Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 185/2010/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi chế độ kế toán hành chính sự nghiệp

Số hiệu: 185/2010/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Xuân Hà
Ngày ban hành: 15/11/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 185/2010/TT-BTC

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2010

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 19/2006/QĐ-BTC NGÀY 30/3/2006 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003;
Căn cứ Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kế toán Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số nội dung chưa được quy định trong Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung nội dung của các chứng từ sau:

1. Góc trên bên trái của các mẫu chứng từ ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa: Mã đơn vị SDNS  thành “Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách”;

2. Các chứng từ: “Bảng chấm công” (Mẫu C01a- HD), “Giấy báo làm thêm giờ” (Mẫu số C01c-HD), “Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ” (Mẫu C07- HD), “Bảng thanh toán tiền thuê ngoài” (Mẫu C09- HD), “Bảng kê thanh toán tiền công tác phí” (Mẫu C12- HD), “Bảng kê mua hàng” (Mẫu C24- HD), “Giấy đề nghị thanh toán” (Mẫu số C37- HD) thay “Người duyệt” (Ký, họ tên) thành “Thủ trưởng đơn vị” (Ký, họ tên).

3. “Bảng kê mua hàng” (Mẫu số C24- HD) bổ sung thêm chữ ký, họ tên của “Phụ trách bộ phận của người mua”;

4. “Bảng chấm công làm thêm giờ” (Mẫu C01b- HD), bổ sung thêm mục đích của chứng từ là dùng trong trường hợp các phòng, ban, bộ phận có người làm thêm giờ nhiều ngày trong tháng. Khi sử dụng “Bảng chấm công làm thêm giờ” để theo dõi ngày công làm thêm giờ thì không phải lập “Giấy báo làm thêm giờ” (Mẫu số C01c-HD);

5. “Bảng Chấm công” (Mẫu số C01a- HD) bỏ cột “Ngạch bậc lương hoặc cấp bậc, chức vụ” (Cột C) (Phụ lục số 01.1); 

6. “Giấy báo làm thêm giờ” (Mẫu số C01c-HD) bỏ cột “Đơn giá”, “Thành tiền” “Ký tên” (Cột 4, 5, C); Thay chữ ký, họ tên của Kế toán trưởng  bằng “Xác nhận của bộ phận, phòng ban có người làm thêm” (Ký, họ tên). Giấy báo làm thêm giờ được sử dụng trong trường hợp đơn vị có người làm thêm giờ không thường xuyên. Khi sử dụng “Giấy báo làm thêm giờ” để theo dõi ngày công làm thêm giờ thì không phải lập Bảng chấm công làm thêm giờ (Mẫu C01b- HD). “Giấy báo làm thêm giờ” dùng làm căn cứ lập “Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ” (Mẫu C07- HD) (Phụ lục số 01.2);

7. “Hợp đồng giao khoán công việc, sản phẩm” (Mẫu số C08- HD) bổ sung thêm chỉ tiêu “Địa chỉ”, “Số CMND” vào dòng “Họ tên…..Chức vụ……Địa chỉ…..Số CMND……Đại diện cho…..Bên nhận khoán……..” (Phụ lục số 01.3); 

8. “Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán” (Mẫu C10- HD), bổ sung thêm chỉ tiêu “Địa chỉ”, “Số CMND” vào dòng “Họ tên…..Chức vụ……Địa chỉ…..Số CMND……Đại diện cho…..Bên nhận khoán……..” (Phụ lục số 01.4);

9. “Bảng kê trích nộp các khoản theo lương” (Mẫu số C11- HD) bổ sung thêm nội dung “Bảo hiểm thất nghiệp” vào các cột B, 1, 2, 3, 4 (Phụ lục số 01.5);

Điều 2. Bổ sung mới một số chứng từ sau:

1. Danh sách chi tiền lương và các khoản thu nhập khác qua tài khoản cá nhân (Mẫu C13- HD) (Phụ lục số 01.6);

2. Phiếu giao nhận nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ (Mẫu C26- HD) (Phụ lục số 01.7);

3. Bảng kê đề nghị thanh toán (Mẫu C41- HD) (Phụ lục số 01.8).

Điều 3. Kế toán hoạt động in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ

1. Nguyên tắc kế toán hoạt động in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ

- Để phản ánh nhập, xuất kho các loại ấn chỉ, kế toán sử dụng TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”. TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu” phải theo dõi chi tiết 2 loại ấn chỉ cấp và ấn chỉ bán:

+ Ấn chỉ cấp:  Là các loại ấn chỉ dùng để cấp phục vụ cho công tác quản lý và hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của đơn vị.

+ Ấn chỉ bán: Là các loại ấn chỉ mà đơn vị được phép in, phát hành để bán cho các đối tượng theo quy định.

- Đơn vị phải chấp hành đầy đủ các quy định về quản lý nhập, xuất kho ấn chỉ. Tất cả các loại ấn chỉ cấp và ấn chỉ bán khi nhập, xuất kho đều phải làm đầy đủ thủ tục theo quy định và bắt buộc phải có phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.

- Hạch toán chi tiết ấn chỉ các loại để cấp và để bán phải thực hiện đồng thời ở kho và phòng kế toán. Ở kho, thủ kho phải mở sổ (hoặc thẻ) kho theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho từng thứ, từng loại ấn chỉ cấp và ấn chỉ bán; ở phòng kế toán phải mở sổ chi tiết ấn chỉ các loại để cấp và để bán để ghi chép cả về số lượng, giá trị từng thứ, từng loại ấn chỉ nhập, xuất, tồn kho. Định kỳ (hàng tháng, hàng quý), kế toán phải thực hiện đối chiếu với thủ kho về số lượng nhập, xuất, tồn kho từng thứ, từng loại ấn chỉ, nếu có chênh lệch phải báo ngay cho kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị biết để kịp thời xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý.

- Hạch toán nhập, xuất, tồn kho ấn chỉ phải theo giá thực tế được quy định cho từng trường hợp cụ thể. Giá thực tế ấn chỉ do đơn vị được phép in nhập kho được tính theo giá thuê in thực tế phải trả ghi trên Hợp đồng thuê in giữa đơn vị với doanh nghiệp in. Giá thực tế ấn chỉ tự in là toàn bộ chi phí đơn vị bỏ ra để in, đóng quyển ấn chỉ đó.

- Các chi phí có liên quan (chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí vật liệu, bao bì đóng gói ấn chỉ…) được ghi trực tiếp vào các tài khoản chi phí có liên quan đến việc sử dụng ấn chỉ (các tài khoản loại 6 và chi tiết cho từng hoạt động), cụ thể:

+ Các chi phí có liên quan đến ấn chỉ cấp nhập kho được phản ánh vào bên Nợ TK 661 (66121);

+ Các chi phí có liên quan đến ấn chỉ bán nhập kho được phản ánh vào bên Nợ TK 631 “Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh”;

- Chi phí phát hành ấn chỉ khi phát sinh đối với loại ấn chỉ bán phản ánh vào TK 631 “Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh”;

- Các khoản thu về bán ấn chỉ, phản ánh vào TK 531 “Thu hoạt động sản xuất kinh doanh”;

- Cuối kỳ, kế toán phải kết chuyển toàn bộ chi phí phát hành liên quan đến các hoạt động bán ấn chỉ phát sinh trong kỳ sang TK 531 để xác định kết quả hoạt động phát hành ấn chỉ bán;

- Cuối kỳ, kế toán tính toán xác định chênh lệch thu, chi của hoạt động phát hành ấn chỉ bán để kết chuyển sang TK 421 “Chênh lệch thu, chi chưa xử lý”.

2. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

2.1. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến ấn chỉ  cấp.

- Khi phát sinh chi phí thuê thiết kế mẫu ấn chỉ, ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động

Có các TK 111, 112, 331…

Trường hợp rút dự toán chi hoạt động để thanh toán tiền thuê thiết kế mẫu ấn chỉ, đồng thời ghi Có TK 008 “Dự toán chi hoạt động”.

- Nhập kho các loại ấn chỉ do công ty in bàn giao theo hợp đồng thuê in giữa đơn vị với doanh nghiệp in, ghi:

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết ấn chỉ cấp)

Có các TK 111, 112, 331, 461…

Trường hợp rút dự toán chi hoạt động để thanh toán tiền cho doanh nghiệp in, đồng thời ghi Có TK 008 “Dự toán chi hoạt động”.

- Chi phí vận chuyển, bốc xếp ấn chỉ phát sinh, ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động

Có các TK 111, 112, 331…

- Khi xuất kho ấn chỉ để phục vụ cho hoạt động quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị theo quy định, ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động (66121)

Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết ấn chỉ cấp).

- Khi xuất kho ấn chỉ giao cho cán bộ công nhân viên của đơn vị để cấp cho các tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị, ghi:

Nợ TK 312- Tạm ứng

Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết ấn chỉ cấp).

- Khi có báo cáo thanh quyết toán của người nhận ấn chỉ về số ấn chỉ đã cấp cho các tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị, ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động (66121)

Có TK 312- Tạm ứng.

- Cuối năm, căn cứ vào giá trị ấn chỉ còn tồn kho phản ánh giá trị của chúng vào chi hoạt động năm nay, ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động (6612)

Có TK 337- Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau (3371).

- Sang năm sau, khi xuất ấn chỉ ra để phục vụ cho hoạt động quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị (nếu ấn chỉ còn sử dụng được) hoặc tiêu huỷ (nếu ấn chỉ không còn sử dụng được), ghi:

Nợ TK 337- Kinh phí đã quyết toán chuyển năm sau (3371)

Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết ấn chỉ cấp).

2.2. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên quan đến ấn chỉ bán.

- Khi phát sinh chi phí thuê thiết kế mẫu ấn chỉ, ghi:

Nợ TK 631- Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh

Có các TK 111, 112, 331…

- Nhập kho các loại ấn chỉ do doanh nghiệp in bàn giao theo hợp đồng thuê in giữa đơn vị với doanh nghiệp in, ghi:

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết ấn chỉ bán)

Có các TK 111, 112

- Chi phí phát hành ấn chỉ bán khi phát sinh, ghi:

Nợ TK 631- Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh

Có các TK 111, 112, 331…

- Khi xuất kho ấn chỉ giao cho cán bộ công nhân viên của đơn vị để bán cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài, ghi:

Nợ TK 312- Tạm ứng

Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (Chi tiết ấn chỉ bán).

- Khi có báo cáo thanh quyết toán của người nhận ấn chỉ về số ấn chỉ đã bán cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài, ghi:

Nợ TK 531- Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh

Có TK 312- Tạm ứng.

