BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
04/2023/TT-BGTVT
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 04 năm 2023
|
THÔNG TƯ
BAN HÀNH 03 QUY CHUẨN
KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ LINH KIỆN, THIẾT BỊ CỦA PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007;
Căn cứ Luật Đường sắt năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm
2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và
quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 78/2018/NĐ-CP
ngày 16 tháng 5 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8
năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Tiêu chuẩn
và quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm
2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng
sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm
2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Giao thông vận tải;
Xét đề nghị của Vụ
trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt
Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải quy định:
Điều
1.
Ban hành kèm theo Thông tư này 03 Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia sau:
1. Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về bộ trục bánh xe của đầu máy, toa xe
Số hiệu: QCVN 110 :
2023/BGTVT.
2. Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về bộ móc nối, đỡ đấm của đầu máy, toa xe
Số hiệu: QCVN 111 :
2023/BGTVT.
3. Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về van hãm sử dụng trên đầu máy, toa xe
Số hiệu: QCVN 112 :
2023/BGTVT.
Điều
2.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm
2023.
Điều
3.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng,
Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Thủ
trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông
tư này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ trưởng Bộ GTVT;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục KSTTHC (Văn phòng Chính phủ);
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, KHCN&MT (5).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn
Danh Huy
|
QCVN 110 : 2023/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT
QUỐC GIA VỀ BỘ TRỤC BÁNH XE CỦA ĐẦU MÁY, TOA XE
National technical regulation on wheelsets
for rolling stocks
MỤC LỤC
1. Quy định chung
1.1 Phạm vi điều
chỉnh
1.2 Đối tượng áp
dụng
1.3 Giải thích từ
ngữ
2. Quy định kỹ thuật
2.1 Yêu cầu chung
2.2 Ký hiệu trên bộ
trục bánh
2.3 Kích thước hình
học
2.4 Lực ép bánh xe
vào trục xe
2.5 Độ cứng bề mặt
bánh xe
3. Quy định quản lý
4. Tổ chức thực hiện
Phụ lục A: Biên dạng
mặt lăn bánh xe
Phụ lục B: Số lượng
mẫu ngẫu nhiên bộ trục bánh xe để kiểm tra đối với từng lô bộ trục bánh xe
Lời nói đầu
QCVN 110 : 2023/BGTVT
do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường
trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành
theo Thông tư số 04/2023/TT-BGTVT ngày 17
tháng 04 năm 2023.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BỘ TRỤC BÁNH
XE CỦA ĐẦU MÁY, TOA XE
National technical regulation on wheelsets
for rolling stocks
1.
Quy định chung
1.1 Phạm vi điều
chỉnh
1.1.1 Quy chuẩn này quy
định các yêu cầu kỹ thuật và việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường đối với bộ trục bánh xe của đầu máy, toa xe sản xuất, lắp ráp và
nhập khẩu mới.
1.1.2 Quy chuẩn này áp
dụng cho bộ trục bánh xe của đầu máy, toa xe có mã HS là 8607.11.00 và
8607.12.00 được quy định theo Thông tư số 31/2022/TT-BTC
ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
1.1.3 Quy chuẩn này không
áp dụng cho bộ trục bánh xe của đầu máy, toa xe sử dụng trên đường sắt đô thị,
đường sắt tốc độ cao và đầu máy, toa xe của quân đội, công an sử dụng vào mục
đích quốc phòng, an ninh.
1.2 Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng
đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sản xuất, lắp ráp, nhập
khẩu, kiểm tra, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối
với bộ trục bánh xe của đầu máy, toa xe thuộc phạm vi điều chỉnh tại điểm 1.1
của quy chuẩn này.
1.3 Giải thích từ
ngữ
Trong quy chuẩn này,
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1 Bộ trục bánh
xe
Bộ trục bánh xe được
hợp thành bởi trục xe, hai bánh xe và các chi tiết khác được lắp trên trục xe.
1.3.2 Trục xe
Dùng để liên kết 2
bánh xe và chi tiết khác tạo thành bộ trục bánh xe. Tùy theo nhu cầu sử dụng, phần
giữa thân trục xe có thể lắp các chi tiết khác như cụm đĩa hãm hoặc cụm bánh
răng.
1.3.3 Mặt lăn bánh
xe
Mặt tiếp xúc của bánh
xe với mặt ray.
1.3.4 Lô bộ trục bánh
xe
Các bộ trục bánh xe
có cùng thông số kỹ thuật, nhà sản xuất và cùng một lần đăng ký kiểm tra.
1.3.5 Đường kính
bánh xe
Đường kính đo tại
giao điểm giữa mặt lăn bánh xe và đường chuẩn 2 theo quy định tại Phụ lục A.
1.3.6 Chiều cao lợi
bánh xe
Khoảng cách thẳng
đứng từ đỉnh lợi bánh xe tới đường chuẩn 1 của bánh xe theo quy định tại Phụ
lục A.
1.3.7 Chiều dày lợi
bánh xe
Khoảng cách theo
phương ngang từ giao điểm của mặt ngoài lợi bánh xe với đường tham chiếu tới
mặt trong bánh xe theo quy định tại Phụ lục A.
1.3.8 Giang cách
bánh xe
Khoảng cách mặt trong
của hai vành bánh xe hoặc đai bánh xe thuộc cùng bộ trục bánh xe.
2.
Quy định kỹ thuật
2.1 Yêu cầu chung
2.1.1 Tài liệu kỹ thuật
của bộ trục bánh xe gồm:
a) Bản vẽ kỹ thuật bộ
trục bánh xe. Hình vẽ phải thể hiện được các kích thước hình học cơ bản;
b) Kết quả kiểm tra
kích thước cơ bản của các bộ trục bánh xe;
c) Kết quả phân tích
thành phần hóa học, cơ tính vật liệu chế tạo lô bộ trục bánh xe;
d) Kết quả lực ép các
bánh xe vào trục xe;
e) Biểu đồ lực ép các
bánh xe vào trục xe;
f) Kết quả kiểm tra
cân bằng động bộ trục bánh xe;
g) Kết quả kiểm tra
khuyết tật bên trong và khuyết tật bề mặt bộ trục bánh xe.
2.1.2 Việc đánh giá chất
lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với bộ trục bánh xe, lô bộ trục
bánh xe dựa trên kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng mẫu ngẫu nhiên theo số
lượng nêu tại Phụ lục B của Quy chuẩn này.
2.1.3 Hai bánh xe trong
cùng bộ trục bánh xe phải cùng kiểu loại và thông số kỹ thuật.
2.1.4 Mặt lăn bánh xe
phải có biên dạng và kích thước danh nghĩa theo quy định tại Phụ lục A của Quy
chuẩn này hoặc tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất. Độ hở giữa mặt lăn bánh xe
với dưỡng kiểm tra không quá 0,5 mm.
2.1.5 Bộ trục bánh xe có
tốc độ cấu tạo lớn hơn 120 km/h và nhỏ hơn 200 km/h phải được cân bằng động
trên thiết bị chuyên dùng. Xem xét tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất, trong
tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất phải thể hiện được lượng không cân bằng động
không được vượt quá 75 g.m.
2.1.6 Đối với vật liệu
chế tạo bộ trục bánh xe: Xem xét tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất, trong tài
liệu kỹ thuật của nhà sản xuất phải thể hiện được thành phần hóa học và cơ tính
của vật liệu chế tạo bộ trục bánh xe.
2.1.7 Điện trở của bộ
trục bánh xe đo được giữa 2 mặt lăn của 2 bánh xe không được vượt quá 0,01 Ω.
2.1.8 Trên bề mặt bộ trục
bánh xe không xuất hiện vết nứt, vết va đập, bong rộp nhìn thấy được.
2.2 Ký hiệu trên bộ
trục bánh xe
Nhà sản xuất phải thể
hiện các ký hiệu trên bộ trục bánh xe tại hai mặt ngoài bánh xe và trục xe như Hình
1.
Hình 1 - Vị trí ghi ký hiệu trên bộ trục bánh
xe
2.2.1 Ký hiệu trên bánh
xe: Trên mặt ngoài vành bánh xe phải có các ký hiệu sau:
a) Tên nhà sản xuất;
b) Năm sản xuất;
c) Mác thép;
d) Số nhận dạng bánh
xe.
2.2.2 Ký hiệu trên trục
xe: Trên hai mặt đầu trục xe phải có các ký hiệu sau:
a) Tên nhà sản xuất;
b) Năm sản xuất;
c) Mác thép;
d) Số nhận dạng trục
xe;
e) Trị số lực ép mỗi
bánh xe lên trục xe.
2.2.3 Yêu cầu các ký hiệu
trên bộ trục bánh xe phải đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với tài liệu kỹ thuật của
nhà sản xuất.
2.3 Kích thước hình
học
2.3.1 Yêu cầu các kích
thước hình học cơ bản của bộ trục bánh xe được quy định tại bảng 1 phải phù hợp
với tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.
