Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 44/2024/TT-BGTVT cơ chế chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa

Số hiệu: 44/2024/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Lê Anh Tuấn
Ngày ban hành: 15/11/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Chính sách ưu đãi giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không

Ngày 15/11/2024, Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Thông tư 44/2024/TT-BGTVT quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không.

Chính sách ưu đãi giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không

Theo đó, các chính sách ưu đãi giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không từ năm 2025 sẽ bao gồm:

(1) Đối với hãng hàng không có tổng số tiền thanh toán các khoản sử dụng dịch vụ ghi trên hóa đơn hàng tháng tách biệt dịch vụ cung ứng cho chuyến bay quốc tế, chuyến bay nội địa của dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay và điều hành bay đi, đến được hưởng các mức ưu đãi như sau:

- Đối với các dịch vụ cung cấp cho chuyến bay quốc tế có giá dịch vụ ghi trên hóa đơn thanh toán (USD):

+ Trên 125.000 USD đến dưới 250.000 USD: Giảm 1,5%

+ Từ 250.000 USD đến dưới 750.000 USD: Giảm 2,5%

+ Từ 750.000 USD đến dưới 1.500.000 USD: Giảm 3,5%

+ Từ 1.500.000 USD trở lên: Giảm 5%

- Đối với các dịch vụ cung cấp cho chuyến bay nội địa có giá dịch vụ ghi trên hóa đơn thanh toán (VND):

+ Trên 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng: Giảm 1,5%

+ Từ 10 tỷ đồng đến dưới 15 tỷ đồng: Giảm 2,5%

+ Từ 15 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng: Giảm 3,5%

+ Từ 30 tỷ đồng trở lên: Giảm 5%

(2) Đối với hoạt động bay đào tạo, huấn luyện phi công (không kết hợp khai thác thương mại) tại Việt Nam: không thu tiền sử dụng dịch vụ điều hành bay đi, đến và cất cánh, hạ cánh tàu bay trong 36 tháng đầu kể từ ngày cơ sở đào tạo thực hiện chuyến bay đào tạo, huấn luyện phi công (không kết hợp khai thác thương mại) đầu tiên.

(3) Đối với hãng hàng không Việt Nam lần đầu tiên tham gia khai thác thị trường vận chuyển hàng không: áp dụng mức giá bằng 50% mức giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay và dịch vụ điều hành bay đi, đến do Bộ Giao thông vận tải định mức giá; thời hạn áp dụng 36 tháng kể từ ngày bắt đầu khai thác.

(5) Đối với hãng hàng không khai thác chuyến bay quốc tế thường lệ đi, đến Việt Nam tại thời điểm không có hãng nào khai thác thường lệ trong khoảng thời gian ít nhất 12 tháng trước đó:

- Tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng: áp dụng mức giá bằng 90% mức giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay và dịch vụ điều hành bay đi, đến do Bộ Giao thông vận tải định mức giá; thời hạn áp dụng 12 tháng kể từ ngày bắt đầu khai thác;

- Tại các cảng hàng không khác: áp dụng mức giá bằng 50% mức giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay và dịch vụ điều hành bay đi, đến do Bộ Giao thông vận tải định mức giá; thời hạn áp dụng 24 tháng kể từ ngày bắt đầu khai thác.

(5) Trường hợp hãng hàng không thuộc đối tượng áp dụng nhiều mức ưu đãi theo quy định tại (3), (4) thì được áp dụng mức ưu đãi cao nhất.

(6) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chủ động áp dụng mức ưu đãi giá theo quy định.

Thông tư 44/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

 

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/2024/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2024

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ GIÁ DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG NỘI ĐỊA VÀ GIÁ DỊCH VỤ CHUYÊN NGÀNH HÀNG KHÔNG

Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Giá ngày 19 tháng 6 năm 2023;

Căn cứ Nghị định số 85/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giá;

Căn cứ Nghị định số 05/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay; Nghị định số 20/2024/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay và Nghị định số 64/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng không dân dụng;

Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa, giá dịch vụ chuyên ngành hàng không.

2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh, sử dụng và quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa, giá dịch vụ chuyên ngành hàng không.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ được hiểu như sau:

1. Giá dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa hạng phổ thông cơ bản là giá dịch vụ hành khách phải trả cho hành trình sử dụng trong khoang phổ thông của tàu bay đối với hạng dịch vụ đáp ứng được yêu cầu cơ bản của đa số hành khách trên chuyến bay nội địa từ dịch vụ mặt đất cho đến dịch vụ trên không.

2. Giá dịch vụ tăng thêm là giá dịch vụ hành khách phải trả cho dịch vụ tăng thêm. Dịch vụ tăng thêm là các dịch vụ mà hành khách có quyền lựa chọn sử dụng hay không sử dụng do hãng hàng không cung cấp nhằm đáp ứng yêu cầu của hành khách trên chuyến bay từ dịch vụ mặt đất cho đến dịch vụ trên không.

3. Nhóm đường bay phát triển kinh tế - xã hội là những đường bay có khoảng cách dưới 500 km, bay đi, đến các cảng hàng không phục vụ kinh tế - xã hội quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

4. Chuyến bay chuyển cảng hàng không là chuyến bay không vận chuyển thương mại (không phát sinh doanh thu).

5. Dịch vụ cơ bản thiết yếu tại cảng hàng không, sân bay gồm dịch vụ cung cấp đồ ăn, đồ uống là hàng hóa nội địa (Phở ăn liền, mì ăn liền, miến ăn liền, cháo ăn liền, bánh mì không bổ sung thêm thực phẩm; nước lọc đóng chai có dung tích nhỏ hơn hoặc bằng 500 ml; sữa hộp các loại có dung tích nhỏ hơn hoặc bằng 180ml).

