|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Thông tư 2/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-BGTVT an toàn phương tiện giao thông
Số hiệu:
|
02/2023/TT-BGTVT
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Giao thông vận tải
|
|
Người ký:
|
Lê Đình Thọ
|
Ngày ban hành:
|
21/03/2023
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
03 đối tượng xe cơ giới miễn kiểm định trên dây chuyền
Ngày 21/3/2023, Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Thông tư 2/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-BGTVT về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.Theo đó, xe cơ giới không phải kiểm định trên dây chuyền kiểm định gồm:
- Xe cơ giới chưa qua sử dụng thuộc trường hợp được miễn kiểm định lần đầu. (quy định mới)
Xe cơ giới chưa qua sử dụng đã được cấp “Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng” đối với xe sản xuất, lắp ráp hoặc “Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu” hoặc “Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu” và có năm sản xuất đến năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định dưới 02 năm (năm sản xuất cộng 01 năm), có đủ hồ sơ hợp lệ.
- Xe cơ giới quá khổ, quá tải không vào được dây chuyền kiểm định:
Hạng mục kiểm tra sự làm việc và hiệu quả phanh hoặc hạng mục khác không thực hiện kiểm tra được trên dây truyền kiểm định (nếu có) được thực hiện trên đường thử ngoài dây chuyền hoặc thực hiện kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm.
- Xe cơ giới không thể di chuyển đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định được phép thực hiện kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm bao gồm:
+ Xe cơ giới mà trên Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe sản xuất, lắp ráp hoặc Giấy chứng nhận (hoặc Thông báo miễn kiểm tra) chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu) có ghi thông tin “xe cơ giới không tham gia giao thông đường bộ”
+ Xe cơ giới hoạt động tại các vùng đảo không có đơn vị kiểm định.
+ Xe cơ giới đang hoạt động tại các khu vực bảo đảm về an toàn, an ninh, quốc phòng; xe cơ giới hoạt động trong khu vực hạn chế như cảng, mỏ, công trường.
+ Xe cơ giới đang thực hiện các nhiệm vụ cấp bách (phòng chống thiên tai, dịch bệnh).
Thông tư 2/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 22/3/2023.
BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
02/2023/TT-BGTVT
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2023
|
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT
SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 16/2021/TT-BGTVT NGÀY 12 THÁNG 8 NĂM 2021 CỦA BỘ TRƯỞNG
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm
2008;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của Vụ
trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt
Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT ngày 12 tháng 8 năm
2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Điều
1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT ngày 12 tháng
8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi
tắt là Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT)
1.
Sửa đổi, bổ sung
Điều 5 như sau:
“Điều 5. Địa điểm
thực hiện kiểm định, đối tượng kiểm định, miễn kiểm định lần đầu
1. Việc lập Hồ sơ
phương tiện, thực hiện kiểm định (kể cả khi bổ sung, sửa đổi Hồ sơ phương tiện)
đối với xe cơ giới được thực hiện tại bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào trong phạm vi
cả nước.
2. Xe cơ giới phải
được kiểm định trên dây chuyền kiểm định, trừ các trường hợp sau đây:
a) Xe cơ giới chưa
qua sử dụng thuộc trường hợp được miễn kiểm định lần đầu quy định tại khoản 3 Điều
này;
b) Xe cơ giới quá
khổ, quá tải không vào được dây chuyền kiểm định: Hạng mục kiểm tra sự làm việc
và hiệu quả phanh hoặc hạng mục khác không thực hiện kiểm tra được trên dây
truyền kiểm định (nếu có) được thực hiện trên đường thử ngoài dây chuyền hoặc
thực hiện kiểm định ngoài đơn vị đăng kiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của
Thông tư này;
c) Xe cơ giới không
thể di chuyển đến đơn vị đăng kiểm để kiểm định được phép thực hiện kiểm định
ngoài đơn vị đăng kiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Thông tư này bao
gồm: xe cơ giới mà trên Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe sản
xuất, lắp ráp hoặc Giấy chứng nhận (hoặc Thông báo miễn kiểm tra) chất lượng an
toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu) có ghi thông tin “xe
cơ giới không tham gia giao thông đường bộ”; xe cơ giới hoạt động tại các vùng
đảo không có đơn vị kiểm định; xe cơ giới đang hoạt động tại các khu vực bảo
đảm về an toàn, an ninh, quốc phòng; xe cơ giới hoạt động trong khu vực hạn chế
như cảng, mỏ, công trường; xe cơ giới đang thực hiện các nhiệm vụ cấp bách
(phòng chống thiên tai, dịch bệnh).
3. Xe cơ giới chưa
qua sử dụng đã được cấp “Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng” đối với xe sản
xuất, lắp ráp hoặc “Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường xe cơ giới nhập khẩu” hoặc “Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu” và có năm sản xuất đến năm
nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định dưới 02 năm (năm sản xuất cộng
01 năm), có đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông
tư này thì được miễn kiểm định lần đầu.”
2.
Sửa đổi, bổ sung
khoản 1 Điều 6 như sau:
“1. Lập Hồ sơ phương
tiện
Chủ xe phải khai báo
thông tin và cung cấp giấy tờ sau đây để lập Hồ sơ phương tiện (trừ trường hợp
kiểm định lần đầu để cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định có thời hạn
hiệu lực 15 ngày):
a)
Xuất trình Giấy tờ về đăng ký xe (Bản chính Giấy đăng ký xe do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp hoặc bản chính Giấy biên nhận giữ bản chính Giấy đăng ký xe
(kèm theo bản sao giấy đăng ký xe) đang thế chấp của tổ chức tín dụng hoặc Bản
sao giấy đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính (kèm theo bản
sao giấy đăng ký xe)) hoặc Giấy hẹn cấp Giấy đăng ký xe;
b) Bản sao Phiếu kiểm
tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước (trừ
xe cơ giới thanh lý);
c) Bản chính Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
xe cơ giới cải tạo đối với trường hợp xe cơ giới mới cải tạo;
d) Bản cà số khung, số
động cơ của xe đối với trường hợp xe cơ giới thuộc đối tượng miễn kiểm định quy
định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này;
đ) Khai báo thông tin
các thông tin tương ứng quy định tại Phụ
lục I ban hành kèm theo thông tư này.”.
3.
Sửa đổi, bổ sung
điểm d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 8 như sau:
a)
Sửa đổi, bổ sung
điểm d khoản 1 Điều 8 như sau:
“d) Đối với xe cơ
giới thuộc đối tượng miễn kiểm định lần đầu, đơn vị đăng kiểm căn cứ hồ sơ do
chủ xe cung cấp đã được kiểm tra, đánh giá đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này để cấp Giấy chứng nhận kiểm
định, Tem kiểm định (Chủ xe không phải đưa xe cơ giới đến đơn vị đăng kiểm).
Đối với xe cơ giới
phải thực hiện kiểm định, đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm định theo quy định
tại khoản 2, khoản 3 Điều này và chụp ảnh xe cơ giới để lưu trữ (có thể hiện
thời gian chụp trên ảnh) như sau: 02 ảnh tổng thể thể hiện rõ biển số của xe cơ
giới (01 ảnh ở góc chéo khoảng 45 độ từ phía trước bên cạnh xe và 01 ảnh từ
phía sau góc đối diện); 02 ảnh chụp phần gầm xe trừ trường hợp ô tô chở người
đến 09 chỗ (01 ảnh chụp từ đầu xe, 01 ảnh chụp từ cuối xe); ảnh chụp số khung
của xe.”.
b)
Sửa đổi, bổ sung
điểm a khoản 2 Điều 8 như sau:
“a) Tiếp nhận, kiểm
tra, tra cứu cảnh báo, đối chiếu hồ sơ với dữ liệu trên Chương trình Quản lý
kiểm định (riêng trường hợp kiểm định lần tiếp theo ngay sau lần xe cơ giới
được miễn kiểm định lần đầu, đơn vị đăng kiểm phải đối chiếu thêm về thông số
kỹ thuật của xe thực tế với cơ sở dữ liệu sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu của Cục
Đăng kiểm Việt Nam), nếu không đầy đủ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện lại, nếu
đầy đủ thì đăng ký kiểm định, thực hiện kiểm tra, đánh giá tình trạng an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới và in Phiếu kiểm định theo mẫu quy
định tại Phụ lục VI ban hành kèm
theo Thông tư này;”.
4.
Sửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 1, điểm a khoản
1, khoản 5 Điều 9 như sau:
a)
Sửa đổi, bổ sung tiêu đề khoản 1 Điều 9 như sau:
“1. Xe cơ giới thuộc
trường hợp được miễn kiểm định lần đầu hoặc đã được kiểm định đạt yêu cầu được
cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.
Chủ xe chịu trách nhiệm dán Tem kiểm định (đối với trường hợp miễn kiểm định
lần đầu) phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 9 của Thông tư này.”.
b)
Sửa đổi, bổ sung
điểm a khoản 1 Điều 9 như sau:
“a) Giấy chứng nhận
kiểm định, Tem kiểm định cấp cho xe cơ giới phải có cùng một số seri, được in
từ chương trình quản lý kiểm định trên phôi do Cục Đăng kiểm Việt Nam thống
nhất phát hành, có nội dung phù hợp với Hồ sơ phương tiện và dữ liệu trên chương
trình quản lý kiểm định. Đối với xe cơ giới được khai báo có kinh doanh vận tải
(biển số màu vàng) được cấp Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định loại
dành cho xe cơ giới có kinh doanh vận tải, đối với xe cơ giới được khai báo
không kinh doanh vận tải (biển số có màu khác với màu vàng) được cấp Giấy chứng
nhận kiểm định và Tem kiểm định loại không kinh doanh vận tải.”.
c)
Sửa đổi, bổ sung
khoản 5 Điều 9 như sau:
“5. Giấy chứng nhận
kiểm định hoặc Tem kiểm định bị mất, hư hỏng thì chủ xe phải đưa xe đi kiểm
định lại để cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định, trừ các trường hợp
sau:
a) Giấy chứng nhận
kiểm định lần đầu hoặc Tem kiểm định lần đầu của xe cơ giới thuộc đối tượng
miễn kiểm định bị mất thì trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng
nhận kiểm định lần đầu, Tem kiểm định lần đầu, chủ sở hữu phương tiện hoặc
người được ủy quyền theo quy định của pháp luật đến các đơn vị đăng kiểm khai
báo theo mẫu tại Phụ lục I ban
hành kèm theo Thông tư này để được in lại 01 lần duy nhất Giấy chứng nhận kiểm
định, Tem kiểm định (Chủ xe không phải mang xe đến đơn vị đăng kiểm);
b) Giấy chứng nhận
kiểm định hoặc Tem kiểm định của xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu bị hư
hỏng, có sự sai lệch so với thông tin của xe thì chủ xe mang Giấy chứng nhận
kiểm định, Tem kiểm định đã được cấp đến đơn vị đăng kiểm và khai báo theo mẫu
tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông
tư này để đơn vị đăng kiểm rà soát, kiểm tra thông tin và để được in lại Giấy
chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định (Chủ xe không phải mang xe đến đơn vị đăng
kiểm).”
5.
Bổ sung khoản 6
Điều 13 như sau:
“6. Đối với trường
hợp xe cơ giới được miễn kiểm định lần đầu, chủ xe phải dán tem kiểm định lên
xe cơ giới trước khi tham gia giao thông theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông
tư này.”.
6.
Sửa đổi, bổ sung
khoản 4 Điều 14 như sau:
“4. Phối hợp với cơ
quan có liên quan thực hiện việc cảnh báo và xóa cảnh báo trên chương trình
quản lý kiểm định đối với những xe cơ giới có sự không phù hợp về thông tin
hành chính, thông số kỹ thuật và các trường hợp theo quy định tại khoản 12 Điều 80 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 20 tháng 12
năm 2019 của Chính phủ và các trường hợp cảnh báo khác theo đề nghị của cơ quan
nhà nước.”.
7.
Bổ sung khoản 18
Điều 16 như sau:
“18. Các đơn vị đăng
kiểm có trách nhiệm phối hợp thực hiện in lại Giấy chứng nhận kiểm định, Tem
kiểm định trong trường hợp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định bị mất, hư
hỏng, sai lệch thông tin quy định tại điểm a, b khoản 5 Điều 9
của Thông tư này.”
Điều
2. Thay thế một số Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT
Thay thế Phụ lục I, II, III, VI, XI ban hành kèm theo Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT tương ứng bằng Phụ lục I, II, III, IV, V ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều
3. Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có
hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 03 năm 2023.
2.
Các Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định đã được cấp trước ngày Thông tư
này có hiệu lực thì tiếp tục được sử dụng đến hết thời hạn ghi trong Giấy chứng
nhận kiểm định và Tem kiểm định.
3. Chánh Văn phòng
Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục
trưởng Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Giao
thông - Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ
quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
-
Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KHCN&MT.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Đình Thọ
|
PHỤ LỤC I
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 02/2023/TT-BGTVT ngày 21 tháng 3 năm 2023 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải)
PHỤ LỤC I
MẪU PHIẾU THEO DÕI HỒ SƠ
|
PHIẾU
THEO DÕI HỒ SƠ
|
Ngày....tháng....năm.....
Số:
..............(1)
Biển số Đăng
ký...........
|
Danh mục
|
Các lần kiểm định
trong ngày
|
Ghi chú
|
Lần1
|
Lần 2
|
Lần 3
|
HỒ SƠ CỦA XE CƠ
GIỚI
|
1
|
Đăng ký/ giấy hẹn
|
|
|
|
|
2
|
Bản sao Phiếu chất lượng xuất xưởng
|
|
|
|
|
4
|
Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trường xe cơ giới cải tạo
|
|
|
|
|
5
|
Các giấy tờ khác (Giấy chứng nhận,…)
|
|
|
|
|
HỒ SƠ PHƯƠNG TIỆN(2)
|
Số seri Phiếu lập hồ sơ phương tiện
|
.........
|
..........
|
..........
|
|
HỒ SƠ KIỂM ĐỊNH(2)
|
Số Phiếu kiểm định
|
.........
|
..........
|
..........
|
|
CHỨNG CHỈ KIỂM ĐỊNH(2)
|
Giấy chứng nhận kiểm định và Tem kiểm định
|
|
|
|
Ghi "không cấp Tem kiểm
định" nếu xe không được cấp Tem kiểm định
|
Kinh
doanh vận tải:
|
Có
□ (biển số màu vàng)
|
Không □
|
Thiết
bị giám sát hành trình, camera:
|
Có
□
|
Không □
|
(chỉ ghi nhận và khai
báo đối với xe cơ giới thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình,
camera theo quy định)
Kiểm định cấp giấy
chứng nhận thời hạn 15 ngày(3) □
Điện thoại chủ xe/lái
xe (nếu
có):
.......................................………………………………………
Khai báo thông tin
đối với trường hợp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định bị mất, hư hỏng,
sai lệch thông tin:
Mất □
Hư
hỏng □
Khác
□
(Lý do:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Chủ
xe/ lái xe/ Chủ sở hữu phương tiện/ Người được ủy quyền theo quy định của
pháp luật
(ký
và ghi rõ họ tên)
|
Người
lập Phiếu
(ký
và ghi rõ họ tên)
|
Chú ý: - Ghi đầy đủ các nội
dung trong Phiếu vào các ô tương ứng. Cấp chứng chỉ kiểm định ở lần nào, đánh
dấu vào ô tương ứng với lần đó.
- (1): Số Phiếu được
lấy theo số thứ tự xe cơ giới vào kiểm định trong ngày.
- (2): Đơn vị đăng
kiểm phân công người chịu trách nhiệm hoàn thiện nội dung của mục này trong
Phiếu phân công nhiệm vụ kiểm định.
- (3): Trường hợp
kiểm định cấp Giấy chứng nhận kiểm định có thời hạn 15 ngày thì đánh dấu vào mục
kiểm định cấp Giấy chứng nhận thời hạn 15 ngày.
PHỤ LỤC II
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 02/2023/TT-BGTVT ngày 21 tháng 3 năm 2023 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải)
PHỤ LỤC II
Nội dung kiểm tra, phương pháp kiểm tra và
khiếm khuyết, hư hỏng
Bảng 1
NỘI DUNG KIỂM TRA, PHƯƠNG PHÁP KIỂM
TRA VÀ KHIẾM KHUYẾT, HƯ HỎNG
Các nội dung kiểm tra
quy định trong Phụ lục này được thực hiện phù hợp theo hồ sơ kỹ thuật của xe cơ
giới và tiêu chuẩn, quy định hiện hành.