Bảng 1 - Kích thước cơ bản của bộ trục bánh
xe
Kích thước
|
Kí hiệu
(xem hình 2, hình 3)
|
Đường
kính cổ trục
|
C
|
Giang
cách bánh xe
|
L
|
Độ
không vuông góc của bánh xe
|
2G
|
Độ
không đồng tâm của bánh xe
|
2H
|
Khoảng
cách từ mặt trong bánh xe tới mặt đầu trục
|
L1, L2
|
Đường
kính bánh xe
|
D
|
Chiều
dài bộ trục bánh xe
|
A
|
Đường
kính giữa thân trục
|
E
|
Đường
kính bệ lắp cụm bánh răng hoặc cụm đĩa hãm
|
B
|
Chiều
dày vành bánh xe
|
F
|
Chiều
cao lợi bánh xe
|
K
|
Chiều
dày lợi bánh xe
|
M
|
Chiều
rộng vành bánh
|
N
|
Hình 2 - Kích thước hình học bộ trục bánh xe
Hình 3 - Bánh xe
2.3.2 Độ không vuông góc
(2G) của bánh xe không được lớn hơn 1 mm và độ không đồng tâm (2H) của bánh xe
không được lớn hơn 0,5 mm.
2.3.3 Sai lệch đường kính
bánh xe của hai bánh xe trên cùng một bộ trục bánh xe không quá 1 mm.
2.3.4 Giang cách bánh xe
phải thỏa mãn quy định:
a) 924 ±1 mm đối với
bộ trục bánh xe khổ đường 1000 mm;
b) 1353 ±1 mm đối với
bộ trục bánh xe khổ đường 1435 mm;
c) Sai lệch số đo
giang cách bánh xe tại 3 điểm cách đều nhau không quá 1 mm.
2.3.5 Chiều dày lợi bánh
xe:
a) Đối với khổ đường
1000 mm: Chiều dày lợi bánh xe là 30 , mm;
b) Đối với khổ đường
1435 mm: Chiều dày lợi bánh xe là 32 , mm.
2.4 Lực ép bánh xe
vào trục xe
Biểu đồ lực ép bánh
xe và trị số lực ép bánh xe vào trục xe phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật và
quy định sau:
a) Lực ép bánh xe vào
trục được xác định:
2,5 D ≤ Pf ≤ 7,0 D
Trong đó:
- Pf là lực ép bánh xe vào
trục xe, tính bằng kN (được đo trong quãng đường dịch chuyển 25 mm cuối cùng
của hành trình ép);
- D là đường kính của
bệ lắp bánh của trục xe, tính bằng mm.
b) Biểu đồ lực ép
phải do một thiết bị tự động ghi sự dịch chuyển của trục xe hoặc bánh xe trong
suốt quá trình lắp ép. Biểu đồ này phải cho thấy lực ép tăng đều và không được
dao động đột ngột, giá trị lực ép tối đa không vượt quá quy định.
c) Kiểm tra lực ép và
biểu đồ lực ép bánh xe vào trục xe được thực hiện thông qua quan sát, ghi lại
kết quả kiểm tra (chứng kiến kiểm tra) lực ép để đánh giá sự phù hợp của lực ép
bánh xe vào trục xe với yêu cầu của quy chuẩn này hoặc xem xét tài liệu kỹ
thuật của nhà sản xuất.
2.5 Độ cứng bề mặt
bánh xe
Độ cứng bề mặt của
bánh xe được xác định tại ít nhất ba vị trí phân bố ngẫu nhiên trên mặt ngoài
vành bánh xe: (1), (2), (3) và cách mép của góc vát bánh xe từ 5 mm trở lên
(Hình 5). Trị số độ cứng bề mặt mỗi bánh xe là trung bình của các kết quả đo
được bằng máy đo độ cứng kim loại và phải phù hợp với quy định sau:
a) Đối với bánh xe
dùng cho đầu máy là: 300 ÷ 341 (HB);
b) Đối với bánh xe
thép cán dùng cho toa xe là: 270 ÷ 341 (HB);
c) Đối với bánh xe
thép đúc dùng cho toa xe là: 277 ÷ 341 (HB).
Hình 5 - Vị trí đo độ cứng bề mặt bánh xe
3.
Quy định quản lý
3.1 Việc kiểm tra,
chứng nhận bộ trục bánh xe sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới thực hiện theo
quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất
lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt.
3.2 Trong trường hợp
các văn bản, tài liệu được viện dẫn trong quy chuẩn này có thay đổi, bổ sung về
các nội dung liên quan hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định trong văn
bản mới.
4.
Tổ chức thực hiện
4.1 Tổ chức đăng kiểm
Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chuẩn này.
4.2 Các tổ chức, cá
nhân sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu bộ trục bánh xe có trách nhiệm công bố hợp
quy cho bộ trục bánh xe sau khi được kiểm tra, chứng nhận và đăng ký công bố
hợp quy theo các quy định hiện hành.
Phụ lục A
Biên dạng mặt lăn
bánh xe
Hình A.1 - Biên dạng mặt lăn lõm khổ đường
1000 mm
Hình A.2. Biên dạng mặt lăn côn khổ đường
1000 mm
Hình A.3. Biên dạng mặt lăn côn khổ đường
1435 mm
Phụ lục B
Số lượng mẫu ngẫu
nhiên bộ trục bánh xe để kiểm tra đối với từng lô bộ trục bánh xe
1. Lấy số lượng mẫu
ngẫu nhiên bộ trục bánh xe để kiểm tra đối với từng lô bộ trục bánh xe như sau:
Số lượng của lô bộ trục bánh xe
(bộ)
|
Số lượng mẫu ngẫu nhiên
(bộ)
|
≤ 20
|
4
|
Từ 21 đến 50
|
8
|
Từ 51 đến 100
|
10
|
Từ 101 đến 150
|
15
|
Từ 151 đến 200
|
20
|
2. Nếu có bất kỳ mẫu
bộ trục bánh xe nào kiểm tra không đạt yêu cầu thì tiến hành kiểm tra từng bộ
trục bánh xe còn lại trong lô bộ trục bánh xe.
QCVN 111:2023/BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT
QUỐC GIA VỀ BỘ MÓC NỐI, ĐỠ ĐẤM CỦA ĐẦU MÁY, TOA XE
National technical regulation on couplers for
rolling stocks
Mục lục
1. Quy định chung
1.1 Phạm vi điều
chỉnh
1.2 Đối tượng áp
dụng
1.3 Giải thích từ
ngữ
2. Quy định kỹ thuật
2.1 Yêu cầu chung
2.2 Ký hiệu và chứng
chỉ chất lượng
2.3 Thân móc nối và
khung đuôi móc nối
2.4 Hộp đỡ đấm
2.5 Quy định về độ
cứng
3. Quy định quản lý
4. Tổ chức thực hiện
Phụ lục A - Danh mục
tài liệu kỹ thuật
Lời nói đầu
QCVN 111:2023/BGTVT
do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường
trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành
theo Thông tư số 04/2023/TT-BGTVT ngày 17 tháng 04 năm 2023.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BỘ MÓC NỐI, ĐỠ
ĐẤM CỦA ĐẦU MÁY, TOA XE
National technical regulation on couplers for
rolling stocks
1.
Quy định chung
1.1 Phạm vi điều
chỉnh
1.1.1 Quy chuẩn này quy
định các yêu cầu kỹ thuật và việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường đối với bộ móc nối, đỡ đấm sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới của
đầu máy, toa xe.
1.1.2 Quy chuẩn này áp
dụng cho bộ móc nối, đỡ đấm của đầu máy, toa xe có mã HS là 86.07.30.00 được
quy định theo Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
1.1.3 Quy chuẩn này không
áp dụng cho bộ móc nối, đỡ đấm của đầu máy, toa xe sử dụng trên đường sắt đô
thị, đường sắt tốc độ cao; đầu máy, toa xe của quân đội, công an sử dụng vào mục
đích quốc phòng, an ninh.
1.2 Đối tượng áp
dụng
Quy chuẩn này áp dụng
đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sản xuất, lắp ráp, nhập
khẩu, kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
đối với bộ móc nối, đỡ đấm của đầu máy, toa xe thuộc phạm vi điều chỉnh tại điểm
1.1 của quy chuẩn này.
1.3 Giải thích từ
ngữ
Trong Quy chuẩn này,
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1 Bộ móc nối, đỡ
đấm
Bộ phận dùng để nối
các toa xe, các đầu máy với nhau, nối toa xe với đầu máy và giữ chúng ở cách
nhau một khoảng nhất định, truyền lực kéo hoặc nén trong đoàn tàu, đồng thời
giảm nhẹ tác động của chúng xảy ra trong thời gian chạy tàu và khi dồn phóng
tàu tại các ga (xem Hình 1).
1.3.2 Dung năng
Năng lượng mà hộp đỡ
đấm có khả năng hấp thụ được ứng với hành trình lớn nhất của hộp đỡ đấm khi
chịu nén.
1.3.3 Lực căng ban
đầu
Lực nén có trước cần
thiết để lắp ráp hộp đỡ đấm.
2.
