Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 36/2017/TT-BGTVT huấn luyện nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ lĩnh vực giao thông

Số hiệu: 36/2017/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Trương Quang Nghĩa
Ngày ban hành: 09/10/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2017/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2017

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG VÀ SÁT HẠCH NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ XẾP DỠ, THIẾT BỊ ÁP LỰC TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, về sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về huấn luyện, bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và nội dung huấn luyện, bồi dưỡng, sát hạch nghiệp vụ kiểm định của kiểm định viên đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực dùng trong giao thông vận tải.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực lắp đặt trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, hàng không, đường sắt và tại các cảng hàng không, cảng thủy, cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy, phương tiện đường sắt.

2. Thông tư này không áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực phục vụ quốc phòng, an ninh, tàu cá.

Chương II

TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM ĐỊNH VIÊN

Điều 3. Tiêu chuẩn kiểm định viên

Kiểm định viên thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực dùng trong giao thông vận tải là đăng kiểm viên có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động (sau đây gọi tắt là Nghị định số 44/2016/NĐ-CP).

Điều 4. Nhiệm vụ của kiểm định viên

1. Kiểm định trong chế tạo, sửa chữa, hoán cải, khai thác, sử dụng và đánh giá trạng thái kỹ thuật của thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực.

2. Thẩm định thiết kế.

3. Kiểm tra, đánh giá các cơ sở chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực.

4. Huấn luyện thực hành cho người tham gia huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ.

5. Tham gia đánh giá sát hạch nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực.

6. Tham gia giám định tai nạn.

7. Lập và cấp hồ sơ kiểm định cho thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực.

Điều 5. Quyền hạn của kiểm định viên

1. Yêu cầu chủ thiết bị hoặc cơ sở thiết kế, chế tạo, đóng mới, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm thiết bị cung cấp các hồ sơ kỹ thuật, tạo điều kiện cần thiết tại hiện trường để thực hiện công tác kiểm định, đánh giá, giám sát kỹ thuật, bảo đảm an toàn trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

2. Bảo lưu và báo cáo cấp trên khi ý kiến của mình khác với ý kiến của lãnh đạo đơn vị về kết luận đánh giá trạng thái kỹ thuật của thiết bị.

3. Được ký và sử dụng ấn chỉ nghiệp vụ khi lập hồ sơ kiểm định cho thiết bị.

4. Từ chối thực hiện công tác kiểm định, đánh giá, giám sát kỹ thuật khi nhận thấy các điều kiện để thực hiện công tác kiểm định kỹ thuật, an toàn lao động tại hiện trường không bảo đảm.

Điều 6. Trách nhiệm của kiểm định viên

1. Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công việc được phân công trước lãnh đạo đơn vị và trước pháp luật.

2. Thực hiện nhiệm vụ khách quan, đúng pháp luật, phù hợp với các nội dung ghi trong chứng chỉ kiểm định viên và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đăng kiểm.

Chương III

NỘI DUNG HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG VÀ SÁT HẠCH NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH

Điều 7. Huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định

1. Người tham gia huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực đáp ứng các quy định tại khoản 1 và 2 Điều 9 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP được huấn luyện và bồi dưỡng theo nội dung quy định tại Điều 8 và 9 của Thông tư này.

2. Các quy chuẩn kỹ thuật sử dụng trong huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định gồm:

a) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ (QCVN 22: 2010/BGTVT).

b) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị chịu áp lực trên phương tiện giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển (QCVN 67: 2017/BGTVT).

Điều 8. Huấn luyện và bồi dưỡng lý thuyết nghiệp vụ kiểm định

1. Giới thiệu về tổ chức Đăng kiểm Việt Nam, đạo đức nghề nghiệp, quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác kiểm định.

2. Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định, hướng dẫn nghiệp vụ, về hồ sơ kiểm định, quản lý hồ sơ, báo cáo, tính giá và lệ phí kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực.

3. Hướng dẫn sử dụng các chương trình, phần mềm quản lý.

4. Hướng dẫn tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy định và thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực.

5. Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm định trong chế tạo, sửa chữa, hoán cải và trong khai thác, sử dụng thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực.

6. Sau khi hoàn thành huấn luyện và bồi dưỡng lý thuyết nghiệp vụ, người tham gia huấn luyện sẽ được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện, bồi dưỡng lý thuyết nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 9. Huấn luyện thực hành nghiệp vụ kiểm định

1. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện, bồi dưỡng lý thuyết nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực, thủ trưởng đơn vị đăng kiểm phân công kiểm định viên hướng dẫn người tham gia huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định thực hành nghiệp vụ theo các nội dung quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này.

2. Huấn luyện thực hành nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ trong chế tạo và sửa chữa, hoán cải bao gồm quan sát kiểm định viên hướng dẫn thực hiện, thực hành có hướng dẫn của kiểm định viên, thực hành độc lập theo các nội dung sau đây:

a) Kiểm tra hồ sơ thiết kế;

b) Kiểm tra vật liệu và hàn;

c) Kiểm tra các chi tiết, phụ tùng lắp trên thiết bị xếp dỡ;

d) Kiểm tra lắp ráp kết cấu;

đ) Kiểm tra tổng thể;

e) Thử hoạt động và thử tải;

g) Kiểm tra kết cấu, thiết bị sau khi thử;

h) Lập và cấp hồ sơ kiểm định.

3. Huấn luyện thực hành nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ đang khai thác, sử dụng bao gồm quan sát kiểm định viên hướng dẫn thực hiện, thực hành có hướng dẫn của kiểm định viên, thực hành độc lập theo các nội dung sau đây:

a) Kiểm tra hồ sơ thiết bị;

b) Kiểm tra kết cấu;

c) Kiểm tra các chi tiết, phụ tùng lắp trên thiết bị xếp dỡ;

d) Kiểm tra tổng thể;

đ) Thử tải;

e) Kiểm tra kết cấu, thiết bị sau khi thử;

g) Lập và cấp hồ sơ kiểm định.

4. Huấn luyện thực hành nghiệp vụ kiểm định thiết bị áp lực trong chế tạo và sửa chữa, hoán cải bao gồm quan sát kiểm định viên hướng dẫn thực hiện, thực hành có hướng dẫn của kiểm định viên, thực hành độc lập theo các nội dung sau đây:

a) Kiểm tra hồ sơ thiết kế;

b) Kiểm tra vật liệu và hàn;

c) Kiểm tra kết cấu;

d) Kiểm tra tổng thể;

đ) Thử áp lực;

e) Kiểm tra kết cấu sau khi thử;

g) Lập và cấp hồ sơ kiểm định.

5. Huấn luyện thực hành nghiệp vụ kiểm định thiết bị áp lực đang khai thác, sử dụng bao gồm quan sát kiểm định viên hướng dẫn thực hiện, thực hành có hướng dẫn của kiểm định viên, thực hành độc lập theo các nội dung sau đây:

a) Kiểm tra hồ sơ thiết bị;

b) Kiểm tra phụ tùng lắp trên thiết bị áp lực;

c) Kiểm tra tổng thể;

d) Thử thiết bị theo quy định;

đ) Kiểm tra kết cấu sau khi thử;

e) Lập và cấp hồ sơ kiểm định.

Điều 10. Sát hạch nghiệp vụ kiểm định

1. Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức thực hiện sát hạch nghiệp vụ kiểm định viên theo các nội dung nêu tại Điều 9 của Thông tư này để cấp chứng chỉ kiểm định viên.

2. Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam quyết định thành lập Hội đồng và quy định cụ thể quy chế làm việc của Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định viên.

3. Hội đồng sát hạch nghiệp vụ kiểm định viên tổ chức thực hiện và chỉ định kiểm định viên thực hiện đánh giá nghiệp vụ kiểm định.

