Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 02/2014/QĐ-KTNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Kiểm toán Nhà nước Người ký: Nguyễn Hữu Vạn
Ngày ban hành: 14/07/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

02 chuẩn mực kiểm toán nhà nước mới

Kiểm toán nhà nước (KTNN) vừa ban hành 02 chuẩn mực KTNN mới, cụ thể như sau:

1. Chuẩn mực số 40 – Kiểm soát chất lượng kiểm toán
 
Chuẩn mực số 40 ban hành kèm theo Quyết định 03/2014/QĐ-KTNN và thay thế chuẩn mực số 08 kèm theo Quyết định 06/2010/QĐ-KTNN. Theo đó, chuẩn mực giúp KTNN đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng:
 
- KTNN và Kiểm toán viên nhà nước, các đối tượng khác tham gia vào hoạt động kiểm toán của KTNN tuân thủ Hiến pháp, Luật KTNN, các chuẩn mực nghề nghiệp và quy định pháp luật có liên quan;
- Các báo cáo kiểm toán do KTNN phát hành phù hợp với hoàn cảnh cụ thể.
 
Quyết định 03 có hiệu lực từ 29/8/2014.
 
2. Chuẩn mực số 100 – Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kiểm toán của KTNN
 
Chuẩn mực số 100 ban hành kèm theo Quyết định 02/2014/QĐ-KTNN. Theo đó, gồm các nội dung sau:
 
- Các qui định chung về kiểm toán lĩnh vực công;
- Các yếu tố của kiểm toán lĩnh vực công;
- Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán lĩnh vực công.
 
Quyết định 02 có hiệu lực từ 28/8/2014.

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2014/QĐ-KTNN

Hà Nội, ngày 14 tháng 7 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC SỐ 100 CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 916/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 15/9/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Kiểm toán nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 917/2005/NQ-UBTVQH 11 ngày 15/9/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc Quy định quy trình xây dựng và ban hành Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán nhà nước;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 100 - Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ;
- VP Chủ tịch nước, VP Quốc hội, VP Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;
- Các Ban của UBTV Quốc hội;
- Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Viện KSND tối cao, Tòa án nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91;
- Cục Kiểm tra VBQPPL- Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Lãnh đạo KTNN; các đơn vị trực thuộc KTNN;
- Lưu: VT, Vụ CĐ và KSCLKT (03).

TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC




Nguyễn Hữu Vạn

 

CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC SỐ 100 (CMKTNN 100) CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 02/2014/QĐ-KTNN ngày 14 tháng 7 năm 2014 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)

GIỚI THIỆU CHUNG

Cơ sở xây dựng

1. Chuẩn mực này được xây dựng và phát triển trên cơ sở Luật Kiểm toán nhà nước và ISSAI 100 của INTOSAI - Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán lĩnh vực công. Các nguyên tắc cơ bản của chuẩn mực này được phát triển thành các hướng dẫn thực hành (CMKTNN cấp độ 4) và được sử dụng trong quá trình kiểm toán.

Mục đích, phạm vi áp dụng và quy định thực hiện

2. Chuẩn mực này đề cập các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đối với tất cả các cuộc kiểm toán và tất cả các loại hình kiểm toán. Các CMKTNN về các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ (CMKTNN 200, 300 và 400) được xây dựng trên cơ sở chuẩn mực này và tiếp tục phát triển các nguyên tắc để áp dụng trong các loại hình kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ. Các nguyên tắc đề cập trong các CMKTNN 200, 300, 400 được áp dụng cùng với các nguyên tắc đề cập trong chuẩn mực này.

Nguyên tắc sử dụng thuật ngữ trong chuẩn mực

3. Thuật ngữ sử dụng trong chuẩn mực này được định nghĩa giống như trong các chuẩn mực kiểm toán do Kiểm toán nhà nước ban hành.

NỘI DUNG CHUẨN MỰC

4. Chuẩn mực này bao gồm các nội dung sau: Các qui định chung về kiểm toán lĩnh vực công; Các yếu tố của kiểm toán lĩnh vực công; Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán lĩnh vực công.

Các quy định chung về kiểm toán lĩnh vực công

Thẩm quyền

5. Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán lĩnh vực công theo qui định của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, pháp luật và trong phạm vi thẩm quyền cho phép, đảm bảo sự độc lập, khách quan trong thực hiện nhiệm vụ.

Thẩm quyền của Kiểm toán nhà nước xác định trách nhiệm, quyền hạn của Kiểm toán nhà nước trong kiểm toán lĩnh vực công và qui định cụ thể về nhiệm vụ kiểm toán và các công việc khác mà Kiểm toán nhà nước phải thực hiện.

6. Kiểm toán nhà nước đưa ra các quyết định để đáp ứng các yêu cầu trong thực hiện trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ và các yêu cầu luật định khác như: lựa chọn chuẩn mực kiểm toán áp dụng, lựa chọn công việc sẽ tiến hành và xác định thứ tự ưu tiên.

Kiểm toán lĩnh vực công và các mục tiêu kiểm toán

7. Môi trường kiểm toán lĩnh vực công liên quan đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân này chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công trước các tổ chức, cá nhân cung cấp các nguồn công quỹ đó và trước công chúng. Kiểm toán lĩnh vực công nhằm đạt được mục tiêu là các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cán bộ, nhân viên của các cơ quan, tổ chức này thực hiện chức năng nhiệm vụ trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đảm bảo tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực, có đạo đức, tuân thủ pháp luật và các qui định hiện hành.

8. Về tổng quan, kiểm toán lĩnh vực công là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng một cách khách quan, có hệ thống để xác định việc tuân thủ theo các tiêu chí đã được xác lập của các thông tin hoặc các điều kiện thực tế. Kiểm toán lĩnh vực công là cần thiết vì cung cấp cho các cơ quan lập pháp, cơ quan giám sát, những người chịu trách nhiệm điều hành và công chúng các thông tin và những đánh giá độc lập, khách quan về việc thực hiện các chính sách, chương trình và hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công.

9. Kiểm toán lĩnh vực công góp phần quan trọng trong việc nâng cao công tác quản trị lĩnh vực công với việc nhấn mạnh các nguyên tắc về minh bạch, trách nhiệm giải trình, quản trị và điều hành.

10. Kiểm toán lĩnh vực công bắt đầu từ việc xác định các mục tiêu kiểm toán và các mục tiêu này có thể khác nhau phụ thuộc vào loại hình kiểm toán. Tất cả các cuộc kiểm toán lĩnh vực công nhằm nâng cao chất lượng quản lý tài chính, tài sản công thông qua việc:

(i)      Cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng báo cáo kiểm toán các thông tin, kết luận, ý kiến kiểm toán độc lập, khách quan, đáng tin cậy và có đầy đủ bằng chứng thích hợp liên quan;

(ii)     Nâng cao trách nhiệm giải trình và sự minh bạch, khuyến khích cải tiến liên tục và củng cố niềm tin vào việc sử dụng hợp lý tài chính, tài sản công và việc quản trị công;

(iii)    Nâng cao hiệu lực của các cơ quan có chức năng giám sát và các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động có sử dụng công quỹ;

(iv)    Tạo ra các động lực cải tiến thông qua các kết quả và kiến nghị kiểm toán.

11. Các cuộc kiểm toán lĩnh vực công thường được phân thành ba loại hình chính: kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ. Mục tiêu của mỗi cuộc kiểm toán sẽ xác định các chuẩn mực Kiểm toán nhà nước nào được áp dụng.

Các loại hình kiểm toán lĩnh vực công

12. Ba loại hình chính trong kiểm toán lĩnh vực công:

(i)      Kiểm toán tài chính là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính hoặc các thông tin tài chính của đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán tài chính tập trung vào việc xác định xem báo cáo tài chính hoặc thông tin tài chính của đơn vị có được trình bày phù hợp với khuôn khổ quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính và các qui định hiện hành khác có liên quan không. Điều này đạt được thông qua việc thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho phép kiểm toán viên nhà nước đưa ra ý kiến về việc thông tin tài chính, xét trên các khía cạnh trọng yếu có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không.

(ii)     Kiểm toán hoạt động là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công. Kiểm toán hoạt động tập trung vào việc xem xét các chương trình, các hoạt động, các đơn vị hoặc các nguồn công quỹ và các thể chế có vận hành theo các nguyên tắc về tính kinh tế, tính hiệu quả và hiệu lực không và có cần cải tiến không. Kiểm toán viên nhà nước đối chiếu kết quả thực hiện của các hoạt động, các chương trình với các tiêu chí phù hợp; phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch so với các tiêu chí đó cũng như các vấn đề khác để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực và đưa ra kiến nghị để cải thiện tình hình.

