Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 49/1999/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 08/07/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 49/1999/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 1999

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 49/1999/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 7 NĂM 1999 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh Kế toán và Thống kê ngày 20 tháng 5 năm 1988;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Đối tượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là những hành vi của cá nhân hoặc tổ chức đã cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về kế toán nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật, phải bị xử phạt hành chính.

2. Các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán trong Nghị định này áp dụng đối với:

a) Cá nhân và tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định tại Chương II của Nghị định này;

b) Cá nhân và tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán quy định tại chương II Nghị định này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

Điều 2. Nguyên tắc và thời hiệu xử phạt

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được thực hiện theo khoản 1, 3, 4, 5 và 6 của Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán là 2 năm kể từ ngày vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được thực hiện.

Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án của cấp có thẩm quyền, thì bị xử phạt hành chính đối với hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 3 tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ.

Trường hợp cá nhân, tổ chức tiếp tục vi phạm hành chính hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu xử phạt quy định tại khoản này.

Điều 3. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

1. Mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán cá nhân, tổ chức phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Ngoài hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác quy định tại khoản 2, 3 Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 4. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

1. Tình tiết giảm nhẹ:

a) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính đã chủ động ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc đã tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

b) Vi phạm trong hoàn cảnh bị ép buộc.

2. Tình tiết tăng nặng:

a) Vi phạm có tổ chức;

b) Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

c) Xúi giục, lôi kéo, ép buộc người phụ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần để vi phạm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm;

đ) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai hoặc khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;

e) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính.

Chương 2:

CÁC HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC XỬ PHẠT

Điều 5. Vi phạm về thẩm quyền ban hành và áp dụng chế độ kế toán

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện không đúng các quy định của Nhà nước về thẩm quyền ban hành chế độ chứng từ kế toán, sổ kế toán, tài khoản kế toán, về báo cáo tài chính.

b) Yêu cầu, quy định, hướng dẫn cấp dưới phải thực hiện các chứng từ kế toán, sổ kế toán, biểu mẫu báo cáo tài chính sai quy định của pháp luật về kế toán.

c) Không đăng ký chế độ kế toán áp dụng trong thời hạn quy định hiện hành.

d) Sửa đổi chứng từ kế toán, sửa đổi sổ kế toán, sửa đổi báo cáo tài chính hoặc thay đổi phương pháp hạch toán khi chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng băn bản theo quy định.

2. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này.

Điều 6. Vi phạm nguyên tắc sử dụng chứng từ kế toán và tài khoản kế toán

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ghi chép hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh trong chứng từ kế toán không tuân thủ nguyên tắc ghi chép chứng từ, kể cả chế độ chứng từ điện tử.

b) Sử dụng các hoá đơn, chứng từ kế toán không đúng quy định của Bộ Tài chính hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

c) Bán hoá đơn tài chính khống chỉ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.

d) Mua hóa đơn tài chính không đúng quy định.

đ) Làm mất hóa đơn tài chính hoặc mất chứng từ kế toán không khai báo.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 15.000.000 đồng, đối với hành vi cho đối tượng khác sử dụng tài khoản đơn vị để nhận tiền và chuyển tiền cho các hoạt động tiền tệ vi phạm kỷ luật tài chính và sử dụng vốn.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này.

Điều 7. Giả mạo chứng từ kế toán, sổ kế toán, khai man và báo cáo số liệu kế toán sai sự thật

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây :

a) Giả mạo chứng từ kế toán, sổ kế toán.

b) Khai man số liệu, báo cáo sai sự thật.

c) Ép buộc người khác giả mạo chứng từ, sổ sách, khai man số liệu và báo cáo số liệu kế toán sai sự thật.

2. Hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này.

Điều 8. Vi phạm nguyên tắc kế toán về tính kịp thời và đầy đủ

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 2.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ghi chép chứng từ kế toán không kịp thời theo quy định của chế độ kế toán;

b) Ghi chép sổ kế toán không kịp thời theo quy định của chế độ kế toán;

c) Lập hoặc nộp báo cáo tài chính không kịp thời theo quy định của chế độ kế toán.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 4.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ghi chép chứng từ kế toán không đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán;

b) Ghi chép sổ kế toán không đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán;

c) Lập báo cáo tài chính không đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán.

