Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 480/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 18/03/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 480/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030” (Chiến lược nhánh của Chiến lược Tài chính đến năm 2020 - đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2012), với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU TỔNG QUÁT VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ

1. Quan điểm:

a) Kế toán - kiểm toán là công cụ quản lý kinh tế quan trọng có chức năng tạo lập hệ thống thông tin về kinh tế - tài chính - ngân sách phục vụ cho việc điều hành và quyết định kinh tế của Nhà nước cũng như của mỗi đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp. Vì vậy, cần nâng cao chất lượng thông tin; đồng thời tạo lập đầy đủ hệ thống thông tin kế toán - kiểm toán.

b) Phải thiết lập một hệ thống các giải pháp đồng bộ để thúc đẩy kế toán - kiểm toán phát triển: Từ việc nhận thức đúng và đầy đủ tầm quan trọng của công cụ kế toán, kiểm toán; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hệ thống chuẩn mực, phương pháp nghiệp vụ phù hợp với nền kinh tế thị trường đang phát triển của Việt Nam, hòa nhập với thông lệ quốc tế; đẩy mạnh công tác quản lý, giám sát hoạt động, trong đó đặc biệt là hoạt động dịch vụ kế toán - kiểm toán; tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật của đơn vị cơ sở; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; tổ chức tốt hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý, giám sát hoạt động kế toán - kiểm toán.

c) Tăng cường và nâng cao vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán, đặc biệt là trong việc hoạch định, triển khai, kiểm tra thực thi Pháp luật về kế toán - kiểm toán, trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động kế toán, kiểm toán trong nền kinh tế quốc dân.

2. Mục tiêu tổng quát:

a) Tạo lập một hệ thống kế toán, kiểm toán hoàn chỉnh, phù hợp với cơ chế quản lý của Nhà nước Việt Nam và phát triển nghề nghiệp kế toán, kiểm toán khu vực và thế giới nhằm thỏa mãn yêu cầu thông tin cho quản lý, điều hành và kiểm kê, kiểm soát các nguồn lực của nền kinh tế, các hoạt động kinh tế - tài chính của đất nước.

b) Xây dựng và phát triển một hệ thống khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu về cơ bản các thông lệ quốc tế vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, chặt chẽ, phù hợp để thúc đẩy hoạt động kế toán, kiểm toán phát triển, đồng thời để quản lý chặt chẽ, nâng cao chất lượng, đạo đức nghề nghiệp.

c) Nâng cao vai trò và năng lực quản lý Nhà nước về kế toán, kiểm toán, đẩy mạnh quản lý, giám sát hoạt động kế toán, kiểm toán; kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật về kế toán, kiểm toán cũng như hoạt động hành nghề kế toán, kiểm toán; đồng thời với việc đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán nhằm thúc đẩy quản lý nghề nghiệp, hỗ trợ phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán.

d) Phát triển mạnh nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán ngang tầm với các nước phát triển trong khu vực cả về số lượng và chất lượng;

đ) Tăng cường quan hệ, hợp tác với các tổ chức quốc tế về kế toán - kiểm toán, tạo lập mối liên hệ chặt chẽ, thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, trên thế giới.

3. Nhiệm vụ cụ thể:

a) Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin Kinh tế - Tài chính - Ngân sách thông qua việc hoàn thiện và nghiêm túc thực thi các văn bản Luật kế toán, Luật kiểm toán độc lập; cập nhật, hoàn thiện các hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán phù hợp với sự đổi mới của chuẩn mực quốc tế và đáp ứng yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường của Việt Nam; hoàn thiện và tạo lập đầy đủ khuôn khổ pháp lý về kiểm tra thực thi pháp luật kế toán, kiểm toán; về quản lý, giám sát hoạt động cũng như thị trường kế toán, kiểm toán.

b) Tăng cường quản lý nhà nước về kế toán - kiểm toán trên cơ sở đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường lực lượng cho cơ quan quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán của Bộ Tài chính, đồng thời nâng cao chất lượng quản lý nghề nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế, có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức nghề nghiệp; đồng thời thiết lập cơ chế và hệ thống kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với chất lượng công tác kế toán, kiểm toán thông tin trên báo cáo tài chính của các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, qua đó nhằm tăng cường giám sát chất lượng báo cáo tài chính, đảm bảo tính trung thực, hợp lý, minh bạch, xử lý nghiêm các sai phạm về lập và trình bày báo cáo tài chính.