(iii)    Kiểm toán tuân thủ là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các quy định hiện hành được coi như các tiêu chí kiểm toán mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện. Kiểm toán tuân thủ được tiến hành thông qua đánh giá sự tuân thủ các qui định áp dụng đối với đơn vị được kiểm toán của các hoạt động, giao dịch và thông tin tài chính, xét trên các khía cạnh trọng yếu. Những qui định này có thể bao gồm các luật, nghị quyết về ngân sách, chính sách, nguyên tắc, qui chế quản lý tài chính, tài sản công và đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức.

13. Kiểm toán nhà nước có thể thực hiện riêng rẽ từng loại hình kiểm toán hoặc kết hợp các loại hình kiểm toán trên.

Các yếu tố của kiểm toán lĩnh vực công

14. Các yếu tố cơ bản của kiểm toán lĩnh vực công bao gồm: Kiểm toán nhà nước, Đối tượng chịu trách nhiệm, Đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán (ba bên liên quan đến cuộc kiểm toán); Nội dung kiểm toán và các thông tin liên quan đến nội dung kiểm toán, tiêu chí kiểm toán; Các dạng công việc kiểm toán.

Ba bên liên quan

15. Các cuộc kiểm toán lĩnh vực công có liên quan đến ít nhất ba bên khác nhau: Kiểm toán nhà nước, Đối tượng chịu trách nhiệm và Đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán. Mối quan hệ giữa các bên được qui định cụ thể trong Luật Kiểm toán nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.

(i)      Kiểm toán nhà nước: Trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước được quy định trong Luật Kiểm toán nhà nước, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Kiểm toán nhà nước và các quy định của Kiểm toán nhà nước. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên nhà nước chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Trưởng đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán.

(ii)     Đối tượng chịu trách nhiệm: Là các đơn vị được kiểm toán; các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến đơn vị được kiểm toán, chịu trách nhiệm quản lý đơn vị được kiểm toán hay chịu trách nhiệm thực thi các kiến nghị liên quan. Trách nhiệm của các đối tượng này được qui định trong Hiến pháp, Luật Kiểm toán nhà nước và các văn bản pháp luật khác.

(iii)    Đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán: Là các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng báo cáo kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước. Đối tượng sử dụng báo cáo có thể là các cơ quan lập pháp, cơ quan giám sát, cơ quan quản lý và điều hành hoặc công chúng.

Nội dung kiểm toán và các thông tin liên quan đến nội dung kiểm toán, tiêu chí kiểm toán

16. Nội dung kiểm toán là các thông tin, tình hình hay các hoạt động được đo lường hoặc đánh giá bằng các tiêu chí nhất định. Nội dung kiểm toán có thể có nhiều loại và có đặc điểm khác nhau phụ thuộc vào mục tiêu kiểm toán. Một nội dung kiểm toán phù hợp phải đảm bảo rõ ràng và có thể đánh giá, đo lường được bằng các tiêu chí, có thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa ra ý kiến hoặc kết luận kiểm toán.

Nội dung kiểm toán và các thông tin liên quan đến nội dung kiểm toán đối với ba loại hình kiểm toán như sau:

(i)      Kiểm toán tài chính: Nội dung kiểm toán của một cuộc kiểm toán tài chính là các thông tin tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, hoạt động tài chính, dòng tiền và các thuyết minh hay các yếu tố khác đã được phản ánh, đo lường và trình bày trong các báo cáo tài chính. Thông tin liên quan đến nội dung kiểm toán có thể là các báo cáo tài chính, các sổ kế toán, chứng từ kế toán...

(ii)     Kiểm toán hoạt động: Nội dung kiểm toán của một cuộc kiểm toán hoạt động được xác định theo các mục tiêu kiểm toán và các vấn đề cần kiểm toán. Nội dung kiểm toán có thể là các chương trình, các hoạt động, các đơn vị hoặc các nguồn công quỹ cụ thể (có kết quả đầu ra, tác động và ảnh hưởng), tình hình hiện tại (bao gồm nguyên nhân và hậu quả). Các thông tin liên quan đến nội dung kiểm toán hoạt động có thể là các thông tin tài chính hoặc phi tài chính. Kiểm toán viên nhà nước tiến hành đo lường hay đánh giá các nội dung kiểm toán để xem xét mức độ đạt được hay không đạt được theo các tiêu chí đã được xác lập.

(iii)    Kiểm toán tuân thủ: Nội dung kiểm toán của một cuộc kiểm toán tuân thủ được xác định theo phạm vi kiểm toán, đó là các hoạt động, các nghiệp vụ, các giao dịch hay các thông tin tài chính có liên quan.

17. Tiêu chí kiểm toán là các tiêu chuẩn được sử dụng để đo lường, đánh giá nội dung kiểm toán. Mỗi cuộc kiểm toán cần có các tiêu chí kiểm toán phù hợp. Để xác định sự phù hợp của tiêu chí kiểm toán, kiểm toán viên nhà nước cần xem xét các tiêu chí đó có liên quan đến nội dung kiểm toán không, đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán có hiểu được tiêu chí kiểm toán đó không. Kiểm toán viên nhà nước cũng cần xem xét các yếu tố khác như sự đầy đủ, tin cậy, khách quan, được chấp nhận rộng rãi và có thể so sánh được. Tiêu chí kiểm toán sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có các mục tiêu kiểm toán và loại hình kiểm toán. Tiêu chí kiểm toán có thể cụ thể hoặc có tính tổng hợp, có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như các văn bản luật, các qui định, các chuẩn mực, các nguyên tắc phổ biến và các thực hành tốt. Thông tin về các tiêu chí kiểm toán cần được cung cấp cho đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán để giúp họ hiểu được cách thức nội dung kiểm toán được đánh giá hay đo lường.

Các dạng công việc kiểm toán

18. Có hai dạng công việc trong kiểm toán lĩnh vực công: Kiểm tra xác nhận và kiểm tra đánh giá.

(i)      Đối với dạng công việc kiểm tra xác nhận, đơn vị được kiểm toán tiến hành đo lường các nội dung so với các tiêu chí và trình bày thông tin, kết quả về các vấn đề liên quan. Kiểm toán viên nhà nước thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp làm căn cứ hợp lý để đưa ra kết luận kiểm toán. Kết quả kiểm toán được trình bày trong báo cáo kiểm toán dưới dạng xác nhận mức độ phù hợp của nội dung, thông tin, số liệu được kiểm toán so với các tiêu chí.

(ii)     Đối với dạng công việc kiểm tra đánh giá, kiểm toán viên nhà nước tiến hành đo lường hoặc đánh giá nội dung kiểm toán so với tiêu chí kiểm toán. Kiểm toán viên nhà nước lựa chọn nội dung và tiêu chí kiểm toán trên cơ sở xem xét rủi ro và trọng yếu kiểm toán. Kết quả đo lường, đánh giá các nội dung kiểm toán so với tiêu chí được trình bày trong báo cáo kiểm toán dưới các hình thức như phát hiện, kết luận, kiến nghị hay ý kiến kiểm toán. Kết quả kiểm toán cũng có thể cung cấp các thông tin, vấn đề, các phân tích mới.

19. Các cuộc kiểm toán tài chính luôn là dạng công việc kiểm tra xác nhận, vì chúng dựa vào các thông tin tài chính do đối tượng chịu trách nhiệm trình bày. Các cuộc kiểm toán hoạt động thông thường là dạng công việc kiểm tra đánh giá. Các cuộc kiểm toán tuân thủ có thể là kiểm tra xác nhận hoặc kiểm tra đánh giá, hoặc có thể đồng thời cả hai dạng công việc này.

Sự tin cậy và đảm bảo trong kiểm toán lĩnh vực công

Yêu cầu về sự tin cậy và đảm bảo

20. Đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán luôn mong muốn có thể tin tưởng vào các thông tin mà họ sẽ sử dụng. Vì vậy các cuộc kiểm toán phải cung cấp thông tin dựa trên bằng chứng đầy đủ và thích hợp đã thu thập được và kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục để giảm thiểu và quản lý rủi ro đưa ra các kết luận kiểm toán không phù hợp. Sự đảm bảo của các thông tin cung cấp phải được thể hiện rõ ràng, minh bạch. Tuy nhiên do các cuộc kiểm toán đều có hạn chế nhất định, do đó một cuộc kiểm toán có thể không bao giờ cung cấp được sự đảm bảo tuyệt đối.

Các hình thức thông tin về sự đảm bảo

21. Tùy thuộc vào từng cuộc kiểm toán và yêu cầu của đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán, sự đảm bảo có thể được trình bày theo hai cách sau:

(i)      Thông qua các ý kiến và kết luận kiểm toán để trình bày sự đảm bảo. Dạng trình bày này được áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán với công việc là kiểm tra xác nhận và được áp dụng trong một số trường hợp kiểm toán với công việc là kiểm tra đánh giá.