Quy định kỹ thuật
2.1 Yêu cầu chung
Hình 1 - Hình vẽ minh họa kết cấu bộ móc nối,
đỡ đấm
2.1.1 Tài liệu kỹ thuật
của nhà sản xuất đối với bộ móc nối, đỡ đấm phải phù hợp với quy định tại phụ
lục A.
2.1.2 Bộ móc nối, đỡ đấm
phải phù hợp với các yêu cầu của quy chuẩn này và tài liệu kỹ thuật của nhà sản
xuất.
2.1.3 Đường bao liên kết
của thân móc nối, lưỡi móc phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất
và đảm bảo cho việc nối kết an toàn và thuận lợi.
2.1.4 Kích thước chính,
tính năng, thông số kỹ thuật của thân móc nối, lưỡi móc, khung đuôi móc nối và
hộp đỡ đấm phải phù hợp với tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.
2.1.5 Bề mặt thân móc nối,
lưỡi móc, khung đuôi móc nối, chốt lưỡi móc, chốt đuôi móc không xuất hiện vết
nứt nhìn thấy được.
2.1.6 Dung sai khối lượng
cho phép của bộ móc nối, đỡ đấm: không được quá 3 % khối lượng danh nghĩa.
2.1.7 Tính năng mở móc
hoàn toàn, đóng móc hoàn toàn và khóa móc phải bình thường, không được tự mở
móc.
2.1.8 Thân móc nối và khung
đuôi móc nối phải được phủ một lớp chống gỉ, trừ bề mặt ma sát của các chi tiết
hoạt động bên trong móc nối phải được bôi trơn bằng dầu hoặc mỡ.
2.2 Ký hiệu và chứng
chỉ chất lượng
2.2.1 Trên thân móc nối,
lưỡi móc, khung đuôi móc nối phải có các ký hiệu sau:
a) Tên nhà sản xuất;
b) Năm sản xuất;
c) Số nhận dạng;
d) Riêng thân móc nối
phải có ký hiệu kiểu loại móc nối.
2.2.2 Thân móc nối và
khung đuôi móc nối khi xuất xưởng phải có chứng chỉ chất lượng của nhà sản
xuất, chứng chỉ chất lượng phải có các nội dung sau:
a) Tên nhà sản xuất;
b) Năm sản xuất;
c) Số nhận dạng;
d) Kiểu loại móc nối;
đ) Mác thép đúc.
2.2.3 Hộp đỡ đấm khi xuất
xưởng phải có chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất, chứng chỉ chất lượng phải
có các nội dung sau:
a) Tên nhà sản xuất;
b) Năm sản xuất;
c) Số nhận dạng;
d) Kiểu loại hộp đỡ
đấm;
2.3 Thân móc nối và
khung đuôi móc nối
Xem xét tài liệu kỹ
thuật của nhà sản xuất, trong tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất phải thể hiện
được thành phần hóa học và cơ tính của vật liệu chế tạo thân móc nối, khung
đuôi móc nối và các bộ phận khác như lưỡi móc, khóa lưỡi móc, chốt lưỡi móc,
chốt đuôi móc. Trong đó, vật liệu chế tạo thân móc nối, khung đuôi móc nối đảm
bảo là thép đúc cấp C hoặc cấp E theo tiêu chuẩn AAR M201 - “Thép đúc - Yêu cầu
kỹ thuật” (Steel castings - Specification) hoặc tương đương; vật liệu chế tạo
lưỡi móc, khóa lưỡi móc cùng một loại thép đúc với thân móc nối hoặc tương
đương; vật liệu chế tạo chốt lưỡi móc, chốt đuôi móc tối thiểu từ thép kết cấu
cacbon E 275 theo tiêu chuẩn ISO 630:1995 - “Thép kết cấu - Thép tấm, thép tấm
bản rộng, thép thanh, thép hình” (Structural steels - Plates, wide flats, bars,
sections and profiles) hoặc thép kết cấu tương đương được thường hóa.
2.4 Hộp đỡ đấm
2.4.1 Xem xét tài liệu kỹ
thuật của nhà sản xuất, trong tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất phải thể hiện
được dung năng danh nghĩa của hộp đỡ đấm, dung năng danh nghĩa của hộp đỡ đấm
không được nhỏ hơn 20 kJ hoặc theo quy định của nhà sản xuất.
2.4.2 Xem xét tài liệu kỹ
thuật của nhà sản xuất, trong tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất phải thể hiện
được lực nén và hành trình danh nghĩa của hộp đỡ đấm phù hợp với quy định tại
Bảng 1 hoặc quy định của nhà sản xuất.
Bảng 1 - Lực nén và hành trình
danh nghĩa
Lực nén danh nghĩa
(MN)
|
Lực nén lớn nhất
(MN)
|
Hành trình danh nghĩa
(mm)
|
≤ 0,8
|
≤ 1,2
|
≤ 73
|
2.4.3 Hộp đỡ đấm phải làm
việc ổn định, các thông số cơ bản không thay đổi khi chịu tải trọng lặp lại.
2.4.4 Xem xét tài liệu kỹ
thuật của nhà sản xuất, trong tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất phải thể hiện
được lực căng ban đầu của hộp đỡ đấm từ 20 kN đến 120 kN. Việc kiểm tra lực
căng ban đầu của hộp đỡ đấm được thực hiện thông qua quan sát, ghi lại kết quả
kiểm tra (chứng kiến kiểm tra) lực căng ban đầu trên thiết bị kiểm tra chuyên
dùng.
2.4.5 Kích thước hộp đỡ
đấm kim loại có chiều dài không nhỏ hơn 625 mm, chiều rộng không quá 330 mm,
chiều cao không quá 234 mm hoặc theo quy định của nhà sản xuất. Kích thước hộp
đỡ đấm cao su có chiều dài không nhỏ hơn 627 mm, chiều rộng không quá 322 mm,
chiều cao không quá 230 mm. Hộp đỡ đấm sau khi lắp ráp xong phải có độ nén ban
đầu ít nhất là 2 mm.
2.4.6 Xem xét tài liệu kỹ
thuật của nhà sản xuất, trong tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất phải thể hiện
được tấm thép và lá cao su kẹp hai bên (gọi là tấm cao su đỡ đấm) phải được lưu
hóa. Tấm cao su sau khi lưu hóa được nén giảm còn 70 % chiều dày và giữ trong 5
phút, bỏ nén sau 5 phút và đo lại chiều dày. Yêu cầu chiều dày không được giảm
quá 5 % kích thước ban đầu. Số lượng tấm thép và lá cao su thử nghiệm được lấy
ngẫu nhiên không nhỏ hơn 10 % tổng số tấm thép và lá cao su. Việc kiểm tra tấm
thép và lá cao su được thực hiện thông qua quan sát, ghi lại kết quả kiểm tra
(chứng kiến kiểm tra) tấm thép và lá cao su trên thiết bị kiểm tra chuyên dùng.
2.5 Quy định về độ
cứng
2.5.1 Độ cứng bề mặt lưỡi
móc
- Thép đúc cấp C hoặc
tương đương là 179 ÷ 229 HB;
- Thép đúc cấp E hoặc
tương đương là 241 ÷ 291 HB.
2.5.2 Độ cứng bề mặt của
các chi tiết khác (trừ lưỡi móc)
- Thép đúc cấp C hoặc
tương đương là 179 ÷ 241 HB;
- Thép đúc cấp E hoặc
tương đương là 241 ÷ 311 HB.
3.
Quy định quản lý
3.1 Việc kiểm tra,
chứng nhận bộ móc nối, đỡ đấm sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới thực hiện theo
quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất
lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt.
3.2 Trong trường hợp
các văn bản, tài liệu được viện dẫn trong quy chuẩn này có thay đổi, bổ sung về
các nội dung liên quan hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định trong văn
bản mới.
4.
Tổ chức thực hiện
4.1 Tổ chức đăng kiểm
Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chuẩn này.
4.2 Các tổ chức, cá nhân
sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu bộ móc nối, đỡ đấm có trách nhiệm công bố hợp
quy cho bộ móc nối, đỡ đấm sau khi được kiểm tra, chứng nhận và đăng ký công bố
hợp quy theo các quy định hiện hành.
Phụ lục A
Danh mục tài liệu kỹ
thuật
Các tài liệu kỹ thuật
được các tổ chức, cá nhân sản xuất lắp ráp/nhập khẩu mới cung cấp khi đề nghị
kiểm tra bao gồm:
1) Bản vẽ kỹ thuật,
trong đó phải thể hiện hình vẽ tổng thể bộ móc nối, đỡ đấm. Hình vẽ phải thể
hiện được các kích thước cơ bản.
2) Kết quả kiểm tra
kích thước cơ bản của bộ móc nối, đỡ đấm.
3) Kết quả kiểm tra
dung năng, lực nén, hành trình danh nghĩa của hộp đỡ đấm.
4) Kết quả kiểm tra
thành phần hóa học và tính năng cơ học của vật liệu chế tạo bộ móc nối, đỡ đấm.
5) Kết quả kiểm tra
khuyết tật vật đúc của thân móc nối, lưỡi móc, khung đuôi móc nối.