c) Phát triển mạnh mẽ thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán, tăng nhanh số lượng doanh nghiệp dịch vụ kế toán - kiểm toán và số lượng kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề; mở rộng thị trường dịch vụ kế toán - kiểm toán trong và ngoài nước; nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán - kiểm toán; đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ kế toán - kiểm toán đáp ứng yêu cầu quản lý của nền kinh tế quốc dân.

d) Phát triển nguồn nhân lực về kế toán, kiểm toán đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng trên cơ sở triển khai hiệu quả các nội dung: Đổi mới và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng; đồng thời kết hợp giữa đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu theo chuyên ngành và đào tạo nâng cao học vấn nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao. Xây dựng các chương trình và bộ tài liệu chuẩn, phù hợp thông lệ quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng, thi lấy các chứng chỉ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.

đ) Tăng cường hội nhập quốc tế, tạo dựng mối liên hệ chặt chẽ, thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực, trên thế giới và các tổ chức quốc tế; tham gia với tư cách là thành viên chính thức của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế; tham gia chủ động vào quá trình xây dựng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tể, chuẩn mực kế toán công quốc tế, chuẩn mực kiểm toán quốc tế thông qua các diễn đàn trong khu vực và trên thế giới.

Tăng cường tổ chức hệ thống thông tin thông qua việc thiết lập hệ thống kết nối thông tin trực tuyến giữa các cấp, các ngành với các đơn vị kế toán cấp trên và cấp dưới; các doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán; tổ chức và phát triển trang điện tử của cơ quan quản lý, giám sát của tổ chức nghề nghiệp, tiến đến tổ chức thực hiện việc đăng ký và quản lý hành nghề trực tuyến.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật về kế toán, kiểm toán

a) Đối với lĩnh vực kế toán: Trình Quốc hội bổ sung, sửa đổi Luật kế toán theo hướng tiếp cận tối đa nguyên tắc quốc tế và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam. Trên cơ sở đó rà soát, bổ sung, hoàn thiện đồng bộ các văn bản hướng dẫn về chế độ kế toán nhà nước, kế toán doanh nghiệp, bao gồm cả kế toán tổ chức tín dụng, doanh nghiệp bảo hiểm, các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ và các quỹ tài chính nhà nước, quỹ đầu tư thuộc các loại hình kinh tế, các tổ chức tài chính có hoạt động đặc thù.

b) Đối với Luật kiểm toán độc lập: Ban hành các văn bản hướng dẫn về kiểm toán độc lập, quy trình thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với doanh nghiệp kiểm toán, Giấy chứng nhận hành nghề đối với kiểm toán viên; chấp thuận doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính đối với các đơn vị có lợi ích công chúng; các quy định về kiểm tra, giám sát chất lượng đối với doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên hành nghề.

c) Xây dựng Nghị định về xử lý vi phạm hành chính đối với lĩnh vực kế toán và kiểm toán theo quy định Luật về xử lý vi phạm phạt hành chính đảm bảo phù hợp với Luật kế toán, Luật kiểm toán độc lập.

2. Xây dựng, ban hành chuẩn mực kế toán và kiểm toán của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam.

a) Đối với lĩnh vực kế toán: Cập nhật và xây dựng mới các chuẩn mực kế toán doanh nghiệp. Trong đó giai đoạn 2012 - 2015 hoàn thành cập nhật 26 chuẩn mực kế toán đã ban hành; giai đoạn 2016 - 2020 xây dựng và ban hành đầy đủ các chuẩn mực kế toán còn lại, đồng thời xem xét hướng dẫn việc áp dụng chuẩn mực đối với các doanh nghiệp hoạt động đặc thù.