(ii)     Theo các hình thức khác: Đối với một số trường hợp công việc là kiểm tra đánh giá, kiểm toán viên nhà nước không đưa ra một thông tin rõ ràng về sự đảm bảo đối với nội dung kiểm toán. Trong các trường hợp này, kiểm toán viên nhà nước cung cấp cho đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán mức độ tin cậy cần thiết thông qua việc giải thích cách thức hình thành các phát hiện, tiêu chí và kết luận kiểm toán và giải thích rõ việc xem xét tổng thể các phát hiện và tiêu chí kiểm toán để đưa ra một kết luận hoặc kiến nghị kiểm toán.

Các mức độ đảm bảo

22. Sự đảm bảo có thể là hợp lý hoặc hạn chế.

(i)      Đảm bảo hợp lý: Sự đảm bảo hợp lý là cao nhưng không phải tuyệt đối. Kết luận kiểm toán được trình bày theo hướng khẳng định rõ ràng như sau: theo ý kiến của Kiểm toán nhà nước, xét trên các khía cạnh trọng yếu nội dung kiểm toán đã tuân thủ hoặc chưa tuân thủ, hoặc trong các trường hợp khác có thể trình bày rằng các thông tin về nội dung kiểm toán là đúng đắn, trung thực, hợp lý và phù hợp với các chuẩn mực áp dụng.

(ii)     Đảm bảo hạn chế: Trong trường hợp cung cấp sự đảm bảo hạn chế, kết luận kiểm toán đề cập như sau: trên cơ sở các thủ tục kiểm toán đã thực hiện, không có yếu tố nào để Kiểm toán nhà nước cho rằng nội dung kiểm toán không tuân thủ với các tiêu chí được áp dụng. Các thủ tục kiểm toán được thực hiện trong một cuộc kiểm toán có sự đảm bảo hạn chế thường có giới hạn hơn so với các thủ tục cần thực hiện để đạt được sự đảm bảo hợp lý. Tuy nhiên, theo xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên nhà nước, sự đảm bảo hạn chế có giá trị nhất định đối với đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán.

Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán lĩnh vực công

23. Các nguyên tắc được cụ thể hóa dưới đây là những nguyên tắc cơ bản để thực hiện một cuộc kiểm toán. Để dễ hiểu, các nguyên tắc cơ bản được trình bày như sau:

(i)      Yêu cầu đối với Kiểm toán nhà nước;

(ii)     Các nguyên tắc chung là các nguyên tắc mà kiểm toán viên nhà nước cần xem xét trước khi bắt đầu cuộc kiểm toán và tại một số thời điểm trong cuộc kiểm toán;

(iii)    Các nguyên tắc liên quan đến quá trình kiểm toán.

Các lĩnh vực được điều chỉnh bởi các nguyên tắc kiểm toán lĩnh vực công

Yêu cầu đối với Kiểm toán nhà nước

24. Kiểm toán nhà nước phải thiết lập và duy trì các qui định phù hợp về đạo đức và kiểm soát chất lượng kiểm toán

Kiểm toán nhà nước phải thiết lập hệ thống các qui định về đạo đức nghề nghiệp và kiểm soát chất lượng kiểm toán để đảm bảo hợp lý rằng Kiểm toán nhà nước và công chức, kiểm toán viên nhà nước tuân theo các chuẩn mực nghề nghiệp và các yêu cầu về mặt pháp lý và đạo đức hiện hành (Tham chiếu CMKTNN 30 - Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp và CMKTNN 40 - Kiểm soát chất lượng kiểm toán).

Các nguyên tắc chung

Đạo đức nghề nghiệp và tính độc lập

25. Kiểm toán viên nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp và đảm bảo tính độc lập

Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp cần được thể hiện thông qua hành vi ứng xử chuyên nghiệp của kiểm toán viên. Kiểm toán nhà nước xây dựng các quy tắc đạo đức và nhấn mạnh sự cần thiết mỗi kiểm toán viên nhà nước phải tuân thủ các quy tắc đó. Kiểm toán viên nhà nước phải giữ tính độc lập sao cho báo cáo kiểm toán có tính khách quan và được nhìn nhận là khách quan bởi đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán.

Kiểm toán viên nhà nước cần hiểu được các nội dung về tính độc lập trong Tuyên bố Mexico về tính độc lập của các cơ quan Kiểm toán Tối cao vào năm 2007. Các nguyên tắc chính về đạo đức nghề nghiệp gồm: Liêm chính, độc lập và khách quan, trình độ, năng lực và kỹ năng chuyên môn, thận trọng nghề nghiệp và bảo mật được nêu trong CMKTNN 30 - Bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp

Xét đoán chuyên môn, thận trọng và thái độ hoài nghi nghề nghiệp

26. Kiểm toán viên nhà nước phải có hành vi ứng xử chuyên nghiệp thông qua xét đoán chuyên môn, thận trọng và thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt cuộc kiểm toán

Hành vi ứng xử của kiểm toán viên nhà nước cần được thể hiện thông qua xét đoán chuyên môn và thái độ hoài nghi nghề nghiệp khi đưa ra các quyết định. Kiểm toán viên nhà nước cần thận trọng để đảm bảo hành vi của mình là thích hợp.

Xét đoán chuyên môn là sự vận dụng các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm phù hợp về tài chính, kế toán, kiểm toán, chuẩn mực và các qui định về đạo đức nghề nghiệp để đưa ra các quyết định về các hành động phù hợp trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc kiểm toán.

Thận trọng là việc kiểm toán viên nhà nước thực hiện các công việc một cách kỹ lưỡng, cẩn thận. Kiểm toán viên nhà nước cần tránh có bất cứ hành vi nào có thể gây mất tín nhiệm cho công việc của mình.

Thái độ hoài nghi nghề nghiệp là thái độ luôn nghi vấn, cảnh giác đối với tình huống cụ thể có thể là dấu hiệu của sai sót do nhầm lẫn hay do gian lận và đánh giá cẩn trọng đối với các bằng chứng kiểm toán. Đồng thời kiểm toán viên nhà nước cũng cần giữ thái độ cởi mở và sẵn sàng tiếp nhận với các quan điểm, kể cả các quan điểm trái ngược.

Kiểm soát chất lượng kiểm toán

27. Kiểm toán viên nhà nước phải tiến hành kiểm toán theo các chuẩn mực nghề nghiệp về kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

Chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán nhà nước phải tuân theo các chuẩn mực nghề nghiệp với mục đích đảm bảo chất lượng kiểm toán, hạn chế rủi ro kiểm toán và các cuộc kiểm toán đều được thực hiện nhất quán cao. Chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán bao gồm các vấn đề như sự chỉ đạo, đánh giá và giám sát của quá trình kiểm toán và nhu cầu cần tham vấn để đạt được các quyết định về các vấn đề phức tạp hoặc chưa thống nhất (Tham chiếu CMKTNN 40 – Kiểm soát chất lượng kiểm toán).

Các kỹ năng cần thiết và việc sử dụng kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của đối tượng khác

28. Kiểm toán viên nhà nước phải có kỹ năng cần thiết hoặc có khả năng tiếp cận với những kỹ năng cần thiết để hoàn thành cuộc kiểm toán

Các kỹ năng này bao gồm: sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tiễn về loại hình kiểm toán đang tiến hành, thông thạo các chuẩn mực và quy định hiện hành, hiểu biết về hoạt động của đơn vị và khả năng, kinh nghiệm xét đoán chuyên môn. Để giúp kiểm toán viên nhà nước có được những kỹ năng cần thiết, Kiểm toán nhà nước cần có các cẩm nang và các văn bản hướng dẫn liên quan đến thực hiện kiểm toán. Các cuộc kiểm toán cần bố trí nhân sự có chuyên môn phù hợp, tạo cơ hội cho họ phát triển và đào tạo. Kiểm toán viên nhà nước cần duy trì năng lực chuyên môn thông qua việc phát triển nghề nghiệp liên tục.

Khi cần thiết kiểm toán viên nhà nước có thể sử dụng kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các đối tượng khác. Trong trường hợp này, kiểm toán viên nhà nước cần cung cấp đầy đủ căn cứ về năng lực và tính độc lập của các đối tượng trên; chất lượng công việc mà họ thực hiện; và đảm bảo rằng việc thực hiện các công việc này phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Tuy nhiên, Kiểm toán nhà nước là đối tượng duy nhất chịu trách nhiệm về bất kỳ ý kiến kiểm toán hay báo cáo kiểm toán do Kiểm toán nhà nước phát hành; trách nhiệm đó không được giảm do sử dụng kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các đối tượng khác.

