|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
61-TTg
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Võ Văn Kiệt
|
Ngày ban hành:
|
24/01/1995
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
61-TTg
|
Hà
Nội, ngày 24 tháng 1 năm 1995
|
|
Chương 1:
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Kiểm toán Nhà nước giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện việc kiểm tra, xác nhận
tính đúng đắn, hợp pháp của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của
các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị kinh tế Nhà nước và các
đoàn thể, các tổ chức xã hội có sử dụng kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp.
Điều 2.
Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo
quyết toán ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước khi
trình ra Hội đồng Nhân dân và tổng quyết toán ngân sách Nhà nước của Chính phủ
trước khi trình Quốc hội; báo cáo quyết toán của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, cơ quan thuộc Quốc hội, Toà án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân
dân, các đơn vị sự nghiệp công, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội có
sử dụng kinh phí Nhà nước; báo cáo quyết toán của các chương trình, dự án, các
công trình đầu tư của Nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước... theo kế hoạch kiểm
toán hàng năm được thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các nhiệm vụ đột xuất do Thủ
tướng giao hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Điều 3.
Khi thực hiện nhiệm vụ, kiểm toán Nhà nước chỉ tuân theo pháp luật của Nhà nước
quy định về chế độ kiểm toán (bao gồm cả quy định về phương pháp chuyên môn
nghiệp vụ ), Nghị định 70/CP ngày 11 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về thành lập
cơ quan Kiểm toán Nhà nước và Điều lệ này, bảo đảm chính xác, khách quan, trung
thực.
Chương 2:
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Điều 4.
Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ:
1/ Xây dựng chương trình, kế hoạch
kiểm toán hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Kế hoạch phải nói rõ đối
tượng, mục tiêu và nội dung kiểm toán.
2/ Tổ chức thực hiện chương
trình , kế hoạch kiểm toán đã được Thủ tướng phê duyệt và những nhiệm vụ kiểm
toán đột xuất do Thủ tướng Chính phủ giao hoặc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
yêu cầu; báo cáo kết quả kiểm toán cho Thủ tướng Chính phủ và cung cấp kết quả
kiểm toán cho các cơ quan Nhà nước khác theo quy định của Chính phủ. Định kỳ
báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm toán.
3/ Nhận xét, đánh giá và xác nhận
việc chấp hành các chính sách, chế độ tài chính, kế toán, về sự chính xác,
trung thực, hợp pháp của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán đã
được kiểm toán và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã nhận
xét, đánh giá và xác nhận.
4/ Thông qua việc kiểm toán, góp
ý kiến với các đơn vị được kiểm toán sửa chữa những sai sót, vi phạm để chấn chỉnh
công tác quản lý tài chính, kế toán của đơn vị. Kiến nghị với cấp có thẩm quyền
xử lý những vi phạm chế độ tài chính, kế toán của Nhà nước; đề xuất với Chính
phủ việc sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính, kế toán cần thiết.
5/ Tham gia ý kiến với Bộ Tài
chính trong việc xây dựng và ban hành các chế độ, chuẩn mực, phương pháp kiểm
toán.
6/ Quản lý các hồ sơ, tài liệu
đã được kiểm toán theo quy định của Nhà nước; giữ bí mật tài liệu, số liệu kế
toán và sự hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của Nhà nước.
7/ Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ,
cơ sở vật chất của hệ thống tổ chức Kiểm toán Nhà nước theo quy định của Chính
phủ. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức kiểm toán.
Điều 5. Khi
thực hiện nhiệm vụ, Kiểm toán Nhà nước có quyền và trách nhiệm sau đây:
1/ Chỉ tuân theo pháp luật và
phương pháp chuyên môn nghiệp vụ đã được Nhà nước quy định.
2/ Được yêu cầu các đơn vị được
kiểm toán gửi báo cáo quyết toán và cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết
để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
3/ Được yêu cầu các cơ quan Nhà
nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội và công dân giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi để Kiểm toán Nhà nước thực hiện nhiệm vụ.
4/ Được đề nghị các cơ quan có
thẩm quyền giám định về mặt chuyên môn hoặc làm tư vấn khi cần thiết.
5/ Được đề nghị các cơ quan có
thẩm quyền xử lý theo pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở
công tác kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và cung cấp sai sự thật thông tin,
tài liệu cho Kiểm toán Nhà nước.