QCVN 112 : 2023 /
BGTVT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT
QUỐC GIA VỀ VAN HÃM SỬ DỤNG TRÊN ĐẦU MÁY, TOA XE
National technical regulation on brake valves
for rolling stocks
MỤC LỤC
1. Quy định chung
1.1 Phạm vi điều
chỉnh
1.2 Đối tượng áp
dụng
2. Giải thích từ ngữ,
ký hiệu và chữ viết tắt
2.1 Giải thích từ
ngữ
2.2 Ký hiệu
2.3 Chữ viết tắt
3. Quy định kỹ thuật
3.1 Yêu cầu chung
3.2 Các yêu cầu liên
quan đến khả năng chịu áp suất
3.3 Độ kín
3.4 Tự động hãm
3.5 Khả năng cấp khí
nén bổ sung cho áp suất xi lanh hãm
3.6 Áp suất vận hành
3.7 Tính năng hãm và
nhả hãm
3.8 Thời gian nạp
khí nén ban đầu cho thùng gió phụ và buồng điều khiển
3.9 Nhận dạng và ký
hiệu
4. Quy định quản lý
5. Tổ chức thực hiện
Phụ lục A: Quy định kiểm tra, thử
nghiệm van hãm
A.1. Quy
định chung
A.2. Kiểm
tra, thử nghiệm các chức năng của van hãm
A.2.1 Điều
kiện thử nghiệm
A.2.2 Thử
nghiệm tính năng nạp gió (khí nén) thùng gió phụ và buồng điều khiển (hoặc
thiết bị tương tự)
A.2.3 Thử
độ kín
A.2.4 Thử
nghiệm thời gian tác dụng hãm và nhả hãm
A.2.5 Thử
tính năng hãm và nhả hãm
A.2.6 Thử
nghiệm độ nhạy điều khiển hãm và nhả hãm giai đoạn
A.2.7 Thử
nghiệm áp suất xi lanh hãm lớn nhất
A.2.8 Thử
nghiệm độ nhạy
A.2.9 Thử
nghiệm độ không nhạy
A.2.10 Thử
khả năng cấp khí nén bổ sung áp suất xi lanh hãm trong quá trình tác dụng hãm
A.2.11 Thử
nghiệm bảo vệ khi nạp quá áp suất ống hãm
A.2.12 Thử
nghiệm chức năng nhả hãm thủ công
Phụ lục B: Sơ đồ bệ
thử van hãm
Lời nói
đầu
QCVN 112
: 2023/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học - Công nghệ và
Môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận
tải ban hành theo Thông tư số 04/2023/TT-BGTVT ngày 17 tháng 04 năm 2023.
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ
VAN HÃM SỬ DỤNG TRÊN ĐẦU MÁY, TOA XE
National technical regulation on
brake valves for rolling stocks
1. Quy định chung
1.1 Phạm
vi điều chỉnh
1.1.1 Quy
chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật và việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường đối với van hãm (còn gọi là van phân phối) sản xuất,
lắp ráp và nhập khẩu mới sử dụng trên đầu máy, toa xe.
1.1.2 Quy
chuẩn này áp dụng cho van hãm sử dụng trên đầu máy, toa xe thuộc nhóm có mã HS
là 8607.21.00 được quy định theo Thông tư số 31/2022/TT-BTC
ngày 08 tháng 6 năm 2022 của của Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
1.1.3 Quy
chuẩn này không áp dụng cho van hãm sử dụng trên toa xe đường sắt đô thị; van
hãm sử dụng trên toa xe đường sắt tốc độ cao; van hãm sử dụng trên đầu máy, toa
xe của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
1.2 Đối
tượng áp dụng
Quy chuẩn
này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sản xuất,
lắp ráp, nhập khẩu, kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường đối với van hãm của đầu máy, toa xe thuộc phạm vi điều chỉnh tại điểm
1.1 của quy chuẩn này.
2. Giải thích từ ngữ, ký hiệu và chữ viết tắt
2.1 Giải
thích từ ngữ
Trong Quy
chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2.1.1 Van
hãm
Thiết bị
có tính năng chính là điều khiển áp suất khí nén đầu ra theo tính năng đảo
ngược sự thay đổi của các giá trị áp suất đầu vào. Trong quy chuẩn này, áp suất
đầu vào là áp suất ống hãm và áp suất đầu ra là áp suất xi lanh hãm (còn gọi là
nồi hãm) hoặc áp suất điều khiển áp suất xi lanh hãm thông qua bộ phận rơ le áp
suất, xem Hình 1 & Hình 2.
Chú dẫn:
1 Áp
suất đầu vào (là áp suất ống hãm - sau đây gọi là áp suất ống hãm)
2 Van
hãm
3 Áp
suất đầu ra (là áp suất xi lanh hãm - sau đây gọi là áp suất xi lanh hãm)
Chú dẫn:
1 Áp
suất vận hành
2 Áp
suất ống hãm
3 Áp
suất xi lanh hãm
Hình 2 - Biểu đồ minh họa áp suất
chức năng chính của van hãm
2.1.2 Tác
dụng hãm
Quá trình
hãm gây ra bởi sự giảm áp suất ống hãm từ áp suất vận hành xuống áp suất làm
cho van hãm tạo ra các mức áp suất xi lanh hãm, áp suất xi lanh hãm này được
cấp bởi thùng gió phụ (bình chứa khí nén phụ), xem minh họa tại Hình 3.
Chú dẫn:
1 Áp
suất vận hành (5 bar hoặc 6 bar)
2 Đường
áp suất ống hãm
3 Áp
suất xi lanh hãm lớn nhất
4 Đường
áp suất xi lanh hãm
Tác dụng
hãm thường
Tác dụng
hãm khẩn
Hình 3 - Sơ đồ minh họa tác dụng
hãm thường và hãm khẩn
2.1.2.1 Tác
dụng hãm thường
Quá trình
hãm gây ra bởi sự giảm áp suất ống hãm từ áp suất vận hành xuống giá trị áp
suất nằm trong dải giữa mức giảm áp suất nhỏ nhất và mức áp suất ống hãm cần
thiết để đạt được áp suất xi lanh hãm lớn nhất.
2.1.2.2 Hãm
giai đoạn
Tính năng
hãm theo mức độ tăng dần của áp suất xi lanh hãm được điều khiển bởi mức độ
giảm dần của áp suất ống hãm trong dải áp suất từ mức áp suất vận hành xuống
mức áp suất tương ứng với hãm thường hoàn toàn.
2.1.2.3 Tác
dụng hãm thường hoàn toàn
Quá trình
hãm do sự giảm giá trị áp suất ống hãm từ mức áp suất vận hành hạ xuống mức áp
suất làm cho van hãm tạo ra áp suất xi lanh hãm lớn nhất khi hãm thường.
2.1.2.4 Tác
dụng hãm khẩn
Quá trình
hãm do tác động làm giảm áp suất ống hãm nhanh nhất để đạt được giá trị áp suất
xi lanh hãm lớn nhất trong thời gian nhỏ nhất. Thời gian giảm áp suất ống hãm
từ giá trị áp suất vận hành xuống mức cần thiết (t1) nhỏ hơn
thời gian đạt được áp suất xi lanh hãm lớn nhất (t2). Quá
trình được minh họa tại Hình 4.
Chú dẫn
1 Áp
suất vận hành
2 Đường
áp suất ống hãm
3 Mức áp
suất ống hãm cần thiết để thiết lập hãm khẩn
4 Áp
suất xi lanh hãm lớn nhất
5 Đường
áp suất xi lanh hãm
t1 Thời
gian để đạt được áp suất ống hãm cần thiết tạo ra tốc độ giảm áp của hãm khẩn
t2 Thời gian
để đạt được áp suất xi lanh hãm lớn nhất
Hình 4 - Sơ đồ minh họa quá trình
hãm khẩn
2.1.3 Nhả
hãm
Quá trình
tăng áp suất ống hãm sau khi tác dụng hãm làm cho van hãm mở đường thông từ xi
lanh hãm ra ngoài làm giảm áp suất xi lanh hãm.
Chú dẫn
1 Áp
suất vận hành
2 Đường
áp suất ống hãm
3 Đường
áp suất xi lanh hãm
Hình 5 - Sơ đồ minh họa quá trình
nhả hãm
2.1.3.1 Nhả
hãm hoàn toàn
Quá trình
tăng áp suất ống hãm đến áp suất vận hành sau khi tác dụng hãm, làm cho van hãm
mở hoàn toàn đường thông ra ngoài (áp suất xi lanh hãm bằng 0).
2.1.3.2 Nhả
hãm giai đoạn
Quá trình
giảm dần áp suất xi lanh hãm do áp suất ống hãm tăng dần trong dải áp suất từ
khi hãm thường hoàn toàn cho tới nhả hãm hoàn toàn.
2.1.4 Thời
gian tác dụng hãm
Thời gian
tăng áp suất xi lanh hãm từ khi bắt đầu tăng từ 0 bar đến 95 % giá trị áp suất
xi lanh hãm lớn nhất, khi áp suất ống hãm được giảm từ áp suất vận hành về 0
bar với tốc độ giảm áp suất 1,5 bar đầu tiên trong khoảng thời gian nhỏ hơn
hoặc bằng 2 s.
