|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
169/2000/QĐ-BTC
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Tài chính
|
|
Người ký:
|
Trần Văn Tá
|
Ngày ban hành:
|
25/10/2000
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ TÀI CHÍNH
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
SỐ 169-2000/QĐ-BTC
|
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2000
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 169-2000/QĐ-BTC NGÀY
25 THÁNG 10 NĂM 2000 VỀ BAN HÀNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HỘ KINH DOANH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ vào Luật thuế Giá trị
gia tăng (Số 2/1997/QH9) và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (Số 3/1997/QH9)
được Quốc hội thông qua ngày 10/5/1997;
Căn cứ Pháp lệnh Kế toán - Thống kê được công bố theo Lệnh số 06 -LCT/HĐNN
ngày 20/5/1988 của Hội đồng Nhà nước và Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước ban
hành theo Nghị định số 25 - HĐBT ngày 18/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ);
Căn cứ Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 của Chính phủ qui định chi
tiết thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định số 102/1998/NĐ-CP ngày 28/12/1998 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 28/1998/NĐ-CP .
Căn cứ Nghị định số 15/ CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn
và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính;
Để giúp các hộ kinh doanh thực hiện công tác kế toán phù hợp với quy định của
Luật thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định
này “Chế độ kế toán hộ kinh doanh".
Điều 2: Chế độ kế toán hộ kinh doanh áp
dụng cho tất cả các hộ sản xuất, kinh doanh chưa đủ điều kiện thành lập doanh
nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận
tải, khai thác tài nguyên, nuôi trồng thuỷ sản, kinh doanh thương nghiệp, ăn
uống, phục vụ, sửa chữa và các dịch vụ khác,... có doanh số bán hàng theo mức
qui định của Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) đối với từng ngành nghề cụ thể (dưới
đây gọi tắt là hộ kinh doanh).
Điều 3: Chế độ kế toán hộ kinh doanh có
hiệu lực thi hành từ 01/01/2001, được áp dụng thống nhất trong cả nước và thay
thế Chế độ kế toán hộ kinh doanh ban hành theo Quyết định số 1271-TC/QĐ/CĐKT
ngày 14/12/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 4: Cục thuế các Tỉnh, Thành phố
trực thuộc Trung ương phối hợp với các ngành có liên quan ở địa phương giúp
UBND Tỉnh, Thành phố hướng dẫn, kiểm tra các hộ kinh doanh trong địa bàn thực
hiện chế độ kế toán này.
Điều 5: Chủ tịch UBND các Tỉnh, Thành
phố trực thuộc Trung ương và Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Vụ trưởng Vụ Chế độ
kế toán chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và thi hành quyết định này.
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HỘ KINH
DOANH
(Ban
hành theo Quyết định số 169 - 2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính)
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Tất cả các hộ sản xuất, kinh
doanh chưa đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất công nghiệp, xây dựng, vận tải, khai thác tài nguyên, nuôi trồng thuỷ
sản, kinh doanh thương nghiệp, ăn uống, phục vụ, sửa chữa và các dịch vụ
khác,... có doanh số bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế)
đối với từng ngành nghề cụ thể (dưới đây gọi chung là hộ kinh doanh), đều phải
thực hiện chế độ kế toán này.
Các hộ kinh doanh thực hiện đúng
qui định trong chế độ kế toán này được cơ quan thuế sử dụng số liệu kế toán để tính
thuế.
Điều 2: Kế toán các hộ kinh doanh phải
đảm bảo phản ánh các nội dung chủ yếu sau đây:
- Số lượng và giá trị tài sản,
vật tư, tiền vốn, các khoản nợ hiện có đang sử dụng vào sản xuất, kinh doanh;
- Số lượng và giá trị hàng hoá,
dịch vụ mua vào;
- Số lượng và giá trị hàng hoá,
sản phẩm đã bán, dịch vụ đã cung cấp;
- Các khoản chi phí đã sử dụng
vào SXKD;
- Kết quả sản xuất, kinh doanh
và các khoản thuế, lệ phí phải nộp Nhà nước, các khoản thuế được hoàn (nếu có).
Điều 3: Kế toán hộ kinh doanh phải ghi
chép đầy đủ, chính xác, kịp thời, trung thực mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ. Mọi nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh đều phải lập và ghi chép đầy đủ vào chứng từ kế
toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán phải có chứng từ hợp pháp, hợp lệ chứng
minh. Việc lập chứng từ và ghi sổ kế toán phải đúng ngày, tháng phát sinh. Cuối
tháng, cuối quý, cuối năm phải khoá sổ kế toán, lập tờ kê khai thuế và các bảng
kê theo quy định.
Điều 4: Đơn vị tính, đơn vị tiền tệ và
chữ viết trong kế toán:
- Việc ghi chép kế toán hộ kinh
doanh phải dùng chữ viết, chữ số phổ thông;
- Về giá trị, đơn vị tiền tệ sử
dụng trong ghi chép kế toán là "Đồng Việt Nam"; Các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ra "Đồng Việt Nam" theo tỷ giá
thực tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân do Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế.
- Về hiện vật, đơn vị tính là
đơn vị đo lường chính thức của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
(như: cái, chiếc, Kg, tấn, m, m2, m3, lít,..).
Điều 5: Việc ghi chép kế toán phải dùng
mực thường, không phai, không bỏ trống dòng, không viết tắt, không viết xen kẽ,
không viết chồng đè, không tẩy xoá. Nếu viết sai thì phải gạch bỏ chỗ sai bằng
một gạch bằng mực đỏ, để có thể vẫn nhìn rõ chữ hoặc số đã viết sai, sau đó ghi
chữ hoặc số đúng lên phía trên và người sửa chữa ký tên ở bên cạnh. Nếu viết
sót thì viết bổ sung lên phía trên chỗ sót (bằng mực thường) và ký tên người
viết bổ sung ở bên cạnh.
Điều 6: Các hộ kinh doanh phải bố trí
người có hiểu biết nghiệp vụ kế toán để giữ và ghi sổ kế toán.
- Sổ, chứng từ và các tài liệu
kế toán phải lưu giữ tại cơ sở sản xuất, kinh doanh để phục vụ cho ghi chép
hàng ngày và việc kiểm tra, kiểm soát của cơ quan thuế và các cơ quan chức năng
nhà nước.
- Sổ, chứng từ và các tài liệu
kế toán khác phải được sắp xếp, bảo quản và lưu trữ theo đúng thời gian quy
định trong chế độ bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán của Nhà nước.
Điều 7: Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1- Bán hàng hoặc cung cấp dịch
vụ không lập hoá đơn và không giao hoá đơn cho người mua (trừ trường hợp bán lẻ
hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng có giá trị dưới 100 000đ cho mỗi
lần bán hàng thu tiền mà người mua không yêu cầu lấy hoá đơn); lập hoá đơn bán
hàng, cung cấp dịch vụ sai sự thật và khai khống chi phí để trốn lậu thuế hoặc
thông đồng với người mua để có lợi ích bất chính.
2- Sử dụng hoá đơn chứng từ
không đúng mẫu qui định của Nhà nước;
3- Để ngoài sổ sách kế toán doanh
số bán hàng, doanh số cung cấp dịch vụ và tài sản, vật tư, tiền vốn;
4- Giả mạo chứng từ, lập sổ
sách, kê khai thuế sai sự thật.
CHƯƠNG II
KẾ TOÁN THU NHẬP VÀ
CHI PHÍ
Điều 8: Doanh thu:
1- Doanh thu là số tiền bán sản
phẩm, hàng hoá, tiền cung ứng dịch vụ (bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu
thêm ngoài giá bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng)
đã thu hoặc chưa thu tiền được người mua chấp nhận thanh toán.
2- Doanh thu để tính thu nhập
chịu thuế:
a/ Đối với hộ kinh doanh thuộc
đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế là giá bán chưa có thuế
GTGT;
b/ Đối với hộ kinh doanh thuộc
đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là
tổng giá thanh toán ghi trên hoá đơn mua hàng có cả thuế GTGT.
Điều 9- Chi phí sản xuất, kinh doanh:
1- Chi phí sản xuất, kinh doanh
là những khoản chi phí liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh.
2- Các khoản chi phí sản xuất,
kinh doanh được trừ vào doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế phải là những
khoản chi phí thực tế phát sinh và có đầy đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ chứng
minh.
3- Nội dung chi phí sản xuất,
kinh doanh của hộ kinh doanh gồm các khoản:
a/ Khấu hao tài sản cố định;
b/ Chi phí nguyên liệu, vật
liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài thực tế đã sử dụng
vào sản xuất, kinh doanh có liên quan đến doanh thu để tính thu nhập chịu thuế:
- Đối với hộ kinh doanh thuộc
đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, giá trị vật tư, tài
sản, hàng hoá, dịch vụ mua vào là giá mua thực tế chưa có thuế GTGT;
- Đối với hộ kinh doanh thuộc
đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp tính trên GTGT và các mặt
hàng thuộc diện không chịu thuế GTGT, giá trị vật tư, tài sản, hàng hoá, dịch
vụ mua vào là tổng giá thanh toán ghi trên hoá đơn mua hàng bao gồm cả thuế
GTGT.
c/ Tiền công và các khoản có
tính chất tiền công trả cho lao động thuê ngoài;
d/ Tiền thuê nhà, các khoản
thuế, phí và lệ phí hộ kinh doanh phải nộp (Không kể phần thuế thu nhập doanh
nghiệp và các khoản tiền phạt):
- Tiền thuê nhà, thuê chỗ bán
hàng được tính theo số tiền trả hàng tháng hoặc hàng quý. Đối với những hộ trả
trước tiền thuê nhà, thuê chỗ bán hàng cho nhiều năm thì phải tính ra số tiền
trả 1 năm, 1 tháng để có căn cứ tính vào chi phí.
- Các khoản thuế, phí và lệ phí
phải nộp tính vào chi phí gồm:
+ Thuế GTGT (chỉ các hộ thuộc
đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT mới được tính
số thuế GTGT đầu ra vào chi phí sản xuất, kinh doanh);
+ Các khoản thuế khác và các
khoản phí, lệ phí phải nộp.
e/ Lãi tiền vay phải trả cho
Ngân hàng và các đối tượng khác. Lãi suất tiền vay trả cho đối tượng khác không
vượt quá lãi suất trần do Ngân hàng Nhà nước quy định cho các tổ chức tín dụng.
f/ Các khoản chi phí khác đã sử
dụng cho sản xuất, kinh doanh.
Đối với các chi phí vừa dùng cho
sản xuất, kinh doanh vừa dùng cho sinh hoạt của các hộ (như điện, nước, điện
thoại,..) thì căn cứ vào tỷ lệ dùng vào sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt để
phân bổ chi phí.
Ví dụ: Một hộ kinh doanh nhà
nghỉ phải trả tiền điện sử dụng trong tháng là 900 000 đ, biết rằng tỷ lệ điện
dùng vào hoạt động kinh doanh là 2/3 thì chi phí mua ngoài (điện năng) tính vào
chi phí trong kỳ là:
900 000 x 2/3 = 600 000đ
Điều 10- Chi
phí khấu hao tài sản cố định
1- Tài sản cố định là những tài
sản có giá trị đơn vị từ 5.000.000đ trở lên và thời gian sử dụng trên 1 năm.
2- Tài sản cố định của các hộ
kinh doanh sử dụng vào sản xuất, kinh doanh gồm: Kiốt, nhà bán hàng, tủ quầy
bầy hàng, bàn tủ, giường ghế, tivi, tủ lạnh, bộ dàn và thiết bị âm thanh, bồn
bể chứa xăng dầu và thiết bị đo, đếm bán xăng dầu, nhà xưởng, máy móc thiết bị
sản xuất...có đủ tiêu chuẩn là TSCĐ.
3- Các hộ kinh doanh chỉ được
tính khấu hao đối với những tài sản cố định thuộc sở hữu của hộ sử dụng vào
sản xuất, kinh doanh. Những tài sản cố định đi thuê không phải tính khấu hao.
Tiền thuê tài sản cố định được tính vào chi phí kinh doanh.
4- Nguyên giá (hay giá trị) của
tài sản cố định để làm căn cứ tính khấu hao được xác định như sau:
+ Tài sản cố định mua sắm: Căn
cứ vào hoá đơn mua tài sản để xác định nguyên giá (giá trị) của tài sản cố
định;
+ Tài sản cố định xây dựng mới:
Căn cứ vào chi phí thực tế xây dựng tài sản cố định; Trường hợp không tính được
chi phí thực tế xây dựng tài sản cố định thì căn cứ vào giá xây dựng do Nhà
nước quy định theo từng cấp nhà, từng địa phương để xác định nguyên giá;
+ Những tài sản cố định không có
đủ chứng từ, hoá đơn làm căn cứ xác định nguyên giá thì căn cứ vào hiện trạng
tài sản và giá của loại tài sản này hoặc tài sản tương tự đang bán trên thị
trường để định giá.
5- Cách tính khấu hao tài sản cố
định:
- Căn cứ vào nguyên giá (Giá
trị) của tài sản cố định, thời gian sử dụng ước tính để tính khấu hao:
Mức
khấu
hao
01
năm
|
=
|
Nguyên
giá (Giá trị) tài sản cố định
Số
năm sử dụng
|
Mức
khấu
hao
01
tháng
|
=
|
Mức
khấu hao 01 năm
12
tháng
|
Mức
khấu
hao
01
quý
|
|
Mức
khấu hao 01 năm
4
quí
|
- Khi tính mức khấu hao tài sản
cố định năm, quý hoặc tháng nếu có số lẻ các hộ được phép làm tròn số.
- Số năm sử dụng tài sản cố định
căn cứ vào thời gian sử dụng tài sản cố định quy định trong phụ lục kèm theo Quyết định số 166-
1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính ban hành Chế độ quản lý, sử dụng
và trích khấu hao tài sản cố định (Phụ lục số 03).
6- Nguyên tắc phân bổ khấu hao:
- Những tài sản cố định hoàn
toàn dùng cho sản xuất, kinh doanh thì số khấu hao tính hết vào chi phí sản
xuất, kinh doanh;
- Những tài sản vừa dùng cho
kinh doanh vừa dùng cho sinh hoạt của các hộ:
+ Đối với nhà cửa: Căn cứ vào
diện tích thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh để tính số khấu hao phân bổ
cho sản xuất, kinh doanh;
+ Đối với những tài sản cố định
khác: Căn cứ vào thời gian sử dụng của từng tài sản cho từng mục đích (sản
xuất, kinh doanh hay cho sinh hoạt) để phân bổ khấu hao vào chi phí sản xuất,
kinh doanh.
- Việc tính hoặc thôi không tính
khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh được thực hiện tròn
tháng. Tài sản cố định tham gia hoặc ngừng tham gia vào sản xuất, kinh doanh
tháng t thì tính hoặc thôi không tính khấu hao từ tháng t + 1. Số khấu hao từ
tháng t + 1 được tính theo công thức:
Số
khấu hao trích tháng t
|
=
|
Số
khấu hao đã trích tháng t -1
|
+
|
Số
khấu hao tăng trong tháng t
|
-
|
Số
khấu hao giảm trong tháng t
|
7- Các hộ kinh doanh phải lập
danh mục những tài sản cố định sử dụng vào sản xuất, kinh doanh để đăng ký với
cơ quan thuế trong đó ghi rõ tên, nguyên giá, thời gian sử dụng và mức khấu hao
năm, tháng của từng tài sản cố định. Khi có tăng hoặc giảm tài sản cố định chủ
hộ kinh doanh phải đăng ký tăng, giảm tài sản với cơ quan thuế và điều chỉnh
mức tính khấu hao.