Điều 9. Vi phạm quy định về mở sổ, ghi sổ, khoá sổ kế toán và kiểm kê

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Mở sổ hoặc khoá sổ kế toán không đúng quy định về phương pháp hoặc không đúng niên độ kế toán;

b) Ghi sổ kế toán không rõ ràng;

c) Sửa chữa, tẩy xoá sổ kế toán không đúng quy định;

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 15.000.000 đồng, đối với hành vi ghi chép hoặc tính toán số liệu trong sổ kế toán không đúng nội dung và phương pháp quy định của chế độ kế toán.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bán hàng không lập hoá đơn tài chính, không vào sổ bán hàng;

b) Bỏ một phần doanh thu hoặc tăng doanh thu khống trong niên độ báo cáo.

4. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 4.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 7.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của nhà nước về kiểm kê tài sản;

b) Không xử lý hoặc xử lý sai kết quả kiểm kê tài sản trước khi lập báo cáo tài chính của năm hoạt động.

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 20.000.000 đồng, đối với hành vi để ngoài sổ sách kế toán các loại tài sản và tiền vốn.

Điều 10. Vi phạm chế độ báo cáo và cung cấp tài liệu kế toán

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

1. Lập báo cáo tài chính không đúng theo biểu mẫu quy định của các cơ quan có thẩm quyền.

2. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về cung cấp tài liệu kế toán liên quan đến thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết với nước ngoài và các quan hệ kinh tế khác cho các cơ quan chức năng được phép yêu cầu cung cấp theo quy định của pháp luật.

3. Không báo cáo, báo cáo sai hoặc báo cáo không đầy đủ các nội dung đã quy định theo yêu cầu của Nhà nước, hoặc cơ quan có thẩm quyền về tình hình vay và sử dụng vốn vay nợ nước ngoài không qua Nhà nước và hệ thống tài chính, ngân hàng trong nước theo quy định của pháp luật.

4. Không nộp báo cáo tài chính định kỳ theo quy định của cơ quan tài chính, ngân hàng về hoạt động kinh tế của đơn vị ở nước ngoài.

5. Báo cáo tài chính không được kiểm toán theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Vi phạm chế độ kiểm tra kế toán

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Gây cản trở việc kiểm tra hoặc không thực hiện kiến nghị của tổ chức kiểm tra về kế toán mà không có lý do chính đáng.

b) Trì hoãn, lẩn tránh hoặc cố ý không cung cấp các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính theo yêu cầu của tổ chức kiểm tra.

c) Sửa chữa, thay đổi chứng từ kế toán, sổ kế toán trong khi tiến hành thanh tra, kiểm tra về tài chính, kế toán.

d) Không thực hiện lệnh niêm phong hồ sơ, tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, két quỹ, tài sản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

đ) Tự ý tháo bỏ, di chuyển hoặc có hành vi khác làm thay đổi tình trạng niêm phong kho, két quỹ, vàng, bạc, đá qúy, chứng từ, sổ kế toán, hồ sơ vay trả, thế chấp, bảo lãnh hoặc các tang vật đang bị niêm phong, tạm giữ mà chưa gây hậu quả.

2. Áp dụng biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, đ khoản 1 Điều này.

Điều 12. Vi phạm chế độ bảo quản, lưu trữ chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính.

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 2.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán không đúng quy định;

b) Sử dụng hồ sơ tài liệu kế toán đang lưu trữ không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 4.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 7.000.000 đồng, đối với hành vi để hư hỏng, mất chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính đang trong niên hạn bảo quản, lưu trữ do thiếu tinh thần trách nhiệm.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính khi chưa hết thời hạn quy định về lưu trữ;

b) Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính không đúng thủ tục quy định;

c) Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính không đúng hoặc vượt quá quyền hạn.

Điều 13. Vi phạm về nguyên tắc tổ chức kế toán

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bố trí cán bộ kế toán kiêm nhiệm thủ kho, thủ quỹ, tiếp liệu;

b) Bố trí người làm công việc kế toán, thủ kho, thủ quỹ mà pháp luật về kế toán không cho phép;

c) Không bố trí người hoặc không tổ chức bộ phận làm công tác kế toán theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng, nếu có tình tiết tăng nặng thì phạt đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bổ nhiệm kế toán trưởng là những người có tiền án, tiền sự mà pháp luật quy định đang trong thời hạn cấm đảm nhiệm chức vụ này hoặc đã bị kỷ luật do vi phạm nghề nghiệp kế toán tài chính;

b) Bổ nhiệm người không đủ điều kiện về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác thực tế theo tiêu chuẩn quy định làm kế toán trưởng.