6/ Được kiến nghị với cấp có thẩm
quyền xử lý đối với tổ chức, cá nhân có những vi phạm chế độ tài chính - kế
toán của Nhà nước.
7/ Cung cấp hồ sơ tài liệu kiểm
toán theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan pháp luật có thẩm quyền.
Các cơ quan có thẩm quyền nói ở
điểm 5, 6 trên đây có nhiệm vụ thông báo cho Kiểm toán Nhà nước biết kết quả giải
quyết của mình trong thời hạn sớm nhất kể từ ngày nhận được yêu cầu và kiến nghị
của Kiểm toán Nhà nước.
8/ Khi cần thiết được thuê kiểm
toán viên và tổ chức kiểm toán độc lập để kiểm toán, nhưng Kiểm toán Nhà nước
phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu, tài liệu và kết luận do kiểm
toán viên và tổ chức kiểm toán độc lập đã thực hiện.
9/ Chịu trách nhiệm trước pháp
luật về những vi phạm của tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên khi thực hiện nhiệm
vụ kiểm toán và về những hậu quả xấu do khuyết điểm của tổ chức kiểm toán, kiểm
toán viên gây ra cho các đối tượng kiểm toán.
Chương 3:
CƠ CẤU TỔ CHỨC KIỂM TOÁN
NHÀ NƯỚC
Điều 6.
Cơ cấu tổ chức bộ máy giúp Tổng kiểm toán Nhà nước thực hiện nhiệm vụ được
giao gồm:
1/ Kiểm toán Ngân sách Nhà nước.
2/ Kiểm toán đầu tư xây dựng cơ
bản và các chương trình, dự án vay nợ, viện trợ Chính phủ.
3/ Kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước.
4/ Kiểm toán
chương trình đặc biệt (an ninh, quốc phòng, dự trữ quốc gia)...
5/ Văn phòng Kiểm toán Nhà nước.
Các tổ chức kiểm toán chuyên
ngành từ 1 đến 4 Văn phòng Kiểm toán Nhà nước có vị trí tương đương cấp Vụ.
Trong quá trình hoạt động tại một
số khu vực và địa bàn trọng điểm nếu xét thấy cần thiết, thì Tổng Kiểm toán Nhà
nước thống nhất với Bộ trưởng, Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ trình Thủ
tướng Chính phủ quyết định thành lập Kiểm toán Nhà nước khu vực trực thuộc Kiểm
toán Nhà nước.
Điều 7.
Đứng đầu Kiểm toán Nhà nước là Tổng Kiểm toán Nhà nước. Giúp Tổng Kiểm toán Nhà
nước phụ trách từng lĩnh vực công tác của Kiểm toán Nhà nước có các Phó Tổng Kiểm
toán Nhà nước. Tổng Kiểm toán, các Phó Tổng Kiểm toán do Thủ tướng Chính phủ bổ
nhiệm và miễn nhiệm.
Tổng Kiểm toán Nhà nước chịu
trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ công tác của Kiểm toán Nhà nước.
Các Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán Nhà nước
về nhiệm vụ được phân công.
Điều 8.
Các tổ chức Kiểm toán chuyên ngành thuộc Kiểm toán Nhà nước, giúp Tổng Kiểm
toán Nhà nước thực hiện chức năng kiểm toán các tài liệu, số liệu kế toán, báo
cáo quyết toán của các đối tượng thuộc các chuyên ngành nói trên. Đứng đầu mỗi
tổ chức kiểm toán chuyên ngành là Kiểm toán trưởng (cấp Vụ trưởng). Giúp việc
Kiểm toán trưởng có các Phó Kiểm toán trưởng (cấp Phó Vụ trưởng). Kiểm toán trưởng
và Phó Kiểm trưởng do Tổng Kiểm toán Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Điều 9.
Văn phòng Kiểm toán Nhà nước giúp Tổng Kiểm toán Nhà nước xây dựng chương trình
kế hoạch công tác, theo dõi tổng hợp tình hình thực hiện công tác kiểm toán, và
công tác về: Tổ chức cán bộ và đào tạo, pháp chế, hành chính, tài chính kế
toán, quản trị và hợp tác quốc tế của cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Giúp việc
Chánh Văn phòng có một số Phó Văn phòng. Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng Kiểm
toán Nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Điều 10.
Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy cụ thể của các tổ chức Kiểm toán
chuyên ngành và Văn phòng Kiểm toán Nhà nước do Tổng Kiểm toán Nhà nước quy định.
Điều 11.
Kinh phí hoạt động của hệ thống Kiểm toán Nhà nước do ngân sách Nhà nước cấp.
Biên chế của hệ thống Kiểm toán Nhà nước thuộc biên chế quản lý Nhà nước. Tổng
Kiểm toán Nhà nước xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt biên chế và
kinh phí hoạt động của hệ thống kiểm toán.
Chương 4:
HỘI ĐỒNG KIỂM TOÁN
Điều 12.
Khi cần thiết, Kiểm toán Nhà nước được thành lập Hội đồng Kiểm toán để tư vấn
cho Tổng Kiểm toán Nhà nước thẩm định các báo cáo kiểm toán quan trọng, phức tạp,
hoặc tái thẩm định các báo cáo kiểm toán bị khiếu nại.
Hội đồng Kiểm toán Nhà nước do Tổng
Kiểm toán Nhà nước ra quyết định thành lập, quyết định thành viên Hội đồng và
quy chế làm việc của Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, Tổng Kiểm toán Nhà
nước có thể mời các chuyên gia bên ngoài tổ chức Kiểm toán Nhà nước tham gia Hội
đồng.
Khi kết thúc vụ, việc thẩm định,
Tổng Kiểm toán Nhà nước giải thể Hội đồng kiểm toán.
Điều 13.
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng là thảo luận tập thể, biểu quyết theo đa số, ý
kiến thiểu số được ghi nhận và báo cáo cho Tổng Kiểm toán Nhà nước. Tất cả các
ý kiến của các thành viên Hội đồng Kiểm toán Nhà nước đều phải ghi vào biên bản
của Hội đồng và các tài liệu liên quan đến việc thẩm định của Hội đồng đều được
quản lý theo quy định của Nhà nước.
Điều 14.
Đối với những đối tượng kiểm toán đặc biệt liên quan đến bí mật và an ninh quốc
gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước phải tự mình điều hành công tác kiểm toán và chỉ định
các thành viên Hội đồng Kiểm toán.
Chương 5:
KIỂM TOÁN VIÊN NHÀ NƯỚC
VÀ CỘNG TÁC VIÊN
Điều 15.
Kiểm toán viên Nhà nước là công chức Nhà nước được giao trách nhiệm thực hiện
nhiệm vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ kiểm
toán, kiểm toán viên Nhà nước chỉ tuân theo pháp luật và phương pháp chuyên môn
nghiệp vụ đã được Nhà nước quy định và phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp
luật về những nhận xét, kết luận và kiến nghị của mình.
Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm
toán, kiểm toán viên phải mang biển hiệu và xuất trình thẻ kiểm toán viên theo
quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 16.
Kiểm toán viên có quyền sau:
1/ Khi thực hiện nhiệm vụ được
thực hiện các quyền quy định tại các điểm 1, 2, 3, 4, 6 Điều 5 của bản Điều lệ
này.
2/ Đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước
kiến nghị với cấp có thẩm quyền đình chỉ những hoạt động hoặc việc làm nếu xét
thấy đang hoặc sẽ gây tổn thất tài sản quốc gia và trở ngại cho công tác kiểm
toán của Kiểm toán Nhà nước.
3/ Được hưởng các chế độ, chính
sách đãi ngộ phù hợp với nhiệm vụ được giao theo quy định của Chính phủ.
Điều 17.
Trong trường hợp cần thiết, Kiểm toán Nhà nước có thể sử dụng cộng tác viên, kiểm
toán viên, tổ chức kiểm toán độc lập, các chuyên gia trong và ngoài nước dưới
hình thức hợp đồng hoặc thuê.
Chương 6:
TRÌNH TỰ KIỂM TOÁN
Điều 18.
Việc ra quyết định kiểm toán phải dựa vào những căn cứ sau đây:
- Chương trình, kế hoạch kiểm
toán hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Những nhiệm vụ kiểm toán đột
xuất do Thủ tướng Chính phủ giao, hoặc do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
yêu cầu trong đối tượng thuộc trách nhiệm kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Điều 19.-
Tổng Kiểm toán Nhà nước ra quyết định kiểm toán.