Điều 11- Thu nhập chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế của hộ kinh
doanh gồm:
- Thu nhập chịu thuế từ hoạt
động sản xuất, kinh doanh bằng (=) doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ trừ (-)
các khoản chi phí hợp lý có liên quan đến doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ;
- Thu nhập chịu thuế khác (nếu
có).
CHƯƠNG III
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
Điều 12: Chứng từ kế toán của hộ kinh
doanh bao gồm:
- Chứng từ bên ngoài: Là chứng
từ do hộ kinh doanh nhận được của các cơ quan, các tổ chức kinh tế, cá nhân bên
ngoài lập như: Hoá đơn mua vật tư, tài sản cố định, hàng hoá, dịch vụ; Thông
báo nộp thuế, Biên lai nộp thuế,...
- Chứng từ do hộ kinh doanh lập:
Gồm hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu thu,
phiếu chi và các chứng từ khác có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
của hộ.
Điều 13: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của hộ đều phải lập chứng
từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán phải có chứng từ kế toán hợp pháp,
hợp lệ chứng minh. Chứng từ kế toán chỉ được lập 1 lần đúng với thực tế, thời
gian và địa điểm mà nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng cách đặt giấy than viết 1
lần cho tất cả các liên. Tuỳ theo tính chất của sự việc và yêu cầu quản lý của
Nhà nước, chứng từ kế toán phải lập theo mẫu quy định (chứng từ bắt buộc) hoặc mẫu
hướng dẫn (chứng từ hướng dẫn). Đối với các chứng từ hướng dẫn, dựa trên cơ sở
các tiêu thức hướng dẫn, các hộ kinh doanh có thể vận dụng phù hợp với đặc điểm
sản xuất, kinh doanh của mình.
- Chứng từ kế toán hợp pháp là
chứng từ lập đúng theo mẫu qui định, việc ghi chép trên chứng từ phải đúng nội
dung, bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh và nghiệp vụ kinh tế này phù hợp
với các quy định của pháp luật, có đủ chữ ký cần thiết và dấu của cơ sở kinh
doanh (nếu có) theo quy định của từng loại chứng từ.
- Các chứng từ kế toán hợp lệ là
chứng từ được lập đúng phương pháp, trình tự quy định cho từng loại chứng từ và
phải ghi đầy đủ các yếu tố sau:
+ Tên gọi, ngày, tháng, năm lập
và số hiệu của chứng từ;
+ Tên, địa chỉ hộ kinh doanh lập
chứng từ;
+ Tên, địa chỉ hộ kinh doanh
nhận chứng từ;
+ Tóm tắt nội dung nghiệp vụ
kinh tế phát sinh;
+ Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm
chất, số lượng, đơn giá, thành tiền của từng thứ vật tư, sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ;
+ Tổng số tiền bằng số và chữ;
+ Chữ ký của người chịu trách
nhiệm về tính chính xác, trung thực của nghiệp vụ kinh tế.
Điều 14: Tuỳ theo đặc điểm hoạt động
sản xuất, kinh doanh, các hộ kinh doanh phải sử dụng một số chứng từ sau:
a- Các chứng từ bắt buộc
- Hoá đơn GTGT áp dụng cho đối
tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ;
|
Mẫu số 01/GTKT-3LL và mẫu số 01/GTKT-2LN
|
- Hoá đơn bán hàng (áp dụng
cho đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và loại hàng hoá, dịch
vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT);
- Bảng kê thu mua nông sản,
lâm sản, thuỷ sản,... của người trực tiếp sản xuất;
|
Mẫu số 02/GTTT-3LL và mẫu số 02/GTTT-2LN
Mẫu
số 04/GTTT
|
- Bảng kê bán lẻ hàng hoá,
dịch vụ;
|
Mẫu
số 05/GTTT
|
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển
nội bộ
|
Mẫu
số 03 - VT
|
- Bảng thanh toán hàng đại lý,
ký gửi
|
Mẫu
14 - BH
|
- Phiếu xuất kho hàng gửi bán
đại lý
|
Mẫu 04-XKĐL-3LL
|
- Các loại vé (vé tàu, xe, vé
vui chơi giải trí, vé gửi xe, trông đồ,..)
|
|
b- Các chứng từ hướng dẫn
|
|
- Phiếu nhập kho
|
Mẫu
số 01- VT
|
- Phiếu xuất kho
|
Mẫu
số 02- VT
|
- Bảng chấm công
|
Mẫu
số 01 - LĐTL
|
(Mẫu biểu và phương pháp ghi
chép các hoá đơn và bảng kê xem phụ lục số 1)
Tất cả các loại hoá đơn và các
chứng từ liên quan đến việc bán hàng, cung ứng dịch vụ đều do Bộ Tài chính
thống nhất in ấn và phát hành, các hộ kinh doanh phải mua từ cơ quan thuế.
CHƯƠNG IV
SỔ KẾ TOÁN
Điều 15: Sổ kế toán là những quyển sổ
theo mẫu nhất định có liên hệ chặt chẽ với nhau dùng để ghi chép các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh trên cơ sở số liệu của chứng từ kế toán.
- Sổ kế toán của các hộ kinh
doanh phải được đóng thành quyển, đánh số trang, giữa các trang có đóng dấu
giáp lai của cơ quan thuế. Ngoài bìa ghi rõ họ tên hộ kinh doanh, mã số nộp
thuế, địa điểm kinh doanh, tên sổ, số trang, ngày, tháng, năm mở sổ, tên người
giữ và ghi sổ.
- Ngày đầu năm hoặc khi bắt đầu
đăng ký kinh doanh các hộ kinh doanh phải mở sổ kế toán mới, lập danh mục sổ kế
toán phù hợp với phương pháp xác định thuế mà hộ kinh doanh đã đăng ký với cơ
quan thuế quận, huyện.
- Khi hết sổ các hộ kinh doanh
phải mở sổ kế toán mới và chuyển các số liệu liên quan từ sổ kế toán cũ sang sổ
kế toán mới.
- Các hộ kinh doanh qui định tại
Điều 1 chế độ này thực hiện ghi sổ kế toán theo phương pháp "Ghi
đơn".
- Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ
kế toán để ghi vào các sổ kế toán có liên quan.
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm
phải cộng sổ, xác định doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ: giá
thanh toán đã có thuế GTGT (đối với hộ nộp thuế theo phương pháp trực tiếp)
hoặc giá thanh toán không có thuế GTGT và số thuế GTGT phải nộp (đối với hộ nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ); giá trị hàng hoá mua vào, bán ra, tồn
cuối kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong kỳ.Tiến hành đối chiếu số
liệu giữa các sổ kế toán với nhau; đối chiếu số liệu trên sổ kế toán với số
thực tế về tiền mặt trong quỹ và vật tư, sản phẩm, hàng hoá trong kho, hoặc ở
quầy hàng, trên dây chuyền sản xuất và các khoản nợ phải thu, nợ phải trả...
Điều 16: Tuỳ theo phương pháp xác định
số thuế GTGT phải nộp mà các hộ kinh doanh phải mở những sổ kế toán sau:
1- Hộ kinh doanh thuộc đối tượng
nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế phải mở các sổ kế toán bắt buộc
sau:
2- Hộ kinh doanh thuộc đối tượng
nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải mở các sổ kế toán bắt buộc sau:
a- Đối với những hộ kinh doanh
thực hiện việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ có đầy đủ hoá đơn, chứng từ
mua, bán hàng, ghi chép sổ kế toán đầy đủ và tính thuế trực tiếp trên GTGT phải
mở các sổ kế toán sau:
b- Hộ kinh
doanh đã thực hiện đầy đủ hoá đơn, chứng từ bán hàng, xác định đúng doanh thu
bán hàng nhưng không có đủ chứng từ, hoá đơn mua hàng và các hộ kinh doanh
thuộc diện ấn định thuế thì phải mở sổ kế toán sau:
1- Sổ Nhật ký bán hàng Mẫu số S01- HKD
Ngoài những sổ bắt buộc nói
trên, tuỳ theo yêu cầu quản lý các hộ kinh doanh có thể mở thêm "Sổ theo
dõi tiền mặt, tiền gửi " (mẫu S07-HKD),
"Sổ theo dõi nợ phải thu" (mẫu S08-HKD),
"Sổ theo dõi nợ phải trả" (mẫu S09-HKD).
(Mẫu và phương pháp ghi sổ xem phụ lục số 02).
CHƯƠNG V
KIỂM KÊ TÀI SẢN VÀ
KIỂM TRA KẾ TOÁN
Điều 17: Cuối tháng các hộ kinh doanh
phải tiến hành kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá còn tồn tại kho, tại quầy
hàng và giá trị sản phẩm dở dang đang sản xuất để lập "Bảng kê luân chuyển
vật tư, sản phẩm, hàng hoá" và lập Tờ khai thuế GTGT và thuế thu nhập
doanh nghiệp theo quy định của các luật thuế và nộp cho cơ quan thuế quận,
huyện theo thời gian qui định.
Cuối năm, trước khi khoá sổ kế
toán, các hộ kinh doanh phải thực hiện kiểm kê tài sản, vật tư, sản phẩm, hàng
hoá, tiền vốn hiện có, sao kê đối chiếu các khoản nợ để đảm bảo số liệu trên sổ
kế toán khớp đúng với thực tế.
Điều 18: Các
hộ kinh doanh phải chịu sự kiểm tra tài chính, thuế và kế toán của các cơ quan
chức năng Nhà nước có thẩm quyền.
Nội dung kiểm tra kế toán là
kiểm tra tính trung thực, chính xác, đầy đủ, kịp thời của việc ghi chép, tính
toán, phản ánh trên các chứng từ kế toán, sổ kế toán; Kiểm tra việc chấp hành
các chính sách, chế độ về tài chính, kế toán và thực hiện nghĩa vụ thuế đối với
Nhà nước.
Chủ hộ kinh doanh phải chấp hành
quyết định kiểm tra kế toán của cơ quan có thẩm quyền và có trách nhiệm cung
cấp đầy đủ số liệu, tài liệu kế toán cần thiết cho công tác kiểm tra tài chính,
kế toán, thuế tiến hành thuận lợi.
CHƯƠNG VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 19: Chủ hộ kinh doanh phải thực
hiện nghiêm chỉnh các qui định trong chế độ kế toán này.
Đối với các hộ kinh doanh ghi
chép, phản ánh số liệu kế toán không chính xác, trung thực, cơ quan thuế có
quyền không chấp nhận số liệu trên sổ kế toán để tính thuế mà căn cứ vào tài
liệu điều tra để ấn định doanh thu tính thuế và thu nhập chịu thuế theo quy
định của các luật thuế.
Điều 20: Các cấp chính quyền (quận,
huyện, phường, xã) và các ngành chức năng như công an, tài chính, quản lý thị
trường,.. phải có trách nhiệm phối hợp với ngành thuế hướng dẫn kiểm tra xử lý
các hộ kinh doanh cố tình không chấp hành việc thực hiện chế độ kế toán này,
mọi hành vi che dấu việc làm sai trái nêu trên của các hộ đều bị xử lý theo quy
định của pháp luật.
PHỤ LỤC SỐ 01
CHỨNG TỪ KẾ
TOÁN
DANH MỤC
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
STT
|
Tên
chứng từ
|
Ký
hiệu
|
|
1- Các chứng từ bắt buộc
|
|
1
|
Hoá đơn
|
01/GTKT- 3LL và 01/GTKT-2LN
|
2
|
Hoá đơn bán hàng
|
02/GTTT-3LL và 02/GTTT-2LN
|
3
|
Bảng kê thu mua nông sản, lâm
sản, thuỷ sản,... của người trực tiếp sản xuất
|
04/GTTT
|
4
|
Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch
vụ
|
05/GTTT
|
5
|
Các loại vé (vé tàu, vé xe, vé
vui chơi giải trí, vé gửi xe, trông đồ,....)
|
|
6
|
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển
nội bộ
|
03-VT
|
7
|
Phiếu xuất kho hàng gửi bán
đại lý
|
04-XKĐL-3LL
|
8
|
Bảng thanh toán hàng đại lý,
ký gửi
|
14-BH
|
|
|
|
|
2- Các chứng từ hướng dẫn
|
|
9
|
Phiếu nhập kho
|
01
- VT
|
10
|
Phiếu xuất kho
|
02
- VT
|
11
|
Bảng chấm công
|
01
- LĐTL
|
|
|
|
HOÁ ĐƠN (GTGT)
Liên
1(Lưu)
Ngày...
tháng... năm 200..
|
Mẫu
số: 01/GTKT- 3LL
Ký hiệu: AA/98
Số:000001
|
Đơn vị bán
hàng:......................................................................................
Địa
chỉ:...............................................Số tài
khoản...................................
|
Điện thoại
..................... MS
|
|
Họ tên người mua
hàng:............................................................................
Đơn
vị:.......................................................................................................
Địa
chỉ:......................................................................................................
Hình thức thanh toán:.........
MS
|
STT
|
Tên
hàng hoá,
dịch
vụ
|
Đơn
vị tính
|
Số
lượng
|
Đơn
giá
|
Thành
tiền
|
A
|
B
|
C
|
1
|
2
|
3=1x2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng tiền
hàng: ......................
|
Thuế suất
GTGT: % Tiền thuế GTGT:. ......................
|
Tổng
cộng tiền thanh toán: ......................
|
Số tiền viết bằng
chữ:.....................................................................................
|
Người
mua hàng
(Ký,
ghi rõ họ, tên)
|
Kế
toán trưởng
(Ký,
ghi rõ họ, tên)
|
Thủ
trưởng đơn vị
(Ký,
đóng dấu, ghi rõ họ, tên)
|
Liên 1: Lưu
Liên 2: Giao khách hàng
Liên 3: Dùng thanh toán
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HOÁ ĐƠN (GTGT)
Liên
1(Lưu)
Ngày...
tháng... năm 200..
|
Mẫu
số: 01/GTKT- 2LN
Ký hiệu: AA/98
Số:000001
|
Đơn vị bán
hàng:......................................................................................
Địa
chỉ:....................................................................................................
|
MS
|
|
Họ tên người mua
hàng:............................................................................
Hình thức thanh toán:.........
MS
|
STT
|
Tên
hàng hoá,
dịch
vụ
|
Đơn
vị tính
|
Số
lượng
|
Đơn
giá
|
Thành
tiền
|
A
|
B
|
C
|
1
|
2
|
3=1x2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng tiền
hàng: ......................
|
Thuế suất
GTGT: % Tiền thuế GTGT:.
....................
|
Tổng
cộng tiền thanh toán: ......................
|
Số tiền viết bằng
chữ:.....................................................................................
|
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
|
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG
Liên
1(Lưu)
Ngày...
tháng... năm 200..
|
Mẫu
số: 02/GTTT- 3LL
Ký hiệu: AA/98
Số:000001
|
Đơn vị bán
hàng:......................................................................................
Địa
chỉ:.....................................Số tài
khoản:...........................................
Điện
thoại:....................... MS
|
|
|
Họ tên người mua
hàng:............................................................................
Đơn
vị:......................................................................................................
Địa
chỉ:.....................................................................................................
Hình thức thanh toán:.........
MS
|
STT
|
Tên
hàng hoá,
dịch
vụ
|
Đơn
vị tính
|
Số
lượng
|
Đơn
giá
|
Thành
tiền
|
A
|
B
|
C
|
1
|
2
|
3=1x2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
tiền bán hàng hoá, dịch vụ: ......................
|
Số tiền viết bằng
chữ:.....................................................................................
|
Người
mua hàng
(Ký,
ghi rõ họ, tên)
|
Kế
toán trưởng
(Ký,
ghi rõ họ, tên)
|
Thủ
trưởng đơn vị
(Ký,
đóng dấu, ghi rõ họ, tên)
|
Liên 1: Lưu
Liên 2: Giao khách hàng
Liên 3: Dùng thanh toán
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG
Liên
1(Lưu)
Ngày...
tháng... năm 200..
|
Mẫu
số: 02/GTTT- 2LN
Ký hiệu: AA/98
Số:000001
|
Đơn vị bán
hàng:......................................................................................
