Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 38/2012/TT-BGTVT quy định quản lý khai thác cầu chung

Số hiệu: 38/2012/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Đinh La Thăng
Ngày ban hành: 19/09/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/2012/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2012

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC CẦU CHUNG

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về quản lý, khai thác cầu chung,

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về công tác quản lý, khai thác đối với các cầu sử dụng chung giữa đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng với đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến công tác quản lý, khai thác, bảo trì cầu chung và người tham gia giao thông trong khu vực cầu chung.

Điều 3. Cầu chung và khu vực cầu chung

1. Cầu chung là cầu có mặt cầu dùng chung cho cả phương tiện giao thông đường sắt và phương tiện giao thông đường bộ.

2. Khu vực cầu chung bao gồm toàn bộ kết cấu công trình cầu, gầm cầu và phạm vi quản lý tính từ mép trong của mố (giáp đầu dầm) trở ra mỗi bên:

a) Đối với đường sắt: tới cột tín hiệu phòng vệ cầu (bao gồm cả cột tín hiệu); hoặc 10 mét (m) ở nơi không có cột tín hiệu phòng vệ;

b) Đối với đường bộ: tới cần chắn, giàn chắn vào cầu (bao gồm cả cần chắn, giàn chắn); hoặc 10 mét (m) ở nơi không có cần chắn, giàn chắn.

Điều 4. Trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt

1. Chịu trách nhiệm quản lý, khai thác và bảo trì các công trình và thiết bị ở khu vực cầu chung theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này; đảm bảo các hạng mục công trình cầu và thiết bị ở khu vực cầu chung hoạt động theo đúng các yêu cầu kỹ thuật, an toàn, thuận tiện cho người và các phương tiện giao thông đường sắt, đường bộ qua cầu.

2. Chịu trách nhiệm điều khiển giao thông trên cầu chung.

3. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, đơn vị quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt có trách nhiệm xây dựng và ban hành Quy tắc chi tiết về tổ chức hoạt động quản lý, khai thác cầu chung để đảm bảo an toàn giao thông qua cầu chung.

4. Khi sửa chữa đường, cầu hoặc làm các công việc khác ở khu vực cầu chung có liên quan đến giao thông đường bộ thì phải được sự thỏa thuận của đơn vị quản lý đường bộ từ cấp Khu quản lý đường bộ trở lên đối với đường do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý, của Sở Giao thông vận tải đối với quốc lộ ủy thác và đường do địa phương trực tiếp quản lý, hoặc của chủ sở hữu đối với đường chuyên dùng.

5. Lập kế hoạch và dự toán kinh phí quản lý bảo trì cầu chung hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị quản lý đường bộ

1. Phối hợp với đơn vị quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt và các cơ quan có liên quan trong việc bảo dưỡng, sửa chữa phần đường bộ ở khu vực cầu chung; kiểm tra phần đường bộ, tình hình giao thông trên đường bộ theo kế hoạch hoặc đột xuất.

2. Có quyền đề nghị đơn vị quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt sửa chữa các hạng mục công trình cầu và thiết bị có liên quan đến đường bộ ở khu vực cầu chung đảm bảo giao thông trên cầu chung được an toàn, thuận lợi.

Chương 2.

MẶT CẦU VÀ MẶT ĐƯỜNG BỘ VÀO CẦU CHUNG; HỆ THỐNG BIỂN BÁO HIỆU, TÍN HIỆU VÀ CÁC TRANG THIẾT BỊ CÓ LIÊN QUAN KHÁC Ở KHU VỰC CẦU CHUNG

Điều 6. Mặt cầu và mặt đường bộ vào cầu chung

1. Mặt cầu và mặt đường bộ vào cầu chung phải đáp ứng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp đường và đảm bảo thống nhất trên đoạn tuyến đường sắt, đường bộ. Mặt đường bộ vào cầu chung, chỗ tiếp giáp với đường sắt phải xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp đường ngang hiện hành.

2. Trên cầu chung, trong lòng đường sắt dọc ray chính phải đặt ray hộ bánh hoặc tạo khe ray bằng các kết cấu khác; khe ray phải rộng từ 75 milimét (mm) đến 90 milimét (mm), chiều sâu ít nhất 45 milimét (mm); ray hộ bánh hoặc cấu tạo khe ray phải cao bằng mặt ray chính, độ sai lệch không quá 5 milimét (mm).