- Các khoản ghi giảm chi phí phát hành ấn chỉ bán khi phát sinh (nếu có), ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152…

Có TK 631- Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Khi phát sinh doanh thu do bán ấn chỉ cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài, ghi:

Nợ TK 111, 112 (nếu thu tiền ngay)

Nợ TK 311- Các khoản phải thu (3111) (nếu chưa thu tiền)

Có TK 531- Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (33311)

(nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí phát hành các loại ấn chỉ bán phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 531- Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh

Có TK 631- Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Thuế GTGT phải nộp theo quy định của hoạt động phát hành ấn chỉ bán (nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp), ghi:

Nợ TK 531- Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh

Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước.

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chênh lệch thu, chi của hoạt động phát hành ấn chỉ bán, ghi:

+ Nếu có chênh lệch thu lớn hơn chi, ghi:

Nợ TK 531- Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh

Có TK 421- Chênh lệch thu, chi chưa xử lý (4212)

+ Nếu có chênh lệch chi lớn hơn thu, ghi:

Nợ TK 421- Chênh lệch thu, chi chưa xử lý(4212)

Có TK 531- Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Số thuế TNDN đơn vị phải nộp của hoạt động phát hành ấn chỉ bán, ghi:

Nợ TK 421- Chênh lệch thu, chi chưa xử lý (4212)

Có TK 333- Các khoản phải nộp NSNN (3334).

- Khi phân phối chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động phát hành ấn chỉ bán theo quy định của cơ chế tài chính, ghi:

Nợ TK 421- Chênh lệch thu, chi chưa xử lý

Có các TK liên quan.

Điều 4. Kế toán tài sản cố định

Sửa đổi, bổ sung cách xác định nguyên giá của tài sản cố định quy định tại TK 211 “Tài sản cố định hữu hình” và TK 213 “Tài sản cố định vô hình” như sau:

1. Tài sản cố định hữu hình quy định tại TK 211 “Tài sản cố định hữu hình”

- Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ mua sắm: Là giá mua thực tế (giá ghi trên hóa đơn trừ (-) đi các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá - nếu có) cộng (+) với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử đã trừ (-) đi các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử cộng (+) với các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) mà cơ quan, đơn vị phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng;

- Nguyên giá tài sản cố định hình thành từ đầu tư xây dựng: Là giá trị quyết toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành;

- Nguyên giá tài sản cố định được điều chuyển đến:  Là giá trị của tài sản ghi trong Biên bản bàn giao tài sản điều chuyển cộng (+) với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử đã trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử cộng (+) với các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) mà cơ quan, đơn vị phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng;

- Nguyên giá tài sản cố định được tặng, cho: Là giá trị của tài sản được cơ quan tài chính tính làm căn cứ để hạch toán hoặc giá trị do các tổ chức có chức năng định giá tài sản nhà nước đánh giá lại và được cơ quan tài chính cùng cấp thống nhất cộng (+) với các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, chi phí lắp đặt, chạy thử đã trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử cộng (+) với các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có) mà cơ quan, đơn vị phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào sử dụng;

- Nguyên giá tài sản đặc biệt: Được sử dụng giá quy ước làm căn cứ ghi sổ kế toán. Giá quy ước do các Bộ, cơ quan ngang Bộ chuyên ngành quản lý quy định.

2. Tài sản cố định vô hình quy định tại TK 213 “Tài sản cố định vô hình”

- Giá trị quyền sử dụng đất:

Đối với đất được giao có thu tiền sử dụng đất; đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp; đất được thuê mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê thì giá trị quyền sử dụng đất được xác định là tiền sử dụng đất phải nộp khi được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc số tiền đã trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp hoặc số tiền thuê đất đã trả 1 lần cho toàn bộ thời gian thuê cộng (+) với các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có).

Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo quy định hiện hành về xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cộng (+) với các khoản thuế, phí, lệ phí (nếu có).

- Giá trị bằng phát minh sáng chế: Là các chi phí cơ quan, đơn vị phải trả cho các công trình nghiên cứu, sản xuất thử được Nhà nước cấp bằng phát minh sáng chế hoặc đơn vị mua lại bản quyền bằng sáng chế của các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài.

- Giá trị bản quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích: Là tổng số tiền chi thù lao cho tác giả và được Nhà nước công nhận cho tác giả độc quyền phát hành và bán tác phẩm của mình.

- Giá trị phần mềm máy vi tính: Là số tiền chi trả cho việc thuê lập trình hoặc mua phần mềm máy vi tính theo các chương trình của đơn vị (khi thực hiện ghi chép, quản lý bằng máy vi tính).

Đối với giá trị phần mềm máy vi tính được tặng, cho: Nguyên giá được xác định là giá trị của tài sản được cơ quan tài chính tính làm căn cứ để hạch toán hoặc giá trị do các tổ chức có chức năng định giá tài sản nhà nước đánh giá lại và được cơ quan tài chính cùng cấp thống nhất.

Điều 5. Kế toán các khoản phải nộp nhà nước

Tài khoản 333- Các khoản phải nộp nhà nước, mở thêm 1 TK cấp 2 như sau: 

- TK 3335- Thuế thu nhập cá nhân: Phản ánh thuế thu nhập cá nhân khấu trừ tại nguồn tính trên thu nhập của người chịu thuế.

Chuyển nội dung phản ánh “Thuế thu nhập cá nhân” từ tài khoản 3337- Thuế khác, sang tài khoản 3335- Thuế thu nhập cá nhân. Phương pháp hạch toán thuế thu nhập cá nhân trên tài khoản 3335 tương tự như phương pháp hạch toán thuế thu nhập cá nhân đã quy định trên tài khoản 3337.

Bổ sung nguyên tắc kế toán thuế thu nhập cá nhân, như sau:

- Đơn vị chi trả thu nhập phải thực hiện việc kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn. Đơn vị chi trả thu nhập có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế trước khi chi trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế để nộp thay tiền thuế vào NSNN;

- Đơn vị phải theo dõi chi tiết các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác trong đơn vị bao gồm: Tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác theo quy định hiện hành để làm căn cứ xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp.

Điều 6. Kế toán phải trả công chức, viên chức

Bổ sung nội dung các khoản phải trả người lao động khác ngoài cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị vào tài khoản 334 “Phải trả công chức, viên chức”.

Tài khoản 334, có 2 TK cấp 2 như sau:

- TK 3341- Phải trả công chức, viên chức: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức;

TK 3341 phản ánh các khoản phải trả cán bộ, công chức, viên chức là các đối tượng thuộc danh sách tham gia BHXH theo quy định hiện hành của pháp luật về BHXH.

- TK 3348- Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị về  tiền công, tiền thưởng có tính chất về tiền công (nếu có) và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động;

TK 3348 phản ánh các khoản phải trả người lao động khác là các đối tượng không thuộc danh sách tham gia BHXH theo quy định hiện hành của pháp luật về BHXH.

Điều 7. Kế toán nguồn kinh phí dự án

TK 462- Nguồn kinh phí dự án, phân loại lại các TK cấp 2 như sau:

- TK 4621- Nguồn kinh phí NSNN cấp: Tài khoản này dùng để phản ánh nguồn kinh phí dự án do NSNN cấp.

Tài khoản này gồm 2 TK cấp 3:

+ TK 46211- Nguồn kinh phí quản lý dự án: Tài khoản này dùng để phản ánh nguồn kinh phí quản lý dự án do NSNN cấp;

+ TK 46212- Nguồn kinh phí thực hiện dự án: Tài khoản này dùng để phản ánh nguồn kinh phí thực hiện dự án do NSNN cấp.

- TK 4622- Nguồn kinh phí viện trợ: Tài khoản này dùng để phản ánh nguồn kinh phí dự án do nhận viện trợ.

Tài khoản này gồm 2 TK cấp 3:

+ TK 46221- Nguồn kinh phí quản lý dự án: Tài khoản này dùng để phản ánh nguồn kinh phí quản lý dự án do nhận viện trợ;

+ TK 46222- Nguồn kinh phí thực hiện dự án: Tài khoản này dùng để phản ánh nguồn kinh phí thực hiện dự án do nhận viện trợ.

- TK 4628- Nguồn khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các nguồn kinh phí dự án khác ngoài nguồn kinh phí do NSNN cấp hoặc do nhận viện trợ.

Tài khoản này gồm 2 TK cấp 3:

+ TK 46281- Nguồn kinh phí quản lý dự án: Tài khoản này dùng để phản ánh nguồn kinh phí quản lý dự án khác;

+ TK 46282- Nguồn kinh phí thực hiện dự án: Tài khoản này dùng để phản ánh nguồn kinh phí thực hiện dự án khác.

Điều 8. Kế toán chi dự án

TK 662- Chi dự án, phân loại lại các TK cấp 2 như sau:

- TK 6621- Chi từ nguồn kinh phí NSNN cấp: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi dự án từ nguồn kinh phí NSNN cấp.

Tài khoản này gồm 2 TK cấp 3:

+ TK 66211- Chi quản lý dự án: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi quản lý dự án từ nguồn kinh phí NSNN cấp;

+ TK 66212- Chi thực hiện dự án: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi thực hiện dự án từ nguồn kinh phí NSNN cấp.

- TK 6622- Chi từ nguồn viện trợ: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi dự án từ nguồn kinh phí viện trợ.

Tài khoản này gồm 2 TK cấp 3:

+ TK 66221- Chi quản lý dự án: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi quản lý dự án từ nguồn kinh phí viện trợ;

+ TK 66222- Chi thực hiện dự án: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi thực hiện dự án từ nguồn kinh phí viện trợ.

- TK 6628- Chi từ nguồn khác: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi dự án từ nguồn khác ngoài nguồn kinh phí do NSNN cấp hoặc do nhận viện trợ.

Tài khoản này gồm 2 TK cấp 3:

+ TK 66281- Chi quản lý dự án: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi quản lý dự án từ nguồn khác;

+ TK 66282- Chi thực hiện dự án: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi thực hiện dự án từ nguồn khác.

Điều 9. Kế toán bảo hiểm thất nghiệp

Tài khoản 332 “Các khoản phải nộp theo lương, mở thêm 1 TK cấp 2 như sau:

TK 3324- Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và đóng Bảo hiểm thất nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp. Đơn vị phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi và quyết toán riêng Bảo hiểm thất nghiệp.

1. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 3324- Bảo hiểm thất nghiệp

Bên Nợ: Số Bảo hiểm thất nghiệp đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ Bảo hiểm thất nghiệp;

Bên Có:

- Trích Bảo hiểm thất nghiệp vào chi phí của đơn vị;

- Trích Bảo hiểm thất nghiệp khấu trừ vào tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức;

Số dư bên Có: Số Bảo hiểm thất nghiệp đã trích nhưng chưa nộp cơ quan quản lý quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

2. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

- Định kỳ trích Bảo hiểm thất nghiệp phải nộp tính vào chi phí của đơn vị, ghi:

Nợ các TK 661, 662, 631, 635, 241

Có TK 332- Các khoản phải nộp theo lương (3324).