3. Áp dụng biện pháp buộc phải thuyên chuyển vị trí được bổ nhiệm đối với trường hợp vi phạm các điểm a, b khoản 1, khoản 2 Điều này.

Điều 14. Chuyển hồ sơ vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán để truy cứu trách nhiệm hình sự

Khi xét thấy hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan xử lý hình sự có thẩm quyền giải quyết.

Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm trong lĩnh vực kế toán có dấu hiệu tội phạm để xử lý hành chính.

Chương 3:

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN BỊ XỬ PHẠT, THỦ TỤC XỬ PHẠT VÀ KHIẾU NẠI

Điều 15. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành tài chính

1. Thanh tra viên chuyên ngành tài chính các cấp đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khác quy định tại điểm c khoản 1 Điều 34 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Chánh thanh tra chuyên ngành tài chính cấp Sở có quyền :

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.

3. Chánh thanh tra chuyên ngành tài chính thuộc Bộ Tài chính có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.

Điều 16. Thẩm quyền xử phạt của ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khác quy định tại khoản 2, Điều 3 của Nghị định này.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh được quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp khác quy định tại khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.

Điều 17. Uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính

Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 và 3 Điều 15; khoản 1 và 2 Điều 16 của Nghị định này vắng mặt hoặc được sự ủy quyền của họ, thì cấp phó của người đó có thẩm quyền xử phạt theo thẩm quyền của họ.

Điều 18. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Uỷ ban nhân dân cấp huyện, tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thuộc địa phương.

2. Cơ quan thanh tra chuyên ngành tài chính các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thuộc mình quản lý.

3. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.

Điều 19. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được thực hiện theo quy định tại Chương VI của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995.

Điều 20. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995.

Điều 21. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chống đối người thi hành công vụ trong lĩnh vực kế toán

Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi chống đối người thi hành công vụ trong lĩnh vực kế toán được thực hiện theo quy định tại điểm a, b khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự.

Điều 22. Khen thưởng và kỷ luật

1. Cá nhân, tổ chức có công phát hiện, tố cáo cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán thì được xét khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.

2. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán có hành vi che dấu hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán hoặc không chấp hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán trong Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán hết hiệu lực thi hành sau một năm, kể từ ngày ra quyết định; trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì không áp dụng thời hiệu quy định tại Điều này.

Điều 24. Khiếu nại và tố cáo

Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 25. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Nghị định này thay thế những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán tại Nghị định số 52/HĐBT ngày 19 tháng 02 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng, thay thế các quy định tại điểm c khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a, c, d, e khoản 3 Điều 2 và điểm b, c khoản 1 Điều 3 Nghị định số 22/CP ngày 17 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 49/1999/ND-CP

Hanoi, July 8, 1999

 

DECREE

ON SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF ACCOUNTANCY

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on Accountancy and Statistics of May 20, 1988;
Pursuant to the Ordinance on Handling Administrative Violations of July 6, 1995;
At the proposal of the Minister of Finance,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Objects and scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The regulations on administrative sanctions in the domain of accountancy in this Decree shall apply to:

a/ Individuals and organizations that commit acts of administrative violation in the domain of accountancy stipulated in Chapter II of this Decree;

b/ Foreign individuals and organizations operating in Vietnam that commit acts of administrative violation in the domain of accountancy stipulated in Chapter II of this Decree, except otherwise stipulated in international agreements which Vietnam has signed or acceded to.

Article 2.- Principles and statute of limitations of sanctions

1. The principle on sanctions against administrative violations in the domain of accountancy is based on Clauses 1, 3, 4, 5 and 6 of Article 3 of the Ordinance on Handling Administrative Violations.

2. The statute of limitations of sanctions against administrative violations in the domain of accountancy is two years after the violation is committed.

Individuals, who have been subjected to primary prosecution or prosecution or whose case has been decided to be brought to trial according to the procedures of criminal proceedings but now a decision of the competent level has been taken to stop the investigation or stop the trial, shall be sanctioned administratively for those acts showing signs of administrative violation; the statute of limitations of administrative sanction is 3 months after the decision to stop the investigation is issued.

In case the individual or organization continues to commit administrative violations, or deliberately evades or obstructs the sanction, the statute of limitations of sanctions mentioned in this Clause shall not apply.

Article 3.- Forms of sanction against administrative violations in the domain of accountancy

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Warning;

b/ Fine.