Khiếm khuyết, hư
hỏng không quan trọng (MINOR DEFECTS):
|
Ký hiệu MiD
|
Khiếm khuyết, hư
hỏng quan trọng (MAJOR DEFECTS):
|
Ký hiệu MaD
|
Hư hỏng nguy hiểm
(DANGEROUS DEFECTS):
|
Ký hiệu DD
|
Nội dung kiểm tra
|
Phương pháp kiểm
tra
|
Khiếm khuyết, hư
hỏng
|
MiD
|
MaD
|
DD
|
1. Kiểm tra nhận
dạng, tổng quát
|
1.1
|
Biển số đăng ký
|
Quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc.
|
a) Không đủ số lượng
|
|
x
|
|
b) Lắp đặt không chắc chắn; màu nền biển số
khác với ký hiệu nền màu biển số ghi trên Giấy đăng ký xe;
|
x
|
|
|
c) Không đúng quy cách; các chữ, số không
rõ ràng, không đúng với Giấy đăng ký xe.
|
|
x
|
|
1.2
|
Số khung, số động cơ
|
Quan sát, đối chiếu hồ sơ phương tiện.
|
a) Không đầy đủ, không đúng vị trí;
|
|
x
|
|
b) Sửa chữa, tẩy xoá;
|
|
x
|
|
c) Các chữ, số không rõ, không đúng với hồ
sơ phương tiện.
|
|
x
|
|
1.3
|
Mầu sơn
|
Quan sát.
|
Không đúng mầu sơn ghi trong Giấy đăng ký
xe.
|
|
x
|
|
1.4
|
Kiểu loại; kích thước xe, thùng hàng
|
Quan sát, dùng thước đo.
|
Không đúng với hồ sơ kỹ thuật.
|
|
x
|
|
1.5
|
Biểu trưng; thông tin kẻ trên cửa xe, thành
xe theo quy định
|
Quan sát
|
a) Không có theo quy định;
|
x
|
|
|
b) Không chính xác, không đầy đủ thông tin
theo quy định;
|
x
|
|
|
c) Mờ, không nhìn rõ.
|
x
|
|
|
2. Kiểm tra khung
và các phần gắn với khung
|
2.1. Khung và các liên kết
|
2.1.1
|
Tình trạng chung
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra và quan sát cả 02
phía của khung xe.
|
a) Gia cường khung xe ngoài quy định;
|
|
x
|
|
b) Nứt, gẫy, biến dạng, cong vênh. mọt gỉ ở
mức nhận biết được bằng mắt;
|
|
x
|
|
c) Các liên kết không chắc chắn;
|
|
x
|
|
2.1.2
|
Thiết bị bảo vệ thành bên và phía sau
|
Quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc.
|
a) Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Nứt, gẫy, hư hỏng.
|
|
x
|
|
2.1.3
|
Móc kéo
|
Quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc.
|
a) Lắp đặt không chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Nứt, gãy, biến dạng;
|
|
x
|
|
2.2. Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng
|
2.2.1
|
Tình trạng chung
|
Quan sát.
|
a) Không đúng kiểu loại, lắp đặt không chắc
chắn, không cân đối trên khung;
|
|
x
|
|
b) Nứt, gãy, thủng, mục gỉ, rách, biến
dạng, sơn bong tróc;
|
|
x
|
|
c) Lọt khí từ động cơ, khí xả vào trong
khoang xe, buồng lái.
|
|
x
|
|
2.2.2
|
Dầm ngang, dầm dọc
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra; quan sát, kết hợp
dùng tay lay lắc.
|
a) Lắp đặt không chắc chắn.
|
|
x
|
|
b) Nứt, gãy, mục gỉ, biến dạng.
|
|
x
|
|
2.2.3
|
Cửa, khóa cửa và tay nắm cửa
|
Đóng, mở cửa và quan sát, kết hợp dùng tay
lay lắc.
|
a) Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Bản lề, chốt bị mất, lỏng, hư hỏng;
|
|
x
|
|
c) Đóng, mở không nhẹ nhàng;
|
x
|
|
|
d) Cửa tự mở, đóng không hết.
|
|
x
|
|
2.2.4
|
Cơ cấu khoá, mở buồng lái; thùng xe; khoang
hành lý; khoá hãm công-ten-nơ
|
Đóng, mở buồng lái, thùng xe, khoang hành
lý, khóa hãm công ten nơ và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc.
|
a) Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Khoá mở không nhẹ nhàng;
|
x
|
|
|
c) Khóa tự mở;
|
|
x
|
|
d) Không có tác dụng.
|
|
x
|
|
2.2.5
|
Sàn
|
Quan sát bên trên và bên dưới xe.
|
a) Lắp đặt không chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Thủng, rách.
|
|
x
|
|
2.2.6
|
Ghế ngồi (kể cả ghế người lái), giường nằm
|
Quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc.
|
a) Số người cho phép chở không đúng hồ sơ
kỹ thuật, bố trí và kích thước ghế, giường không đúng quy định;
|
|
x
|
|
b) Lắp đặt không chắc chắn;
|
|
x
|
|
c) Cơ cấu điều chỉnh (nếu có) không có tác
dụng;
|
x
|
|
|
d) Rách mặt đệm.
|
x
|
|
|
2.2.7
|
Bậc lên xuống
|
Quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc.
|
a) Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn,
nứt, gãy;
|
|
x
|
|
b) Mọt gỉ, thủng.
|
x
|
|
|
2.2.8
|
Tay vịn, cột chống
|
Quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc.
|
a) Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn,
nứt, gãy;
|
|
x
|
|
b) Mọt gỉ.
|
x
|
|
|
2.2.9
|
Giá để hàng, khoang hành lý
|
Quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc.
|
a) Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn,
nứt, gãy;
|
|
x
|
|
b) Mọt gỉ, thủng, rách.
|
x
|
|
|
c) Không chia khoang theo quy định.
|
|
x
|
|
2.2.10
|
Chắn bùn
|
Quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc.
|
a) Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn;
|
x
|
|
|
b) Rách, thủng, mọt gỉ, vỡ.
|
x
|
|
|
2.3. Mâm xoay, chốt kéo của ô tô đầu kéo,
sơ mi rơ moóc và rơ moóc
|
2.3.1
|
Tình trạng chung
|
Quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc.
|
a) Không đúng kiểu loại, lắp đặt không chắc
chắn;
|
|
x
|
|
b) Các chi tiết bị biến dạng, gãy, rạn nứt.
|
|
x
|
|
2.3.2
|
Sự làm việc
|
Đóng, mở khoá hãm chốt kéo và quan sát.
|
Cơ cấu khoá mở chốt kéo không hoạt động
đúng chức năng.
|
|
x
|
|
3. Kiểm tra khả
năng quan sát của người lái
|
3.1
|
Tầm nhìn
|
Quan sát từ ghế lái.
|
Lắp thêm các vật làm hạn chế tầm nhìn của
người lái theo hướng phía trước, hai bên.
|
x
|
|
|
3.2
|
Kính chắn gió
|
Quan sát.
|
a) Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Vỡ, rạn nứt ảnh hưởng đến tầm nhìn người
lái;
|
|
x
|
|
c) Hình ảnh quan sát bị méo, không rõ.
|
|
x
|
|
3.3
|
Gương, camera quan sát phía sau (đối với xe
sử dụng camera thay gương)
|
Quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc.
|
a) Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Phía bên trái không quan sát được ít
nhất chiều rộng 2,5 m ở vị trí cách gương 10 m về phía sau;
|
|
x
|
|
c) Phía bên phải của xe con, xe tải có khối
lượng lượng toàn bộ theo thiết kế không lớn hơn 2 tấn không quan sát được ít
nhất chiều rộng 4 m ở vị trí cách gương 20 m về phía sau; đối với các loại xe
khác không quan sát được ít nhất chiều rộng 3,5m ở vị trí cách gương 30 m về
phía sau;
|
|
x
|
|
d) Hình ảnh quan sát bị méo, không rõ ràng;
|
|
x
|
|
đ) Nứt, vỡ, hư hỏng không điều chỉnh được.
|
|
x
|
|
3.4
|
Gạt nước
|
Cho hoạt động và quan sát, kết hợp dùng tay
lay lắc.
|
a) Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn;
|
x
|
|
|
b) Lưỡi gạt quá mòn;
|
x
|
|
|
c) Không đảm bảo tầm nhìn của người lái;
|
x
|
|
|
d) Không hoạt động bình thường.
|
x
|
|
|
3.5
|
Phun nước rửa kính
|
Cho hoạt động và quan sát, kết hợp dùng tay
lay lắc.
|
a) Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn;
|
x
|
|
|
b) Không hoạt động hoặc phun không đúng vào
phần được quét của gạt nước.
|
x
|
|
|
4. Kiểm tra hệ
thống điện, chiếu sáng, tín hiệu
|
4.1. Hệ thống điện
|
4.1.1
|
Dây điện
|
Đỗ xe trên hầm; kiểm tra dây điện ở trên, ở
dưới phương tiện và trong khoang động cơ bằng quan sát kết hợp dùng tay lay
lắc.
|
a) Lắp đặt không chắc chắn;
|
x
|
|
|
b) Vỏ cách điện hư hỏng;
|
|
x
|
|
c) Có dấu vết cọ sát vào các chi tiết
chuyển động
|
|
x
|
|
4.1.2
|
Ắc quy
|
Quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc.
|
a) Lắp đặt không chắc chắn, không đúng vị
trí;
|
x
|
|
|
b) Rò rỉ môi chất.
|
x
|
|
|
4.2. Đèn chiếu sáng phía trước
|
4.2.1
|
Tình trạng và sự hoạt động
|
Bật, tắt đèn và quan sát, kết hợp dùng tay
lay lắc.
|
a) Lắp đặt không đúng vị trí, không chắc
chắn; vỡ
|
|
x
|
|
b) Không sáng khi bật công tắc;
|
|
x
|
|
c) Thấu kính, gương phản xạ mờ, nứt;
|
|
x
|
|
d) Mầu ánh sáng không phải là mầu trắng
hoặc vàng.
|
x
|
|
|
4.2.2
|
Chỉ tiêu về ánh sáng của đèn chiếu xa (đèn
pha)
|
Sử dụng thiết bị đo đèn: đặt buồng đo chính
giữa trước đầu xe, cách một khoảng theo hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị, điều
chỉnh buồng đo song song với đầu xe; đẩy buồng đo đến đèn cần kiểm tra và điều
chỉnh buồng đo chính giữa đèn cần kiểm tra; bật đèn trong khi xe nổ máy, nhấn
nút đo và ghi nhận kết quả.
|
a) Hình dạng của chùm sáng không đúng;
|
|
x
|
|
b) Tâm vùng cường độ sáng lớn nhất nằm bên
trên đường nằm ngang 0%;
|
|
x
|
|
c) Tâm vùng cường độ sáng lớn nhất nằm dưới
đường nằm ngang -2% đối với các đèn có chiều cao lắp đặt không lớn hơn 850 mm
so với mặt đất hoặc nằm dưới đường nằm ngang -2,75% đối với các đèn có chiều
cao lắp đặt lớn hơn 850 mm so với mặt đất;
|
|
x
|
|
d) Tâm vùng cường độ sáng lớn nhất lệch
trái đường nằm dọc 0%;
|
|
x
|
|
đ) Tâm vùng cường độ sáng lớn nhất lệch
phải đường nằm dọc 2%;
|
|
x
|
|
e) Cường độ sáng nhỏ hơn 10.000 cd.
|
|
x
|
|
4.2.3
|
Chỉ tiêu về ánh sáng của đèn chiếu gần (đèn
cốt)
|
Sử dụng thiết bị đo đèn: điều chỉnh vị trí
buồng đo tương tự như ở mục 4.2.2 Phụ lục này; bật đèn cần kiểm tra trong khi
xe nổ máy, đặt màn hứng sáng xuống dưới 1,3% nếu khoảng cách từ tâm đèn đến
mặt đất không lớn hơn 850 mm và 2% nếu khoảng cách từ tâm đèn đến mặt đất lớn
hơn 850 mm, nhấn nút đo và ghi nhận kết quả.
|
a) Hình dạng của chùm sáng không đúng;
|
|
x
|
|
b) Giao điểm của đường ranh giới tối sáng
và phần hình nêm nhô lên của chùm sáng lệch sang trái của đường nằm dọc 0%;
|
|
x
|
|
c) Giao điểm của đường ranh giới tối sáng
và phần hình nêm nhô lên của chùm sáng lệch sang phải của đường nằm dọc 2%;
|
|
x
|
|
d) Đường ranh giới tối sáng nằm trên đường
nằm ngang -0,5% đối với đèn có chiều cao lắp đặt không lớn hơn 850 mm tính từ
mặt đất hoặc nằm trên đường nằm ngang -1,25% đối với đèn có chiều cao lắp đặt
lớn hơn 850 mm tính từ mặt đất;
|
|
x
|
|
đ) Đường ranh giới tối sáng nằm dưới đường
nằm ngang -2% đối với đèn có chiều cao lắp đặt không lớn hơn 850 mm tính từ
mặt đất hoặc nằm dưới đường nằm ngang -2,75% đối với đèn có chiều cao lắp đặt
lớn hơn 850 mm tính từ mặt đất.
|
|
x
|
|
4.3. Đèn kích thước phía trước, phía sau và
thành bên
|
4.3.1
|
Tình trạng và sự hoạt động
|
Bật, tắt đèn và quan sát trực tiếp hoặc qua
các các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình…) kết hợp dùng tay lay lắc.
|
a) Không đầy đủ, không đúng kiểu loại, vỡ;
|
|
x
|
|
b) Lắp đặt không đúng vị trí, không chắc
chắn;
|
|
x
|
|
c) Không sáng khi bật công tắc;
|
|
x
|
|
d) Gương phản xạ, kính tán xạ ánh sáng mờ,
nứt;
|
x
|
|
|
đ) Mầu ánh sáng không phải mầu trắng hoặc
vàng nhạt đối với đèn phía trước và không phải mầu đỏ đối với đèn phía sau;
|
|
x
|
|
e) Khi bật công tắc, số đèn hoạt động tại
cùng thời điểm không theo từng cặp đối xứng nhau, không đồng bộ về mầu sắc và
kích cỡ.
|
|
x
|
|
4.3.2
|
Chỉ tiêu về ánh sáng
|
Bật đèn và quan sát trực tiếp hoặc qua các
các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình…) trong điều kiện ánh sáng ban ngày.
|
Cường độ sáng và diện tích phát sáng không
đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 10 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày.
|
|
x
|
|
4.4. Đèn báo rẽ (xin đường) và đèn báo nguy
hiểm
|
4.4.1
|
Tình trạng và sự hoạt động
|
Bật, tắt đèn và quan sát trực tiếp hoặc qua
các các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình…), kết hợp dùng tay lay lắc.
|
a) Không đầy đủ, không đúng kiểu loại, vỡ;
|
|
x
|
|
b) Lắp đặt không đúng vị trí, không chắc
chắn;
|
|
x
|
|
c) Không hoạt động khi bật công tắc;
|
|
x
|
|
d) Gương phản xạ, kính tán xạ ánh sáng mờ,
nứt;
|
x
|
|
|
đ) Mầu ánh sáng: đèn phía trước xe không
phải mầu vàng, đèn phía sau xe không phải mầu vàng hoặc mầu đỏ;
|
|
x
|
|
e) Khi bật công tắc, số đèn hoạt động tại
cùng thời điểm không theo từng cặp đối xứng nhau, không đồng bộ về mầu sắc và
kích cỡ; không hoạt động đồng thời, không cùng tần số nháy.
|
|
x
|
|
4.4.2
|
Chỉ tiêu về ánh sáng
|
Bật đèn và quan sát trực tiếp hoặc qua các
các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình…) trong điều kiện ánh sáng ban ngày.
|
Cường độ sáng và diện tích phát sáng không
đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 20 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày.
|
|
x
|
|
4.4.3
|
Thời gian chậm tác dụng và tần số nháy
|
Bật đèn và quan sát trực tiếp hoặc qua các
các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình…), nếu thấy thời gian chậm tác dụng, tần
số nháy có thể không đảm bảo thì dùng đồng hồ đo để kiểm tra.
|
a) Đèn sáng sau 3 giây kể từ khi bật công
tắc;
|
|
x
|
|
b) Tần số nháy không nằm trong khoảng từ 60
đến 120 lần/phút.
|
|
x
|
|
4.5. Đèn phanh
|
4.5.1
|
Tình trạng và sự hoạt động
|
Đạp, nhả phanh và quan sát trực tiếp hoặc
qua các các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình…) cầu lồi, kết hợp dùng tay lay
lắc.
|
a) Không đầy đủ, vỡ;
|
|
x
|
|
b) Lắp đặt không đúng vị trí, không chắc
chắn;
|
|
x
|
|
c) Không sáng khi phanh xe;
|
|
x
|
|
d) Gương phản xạ, kính tán xạ ánh sáng mờ,
nứt;
|
x
|
|
|
đ) Mầu ánh sáng không phải mầu đỏ;
|
|
x
|
|
e) Khi đạp phanh, số đèn hoạt động tại cùng
thời điểm của cặp đèn đối xứng nhau không đồng bộ về mầu sắc và kích cỡ.
|
x
|
|
|
4.5.2
|
Chỉ tiêu về ánh sáng
|
Đạp phanh và quan sát trực tiếp hoặc qua
các các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình…) trong điều kiện ánh sáng ban ngày.
|
Cường độ sáng và diện tích phát sáng không
đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 20 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày.
|
|
x
|
|
4.6. Đèn lùi
|
4.6.1
|
Tình trạng và sự hoạt động
|
Vào, ra số lùi và quan sát trực tiếp hoặc
qua các các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình…), kết hợp dùng tay lay lắc.
|
a) Lắp đặt không chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Không sáng khi cài số lùi, vỡ;
|
x
|
|
|
c) Gương phản xạ, kính tán xạ ánh sáng mờ,
nứt.
|
|
x
|
|
d) Mầu ánh sáng không phải mầu trắng;
|
x
|
|
|
4.6.2
|
Chỉ tiêu về ánh sáng
|
Cài số lùi và quan sát trực tiếp hoặc qua
các các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình…) trong điều kiện ánh sáng ban ngày.
|
Cường độ sáng và diện tích phát sáng không
đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 20 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày.
|
|
x
|
|
4.7. Đèn soi biển số
|
4.7.1
|
Tình trạng và sự hoạt động
|
Tắt, bật đèn và quan sát trực tiếp hoặc qua
các các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình…), kết hợp dùng tay lay lắc.
|
a) Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn;
|
x
|
|
|
c) Không sáng khi bật đèn chiếu sáng phía
trước;
|
x
|
|
|
d) Kính tán xạ ánh sáng mờ, nứt, vỡ;
|
x
|
|
|
đ) Mầu ánh sáng không phải mầu trắng.
|
x
|
|
|
4.7.2
|
Chỉ tiêu về ánh sáng
|
Bật đèn và quan sát trực tiếp hoặc qua các
các thiết bị hỗ trợ (gương, màn hình…) trong điều kiện ánh sáng ban ngày.
|
Cường độ sáng và diện tích phát sáng không
đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 10 m trong điều kiện ánh sáng ban ngày.
|
x
|
|
|
4.8. Còi
|
4.8.1
|
Tình trạng và sự hoạt động
|
Bấm còi và quan sát, kết hợp với nghe âm
thanh của còi.
|
a) Không có hoặc không đúng kiểu loại;
|
|
x
|
|
b) Âm thanh phát ra không liên tục, âm
lượng không ổn định;
|
x
|
|
|
c) Điều khiển hư hỏng, không điều khiển dễ
dàng, lắp đặt không đúng vị trí.
|
x
|
|
|
4.8.2
|
Âm lượng
|
Kiểm tra bằng thiết bị đo âm lượng nếu thấy
âm lượng còi nhỏ hoặc quá lớn: đặt micro của thiết bị đo được đặt gần với mặt
phẳng trung tuyến dọc của xe với chiều cao nằm trong khoảng từ 0,5 m đến 1,5
m và cách đầu xe là 7 m
|
a) Âm lượng nhỏ hơn 93 dB(A);
|
x
|
|
|
b) Âm lượng lớn hơn 112 dB(A).
|
|
x
|
|
5. Kiểm tra bánh xe
|
5.1
|
Tình trạng chung
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra, sử dụng thiết bị
hỗ trợ kiểm tra gầm để đánh giá tình trạng chung của bánh xe. Trường hợp có
nghi ngờ thì tiến hành kích bánh xe khỏi mặt đất. Dùng tay hoặc dùng thanh,
đòn hỗ trợ kiểm tra để lắc bánh xe theo phương thẳng đứng kết hợp với đạp
phanh để kiểm tra độ rơ moay ơ. Quay bánh xe để kiểm tra quay trơn và quan
sát, kết hợp dùng búa kiểm tra. Dùng đồng hồ đo áp suất lốp nếu có nghi ngờ
áp suất lốp không đảm bảo quy định của nhà sản xuất.