Điều 3. Nguyên tắc và căn cứ định giá dịch vụ

1. Giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa, giá dịch vụ chuyên ngành hàng không được định giá theo nguyên tắc và căn cứ quy định tại Điều 22 Luật Giá.

2. Mức giá, khung giá, mức tối đa giá dịch vụ do Bộ Giao thông vận tải định giá chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Khung giá dịch vụ cơ bản thiết yếu tại cảng hàng không, sân bay do Bộ Giao thông vận tải định giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Điều 4. Quy định về đồng tiền thanh toán dịch vụ

1. Đối với dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa: Giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa bán trong lãnh thổ Việt Nam được quy định bằng đồng Việt Nam (VND). Việc niêm yết, thanh toán tiền sử dụng dịch vụ thực hiện bằng đồng Việt Nam (VND).

2. Đối với dịch vụ hàng không (trừ nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không):

a) Giá dịch vụ cung cấp cho chuyến bay nội địa được quy định bằng đồng Việt Nam (VND). Việc niêm yết, thanh toán tiền sử dụng dịch vụ thực hiện bằng đồng Việt Nam (VND);

b) Giá dịch vụ cung cấp cho chuyến bay quốc tế được quy định bằng đô la Mỹ (USD). Việc niêm yết, thanh toán tiền sử dụng dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

3. Đối với nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không: Đơn giá hoặc doanh thu tính giá nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không được quy định bằng đồng Việt Nam (VND). Việc niêm yết, thanh toán tiền sử dụng dịch vụ thực hiện bằng đồng Việt Nam (VND).

4. Đối với dịch vụ phi hàng không:

a) Tại nhà ga nội địa và khu vực ngoài cách ly nhà ga quốc tế: giá dịch vụ được quy định bằng đồng Việt Nam (VND). Việc niêm yết, thanh toán tiền sử dụng dịch vụ thực hiện bằng đồng Việt Nam (VND);

b) Tại khu vực cách ly nhà ga quốc tế: giá dịch vụ được quy định bằng đô la Mỹ (USD). Việc niêm yết, thanh toán tiền sử dụng dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.

Điều 5. Chính sách ưu đãi

1. Đối với hãng hàng không có tổng số tiền thanh toán các khoản sử dụng dịch vụ ghi trên hóa đơn hàng tháng tách biệt dịch vụ cung ứng cho chuyến bay quốc tế, chuyến bay nội địa của dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay và điều hành bay đi, đến được hưởng các mức ưu đãi như sau:

a) Đối với các dịch vụ cung cấp cho chuyến bay quốc tế

Giá dịch vụ ghi trên hóa đơn thanh toán (USD)

Mức giảm (%)

Trên 125.000 USD đến dưới 250.000 USD

1,5%

Từ 250.000 USD đến dưới 750.000 USD

2,5%

Từ 750.000 USD đến dưới 1.500.000 USD

3,5%

Từ 1.500.000 USD trở lên

5%

b) Đối với các dịch vụ cung cấp cho chuyến bay nội địa

Giá dịch vụ ghi trên hóa đơn thanh toán (VND)

Mức giảm (%)

Trên 5 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng

1,5%

Từ 10 tỷ đồng đến dưới 15 tỷ đồng

2,5%

Từ 15 tỷ đồng đến dưới 30 tỷ đồng

3,5%

Từ 30 tỷ đồng trở lên

5%

2. Đối với hoạt động bay đào tạo, huấn luyện phi công (không kết hợp khai thác thương mại) tại Việt Nam: không thu tiền sử dụng dịch vụ điều hành bay đi, đến và cất cánh, hạ cánh tàu bay trong 36 tháng đầu kể từ ngày cơ sở đào tạo thực hiện chuyến bay đào tạo, huấn luyện phi công (không kết hợp khai thác thương mại) đầu tiên.

3. Đối với hãng hàng không Việt Nam lần đầu tiên tham gia khai thác thị trường vận chuyển hàng không: áp dụng mức giá bằng 50% mức giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay và dịch vụ điều hành bay đi, đến do Bộ Giao thông vận tải định mức giá; thời hạn áp dụng 36 tháng kể từ ngày bắt đầu khai thác.

4. Đối với hãng hàng không khai thác chuyến bay quốc tế thường lệ đi, đến Việt Nam tại thời điểm không có hãng nào khai thác thường lệ trong khoảng thời gian ít nhất 12 tháng trước đó:

a) Tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng: áp dụng mức giá bằng 90% mức giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay và dịch vụ điều hành bay đi, đến do Bộ Giao thông vận tải định mức giá; thời hạn áp dụng 12 tháng kể từ ngày bắt đầu khai thác;

b) Tại các cảng hàng không khác: áp dụng mức giá bằng 50% mức giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay và dịch vụ điều hành bay đi, đến do Bộ Giao thông vận tải định mức giá; thời hạn áp dụng 24 tháng kể từ ngày bắt đầu khai thác.

5. Trường hợp hãng hàng không thuộc đối tượng áp dụng nhiều mức ưu đãi theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này thì được áp dụng mức ưu đãi cao nhất.

6. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chủ động áp dụng mức ưu đãi giá theo quy định tại Điều này.