Địa
chỉ:.....................................................................................................
MS
|
|
|
Họ tên người mua
hàng:............................................................................
Hình thức thanh toán:.........
MS
|
STT
|
Tên
hàng hoá,
dịch
vụ
|
Đơn
vị tính
|
Số
lượng
|
Đơn
giá
|
Thành
tiền
|
A
|
B
|
C
|
1
|
2
|
3=1x2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
tiền bán hàng hoá, dịch vụ: ......................
|
Số tiền viết bằng
chữ:.....................................................................................
|
Người
mua hàng
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
|
Người
bán hàng
(Ký,
ghi rõ họ tên)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MẪU SỐ 04/GTGT
BẢNG KÊ THU MUA
HÀNG NÔNG SẢN, LÂM SẢN, THUỶ SẢN CỦA NGƯỜI TRỰC TIẾP SẢN XUẤT
(Tháng...
năm 200...)
- Tên cơ sở sản xuất, chế
biến:....................
- Địa
chỉ:.....................................................
- Địa chỉ nơi tổ chức thu
mua:................
- Người phụ trách thu
mua:......................
Ngày
|
Người
bán
|
Hàng
hoá mua vào
|
tháng
mua
|
Họ
tên
|
Địa
chỉ
|
Tên
mặt hàng
|
Số
lượng
|
Đơn
giá
|
Tổng
giá thanh toán
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
= 5x6
|
|
|
|
|
|
|
|
Ngày... tháng...
năm 200...
Người lập bảng
MẪU SỐ: 05/GTGT
BẢNG KÊ BÁN LẺ
HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ
(NGÀY... THÁNG.... NĂM 200...)
Tên cơ sở kinh doanh:..................................
Địa
chỉ:.................................................. .
Họ tên người bán
hàng:..............................
Địa chỉ nơi bán
hàng:..............................
STT
|
Tên
hàng hoá,
dịch
vụ
|
Đơn
vị tính
|
Số
lượng
|
Đơn
giá
|
Thành
tiền
|
A
|
B
|
C
|
1
|
2
|
3
= 1x2
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng tiền thanh
toán:
..................
|
Tổng số tiền (bằng
chữ):...................................................................
Người bán
(Ký, ghi rõ họ tên)
Hộ: ......................
Địa chỉ:.................
|
MẪU SỐ: 03-VT
(Ban
hành theo QĐ số: 1141 TC/ QĐ/ CĐKT
ngày
1/ 11/ 1995 của Bộ Tài chính)
|
PHIẾU XUẤT KHO
KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ
Số:.................
Ngày
.....tháng ......năm 200....
- Căn cứ lệnh điều
động số.... ngày... tháng.. năm của....................
Về
việc:..................................
- Họ tên người vận
chuyển:...............Địa chỉ ( bộ phận ).............
- Phương tiện vận
chuyển:.............................................................
- Xuất tại
kho:.............................................................................
- Nhập tại
kho:...................................................................................
Số
thứ tự
|
Tên,
nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất vật tư (SP, hàng hoá)
|
Mã
số
|
Đơn
vị tính
|
Số
lượng
|
Đơn
giá
|
Thành
tiền
|
|
|
|
|
Thực
xuất
|
Thực
nhập
|
|
|
A
|
B
|
C
|
D
|
1
|
2
|
3
|
4=2x3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
Tổng số tiền ( viết bằng chữ ):
.........................................................
Nhập, ngày...
tháng... năm 200..... Xuất, ngày... tháng... năm 200...
Người
nhận
(Ký,
họ tên)
|
Người
vận chuyển
(Ký,
họ tên)
|
Người
giao
(Ký,
họ tên)
|
Hộ:....................
Địa chỉ:.............
|
MẪU SỐ 04/XKĐL-3LL
Ban
hành theo thông tư số 140-1999-TT-BTC
ngày
27/12/1999 của Bộ Tài chính
|
PHIẾU XUẤT KHO
HÀNG GỬI BÁN ĐẠI LÝ
Ngày...
tháng... năm 200...
Liên:..
Căn cứ hợp đồng kinh tế
số:...... ngày... tháng.... năm 200.. ........... ........... với (tổ chức, cá
nhân).................... về việc...................................................
Họ tên người vận
chuyển:................................. Hợp đồng số (nếu có)......
Phương tiện vận
chuyển:.....................................................
Xuất tại
kho:.....................................................................
Nhập tại
kho:..................................................................
Tên
nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, sản phẩm, hàng hoá
|
Mã
số
|
Đơn
vị tính
|
Số
lượng
|
Đơn
giá
|
Thành
tiền
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6=4x5
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
Xuất,
ngày... tháng... năm...
|
Nhập,
ngày... tháng... năm 200...
|
Người
nhận hàng
(Ký,
họ tên)
|
Người
lập phiếu
(Ký,
họ tên)
|
Thủ
kho xuất
(Ký,
họ tên)
|
Người
vận chuyển
(Ký,
họ tên)
|
Chủ
hộ
(Ký,
họ tên)
|
|
|
|
|
|
Hộ: ......................
Địa chỉ:.................
|
MẪU SỐ: 14-BH
(Ban
hành theo QĐ số: 1141TC/QĐ/CĐKT
ngày
1/11/1995 của Bộ Tài chính)
|
BẢNG THANH TOÁN
HÀNG ĐẠI LÝ (KÝ GỬI)
Ngày...
tháng... năm 200..
Số:........
Căn cứ hợp đồng số..
ngày... tháng... năm về việc bán hàng đại lý (ký gửi)
chúng tôi gồm:
- Ông/
Bà.........................chức vụ................đại diện đơn
vị................ .........................là bên có hàng gửi bán
-Ông/
Bà..........................chức vụ................đại
diện.................................là bên nhận bán hàng đại lý, ký gửi
Thanh quyết toán số
hàng đại lý từ ngày.../../... đến ngày.../.../... như sau
STT
|
Tên,
quy cách,
phẩm
chất hàng hoá
|
Đơn
vị tính
|
Số
lượng tồn đầu kỳ
|
Số
lượng nhận trong kỳ
|
Số
hàng đã bán trong kỳ
|
Số
lượng tồn cuối kỳ
|
Ghi
chú
|
|
|
|
|
|
Số
lượng
|
Đơn
giá
|
Thành
tiền
|
|
|
A
|
B
|
C
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5=3x4
|
6=1+2-5
|
D
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hoa hồng được
hưởng(%)...... thành tiền............ đồng (viết bằng
chữ)...................................
Số tiền thanh toán cho người có
hàng gửi bán........................ đồng... (viết bằng chữ).............
Người
giao hàng đại lý (ký gửi)
(Ký,
họ tên)
|
Người
nhận hàng đại lý(ký gửi)
(Ký,
họ tên)
|
Hộ: ......................
Địa chỉ:.................
|
MẪU SỐ: 01-VT
(Ban
hành theo QĐ số: 1141 TC/ QĐ/ CĐKT
ngày
1/ 11/ 1995 của Bộ Tài chính)
|
PHIẾU NHẬP KHO Số:..............
Ngày..... tháng .....năm 200....
- Họ tên người
giao:...............................địa
chỉ:.......................................
- Theo ..........Số ........ngày
.....tháng.....năm 200.......Của.........................
..................................................................................................................
Nhập tại
kho:............................................................................................
Số
thứ
tự
|
Tên
qui vật tư sản phẩm, hàng hoá
|
Mã
số
|
Đơn
vị tính
|
Số
lượng
|
Đơn
giá
|
Thành
tiền
|
|
|
|
|
Theo
chứng từ
|
Thực
nhập
|
|
|
A
|
B
|
C
|
D
|
1
|
2
|
3
|
4=2x3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
Tổng số tiền ( viết bằng chữ ):
...........................................................
Nhập
ngày ......tháng .......năm 200....
Chủ
hộ
(Hoặc
bộ phận có nhu cầu nhập)
(Ký,
họ tên)
|
Người
giao hàng
(Ký,
họ tên)
|
Thủ
kho
(Ký,
họ tên)
|
Hộ: ......................
Địa chỉ:.................
|
MẪU SỐ: 02-VT
(Ban
hành theo QĐ số: 1141 TC/ QĐ/ CĐKT
ngày
1/ 11/ 1995 của Bộ Tài chính)
|
PHIẾU XUẤT KHO
Số:.................
Ngày..... tháng...... năm 200....
- Họ tên người nhận hàng:...............Địa
chỉ ( bộ phận )..................
- Lý do xuất
kho:..............................................................................
- Xuất tại
kho:...................................................................................
Số
TT
|
Tên,
nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất vật tư ( SP, hàng hoá)
|
Mã
số
|
Đơn
vị tính
|
Số
lượng
|
Đơn
giá
|
Thành
tiền
|
|
|
|
|
Yêu
cầu
|
Thực
xuất
|
|
|
A
|
B
|
C
|
D
|
1
|
2
|
3
|
4
= 2x3
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
X
|
X
|
X
|
X
|
X
|
|
Tổng số tiền (viết bằng
chữ):.........................................................
Xuất,
ngày.......tháng........năm 200....
Chủ
hộ
(Ký,
họ tên)
|
Người
nhận
(Ký,
họ tên)
|
Thủ
kho
(Ký,
họ tên)
|
Hộ: ......................
Địa chỉ:.................
|
MẪU SỐ: 01-LĐTL
(Ban
hành theo QĐ số: 1141 TC/QĐ/CĐKT
ngày
1/11/1995 của Bộ Tài chính)
|
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng...
năm 200...
STT
|
|
|
Ngày
trong tháng
|
Quy
ra công
|
|
Họ
tên
|
Mức
lương
|
1
|
2
|
...
|
30
|
31
|
Số
công hưởng theo thời gian
|
Số
công hưởng theo sản phẩm
|
A
|
B
|
C
|
1
|
2
|
...
|
30
|
31
|
32
|
33
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chủ
hộ
(Ký,
họ tên)
|
Người
chấm công
(Ký,
họ tên)
|
GIẢI THÍCH PHƯƠNG
PHÁP LẬP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
HOÁ ĐƠN (GTGT)
(Mẫu số 01/GTKT)
1- Mục đích: Hoá đơn (GTGT) dùng
cho các hộ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế để phản ánh số lượng và
số tiền từng loại hàng hoá, dịch vụ đã bán, đã cung cấp, số thuế GTGT mà người
mua phải nộp làm căn cứ xác định doanh thu bán hàng và số thuế GTGT của hàng
hoá dịch vụ bán ra .
Hoá đơn (GTGT), mẫu số 01/GTGT-3LL dùng cho các hộ bán buôn
và bán nhiều mặt hàng một lúc.
Hoá đơn (GTGT), mẫu số 01/GTGT-2LN dùng cho các hộ bán lẻ
hàng hoá, ít mặt hàng.
2- Cách lập:
-Hoá đơn (GTGT) do người bán
hàng hoá, dịch vụ lập khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ.
- Những hàng hoá, dịch vụ có
cùng thuế suất lập riêng một hoá đơn.
- Ghi rõ họ, tên, địa chỉ, mã số
thuế, số hiệu tài khoản của người bán hàng và người mua hàng, hình thức thanh
toán bằng séc, tiền mặt,..
- Cột A,B: Ghi số thứ tự, tên
hàng hoá, dịch vụ cung ứng thu tiền. Mỗi loại hàng hoá, dịch vụ bán thu tiền
ghi một dòng.
- Cột C: Đơn vị tính của hàng
hoá, dịch vụ.
- Cột 1: Ghi số lượng hoặc trọng
lượng hàng hoá, dịch vụ bán ra hoặc đã cung cấp.
- Cột 2: Ghi đơn giá bán của
từng loại hàng hoá, dịch vụ,.. trường hợp hàng hoá trao đổi ghi theo đơn giá
bán hàng hoá, dịch vụ mang trao đổi.
- Cột 3: Thành tiền, đây là số
tiền bán hàng hoá cung cấp dịch vụ chưa có thuế GTGT . Cột 3 = cột 1 nhân (x)
cột 2
Các dòng còn thừa phía dưới các
cột A, B, C, 1, 2, 3 được gạch chéo từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
Dòng cộng tiền hàng: Ghi số tiền
cộng cột 3
Dòng thuế suất GTGT: Ghi thuế
suất của nhóm hàng hoá, dịch vụ bán ra.
Tiền thuế GTGT = Cộng tiền bán
hàng nhân (x) thuế suất (%) thuế GTGT
Dòng tổng cộng tiền thanh toán:
Bằng số tiền bán hàng cộng (+) số tiền thuế GTGT
Dòng số tiền viết bằng chữ: Ghi
tổng số tiền viết bằng chữ. Đây là tổng số tiền thanh toán người mua phải trả
bao gồm tiền mua hàng hoá, dịch vụ và số thuế GTGT.
Hoá đơn (GTGT) lập làm 3 liên
(loại 01/GTKT-3LL) hoặc 2 liên (loại 01/GTKT-2LN), nội dung ghi ở các liên phải
như nhau bằng cách đặt giấy than viết một lần cho các liên. Nghiêm cấm người
bán hàng, cung cấp dịch vụ lập hoá đơn (GTGT) ghi mỗi liên một nội dung khác
nhau hoặc ghi tên hàng hoá, số lượng, số tiền trên hoá đơn không đúng với thực
tế đã bán, đã cung cấp và số tiền đã thu của khách hàng.
Hoá đơn (GTGT) sau khi lập người
mua và người bán phải ký tên, ghi rõ họ tên vào hoá đơn. Liên 1 lưu cuống, liên
2 giao cho khách hàng, liên 1 (loại 2 liên) hoặc liên 3(loại 3 liên) dùng để
hạch toán.
Hộ kinh doanh sử dụng số liệu
ghi trên hoá đơn (GTGT) để ghi sổ Nhật ký bán hàng và các sổ khác có liên quan.
HOÁ ĐƠN BÁN HÀNG
(Mẫu số 02/GTTT)
1- Mục đích: Hoá đơn bán hàng
dùng cho các hộ nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp để phản ánh số lượng
và số tiền từng loại hàng hoá, dịch vụ đã bán, đã cung cấp, làm căn cứ xác định
doanh thu bán hàng và tính toán số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá bán ra,
dịch vụ đã cung cấp.
Hoá đơn bán hàng (mẫu số 02/GTTT-3LL) dùng cho các hộ bán
buôn và bán nhiều mặt hàng cùng một lúc.
Hoá đơn bán hàng (mẫu số 02/GTTT-2LN) dùng cho các hộ bán lẻ
hàng hoá và bán ít mặt hàng.
Hoá đơn bán hàng do người bán
lập khi bán hàng hoặc cung ứng lao vụ, dịch vụ thu tiền.
2- Phương pháp lập:
Ghi rõ tên, địa chỉ, mã số thuế,
số hiệu tài khoản của người bán hàng và người mua hàng
Hình thức thanh toán bằng séc,
tiền mặt, hoặc chuyển khoản...
Cột A,B: Ghi số thứ tự, tên hàng
hoá, dịch vụ cung ứng thu tiền. Mỗi loại hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi một dòng.
Cột C: Đơn vị tính của hàng hoá,
dịch vụ bán ra.
Cột 1: Ghi số lượng hoặc trọng
lượng hàng hoá, dịch vụ bán ra hoặc đã cung cấp.
Cột 2: Ghi đơn giá bán của từng
loại hàng hoá, dịch vụ,.. Trường hợp hàng hoá trao đổi ghi theo đơn giá bán của
hàng hoá, dịch vụ mang trao đổi.