Trong trường hợp cuộc kiểm toán đòi hỏi các kỹ thuật, phương pháp, kỹ năng chuyên ngành mà Kiểm toán nhà nước không có, Kiểm toán nhà nước có thể sử dụng chuyên gia cung cấp kiến thức hoặc thực hiện một số công việc cụ thể.

Rủi ro kiểm toán

29. Kiểm toán viên nhà nước phải quản lý rủi ro đưa ra một báo cáo kiểm toán không phù hợp với từng cuộc kiểm toán cụ thể

Rủi ro kiểm toán là rủi ro do kiểm toán viên nhà nước đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp khi báo cáo và thông tin đã được kiểm toán còn chứa đựng sai sót trọng yếu. Kiểm toán viên nhà nước phải thực hiện các thủ tục kiểm toán để giảm thiểu và quản lý rủi ro đưa ra các kết luận kiểm toán không phù hợp. Tuy nhiên trên thực tế tất cả các cuộc kiểm toán đều có hạn chế nhất định, do đó một cuộc kiểm toán có thể không bao giờ có sự đảm bảo tuyệt đối đưa ra được toàn bộ tình hình về nội dung được kiểm toán. Khi cuộc kiểm toán đưa ra sự đảm bảo hợp lý, kiểm toán viên nhà nước phải giảm thiểu rủi ro kiểm toán xuống mức thấp có thể chấp nhận được. Trong trường hợp cuộc kiểm toán đưa ra sự đảm bảo hạn chế thì mức độ rủi ro chấp nhận được lớn hơn so với cuộc kiểm toán đưa ra sự đảm bảo hợp lý.

Trọng yếu kiểm toán

30. Kiểm toán viên nhà nước phải xem xét trọng yếu trong suốt quá trình kiểm toán

Trọng yếu có liên quan đến tất cả các cuộc kiểm toán. Một vấn đề có thể được đánh giá là trọng yếu nếu nó tác động đến các quyết định của đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán. Xác định trọng yếu là vấn đề về xét đoán chuyên môn và phụ thuộc vào sự phân tích của kiểm toán viên về các yêu cầu của đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán. Sự đánh giá này có thể liên quan đến một khoản mục riêng lẻ hoặc liên quan đồng thời đến một nhóm các khoản mục. Trọng yếu thường được xem xét dưới cả hai khía cạnh định lượng và định tính. Đặc điểm cố hữu của một khoản mục hay nhóm các khoản mục có thể đưa lại một vấn đề có tính trọng yếu ngay từ bản chất vốn có của nó. Một vấn đề cũng có thể coi là trọng yếu do đặc điểm tình huống mà nó phát sinh.

Việc xem xét trọng yếu ảnh hưởng đến các quyết định liên quan đến cách thức, thời gian và phạm vi thực hiện các thủ tục kiểm toán và đánh giá các kết quả kiểm toán. Các khía cạnh xem xét có thể bao gồm sự quan tâm của các bên liên quan, sự quan tâm của xã hội, các yêu cầu qui định và các hậu quả đối với xã hội.

Hồ sơ kiểm toán

31. Kiểm toán viên nhà nước phải lập hồ sơ kiểm toán ở mức độ đủ chi tiết để cung cấp thông tin rõ ràng về công việc đã thực hiện, bằng chứng đã thu thập và các kết luận kiểm toán đưa ra

Hồ sơ kiểm toán phải có kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán và các kế hoạch kiểm toán chi tiết của cuộc kiểm toán. Các thủ tục kiểm toán đã thực hiện phải được ghi chép và lưu trữ trong Hồ sơ kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán phải lưu trữ bằng chứng đã thu thập và là căn cứ của kết quả kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán phải ở mức độ đủ chi tiết để một kiểm toán viên có kinh nghiệm nhưng không có bất kỳ thông tin nào trước về cuộc kiểm toán có thể hiểu được cách thức, thời gian, phạm vi và kết quả của các thủ tục kiểm toán đã thực hiện, các bằng chứng kiểm toán đã thu thập làm cơ sở để đưa ra các kết luận và kiến nghị kiểm toán, nắm bắt được tất cả các vấn đề quan trọng và các kết luận kiểm toán.

Trao đổi thông tin

32. Kiểm toán viên nhà nước phải trao đổi thông tin cần thiết trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán

Các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán cần được thông báo cho đơn vị được kiểm toán. Đây là nguyên tắc cơ bản để duy trì và phát triển mối quan hệ phối hợp. Việc trao đổi thông tin bao gồm thu thập thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán và cung cấp kịp thời các kết quả quan sát được và các phát hiện trong quá trình làm việc cho những đối tượng chịu trách nhiệm quản lý và quản trị. Kiểm toán viên nhà nước cũng có trách nhiệm trao đổi các vấn đề có liên quan đến cuộc kiểm toán với các bên liên quan khác theo qui định của pháp luật.

Các nguyên tắc liên quan đến quá trình kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán

33. Kiểm toán viên nhà nước phải đảm bảo các yếu tố có liên quan đến cuộc kiểm toán đã được xác định rõ ràng

Các cuộc kiểm toán có thể được thực hiện theo yêu cầu của luật định, yêu cầu của cơ quan lập pháp, giám sát, hay do Kiểm toán nhà nước đề xuất hoặc được thực hiện trên cơ sở đề nghị của đơn vị được kiểm toán. Trong tất cả các trường hợp, kiểm toán viên nhà nước, các đối tượng chịu trách nhiệm quản lý và quản trị của đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan phải có sự hiểu biết về các vấn đề có liên quan đến cuộc kiểm toán, vai trò và trách nhiệm của các đối tượng này trong cuộc kiểm toán. Các thông tin quan trọng bao gồm: mục tiêu, nội dung, phạm vi của cuộc kiểm toán, tiếp cận dữ liệu thông tin, báo cáo của đơn vị được kiểm toán, thông tin liên hệ khi cần thiết, qui trình kiểm toán, vai trò và trách nhiệm của các đối tượng liên quan đến cuộc kiểm toán.

34. Kiểm toán viên nhà nước cần am hiểu về đơn vị, chương trình được kiểm toán

Điều này bao gồm sự hiểu biết về mục tiêu, hoạt động, môi trường pháp lý, hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống tài chính và chu trình hoạt động, đồng thời nghiên cứu các nguồn có khả năng cung cấp bằng chứng kiểm toán. Sự hiểu biết có thể đạt được thông qua việc trao đổi với những đối tượng chịu trách nhiệm quản lý, quản trị và các bên có liên quan khác. Để có được sự hiểu biết đầy đủ về đơn vị, chương trình được kiểm toán, kiểm toán viên nhà nước có thể tham vấn ý kiến của các chuyên gia, kiểm tra các nguồn tài liệu sẵn có.

35. Kiểm toán viên nhà nước thực hiện đánh giá rủi ro

Tính chất của những rủi ro đã xác định sẽ thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu kiểm toán. Kiểm toán viên nhà nước cần xem xét và đánh giá các loại rủi ro khác nhau như sự thiếu sót, sai lệch hay sai sót có thể xảy ra liên quan đến nội dung kiểm toán. Cần xem xét cả rủi ro một cách tổng thể và cụ thể. Để đánh giá rủi ro, kiểm toán viên nhà nước áp dụng các thủ tục cần thiết để tìm hiểu về đơn vị hoặc chương trình được kiểm toán, môi trường và các thủ tục kiểm soát nội bộ liên quan. Kiểm toán viên nhà nước cần đánh giá các biện pháp quản lý rủi ro của đơn vị được kiểm toán, như việc thực hiện các thủ tục kiểm soát nội bộ để quản lý rủi ro. Việc xác định các rủi ro và ảnh hưởng của chúng đối với cuộc kiểm toán cần được xem xét trong suốt quá trình kiểm toán.

36. Kiểm toán viên nhà nước phải xác định và đánh giá các rủi ro có gian lận liên quan đến các mục tiêu kiểm toán

Kiểm toán viên nhà nước thực hiện phỏng vấn và các thủ tục kiểm toán để xác định và ứng phó với các rủi ro có gian lận; duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp và cảnh giác với khả năng có gian lận trong suốt quá trình kiểm toán.

37. Kế hoạch kiểm toán phải được lập để đảm bảo cuộc kiểm toán được thực hiện một cách có hiệu lực và hiệu quả

Kế hoạch kiểm toán của một cuộc kiểm toán cụ thể bao gồm kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế hoạch kiểm toán chi tiết.

