BỘ GIAO
THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 04/2025/TT-BGTVT
|
Hà Nội,
ngày 10 tháng 01 năm 2025
|
THÔNG TƯ
BAN
HÀNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP TÌM KIẾM, CỨU NẠN
HÀNG HẢI
Căn cứ Bộ
luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ
Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;
Căn cứ
Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ
Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao
nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân
sách nhà nước từ nguồn kinh phí thường xuyên;
Căn cứ
Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề
nghị của Vụ trưởng Khoa học công nghệ và Môi trường và Cục trưởng Cục Hàng hải
Việt Nam;
Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật
trong hoạt động phối hợp, tìm kiếm cứu nạn hàng hải.
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Thông tư
này ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động phối hợp tìm kiếm, cứu
nạn hàng hải, gồm 04 tập định mức kinh tế - kỹ thuật sau:
1. Tập 1.
Định mức kinh tế - kỹ thuật công tác bảo dưỡng thường xuyên phương tiện thủy
tìm kiếm, cứu nạn; công tác phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển.
2. Tập 2.
Định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng thiết bị phục vụ hoạt động tìm kiếm, cứu
nạn; tiêu hao điện năng của thiết bị thông tin liên lạc phục vụ hoạt động tìm
kiếm, cứu nạn; kênh truyền kết nối thông tin phục vụ hoạt động tìm kiếm, cứu
nạn.
3. Tập 3.
Định mức kinh tế - kỹ thuật vật tư, phụ tùng thay thế và vật tư, phụ tùng dự
phòng của phương tiện thủy tìm kiếm, cứu nạn.
4. Tập 4. Định
mức kinh tế - kỹ thuật tiêu hao nhiên liệu phục vụ hoạt động phối hợp tìm kiếm,
cứu nạn.
Điều 2.
Đối tượng áp dụng
Định mức
kinh tế - kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng đối với Cục Hàng hải
Việt Nam, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam và các tổ
chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải.
Điều 3. Điều
khoản thi hành
1. Thông
tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2025.
2. Bãi bỏ
các Thông tư: Thông tư số 93/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật tiêu hao
nhiên liệu cho phương tiện thủy tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn hàng hải
và Thông tư số 35/2018/TT-BGTVT ngày 31 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động tìm kiếm, cứu nạn
hàng hải.
3. Quy
định chuyển tiếp:
a) Đối với
dự toán của các nhiệm vụ chi đã được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu
lực thi hành nhưng chưa phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì thực hiện
cập nhật, điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán theo định mức kinh tế - kỹ thuật được
ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Đối với
dự toán của các nhiệm vụ chi đã được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu
lực thi hành và đã phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thì thực hiện theo
quy định của pháp luật tại thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Nơi nhận:
-
Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ tư pháp);
- Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải;
- Báo Giao thông; Tạp chí Giao thông vận tải;
- Lưu: VT, KHCN&MT(Thuyết).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Xuân Sang
|
TẬP
1: ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT
CÔNG
TÁC BẢO DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY TÌM KIẾM, CỨU NẠN; CÔNG TÁC PHỐI
HỢP TÌM KIẾM, CỨU NẠN TRÊN BIỂN
CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Giới
thiệu chung
Định mức
này quy định về công tác bảo dưỡng thường xuyên phương tiện thủy tìm kiếm, cứu
nạn: hàng ngày; tại bến; kết hợp trong công tác huấn luyện, hợp luyện nghiệp vụ
tìm kiếm, cứu nạn trên biển và quy định định mức công tác phối hợp tìm kiếm,
cứu nạn trên biển.
2. Căn cứ
xây dựng định mức
- Bộ luật
Hàng hải Việt Nam ngày 02 tháng 11 năm 2015;
- Nghị
định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;
- Nghị
định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 04 năm 2019 của Chính phủ quy định về giao
nhiệm vụ đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách
nhà nước từ nguồn kinh phí thường xuyên;
- Nghị
định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
- Quyết
định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển;
- Thông tư
29/2022/TT-BGTVT ngày 01 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng
ngân sách nhà nước thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Giao thông vận tải;
- Các quy
trình huấn luyện, hợp luyện nghiệp vụ TKCN trên biển và các quy định của pháp
luật có liên quan.
3. Giải
thích từ ngữ
Trong Định
mức này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Tìm
kiếm, cứu nạn: được viết tắt là TKCN.
- Trung
tâm: là Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam.
- Đơn vị:
là Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực.
- Kinh tế
- kỹ thuật: được viết tắt là KT-KT.
- Phương
tiện thủy TKCN là phương tiện tham gia hoạt động TKCN hàng hải do Trung tâm
Phối hợp TKCN hàng hải Việt Nam quản lý, sử dụng bao gồm:
+ Tàu TKCN
chuyên dùng: gồm Tàu SAR411, Tàu SAR412, Tàu SAR413, Tàu SAR272, Tàu SAR273,
Tàu SAR274, Tàu SAR 27-01;
+ Tàu, ca
nô chuyên dùng khác: là các phương tiện thủy TKCN của Trung tâm hoạt động cách
bờ hoặc nơi trú ẩn ≤ 20 hải lý bao gồm tàu Cứu nạn 06, tàu CN-02, ca nô CN-01,
ca nô CN-03, tàu SAR 69, ca nô CN01-TSA, ca nô CN02- TSA.
- Chuẩn bị
máy: là quá trình khởi động động cơ máy chính và khởi động động cơ lai máy phát
điện (ở chế độ không tải).
- Nghỉ
máy: là quá trình giảm vòng quay hoạt động của động cơ máy chính, động cơ lai
máy phát điện (ở chế độ không tải) để chuyển dần về trạng thái dừng hoạt động.
- Chạy máy
tại bến: là quá trình động cơ máy chính hoạt động không lai chân vịt.
- Ma nơ:
là quá trình điều động phương tiện thủy TKCN ra, vào vị trí neođậu, tiếp cận mục
tiêu, giữ hướng tàu khi làm nhiệm vụ.
- Tiếp cận
mục tiêu: là quá trình điều động phương tiện thủy TKCN tiếp cận đối tượng bị
nạn.
- Hành
trình trên luồng: là quá trình di chuyển của phương tiện thủy TKCN trên luồng.
- Hành
trình trên biển: là quá trình di chuyển của phương tiện thủy TKCN trên biển.
- Hành
trình tìm kiếm mục tiêu: là quá trình di chuyển của phương tiện thủy TKCN trong
vùng TKCN.
- Hành
trình chế độ đặc biệt: là quá trình di chuyển của phương tiện thủy TKCN trong tình
huống công tác TKCN khẩn cấp hoặc tình huống nguy cấp trong quá trình di
chuyển, và sử dụng trong quá trình thực hiện công tác huấn luyện, hợp luyện
nghiệp vụ tìm kiếm, cứu nạn trên biển.
- Chạy máy
phát điện phục vụ sinh hoạt: là chạy máy phát điện phục vụ cho toàn bộ hoạt
động sinh hoạt trên tàu.
- Chạy bơm
cứu hoả sự cố: là hoạt động phục vụ chữa cháy đối với các đối tượng bị cháy
trên biển trong quá trình TKCN hoặc trong quá trình huấn luyện, hợp luyện liên
quan đến nội dung chữa cháy.
- Neđm: là
công suất định mức của máy theo quy định của nhà sản xuất (hp hoặc kW).
- Pmax: là
công suất cực đại của máy phát điện (kW).
- Bảo
dưỡng phương tiện thủy TKCN hàng ngày: là các công việc do thuyền viên thực
hiện để bảo quản, bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị gồm: thiết bị nghi khí hàng
hải; thiết bị thông tin liên lạc; các thiết bị, máy móc trên mặt boong; các
động cơ, các bơm trong buồng máy; các bảng điện chính, phụ trong buồng máy; các
thiết bị, máy móc khác theo kế hoạch.
- Bảo
dưỡng phương tiện thủy TKCN tại bến: là hoạt động chạy động cơ máy chính, động
cơ lai máy phát điện và các trang thiết bị khác khi phương tiện neo đậu tại
bến; rửa phương tiện thủy TKCN bằng nước ngọt tại bến sau mỗi chuyến hoạt động
trên biển.
- Bảo
dưỡng phương tiện thủy TKCN kết hợp trong công tác huấn luyện, hợp luyện nghiệp
vụ TKCN trên biển: là hoạt động bảo dưỡng thường xuyên, được thực hiện trên
biển kết hợp trong công tác huấn luyện, hợp luyện nghiệp vụ chuyên môn TKCN
hàng hải.
- Công tác
hợp luyện nghiệp vụ TKCN trên biển: là hoạt động huấn luyện nghiệp vụ TKCN trên
biển khi có 02 phương tiện thủy trở lên cùng tham gia thực hiện theo một kịch
bản huấn luyện.
- Công tác
phối hợp TKCN trên biển: là việc sử dụng các lực lượng, phương tiện, trang
thiết bị để xác định vị trí người, phương tiện bị nạn và cứu người bị nạn thoát
khỏi nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng của họ, bao gồm cả tư vấn biện pháp y
tế ban đầu hoặc các biện pháp khác để đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.
- Công tác
chốt chặn: là hoạt động sử dụng tàu TKCN chuyên dùng thường trực tại các vùng
biển có nguy cơ xảy ra các sự cố, tai nạn hàng hải.
- Công tác
ứng trực sự cố thiên tai: là hoạt động bố trí tàu TKCN chuyên dùng thường trực
tại những khu vực xung yếu để sẵn sàng tham gia hoạt động khắc phục hậu quả thiên
tai khi có yêu cầu.
- Công tác
thường trực TKCN: là hoạt động thu nhận, xử lý thông tin báo nạn nhận được và
tổ chức, điều hành lực lượng hoạt động TKCN và duy trì liên tục 24/7, bao gồm:
+ Trực ban
nghiệp vụ: là hoạt động nghiệp vụ chuyên môn trong việc thu nhận thông tin báo
nạn và xử lý thông tin báo nạn, tổ chức, điều hành lực lượng hoạt động TKCN và
các nhiệm vụ khác được giao;
+ Trực chỉ
huy: là hoạt động nghiệp vụ để xử lý thông tin báo nạn nhận được và tổ chức, điều
hành lực lượng hoạt động TKCN.
4. Phạm vi
áp dụng định mức
Định mức
này được áp dụng để lập kế hoạch, dự toán và thanh quyết toán chi phí phục vụ
hoạt động phối hợp TKCN trên biển.
5. Đối
tượng áp dụng định mức
Định mức
này áp dụng đối với Cục Hàng hải Việt Nam, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn
hàng hải Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động phối hợp
tìm kiếm, cứu nạn hàng hải.
6. Nội
dung định mức
6.1. Định
mức KT-KT công tác bảo dưỡng thường xuyên phương tiện thủy TKCN
6.1.1.