|
a) Không đầy đủ, không đúng thông số của
lốp do nhà sản xuất xe cơ giới quy định, tài liệu kỹ thuật;
|
|
x
|
|
b) Lắp đặt không chắc chắn, không đầy đủ
hay hư hỏng chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng;
|
|
|
x
|
c) Áp suất lốp không đúng;
|
x
|
|
|
d) Vành, đĩa vành rạn, nứt, cong vênh;
|
|
x
|
|
đ) Vòng hãm không khít vào vành bánh xe;
|
|
x
|
|
e) Lốp nứt, vỡ, phồng rộp làm hở lớp sợi
mành;
|
|
x
|
|
g) Lốp bánh dẫn hướng hai bên không cùng
kiểu hoa lốp, chiều cao hoa lốp không đồng đều, sử dụng lốp đắp;
|
|
x
|
|
h) Lốp mòn đến dấu chỉ báo độ mòn của nhà
sản xuất;
|
|
x
|
|
i) Bánh xe không quay trơn, bị bó kẹt, cọ
sát vào phần khác;
|
|
x
|
|
k) Moay ơ rơ.
|
|
x
|
|
5.2
|
Trượt ngang của bánh xe dẫn hướng
|
Cho xe chạy thẳng qua thiết bị thử trượt
ngang với vận tốc khoảng 5 km/h, không tác động lực lên vô lăng.
|
Trượt ngang của bánh dẫn hướng vượt quá 5
mm/m.
|
|
x
|
|
5.3
|
Giá lắp và bánh xe dự phòng
|
Quan sát.
|
a) Giá lắp nứt gãy, không chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Bánh xe dự phòng gá lắp không an toàn.
|
|
x
|
|
c) Bánh xe dự phòng không đầy đủ; nứt vỡ,
phồng, rộp, mòn đến dấu chỉ báo của nhà sản xuất.
|
x
|
|
|
6. Kiểm tra hệ
thống phanh
|
6.1. Dẫn động phanh
|
6.1.1
|
Trục bàn đạp phanh
|
Đạp, nhả bàn đạp phanh và quan sát, kết hợp
dùng tay lay lắc. Đối với hệ thống phanh có trợ lực cần tắt động cơ khi kiểm
tra.
|
a) Không đủ chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;
|
|
x
|
|
b) Trục xoay quá chặt, kẹt;
|
|
x
|
|
c) Ổ đỡ, trục, rơ.
|
|
x
|
|
6.1.2
|
Tình trạng bàn đạp phanh và hành trình bàn
đạp
|
Đạp, nhả bàn đạp phanh và quan sát, kết hợp
dùng tay lay lắc. Nếu nhận thấy hành trình không đảm bảo phải dùng thước đo.
|
a) Lắp đặt không chắc chắn, rạn, nứt;
|
|
x
|
|
b) Cong vênh;
|
|
x
|
|
c) Bàn đạp không tự trả lại đúng khi nhả
phanh;
|
|
x
|
|
d) Bàn đạp phanh không có hành trình tự do,
dự trữ hành trình;
|
|
x
|
|
đ) Không có tác dụng chống trượt trên bàn
đạp phanh, bị mất bộ phận chống trượt hoặc mòn nhẵn.
|
x
|
|
|
6.1.3
|
Cần hoặc nút bấm hoặc bàn đạp điều khiển
phanh đỗ xe
|
Kéo, nhả cần điều khiển; bấm nhả nút bấm điều
khiển; đạp, nhả bàn đạp phanh đỗ xe và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc.
|
a) Lắp đặt không chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Cong vênh;
|
|
x
|
|
c) Cóc hãm không có tác dụng;
|
|
x
|
|
d) Không hoạt động khi bấm nhả nút bấm điều
khiển.
|
|
x
|
|
6.1.4
|
Van phanh, nút bấm điều khiển phanh đỗ xe
|
Đóng, mở van, nút bấm bằng tay và quan sát
|
a) Lắp đặt không chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Bộ phận điều khiển nứt, hỏng;
|
|
x
|
|
c) Van điều khiển làm việc sai chức năng,
không ổn định; các mối liên kết lỏng, có sự rò rỉ trong hệ thống.
|
|
x
|
|
d) Không có tín hiệu khi đóng mở nút bấm
|
|
x
|
|
6.1.5
|
Ống cứng, ống mềm
|
Cho hệ thống hoạt động và quan sát, kết hợp
dùng tay lay lắc.
|
a) Lắp đặt không chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của
xe;
|
|
|
|
c) Ống, chỗ kết nối bị rò rỉ; ống cứng bị
rạn, nứt, mọt gỉ; ống mềm bị nứt, phồng rộp;
|
|
|
x
|
6.1.6
|
Dây cáp, thanh kéo, cần đẩy, các liên kết
|
Cho hệ thống hoạt động và quan sát, kết hợp
dùng tay lay lắc.
|
a) Lắp đặt không chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của
xe;
|
|
x
|
|
c) Thiếu chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng
đối với dẫn động phanh chính;
|
|
|
x
|
d) Cáp bị đứt sợi, thắt nút, kẹt chùng
lỏng.
|
|
x
|
|
6.1.7
|
Đầu nối cho phanh rơ moóc hoặc sơ mi rơ
moóc
|
Quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc.
|
a) Lắp đặt không chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Bị rò rỉ.
|
|
x
|
|
6.1.8
|
Cơ cấu tác động (bầu phanh hoặc xi lanh
phanh)
|
Cho hệ thống hoạt động và quan sát, kết hợp
dùng tay lay lắc.
|
a) Không đúng kiểu loại, lắp đặt không chắc
chắn;
|
|
|
x
|
b) Rạn, nứt, vỡ, biến dạng;
|
|
|
x
|
c) Bị rò rỉ;
|
|
|
x
|
d) Không đủ chi tiết lắp ghép, phòng lỏng.
|
|
|
x
|
6.2. Bơm chân không, máy nén khí, các van
và bình chứa môi chất
|
6.2.1
|
Bơm chân không, máy nén khí, bình chứa, các
van an toàn, van xả nước.
|
Cho hệ thống hoạt động ở áp suất làm việc.
Quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc các bộ phận.
|
a) Không đầy đủ, lắp đặt không đúng, không
chắc chắn;
|
|
|
x
|
b) Áp suất giảm rõ rệt, nghe rõ tiếng rò
khí;
|
|
|
x
|
c) Bình chứa rạn, nứt, biến dạng, mọt gỉ;
|
|
|
x
|
d) Các van an toàn, van xả nước, không có
tác dụng.
|
|
|
x
|
6.2.2
|
Các van phanh
|
Cho hệ thống hoạt động và quan sát, kết hợp
dùng tay lay lắc.
|
a) Lắp đặt không đúng, không chắc chắn;
|
|
|
x
|
b) Bị hư hỏng, rò rỉ.
|
|
|
x
|
6.2.3
|
Trợ lực phanh, xi lanh phanh chính
|
Cho hệ thống hoạt động và quan sát, kết hợp
dùng tay lay lắc.
|
a) Không đúng kiểu loại, lắp đặt không chắc
chắn;
|
|
|
x
|
b) Trợ lực hư hỏng, không có tác dụng;
|
|
x
|
|
c) Nắp bình chứa dầu phanh không kín, bị
mất.
|
x
|
|
|
6.3. Sự làm việc và hiệu quả phanh chính
|
6.3.1
|
Sự làm việc
|
Kiểm tra trên đường hoặc trên băng thử
phanh. Đạp bàn đạp phanh từ từ đến hết hành trình. Theo dõi sự thay đổi của
lực phanh trên các bánh xe.
|
a) Lực phanh không tác động trên một hay
nhiều bánh xe;
|
|
|
x
|
b) Lực phanh biến đổi bất thường;
|
|
|
x
|
c) Chậm bất thường trong hoạt động của cơ
cấu phanh ở bánh xe bất kỳ.
|
|
|
x
|
6.3.2
|
Hiệu quả phanh trên băng thử
|
Thử phanh xe trên băng thử phanh: Nổ máy,
tay số ở vị trí số không; đạp phanh đều đến hết hành trình, ghi nhận:
- Hệ số sai lệch lực phanh giữa hai bánh
trên cùng một trục KSL:
KSL = (FPlớn - FPnhỏ)/FPlớn .100%; trong đó FPlớn, FPnhỏ tương ứng là lực
phanh lớn hơn và nhỏ hơn của một trong hai bánh trên trục;
- Hiệu quả phanh toàn bộ KP: KP = ∑ FPi/G .100%; trong đó
∑ FPi - tổng lực phanh
trên tất cả các bánh xe, G - Khối lượng xe khi thử phanh.
|
a) Hệ số sai lệch lực phanh giữa hai bánh
trên cùng một trục KSL
lớn
hơn 25%;
|
|
|
x
|
b) Hiệu quả phanh toàn bộ của xe KP không đạt mức giá
trị tối thiểu quy định đối với các loại phương tiện như sau:
- Ô tô tải; ô tô chuyên dùng có khối lượng
bản thân không lớn hơn 12.000 kg và ô tô chở người: 50%;
- Ô tô tải; ô tô chuyên dùng có khối lượng
bản thân lớn hơn 12.000 kg; ô tô đầu kéo; sơ mi rơ moóc; rơ moóc và đoàn xe ô
tô sơ mi rơ moóc: 45%.
|
|
|
x
|
6.3.3
|
Hiệu quả phanh trên đường
|
Kiểm tra quãng đường phanh khi phanh và độ
lệch quỹ đạo chuyển động. Thử phanh xe không tải ở vận tốc 30 km/h trên mặt
đường bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng bằng phẳng, khô, có hệ số bám không
nhỏ hơn 0,6. Ngắt động cơ khỏi hệ truyền lực, đạp phanh đều hết hành trình và
giữ bàn đạp phanh tới khi xe dừng hẳn. Quan sát và ghi nhận quãng đường phanh
SPh.
|
a) Khi phanh quỹ đạo chuyển động của xe
lệch quá 8º
so với
phương chuyển động ban đầu và xe lệch khỏi hành lang phanh 3,50 m;
|
|
|
x
|
b) Quãng đường phanh SPh vượt quá giá trị
tối thiểu sau:
- Ô tô con, kể cả ô tô con chuyên dùng có
số chỗ (kể cả người lái) đến 09 chỗ: 7,2 m
- Ô tô tải; ô tô chuyên dùng có khối lượng
toàn bộ theo thiết kế không lớn hơn 8.000 kg; ô tô chở người có số chỗ (kể cả
người lái) trên 09 chỗ và có tổng chiều dài không lớn hơn 7,5 m: 9,5 m
- Ô tô tải; ô tô chuyên dùng có khối lượng
toàn bộ theo thiết kế lớn hơn 8.000 kg; ô tô chở người có số chỗ (kể cả người
lái) trên 09 chỗ và có tổng chiều dài lớn hơn 7,5 m: 11 m
|
|
|
x
|
6.4. Sự làm việc và hiệu quả của hệ thống
phanh đỗ
|
6.4.1
|
Sự làm việc
|
Kiểm tra trên đường hoặc trên băng thử
phanh.
|
Không có tác dụng phanh trên một bên bánh
xe.
|
|
x
|
|
6.4.2
|
Hiệu quả phanh
|
Thử phanh xe không tải ở vận tốc 15 km/h
trên đường, điều kiện mặt đường và phương pháp kiểm tra như mục 6.3.3 của Phụ
lục này, hoặc thử trên mặt dốc 20% hoặc trên băng thử phanh.
|
a) Thử trên đường: quãng đường phanh lớn
hơn 6 m;
|
|
x
|
|
b) Thử trên mặt dốc 20%: phanh đỗ không giữ
được xe đứng yên trên mặt dốc;
|
|
x
|
|
c) Thử trên băng thử phanh: tổng lực phanh
đỗ trên các bánh xe nhỏ hơn 16% so với khối lượng của xe khi thử.
|
|
x
|
|
6.5. Sự hoạt động của các trang thiết bị phanh
khác
|
6.5.1
|
Phanh chậm dần bằng động cơ
|
Cho hệ thống hoạt động, quan sát; nghe
tiếng động cơ.
|
Hệ thống không hoạt động.
|
|
x
|
|
6.5.2
|
Hệ thống chống hãm cứng
|
Quan sát thiết bị cảnh báo.
|
Thiết bị cảnh báo bị hư hỏng;
|
|
x
|
|
6.5.3
|
Phanh tự động sơ mi rơ moóc
|
Ngắt kết nối hệ thống phanh giữa đầu kéo và
sơ mi rơ moóc.
|
Phanh sơ mi rơ moóc không tự động tác động
khi ngắt kết nối.
|
|
x
|
|
7. Kiểm tra hệ
thống lái
|
7.1. Vô lăng lái
|
7.1.1
|
Tình trạng chung
|
Dùng tay lay lắc vô lăng lái, theo phương
hướng kính và dọc trục, quan sát.
|
a) Lắp đặt không chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Có sự dịch chuyển tương đối giữa vô lăng
lái và trục lái;
|
|
x
|
|
c) Vô lăng lái, bị nứt, gãy, biến dạng.
|
|
x
|
|
7.1.2
|
Độ rơ vô lăng lái
|
Cho động cơ hoạt động nếu có trợ lực lái,
để bánh xe dẫn hướng ở vị trí thẳng, quay vô lăng lái về một phía đến khi
bánh xe dẫn hướng bắt đầu có sự dịch chuyển thì xác định điểm thứ nhất trên
vô lăng sau đó quay vô lăng lái về phía ngược lại đến khi bánh xe dẫn hướng
bắt đầu có sự dịch chuyển thì xác định điểm thứ hai trên vô lăng, đo khoảng
cách hai điểm.
|
Khoảng cách hai điểm đã xác định vượt quá 1/5
đường kính vô lăng lái.
|
|
x
|
|
7.2. Trụ lái và trục lái
|
|
Tình trạng chung
|
Dùng tay lay lắc vô lăng lái theo phương
hướng kính và dọc trục, quan sát.
|
a) Lắp đặt không chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Trục lái rơ dọc, rơ ngang;
|
|
x
|
|
c) Nứt, gãy, biến dạng;
|
|
|
x
|
d) Cơ cấu thay đổi độ nghiêng không đảm bảo
khoá vị trí chắc chắn.
|
|
x
|
|
7.3. Cơ cấu lái
|
|
Tình trạng chung
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra; cho động cơ hoạt
động nếu có trợ lực lái, quan sát kết hợp dùng tay lay lắc.
|
a) Không đúng kiểu loại, lắp đặt không chắc
chắn;
|
|
|
x
|
b) Không đầy đủ, hư hỏng chi tiết lắp ghép,
phòng lỏng;
|
|
|
x
|
c) Nứt, vỡ;
|
|
|
x
|
d) Không đầy đủ, rách, vỡ cao su chắn bụi;
|
|
x
|
|
đ) Chảy dầu thành giọt.
|
|
x
|
|
7.4. Sự làm việc của trục lái và cơ cấu lái
|
|
Sự làm việc
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra; cho động cơ hoạt
động nếu có trợ lực lái, kích bánh dẫn hướng vừa đủ còn tiếp xúc với mặt đất,
quay vô lăng lái hết về hai phía và quan sát kết hợp dùng tay lay lắc.
|
a) Bó kẹt khi quay;
|
|
|
x
|
b) Di chuyển không liên tục, giật cục;
|
|
x
|
|
c) Lực đánh lái không bình thường; có sự
khác biệt lớn giữa lực lái trái và lực lái phải;
|
|
x
|
|
d) Có sự khác biệt lớn giữa góc quay bánh
dẫn hướng về bên trái và bên phải;
|
|
x
|
|
đ) Có tiếng kêu bất thường trong cơ cấu
lái.
|
|
x
|
|
7.5. Thanh và đòn dẫn động lái
|
7.5.1
|
Tình trạng chung
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra, quan sát kết hợp
dùng tay lay lắc.
|
a) Không đúng kiểu loại;
|
|
x
|
|
b) Không đầy đủ, hư hỏng chi tiết lắp ghép,
phòng lỏng, lắp đặt không chắc chắn;
|
|
|
x
|
c) Có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của
xe;
|
|
x
|
|
d) Nứt, gãy, biến dạng.
|
|
|
x
|
7.5.2
|
Sự làm việc
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra; cho động cơ hoạt
động nếu có trợ lực lái, kích bánh dẫn hướng vừa đủ còn tiếp xúc với mặt đất,
quay vô lăng lái hết về hai phía với lực lái thay đổi, quan sát.
|
a) Di chuyển bị chạm vào các chi tiết khác;
|
|
x
|
|
b) Di chuyển không liên tục, bị giật cục;
|
|
x
|
|
c) Di chuyển quá giới hạn.
|
|
x
|
|
7.6. Khớp cầu và khớp chuyển hướng
|
7.6.1
|
Tình trạng chung
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra; quan sát, kết hợp
dùng tay lay lắc.
|
a) Không đúng kiểu loại;
|
|
x
|
|
|
|
|
b) Không đầy đủ, hư hỏng chi tiết lắp ghép,
phòng lỏng, lắp đặt không chắc chắn;
|
|
|
x
|
c) Nứt, gãy, biến dạng;
|
|
|
x
|
d) Thủng, rách, vỡ vỏ bọc chắn bụi.
|
|
x
|
|
7.6.2
|
Sự làm việc
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra, cho động cơ hoạt
động nếu có trợ lực lái, sử dụng thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm hoặc lắc vô
lăng lái với lực lái thay đổi về hai phía và quan sát.
|
a) Bị bó kẹt khi di chuyển;
|
|
|
x
|
b) Khớp cầu, khớp chuyển hướng rơ, lỏng, bị
giật cục.
|
|
x
|
|
7.7. Ngõng quay lái
|
7.7.1
|
Tình trạng chung
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra, kích bánh xe dẫn
hướng lên khỏi mặt đất, dùng tay lay lắc bánh xe dẫn hướng theo phương thẳng
đứng và quan sát; nếu rơ, đạp bàn đạp phanh để khử độ rơ của moay ơ.
|
a) Không đúng kiểu loại;
|
|
x
|
|
b) Không đầy đủ, hư hỏng chi tiết lắp ghép,
phòng lỏng, lắp đặt không chắc chắn;
|
|
|
x
|
c) Nứt, gãy, biến dạng;
|
|
|
x
|
d) Thủng, rách, vỡ vỏ bọc chắn bụi;
|
|
x
|
|
đ) Trục, khớp cầu rơ, lỏng.