- Phần Bảo hiểm thất nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức phải nộp trừ vào tiền lương phải trả hàng tháng, ghi:

Nợ TK 334- Phải trả công chức, viên chức

Có TK 332- Các khoản phải nộp theo lương (3324).

- Khi nộp Bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan quản lý quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, ghi:

Nợ TK 332- Các khoản phải nộp theo lương (3324)

Có các TK 111, 112, 461, 462, 465.

Trường hợp rút dự toán chi hoạt động, dự toán chi chương trình, dự án để nộp Bảo hiểm thất nghiệp thì phải đồng thời ghi Có TK 008 “Dự toán chi hoạt động” hoặc Có TK 009 “Dự toán chi chương trình, dự án” (TK ngoài Bảng Cân đối tài khoản).

Điều 10. Kế toán chi phí quản lý chung:

Bổ sung Tài khoản 642 “Chi phí quản lý chung”: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí quản lý chung liên quan đến các hoạt động như hành chính sự nghiệp, hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác.

1. Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:

- Tài khoản 642 chỉ sử dụng ở các đơn vị có phát sinh các khoản chi phí quản lý chung liên quan đến các hoạt động HCSN, hoạt động SXKD và các hoạt động khác mà khi phát sinh chi phí không thể xác định cụ thể, rõ ràng cho từng đối tượng sử dụng nên không hạch toán ngay vào các đối  tượng chịu chi phí;

- Tài khoản 642 phải được hạch toán chi tiết theo từng nội dung chi phí theo yêu cầu quản lý của đơn vị;

- Cuối kỳ, kế toán tiến hành tính toán, kết chuyển và phân bổ chi phí quản lý chung vào các tài khoản tập hợp chi phí (TK 631, TK 635, TK 661…) có liên quan theo tiêu thức phù hợp;

- Không sử dụng TK 642 trong trường hợp các khoản chi phí quản lý phát sinh xác định được cho từng đối tượng sử dụng và hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 642- Chi phí quản lý chung

Bên Nợ: Các chi phí quản lý chung phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

- Các khoản ghi giảm chi phí quản lý chung;

- Kết chuyển và phân bổ chi phí quản lý chung vào bên Nợ các TK có liên quan 631, 635, 661, 662, 241.

Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.

3. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

- Khi phát sinh chi phí quản lý chung chưa xác định được cho từng đối tượng sử dụng, ghi:

Nợ TK 642- Chi phí quản lý chung

Có các TK liên quan.

- Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí quản lý chung để tính toán kết chuyển và phân bổ chi phí quản lý chung vào các tài khoản tập hợp chi phí có liên quan theo tiêu thức phù hợp, ghi:

Nợ TK 631- Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh

Nợ TK 635- Chi theo đơn đặt hàng của nhà nước

Nợ TK 661- Chi hoạt động

Nợ TK 662- Chi dự án

Nợ TK 241- XDCB dở dang

Có TK 642- Chi phí quản lý chung

Điều 11. Kế toán số chêch lệch thu, chi hoạt động thường xuyên

Bỏ TK 4211 “Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên” và bỏ mục 2 phần phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu quy định ở TK 421 “Chênh lệch thu, chi chưa xử lý”

Sửa lại tên và nội dung hạch toán của Tài khoản 004 Khoán chi hành chính”, như sau:

Tài khoản 004 “Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên”: Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch thu, chi của hoạt động thường xuyên của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và việc xử lý số chênh lệch đó.

1. Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:

- Chỉ hạch toán vào Tài khoản 004 “Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên” số chênh lệch thu và chi của hoạt động thường xuyên do đơn vị tăng thu, tiết kiệm chi đối với các loại kinh phí được giao khoán chi hành chính hoặc được giao tự chủ tài chính trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của chế độ tài chính;

- Việc xác định và sử dụng số chênh lệch thu, chi của hoạt động thường xuyên phải tuân thủ các quy định của chế độ tài chính hiện hành.

Tài khoản 004 “Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên” được mở chi tiết năm trước, năm nay.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 004- Chêch lệch thu, chi hoạt động thường xuyên

Bên Nợ:

- Số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thường xuyên do tăng thu, tiết kiệm chi đơn vị tạm xác định trong năm (hàng tháng hoặc quý theo quy định của chế độ tài chính);

- Số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thường xuyên theo quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt cao hơn số đơn vị tạm xác định trong năm;

- Số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thường xuyên theo quyết toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt thấp hơn số đơn vị tạm xác định trong năm (ghi âm).

Bên Có:

- Khi trích quỹ hoặc chi trả thu nhập tăng thêm theo quy định của chế độ tài chính (tạm trích trong năm và sau khi quyết toán được duyệt theo quy định của chế độ tài chính).

Số dư bên Nợ:

Phản ánh số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thường xuyên chưa sử dụng còn lại cuối kỳ.

3. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

- Trong năm, căn cứ vào số tăng thu, tiết kiệm chi của các loại kinh phí được giao khoán chi hành chính hoặc được giao tự chủ tài chính theo quy định của chế độ tài chính, kế toán tạm xác định số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thường xuyên, ghi:

Nợ TK 004 “Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên” 

- Trong năm, khi đơn vị tạm trích quỹ và chi trả thu nhập tăng thêm từ số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thường xuyên, ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động

Có TK 431- Các quỹ.

Có TK 334- Phải trả công chức, viên chức

Đồng thời ghi Có TK 004 “Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên”.

- Khi báo cáo quyết toán của đơn vị được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

+ Trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thường xuyên theo quyết toán được duyệt cao hơn số đơn vị đã tạm xác định trong năm, ghi:

Nợ TK 004  “Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên” (Phần chênh lệch tăng so với số đơn vị đã tạm xác định trong năm).

Đơn vị được trích lập quỹ và trả thu nhập tăng thêm (Phần chênh lệch tăng so với số đơn vị đã tạm trích), ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động (6611- Năm trước)

Có TK 431-Các quỹ

Có TK 334- Phải trả công chức, viên chức.

Đồng thời ghi Có TK 004 “Chênh lệch thu, chi của hoạt động thường xuyên”.

+ Trường hợp số chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động thường xuyên theo quyết toán được duyệt nhỏ hơn số đơn vị đã tạm xác định trong năm, ghi:

Nợ TK 004  “Chênh lệch thu, chi hoạt động thường xuyên” (ghi âm) (Phần chênh lệch giảm so với số đơn vị đã tạm xác định trong năm).

Điều 12. Sửa đổi, bổ sung phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế như sau:

1. Kế toán trả tiền lương và các khoản thu nhập khác qua tài khoản cá nhân

1.1. Nguyên tắc kế toán trả lương và các khoản thu nhập khác qua tài khoản cá nhân

- Các khoản đơn vị thanh toán cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động khác qua tài khoản cá nhân gồm: Tiền lương, tiền công, tiền thu nhập tăng thêm và các khoản phải trả khác như tiền ăn trưa, phụ cấp, tiền thưởng, đồng phục, tiền làm thêm giờ…, sau khi đã trừ các khoản như BHXH, BH thất nghiệp, BHYT và các khoản tạm ứng chưa sử dụng hết, thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ và các khoản khác phải khấu trừ vào tiền lương phải trả (nếu có).

Trường hợp trong tháng có cán bộ tạm ứng trước lương thì kế toán tính toán số tạm ứng trừ vào số lương thực nhận; trường hợp số tạm ứng lớn hơn số lương thực được nhận thì trừ vào tiền lương phải trả tháng sau.

- Khi thực hiện trả tiền lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác trong đơn vị qua tài khoản cá nhân, đơn vị lập các chứng từ liên quan đến tiền lương và các khoản phải trả khác như Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu C02a- HD), Bảng thanh toán thu nhập tăng thêm (Mẫu C02b- HD), Bảng thanh toán tiền thưởng (Mẫu C04- HD), Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (Mẫu C07- HD). Các chứng từ này làm căn cứ để  tính lương và các khoản thu nhập khác phải trả cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác qua tài khoản cá nhân thì không cần cột “Ký nhận”. Hàng tháng, trên cơ sở các Bảng thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập khác, kế toán tính tiền lương và các khoản thu nhập khác phải trả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác và lập “Danh sách chi tiền lương và các khoản thu nhập khác qua tài khoản cá nhân” (Mẫu C13- HD) để yêu cầu Kho bạc, Ngân hàng chuyển tiền vào tài khoản cá nhân của từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác trong đơn vị.

- Hàng tháng đơn vị phải thông báo công khai Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán thu nhập tăng thêm, Bảng thanh toán tiền thưởng, Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ đến các phòng, ban, bộ phận và từng công chức, viên chức và người lao động khác trong đơn vị (hình thức công khai do đơn vị tự quy định).

1.2. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

- Khi rút dự toán chi hoạt động, chi dự án tại Kho bạc chuyển sang tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng phục vụ chi trả tiền lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác qua tài khoản cá nhân , ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (chi tiết tiền gửi Ngân hàng)

Có các TK 461, 462, 465.

Đồng thời, ghi Có TK 008 “Dự toán chi hoạt động” hoặc TK 009 “Dự toán chi chương trình, dự án”

- Khi rút tiền từ tài khoản tiền gửi đơn vị mở tại Kho bạc chuyển sang tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng phục vụ chi trả tiền lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác qua tài khoản cá nhân , ghi:

Nợ TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (chi tiết tiền gửi Ngân hàng)

Có TK Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (chi tiết tiền gửi Kho bạc).

- Khi có xác nhận của Ngân hàng phục vụ về số tiền lương và các khoản thu nhập khác đã được chuyển vào tài khoản cá nhân của từng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khác trong đơn vị, ghi:

Nợ TK 334- Phải trả công chức, viên chức

Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (chi tiết tiền gửi Ngân hàng).

2. Kế toán các khoản mua sắm TSCĐ hữu hình tập trung ở đơn vị cấp trên để cấp cho đơn vị cấp dưới

2.1. Nguyên tắc kế toán mua sắm TSCĐ hữu hình tập trung

- Việc mua sắm TSCĐ hữu hình theo phương thức tập trung ở đơn vị cấp trên phải thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về quy trình tổ chức và kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về mua sắm TSCĐ hữu hình theo phương thức tập trung;

- Đơn vị cấp trên thực hiện việc đấu thầu mua sắm TSCĐ hữu hình từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành và có trách nhiệm thanh quyết toán kinh phí mua sắm tài sản tập trung trên cơ sở dự toán được giao trong năm và thực tế hoàn thành việc mua sắm, cấp phát, bàn giao TSCĐ hữu hình cho các đơn vị cấp dưới hoặc đơn vị cấp trên thực hiện đấu thầu việc mua sắm sau đó giao cho đơn vị cấp dưới thực hiện việc mua sắm, quản lý và sử dụng TSCĐ hữu hình trên cơ sở dự toán được giao trong năm;

- Đơn vị cấp dưới khi được giao tổ chức mua sắm TSCĐ hữu hình phải trên cơ sở kết quả đấu thầu của đơn vị cấp trên; Đồng thời, đơn vị cấp dưới phải thanh quyết toán kinh phí mua sắm, quản lý, sử dụng TSCĐ hữu hình theo quy định hiện hành.