Định mức công tác bảo dưỡng phương tiện thủy TKCN hàng ngày
Định mức
này quy định mức hao phí vật tư, vật liệu để thực hiện công việc bảo dưỡng máy
móc, trang thiết bị hàng ngày.
6.1.2.
Định mức bảo dưỡng phương tiện thủy TKCN tại bến
Định mức
này quy định số lần thực hiện, thời gian hoạt động, mức công suất khai thác
phục vụ hoạt động chạy động cơ máy chính, động cơ lai máy phát điện và các
trang thiết bị khác khi phương tiện neo đậu tại bến; và hao phí vật tư nước
ngọt rửa phương tiện thủy TKCN sau mỗi chuyến hoạt động trên biển.
6.1.3.
Định mức bảo dưỡng phương tiện thủy TKCN kết hợp trong công tác huấn luyện, hợp
luyện nghiệp vụ TKCN trên biển
Định mức
này quy định số lần thực hiện, thời gian hoạt động, mức công suất khai thác tại
các chế độ hoạt động của động cơ máy chính, động cơ lai máy phát điện, các
trang thiết bị khác và vận tốc của phương tiện thủy TKCN khi hoạt động bảo
dưỡng phương tiện thủy TKCN kết hợp trong công tác huấn luyện, hợp luyện nghiệp
vụ TKCN trên biển.
6.2. Định
mức KT-KT công tác phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển
6.2.1.
Định mức hoạt động TKCN đối với phương tiện thủy TKCN
Định mức
này quy định thời gian hoạt động, mức công suất khai thác, vận tốc của phương
tiện thủy TKCN phục vụ hoạt động phối hợp TKCN trên biển.
6.2.2.
Định mức công tác thường trực phối hợp TKCN
Định mức
này quy định công tác thường trực phối hợp TKCN quy định số ca trực và số người
trong mỗi ca trực của công tác thường trực phối hợp TKCN.
CHƯƠNG II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC
1. Quy
trình bảo dưỡng thường xuyên phương tiện thủy tìm kiếm, cứu nạn
1.1. Bảo
dưỡng phương tiện thủy TKCN hàng ngày
Bảo dưỡng
phương tiện thủy TKCN hàng ngày được thực hiện như sau:
- Chuẩn bị
dụng cụ, vật liệu, trang bị bảo vệ cá nhân (bảo hộ lao động);
- Kiểm tra
tình trạng hoạt động chung của các máy móc, trang thiết bị;
- Vệ sinh,
gõ rỉ, sơn dặm, tra dầu mỡ…vào các chi tiết (nếu cần thiết);
- Thay thế
các chi tiết bị hư hỏng (công tắc, ổ cắm, bóng đèn…);
- Thu dọn
dụng cụ, vật liệu sau khi kiểm tra;
- Ghi chép
nhật ký.
1.2. Bảo
dưỡng phương tiện thủy TKCN tại bến
Bảo dưỡng
phương tiện thủy TKCN tại bến được thực hiện bao gồm các công việc bảo dưỡng
phương tiện thủy TKCN hàng ngày và bổ sung thêm các công việc sau:
- Khởi
động động cơ máy chính, máy phát điện và các trang thiết bị khác;
- Kiểm tra
các thông số kỹ thuật ở chế độ tại bến;
- Tắt động
cơ máy chính, máy phát điện và các trang thiết bị khác;
- Rửa
phương tiện thủy TKCN bằng nước ngọt tại bến sau mỗi chuyến hoạt động trên
biển.
1.3. Bảo
dưỡng phương tiện thủy TKCN kết hợp trong công tác huấn luyện, hợp luyện nghiệp
vụ TKCN trên biển
Bảo dưỡng
phương tiện thủy TKCN kết hợp trong công tác huấn luyện, hợp luyện nghiệp vụ
TKCN trên biển được thực hiện bao gồm các công việc bảo dưỡng phương tiện thủy
TKCN hàng ngày và bổ sung thêm các công việc sau:
- Kiểm tra
các thông số kỹ thuật tại chế độ hoạt động của động cơ máy chính, động cơ lai
máy phát điện, thiết bị thông tin liên lạc, nghi khí hàng hải và các trang
thiết bị khác trong quá trình huấn luyện, hợp luyện nghiệp vụ TKCN trên biển
gồm:
+ Chuẩn bị
máy;
+ Ma nơ
rời cầu;
+ Các chế
độ hành trình (chạy trên luồng và trên biển, chế độ đặc biệt, tìm kiếm mục
tiêu, ma nơ tiếp cận mục tiêu);
- Vệ sinh,
tra dầu mỡ, siết bu lông, … các chi tiết máy móc, trang thiết bị trong quá
trình huấn luyện, hợp luyện nghiệp vụ TKCN trên biển;
- Thay thế
các chi tiết bị hư hỏng (công tắc, ổ cắm, bóng đèn…);
- Kiểm tra
các thông số kỹ thuật của máy xuồng cấp cứu, vệ sinh, tra dầu mỡ, siết bu lông
vào các chi tiết của xuồng và cẩu xuồng trong quá trình nâng hạ xuồng.
2. Quy
trình phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển
2.1. Công
tác phối hợp TKCN trên biển
Công tác
phối hợp TKCN trên biển thực hiện như sau:
- Chuẩn bị
máy: Khởi động động cơ máy chính, máy phát điện, các trang thiết bị hàng hải và
các trang thiết bị khác;
- Ma nơ
rời cầu;
- Hành
trình chạy trong luồng và trên biển đến vị trí tàu, người bị nạn;
- Tiến
hành hoạt động phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển:
+ Hành
trình ở chế độ đặc biệt (nếu có);
+ Hành
trình tìm kiếm mục tiêu;
+ Ma nơ:
tiếp cận mục tiêu;
+ Hạ xuồng
cấp cứu, tiếp cận tàu, người bị nạn;
+ Xuồng
cấp cứu đưa người bị nạn về vị trí an toàn (tàu hoặc bờ);
- Hành
trình chạy trên biển và trong luồng từ vị trí tàu, người bị nạn về cầu cảng;
- Ma nơ
cập cầu;
- Kiểm
tra, tắt máy.
2.2. Công
tác thường trực phối hợp TKCN
Công tác
thường trực phối hợp TKCN là các hoạt động thu nhận, xử lý thông tin báo nạn
nhận được và tổ chức, điều hành lực lượng hoạt động TKCN.
Công tác
thường trực phối hợp TKCN thực hiện như sau:
- Tiếp
nhận thông tin, xác minh thông tin, xử lý thông tin, xử lý kết quả xác minh
thông tin (báo nạn giả, nạn thật);
- Lập kế
hoạch TKCN: theo dõi, phối hợp, cập nhật bổ sung thông tin để triển khai kế
hoạch; báo cáo tới các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền để thực hiện công tác phối
hợp TKCN;
- Triển
khai hoạt động TKCN;
- Theo
dõi, nắm bắt hoạt động TKCN, tiếp nhận các thông tin liên quan trong suốt quá
trình TKCN.
CHƯƠNG III. ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT
1. Định
mức KT-KT công tác bảo dưỡng thường xuyên phương tiện thủy TKCN
1.1. Định
mức công tác bảo dưỡng phương tiện thủy TKCN hàng ngày
Định mức
KT-KT vật tư phục vụ công tác bảo dưỡng thường xuyên phương tiện thủy TKCN
trong một năm được tính bằng tỷ lệ % chi phí vật liệu chính (nhiên liệu) của
các công tác bảo dưỡng tại bến, bảo dưỡng kết hợp trong công tác huấn luyện,
hợp luyện trên biển và công tác chốt chặn, tỷ lệ % được quy định tại Bảng mức
1:
Bảng mức 1:
Đơn vị tính: 01 tàu/năm hoặc 01 ca nô/năm
STT
|
Loại phương tiện
|
Định mức (%)
|
1
|
Tàu
SAR411, SAR412, SAR413
|
4,5
|
2
|
Tàu SAR
27-01, SAR272, SAR273, SAR274
|
3,5
|
3
|
Tàu Cứu
nạn 06
|
15
|
4
|
Tàu
CN-02
|
15
|
5
|
Ca nô
CN-01
|
15
|
6
|
Ca nô
CN-03
|
15
|
7
|
Tàu SAR
69
|
15
|
8
|
Ca nô
CN01-TSA
|
15
|
9
|
Ca nô
CN02-TSA
|
15
|
Ghi chú:
Vật liệu phục vụ bảo dưỡng hàng ngày bao gồm: Sơn, dung môi, chổi lăn sơn, dây
nilon, dây điện, dây thừng, dây buộc tàu, cáp thép, búa gõ rỉ, mỡ bảo dưỡng, đá
cắt, đá mài… (không bao gồm các vật tư phục vụ hoạt động bảo dưỡng, sửa phương
tiện thủy TKCN theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia).
1.2. Định
mức bảo dưỡng phương tiện thủy TKCN tại bến
1.2.1.
Định mức bảo dưỡng tàu TKCN chuyên dùng
a. Định
mức số lần bảo dưỡng
- Định mức
số lần bảo dưỡng tại bến: 03 ngày/lần.
- Định mức
số lần chạy kiểm tra tình trạng kỹ thuật bơm cứu hỏa sự cố, cứu đắm độc lập: 04
lần/tháng.
b. Định
mức công suất và thời gian hoạt động
- Định mức
công suất và thời gian hoạt động tại bến của động cơ máy chính, động cơ lai máy
phát điện và các bơm được quy định tại Bảng mức 2:
Bảng mức 2:
Đơn vị tính: 01 tàu/lần
STT
|
Chế độ hoạt động
|
Mức công suất hoạt động (kW)
|
Thời gian hoạt động (giờ)
|
Tàu SAR 27-01
|
Tàu SAR 272, SAR273, SAR274
|
Tàu SAR 411, SAR412, SAR413
|
1
|
Động cơ
máy chính
|
200
|
128
|
245
|
0,5
|
2
|
Động cơ
lai máy phát điện
|
35
|
45
|
50
|
0,5
|
3
|
Các loại
bơm
|
|
|
|
|
-
|
Bơm cứu
đắm độc lập
|
30
|
|
|
0,5
|
-
|
Bơm cứu
hỏa sự cố
|
|
3,1
|
3,1
|
0,5
|
Ghi chú:
- Lần bảo
dưỡng tại bến được tính từ thời điểm phương tiện thủy TKCN kết thúc hoạt động
TKCN đột xuất hoặc các hoạt động khác (tàu cập cầu).
- Trong
trường hợp có sự thay đổi hoặc bổ sung bơm cứu hỏa sự cố, bơm cứu đắm độc lập
thì định mức công suất khai thác theo thực tế và thời gian hoạt động được áp
dụng theo Bảng mức này.
1.2.2.
