường: .................
+ Cổ tức đã công bố trên cổ phiếu ưu đãi: ..................
- Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi lũy kế chưa được ghi nhận:
.......
21.5. Cổ phiếu
|
Năm nay
|
Năm trước
|
- Số lượng cổ phiếu được phép phát hành
- Số lượng cổ phiếu đã được phát hành và góp vốn đầy đủ
+ Cổ phiếu thường
+ Cổ phiếu ưu đãi
- Số lượng cổ phiếu được mua lại
+ Cổ phiếu thường
+ Cổ phiếu ưu đãi
- Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
+ Cổ phiếu thường
+ Cổ phiếu ưu đãi
|
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
|
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
|
* Mệnh giá cổ phiếu: ..............................
21.6. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
- Quỹ hỗ trợ và sắp xếp cổ phần hóa DNNN
.......................
21.7. Mục đích trích lập quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng
tài chính và quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
-
-
-
21.8. Thu nhập và chi phí, lãi hoặc lỗ được hạch toán trực
tiếp vào Vốn chủ sở hữu theo qui định của các chuẩn mực kế toán khác
-
-
-
22. Nguồn kinh phí
|
Năm nay
|
Năm trước
|
- Nguồn kinh phí được cấp trong năm
|
...
|
...
|
- Chi sự nghiệp
|
(...)
|
(...)
|
- Nguồn kinh phí còn lại cuối kỳ
|
...
|
...
|
23. Tài sản thuê ngoài
|
Năm nay
|
Năm trước
|
23.1. Giá trị tài sản thuê ngoài
- TSCĐ thuê ngoài
- Tài sản khác thuê ngoài
23.2. Tổng số tiền thuê tối thiểu trong tương lai của Hợp
đồng thuê hoạt động TSCĐ không hủy ngang theo các thời hạn
- Đến 1 năm
- Trên 1-5 năm
- Trên 5 năm
|
...
...
...
...
...
|
...
...
...
...
...
|
24. Doanh thu
|
Năm nay
|
Năm trước
|
24.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Tổng doanh thu
+ Doanh thu bán hàng
+ Doanh thu cung cấp dịch vụ
|
...
...
...
...
|
...
...
...
...
|
- Các khoản giảm trừ doanh thu
+ Chiết khấu thương mại
+ Giảm giá hàng bán
+ Hàng bán bị trả lại
+ Thuế GTGT phải nộp (PP trực tiếp)
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt
+ Thuế xuất khẩu
- Doanh thu thuần
Trong đó: + Doanh thu thuần trao đổi hàng hóa
+ Doanh thu thuần trao đổi dịch vụ
|
...
...
...
...
...
...
...
...
...
|
...
...
...
...
...
...
...
...
...
|
24.2. Doanh thu hoạt động tài chính
|
|
|
- Lãi tiền gửi, tiền cho vay
- Lãi đầu tư trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu
- Cổ tức, lợi nhuận được chia
- Lãi bán ngoại tệ
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá
- Lãi bán hàng trả chậm
- Doanh thu hoạt động tài chính khác
|
...
...
...
...
...
...
...
|
...
...
...
...
...
...
...
|
24.3. Doanh thu hợp đồng xây dựng
- Doanh thu của hợp đồng xây dựng được ghi nhận trong kỳ;
- Tổng doanh thu luỹ kế của hợp đồng xây dựng được ghi nhận
đến thời điểm lập báo cáo tài chính;
- Số tiền còn phải trả cho khách hàng liên quan đến hợp đồng
xây dựng;
- Số tiền còn phải thu của khách hàng liên quan đến hợp đồng
xây dựng.
25. Giá vốn hàng bán
|
Năm nay
|
Năm trước
|
- Giá vốn của thành phẩm đã cung cấp
- Giá vốn của hàng hóa đã cung cấp
- Giá vốn của dịch vụ đã cung cấp
..............
|
...
...
...
|
...
...