2.2. Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

2.2.1. Kế toán mua sắm tập trung do cấp trên tổ chức đấu thầu, mua sắm TSCĐ hữu hình hoàn thành bàn giao cho cấp dưới quản lý sử dụng

a. Kế toán đơn vị cấp trên (đơn vị tổ chức mua sắm TSCĐ hữu hình theo phương thức mua sắm tập trung)

- Khi rút dự toán chi hoạt động để ứng trước tiền cho người bán theo Hợp đồng kinh tế về mua sắm tài sản giữa đơn vị với nhà cung cấp, ghi:

Nợ TK 331- Các khoản phải trả (3311)

Có các TK 112, 461…

Đồng thời ghi Có TK 008 “Dự toán chi hoạt động”

- Khi hoàn thành công việc mua sắm, căn cứ vào Biên bản nghiệm thu giữa đơn vị và nhà cung cấp về TSCĐ hữu hình đơn vị đã mua sắm, Hoá đơn bán hàng và các chứng từ có liên quan, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ mua về, ghi:

Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang (2411- Mua sắm TSCĐ)

Có TK 331- Các khoản phải trả (3311)

- Khi phát sinh các khoản chi phí có liên quan đến việc mua sắm TSCĐ hữu hình như chi phí tư vấn, hỗ trợ…, ghi:

Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang (2411- Mua sắm TSCĐ)

Có các TK 111, 112

- Trên cơ sở số phải thanh toán, số đã thanh toán, kế toán tính toán xác định số còn phải thanh toán cho nhà cung cấp về TSCĐ hữu hình đã mua, ghi:

Nợ TK 331- Các khoản phải trả (3311)

Có TK 112, 461…

Nếu rút dự toán chi hoạt động để trả nhà cung cấp đồng thời ghi Có TK 008 “Dự toán chi hoạt động”.

- Khi bàn giao TSCĐ hữu hình đã mua sắm tập trung cho các đơn vị cấp dưới quản lý và sử dụng, căn cứ vào Quyết định bàn giao tài sản, Biên bản bàn giao tài sản và các chứng từ liên quan khác, ghi:

Nợ TK 342- Thanh toán nội bộ (Chi tiết từng đơn vị cấp dưới)

Có TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang (2411- Mua sắm TSCĐ).

- Khi cấp dưới báo cáo đã nhận đầy đủ TSCĐ hữu hình và các hồ sơ tài liệu có liên quan đến TSCĐ hữu hình do cấp trên bàn giao, ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động

Có TK 342- Thanh toán nội bộ (Chi tiết từng đơn vị cấp dưới).

- Trong quá trình thực hiện mua sắm tập trung, đơn vị cấp trên tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật:

+ Khi phát sinh các khoản thu tiền bán hồ sơ thầu, phí dự thầu…,ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 511- Các khoản thu (5118).

+ Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến việc đấu thầu, xét thầu… ghi:

Nợ TK 511- Các khoản thu (5118) 

Có các TK 111, 112…

+ Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động đấu thầu, xét thầu…, ghi:

Nợ TK 511- Các khoản thu (5118) 

Có TK 421- Chênh lệch thu, chi chưa xử lý (4218).

+ Khi có quyết định xử lý số chênh lệch thu lớn hơn chi, ghi:

Nợ TK 421- Chênh lệch thu, chi chưa xử lý (4218)

Có các TK liên quan.

b. Kế toán đơn vị cấp dưới (đơn vị được nhận quản lý và sử dụng TSCĐ hữu hình theo phương thức mua sắm tập trung do cấp trên bàn giao)

- Khi nhận được TSCĐ hữu hình do cấp trên bàn giao, căn cứ vào Biên bản giao nhận tài sản kèm theo các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến TSCĐ hữu hình, nếu TSCĐ hữu hình đưa vào sử dụng ngay, ghi:

Nợ TK 211- Tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá là giá nhận bàn giao TSCĐ của cấp trên)

Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định.

- Trường hợp TSCĐ hữu hình nhận về phải qua lắp đặt, chạy thử, nộp lệ phí trước bạ và các khoản chi phí khác có liên quan, khi phát sinh chi phí lắp đặt, chạy thử…, ghi:

Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang (2411- Mua sắm TSCĐ)

Có TK 111, 112, 461.

Nếu rút dự toán chi hoạt động, đồng thời ghi Có TK 008 “Dự toán chi hoạt động”.

- Khi công tác lắp đặt, chạy thử… hoàn thành bàn giao đưa tài sản vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 211- Tài sản cố định hữu hình (Nguyên giá là giá nhận bàn giao TSCĐ của cấp trên cộng với (+) chi phí lắp đặt, chạy thử)

Có TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang (2411- Mua sắm TSCĐ) (Chi phí lắp đặt, chạy thử...)

Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (theo giá nhận bàn giao TSCĐ của cấp trên).      

Đồng thời, ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động

Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (Chi phí lắp đặt, chạy thử...).

2.2.2. Kế toán mua sắm tập trung do cấp trên tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng sau đó giao cho cấp dưới tổ chức mua sắm, quản lý và sử dụng TSCĐ hữu hình.

a. Kế toán đơn vị cấp trên (đơn vị tổ chức đấu thầu mua sắm TSCĐ hữu hình theo phương thức mua sắm tập trung)

- Đơn vị cấp trên tổ chức đấu thầu, chọn thầu theo quy định của pháp luật:

+ Khi phát sinh các khoản thu tiền bán hồ sơ thầu, phí dự thầu…, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 511- Các khoản thu (5118).

+ Khi phát sinh các khoản chi liên quan đến việc đấu thầu, xét thầu, ghi:

Nợ TK 511- Các khoản thu (5118) 

Có các TK 111, 112…

+ Kết chuyển chênh lệch thu lớn hơn chi của hoạt động đấu thầu, xét thầu…, ghi:

Nợ TK 511- Các khoản thu (5118) 

Có TK 421- Chênh lệch thu, chi chưa xử lý (4218).

+ Khi có quyết định xử lý số chênh lệch thu lớn hơn chi, ghi:

Nợ TK 421- Chênh lệch thu, chi chưa xử lý (4218)

Có các TK liên quan.

b. Kế toán đơn vị cấp dưới (đơn vị tổ chức mua sắm, quản lý và sử dụng TSCĐ hữu hình)

- Căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến việc mua sắm TSCĐ mua về đưa ngay vào sử dụng, gồm Hóa đơn mua TSCĐ và các chứng từ thanh toán  khác, kế toán xác định nguyên giá của TSCĐ, lập Biên bản giao nhận TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình

Có các TK 111, 112, 461.

Nếu rút dự toán chi hoạt động, đồng thời ghi Có TK 008 “Dự toán chi hoạt động”.

Đồng thời ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động

Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

- Nếu TSCĐ mua về phải qua lắp đặt, chạy thử, ghi:

Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang (2411- Mua sắm TSCĐ)

Có các TK 111, 112, 461.

Nếu rút dự toán chi hoạt động, đồng thời ghi Có TK 008 “Dự toán chi hoạt động”.

Khi lắp đặt xong, bàn giao đưa TSCĐ vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình

Có TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang (2411- Mua sắm TSCĐ).

Đồng thời ghi:

Nợ TK 661- Chi hoạt động

Có TK 466- Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ.

3. Kế toán sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ

Đối với sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ là sản phẩm, hàng hoá do đơn vị sản xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng của đơn vị, không bao gồm sản phẩm, hàng hoá sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Việc xác định số thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT phải nộp và kê khai thuế GTGT, thuế TNDN thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

- Nếu sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ tiêu dùng nội bộ để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, khi xuất dùng sản phẩm, hàng hoá sử dụng nội bộ, ghi:

Nợ TK 631- Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh (chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá)

Có TK 531- Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh (phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá).

Đồng thời kết chuyển giá vốn hàng bán, ghi:

Nợ TK 531- Thu hoạt động sản xuất kinh doanh

Có TK 155- Sản phẩm, hàng hoá.

Đồng thời, kế toán kê khai thuế GTGT cho sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 311- Các khoản phải thu (3113)

Có TK 333- Các khoản phải nộp Nhà nước (33311).

- Nếu sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ tiêu dùng nội bộ để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi xuất dùng sản phẩm, hàng hoá sử dụng nội bộ, ghi:

Nợ TK 631- Chi hoạt động sản xuất, kinh doanh (chi phí sản xuất sản

phẩm hoặc giá vốn hàng hoá cộng (+) thuế GTGT đầu ra)

Có TK 531- Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh (phản ánh doanh

thu bán hàng nội bộ theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá).

Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp.

Đồng thời kết chuyển giá vốn hàng bán, ghi:

Nợ TK 531- Thu hoạt động sản xuất, kinh doanh

Có TK 155- Sản phẩm, hàng hoá.

Điều 13. Sửa đổi phần thứ ba- Hệ thống sổ kế toán.

1. Sổ theo dõi dự toán (Mẫu số S41-H); Sổ theo dõi sử dụng nguồn kinh phí (Mẫu số S42- H); Sổ tổng hợp sử dụng nguồn kinh phí (Mẫu số S43- H); Sổ chi tiết chi hoạt động (Mẫu số S61- H); Sổ chi tiết chi dự án (Mẫu số S62- H); Sổ tổng hợp quyết toán ngân sách và nguồn khác của đơn vị (Mẫu số S04- CT-H), các sổ này sổ nào có chỉ tiêu (cột) Loại, Khoản sửa thành “Mã ngành kinh tế”; Chỉ tiêu (cột) Nhóm mục chi, Mục, Tiểu mục sửa thành “Mã nội dung kinh tế” (riêng phần I- Sổ theo dõi dự toán, dòng “Nhóm mục chi” không phải phản ánh)

2. Bổ sung “Sổ chi phí quản lý chung” (Mẫu số S73- H) (Phụ lục 02.1).

Điều 14. Sửa đổi phần thứ tư- Hệ thống báo cáo tài chính.