Kế hoạch kiểm toán tổng quát xác định phạm vi, mục tiêu và phương pháp kiểm toán. Mục tiêu kiểm toán là yếu tố mà cuộc kiểm toán dự định đạt được. Phạm vi kiểm toán liên quan đến nội dung kiểm toán và các tiêu chí mà kiểm toán viên nhà nước sử dụng để đánh giá và báo cáo về nội dung kiểm toán và nó có liên quan trực tiếp đến các mục tiêu kiểm toán. Phương pháp kiểm toán đề cập đến cách thức và phạm vi các thủ tục kiểm toán được thực hiện để thu thập bằng chứng kiểm toán. Cuộc kiểm toán phải được lập kế hoạch để giảm thiểu rủi ro kiểm toán xuống mức thấp chấp nhận được.

Kế hoạch kiểm toán chi tiết đề cập khung thời gian kiểm toán và xác định cách thức, thời gian cụ thể và phạm vi thực hiện các thủ tục kiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chi tiết phải bố trí các thành viên của Tổ kiểm toán một cách hợp lý và xác định các nguồn lực khác nếu cần thiết, ví dụ như các chuyên gia về một số lĩnh vực...

Trong suốt quá trình kiểm toán, khi có những thay đổi đáng kể về đặc điểm tình hình công việc thì phải điều chỉnh kế hoạch kiểm toán.

Thực hiện kiểm toán

38. Kiểm toán viên nhà nước thực hiện các thủ tục kiểm toán để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở để lập báo cáo kiểm toán

Các quyết định của kiểm toán viên về cách thức, thời gian và phạm vi thực hiện các thủ tục kiểm toán sẽ ảnh hưởng đến bằng chứng kiểm toán cần thu thập. Việc lựa chọn các thủ tục kiểm toán cụ thể sẽ phụ thuộc vào đánh giá rủi ro kiểm toán hay phân tích các vấn đề.

Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông tin này, kiểm toán viên đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán được sử dụng để xác định việc tuân thủ theo các tiêu chí kiểm toán của nội dung được kiểm toán.

Bằng chứng kiểm toán có nhiều hình thức như: hồ sơ chứng từ bằng giấy, hồ sơ chứng từ điện tử, trao đổi bằng văn bản và thư điện tử với các tổ chức, cá nhân bên ngoài, các ghi chép về những quan sát của kiểm toán viên, sự xác nhận của đơn vị được kiểm toán bằng văn bản hoặc bằng lời. Các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán bao gồm: kiểm tra, quan sát, xác nhận từ bên ngoài, tính toán lại, thực hiện lại, thủ tục phân tích, phỏng vấn. Bằng chứng kiểm toán phải đảm bảo tính đầy đủ và tính thích hợp:

(i)      Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán: Là tiêu chuẩn đánh giá về số lượng bằng chứng kiểm toán. Số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập chịu ảnh hưởng bởi đánh giá của kiểm toán viên nhà nước đối với rủi ro có sai sót trọng yếu và chất lượng của mỗi bằng chứng kiểm toán;

(ii)     Tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán: Là tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng của các bằng chứng kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán phải đảm bảo phù hợp và đáng tin cậy để hỗ trợ cho kiểm toán viên nhà nước đưa ra các kết luận làm cơ sở hình thành ý kiến kiểm toán.

Các phát hiện kiểm toán ban đầu cần được thông báo và trao đổi với đơn vị được kiểm toán để đảm bảo sự tin cậy và thuyết phục. Tuy nhiên, kiểm toán viên nhà nước phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về tính bảo mật.

39. Kiểm toán viên nhà nước đánh giá bằng chứng kiểm toán và đưa ra các kết luận kiểm toán

Sau khi hoàn thành các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên nhà nước xem xét lại hồ sơ kiểm toán nhằm xác định các nội dung kiểm toán đã được kiểm toán một cách đầy đủ và thích hợp. Trước khi đưa ra kết luận kiểm toán, trên cơ sở bằng chứng thu thập được, kiểm toán viên nhà nước phải xem xét lại đánh giá ban đầu về rủi ro và trọng yếu kiểm toán và xác định xem có cần thiết phải tiến hành các thủ tục kiểm toán bổ sung hay không.

Kiểm toán viên nhà nước đánh giá bằng chứng kiểm toán để hình thành các phát hiện kiểm toán. Việc đánh giá bằng chứng kiểm toán phải khách quan và công bằng. Khi đánh giá bằng chứng kiểm toán và xem xét mức độ trọng yếu của các phát hiện kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét cả hai yếu tố định tính và định lượng.

Trên cơ sở các phát hiện kiểm toán, kiểm toán viên nhà nước thực hiện các xét đoán chuyên môn để đưa ra kết luận về nội dung kiểm toán hoặc kết luận về các thông tin liên quan đến nội dung kiểm toán.

Lập báo cáo kiểm toán

40. Kiểm toán viên nhà nước lập báo cáo kiểm toán trên cơ sở các kết luận kiểm toán

Báo cáo kiểm toán nhằm cung cấp thông tin về kết quả kiểm toán cho cơ quan lập pháp, cơ quan giám sát, các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm điều hành và công chúng. Báo cáo kiểm toán cũng là cơ sở để kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán và việc thực hiện các biện pháp khắc phục hạn chế, sai sót.

Các báo cáo kiểm toán phải dễ hiểu, toàn diện, tránh có những thông tin không rõ ràng hoặc mang tính phỏng đoán. Báo cáo kiểm toán phải khách quan và hợp lý, chỉ bao gồm các thông tin đã được chứng minh bằng đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp và đảm bảo rằng các phát hiện kiểm toán là phù hợp.

Báo cáo kiểm toán cần giải thích về việc sử dụng các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được và lý do đưa ra các kết luận kiểm toán. Việc này sẽ giúp tạo ra mức độ tin cậy cần thiết đối với đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán.

Hình thức và nội dung báo cáo phụ thuộc vào đặc điểm của cuộc kiểm toán, các đối tượng sử dụng báo cáo, các chuẩn mực áp dụng và các yêu cầu pháp lý. Kiểm toán nhà nước quy định cụ thể về kết cấu hay các nội dung chính của báo cáo, nó có thể dưới dạng báo cáo đầy đủ hay báo cáo tóm tắt.

Báo cáo đầy đủ thông thường đề cập chi tiết phạm vi, phát hiện, kết luận kiểm toán, các hậu quả có thể xảy ra do hạn chế, sai sót và các kiến nghị làm cơ sở để tiến hành các biện pháp khắc phục sai sót.

Báo cáo tóm tắt thường súc tích, cô đọng và trọng tâm hơn.

Đối với dạng công việc kiểm tra xác nhận

Báo cáo kiểm toán có thể trình bày dưới dạng xác nhận mức độ phù hợp nội dung, thông tin, số liệu được kiểm toán, xét trên các khía cạnh trọng yếu, so với các tiêu chí kiểm toán.

Đối với dạng công việc kiểm tra đánh giá

Báo cáo kiểm toán cần đề cập các mục tiêu kiểm toán và mô tả cách thức thực hiện. Báo cáo kiểm toán có thể được trình bày dưới các hình thức như phát hiện, kết luận, kiến nghị hay ý kiến kiểm toán về kết quả đo lường, đánh giá các nội dung kiểm toán so với tiêu chí. Ngoài ra, cũng có thể đề cập các thông tin bổ sung về tiêu chí, phương pháp kiểm toán và nguồn dữ liệu sử dụng, mô tả các giới hạn về phạm vi kiểm toán trong báo cáo kiểm toán.

41. Ý kiến kiểm toán

Ý kiến kiểm toán được sử dụng để phản ánh mức độ đảm bảo và cần được trình bày theo mẫu chuẩn. Ý kiến kiểm toán có thể dưới dạng chấp nhận toàn phần hay không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. Ý kiến không phải là chấp nhận toàn phần có ba dạng ý kiến là ý kiến kiểm toán ngoại trừ, ý kiến kiểm toán trái ngược hoặc từ chối đưa ra ý kiến.

(i)      Ý kiến chấp nhận toàn phần: Là ý kiến được đưa ra khi kiểm toán viên nhà nước kết luận rằng báo cáo của đơn vị được kiểm toán, các thông tin, tình hình hay các hoạt động, xét trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với các tiêu chí đã được xác lập. Ý kiến chấp nhận toàn phần được sử dụng trong cả hai trường hợp đảm bảo hạn chế hay đảm bảo hợp lý.

(ii)     Ý kiến kiểm toán ngoại trừ: Là ý kiến được đưa ra khi:

·       Dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên nhà nước kết luận rằng các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại có ảnh hưởng trọng yếu nhưng chỉ có ảnh hưởng giới hạn đến một số yếu tố, khoản mục cụ thể.

·       Kiểm toán viên nhà nước không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm căn cứ đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng kiểm toán viên nhà nước kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể trọng yếu nhưng chỉ có ảnh hưởng giới hạn đến một số yếu tố, khoản mục cụ thể.