...
|
Cộng
|
...
|
...
|
26. Chi phí tài chính
|
Năm nay
|
Năm trước
|
- Chi phí hoạt động tài chính
- Lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn
- Lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ
..............
|
...
...
...
|
...
...
...
|
Cộng
|
...
|
...
|
27. Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố
|
Năm nay
|
Năm trước
|
27.1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu
-
-
27.2. Chi phí nhân công
-
-
27.3. Chi phí khấu hao tài sản cố định
27.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài
27.5. Chi phí khác bằng tiền
|
...
...
...
...
...
...
...
...
...
|
...
...
...
...
...
...
...
...
...
|
Cộng
|
...
|
...
|
28. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp và lợi nhuận sau
thuế trong kỳ
|
Năm nay
|
Năm trước
|
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
- Các khoản điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận kế toán để
xác định lợi nhuận chịu thuế TNDN
+ Các khoản điều chỉnh tăng
+ Các khoản điều chỉnh giảm
- Tổng thu nhập chịu thuế
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
|
...
...
...
...
...
...
...
|
...
...
...
...
...
...
...
|
29. Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ
29.1. Các giao dịch không bằng tiền
- Mua tài sản bằng cách nhận các khoản nợ liên quan trực
tiếp hoặc thông qua nghiệp vụ cho thuê tài chính:
- Mua doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu:
- Chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu:
29.2. Mua và thanh lý công ty con hoặc đơn vị kinh doanh
khác trong kỳ báo cáo.
- Tổng giá trị mua hoặc thanh lý;
- Phần giá trị mua hoặc thanh lý được thanh toán bằng tiền
và các khoản tương đương tiền;
- Số tiền và các khoản tương đương tiền thực có trong công
ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được mua hoặc thanh lý;
- Phần giá trị tài sản và công nợ không phải là tiền và các
khoản tương đương tiền trong công ty con hoặc đơn vị kinh doanh khác được mua
hoặc thanh lý trong kỳ.
+ Đầu tư tài chính ngắn hạn;
+ Các khoản phải thu;
+ Hàng tồn kho;
+ Tài sản cố định;
+ Đầu tư tài chính dài hạn;
+ Nợ ngắn hạn;
+ Nợ dài hạn.
29.3. Các khoản tiền và tương đương tiền doanh nghiệp nắm
giữ nhưng không được sử dụng:
- Các khoản tiền nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn;
- Kinh phí dự án;
- ………………..
VII. Những thông tin khác
1. Những khoản nợ ngẫu nhiên, khoản cam kết và những thông
tin tài chính khác.
2. Thông tin so sánh (những thay đổi về thông tin năm
trước).
3. Những thông tin khác.
|
|
Lập, ngày .... tháng .... năm ....
|
Người lập biểu
|
Kế toán trưởng
|
Giám đốc
|
(Ký, họ tên)
|
(Ký, họ tên)
|
(Ký, họ tên, đóng dấu)
|
Ghi chú: Những chỉ tiêu hoặc nội dung đơn vị không có số liệu hoặc thông tin thì
không phải trình bày và không được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu và “Mã số”.
Biểu số 12
Tên Tập đoàn: .............................
|
Mẫu số S01 - S HN
|
Địa chỉ: .........................................
|
(Ban hành theo Thông tư số
23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005 của Bộ Tài chính)
|
SỔ KẾ TOÁN HỢP NHẤT
Năm ......
Chứng từ sử dụng để hợp nhất
|
Diễn giải
|
Các khoản mục đối ứng liên quan
đến bút toán điều chỉnh
|
Các khoản mục báo cáo tài chính
công ty mẹ, công ty con
|
Điều chỉnh
Tăng (+), giảm(-)
|
Khoản mục hợp nhất
|
Báo cáo tài chính và các phiếu kế
toán
|
Ngày...
Tháng..
|
Tài sản *
|
Nguồn vốn *
|
Tăng
|
Giảm
|
Tài sản *
|
Nguồn vốn *
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
|
|
I - Hợp nhất Bảng CĐKT tập đoàn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1- Tài sản cố định
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng
CĐKT
|
31/12/04
|
Công ty mẹ
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng
CĐKT
|
31/12/04
|
Công ty con
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng
CĐKT
|
31/12/04
|
Công ty con
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.........