4. Kiểm định viên thực hiện đánh giá lập biên bản đánh giá thực tế năng lực kiểm định cho người tham gia huấn luyện thực hành nghiệp vụ kiểm định theo quy định tại Mẫu số 02 hoặc Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Chứng chỉ kiểm định được cấp cho người tham gia huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định khi đáp ứng đủ các tiêu chí đạt quy định tại Mẫu biên bản đánh giá thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ kiểm định.

6. Đăng kiểm viên tàu biển, phương tiện thủy nội địa, xe cơ giới và phương tiện giao thông đường sắt có ít nhất hai (02) năm thực hiện kiểm định thiết bị nâng, thiết bị áp lực được cấp chứng chỉ kiểm định viên sau khi được huấn luyện, bồi dưỡng lý thuyết nghiệp vụ kiểm định theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam

1. Lập kế hoạch, ban hành tài liệu, tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực dùng trong giao thông vận tải

2. Cấp, cấp lại và thu hồi chứng chỉ kiểm định viên theo quy định.

3. Hướng dẫn, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm các quy định của Thông tư này tại các đơn vị đăng kiểm trên phạm vi toàn quốc.

Điều 12. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2017.

2. Các văn bản được dẫn chiếu tại Thông tư này nếu có sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các văn bản được sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, TCCB (Ưng).

BỘ TRƯỞNG




Trương Quang Nghĩa

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Mẫu số 01

Mẫu giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện, bồi dưỡng lý thuyết nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực.

Mẫu số 02

Biên bản đánh giá thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ.

Mẫu số 03

Biên bản đánh giá thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ kiểm định thiết bị áp lực.

Mẫu số 01

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN HOÀN THÀNH KHÓA HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG LÝ THUYẾT NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ XẾP DỠ, THIẾT BỊ ÁP LỰC
-------------------

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN

HOÀN THÀNH KHÓA HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG LÝ THUYẾT NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ XẾP DỠ / THIẾT BỊ ÁP LỰC CỤC TRƯỞNG CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM CHỨNG NHẬN

Ông (Bà): ..........................................................................................................................

Ngày, tháng, năm sinh: .....................................................................................................

Nơi sinh: ...........................................................................................................................

Đơn vị công tác: ................................................................................................................

Đã hoàn chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định: ...................................................

...........................................................................................................................................

Đơn vị tổ chức: ..................................................................................................................

Được tổ chức từ ngày.... tháng.... năm ……………đến ngày……tháng……năm .............

Kết quả: .............................................................................................................................




Số:………………………….

Hà Nội, ngày….tháng….năm….
CỤC TRƯỞNG
(Ký tên & đóng dấu)

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________

BIÊN BẢN

ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ NĂNG LỰC THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ XẾP DỠ

Ngày ….. tháng .... năm ………

Địa điểm: …………………………………………………………………………………………..

Kiểm định viên đánh giá thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ của Cục Đăng kiểm Việt Nam:

Ông: …………………………………………...Chức vụ: ………………………………………..

Đã tiến hành đánh giá thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ của:

Ông: …………………………………………...Chức vụ: ………………………………………..

Đối tượng thực hiện kiểm định: ………………………………………………………………….