Quyết định kiểm toán phải ghi rõ
nội dung, phạm vi, đối tượng, thời hạn kiểm toán và đoàn kiểm toán hoặc kiểm
toán viên thực hiện. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu xét thấy cần phải
bổ sung nội dung, gia hạn thời gian kiểm toán, thay đổi trưởng đoàn, thành viên
Đoàn kiểm toán, hoặc đình chỉ việc kiểm toán thì Tổng Kiểm toán Nhà nước phải
ra quyết định bằng văn bản. Các quyết định trên đồng thời phải gửi cho đối tượng
kiểm toán.
Điều 20.
Mỗi cuộc kiểm toán đều được tiến hành theo các bước:
- Chuẩn bị,
- Thực hiện kiểm toán,
- Kết thúc và lập báo cáo kiểm
toán.
Đoàn kiểm toán hoặc kiểm toán
viên được giao nhiệm vụ tiến hành cuộc kiểm toán phải tuân thủ trình tự, bước đi,
các nguyên tắc, chuẩn mực và phương pháp nghiệp vụ kiểm toán theo đúng quy định
hiện hành Nhà nước.
Điều 21.
Trong quá trình kiểm toán, Tổng Kiểm toán phải thường xuyên chỉ đạo, giải quyết
kịp thời các đề nghị của Đoàn kiểm toán hoặc kiểm toán viên, theo dõi việc thực
hiện các kết luận, kiến nghị của Đoàn kiểm toán hoặc kiểm toán viên.
Điều 22.
Khi tiến hành kiểm toán, Đoàn kiểm toán hoặc kiểm toán viên có nhiệm vụ và
quyền hạn sau đây:
- Chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo
các thành viên trong đoàn thực hiện các nhiệm vụ được giao đã ghi trong quyết định
kiểm toán.
- Không được gây trở ngại hoặc
can thiệp vào công việc điều hành, bảo đảm hoạt động bình thường của các đơn vị
được kiểm toán.
- Khi làm nhiệm vụ, được thực hiện
quyền hạn theo Điều 16 của bản Điều lệ này.
- Khi kết thúc cuộc kiểm toán,
Đoàn kiểm toán hoặc kiểm toán viên phải lập báo cáo kết quả kiểm toán, nhận
xét, kết luận, kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán và chịu trách nhiệm về
các kết luận, các nhận xét, kiến nghị của mình.
Trưởng Đoàn kiểm toán hoặc kiểm
toán viên phải ký tên vào báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán trước khi công bố
cho đơn vị được kiểm toán phải được Tổng Kiểm toán Nhà nước hoặc người được Tổng
Kiểm toán uỷ quyền ký tên, đóng dấu xác nhận.
Điều 23.
Kiểm toán viên trong Đoàn kiểm toán phải chịu trách nhiệm cùng Trưởng đoàn kiểm
toán về thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong trường hợp có ý kiến của kiểm toán
viên trong đoàn khác với kết luận của Trưởng đoàn kiểm toán thì ý kiến của Kiểm
toán viên đó được bảo lưu và báo cáo với Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định.
Điều 24.
Khi nhận được kết luận, kiến nghị của Trưởng doàn kiểm toán hoặc kiểm toán
viên, Tổng Kiểm toán Nhà nước phải xem xét và xử lý theo thẩm quyền, nếu vượt
quá thẩm quyền thì Tổng Kiểm toán Nhà nước phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Chương 7:
KHEN THƯỞNG, XỬ PHẠT
Điều 25.
Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên, cộng tác viên kiểm toán có thành tích trong
việc thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
Tổng Kiểm toán Nhà nước trình Thủ
tướng Chính phủ khen thưởng tổ chức Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán viên và các cộng
tác viên có thành tích trong công tác kiểm toán.
Điều 26.
Kiểm toán viên vi phạm pháp luật, quy chế kiểm toán, lợi dụng chức vụ, quyền hạn
Kiểm toán Nhà nước vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân mà xâm phạm quyền và lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì tuỳ theo mức độ nặng nhẹ sẽ bị xử
lý kỷ luật theo quy định, nếu vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự.