Điều 6. Quy định về nhóm cảng hàng không

Các giá dịch vụ quy định tại Điều 15, khoản 3 Điều 16, Điều 18, Điều 20, Điều 22, Điều 23 của Thông tư này được định mức giá, khung giá phân loại theo nhóm cảng hàng không như sau:

1. Nhóm A: Nhóm cảng hàng không phục vụ kinh tế - xã hội bao gồm cảng hàng không Côn Đảo, Điện Biên, Cà Mau, Rạch Giá.

2. Nhóm B: Các cảng hàng không không thuộc nhóm cảng hàng không phục vụ kinh tế - xã hội quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 7. Định giá

1. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định phương án giá, báo cáo Bộ Giao thông vận tải ban hành văn bản định giá các dịch vụ sau:

a) Dịch vụ hàng không được định giá cụ thể: Dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay; Dịch vụ điều hành bay đi, đến; Dịch vụ phục vụ hành khách tại cảng hàng không, sân bay; Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không (Dịch vụ bảo đảm an ninh hành khách, hành lý; dịch vụ bảo đảm an ninh đối với hành khách bị từ chối nhập cảnh lưu lại từ 24 giờ trở lên; dịch vụ bảo đảm an ninh hàng hóa, bưu gửi; dịch vụ bảo đảm an ninh hàng hóa đã qua soi chiếu an ninh từ kho hàng hóa hàng không có cơ sở hạ tầng nằm ngoài phạm vi ranh giới cảng hàng không, sân bay vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không; dịch vụ bảo đảm an ninh đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa, thiết bị vào phục vụ trong khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay); Dịch vụ điều hành bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý;

b) Dịch vụ hàng không được định khung giá: Dịch vụ cho thuê sân đậu tàu bay; Dịch vụ cho thuê quầy làm thủ tục hành khách; Dịch vụ cho thuê băng chuyền hành lý; Dịch vụ cho thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay; Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất trọn gói tại các cảng hàng không, sân bay (đối với các cảng hàng không còn áp dụng phương thức trọn gói); Dịch vụ phân loại tự động hành lý đi; Dịch vụ tra nạp xăng dầu hàng không; Dịch vụ sử dụng hạ tầng hệ thống tra nạp ngầm cung cấp nhiên liệu tại cảng hàng không, sân bay; Nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay, bao gồm các dịch vụ nhượng quyền: nhà ga hành khách; nhà ga, kho hàng hóa; phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không; kỹ thuật hàng không; cung cấp suất ăn hàng không; cung cấp xăng dầu hàng không;

c) Dịch vụ phi hàng không được định khung giá: Dịch vụ cho thuê mặt bằng tại nhà ga hành khách; Dịch vụ cho thuê mặt bằng tại nhà ga hàng hóa; Dịch vụ cơ bản thiết yếu tại cảng hàng không, sân bay;

d) Dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa hạng phổ thông cơ bản bán trong lãnh thổ Việt Nam được định giá tối đa.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm lập phương án giá theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá, thẩm định phương án giá và chịu trách nhiệm về phương án giá do mình lập.

3. Việc lập, thẩm định hồ sơ phương án giá, ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh giá thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 Nghị định số 85/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giá.

Điều 8. Quy định về phương thức thu tiền sử dụng dịch vụ bảo đảm an ninh hành khách, hành lý và dịch vụ phục vụ hành khách tại cảng hàng không

1. Giá dịch vụ bảo đảm an ninh hành khách, hành lý và giá dịch vụ phục vụ hành khách tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam được thu qua hãng hàng không khai thác chuyến bay đến và đi từ Việt Nam. Hành khách đi tàu bay thanh toán tiền sử dụng dịch vụ bảo đảm an ninh hành khách, hành lý và dịch vụ phục vụ hành khách cùng với giá dịch vụ vận chuyển hàng không.

2. Hãng hàng không thanh toán tiền sử dụng dịch vụ bảo đảm an ninh hành khách, hành lý và dịch vụ phục vụ hành khách cho đơn vị cung ứng dịch vụ nhà ga hành khách, dịch vụ bảo đảm an ninh theo tháng (chi phí chuyển tiền do bên thanh toán tiền sử dụng dịch vụ chịu).

3. Đơn vị cung ứng dịch vụ phục vụ hành khách, dịch vụ bảo đảm an ninh hành khách, hành lý lập “Thông báo thu” trên cơ sở danh sách hành khách của các chuyến bay để xác định số tiền hãng hàng không phải thanh toán. Số tiền trong “Thông báo thu” được xác định theo công thức:

Trong đó:

a) Số tiền thu được từ khách người lớn được xác định như sau:

b) Số tiền thu được từ khách trẻ em được xác định như sau:

4. Chi phí hoa hồng thu hộ được xác định theo tỷ lệ 1,5% (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) trên số tiền phải thanh toán hàng tháng của hãng hàng không cho mỗi kỳ thanh toán tiền sử dụng dịch vụ phục vụ hành khách và dịch vụ bảo đảm an ninh hành khách, hành lý.

Công thức:

5. Các hãng hàng không có quyền đề nghị đối chiếu, xác minh nếu phát hiện có sai sót, nhầm lẫn trong “Thông báo thu”. Việc đối chiếu, xác minh và thanh toán lại số tiền chênh lệch (nếu có) được thực hiện ngay trong kỳ liền sau kỳ thanh toán có khiếu nại.

6. Tài liệu chứng minh đối tượng thuộc diện miễn thu, giảm giá bao gồm danh sách hành khách (passenger manifest) và tài liệu đặc thù hàng không dưới dạng điện tử (electronic form).

7. Việc thanh toán giữa đơn vị cung ứng dịch vụ và hãng hàng không thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa hai bên.

8. Đối với hành khách đi chuyến bay nội địa nối chuyến quốc tế:

a) Chặng nội địa: thu tiền sử dụng dịch vụ bảo đảm an ninh hành khách, hành lý và dịch vụ phục vụ hành khách quốc nội quy định tại cảng hàng không nơi xuất phát;

b) Chặng quốc tế: thu tiền sử dụng dịch vụ bảo đảm an ninh hành khách, hành lý và dịch vụ phục vụ hành khách quốc tế quy định tại cảng hàng không trung chuyển.