Định mức bảo dưỡng tàu, ca nô chuyên dùng khác
a. Định
mức số lần bảo dưỡng tại bến: 04 lần/tháng.
b. Định
mức công suất và thời gian hoạt động
- Định mức
công suất hoạt động: 25% Neđm.
- Định mức
thời gian hoạt động: 0,5 giờ/lần.
Ghi chú:
Lần bảo dưỡng tại bến được tính từ thời điểm phương tiện thủy
TKCN kết
thúc hoạt động TKCN đột xuất hoặc các hoạt động khác (tàu cập cầu).
1.2.3.
Định mức nước ngọt rửa phương tiện thủy TKCN
Định mức
vật tư nước ngọt rửa phương tiện thủy TKCN được quy định tại Bảng mức 3:
Bảng mức 3:
Đơn vị tính: 01 tàu/lần hoặc 01 ca nô/lần
STT
|
Loại phương tiện
|
Đơn vị tính
|
Định mức
|
1
|
Tàu SAR
41m (SAR411, SAR412, SAR413)
|
m3
|
2,5
|
2
|
Tàu SAR
27-01, SAR 27m (SAR272, SAR273, SAR274)
|
m3
|
1,5
|
3
|
Tàu Cứu
nạn 06
|
m3
|
0,8
|
4
|
Tàu
CN-02
|
m3
|
0,8
|
5
|
Ca nô
CN-01
|
m3
|
0,8
|
6
|
Ca nô
CN-03
|
m3
|
0,8
|
7
|
Tàu SAR
69
|
m3
|
0,8
|
8
|
Ca nô
CN01-TSA
|
m3
|
0,8
|
9
|
Ca nô
CN02-TSA
|
m3
|
0,8
|
Ghi chú:
Định mức nước ngọt để sử dụng rửa phương tiện thủy TKCN được áp dụng sau mỗi
chuyến tàu kết thúc hoạt động trên biển.
1.3. Định
mức KT-KT bảo dưỡng phương tiện thủy TKCN kết hợp trong công tác huấn luyện,
hợp luyện nghiệp vụ TKCN trên biển
1.3.1. Đối
với tàu TKCN chuyên dùng
a. Định
mức số lần bảo dưỡng kết hợp trong công tác huấn luyện, hợp luyện trên biển
- Định mức
số lần bảo dưỡng kết hợp trong công tác huấn luyện nghiệp vụ TKCN trên biển:
tối đa 03 lần/tháng.
- Định mức
số lần bảo dưỡng kết hợp trong công tác hợp luyện nghiệp vụ TKCN trên biển: tối
đa 02 lần/năm.
Ghi chú:
Trường hợp trong tháng phương tiện thủy TKCN đã tham gia hoạt động TKCN đột
xuất trước thời điểm quy định bảo dưỡng kết hợp trong công tác huấn luyện tại
Kế hoạch thì không tiến hành chuyến bảo dưỡng kết hợp trong công tác huấn luyện
của lần gần nhất theo kế hoạch của tháng đó nữa.
b. Định
mức công suất, thời gian hoạt động tại các chế độ hoạt động của động cơ máy
chính, động cơ lai máy phát điện, xuồng cấp cứu và vận tốc của phương tiện thủy
TKCN khi thực hiện chạy bảo dưỡng kết hợp trong công tác huấn luyện, hợp luyện
nghiệp vụ TKCN trên biển
Định mức
công suất, thời gian hoạt động tại các chế độ hoạt động của động cơ máy chính,
động cơ lai máy phát điện và vận tốc của phương tiện thủy TKCN khi thực hiện
chạy bảo dưỡng kết hợp trong công tác huấn luyện, hợp luyện nghiệp vụ TKCN trên
biển được quy định tại Bảng mức 4:
2.2. Định
mức KT-KT công tác phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên biển của tàu, ca
nô chuyên dùng khác
Định mức
công suất khai thác và thời gian hoạt động tại các chế độ hoạt động của động cơ
máy chính của các tàu, ca nô chuyên dùng khác tham gia phối hợp hoạt động tìm
kiếm, cứu nạn được quy định tại Bảng mức 7:
Bảng mức 7:
Đơn vị tính: 01 tàu hoặc 01 ca nô
STT
|
Chế độ hoạt động
|
Mức công suất khai thác (%Neđm)
|
Thời gian hoạt động (giờ)
|
Vận tốc (hải lý/giờ)
|
1
|
Chuẩn bị
máy
|
25
|
0,1
|
|
2
|
Hành
trình trên luồng, trên biển
|
85
|
Theo thực tế
|
Được quy
định tại Bảng mức 1 của Định mức kinh tế - kỹ thuật tiêu hao nhiên liệu phục
vụ hoạt động phối hợp TKCN - Tập 4
|
3
|
Hành trình
tìm kiếm mục tiêu
|
50
|
Theo thực tế
|
|
4
|
Ma nơ
tiếp cận mục tiêu
|
25
|
Theo thực tế
|
|
5
|
Nghỉ máy
|
25
|
0,1
|
|
Ghi chú:
- Định mức
tiêu hao nhiên liệu của phương tiện thủy TKCN hoạt động tại các mức công suất
khai thác (%Neđm) nêu tại Bảng mức này được quy định tại Bảng mức 3 của Định
mức kinh tế - kỹ thuật tiêu hao nhiên liệu phục vụ hoạt động phối hợp tìm kiếm,
cứu nạn hàng hải - Tập 4.
- Đối với
mức công suất khai thác khác tại Bảng mức này thì xác định theo điều kiện thực
tế.
2.3. Định
mức công tác thường trực phối hợp TKCN
Công tác
thường trực phối hợp TKCN duy trì liên tục 24/7 tại phòng thường trực cứu nạn
theo ca trực 03 ca/ngày.
Số người
bố trí cho mỗi ca trực được quy định tại Bảng mức 8:
Bảng mức 8:
Đơn vị tính: người/ca
Nội dung công việc
|
Trực chỉ huy tại
Trung tâm, đơn vị
|
Trực ban nghiệp vụ tại Trung
tâm
|
Trực ban nghiệp vụ tại đơn
vị
|
Thường trực phối hợp TKCN
|
01
|
03
|
02
|
Ghi chú:
Thủ trưởng đơn vị có thể bố trí số lượng Trực chỉ huy, Trực ban nghiệp vụ cao
hơn định mức nói trên trong trường hợp có vụ việc tìm kiếm cứu nạn nghiêm trọng
hoặc phòng chống thiên tai (nếu cần thiết).
TẬP
2: ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT
BẢO
DƯỠNG THIẾT BỊ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM CỨU NẠN; TIÊU HAO ĐIỆN NĂNG CỦA THIẾT
BỊ THÔNG TIN LIÊN LẠC PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM CỨU NẠN; KÊNH TRUYỀN KẾT NỐI
THÔNG TIN PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG TÌM KIẾM CỨU NẠN
CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Giới
thiệu chung
Định mức
này quy định mức hao phí về vật tư, nhân công, phụ tùng thay thế đối với công
tác bảo dưỡng thiết bị phục vụ hoạt động tìm kiếm, cứu nạn và hao phí điện
năng, kênh truyền nhằm đảm bảo việc hoạt động liên tục, ổn định của các thiết
bị thông tin liên lạc được trang bị tại các Phòng phối hợp cứu nạn thuộc Trung
tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam, đơn vị.
2. Căn cứ
xây dựng định mức
- Bộ luật
Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
- Nghị định
số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;
- Nghị
định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 04 năm 2019 của Chính phủ quy định về giao
nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách
nhà nước từ nguồn kinh phí thường xuyên;
- Nghị
định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
- Quyết
định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế phối hợp TKCN trên biển và trong vùng nước cảng biển;
- Thông tư
số 29/2022/TT-BGTVT ngày 01 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử
dụng ngân sách nhà nước thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Giao thông vận tải;
- Hồ sơ kỹ
thuật của nhà sản xuất; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan; hiện
trạng kỹ thuật của các trang thiết bị phục vụ hoạt động phối hợp TKCN hàng hải
và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Giải
thích từ ngữ
Trong Định
mức này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Tìm
kiếm, cứu nạn: được viết tắt là TKCN;
- Trung
tâm: là Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam;
- Đơn vị:
là Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực;
- Kinh tế
- kỹ thuật: được viết tắt là KT-KT.
- Máy phát
điện được trang bị tại trụ sở Trung tâm, đơn vị được sử dụng trong trường hợp
mất điện lưới;
- CPU: là
thiết bị xử lý trung tâm;
- UPS: là
thiết bị lưu điện.
- Tàu TKCN
chuyên dùng: Tàu SAR.
4. Phạm vi
áp dụng định mức
Định mức
này được áp dụng để lập kế hoạch, dự toán và thanh quyết toán chi phí phục vụ
hoạt động phối hợp TKCN trên biển.
5. Đối
tượng áp dụng định mức
Định mức
này áp dụng đối với Cục Hàng hải Việt Nam, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn
hàng hải Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động phối hợp
tìm kiếm, cứu nạn hàng hải.
6. Nội
dung định mức
6.1. Định
mức KT-KT bảo dưỡng thiết bị phục vụ hoạt động TKCN
6.1.1.
Định mức KT-KT bảo dưỡng thiết bị thông tin liên lạc phục vụ hoạt động TKCN
a. Định
mức hao phí lao động bảo dưỡng
Định mức
này quy định số công cần thiết của người lao động để hoàn thành một khối lượng
công việc duy tu bảo dưỡng thiết bị từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc, thu dọn
hiện trường.
b. Định
mức tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng
Định mức
này quy định hao phí về vật tư, vật liệu cần thiết trong quá trình bảo dưỡng
đối với các thiết bị thông tin liên lạc thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng.
c. Định
mức tiêu hao phụ tùng thay thế
Định mức
này quy định mức hao phí phụ tùng dùng để thay thế cho các thiết bị thông tin
liên lạc phục vụ hoạt động TKCN tại Trung tâm, đơn vị.
6.1.2.
Định mức KT-KT bảo dưỡng máy phát điện được trang bị tại trụ sở Trung tâm và
đơn vị
a. Định
mức hao phí lao động bảo dưỡng
Định mức
này quy định số công cần thiết của người lao động để hoàn thành một khối lượng
công việc duy tu bảo dưỡng thiết bị từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc, thu dọn
hiện trường.
b. Định
mức tiêu hao vật tư phục vụ bảo dưỡng
Định mức
này quy định hao phí về vật tư, vật liệu cần thiết trong quá trình bảo dưỡng
đối với máy phát điện thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng.
6.2. Định
mức KT-KT tiêu hao điện năng của thiết bị thông tin liên lạc phục vụ hoạt động
TKCN
Định mức
này quy định tiêu hao điện năng trong một ngày đối với từng thiết bị thông tin
liên lạc của Trung tâm, đơn vị phục vụ hoạt động TKCN.