1. Góc trên bên trái của các mẫu báo cáo tài chính sửa: Mã đơn vị SDNS thành “Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách”;

2. Báo cáo “Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng” (Mẫu B02- H) (Mẫu B02/CT-H) và các phụ biểu “Báo cáo chi tiết kinh phí hoạt động” (Mẫu F02-1H); “Báo cáo chi tiết kinh phí dự án” (Mẫu F02-2H); “Bảng đối chiếu dự toán kinh phí Ngân sách tại KBNN” (Mẫu F02-3aH) và “Bảng đối chiếu tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng kinh phí ngân sách tại KBNN” (Mẫu số F02-3bH); “Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách và nguồn khác của đơn vị” (Mẫu số B04/CT-H), các chỉ tiêu (cột) Loại, Khoản sửa thành “Mã ngành kinh tế”, các chỉ tiêu (cột) Nhóm mục chi, Mục, Tiểu mục sửa thành “Mã nội dung kinh tế”:

- Sửa phụ biểu F02- 3aH “Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại kho bạc nhà nước” (Phụ lục số 03.1); 

- Bổ sung Phụ biểu F02- 3cH “Bảng đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi” (Phụ lục số 03.2).

3. Sửa đổi, bổ sung  “Thuyết minh báo cáo tài chính” (Mẫu B06- H), như sau:

- Phần V “Tình hình sử dụng dự toán”, phần VI “Nguồn phí, lệ phí của NSNN đơn vị đã thu và được để lại trang trải chi phí”, phần VII “Tình hình tiếp nhận kinh phí” các chỉ tiêu (cột) Loại, Khoản sửa thành chỉ tiêu (cột) “Mã ngành kinh tế”;

- Phần IV “Tình hình thực hiện nộp ngân sách và nộp cấp trên”: Bổ sung cột 1 (Sau cột B- Chỉ tiêu) “Số phải nộp năm trước chuyển sang”; Cột 1 “Số phải nộp” sửa thành Cột 2 “Số phải nộp năm nay”; Cột 2 “Số đã nộp” sửa thành Cột 3 “Số đã nộp năm nay”; Cột 3 “Số còn phải nộp” sửa thành Cột 4 “Số còn phải nộp năm nay” (Phụ biểu 03.3).

Điều 15. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký. Những phần kế toán khác có liên quan nhưng không hướng dẫn ở Thông tư này thì các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thực hiện theo Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 16. Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có chế độ kế toán đặc thù đã được Bộ Tài chính ban hành Thông tư riêng, Quyết định cá biệt hoặc công văn chấp thuận phải căn cứ vào Thông tư này để hướng dẫn, bổ sung phù hợp.

Điều 17. Các Bộ, ngành, Uỷ ban Nhân dân, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai hướng dẫn các đơn vị thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Toà án nhân dân tối cao;
- VP BCĐ TW về phòng chống tham nhũng;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- UBND, Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu VT (2 bản), Vụ CĐKT &KT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 185/2010/TT-BTC

Hanoi, November 15, 2010

 

CIRCULAR

PROVIDING GUIDANCE ON AMENDING AND SUPPLEMENTING THE PUBLIC-SECTOR ADMINISTRATIVE ACCOUNTING REGULATIONS ISSUED UNDER THE DECISION NO. 19/2006/QD-BTC OF THE MINISTER OF FINANCE DATED MARCH 30, 2006

Pursuant to the Law on Accounting No. 03/2003/QH11 dated June 17, 2003;

Pursuant to the Decree No.128/2004/ND-CP dated May 31, 2004 of the Government on specifying and providing guidance on the implementation of a number of articles of the Law on Accounting in the Government accounting;

Pursuant to Decree No. 118/2008/ND-CP dated November 27, 2008 of the Government on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

The Ministry of Finance hereby provides guidance on amending and supplementing several contents which have not been included in the public sector accounting regulations as follows:

Article 1. Amending and supplementing existing contents of the following accounting documents:

1. At the upper left corner of the specimen of the accounting voucher appended to the Decision No. 19/2006/QD-BTC of the Minister of Finance dated March 30, 2006, the field Code of the unit using the state budget is replaced by Code of the unit affiliated with the State Budget;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. “List of procured goods” (Form No. C24- HD) is supplemented with signature and full name of Officer in charge of procurement department;

4. “Overtime sheet” (Form No. C01b- HD) is supplemented with its purpose stating that this document is applied to departments or sub-departments whose employees work overtime in multiple days of a month. Where the said form “Overtime sheet” is used for the purpose of keeping track of days of overtime work, preparation of “Overtime work note” (Form No. C01c-HD) is not necessary;

5. The column Salary scale, level or professional rank or title (Column C) is deleted from “Timesheet” (Form No. C01a- HD) (in the Appendix No. 01.1);

6. In the "Overtime work note” (Form No. C01c-HD), columns such as Unit price, Total sum and Signed by (Column 4, 5, C) are deleted; and the field signature and full time of the Chief Accountant is replaced by Confirmed by the department or division in charge of employee working overtime” (Signature, full name). Overtime work note is applied to any unit whose employees work overtime in an irregular manner. Where the said form “Overtime work note” is used for the purpose of keeping track of days of overtime work, preparation of “Overtime sheet” (Form No. C01b-HD) is not necessary. “Overtime work note” is used as the basis for preparing “Overtime pay sheet” (Form No. C07- HD) (in the Appendix No. 01.2);

7. The field Address, ID card number is inserted into the existing line to become Full name…..Title…..Address…..ID card number…..Acting as the representative of.....Contractor…..in the “Lump sum contract for completed work or product” (Form No. C08- HD) (in the Appendix No. 01.3);

8. The field Address, ID card number is inserted into the existing line to become Full name…..Title…..Address…..ID card number…..Acting as the representative of.....Contractor…..in the “Record of lump sum contract termination” (Form No. C10- HD) (in the Appendix No. 01.4);

9. The field Unemployment insurance is inserted into column B, 1, 2, 3, 4 in the “Payroll-related expense or deduction sheet” (Form No. C11- HD) (in the Appendix No. 01.5);

Article 2. Adding several new accounting documents:

1. List of salaries or wages and other incomes paid through personal accounts (Form No. C13- HD) (in the Appendix 01.6);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Schedule of payment requests (Form No. C41- HD) (in the Appendix No. 01.8).

Article 3. Accounting for regulatory forms printing, publication, management and utilization activities

1. Accounting principles for regulatory forms printing, publication, management and utilization activities

- Receipt and dispatch of regulatory forms are reflected in A/C 152 “Raw input materials” which is used for monitoring in detail 2 types of regulatory forms such as allocated and sold ones:

+ Allocated regulatory forms referring to any form allocated for administration and professional operation purposes in a regulatory unit.

+ Sold regulatory forms referring to any form that a regulatory unit is allowed to legally print and publish for the purpose of selling them to eligible entities stipulated by laws and regulations.

- A regulatory unit must fully comply with regulations on management of receipt and dispatch of regulatory forms. Receiving and dispatching both allocated and sold regulatory forms must conform to stipulated procedures and must be documented by receipt or dispatch notes.

- Entering details of both allocated and sold regulatory forms into accounts must be carried out in both warehouse and accounting department on a concurrent basis. In the warehouse department, warehouse keepers must keep books (or cards) to take control of in, out and balance quantity of specific items or types of allocated and sold regulatory forms; meanwhile, the accounting department must keep books to record in, out and balance quantity and value of itemized regulatory forms of same kind. On a regular (monthly or quarterly) basis, accountants must check with warehouse keepers if in, out and balance quantity of specific items and types of regulatory forms is correct, and in case of any variation, inform the chief accountant and head of such unit on a timely manner to promptly identify reasons and find proper solutions.

- Entering in, out and balance quantity of regulatory forms into accounts must be based on actual prices applied in specific circumstances. The actual price of a regulatory form received by the unit granted permission for printing thereof is the actual rental price of printing service specified on a contract for leasing of printing service between such unit and the printing company. The actual price of a self-printed regulatory form is total cost that such unit has spent on printing and binding these forms.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Costs relating to allocated regulatory forms received are charged for Debit A/C 661 (66121);

+ Costs relating to sold regulatory forms dispatched are charged for Debit A/C 631 “Operating expenses";

- Costs, whenever incurred from publication of sold regulatory forms, are charged for Debit A/C 631 “Operating expenses";

- Revenues generated from sale of regulatory forms are entered into A/C 531 “Operating revenues";

- At the end of a given accounting period, accountants must carry forward all publication costs relating to regulatory form sale activities that arise within this period to A/C 531 to determine results of publication of sold regulatory forms;

- At the end of a given accounting period, accountants must measure difference between income and expense account for publication of sold regulatory forms which is brought forward to A/C 421 “Outstanding difference in income and expense”.

2. Accounting method for certain key economic activities

Accounting method for certain key economic activities relating to allocated regulatory forms

- Any cost incurred from leasing of regulatory form design services shall be entered into accounts as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Credit A/C 111, 112, 331…

If payments for costs incurred from regulatory form design services are derived from estimated operating expenses, they are simultaneously entered into A/C 008 “Estimated operating expense”.

- Receiving regulatory forms of any kind which are transferred by printing companies as agreed upon in a contract for leasing of printing services between a regulatory unit and printing company shall be entered into accounts as follows:

Debit A/C 152 – Raw input materials (Details of allocated regulatory forms)

Credit A/C 111, 112, 331, 461…

If payment to a printing company is derived from estimated operating expenses, they are simultaneously entered into A/C 008 “Estimated operating expense”.

- Any transportation and handling cost incurred shall be entered into accounts as follows:

Debit A/C 661 – Operating expenses

Credit A/C 111, 112, 331…

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Debit A/C 661 – Operating expense (66121)

Credit A/C 152 – Raw input materials (Details of allocated regulatory forms).

- Delivering regulatory forms to a regulatory unit’s personnel for the purpose of distributing them to external individual and organizational entities shall be posted into accounts as follows:

Debit A/C 312 - Advances

Credit A/C 152 – Raw input materials (Details of allocated regulatory forms).

- Upon receipt of final account statements on the number of regulatory forms dispensed to external individual and organizational entities from receivers of these forms, results of these statements shall be entered into accounts as follows:

Debit A/C 661 – Operating expenses (66121)

Crebit A/C 312 – Advances.

- At year-end, value of in-stock regulatory forms shall be posted into this year’s operating expenses as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Credit A/C 337 – Expenditure already accounted for as carryforward to the next year (3371).

- In the following year, dispatching regulatory forms for administration and professional operation purposes in a regulatory unit (if they are still usable) shall be recorded into accounts as follows:

Debit A/C 337 – Expenditure already accounted for as carryforward to the next year (3371)

Credit A/C 152 – Raw input materials (Details of allocated regulatory forms).