2. Besides the main form of sanction, the individual or organization that commits acts of administrative violation in the domain of accountancy may be subjected to one or several forms of additional sanction and other measures stipulated in Clauses 2 and 3, Article 11 of the Ordinance on Handling Administrative Violations.

Article 4.- Extenuating and aggravating circumstances in sanctions against administrative violations in the domain of accountancy

1. Extenuating circumstances:

a/ Individuals or organizations that commit administrative violations but that have on their own prevented or reduced the damage of the violation or that have voluntarily overcome the consequences and paid damages; or

b/ The violation is committed under duress;

2. Aggravating circumstances:

a/ Organized violation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Instigating, drawing or forcing their dependents by material incentives or spiritual influence to commit the violation;

d/ Misusing their positions and power to commit the violations;

e/ Taking advantage of the war situation or natural disasters or other special difficulties of society to commit violations;

f/ Taking acts of evasion or concealment after their administrative violation;

Chapter II

ACTS OF VIOLATION, FORMS AND LEVELS OF SANCTION

Article 5.- Violation of the competence of issuing and applying the regime of accountancy

1. Fine of 1,000,000 - 5,000,000 VND and up to 10,000,000 VND in aggravating circumstances for one of the following acts:

a/ Not correctly observing the State regulations concerning the competence of issuing the regimes of accountancy papers, accountancy books, and financial reports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ Failing to register the regime of accountancy applied during the time limit in force.

d/ Tampering the accountancy papers, the accountancy book or the financial report or changing the method of accounting before acceptance in writing by the competent level as prescribed.

2. Supplementary sanction: confiscation of evidences of the administrative violation in case of violation stipulated in Points a, b and d, Clause 1 of this Article.

Article 6.- Violating the principle of using accountancy papers and accountancy accounts

1. Fine of 500,000 - 3,000,000 VND and up to 5,000,000 VND in aggravating circumstances for one of the following acts:

a/ Recording arising economic and financial activities in accountancy papers without abiding by the principle of recording accountancy papers, including electronic accountancy papers.

b/ Using accountancy receipts and accountancy papers not in keeping with the provisions of the Ministry of Finance or without permission from the competent agency.

c/ Selling unsigned and unsealed financial receipts but without causing serious consequences.

d/ Buying financial receipts not in keeping with prescriptions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Fine of 2,000,000 - 10,000,000 VND and up to 15,000,000 VND in aggravating circumstances for allowing others to use the accounts of the unit to receive and transfer money for monetary activities in violation of the financial discipline and discipline in using capital.

3. Supplementary sanction: confiscation of evidences of administrative violation for the acts men-tioned in Points a, b, c and d, Clause 1 of this Article.

Article 7.- Faking accountancy papers, accountancy book, false declaration and untruthful reporting of accountancy data

1. Fine of 2,000,000 - 10,000,000 VND and up to 15,000,000 VND in aggravating circumstances for one of the following acts:

a/ Faking accountancy papers and accountancy book.

b/ False declaration of data and making untruthful reports.

c/ Forcing others to fake papers, books or to make false declaration of data or making untruthful reports on accountancy data.

2. Supplementary sanction: confiscation of evidences of administrative violation with regard to acts stipulated in Points a and b, Clause 1 of this Article.

Article 8.- Violation of the principle of accountancy on timeliness and adequacy

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Untimely recording of accountancy papers as prescribed by the regime of accountancy;

b/ Untimely recording in accountancy book as prescribed by the regime of accountancy;

c/ Untimely making or submission of financial reports as prescribed by the regime of accountancy.

2. Fine of 500,000 - 4,000,000 VND and up to 7,000,000 VND in case of aggravating circumstances for one of the following acts:

a/ Inadequate recording of accountancy papers as prescribed by the regime of accountancy;

b/ Inadequate recording in accountancy books as prescribed by the regime of accountancy;

c/ Inadequate making of financial reports as prescribed by the regime of accountancy.

Article 9.- Violation of prescriptions on book opening, book recording, book closing in accountancy and in inventory

1. Warning or fine of 200,000 - 1,000,000 VND and up to 2,000,000 VND in aggravating circumstances for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Unclear recording in accountancy books;

c/ Tampering or erasing accountancy books not as prescribed.

2. Fine of 2,000,000 - 10,000,000 VND and up to 15,000,000 VND in aggravating circumstances for recording or calculating figures in the accountancy book not in conformity with the content and method prescribed for the accountancy regime.