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2- Hàng tồn kho
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng
CĐKT
|
31/12/04
|
Công ty mẹ
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng
CĐKT
|
31/12/04
|
Công ty con
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng
CĐKT
|
31/12/04
|
Công ty con
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.........
|
|
|
|
|
|
|
|
01/PKT
|
15/3/04
|
Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II- Hợp nhất Báo cáo kết quả hoạt động KD tập đoàn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. DT bán hàng và cung cấp dịch vụ
|
|
|
|
|
|
|
|
KQKD
|
31/12/04
|
Công ty mẹ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công ty con
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công ty con
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bút toán điều chỉnh doanh thu nội bộ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất
thì dùng từ Doanh thu/Chi phí; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất thì dùng từ
“Thu/Chi”
VÍ DỤ: LẬP BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT
I. Có tình hình số liệu sau liên quan đến thực hiện hợp nhất
báo cáo tài chính của tập đoàn
1. Tập đoàn NEC gồm 2 công ty (công ty mẹ A và công ty con
B). Số liệu Bảng cân đối kế toán riêng của Công ty mẹ A và Công ty con B như
sau:
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
|
|
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
|
Công ty mẹ A
|
|
Công ty con B
|
Chỉ tiêu
|
Số cuối năm (31/12/04)
|
|
Chỉ tiêu
|
Số cuối năm (31/12/04)
|
Tài sản
|
|
|
|
Tài sản
|
|
|
1- Phải thu khách hàng
|
1.200
|
|
|
1- Phải thu khách hàng
|
1.270
|
|
2- Hàng tồn kho
|
5.150
|
|
|
2- Hàng tồn kho
|
6.570
|
|
3- TSCĐ hữu hình
|
14.000
|
|
|
3- TSCĐ hữu hình
|
27.500
|
|
4- Đầu tư vào công ty con B
|
35.000
|
|
|
4- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
|
13.260
|
|
5- Đầu tư vào công ty liên kết C
|
15.000
|
|
|
5- Đầu tư dài hạn khác
|
|
|
Tổng cộng Tài sản
|
70.350
|
|
|
Tổng cộng Tài sản
|
48.600
|
|
Nguồn vốn
|
|
|
|
Nguồn vốn
|
|
|
1- Phải trả người bán
|
|
280
|
|
1- Phải trả người bán
|
|
1.200
|
2- Phải trả dài hạn nội bộ
|
|
28.770
|
|
2- Phải trả dài hạn nội bộ
|
|
1.840
|
3- Vốn đầu tư của chủ sở hữu
|
|
40.600
|
|
3- Vốn đầu tư của chủ sở hữu
|
|
45.000
|
4- Lợi nhuận chưa phân phối
|
|
700
|
|
4- Lợi nhuận chưa phân phối
|
|
560
|
Tổng cộng
Nguồn vốn
|
|
70.350
|
|
Tổng cộng Nguồn vốn
|
|
48.600
|
2. Tình hình đầu tư vào Công ty con B của Công ty mẹ A như
sau:
Công ty mẹ A đầu tư vào công ty con B 35.000 và nắm giữ 78%
quyền biểu quyết.
Công ty mẹ A đầu tư vào Công ty liên kết C 150.000 cổ phiếu
với mệnh giá (triệu đồng)/1 cổ phiếu, tổng giá trị đầu tư 15.000 (triệu đồng),
chiếm 40% vốn cổ phần của Công ty C. Do Công ty mẹ A sở hữu 40% số cổ phiếu của
Công ty C nên Công ty C là công ty liên kết của công ty mẹ A.