Cột 3: Ghi tổng số tiền bán hàng
hoá, cung cấp dịch vụ có cả thuế GTGT. cột 3 bằng (=) cột 1 nhân (x) cột 2
Các dòng còn thừa phía dưới các
cột A, B, C, 1, 2, 3 được gạch chéo từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
Dòng cộng tiền bán hàng hoá,
dịch vụ: Ghi tổng cộng số tiền ở cột 3.
Dòng số tiền viết bằng chữ: Ghi
bằng chữ tổng số tiền bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ khách hàng phải thanh toán
trong đó có cả thuế GTGT.
Hoá đơn bán hàng lập làm 3 liên
(loại 02/GTTT-3LL) hoặc 2 liên (loại 02/GTTT-2LN) , nội dung ghi ở các liên phải
như nhau bằng cách đặt giấy than viết một lần cho các liên. Nghiêm cấm người
bán hàng, cung cấp dịch vụ lập hoá đơn ghi mỗi liên một nội dung khác nhau hoặc
ghi tên hàng hoá, số lượng, số tiền trên hoá đơn không đúng với thực tế của số
lượng và giá trị của hàng hoá bán ra, dịch vụ đã cung cấp.
Hoá đơn bán hàng sau
khi lập người mua và người bán phải ký tên, ghi rõ họ tên vào hoá đơn. Liên 1
lưu cuống, liên 2 giao cho khách hàng, liên 1 (loại 2 liên) hoặc liên 3(loại 3
liên) dùng để hạch toán.
Hộ kinh doanh sử dụng số liệu
trên hoá đơn bán hàng để ghi vào sổ Nhật ký bán hàng và các sổ có liên quan.
BẢNG KÊ BÁN LẺ HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ
(Mẫu số 05/GTGT)
1- Mục đích: Bảng kê bán lẻ hàng
hoá, dịch vụ dùng cho các hộ kinh doanh trong trường hợp bán lẻ hàng hoá số
lượng ít, giá trị nhỏ (dưới mức qui định phải lập hoá đơn hoặc không lập được
hoá đơn bán hàng) để phản ánh số lượng và số tiền từng loại hàng hoá, dịch vụ
đã bán, đã cung cấp làm căn cứ xác định doanh thu bán hàng và số thuế GTGT của
hàng hoá dịch vụ bán ra.
2- Phương pháp lập:
- Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch
vụ do người bán hàng lập khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Ghi rõ tên hộ kinh doanh, địa
chỉ, tên người bán, nơi bán hàng.
- Cột A, B: Ghi số thứ tự, tên
hàng hoá, dịch vụ cung ứng thu tiền
- Cột C: Đơn vị tính của hàng
hoá, dịch vụ
- Cột 1: Ghi số lượng hoặc trọng
lượng hàng hoá bán ra, dịch vụ đã cung cấp.
- Cột 2: Ghi đơn giá bán của
từng loại hàng hoá, dịch vụ,.. trường hợp hàng hoá trao đổi ghi theo đơn giá
bán hàng hoá, dịch vụ mang trao đổi.
- Cột 3: Thành tiền. Cột 3 bằng
(=) cột 1 nhân (x) cột 2
Dòng tổng cộng tiền thanh toán
ghi số tiền tổng cộng ở cột 3
Dòng tổng số tiền viết bằng chữ:
Ghi bằng chữ tổng cộng số tiền thu được của hàng hoá bán ra, dịch vụ đã cung
cấp.
Bảng kê bán lẻ được lập hàng
ngày, vài ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng. Sau khi lập, người bán hàng phải ký
tên, ghi rõ họ tên vào cuối bảng kê. Số liệu trên Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch
vụ được sử dụng để làm căn cứ ghi sổ nhật ký bán hàng và các sổ liên quan.
Đối với hộ nộp thuế theo phương
pháp khấu trừ, giá thanh toán ghi trên bảng kê là giá đã có thuế GTGT, giá chưa
có thuế được xác định như sau:
|
|
Giá
thanh toán (trên bảng kê)
|
Giá
chưa có thuế GTGT
|
=
|
|
|
|
1+
(%) thuế suất của hàng hoá, dịch vụ đó
|
Thuế
GTGT phải nộp
|
=
|
Giá
chưa có thuế GTGT
|
x
|
Thuế
suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó
|
hoặc:
Thuế
GTGT phải nộp
|
=
|
Giá
thanh toán
|
-
|
Giá
chưa có thuế GTGT
|
Đối với hàng hoá, dịch vụ mua
vào là loại được dùng chứng từ là Bảng kê bán lẻ thì hộ kinh doanh thuộc diện
nộp thuế theo phương pháp khấu trừ được căn cứ giá thanh toán đã có thuế và
phương pháp tính nêu trên để xác định giá không có thuế và thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ.
BẢNG KÊ THU MUA HÀNG NÔNG SẢN, LÂM SẢN, THUỶ
SẢN...
CỦA NGƯỜI TRỰC TIẾP SẢN XUẤT
(Mẫu số 04/GTGT)
1- Mục đích:
Bảng kê thu mua hàng nông sản,
lâm sản, thuỷ sản,... của người trực tiếp sản xuất dùng cho những hộ thu mua
nông, lâm, thuỷ sản khi mua hàng của người trực tiếp sản xuất thuộc diện không
phải lập hoá đơn để xác nhận số lượng, giá trị của hàng nông sản, lâm sản, thuỷ
sản,... đã mua. Làm căn cứ xác định giá trị của hàng hoá mua vào và tính toán
số thuế đầu vào được khấu trừ (đối với các hộ thuộc đối tượng nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ) tính toán chi phí sản xuất, kinh doanh.
2- Cách lập:
Ghi rõ tên cơ sở sản xuất, chế
biến, địa chỉ, địa chỉ nơi tổ chức thu mua, người phụ trách thu mua.
- Cột 1: Ghi ngày tháng mua hàng
- Cột 2, 3: Ghi họ tên, địa chỉ
người bán
- Cột 4: Ghi tên mặt hàng mua
vào
- Cột 5: Ghi số lượng mặt hàng mua
vào
- Cột 6: Ghi đơn giá thanh toán
- Cột 7: Thành tiền, Cột 7 bằng
(=) cột 5 nhân (x) cột 6
Tổng giá thanh toán là số tổng
cộng của cột 7.
Sau khi lập xong người lập bảng
kê ký tên. Số liệu bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản,... của
người trực tiếp sản xuất được sử dụng để ghi vào Nhật ký mua hàng và sổ chi phí
sản xuất kinh doanh.
Hộ kinh doanh khi mua hàng thuộc
diện dùng bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản,.. chưa qua chế biến
của người trực tiếp sản xuất sẽ được tính khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ (%)
tính trên giá trị hàng hoá mua vào:
- 5% đối với sản phẩm trồng trọt
thuộc các loại cây lấy nhựa, lấy mủ, lấy dầu, mía cây, chè búp tươi, lúa, ngô,
khoai, sắn; sản phẩm chăn nuôi là gia súc, gia cầm; cá tôm và các loại thuỷ sản
khác;
- 3% đối với các loại sản phẩm
là nông sản, lâm sản không quy định trong nhóm được khấu trừ (5%) trên đây.
PHIẾU XUẤT KHO KIÊM VẬN CHUYỂN NỘI BỘ
(Mẫu số 03- VT)
1- Mục đích: Theo dõi số lượng
vật tư, sản phẩm, hàng hoá di chuyển từ kho này đến kho khác trong nội bộ hộ
kinh doanh hoặc đến các đơn vị gia công chế biến,..., làm chứng từ vận chuyển
trên đường.
2- Cách lập:
Khi lập phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển nội bộ phải ghi rõ:
+ Tên, địa chỉ của đơn vị có vật
tư, sản phẩm, hàng hoá chuyển đi vào góc trên bên trái;
+ Số, ngày, tháng năm lập phiếu;
+ Họ tên người vận chuyển (nếu
là người ngoài đơn vị thì phải ghi thêm địa chỉ của người vận chuyển) và hợp
đồng vận chuyển số.. ngày... tháng... năm...
+ Tên, ký hiệu của phương tiện
vận chuyển;
+ Tên, địa chỉ của kho xuất hàng
và kho nhận hàng;
+ Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự,
tên nhãn hiệu, quy cách, mã số và đơn vị tính của từng loại vật tư, sản phẩm,
hàng hoá chuyển đi;
+ Cột 1: Thủ kho xuất hàng ghi
số thực xuất của từng thứ hàng;
+ Cột 2: Thủ kho nhập ghi số
thực nhập của từng thứ hàng;
+ Cột 3, 4: Kế toán của hộ có
vật tư, sản phẩm, hàng hoá chuyển đi ghi đơn giá và tính thành tiền (cột 4 =
cột 2 x cột 3)
Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của
số lượng vật tư, sản phẩm, hàng hoá xuất kho chuyển đi theo số liệu tính toán
của kế toán.
Sau khi xuất kho, thủ kho xuất
ghi ngày.. tháng.. năm xuất kho và ký vào các liên của phiếu (ghi rõ họ tên)
giao cho người vận chuyển mang theo cùng hàng vận chuyển trên đường.
Thủ kho nhập, sau khi nhận hàng
xong ghi số thực nhập vào cột 2, ngày.. tháng.. năm.. nhập và cùng với người
vận chuyển ký vào các liên của phiếu.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển
nội bộ dùng làm căn cứ ghi sổ kho hàng và thẻ kho.
PHIẾU XUẤT KHO HÀNG GỬI BÁN ĐẠI LÝ
(Mẫu số 04-XGĐL-3LL)
1- Mục đích:
Dùng để theo dõi số lượng hàng
xuất kho gửi bán, làm chứng từ vận chuyển trên đường.
2- Cách lập:
Ghi rõ số, ngày tháng của hợp
đồng kinh tế, nội dung hợp đồng, họ tên người vận chuyển, phương tiện vận
chuyển. Nơi xuất, nơi nhận hàng
- Cột 1: Ghi tên, nhãn hiệu, quy
cách, phẩm chất vật tư, sản phẩm, hàng hoá xuất kho gửi bán
- Cột 2: Ghi mã số của hàng xuất
kho
- Cột 3: Ghi đơn vị tính của
hàng hoá
- Cột 4: Ghi số lượng hàng xuất
kho
- Cột 5: Ghi đơn giá hàng gửi
bán
- Cột 6: Bằng cột 4 nhân (x)
cột 5
Dòng cộng tiền hàng ghi số tổng
cộng của cột 6
Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại
lý được dùng để ghi sổ theo dõi vật tư, sản phẩm, hàng hoá (chi tiết hàng gửi
bán).
BẢNG THANH TOÁN HÀNG ĐẠI LÝ (KÝ GỬI)
(Mẫu số 14- BH)
1- Mục đích:
Phản ánh tình hình thanh toán
hàng đại lý (ký gửi) giữa đơn vị có hàng và hộ nhận bán hàng. Là chứng từ để
đơn vị có hàng và hộ nhận đại lý, ký gửi, thanh toán tiền và ghi sổ kế toán.
2- Cách lập:
Ghi rõ tên, địa chỉ hộ nhận bán
hàng đại lý, ký gửi ở dòng trên bên trái.
- Ghi rõ số và ngày, tháng, năm
lập bảng thanh toán hàng đại lý, ký gửi.
- Ghi rõ số hiệu, ngày, tháng
năm của hợp đồng bán hàng đại lý, ký gửi.
- Ghi rõ tên, chức vụ của đại
diện các bên gửi hàng và nhận hàng đại lý, ký gửi.
+ Cột A, B, C: Ghi số thứ tự và
tên quy cách, phẩm chất, đơn vị tính của sản phẩm, hàng hoá nhận đại lý, ký
gửi.
+ Cột1: Ghi số lượng hàng chưa
thanh toán cuối kỳ trước
+ Cột 2: Ghi số lượng hàng nhận
đại lý, ký gửi kỳ này
+ Cột 3: Ghi số lượng hàng nhận
đại lý, ký gửi đã bán trong kỳ
+ Cột 4: Ghi đơn giá hàng đại
lý, ký gửi đã bán trong kỳ
+ Cột 5: Cột 5 = cột 3 x cột 4
+ Cột 6: Số lượng hàng đại lý,
ký gửi tồn cuối kỳ chưa bán được đến ngày lập bảng thanh toán.
Dòng cộng: Ghi tổng số tiền phải
thanh toán trong kỳ là dòng tổng cộng của cột 5
Ghi rõ số tiền hoa hồng bên nhận
bán hàng đại lý, ký gửi được hưởng và số tiền bên nhận bán hàng phải thanh toán
cho bên gửi bán hàng đại lý, ký gửi.
PHIẾU NHẬP KHO
(Mẫu số 01-VT)
1 - Mục đích: Nhằm xác nhận số
lượng vật tư, sản phẩm, hàng hoá nhập kho làm căn cứ ghi sổ theo dõi vật tư,
sản phẩm, hàng hoá.
2 - Cách lập:
Phiếu nhập kho áp dụng trong các
trường hợp nhập kho vật tư, sản phẩm, hàng hoá mua ngoài, tự sản xuất, thuê
ngoài gia công chế biến.
Khi lập phiếu nhập kho phải ghi
rõ số phiếu nhập và ngày, tháng, năm lập phiếu, họ tên người nhập vật tư, sản
phẩm hàng hoá, số hoá đơn.
Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự,
tên, nhãn hiệu qui cách, mã số và đơn vị tính của vật tư, sản phẩm, hàng hoá.
Cột 1: Ghi số lượng theo hoá
đơn.
Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực
nhập vào kho.
Cột 3: Ghi đơn giá ( theo giá
hoá đơn)
Cột 4: Tính ra số tiền của từng
thứ vật tư, sản phẩm, hàng hoá thực nhập. Cột 4 = cột 2 x cột 3
Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của
các loại vật tư, sản phẩm hàng hoá nhập cùng một phiếu nhập kho.
Phiếu nhập kho lập thành 2 liên
( đặt giấy than viết 1 lần), căn cứ vào phiếu nhập kho làm thủ tục để nhập vật
tư, sản phẩm, hàng hoá và ghi sổ theo dõi vật tư, sản phẩm, hàng hoá.
Nhập kho xong thủ kho ghi ngày,
tháng, năm nhập kho và cùng người nhập ký vào phiếu, thủ kho giữ liên 2 để ghi
vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán để ghi sổ kho hàng và liên 1 lưu ở nơi
lập phiếu, liên 3 ( nếu có ) người nhập giữ.
PHIẾU XUẤT KHO
(Mẫu số 02- VT)
1 - Mục đích: Theo dõi số lượng
vật tư, sản phẩm, hàng hoá xuất kho cho các bộ phận sử dụng, để sản xuất hoặc
để bán, làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và
giá vốn hàng bán.
2 - Cách lập:
Phiếu xuất kho lập cho một hoặc
nhiều thứ vật tư, sản phẩm, hàng hoá cùng một kho dùng cho một mục đích sử
dụng.
Khi lập phiếu xuất kho phải ghi
rõ: Số và ngày, tháng, năm lập phiếu; lý do sử dụng và kho xuất vật tư, sản
phẩm, hàng hoá.
- Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự,
tên, nhãn hiệu, qui cách, đơn vị tính và mã số của vật tư, sản phẩm, hàng hoá.
- Cột 1: Ghi số lượng vật tư,
sản phẩm, hàng hoá theo yêu cầu xuất kho của người (bộ phận) sử dụng.
- Cột 2: Thủ kho ghi số lượng
thực tế xuất kho (số lượng thực tế xuất kho chỉ có thể bằng hoặc ít hơn số
lượng yêu cầu).