Tổ chức cá nhân nào cản trở kiểm
toán viên thi hành công vụ hoặc thông đồng với kiểm toán viên vi phạm các quy định
của pháp luật và quy chế kiểm toán thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị
xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
của pháp luật.
Chương 8:
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 27.
Điều lệ này có hiệu lực từ ngày ban hành. Tổng Kiểm toán Nhà nước chịu trách
nhiệm tổ chức thực hiện bản Điều lệ này.
Quyết định 61-TTg năm 1995 ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
|
No: 61-TTg
|
Hanoi, January 24, 1995
|
DECISION ON THE ISSUE OF THE STATUTE ON THE
ORGANIZATION AND ACTIVITIES OF THE STATE AUDIT THE PRIME MINISTER Pursuant to the Law
on Organization of the Government on the 30th of September, 1992;
Pursuant to Decree No.70-CP on the 11th of July, 1994 of the Government on
establishing the State Audit Agency;
At the proposal of the General State Auditor and the Minister-Chairman of the
Government Commission on Organization and Personnel, DECIDES: Article
1.- To issue together with this Decision
the Statute on the Organization and Activities of the State Audit. Article
2.- The General State Auditor shall have
to organize the implementation of this Statute. Article 3.- This
Decision takes effect from the date of its publication. The General State
Auditor, the Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads
of the agencies attached to the Government, and the Presidents of the People's
Committees of the provinces and cities directly under the Central Government
shall have to implement this Decision. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. PRIME MINISTER
Vo Van Kiet STATUTE ON THE ORGANIZATION AND ACTIVITIES
OF THE STATE AUDIT
(Issued along with Decision No.61-TTg
on the 24th of January, 1995 of the Prime Minister) Chapter
I GENERAL
PROVISIONS Article
1.- The State Audit shall help the Prime
Minister in the control and verification of the correctness and lawfulness of
the accountancy documents and statistics, and the statements of accounts of the
State agencies, State public service units, economic units and mass
organizations and social organizations using allocations from the State budget. Article
2.- The State Audit audits the accountancy
documents and statistics and the budget accounting reports of the provinces and
cities directly under the Central Government before submitting them to the
People's Councils. It audits the general State balance of accounts of the
Government before submitting it to the National Assembly; audits the balance of
accounts reports of the ministries, the ministerial-level agencies, the
agencies attached to the Government, the agencies attached to the National
Assembly, the People's Courts, the People's Procuracy, the public service
units, the mass organizations and social organizations using State allocations;
audits the financial statements of the programs and projects, the investment
projects of the State and State-owned businesses... according to the annual
audit programs ratified by the Prime Minister as well as to the unplanned tasks
assigned by the Prime Minister or requested by the authorized State agency. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Chapter
II TASKS AND
POWERS OF THE STATE AUDIT Article
4.- The State Audit has the following
tasks: 1.- To work out the
annual program and plan of audit and submit them to the Government for ratification.
The plan must clearly specify the object, goal and contents of the audit. 2. To organize the
implementation of the audit program and plan already ratified by the Prime
Minister, and the unplanned audit tasks assigned by the Prime Minister or requested
by the authorized State agencies; report the results of the audit to the other
State agencies as prescribed by the Government; periodically report to the
Prime Minister on the implementation of the audit program and plan. 3. To make
observations, evaluations and verifications of the implementation of the
financial and accountancy policies and regimes, the accuracy, truthfulness and
lawfulness of the accountancy documents and statistics and the statements of
accounts already audited, and take responsibility before law on the contents of
the observations, evaluations and verifications. 4. To make suggestions
through the audit to the audited units to correct the mistakes and violations
in order to improve their financial and accountancy management. To suggest to
the authorized level to handle the violations of the State financial and
accountancy regimes, and to propose to the Prime Minister the necessary
amendments and improvements to the financial and accountancy managerial
mechanisms. 5. To make suggestions
to the Ministry of Finance in the elaboration and issue of the audit regime,
norms and methods. 6. To manage the
dossiers and documents already audited according to regulations of the State;
to guard the secrecy of the audit documents and figures, and the activities of
the audited units as prescribed by the State. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article
5.- In carrying out its duty, the State
Audit has the following rights and responsibilities: 1. To obey only the
law and the professional methods defined by the Government. 2. It is entitled to
request the audited units to send their reports on final statements of
accounts, and supply the necessary information and documents for carrying out