I. Nội dung đánh giá và kết quả đánh giá

TT

Nội dung đánh giá

Kết quả đánh giá

Đạt

Không đạt

1

Quy định về nghiệp vụ

1.1

Áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật

1.2

Áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn

1.3

Áp dụng quy trình và hướng dẫn kiểm định theo quy chuẩn, tiêu chuẩn

2

Thực hiện kiểm định thiết bị xếp dỡ

2.1

Kiểm định thiết bị xếp đỡ trong chế tạo và sửa chữa, hoán cải

2.1.1

Kiểm tra hồ sơ thiết kế

2.1.2

Kiểm tra vật liệu và hàn

2.1.3

Kiểm tra các chi tiết, phụ tùng lắp trên thiết bị xếp dỡ

2.1.4

Kiểm tra lắp ráp kết cấu

2.1.5

Kiểm tra tổng thể

2.1.6

Thử hoạt động và thử tải

2.1.7

Kiểm tra kết cấu, thiết bị sau khi thử

2.1.8

Lập báo cáo hiện trường

2.2

Kiểm định thiết bị xếp dỡ đang khai thác, sử dụng

2.2.1

Kiểm tra hồ sơ thiết bị

2.2.2

Kiểm tra kết cấu

2.2.3

Kiểm tra các chi tiết, phụ tùng lắp trên thiết bị xếp dỡ

2.2.4

Kiểm tra tổng thể

2.2.5

Thử tải

2.2.6

Kiểm tra kết cấu, thiết bị sau khi thử

2.2.7

Lập báo cáo hiện trường

3

Lập và cấp hồ sơ kiểm định

3.1

Lập hồ sơ kiểm định theo quy định

3.2

Cấp ấn chỉ kiểm định theo quy định

II. Kết luận

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Cuộc đánh giá thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ kiểm định kết thúc vào hồi……..giờ……ngày ……………..

Biên bản này lập thành 02 bản, 01 bản lưu tại đơn vị, 01 bản gửi về Cục Đăng kiểm Việt Nam

Người được đề nghị công nhận Kiểm định viên
(Ký và ghi rõ họ tên)

Kiểm định viên thực hiện đánh giá
(Ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu số 03

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------

BIÊN BẢN

ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ NĂNG LỰC THỰC HÀNH NGHIỆP VỤ KIỂM ĐỊNH THIẾT ÁP LỰC

Ngày ….. tháng .... năm ………

Địa điểm: …………………………………………………………………………………………..

Kiểm định viên đánh giá thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ kiểm định thiết bị áp lực của Cục Đăng kiểm Việt Nam:

Ông: …………………………………………...Chức vụ: ………………………………………..

Đã tiến hành đánh giá thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ của:

Ông: …………………………………………...Chức vụ: ………………………………………..

Đối tượng thực hiện kiểm định: ………………………………………………………………….

I. Nội dung đánh giá và kết quả đánh giá

TT

Nội dung đánh giá

Kết quả đánh giá

Đạt

Không đạt

1

Quy định về nghiệp vụ

1.1

Áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật

1.2

Áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn

1.3

Áp dụng quy trình và hướng dẫn kiểm định theo quy chuẩn, tiêu chuẩn

2

Thực hiện kiểm định thiết bị áp lực

2.1

Kiểm định thiết bị áp lực trong chế tạo và sửa chữa, hoán cải

2.1.1

Kiểm tra hồ sơ thiết kế

2.1.2

Kiểm tra vật liệu và hàn

2.1.3

Kiểm tra kết cấu

2.1.4

Kiểm tra tổng thể

2.1.5

Thử áp lực

2.1.6

Kiểm tra kết cấu sau khi thử

2.1.7

Lập báo cáo hiện trường

2.2

Kiểm định thiết bị áp lực đang khai thác, sử dụng

2.2.1

Kiểm tra hồ sơ thiết bị

2.2.2

Kiểm tra phụ tùng lắp trên thiết bị áp lực

2.2.3

Kiểm tra tổng thể

2.2.4

Thử thiết bị theo quy định

2.2.5

Kiểm tra kết cấu sau khi thử

2.2.6

Lập báo cáo hiện trường

3

Lập và cấp hồ sơ kiểm định

3.1

Lập hồ sơ kiểm định theo quy định

3.2

Cấp ấn chỉ kiểm định theo quy định

II. Kết luận

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Cuộc đánh giá thực tế năng lực thực hành nghiệp vụ kiểm định kết thúc vào hồi…….giờ……ngày ………………….

Biên bản này lập thành 02 bản, 01 bản lưu tại đơn vị, 01 bản gửi về Cục Đăng kiểm Việt Nam

Người được đề nghị công nhận Kiểm định viên
(Ký và ghi rõ họ tên)

Kiểm định viên thực hiện đánh giá
(Ký và ghi rõ họ tên)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 36/2017/TT-BGTVT ngày 09/10/2017 quy định về huấn luyện, bồi dưỡng và sát hạch nghiệp vụ kiểm định thiết bị xếp dỡ, thiết bị áp lực trong lĩnh vực giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.585

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.118.194
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!