- Tình hình mua và sở hữu 150.000 cổ phiếu của công ty C
trong năm 2004 như sau:
Đơn vị tính 1.000.000 đồng
Giá trị 150.000 cổ phiếu tại Công
ty liên kết C tương ứng với các tài sản sau
|
Giá trị hợp lý của tài sản mua
|
Chênh lệch
|
Số điều chỉnh trên Bảng cân đối kế
toán hợp nhất
|
Ghi chú
{Tiêu thức phân bổ chênh lệch (3)}
|
Loại tài sản
|
Giá trị
|
A
|
1
|
2
|
3 = 2 -1
|
4
|
5
|
1) Hàng tồn kho
|
5.000
|
5.000
|
0
|
0
|
|
2) TSCĐ
- Phiếu kế toán
|
10.000
|
8.000
|
2.000
|
200 (3a)
|
10 năm
|
3) Lợi thế thương mại
- Phiếu kế toán
|
|
2.000
|
2.000
|
100 (3b)
|
20 năm
|
Tổng số
|
15.000
|
15.000
|
0
|
300 (3)
|
|
Giá trị đầu tư vào Công ty liên kết C phải được điều chỉnh
để phản ánh theo giá trị hợp lý lúc mua khi hợp nhất báo cáo tài chính. Bút
toán điều chỉnh giảm vốn đầu tư vào Công ty liên kết C với giá trị 300 (3) được
thực hiện khi hợp nhất báo cáo tài chính.
3. Trong năm 2004 giữa 2 Công ty mẹ A và Công ty con B có
một số nghiệp vụ kinh tế sau:
- 15/10 Công ty (mẹ) A bán hàng cho Công ty (con) B mặt hàng
X giá vốn là 200 (cho 10 sản phẩm), giá bán 250, hiện mặt hàng X còn tồn kho
tại Công ty con B 50% số hàng đã mua của Công ty mẹ A. Công ty con B đã thanh
toán toàn bộ tiền hàng cho Công ty mẹ A.
Như vậy, lãi nội bộ 250 - 200 = 50 chỉ được ghi nhận 25 (50
x 50%) và phải điều chỉnh giảm lãi của tập đoàn của năm tài chính 2003.
II. Lập Bảng Cân đối kế toán hợp nhất của Công ty mẹ A
Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán của Công ty mẹ A, Công ty
con B và tình hình đầu tư của Công ty mẹ A, lập các bút toán điều chỉnh sau:
1. Bút toán điều chỉnh vốn đầu tư của Công ty mẹ A vào Công
ty con B:
- Giảm khoản mục “Đầu tư vào công ty con”: 35.000 của Công
ty mẹ A
- Giảm khoản mục “Nguồn vốn kinh doanh”: 35.000 của Công ty
con B.
2- Bút toán điều chỉnh lãi nội bộ đối với hàng hoá tiêu thụ
nội bộ chưa thực hiện (50% hàng hoá Công ty mẹ A bán cho Công ty con B chưa
được bán ra ngoài:
- Giảm khoản mục “Hàng tồn kho”: 25 của Công ty con B
- Giảm khoản mục “Lợi nhuận chưa phân phối”: 25 của Công ty
mẹ A.
3- Bút toán điều chỉnh ghi nhận vốn đầu tư liên kết của công
ty mẹ theo giá trị hợp lý của tài sản mua theo phương pháp vốn chủ sở hữu:
- Tăng khoản mục “Vốn đầu tư vào công ty liên kết”: 300 của
Công ty mẹ
- Tăng khoản mục “Lợi nhuận chưa phân phối”: 300 của Công ty
mẹ A.