3. Fine of 1,000,000 - 8,000,000 VND and up to 15,000,000 VND in aggravating circumstances for one of the following acts:

a/ Selling goods without writing financial receipt and without making entry in the sale book;

b/ Leaving aside part of the turnover or making phony increase of turnover in the annual reporting calendar.

4, Fine of 500,000 - 4,000,000 VND and up to 7,000,000 VND in aggravating circumstances for one of the following acts:

a/ Failing to carry out or carrying out incorrectly the State regulations on property inventory.

b/ Failing to handle or handling erroneously property inventory before making the financial report of the operating year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.- Violation of the regime of reporting and supplying accountancy documents

Fine of 1,000,000 - 8,000,000 VND and up to 15,000,000 VND in aggravating circumstances for one of the following acts:

1. Making financial reports at variance with the forms prescribed by the competent agencies.

2. Failing to carry out or carrying out not in accordance with the regulations on the supply of accountancy documents related to the carrying out of economic contracts already signed with foreign countries and other economic relations with regard to the specialized agencies that are allowed to request the supply according to provisions of law.

3. Failing to report or mistakenly report or making inadequate report on the prescribed contents as requested by the State or the competent agency on the borrowing and use of loans from foreign countries without going through the State and the financing and banking system in the country as prescribed by law.

4. Failing to submit the periodical financial report as prescribed by the financial and banking agency on the economic operations of the unit in foreign countries.

5. The financial report is not audited as prescribed by law.

Article 11.- Violation of the regime of accountancy inspection

1. Fine of 1,000,000 - 8,000,000 VND and up to 15,000,000 VND in aggravating circumstances for one of the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Delaying or evading or intentionally not supplying documents, papers and accountancy books or financial reports as requested by the inspection organization.

c/ Tampering or changing accountancy papers and accountancy books during the supervision and inspection on finance and accountancy.

d/ Failing to carry out the order on sealing of dossiers and documents, papers and books on accountancy and treasure safes and other properties of the competent agency as prescribed by law.

e/ Removing without authorization or moving or taking other acts to change the state of sealing of the stores, treasure safes, gold, silver and gems, papers and books of accountancy and dossiers on borrowings and repayments, mortgages, guarantees or evidences under seal or temporary detention without causing notable consequences.

2. Applying measures of forcible restoration to the original state for the violations stipulated in Points c and e, Clause 1 of this Article.

Article 12.- Violating the regime of maintenance and storing of accountancy papers and books and financial reports

1. Warning or fines of 200,000 - 2,000,000 VND and up to 4,000,000 VND in aggravating circumstances for one of the following acts:

a/ Keeping and storing accountancy dossiers and documents not as prescribed.

b/ Using accountancy dossiers and documents on file not as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Fine of 1,000,000 - 8,000,000 VND and up to 15,000,000 VND in aggravating circumstances for one of the following acts:

a/ Abolishing accountancy papers and books or financial reports before expiry of the prescribed time for storing;

b/ Abolishing accountancy papers and books and financial reports not as prescribed by procedures;

c/ Abolishing accountancy papers and books and financial reports not in keeping with or beyond the prescribed power.

Article 13.- Violation of principle of organization of accountancy

1. Fine of 2,000,000 - 10,000,000 VND and up to 15,000,000 VND in aggravating circumstances for one of the following acts:

a/ To assign an accountant to act also as store keeper, cashier or material supplier;

b/ To assign a person to act as accountant, store keeper or cashier not allowed by law on accountancy.

c/ Failing to assign persons or failing to organize a section to look after the accountancy work as prescribed by law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To appoint head accountants with earlier convictions or criminal records who have not completed the period when they are forbidden by law to assume these posts or who are being disciplined for violating the accountancy and financial profession;

b/ To appoint a head accountant not up to the criteria in skill or experience in actual work as prescribed by the criteria .

3. To apply the measure of forcible transfer from the appointed post for violations of Points a, b, Clause 1 and Clause 2 of this Article.

Article 14.- Transferring the dossier of administrative violation in the accountancy domain for examination of criminal liability

When detecting signs of criminality in the administrative violation in the domain of accountancy, the competent person must send immediately the dossier to the competent crime handling agency for settlement.

It is strictly forbidden to retain the cases of violation in the domain of accountancy with signs of criminality for administrative handling.