b) Đối với lĩnh vực kiểm toán độc lập: Đánh giá việc áp dụng 37 chuẩn mực kiểm toán mới (ban hành thực thi từ năm 2013); trong giai đoạn 2013 - 2015 nghiên cứu cập nhật bổ sung các chuẩn mực kế toán còn lại; giai đoạn 2016 - 2020 tiếp tục cập nhật chuẩn mực kiểm toán quốc tế, đảm bảo tuân thủ chuẩn mực kiểm toán quốc tế,

3. Phát triển thị trường dịch vụ kiểm toán, kế toán:

a) Chỉ đạo các đối tượng thuộc diện bắt buộc kiểm toán báo cáo tài chính thực hiện cơ chế kiểm toán; đồng thời khuyến khích mở rộng các đối tượng thực hiện kiểm toán độc lập nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính.

b) Mở rộng quy mô số lượng và chất lượng các doanh nghiệp kiểm toán độc lập, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán toán thông qua hoàn thiện cơ chế và điều kiện hành nghề; tăng cường đội ngũ kiểm toán viên và tăng cường kiểm tra chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán.

c) Phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán thông qua việc tham gia các thỏa thuận quốc tế và công nhận lẫn nhau đối với kiểm toán viên hành nghề... trong khối ASEAN và giữa Việt Nam với các nước như Anh, Úc... và các nước khác.

4. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật, chuẩn mực, chế độ kế toán và kiểm toán.

a) Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kế toán, kiểm toán trong nền kinh tế quốc dân.

b) Thực hiện công khai minh bạch tình hình kinh tế, tài chính của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế.

c) Tạo lập cơ chế tự quản cho các tổ chức nghề nghiệp; nâng cao đạo đức nghề nghiệp.

5. Củng cố tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán

a) Đánh giá lại vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong Bộ Tài chính đối với việc quản lý, giám sát về kế toán, kiểm toán.

b) Xây dựng đề án củng cố về tổ chức bộ máy quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo hướng nâng cao vị thế và hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán.

c) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán.

6. Đẩy mạnh sự phát triển các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán trong nước trở thành tổ chức tự quản

Việc thúc đẩy phát triển các tổ chức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trong nước được thực hiện theo hướng từng bước mở rộng và xem xét để chuyển giao các công việc thuộc chức năng quản lý của Nhà nước cho các tổ chức nghề nghiệp (VAA, VACPA), như: Soạn thảo, cập nhật chuẩn mực kế toán, kiểm toán, tổ chức thi kiểm toán viên và kế toán viên hành nghề,... Phấn đấu đến năm 2020, các tổ chức nghề nghiệp của Việt Nam thực sự trở thành tổ chức nghề nghiệp tự quản, có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động như các tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc tế khác nhằm tăng cường phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động, vai trò của Hiệp hội nghề nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ Tài chính, Kế toán, Kiểm toán.

7. Tăng cường mở rộng quan hệ, hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế của kế toán, kiểm toán Việt Nam

a) Tăng cường mối quan hệ với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán trong việc nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và học hỏi về nội dung, phương thức quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán. Nghiên cứu các mô hình của các nước phát triển để vận dụng vào Việt Nam về xây dựng kỹ thuật nghiệp vụ kế toán, kiểm toán; phát triển dịch vụ kế toán, kiểm toán; mô hình đào tạo, thi, cấp chứng chỉ hành nghề về kế toán, kiểm toán.

b) Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán; của các tổ chức phi chính phủ trong việc hỗ trợ các dự án triển khai nghiên cứu và thực hiện cải cách kế toán, kiểm toán.

c) Trong những năm tới, sau khi hoàn thành việc công bố khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán cần tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, hỗ trợ các hội nghề nghiệp thực hiện đầy đủ vai trò thành viên của các tổ chức Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), Hiệp hội kế toán ASEAN (AFA) và thành viên Hiệp hội kế toán châu Á - Thái Bình Dương (CAPA).

