BỘ
TÀI CHÍNH
------
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
------------
|
Số:
426-TC/CĐKT
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 12 năm 1970
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHẾ ĐỘ SỔ SÁCH KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC “NHẬT KÝ CHỨNG
TỪ”
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI
CHÍNH
Căn cứ Nghị định số 197-CP ngày
07 tháng 11 năm 1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức bộ maý của Bộ Tài chính;
Căn cứ Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước ban hành theo Nghị định số 175-CP ngày
28 tháng 10 năm 1961 của Hội đồng Chính phủ,
Căn cứ Quyết định số 425-TC/CĐKT ngày 14 tháng 12 năm 1970 ban hành hệ thống
tài khoản kế toán thống nhất áp dụng cho tất cả các đơn vị thuộc về ngành sản
xuất và kinh doanh do trung ương quản lý,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Nay ban hành chế độ sổ sách kế toán theo hình thức
“Nhật ký chứng từ” kèm theo quyết định này; gồm các sổ nhật ký chứng từ, các bảng
kê, các bảng phân bổ phù hợp với hệ thống tài khoản kế toán thống nhất áp dụng
chung cho tất cả các loại xí nghiệp sản xuất công nghiệp quốc doanh.
Điều 2.
Căn cứ vào chế độ nói ở điều 1, các Bộ, các Tổng cục
chủ quản xí nghiệp có trách nhiệm quy định hệ thống và các mẫu sổ sách kế toán
áp dụng trong các đơn vị thuộc ngành mình, sau khi được Bộ Tài chính đồng ý.
Điều 3.
Các ông Chánh văn phòng và Vụ trưởng Vụ chế độ kế
toán chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Đặng Việt Châu
|
QUY ĐỊNH
MẪU SỔ SÁCH KẾ TOÁN HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHỨNG TỪ ÁP DỤNG CHO
CÁC XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP QUỐC DOANH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 426-TC/CĐKT ngày 14-12-1970 của Bộ Tài
chính)
Gồm có 3 loại sổ chủ yếu sau đây:
1. Nhật ký chứng từ:
Có 12 mẫu, đánh số từ 1 NKCT/CN đến
12NKCT/CN.
Nhật ký chứng từ là loại sổ chủ yếu
được mở hàng tháng theo tài khoản tổng hợp để tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh bên Có của tài khoản. Số liệu phản ánh ở nhật ký chứng từ
là cơ sở duy nhất để đến cuối tháng ghi vào sổ cái một lần.
Sổ cái của hình thức nhật ký chứng
từ mở theo từng tài khoản, mỗi trang cho một tài khoản và dùng trong một năm.
2. Bảng kê:
Có 15 mẫu, đáng số từ 1BK/CN đến
15BK/CN.
Bảng kê là loại sổ bổ sung phần kế
toán phân loại chi tiết cho các sổ nhật ký chứng từ trong các trường hợp sau
đây:
- Các nghiệp vụ kinh tế có yêu cầu
phản ánh các chỉ tiêu phức tạp hoặc phát sinh không đều đặn, vì vậy không thể
ghi trực tiếp vào nhật ký chứng từ, mà phải ghi thông qua các bảng kê để cuối
tháng từ các bảng kê này ghi vào các nhật ký chứng từ.
- Các nghiệp vụ kinh tế thuộc chủ yếu
TK50 “quỹ tiền mặt” và TK51 “tiền gửi ngân hàng”, cần thiết phải quản lý tập
trung vào chứng từ gốc, để quản lý chặt chẽ tài sản, tiền vốn và để có tài liệu
kiểm tra đối chiếu với việc ghi chép ở những tài khoản khác.
3. Bảng phân bổ:
Có 5 mẫu đánh số từ 1PB/CN đến
5PB/CN.
Bảng phân bổ dùng để tập hợp các
nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến việc phân bổ chi phí. Từ số liệu ở các bảng
này ghi vào các bảng kê và nhật ký chứng từ.
II. NỘI
DUNG, CÔNG DỤNG CỦA TỪNG MẪU SỔ NHẬT KÝ CHỨNG TỪ, BẢNG KÊ, BẢNG PHÂN BỔ
1. Kế toán nghiệp vụ vốn bằng tiền.
Ghi chép nghiệp vụ vốn bằng tiền,
có 4 mẫu nhật ký chứng từ và 2 bảng kê.