- Cột 3, 4: Ghi đơn giá và tính
thành tiền của từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hoá xuất kho (cột 4 = cột 2 x
cột 3)
Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của
số vật tư, sản phẩm, hàng hoá thực tế đã xuất kho.
Phiếu xuất kho lập thành 3 liên
( đặt giấy than viết 1 lần). Sau khi lập phiếu xong chủ hộ, kế toán ký (ghi rõ
họ tên) sau đó giao cho người nhận xuống kho để lĩnh. Sau khi xuất kho thủ kho
ghi vào cột 2 số lượng thực xuất của từng thứ, ghi ngày, tháng, năm xuất kho và
cùng người nhận hàng ký tên vào phiếu xuất (ghi rõ họ tên ).
Liên 1: Lưu ở bộ phận lập phiếu
Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào
thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán để kế toán ghi vào cột 3, 4 và ghi vào sổ
kho hàng.
Liên 3: Người nhận giữ để ghi sổ
kế toán bộ phận sử dụng.
BẢNG CHẤM CÔNG
(Mẫu số 01-LĐTL)
1- Mục đích: Bảng chấm công dùng
để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc, nghỉ hưởng BHXH... của
người lao động và là căn cứ để tính trả lương.
2- Cách lập:
Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và
tên của từng người lao động.
Cột C: Ghi mức lương của từng
người
Cột 1 - 31: Ghi các ngày trong
tháng (từ ngày 01 đến ngày cuối tháng)
Cột 32: Ghi tổng số công hưởng
lương thời gian của từng người lao động trong tháng
Cột 33: Ghi tổng số công hưởng
lương theo sản phẩm của từng người lao động trong tháng
Cuối tháng, người chấm công cộng
tổng số lương được hưởng của từng người lao động, chủ hộ ký duyệt. Bảng này
được làm căn cứ để trả lương.
PHỤ LỤC SỐ 02
SỔ KẾ TOÁN
DANH MỤC
SỔ
|
|
|
Đơn
vị áp dụng
|
STT
|
Tên
sổ
|
Mẫu
số
|
Hộ
nộp thuế theo phương pháp trực tiếp
|
|
|
|
|
ấn
định
doanh
số
|
Kế
toán được doanh số bán ra
|
Kế
toán được doanh số mua vào, bán ra
|
Hộ
nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
|
|
A- Sổ kế toán bắt buộc
|
|
|
|
|
|
1
|
Sổ Nhật ký bán hàng
|
S 01-HKD
|
x
|
x
|
x
|
x
|
2
|
Sổ nhật ký mua hàng
|
S02-HKD
|
|
|
x
|
x
|
3
|
Sổ chi phí sản xuất, kinh
doanh
|
S03- HKD
|
|
|
x
|
x
|
4
|
Sổ theo dõi vật tư, sản phẩm,
hàng hoá
|
S04- HKD
|
|
|
x
|
x
|
5
|
Bảng kê luân chuyển vật tư,
sản phẩm, hàng hoá
|
S05- HKD
|
|
|
x
|
x
|
6
|
Bảng đăng ký TSCĐ sử dụng vào
sản xuất, kinh doanh
|
S06 - HKD
|
|
|
x
|
x
|
|
B- Sổ kế toán hướng dẫn
|
|
|
|
|
|
7
|
Sổ tiền mặt, tiền gửi
|
S07- HKD
|
|
|
x
|
x
|
8
|
Sổ theo dõi nợ phải thu
|
S08- HKD
|
|
|
x
|
x
|
9
|
Sổ theo dõi nợ phải trả
|
S09- HKD
|
|
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
Quận, huyện:...
Phường, xã:...
Số nhà:....
Tên hộ:....
Số đăng ký kinh doanh:...
Mã số nộp thuế:.....
|
MẪU SỐ: S01-HKD
(Ban
hành theo QĐ số: 169-20001QĐ-BTC
ngày
25 tháng 10 năm 2000 của Bộ Tài chính)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
SỔ NHẬT KÝ BÁN
HÀNG
Tháng...
năm 200..
Nhóm
mặt hàng, dịch vụ có thuế suất.....%
Chứng
từ
|
Diễn
giải (Tên người mua)
|
Doanh
số bán hàng
|
Thuế
GTGT đầu ra
|
Tổng
giá thanh toán đã có thuế GTGT
|
Ghi
chú
|
Số
hiệu
|
Ngày
tháng
|
|
|
|
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
Xác nhận của cơ quan thuế:
- Sổ này có... trang được
đánh số từ 1 đến...
- Ngày mở sổ:...
(Ký tên, đóng dấu)
|
Người
ghi sổ
(Ký,
họ tên)
|
Chủ
hộ
(Ký,
họ tên)
|
|
|
Quận, huyện:...
Phường, xã:...
Số nhà:....
Tên hộ:....
Số đăng ký kinh doanh:...
Mã số nộp thuế:.....
|
MẪU SỐ: S02-HKD
(Ban
hành theo QĐ số: 169-20001QĐ-BTC
ngày
25 tháng 10 năm 2000 của Bộ Tài chính)
|
|
|
|
|
|
|
SỔ NHẬT KÝ MUA
HÀNG
Tháng...
năm 200..
Chứng
từ
|
Diễn
giải
(Tên
người bán)
|
Giá
trị hàng mua chưa có thuế GTGT
|
Thuế
GTGT đầu vào
|
Tổng
giá thanh toán của hàng mua đã có thuế GTGT
|
Ghi
chú
|
Số
hiệu
|
Ngày
tháng
|
|
|
|
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
Xác nhận của cơ quan thuế:
- Sổ này có... trang được
đánh số từ 1 đến...
- Ngày mở sổ:...
(Ký tên, đóng dấu)
|
Người
ghi sổ
(Ký,
họ tên)
|
Chủ
hộ
(Ký,
họ tên)
|
|
|
Quận, huyện:...
Phường, xã:...
Số nhà:....
Tên hộ:....
Số đăng ký kinh doanh:...
Mã số nộp thuế:.....
|
MẪU SỐ: S03-HKD
(Ban
hành theo QĐ số: 169-20001QĐ-BTC
ngày
25 tháng 10 năm 2000 của Bộ Tài chính)
|
|
|
|
|
|
|
SỔ CHI PHÍ SẢN
XUẤT KINH DOANH
Tháng...
năm 200...
Chứng
từ
|
Diễn
giải
|
Tổng
số
|
Trong
đó
|
|
Số
hiệu
|
Ngày
tháng
|
|
|
Vật
liệu hàng hoá
|
Dịch
vụ mua ngoài
|
Khấu
hao TSCĐ
|
Tiền
công thuê ngoài
|
Các
khoản thuế, phí, lệ phí đã nộp
|
Các
khoản chi phí khác
|
Ghi
chú
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
|
|
- Cộng
- Thuế GTGT của dịch vụ mua
ngoài
- Chi phí hợp lý để tính thuế
TNDN
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xác nhận của cơ quan thuế:
- Sổ này có... trang được
đánh số từ 1 đến...
- Ngày mở sổ:...
(Ký tên, đóng dấu)
|
Người
ghi sổ
(Ký,
họ tên)
|
Chủ
hộ
(Ký,
họ tên)
|
|
|
Quận, huyện:...
Phường, xã:...
Số nhà:....
Tên hộ:....
Số đăng ký kinh doanh:...
Mã số nộp thuế:.....
|
MẪU SỐ: S04-HKD
(Ban
hành theo QĐ số: 169-20001QĐ-BTC
ngày
25 tháng 10 năm 2000 của Bộ Tài chính)
|
|
|
|
|
|
|
SỔ THEO DÕI VẬT
TƯ, SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ
Tên
vật tư, sản phẩm, hàng hoá:............
Đơn vị
tính:...............
Chứng
từ
|
Diễn
giải
|
Đơn
giá
|
Nhập
|
Xuất
|
Tồn
|
Ghi
chú
|
Số
hiệu
|
Ngày
tháng
|
|
|
Số
lượng
|
Thành
tiền
|
Số
lượng
|
Thành
tiền
|
Số
lượng
|
Thành
tiền
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tồn
đầu kỳ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
phát sinh trong kỳ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tồn
cuối kỳ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xác nhận của cơ quan thuế:
- Sổ này có... trang được
đánh số từ 1 đến...
- Ngày mở sổ:...
(Ký tên, đóng dấu)
|
Người
ghi sổ
(Ký,
họ tên)
|
Chủ
hộ
(Ký,
họ tên)
|
Quận, huyện:...
Phường, xã:...
Số nhà:....
Tên hộ:....
Số đăng ký kinh doanh:...
Mã số nộp thuế:.....
|
MẪU SỐ: S05-HKD
(Ban
hành theo QĐ số: 169-20001QĐ-BTC
ngày
25 tháng 10 năm 2000 của Bộ Tài chính)
|
BẢNG KÊ LUÂN
CHUYỂN VẬT TƯ, SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ
Tháng...
năm 200..
S
TT
|
Tên
qui cách vật tư, sản phẩm, hàng hoá
|
Tồn
đầu kỳ
|
Nhập
trong kỳ
|
Xuất
trong kỳ
|
Tồn
cuối kỳ
|
|
|
Số
lượng
|
Giá
trị
|
Số
lượng
|
Giá
trị
|
Số
lượng
|
Giá
trị
|
Số
lượng
|
Giá
trị
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người
lập
(Ký,
họ tên)
|
Chủ
hộ
(Ký,
họ tên)
|
Quận, huyện:...
Phường, xã:...
Số nhà:....
Tên hộ:....
Số đăng ký kinh doanh:...
Mã số nộp thuế:.....
|
MẪU SỐ: S06-HKD
(Ban
hành theo QĐ số: 169-20001QĐ-BTC
ngày
25 tháng 10 năm 2000 của Bộ Tài chính)
|
BẢNG ĐĂNG KÝ TÀI
SẢN CỐ ĐỊNH SỬ DỤNG VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH
Năm
200...
Kính
gửi: Chi cục Thuế.......
Hộ chúng tôi xin đăng ký những
tài sản cố định sử dụng vào SXKD để làm căn cứ tính khấu hao TSCĐ như sau:
STT
|
Tên
tài sản
|
Ký,
mã hiệu
|
Số
lượng
|
Thời
điểm đưa vào sử dụng
|
Giá
trị
(Nguyên
giá)
|
Thời
gian sử dụng (năm)
|
Mức
khấu hao 1 năm
|
Mức
khấu hao 1 tháng
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
= 6/7
|
9=
8/12
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
|
|
|
Xác nhận của cơ quan thuế:
Sau khi thẩm định xác nhận số
lượng và giá trị tài sản
của hộ.... sử dụng vào sản
xuất, kinh doanh như sau:
- Tổng giá trị tài sản (tổng
nguyên giá)......... đồng
- Số khấu hao
năm:....................................... đồng
- Số khấu hao bình quân
tháng;..................... đồng
Ngày....
tháng... năm...
Chi cục Thuế
|
Ngày
... tháng... năm 200...
Chủ
hộ
|
|
Quận, huyện:...
Phường, xã:...
Số nhà:....
Tên hộ:....
Số đăng ký kinh doanh:...
Mã số nộp thuế:.....
|
MẪU SỐ: S07-HKD
(Ban
hành theo QĐ số: 169-20001QĐ-BTC
ngày
25 tháng 10 năm 2000 của Bộ Tài chính)
|
|
|
|
|
|
|
SỔ THEO DÕI TIỀN
MẶT, TIỀN GỬI
Tháng..
năm 200..
Chứng
từ
|
Diễn
giải
|
Số
tiền
|
Ghi
chú
|
Số
hiệu
|
Ngày
tháng
|
|
Thu
(Gửi
vào)
|
Chi
(Rút
ra)
|
Tồn
(Còn
lại)
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
Xác nhận của cơ quan thuế:
- Sổ này có... trang được
đánh số từ 1 đến...
- Ngày mở sổ:...
(Ký tên, đóng dấu)
|
Người
ghi sổ
(Ký,
họ tên)
|
Chủ
hộ
(Ký,
họ tên)
|
|
|
Quận, huyện:...
Phường, xã:...
Số nhà:....
Tên hộ:....
Số đăng ký kinh doanh:...
Mã số nộp thuế:.....
|
MẪU SỐ: S08-HKD
(Ban
hành theo QĐ số: 169-20001QĐ-BTC
ngày
25 tháng 10 năm 2000 của Bộ Tài chính)
|
|
|
|
|
|
|
SỔ THEO DÕI NỢ
PHẢI THU
Tháng...
năm 200..
Chứng
từ
|
Diễn
giải
|
Số
tiền
|
Xác
nhận nợ
|
Số
hiệu
|
Ngày
tháng
|
|
Phải
thu
|
Đã
thu
|
Còn
phải thu cuối kỳ
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
Xác nhận của cơ quan thuế:
- Sổ này có... trang được
đánh số từ 1 đến...
- Ngày mở sổ:...
(Ký tên, đóng dấu)
|
Người
ghi sổ
(Ký,
họ tên)
|
Chủ
hộ
(Ký,
họ tên)
|
|
|
Quận, huyện:...
Phường, xã:...
Số nhà:....
Tên hộ:....
Số đăng ký kinh doanh:...
Mã số nộp thuế:.....
|
MẪU SỐ: S09-HKD
(Ban
hành theo QĐ số: 169-20001QĐ-BTC
ngày
25 tháng 10 năm 2000 của Bộ Tài chính)
|
|
|
|
|
|
|
SỔ THEO DÕI NỢ
PHẢI TRẢ
Tháng...
năm 200..
Chứng
từ
|
Diễn
giải
|
Số
tiền
|
Xác
nhận nợ
|
Số
hiệu
|
Ngày
tháng
|
|
Phải
trả
|
Đã
trả
|
Còn
phải trả cuối kỳ
|
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
|
|
Cộng
|
|
|
|
|
Xác nhận của cơ quan thuế:
- Sổ này có... trang được
đánh số từ 1 đến...
- Ngày mở sổ:...
(Ký tên, đóng dấu)
|
Người
ghi sổ
(Ký,
họ tên)
|
Chủ
hộ
(Ký,
họ tên)
|
GIẢI THÍCH PHƯƠNG
PHÁP GHI SỔ KẾ TOÁN
SỔ NHẬT KÝ BÁN
HÀNG
(Mẫu số 01- HKD)
1- Mục đích: Sổ nhật ký bán hàng
dùng để ghi chép các nghiệp vụ bán hàng, cung ứng dịch vụ và theo dõi doanh thu
bán hàng, cung ứng dịch vụ trên cơ sở đó xác định số thuế GTGT phải nộp của
hàng hoá, dịch vụ bán ra của hộ kinh doanh.
2- Cách ghi:
- Nhật ký bán hàng được ghi hàng
ngày.
- Căn cứ để ghi nhật ký bán hàng
là các hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch
vụ.
a- Đối với hộ kinh doanh nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Cột 1, 2: Ghi số hiệu, ngày
tháng của hoá đơn bán hàng và bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ. Mỗi hoá đơn, bảng
kê ghi 1 dòng.
Cột 3: Ghi tên người mua hàng và
tóm tắt tên, số lượng những mặt hàng chính đã bán.
Cột 4: Ghi tổng doanh số bán
hàng chưa có thuế GTGT.
Cột 5: Thuế GTGT đầu ra. Căn cứ
vào dòng thuế GTGT ghi trên hoá đơn để ghi vào cột này hoặc cột 5 = cột 4 x
thuế suất thuế GTGT .
Cột 6: Ghi tổng giá thanh toán
đã có thuế GTGT.
Hàng ngày, cuối trang và cuối
tháng kế toán phải cộng doanh số bán hàng, số luỹ kế hết trang của cột 4, 5, 6
được mang sang trang tiếp theo để tính luỹ kế tổng số doanh thu bán hàng, cung
cấp dịch vụ và tổng số thuế GTGT của hàng bán ra, dịch vụ đã cung cấp của cả
tháng.