2.2. Accounting method for certain key economic activities relating to sold regulatory forms

- Any cost incurred from leasing of regulatory form design services shall be entered into accounts as follows:

Debit A/C 631 - Manufacturing and trading expenses

Credit A/C 111, 112, 331…

- Receiving regulatory forms of any kind which are transferred by printing companies as agreed upon in a contract for leasing of printing services between a regulatory unit and printing company shall be entered into accounts as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Credit A/C 111, 112

- Costs incurred from publication of sold regulatory forms shall be entered into accounts as follows:

Debit A/C 631 - Manufacturing and trading expenses

Credit A/C 111, 112, 331…

- Delivering regulatory forms to a regulatory unit’s personnel for the purpose of distributing them to external individual and organizational entities shall be posted into accounts as follows:

Debit A/C 312 - Advances

Credit A/C 152 – Raw input materials (Details of sold regulatory forms)

- Upon receipt of final account statements on the number of regulatory forms dispensed to external individual and organizational entities from receivers of these forms, results of these statements shall be entered into accounts as follows:

Debit A/C 531 - Manufacturing and trading income

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Costs recorded as decreases in costs of publication of sold regulatory forms (if any) shall be entered into accounts as follows:

Debit A/C 111, 112, 152…

Credit A/C 631 - Manufacturing and trading expenses.

- Income generated from selling regulatory forms to external individual and organizational entities shall be entered into accounts as follows:

Debit A/C 111, 112 (where cash is immediately collected)

Debit A/C 311 - Receivables (3111) (where cash has not been collected yet)

Credit A/C 531 - Manufacturing and trading income

Credit A/C 333 – Payables to the Government (33311)

(where the regulatory unit pays VAT tax according to the credit-invoice method)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Debit A/C 531 - Manufacturing and trading income

Credit A/C 631 - Manufacturing and trading expenses.

- Stipulated VAT tax payable imposed on publication of regulatory forms (if the regulatory unit pays VAT tax according to the subtraction method) shall be recorded into accounts as follows:

Debit A/C 531 - Manufacturing and trading income

Credit A/C 333 - Payables to the Government.

- At the end of an accounting period, carrying forward difference between income and expense accounts in publication of sold regulatory forms shall be entered into accounts as follows:

+ In case of difference where income account is greater than expense account, such difference is recorded into accounts as follows:

Debit A/C 531 - Manufacturing and trading income

Credit A/C 421 – Outstanding difference between income and expense (4212)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Debit A/C 421 – Outstanding difference between income and expense (4212)

Credit A/C 531 - Manufacturing and trading income

- The amount of tax payable on corporate income of the regulatory unit generated from publication of sold regulatory forms shall be recorded into accounts as follows:

Debit A/C 421 – Outstanding difference between income and expense (4212)

Credit A/C 333 – Payables to the State Budget (3334)

- Distributing difference where income account is greater than expense in respect of publication of sold regulatory forms in accordance with regulations of the financial system shall be entered into accounts as follows:

Debit A/C 421 – Outstanding difference between income and expense

Credit relevant A/Cs.

Article 4. Accounting for fixed assets

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Tangible fixed assets referred to in A/C 211 “Tangible fixed assets”

- The historical cost of fixed assets created from purchase activities represents the actual purchase price (the price specified on invoice minus (-) trade discounts or price reductions (if any) plus (+) costs incurred from transportation, handling, repair, renovation, improvement, installation and testing activities minus (-) products or scrap materials recovered from the testing stage plus (+) taxes, fees or charges (if any) that a regulatory unit must pay as of the date on which these fixed assets are put into operation;

- The historical cost of fixed assets created from investment and construction activities represents value thereof entered into accounts approved by competent authorities in accordance with regulations on current investment and construction management;

- The historical cost of fixed assets sent from other entities represents value of these assets stated in the record of asset transfer plus (+) costs incurred from transportation, handling, repair, renovation, improvement, installation and testing activities from which products or scrap materials recovered from the testing stage have been subtracted, and then plus (+) taxes, fees or charges (if any) that a regulatory unit must pay as of the date on which these fixed assets are put into operation;

- The historical cost of fixed assets received as gifts or donations represents value of these assets used by financial institutions as the basis for keeping financial accounts or subjected to revaluation by organizations competent to value state-owned assets and approved by financial institutions at the same level plus (+) costs incurred from transportation, handling, repair, renovation, improvement, installation and testing activities from which products or scrap materials recovered from the testing stage have been subtracted, and then plus (+) taxes, fees or charges (if any) that a regulatory unit must pay as of the date on which these fixed assets are put into operation;

- The historical cost of special assets is based on the assumed price for bookkeeping purposes. The assumed price is designated by sector-specific regulatory Ministries and Ministry-level agencies.

2. Intangible fixed assets referred to in A/C 213 “Intangible fixed assets”

- Value of land use rights:

With respect to assigned land for which land use levy is paid, land acquired from disposition of legal land use rights, and/or rented land for which land rental has been paid for the entire rental period, value of land use right shall be calculated, respectively, as the monetary amount payable on that assigned land, sum paid for such disposition, and/or one-off rental payment for such rented land, plus (+) taxes, fees and/or charges (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Value of patents is defined as costs paid by a regulatory unit for research and experimental production projects on which the Government has granted patents, or costs incurred by such unit’s repurchase of copyrights on patents from domestic and international researchers.

- Value of authors’ rights, industrial designs and/or utility solutions is defined as total sum paid as royalties to authors and for the Government’s granting of an author's exclusive rights to release and sell their work.

- Value of computer software is defined as total sum paid for hiring of programmers or purchase of computer software for the purpose of implementing a regulatory unit’s programs (applicable to those that need computers for recording and administrative purposes).

With respect to value of gifted or donated computer software, the historical cost is defined as value of assets calculated by financial institutions as the basis for keeping financial accounts or value thereof subjected to revaluation by organizations competent to value state-owned assets and approval by same-level financial institutions.

Article 5. Accounting for remittances to the Government

Account 333 – Payables to the Government is supplemented with one following class-2 account:

- A/C 3335 – Personal income tax: Mirroring personal income tax withheld from taxpayers' income.

Moving contents reflected in “personal income tax” from the account 3337 – Other taxes to the account 3335 – Personal income tax. Method for keeping record of personal income tax in the account 3335 is similar to that in the account 3337.

Supplementing rules of accounting for personal income tax as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Income payers must keep track of details of taxable income of their public officials, servants and other employees, including salaries, wages, bonuses and other earnings, referred to in applicable regulations, as the basis for calculation of the amount of personal income tax payable.

Article 6. Accounting for payables to public servants and employees

Adding contents of payables to employees other than public officials, servants and employees of the regulatory unit to the account 334 ‘Payables to public servants and employees”.

Account 334 is constituted by 2 class-2 accounts as follows:

- A/C 3341 – Payables to public servants and employees: Reflecting payables and status of settlement of payables to public officials, servants and employees of the regulatory unit on salaries and/or payroll-related bonuses, social insurance contributions and other payables included in their income;

A/C 3341 reflects payables to public officials, servants and employees who are those listed as eligible social insurance participants in accordance with applicable regulations enshrined in the laws on social security.

- A/C 3348 – Payables to other employees: Reflecting payables and status of settlement of payables to employees other than the said public officials, servants and employees of the regulatory unit on wages and/or wage-related bonuses (if any) and other payables included in their income;

A/C 3348 reflects payables to other employees who are those not listed as eligible social insurance participants in accordance with applicable regulations enshrined in the laws on social security.

Article 7. Accounting for financing for projects

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- A/C 4621- Financing derived from the State Budget: Reflecting the funding source for projects derived from the State Budget appropriations.

This account is constituted by 2 following class-3 accounts:

+ A/C 46211- Financing for project management: Reflecting the funding source for project management activities derived from the State Budget appropriations;

+ A/C 46212- Financing for project execution: Reflecting the funding source for project execution activities derived from the State Budget appropriations.

- A/C 4622- Financing derived from grants and/or aids: Reflecting the funding source for projects derived from grants and/or aids.

This account is constituted by 2 following class-3 accounts:

+ A/C 46221- Financing for project management: Reflecting the funding source for project management activities derived from grants and/or aids;

+ A/C 46222- Financing for project execution: Reflecting the funding source for project execution activities derived from grants and/or aids.

- A/C 4628- Other financial sources: Reflecting funding sources for projects other than financing derived from the State Budget appropriations or grants and/or aids.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ A/C 46281- Financing for project management: Reflecting other funding source for project management activities;

+ A/C 46282- Financing for project execution: Reflecting other funding source for project execution activities.

Article 8. Accounting for expenditure on projects

In A/C 662 – Expenditure on projects, class-2 accounts shall be reclassified as follows:

- A/C 6621- Expenditure derived from the State Budget appropriations: Reflecting expenditure on projects derived from the State Budget appropriations.

This account is constituted by 2 following class-3 accounts:

+ A/C 66211- Expenditure on project management: Reflecting expenses for project management activities derived from the State Budget appropriations;

+ A/C 66212- Expenditure on project execution: Reflecting expenses for project execution activities derived from the State Budget appropriations.

- A/C 6622- Expenditure derived from grants and/or aids: Reflecting expenses for projects derived from grants and/or aids.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ A/C 66221- Expenditure on project management: Reflecting expenses for project management activities derived from grants and/pr aids;

+ A/C 66222- Expenditure on project execution: Reflecting expenses for project execution activities derived from grants and/or aids.

- A/C 6628- Expenditure derived from other financial sources: Reflecting expenses for projects derived from other funding sources other than either the State Budget appropriations or grants and/or aids.

This account is constituted by 2 following class-3 accounts:

+ A/C 66281- Expenditure on project management: Reflecting expenses for project management activities derived from other financial sources;

+ A/C 66282- Expenditure on project execution: Reflecting expenses for project execution activities derived from other financial sources.

Article 9. Unemployment insurance accounting

Account 332 – Payroll-related payables is supplemented with one following class-2 account:

A/C 3324- Unemployment insurance: Reflecting employer’s setting aside of a certain amount of money as contributions paid for unemployment insurance policies of public officials, servants and employees in accordance with unemployment insurance laws. A regulatory unit shall be obliged to maintain a detailed accounting book to keep track of and separately account for such unemployment insurance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Debit side: The amount of unemployment insurance contribution which has been remitted to unemployment insurance fund authority;

Credit side:

- Setting aside a certain amount of money to pay for unemployment insurance contributions from expenses of a regulatory unit;

- Setting aside a certain amount of money withheld from salaries of public officials, servants and employees to pay for unemployment insurance contributions;

Credit balance: The amount of unemployment insurance contribution which has been set aside but has yet to be remitted to unemployment insurance fund authority.

2. Accounting method for certain key economic activities

- On a periodic basis, setting aside of a certain amount of money to pay for unemployment insurance contributions from expenses of a regulatory unit shall be entered into accounts as follows:

Debit A/C 661, 662, 631, 635, 241

Credit A/C 332 – Payroll-related payables (3324).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Debit A/C 334- Payables to public servants and employees

Credit A/C 332 – Payroll-related payables (3324).