2.1.5 Thời
gian nhả hãm
Thời gian
giảm áp suất xi lanh hãm từ áp suất lớn nhất về 0,4 bar, khi áp suất ống hãm
được tăng dần lên đến mức áp suất vận hành với tốc độ tăng áp suất bắt đầu từ
1,5 bar dưới áp suất vận hành lên đến áp suất vận hành trong thời gian nhỏ hơn
hoặc bằng 2 s.
2.1.6 Nhả
hãm thủ công
Chức năng
yêu cầu thao tác thủ công có chủ đích để hủy bỏ tác dụng hãm do van hãm gây ra.
2.1.7 Chế
độ hãm
Trạng
thái hoạt động của van hãm được phân loại theo thời gian tác dụng hãm và nhả
hãm tương ứng với áp suất xi lanh hãm mà van hãm có thể tạo ra theo trạng thái
vận hành.
2.1.7.1 Chế
độ hãm tàu khách K
Chế độ
hãm xác định bằng thời gian tác dụng hãm và nhả hãm nhanh của loại van hãm
thường được sử dụng cho các đoàn tàu vận tải khách.
2.1.7.2 Chế
độ hãm tàu hàng H
Chế độ
hãm xác định bằng thời gian tác dụng hãm và nhả hãm chậm của loại van hãm
thường được sử dụng trên các đoàn tàu vận tải hàng (có tốc độ thấp, tải trọng
lớn, đoàn dài).
2.1.8 Tự
động hãm
Khả năng
van hãm tự động đảm bảo áp suất xi lanh hãm lớn nhất trong trường hợp bị mất áp
suất ống hãm.
2.1.9 Khả
năng bảo áp
Khả năng
van hãm đảm bảo duy trì mức áp suất xi lanh hãm nhất định ở các trạng thái hãm.
2.1.10 Vị
trí vận chuyển (vị trí sẵn sàng hoạt động)
Trạng
thái van hãm có thể kích hoạt chế độ hãm phù hợp với tất cả đặc tính kỹ thuật
của van hãm.
2.1.11 Áp
suất vận hành
Áp suất
ống hãm thể hiện ở vị trí nhả hãm hoàn toàn, áp suất này có thể là 5 bar hoặc 6
bar.
2.1.12 Độ
nhạy
Mức độ
hoạt động của van hãm (tạo áp suất trong xi lanh hãm) trong điều kiện suy giảm
nhất định của áp suất ống hãm. Giá trị suy giảm này sẽ làm giảm áp suất ống hãm
với tốc độ nhỏ nhất làm cho van hãm hoạt động sau một khoảng thời gian nhất
định, xem minh họa tại Hình 6.
2.1.13 Độ
không nhạy
Mức độ
hoạt động của van hãm (không tạo áp suất trong xi lanh hãm) trong điều kiện suy
giảm nhất định của áp suất ống hãm. Giá trị suy giảm này sẽ làm giảm áp suất
ống hãm với tốc độ lớn nhất làm cho van hãm không hoạt động, xem minh họa tại
Hình 6.
Chú dẫn
|
|
|
Van hãm
hoạt động
|
1
|
Áp suất
ống hãm
|
|
Van hãm
có thể hoạt động
|
2
|
Áp suất
vận hành
|
|
Van hãm
không hoạt động
|
3
|
Vùng độ
không nhạy
|
|
|
4
|
Vùng độ
nhạy
|
|
|
5
|
Giới
hạn độ nhạy
|
|
|
6
|
Giới
hạn độ không nhạy
|
Hình 6 - Sơ đồ minh họa vùng và giới hạn độ
nhạy, độ không nhạy
2.1.14 Nạp quá áp
Sự gia tăng áp suất
ống hãm trên mức áp suất vận hành để làm giảm thời gian nhả hãm của đoàn tàu và/hoặc
điều chỉnh áp suất buồng điều khiển của các van hãm trên tất cả các phương tiện
của đoàn tàu.
2.1.15 Thùng gió phụ
(bình chứa khí nén phụ)
Thiết bị cấp khí nén
cho xi lanh hãm khi thực hiện quá trình hãm.
2.1.16 Ống hãm
Ống chứa khí nén có
khả năng điều khiển hãm đoàn tàu.
2.1.17 Buồng điều
khiển
Buồng điều khiển chứa
khí nén tạo ra áp suất trung gian theo áp suất ống hãm trong thời gian không
xảy ra tác dụng hãm. Buồng chứa này được cô lập với áp suất ống hãm khi van hãm
thực hiện tác dụng hãm.
2.1.18 Nhả hãm trực
tiếp
Sự giảm hoàn toàn áp
suất xi lanh hãm trong một thao tác nhả hãm thủ công.
2.1.19 Áp suất xi
lanh hãm lớn nhất
Áp suất xi lanh hãm
lớn nhất là áp suất xi lanh hãm đạt được sau khi hãm khẩn. Áp suất này có thể
đạt được khi hãm thường hoàn toàn (xem minh họa tại Hình 3).
2.1.20 Độ nhạy điều
khiển
Độ nhạy điều khiển
xác định khả năng của van hãm khi phản hồi chính xác và nhạy bén với sự thay
đổi áp suất ống hãm làm thay đổi áp suất xi lanh hãm tương ứng.
2.2 Ký hiệu
t Thời gian
p Áp suất
2.3 Chữ viết tắt
K Chế độ hãm tàu
khách
H Chế độ hãm tàu
hàng
3.
Quy định kỹ thuật
3.1 Yêu cầu chung
3.1.1 Van hãm khi
kiểm tra, thử nghiệm theo Quy chuẩn này phải có các tài liệu kỹ thuật sau:
a) Bản vẽ mô tả kích
thước hình học tổng thể van hãm của nhà sản xuất;
b) Bản đặc tính kỹ
thuật và hướng dẫn sử dụng van hãm của nhà sản xuất;
c) Báo cáo thử nghiệm
van hãm trên bệ thử của nhà sản xuất;
d) Báo cáo chạy thử
nghiệm van hãm trên đường tại nước ngoài đối với van hãm có kiểu loại mới lần
đầu được sử dụng tại Việt Nam.
3.1.2 Đối với các van hãm
chỉ hoạt động ở chế độ hãm tàu khách K (hoặc chế độ hãm tàu hàng H), chỉ áp
dụng các chỉ tiêu đối với tàu khách (hoặc tàu hàng) theo quy định của Quy chuẩn
này.
3.1.3 Các van hãm không
có chức năng hãm và nhả hãm giai đoạn được kiểm tra theo báo cáo thử nghiệm của
nhà sản xuất.
3.2 Các yêu cầu liên
quan đến khả năng chịu áp suất
Van hãm phải làm việc
an toàn ở áp suất vận hành lớn nhất của hệ thống hãm.
3.3 Độ kín
Độ kín của van hãm
phải thỏa mãn các yêu cầu kiểm tra được quy định trong Phụ lục A của Quy chuẩn này.
3.4 Tự động hãm
Van hãm phải có khả
năng tự động hãm trong trường hợp bị mất áp suất ống hãm.
3.5 Khả năng cấp khí
nén bổ sung cho áp suất xi lanh hãm
Van hãm phải có khả
năng cấp bù lại mọi tổn thất của áp suất xi lanh hãm trong quá trình tác dụng
hãm.
3.6 Áp suất vận hành
Áp suất vận hành là 5
bar hoặc 6 bar để điều khiển các chế độ hãm (thông qua việc thay đổi áp suất
ống hãm).
3.7 Tính năng hãm và
nhả hãm
3.7.1 Nhả hãm hoàn
toàn
Van hãm phải ở vị trí
nhả hãm hoàn toàn khi áp suất xi lanh hãm là 0 bar.
3.7.2 Tác dụng hãm
và nhả hãm
Khi thay đổi giá trị
áp suất ống hãm, các chức năng hãm hoặc nhả hãm phải có tác dụng.
Van hãm phải có tác
dụng hãm khi giảm áp suất ống hãm và phải nhả hãm khi tăng áp suất ống hãm. Van
hãm phải có tính năng hãm sau:
a) Hãm khẩn;
b) Tác dụng hãm
thường hoàn toàn;
c) Tác dụng hãm
thường;
d) Hãm giai đoạn;
e) Nhả hãm hoàn toàn;
f) Nhả hãm giai đoạn;
g) Bảo áp;
Van hãm phải có khả
năng kết hợp tác dụng hãm giai đoạn với nhả hãm giai đoạn.
3.7.3 Áp suất xi
lanh hãm lớn nhất
Van hãm phải đạt được
áp suất xi lanh hãm lớn nhất là 3,8 bar ± 0,1 bar khi giảm áp suất ống hãm 1,5
bar ± 0,1 bar (tác dụng hãm thường hoàn toàn) từ áp suất vận hành hiện có.
Van hãm phải đạt được
áp suất xi lanh hãm lớn nhất quy định khi tác dụng hãm khẩn.