9. Đối với hành khách đi chuyến bay quốc tế nối chuyến nội địa: thu tiền sử dụng dịch vụ bảo đảm an ninh hành khách, hành lý và dịch vụ phục vụ hành khách quốc nội quy định tại cảng hàng không trung chuyển.

Điều 9. Đối tượng không thu tiền sử dụng dịch vụ

1. Đối tượng không thu tiền sử dụng dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay; dịch vụ điều hành bay đi, đến; dịch vụ điều hành bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý:

a) Chuyến bay chuyên cơ;

b) Chuyến bay công vụ;

c) Chuyến bay tìm kiếm cứu nạn, vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo, cứu trợ lũ lụt, thiên tai và làm nhiệm vụ nhân đạo khác;

d) Chuyến bay sau khi cất cánh tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam phải quay trở lại hạ cánh tại điểm xuất phát vì lý do bất khả kháng (thời tiết, kỹ thuật, cấp cứu hành khách, khủng bố, tội phạm, theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền).

2. Đối tượng không thu tiền sử dụng dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không:

a) Hàng gửi theo đường ngoại giao, hàng viện trợ nhân đạo;

b) Hàng hóa, phụ tùng xuất đi phục vụ sửa chữa và vật tư, vật phẩm của các hãng hàng không phục vụ cho chuyến bay (không bao gồm hàng bán miễn thuế trên các chuyến bay);

c) Hành khách đi trên các chuyến bay thuộc đối tượng không thu tiền sử dụng dịch vụ tại khoản 1 Điều này;

d) Hành khách quá cảnh trong vòng 24 giờ (không bao gồm hành khách quá cảnh đi nối chuyến nội địa - quốc tế và ngược lại): chỉ áp dụng trong trường hợp chặng đến và đi từ Việt Nam được xuất trên cùng một vé hành khách và hành lý;

đ) Thành viên tổ bay (kể cả trường hợp chuyển cảng hàng không);

e) Trẻ em dưới 02 tuổi: tính tại thời điểm khởi hành chặng đầu tiên.

3. Đối tượng không thu tiền sử dụng dịch vụ phục vụ hành khách:

a) Hành khách đi trên các chuyến bay thuộc đối tượng không thu tiền sử dụng dịch vụ tại khoản 1 Điều này;

b) Hành khách quá cảnh trong vòng 24 giờ (không bao gồm hành khách quá cảnh đi nối chuyến nội địa - quốc tế và ngược lại): chỉ áp dụng trong trường hợp chặng đến và đi từ Việt Nam được xuất trên cùng một vé hành khách và hành lý;

c) Thành viên tổ bay (kể cả trường hợp bay chuyển cảng hàng không);

d) Trẻ em dưới 02 tuổi: tính tại thời điểm khởi hành chặng đầu tiên.

Điều 10. Kê khai giá

1. Danh mục dịch vụ thực hiện kê khai giá: dịch vụ quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 7 của Thông tư này.

2. Cục Hàng không Việt Nam tổ chức thực hiện việc tiếp nhận văn bản kê khai giá theo quy định của Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

3. Cách thức thực hiện và tiếp nhận kê khai giá thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 85/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giá.

Điều 11. Niêm yết giá

Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ thực hiện việc niêm yết giá dịch vụ theo quy định tại Điều 29 Luật Giá.

Điều 12. Công khai thông tin về giá

Tổ chức, cá nhân thực hiện công khai thông tin về giá theo quy định tại khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 6 Luật Giá.

Chương II

GIÁ DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG NỘI ĐỊA VÀ GIÁ DỊCH VỤ CHUYÊN NGÀNH HÀNG KHÔNG

Điều 13. Giá dịch vụ điều hành bay đi, đến

1. Đối tượng thu tiền sử dụng dịch vụ: đơn vị cung cấp dịch vụ điều hành bay đi, đến các cảng hàng không, sân bay Việt Nam.

2. Đối tượng thanh toán tiền sử dụng dịch vụ: hãng hàng không có tàu bay thực hiện chuyến bay đi, đến tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam.

3. Mức giá dịch vụ áp dụng đối với chuyến bay quốc tế tính cho mỗi lượt điều hành hạ cánh hoặc cất cánh tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam.

4. Mức giá dịch vụ áp dụng đối với chuyến bay nội địa bao gồm lượt điều hành cất cánh và lượt điều hành hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam.

5. Quy định tính giá trong một số trường hợp đặc biệt

a) Thu bằng 50% mức giá quy định tương ứng đối với: trực thăng, tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; tàu bay phải hạ cánh tại các điểm hạ cánh khác (không phải điểm dự định hạ cánh) vì lý do bất khả kháng (thời tiết, kỹ thuật, cấp cứu hành khách, khủng bố, tội phạm, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền); tàu bay thực hiện các chuyến bay hiệu chuẩn thiết bị dẫn đường, hạ cánh vì lý do kỹ thuật, bay chuyển cảng hàng không đến các điểm cất hoặc hạ cánh tại Việt Nam;

b) Thu bằng 30% mức giá quy định đối với: tàu bay thực hiện chuyến bay đào tạo huấn luyện phi công (không kết hợp khai thác thương mại);

c) Trường hợp cất và hạ cánh tại cùng một điểm thì mức giá tính theo ki- lô-mét (km) điều hành thực tế. Việc xác định cự ly điều hành bay thực tế (S) được tính theo công thức: S= Vht × T × 70%. Trong đó:

Vht là vận tốc hành trình của máy bay được công bố trong tài liệu của nhà sản xuất máy bay (km/h);

T là thời gian bay thực tế của máy bay;

Trường hợp do lỗi điều hành bay, đơn vị cung cấp dịch vụ điều hành bay đi, đến các cảng hàng không sân bay thương thảo với đối tượng sử dụng dịch vụ điều hành bay đi, đến để thanh toán một cách hợp lý các chi phí thực tế phát sinh do tàu bay quay lại điểm nơi xuất phát.