|
|
x
|
|
7.7.2
|
Sự làm việc
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra, cho động cơ hoạt
động nếu có trợ lực lái, kích bánh xe dẫn hướng vừa đủ để còn tiếp xúc với
mặt đất, quay vô lăng lái hết về hai phía và quan sát.
|
a) Bó kẹt khi quay;
|
|
|
x
|
b) Di chuyển không liên tục, giật cục.
|
|
x
|
|
7.8. Trợ lực lái
|
7.8.1
|
Tình trạng chung
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra, quan sát kết hợp
dùng tay lay lắc.
|
a) Không đúng kiểu loại, lắp đặt không chắc
chắn;
|
|
x
|
|
b) Rạn, nứt, biến dạng;
|
|
x
|
|
c) Chảy dầu thành giọt, thiếu dầu trợ lực.
|
|
x
|
|
7.8.2
|
Sự làm việc
|
Lắc vô lăng lái về hai phía khi động cơ
hoạt động và không hoạt động, so sánh lực quay vô lăng lái và quan sát.
|
a) Không hoạt động;
|
|
x
|
|
b) Không có tác dụng giảm nhẹ lực đánh lái;
|
|
x
|
|
c) Có tiếng kêu khác lạ.
|
|
x
|
|
8. Kiểm tra hệ
thống truyền lực
|
8.1. Ly hợp
|
8.1.1
|
Tình trạng chung
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra; đạp, nhả bàn đạp
ly hợp và quan sát, kết hợp với dùng tay lay lắc.
|
a) Không đúng kiểu loại, lắp đặt không chắc
chắn;
|
|
x
|
|
b) Không có tác dụng chống trượt trên bàn
đạp, bị mất bộ phận chống trượt hoặc mòn nhẵn.
|
x
|
|
|
c) Không đầy đủ, hư hỏng chi tiết lắp ghép,
phòng lỏng;
|
|
x
|
|
d) Rò rỉ môi chất;
|
|
x
|
|
đ) Các chi tiết nứt, gãy, biến dạng.
|
|
x
|
|
8.1.2
|
Sự làm việc
|
Cho động cơ hoạt động, cài số và thực hiện
đóng mở ly hợp để kiểm tra.
|
a) Ly hợp đóng, cắt không hoàn toàn, đóng,
cắt không nhẹ nhàng, êm dịu;
|
|
x
|
|
b) Có tiếng kêu khác lạ.
|
|
x
|
|
8.2. Hộp số
|
8.2.1
|
Tình trạng chung
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra, quan sát kết hợp
dùng tay lay lắc.
|
a) Không đúng kiểu loại, lắp đặt không chắc
chắn;
|
|
x
|
|
|
b) Không đầy đủ, hư hỏng chi tiết lắp ghép,
phòng lỏng;
|
|
x
|
|
c) Chảy dầu thành giọt;
|
|
x
|
|
d) Các chi tiết nứt, gãy, biến dạng.
|
|
x
|
|
8.2.2
|
Sự làm việc
|
Ra vào số để kiểm tra.
|
a) Khó thay đổi số;
|
|
x
|
|
b) Tự nhảy số.
|
|
x
|
|
8.2.3
|
Cần điều khiển số
|
Ra vào số và quan sát.
|
a) Không đúng kiểu loại, không chắc chắn,
rạn, nứt;
|
|
x
|
|
b) Cong vênh.
|
x
|
|
|
8.3. Các đăng
|
|
Tình trạng chung và sự làm việc
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra; quan sát kết hợp
dùng tay lay lắc, xoay trục các đăng.
|
a) Không đúng kiểu loại;
|
|
x
|
|
b) Không đầy đủ, hư hỏng chi tiết lắp ghép,
phòng lỏng, lắp đặt không chắc chắn;
|
|
|
x
|
c) Các chi tiết nứt, gãy, biến dạng, cong
vênh;
|
|
|
x
|
d) Then hoa, trục chữ thập, ổ đỡ bị rơ;
|
|
x
|
|
đ) Hỏng các khớp nối mềm;
|
|
x
|
|
e) Ổ đỡ trung gian nứt, không chắc chắn;
|
|
x
|
|
g) Có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của
xe;
|
|
x
|
|
8.4. Cầu xe
|
|
Tình trạng chung
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra và quan sát.
|
a) Không đúng kiểu loại;
|
|
x
|
|
b) Không đầy đủ, hư hỏng chi tiết lắp ghép,
phòng lỏng, lắp đặt không chắc chắn;
|
|
|
x
|
c) Chảy dầu thành giọt;
|
|
x
|
|
|
|
|
d) Các chi tiết nứt, gãy, biến dạng;
|
|
|
x
|
đ) Nắp che đầu trục không đầy đủ, hư hỏng.
|
x
|
|
|
9. Kiểm tra hệ
thống treo
|
9.1
|
Bộ phận đàn hồi (Nhíp, lò xo, thanh xoắn)
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra, sử dụng thiết bị
hỗ trợ kiểm tra gầm; quan sát, dùng tay lay lắc kết hợp dùng búa kiểm tra
|
a) Không đúng kiểu loại, lắp đặt sai, không
chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Phần nhíp, lò xo, thanh xoắn bị nứt,
gẫy, biến dạng;
|
|
x
|
|
c) Không đầy đủ, hư hỏng chi tiết lắp ghép,
phòng lỏng;
|
|
x
|
|
d) Ắc nhíp rơ, lỏng.
|
|
x
|
|
9.2
|
Giảm chấn
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra; quan sát, dùng tay
lay lắc kết hợp dùng búa kiểm tra. Sử dụng thiết bị nếu có.
|
a) Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Rò rỉ dầu, chi tiết cao su bị vỡ nát;
|
x
|
|
|
c) Các chi tiết bị nứt, gẫy, biến dạng.
|
|
x
|
|
9.3
|
Thanh dẫn hướng, thanh ổn định, hạn chế
hành trình
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra; quan sát, dùng tay
lay lắc kết hợp dùng búa kiểm tra.
|
a) Không đầy đủ, không đúng kiểu loại, lắp
đặt sai, không chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Các chi tiết bị nứt, gẫy, biến dạng, quá
gỉ, chi tiết cao su bị vỡ nát.
|
|
x
|
|
9.4
|
Khớp nối
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra, sử dụng thiết bị
rung lắc; quan sát, dùng tay lay lắc kết hợp dùng búa kiểm tra
|
a) Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn;
|
|
x
|
|
|
|
b) Không đầy đủ, hư hỏng vỏ bọc chắn bụi;
|
|
x
|
|
c) Các chi tiết bị nứt, gẫy, biến dạng;
|
|
x
|
|
9.5
|
Hệ thống treo khí
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra; quan sát, dùng tay
lay lắc kết hợp dùng búa kiểm tra.
|
a) Không đầy đủ, không đúng kiểu loại, lắp
đặt không chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Hư hỏng các bộ phận ảnh hưởng đến chức
năng hệ thống.
|
|
x
|
|
10. Kiểm tra các
trang thiết bị khác
|
10.1
|
Dây đai an toàn
|
Quan sát, dùng tay kéo dây mạnh đột ngột để
kiểm tra cơ cấu hãm
|
a) Không đầy đủ theo quy định, lắp đặt
không chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Dây bị rách, đứt;
|
|
x
|
|
c) Khóa cài đóng mở không nhẹ nhàng, tự mở;
|
x
|
|
|
d) Dây bị kẹt, không kéo ra, thu vào được;
|
|
x
|
|
đ) Cơ cấu hãm không giữ chặt dây khi giật
dây đột ngột.
|
|
x
|
|
10.2
|
Bình chữa cháy
|
Quan sát.
|
a) Không có bình chữa cháy theo quy định;
|
|
x
|
|
b) Bình chữa cháy không còn hạn sử dụng.
|
|
x
|
|
10.3
|
Cơ cấu chuyên dùng phục vụ vận chuyển
|
Cho hệ thống hoạt động và quan sát, kết hợp
dùng tay lay lắc.
|
a) Không đúng hồ sơ kỹ thuật, lắp đặt không
chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Hoạt động, điều khiển không bình thường.
|
|
x
|
|
10.4
|
Búa phá cửa sự cố
|
Quan sát
|
Không đầy đủ, không được đặt ở vị trí quy
định.
|
x
|
|
|
10.5. Thiết bị giám sát hành trình, camera
giám sát, camera hành trình, camera lùi
|
10.5.1
|
Thiết bị giám sát hành trình
|
Sử dụng tên đăng nhập và mật khẩu truy cập
vào trang thông tin điện tử quản lý quản lý thiết bị giám sát hành trình do
chủ xe hoặc Tổng cục Đường bộ Việt Nam cung cấp.
|
a) Không truy cập được;
|
|
x
|
|
b) Hiển thị sai thông tin của xe cơ giới
trên trang thông tin điện tử;
|
|
x
|
|
10.5.2
|
Camera giám sát
|
Sử dụng tên đăng nhập và mật khẩu truy cập
vào trang thông tin điện tử quản lý thiết bị camera do chủ xe hoặc Tổng cục
Đường bộ Việt Nam cung cấp.
|
a) Không truy cập được;
|
|
x
|
|
b) Hiển thị sai thông tin của xe cơ giới
trên trang thông tin điện tử;
|
|
x
|
|
10.5.3
|
Camera hành trình
|
Cho hệ thống hoạt động và quan sát
|
Không hiển thị hình ảnh quan sát
|
x
|
|
|
10.5.4
|
Camera lùi
|
Cho hệ thống hoạt động và quan sát
|
Không hiển thị hình ảnh quan sát
|
x
|
|
|
11. Kiểm tra động
cơ và môi trường
|
11.1. Động cơ và các hệ thống liên quan
|
11.1.1
|
Tình trạng chung
|
Quan sát, dùng tay lay lắc kết hợp dùng búa
kiểm tra
|
a) Lắp đặt không chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Chảy dầu thành giọt;
|
|
x
|
|
c) Dây cu roa chùng lỏng, rạn nứt, rách;
|
|
x
|
|
d) Các chi tiết nứt, gãy, vỡ;
|
|
x
|
|
đ) Không đầy đủ, hư hỏng chi tiết lắp ghép,
phòng lỏng.
|
|
x
|
|
11.1.2
|
Sự làm việc
|
Cho động cơ hoạt động, thay đổi số vòng
quay và quan sát.
|
a) Không khởi động được động cơ hoặc hệ
thống khởi động hoạt động không bình thường;
|
|
x
|
|
b) Động cơ hoạt động không bình thường ở
các chế độ vòng quay, có tiếng gõ lạ;
|
|
x
|
|
c) Đồng hồ áp suất hệ thống phanh, đồng hồ
nhiệt độ nước làm mát động cơ không hoạt động hoặc báo lỗi;
|
|
x
|
|
d) Các loại đồng hồ khác, đèn báo trên bảng
điều khiển không hoạt động hoặc báo lỗi.
|
x
|
|
|
11.1.3
|
Hệ thống dẫn khí thải, bộ giảm âm.
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra; quan sát, dùng tay
lay lắc kết hợp dùng búa kiểm tra
|
a) Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Mọt gỉ, rách, rò rỉ khí thải.
|
x
|
|
|
11.1.4
|
Bình chứa và ống dẫn nhiên liệu
|
Quan sát, kết hợp với dùng tay lay lắc
|
a) Lắp đặt không chắc chắn;
|
|
x
|
|
b) Bình chứa, ống dẫn bị biến dạng, nứt, ăn
mòn, rò rỉ, có dấu vết va chạm, cọ sát với các chi tiết khác;
|
|
|
x
|
c) Bình chứa mất nắp hoặc nắp không kín
khít;
|
|
x
|
|
d) Khóa nhiên liệu (nếu có) không khoá
được, tự mở;
|
|
x
|
|
e) Có nguy cơ cháy do:
- Bình chứa nhiên liệu, ống xả được bảo vệ
không chắc chắn;
- Tình trạng ngăn cách với động cơ;
|
|
|
x
|
f) Đối với hệ thống sử dụng LPG/CNG:
- Bình chứa LPG/CNG bố trí trong xe không
được đặt trong khoang kín có thông hơi ra ngoài và ngăn cách với khoang động
cơ, khoang hành khách;
- Bình chứa LPG/CNG bố trí ngoài xe không
được bảo vệ bằng tấm chắn thích hợp để phòng hư hỏng do đá bắn vào hoặc do va
chạm với các vật khác khi có sự cố; khoảng cách từ bình chứa tới mặt đất nhỏ
hơn 200 mm;
- Bình chứa, ống dẫn và các bộ phận khác
của hệ thống nhiên liệu LPG/CNG đặt cách ống xả, nguồn nhiệt bất kỳ dưới 100
mm mà không được cách nhiệt thích hợp;
- Bình chứa LPG/CNG không có chứng nhận
kiểm định áp lực còn hiệu lực, các ký, dấu hiệu trên bình chứa không đúng quy
định;
- Ngoài các điểm định vị, bình chứa có tiếp
xúc với vật kim loại khác của xe.
|
|
x
|
|
11.1.5
|
Tình trạng bàn đạp ga
|
Đạp, nhả bàn đạp ga khi động cơ không làm
việc và quan sát, kết hợp dùng tay lay lắc
|
a) Lắp đặt không chắc chắn, rạn, nứt, cong
vênh;
|
|
x
|
|
b) Bàn đạp không tự trả lại đúng khi nhả
ga;
|
|
x
|
|
c) Không có tác dụng chống trượt trên bàn
đạp, bị mất bộ phận chống trượt hoặc mòn nhẵn.
|
x
|
|
|
11.2. Khí thải động cơ cháy cưỡng bức
|
|
Hàm lượng chất độc hại trong khí thải
|
Sử dụng thiết bị phân tích khí thải và
thiết bị đo số vòng quay động cơ theo quy định. Thực hiện quy trình đo ở chế
độ không tải theo TCVN 6204.
|
a) Nồng độ CO lớn hơn 4,5 % thể tích đối
với các xe sản xuất trước năm 1999 hoặc lớn hơn 3,5 % thể tích đối với các xe
sản xuất từ năm 1999 trở về sau.
|
|
x
|
|
b) Nồng độ HC (C6H14 hoặc tương đương):
- Đối với động cơ 4 kỳ: lớn hơn 1200 phần
triệu (ppm) thể tích đối với các xe sản xuất trước năm 1999 hoặc lớn hơn 800
phần triệu (ppm) thể tích đối với các xe sản xuất từ năm 1999 trở về sau;
- Đối với động cơ 2 kỳ: lớn hơn 7800 phần
triệu (ppm) thể tích;
- Đối với động cơ đặc biệt: lớn hơn 3300
phần triệu (ppm) thể tích
|
|
x
|
|
c) Số vòng quay không tải của động cơ không
nằm trong phạm vi quy định của nhà sản xuất hoặc lớn hơn 1000 vòng/phút.
|
|
x
|
|
11.3. Khí thải động cơ cháy do nén
|
|
Độ khói của khí thải
|
Sử dụng thiết bị đo khói và thiết bị đo số
vòng quay động cơ. Đạp bàn đạp ga đến hết hành trình để xác định số vòng quay
lớn nhất thực tế của động cơ; thực hiện đo độ khói theo chu trình gia tốc tự
do quy định trong TCVN 7663.
|
a) Chiều rộng dải đo khói chênh lệch giữa
giá trị đo lớn nhất và nhỏ nhất vượt quá 10% HSU;
|
|
x
|
|
b) Kết quả đo khói trung bình của 3 lần đo
lớn hơn 72% HSU đối với các xe sản xuất trước năm 1999 hoặc lớn hơn 60% HSU
thể tích đối với các xe sản xuất từ năm 1999 trở về sau.
|
|
x
|
|
c) Giá trị số vòng quay không tải của động
cơ không nằm trong phạm vi quy định của nhà sản xuất hoặc lớn hơn 1000 vòng/phút;
|
|
x
|
|
d) Thời gian tăng tốc từ số vòng quay nhỏ
nhất đến lớn nhất vượt quá 5 giây.
|
|
x
|
|
e) Giá trị số vòng quay lớn nhất của động
cơ nhỏ hơn 90% số vòng quay ứng với công suất cực đại theo quy định của nhà
sản xuất, trừ trường hợp đặc biệt (theo thiết kế của nhà sản xuất khống chế
tốc độ vòng quay không tải lớn nhất ở giá trị nhỏ hơn 90% tốc độ vòng quay
ứng với công suất cực đại).
|
|
x
|
|
11.4. Độ ồn
|
|
Độ ồn ngoài
|
Kiểm tra bằng thiết bị đo âm lượng nếu nhận
thấy độ ồn quá lớn. Thực hiện đo tiếng ồn động cơ gần ống xả theo phương pháp
đo độ ồn của xe đỗ quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7880; khi đo chênh lệch
giữa các lần đo không được vượt quá 2 dB(A), chênh lệch giữa độ ồn nền và độ
ồn trung bình của các lần đo không được nhỏ hơn 3 dB(A).
|
Độ ồn trung bình sau khi đã hiệu chỉnh vượt
quá các giới hạn sau đây:
- Ô tô con, ô tô tải, ô tô chuyên dùng và ô
tô khách hạng nhẹ, xe lam, xích lô máy có khối lượng toàn bộ theo thiết kế G
≤ 3500 kg: 103 dB(A);
- Ô tô tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách
có khối lượng toàn bộ theo thiết kế G > 3500 kg và công suất có ích lớn
nhất của động cơ P ≤ 150 (kW): 105 dB(A);
- Ô tô tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách
có khối lượng toàn bộ theo thiết kế G > 3500 kg và công suất có ích lớn
nhất của động cơ P > 150 (kW): 107 dB(A);
- Ô tô cần cẩu và các phương tiện cơ giới
đường bộ có công dụng đặc biệt: 110 dB(A).
|
|
x
|
|
12. Kiểm tra xe
điện (***)
|
12.1
|
Hệ thống lưu trữ Pin (RESS)
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra: quan sát kết hợp
dùng tay lay lắc
|
a) Không an toàn hoặc không đầy đủ
|
|
x
|
|
b) Các thành phần bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn
|
|
x
|
|
c) Rò rỉ
|
|
x
|
|
d) Các tấm chắn không đúng vị trí hoặc bị
hư hỏng
|
|
x
|
|
đ) Cách điện bị hư hỏng
|
|
x
|
|
12.2
|
Hệ thống quản lý RESS nếu được trang bị, ví
dụ: thông tin phạm vi, chỉ báo trạng thái sạc, kiểm soát nhiệt độ pin.
|
Quan sát
|
a) Các thành phần bị thiếu hoặc bị hỏng
|
|
x
|
|
b) Có cảnh báo thiết bị bị trục trặc
|
|
x
|
|
c) Thiết bị cảnh báo cho thấy hệ thống trục
trặc
|
|
x
|
|
d) Hoạt động của hệ thống thông gió/ làm
mát RESS bị suy giảm, ví dụ: tắc các lỗ thông gió, ống dẫn, rò rỉ chất lỏng
|
|
x
|
|
12.3
|
Bộ chuyển đổi điện tử, động cơ và điều
khiển thay đổi, dây điện và đầu nối
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra: quan sát kết hợp
dùng tay lay lắc
|
a) Không an toàn hoặc không đầy đủ
|
|
x
|
|
b) Các thành phần bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn
|
|
x
|
|
c) Các tấm chắn không đúng vị trí hoặc bị
hư hỏng
|
|
x
|
|
d) Cách điện bị hư hỏng.
|
|
x
|
|
12.4
|
Động cơ kéo
|
Đỗ xe trên hầm kiểm tra: quan sát kết hợp
dùng tay lay lắc
|
a) Không an toàn hoặc không đầy đủ
|
|
x
|
|
b) Các thành phần bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn
|
|
x
|
|
c) Các tấm chắn không đúng vị trí hoặc bị
hư hỏng
|
|
x
|
|
d) Cách điện bị hư hỏng
|
|
x
|
|
12.5
|
Hệ thống sạc bên ngoài nếu được trang bị/
yêu cầu
|
Quan sát
|
b) Các thành phần bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn
|
|
x
|
|
c) Cách điện bị hư hỏng
|
|
x
|
|
a) Không an toàn hoặc không được bảo đảm
đầy đủ.
|
|
x
|
|
12.6
|
Bộ phận kết nối đầu sạc trên xe
|
Quan sát
|
b) Các thành phần bị hư hỏng hoặc bị ăn
mòn.
|
|
x
|
|
c) Các tấm chắn không đúng vị trí hoặc bị
hư hỏng.
|
|
x
|
|
d) Cách điện bị hư hỏng.
|
|
x
|
|
đ) Bộ phận bịt kín hoặc giao diện cáp sạc
không phù hợp.