Chapter III

SANCTIONING COMPETENCE, SANCTIONED ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS, PROCEDURES OF SANCTIONING AND COMPLAINING

Article 15.- Sanctioning competence of specialized financial inspector

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ To issue a warning;

b/ To fine up to 200,000 VND;

c/ To confiscate evidences and means used in the administrative violation and other measures stipulated in Point c, Clause 1, Article 34 of the Ordinance on Handling Administrative Violations.

2. The chief specialized financial inspector of provincial or city level has the right:

a/ To issue a warning;

b/ To fine up to 10,000,000 VND;

c/ To apply supplementary sanctions and other measures stipulated in Clause 2, Article 3 of this Decree.

3. The chief specialized financial inspector under the Ministry of Finance has the right:

a/ To issue a warning;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To apply supplementary sanctions and other measures stipulated in Clause 2, Article 3 of this Decree.

Article 16.- Sanctioning competence of the Peoples Committee of district and provincial level

1. The president of the Peoples Committee of district level has the right:

a/ To issue a warning;

b/ To fine up to 10,000,000 VND;

c/ To apply supplementary sanctions and other measures stipulated in Clause 2, Article 3 of this Decree.

2. The president of the Peoples Committee of provincial level has the right:

a/ To issue a warning;

b/ To fine up to 100,000,000 VND;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17.- Authorization to sanction administrative violations

In the absence of the person with competence to hand sanctions of administrative violations stipulated in Clauses 2 and 3, Article 15, Clauses 1 and 2, Article 16 of this Decree or with their delegation of power, their deputies have the right to hand the sanction according to their competence.

Article 18.- Determination of competence to hand sanctions against administrative violations

1. The Peoples Committee of district and provincial levels has the competence to hand sanctions against administrative violations in the domain of accountancy in the locality.

2. The specialized financial inspectorate of various levels has the competence to hand sanctions against administrative violations in the domain of accountancy under its management.

3. In case the administrative violation in the domain of accountancy comes under the sanctioning competence of many agencies, the sanction shall be carried out by the agency which is the first to handle the case.

Article 19.- Procedures of sanctioning administrative violations in the domain of accountancy

The procedures of sanctioning administrative violations in the domain of accountancy shall comply with the stipulations in Chapter VI of the Ordinance on Handling Administrative Violations of July 6, 1995.

Article 20.- Forcible implementation of the decision on sanction against administrative violations in the domain of accountancy

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21.- Sanction of administrative violations with regard to acts of opposing personnel on public mission in the domain of accountancy

The sanctioning of administrative violation regarding persons who take act of opposing the personnel on public mission in the domain of accountancy shall conform with the stipulations in Points a and b, Clause 2, Point c, Clause 3 of Article 5 of Decree No. 49/CP of August 15, 1996 of the Government on sanctions against administrative violations in the domain of security and order.

Article 22.- Commendations and discipline

1. Individuals and organizations that detect and denounce individuals or organizations with acts of administrative violation in the domain of accountancy shall be commended and awarded according to the common regulations of the State.

2. The person who has competence to handle administrative violations in the domain of accountancy but who hides violation or who fails to abide by the regulations on sanctions against administrative violations in the domain of accountancy stipulated in this Decree shall, depending on the nature and extent of the violation, be disciplined or examined for penal liabilities. If he/she causes damage, he/she shall have to pay compensations as stipulated by law.

Article 23.- Statute of limitation for execution of sanctioning decision

The sanctioning decision on administrative violation in the domain of accountancy shall lose its implementation effect after a year following the issue of the decision. In case the sanctioned individual or organization deliberately evades or delays the execution, the statute of limitations as stipulated in this Article shall no longer apply.

Article 24.- Complaints and denunciations

Complaints and denunciations against the decision of sanctioning in the domain of accountancy and their settlement shall comply with the legislation on complaints and denunciations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 25.- Implementation provisions

1. This Decree takes effect 15 days after its signing. It replaces the regulations on sanctioning against administrative violations in the domain of accountancy stipulated in Decree No. 52/HDBT of February 19, 1992 of the Council of Ministers and replaces the stipulations in Point c, Clause 1; Points a, Clause 2; Points a, c, d and e, Clause 3, Article 2, and Points b and c, Clause 1, Article 3 of Decree No. 22/CP of April 17, 1996 of the Government on sanctions against administrative violations in the domain of taxes.

2. The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

3. The Minister of Finance shall have to guide the implementation of this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER





Nguyen Tan DUNG

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 49/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.341

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.235.28
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!