3.7.4 Chế độ hãm
Van hãm phải hoạt
động ở chế độ hãm tàu khách K hoặc cả chế độ hãm tàu hàng H và khách K.
3.7.5 Thời gian tác
dụng hãm và nhả hãm
3.7.5.1 Van hãm phải có thời
gian tác dụng hãm theo chế độ hãm như sau:
a) Tàu hàng: 18 s ÷
30 s;
b) Tàu khách: 4 s ÷ 6
s.
3.7.5.2 Van hãm phải có
thời gian nhả hãm theo chế độ hãm như sau:
a) Tàu hàng: 45 s ÷
60 s;
b) Tàu khách: 15 s ÷
20 s.
3.7.6 Độ nhạy
Van hãm phải tăng áp
suất xi lanh hãm sau tối đa 3 s khi áp suất ống hãm giảm xuống 0,6 bar trong 6
s từ áp suất vận hành.
3.7.7 Độ không nhạy
Van hãm phải không
tăng áp suất xi lanh hãm khi áp suất ống hãm giảm xuống 0,3 bar trong 60 s từ
áp suất vận hành.
3.7.8 Độ nhạy điều
khiển
Van hãm phải tạo ra
mức tăng áp suất xi lanh hãm tối thiểu 0,1 bar khi giảm áp suất ống hãm 0,1 bar
và ngược lại, mức tăng áp suất ống hãm 0,1 bar phải tạo ra mức giảm áp suất xi
lanh hãm tối thiểu 0,1 bar. Việc này thực hiện cho dải áp suất ống hãm đối với
hãm thường.
3.7.9 Chức năng nhả
hãm thủ công
Nếu van hãm có bộ
phận để nhả hãm thủ công, bộ phận này phải có các chức năng sau:
a) Phải có khả năng
xả khí nén trong xi lanh hãm ra ngoài, và từ đó là nhả hãm hoàn toàn sau khi
tác dụng hãm;
b) Phải có khả năng
xả khí nén trong xi lanh hãm ra ngoài sau khi tạm thời cấp quá mức áp suất ống
hãm vượt quá áp suất vận hành gây ra hãm ngoài ý muốn khi trở về áp suất vận
hành.
Van hãm phải không
ảnh hưởng tới thùng gió phụ và áp suất ống hãm khi thực hiện chức năng nhả hãm
thủ công.
3.7.10 Bảo vệ khi
nạp quá áp suất ống hãm
3.7.10.1 Van hãm phải có khả
năng bảo vệ không gây ra tác dụng hãm khi nạp quá áp suất ống hãm tối thiểu 1
bar trên áp suất vận hành và duy trì trong thời gian tối thiểu:
a) t = 40 s ở chế độ
hãm tàu hàng;
b) t = 10 s ở chế độ
hãm tàu khách,
và sau đó trở về áp
suất làm việc bình thường.
t là thời gian từ
khi áp suất ống hãm bắt đầu tăng và khi bắt đầu giảm về lại áp suất vận hành.
3.7.10.2 Áp suất vận
hành lớn nhất
Van hãm phải có khả
năng vận hành đúng quy định với áp suất cấp lên tới áp suất vận hành lớn nhất
theo quy định của nhà sản xuất.
3.8 Thời gian nạp
khí nén ban đầu cho thùng gió phụ và buồng điều khiển
Van hãm phải có thời
gian nạp gió ban đầu:
a) Không nhỏ hơn 50 s
và không vượt quá 135 s cho thùng gió phụ từ 0 bar lên đến mức dưới áp suất vận
hành 0,2 bar;
b) Không nhỏ hơn 150
s và không vượt quá 200 s cho buồng điều khiển từ 0 bar lên đến mức dưới áp
suất vận hành 0,2 bar.
3.9 Nhận dạng và ký
hiệu
Van hãm phải có các
ký hiệu sau:
a) Kiểu loại;
b) Nhà sản xuất;
c) Năm sản xuất;
d) Số nhận dạng.
4.
Quy định quản lý
4.1 Van hãm sản xuất,
lắp ráp và nhập khẩu mới sử dụng trên đầu máy, toa xe phải được kiểm tra, thử
nghiệm theo các quy định tại phụ lục A của Quy chuẩn này.
4.2 Việc kiểm tra, chứng
nhận van hãm sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới thực hiện theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt
4.3 Trong trường hợp
các văn bản, tài liệu được viện dẫn trong quy chuẩn này có thay đổi, bổ sung về
các nội dung liên quan hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định trong văn
bản mới.
5.
Tổ chức thực hiện
5.1 Tổ chức đăng kiểm
Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chuẩn này.
5.2 Các tổ chức, cá nhân
sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu van hãm có trách nhiệm công bố hợp quy cho van
hãm sau khi được kiểm tra, chứng nhận và đăng ký công bố hợp quy tại Cục Đăng
kiểm Việt Nam theo các quy định hiện hành.
Phụ lục A
Quy định kiểm tra,
thử nghiệm van hãm
A.1. Quy định chung
Các nội dung kiểm
tra, thử nghiệm dưới đây áp dụng đối với tất cả van hãm sản xuất, lắp ráp và
nhập khẩu mới sử dụng trên đầu máy, toa xe. Việc kiểm tra được thực hiện với
từng van trên bệ thử có tính năng tương tự như minh họa trong Phụ lục B.
A.2. Kiểm tra, thử
nghiệm các chức năng của van hãm
A.2.1 Điều kiện thử
nghiệm
Van hãm phải được thử
nghiệm trên bệ thử phù hợp. Các hình biểu đồ trong Quy chuẩn này được đưa ra để
minh họa nội dung thử nghiệm.
Các thử nghiệm phải
được thực hiện ở nhiệt độ môi trường, và không có nguồn cấp khí nén nào khác
ngoài đường cấp thông qua van hãm và áp suất cấp tối đa, khi đó nguồn cấp được
giữ liên tục ở mức áp suất đã quy định đảm bảo thực hiện được các phép thử.
Thùng gió phụ đảm bảo dung tích trong phạm vi 90 l đến 100 l.
Các thử nghiệm phải
được thực hiện ở các vị trí K và H. Đối với các van hãm chỉ có vị trí K hoặc H,
việc thử nghiệm sẽ thực hiện ở vị trí được quy định.
A.2.2 Thử nghiệm
tính năng nạp gió (khí nén) thùng gió phụ và buồng điều khiển (hoặc thiết bị
tương tự)
Khi lắp van hãm lên
bệ thử, đảm bảo các buồng của van hãm đã mở đường thông ra bên ngoài (áp suất
các buồng bằng 0).
Sau đó kết nối van
hãm với nguồn và cấp khí nén cho van hãm ở giá trị áp suất vận hành.
Yêu cầu:
Áp suất nạp cho thùng
gió phụ phải tăng từ 0 bar lên đến mức áp suất vận hành. Thời gian nạp từ thời điểm
áp suất nạp bắt đầu tăng và khi đạt đến 0,2 bar dưới mức áp suất vận hành phải
nằm trong dải từ 50 s đến 135 s (Xem hình A.1). Đồng thời quan sát quá trình
nạp gió của buồng điều khiển phải nằm trong dải từ 150 s đến 200 s.
Chú dẫn
1
|
Áp suất
vận hành
|
4
|
Đường
áp suất nạp
|
|
|
|
Chú ý:
Đường cong nạp có thể có dạng không liên tục
|
2
|
0,2 bar
|
5
|
Thời
gian nạp cho thùng gió phụ
|
3
|
Đường
áp suất ống hãm
|
|
|
Hình A.1 - Sơ đồ minh họa các bước thử nghiệm
tính năng nạp gió (khí nén) của van hãm
A.2.3 Thử độ kín
Độ kín của van hãm
phải được thử nghiệm trên bệ thử. Thời gian đánh giá từng thử nghiệm phải tối
thiểu là trong 5 min, bắt đầu từ khi áp suất được ổn định sau các thay đổi áp
suất thông thường.
A.2.3.1 Thử độ kín
khi van hãm ở vị trí nhả hãm
Van hãm phải có khả
năng vận hành mà không có sai khác với tính năng đã được quy định với áp suất
cấp lên tới áp suất lớn nhất theo thiết kế của từng kiểu loại van. Đợi áp suất
của buồng điều khiển và thùng gió phụ đạt đến áp suất vận hành.
Ngắt kết nối van hãm
với nguồn cấp, kiểm tra độ kín của van hãm.
Yêu cầu:
Không có rò rỉ khí
nén ở các “Cửa kiểm tra” và các mối lắp ghép của van hãm.
A.2.3.2 Thử độ kín
sau khi giảm áp tối thiểu
Chờ van hãm ổn định
áp suất xi lanh hãm sau khi giảm áp ống hãm từ áp suất vận hành tối thiểu 0,3
bar với tốc độ giảm 0,6 bar trong 6 s. Quá trình tăng áp suất xi lanh hãm phải
bắt đầu sau tối đa 3 s từ thời điểm áp suất ống hãm bắt đầu giảm.