Điều 14. Giá dịch vụ điều hành bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý

1. Đối tượng thu tiền sử dụng dịch vụ: đơn vị cung cấp dịch vụ điều hành bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.

2. Đối tượng thanh toán tiền sử dụng dịch vụ: hãng hàng không có tàu bay thực hiện chuyến bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.

3. Mức giá dịch vụ đối với chuyến bay thường lệ được áp dụng đối với chuyến bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý và chuyến bay qua vùng trời Việt Nam và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.

4. Đối với chuyến bay không thường lệ: áp dụng mức giá bằng 120% mức giá quy định đối với chuyến bay thường lệ.

Điều 15. Giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay

1. Đối tượng thu tiền sử dụng dịch vụ: đơn vị cung cấp dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam.

2. Đối tượng thanh toán tiền sử dụng dịch vụ: hãng hàng không có tàu bay thực hiện chuyến bay hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam.

3. Mức giá dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay được tính đối với một (01) lượt tàu bay thực hiện hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay.

4. Mức giá dịch vụ đối với chuyến bay hạ cánh tại các cảng hàng không nhóm A: thu bằng 60% mức giá quy định phù hợp với trọng tải cất cánh tối đa tương ứng đối với chuyến bay hạ cánh tại cảng hàng không nhóm B.

5. Quy định tính giá trong một số trường hợp đặc biệt

a) Thu bằng 50% mức giá quy định tương ứng đối với: trực thăng, tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ; tàu bay hạ cánh tại điểm hạ cánh khác (không phải điểm hạ cánh dự kiến) vì lý do bất khả kháng (thời tiết, kỹ thuật, cấp cứu hành khách, khủng bố, tội phạm, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền); tàu bay thực hiện các chuyến bay hiệu chuẩn thiết bị dẫn đường, hạ cánh vì lý do kỹ thuật, bay chuyển cảng hàng không đến các điểm cất hoặc hạ cánh tại Việt Nam;

b) Thu bằng 30% mức giá quy định đối với: tàu bay thực hiện chuyến bay đào tạo huấn luyện phi công (không kết hợp khai thác thương mại);

c) Đối với các chuyến bay nội địa hạ cánh trong khung giờ có tổng số chuyến bay theo lịch bay do Cục Hàng không Việt Nam cấp phép dưới 30% so với tham số điều phối đường hạ cất cánh của cảng hàng không, sân bay: thu bằng 85% mức giá dịch vụ quy định;

Trường hợp do lỗi của người khai thác cảng hàng không, sân bay, người khai thác cảng hàng không, sân bay thương thảo với các đơn vị để thanh toán một cách hợp lý các chi phí thực tế phát sinh do tàu bay phải quay lại cảng hàng không nơi xuất phát.

Điều 16. Giá dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không

1. Giá dịch vụ bảo đảm an ninh hành khách, hành lý

a) Đối tượng thu tiền sử dụng dịch vụ: đơn vị cung cấp dịch vụ đảm bảo an ninh hàng không;

b) Đối tượng thanh toán tiền sử dụng dịch vụ: hành khách đi tàu bay làm thủ tục đi từ nhà ga tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam;

c) Phương thức thu giá dịch vụ thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này;

d) Nội dung dịch vụ bao gồm: soi chiếu an ninh hành khách, hành lý; an ninh bảo vệ tàu bay; an ninh cho hành khách chậm, nhỡ chuyến; quản lý, giám sát hành khách bị từ chối nhập cảnh lưu lại trong vòng 24 giờ; nhận dạng hành khách, hành lý trước khi lên tàu bay; canh gác, bảo đảm trật tự địa bàn cảng hàng không; đ) Quy định tính giá trong trường hợp đặc biệt: trẻ em từ 2 đến dưới 12 tuổi (tính tại thời điểm khởi hành chặng đầu tiên) thu bằng 50% mức giá quy định.

2. Giá dịch vụ bảo đảm an ninh đối với hành khách bị từ chối nhập cảnh lưu lại từ 24 giờ trở lên

a) Đối tượng thu tiền sử dụng dịch vụ: đơn vị cung cấp dịch vụ đảm bảo an ninh hàng không;

b) Đối tượng thanh toán tiền sử dụng dịch vụ: hãng hàng không có hành khách bị từ chối nhập cảnh lưu lại từ 24 giờ trở lên;

c) Mức giá dịch vụ áp dụng đối với tối đa 01 nhân viên an ninh giám sát có trang bị dụng cụ hỗ trợ. Thời gian bắt đầu sử dụng dịch vụ được tính từ khi các bên giao, nhận và ký biên bản bàn giao cho đến khi các bên giao, nhận lại hành khách bị từ chối nhập cảnh và ký biên bản bàn giao. Thời gian tối thiểu cho 01 lần sử dụng dịch vụ là 01 giờ, dưới 60 phút được tính là 01 giờ. Trên 10 giờ được tính giá theo ngày.

3. Giá dịch vụ bảo đảm an ninh hàng hóa, bưu gửi

a) Đối tượng thu tiền sử dụng dịch vụ: đơn vị cung cấp dịch vụ đảm bảo an ninh hàng không;

b) Đối tượng thanh toán tiền sử dụng dịch vụ: người vận chuyển sử dụng dịch vụ bảo đảm an ninh hàng hóa, bưu gửi;

c) Nội dung dịch vụ bao gồm: kiểm tra, soi chiếu, lục soát giám sát an ninh hàng hóa, bưu gửi; giám sát, lục soát an ninh, bảo vệ tàu bay; nhận dạng hàng hóa, bưu gửi trước khi lên tàu bay;

d) Mức giá dịch vụ được xác định theo đơn vị khối lượng hàng hóa (tấn).