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- (***): Chỉ thực
hiện kiểm tra đối với xe điện.
- Khi kiểm định ô tô
đầu kéo có thể được kéo theo sơ mi rơ moóc không có hàng hoặc sơ mi rơ moóc chở
theo công-ten-nơ không có hàng.
Bảng 2
NỘI DUNG KIỂM TRA TẠI
CÁC CÔNG ĐOẠN TRÊN DÂY CHUYỂN KIỂM ĐỊNH
STT
|
Hạng mục kiểm tra
|
Nội dung kiểm tra
(Theo
nội dung kiểm tra tại Bảng 1)
|
Khiếm khuyết, hư hỏng
(Theo nội dung khiếm khuyết, hư hỏng tại Bảng 1)
|
MiD
|
MaD
|
DD
|
Công đoạn 1: Kiểm
tra nhận dạng, tổng quát
|
01
|
Biển số
đăng ký
|
1.1.
Biển số đăng ký
|
b) Lắp
đặt không chắc chắn; màu nền biển số khác với ký hiệu nền màu biển số ghi
trên Giấy đăng ký xe.
|
a)
Không đủ số lượng
c)
Không đúng quy cách; các chữ, số không rõ ràng, không đúng với Giấy đăng ký
xe.
|
|
02
|
Số
khung
|
1.2. Số
khung
|
|
a)
Không đầy đủ, không đúng vị trí;
b) Sửa
chữa, tẩy xoá;
c) Các
chữ, số không rõ, không đúng với hồ sơ phương tiện.
|
|
03
|
Số động
cơ
|
1.2. Số
động cơ
|
|
a)
Không đầy đủ, không đúng vị trí;
b) Sửa
chữa, tẩy xoá;
c) Các
chữ, số không rõ, không đúng với hồ sơ phương tiện.
|
|
04
|
Động cơ
và các hệ thống liên quan, ắc quy
|
11.1.1.
Tình trạng chung
|
|
a) Lắp
đặt không chắc chắn;
b) Chảy
dầu thành giọt;
c) Dây
cu roa chùng lỏng, rạn nứt, rách;
d) Các
chi tiết nứt, gãy, vỡ;
đ)
Không đầy đủ, hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng.
|
|
11.1.2.
Sự làm việc
|
|
a)
Không khởi động được động cơ hoặc hệ thống khởi động hoạt động không bình
thường;
b) Động
cơ hoạt động không bình thường ở các chế độ vòng quay, có tiếng gõ lạ.
|
|
11.1.4.
Bình chứa, ống dẫn nhiên liệu
|
|
a) Lắp
đặt không chắc chắn;
c) Bình
chứa mất nắp hoặc nắp không kín khít;
d) Khóa
nhiên liệu (nếu có) không khóa được, tự mở.
|
b) Bình
chứa, ống dẫn bị biến dạng, nứt, ăn mòn, rò rỉ, có dấu vết va chạm, cọ sát
với các chi tiết khác;
e) Có
nguy cơ cháy do:
- Bình
chứa nhiên liệu, ống xả được bảo vệ không chắc chắn;
- Tình
trạng ngăn cách với động cơ;
f) Đối
với hệ thống sử dụng LPG/CNG:
- Bình
chứa LPG/CNG bố trí trong xe không được đặt trong khoang kín có thông hơi ra
ngoài và ngăn cách với khoang động cơ, khoang hành khách;
- Bình
chứa LPG/CÔNG NGHIỆP bố trí ngoài xe không được bảo vệ bằng tấm chắn thích
hợp để phòng hư hỏng do đá bắn vào hoặc do va chạm với các vật khác khi có sự
cố; hoặc khoảng cách từ bình chứa tới mặt đất nhỏ hơn 200 mm;
- Bình
chứa, ống dẫn và các bộ phận khác của hệ thống nhiên liệu LPG/CNG đặt cách
ống xả hoặc nguồn nhiệt bất kỳ dưới 100 mm mà không được cách nhiệt thích
hợp;
- Bình
chứa LPG/CNG không có chứng nhận kiểm định áp lực còn hiệu lực, các ký, dấu
hiệu trên bình chứa không đúng quy định;
- Ngoài
các điểm định vị, bình chứa có tiếp xúc với vật kim loại khác của xe.
|
6.2.1.
Bơm chân không, máy nén khí, bình chứa, các van an toàn, van xả nước: (chỉ
kiểm tra bơm chân không, máy nén khí và đánh giá)
|
|
|
a)
Không đầy đủ, không đúng kiểu loại, lắp đặt không đúng, không chắc chắn.
|
4.1.2.
Ắc quy
|
a) Lắp
đặt không chắc chắn, không đúng vị trí;
b) Rò
rỉ môi chất.
|
|
|
05
|
Màu sơn
|
1.3.
Màu sơn
|
|
Không
đúng màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe.
|
|
06
|
Kiểu
loại, kích thước xe
|
1.4.
Kiểu loại, kích thước xe (*)
|
|
Không
đúng với hồ sơ kỹ thuật.
|
|
07
|
Biểu
trưng; thông tin kẻ trên cửa xe, thành xe theo quy định
|
1.5. Biểu
trưng; thông tin kẻ trên cửa xe, thành xe theo quy định
|
a)
Không có theo quy định;
b)
Không chính xác, không đầy đủ thông tin theo quy định;
c) Mờ,
không nhìn rõ.
|
|
|
08
|
Bánh xe
và bánh xe dự phòng
|
5.1.
Bánh xe
|
5.1.
Tình trạng chung
|
c) Áp
suất lốp không đúng.
|
a)
Không đầy đủ, không đúng thông số của lốp do nhà sản xuất xe cơ giới quy
định, tài liệu kỹ thuật;
d)
Vành, đĩa vành rạn, nứt, cong vênh;
đ) Vòng
hãm không khít vào vành bánh xe;
e) Lốp
nứt, vỡ, phồng rộp làm hở lớp sợi mành;
g) Lốp
bánh dẫn hướng hai bên không cùng kiểu hoa lốp, chiều cao hoa lốp không đồng
đều, sử dụng lốp đắp
h) Lốp
mòn đến dấu chỉ báo độ mòn của nhà sản xuất.
|
b) Lắp
đặt không chắc chắn, không đầy đủ hay hư hỏng chi tiết kẹp chặt và phòng
lỏng.
|
5.3.
Giá lắp và bánh xe dự phòng
|
c) Bánh
xe dự phòng không đầy đủ; nứt vỡ, phồng, rộp, mòn đến dấu chỉ báo của nhà sản
xuất.
|
a) Giá
lắp nứt gãy, không chắc chắn;
b) Bánh
xe dự phòng gá lắp không an toàn.
|
|
09
|
Các cơ
cấu chuyên dùng phục vụ vận chuyển, mâm xoay, chốt kéo, búa phá cửa sự cố
|
2.3.
Mâm xoay, chốt kéo của ô tô đầu kéo, sơ mi rơ moóc và rơ moóc
|
2.3.1.
Tình trạng chung
|
|
a)
Không đúng kiểu loại, lắp đặt không chắc chắn;
b) Các
chi tiết bị biến dạng, gãy, rạn nứt.
|
|
2.3.2.
Sự làm việc
|
|
Cơ cấu
khóa mở chốt kéo không hoạt động đúng chức năng.
|
|
10.3.
Cơ cấu chuyên dùng phục vụ vận chuyển
|
|
a) Lắp
đặt không chắc chắn;
b) Hoạt
động, điều khiển không bình thường.
|
|
10.4.
Búa phá cửa sự cố
|
Không
đầy đủ, không được đặt ở vị trí quy định.
|
|
|
10
|
Các cơ
cấu khóa hãm
|
2.2.4.
Cơ cấu khóa, mở buồng lái; thùng xe; khoang hành lý; khóa hãm công-ten- nơ
|
b) Khóa
mở không nhẹ nhàng.
|
a)
Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn;
c) Khóa
tự mở;
d)
Không có tác dụng.
|
|
11
|
Đèn
chiếu sáng phía trước (pha, cốt)
|
4.2.
Đèn chiếu sáng phía trước
|
4.2.1.
Tình trạng và sự hoạt động
|
c) Thấu
kính, gương phản xạ mờ, nứt.
|
a) Lắp
đặt không đúng vị trí, không chắc chắn;
b)
Không sáng khi bật công tắc;
d) Màu
ánh sáng không phải là màu trắng, trắng xanh hoặc vàng.
|
|
4.2.2.
Chỉ tiêu về ánh sáng của đèn chiếu xa
|
|
a) Hình
dạng của chùm sáng không đúng;
b) Tâm
vùng cường độ sáng lớn nhất nằm bên trên đường nằm ngang 0%;
c) Tâm
vùng cường độ sáng lớn nhất nằm dưới đường nằm ngang -2% đối với các đèn có
chiều cao lắp đặt không lớn hơn 850 mm so với mặt đất hoặc nằm dưới đường nằm
ngang -2,75% đối với các đèn có chiều cao lắp đặt lớn hơn 850 mm so với mặt
đất;
d) Tâm
vùng cường độ sáng lớn nhất lệch trái đường nằm dọc 0%;
đ) Tâm
vùng cường độ sáng lớn nhất lệch phải đường nằm dọc 2%;
e)
Cường độ sáng nhỏ hơn 10.000 cd.
|
|
4.2.3.
Chỉ tiêu về ánh sáng của đèn chiếu gần
|
|
a) Hình
dạng của chùm sáng không đúng;
b) Giao
điểm của đường ranh giới tối sáng và phần hình nêm nhô lên của chùm sáng lệch
sang trái của đường nằm dọc 0%;
c) Giao
điểm của đường ranh giới tối sáng và phần hình nêm nhô lên của chùm sáng lệch
sang phải của đường nằm dọc 2%;
d)
Đường ranh giới tối sáng nằm trên đường nằm ngang -0,5% đối với đèn có chiều
cao lắp đặt không lớn hơn 850 mm tính từ mặt đất hoặc nằm trên đường nằm
ngang -1,25% đối với đèn có chiều cao lắp đặt lớn hơn 850 mm tính từ mặt đất;
đ)
Đường ranh giới tối sáng nằm dưới đường nằm ngang -2% đối với đèn có chiều
cao lắp đặt không lớn hơn 850 mm tính từ mặt đất hoặc nằm dưới đường nằm
ngang -2,75% đối với đèn có chiều cao lắp đặt lớn hơn 850 mm tính từ mặt đất.
|
|
12
|
Các đèn
tín hiệu, đèn kích thước, đèn phanh, đèn lùi, đèn soi biển số
|
4.3.
Đèn kích thước phía trước, phía sau và thành bên
|
4.3.1.
Tình trạng và sự hoạt động
|
d)
Gương phản xạ, kính tán xạ ánh sáng mờ, nứt;
|
a)
Không đầy đủ, vỡ;
b) Lắp
đặt không đúng vị trí, không chắc chắn;
c)
Không sáng khi bật công tắc;
đ) Màu
ánh sáng không phải màu trắng hoặc vàng nhạt đối với đèn phía trước và không
phải màu đỏ đối với đèn phía sau;
e) Khi
bật công tắc, số đèn hoạt động tại cùng thời điểm không theo từng cặp đối
xứng nhau, không đồng bộ về màu sắc và kích cỡ.
|
|
4.3.2.
Chỉ tiêu về ánh sáng
|
|
Cường
độ sáng và diện tích phát sáng không đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 10 m
trong điều kiện ánh sáng ban ngày.
|
|
4.4.
Đèn báo rẽ (xin đường) và đèn báo nguy hiểm
|
4.4.1.
Tình trạng và sự hoạt động
|
d)
Gương phản xạ, kính tán xạ ánh sáng mờ, nứt.
|
a)
Không đầy đủ, vỡ;
b) Lắp
đặt không đúng vị trí, không chắc chắn;
c) Không
hoạt động khi bật công tắc;
đ) Màu
ánh sáng: đèn phía trước xe không phải màu vàng, đèn phía sau xe không phải
màu vàng hoặc màu đỏ;
e) Khi
bật công tắc, số đèn hoạt động tại cùng thời điểm không theo từng cặp đối
xứng nhau, không đồng bộ về màu sắc và kích cỡ; không hoạt động đồng thời,
không cùng tần số nháy.
|
|
4.4.2.
Chỉ tiêu về ánh sáng
|
|
Cường
độ sáng và diện tích phát sáng không đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 20 m
trong điều kiện ánh sáng ban ngày.
|
|
4.4.3.
Thời gian chậm tác dụng và tần số nháy
|
|
a) Đèn
sáng sau 3 giây kể từ khi bật công tắc;
b) Tần
số nháy không nằm trong khoảng từ 60 đến 120 lần/phút.
|
|
4.5.
Đèn phanh
|
4.5.1.
Tình trạng và sự hoạt động
|
d)
Gương phản xạ, kính tán xạ ánh sáng mờ, nứt.
|
a)
Không đầy đủ, vỡ;
b) Lắp
đặt không đúng vị trí, không chắc chắn;
c)
Không sáng khi phanh xe;
đ) Màu
ánh sáng không phải màu đỏ;
e) Khi
đạp phanh, số đèn hoạt động tại cùng thời điểm của cặp đèn đối xứng nhau
không đồng bộ về màu sắc và kích cỡ.
|
|
4.5.2
.Chỉ tiêu về ánh sáng
|
|
Cường
độ sáng và diện tích phát sáng không đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 20 m
trong điều kiện ánh sáng ban ngày.
|
|
4.6.
Đèn lùi
|
4.6.1.
Tình trạng và sự hoạt động
|
a) Lắp
đặt, không chắc;
b)
Gương phản xạ, kính tán xạ ánh sáng mờ, nứt.
|
a)
Không sáng khi cài số lùi, vỡ;
b) Màu
ánh sáng không phải màu trắng.
|
|
4.6.2.
Chỉ tiêu về ánh sáng
|
|
Cường
độ sáng và diện tích phát sáng không đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 20 m
trong điều kiện ánh sáng ban ngày.
|
|
4.7.
Đèn soi biển số:
|
4.7.1.
Tình trạng và sự hoạt động
|
a) Không đầy đủ, lắp
đặt không chắc chắn;
b) Không sáng khi bật
đèn chiếu sáng phía trước;
d) Kính
tán xạ ánh sáng mờ, nứt, vỡ;
đ) Màu
ánh sáng không phải màu trắng.
|
|
|
4.7.2.
Chỉ tiêu về ánh sáng
|
Cường
độ sáng và diện tích phát sáng không đảm bảo nhận biết ở khoảng cách 10 m
trong điều kiện ánh sáng ban ngày.
|
|
|
13
|
Thiết
bị bảo vệ thành bên và phía sau, chắn bùn
|
2.1.2.
Thiết bị bảo vệ thành bên và phía sau
|
|
a)
Không đầy đủ, lắp
đặt không chắc chắn;;
b) Nứt,
gẫy, hư hỏng.
|
|
2.2.10.
Chắn bùn
|
a)
Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn;
b)
Rách, thủng, mọt gỉ, vỡ.
|
|
|
14
|
Kiểm
tra xe điện (***)
|
12.1.Hệ
thống lưu trữ Pin (RESS)
|
|
a)
Không an toàn hoặc không đầy đủ
|
|
b) Các
thành phần bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn
|
|
12.2.
Hệ thống quản lý RESS nếu được trang bị, ví dụ: thông tin phạm vi, chỉ báo
trạng thái sạc, kiểm soát nhiệt pin.
|
|
a)
Không phù hợp với yêu cầu
|
|
b) Các
thành phần bị thiếu hoặc bị hỏng
|
|
c) Có
cảnh báo thiết bị bị trục trặc
|
|
d)
Thiết bị cảnh báo cho thấy hệ thống trục trặc
|
|
đ) Hoạt
động của hệ thống thông gió/ làm mát RESS bị suy giảm, ví dụ: tắc các lỗ
thông gió, ống dẫn, rò rỉ chất lỏng
|
|
12.3.
Bộ chuyển đổi điện tử, động cơ và điều khiển thay đổi, dây điện và đầu nối
|
|
a)
Không an toàn hoặc không đầy đủ
|
|
b) Các
thành phần bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn
|
|
c) Các
tấm chắn không đúng vị trí hoặc bị hư hỏng
|
|
d) Cách
điện bị hư hỏng.
|
|
12.4.
Động cơ kéo
|
|
a)
Không an toàn hoặc không đầy đủ
|
|
b) Các
thành phần bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn
|
|
c) Các
tấm chắn không đúng vị trí hoặc bị hư hỏng
|
|
d) Cách
điện bị hư hỏng
|
|
12.5.