the audit task. 3. It is entitled to
request the State agencies, mass organizations, social organizations and
citizens to assist it and create favorable conditions for it to discharge its
task. 4. It is entitled to
ask the authorized agencies to conduct expertise or to provide consultance when
necessary. 5. It is entitled to
ask the authorized agencies to sanction, according to law, any organization or
individual that takes acts of obstructing the audit task of the State Audit, or
supply untruthful information and documents to the State Audit. 6. It is entitled to
ask the authorized level to take actions against the organizations or
individuals that violate the financial and accountancy regime of the State. 7. It has the duty to
supply audit files and documents at the written request of the competent legal
agency. The authorized
agencies mentioned at Points 5 and 6 have the duty to notify the State Audit of
the result of their settlement within the shortest period after receiving the
request and suggestion of the State Audit. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 9. It shall take
responsibility before law about the violations by the audit organization and
auditors in the execution of the audit task, and the negative consequences of
the mistakes of the audit organizations and auditors for the objects of the
audit. Chapter
III ORGANIZATIONAL
STRUCTURE OF THE STATE AUDIT Article
6.- The organization of the apparatus to
assist the General State Auditor in carrying out his tasks is composed of: 1. State budget audit. 2. Audit of the
investment in capital construction, and the programs, projects, loans and aid
of the Government. 3. Audit of the State-owned
businesses. 4. Audit of special
programs (security, defense, national reserve...). 5. The State Audit
Office. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. During the process of
activities in a number of key areas and territories, the General State Auditor
may, after consulting with the Minister-Chairman of the Government Commission
on Organization and Personnel, submit to the Prime Minister for decision to set
up an area State audit directly under the State Audit. Article
7.- Heading the State Audit is the General
State Auditor. He is assisted in each area of activity be a number of Deputy
General Auditors. The General and Deputy General Auditors are appointed and
dismissed by the Prime Minister. The General State
Auditor is responsible before the Prime Minister for the whole work of the
State Audit. The Deputy General Auditors are responsible to the General Auditor
for the tasks assigned them. Article
8.- The Specialized Audit Organizations
under the State Audit shall assist the General State Auditor in carrying out
the audit of the accountancy documents and figures and the final statement of
accounts of the objects covered by these specialized units. Heading each
Specialized Audit Organization is the Chief Auditor (having the rank equivalent
to a department head). He is assisted by a number of Deputy Chief Auditors
(having the rank equivalent to a deputy head of department). The Chief and
Deputy Chief Auditors are appointed and dismissed by the General State Auditor. Article
9.- The State Audit Office assists the
General State Auditor in elaborating the work program and plan, monitoring and
synthesizing the situation of the implementation of the audit work, and the
other jobs concerning the organization and training of personnel, legislation,
administration, financial and accountancy regime, management and international
cooperation of the State Audit agency. The Head of the State Audit Office is
assisted by a number of Deputy Heads of Office. The Head and Deputy Heads of
Office are appointed and dismissed by the General State Auditor. Article
10.- The concrete function, tasks and
organizational structure of the Specialized Audit agency. The Head of the State
Audit Office is assisted by a number of Deputy Heads of Office. The Head and
Deputy Heads of Office are appointed and dismissed by the General State Auditor. Article
11.- The fund for the activities of the
system of State Audits is covered by the State budget. The personnel of the
State Audit organization belong to the payroll managed by the Sate. The General
Sate Auditor shall propose the personnel and budget for the activities of the
audit system, and submit them to the Prime Minister for ratification. Chapter
IV THE AUDIT
COUNCIL ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. The State Audit
Council shall be set up by decision of the General State Auditor who will also
designate the members of the Council, and decide the working statute of the
Council. In necessary cases, the General State Auditor may invite experts
outside the State Audit organizations to join the Council. After the conclusion
of the affair and of the expertise, the General State Auditor shall dissolve
the Audit Council. Article
13.- The working principle of the Council
is collective discussion and adoption by majority vote, the opinions of the
minority are recorded and reported to the General State Auditor. All the
opinions of the members of the Council must be recorded in the minutes of the
Council, and all the documents related to the expertise by the Council shall be
preserved according to the provisions of the State. Article
14.- With regard to the special audit
subjects related to national secrets and security, the General State Auditor