- Nhật ký chứng từ số 1 (mẫu số
1NKCT/CN) và bảng kê số 1 (mẫu số 1BK/CN) dùng để ghi chép, phản ánh tình hình
chi và thu của tài khoản 50 “quỹ tiền mặt”.
- Nhật ký chứng từ số 2 (mẫu số
2NKCT/CN) và bảng kê số 1 (mẫu số 2BK/CN) dùng để ghi chép, phản ánh tình hình
tiền gửi ngân hàng thuộc vốn lưu động (tài khoản 51 “tiền gửi ngân hàng”).
- Nhật ký chứng từ số 3 (mẫu số
3NKCT/CN) phản ánh tình hình tiền gửi ngân hàng của hai tài khoản: 54 “tiền gửi
ngân hàng về vốn đầu tư xây dựng cơ bản” và 55 “các khoản tiền gửi ngân hàng
khác”.
- Nhật ký chứng từ số 4 (mẫu số
4NKCT/CN) phản ánh các khoản vay ngân hàng của 2 tài khoản 93 “vay ngắn hạn” và
94 “vay dài hạn”.
2. Kế toán nghiệp vụ thanh toán
với người bán, người nhận thầu, người nhận tạm ứng
Ghi chép phản ánh nghiệp vụ này có
2 nhật ký chứng từ và 1 bảng kê:
- Nhật ký chứng từ số 5 (mẫu số
5NKCT/CN) phản ánh tình hình mua vật liệu và thanh toán với người nhận thầu,
tài khoản 60 “thanh toán với người bán và người nhận thầu”. Trường hợp giao dịch
với người bán theo phương thức gửi hàng đến xí nghiệp theo kế hoạch và xí nghiệp
trả tiền theo kế hoạch thì phải sử dụng thêm bảng kê số 3 (mẫu số 3BK/CN).
- Nhật ký chứng từ số 6 (mẫu số
6NKCT/CN) phản ánh tình hình tạm ứng và thanh toán tạm ứng của tài khoản 70
“thanh toán với người nhận tạm ứng”.
3. Kế toán nghiệp vụ chi phí sản
xuất.
Để ghi chép phản ánh nghiệp vụ này
phải dùng 2 nhật ký chứng từ, 6 bảng kê và 5 bảng phân bổ.
a) Nhật ký chứng từ:
- Nhật ký chứng từ số 7A (mẫu số 7A
NKCT/CN) để tập hợp mọi chi phí sản xuất thuộc giá thành sản phẩm.
- Nhật ký chứng từ số 7B (mẫu số 7B
NKCT/CN) để tập hợp chi phí sản xuất khác không nằm trong giá thành sản phẩm.
Hai nhật ký chứng từ nói trên dùng
để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong tháng, nên tất cả các tài khoản có
liên quan đến sản xuất như: vật liệu xuất dùng cho sản xuất, tiền lương của
công nhân viên, bảo hiểm xã hội, khấu hao tài sản cố định…đều được phản ánh ở
hai nhật ký chứng từ này.
b) Bảng kê:
- Bảng kê số 4 (mẫu số 4BK/CN)
“tính giá thành vật liệu” dùng để tìm hệ số chênh lệch giữa giá hạch toán và
giá thực tế của vật liệu. Từ hệ số chênh lệch này tính chuyển giá của vật liệu
từ giá hạch toán thành giá thực tế cho số vật liệu xuất dùng trong tháng.
- Bảng kê số 5 (mẫu số 5BK/CN) “chi
phí sản xuất theo phân xưởng” dùng để tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân
xưởng, có phân tích chi tiết theo từng điều khoản và được chia ra: chi phí sử dụng
máy móc thiết bị, chi phí phân xưởng. Số liệu ở bảng kê này là cơ sở để ghi vào
nhật ký chứng từ số 7A.
- Bảng kê số 6 (mẫu số 6BK/CN) dùng
để tập hợp chi phí quản lý xí nghiệp, chi phí ngoài sản xuất các khoản trích
trước theo từng hạng mục chi phí. Số liệu ở bảng kê này được chuyển ghi vào nhật
ký chứng từ số 7A, 7B và nhật ký chứng từ số 8 (tiêu thụ).