4. Giá dịch vụ bảo đảm an ninh hàng hóa đã qua soi chiếu an ninh từ kho hàng hóa hàng không có cơ sở hạ tầng nằm ngoài phạm vi ranh giới cảng hàng không, sân bay vào khu vực hạn chế tại cảng hàng không.

a) Đối tượng thu tiền sử dụng dịch vụ: đơn vị cung cấp dịch vụ đảm bảo an ninh hàng không;

b) Đối tượng thanh toán tiền sử dụng dịch vụ: tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ;

c) Mức giá dịch vụ được xác định theo đơn vị khối lượng hàng hóa (tấn).

5. Giá dịch vụ bảo đảm an ninh đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa, thiết bị vào phục vụ trong khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay.

a) Đối tượng thu tiền sử dụng dịch vụ: đơn vị cung cấp dịch vụ đảm bảo an ninh hàng không;

b) Đối tượng thanh toán tiền sử dụng dịch vụ: tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ;

c) Nội dung dịch vụ: kiểm tra phương tiện chuyên chở và kiểm tra niêm phong an ninh suất ăn, xăng dầu, hàng hóa phục vụ khai thác hàng không trước khi vào khu bay;

d) Mức giá dịch vụ được xác định theo lượt vào của phương tiện vận chuyển.

Điều 17. Giá dịch vụ phục vụ hành khách tại cảng hàng không, sân bay

1. Đối tượng thu tiền sử dụng dịch vụ: đơn vị cung cấp dịch vụ phục vụ hành khách.

2. Đối tượng thanh toán tiền sử dụng dịch vụ: hành khách đi tàu bay làm thủ tục đi từ nhà ga tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam.

3. Phương thức thu giá dịch vụ thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.

4. Quy định tính giá trong trường hợp đặc biệt: trẻ em từ 2 đến dưới 12 tuổi (tính tại thời điểm khởi hành chặng đầu tiên) thu bằng 50% mức giá áp dụng quy định.

Điều 18. Giá dịch vụ cho thuê sân đậu tàu bay

1. Đối tượng thu tiền sử dụng dịch vụ: đơn vị cung cấp dịch vụ sân đậu tàu bay.

2. Đối tượng thanh toán tiền sử dụng dịch vụ: hãng hàng không sử dụng dịch vụ này tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam.

3. Khung giá dịch vụ phân loại đối với chuyến bay quốc tế và chuyến bay nội địa. Trường hợp tàu bay đậu lại phục vụ cho cả chuyến bay quốc tế và chuyến bay nội địa: giá thuê sân đậu theo chuyến được xác định bằng bình quân của giá áp dụng đối với chuyến bay quốc tế và chuyến bay nội địa.

4. Khung giá áp dụng đối với chuyến bay tại cảng hàng không nhóm A: thu bằng 70% mức thu tương ứng quy định tại các cảng hàng không nhóm B.

5. Khung giá áp dụng đối với chuyến bay của hãng hàng không chọn cảng hàng không, sân bay của Việt Nam làm cảng hàng không, sân bay căn cứ: áp dụng bằng 50% mức thu tương ứng quy định đối với chuyến bay nội địa.

6. Trường hợp vì lý do bất khả kháng, tàu bay phải đậu lại cảng hàng không, sân bay không phải là cảng hàng không, sân bay căn cứ của hãng hàng không: áp dụng mức thu bằng 50% mức thu đang thực hiện đối với loại tàu bay tương ứng.

7. Thời gian đậu lại là khoảng thời gian được tính từ thời điểm đóng chèn và thời điểm rút chèn khỏi bánh tàu bay.

Thời gian đậu lại trên 18 giờ đến 24 giờ được tính là 01 ngày; đối với tàu bay đậu lại trên 24 giờ và cất cánh trong vòng 24 giờ tiếp theo, thời gian đậu lại được tính thêm 01 ngày. Cách tính này sẽ được áp dụng để tính thời gian đậu lại trong những khoảng 24 giờ tiếp theo.

Điều 19. Giá dịch vụ cho thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay

1. Đối tượng thu tiền sử dụng dịch vụ: đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê cầu dẫn khách.

2. Đối tượng thanh toán tiền sử dụng dịch vụ: hãng hàng không, đơn vị cung ứng dịch vụ mặt đất sử dụng dịch vụ này tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam.

3. Khung giá dịch vụ quy định áp dụng đối với chuyến bay sử dụng 02 lượt cầu dẫn khách (đưa khách xuống và lượt đón khách lên). Trường hợp chuyến bay chỉ sử dụng 01 lượt cầu dẫn khách: thu bằng 50% khung giá quy định.

4. Đối với chuyến bay nội địa kết hợp quốc tế: thu bằng 65% mức thu tương ứng đối với chuyến bay quốc tế.

Điều 20. Giá dịch vụ cho thuê quầy làm thủ tục hành khách

1. Đối tượng thu tiền sử dụng dịch vụ: đơn vị cung cấp dịch vụ thuê quầy làm thủ tục hành khách.

2. Đối tượng thanh toán tiền sử dụng dịch vụ: hãng hàng không, đơn vị cung ứng dịch vụ mặt đất sử dụng dịch vụ này tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam.

3. Khung giá dịch vụ thuê quầy làm thủ tục hành khách đi tàu bay tính theo 02 phương thức: theo tháng và theo từng chuyến bay tùy thuộc lựa chọn của khách hàng.

4. Khung giá dịch vụ áp dụng đối với chuyến bay tại cảng hàng không nhóm A: thu bằng 70% mức thu tương ứng tại cảng hàng không nhóm B.