6.3. Định mức
KT-KT kênh truyền kết nối thông tin phục vụ hoạt động TKCN
Định mức
này quy định mức số lượng kênh truyền (với yêu cầu kỹ thuật tối thiểu) để kết
nối tại Trung tâm, đơn vị để bảo đảm cho việc truyền dẫn dữ liệu phục vụ cho hệ
thống các thiết bị thông tin liên lạc hoạt động liên tục và ổn định 24/7. Định
mức kênh truyền kết nối thông tin phục vụ hoạt động TKCN bao gồm: Định mức kênh
truyền internet và Định mức kênh truyền VSAT (phục vụ hệ thống truyền hình
trực tuyến từ hiện trường tìm kiếm cứu nạn (tàu SAR) về bờ).
CHƯƠNG II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC
1. Bảo
dưỡng đối với thiết bị thông tin liên lạc phục vụ hoạt động TKCN
1.1. Bảo
dưỡng máy tính
a. Công
tác chuẩn bị
- Tập hợp
các tài liệu bảo dưỡng, mẫu bảo dưỡng thiết bị;
- Lập kế
hoạch cụ thể và phân công các công việc bảo dưỡng;
- Chuẩn bị
mặt bằng, các trang thiết bị, vật tư như dụng cụ tháo mở chuyên dụng, đồng hồ
vạn năng, dụng cụ tháo mở chuyên dụng, chổi mềm, chất tẩy công nghiệp, thiết bị
đo chuyên dụng, máy tính dự phòng, ổ đĩa lưu dữ liệu lắp ngoài, băng từ phục vụ
bảo dưỡng;
- Kiểm tra
toàn bộ máy tính, các đèn chỉ báo, hoạt động của hệ điều hành;
- Bố trí
máy tính hoạt động thay thế tạm thời trong quá trình bảo dưỡng;
- Kiểm tra
chức năng điều khiển từ xa của máy tính bằng các thao tác trên phần mềm;
- Ghi lại
toàn bộ trạng thái thiết bị trước khi thực hiện bảo dưỡng.
b. Thực
hiện bảo dưỡng
Lưu dự
phòng toàn bộ cấu hình mềm hệ thống:
- Sử dụng phần
mềm Acronis (hoặc tương đương) thực hiện lưu dự phòng theo đúng trình tự;
- Lưu dự
phòng file dữ liệu của toàn bộ hệ thống vào bộ nhớ ngoài.
* Phần mềm
máy tính
- Sử dụng
tài khoản quản trị để truy nhập vào hệ thống, thực hiện khởi động lại hệ điều
hành Windows để kiểm tra có bất kỳ lỗi nào xuất hiện trong quá trình khởi động
hay không. Nếu có, sử dụng tính năng ghi nhật ký của Windows (trong mục
Administrative Tools> Event Viewer) để xác định chi tiết lỗi và biện pháp
khắc phục; nếu thấy không khắc phục được thì cần tiến hành cài đặt lại hệ điều
hành;
- Kiểm tra
hoạt động của các phần mềm nếu thấy hiệu năng hoạt động thấp thì cần tiến hành
cài đặt lại ứng dụng;
- Truy cập
vào phần mềm hệ thống máy tính điều khiển từ xa và kiểm tra, ghi nhận lại các
thông số thiết lập toàn bộ hệ thống;
- Sử dụng
tiện ích điều khiển từ xa để gửi các lệnh tới các thiết bị kết nối, thực hiện
kiểm tra các lệnh có được thực thi trên các thiết bị hay không, kiểm tra tính
năng cảnh báo trên hệ thống khi có sự cố được ấn định sẵn trên các thiết bị điều
khiển từ xa;
- Cập nhật
phần mềm phòng chống virus và an toàn an ninh mạng, thực hiện quét virut, lỗ
hổng mạng;
- Sử dụng
các phần mềm ứng dụng dọn dẹp các file bị lỗi và tối ưu hóa hệ thống.
* Phần
cứng máy tính
Đối với
thiết bị xử lý trung tâm (CPU):
- Đóng các
phần mềm đang chạy và thực hiện tắt thiết bị theo đúng quy trình;
- Tháo dây
nguồn, các loại cáp tín hiệu kết nối với các thiết bị ngoại vi khác như máy in,
thiết bị mạng, loa, bàn phím, chuột …;
- Sử dụng
bộ tháo mở chuyên dụng để tháo vỏ bảo vệ của CPU, trong quá trình tháo mở phải
thực hiện đeo vòng tĩnh điện để tránh làm hỏng các thiết bị bên trong;
- Tháo rời
bộ nguồn của CPU kết nối với bo mạch chính và thực hiện quá trình vệ sinh công
nghiệp, kiểm tra quạt làm mát (thực hiện thay thế nếu cần), làm sạch bụi bẩn và
thay thế túi đựng hạt chống ẩm, đo điện áp đầu ra của bộ nguồn để đảm bảo mức
điện áp cấp cho bo mạch chính;
- Tháo rời
ổ cứng và ổ CDROM, thực hiện vệ sinh các khoang chứa;
- Vệ sinh,
làm sạch bụi trên bo mạch chính, kiểm tra quạt làm mát trên chíp CPU để đảm bảo
quạt không bị trơ. Kiểm tra, hàn lại hoặc thay thế các linh kiện điện tử nếu
phát hiện hỏng hóc;
- Lắp toàn
bộ lại các bộ phận và kết nối các dây tín hiệu trên bo mạch chính, đóng vỏ bảo
vệ CPU, cung cấp nguồn và bật máy tính. Nếu có tiếng bíp kêu báo lỗi thì cần
thực hiện mở máy và kiểm tra từng phần thiết bị riêng và các dây tín hiệu kết
nối.
Đối với
màn hình LCD:
- Tắt màn
hình LCD, tháo dây cáp nối với nguồn và dây cáp tín hiệu. Sử dụng vải mềm và
dung dịch làm sạch màn hình chuyên dụng để vệ sinh bề mặt màn hình;
- Tháo nắp
che phía sau màn hình LCD sử dụng chổi mềm và bình hút khí để hút sạch bụi bên
trong;
- Lắp lại
các dây cáp nguồn và tín hiệu, bật màn hình và kiểm tra hình ảnh sao cho có
chất lượng hiển thị tốt;
- Hoàn tất
việc bảo dưỡng và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc.
c. Kiểm
tra hoạt động sau bảo dưỡng
- Chạy các
chương trình tự kiểm tra của hệ thống xử lý trung tâm để kiểm tra tình trạng
thiết bị sau khi bảo dưỡng, kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ điều hành;
- Kiểm tra
tình trạng tổng thể của các thiết bị trước khi được lắp đặt trở lại vị trí ban
đầu.
d. Kết
thúc công việc
- Kiểm tra
lại các công việc đã thực hiện và hoạt động của các thiết bị sau bảo dưỡng;
- Đánh giá
kết quả thiết bị hoạt động sau bảo dưỡng dựa vào bảng kiểm tra các thông số chỉ
báo của hệ thống. Ghi nhận lại kết quả này và so sánh với các thông số ghi nhận
trước khi bảo dưỡng để phát hiện sai khác;
- Ghi lại
đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo
người phụ trách đơn vị;
- Hoàn tất
việc bảo dưỡng và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc;
- Thu dọn,
vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất giữ các thiết bị đo, tài liệu đúng nơi quy định.
1.2. Bảo
dưỡng máy Inmarsat C
a. Công
tác chuẩn bị
- Bố trí
thiết bị/hệ thống khác hoạt động thay thế trong thời gian bảo dưỡng thiết bị;
- Lập kế
hoạch cụ thể và phân công các công việc bảo dưỡng;
- Chuẩn bị
các trang thiết bị đo, vật tư, phụ tùng cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;
- Tập hợp
các tài liệu bảo dưỡng, mẫu bảo dưỡng thiết bị;
- Chuẩn bị
mặt bằng và các trang thiết bị an toàn phục vụ công tác bảo dưỡng.
b. Kiểm
tra thiết bị trước bảo dưỡng
- Kiểm tra
chức năng hoạt động của thiết bị thông qua hoạt động khai thác thông tin thực
tế;
- Chạy các
chương trình kiểm tra để kiểm tra tình trạng thiết bị trước khi bảo dưỡng;
- Ghi lại
tình trạng và các thông số.
c. Thực
hiện bảo dưỡng
- Ngắt
nguồn cấp cho thiết bị. Tháo các cáp kết nối vào thiết bị;
- Đánh dấu
các loại cáp đã tháo ra khỏi máy chủ bằng các tem nhãn để nhận biết;
- Tháo gỡ
các cửa phía sau và các panel phía trước của Rack thiết bị (nếu có);
- Tháo máy
Inmarsat C đưa thiết bị vào vị trí thực hiện bảo dưỡng;
- Tháo gỡ
các thành phần của thiết bị, vệ sinh sơ bộ từng thành phần.
* Vệ sinh,
kiểm tra tình trạng thiết bị trong trạng thái không cấp nguồn
- Vệ sinh
các bo mạch, các đầu nối của vỉ mạch bằng dầu lau chuyên dụng;
- Vệ sinh
các đầu nối cáp kết nối anten, cáp kết nối RS232 của thiết bị;
- Thay thế
cáp RS232 trong trường hợp phát hiện han rỉ, gãy, hở ...;
- Kiểm tra
phát hiện các biến đổi về màu sắc các linh kiện, vỉ mạch nếu có.
* Kiểm tra
thông số trong trạng thái cấp nguồn
- Thực
hiện lắp lại các cáp kết nối vào thiết bị;
- Cấp
nguồn cho thiết bị;
- Dùng
đồng hồ vạn năng kiểm tra điện áp trên chân 1, chân 3 của IC2 trên bo mạch có
đạt lần lượt 5V, 3.3V không;
- Lắp lại
vỏ bảo vệ của thiết bị.
d. Kiểm
tra hoạt động sau bảo dưỡng
- Chạy chương
trình kiểm tra để kiểm tra tình trạng thiết bị sau khi bảo dưỡng;
- Kiểm tra
chức năng hoạt động của thiết bị thông qua hoạt động khai thác thông tin thực
tế.
e. Kết
thúc công việc
- Lắp đặt
máy Inmarsat C về vị trí ban đầu;
- Hoàn tất
việc bảo dưỡng và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc. Ghi lại đầy đủ các nội
dung, kết quả bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng và báo cáo người phụ trách đơn vị;
- Thu dọn,
vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất giữ các thiết bị đo, tài liệu đúng nơi quy định.