8. Phát triển nguồn nhân lực

a) Nâng cao chất lượng nhân viên, chất lượng dịch vụ thông qua việc đẩy mạnh tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức theo các hình thức phù hợp trên cơ sở tiếp thu thông lệ quốc tế, điều kiện cụ thể của Việt Nam.

b) Đổi mới mô hình đào tạo thi, cấp chứng chỉ kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề theo hướng đào tạo, thi theo tín chỉ để cấp chứng chỉ kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề; đồng thời mở rộng và tăng cường số lượng các kỳ thi kế toán viên hành nghề, kế toán viên công chứng, kiểm toán viên.

c) Tăng cường áp dụng các phương pháp và công nghệ thông tin hiện đại, tiêu chuẩn hóa chuyên môn và chuyên nghiệp hóa.

d) Có cơ chế thích hợp để tuyển dụng các chuyên gia, người có kinh nghiệm về kế toán, kiểm toán vào các cơ quan quản lý, giám sát hành nghề kế toán, kiểm toán; cơ quan ban hành Chuẩn mực kế toán, kiểm toán và cơ quan nghiên cứu.

9. Xây dựng hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý trên cơ sở công nghệ hiện đại thông qua việc xây dựng hệ thống kết nối thông tin trực tuyến đủ mạnh tại các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán; Xây dựng ngân hàng dữ liệu để quản lý và giám sát việc hành nghề kế toán, kiểm toán; kết nối thông tin giữa các đơn vị cấp trên, cấp dưới đảm bảo cho việc hợp nhất báo cáo tài chính của toàn hệ thống.

Điều 2. Trách nhiệm tổ chức, thực hiện Chiến lược.

1. Bộ Tài chính có trách nhiệm:

a) Chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược; phê duyệt và chỉ đạo kế hoạch thực hiện các nội dung chiến lược theo từng giai đoạn.

b) Hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, nội dung có liên quan đến Chiến lược.

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương liên quan kiểm tra việc thực hiện Chiến lược; hàng năm và định kỳ 5 năm tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc tổ chức thực hiện Chiến lược.

d) Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mục tiêu, nội dung chiến lược trong trường hợp cần thiết.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm chỉ đạo, tham gia thực hiện các nội dung có liên quan của Chiến lược này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE PRIME MINISTER
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------------

No. 480/QD-TTg

Hanoi, March 18, 2013

 

DECISION

ON APPROVING THE ACCOUNTING - AUDIT STRATEGY UP TO 2020, WITH A VISION TILL 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government, of December 25, 2001;

Pursuant to the Government’s Decree No. 118/2008/ND-CP of November 27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the proposal of the Minister of Finance,

DECIDES:

Article 1. To approve “The accounting - audit strategy up to 2020, with a vision till 2030” (a branching strategy of the Finance Strategy up to 2020 approved by the Prime Minister under the Decision No. 450/QD-TTg, of April 18, 2012), with the following principal contents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Viewpoints

a) Accounting – audit is an important economic management instrument, has the function in setting up the economic, financial and budget information system to service for economic management and decision of the state as well as each unit, organization and enterprise. Thus it is necessary to improve information quality; and set up full accounting and audit information system.

b) A synchronous system of solutions must be set up in order to promote accounting and audit development: From sufficient and exact recognition on the importance of accounting and audit instruments; completion of standard legal frame system, professional methods suitable with the developing economic market of Vietnam, integration with international common practices; stepping up management and supervision of activities, especially activities providing accounting and audit services; strengthening examination, supervision of law execution of units at grassroots levels; enhancing quality of human resources training and improving; organizing well information technology system to service for management and supervision of accounting and audit activities.

c) Strengthening and improving the state managing role in accounting and audit, especially in planning, implementation and examination of the accounting and audit law execution, in examination and supervision of accounting and audit activities in national economy.

2. Overall objectives

a) Setting up a accounting and audit system that is complete and suitable with the management mechanism of Vietnam state and developing regional and world accounting and audit professional operations aiming to satisfy information requirements for management, administration, inventory and control of economic resources and national economic – finance activities.

b) Building and developing a legal framework system of accounting and audit on the basis of research and absorbing of fundamental international common practices into specific conditions of Vietnam, creating fully, close and suitable legal environment in order to improve accounting and audit development, and concurrently in order to closely manage and improve the occupational quality and ethic.

c) Improving State’s roles and management capacity on accounting and audit, stepping up the management and supervision of accounting and audit activities; inspecting, supervising the execution of laws on accounting and audit as well as activities of practicing accounting and audit aiming to promote the occupational management, support for development of accounting and audit service market.