Điều 7. Biển báo hiệu và tín hiệu trên đường sắt

1. Trên đường sắt, ở khu vực cầu chung phải bố trí các biển báo hiệu, tín hiệu sau:

a) Tín hiệu đèn màu phòng vệ;

b) Biển kéo còi;

c) Biển tốc độ tối đa cho phép.

2. Đối với những nơi tín hiệu phòng vệ không đảm bảo tầm nhìn 800 mét (m) liên tục thì phải bố trí tín hiệu báo trước cho tín hiệu đèn màu phòng vệ.

Điều 8. Biển báo hiệu, tín hiệu và thiết bị trên đường bộ

Trên đường bộ vào cầu chung và khu vực cầu chung phải bố trí các biển báo hiệu, tín hiệu và thiết bị sau theo đúng quy định:

1. Biển báo hiệu giao cắt giữa đường sắt và đường bộ có rào chắn;

2. Các biển cấm (tùy theo tiêu chuẩn và cấp kỹ thuật tại khu vực cầu chung);

3. Biển cự ly tối thiểu giữa hai xe;

4. Biển tốc độ tối đa cho phép;

5. Các biển báo hiệu, tín hiệu khác theo quy định;

6. Cần chắn hoặc giàn chắn đường bộ (nếu có).

Điều 9. Trạm gác cầu chung

1. Ở mỗi đầu cầu chung phải có một trạm gác để điều khiển giao thông, trạm gác phải đảm bảo các điều kiện sau:

a) Vị trí và các cửa sổ của trạm gác phải bố trí để khi ngồi trong trạm gác nhân viên gác cầu nhìn được rõ người và các phương tiện hoặc các chướng ngại vật ở trên cầu; nhìn được rõ đoạn đường bộ và đoạn đường sắt vào cầu;

b) Trạm gác không làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt và đường bộ; bộ phận gần nhất của trạm gác phải cách ray ngoài cùng và cách mép đường bộ ra phía ngoài tối thiểu 3,5 mét (m); nền nhà trạm gác phải cao bằng hoặc cao hơn mặt cầu, xung quanh có lan can; diện tích của trạm gác đảm bảo tối thiểu là 4 mét vuông (m2).

2. Trong mỗi trạm gác cầu chung tối thiểu phải có đầy đủ các thiết bị sau đây và phải đảm bảo sẵn sàng làm việc:

a) Điện thoại liên lạc với hai ga gần nhất;

b) Đèn, chuông điện, điện thoại liên lạc giữa hai trạm đầu cầu;

c) Thiết bị điều khiển cần chắn hoặc giàn chắn đường bộ;

d) Thiết bị điều khiển tín hiệu đường bộ;

đ) Thiết bị điều khiển tín hiệu đường sắt;

e) Đồng hồ để bàn.

Chương 3.

NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG VÀ BIỂU THỊ CỦA CÁC BÁO HIỆU, TÍN HIỆU TRONG KHU VỰC CẦU CHUNG

Điều 10. Quy định chung

Hệ thống biển báo hiệu, tín hiệu trên đường sắt, đường bộ vào cầu chung và ở khu vực cầu chung phải hoạt động và biểu thị theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ hiện hành.

Điều 11. Nguyên tắc đóng, mở tín hiệu

1. Ở trạng thái không có tàu qua cầu chung:

a) Tín hiệu đèn màu phòng vệ đường sắt ở trạng thái đóng (sáng màu đỏ biểu thị cấm tàu qua cầu);

b)Tín hiệu đường bộ ở trạng thái mở (sáng màu lục biểu thị cho phép các phương tiện giao thông đường bộ qua cầu);

c) Chắn đường bộ ở trạng thái mở (cho phép các phương tiện giao thông đường bộ qua cầu).