Cuối tháng căn cứ vào số liệu
trên sổ Nhật ký mua hàng, sổ nhật ký bán hàng và bảng kê luân chuyển vật tư,
sản phẩm, hàng hoá cuối tháng trước và cuối tháng này để xác định thuế GTGT
phải nộp và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
b- Đối với hộ kinh doanh nộp
thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Cột 1, 2: Ghi số hiệu, ngày
tháng của hoá đơn bán hàng. Mỗi hoá đơn ghi 1 dòng.
Cột 3: Ghi tên người mua hàng và
tóm tắt tên, số lượng những mặt hàng chính đã bán.
Cột 4, cột 5: Không ghi
Cột 6: Tổng số tiền trên hoá
đơn. Đây là số tiền bán hàng trong đó đã có thuế GTGT.
Hàng ngày, cuối trang và cuối
tháng kế toán phải cộng doanh số bán hàng, số luỹ kế hết trang của cột 6 được
mang sang trang tiếp theo để tính luỹ kế tổng số doanh thu bán hàng.
Cuối tháng căn cứ vào số liệu
trên sổ Nhật ký mua hàng, sổ Nhật ký bán hàng và Bảng kê luân chuyển vật tư,
sản phẩm, hàng hoá cuối tháng trước và cuối tháng này để xác định giá trị gia
tăng chịu thuế làm căn cứ tính thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp.
c- Đối với hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT.....
Cột 1, 2: Ghi số hiệu, ngày
tháng của hoá đơn bán hàng. Mỗi hoá đơn ghi 1 dòng.
Cột 3: Ghi tên người mua hàng và
tóm tắt tên, số lượng những mặt hàng chính đã bán.
Cột 4, cột 5: Không ghi
Cột 6: Tổng số tiền trên hoá
đơn.
Hàng ngày, cuối trang và cuối
tháng kế toán phải cộng doanh số bán hàng, số luỹ kế hết trang của cột 6 được
mang sang trang tiếp theo để tính luỹ kế tổng số doanh thu bán hàng. Cuối
tháng, số tổng cộng cột 6 là tổng doanh số bán hàng trong tháng, là căn cứ để
tính thuế tiêu thụ đặc biệt.
SỔ NHẬT KÝ MUA HÀNG
(Mẫu số 02 - HKD)
1- Mục đích: Sổ nhật ký mua hàng
dùng để theo dõi tình hình mua vật tư, hàng hoá của hộ kinh doanh cả về số
lượng và giá trị trên cơ sở đó xác định số thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ mua
vào.
2- Cách ghi:
Nhật ký mua hàng được ghi hàng
ngày.
Căn cứ để ghi nhật ký mua hàng
là các hoá đơn mua hàng hoặc bảng kê thu mua nông, lâm, thuỷ sản,... của người
trực tiếp sản xuất.
a- Đối với hộ kinh doanh nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Cột 1, 2: Ghi số hiệu, ngày
tháng của hoá đơn mua hàng hoặc bảng kê thu mua nông, lâm, thuỷ sản,... của
người trực tiếp sản xuất, mỗi hoá đơn mua hàng ghi 1 dòng.
Cột 3: Ghi tên người bán, tóm
tắt tên, số lượng những mặt hàng chính mua vào.
Cột 4: Ghi số tiền thanh toán
của hàng mua vào chưa có thuế GTGT.
Cột 5: Ghi thuế GTGT của hàng
mua vào. Căn cứ số tiền thuế GTGT ghi trên hoá đơn để ghi hoặc cột 5 = cột 4 x
thuế suất thuế GTGT. Tổng cộng cột 5 là tổng số thuế GTGT của hàng mua vào
trong tháng.
Cột 6: Ghi tổng giá thanh toán
của hàng mua đã có thuế GTGT. Số liệu ghi cột này căn cứ vào dòng tổng cộng số
tiền thanh toán trên hoá đơn để ghi.
Hàng ngày, cuối trang và cuối
tháng kế toán phải cộng sổ Nhật ký mua hàng, số luỹ kế hết trang của cột 4, 5,
6 được mang sang trang tiếp theo để tính luỹ kế tổng số giá trị hàng mua, tổng
số thuế GTGT đầu vào của hàng mua trong tháng.
b- Đối với hộ kinh doanh nộp
thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Cột 1, 2: Ghi số hiệu, ngày
tháng của hoá đơn mua hàng hoặc bảng kê thu mua nông, lâm, thuỷ sản,... của
người trực tiếp sản xuất. Mỗi hoá đơn ghi 1 dòng.
Cột 3: Ghi tên người mua hoặc
tóm tắt tên, số lượng các mặt hàng chính trên hoá đơn.
Cột 4, 5: Không ghi.
Cột 6: Ghi tổng số tiền thanh
toán ghi trên hoá đơn, đây là số tiền của giá trị hàng hoá mua vào bao gồm cả
thuế GTGT
Hàng ngày, cuối trang và cuối
tháng kế toán phải cộng sổ Nhật ký mua hàng, số luỹ kế hết trang của cột 6 được
mang sang trang tiếp theo để tính luỹ kế tổng số giá trị hàng mua trong tháng.
Căn cứ vào Bảng kê luân chuyển
vật tư, sản phẩm, hàng hoá để xác định giá trị của vật tư, hàng hoá mua vào
tương ứng với hàng bán ra.
Giá thanh toán của hàng hoá mua
vào tương ứng = Trị giá vốn của hàng tồn đầu tháng + Trị giá vốn của hàng mua
trong tháng - Trị giá vốn hàng còn lại cuối tháng.
c- Đối với hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT.....
Cột 1, 2: Ghi số hiệu, ngày
tháng của hoá đơn mua hàng hoặc bảng kê thu mua nông, lâm, thuỷ sản,... của
người trực tiếp sản xuất. Mỗi hoá đơn ghi 1 dòng.
Cột 3: Ghi tên người mua hoặc
tóm tắt tên, số lượng các mặt hàng chính trên hoá đơn.
Cột 4, 5: Không ghi.
Cột 6: Ghi tổng số tiền thanh
toán ghi trên hoá đơn.
Hàng ngày, cuối trang và cuối
tháng kế toán phải cộng sổ Nhật ký mua hàng, số luỹ kế hết trang của cột 6 được
mang sang trang tiếp theo để tính luỹ kế tổng số giá trị hàng mua trong tháng.
SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH
(Mẫu số 03 - HKD)
1- Mục đích: Dùng để tập hợp
toàn bộ các khoản chi phí của các hộ kinh doanh phát sinh trong quá trình sản
xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ, làm căn cứ xác nhận số chi phí hợp lý, hợp
lệ để tính trừ vào doanh thu bán hàng và xác định thu nhập chịu thuế.
2- Cách ghi:
Căn cứ để ghi vào sổ chi phí sản
xuất, kinh doanh là các chứng từ liên quan đến chi phí sản xuất, kinh doanh.
- Mỗi hoạt động sản xuất, kinh
doanh được theo dõi trên một hoặc một số trang sổ riêng.
- Cột 1, 2: Ghi số hiệu, ngày
tháng của chứng từ liên quan đến các khoản chi phí được dùng làm căn cứ ghi
sổ.
- Cột 3: Ghi tóm tắt nội dung
chi phí.
- Cột 4: Ghi tổng số chi phí
phát sinh theo chứng từ.
- Cột 5 đến cột 9: Ghi nội dung
chi phí theo các khoản mục như:
a- Đối với hộ kinh doanh nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
+ Cột 5 - Giá trị vật liệu, hàng
hoá dùng vào sản xuất (không có thuế GTGT). Không tính vào chi phí gia công
phần nguyên, vật liệu của khách hàng đưa gia công.
Đối với hoạt động kinh doanh vật
tư, hàng hoá, cột này phản ánh giá vốn của vật tư, hàng hoá bán ra (chưa có
thuế GTGT). Cuối tháng, căn cứ vào sổ Nhật ký mua hàng và bảng kê luân chuyển
vật tư, sản phẩm, hàng hoá để tính ra trị giá vốn của vật tư, hàng hoá bán ra
trong kỳ để ghi.
+ Cột 6 - Dịch vụ mua ngoài: Giá
trị dịch vụ mua ngoài sử dụng vào sản xuất, kinh doanh không có thuế GTGT như
tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền thuê nhà, thuê chỗ bán hàng,...
+ Cột 7- Khấu hao TSCĐ: Số khấu
hao bình quân tháng đã đăng ký với cơ quan Thuế
+ Cột 8 - Tiền công lao động
thuê ngoài: Là số tiền công thực trả cho người lao động thuê ngoài. Không tính
vào chi phí kinh doanh này tiền công của hộ kinh doanh.
Khi tính chi phí hợp lệ, hợp lý
để tính thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí tiền công trả cho người lao động
không được vượt quá mức thu nhập bình quân của từng ngành nghề tại địa phương
do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định.
+ Cột 9 - Các khoản thuế, phí,
lệ phí: gồm
. Các khoản thuế, lệ phí phải
nộp Nhà nước được phép tính vào chi phí (thuế môn bài, thuế nhà, đất, lệ phí
qua cầu, lệ phí chứng thư,....)
. Riêng các khoản thuế GTGT được
khấu trừ của dịch vụ mua ngoài và thuế GTGT của tài sản cố định mua vào thuộc
diện chịu thuế GTGT (nếu có) cũng được kê và tập hợp ở cột này, cuối tháng nhặt
ra để khấu trừ thuế GTGT hàng bán ra và loaị trừ khỏi chi phí.
+ Cột 10 - Các khoản chi phí
khác như chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi trả lãi tiền vay,...
- Cuối kỳ cộng tổng chi phí phát
sinh trong kỳ (tổng cộng cột 4) làm căn cứ tính giá thành sản phẩm.
- Dòng thuế GTGT của dịch vụ mua
ngoài: Nhặt và tổng hợp số thuế GTGT của dịch vụ mua ngoài được khấu trừ từ cột
9 để ghi vào cột 4, số liệu này cũng được dùng để tính số thuế GTGT được khấu
trừ trong tháng của hộ kinh doanh.
Chi phí hợp lý để tính thuế thu
nhập doanh nghiệp = Số tổng cộng của cột 4 - số thuế GTGT của dịch vụ mua ngoài
được khấu trừ.
b- Đối với hộ kinh doanh nộp
thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
+ Cột 5 - Giá trị vật liệu, hàng
hoá dùng vào sản xuất, kinh doanh (đã có thuế GTGT). Không tính vào chi phí gia
công phần nguyên, vật liệu của khách hàng đưa gia công.
Đối với hoạt động kinh doanh vật
tư, hàng hoá, căn cứ vào sổ Nhật ký mua hàng và bảng kê luân chuyển vật tư, sản
phẩm, hàng hoá để tính ra trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá bán ra trong kỳ để
ghi vào cột này.
+ Cột 6 - Dịch vụ mua ngoài: Giá
trị dịch vụ mua ngoài sử dụng vào sản xuất, kinh doanh đã có thuế GTGT như tiền
điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền thuê chỗ bán hàng.
+ Cột 7- Khấu hao TSCĐ: Số khấu
hao bình quân tháng đã đăng ký với cơ quan Thuế
+ Cột 8 - Tiền công lao động
thuê ngoài: Là số tiền công thực trả cho người lao động thuê ngoài. Không tính
vào chi phí này tiền công của hộ kinh doanh.
Khi tính chi phí hợp lệ, hợp lý
để tính thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí tiền công trả cho người lao động
không được vượt quá mức thu nhập bình quân của từng ngành nghề tại địa phương
do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định.
+ Cột 9 - Các khoản thuế, phí,
lệ phí: Gồm các khoản thuế, lệ phí phải nộp Nhà nước được phép tính vào chi phí
(thuế môn bài, thuế nhà, đất, lệ phí qua cầu, lệ phí chứng thư, ...)
+ Cột 10 - Các khoản chi phí
khác như chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí trả lãi tiền vay,...
- Cuối kỳ cộng tổng chi phí phát
sinh trong kỳ (tổng cộng cột 4), chi phí này chính là chi phí hợp lý, hợp lệ để
tính trừ vào doanh thu xác định thu nhập chịu thuế.
- Dòng thuế GTGT của dịch vụ mua
ngoài được khấu trừ: Không ghi
- Chi phí hợp lý để tính thuế
thu nhập doanh nghiệp: Ghi lại số tổng cộng ở trên.
c- Đối với hàng hoá, dịch vụ
chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu
thuế GTGT.
+ Cột 5 - Giá trị vật liệu, hàng
hoá dùng vào sản xuất, kinh doanh (đã có thuế GTGT đối với những vật liệu, hàng
hoá thuộc diện chịu thuế GTGT). Không tính vào chi phí gia công phần nguyên,
vật liệu của khách hàng đưa gia công.
+ Cột 6 - Dịch vụ mua ngoài: Giá
trị dịch vụ mua ngoài sử dụng vào sản xuất, kinh doanh đã có thuế GTGT như tiền
điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền thuê chỗ bán hàng.
+ Cột 7- Khấu hao TSCĐ: Số khấu
hao bình quân tháng đã đăng ký với cơ quan Thuế
+ Cột 8 - Tiền công lao động
thuê ngoài: Là số tiền công thực trả cho người lao động thuê ngoài. Không tính
vào chi phí này tiền công của hộ kinh doanh.
Khi tính chi phí hợp lệ, hợp lý
để tính thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí tiền công trả cho người lao động
không được vượt quá mức thu nhập bình quân của từng ngành nghề tại địa phương
do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định.
+ Cột 9 - Các khoản thuế, phí,
lệ phí: Gồm các khoản thuế, lệ phí phải nộp Nhà nước được phép tính vào chi phí
(thuế môn bài, thuế nhà, đất, lệ phí qua cầu, lệ phí chứng thư, thuế tiêu thụ
đặc biệt phải nộp trong tháng,....)
+ Cột 10 - Các khoản chi phí
khác như chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí trả lãi tiền vay,...
- Cuối kỳ cộng tổng chi phí phát
sinh trong kỳ (tổng cộng cột 4), chi phí này chính là chi phí hợp lý, hợp lệ để
tính trừ vào doanh thu xác định thu nhập chịu thuế.
- Dòng thuế GTGT của dịch vụ mua
ngoài được khấu trừ: Không ghi
- Chi phí hợp lý để tính thuế
thu nhập doanh nghiệp: Ghi lại số tổng cộng ở trên.
SỔ THEO DÕI VẬT TƯ, SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ
(Mẫu số 04- HKD)
1- Mục đích:
Dùng để theo dõi tình hình nhập,
xuất, tồn về mặt số lượng và giá trị của từng thứ vật liệu, sản phẩm, hàng hoá
của hộ kinh doanh bao gồm hàng hoá sản xuất, mua về nhập kho hoặc bán ngay
không qua kho.
2- Cách ghi:
- Căn cứ ghi vào sổ này là các
hoá đơn mua hàng, hoá đơn bán hàng.
- Mỗi thứ vật liệu, sản phẩm,
hàng hoá được ghi riêng một số trang sổ.
- Đầu tháng ghi số lượng, số
tiền tồn kho vào cột 9, cột 10.
- Cột 1, 2: Ghi số hiệu, ngày
tháng của hoá đơn mua hàng, hoá đơn bán hàng.