Hệ thống sạc bên ngoài nếu được trang bị/ yêu cầu
|
|
a) Các
thành phần bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn
|
|
b) Cách
điện bị hư hỏng.
|
|
12.6.
Bộ phận kết nối đầu sạc trên xe
|
|
a)
Không an toàn hoặc không được bảo đảm đầy đủ.
|
|
b) Các
thành phần bị hư hỏng hoặc bị ăn mòn.
|
|
c) Các
tấm chắn không đúng vị trí hoặc bị hư hỏng.
|
|
d) Cách
điện bị hư hỏng.
|
|
đ) Bộ
phận bịt kín hoặc giao diện cáp sạc không phù hợp.
|
|
Công đoạn 2: Kiểm
tra phần trên của phương tiện
|
15.
|
Tầm
nhìn, kính chắn gió
|
3.1.
Tầm nhìn
|
Lắp
thêm các vật làm hạn chế tầm nhìn của người lái theo hướng phía trước, hai
bên.
|
|
|
3.2.
Kính chắn gió
|
|
a)
Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn;
b) Vỡ,
rạn nứt ảnh hưởng đến tầm nhìn người lái;
c) Hình
ảnh quan sát bị méo, không rõ.
|
|
16
|
Gạt
nước, phun nước rửa kính
|
3.4.
Gạt nước
|
a)
Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn;
b) Lưỡi
gạt quá mòn;
c)
Không đảm bảo tầm nhìn của người lái;
d)
Không hoạt động bình thường.
|
|
|
3.5.
Phun nước rửa kính
|
a)
Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn;
b)
Không hoạt động hoặc phun không đúng vào phần được quét của gạt nước.
|
|
|
17
|
Gương,
camera quan sát phía sau
|
3.3.
Gương, camera quan sát phía sau
|
|
a)
Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn;
b) Phía
bên trái không quan sát được ít nhất chiều rộng 2,5 m ở vị trí cách gương 10
m về phía sau;
c) Phía
bên phải của xe con, xe tải có khối lượng toàn bộ không lớn hơn 2 tấn không
quan sát được ít nhất chiều rộng 4 m ở vị trí cách gương 20 m về phía sau;
đối với các loại xe khác không quan sát được ít nhất chiều rộng 3,5m ở vị trí
cách gương 30 m về phía sau;
d) Hình
ảnh quan sát bị méo, không rõ ràng;
đ) Nứt,
vỡ, hư hỏng không điều chỉnh được.
|
|
18
|
Các
đồng hồ và đèn báo trên bảng điều khiển
|
11.1.
Động cơ và các hệ thống liên quan
|
11.1.2.
Sự làm việc
|
d) Các
loại đồng hồ (trừ đồng hồ áp suất hệ thống phanh, đồng hồ nhiệt độ nước làm
mát động cơ), đèn báo trên bảng điều khiển không hoạt động hoặc báo lỗi.
|
a)
Không khởi động được động cơ hoặc hệ thống khởi động hoạt động không bình
thường;
b) Động
cơ hoạt động không bình thường ở các chế độ vòng quay, có tiếng gõ lạ;
c) Đồng
hồ áp suất hệ thống phanh, đồng hồ nhiệt độ nước làm mát động cơ không hoạt
động hoặc báo lỗi;
|
|
10.5.
Thiết bị giám sát hành trình, camera giám sát
|
10.5.1.
Thiết bị giám sát hành trình
|
|
a)
Không truy cập được;
b) Hiển
thị sai thông tin của xe cơ giới trên trang thông tin điện tử;
|
|
10.5.2.
Camera giám sát
|
|
a)
Không truy cập được;
b) Hiển
thị sai thông tin của xe cơ giới trên trang thông tin điện tử;
|
|
10.5.3.
Camera hành trình
|
Không
hiển thị hình ảnh quan sát
|
|
|
10.5.4.
Camera lùi
|
Không
hiển thị hình ảnh quan sát
|
|
|
19
|
Vô lăng
lái
|
7.1. Vô
lăng lái
|
7.1.1.
Tình trạng chung
|
|
a) Lắp
đặt không chắc chắn;
b) Có
sự dịch chuyển tương đối giữa vô lăng lái và trục lái;
c) Vô
lăng lái, bị nứt, gãy, biến dạng.
|
|
7.1.2.
Độ rơ vô lăng lái
|
|
Khoảng
cách hai điểm đã xác định vượt quá 1/5 đường kính vô lăng lái.
|
|
20
|
Trụ lái
và trục lái
|
7.2.
Trụ lái và trục lái
|
|
a) Lắp
đặt không chắc chắn;
b) Trục
lái rơ dọc, rơ ngang;
d) Cơ
cấu thay đổi độ nghiêng không đảm bảo khóa vị trí chắc chắn.
|
c) Nứt,
gãy, biến dạng;
|
21
|
Sự làm
việc của trợ lực lái
|
7.8.2.
Sự làm việc của trợ lực lái
|
|
a)
Không hoạt động;
b)
Không có tác dụng giảm nhẹ lực đánh lái;
c) Có
tiếng kêu khác lạ.
|
|
22
|
Các bàn
đạp điều khiển: ly hợp, phanh, ga
|
6.1.1.
Trục bàn đạp phanh
|
|
a)
Không đủ chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;
b) Trục
xoay quá chặt, kẹt;
c) Ổ
đỡ, trục rơ.
|
|
6.1.2.
Tình trạng bàn đạp phanh và hành trình bàn đạp
|
|
a) Lắp đặt không chắc
chắn, rạn, nứt;
b) Cong
vênh;
c) Bàn
đạp không tự trả lại đúng khi nhả phanh;
d) Bàn
đạp phanh không có hành trình tự do, dự trữ hành trình;
đ) Không có tác dụng
chống trượt trên bàn đạp phanh, bị mất bộ phận chống trượt hoặc mòn nhẵn.
|
|
8.1. Ly
hợp (bàn đạp ly hợp)
|
|
a)
Không có tác dụng chống trượt trên bàn đạp, bị mất bộ phận chống trượt hoặc
mòn nhẵn.
b)
Không đầy đủ, hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;
c) Các
chi tiết nứt, gãy, biến dạng.
|
|
11.1.5.
Tình
trạng bàn đạp ga
|
c)
Không có tác dụng chống trượt trên bàn đạp, bị mất bộ phận chống trượt hoặc
mòn nhẵn.
|
a) Lắp
đặt không chắc chắn, rạn, nứt, cong vênh;
b) Bàn
đạp không tự trả lại đúng khi nhả ga.
|
|
23
|
Sự làm
việc của ly hợp
|
8.1. Ly
hợp
|
8.1.2.
Sự làm việc
|
|
a) Ly
hợp đóng, cắt không hoàn toàn, đóng, cắt không nhẹ nhàng, êm dịu;
b) Có
tiếng kêu khác lạ.
|
|
24
|
Cơ cấu điều
khiển hộp số
|
8.2.2.
Sự làm việc
|
|
a) Khó
thay đổi số;
b) Tự
nhảy số.
|
|
8.2.3.
Cần điều khiển số
|
b) Cong
vênh.
|
a)
Không đúng kiểu loại, không chắc chắn.
|
|
25
|
Cơ cấu điều
khiển phanh đỗ
|
6.1.3.
Cần hoặc bàn đạp điều khiển phanh đỗ xe
|
|
a) Lắp đặt không chắc
chắn;
b) Cong
vênh;
c) Cóc
hãm không có tác dụng;
|
|
6.1.4.
Van phanh, nút bấm điều khiển phanh đỗ xe
|
|
a)
Không đúng kiểu loại, lắp đặt không chắc chắn;
b) Bộ
phận điều khiển nứt, hỏng;
c) Van điều
khiển làm việc sai chức năng, không ổn định; các mối liên kết lỏng, có sự rò
rỉ trong hệ thống.
d)
Không có tín hiệu khi đóng mở nút bấm
|
|
26
|
Tay
vịn, cột chống, giá để hàng, khoang hành lý
|
2.2.8.
Tay vịn, cột chống
|
b) Mọt
gỉ.
|
a)
Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn, nứt, gãy;
|
|
2.2.9.
Giá để hàng, khoang hành lý
|
b) Mọt
gỉ, thủng, rách.
|
a)
Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn, nứt, gãy;
b)
Không chia khoang theo quy định.
|
|
27
|
Ghế
ngồi (kể cả ghế người lái), giường nằm, dây đai an toàn
|
2.2.6.
Ghế người lái, ghế ngồi
|
c) Cơ
cấu điều chỉnh (nếu có) không có tác dụng;
d) Rách
mặt đệm ghế.
|
a) Số
người cho phép chở không đúng hồ sơ kỹ thuật, bố trí và kích thước ghế,
giường không đúng quy định;
b) Lắp
đặt không chắc chắn.
|
|
10.1.
Dây đai an toàn
|
c) Khóa
cài đóng mở không nhẹ nhàng, tự mở;
|
a)
Không đầy đủ theo quy định, lắp đặt không chắc chắn;
b) Dây
bị rách, đứt;
d) Dây
bị kẹt, không kéo ra, thu vào được;
đ) Cơ
cấu hãm không giữ chặt dây khi giật dây đột ngột.
|
28
|
Bình
chữa cháy
|
10.2.
Bình chữa cháy
|
a)
Không có bình chữa cháy theo quy định;
b) Bình
chữa cháy không còn hạn sử dụng.
|
|
|
29
|
Thân
vỏ, buồng lái, thùng hàng, kích thước thùng hàng
|
2.2.1.
Thân vỏ, buồng lái, thùng hàng - tình trạng chung
|
|
a)
Không đúng kiểu loại, lắp đặt không chắc chắn, không cân đối trên khung;
b) Nứt,
gãy, thủng, mục gỉ, rách, biến dạng, sơn bong tróc;
c) Lọt
khí từ động cơ, khí xả vào trong khoang xe, buồng lái.
|
|
1.4.
Kích thước thùng hàng
|
|
Không
đúng với hồ sơ kỹ thuật.
|
|
30
|
Sàn bệ,
khung xương, bậc lên xuống
|
2.2.2.
Dầm ngang, dầm dọc
|
|
a) Lắp
đặt không chắc chắn;
b) Nứt,
gãy, mục gỉ, biến dạng.
|
|
2.2.5.
Sàn
|
|
a) Lắp
đặt không chắc chắn;
b)
Thủng, rách.
|
|
2.2.7.
Bậc lên xuống
|
b) Mọt
gỉ, thủng.
|
a)
Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn, nứt, gãy.
|
|
31
|
Cửa,
khóa cửa và tay nắm cửa
|
2.2.3.
Cửa, khóa cửa và tay nắm cửa
|
c)
Đóng, mở không nhẹ nhàng;
|
a)
Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn;
b) Bản
lề, chốt bị mất, lỏng, hư hỏng;
d) Cửa
tự mở, đóng không hết.
|
|
32
|
Dây dẫn
điện (phần trên)
|
4.1.1.
Dây dẫn điện
|
a) Lắp
đặt không chắc chắn;
|
b) Vỏ
cách điện hư hỏng;
c) Có
dấu vết cọ sát vào các chi tiết chuyển động
|
|
Công đoạn 3: Kiểm
tra hiệu quả phanh và trượt ngang
|
33
|
Trượt
ngang của bánh xe dẫn hướng
|
5.2.
Trượt ngang của bánh xe dẫn hướng
|
|
Trượt
ngang của bánh dẫn hướng vượt quá 5 mm/m.
|
|
34
|
Sự làm
việc và hiệu quả phanh chính
|
6.3. Sự
làm việc và hiệu quả phanh chính
|
6.3.1.
Sự làm việc
|
|
|
a) Lực
phanh không tác động trên một hay nhiều bánh xe;
b) Lực
phanh biến đổi bất thường;
c) Chậm
bất thường trong hoạt động của cơ cấu phanh ở bánh xe bất kỳ.
|
6.3.2.
Hiệu quả phanh trên băng thử
|
|
|
a) Hệ
số sai lệch lực phanh giữa hai bánh trên cùng một trục (KSL) lớn hơn 25%;
b) Hiệu
quả phanh toàn bộ của xe (KP)
không đạt mức giá trị tối thiểu quy định đối với các loại
phương
tiện như sau:
- Ô tô
tải; ô tô chuyên dùng có khối lượng bản thân không lớn hơn 12.000 kg và ô tô
chở người: 50%;
- Ô tô
tải; ô tô chuyên dùng có khối lượng bản thân lớn hơn 12.000 kg; ô tô đầu kéo;
sơ mi rơ moóc; rơ moóc và đoàn xe ô tô sơ mi rơ moóc: 45% .
|
6.3.3.
Hiệu quả phanh trên đường
|
|
|
a) Khi
phanh quỹ đạo chuyển động của xe lệch quá 8o so với phương
chuyển động ban đầu và xe lệch khỏi hành lang phanh 3,50 m;
b)
Quãng đường phanh (SPh) vượt quá giá trị
tối thiểu sau:
- Ô tô
con, kể cả ô tô con chuyên dùng có số chỗ (kể cả người lái) đến 09 chỗ: 7,2 m
- Ô tô
tải; ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ không lớn hơn 8.000 kg; ô tô chở
người có số chỗ (kể cả người lái) trên 09 chỗ và có tổng chiều
dài
không lớn hơn 7,5 m: 9,5 m
- Ô tô
tải; ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ lớn hơn 8.000 kg; ô tô chở người
có số chỗ (kể cả người lái) trên 09 chỗ và có tổng chiều dài lớn hơn 7,5 m:
11 m.
|
35
|
Sự làm
việc và hiệu quả phanh đỗ
|
6.4. Sự
làm việc và hiệu quả phanh đỗ
|
6.4.1.
Sự làm việc
|
|
Không
có tác dụng phanh trên một bên bánh xe.
|
|
6.4.2.
Hiệu quả phanh
|
|
a) Thử
trên đường: quãng đường phanh lớn hơn 6 m;
b) Thử
trên mặt dốc 20%: phanh đỗ không giữ được xe đứng yên trên mặt dốc;
c) Thử
trên băng thử phanh: hiệu quả phanh đỗ nhỏ hơn 16%.
|
|
36
|
Sự hoạt
động của trang thiết bị phanh khác
|
6.5. Sự
hoạt động của trang thiết bị phanh khác
|
6.5.1.
Phanh chậm dần bằng động cơ
|
|
Hệ
thống không hoạt động.
|
|
6.5.2.
Hệ thống chống hãm cứng
|
|
Thiết
bị cảnh báo bị hư hỏng;
|
|
6.6.3.
Phanh tự động sơ mi rơ moóc
|
|
Phanh
sơ mi rơ moóc không tự động tác động khi ngắt kết nối.
|
|
Công
đoạn 4: Kiểm tra môi trường
|
37
|
Độ ồn
|
11.4.
Độ ồn: độ ồn ngoài
|
|
Độ ồn
trung bình sau khi đã hiệu chỉnh vượt quá các giới hạn sau đây:
- Ô tô
con, ô tô tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách hạng nhẹ, xe lam, xích lô máy
có khối lượng toàn bộ G ≤ 3500 kg: 103 dB(A);
- Ô tô
tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách có khối lượng toàn bộ G > 3500 kg và
công suất có ích lớn nhất của động cơ P ≤ 150 (kW): 105 dB(A);
- Ô tô
tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách có khối lượng toàn bộ G > 3500 kg và
công suất có ích lớn nhất của động cơ P > 150 (kW): 107 dB(A);
- Ô tô
cần cẩu và các phương tiện cơ giới đường bộ có công dụng đặc biệt: 110 dB(A).
|
|
38
|
Còi
|
4.8.
Còi
|
4.8.1.
Tình trạng và sự hoạt động
|
b) Âm
thanh phát ra không liên tục, âm lượng không ổn định;
c) Điều
khiển hư hỏng, không điều khiển dễ dàng, lắp đặt không đúng vị trí.
|
a)
Không có hoặc không đúng kiểu loại;
|
|
4.8.2.
Âm lượng
|
a) Âm lượng nhỏ hơn 93
dB(A);
|
b) Âm lượng lớn hơn
112 dB(A).
|
|
39
|
Khí
thải động cơ cháy cưỡng bức: Nồng độ CO, HC
|
11.2.
Khí thải động cơ cháy cưỡng bức
|
|
a) Nồng
độ CO lớn hơn 4,5 % thể tích đối với các xe sản xuất trước năm 1999 hoặc lớn
hơn 3,5 % thể tích đối với các xe sản xuất từ năm 1999 trở về sau.
b) Nồng
độ HC (C6H14 hoặc tương đương):
- b)
Nồng độ HC (C6H14 hoặc tương đương):
- Đối
với động cơ 4 kỳ: lớn hơn 1200 phần triệu (ppm) thể tích đối với các xe sản
xuất trước năm 1999 hoặc lớn hơn 800 phần triệu (ppm) thể tích đối với các xe
sản xuất từ năm 1999 trở về sau;
- Đối
với động cơ 2 kỳ: lớn hơn 7800 phần triệu (ppm) thể tích;
- Đối
với động cơ đặc biệt: lớn hơn 3300 phần triệu (ppm) thể tích
c) Số
vòng quay không tải của động cơ không nằm trong phạm vi quy định của nhà sản
xuất hoặc lớn hơn 1000 vòng/phút.
|
|
40
|
Khí
thải động cơ cháy do nén
|
11.3.
Khí thải động cơ cháy do nén - Độ khói của khí thải
|
|
a)
Chiều rộng dải đo khói chênh lệch giữa giá trị đo lớn nhất và nhỏ nhất vượt
quá 10% HSU;
b) Kết
quả đo khói trung bình của 3 lần đo lớn hơn 72% HSU đối với các xe sản xuất
trước năm 1999 hoặc lớn hơn 60% HSU thể tích đối với các xe sản xuất từ năm
1999 trở về sau.
c) Giá
trị số vòng quay không tải của động cơ không nằm trong phạm vi quy định của
nhà sản xuất hoặc lớn hơn 1000 vòng/phút;
d) Thời
gian tăng tốc từ số vòng quay nhỏ nhất đến lớn nhất vượt quá 5 giây. đ) Giá
trị số vòng quay lớn nhất của động cơ nhỏ hơn 90% số vòng quay ứng với công
suất cực đại theo quy định của nhà sản xuất, trừ trường hợp đặc biệt (theo
thiết kế của nhà sản xuất khống chế tốc độ vòng quay không tải lớn nhất ở giá
trị nhỏ hơn 90% tốc độ vòng quay ứng với công suất cực đại).
|
|
Công đoạn 5: Kiểm
tra phần dưới của phương tiện
|
41
|
Khung
và các liên kết , móc kéo
|
2.1.