2. Ở trạng thái có tàu tới cầu chung:

a) Tín hiệu đường bộ ở trạng thái đóng (sáng màu đỏ biểu thị cấm các phương tiện giao thông đường bộ qua cầu);

b) Chắn đường bộ ở trạng thái đóng (cấm các phương tiện giao thông đường bộ qua cầu);

c) Tín hiệu đèn màu phòng vệ đường sắt ở trạng thái mở (sáng màu lục biểu thị cho phép tàu qua cầu). Điều kiện để mở tín hiệu phòng vệ đường sắt là tín hiệu đường bộ ở trạng thái đóng, chắn đường bộ ở trạng thái đóng và không có chướng ngại vật ở trên cầu.

3. Sau khi tàu đã qua khỏi cầu, các thiết bị lần lượt hoạt động theo trình tự sau:

a) Tín hiệu đèn màu phòng vệ đường sắt đóng;

b) Tín hiệu đường bộ mở;

c) Chắn đường bộ mở.

Điều 12. Thời gian đóng chắn và báo hiệu bằng tín hiệu

Chắn đường bộ phải đóng ở thời điểm bảo đảm không có người, phương tiện giao thông và các chướng ngại vật khác trên cầu trước khi tàu tới cầu ít nhất 2 (hai) phút và nhiều nhất không quá 5 (năm) phút.

Chương 4.

TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH GIAO THÔNG TRÊN KHU VỰC CẦU CHUNG

Điều 13. Giao thông trên khu vực cầu chung

1. Trên khu vực cầu chung, các phương tiện giao thông đường sắt được quyền ưu tiên đi trước.

2. Khi sắp tới khu vực cầu chung, lái tàu phải chú ý quan sát khu vực cầu và các tín hiệu trong khu vực cầu chung, chấp hành đúng các quy định về kéo còi và tốc độ.

3. Khi tín hiệu đường bộ ở trạng thái đóng (chắn đóng, đèn đỏ, cờ đỏ, biển “dừng xe”), người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại trên phần đường của mình và cách chắn đường bộ khoảng cách 1,0 mét (m); khi có hiệu lệnh qua cầu (chắn mở, đèn xanh, cờ vàng, biển “lối đi thuận chiều”) người tham gia giao thông đường bộ mới được đi qua.

4. Xe thô sơ, người đi bộ, súc vật có người dắt phải đi trên phần đường đã quy định cụ thể của từng cầu.

Các loại xe thô sơ chở hàng nặng, cồng kềnh, đi chậm (như xe ba gác, xe súc vật kéo, các đàn gia súc có người dắt) chỉ được đi qua cầu trong các giờ quy định và bảo đảm cho gia súc và các loại xe này ra khỏi cầu trước khi tàu đến ít nhất là 10 (mười) phút.

5. Cấm dừng, đỗ xe; cấm quay đầu xe; cấm vượt nhau trong khu vực cầu chung.

6. Cấm dừng tàu trên cầu trừ trường hợp có trở ngại, tai nạn hoặc được phép của đơn vị quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt, sự thỏa thuận của đơn vị quản lý đường bộ từ cấp Khu quản lý đường bộ trở lên đối với đường do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý, của Sở Giao thông vận tải đối với quốc lộ ủy thác và đường do địa phương trực tiếp quản lý, hoặc của chủ sở hữu đối với đường chuyên dùng.

Điều 14. Xử lý tai nạn và trở ngại trên cầu chung

Khi có tai nạn hoặc trở ngại trên cầu, người tham gia giao thông trên cầu hoặc có mặt tại nơi xảy ra tai nạn, trở ngại phải báo ngay cho nhân viên gác cầu và các cơ quan có liên quan để phối hợp giải quyết, giúp đỡ người bị nạn, nhanh chóng đưa phương tiện gây trở ngại ra khỏi cầu.

Điều 15. Điều khiển giao thông trên cầu chung

1. Việc tổ chức điều khiển giao thông trên cầu chung do đơn vị quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt chịu trách nhiệm và phải tiến hành liên tục suốt ngày đêm.

2. Việc điều khiển giao thông trên cầu chung do nhân viên gác cầu chung và các lực lượng tăng cường khác cùng phối hợp thực hiện, trong đó nhân viên gác cầu chung chịu trách nhiệm chính;

3. Mỗi đầu cầu phải bố trí tối thiểu một nhân viên gác cầu; trong các trường hợp đặc biệt, để đảm bảo an toàn giao thông phải bố trí tối thiểu hai nhân viên; thời gian làm việc của mỗi nhân viên không quá 12 (mười hai) giờ/01 (một) ngày đêm.

Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên gác cầu

1. Đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt tại khu vực cầu chung.

2. Điều khiển giao thông để các phương tiện và người qua cầu an toàn, nhanh chóng, thuận lợi và đúng quy định.

3. Phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết khi có tai nạn, trở ngại, hư hỏng trên cầu ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ, đường sắt tại khu vực cầu chung.

4. Có quyền bắt buộc người tham gia giao thông phải chấp hành đúng các quy định khi qua cầu chung và ở khu vực cầu chung; có quyền lập biên bản và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý người vi phạm theo quy định.

Điều 17. Phương thức chỉ huy và liên lạc giữa các trạm gác cầu

1. Các đơn vị quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt căn cứ vào phương tiện thiết bị và tình hình thực tế của từng cầu, quy định phương thức chỉ huy và liên lạc giữa các trạm gác cầu để điều khiển giao thông trên cầu.

2. Phương thức chỉ huy và liên lạc phải đảm bảo các quy định của Thông tư này và đảm bảo nguyên tắc an toàn, thuận tiện cho các phương tiện qua cầu.

3. Liên lạc giữa các trạm gác cầu phải đảm bảo các phương tiện trong lòng cầu phía đang lưu hành ra hết khỏi cầu rồi mở chắn phía đối diện và ngược lại, đảm bảo chỉ cho các phương tiện giao thông đường bộ đi theo một chiều.

Chương 5.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013; thay thế Quyết định số 356-QĐ/PC ngày 22 tháng 3 năm 1982 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Điều lệ cầu chung.

Điều 19. Tổ chức thực hiện

1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Vụ trưởng - Trưởng ban thuộc Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải: Lào Cai, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Bình, Đồng Nai; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Giao thông vận tải để nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp./.

 

 

Nơi nhận:
- Như khoản 1 Điều 19;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Trang tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo GTVT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KCHT (5 bản)

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

 

THE MINISTRY OF TRANSPORT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 38/2012/TT-BGTVT

 Hanoi, September 19, 2012

 

CIRCULAR

PROVIDING ON MANAGEMENT AND EXPLOITATION OF COMMON BRIDGE

Pursuant to the Law on railway, of June 14, 2005;

Pursuant to the Law on Road traffic, of November 13, 2008;

Pursuant to the Government’s Decree No.109/2006/ND-CP, of September 22, 2006 detailing and guiding implementation of a number of articles of Law on railway;

Pursuant to the Government’s Decree No.51/2008/ND-CP, of April 22, 2008 providing functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport; 

At the proposal of Director of Traffic Infrastructure Department and Director of Vietnam Railway Department;

The Minister of Transport promulgates the Circular providing on management and exploitation of common bridge,

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular prescribes on management, exploitation for bridges shared between national railways, specialized-use railways with roads.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to domestic and foreign organizations, individuals with operations relating to management, exploitation, maintain of common bridge and persons participating in traffic in the zone of common bridge.

Article 3. Common bridge and the zone of common bridge

1. Common bridge means a bridge with bridge floor being shared for both means of transport by railway and means of transport by road.

2. The zone of common bridge include entire infrastructure of bridge, space under bridge and management scope counted from inner edge of abutment (adjoin with beam anchorage) to each side:

a) For railway: To the signal pole to protect bridge (including the signal pole); or 10 meter (m) for place without the protection signal pole;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. The responsibilities and powers of unit managing infrastructure of railway

1. To take responsibility for management, exploitation and maintain works and equipments in are of common bridge as prescribed in clause 2, Article 3 of this Circular; to ensure that works items of bridge and equipment in the zone of common bridge can operate in accordance to technical requirements, safely and conveniently for human and means of transport of railway, roads through bridge.

2. To take responsibility for control traffic on the common bridge.

3. Within 03 months, after this Circular takes effect, unit managing infrastructure of railway shall formulate and promulgate a detailed rule on organizing management, exploitation of common bridge in order to ensure traffic safety through common bridge. 