Yêu cầu:
Không có rò rỉ khí
nén ở các “Cửa kiểm tra”.
A.2.3.3 Thử độ kín
sau khi tác dụng hãm thường
Chờ van hãm ổn định
áp suất xi lanh hãm sau tác dụng hãm thường khi áp suất ống hãm dưới 1,2 bar so
với áp suất vận hành.
Yêu cầu:
Không có rò rỉ khí nén
ở các “Cửa kiểm tra”.
A.2.3.4 Thử độ kín
sau khi tác dụng hãm khẩn
Chờ van hãm ổn định
áp suất xi lanh hãm đạt giá trị lớn nhất sau tác dụng hãm khẩn.
Yêu cầu:
Không có rò rỉ khí
nén ở các “Cửa kiểm tra”.
A.2.4 Thử nghiệm
thời gian tác dụng hãm và nhả hãm
Các thử nghiệm phải
được thực hiện cho từng chế độ hãm đã được quy định.
Phải ghi lại thời
gian tác dụng hãm cùng với lượng giảm áp suất ống hãm bắt đầu từ áp suất vận
hành, bằng cách mở đường thông áp suất ống hãm ra ngoài về 0 bar với tốc độ
không nhỏ hơn 2 s cho mức giảm áp suất 1,5 bar đầu tiên.
Thời gian tác dụng
hãm được đo từ khi bắt đầu tăng áp suất xi lanh hãm lên đến 95 % áp suất xi
lanh hãm lớn nhất (làm tròn đến 0,1 bar).
Phải ghi lại thời
gian nhả hãm cùng với lượng tăng áp suất ống hãm từ 0 bar lên đến áp suất vận
hành với tốc độ không nhỏ hơn 2 s cho mức tăng áp suất 1,5 bar cuối cùng.
Thời gian nhả hãm
được đo từ khi áp suất xi lanh hãm bắt đầu giảm đến khi xuống 0,4 bar.
Yêu cầu:
Phải đáp ứng thời
gian được yêu cầu theo quy định của 3.7.5 (xem Hình A.2).
Chú dẫn
1 Áp
suất vận hành
|
5
Đường áp suất xi lanh hãm
|
2 Áp
suất xi lanh hãm lớn nhất
|
6 0,4
bar
|
3 95%
giá trị áp suất xi lanh hãm lớn nhất
|
7 Thời
gian tác dụng hãm
|
4
Đường áp suất ống hãm
|
8 Thời
gian nhả hãm
|
Hình A.2 - Sơ đồ minh họa các bước thử nghiệm
thời gian tác dụng hãm và nhả hãm
A.2.5 Thử tính năng
hãm và nhả hãm
A.2.5.1 Thử nghiệm 1
Thực hiện hãm thường
hoàn toàn, sau đó nhả hãm đến khi áp suất ống hãm đạt giá trị nhỏ hơn 0,15 bar
so với áp suất vận hành, duy trì áp suất này.
Yêu cầu:
Áp suất xi lanh hãm
phải tiếp tục về 0 bar (xem Hình A.3).
Chú dẫn
1 Áp
suất vận hành
|
5
Đường áp suất ống hãm
|
2 Áp
suất vận hành - 0,15 bar
|
6
Đường áp suất xi lanh hãm
|
3 Áp
suất xi lanh hãm lớn nhất
|
7 Từ điểm
này, áp suất xi lanh hãm phải tiếp tục về 0 mà áp suất ống hãm không tăng
thêm
|
4 Áp
suất ống hãm sau khi tác dụng hãm thường hoàn toàn
|
|
Hình A.3 - Sơ đồ minh họa các bước thử nghiệm
1
A.2.5.2 Thử nghiệm 2
Thực hiện hãm thường
hoàn toàn sau đó nhả hãm đến khi áp suất ống hãm tương ứng với áp suất xi lanh
hãm là 0,3 bar, sau 10 s đến 20 s giảm áp suất ống hãm với tốc độ của độ không
nhạy (giảm áp 0,3 bar trong 60 s).
Yêu cầu:
Sau khi giảm áp suất
ống hãm từ 10 s đến 20 s, áp suất xi lanh hãm phải bắt đầu tăng (xem Hình A.4).
Chú dẫn
1 Áp
suất vận hành
|
5
Đường áp suất ống hãm
|
2 Áp
suất xi lanh hãm lớn nhất
|
6
Đường áp suất xi lanh hãm
|
3 Áp
suất ống hãm sau khi tác dụng hãm thường hoàn toàn
|
7 Áp
suất ống hãm giảm với tốc độ của độ không nhạy
|
4 0,3
bar
|
8 Áp
suất xi lanh hãm phải bắt đầu tăng
|
Hình A.4 - Sơ đồ minh họa các bước thử nghiệm
2
A.2.5.3 Thử nghiệm 3
Thực hiện hãm thường
hoàn toàn sau đó nhả hãm đến khi áp suất ống hãm dưới áp suất vận hành 0,15
bar. Sau một thời gian, thực hiện giảm áp suất ống hãm với tốc độ của độ nhạy
(giảm áp với tốc độ 0,6 bar trong 6 s).
Yêu cầu:
Van hãm phải thực
hiện tác dụng hãm (tăng nhanh áp suất xi lanh hãm) với chức năng hãm nhanh bằng
cách xả thêm áp suất ống hãm thông qua van hãm) (xem Hình A.5).
Chú dẫn
1
|
Áp suất
vận hành
|
5
|
Áp suất
ống hãm giảm với tốc độ của độ nhạy
|
2
|
Áp suất
xi lanh hãm lớn nhất
|
6
|
Đường
áp suất xi lanh hãm
|
3
|
Áp suất
ống hãm sau khi tác dụng hãm thường hoàn toàn
|
7
|
Tăng
nhanh áp suất xi lanh hãm
|
4
|
Đường
áp suất ống hãm
|
8
|
Áp suất
vận hành - 0,15 bar
|
Hình A.5 - Sơ đồ minh họa các bước thử nghiệm
3
A.2.6 Thử nghiệm độ
nhạy điều khiển hãm và nhả hãm giai đoạn
Thực hiện các mức
giảm áp ống hãm từng nấc về đến vị trí hãm thường hoàn toàn, sau đó xen kẽ với
việc tăng áp suất ống hãm từng nấc cho đến vị trí nhả hãm hoàn toàn để xác nhận
độ nhạy đối với các thay đổi nhỏ của áp suất ống hãm.
Thực hiện thay đổi áp
suất ống hãm từ 0,3 bar đến 1,4 bar dưới áp suất vận hành làm thay đổi áp suất
xi lanh hãm. Mức thay đổi áp suất ống hãm phải không nhỏ hơn 0,1 bar cho mỗi
nấc thử và phải đi tới nấc thử cuối cùng.
Yêu cầu:
Số lần thực hiện thao
tác tăng hoặc giảm áp suất ống hãm không ít hơn 6 hoặc theo quy định của nhà
sản xuất, mỗi lần thay đổi áp suất ống hãm phải tương ứng với thay đổi áp suất
xi lanh hãm (xem Hình A.6).
Chú dẫn
1 0,3
bar
|
4 Áp
suất hãm thường hoàn toàn
|
2 Áp
suất vận hành
|
5
Đường áp suất ống hãm
|
3 Áp
suất xi lanh hãm lớn nhất
|
6
Đường áp suất xi lanh hãm
|
Hình A.6 - Sơ đồ minh họa các bước thử nghiệm
độ nhạy điều khiển hãm và nhả hãm giai đoạn
A.2.7 Thử nghiệm áp
suất xi lanh hãm lớn nhất
Thử nghiệm phải được
thực hiện bằng cách giảm áp suất ống hãm, bắt đầu từ áp suất vận hành với tốc
độ của độ nhạy (giảm 0,6 bar trong 6 s). Lượng giảm áp suất ống hãm phải dừng
lại ở các giá trị 1,4 bar và 1,6 bar dưới áp suất vận hành.
Yêu cầu: Áp suất xi lanh hãm
lớn nhất phải là 3,8 ± 0,1 bar
- Khi áp suất ống hãm
ở giá trị 1,4 bar dưới áp suất vận hành, áp suất xi lanh hãm phải nhỏ hơn hoặc
bằng 3,7 bar.
- Khi áp suất ống hãm
ở giá trị 1,6 bar dưới áp suất vận hành, áp suất xi lanh hãm phải ≥ 3,7 bar và
≤ 3,9 bar (xem Hình A.7).
Chú dẫn
1
|
Áp suất
vận hành
|
5
|
Áp suất
vận hành - 1,6 bar
|
2
|
Áp suất
vận hành - 1,4 bar
|
6
|
≤ 3,7
bar
|
3
|
Lượng
giảm áp suất ống hãm với tốc độ của độ nhạy
|
7
|
≤ 3,9
bar và ≥ 3,7 bar
|
4
|
Hãm
khẩn
|
|
|
Hình A.7 - Sơ đồ minh họa các bước thử nghiệm
áp suất xi lanh hãm lớn nhất
A.2.8 Thử nghiệm độ
nhạy
Từ áp suất vận hành,
thực hiện giảm áp suất ống hãm với tốc độ 0,6 bar trong 6 s.