1.3. Bảo
dưỡng máy thu phát MF/HF
a. Công
tác chuẩn bị
- Nghiên
cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;
- Chuẩn bị
các thiết bị đo, khối cắm mở rộng, đo kiểm, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt
bằng và các trang thiết bị an toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;
- Bố trí
các khối dự phòng cần thiết khác thay thế khối bảo dưỡng, đảm bảo không ảnh
hưởng đến hoạt động trực canh của đài.
b. Kiểm
tra thiết bị trước bảo dưỡng
- Kiểm tra
chức năng và dịch vụ, chức năng hoạt động của thiết bị từ hệ thống điều khiển
chung thông qua hoạt động khai thác thông tin thực tế của hệ thống;
- Chạy các
chương trình kiểm tra của hệ thống điều khiển để kiểm tra tình trạng thiết bị
trước khi bảo dưỡng;
- Ghi lại
tình trạng và các thông số liên quan đến thiết bị.
c. Thực
hiện bảo dưỡng
* Kiểm tra
các thông số trong trạng thái không cấp nguồn
- Ngắt
nguồn cung cấp cho thiết bị và tháo các khối ra khỏi thiết bị;
- Kiểm
tra, vệ sinh công nghiệp thiết bị cũng như các thành phần khác như các vỉ mạch,
đầu nối connector, cáp kết nối;
- Kiểm tra
“nguội” tình trạng linh kiện, điện tử nghi ngờ để phát hiện hỏng hóc và thay
thế linh kiện, vỉ mạch, nếu có hỏng hóc.
* Kiểm tra
các thông số trong trạng thái cung cấp nguồn
- Đấu nối,
cấp nguồn cho thiết bị;
- Sử dụng
các thiết bị đo các thông số theo khuyến nghị của nhà sản xuất trên các vỉ mạch
của thiết bị. Thay thế các linh kiện điện tử bị hỏng hóc (nếu có);
- Ngắt
nguồn, lắp ráp các khối vào thiết bị và kiểm tra chức năng hoạt động của thiết
bị.
* Bảo
dưỡng phần phát
- Sử dụng,
đồng hồ số, máy đo công suất; máy hiện dạng sóng, phân tích phổ... đo các thông
số theo khuyến nghị của nhà sản xuất trên các vỉ mạch của thiết bị;
- Thay thế
các linh kiện điện tử bị hỏng hóc (nếu có).
* Bảo
dưỡng phần thu
- Sử dụng
các đồng hồ số, máy đếm tần số, máy hiện dạng sóng, phân tích phổ... đo các
thông số theo khuyến nghị của nhà sản xuất trên các vỉ mạch của thiết bị. Thực
hiện thay thế các linh kiện điện tử bị hỏng hóc (nếu có);
- Ngắt
nguồn, lắp ráp các vi mạch vào thiết bị và kiểm tra chức năng hoạt động của
thiết bị.
d. Kiểm
tra hoạt động sau bảo dưỡng
- Chạy các
chương trình kiểm tra của hệ thống điều khiển để kiểm tra tình trạng thiết bị
sau khi bảo dưỡng;
- Kiểm tra
chức năng dịch vụ, chức năng hoạt động của thiết bị từ hệ thống điều khiển
chung thông qua hoạt động khai thác thông tin thực tế của hệ thống.
đ. Kết
thúc công việc
- Lắp ráp
lại thiết bị. Thu dọn, vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo
đúng nơi quy định;
- Ghi lại
đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo
người phụ trách đơn vị.
1.4. Bảo
dưỡng máy thu phát VHF
a. Công
tác chuẩn bị
- Nghiên
cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;
- Chuẩn bị
các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an
toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;
- Bố trí
máy thu phát VHF khác hoạt động thay thế trong thời gian bảo dưỡng thiết bị.
b. Kiểm
tra thiết bị trước bảo dưỡng
- Kiểm tra
chức năng và dịch vụ, chức năng hoạt động của thiết bị từ hệ thống điều khiển
chung thông qua hoạt động khai thác thông tin thực tế của hệ thống;
- Chạy các
chương trình kiểm tra của hệ thống điều khiển để kiểm tra tình trạng thiết bị
trước khi bảo dưỡng;
- Ghi lại
tình trạng và các thông số liên quan đến thiết bị.
c. Thực
hiện bảo dưỡng
- Tháo gỡ
các thành phần thiết bị;
- Vệ sinh,
kiểm tra tình trạng thiết bị trong trạng thái không cấp nguồn;
- Kiểm tra
thông số trong trạng thái cấp nguồn:
+ Kiểm tra
mức điện áp tại khối điều khiển, mạch thu, mạch phát;
+ Điều
chỉnh các mức tín hiệu trên khối điều khiển: mức khuếch đại micro, mức tín hiệu
âm tần remote, mức tín hiệu âm tần thu, mức tín hiệu âm tần ra, mức ghi tín
hiệu đầu ra (Record Ouput Level);
+ Kiểm tra
mức điện áp tại khối điều khiển, mạch thu, mạch phát;
+ Kiểm tra
mức tín hiệu thu trên mạch thu, mức tín hiệu phát trên mạch phát;
+ Điều
chỉnh khối khuếch đại công suất: mức cảnh báo, dải tín hiệu ra, mức tín hiệu
ra, mức suy giảm tín hiệu ra;
+ Kiểm tra
tình trạng hoạt động của các rơle của khối Anten Duplexer;
+ Thay thế
các linh, phụ kiện bị hỏng nếu có;
- Bảo
dưỡng bộ nguồn cấp, cáp tín hiệu, anten VHF, bộ duplexer, chống xét:
+ Kiểm tra
phần chỉ báo các thông số điện áp, dòng điện, các thanh quét, bề mặt cuộn dây,
vệ sinh cuộn dây (sơ cấp/thứ cấp) và các thanh quét, vỉ điều khiển và mô tơ…của
bộ nguồn AC/DC;
+ Kiểm tra
chất lượng cáp tín hiệu, sự chắc chắn của các đầu cáp kết nối với thiết bị,
anten, bộ duplexer, chống sét. Vệ sinh sạch sẽ cáp và các điểm kết nối.
+ Nếu cáp
tín hiệu có dấu lão hóa, cáp đầu nối han gỉ, lỏng lẻo phải có phương án gia cố
hoặc thay thế.
- Thu dọn,
vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;
- Ghi lại
đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo
người phụ trách đơn vị.
1.5. Bảo
dưỡng máy thu Navtex
a. Công tác
chuẩn bị
- Nghiên
cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình;
- Chuẩn bị
các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an
toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;
- Bố trí
máy thu Navtex khác hoạt động thay thế trong thời gian bảo dưỡng thiết bị.
b. Kiểm
tra thiết bị trước bảo dưỡng
- Kiểm tra
chức năng dịch vụ, chức năng hoạt động của thiết bị thông qua hoạt động khai
thác thông tin thực tế của hệ thống; Chạy các chương trình kiểm tra của hệ
thống điều khiển để kiểm tra tình trạng thiết bị trước khi bảo dưỡng;
- Ghi lại
tình trạng và các thông số liên quan đến thiết bị.
c. Thực
hiện bảo dưỡng
- Tháo gỡ
các thành phần thiết bị;
- Vệ sinh,
kiểm tra tình trạng thiết bị trong trạng thái không cấp nguồn;
- Kiểm tra
thông số trong trạng thái cấp nguồn:
+ Kiểm tra
mức điện áp tại các điểm cấp nguồn trên các vỉ mạch;
+ Kiểm tra
chức năng các phím trên mặt panel điều khiển, các đèn, còi báo động bằng nút
Selftest;
+ Thay thế
các đèn LED hỏng nếu có.
- Bảo
dưỡng hệ thống nguồn cấp cho máy thu Navtex;
- Kiểm tra
và vệ sinh các thành phần ngoài trời như chống sét và anten thu phát.
- Thu dọn,
vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị đo đúng nơi quy định;
- Ghi lại
đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người
phụ trách đơn vị.
1.6. Bảo
dưỡng cột Anten (dưới 35m)
a. Công
tác chuẩn bị
Chuẩn bị
các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an
toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng.
b. Kiểm
tra thiết bị trước bảo dưỡng
- Kiểm tra
sự hoạt động của bộ tự động điều khiển đèn chỉ báo không lưu. Ngắt nguồn AC
cung cấp cho đèn chỉ báo không lưu. Treo biển báo hiệu bảo dưỡng sửa chữa tại phần
nguồn cung cấp;
- Ghi lại
tình trạng và các thông số liên quan đến thiết bị.
c. Thực
hiện bảo dưỡng
- Vệ sinh
bụi đất bám quanh chân trụ anten cũng như quanh vị trí các dây néo anten. Tiến
hành phát quang sạch sẽ xung quanh các mố chằng (09 mố chằng) với bán kính xấp
xỉ 2 mét;
- Đo điện
trở tiếp đất của anten bằng máy đo điện trở đất. Nếu đạt thấp hơn giá trị 10
ohm là đạt yêu cầu. Công việc này phải được đo 3 lần với các vị trí đo khác
nhau.
* Bảo
dưỡng 4 tầng chằng cột
Tiến hành
bảo dưỡng lần lượt các tầng chằng cột theo các bước như sau:
- Lần lượt
đưa dây chằng giả lên thay thế cho dây chằng chính của cột (03 dây chằng cột).
Hạ dây chằng chính của cột xuống (03 dây chằng cột);
- Kiểm tra
các ốc siết cáp, dùng máy cắt để cắt các ốc siết cáp của dây chằng bị gỉ sét
không tháo được. Tháo rời 06 quả sứ cách điện cao tần (01 quả sứ có 06 siết
cáp);
- Vệ sinh,
đánh gỉ tra mỡ vào các vị trí tăng đơ, ốc siết cáp và dây chằng để tăng cường
chống gỉ sét. Thay thế các vị trí tăng đơ, xiết cáp bị gỉ sét, bị hư hỏng;
- Kiểm tra
sự cách điện của sứ cao tần, cách điện của dây chằng cột và thực hiện thay thế
nếu điện trở cách kém;
- Tiến
hành lắp lại các dây chằng cột.
* Bảo
dưỡng thân cột Anten
- Vệ sinh,
đánh gỉ và sơn lại các khúc cột, khớp nối khúc cột... có dấu hiệu ăn mòn, gỉ
sét. Dùng máy cắt, dụng cụ tháo lắp khác để cắt hoặc tháo lắp các ốc bị gỉ sét
không tháo được và tiến hành thay thế;
- Kiểm tra
sự tiếp xúc của thân anten với dây đồng tiếp đất. Tiến hành làm sạch và lắp
chặt lại.
* Bảo
dưỡng hệ thống chống sét cột, các khung giá Anten trên cột
Vệ sinh và
kiểm tra bảo dưỡng hệ thống kim chống sét, dây dẫn, hệ thống tiếp đất.
* Chỉnh
lại cột và dây phát xạ
Quan sát
độ nghiêng và độ xoắn của thân cột anten từ các hướng khác nhau nhờ vào dây
rọi, cũng như độ căng, chùng của các dây chằng cột anten.
d. Kiểm
tra hoạt động sau bảo dưỡng
Kiểm tra
lại độ nghiêng, độ xoắn của cột, bôi mỡ vào các tăng đơ sau khi chỉnh định.