5. Trường hợp quầy thủ tục được sử dụng phục vụ cho cả chuyến bay quốc tế và chuyến bay nội địa: giá thuê quầy theo tháng được xác định bằng bình quân của giá thuê theo tháng áp dụng đối với chuyến bay quốc tế và chuyến bay nội địa.

6. Nội dung dịch vụ gồm: Mặt bằng bố trí quầy bục; Quầy; Máy tính, trang thiết bị liên quan (không bao gồm phần mềm máy tính chuyên dụng); Bảng thông báo quầy; Băng chuyền gắn với quầy; Điện, nước phục vụ khu vực quầy; Chi phí sửa chữa, quản lý có liên quan.

7. Khung giá dịch vụ thuê các loại quầy làm thủ tục hành khách khác gồm: quầy tại cửa ra máy bay (boarding counter); quầy đầu đảo (service desk); quầy chuyển tiếp (transit counter): thu bằng 20% mức thu tương ứng đối với quầy làm thủ tục hành khách đi tàu bay tại cảng hàng không nhóm A và nhóm B.

8. Thời gian sử dụng quầy và số quầy cho từng chuyến bay do cảng hàng không, sân bay và khách hàng thỏa thuận trên cơ sở thông lệ, năng lực cung ứng quầy của từng cảng hàng không, sân bay và quy định của hãng hàng không về thời gian làm thủ tục hàng không.

Điều 21. Giá dịch vụ cho thuê băng chuyền hành lý

1. Đối tượng thu tiền sử dụng dịch vụ: đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê băng chuyền hành lý.

2. Đối tượng thanh toán tiền sử dụng dịch vụ: tổ chức, cá nhân sử dụng băng chuyền hành lý đến tại các cảng hàng không, sân bay chưa có dịch vụ xử lý hành lý tự động.

3. Dịch vụ này áp dụng tại các cảng hàng không, sân bay chưa có dịch vụ phân loại tự động hành lý đi.

Điều 22. Giá dịch vụ phân loại tự động hành lý đi

1. Đối tượng thu tiền sử dụng dịch vụ: đơn vị cung cấp dịch vụ phân loại tự động hành lý đi.

2. Đối tượng thanh toán tiền sử dụng dịch vụ: tổ chức, cá nhân sử dụng băng chuyền phân loại tự động hành lý đi tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam.

3. Khung giá áp dụng đối với chuyến bay tại cảng hàng không nhóm A: thu bằng 70% mức thu tương ứng đối với cảng hàng không nhóm B.

Điều 23. Giá dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất trọn gói tại các cảng hàng không, sân bay (đối với các cảng hàng không còn áp dụng phương thức trọn gói)

1. Đối tượng thu tiền sử dụng dịch vụ: đơn vị cung cấp dịch vụ phục vụ mặt đất trọn gói.

2. Đối tượng thanh toán tiền sử dụng dịch vụ: hãng hàng không trong nước sử dụng dịch vụ này tại các cảng hàng không, sân bay nhóm A.

3. Nội dung dịch vụ bao gồm: Dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay (chiếm tỷ trọng 20% của giá phục vụ mặt đất trọn gói); Giá dẫn tàu bay (nếu có); Phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất (trên cơ sở đảm bảo nhu cầu tối thiểu của chuyến bay và năng lực thực tế của từng cảng hàng không); Dịch vụ sử dụng phương tiện nhà ga có liên quan trực tiếp tới việc phục vụ các chuyến bay và tiền thuê văn phòng đại diện hãng vận chuyển (không bao gồm sân đỗ ô tô); Sân đậu máy bay (trong thời gian miễn thu 02 giờ đầu đậu lại).

Điều 24. Giá dịch vụ tra nạp xăng dầu hàng không

1. Đối tượng thu tiền sử dụng dịch vụ: đơn vị cung cấp dịch vụ tra nạp xăng dầu hàng không.

2. Đối tượng thanh toán tiền sử dụng dịch vụ: hãng hàng không sử dụng dịch vụ tra nạp xăng dầu bằng xe chuyên dụng (xe có chứa nhiên liệu và hệ thống công nghệ bơm) tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam.

3. Nội dung dịch vụ: tra nạp xăng dầu bằng xe ô tô chuyên dụng (xe lắp xi téc chở nhiên liệu hàng không được lắp đặt hệ thống công nghệ thích hợp, để tra nạp nhiên liệu hàng không cho tàu bay hoặc hút nhiên liệu hàng không từ tàu bay) tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam, không bao gồm dịch vụ cung ứng nhiên liệu.

Điều 25. Giá dịch vụ sử dụng hạ tầng hệ thống tra nạp ngầm cung cấp nhiên liệu tại cảng hàng không, sân bay

1. Đối tượng thu tiền sử dụng dịch vụ: đơn vị cung cấp dịch vụ sử dụng hạ tầng hệ thống tra nạp ngầm cung cấp nhiên liệu tại cảng hàng không, sân bay.

2. Đối tượng thanh toán tiền sử dụng dịch vụ: các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ và hãng hàng không sử dụng dịch vụ này tại các cảng hàng không, sân bay Việt Nam.

3. Nội dung dịch vụ: dịch vụ tra nạp nhiên liệu từ hệ thống tra nạp ngầm qua xe truyền tiếp đến tàu bay (xe không chứa nhiên liệu, chỉ có hệ thống công nghệ bơm).

Điều 26. Giá dịch vụ cho thuê mặt bằng cảng hàng không, sân bay

1. Đối tượng thu tiền sử dụng dịch vụ: đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê mặt bằng tại nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa.

2. Đối tượng thanh toán tiền sử dụng dịch vụ: các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ và các hãng hàng không thuê mặt bằng tại nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa.