Yêu cầu:
Sau tối đa 3 s từ khi
áp suất ống hãm bắt đầu giảm, áp suất xi lanh hãm phải bắt đầu tăng lên (xem
Hình A.8).
Chú dẫn
1 Áp
suất vận hành
|
4
Đường giảm áp suất ống hãm khi thử nghiệm độ nhạy
|
2
Đường áp suất ống hãm
|
5 Tối
đa 3 s
|
3 Điểm
van hãm tác dụng (phản hồi) và áp suất xi lanh hãm bắt đầu tăng lên
|
6 Áp
suất xi lanh hãm
|
Hình A.8 - Sơ đồ minh họa các bước thử nghiệm
độ nhạy
A.2.9 Thử nghiệm độ
không nhạy
Từ áp suất vận hành,
thực hiện giảm áp suất ống hãm với tốc độ 0,3 bar trong 60 s.
Yêu cầu:
Van hãm phải không
làm tăng áp suất xi lanh hãm trong tối thiểu 60 s (xem Hình A.9).
Chú dẫn
1 Áp
suất vận hành
|
4
Không cho phép van hãm tăng áp suất xi lanh hãm trong tối thiểu 60 s từ khi
bắt đầu giảm áp suất ống hãm
|
2
Đường áp suất ống hãm
|
|
3
Đường áp suất ống hãm khi thử nghiệm độ không nhạy
|
5
Đường áp suất xi lanh hãm
|
Hình A.9 - Sơ đồ minh họa các bước thử nghiệm
độ không nhạy
A.2.10 Thử khả năng
cấp khí nén bổ sung áp suất xi lanh hãm trong quá trình tác dụng hãm
Trong quá trình tác
dụng hãm thường (Hình A.10) và tác dụng hãm khẩn (Hình A.11), tạo ra độ xì hở
của xi lanh hãm qua ống dẫn có đường kính 1 mm.
Yêu cầu:
Van hãm phải có tác
dụng bù tổn thất áp suất ngay khi áp suất xi lanh hãm giảm xuống tối đa 0,2
bar. Van hãm phải đạt được mức áp suất xi lanh hãm hiện có trước khi tạo ra xì
hở với độ chính xác ± 0,1 bar, nếu có đủ áp suất trong thùng gió phụ (xem hình A.10
và Hình A.11).
Chú dẫn
1 Áp
suất vận hành
|
5
Đường áp suất xi lanh hãm
|
2
Đường áp suất ống hãm
|
6 Sai
lệch không quá ± 0,1 bar
|
3 Tối
đa 0,2 bar
|
7 Áp
suất sau khi bù
|
4 Áp
suất trước khi bù
|
|
Hình A.10 - Sơ đồ minh họa các bước thử
nghiệm khả năng cấp khí nén bổ sung áp suất xi lanh hãm khi hãm thường
Chú dẫn
1 Áp
suất vận hành
|
5
Đường áp suất xi lanh hãm
|
2
Đường áp suất ống hãm
|
6 Sai
lệch không quá ± 0,1 bar
|
3 Tối
đa 0,2 bar
|
7 Áp
suất sau khi bù
|
4 Áp
suất trước khi bù
|
8 Áp
suất xi lanh hãm lớn nhất
|
Hình A.11 - Sơ đồ minh họa các bước thử
nghiệm khả năng khí nén bổ sung xi lanh hãm khi hãm khẩn
A.2.11 Thử nghiệm
bảo vệ khi nạp quá áp suất ống hãm
Tiến hành thử nghiệm
với áp suất vận hành 5 bar.
Thực hiện theo các
bước như sau:
Khi van hãm ở vị trí
nhả hãm, giảm áp suất ống hãm khoảng 1,5 bar. Khi đó, áp suất xi lanh hãm được
tăng lên áp suất lớn nhất. Tiếp theo, tăng áp suất ống hãm lên mức trên 1 bar
so với áp suất vận hành và duy trì áp suất này trong thời gian:
- t = 40 s ở chế độ
hãm tàu hàng (H).
- t = 10 s ở chế độ
hãm tàu khách (K).
Sau đó giảm áp suất
ống hãm về 5,2 bar, sau đó giảm về mức áp suất vận hành với tốc độ của độ không
nhạy.
Yêu cầu:
Áp suất xi lanh hãm
và buồng điều khiển van hãm không được tăng sau khi áp suất ống hãm đạt được
mức áp suất vận hành (Hình A.12).
Chú dẫn
1
|
Lượng
giảm áp suất ống hãm với tác dụng hãm thường hoàn toàn
|
6
|
Lượng
giảm áp suất ống hãm với tốc độ của độ không nhạy trong 50 s
|
2
|
Áp suất
vận hành
|
7
|
Áp suất
trên áp suất vận hành 1 bar
|
3
|
Áp suất
xi lanh hãm lớn nhất
|
8
|
Đường
áp suất xi lanh hãm
|
4
|
Đường
áp suất ống hãm
|
9
|
5,2 bar
|
5
|
Lượng
giảm áp suất ống hãm với tốc độ độ không nhạy
|
10
|
Áp suất
xi lanh hãm không tăng
|
Hình A.12 -Sơ đồ minh họa các bước thử nghiệm
bảo vệ khi nạp quá áp suất ống hãm
A.2.12 Thử nghiệm
chức năng nhả hãm thủ công
Van hãm phải tự động
nhả hãm hoàn toàn khi được kích hoạt chức năng nhả hãm thủ công.
A.2.12.1 Thử nghiệm
1
Bắt đầu từ vị trí nhả
hãm, tăng áp suất ống hãm lên trên 1 bar so với áp suất vận hành. Duy trì áp
suất ống hãm ở mức này trong tối thiểu 10 s, sau đó giảm áp suất ống hãm về mức
áp suất vận hành trong thời gian ≤ 2 s. Áp suất xi lanh hãm sẽ tăng lên mức
nhất định. Khi áp suất xi lanh hãm ở mức ổn định, kích hoạt (tác động) van nhả
hãm thủ công đến khi có gió xả ra thì ngừng xả, van nhả hãm phải tự động điều
tiết áp suất buồng điều khiển sao cho áp suất xi lanh hãm tự giảm về 0.
Yêu cầu:
Áp suất xi lanh hãm
phải được giảm về 0 bar (xem Hình A.13).
Chú dẫn
1 6
bar
|
4
Đường áp suất xi lanh hãm
|
2 Áp
suất vận hành
|
5 Thời
điểm kích hoạt van nhả hãm thủ công
|
3
Đường áp suất ống hãm
|
|
Hình A.13 - Sơ đồ minh họa các bước thử
nghiệm chức năng nhả hãm thủ công - Thử nghiệm 1
A.2.12.2 Thử nghiệm
2
Bắt đầu từ vị trí nhả
hãm, thực hiện tác dụng hãm khẩn và áp suất xi lanh hãm tăng lên tới mức áp
suất xi lanh hãm lớn nhất. Sau khi áp suất xi lanh hãm ổn định, kích hoạt van
nhả hãm thủ công.
Yêu cầu:
Áp suất xi lanh hãm
phải được giảm về 0 bar (xem Hình A.14).
Chú dẫn
1 Áp
suất vận hành
|
4 Thời
điểm kích hoạt van nhả hãm thủ công
|
2 Áp
suất xi lanh hãm lớn nhất
|
5
Đường áp suất xi lanh hãm
|
3
Đường áp suất ống hãm
|
|
Hình A.14 - Sơ đồ minh họa các bước thử
nghiệm chức năng nhả hãm thủ công - Thử nghiệm 2
A.2.12.3 Thử nghiệm
3
Bắt đầu từ vị trí
được thiết lập sau thử nghiệm 2 với áp suất ống hãm, áp suất xi lanh hãm và áp
suất buồng điều khiển ở mức 0 bar, tăng áp suất ống hãm với tốc độ 0,1 bar
trong 3 s đến 5 s và theo dõi áp suất buồng điều khiển bắt đầu tăng lên.
Yêu cầu:
Áp suất buồng điều
khiển phải bắt đầu tăng khi áp suất ống hãm là 3 bar (xem Hình A.15).
Chú dẫn
1 Áp suất vận hành
2 Áp suất buồng điều
khiển.
Hình A.15 - Sơ đồ minh họa các bước thử
nghiệm chức năng nhả hãm thủ công - Thử nghiệm 3
Phụ lục B
Sơ đồ bệ thử van hãm
Bệ thử trong Hình B.1
minh họa sơ đồ đơn giản hóa thể hiện các bộ phận cần thiết để thực hiện các thử
nghiệm được quy chuẩn này quy định. Bệ thử cũng phải được thiết kế và chế tạo
phù hợp với tất cả các nguyên tắc về an toàn. Đơn vị nhập khẩu hoặc cơ sở sản
xuất, lắp ráp van hãm phải chuẩn bị bệ thử đảm bảo các thử nghiệm quy định tại
Quy chuẩn này.
Hình B.1 - Sơ đồ minh họa các bộ phận trong bệ
thử van hãm