d) Developing strong human resource in accounting and audit sector which keeps pace with developing countries in the region on both of quality and quantity.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Specific tasks

a) Improving the quality of Economic – Financial – Budget information system through completion and strict implementation of legal documents as Accounting Law, Law on Independent Audit; updating and completing the accounting and audit standard systems to be suitable with innovation of international standards and meet requirement on the market economic management of Vietnam; completing and setting up a sufficient legal framework on examination of executing accounting and audit law; management and supervision of activities as well as the accounting and audit market.

b) Strengthening the state management on accounting and audit on the basis of renewal of operation mechanism, strengthening forces for the state accounting and audit management agencies of the Ministry of Finance, and improving quality of occupational management suitable with international common practices, having a close combination between state managing agencies and occupational organizations; concurrently, setting up a mechanism and system of state examination and supervision for quality of accounting and audit of information in financial statements of units, enterprises and organization, and through that, improving the supervision of financial statement quality, ensuring the truthfulness, reasonability, transparency, and strict handling of mistakes and violations in making and presenting financial statements.

c) Strongly developing the accounting - audit service market, fast increasing the quantity of enterprises providing accounting and audit services and the quantity of practicing auditors and accountants; expanding the domestic and international markets providing accounting and audit services; improving quality of accounting and audit services; diversifying products of accounting and audit services to meet requirement on management of national economy.

d) Developing human resources of accounting and audit with sufficient quantity and assured quality on the basis of effective implementation of contents: to innovate and strengthen the training and improving work,  concurrently combine between advanced training and improving in specialized branches and training the cultural qualification aiming to create a high-quality human resource. Building standard programs and document sets in conformity with international common practices on training, improving and taking exams for professional certificates of accounting and audit.

e) Strengthening international integration, building close relationship and mutual recognition between Vietnam and other countries in the region, in the world and international organizations; participating as formal member of international professional organizations; proactively participating in formulation of international financial settlement standards, international public accounting standards, international audit standards through forums in the region and in the world.

Strengthening organization of information system through setting up online information connect system among levels, sectors with superior and subordinate accounting units; enterprises providing accounting and audit services; organizing and developing websites of agencies managing and supervising professional organizations, and toward the online registration and management of practicing.

II. SOLUTIONS TO IMPLEMENT STRATEGY

1. To complete legal documents on accounting and audit

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) For the Law on independent audit: promulgating documents guiding on independent audit, process of and procedures for grant of the Certificates of business eligibility for audit enterprises, Certificates of practicing for auditors; acceptance for audit enterprises to perform audit of financial statements of units with public benefit; regulations on quality examination and supervision apply to the audit enterprises and the auditors practicing.

c) Formulating a Decree on sanctioning administrative violations in accounting and audit in accordance with Law on handling of administrative violations that ensures conformity with the Accounting Law, Law on Independent Audit.

2. Formulating and promulgating the accounting and audit standards of Vietnam that are suitable with international common practices and conditions of Vietnam.

a) For the accounting field: to update and formulate new enterprise accounting standards. Of which, during 2012-2015, complete updating of 26 promulgated accounting standards; during 2016-2020, fully formulate and promulgate the remaining accounting standards; concurrently, consider guidance on application of standards used by particular enterprises.

b) For the independent audit field: to evaluate applications of 37 new audit standards (promulgated for execution in 2013); during 2013-2015, to research the additional updating of the remaining accounting standards; during 2016-2020, further update the international audit standards, ensure compliance with international audit standards.

3. To develop the accounting and audit service market:

a) Directing all subjects that are forced to audit financial statements in implementation of audit mechanism; concurrently, encouraging expansion of subjects for implementation of independent audit aiming to improve disclosure, transparency of economic and financial activities.

b) Expanding the quality and quantity scale of independent audit enterprises, enterprises providing accounting services through completion of mechanism and practicing conditions; enhancing the contingent of auditors and enhancing the examination of accounting and audit service quality.

c) Developing accounting and audit service market through participating in international agreements and mutual recognition for auditors practicing in ASEAN and between Vietnam and countries such as England, Australia, etc and other countries.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Strengthening examination, supervision of accounting and audit activities in the national economy.

b) Performing disclosure and transparency on economic and financial situation of agencies, units, enterprises and economic organizations.

c) Setting up self-management mechanism for professional organizations; improving professional ethic.