đ. Kết
thúc công việc
- Thu dọn,
vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;
- Ghi lại
đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo người
phụ trách đơn vị.
1.7. Bảo
dưỡng bộ chuyển đổi nguồn AC/DC 220V/24V-20A
a. Công
tác chuẩn bị
- Nghiên
cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình, mẫu bảo dưỡng thiết bị;
- Lập kế
hoạch cụ thể và phân công các công việc bảo dưỡng;
- Chuẩn bị
các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và các trang thiết bị an
toàn cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;
- Bố trí
thiết bị dự phòng hoạt động thay thế trong thời gian bảo dưỡng.
b. Kiểm
tra thiết bị trước bảo dưỡng
- Kiểm tra
phần chỉ báo các thông số điện áp, dòng điện, các thanh quét, bề mặt cuộn dây;
- Dùng
đồng hồ số đo điện áp, ampe kìm đo dòng điện đầu vào và đầu ra từng pha của ổn
áp hoặc nguồn điện;
- Gạt cầu
dao đảo chiều sang vị trí ổn áp dự phòng sau đó bật Automat cấp điện cho ổn áp
dự phòng làm việc để cấp điện cho hệ thống;
- Kiểm tra
các thanh quét của bộ ổn áp xem có hoạt động không để có kế hoạch bảo dưỡng.
Sau đó ngắt nguồn đầu vào bộ ổn áp/ nguồn điện để thực hiện quá trình bảo
dưỡng;
- Ghi lại
toàn bộ trạng thái thiết bị trước khi thực hiện bảo dưỡng.
c. Thực
hiện bảo dưỡng
* Vệ sinh
thiết bị
- Tháo vỏ
bộ ổn áp và vệ sinh cuộn dây (sơ cấp hoặc thứ cấp) và các thanh quét, vỉ điều
khiển và mô tơ;
- Tháo, vệ
sinh và kiểm tra các cặp thanh quét, chổi than.
* Đo và điều
chỉnh điện áp đầu ra của bộ ổn áp
- Kiểm tra
điện áp pha với dây trung tính, nếu điện áp không đạt 220V thì thực hiện điều
chỉnh điện trở để đảm bảo điện áp cấp cho IC điều khiển;
- Nếu điện
áp đầu ra khi dùng đồng hồ số đo đạt 220V. Nhưng đồng hồ chỉ thị trên mặt Ổn áp
lại chỉ thấp hơn hoặc cao hơn thì điều chỉnh cơ khí tại vít chỉnh của đồng hồ.
Nếu không được sẽ thay đồng hồ khác.
* Kiểm tra
và thay thế chổi than (các thanh quét)
- Kiểm tra
lò xo đẩy chổi than, thực hiện hiệu chỉnh lại hoặc thay lò xo mới nếu thấy lò
xo đẩy yếu;
- Kiểm tra
chổi than, bề mặt tiếp xúc của chổi than với cuộn dây xem có bị rỗ, mòn có đều
không. Thực hiện thay chổi than mới hoặc làm mịn lại bề mặt chổi than nếu chổi
than quá mòn hoặc bề mặt rỗ, mòn không đều.
* Kiểm tra
nguồn cung cấp cho vỉ điều khiển
- Đo mức
điện áp cấp điện cho mạch điều khiển và điện áp điều khiển đưa vào mạch điều
khiển;
- Hiệu
chỉnh lại nếu giá trị điện áp đo được để đảm bảo điện áp danh định.
d. Kiểm
tra hoạt động sau bảo dưỡng
- Kiểm tra
và vặn chặt lại các ốc bắt điện áp vào và điện ra đưa đến Contactor tránh gây
đánh tia lửa điện khi cấp điện cho tải;
- Đóng
Automat để cấp điện cho bộ ổn áp làm việc, sau đó kiểm tra lại các mức điện áp
vào, điện áp ra, kiểm tra các thanh quét xem hoạt động có bị vấp không, các
quạt, tiếng kêu của ổn áp có khác lạ không. Sau khi kiểm tra xong kết quả tốt
cắt Automat để ngắt nguồn cung cấp cho bộ ổn áp.
đ. Kết
thúc công việc
- Lắp ráp
lại thiết bị;
- Thu dọn,
vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;
- Ghi lại
đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo
người phụ trách đơn vị;
- Hoàn tất
việc bảo dưỡng và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc.
1.8. Bảo
dưỡng thiết bị lưu điện (UPS): 10KVA
a. Công
tác chuẩn bị
- Nghiên
cứu tài liệu, sơ đồ thiết bị, quy trình, mẫu bảo dưỡng thiết bị;
- Lập kế
hoạch cụ thể và phân công các công việc bảo dưỡng;
- Chuẩn bị
các thiết bị đo, vật tư, phụ tùng, tài liệu, mặt bằng và trang thiết bị an toàn
cần thiết phục vụ công tác bảo dưỡng;
- Bố trí
UPS dự phòng khác hoạt động thay thế trong thời gian bảo dưỡng thiết bị.
b. Kiểm
tra thiết bị trước bảo dưỡng
- Kiểm tra
trạng thái đang hoạt động của UPS, nếu UPS không ở chế độ Normal thì khởi động
về chế độ Normal;
- Thử tải
của UPS để kiểm tra khả năng dự phòng cho hệ thống;
- Kiểm tra
các thông số điện áp đầu vào, đầu ra của UPS, các đèn hiển thị trên mặt máy và
xử lý nếu có cảnh báo (Alarm);
- Ghi lại
tình trạng và các thông số liên quan đến thiết bị trước khi bảo dưỡng.
c. Thực
hiện bảo dưỡng
* Vệ sinh
thiết bị
- Sử dụng
UPS dự phòng thay thế cho UPS bảo dưỡng;
- Tắt UPS
và thực hiện tháo gỡ các thành phần thiết bị;
- Vệ sinh
vỏ máy, các thành phần cấu kiện và quạt làm mát, tra dầu nếu quạt quay không
trơn tru;
- Lắp lại
các thành phần cấu kiện đảm bảo đúng vị trí.
* Kiểm tra
chất lượng ắc quy
- Vệ sinh
ắc quy đồng thời kiểm tra vị trí các vỉ mạch và các giắc cắm đảm bảo chính xác
trước khi đưa vào làm việc và thực hiện đo kiểm;
- Đo kiểm
giá trị điện áp các ắc quy và thay thế nếu thấy mức điện áp không đạt chỉ tiêu
kỹ thuật;
- Sử dụng
tải giả và đồng hồ đo để xác định dung lượng ắc quy theo thời gian sử dụng;
- Kiểm tra
tình trạng các vỉ Bypass, vỉ Inverter, Rectifier, đèn cảnh báo trên mặt máy và
thay thế các linh kiện hỏng trên các vỉ mạch điều khiển nếu phát hiện được;
- Kiểm tra
khối nguồn cấp để đảm bảo mức điện áp cấp cho các contactor đường bypass,
contactor đầu ra và quạt đồng thời đo kiểm tra điện áp đầu ra, đầu vào UPS.
d. Kiểm
tra hoạt động sau bảo dưỡng
- Kiểm tra
lại các thông số điện áp đầu vào, đầu ra, điện áp ắc quy và trạng thái của các
đèn tín hiệu trong các vỉ mạch;
- Kiểm tra
đảm bảo chuyển mạch ắc quy để ở vị trí Normal;
- Đưa UPS
vào hoạt động trở lại để kiểm tra khả năng chịu tải của UPS sau bảo dưỡng.
đ. Kết
thúc công việc
- Lắp ráp
lại thiết bị;
- Thu dọn,
vệ sinh khu vực bảo dưỡng, cất thiết bị, thiết bị đo đúng nơi quy định;
- Ghi lại
đầy đủ các nội dung, kết quả công tác bảo dưỡng vào mẫu bảo dưỡng, báo cáo
người phụ trách đơn vị;
- Hoàn tất
việc bảo dưỡng và ghi nhật ký lại toàn bộ công việc.
2. Bảo
dưỡng đối với máy phát điện được trang bị tại trụ sở Trung tâm và đơn vị
2.1. Chạy
bảo dưỡng máy phát điện hàng tuần
a. Chuẩn
bị máy
- Kiểm tra
mức nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước làm mát (xem có hiện tượng rò rỉ hoặc hết
nước làm mát hay không);
- Kiểm tra
độ căng dây đai truyền động, via động cơ để kiểm tra tình trạng chuyển động;
kiểm tra cầu dao tổng ở vị trí cắt mạch.
b. Khởi
động máy phát điện
- Khởi
động máy, chạy máy phát điện không tải tại mức công suất 25% Neđm trong thời
gian 3 phút;
- Đóng cầu
dao, chạy bảo trì máy phát điện có tải tại mức công suất 50% Neđm trong thời
gian 10 phúp.
c. Kiểm
tra, ghi chép lại các thông số trong quá trình máy hoạt động: Điện áp,
dòng điện, tần số, nhiệt độ, áp lực dầu bôi trơn, khí xả, tiếng động, độ rung,
...
d. Kết
thúc quá trình chạy bảo trì
- Giảm dần
phụ tải, chạy máy phát điện không tải tại mức công suất 25% Neđm trong thời
gian 2 phút;
- Cắt cầu
dao máy phát điện với hệ thống điện, tắt máy;
- Kiểm tra
tình trạng kỹ thuật chung; kiểm tra, điều chỉnh độ căng của các dây đai (nếu
cần); kiểm tra, siết lại các bu lông chân máy, điều chỉnh khớp nối đồng trục
(nếu cần);
- Kiểm tra
mức dầu bôi trơn, nước làm mát, bổ sung dầu bôi trơn, nước làm mát (nếu cần);
- Lau chùi
máy sạch sẽ và vệ sinh xung quanh khu vực đặt máy.
2.2. Bảo
dưỡng máy phát điện theo chu kỳ
2.2.1. Bảo
dưỡng máy phát điện sau 200 giờ hoạt động
- Chuẩn bị
máy, thử hoạt động trước khi bảo dưỡng:
+ Kiểm tra
mức nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước làm mát (xem có hiện tượng rò rỉ hoặc hết
nước làm mát hay không);
+ Kiểm tra
độ căng dây đai truyền động, via động cơ để kiểm tra tình trạng chuyển động;
kiểm tra cầu dao tổng ở vị trí cắt mạch.
- Khởi
động máy phát điện:
+ Khởi
động máy, chạy máy phát điện không tải tại mức công suất 25% Neđm trong thời gian
3 phút;
+ Đóng cầu
dao, chạy máy phát điện có tải trong tại mức công suất 50% Neđm thời gian 5
phút;
+ Kiểm tra
điện áp, tần số, nhiệt độ, áp lực dầu bôi trơn; kiểm tra khí xả, độ rung…của
máy phát điện;
+ Giảm dần
phụ tải, chạy máy phát điện không tải tại mức công suất 25% Neđm trong thời
gian 2 phút;
+ Cắt cầu
dao máy phát điện khỏi hệ thống điện, tắt máy.