- Remitting the amount of unemployment insurance contributions to unemployment insurance fund authority shall be recorded into accounts as follows:

Debit A/C 332 – Payroll-related payables (3324)

Credit A/C 111, 112, 461, 462, 465.

If unemployment insurance contributions are derived from appropriations for expenditure on operations, programs and/or projects, this activity must be entered into accounts as follows: Credit A/C 008 "Appropriations for operating expenditure” or Credit A/C 009 “Appropriations for expenditure on programs and/or projects” (Off-balance sheet accounts).

Article 10. Accounting for overheads:

Supplementing the account 642 “Overheads”: Reflecting costs incurred from general administrative activities relating to public-sector service administration, production, business and other operations.

1. Bookkeeping disciplines:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The account 642 must be kept in detail according to specific contents of expenses to meet managerial demands of the regulatory unit;

- At the end of an accounting period, accountants must calculate, carry forward and post overheads to relevant general expense accounts (such as A/C 631, A/C 635, A/C 661, etc.) in appropriate forms;

- A/C 642 shall not be kept in case overheads incurred are rationally charged for specific users thereof and directly posted to expense-incurring entries.

2. Structure and contents of the account 642- Overheads

Debit side: Overheads incurred within an accounting period.

Credit side:

- Entering decreases in overheads;

- Carrying forward and posting overheads to Debit side including related A/Cs such as A/C 631, 635, 661, 662, 241.

The account 642 does not have the closing balance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Overheads incurred which are not classified into specific users thereof shall be entered into accounts as follows:

Debit 642- Overheads

Credit relevant A/Cs.

- At the end of an accounting period, based on the table of distribution of overheads, accountants must calculate, carry forward and post overheads to relevant general expense accounts (such as A/C 631, A/C 635, A/C 661, etc.) in appropriate forms as follows:

Debit A/C 631 - Manufacturing and trading expenses

Debit A/C 635- Expenditure based on the Government commissioning

Debit A/C 661 – Operating expenditure

Debit A/C 662 – Project expenditure

Debit A/C 241- In-progress capital construction

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. Accounting for difference between recurring income and expense

Deleting A/C 4211 "Difference between recurring income and expenses" and deleting section 2 of the accounting method for certain key economic activities referred to in A/C 421 “Outstanding difference between income and expense"

Changing the name and contents of the Account 004 “Authorized lump-sum administrative expense" as follows:

The account 004 “Difference between recurring income and expense”: Reflecting the differential amount between income gained and expense incurred from regular operations carried out by public administrative and public service units, and treatment of such difference.

1. Bookkeeping disciplines:

- Only entering into the Account 004 “Difference between recurring income and expense” the difference between income gained and expense incurred from regular operations due to the regulatory unit’s increase in income and limit on expenses with respect to the budget in which lump-sum administrative expenditure is authorized, or public administrative and public service units are accorded financial autonomy in accordance with financial regulations;

- Determination and utilization of difference between recurring income and expense must comply with applicable financial regulations.

The account 004 “Difference between recurring income and expense” accepts detailed entries in the previous and current year.

2. Structure and contents of the account 004- Difference between recurring income and expense

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Difference in which income is greater than expense with respect to regular operations due to increases in income and limit on expenses, temporarily determined by the regulatory unit within a given year (monthly or quarterly basis as referred to in financial regulations);

- Difference in which income is greater than expense with respect to regular operations according to the final accounts approved by competent authorities, greater than that temporarily determined by the regulatory unit within a given year;

- Difference in which income is greater than expense with respect to regular operations according to the final accounts approved by competent authorities, less than that temporarily determined within a given year (recording the negative number).

Credit side:

- Setting aside of a certain amount of money from funds or paying extra income according to financial regulations (the amount of money temporarily set aside within a given year and after the final accounts approved according to financial regulations).

Debit balance:

Reflecting difference where income gained from regular operations is greater than expenses incurred from these operations, which has not been used and is recorded as the closing balance.

3. Accounting method for certain key economic activities

- Within a given accounting year, based on the amount of income increases and expense limits with respect to the budget in which lump-sum administrative expenditure is authorized, or financial autonomy is accorded under financial regulations, accountants shall temporarily determine difference in which income gained from regular operations is greater than expenses incurred from these operations and enter it into accounts as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Within a given accounting year, the regulatory unit’s temporary setting side of a certain amount of money from funds and payment of extra income by using difference where income gained from regular operations is greater than expenses incurred from these operations shall be entered into accounts as follows:

Debit A/C 661 – Operating expenditure

Credit A/C 431- Funds.

Credit A/C 334- Payables to public servants and employees

In addition, Credit A/C 004 “Deference between recurring income and expense”.

- In case the regulatory unit’s final accounts are approved by competent authorities:

+ If difference in which income is greater than expense with respect to regular operations according to the final accounts approved by competent authorities is greater than that temporarily determined by the regulatory unit within a given year, such difference shall be entered into accounts as follows:

Debit A/C 004 “Deference between recurring income and expense” (The increased portion as against the amount temporarily determined by the regulatory unit within a given accounting year).

The regulatory unit shall be entitled to set aside a certain amount of money from funds and pay extra income (The increased portion as against the amount temporarily set aside by that regulatory unit) and enter such extra income into accounts as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Credit A/C 431- Funds.

Credit A/C 334- Payables to public servants and employees.

In addition, Credit A/C 004 “Deference between recurring income and expense”.

+ If difference in which income is greater than expense with respect to regular operations according to the final accounts approved by competent authorities is less than that temporarily determined by the regulatory unit within a given accounting year, such difference shall be entered into accounts as follows:

Debit A/C 004 “Deference between recurring income and expense” (recording the negative number) (The decreased portion as against the amount temporarily determined by the regulatory unit within a given accounting year).

Article 12. Amending and supplementing the accounting method for certain key economic activities:

1. Accounting for payment of salaries and other income paid through personal accounts

1.1. Accounting disciplines for payment of salaries and other income paid through personal accounts

- Payments given to public officials, servants and other employees via personal accounts, including salaries, wages, extra income and other payables like lunch expenses, allowances, bonuses, uniform costs and overtime pays, etc., must be sums from which social, unemployment and health insurance contributions, and advances that have not been used up, personal income tax that must be withheld and other amounts that must be withheld from salary payables (if any), must be subtracted.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- When paying salaries and other earnings to public officials, servants and other employees in the regulatory unit through personal accounts, this unit must prepare accounting documents relating to salaries and other payables such as Salary payment statement (Form C02a- HD), Extra payment statement (Form C02b- HD), Bonus payment statement (Form C04- HD), Overtime pay statement (Form C07- HD). These accounting documents, once being used as the basis for calculation of salaries and other income payables to public officials, servants and other employees through their personal accounts, do not need the column “Signed by”. On a monthly basis, after consulting Salary payment and other earnings payment statements, accountants shall calculate salaries and other income payable to public officials, servants and other employees, and compile the list of salaries and earnings paid via personal accounts” (Form C13- HD) to request State Treasuries and banks to deposit money in these personal accounts.

- On a monthly basis, the regulatory unit must disseminate the said Salary payment statement, Extra payment statement, Bonus payment statement, Overtime pay statement to be widely known by all departments, divisions, groups, and public officials, servants and other employees in the regulatory unit (form of dissemination at the regulatory unit’s discretion).

1.2. Accounting method for certain key economic activities

- Remitting part of appropriations for operating and project expenditure in the State treasury to banking deposit accounts as payments for salaries and other income of public officials, servants and other employees via personal accounts shall be entered into accounts as follows:

Debit A/C 112 – Bank or State Treasury deposits (details of bank deposits)

Credit A/C 461, 462, 465.

In addition, Credit A/C 008 “Appropriations for operating expenditure” or A/C 009 “Appropriations for expenditure on programs and/or projects”

- Remitting part of money in deposit accounts opened at the State Treasury to deposit accounts opened at banks as payments for salaries and other income of public officials, servants and other employees via personal accounts shall be entered into accounts as follows:

Debit A/C 112 – Bank or State Treasury deposits (details of bank deposits)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Upon receipt of the service-providing Bank’s confirmation of the amount of salaries and other income deposited in personal accounts of specific public officials, servants and other employees, accountants shall enter such amount into accounts as follows:

Debit A/C 334- Payables to public servants and employees

Credit A/C 112 – Bank or State Treasury deposits (details of bank deposits).

2. Accounting for tangible fixed assets bought in bulk by higher-level units which are assigned to lower-level units

2.1. Accounting disciplines for in-bulk buying of tangible fixed assets

- Centralized purchase of tangible fixed assets by higher-level units must be carried out in accordance with applicable laws and regulations on procedures for arrangement for implementation, inspection, oversight and handling of violations relating to in-bulk buying of tangible fixed assets;

- Higher-level units must carry out procurement of fixed assets financed by the state budget in accordance with applicable regulations and assume responsibility for settlement and payment of expenses for centralized purchases of assets on the basis of appropriations given within an accounting year and actual completion of these purchases, allocations and transfers of tangible fixed assets to lower-level units, or otherwise higher-level units shall carry out this procurement and then authorize lower-level units to purchase, manage and use tangible fixed assets on the basis of appropriations given within an accounting year;

- Lower-level units must take into consideration procurement results of higher-level units when being authorized to purchase fixed assets; meanwhile, lower-level units must pay and settle expenses for purchase, management and utilization of tangible fixed assets in accordance with applicable laws and regulations.

2.2. Accounting method for certain key economic activities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a. Accounting activities of higher-level units that organize procurement of tangible fixed assets in the form of centralized purchase or in-bulk buying

- Withdrawing part of appropriations for operating expenditure as advances paid to sellers as agreed upon in economic contracts for procurement of assets between the unit and supplier shall be entered into accounts as follows:

Debit A/C 331 – Payables (3311)

Credit A/C 112, 461…

In addition, Credit A/C 008 “Appropriations for operating expenditure”

- Upon completion of this procurement, based on the record of acceptance test of tangible fixed assets purchased which is signed by both the unit and supplier, invoices and relevant documents, accountants must enter value of purchased fixed assets as follows:

Debit A/C 241- In-progress capital construction (2411- Purchase of fixed assets)

Credit A/C 331 – Payables (3311)

- If costs relating to procurement of tangible fixed assets, such as consultancy, assistance, etc. costs, accountants must record them into accounts as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Credit A/C 111, 112

- Based on amounts which will be and have been paid, accountant shall determine the outstanding amounts that must be paid to suppliers of tangible fixed assets purchased and enter them into accounts as follows:

Debit A/C 331 – Payables (3311)

Credit A/C 112, 461…

In case of withdrawing part of appropriations for operating expenditure as payments to suppliers, accountants must also enter such part into Credit A/C 008 “Operating expenditure”.