Bảng tổng hợp kết quả hợp nhất Bảng Cân đối kế toán của công
ty mẹ A và công ty con B ngày 31/12/2004
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
Chỉ tiêu
|
Công ty mẹ A
|
Công ty con B
|
Bút toán điều chỉnh
|
Bảng CĐKT hợp nhất
|
Tài sản
|
Nguồn vốn
|
Tài sản
|
Nguồn vốn
|
Tăng (+)
|
Giảm (-)
|
Tài sản
|
Nguồn vốn
|
Tài sản
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1- Phải thu khách hàng
|
1200
|
|
1.270
|
|
|
-
|
2.470
|
|
2- Hàng tồn kho
|
5.150
|
|
6.570
|
|
|
25
(2)
|
11.695
|
|
3- TSCĐ hữu hình
|
14.000
|
|
27.500
|
|
|
|
41.500
|
|
4. Chi phí XD cơ bản dở dang
|
|
|
13.260
|
|
|
|
13.260
|
|
4- Đầu tư vào công ty con B
|
35.000
|
|
-
|
|
|
35.000 (1)
|
0
|
|
5- Đầu tư vào công ty liên kết C
|
15.000
|
|
-
|
|
|
300
(3)
|
14.700
|
|
Tổng cộng tài sản
|
70.350
|
|
48.600
|
|
|
35.325
|
83.625
|
|
Nguồn vốn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1- Phải trả người bán
|
|
280
|
|
1.200
|
|
|
|
1.480
|
2- Phải trả dài hạn nội bộ
|
|
28.770
|
|
1.840
|
|
|
|
30.610
|
3- Vốn đầu tư của chủ sở hữu
|
|
40.600
|
|
45.000
|
(35.000)
(1)
|
|
|
50.600
|
4- Lợi nhuận chưa phân phối
|
|
700
|
|
560
|
(25) (2)
(300)(3)
|
|
|
935
|
Tổng cộng nguồn vốn
|
|
70.350
|
|
48.600
|
(35.325)
|
|
|
83.625
|
Bảng tổng hợp Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất
của Công ty mẹ A và Công ty con B năm 2004
Đơn vị tính 1.000.000 đồng
Chỉ tiêu
|
Công ty mẹ A
|
Công ty con B
|
Bút toán điều chỉnh*
(+,-)
|
Báo cáo KQKD hợp nhất
|
A
|
1
|
2
|
3
|
4
|
1- Doanh thu
|
1.000
|
1.500
|
(125) (1)
|
2.375
|
2- Giá vốn (+) Chi phí QL & bán hàng
|
(900)
|
(1.420)
|
100 (2)
|
(2.220)
|
3- Tổng thu nhập chịu thuế
|
100
|
80
|
(25) (3)
|
155
|
4- Thuế TNDN phải nộp (28%)
|
(28)
|
(22,4)
|
-
|
(50,4)
|
5- Lợi nhuận sau thuế TNDN
|
72
|
57,6
|
(25) (4)
|
104,6
|
(*) Giải thích các bút toán điều chỉnh doanh thu nội bộ, giá
vốn nội bộ, lãi nội bộ (ở cột 3 - bút toán điều chỉnh):
Bút toán điều chỉnh giảm doanh thu nội bộ là 125 do Công ty
mẹ A bán cho Công ty con B 250, nhưng đến cuối năm tài chính (31/12) số hàng
hoá trên Công ty con B chỉ tiêu thụ được 50%, do vậy phải điều chỉnh giảm doanh
thu tiêu thụ nội bộ của Công ty mẹ là 50%: 250 x 50% = 125 khi thực hiện hợp
nhất doanh thu tiêu thụ của tập đoàn.
(2) Bút toán điều chỉnh giảm giá vốn nội bộ là 100 do phải
điều chỉnh giảm giá vốn tiêu thụ nội bộ tương ứng với điều chỉnh giảm doanh thu
tiêu thụ nội bộ là: 200 x 50% = 100.
(3),(4) Bút toán điều chỉnh giảm thu nhập (lợi nhuận) chịu
thuế thu nhập doanh nghiệp, và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 25:
Bút toán điều chỉnh này tương ứng với bút toán điều chỉnh
ghi giảm khoản mục lợi nhuận chưa phân phối của công ty mẹ và ghi giảm giá trị
hàng tồn kho của công ty con về khoản lãi nội bộ chưa thực hiện ở thời điểm
cuối năm tài chính (31/12) khi hợp nhất Bảng cân đối kế toán của tập đoàn do
hàng tồn kho tiêu thụ từ công ty mẹ sang công ty con tính đến cuối năm tài
chính mới tiêu thụ được 50%.