- Bảng kê số 7 (mẫu số 7BK/CN) dùng
để ghi chép các khoản phân bổ dần vào giá thành sản phẩm các kỳ sau. Số liệu ở
bảng kê này được chuyển ghi vào nhật ký chứng từ số 7A và 7B.
- Bảng kê số 8 (mẫu số 8BK/CN) dùng
để phản ánh các khoản thiệt hại trong sản xuất và tính các khoản thiệt hại đó
vào giá thành sản phẩm.
Bảng này có hai phần:
Thiệt hại sản phẩm hỏng không sửa
chữa được,
Thiệt hại ngừng sản xuất.
- Bảng kê số 9 (mẫu số 9BK/CN) dùng
để tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh ngoài cơ bản như: kinh doanh nhà ở, chăn
nuôi, trồng trọt, v.v…Số liệu ở bảng kê này được chuyển ghi vào nhật ký chứng từ
số 7B.
c) Bảng phân bổ: (5 bảng
phân bổ đều phục vụ cho nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất):
- Bảng phân bổ số 1 (mẫu số
1BPB/CN) dùng để tính phân bổ tiền lương đã chi vào các đối tượng chi phí và tổng
hợp quỹ lương theo loại công nhân viên, theo thành phần của quỹ tiền lương.
- Bảng phân bổ số 2 (mẫu số
2BPB/CN) dùng để tính số vật liệu xuất ra trong kỳ cho các đối tượng chi phí.
- Bảng phân bổ số 3 (mẫu số
3BPB/CN) dùng để tổng hợp vật rẻ tiền mau hỏng xuất dùng trong tháng và phân bổ
vật rẻ tiền mau hỏng loại 50% giá trị cho đối tượng sử dụng.
- Bảng phân bổ số 4 (mẫu số
4BPB/CN) để tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định cho giá thành và các nơi
có sử dụng tài sản cố định.
- Bảng phân bổ số 5 (mẫu số
5BPB/CN) tính giá thành sản phẩm, lao vụ của bộ phận sản xuất phụ, phân bổ lao
vụ cho các phân xưởng (bộ phận) sử dụng.
4. Kế toán nghiệp vụ thành phẩm,
hàng hóa gửi đi và tiêu thụ.
Kế toán nghiệp vụ này có 1 nhật ký
chứng từ và 2 bảng kê.
Nhật ký chứng từ số 8 (mẫu số
8NKCT/CN) có hai phần:
Phần chính của nhật ký chứng từ ghi
Có các tài khoản: 40 “thành phẩm”, 43 “chi phí ngoài sản xuất”, 45 “hàng hóa gửi
đi, công tác lao vụ đã hoàn thành”, 46 “tiêu thụ”, 64 “thanh toán với người
mua”.
Phần theo dõi chi tiết hàng hóa đã
gửi đi và số đã tiêu thụ.
Bảng kê số 10 (mẫu số 10BK/CN) theo
dõi thành phẩm nhập, xuất kho, số lượng, và giá trị của hàng đã gửi đi tiêu thụ,
tình hình thanh toán với người mua và người đặt hàng. Bảng kê này là cơ sở để
ghi vào nhật ký chứng từ số 8.
Bảng kê số 11 (mẫu số 11BK/CN) dùng
để theo dõi riêng những người mua hàng của xí nghiệp theo phương thức gửi hàng
đi và thanh toán theo kế hoạch.
5. Kế toán nghiệp vụ vốn cơ bản
(vốn cố định, vốn lưu động), tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định.
Kế toán nghiệp vụ này chỉ dùng một
nhật ký chứng từ số 9 (mẫu số 9NKCT/CN).
Nhật ký chứng từ này có hai phần:
phần ghi Có các tài khoản 01 “tài sản cố định”, 02 ”khấu hao tài sản cố định”,
85 “vốn cơ bản”; và phần chi tiết phản ánh tình hình tăng giảm vốn cố định và vốn
lưu động.
6. Kế toán nghiệp vụ kết quả tài
vụ và phân phối lợi nhuận.
Kế toán nghiệp vụ này chỉ dùng một
nhật ký chứng từ (mẫu số 10NKCT/CN) để phản ánh hai tài khoản 80 “vốn trích” và
99 “lãi, lỗ”.
Nhật ký chứng từ số 10 có hai phần:
phần ghi Có hai tài khoản nói trên và phần chi tiết phản ánh tình hình lãi hoặc
lỗ và tình hình phân phối lợi nhuận. Ô tài khoản “vốn trích”.