3. Giá dịch vụ cho thuê mặt bằng tại nhà ga hành khách

a) Khung giá cho thuê mặt bằng làm văn phòng đại diện hãng hàng không tại nhà ga hành khách gồm cho thuê mặt bằng, phòng làm việc và 01 chỗ đỗ xe ô tô ngoài nhà ga cho văn phòng;

b) Khung giá cho thuê mặt bằng khác: quy định theo phân loại nhà ga (quốc tế, quốc nội); khu vực cho thuê (trong cách ly, ngoài cách ly); loại hình kinh doanh dịch vụ.

4. Giá dịch vụ cho thuê mặt bằng tại nhà ga hàng hóa gồm: cho thuê mặt bằng kho và cho thuê mặt bằng văn phòng.

Điều 27. Giá dịch vụ cơ bản thiết yếu tại cảng hàng không, sân bay

1. Đối tượng thu tiền sử dụng dịch vụ: đơn vị kinh doanh dịch vụ cơ bản thiết yếu tại cảng hàng không, sân bay.

2. Đối tượng thanh toán tiền sử dụng dịch vụ: tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ cơ bản thiết yếu tại cảng hàng không, sân bay.

3. Giá dịch vụ chưa bao gồm chi phí phục vụ. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cơ bản thiết yếu tự quyết định chi phí phục vụ nhưng không vượt quá 15% so với giá tối đa quy định.

Điều 28. Giá nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không

1. Đối tượng thu tiền sử dụng dịch vụ: Doanh nghiệp cảng hàng không.

2. Đối tượng thanh toán tiền sử dụng dịch vụ: Doanh nghiệp được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay.

3. Nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không bao gồm các dịch vụ nhượng quyền: khai thác nhà ga hành khách; khai thác nhà ga, kho hàng hóa; phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không; kỹ thuật hàng không; cung cấp suất ăn hàng không; cung cấp xăng dầu hàng không.

4. Khung giá nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không được tính theo tỷ lệ % doanh thu của dịch vụ hàng không tương ứng (không bao gồm thuế giá trị gia tăng) bao gồm các dịch vụ nhượng quyền: khai thác nhà ga hành khách; khai thác nhà ga, kho hàng hóa; phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị hàng không; kỹ thuật hàng không.

5. Khung giá nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không được tính theo đơn giá trên sản lượng của dịch vụ hàng không tương ứng bao gồm các dịch vụ nhượng quyền: cung cấp suất ăn hàng không; cung cấp xăng dầu hàng không.

6. Doanh thu hoặc sản lượng để tính giá nhượng quyền khai thác không bao gồm doanh thu hoặc sản lượng của các công ty cung cấp dịch vụ cho chính doanh nghiệp mình và công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ cung ứng dịch vụ cho công ty mẹ.

Điều 29. Giá dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa hạng phổ thông cơ bản bán trong lãnh thổ Việt Nam

1. Dịch vụ vận chuyển hành khách nội địa hạng phổ thông cơ bản bán trong lãnh thổ Việt Nam được định giá phân loại theo cự ly nhóm đường bay gồm:

a) Nhóm I. Dưới 500km (nhóm đường bay phát triển kinh tế - xã hội và nhóm đường bay khác);

b) Nhóm II. Từ 500km đến dưới 850km;

c) Nhóm III. Từ 850km đến dưới 1000km; d) Nhóm IV. Từ 1000km đến dưới 1280km; đ) Nhóm V. Từ 1.280km trở lên.

2. Mức giá tối đa dịch vụ quy định đã bao gồm toàn bộ chi phí hành khách phải trả cho 01 vé máy bay, không bao gồm các khoản thu sau:

a) Thuế giá trị gia tăng;

b) Các khoản thu hộ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nhà ga hành khách và dịch vụ đảm bảo an ninh, bao gồm: Giá dịch vụ phục vụ hành khách tại cảng hàng không, sân bay; giá đảm bảo an ninh hành khách, hành lý;

c) Các khoản giá dịch vụ tăng thêm.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 30. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước

1. Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam

a) Tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý giá theo quy định tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;

b) Thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không theo thẩm quyền;

c) Thông báo danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay;

d) Công bố danh mục đường hàng không bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý trên cơ sở báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ điều hành bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý;

đ) Công bố danh mục các cảng hàng không, sân bay theo nhóm sản lượng tra nạp định kỳ 01 lần/năm trên cơ sở báo cáo của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tra nạp xăng dầu hàng không;

e) Công bố, cập nhật điều chỉnh tham số điều phối đường hạ, cất cánh tại các cảng hàng không phù hợp với khả năng đáp ứng của hạ tầng cảng hàng không, sân bay.

2. Trách nhiệm của các cảng vụ hàng không

Thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá dịch vụ phi hàng không của các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không sân bay theo thẩm quyền.

Điều 31. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

2. Bãi bỏ các Thông tư sau của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải:

a) Thông tư số 53/2019/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2019 quy định mức giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam;

b) Thông tư số 17/2019/TT-BGTVT ngày 03 tháng 05 năm 2019 ban hành khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa;

c) Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT ngày 30 tháng 11 năm 2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2019/TT-BGTVT ngày 03 tháng 05 năm 2019 ban hành khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa;

d) Thông tư số 13/2022/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2022 quy định khung giá nhượng quyền khai thác dịch vụ hàng không;

đ) Thông tư số 13/2024/TT-BGTVT ngày 15 tháng 05 năm 2024 quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không.

3. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Thông tư này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó./.

 


Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải;
- Báo Giao thông, Tạp chí Giao thông vận tải;
- Lưu: VT, VTải (B5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Anh Tuấn

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 44/2024/TT-BGTVT ngày 15/11/2024 quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.134

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.146.108
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!