- Upon handover of tangible fixed assets bought in the form of centralized purchase to lower-level units for their management and utilization, based on the decision on handover of assets, record of handover of assets and other relevant documents, accountants must keep track of such activities as follows:

Debit A/C 342- Internal payments (Details provided by specific lower-level units)

Credit A/C 241- In-progress capital construction (2411- Purchase of fixed assets)

- Upon receipt of lower-level unit’s report on full receipt of tangible fixed assets and relevant documents relating to tangible fixed assets handed over from higher-level units, accountants must record such activities into accounts as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Credit A/C 342- Internal payments (Details provided by specific lower-level units)

- During the process of centralized purchase, higher-level units organize procurement in accordance with laws:

+ In case of revenues generated from sale of bidding documents and fees, accountants must record them into accounts as follows:

Debit A/C 111, 112

Credit A/C 511 – Receivables (5118)

+ In case of costs incurred from bidding and bid evaluation activities, accountant must record them into accounts as follows:

Debit A/C 511 – Receivables (5118)

Credit A/C 111, 112…

+ In case of carrying forward difference where income is greater than expense with respect to bidding and bid evaluation activities, accountants must record such difference into accounts as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Credit A/C 421 – Outstanding difference between income and expense (4218)

+ Upon receipt of the decision on treatment of difference where income is greater than expense, accountants must record such difference into accounts as follows:

Debit A/C 421 – Outstanding difference between income and expense (4218)

Credit relevant A/Cs.

b. Accounting activities of lower-level units that are authorized to manage and utilize tangible fixed assets purchased in the form of centralized purchase or in-bulk buying from higher-level units

- Upon receipt of tangible fixed assets assigned by higher-level units, based on the record of handover and receipt of assets attached to documents relating to tangible fixed assets, if these tangible fixed assets are immediately put into operation, accountants must record such activities into accounts as follows:

Debit A/C 211- Tangible fixed assets (The historical cost is the price at which these fixed assets are transferred and received from higher-level units)

Credit A/C 466- Funding source for formation of fixed assets.

- In case of tangible fixed assets that must be installed, tested and for which registration fees must be paid and other costs incurred from such installation and testing, accountants must record them into accounts as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Credit A/C 111, 112, 461.

In case of withdrawing part of appropriations for operating expenditure, accountants must also enter such part into Credit A/C 008 “Operating expenditure”.

- Upon completion of installation and testing, and handover of these assets for operation, accountants must reflect such activities into accounts as follows:

Debit A/C 211- Tangible fixed assets (The historical cost is the price at which these fixed assets are transferred and received from higher-level units, plus (+) installation and testing costs)

Credit A/C 241- In-progress capital construction (2411- Purchase of fixed assets) (including installation, testing, etc. costs)

Credit A/C 466- Funding source for formation of tangible fixed assets (at the price at which these fixed assets are transferred and received from higher-level units).

In addition,

Debit A/C 661 – Operating expenditure

Credit A/C 466- Funding source for formation of fixed assets (including installation, testing, etc. costs)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a. Accounting activities of higher-level units that organize bidding for procurement of tangible fixed assets in the form of centralized purchase or in-bulk buying

- Higher-level units shall organize bidding and award the contract in accordance with laws:

+ In case of revenues generated from sale of bidding documents and fees, accountants must record them into accounts as follows:

Debit A/C 111, 112

Credit A/C 511 – Receivables (5118)

+ In case of costs incurred from bidding and bid evaluation activities, accountant must record them into accounts as follows:

Debit A/C 511 – Receivables (5118)

Credit A/C 111, 112…

+ In case of carrying forward difference where income is greater than expense with respect to bidding and bid evaluation activities, accountants must record such difference into accounts as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Credit A/C 421 – Outstanding difference between income and expense (4218)

+ Upon receipt of the decision on treatment of difference where income is greater than expense, accountants must record such difference into accounts as follows:

Debit A/C 421 – Outstanding difference between income and expense (4218)

Credit relevant A/Cs.

a. Accounting activities of lower-level units that purchase, manage and utilize tangible fixed assets)

- Based on documents relating to purchase of fixed assets that are immediately brought into operation, including fixed asset purchase invoices and other payment documents, accountants shall determine the historical cost of these assets and prepare the record of handover and receipt of fixed assets as well as enter them into accounts as follows:

Debit A/C 211- Tangible fixed assets

Credit A/C 111, 112, 461.

In case of withdrawing part of appropriations for operating expenditure, accountants must also enter such part into Credit A/C 008 “Operating expenditure”.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Debit A/C 661 – Operating expenditure

Credit A/C 466- Funding source for formation of fixed assets

- When fixed assets purchased must be installed or tested, accountants must record such activities into accounts as follows:

Debit A/C 241- In-progress capital construction (2411- Purchase of fixed assets)

Credit A/C 111, 112, 461.

In case of withdrawing part of appropriations for operating expenditure, accountants must also enter such part into Credit A/C 008 “Operating expenditure”.

Upon completion of installation and handover of these assets to be put into operation, accountants must reflect such activities into accounts as follows:

Debit A/C 211- Tangible fixed assets

Credit A/C 241- In-progress capital construction (2411- Purchase of fixed assets)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Debit A/C 661 – Operating expenditure

Credit A/C 466- Funding source for formation of fixed assets

3. Accounting for products or goods for internal consumption

With respect to products or goods for internal consumption which are those produced or supplied for consumption by the regulatory unit itself, except for those used for further production and business processes, determination of VAT tax amounts which are deducted and must be paid, and declaration of VAT tax and corporate income tax shall be carried out in accordance with laws on taxes.

- If products or goods which are taxed with VAT tax calculated according to the credit-invoice method are used for internal consumption or further production and trading of goods and services subject to VAT tax calculated according to the credit-invoice method, upon dispatching of these goods and products for internal consumption, accountants must record them into accounts as follows:

Debit A/C 631 – Expenditure on production and business operations (expenses for manufacturing of products or cost price of goods)

Credit A/C 531 – Revenues generated from production and business operations (reflecting revenue gained from internal sale of goods at the cost of manufacturing of products or cost price of goods).

In addition, the cost price of goods sold is carried forward into accounts as follows:

Debit A/C 531 – Revenue generated from production and business activities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In addition, accountants must declare VAT tax on products and goods for internal consumption which is deducted and enter such tax into accounts as follows:

Debit A/C 311 – Receivables (3113)

Credit A/C 333 – Payables to the Government (33311).

- If products or goods which are taxed with VAT tax calculated according to the credit-invoice method are used for internal consumption or further production and trading of goods and services not subjected to VAT tax calculated or subjected to VAT tax calculated according to the subtraction method, upon dispatching of these goods and products for internal consumption, accountants must record them into accounts as follows:

Debit A/C 631 – Expenditure on production and business operations (expenses for manufacturing of products or cost price of goods, plus (+) output VAT tax)

Credit A/C 531 – Income gained from manufacturing and business operations (reflecting revenue generated from internal sale of goods at the cost of manufacturing of products or the cost price of goods).

Credit A/C 3331- VAT tax payable.

In addition, the cost price of goods sold is carried forward into accounts as follows:

Debit A/C 531 – Income gained from manufacturing and business operations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 13. Amending the third part – Accounting records

1. In Logbook of budget estimates (Form S41-H), Logbook of usage of expenditure (Form S42- H), General book of expenditures (Form S43- H), Detailed logbook of operating expenditure (Form S61- H), Detailed logbook of project expenditure (Form S62- H), General logbook of final accounts of budget and other funding sources of a regulatory unit (Form S04- CT-H), the fields (columns) Type or Item shall be replaced by “Code of economic sector”; the fields (columns) Group, Subgroup, Division or Subdivision shall be replaced by “Code of economic activity” (in particular, in the part I- Logbook of budget estimates, the field “Group" may not be left blank).

2. Supplementing “Logbook of overheads (Form S73- H) (in the Appendix 02.1).

Article 14. Amending the forth section- System of financial statements.

1. In the top left corner of templates of financial statements, Code of the unit using the state budget is replaced by "Code of the unit affiliated with the state budget”;

2. In the "General report on expenditure and final accounts of used expenses” (Form B02- H) (Form B02/CT-H) and auxiliary templates of “Detailed report on operating expenditure” (Form F02-1H); “Detailed report on project expenditure” (Form F02-2H); “Comparison chart of budget estimates at the state treasury” (Form F02-3aH) and “Comparison chart of advances and payment of advances on the budget expenditure at the state treasury” (Form F02-3bH); “General report on final accounts of budget expenditure and other sources in a regulatory unit" (Form B04/CT-H), the fields (columns) Type, Item shall be replaced by “Code of economic sector”, and the field (column) Group, Subgroup, Division, Subdivision shall be replaced by “Code of economic activity”.

- Amending the auxiliary chart F02- 3aH “Comparison chart of budget estimates at the state treasury” (in the Appendix 03.1);

- Supplementing the auxiliary chart F02- 3cH “Comparison chart of balances of deposit accounts” (in the Appendix 03.2).

3. Amending and supplementing “Notes on financial statements” (Form B06- H) as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- In Part IV “Status of remittance of budget receipts to the state budget and higher-level units”: Adding column 1 (after column B- Indicator) "Previous year’s amounts payable carried forward”; replacing Column 1 “Amounts payable" by Column 2 “This year’s amounts payable”; replacing Column 2 “Amounts which have been paid in” by Column 3 “Amounts which have been paid in this year”; replacing Column 3 “Remaining amounts that must be paid in” by Column 4 “Remaining amounts that must be paid in this year” (in the auxiliary chart 03.3).

Article 15. This Circular shall take effect after 45 days from the signature date. Other accounting parts related to but not subject to guidance in this Circular shall be carried out by public administrative and public service units in the same manner as in the public-sector administrative accounting regulations issued together with the Decision No. 19/2006/QD-BTC of the Minister of Finance dated March 30, 2006.

Article 16. Public administrative and public service units adopting the particular accounting system under particular Circular issued by the Ministry of Finance, particular Decision or Approval Instrument, must refer to this Circular to provide proper guidelines and perform suitable amendments.

Article 17. Ministries, sectoral authorities, People’s Committees, Departments of Finance, State Treasuries of centrally-affiliated cities and provinces shall be responsible for providing guidance to regulatory units to implement this Circular. In the course of implementation of this Circular, if there is any difficulty that may arise, timely feedbacks must be punctually submitted to the Ministry of Finance for further consideration and possible solutions./.

 

 

 

PP. THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Tran Xuan Ha

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 hướng dẫn sửa đổi chế độ kế toán hành chính sự nghiệp kèm theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


85.378

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.39.176
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!