(iii)    Ý kiến trái ngược: Là ý kiến được đưa ra khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp thu thập được, kiểm toán viên nhà nước kết luận rằng các sai sót, xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại có ảnh hưởng trọng yếu và có ảnh hưởng quan trọng đến tổng thể nội dung được kiểm toán.

(iv)    Từ chối đưa ra ý kiến: Kiểm toán viên nhà nước phải từ chối đưa ra ý kiến khi không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán do sự không chắc chắn hoặc do giới hạn về phạm vi kiểm toán và kiểm toán viên nhà nước kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu và có ảnh hưởng quan trọng đến tổng thể nội dung được kiểm toán.

Khi ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, trong báo cáo kiểm toán cần trình bày rõ ràng các nguyên nhân, cơ sở dẫn đến việc đưa ra ý kiến không phải là chấp nhận toàn phần. Tùy theo loại hình kiểm toán, báo cáo kiểm toán cũng có thể đưa ra các kiến nghị để khắc phục sai sót và các tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán

42. Kiểm toán nhà nước phải theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán

Kiểm toán nhà nước theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán nhằm đánh giá việc thực hiện các kết luận và kiến nghị của đơn vị được kiểm toán, việc giải quyết các vấn đề đã nêu trong báo cáo kiểm toán của đơn vị được kiểm toán và các bên có liên quan. Kiểm toán nhà nước lập báo cáo kết quả tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Nếu kiến nghị kiểm toán chưa được thực hiện hoặc được thực hiện chưa đầy đủ, Kiểm toán nhà nước tiếp tục kiến nghị, yêu cầu các đơn vị thực hiện kiến nghị kiểm toán.

Kiểm toán nhà nước có thể điều chỉnh kiến nghị kiểm toán khi có đủ cơ sở cho rằng kiến nghị kiểm toán trước đây là chưa phù hợp hoặc có phát sinh thêm các tình tiết mới ảnh hưởng đến kiến nghị kiểm toán.

 

THE STATE AUDIT OFFICE OF VIETNAM
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 02/2014/QĐ-KTNN

Hanoi, July 14, 2014

 

DECISION

PROMULGATING THE STATE AUDITING STANDARD NO. 100 – FUNDAMENTAL AUDITING PRINCIPLES OF THE STATE AUDIT OFFICE

THE STATE AUDITOR GENERAL

Pursuant to the Law on the State Audit;

Pursuant to the Resolution of the Standing Committee of the National Assembly No. 916/2005/NQ-UBTVQH11 dated September 15, 2005 on the organization structure of the State Audit;

Pursuant to the Resolution of the Standing Committee of the National Assembly No. 917/2005/NQ-UBTVQH11 dated September 15, 2005 on providing Regulations on the procedure for formulation and introduction of the State Auditing Standards;

At the request of the Director of Audit Policy and Audit Quality Control Department and the Director of the Legal Affair Department,

HEREBY DECIDES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. This Decision shall come into force after 45 days from the signing date.

Article 3. Heads of affiliates of the State Audit Office, organizations and individuals concerned, shall be responsible for implementing this Decision./.

 

 

 

THE STATE AUDITOR GENERAL




Nguyen Huu Van

 

THE STATE AUDITING STANDARD NO. 100 – FUNDAMENTAL AUDITING PRINCIPLES OF THE STATE AUDIT OFFICE

(Issued together with the Decision No. 02/2014/QĐ-KTNN of the State Auditor General dated July 14, 2014)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Establishment basis

1. These standards are established and developed on the basis of the Law on State Audit and INTOSAI ISSAI 100 – Fundamental principles of public sector auditing.  These fundamental auditing principles are developed into professional practice guidelines (State Auditing Standard at Level 4) and applied in the auditing process.

Objectives, scope of application and regulations on implementation

2. These auditing standards provide fundamental principles which are applicable to all public-sector audit engagements, irrespective of their form.  State Auditing Standards - Fundamental principles of financial, performance and compliance auditing (SAS 200, 300 and 400) build on and further develop the principles to be applied in the context of financial, performance and compliance auditing respectively.    Principles set out in SAS 200, 300 and 400 should be applied in conjunction with principles set out in these standards.

Principles applied to use of terms in these standards

3. Terms used herein are defined the same as those used in auditing standards adopted by the State Audit Office.

CONTENTS OF STANDARDS

4. These standards include the following contents, such as general regulations on public sector auditing; elements of public sector auditing; fundamental principles of public sector auditing.

General regulations on public sector auditing

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The State Audit Office must exercise its public sector audit function within the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, laws and its mandates, and ensure independence and objectivity in performing its duties.

The State Audit Office shall be mandated to determine its responsibilities and powers in the public-sector auditing and set out specific provisions on auditing duties and others that the State Audit Office must perform.

6. The State Audit Office must make decisions so as to respond to requirements in its mandate as well as other legislative requirements. Such decisions may include which auditing standards are applicable, which engagements will be conducted and how they will be prioritized.

Public sector auditing and its objectives

7. The public sector audit environment is that in which governments and other public-sector entities exercise responsibility for the management and use of public funds and assets. These entities shall be accountable for the management and use of financial resources and public assets both to those that provide such resources and the general public. Public sector auditing shall help to reinforce the expectation that public-sector entities and public servants will perform their functions of management, use of financial funds and assets in an efficient, effective and ethical manner and in accordance with the applicable laws and regulations.  

8. In general, public-sector auditing can be described as a systematic process of objectively obtaining and evaluating evidence to determine whether information or actual conditions conform to established criteria.  Public-sector auditing is essential in that it provides legislative and oversight bodies, those charged with governance and the general public with information and independent and objective assessments concerning the stewardship and performance of government policies, programmes or operations of entities charged with managing and using public funds and assets.

9. Public sector auditing shall play an important role in enhancing public sector administration by emphasizing the principles of transparency, accountability, governance and performance.

10. Public sector auditing shall start from determination of auditing objectives which may differ depending on the type of audit being conducted.  All public-sector auditing is aimed at enhancing the good governance of public funds and assets by:

(i) Providing the intended users with independent, objective and reliable information, conclusions and opinions based on sufficient and appropriate evidence relating to public entities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(iii) Reinforcing the effectiveness of oversight bodies and entities responsible for the management of publicly-funded activities;

(iv) Creating incentives for change by providing the auditing result and recommendations.

11. Public-sector audits can be categorized into three main types such as financial, performance and compliance audit. The objectives of each audit shall determine which state auditing standards apply.

Types of public-sector audit

12. The three main types of public-sector audit are defined as follows:

(i) Financial audit is the audit employed to inspect, assess and verify the accuracy and authentication of financial statements or information provided by the audited entity. The financial audit focuses on determining whether an entity’s financial information is presented in accordance with the applicable financial reporting and regulatory framework as well as other applicable and relevant laws and regulations.  This is accomplished by obtaining sufficient and appropriate audit evidence to enable the auditor to express an opinion as to whether the financial information is free from material misstatement due to fraud or error.

(ii) Performance audit is the audit employed to inspect and assess the economy, efficiency and effectiveness in management and use of financial funds and assets.  The performance audit focuses on determining whether programs, activities, entities or public funds and institutions are performing in accordance with the principles of economy, efficiency and effectiveness and whether there is room for improvement.   The auditor shall examine the performance of activities, programs against suitable established criteria; analyze the causes of deviations from those criteria as well as other problems with the aim of making judgments about the economy, efficiency and effectiveness as well as providing recommendations for improvement.

(iii) Compliance audit is the audit employed to inspect, assess the compliance with authorities identified as the auditing criteria which the audited entity must apply.  The compliance audit is performed by assessing whether particular subject matters such as financial activities, transactions and information of the audited entity are, in all material aspects, in compliance with the authorities which govern the audited entity. These authorities may include rules, laws, regulations, budgetary resolutions, policies and principles governing management of public funds, assets and the conduct of public officials.

13. The State Audit Office can perform a single audit or a mixture of audits as mentioned above.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

14. Basic elements of public-sector auditing shall include the auditor, the responsible party, intended users (the three parties to the audit); the subject matter and the subject matter information and audit criteria; different types of audit engagements.

Three parties

15. Public sector audits involve at least three separate parties: the auditor, the responsible party and intended users.  The relationship between the parties is prescribed in the Law on State Audit and other relevant legislative documents.

(i) The auditor: The responsibilities of the State Audit Office and the auditor are stipulated in the Law on State Audit and documents providing instructions on implementation of the Law on State Audit and regulations of the State Audit Office. During the auditing process, the auditor shall be directly managed and supervised by the Head of Audit Unit or Group.

(ii) The responsible party: audited entities; agencies, organizations and individuals responsible for issues relating to the audited entity, for managing the audited entity or implementing related recommendations. The relationship between the parties is prescribed in the Law on State Budget and other relevant legislative documents.