7. Kế toán các nghiệp vụ khác.
Trong các mẫu nhật ký chứng từ, có
mẫu số 1NKCT/CN là mẫu tiêu chuẩn dùng chung cho một số tài khoản có đặc điểm
ghi chép và phản ánh giống nhau.
Nhật ký chứng từ này có hai phần:
phần ghi Có của tài khoản và phần chi tiết đáp ứng cho việc theo dõi tiểu khoản
hoặc để phản ánh các chỉ tiêu phục vụ cho việc lập biểu kế toán.
Các tài khoản sau đây được sử dụng
mẫu nhật ký chứng từ này:
Tài khoản: 11 Chi phí thu mua, bảo
quản vật liệu, nguyên liệu.
15 Đánh giá lại vật tư hàng hóa.
36 Chi phí bằng các nguồn cấp phát
khác.
96 Các khoản cấp phát khác.
71 Thanh toán với ngân sách
75 Thanh toán về khoản bồi thường vật
chất
76 Các khoản khác phải thu và phải
trả
78 Thanh toán nội bộ ngành về các
nghiệp vụ vãng lai
79 Thanh toán trong nội bộ xí nghiệp
87 Các quỹ của xí nghiệp
89 Ngân sách cấp bù lỗ.
Trong các tài khoản được ghi vào nhật
ký chứng từ này có hai tài khoản cần kèm theo bảng kê.
Bảng kê số 12 (mẫu số 12BK/CN) dùng
để theo dõi việc thanh toán với công nhân viên chưa nhận lương khi phát lương
(tài khoản 76.1).
Bảng kê số 13 (mẫu số 13BK/CN) dùng
để theo dõi thanh toán các khoản bồi thường vật chất (TK 75) và các khoản phải
thu, phải trả (TK 76.2).
8. Kế toán nghiệp vụ xây dựng cơ
bản trong xí nghiệp công nghiệp.
Xí nghiệp sản xuất công nghiệp thường
có thực hiện xây dựng cơ bản thêm vốn đầu tư ít và tiến hành không thường
xuyên. Trường hợp xây dựng cơ bản quy mô nhỏ như vậy không nên tổ chức bộ máy kế
toán riêng và mở sổ sách kế toán theo như các công trường xây dựng cơ bản quy
mô lớn, chỉ cần sử dụng nhật ký chứng từ số 12 (mẫu số 12NKCT/CN) và hai bảng
kê số 14, số 15 (mẫu số 14BK/CN và số 15BK/CN) để ghi chép.
Nhật ký chứng từ số 12 dùng để ghi
chép các tài khoản thuộc kiến thiết cơ bản sau đây:
07 Vật liệu xây dựng và thiết bị.
12 Vật rẻ tiền mau hỏng của kiến
thiết cơ bản
13 Phân bổ vật rẻ tiền mau hỏng của
kiến thiết cơ bản.
27 Chi phí gián tiếp
34 Xây dựng và mua sắm tài sản cố định
35 Xây dựng và mua sắm tài sản cố định
đã hoàn thành.
95 Cấp phát xây dựng cơ bản.
Nhật ký chứng từ này có ba phần:
Phần 1 ghi Có các tài khoản 07, 12,
13, 27; 34, 35.
Phần 2 ghi Có tài khoản 95 “cấp
phát xây dựng cơ bản”.
Phần 3 phản ánh chi tiết các khoản
cấp phát do ngân sách cấp và các nguồn vốn xây dựng cơ bản khác.
Bảng kê số 14 dùng để ghi chép chi
phí cho từng hạng mục công trình xây dựng cơ bản chưa hoàn thành.
Bảng kê số 15 dùng để phản ánh theo
dự toán và theo giá thành thực tế các hạng mục công trình đã vào sử dụng.
Bảo đảm thống nhất mẫu sổ sách kế
toán là bảo đảm chỉ tiêu thống nhất, phương pháp ghi chép thống nhất và tính
chính xác của số liệu; mọi thay đổi về mẫu, về nội dung và phương pháp ghi chép
của hình thức nhật ký chứng từ này ở xí nghiệp sản xuất công nghiệp phải được Bộ
Tài chính đồng ý mới được sử dụng, để đảm bảo sự thống nhất giữa các ngành.