- Cột 3: Ghi nội dung xuất, nhập
kho
- Cột 4: Ghi đơn gía của sản
phẩm, hàng hoá. Đây là giá mua theo hoá đơn (giá vốn) của vật tư, hàng hoá. Đơn
giá này dùng hạch toán nhập, xuất vật tư, hàng hoá
Đơn giá nhập ghi theo đơn giá
mua trên hoá đơn
Đơn giá xuất được xác định bằng
1 trong các phương pháp sau:
+ Phương pháp
nhập trước, xuất trước
+ Phương pháp
giá đích danh
+ Phương pháp
bình quân gia quyền
Các phương pháp tính giá xuất
nói trên phải đảm bảo sự tương ứng giữa số lượng và giá trị tồn kho.
Các chi phí bốc xếp, vận chuyển
vật tư, hàng hoá không tính vào đơn giá mà tính vào chi phí sản xuất, kinh
doanh.
- Cột 5: Ghi số lượng sản phẩm,
hàng hoá nhập kho
- Cột 6: Thành tiền, cột 6 = cột
4 (đơn giá nhập) X cột 5 (số lượng nhập theo hoá đơn mua hoặc phiếu nhập kho)
- Cột 7: Ghi số lượng sản phẩm,
hàng hoá xuất kho
- Cột 8: Thành tiền, cột 8 = cột
4 (đơn giá xuất) X cột 7 (số lượng xuất theo hoá đơn bán hàng hoặc phiếu xuất
kho)
- Cột 9: Ghi số lượng sản phẩm,
hàng hoá tồn kho
- Cột 10: Thành tiền
Cuối tháng cộng sổ tính ra số
lượng và giá trị nhập, xuất trong tháng và tồn kho cuối tháng.
BẢNG KÊ LUÂN CHUYỂN VẬT TƯ, SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ
(Mẫu số 05-HKD)
1- Mục đích: Bảng kê luân chuyển
vật tư, hàng hoá tồn kho dùng để kê toàn bộ số vật tư, sản phẩm, hàng hoá mua
vào, bán ra và tồn kho cuối tháng làm cơ sở căn cứ để xác định giá vốn của sản
phẩm, hàng hoá bán ra, tính giá trị gia tăng và thuế GTGT phải nộp trong tháng.
2- Cách ghi:
Bảng kê này được lập vào cuối
tháng. Mỗi thứ vật tư, sản phẩm, hàng hoá được ghi trên một dòng (Kể cả những
loại hàng hoá mua về bán ngay không qua kho).
Số liệu để ghi vào bảng này là
số liệu dòng “cộng” của từng thứ vật tư, sản phẩm, hàng hoá trên sổ theo dõi
vật tư, sản phẩm, hàng hoá.
Cột 1: Ghi số thứ tự
Cột 2: Ghi tên qui cách vật tư,
sản phẩm, hàng hoá
Cột 3, 4 - Tồn đầu kỳ: Ghi số
lượng và giá trị tồn kho đầu kỳ. Số liệu 2 cột này được căn cứ vào số liệu ở
dòng tồn đầu kỳ của cột 9 và cột 10 trên sổ theo dõi vật tư, sản phẩm, hàng
hoá hoặc lấy số liệu tồn cuối kỳ của bảng kê này tháng trước.
Cột 5, 6 - Nhập trong kỳ: Ghi số
lượng và giá trị của vật tư, sản phẩm, hàng hoá nhập kho (dòng tổng cộng của
cột 5, 6 trên sổ theo dõi vật tư, sản phẩm, hàng hoá)
Cột 7, 8 - Xuất trong kỳ: Ghi số
lượng và giá trị của vật tư, sản phẩm, hàng hoá xuất kho (dòng tổng cộng của
cột 7, 8 trên sổ theo dõi vật tư, sản phẩm, hàng hoá)
Cột 9, 10 - Tồn cuối kỳ: Ghi số
lượng và giá trị của vật tư, sản phẩm, hàng hoá tồn kho (dòng tổng cộng của cột
9, 10 trên sổ theo dõi vật tư, sản phẩm, hàng hoá)
Số liệu ở cột 9, 10 được dùng để
đối chiếu với số liệu thực tế hàng tồn kho ở quầy hàng hay trên dây chuyền sản
xuất.
Chú ý: Để tính giá vốn
của hàng hoá bán ra chính xác đối với những thứ vật tư, sản phẩm, hàng hoá nếu
có số tồn đầu tháng, nhưng trong tháng nếu không có mua vào hoặc bán ra thì đến
cuối tháng vẫn phải kê số tồn đầu tháng và số tồn cuối tháng.
BẢNG ĐĂNG KÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH SỬ DỤNG
VÀO SẢN XUẤT, KINH DOANH
(Mẫu số 06- HKD)
1- Mục đích: Bản đăng ký tài sản
cố định dùng cho các hộ kinh doanh kê khai, đăng ký số lượng, giá trị tài sản
cố định dùng vào sản xuất, kinh doanh với Chi cục Thuế để làm căn cứ tính chi
phí khấu hao tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
2- Cách ghi:
Khi hộ kinh doanh bắt đầu hoạt
động hoặc khi có sự biến động về tài sản, hộ kinh doanh phải lập bảng đăng ký
tài sản gửi đến cơ quan thuế.
- Cột 1: Ghi số thứ tự tài sản
- Cột 2: Ghi tên tài sản
- Cột 3: Ký, mã hiệu tài sản
- Cột 4: Ghi số lượng tài sản
thuộc cùng loại
- Cột 5: Ghi thời điểm đưa vào
sử dụng
- Cột 6: Ghi giá trị của TSCĐ
(nguyên giá)
- Cột 7: Ghi thời gian dự định
sử dụng của tài sản (thời gian này là căn cứ tính khấu hao TSCĐ)
- Cột 8: Mức khấu hao 1 năm
- Cột 9: Mức khấu hao 1 tháng
Khi nào có biến động về tài sản
(tăng hoặc giảm) chủ hộ phải đăng ký bổ sung với cơ quan thuế. Định kỳ cán bộ
thuế chuyên quản các hộ phải nắm chắc biến động tài sản của các hộ để điều
chỉnh chi phí khấu hao.
Bảng đăng ký tài sản cố định lập
thành 2 bản. Sau khi lập xong chủ hộ mang đến cơ quan thuế đăng ký và xác nhận,
chủ hộ giữ 1 bản và cơ quan thuế giữ 1 bản.
SỔ THEO DÕI TIỀN MẶT, TIỀN GỬI
(Mẫu số S 07-HKD)
1- Mục đích:
Sổ theo dõi tiền mặt, tiền gửi
dùng để theo dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt hoặc tiền gửi vào, số
tiền rút ra, số tiền còn gửi tại ngân hàng của hộ kinh doanh.
2- Cách ghi:
- Căn cứ để ghi sổ theo dõi tiền
mặt là các phiếu thu, phiếu chi, căn cứ ghi sổ tiền gửi là giấy báo Có, giấy
báo Nợ của ngân hàng.
- Tiền mặt, tiền gửi được theo
dõi riêng trên một số trang sổ hoặc trên một quyển sổ riêng.
- Cột 1, 2: Ghi số hiệu, ngày
tháng của phiếu thu, phiếu chi hoặc giấy báo nợ, báo có.
- Cột 3: Ghi nội dung của phiếu
thu, phiếu chi (giấy báo nợ, báo có)
- Cột 4: Số tiền nhập quỹ hoặc
số tiền gửi vào ngân hàng
- Cột 5: Số tiền xuất quỹ hoặc
số tiền rút ra khỏi ngân hàng
- Cột 6: Số dư tồn quỹ cuối
ngày, số tồn quỹ cuối ngày phải khớp đúng với số tiền mặt trong két hoặc số dư
tiền gửi của ngân hàng, số dư phải khớp đúng với số dư trên sổ phụ ngân hàng.
SỔ THEO DÕI NỢ PHẢI THU
(Mẫu số 08-HKD)
1- Mục đích: Sổ theo dõi nợ phải
thu dùng để theo dõi các khoản nợ phải thu của khách hàng.
2- Cách ghi:
Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ
ghi nợ mà khách hàng phải trả cho hộ kinh doanh như hoá đơn bán hàng, cung cấp
dịch vụ chưa thu tiền, giấy nhận nợ,...
Mỗi khách hàng được theo dõi
riêng trên 1 hoặc một số trang sổ.
- Cột 1, 2: Ghi số hiệu, ngày
tháng của chứng từ nợ
- Cột 3: Ghi diễn giải nội dung
các khoản nợ phải thu
- Cột 4: Ghi số tiền bán hàng,
cung cấp dịch vụ mà khách hàng còn nợ.
- Cột 5: Ghi số tiền khách hàng
đã trả
- Cột 6: Số còn phải thu cuối kỳ
Dòng cộng tính ra tổng số phải
thu cuối kỳ.
SỔ THEO DÕI NỢ PHẢI TRẢ
(Mẫu số 09-HKD)
1- Mục đích: Sổ theo dõi nợ phải
thu dùng để theo dõi các khoản nợ hộ có trách nhiệm phải trả cho các đối tượng
như nhà cung cấp, ngân hàng,...
2- Cách ghi chép:
Căn cứ ghi sổ là các giấy vay
nợ, hoá đơn mua hàng chưa trả tiền, giấy nhận nợ của hộ kinh doanh với khách
hàng, với người cung cấp,..
Cột 1, 2: Ghi số hiệu, ngày
tháng của chứng từ nợ
Cột 3: Ghi diễn giải nội dung
các khoản nợ phải thu
Cột 4: Ghi số tiền phải trả cho
chủ hàng hay người cung cấp,..
Cột 5: Ghi số tiền đã trả cho
người bán hoặc người cho vay
Cột 6: Số còn phải trả cuối kỳ
Dòng cộng tính ra tổng số phải
trả tính đến cuối kỳ.
PHỤ LỤC 03
KHUNG THỜI
GIAN SỬ DỤNG TÀI SẢN LÀM CĂN CỨ TÍNH KHẤU HAO
(Ban hành theo Quyết định số 166- 1999/QĐ/BTC ngày 30/12/1999
của Bộ Tài chính)
STT
|
Danh
mục các nhóm TSCĐ
|
Thời
gian sử dụng tối thiểu (Năm)
|
Thời
gian sử dụng tối đa (Năm)
|
A
|
Nhà cửa, vật kiến trúc
|
|
|
1
|
Nhà cửa loại kiên cố
|
25
|
50
|
2
|
Nhà cửa khác
|
6
|
25
|
3
|
Kho chứa, bể chứa, sân phơi
|
5
|
20
|
4
|
Đập, kênh, mương dẫn nước
|
6
|
30
|
5
|
Các vật kiến trúc khác
|
5
|
10
|
B
|
Máy móc, thiết bị động lực
|
|
|
1
|
Máy phát điện
|
7
|
13
|
2
|
Máy biến áp và thiết bị nguồn
điện
|
7
|
12
|
3
|
Máy móc, thiết bị động lực
khác
|
6
|
15
|
C
|
Máy móc, thiết bị công tác
|
|
|
1
|
Máy công cụ
|
7
|
10
|
2
|
Máy kéo
|
6
|
8
|
3
|
Máy dùng cho nông, lâm nghiệp
|
6
|
8
|
4
|
Máy bơm nước và xăng dầu
|
6
|
8
|
5
|
Máy móc, thiết bị chuyên dùng
sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh
|
6
|
8
|
6
|
Máy móc, thiết bị dùng trong
các ngành sản xuất da, in, văn phòng phẩm, văn hoá phẩm
|
7
|
10
|
7
|
Máy móc, thiết bị dùng cho
ngành dệt
|
10
|
15
|
8
|
Máy móc, thiết bị dùng cho ngành
may mặc
|
5
|
10
|
9
|
Máy móc, thiết bị dùng cho
ngành giấy
|
5
|
15
|
10
|
Máy móc, thiết bị sản xuất,
chế biến lương thực, thực phẩm
|
7
|
12
|
11
|
Máy móc, thiết bị loại điền
tử, tin học
|
3
|
15
|
12
|
Máy móc, thiết bị công tác
khác
|
5
|
12
|
D
|
Thiết bị, phương tiện vận tải
|
|
|
1
|
Thiết bị và phương tiện vận
tải khác
|
6
|
10
|
|
|
|
|
E
|
Dụng cụ quản lý
|
|
|
|
Thiết bị tính toán, đo lường
|
5
|
8
|
|
Máy móc, thiết bị điện tử và
phần mềm tin học phục vụ quản lý
|
3
|
8
|
|
Phương tiện và dụng cụ quản lý
khác
|
5
|
10
|
G
|
Súc vật, vườn cây lâu năm
|
|
|
1
|
Các loại súc vật
|
4
|
15
|
2
|
Vườn cây công nghiệp, vườn cây
ăn quả, vườn cây lâu năm
|
6
|
40
|
H
|
Các loại TSCĐ khác chưa quy
định trong các nhóm trên
|
4
|
25
|
Ghi chú: Nhà cửa loại
kiên cố là loại nhà ở, trụ sở làm việc, nhà văn phòng, khách sạn, được xác định
là có độ bền vững bậc 1, bậc 2. Nhà cửa khác là nhà ở, trụ sở làm việc, nhà văn
phòng... được xác định là có độ bền bậc 3, bậc 4 theo quy định của Bộ Xây dựng.
Quyết định 169/2000/QĐ-BTC về Chế độ kế toán hộ kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
THE
MINISTRY OF FINANCE
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
|
No.
169/2000/QD-BTC
|
Hanoi,
October 25, 2000
|
DECISION
PROMULGATING THE BUSINESS HOUSEHOLD ACCOUNTING REGIME THE FINANCE MINISTER Pursuant to the Value Added Tax Law
(No.2/1997/QH9) and the Enterprise Income Tax Law (No.3/1997/QH9) passed by the
National Assembly on May 10, 1997;
Pursuant to the Accounting- Statistics Ordinance promulgated by Order
No.06-LCT/HDNN of May 20, 1988 of the State Council and the Charter of the
State Accounting promulgated together with Decree No.25-HDBT of March 18, 1989
of the Council of Ministers (now the Government);
Pursuant to the Government’s Decree No.28/1998/ND-CP of May 11, 1998 detailing
the implementation of the VAT Law and Decree No.102/1998/ND-CP of December 28,
1998 of the Government amending and supplementing a number of articles of
Decree No.28/1998/ND-CP.
Pursuant to the Government’s Decree No.15/CP of March 2, 1993 on the tasks,
powers and State management responsibilities of the ministries and
ministerial-level agencies;
Pursuant to the Government’s Decree No.178/CP of October 28, 1994 defining the
functions, tasks and organizational structure of the Finance Ministry;
In order to help business households carry out the accounting work in
conformity with the VAT Law, the Special Consumption Tax Law and the Enterprise
Income Tax Law; at the proposal of the director of the Accounting Regime
Department and the General Director of Tax, DECIDES: Article 1.- To promulgate together with this Decision the "Business
Household Accounting Regime". Article 2.- The business household accounting regime shall apply to all
production and business households which are not fully qualified for the
establishment of private enterprises operating in the fields of industrial
production, construction, transport, natural resources exploitation,
aquaculture, trade business, food catering, services, repair and other
services’ with the sale turnover prescribed by the Finance Ministry (The
General Department of Tax) for each specific production or business line
(hereinafter called the business households). Article 3.- The business household accounting regime shall take effect
for implementation as of January 1, 2001, uniformly apply nationwide and
replace the business household accounting regime promulgated together with
Decision No. 1271-TC/QD/CDKT of December 14, 1995 of the Finance Minister. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Article 5.- The presidents of the provincial/municipal People’s
Committees and the General Director of Tax, as well as the director of the
Accounting Regime Department shall have to implement this decision and guide
and inspect the implementation thereof. FOR
THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER
Tran Van Ta BUSINESS HOUSEHOLD ACCOUNTING REGIME
(Promulgated together with Decision No. 169/2000/QD-BTC of October 25, 2000
of the Finance Minister) Chapter I GENERAL PROVISIONS ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. Business households which strictly observe the
provisions in this accounting regime shall have their accounting figures used
by tax offices to calculate taxes. Article 2.- The
business households’ accounting must ensure that all the following major contents
must be reflected: - The quantity and value of assets, supplies,
capital money, curent debts being used in production and/or business; - The quantity and value of purchased goods and
services; - The quantity and value of already sold goods
and products, services already provided; - Expenses already paid for production and
business; - Production and/or business results and amounts
of taxes and fees payable to the State, tax amounts refundable (if any). Article 3.-
Business households’ accounting must fully, accurately,
promptly and truthfully record all arising economic and financial operations
related to the households’ production and business activities. All arising
economic and financial operations must be drawn up and fully recorded in the
accounting vouchers. All figures inscribed in the accounting books must be
evidenced by lawful and valid vouchers. The compilation of vouchers and
recording of the accounting book must be compatible with the date of arising.