- Kiểm tra
các bộ phận của máy phát:
+ Tháo,
kiểm tra, vệ sinh các chi tiết của hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ
thống làm mát, hệ thống đánh lửa;
+ Tháo,
kiểm tra, vệ sinh cổ hút và cổ xả;
+ Tháo,
kiểm tra, vệ sinh kim phun;
+ Bổ sung
dầu bôi trơn (nếu cần).
- Kiểm tra
tình trạng kỹ thuật chung; điều chỉnh độ căng của dây đai, siết lại các bu lông
chân máy, điều chỉnh khớp nối đồng trục;
- Tháo, vệ
sinh, kiểm tra tủ điều khiển, bảng điện, mạch điện kích từ và điều khiển; thay
thế các chi tiết không đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Khởi
động máy, chạy máy phát điện không tải tại mức công suất 25% Neđm trong thời
gian 5 phút; chạy máy phát điện có tải tại mức công suất 50% Neđm trong thời
gian 10 phút;
- Kiểm tra
điện áp, tần số, nhiệt độ, áp lực dầu bôi trơn; kiểm tra khí xả, độ rung, …của
máy phát điện sau khi bảo trì;
- Giảm dần
phụ tải, chạy máy phát điện không tải tại mức công suất 25% Neđm trong thời
gian 5 phút;
- Cắt cầu
dao máy phát điện khỏi hệ thống điện, tắt máy;
- Lau chùi
máy sạch sẽ và vệ sinh xung quanh khu vực bảo dưỡng.
2.2.2. Bảo
dưỡng máy phát điện sau 600 giờ hoạt động
Thực hiện
các công việc như bảo dưỡng máy phát điện sau 200 giờ hoạt động và thực hiện
thêm các công việc sau:
- Kiểm
tra, điều chỉnh khe hở nhiệt của xupap;
- Tháo,
kiểm tra, vệ sinh, điều chỉnh áp suất phun của kim phun, thời điểm phun nhiên
liệu;
- Tháo,
kiểm tra, vệ sinh chổi than; tra mỡ vào các vòng bi ổ đỡ; kiểm tra vệ sinh hộp điều
khiển máy phát điện;
- Thay thế
các chi tiết đến chu kỳ hoặc không còn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật (lõi lọc nhiên
liệu, lõi lọc gió, …);
- Thay thế
dầu bôi trơn;
- Chạy máy
phát điện có tải trong thời gian 60 phút tại mức công suất 50% Neđm sau khi bảo
dưỡng.
CHƯƠNG III. ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT
1. Định
mức KT-KT bảo dưỡng thiết bị thông tin liên lạc phục vụ hoạt động TKCN
1.1. Bảo
dưỡng máy tính
(Chu kỳ
bảo dưỡng: 06 tháng)
- Hao phí
lao động bảo dưỡng
+ Kỹ sư
bậc 5/8: 0,50 công
+ Kỹ sư
bậc 4/8: 2,00 công
+ Công
nhân kỹ thuật bậc 5/7: 1,50 công
- Tiêu hao
vật tư bảo dưỡng:
Vật tư bảo
dưỡng: Tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở (không
tính hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương).
1.2. Bảo
dưỡng máy Inmarsat C
(Chu kỳ
bảo dưỡng: 06 tháng)
- Hao phí
lao động bảo dưỡng
+ Kỹ sư
bậc 5/8: 1,0 công
+ Công
nhân kỹ thuật bậc 5/7: 1,0 công
- Tiêu hao
vật tư bảo dưỡng:
Vật tư bảo
dưỡng: Tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở (không
tính hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương).
1.3. Bảo
dưỡng máy thu phát MF/HF
(Chu kỳ
bảo dưỡng: 06 tháng)
- Hao phí
lao động bảo dưỡng
+ Kỹ sư
bậc 5/8: 7,50 công
+ Kỹ sư
bậc 7/8: 1,00 công
+ Công
nhân kỹ thuật bậc 5/7: 6,00 công
- Tiêu hao
vật tư bảo dưỡng:
Vật tư bảo
dưỡng: Tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở (không
tính hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương).
1.4. Bảo
dưỡng máy thu phát VHF
(Chu kỳ
bảo dưỡng: 06 tháng)
- Hao phí
lao động bảo dưỡng
+ Kỹ sư
bậc 7/8: 1,00 công
+ Kỹ sư bậc
5/8: 5,30 công
+ Công
nhân kỹ thuật bậc 5/7: 6,70 công
- Tiêu hao
vật tư bảo dưỡng:
Vật tư bảo
dưỡng: Tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở (không
tính hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương).
1.5. Bảo
dưỡng máy thu Navtex
(Chu kỳ
bảo dưỡng: 06 tháng)
- Hao phí
lao động bảo dưỡng
+ Kỹ sư
bậc 7/8: 0,35 công
+ Kỹ sư
bậc 6/8: 4,20 công
+ C/N kỹ
thuật bậc 5/7: 2,00 công
- Tiêu hao
vật tư bảo dưỡng:
Vật tư bảo
dưỡng: Tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở (không
tính hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương).
1.6. Bảo
dưỡng cột Anten (dưới 35m)
(Chu kỳ
bảo dưỡng: 01 năm)
- Hao phí
lao động bảo dưỡng
+ Kỹ sư
bậc 5/8: 9,50 công
+ Công
nhân kỹ thuật bậc 5/7: 28,50 công
Vật tư bảo
dưỡng: Tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở (không
tính hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương).
1.7. Bộ
chuyển đổi nguồn AC/DC 220V/24V-20A
(Chu kỳ
bảo dưỡng: 06 tháng)
- Hao phí
lao động bảo dưỡng
+ Kỹ sư
bậc 5/8: 1,32 công
+ Công
nhân kỹ thuật bậc 5/7: 3,10 công
Vật tư bảo
dưỡng: Tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở (không
tính hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương).
1.8. Bảo
dưỡng thiết bị lưu điện (UPS): 10KVA
(Chu kỳ
bảo dưỡng: 06 tháng)
- Hao phí
lao động bảo dưỡng
+ Kỹ sư
bậc 5/8: 2,35 công
+ Công
nhân kỹ thuật bậc 5/7: 2,65 công
Vật tư bảo
dưỡng: Tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương cơ sở (không
tính hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương).
1.9. Định
mức KT-KT phụ tùng thay thế thiết bị thông tin liên lạc phục vụ hoạt động TKCN
tại Trung tâm và đơn vị
Định mức
phụ tùng thay thế của thiết bị thông tin liên lạc tại Trung tâm và đơn vị được
quy định tại Bảng mức 1:
Bảng mức 1:
Đơn vị tính: 01 thiết bị
Stt
|
Tên thiết bị
|
Đơn vị
|
Định mức tiêu hao/năm
|
1
|
Máy thu
phát VHF
|
|
|
|
Anten
VHF
|
Chiếc
|
0,5
|
|
Bộ nguồn
|
Bộ
|
0,33
|
|
Cáp
anten đồng trục
|
Bộ
|
0,33
|
2
|
Máy thu
phát MF/HF
|
|
|
|
Khối
công suất
|
Chiếc
|
0,3
|
|
Khối điều
khiển
|
Chiếc
|
0,2
|
|
Khối
phát
|
Chiếc
|
0,2
|
3
|
Máy thu
Navtex
|
|
|
|
Khối điều
khiển
|
Chiếc
|
0,2
|
4
|
Máy
Inmarsat C
|
|
|
|
Màn hình
hiển thị
|
Chiếc
|
0,33
|
|
Bàn phím
|
Chiếc
|
0,33
|
|
Ăn ten
|
|
0,33
|
5
|
Máy in
(LASER, KIM)
|
Chiếc
|
|
|
Trống
(Drum)
|
Chiếc
|
1
|
|
Gạt lớn,
gạt nhỏ, trục từ, trục cao su
|
Chiếc
|
1
|
|
Lô sấy
|
Chiếc
|
1
|
|
Hộp mực
|
Chiếc
|
0,33
|
6
|
Máy Fax
|
Chiếc
|
|
|
Trống
(Drum)
|
Chiếc
|
1
|
|
Gạt lớn,
gạt nhỏ, trục từ, trục cao su
|
Chiếc
|
1
|
|
Lô sấy
|
Chiếc
|
1
|
|
Hộp mực
|
Chiếc
|
0,33
|
7
|
Máy vi
tính
|
Chiếc
|
|
|
Bộ xử lý
CPU
|
Chiếc
|
0,33
|
|
Ổ cứng
HDD
|
Chiếc
|
0,33
|
|
Bộ nhớ
RAM
|
Chiếc
|
0,33
|
|
Màn hình
|
Chiếc
|
0,33
|
|
Nguồn
cung cấp
|
Chiếc
|
0,33
|
8
|
Màn hình
hiển thị
|
Chiếc
|
0,20
|
2. Định
mức KT-KT bảo dưỡng đối với máy phát điện được trang bị tại trụ sở Trung tâm và
đơn vị
2.1. Định
mức bảo dưỡng máy phát điện hàng tuần
- Số lần
chạy bảo dưỡng máy phát điện: 01 lần/tuần
- Hao phí
lao động bảo dưỡng: Công nhân kỹ thuật bậc 5/7: 0,125 công
- Tiêu hao
nhiên liệu phục vụ chạy bảo dưỡng máy phát điện hàng tuần như sau:
+ Chạy chế
độ không tải tại mức công suất 25% Neđm trong thời gian 05 phút/lần;
+ Chạy chế
độ có tải tại mức công suất 50% Neđm trong thời gian 10 phút/lần.
Ghi chú: Định
mức tiêu hao nhiên liệu tại mức công suất 25% Neđm và 50% Neđm của máy phát
điện được quy định tại Bảng mức 4 của Định mức KT-KT tiêu hao nhiên liệu phục
vụ công tác phối hợp TKCN - Tập 4.
2.2. Định
mức bảo dưỡng máy phát điện sau 200 giờ hoạt động
- Hao phí
lao động bảo dưỡng: Công nhân kỹ thuật bậc 5/7: 10 công
- Tiêu hao
vật tư bảo dưỡng: Tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương
cơ sở (không tính hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương).
- Tiêu hao
nhiên liệu phục vụ chạy bảo dưỡng máy phát điện sau 200 giờ hoạt động như sau:
+ Chạy chế
độ không tải tại mức công suất 25% Neđm trong thời gian 15 phút/lần;
+ Chạy chế
độ có tải tại mức công suất 50% Neđm trong thời gian 15 phút/lần.