4. When repairing roads, bridges or doing other jobs at the zone of common bridge relating to road traffic, it must be agreed by unit managing roads at level of road management area or higher for roads managed by Vietnam Road Administration, agreed by Transport services for assigned national highways and roads directly managed by local or agreed by owner for specialized-use roads.

5. To make the annual plan and budget estimates for management and maintain of common bridge to submit to competent authorities for approval.

Article 5. The responsibilities and powers of unit managing road

1. To coordinate with unit managing infrastructure of railway and relevant agencies in maintain, repair of road section in the zone of common bridge; to check road section, traffic situation on roads under plans or irregularly.

2. To have right to suggest unit managing infrastructure of railway to repair works items of bridge and equipment relating to road in the zone of common bridge to ensure safety and convenience of traffic on common bridge.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

BRIDGE FLOOR AND ROAD PAVEMENT ENTERING COMMON BRIDGE; SYSTEM OF NOTICE SIGNBOARD, SIGNALS AND OTHER RELEVANT EQUIPMENT IN THE ZONE OF COMMON BRIDGE

Article 6. Bridge floor and road pavement entering common bridge

1. Bridge floor and road pavement entering common bridge must meet technical standards of road level and ensure uniformity on section of railway, road. The road pavement entering common bridge, junction with railway must be built according to technical standards of current level crossing.

2. On the common bridge, in railway-bed along main rail, it must lay check rail or form rail slits of other infrastructure; the rail slit must be wide between 75 millimeter (mm) and 90 millimeter (mm), with depth of at least 45 millimeter (mm); the check rail or structure of rail slit must be high equal main rail, the error not exceeding 5 millimeter (mm). 

Article 7. The notice signboards and signals on railway

1. On railway, in the zone of common bridge, it must arrange notice signboards and signals as follows:

a) Signals of protection color light;

b) Signboard of whistling

c) Signboards of permitted maximum speed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 8. The notice signboards, signals and equipment on road

On road entering common bridge and the zone of common bridge, it must arrange the following notice signboards and equipment properly with regulation. 

1. Notice signboards of crossing between railway and road with barrier;

2. Prohibited signboards (depend on standards and technical level at the zone of common bridge);

3. Signboards of minimum distance between two vehicles;

4. Signboards of permitted maximum speed;

5. Other notice signboards, signals as prescribed;

6. Barrier or guard framework of road (if any).

Article 9. Guard station of common bridge

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Position and windows of the guard station must be arranged for the watchman of bridge upon sitting in guard station be able to see clearly people and means or obstacles on bridge; see clearly road section and railway sections entering bridge;

b) The guard station does not hide sight distance of persons controlling means of railway and road transport; the nearest part of the guard station must be distant the outermost rail and edge of road to outside with at least 3.5 meter (m); the floor of guard station must be high equal or higher than bridge  floor, with surrounding handrail; the area of guard station ensure be 4 square meter (m2) minimally.  

2. In each guard station of common bridge, minimally, it must have sufficient the following equipment and ensured to be ready for working:

a) Telephone to connect to two nearest railway-stations;

b) Lamp, electric bell, telephone to connect between two stations of bridge-head;

c) Equipment to control barrier or guard framework of road;

d) Equipment to control signals of road;

dd) Equipment to control signals of railway;

e) Table clock.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

THE PRINCIPLE OF OPERATION AND DSPLAY OF NOTICES, SIGNALS IN THE ZONE OF COMMON BRIDGE

Article 10. General provisions

System of notice signboards, signals on railway, roads entering common bridge and at the zone of common bridge must operate and display as prescribed in current National technical regulation on railway signals and National technical regulation on road notice.

Article 11. Principle of signal open and closure

1. In status of no train through common bridge:

a) Signal of protection color light of railway in closed status (bright with red displaying of banning train through bridge);

b) Signal of road in open status (bright with green displaying of permitting means of road transport through bridge);

c) Barrier of road in open status (permitting means of road transport through bridge).

2. In status of going to have train arriving common bridge:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Barrier of road in closed status (banning means of road transport through bridge);

c) Signal of protection color light of railway in open status (bright with green displaying of permitting train through bridge). Condition to open the protection signal of railway is the road signal in closed status, road barrier in closed status and having no obstacle on bridge.