At the end of a month, a quarter and a year, the accounting books must be
closed, and tax declaration and lists must be made according to regulations. Article 4.-
Calculation units, currency units and writing system in the accounting: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - For the value, the currency unit used in the
accounting recording shall be "Vietnam dong". Foreign currencies in
arising economic operations must be converted into "Vietnam dong" at
the actually arising exchange rate or the average transaction exchange rate
announced by the Vietnam State Bank at the time when the economic operations
arise. - For objects, the calculation units shall be
the official measuring units of the State of the Socialist Republic of Vietnam
(such as "cai" (a, the), "chiec" (piece), kg, ton, m, sq.m,
c.m, liter,’). Article 5.-
The accounting recording must be made in normal,
non-fading ink, without blank lines, without abbreviations, without insert
writing, overlap writing, and without erasing. Wrong inscriptions, if any, must
be crossed out by a red-ink line so as to still be able to see the
wrongly-written letters or numerals, then the correct letters or numerals shall
be inscribed above and the correctors shall sign their names by the side. If
any thing is left out in the inscription, the supplement shall be inscribed
above the omission (in normal ink) and the supplement inscriber must sign
his/her name by the side. Article 6.- The business households must assign persons knowledgeable
about accounting operations to keep and record the accounting books. - Accounting books, vouchers and documents must
be kept at the production and/or business establishments in service of daily
recording and the inspection as well as control by the tax offices and State
functional bodies. - Other accounting books, vouchers and documents
must be arranged, preserved and archived for the proper duration prescribed in
the State regulations on preservation, archival of accounting documents and
materials. Article 7.- The
following acts are strictly forbidden: 1. Selling goods or providing services without
writing and handing invoices to the buyers (except for case of retail sale or
service provision to consumers with the value of under VND 100,000 for each sale
when the buyer does not request the invoice); making untruthful invoices on
goods sale or service provision and over-declaration of expenses in order to
evade tax or acting in complicity with buyers in order to gain illicit profits. 2. Using invoice and/or voucher forms not
prescribed by the State; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 4. Forging vouchers, opening books, declaring
taxes untruthfully. Chapter II REVENUE AND EXPENDITURE
ACCOUNTING Article 8.- Turnover: 1. Turnover is the amount from the sale of
goods, products, the provision of services (including additionally collected
amounts, surcharges outside the goods sale prices and service provision
charges, enjoyed by the business establishments), already collected or not yet
collected but accepted for payment by the buyers. 2. Turnover for calculation of taxable income: a/ For business households liable to pay VAT by tax
deduction method, it is the sale price without VAT; b/ For business households liable to pay VAT by
direct method on the added value, it is the total payment prices inscribed on
the purchase invoices with VAT. Article 9.- Production
and business expenses: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 2. The production and business expenses eligible
for deduction from the turnover to determine the taxable income must be the
expenses actually arising and fully evidenced with lawful and valid vouchers. 3. The contents of production and business
expenses of business households shall include the following items: a/ Fixed asset depreciation; b/ Expenses for raw materials, materials, fuel,
energy, goods and services bought from outside, which have been actually used
for production and/or business related to the turnover for calculation of
taxable income: - For business households liable to pay VAT by
method of tax deduction, the value of supplies, assets, goods and services
bought in is the actual purchase prices without VAT; - For business households liable to pay VAT by
direct method calculated on added value and goods items not subject to VAT, the
value of supplies, assets, goods and services bought in is the total payment
prices inscribed in the purchase invoices including VAT. c/ Remuneration and amounts of remuneration
nature paid to hired laborers; d/ House rental, taxes, charges and fees payable
by business households (excluding the enterprise income tax and fines): - House and shop rental shall be calculated
according to the sum paid monthly or quarterly. For households which have paid
in advance the house and shop rentals for many years, the monthly and yearly
payments must be calculated in order to have ground for calculation of
expenses. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. + VAT (only for households liable to pay VAT by
method of direct calculation on added value can the output VAT amount be
calculated into the production and business expenses); + Other payable taxes, charges and fees. e/ The loan interests payable to banks and other
subjects. The loan interests payable to other subjects shall not exceed the
ceiling interest prescribed by the State Bank for the credit institutions. f/ Other expenses already paid for production
and/or business. For expenses paid for both the production and/or
business and the daily life of households (such as electricity, water, telephon
e,…), the expenses shall be distributed on the basis of the percentages used
for production, business and daily life. Example: A household dealing in rest house has
to pay VND 900,000 for the monthly electricity supply, knowing that the
electricity used for business activities represents 2/3, the expense for
electricity purchase to be calculated into the expense in the period shall be: VND 900,000 x 2/3
= VND 600,000 Article 10.- Expense
for fixed asset depreciation 1. Fixed assets are those with the unit value of
VND 5,000,000 or more and the use duration of over one year. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3. Business households may calculate
depreciation only for their own fixed assets used for production and/or
business activities. The hired fixed assets must not be depreciated. The fixed
asset rental may be calculated into business expenses. 4. The price (or value) of fixed assets to be
used as basis for depreciation calculation is determined as follows: + Procured fixed assets: Based on the asset
procurement invoices to determine the prices (value) of fixed assets; + Newly built fixed assets: Based on the actual
expense for construction of the fixed assets. Where the actual expense for the
construction of fixed assets cannot be determined, it shall be based on the
construction prices prescribed by the State according to each house grade, each
locality in order to determine the price; + For fixed assets without adequate vouchers and
invoices for use as basis for determination of prices, it shall be based on the
actual condition and price of such type of asset or similar asset being sold on
the market in order to determine the price. 5. Methods of calculating fixed asset
depreciation: - Based on the prices (value) of fixed assets,
estimated use duration to calculate the depreciation: One-year
depreciation level = ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. The number of
use years One-month
depreciation level = The one-year depreciation
level 12 months One-quarter
depreciation level = The one-year
depreciation level 4 quarters ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - The number of years of using fixed assets
shall be based on the fixed asset-using duration prescribed in the appendix to
Decision No. 166-1999/QD-BTC of December 30, 1999 of the Finance Ministry
promulgating the regime of management, use and depreciation deduction of fixed
assets. 6. The principles for depreciation distribution: - For fixed assets used totally for production
and business, their depreciation shall be fully calculated into production and
business costs; - For assets used both for business and daily
life of households: + For houses: Based on the areas actually used
for production and business to calculate the depreciation to be distributed to
production and business; + For other fixed assets: Based on use duration
of each asset for each purpose (production, business or daily life) to
distribute depreciation into production, business. - The calculation or non-calculation of fixed
asset depreciation into the production and business costs shall be made in full
month. The fixed assets involved or ceased involving in production and/or
business in month t, the depreciation shall be calculated or not calculated
from month t +1. The depreciation amount from month t + 1 is calculated
according to the formula: The depreciation
amount deducted for month
t = ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. + The
depreciation amount increase in month
t - The
depreciation amount decrease in month
t 7. The business households shall have to make
lists of fixed assets used for production and/or business in order to make
registration with the tax offices, in which the name, cost price, use duration
and annual as well as monthly depreciation level of each fixed asset must be
clearly stated. In case of fixed asset increase or decrease, the business
household owners shall have to register the asset increase or decrease with the
tax offices and adjust the depreciation calculation level. Article 11.- Taxable
income: A business household’ taxable income shall include: - Taxable income from production and/or business
activities is equal (=) to the turnover of goods sale and service provision,
minus(-) reasonable expenses related to goods sale and service provision; - Other taxable incomes (if any). ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. ACCOUNTING VOUCHERS Article 12.- The
business households’ accounting vouchers shall include: - Outside vouchers: are those received by
business households from outside agencies, economic organizations and/or
individuals, such as invoices on purchase of supplies, fixed assets, goods,
services; tax payment notices, tax payment receipts, ... - Vouchers made by business households,
including VAT invoice, sale invoice, warehousing bill, ex-warehousing bill,
revenue bill, expenditure bill and other vouchers relating to their production
and business activities. Article 13.-
All economic and financial operations arising in the
production and/or business activities of households must be recorded in
accounting vouchers. All data inscribed on accounting books must be evidenced
with lawful and valid accounting vouchers. An accounting voucher is made only
once strictly according to reality, time and location where the economic
operation has arisen by placing carbon papers to write once for all copies.
Depending on the nature of things and the State management requirements, the
accounting vouchers must be made according to set form (compulsory voucher) or
guided forms (guiding vouchers). For guiding vouchers, basing themselves on
guiding norms, the business households may apply in a way suitable to their
production and/or business characteristics. - The lawful accounting vouchers are those made
strictly according to set forms, the inscription thereon must be in line with
the contents and nature of the arising economic operations and such economic
operations must be in accordance with law provisions, affixed with all
necessary signatures and seals of business establishments (if any) as
prescribed for each type of voucher. - The valid accounting vouchers are those made
by correct methods, orders prescribed for each type of voucher and fully
inscribed with the following details: + Appellation, issuance date and serial number
of the voucher; + Name, address of the business household that
makes the voucher; ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. + Summarized content of arising economic
operation; + Name, label, quality specification, quantity,
unit price, payment price of each type of supplies, product, goods, service; + Total money amount in numerals and words; + Signature of person responsible for the
accuracy and truthfulness of the economic operation. Article 14.- Depending
on the characteristics of production and business activities, the business
households must use a number of following vouchers: a/ Compulsory vouchers - VAT invoice applicable to VAT payers by
deduction method (Form No.01/GTKT- 3LL and Form No. 01/GTKT-2LN). - Sale invoice (applicable to VAT payers by
direct method and the goods and service types are not liable to VAT) (Form
No.02/GTTT- 3LL and Form No.02/GTTT-2LN). - The list of agricultural, forestry, aquatic
products,… bought directly from producers (Form No.04/GTTT). ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - Exwarehousing-cum- internal transport bill
(Form No.03- VT). - Table of payment for agency, entrusted goods
(Form 14-BH). - Delivery bill for goods consigned to agency
sale (Form 04- XKDL- 3LL). - Assorted tickets (train, car tickets,
entertainment and recreation ticket, vehicle watch ticket, custody ticket, …). b/ Guiding vouchers - Warehousing bill. Form No.01-VT - Exwarehousing bill Form No.02-VT - Workday sheet Form No.01- LDTL. All types of invoices and vouchers relating to
the goods sale and service provision shall be printed and distributed by the
Finance Ministry; the business households shall have to buy them from the tax
offices. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. ACCOUNTING BOOKS Article 15.- Accounting
books are those made according to prescribed form, which are closely
interrelated and used for recording arising economic operations on the basis of
data of the accounting vouchers. - The business households’ accounting books must
be bound in volumes, page-numbered and affixed with page-overlapping seals of
tax offices. Their covers must be clearly inscribed with the names of the
business households, tax payment codes, business locations, names of books,
number of pages, date of book opening, the names of book keepers and recorders. - On the first day of the year or when starting
the business registration, the business households must open new accounting
books, make a list of accounting books suitable to the method of tax
determination, already registered with the district tax offices by the business
households. - When books are finished, the business
households must open new books and transfer all relevant figures from the old
accounting books into the new ones. - The business households defined in Article 1
of this regime shall practice the recording of accounting books by method of
"single entry". - Daily, based on the accounting vouchers to
make entries in relevant accounting books. - At the end of each month, each quarter and
each year, data in books must be added up in order to determine the turnover of
sale of products, goods, the provision of services: the payment price with VAT
(for households paying tax by direct method) or the payment price without VAT,
and the payable VAT amount (for households paying VAT by the deduction method);
the value of goods bought in, sold, left in stock at the end of the period; the
production and business expenses arising in the period. To compare figures of
accounting books; to compare figures on accounting books with actual figures on
cash in funds and supplies, products, goods left in stock or at sale counters,
on production lines and debts to be recovered, to be repaid…. Article 16.- Depending
on the method of determining the payable VAT amounts, business households shall
open the following accounting books: ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 1- Sales journal (Form No.S01- HKD); 2- Purchase journal (Form No.S02- HKD); 3- Production,business cost book (Form
No.S03-HKD); 4- Detail book on materials, products, goods
(Form No.S04- HKD); 5- Schedule of supplies, products, goods
rotation (Form No.S05-HKD); 6- Table of fixed assets registered for use in
production, business (Form No.S06-HKD). 2. Business households subject to VAT payment by
direct method shall open the following compulsory accounting books: a/ For business households which buy and sell
goods and/or provide services with adequate invoices, purchase and sale
vouchers, record the accounting books fully and calculate tax directly on added
value shall open the following accounting books: 1- Sales journal (Form No.S01-HKD); ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3- Production, business cost book (Form
No.S03-HKD); 4- Detail book on materials, products, goods
(Form No.S04-HKD); 5- Sheet of supplies, product, goods rotation
(Form No.S05-HKD); 6- Table of fixed assets registered for use in
production, business (Form No.S06- HKD). b/ Business households which have fully made
sale invoices, vouchers and correctly determined the sale turnover but lacked
vouchers and invoices on goods purchase and business households which are
subject to tax fixing shall open the following accounting book: 1. The sales journal (Form No.S01-HKD). Apart from the above-mentioned compulsory books,
depending on the management requirements, business households may additionally
open "book for monitoring cash, deposit money" (Form S07-HKD),
"book for monitoring to be- recovered debts" (Form S08-HKD),
"book for monitoring debts to be repaid" (Form S09-HKD). Chapter V ASSET INVENTORY AND
ACCOUNTING INSPECTION ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. At the end of each year, before closing
accounting books, the business households shall have to inventory their assets,
supplies, products, goods and capital money still available, list and compare
debt amounts in order to ensure that the figures on accounting books are
compatible with reality. Article 18.- The
business households shall be subject to the financial, tax and accounting
inspection by competent State functional bodies. The contents of accounting inspection include
the inspection of the truthfulness, accuracy, fullness and timeliness of the
recording, calculation and reflection on accounting vouchers, accounting books;
the inspection of the observance of financial and accounting policies and
regimes as well as the fulfillment of tax obligations towards the State. The business household owners shall have to
abide by the accounting inspection decisions of the competent bodies and to
fully supply necessary accounting data and documents in order to facilitate the
financial, accounting and tax inspection. Chapter VI ORGANIZATION OF
IMPLEMENTATION Article 19.- The
business household owners shall have to strictly observe the provisions in this
accounting regime. For business households which have recorded,
reflected accounting data inaccurately, untruthfully, the tax offices may
refuse to accept the data on their accounting books as basis for tax
calculation but base on the inspection documents to fix the turnover for tax
calculation and the taxable income as prescribed by tax laws. Article 20.-
The administration at all levels (urban district, rural
district, ward, commune) and functional branches such as police, finance,
market management,… shall have to coordinate with the tax branch in guiding the
inspection and handling of business households which deliberately fail to apply
this accounting regime. All acts of covering up the above-said wrong doings by
households shall be handled according to law.
Quyết định 169/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000 về Chế độ kế toán hộ kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
31.272
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|