5. To consolidate the organization of state managing agency apparatus on accounting and audit

a) Re-evaluating position, roles, functions, tasks of units of the Ministry of Finance in management and supervision on accounting, audit.

b) Formulating scheme to consolidate organization of apparatus managing and supervising accounting and audit to submit to competent authorities for consideration and decision in the direction of enhancing position and improving tasks and functions of state management on accounting and audit.

c) Strengthening the work of training and fostering officers in charge of state management on accounting and audit

6. To step up development of the accounting and audit professional organizations in country to become self-managing organizations.

The promotion for development of the accounting and audit professional organizations in country is implemented in direction of gradually expanding and considering in order to transfer affairs under state management functions to professional organizations (VAA, VACPA), such as: drafting, updating accounting and audit standards, holding the exams for auditors and accountants in practicing, ..Striving by 2020, professional organizations of Vietnam may actually become the self-management professional organizations with full functions, tasks and organized operation as other international accounting professional organizations, aiming to strengthen the development and enhance the effectiveness of activities and roles of professional associations in Financial, Accounting and Audit service fields.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Strengthening relationship with international professional organizations on accounting and audit in researching and exchanging experiences and learning content and method of state management on accounting and audit. Studying models of developed countries in order to apply to Vietnam in formulating the accounting and audit professional techniques; developing the accounting and audit services; models of training, holding exams, grant of accounting and audit practicing certificates.

b) Using the help of international professional organizations on accounting and audit; non-governmental organizations in supporting projects on studying and performing reforms on accounting and audit.

c) In the next years, after completing announcement of legal framework on accounting and audit, it needs further strengthen the international corporation relationship, support of professional associations in fulfilling roles of member in organizations such as International Federation of Accounting (IFAC), ASEAN Federation of Accountants (AFA) and Confederation of Asia and Pacific Accountants (CAPA).

8. To develop human resources

a) Improving quality of staff, service through stepping up the training, updating of knowledge under the suitable forms on the basis of absorbing international common practices in specific conditions of Vietnam.

b) Innovating the model of training, holding exams and grant of certificates of practicing accountants and auditors in direction of training and holding exams according to credits for grant of such certificates; concurrently expanding and strengthening quantity of exams for the practicing accountants, the notarized accountants, auditors.

c) Strengthening the application of modern information technologies and methods, profession standardization and professionalization.

d) Having suitable mechanisms to recruit specialists and experienced persons on accounting and audit in agencies managing and supervising the accounting and audit practicing; agencies issuing the accounting and audit standards and the studying agencies.

9. Building information system that meets requirement on management on the basis of modern technologies through building a strong-enough system connecting online information in State managing agencies under accounting and audit field; Building a data bank to manage and supervise the accounting and audit practicing; connecting information between superior and subordinate units in order to ensure the consolidation of financial statements of whole system.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Ministry of Finance shall:

a/ Assume the prime responsibility for and organize the implementation of the strategy; approve and direct the implementation of the contents in strategy according to each period;

b/ Guide and urge Ministries, agencies and localities within their assigned functions and tasks in formulation and implementation of programs and contents relating to the Strategy;

c/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with related Ministries and localities in implementation of the Strategy; annually and periodically every five years, review, assess and draw experiences from the implementation of the Strategy;

d/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in, proposing and submitting the Prime Minister for decision on adjustment of objectives and contents of Strategy in necessary case.

2. Ministries, Ministerial-level agencies, Government-attached agencies and People’s Committees of provinces and centrally-run cities shall coordinate with the Ministry of Finance and relevant agencies in, on the basis of their state management functions and tasks as prescribed by law, directing and participating in the implementation of relevant contents of this strategy.

Article 3. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 4. Ministers, heads of Ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies and chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally-run cities shall implement this Decision.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 480/QĐ-TTg ngày 18/03/2013 phê duyệt Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.528

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.68.201
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!