3. After train has gone pass bridge, equipments alternately operate in the following order:

a) Signal of protection color light of railway is closed;

b) Road signal is open;

c) Barrier of road is open.

Article 12. Time of closing barrier and notifying by signals

The road barrier must be closed at time ensuring no person, no means of transport and other obstacle on bridge before train arrive bridge at least 2 (two) minutes and not more than 5 (five) minutes.

Chapter 4.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 13. Traffic on the zone of common bridge

1. On the zone of common bridge, means of railway transport are prioritized to go first.

2. When train is about to come the zone of common bridge, the driver of train must pay attention to observe the zone of bridge and signals in the zone, comply with provisions on whistling and speed. 

3. When road signals in closed status (closed barrier, red light, red flag, signboard of “vehicle stop”), persons participating in traffic must stop on their road section and be a distance from road about 1.0 meter (m); when has an order of through bridge (open barrier, green light, yellow flag, signboard of "forward aisle"), persons participating in traffic may go pass.

4. Rudimentary vehicles, pedestrians, cattle being led by person must go on specified road section of each bridge.

Rudimentary vehicles carrying heavy and bulky goods, slowly moving (such as tricycles, animal-drawn vehicles, herd of cattle being led by person) may pass bridge only in prescribed time and ensure that cattle and types of these vehicles are able to go pass bridge before train comes at least 10 (ten) minutes. 

5. To prohibit stop, park vehicle; turn vehicle; prohibit pass mutual in the zone of common bridge.

6. To prohibit stop train on bridge unless there is obstacle or accident or permission of unit managing infrastructure of railway, agreement of unit managing road at level of road management area or higher for roads managed by Vietnam Road Administration, of Transport services for assigned national highways and roads directly managed by local or of owner for specialized-use roads.

Article 14. Handling accident and obstacle on common bridge

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 15. Traffic control on common bridge

1. Unit managing railway infrastructure shall organize traffic control on common bridge and must implement continuously during day and night.

2. The common bridge watchman and other enhanced forces shall coordinate to implement traffic control on common bridge, in which the common bridge watchman takes main responsibility.

3. Each bridge-head must arrange at least a watchman; in special case, in order to ensure traffic safety, it must arrange two watchmen; working time of each watchman not exceeding 12 (twelve) hours/01 (one) day and night.

Article 16. Duties, powers of watchman

1. To ensure safety of railway and road traffic at the zone of common bridge.

2. To control traffic for means and persons able to pass bridge safely, fast, conveniently and properly as prescribed. 

3. To coordinate with relevant agencies to solve when there are accidents, obstacles, faults on bridge affecting safety of road and railway traffic at the zone of common bridge.

4. To have right to compel person participating in traffic to comply with provisions when going pass common bridge and in the zone of common bridge; to have right to made record and suggest competent agencies to handle offender as prescribed.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Units managing railway infrastructure, based on means, equipments and actual situation of each bridge, shall prescribe methods of command and communication between guard stations of bridge in order to control traffic on bridge. 

2. Methods of command and communication must assure provisions of this Circular and principles on safety and convenience for means passing bridge.

3. Communication between bridge guard stations must assure that all means in bridge-bed at the circulating side go out bridge before open the opposite barrier and vice versa; assure that means of road transport only go in a one way.

Chapter 5.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 18. Effect

This Circular takes effect on January 01, 2013; replaces the Decision No.356-QD/PC, of March 22, 1982 of The Minister of Transport on promulgating the common bridge Regulation.  

Article 19. Organization of implementation

1. The Chief of the Ministry Office, the Chief Inspector of Ministry, Directors of Administrations, Director – Head of Board under the Ministry of Transport, Director General of Vietnam Road Administration, Director of Vietnam railway Administration, Director General of Vietnam Railway Corporation, Director of Transport Services: Lao Cai, Hai Phong, Bac Giang, Bac Ninh, Quang Binh, Dong Nai province; heads of agencies, relevant organizations and individuals shall implement this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

THE MINISTER OF TRANSPORT




Dinh La Thang

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 38/2012/TT-BGTVT ngày 19/09/2012 quy định về quản lý, khai thác cầu chung do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.104

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.167.189
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!