(iii) The intended users of audit reports: agencies, organizations or individuals using the audit report under the provisions of the Law on State Audit. The intended users may be legislative, oversight, governance and administration bodies or the general public.

Subject matter, subject matter information and criteria

16. The subject matter refers to the information, condition or activity that measured or evaluated against certain criteria. It can take many forms and have different characteristics depending on the audit objective. An appropriate subject matter must be definite and can be evaluated or measured by the established criteria and gather sufficient and appropriate audit evidence to support the audit opinion or conclusion.

Three audit types shall have the subject matter and the subject matter information as defined below:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(ii) Performance audit: The subject matter of a performance audit is defined by the audit objectives and audit questions.  The subject matter may be specific programmes, activities, entities or public funds (with their outputs, outcomes and impacts), existing situations (including causes and consequences). The  information concerning the subject matter of performance audit can be financial or non-financial information. The auditor shall measure or evaluate the subject matter to assess the extent to which the established criteria have or have not been met.

(iii) Compliance audit: The subject matter of a compliance audit is defined by the scope of the audit. It may be financial activities, operations, transactions or information.

17. The audit criteria are standards for measurement and evaluation of the subject matter of an audit. Each audit should have criteria suitable to the circumstances of that audit. In determining the suitability of audit criteria, the auditor considers whether such criteria have their relevance to the subject matter of such audit, and the intended users of audit reports can understand such criteria. The auditor should consider other elements such as completeness, reliability, objectivity, general acceptance and comparability. The audit criteria used may depend on a range of factors, including the objectives and types of audit.  Audit criteria may be specific or more general, and may be drawn from various sources, including laws, regulations, standards, sound principles and best practices. They should be made available to the intended users to enable them to understand how the subject matter has been evaluated or measured.

Types of audit engagement

18. There are two types of public sector audit engagements: attestation engagement and direct reporting engagement.

(i) In attestation engagements, the audited entity shall measure the subject matter against audit criteria and present the subject matter information and outcome of such audit.  The auditor gathers sufficient and appropriate audit evidence to provide a reasonable basis for expressing a conclusion. The audit outcome presented in the audit report shall take the form of attestation to the suitability of the audit subject matter, information and data for audit criteria.

(ii) In direct reporting engagements, the auditor shall measure or evaluate the subject matter against the audit criteria. The auditor selects the subject matter and criteria on the basis of taking into consideration risk and materiality. The outcome of measuring or evaluating the subject matter against the criteria is presented in the audit report in the form of findings, conclusions, recommendations or opinions. Furthermore, such audit outcome also provides information, problems or new analyses.

19. Financial audits are always attestation engagements, as they are based on financial information presented by the responsible party. Performance audits are normally direct reporting engagements. Compliance audits may be attestation or direct reporting engagements, or both at once.

Confidence and assurance in public-sector auditing

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

20. The intended users always wish to be confident about information that they are going to use.  Audits therefore provide information based on sufficient and appropriate evidence, and auditors should perform procedures to reduce or manage the risk of reaching inappropriate conclusions. The level of assurance that can be provided to the intended user should be communicated in a transparent way. Due to inherent limitations, however, audits can never provide absolute assurance.

Forms of providing assurance

21. Depending on the audit and the users’ needs, assurance can be communicated in two ways:

(i) Through opinions and conclusions which explicitly convey the level of assurance. This applies to all attestation engagements and certain direct reporting engagements.

(ii) In other forms: In some direct reporting engagements, the auditor does not give an explicit statement of assurance on the subject matter. In such cases, the auditor provides the users with the necessary degree of confidence by explicitly explaining how findings, criteria and conclusions were developed, and why the combinations of findings and criteria result in a certain overall conclusion or recommendation.

Levels of assurance

22. Assurance can be either reasonable or limited.

(i) Reasonable assurance: Reasonable assurance is high but not absolute.  The audit conclusion is expressed by explicitly conveying that, in the auditor's opinion, the subject matter is or is not compliant in all material respects, or, where relevant, that the subject matter information provides a true and fair view and in accordance with the applicable criteria.

(ii) Limited assurance: When providing limited assurance, the audit conclusion states that, based on the audit procedures performed, nothing has come to the auditor’s attention to cause the auditor to believe that the subject matter is not in compliance with the applicable criteria. The procedures performed in a limited assurance audit are usually limited compared with what is necessary to obtain reasonable assurance. But the level of assurance is expected, in the auditor's professional judgement, to be meaningful to some extent to the intended users.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

23. The principles detailed below are fundamental to the conduct of an audit.  To make it more understandable, fundamental principles shall be presented in the chart of groups as follows:

(i) Requirements that the auditor must meet;

(ii) General principles are those that the auditor must take into consideration before commencement of an audit and in some time of such audit;

(iii) Principles related to the audit process.

Areas covered by the principles for public-sector auditing


 

 

Requirements that the State Audit Office must meet

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The State Audit Office must establish a set of regulations on ethics and quality control with reasonable assurance that the State Audit Office and its public officials and the auditor are complying with professional standards and the applicable ethical, legal and regulatory requirements (with reference to SAS 30 – Code of ethics and SAS 40 – Audit quality control). 

General principles

Ethics and independence

25. Auditors should comply with the relevant ethical requirements and be independent

Ethical principles should be embodied in an auditor’s professional behavior.  The State Audit Office should establish the ethical principles and emphasize the need for compliance by each auditor. Auditors should remain independent so that their audit reports will be impartial and be seen as such by the intended users.

Auditors should get an insight into the guidance on independence in the Mexico Declaration on SAI Independence coming into force in 2007. The key ethical principles, such as integrity, independence, objectivity, qualification, professional competence and due care and confidentiality, are defined in SAS 30 – Code of Ethics.

Professional judgement, due care and scepticism

26. Auditors should maintain appropriate professional behavior by applying professional scepticism, professional judgment and due care throughout the audit

The auditor’s attitude should be characterized by professional scepticism and professional judgement, which are to be applied when making decisions. Auditors should exercise due care to ensure that their professional behavior is appropriate.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Due care means that the auditor should plan and conduct audits in a diligent manner. Auditors should avoid any conduct that might discredit their work.

Professional scepticism means maintaining an alert against and questioning attitude towards specific situations which may be signs of misstatements due to mistakes or fraud as well as a discreet evaluation of audit evidence.    It also entails remaining open-minded and receptive to all views and even arguments.

Quality control

27. Auditors should conduct the audit in accordance with professional standards on quality control introduced by the State Audit Office.

A State Audit Office’s quality control policies and procedures should comply with professional standards with the aim of controlling audit risks, ensuring the audit quality and the high level of consistency in conducting audits. Quality control policies and procedures should cover matters such as the direction, review and supervision of the audit process and the need for consultation in order to reach decisions on difficult and contentious matters (with reference to SAS 40 – Audit quality control).

Other essential skills and use of the other entity’s work of inspection, examination and audit

28. Auditors should possess or have access to the skills necessary for to successfully complete the audit.

These skills include an understanding and practical experience of the type of audit being conducted, familiarity with the applicable standards and legislation, an understanding of the entity's operations and the ability and experience to exercise professional judgement. In order to help auditors obtain necessary skills, the State Audit Office prepares manuals and other written guidance and instructions concerning the conduct of audits. The State Audit Office should assign appropriate staff with suitable professional skills to conduct audits in order to offer opportunities for the staff development and training. Auditors should maintain their professional competence through ongoing professional development.

Where relevant or necessary, the auditor may use the work of inspection, examination and audit conducted by other auditors or experts. In such case, the auditor should provide sufficient and appropriate evidence for the competence and independence of these auditors or experts; the quality of the work performed; ensure the work has been performed in compliance with the auditing standards of the State Audit Office.   However, the State Audit Office has sole responsibility for any audit opinion or report released by the State Audit Office; that responsibility shall not be reduced by its use of such work.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Audit risk

29. Auditors should manage the risks of providing a report that is inappropriate in the circumstances of the audit

The audit risk is the risk that the auditor may express inappropriate opinions in the audit report and the audited information contains material misstatement.    The auditor must perform procedures to reduce or manage the risk of reaching inappropriate conclusions. However, there is a fact that all audits are faced with certain inherent limitations which mean that an audit can never provide absolute certainty of the whole condition of the subject matter.    When the objective is to provide reasonable assurance, the auditor should reduce audit risk to an acceptably low level. The audit may also aim to provide limited assurance, in which case the acceptable risk is greater than in a reasonable assurance audit.