Khung và các liên kết
|
2.1.1.
Tình trạng chung
|
|
a) Gia cường khung xe
ngoài quy định;
b) Nứt,
gẫy, biến dạng, cong vênh. mọt gỉ ở mức nhận biết được bằng mắt;
c) Các
liên kết không chắc chắn;
|
|
2.1.3.
Móc kéo
|
đ) Cóc,
chốt hãm bị kẹt.
|
a) Lắp
đặt không chắc chắn;
b) Nứt,
gãy, biến dạng;
|
|
42
|
Dẫn
động phanh chính
|
6.1.
Dẫn động phanh
|
6.1.5.
Ống cứng, ống mềm
|
|
a) Lắp đặt không chắc
chắn;
b) Ống cứng biến dạng,
có dấu hiệu cọ sát vào bộ phận khác của xe; ống mềm bị rạn, vặn xoắn, ống quá
ngắn.
|
c) Ống,
chỗ kết nối bị rò rỉ; ống cứng bị rạn, nứt, mọt gỉ; ống mềm bị nứt, phồng
rộp.
|
6.1.6.
Dây cáp, thanh kéo, cần đẩy, các liên kết
|
|
a) Lắp đặt không chắc
chắn;
b) Rạn,
nứt, biến dạng, có dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe, gỉ;
d)
Thiếu chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng đối với dẫn động phanh chính;
đ) Cáp
bị đứt sợi, thắt nút, kẹt, chùng lỏng.
|
d)
Thiếu chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng.
|
6.1.7.
Đầu nối cho phanh rơ moóc
|
|
a) Lắp đặt không chắc
chắn;
b) Bị
rò rỉ.
|
|
6.1.8.
Cơ cấu tác động (bầu phanh hoặc xi lanh phanh)
|
|
|
a)
Không đúng kiểu loại, lắp đặt không chắc chắn;
b) Rạn,
nứt, vỡ, biến dạng.
c) Bị rò
rỉ;
d)
Không đủ chi tiết lắp ghép, phòng lỏng.
|
6.2.
Bơm chân không, máy nén khí, các van và bình chứa môi chất:
|
6.2.1.
Bơm chân không, máy nén khí, bình chứa, các van an toàn, van xả nước: (chỉ
kiểm tra bình chứa, các van an toàn, van xả nước và đánh giá)
|
|
|
a)
Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn.
b) Áp
suất giảm rõ rệt, nghe rõ tiếng rò khí;
c) Bình
chứa rạn, nứt, biến dạng, mọt gỉ;
d) Các
van an toàn, van xả nước, không có tác dụng.
|
|
|
6.2.2.
Các van phanh
|
|
|
a)
Không đúng kiểu loại, lắp đặt không đúng, không chắc chắn;
b) Bị
hư hỏng, rò rỉ.
|
6.2.3.
Trợ lực phanh, xi lanh phanh chính.
|
đ) Nắp
bình chứa dầu phanh không kín hoặc bị mất.
|
b) Trợ
lực hư hỏng, không có tác dụng;
|
a)
Không đúng kiểu loại, lắp đặt không chắc chắn;
|
43
|
Dẫn
động phanh đỗ
|
6.1.6.
Dây cáp, thanh kéo, cần đẩy, các liên kết
|
|
a)
Không đúng kiểu loại, lắp đặt không đúng vị trí, không chắc chắn;
b) Có
dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe;
c) Rạn,
nứt, biến dạng, quá mòn, gỉ;
đ) Cáp
bị đứt sợi, thắt nút, kẹt, chùng lỏng.
|
d)
Thiếu chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng.
|
44
|
Dẫn
động ly hợp
|
8.1. Ly
hợp
|
8.1.1.
Tình trạng chung
|
b)
Không có tác dụng chống trượt trên bàn đạp, bị mất bộ phận chống trượt hoặc
mòn nhẵn;
|
a) Lắp
đặt không chắc chắn;
c) Rò
rỉ môi chất;
d) Các
chi tiết nứt, gãy, biến dạng.
|
|
45
|
Cơ cấu
lái, trợ lực lái, các thanh đòn dẫn động lái
|
7.3. Cơ
cấu lái: tình trạng chung
|
|
d)
Không đầy đủ, rách, vỡ cao su chắn bụi;
đ) Chảy
dầu thành giọt.
|
a)
Không đúng kiểu loại, lắp đặt không chắc chắn;
b)
Không đầy đủ, hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;
c) Nứt,
vỡ.
|
7.4. Sự
làm việc của trục lái và cơ cấu lái
|
|
b) Di
chuyển không liên tục, giật cục;
c) Lực
đánh lái không bình thường; có sự khác biệt lớn giữa lực lái trái và lực lái
phải;
d) Có
sự khác biệt lớn giữa góc quay bánh dẫn hướng về bên trái và bên phải;
đ) Có
tiếng kêu bất thường trong cơ cấu lái.
|
a) Bó
kẹt khi quay.
|
7.5.
Thanh và đòn dẫn động lái
|
7.5.1.
Tình trạng chung
|
|
a)
Không đúng kiểu loại;
c) Có
dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe;
|
b)
Không đầy đủ, hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng, lắp đặt không chắc chắn;
d) Nứt,
gãy, biến dạng.
|
7.5.2.
Sự làm việc
|
|
a) Di
chuyển bị chạm vào các chi tiết khác;
b) Di
chuyển không liên tục, bị giật cục;
c) Di
chuyển quá giới hạn.
|
|
7.8.
Trợ lực lái
|
7.8.1.
Tình trạng chung
|
|
a)
Không đúng kiểu loại, lắp đặt không chắc chắn;
b) Rạn,
nứt, biến dạng;
c) Chảy
dầu thành giọt, thiếu dầu trợ lực.
|
|
46
|
Khớp
cầu và khớp chuyển hướng
|
7.6.
Khớp cầu và khớp chuyển hướng
|
7.6.1.
Tình trạng chung
|
|
a)
Không đúng kiểu loại;
d)
Thủng, rách, vỡ vỏ bọc chắn bụi.
|
b)
Không đầy đủ, hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng, lắp đặt không chắc chắn;
c) Nứt,
gãy, biến dạng.
|
7.6.2.
Sự làm việc
|
|
b) Khớp
cầu, khớp chuyển hướng rơ, lỏng, bị giật cục.
|
a) Bị
bó kẹt khi di chuyển.
|
47
|
Ngõng
quay lái
|
7.7.
Ngõng quay lái
|
7.7.1.
Tình trạng chung
|
|
a)
Không đúng kiểu loại;
d)
Thủng, rách, vỡ vỏ bọc chắn bụi;
đ)
Trục, khớp cầu rơ, lỏng.
|
b)
Không đầy đủ, hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng, lắp đặt không chắc chắn;
c) Nứt,
gãy, biến dạng.
|
7.7.2.
Sự làm việc
|
|
b) Di
chuyển không liên tục, giật cục.
|
a) Bó
kẹt khi quay.
|
48
|
Moay ơ
bánh xe
|
5.1.
Tình trạng chung
|
|
i) Bánh
xe không quay trơn, bị bó kẹt, cọ sát vào phần khác;
k) Moay
ơ rơ.
|
|
49
|
Bộ phận
đàn hồi (Nhíp, lò xo, thanh xoắn)
|
9.1. Bộ
phận đàn hồi (nhíp, lò xo, thanh xoắn)
|
|
a)
Không đúng kiểu loại, lắp đặt sai, không chắc chắn;
b) Phần
nhíp, lò xo, thanh xoắn bị nứt, gẫy, biến dạng;
c)
Không đầy đủ, hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;
d) Ắc
nhíp rơ, lỏng.
|
|
50
|
Hệ
thống treo khí
|
9.5. Hệ
thống treo khí
|
|
a)
Không đầy đủ, không đúng kiểu loại, lắp đặt không chắc chắn;
b) Hư
hỏng các bộ phận ảnh hưởng đến chức năng hệ thống.
|
|
51
|
Thanh
dẫn hướng, thanh ổn định, hạn chế hành trình
|
9.3.
Thanh dẫn hướng, thanh ổn định, hạn chế hành trình
|
|
a)
Không đầy đủ, không đúng kiểu loại, lắp đặt sai, không chắc chắn;
b) Các
chi tiết bị nứt, gẫy, biến dạng, quá gỉ, chi tiết cao su bị vỡ nát.
|
|
52
|
Giảm
chấn
|
9.2.
Giảm chấn
|
c) Rò
rỉ dầu, chi tiết cao su bị vỡ nát.
|
a)
Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn;
b) Các
chi tiết bị nứt, gẫy, biến dạng;
|
|
53
|
Các
khớp nối của hệ thống treo
|
9.4.
Khớp nối
|
|
a)
Không đầy đủ, không đúng kiểu loại, lắp đặt không chắc chắn;
b)
Không đầy đủ, hư hỏng vỏ bọc chắn bụi;
c) Các
chi tiết bị nứt, gẫy, biến dạng;
|
|
54
|
Các
đăng
|
8.3.
Các đăng
|
|
a)
Không đúng kiểu loại;
d) Then
hoa, trục chữ thập, ổ đỡ bị rơ;
đ) Hỏng
các khớp nối mềm;
e) Ổ đỡ
trung gian nứt, không chắc chắn;
g) Có
dấu vết cọ sát vào bộ phận khác của xe;
|
b)
Không đầy đủ, hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng, lắp đặt không chắc chắn;
c) Các
chi tiết nứt, gãy, biến dạng, cong vênh.
|
55
|
Hộp số
|
8.2.
Hộp số
|
8.2.1.
Tình trạng chung
|
|
a)
Không đúng kiểu loại, lắp đặt không chắc chắn;
b)
Không đầy đủ, hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng;
d) Các
chi tiết nứt, gãy, biến dạng;
c) Chảy
dầu thành giọt.
|
|
56
|
Cầu xe
|
8.4.
Cầu xe
|
đ) Nắp
che đầu trục không đầy đủ, hư hỏng.
|
a)
Không đúng kiểu loại;
c) Chảy
dầu thành giọt;
|
b)
Không đầy đủ, hư hỏng chi tiết lắp ghép, phòng lỏng, lắp đặt không chắc chắn;
d) Các
chi tiết nứt, gãy, biến dạng.
|
57
|
Hệ
thống dẫn khí xả, bầu giảm âm.
|
11.1.3.
Hệ thống dẫn khí xả, bầu giảm âm
|
b) Mọt
gỉ, rách, rò rỉ khí thải.
|
a)
Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn.
|
|
58
|
Dây dẫn
điện. (phần dưới)
|
4.1.1.
Dây điện
|
a) Lắp
đặt không chắc chắn.
|
b) Vỏ
cách điện hư hỏng;
c) Có
dấu vết cọ sát vào các chi tiết chuyển động.
|
|
Ghi chú: Đăng kiểm viên kiểm
tra công đoạn 2 nhập chỉ số trên đồng hồ công-tơ-mét (odometer) tại thời điểm
kiểm tra vào phần mềm quản lý kiểm định.
PHỤ LỤC III
(Ban hành kèm theo Thông tư số 2/2023/TT-BGTVT
ngày 21 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
PHỤ LỤC III
Nội dung kiểm tra khi
lập hồ sơ phương tiện, kiểm tra xe cơ giới và hoàn thiện hồ sơ kiểm định
1. Kiểm tra hồ sơ, dữ
liệu
a) Khi lập hồ sơ
phương tiện, nhân viên nghiệp vụ thực hiện: kiểm tra sự đầy đủ của các giấy tờ
nêu tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này. Các giấy tờ này
phải được kiểm tra, đối chiếu với cơ sở dữ liệu trên chương trình quản lý kiểm
định, trên máy chủ của Cục Đăng kiểm Việt Nam thông qua cổng thông tin điện tử
của Cục Đăng kiểm Việt Nam, cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải, chương
trình tra cứu từ xa.
b) Khi thực hiện kiểm
định xe cơ giới nhân viên nghiệp vụ thực hiện: kiểm tra sự đầy đủ của các giấy
tờ nêu tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều 6 của Thông tư này,
các giấy tờ này phải được kiểm tra, đối chiếu với cơ sở dữ liệu trên chương
trình quản lý kiểm định, trên máy chủ của Cục Đăng kiểm Việt Nam thông qua cổng
thông tin của Cục Đăng kiểm Việt Nam, chương trình tra cứu từ xa hoặc dữ liệu
từ đơn vị đăng kiểm quản lý hồ sơ phương tiện. Trường hợp đã thực hiện kiểm tra
hồ sơ khi lập hồ sơ phương tiện thì không phải kiểm tra lại hồ sơ.
c) Các đơn vị đăng
kiểm có trách nhiệm kiểm tra trên chương trình quản lý kiểm định và cổng thông
tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam tình trạng thông báo các hạng mục khiếm
khuyết, hư hỏng của xe cơ giới khi đến kiểm định lần đầu lập hồ sơ phương tiện,
kiểm định định kỳ.
d) Đơn vị đăng kiểm
sử dụng thông tin mà chủ xe đã khai báo để truy cập vào trang thông tin điện tử
quản lý thiết bị giám sát hành trình, camera và in kết quả kiểm tra (có thể in
trực tiếp từ màn hình nếu không in được từ chương trình). Đối với phương tiện
xe cơ giới được miễn thực hiện kiểm định theo quy định, Đơn vị đăng kiểm chỉ
ghi nhận theo khai báo của chủ xe khi nộp hồ sơ và không thực hiện kiểm tra
thực tế.
2. Đăng ký kiểm định
Nhân viên nghiệp vụ
thực hiện: thu tiền kiểm định và lập phiếu theo dõi hồ sơ; đăng ký kiểm tra xe
cơ giới trên chương trình quản lý kiểm định; in bản thông số kỹ thuật của xe cơ
giới từ chương trình quản lý kiểm định (đối với trường hợp chủ xe không nộp lại
Giấy chứng nhận kiểm định cũ) để làm cơ sở cho đăng kiểm viên kiểm tra, đối
chiếu với xe cơ giới kiểm định.
3. Kiểm tra xe cơ
giới
3.1. Đăng kiểm viên
đưa xe vào dây chuyền kiểm định và thực hiện:
a) Kiểm tra sự phù
hợp giữa thông số kỹ thuật và thực tế của xe cơ giới;
b) Kiểm định an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới; đánh giá kết quả kiểm tra theo quy
định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Ghi nhận và truyền
kết quả kiểm tra về máy chủ ngay sau khi kết thúc kiểm tra ở mỗi công đoạn.
3.2. Phụ trách dây
chuyền thực hiện:
a) Soát xét, kiểm
tra, hoàn thiện các nội dung và ký xác nhận Phiếu kiểm định (không quá 15 phút
kể từ khi phương tiện kết thúc kiểm tra, ra khỏi dây chuyền);
b) Ghi thông báo hạng
mục khiếm khuyết, hư hỏng cho chủ xe
4. Hoàn thiện hồ sơ
4.1. Nhân viên nghiệp
vụ in Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định và Phiếu lập hồ sơ phương tiện
(đối với xe có lập hồ sơ phương tiện). Đối với trường hợp xe cơ giới được miễn
kiểm định, tại vị trí in ảnh trên Giấy chứng nhận kiểm định ghi “Xe thuộc
đối tượng miễn kiểm định lần đầu” và tại góc dưới cùng bên trái của Giấy
chứng nhận ghi rõ “Giấy chứng nhận kiểm định được cấp miễn theo quy định tại
Thông tư 16/2021/TT-BGTVT và các thông tư sửa đổi, bổ sung có liên quan. Giấy
chứng nhận này sẽ không còn giá trị nếu phương tiện bị tự ý cải tạo không đúng
với thiết kế của nhà sản xuất ”.
4.2. Đăng kiểm viên
soát xét và ký xác nhận Phiếu lập hồ sơ phương tiện (đối với xe cơ giới lập hồ
sơ phương tiện).
4.3. Lãnh đạo đơn vị
đăng kiểm soát xét, ký duyệt Phiếu lập hồ sơ phương tiện (đối với xe cơ giới
lập hồ sơ phương tiện), Giấy chứng nhận kiểm định, thông báo hạng mục khiếm
khuyết, hư hỏng (đối với xe cơ giới không đạt).
4.4. Nhân viên nghiệp
vụ đóng dấu của đơn vị đăng kiểm vào Giấy chứng nhận kiểm định, mặt sau của Tem
kiểm định và dán phủ băng keo trong lên trang 2 và 3 của Giấy chứng nhận kiểm
định.
5. Trả kết quả
5.1. Nhân viên nghiệp
vụ thực hiện:
a) Thu lệ phí cấp
Giấy chứng nhận kiểm định, phí sử dụng đường bộ, ghi sổ theo dõi cấp phát Giấy
chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định, phô tô hồ sơ phục vụ lưu trữ theo quy
định;
b) Trả hóa đơn, Biên
lai phí sử dụng đường bộ, giấy tờ, Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định sau
khi chủ xe ký nhận vào sổ theo dõi cấp phát Giấy chứng nhận, Tem kiểm định;
c) Đối với trường hợp
xe cơ giới kiểm định tại đơn vị đăng kiểm không quản lý hồ sơ phương tiện chỉ
có Giấy hẹn cấp giấy đăng ký xe, khi chủ xe xuất trình bản chính giấy tờ về đăng
ký xe thì đơn vị đăng kiểm có trách nhiệm gửi bản sao giấy tờ về đăng ký xe về
đơn vị đăng kiểm quản lý hồ sơ phương tiện;
5.2. Nhân viên đơn vị
đăng kiểm trực tiếp dán Tem kiểm định cho xe cơ giới và thu hồi Tem kiểm định
cũ. Giấy chứng nhận, Tem kiểm định cũ thu hồi sau khi xe cơ giới được cấp Giấy
chứng nhận, Tem kiểm định mới, lãnh đạo đơn vị đăng kiểm chịu trách nhiệm việc
kiểm soát thu hồi và hủy. Đối với trường hợp xe được miễn kiểm định, Đơn vị
đăng kiểm cấp tem kiểm định cho chủ xe và hướng dẫn chủ xe cách thức thực hiện
dán tem, vị trí dán tem kiểm định trên xe cơ giới phù hợp với quy định tại khoản
4 Điều 9 của Thông tư này. Chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm dán tem kiểm
định lên xe cơ giới theo đúng quy định.
5.3. Đối với xe cơ
giới không đạt, đơn vị đăng kiểm trả hóa đơn thu tiền kiểm định và các giấy tờ.
Ghi chú: việc bố trí trình tự
thực hiện các nội dung trên tùy thuộc mặt bằng và bố trí của mỗi đơn vị.
