KIỂM
TOÁN NHÀ NƯỚC
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
318/QĐ-KTNN
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 3 năm 2011
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH
KIỂM TOÁN VÀ THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TOÁN
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ
NƯỚC
Căn
cứ Luật Kiểm toán nhà nước ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 04/2007/QĐ-KTNN ngày 02/8/2007 của Tổng Kiểm toán Nhà nước
ban hành Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổng hợp và Chánh văn phòng Kiểm toán Nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy định về việc tổ chức hội nghị công bố quyết định kiểm toán
và thông báo kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Điều
2. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều
3. Thủ trưởng các đơn vị
trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, các Đoàn Kiểm toán Nhà nước, các đơn vị được
kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi
nhận:
- Như Điều 3
- Lãnh đạo KTNN;
- Lưu: VT, TH.
|
TỔNG
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Vương Đình Huệ
|
QUY
ĐỊNH
VỀ VIỆC TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH KIỂM TOÁN VÀ
THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TOÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 318/QĐ-KTNN ngày 14 tháng 3 năm 2011 của
Tổng Kiểm toán Nhà nước)
Chương
I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này điều chỉnh việc
tổ chức hội nghị công bố quyết định kiểm toán và thông báo kết quả kiểm toán
của Đoàn kiểm toán nhà nước.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Các đơn vị trực thuộc Kiểm
toán Nhà nước, các Đoàn Kiểm toán nhà nước, các đơn vị được kiểm toán và tổ
chức, cá nhân có liên quan.
Điều
3. Mục tiêu
Quy định này nhằm chuẩn hoá,
công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng việc tổ chức các hội nghị công bố
quyết định kiểm toán và thông báo kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Chương
II
TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH KIỂM TOÁN
Điều
4. Chuẩn bị tổ chức hội nghị
Căn cứ chương trình công tác
đã được lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước phê duyệt, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc
có trách nhiệm gửi giấy mời, tài liệu phục vụ hội nghị (Quyết định kiểm toán;
trích quyền và nghĩa vụ của đoàn kiểm toán; trích quyền và nghĩa vụ của đơn vị
được kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước) và trao đổi các vấn
đề có liên quan đến việc tổ chức hội nghị (địa điểm, thời gian, market) với đơn
vị được kiểm toán trước 3 ngày làm việc để đảm bảo thuận tiện bố trí lịch công
tác tuần.
Điều
5. Tổ chức hội nghị
1. Bố trí chỗ ngồi tại hội nghị
phải đảm bảo trang trọng, lễ nghi.
2. Thủ trưởng đơn vị trực
thuộc chủ trì cuộc kiểm toán giao cho đại diện Văn phòng (hoặc phòng Tổng hợp) của
đơn vị trực thuộc tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu tham dự về phía Kiểm toán
Nhà nước (lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước, lãnh đạo đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán,
lãnh đạo đơn vị tham mưu, trưởng đoàn kiểm toán và giới thiệu chung các thành phần
khác); giới thiệu đại biểu tham dự của đơn vị được kiểm toán (Bộ trưởng; Chủ
tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tư lệnh; Tổng Giám đốc…Thủ
trưởng các ban, ngành, kế toán trưởng các đơn vị được kiểm toán) và nội dung
hội nghị.
3. Thủ trưởng đơn vị trực
thuộc chủ trì cuộc kiểm toán mời lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước (hoặc người được
lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước uỷ quyền) chủ trì hội nghị và thủ trưởng đơn vị
được kiểm toán (Bộ trưởng; Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tư lệnh; Tổng Giám đốc) đồng chủ trì hội nghị.
4. Người chủ trì giới thiệu
Trưởng đoàn kiểm toán:
a) Đọc Quyết định kiểm toán;
b) Trình bày khái quát Kế
hoạch kiểm toán của Đoàn kiểm toán về mục tiêu, nội dung, phạm vi, giới hạn và
kế hoạch kiểm toán chi tiết của Đoàn kiểm toán;
c) Nêu rõ trách nhiệm, quyền
hạn của Trưởng đoàn và các thành viên theo quy định tại các Điều
45, 46, 47, 48 và 49 Luật Kiểm toán nhà nước; quyền và nghĩa vụ của đơn vị
được kiểm toán theo quy định tại các Điều 64 và 65 Luật Kiểm
toán nhà nước;
d) Nêu rõ Quy trình kiểm
toán về trình tự, thủ tục lập, xét duyệt Biên bản kiểm toán (Báo cáo kiểm toán
của Tổ kiểm toán) và Báo cáo kiểm toán của Đoàn kiểm toán. Đặc biệt nhấn mạnh
Biên bản kiểm toán (Báo cáo kiểm toán của Tổ kiểm toán) chỉ được phát hành sau
khi Báo cáo kiểm toán của Đoàn kiểm toán đã được phát hành;
e) Trình bày khái quát về Quy
chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước, chuẩn mực kiểm toán của
Kiểm toán Nhà nước có liên quan trực tiếp đến hoạt động của Đoàn kiểm toán, thống
nhất sự phối hợp hoạt động giữa Đoàn kiểm toán và đơn vị được kiểm toán.