Materiality

30. Auditors should consider materiality throughout the audit process

Materiality is relevant in all audits. A matter can be judged material if it influences the decisions of the intended users. Determining materiality is a matter of professional judgement and depends on the auditor’s interpretation of the users’ needs. This judgement may relate to an individual item or to a group of items taken together. Materiality is often considered in both quantitative and qualitative aspects. The inherent characteristics of an item or group of items may render a matter material by its very nature. A matter may also be material because of the context in which it occurs.

Materiality considerations affect decisions concerning the nature, timing and extent of audit procedures and the evaluation of audit results. Considerations may include the interested party’s concerns, public interest, regulatory requirements and consequences for society.

Documentation

31. Auditors should prepare audit documentation that is sufficiently detailed to provide a clear understanding of the work performed, evidence obtained and conclusions reached.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Communication

32. Auditors should establish effective communication throughout the audit process.

It is essential that the audited entity be kept informed of all matters relating to the audit. This is the key to developing a constructive working relationship. Communication should include obtaining information relevant to the audit and providing management and those charged with governance with timely observations and findings throughout the audit engagement. The auditor shall also take responsibility to communicate audit-related matters to other interested parties in accordance with legal regulations.

Principles related to the audit process

Planning an audit

33. Auditors should ensure that the terms of the audit have been clearly established

Audits may be required by statute, requested by a legislative or oversight body, initiated by the State Audit Office or carried out by simple agreement with the audited entity. In all cases, the auditor, those charged with management or administration in the audited entity and others as applicable should reach a common formal understanding of the terms of the audit and their respective roles and responsibilities in the audit engagement. Important information may include the subject, scope and objectives of the audit, access to data, the audited entity’s report, contact persons, the audit process and the roles and responsibilities of the different parties to the audit engagement.

34. Auditors should obtain an understanding of the nature of the entity, program to be audited

This includes understanding the relevant objectives, operations, regulatory environment, internal controls, financial and other systems and business processes, and researching the potential sources of audit evidence. Knowledge can be obtained from regular interaction with management, those charged with governance and other relevant parties. In order to obtain an understanding of the nature of the entity, program to be audited, the auditor can consult experts and examine available documents.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The nature of the risks identified will vary according to the audit objective. The auditor should consider and assess the risk of different types of deficiencies, deviations or misstatements that may occur in relation to the subject matter. Both general and specific risks should be considered.  This can be achieved through procedures that serve to obtain an understanding of the audited entity or program and its environment, including the relevant internal controls.  The auditor should assess the method of risk management applied by the audited entity, including its implementation of internal controls. The identification of risks and their impact on the audit should be considered throughout the audit process.

36. Auditors should identify and assess the risks of fraud in relation to the audit objectives

Auditors should make enquiries and perform procedures to identify and respond to the risks of fraud; maintain an attitude of professional scepticism and be alert to the possibility of fraud throughout the audit process.

37. The audit plan should be prepared to ensure that the audit is conducted in an effective and efficient manner

A specific audit shall be planned in strategic and operational aspects.

Planning in the strategic aspect should define the audit scope, objectives and approach. The audit objectives refer to what the audit is intended to accomplish. The scope relates to the subject matter and the criteria which the auditors will use to assess and report on the subject matter, and is directly related to the objectives. The approach will describe the nature and extent of the procedures for gathering audit evidence.  The audit should be planned to reduce audit risk to an acceptably low level.

Planning in the operational aspect should describe a timetable for the audit and define the nature, timing and extent of the audit procedures. During planning in the operational aspect, the audit team should assign the members of their team in an appropriate manner and identify other resources if required, such as experts in several disciplines, etc.

During the audit process, if there is any substantive change to the characteristics of the work, the audit plan must be adjusted.

Conducting an audit

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The auditor’s decisions on the nature, timing and extent of audit procedures will impact on the evidence to be obtained.  The choice of specific procedures will depend on the risk assessment or problem analysis.

Audit evidence is any document or information obtained by the auditor in relation to the audit engagement and, based on such document or information, the auditor can reach conclusions from which audit opinions are formed. Audit evidence should be used to determine whether the subject matter is complying with the audit criteria. 

Evidence may take many forms, such as electronic and paper records, written and electronic communication with outsiders, observations by the auditor, and oral or written testimony by the audited entity.  Methods of obtaining audit evidence can include inspection, observation, confirmation from outsiders, recalculation, re-performance, analytical procedures and/or enquiries.  Evidence should be both sufficient and appropriate:

(i) The sufficiency of audit evidence is the standard for assessing the quantity of audit evidence items. The quantity of audit evidence items to be obtained shall be subjected to the auditor's assessment in terms of the risk of containing material misstatement and quality of each audit evidence item;

(ii) The appropriacy of audit evidence is the standard for assessing the quality of audit evidence items. Audit evidence must be appropriate and reliable to support the auditor’s conclusions based on which audit opinions are formed.

Preliminary findings should be communicated to and discussed with the audited entity to ensure the reliability and persuasiveness.  The auditor must respect all requirements regarding confidentiality.

39. Auditors should evaluate the audit evidence and draw conclusions

After completing the audit procedures, the auditor will review the audit documentation in order to determine whether the subject matter has been sufficiently and appropriately audited.  Before drawing conclusions, the auditor reconsiders the initial assessment of risk and materiality in the light of the evidence collected and determines whether additional audit procedures need to be performed.

The auditor should evaluate the audit evidence with a view to obtaining audit findings. This evaluation must be objective and impartial. When evaluating the audit evidence and assessing materiality of findings, the auditor should take both quantitative and qualitative factors into consideration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Preparing the audit report

40. Auditors should prepare a report based on the conclusions reached

The audit report should be prepared to communicate the results of the audit to legislative and oversight bodies, others responsible for governance and the general public. It also serves as the basis for examining implementation of audit recommendations and measures to control limitations or misstatements.

Audit reports should be easy to understand, comprehensive and free from vagueness or ambiguity. They should be objective and fair, only including information which is supported by sufficient and appropriate audit evidence and ensuring that findings are relevant.

Reports should explain use of audit evidence obtained and reasons for drawing conclusions. This will help to provide the intended users with a degree of confidence in the audit.

The form and content of a report will depend on the nature of the audit, the intended users, the applicable standards and legal requirements. The State Audit Office should specify the layout or wording of reports, which can appear in short form or long form.

Long-form reports generally describe in detail the audit scope, audit findings and conclusions, including potential consequences resulted from limitations or misstatements, and constructive recommendations to enable remedial actions.

Short-form reports are more condensed, concise and straightforward.

Attestation engagements

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Direct reporting engagements

The audit report needs to state the audit objectives and describe how they were addressed in the audit.  It includes findings, conclusions, recommendations or opinions on the result of measurement or evaluation of the subject matter against established criteria.  Additional information about criteria, methodology and sources of data may also be given, and any limitations to the audit scope should be described.

41. Audit opinion

An audit opinion is used to convey the level of assurance, and needs to be expressed in a standardized format. The opinion may be unmodified or modified.  A modified opinion may be qualified, adverse or disclaimed.

(i) An unmodified opinion means the opinion expressed when the auditor comes to a conclusion that the report, information, conditions or operations of the audited entity, in all materiality aspect, complies with established criteria.  An unmodified opinion is used when either limited or reasonable assurance has been obtained.

(ii) A qualified opinion means the opinion expressed when:

l Based on sufficient and appropriate evidence obtained, the auditor reaches a conclusion that misstatements, whether individually or in the aggregate, may cause material impacts but only limited impacts on several specific elements or items.

l The auditor is unable to obtain sufficient and appropriate evidence as the basis for drawing audit opinions, but the auditor reaches a conclusion that misstatements which have not been discovered (if any) may have material impacts but only limited impacts on several specific elements or items. 

(iii) An adverse opinion means the opinion expressed when, in the light of sufficient and appropriate evidence obtained, the auditor reaches a conclusion that misstatements, whether individually or in the aggregate, may have material impacts and significant impacts on the entire subject matter.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Where the opinion is modified, the reasons why the auditor expresses such opinion must be clearly stated in the audit report.  Depending on the type of audit, recommendations for corrective action and any contributing internal control deficiencies may also be included in the audit report.

Following up the implementation of conclusions or recommendations

42. The State Audit Office must monitor and examine the implementation of audit conclusions or recommendations

The State Audit Office should monitor and examine the implementation of conclusions, recommendations in order to assess such implementation of the audited entity, handling of problems mentioned in the audit report of the audited entity and relevant parties. The State Audit Office should prepare the report on the outcome of implementation of audit conclusions and recommendations. If these recommendations have not or have sufficiently been implemented, the State Audit Office should continue to give recommendations and request the audited entity to implement their recommendations.

The State Audit Office is able to make adjustment to recommendations when they have established that previous recommendations are not suitable or there is any change to recommendations.

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 02/2014/QĐ-KTNN ngày 14/07/2014 về Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 100 - Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.493

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.214.244
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!