Ghi chú:
Định mức tiêu hao nhiên liệu của máy phát điện hoạt động tại mức công suất 25%
Neđm và 50% Neđm được quy định tại Bảng mức 4 của Định mức KT-KT tiêu hao nhiên
liệu phục vụ công tác phối hợp TKCN - Tập 4.
2.3. Định
mức bảo dưỡng máy phát điện sau 600 giờ hoạt động
- Hao phí
lao động bảo dưỡng: Công nhân kỹ thuật bậc 4/7: 12 công
- Tiêu hao
vật tư bảo dưỡng: Tính bằng 10% chi phí lao động bảo dưỡng tính theo mức lương
cơ sở (không tính hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương).
- Tiêu hao
nhiên liệu phục vụ chạy bảo dưỡng máy phát điện sau 600 giờ hoạt động như sau:
+ Chạy chế
độ không tải tại mức công suất 25% Neđm trong thời gian 15 phút/lần;
+ Chạy chế
độ có tải tại mức công suất 50% Neđm trong thời gian 60 phút/lần.
Ghi chú:
Định mức tiêu hao nhiên liệu của máy phát điện hoạt động tại mức công suất 25% Neđm
và 50% Neđm được quy định tại Bảng mức 4 của Định mức KT-KT tiêu hao nhiên liệu
phục vụ công tác phối hợp TKCN - Tập 4.
3. Định
mức KT-KT tiêu hao điện năng của thiết bị thông tin liên lạc phục vụ hoạt động
TKCN
Định mức
tiêu hao điện năng đối với 01 thiết bị thông tin liên lạc của phòng phối hợp
cứu nạn được xác định như sau:
Tiêu hao
điện năng của thiết bị/ngày = Tiêu hao điện năng ở trạng thái sẵn sàng + Tiêu
hao điện năng ở trạng thái hoạt động + Tổn hao điện năng.
Trong đó:
- Tiêu hao
điện năng ở trạng thái sẵn sàng của thiết bị được tính bằng: 10% x Công suất
danh định (kW) x Số giờ hoạt động của thiết bị trong ngày
- Tiêu hao
điện năng ở trạng thái hoạt động của thiết bị được tính bằng: 80% x Công suất
danh định (kW) x Số giờ hoạt động của thiết bị trong ngày.
- Tổn hao
điện năng được tính bằng: 5% x (Tiêu hao điện năng ở trạng thái sẵn sàng + Tiêu
hao điện năng ở trạng thái hoạt động).
- Công
suất danh định của thiết bị (kW): được xác định theo thông số kỹ thuật của
thiết bị.
- Số giờ
hoạt động của thiết bị trong ngày tra theo Bảng mức 2:
Bảng mức 2:
Đơn vị tính: 01 thiết bị
Stt
|
Tên thiết bị
|
Đơn
vị
|
Số giờ/ngày ở trạng thái sẵn sàng
|
Số giờ/ngày ở trạng thái hoạt động
|
1
|
Máy VHF
|
giờ
|
0
|
24
|
2
|
Máy
MF/HF
|
giờ
|
0
|
24
|
3
|
Máy
Navtex
|
giờ
|
0
|
24
|
4
|
Máy
Inmarsat C
|
giờ
|
0
|
24
|
5
|
Máy in
|
giờ
|
20
|
4
|
6
|
Máy Fax
|
giờ
|
20
|
4
|
7
|
Máy tính
Sarops
|
giờ
|
20
|
4
|
8
|
Máy vi
tính
|
giờ
|
0
|
24
|
9
|
Màn hình
hiển thị thông tin TKCN
|
giờ
|
0
|
24
|
4. Định
mức KT-KT kênh truyền kết nối thông tin phục vụ hoạt động TKCN
4.1. Định
mức kênh truyền Internet
Định mức
kênh truyền internet được quy định tại Bảng mức 3:
Bảng mức 3:
Đơn vị tính: 01 Trung tâm hoặc 01 đơn vị
TT
|
Loại kênh
|
Yêu cầu kỹ thuật
|
Số lượng
|
1
|
Kênh truyền Internet FTTH
|
200 Mbps trong nước 08 Mbps quốc tế
|
02
|
4.2. Định
mức kênh truyền VSAT
Định mức
kênh truyền VSAT được quy định tại Bảng mức 4:
Bảng mức 4:
TT
|
Loại kênh
|
Đơn vị tính
|
Yêu cầu kỹ thuật
|
Số lượng
|
1
|
Kênh truyền kết nối tín hiệu giữa 01 tàu và trạm HUB
|
01 tàu SAR
|
Download/Upload 2Mbps/2Mbps
|
01
|
2
|
Kênh MegaWan (VSAT)
|
Trung tâm
|
10Mbps
|
03
|
TẬP
3: ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT
VẬT
TƯ, PHỤ TÙNG THAY THẾ VÀ VẬT TƯ, PHỤ TÙNG DỰ PHÒNG CỦA PHƯƠNG TIỆN THỦY TÌM
KIẾM, CỨU NẠN
CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Giới
thiệu chung
1.1. Định
mức này quy định vật tư, phụ tùng thay thế được sử dụng trong khoảng thời gian
nhất định của phương tiện thủy tìm kiếm, cứu nạn. Định mức được xác định phù
hợp với từng phương tiện thủy tìm kiếm cứu nạn để đảm bảo cho phương tiện luôn
trong tình trạng hoạt động bình thường.
1.2. Định
mức này quy định số lượng vật tư, phụ tùng dự phòng của phương tiện thủy tìm
kiếm, cứu nạn để kịp thời khắc phục sự cố hoặc thay thế trong trường hợp xuất
hiện hư hỏng đột xuất đối với máy móc, trang thiết bị của phương tiện thủy.
2. Căn cứ
xây dựng định mức
- Bộ luật
Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
- Nghị định
số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải;
- Nghị
định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 04 năm 2019 của Chính phủ quy định về giao
nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách
nhà nước từ nguồn kinh phí thường xuyên;
- Nghị
định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;
- Quyết
định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển;
- Thông tư
29/2022/TT-BGTVT ngày 01 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng
ngân sách nhà nước thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Giao thông vận tải;
- Hồ sơ kỹ
thuật của nhà sản xuất, tình trạng kỹ thuật hiện tại của phương tiện thủy tham
gia hoạt động phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải và quy định hiện hành của nhà
nước;
- Các quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan.
3. Giải
thích từ ngữ
Trong Định
mức này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Tìm
kiếm, cứu nạn: được viết tắt là TKCN
- Trung
tâm: là Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam
- Đơn vị:
là Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực.
- Kinh tế
- kỹ thuật: được viết tắt là KT-KT.
- Phương
tiện thủy TKCN là phương tiện tham gia hoạt động TKCN hàng hải do Trung tâm
Phối hợp TKCN hàng hải Việt Nam quản lý, sử dụng bao gồm:
+ Tàu TKCN
chuyên dung bao gồm: Tàu SAR411, Tàu SAR412, Tàu SAR413, Tàu SAR272, Tàu
SAR273, Tàu SAR274, Tàu SAR 27-01;
+ Tàu, ca
nô chuyên dùng khác: là các phương tiện thủy TKCN của Trung tâm hoạt động cách
bờ hoặc nơi trú ẩn ≤ 20 hải lý bao gồm tàu Cứu nạn 06, tàu CN-02, ca nô CN-01,
ca nô CN-03, tàu SAR 69, ca nô CN01-TSA, ca nô CN02- TSA.
- Vật tư,
phụ tùng thay thế: là các vật tư, phụ tùng thay thế cho máy chính, máy phát
điện để phục vụ việc sửa chữa phương tiện thủy TKCN.
- Vật tư,
phụ tùng dự phòng: là các vật tư, phụ tùng dự phòng cho máy chính, máy phát
điện của phương tiện thủy TKCN để kịp thời khắc phục hư hỏng trong trường hợp
có sự cố xảy ra.
4. Phạm vi
áp dụng định mức
Định mức
này được áp dụng để lập kế hoạch, dự toán và thanh quyết toán chi phí phục vụ
hoạt động phối hợp TKCN trên biển.
5. Đối
tượng áp dụng định mức
Định mức
này áp dụng đối với Cục Hàng hải Việt Nam, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn
hàng hải Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động phối hợp
tìm kiếm, cứu nạn hàng hải.
6. Nội
dung định mức
6.1. Định
mức KT-KT vật tư, phụ tùng thay thế của phương tiện thủy TKCN
- Định mức
này quy định định mức thời gian thay thế vật tư, phụ tùng theo giờ hoạt động
hoặc theo năm đưa vào hoạt động của máy chính, máy phát điện.
- Định mức
này được xác định phù hợp với từng phương tiện thủy TKCN để đảm bảo cho phương
tiện luôn trong tình trạng hoạt động bình thường.
6.2. Định
mức KT-KT vật tư, phụ tùng dự phòng của phương tiện thủy TKCN
Định mức
này quy định số lượng vật tư, phụ tùng dự phòng của máy chính, máy phát điện
của phương tiện thủy TKCN để kịp thời khắc phục hoặc thay thế trong trường hợp
xuất hiện hư hỏng đột xuất đối với máy móc, trang thiết bị của phương tiện
thủy.
CHƯƠNG II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC
1. Vật tư,
phụ tùng thay thế đối với phương tiện thủy TKCN
- Việc
thay thế vật tư, phụ tùng được căn cứ theo số giờ hoặc số năm hoạt động của
từng vật tư, phụ tùng; việc thay thế vật tư, phụ tùng được xác định theo một
trong hai điều kiện đến trước “giờ” hoặc “năm”. Vật tư, phụ tùng thay thế được
sử dụng trong công tác sửa chữa phương tiện thủy TKCN theo Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia và hiện trạng kỹ thuật của phương tiện thủy TKCN.
- Vật tư,
phụ tùng được thay thế khi tình trạng kỹ thuật của thiết bị không còn đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật.
Việc thay
thế vật tư, phụ tùng trong khi sửa chữa phải bảo đảm theo quy trình, chỉ dẫn kỹ
thuật của nhà sản xuất và các quy định có liên quan.
2. Vật tư,
phụ tùng dự phòng đối với phương tiện thủy TKCN
- Vật tư,
phụ tùng dự phòng đối với phương tiện thủy TKCN chỉ được sử dụng cho việc xử lý
các sự cố hư hỏng đột xuất trên phương tiện thủy TKCN, không được sử dụng vật
tư, phụ tùng dự phòng vào bất kỳ mục đích nào khác.
- Vật tư,
phụ tùng dự phòng đối với phương tiện thủy TKCN được lưu trữ, bảo quản trên tàu
hoặc tại kho của đơn vị.
Việc thay
thế vật tư, phụ tùng dự phòng để xử lý các sự cố hư hỏng đột xuất phải bảo đảm
theo quy trình, chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất và các quy định có liên quan.