shall conduct the audit by himself and appoint the members of the Audit Council. Chapter
V STATE
AUDITORS AND COLLABORATORS Article
15.- The State Auditors are State
employees assigned to carry out the audit task as prescribed by law. While executing their
Audit task, the State Auditors shall obey only law and the professional method
defined by the State, and take personal responsibility before law for his
observations, conclusions and suggestions. The State Auditor
shall, while carrying out his duty, have to wear his/her identity card and
produce his/her auditor card as prescribed by the Prime Minister. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 1. While on duty, the
Auditor has the rights stipulated at Points 1, 2, 3, 4 and 6 of Article 5 of
this Statute. 2. He/she may propose
to the General State Auditor to ask the authorized level to suspend such
activities or acts, are deemed damaging or likely to damage national property
and hindering the audit activities of the State Audit. 3. He/she enjoys
regimes and policies of remuneration corresponding to the task assigned
according to the regulations of the Government. Article
17.- When necessary, the State Audit may
use collaborators or independent auditors, or audit organizations and experts
in the country and abroad under contract or through hiring. Chapter
VI AUDIT ORDER Article
18.- A decision to audit shall be based on
the following: - The annual audit
programs and plans ratified by the Prime Minister. - Unplanned audit tasks
assigned by the Prime Minister or requested by authorized State agencies,
within the audit responsibility of the State Audit. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. The audit decision
must clearly specify the contents, scope, object, and time of audit as well as
the Audit Team or Auditor that will carry out the audit. In the course of the
audit, if he/she deems it necessary to supplement the contents, extend the
time, or change the Head of the Team or any member of the Team, or suspend the
audit, the General State Auditor must issue a written decision. Any such
decision must be sent to the object of the audit. Article
20.- Each audit shall proceed in the
following steps: - Preparation. - Execution of the
audit. - Conclusion and
drawing the audit report. The Audit Team or the
Auditor assigned the task of auditing must observe the order, the steps, the
principles, norms and professional methods of audit, as currently prescribed by
the State. Article
21.- In the course of the audit, the
General State Auditor must regularly provide guidance and settle in time the
suggestions of the Audit Team or the Auditor, monitor the execution of the
conclusions and proposals of the Audit Team or the Auditor. Article
22.- While carrying out the audit, the
Audit Team or the Auditor has the following tasks and powers: - Take the
responsibility for organizing and guiding members in the Team to carry out the
tasks written in the audit decision. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - While on duty, they
are vested with the powers under Article 16 of this Statute. - Upon the conclusion
of the audit, the Audit Team or the Auditor shall have to draw up the report on
the result of the audit, make observations, conclusions and suggestions on the
audited contents, and take responsibility for their conclusions, observations
and proposals. The Head of the Audit
Team or the Auditor must sign to the audit report. Before being handed to the
audited unit, the audit report must be signed and sealed by the General State
Auditor or his delegate. Article
23.- The Auditor in the Audit Team must
take responsibility together with the Head of the Team for the execution of the
task assigned. In the event of a difference of view between an Auditor in the
Team and the Head of the Team, the opinion of this Auditor shall be retained
and reported to the General State Auditor for decision. Article
24.- Upon receipt of the conclusion and
proposal of the Head of the Audit Team or the Auditor, the General State
Auditor must examine and settle the question according to his jurisdiction. In
case the affair is past his competence, the General State Auditor shall have to
report the question to the Prime Minister. Chapter
VII REWARDS AND
SANCTIONS Article
25.- An audit organization, an auditor or
an audit collaborator who make meritorious contributions to the realization of
the audit task, shall be rewarded and commended in accordance with State
regulations. The General State
Auditor shall propose to the Prime Minister to commend and reward those audit
organizations, auditors or collaborators that made meritorious contributions to
the audit work. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Any organization or individual
that obstructs the Auditors in the discharge of their public duty, or that acts
in collusion with the Auditors and violates the stipulations of law and the
audit statute, shall, depending on the nature and extent of the offense, be
disciplined, subject to administrative sanction, or investigated for penal
liability as prescribed by law. Chapter
VIII FINAL
PROVISION Article 27.- This
Statute takes effect from the date of its issue. The General State Auditor has
the responsibility to organize the implementation of this Statute.
Quyết định 61-TTg ngày 24/01/1995 ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
6.857
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|