5. Ý kiến phát biểu của đơn
vị được kiểm toán về Kế hoạch kiểm toán và các vấn đề về tổ chức, phối hợp thực
hiện giữa Đoàn kiểm toán nhà nước với các đơn vị được kiểm toán theo quyết định
kiểm toán.
6. Ý kiến phúc đáp của Trưởng
đoàn kiểm toán về các đề xuất của đơn vị thay đổi so với kế hoạch kiểm toán đã
được duyệt (nếu có).
7. Ý kiến phát biểu của thủ
trưởng đơn vị trực thuộc chủ trì cuộc kiểm toán và lãnh đạo đơn vị tham mưu dự
hội nghị.
8. Người chủ trì kết luận và
kết thúc hội nghị.
Chương
III
TỔ CHỨC HỘI NGHỊ THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TOÁN
Điều
6. Chuẩn bị tổ chức hội nghị
Căn cứ Dự thảo báo cáo kiểm
toán của Đoàn kiểm toán sau khi được lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước xét duyệt và ý
kiến tham gia bằng văn bản của đơn vị được kiểm toán theo quy định tại Điều 54 Luật Kiểm toán nhà nước và chương trình công tác đã
được lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước phê duyệt, thủ trưởng đơn vị trực thuộc có
trách nhiệm gửi giấy mời, Dự thảo báo cáo kiểm toán phục vụ hội nghị và trao
đổi các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức hội nghị (địa điểm, thời gian,
market) với đơn vị được kiểm toán trước 3 ngày làm việc để đảm bảo thuận tiện bố
trí lịch công tác tuần.
Điều
7. Tổ chức hội nghị
1. Bố trí chỗ ngồi tại hội
nghị phải đảm bảo trang trọng, lễ nghi.
2. Thủ trưởng đơn vị trực
thuộc chủ trì cuộc kiểm toán giao cho đại diện Văn phòng (hoặc phòng Tổng hợp) của
đơn vị trực thuộc tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu tham dự về phía Kiểm toán
Nhà nước (lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước, lãnh đạo đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán,
lãnh đạo đơn vị tham mưu, trưởng đoàn kiểm toán và giới thiệu chung các thành phần
khác); giới thiệu đại biểu tham dự của đơn vị được kiểm toán (Bộ trưởng; Chủ
tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tư lệnh; Tổng Giám đốc…Thủ
trưởng các ban ngành, kế toán trưởng các đơn vị được kiểm toán) và nội dung hội
nghị.
3. Thủ trưởng đơn vị trực
thuộc chủ trì cuộc kiểm toán mời lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước (hoặc người được
lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước uỷ quyền) chủ trì hội nghị và thủ trưởng đơn vị
được kiểm toán (Bộ trưởng; Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tư lệnh; Tổng Giám đốc) đồng chủ trì hội nghị; cử cán bộ Văn phòng (hoặc phòng
Tổng hợp) ghi biên bản hội nghị thông báo kết quả kiểm toán theo mẫu quy định
của Kiểm toán Nhà nước.
4. Người chủ trì giới thiệu Trưởng
đoàn kiểm toán đọc Dự thảo báo cáo kiểm toán của Đoàn kiểm toán đã được lãnh
đạo Kiểm toán Nhà nước xét duyệt hoặc báo cáo tóm tắt (đối với các báo cáo kiểm
toán từ 20 trang trở lên).
5. Ý kiến phát biểu của đơn
vị được kiểm toán về các vấn đề chưa thống nhất với kết quả kiểm toán nêu trong
Dự thảo báo cáo kiểm toán của Đoàn kiểm toán.
6. Ý kiến phát biểu của đơn
vị có liên quan.
7. Ý kiến phúc đáp của Trưởng
đoàn kiểm toán.
8. Ý kiến phát biểu của thủ
trưởng đơn vị trực thuộc chủ trì cuộc kiểm toán và lãnh đạo đơn vị tham mưu dự
hội nghị.
9. Người chủ trì kết luận và
kết thúc hội nghị.
Chương
IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều
8. Trách nhiệm thi hành
1. Trách nhiệm của thủ
trưởng các đơn vị trực thuộc chủ trì cuộc kiểm toán:
a) Thực hiện các quy định về
tổ chức hội nghị công bố quyết định kiểm toán và thông báo kết quả kiểm toán
của Tổng Kiểm toán Nhà nước thuộc phạm vi thẩm quyền được giao;
b) Cụ thể hoá, hướng dẫn,
đôn đốc và kiểm tra các Đoàn kiểm toán thuộc phạm vi quản lý trong việc thực
hiện Quy định này.
2. Trách nhiệm của Trưởng đoàn
kiểm toán
a) Phối hợp chặt chẽ với đơn
vị được kiểm toán trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức hội nghị
một cách khoa học, hợp lý và hiệu quả.
b) Ký và chịu trách nhiệm về
biên bản cuộc họp thông báo kết quả kiểm toán với đơn vị được kiểm toán.
Trong quá trình thực hiện
nếu có khó khăn, vướng mắc, vấn đề mới phát sinh cần kịp thời báo cáo Tổng Kiểm
toán Nhà nước để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.