PHỤ LỤC IV
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 2/2023/TT-BGTVT
ngày 21 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Phụ lục VI
MẪU PHIẾU KIỂM ĐỊNH
Đơn vị đăng kiểm
|
PHIẾU KIỂM ĐỊNH
|
Số
phiếu:
|
………………
|
Ngày
kiểm định / / /
|
Kiểm
định lần:
|
Biển số
đăng ký:
|
|
Loại
PT:
Năm,
nơi SX: /
Số máy
thực tế:
Chỉ số
trên đồng hồ công-tơ-mét (odometer):
|
KDVT: □
Nhãn
hiệu, số loại:
Số
khung thực tế:
|
|
|
|
|
|
Thông số kiểm tra bằng thiết bị
TT
|
Tên thông số
|
Giá trị
|
TT
|
Tên thông số
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
01
|
Nồng độ
CO (%)
|
|
17
|
Lực
phanh trái (N)
|
|
|
|
|
|
|
02
|
Nồng độ
HC (ppm)
|
|
18
|
Lực
phanh phải (N)
|
|
|
|
|
|
|
03
|
Tốc
độ động cơ (v/ph) (min/max)
|
|
19
|
Độ lệch
lực phanh (%)
|
|
|
|
|
|
|
04
|
Độ khói
trung bình (%)
|
|
20
|
Khối
lượng cầu xe KĐ(kg)
|
|
|
|
|
|
|
05
|
Sai
lệch lớn nhất các lần đo
|
|
21
|
Hiệu
quả phanh cầu (%)
|
|
|
|
|
|
|
06
|
Thời
gian gia tốc lớn nhất (s)
|
|
22
|
Lực cản
lăn trái (N)
|
|
|
|
|
|
|
07
|
Cường
độ pha trái (kCd)
|
|
23
|
Lực cản
lăn phải (N)
|
|
|
|
|
|
|
08
|
Cường
độ pha phải (kCd)
|
|
24
|
Lực
phanh đỗ trái (N)
|
|
|
|
|
|
|
09
|
Cường
độ cốt trái (kCd)
|
|
25
|
Lực
phanh đỗ phải (N)
|
|
|
|
|
|
|
10
|
Cường
độ cốt phải (kCd)
|
|
26
|
Độ lệch
phanh đỗ (%)
|
|
|
|
|
|
|
11
|
Góc
lệch trên, dưới pha/ cốt trái
|
|
27
|
Hiệu
quả phanh đỗ/cầu (%)
|
|
|
|
|
|
|
12
|
Góc
lệch trái, phải pha/ cốt trái
|
|
28
|
Khối
lượng xe vào KĐ(kg)
|
Tên thông số
|
7
|
8
|
13
|
Góc
lệch trên, dưới pha/ cốt phải
|
|
29
|
Tổng
lực phanh chính (N)
|
Lực
phanh trái (N)
|
|
|
14
|
Góc
lệch trái, phải pha/ cốt phải
|
|
30
|
Hiệu
quả phanh chính (%)
|
Lực
phanh phải (N)
|
|
|
15
|
Độ
trượt ngang (mm)
|
|
31
|
Tổng
lực phanh đỗ (N)
|
Độ lệch
lực phanh (%)
|
|
|
16
|
Còi
điện
|
|
32
|
Hiệu
quả phanh đỗ (%)
|
Khối
lượng/cầu xe KĐ(kG)
|
|
|
Đánh giá kết quả
kiểm tra: (ghi
rõ công đoạn đạt. Trường hợp không đạt, ghi rõ hạng mục và nguyên nhân không
đạt)
Công đoạn 1: (Họ
và tên đăng kiểm viên kiểm tra) Công đoạn 2: (Họ và tên đăng kiểm viên
kiểm tra) Công đoạn 3: (Họ và tên đăng kiểm viên kiểm tra) Công đoạn
4: (Họ và tên đăng kiểm viên kiểm tra)
Công đoạn 5: (Họ
và tên đăng kiểm viên kiểm tra)
Kết luận: Phương tiện …quy định
về ATKT và BVMT Chu kỳ KĐ:… tháng. Thời hạn hiệu lực GCN:…/…/…
|
Dây
chuyền số:
Phụ trách dây chuyền
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
|
|
Ảnh 1
(Tổng thể)
|
|
Ảnh 2
(Biển số)
|
|
|
|
Thời
gian in PKĐ:…
Mã kiểm
tra:
|
|
Ghi chú:
- Ảnh chụp tương ứng
với lần kiểm định.
PHỤ LỤC V
(Ban hành kèm theo Thông tư số 2/2023/TT-BGTVT
ngày 21 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
PHỤ LỤC XI
Chu kỳ kiểm định
1. Nguyên tắc xác
định chu kỳ kiểm định của xe cơ giới
a) Nguyên tắc chung
Chu kỳ đầu quy định
tại mục 2 của Phụ lục này được áp dụng đối với các đối tượng sau đây: Xe cơ
giới thuộc đối tượng miễn kiểm định nêu tại khoản 3 Điều 5 Thông
tư này; xe cơ giới chưa qua sử dụng có năm sản xuất đến năm nộp hồ sơ đề
nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định lần đầu dưới 02 năm (năm sản xuất cộng 01
năm). Thời gian tính từ năm sản xuất đến năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng
nhận kiểm định được xác định theo hướng dẫn nêu tại điểm e mục 1 của Phụ lục này.
Chu kỳ định kỳ quy
định tại mục 2 của Phụ lục này áp dụng đối với các đối tượng sau: Các loại xe
cơ giới kiểm định lần đầu không thuộc đối tượng được áp dụng theo chu kỳ đầu đã
nêu ở trên; Xe cơ giới kiểm định ở các lần tiếp theo.
b) Xe cơ giới có cải
tạo là xe cơ giới thực hiện cải tạo chuyển đổi công năng hoặc thay đổi một
trong các hệ thống: lái, phanh (trừ trường hợp lắp thêm bàn đạp phanh phụ).
c) Xe cơ giới kiểm
định cấp Giấy chứng nhận kiểm định có thời hạn 15 ngày không được tính là chu
kỳ đầu.
d) Xe cơ giới kiểm
định lần tiếp theo có thời hạn kiểm định tính theo chu kỳ định kỳ nhỏ hơn thời
hạn kiểm định của chu kỳ kiểm định lần gần nhất trước đó thì thời hạn kiểm định
cấp lần tiếp theo được cấp bằng với thời hạn kiểm định của chu kỳ kiểm định lần
gần nhất trước đó tương ứng với “Loại phương tiện” trong Bảng chu kỳ kiểm định
nhưng tính từ ngày kiểm định cấp chu kiểm định lần gần nhất trước đó.
Ví dụ: xe ô tô đến 09
chỗ không kinh doanh vận tải kiểm định và cấp chu kỳ đầu ngày 12/06/2023 được
cấp Giấy chứng nhận kiểm định với chu kỳ là 36 tháng, hạn kiểm định đến ngày 11/06/2026;
đến ngày 17/06/2023 xe đến kiểm định lại để cấp Giấy chứng nhận kiểm định tương
ứng với xe kinh doanh vận tải thì thời hạn kiểm định được cấp như sau:
Chu kỳ kiểm định lần
đầu của xe đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải là 24 tháng được tính từ ngày kiểm
định và cấp chu kỳ đầu là ngày 12/06/2023, do đó thời hạn kiểm định được cấp
cho xe là:11/06/2025.
e) Thời gian sản xuất
của xe cơ giới làm căn cứ để cấp chu kỳ kiểm định quy định được tính theo năm
(như cách tính niên hạn sử dụng của xe cơ giới).
Ví dụ: xe cơ giới có
năm sản xuất được được xác định trong năm 2023 thì:
- Đến hết 31/12/2025
được tính là đã sản xuất đến (trong thời gian) 2 năm (2025 - 2023 = 02
năm).
- Từ 01/01/2026 được
tính là đã sản xuất trên 2 năm (2026 - 2023 = 03 năm).
2. Bảng chu kỳ kiểm
định
TT
|
Loại phương tiện
|
Chu kỳ (tháng)
|
Chu kỳ đầu
|
Chu kỳ định kỳ
|
1. Ô
tô chở người các loại đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải
|
1.1
|
Thời
gian sản xuất đến 07 năm
|
36
|
24
|
1.2
|
Thời
gian sản xuất trên 07 năm đến 20 năm
|
|
12
|
1.3
|
Thời
gian sản xuất trên 20 năm
|
|
06
|
2. Ô
tô chở người các loại đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải
|
2.1
|
Thời
gian sản xuất đến 05 năm
|
24
|
12
|
2.2
|
Thời
gian sản xuất trên 05 năm
|
|
06
|
2.3
|
Có cải
tạo
|
12
|
06
|
3. Ô
tô chở người các loại trên 09 chỗ
|
3.1
|
Thời
gian sản xuất đến 05 năm
|
24
|
12
|
3.2
|
Thời
gian sản xuất trên 05 năm
|
|
06
|
3.3
|
Có cải
tạo
|
12
|
06
|
4. Ô
tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơmi rơ moóc
|
4.1
|
Ô tô
tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo có thời gian sản xuất đến 07
năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc có thời gian sản xuất đến 12 năm
|
24
|
12
|
4.2
|
Ô tô
tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo có thời gian sản xuất trên 07
năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc có thời gian sản xuất trên 12 năm
|
|
06
|
4.3
|
Có cải
tạo
|
12
|
06
|
5
|
Ô tô
chở người các loại trên 09 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên (kể cả ô tô chở
người trên 09 chỗ đã cải tạo thành ô tô chở người đến 09 chỗ).
|
|
03
|
Ghi chú: số chỗ trên ô tô
chở người bao gồm cả người lái.
Thông tư 02/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
MINISTRY OF TRANSPORT OF VIETNAM
--------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------
|
No. 2/2023/TT-BGTVT
|
Hanoi, March 21, 2023
|
CIRCULAR AMENDMENTS TO CIRCULAR NO.
16/2021/TT-BGTVT DATED AUGUST 12, 2021 OF THE MINISTER OF TRANSPORT OF VIETNAM
ON INSPECTION OF TECHNICAL SAFETY AND ENVIRONMENTAL PROTECTION OF ROAD MOTOR
VEHICLES Pursuant
to the Law on Road Traffic dated November 13, 2008; Pursuant
to Decree No. 56/2022/ND-CP dated August 24, 2022 of the Government of Vietnam
on functions, tasks, entitlements, and organizational structure of the Ministry
of Transport of Vietnam; At
the request of the Director of the Department of Science, Technology, and
Environment and the Director of the Vietnam Register, The
Minister of Transport of Vietnam hereby promulgates the Circular on amendments
to Circular No. 16/2021/TT-BGTVT dated August 12, 2021 of the Minister of
Transport of Vietnam on inspection of technical safety and environmental
protection of road motor vehicles. Article 1. Amendments to Circular No. 16/2021/TT-BGTVT
dated August 12, 2021 of the Minister of Transport of Vietnam on inspection of
technical safety and environmental protection of road motor vehicles
(hereinafter referred to as "Circular No. 16/2021/TT-BGTVT)" 1.
Amendments to Article 5: ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 1.
Preparation of vehicle dossiers and inspection documents (including cases of
revision of vehicle dossiers) of road motor vehicles shall be implemented at
any inspection authorities in Vietnam. 2.
Road motor vehicles shall be inspected on the inspection line, excluding the
following cases: a) Unused
motor vehicles falling under cases of exemption from first-time inspection
according to Clause 3 of this Article; b)
Oversize motor vehicles unable to enter the inspection line: the inspection of
operation and brake effectiveness or other work items that is impossible on the
inspection line (if any) shall be performed on test roads outside of the
inspection line or performed outside of the inspection authority according to
Clause 3 Article 8 of this Circular; c)
Motor vehicles unable to move to the inspection authority for inspection that
are permitted to be inspected outside of the inspection authority according to
Clause 3 Article 8 of this Circular: motor vehicles with records of factory
release quality inspection for motor vehicles manufactured and assembled
domestically or certificates (or notifications of inspection exemption) of
technical safety and environmental protection for imported motor vehicles
prescribing “non-road traffic motor vehicles”; motor vehicles operating in
islands without inspection authorities; motor vehicles operating in areas
secured in terms of safety, security, and national defense; motor vehicles
operating in restricted areas such as ports, mines, and construction sites;
motor vehicles performing urgent tasks (prevention, control, and management of
natural disasters or epidemics). 3.
Unused motor vehicles with issued “Records of Factory Release Quality
Inspection” for manufactured or assembled motor vehicles or “Certificates of
Technical Safety and Environmental Protection for Imported Motor Vehicles” or
“Notifications of Technical Safety and Environmental Protection Exemption for
Imported Motor Vehicles” with an interval between the year of production and
the year of application for Inspection Certificates that is less than 2 years
and valid dossiers as prescribed in Clause 1 Article 6 of this Circular shall
be eligible for exemption from first-time inspection.” 2.
Amendments to Clause 1 Article 6: “1.
Preparation of vehicle dossiers Vehicle
users shall declare and provide the following information and documents to
prepare vehicle dossiers (excluding cases of first-time inspection for issuance
of Inspection Certificates and Inspection Seals with a period of validity of 15
days): ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. b)
Copies of records of factory release quality inspection for motor vehicles
manufactured and assembled domestically (except liquidated motor vehicles); c)
Master registers of certificates of technical safety and environmental
protection for innovated motor vehicles in case of newly innovated vehicles; d)
Pencil tracings of vehicle identification numbers in case of vehicles eligible
for exemption from inspection as prescribed in Clause 3 Article 5 of this
Circular; dd)
Corresponding information as prescribed in Appendix I promulgated together with
this Circular." 3.
Amendments to Point d Clause 1 and Point a Clause 2 Article 8: a)
Amendments to Point d Clause 1 Article 8: “d)
Regarding motor vehicles eligible for exemption from first-time inspection, inspection
authorities shall, based on documents provided by vehicle users that are
inspected, adequately assessed, and valid according to Clause 1 Article 6 of
this Circular, issue Inspection Certificates and Inspection Seals (vehicle
users are not required to bring their vehicles to inspection authorities). Regarding
motor vehicles subject to inspection, inspection authorities shall perform the
inspection according to Clause 2 and Clause 3 of this Article and take photos
of the motor vehicles for archive (with the taken time displayed on such
photos) as follows: 2 overall photos showing the license plate of the motor
vehicle (1 taken at a 45o angle from the front and on the side of
the vehicle, the other photo taken from the rear and on the opposite side of the
vehicle); 2 photos of the undercarriage, except for motor vehicles with up to 9
seats (1 taken from the front of the vehicle and 1 taken from the rear of the
vehicle); photos of the vehicle identification number.". b)
Amendments to Point a Clause 2 Article 8: ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 4.
Amendments to Clause 1, Point a Clause 1, and Clause 5 of Article 9: a)
Amendments to Clause 1 Article 9: “1.
Motor vehicles eligible for exemption from first-time inspection or are
qualified after inspection shall be issued with Inspection Certificates and
Inspection Seals according to the form prescribed in Appendix X promulgated
together with this Circular. Vehicle users shall be responsible for
affixing Inspection Seals (for cases of exemption from first-time inspection)
in accordance with Clause 4 Article 9 of this Circular.”. b)
Amendments to Point a Clause 1 Article 9: “a)
Inspection Certificate and Inspection Seal provided to a motor vehicle must
carry the same serial number, be printed from the inspection management program
on templates issued by Vietnam Register, and contain information conforming to vehicle
dossiers and data on the inspection management program. Motor vehicles declared
by vehicle users to provide transport services (yellow license plates) shall be
issued with Inspection Certificates and Inspection Seals for motor vehicles
providing transport services; motor vehicles declared by vehicle users to not
provide transport services (license plates with a color other than yellow)
shall be issued with Inspection Certificates and Inspection Seals for motor
vehicles not providing transport services.”. c)
Amendments to Clause 5 Article 9: “5.
If Inspection Certificates or Inspection Seals are lost or damaged, vehicle
users shall present vehicles for re-inspection for re-issuance of Inspection
Certificates or Inspection Seals, excluding the following cases: a) If
First-Time Inspection Certificates or First-Time Inspection Seals of motor
vehicles eligible for exemption from inspection are lost, within 7 working days
from the date of issuance of such certificates and seals, vehicle users or
legally authorized persons shall declare information at inspection authorities
according to the form prescribed in Appendix I promulgated together with this
Circular for the one-time re-print of Inspection Certificates or Inspection
Seals (vehicle owners are not required to bring their vehicles to the
inspection authorities); b) If
Inspection Certificates or Inspection Seals of motor vehicles eligible for
exemption from first-time inspection are damaged or different from the
information on the motor vehicles, vehicle users shall present the issued
Inspection Certificates or Inspection Seals to the inspection authorities and
make declarations according to Appendix I promulgated together with this
Circular for inspection authorities to review, examine information, and re-print
Inspection Certificates or Inspection Seals (vehicle users are not required to
bring their vehicles to the inspection authorities)." ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. “6. For
motor vehicles eligible for exemption from first-time inspection, vehicle users
shall affix inspection seals to their vehicles before participating in traffic
according to Clause 4 Article 9 of this Circular.”. 6.
Amendments to Clause 4 Article 14: “4.
Cooperate with relevant agencies in issuing and removing warnings on the
inspection management program for motor vehicles failing to meet conformity in
terms of administrative information, technical specifications, and other cases
according to Clause 12 Article 80 of Decree No. 100/2019/ND-CP dated December
20, 2019 of the Government of Vietnam and other cases of warnings at the
request of state agencies.”. 7.
Clause 18 is added to Article 16: “18.
Inspection authorities shall cooperate in re-printing Inspection Certificates
and Inspection Seals in case they are lost or damaged or have incorrect
information according to Points a, b Clause 5 Article 9 of this Circular.” Article 2. Replacement of several Appendices promulgated
with Circular No. 16/2021/TT-BGTVT Appendices
I, II, II, VI, and XI, promulgated with Circular No. 16/2021/TT-BGTVT, are
replaced with Appendices I, II, III, IV, and V, promulgated together with this
Circular. Article 3. Entry into force and implementation 1.
This Circular comes into force as of March 22, 2023. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 3.
Chief of the Ministry Office, Chief Inspector of the Ministry, Directors of
Vietnam Register, Director of the Department for Roads of Vietnam, Directors of
Departments of Transport, Directors of Departments of Transport - Construction
of provinces and centrally affiliated cities, Directors of relevant agencies,
organizations, and individuals shall implement this Circular./. PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER
Le Dinh Tho
Thông tư 02/2023/TT-BGTVT ngày 21/03/2023 sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
49.670
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|