BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
994/2003/QĐ-BGTVT
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 994/2003/QĐ-BGTVT
NGÀY 09 THÁNG 4 NĂM 2003 VỀ VÙNG NƯỚC CÁC CẢNG BIỂN THUỘC ĐỊA PHẬN THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG VÀ KHU VỰC TRÁCH NHIỆM CỦA CẢNG VỤ HẢI PHÒNG
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Điều 58 Bộ luật Hàng hải
Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 1990;
Căn cứ Nghị định số 22/CP ngày 22 tháng 3 năm 1994 của Chính phủ về nhiệm vụ,
quyền hạn, trách nhiệm quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao
thông vận tải;
Căn cứ ý kiến của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng tại Công văn số
3399/CV-UB ngày 22 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Vận tải và ông Cục trưởng Cục
Hàng hải Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Nay công bố vùng nước các cảng biển thuộc địa phận
thành phố Hải Phòng bao gồm:
1. Vùng nước trước các cầu cảng:
Hải Phòng, Vật Cách, Đoạn Xá, Chùa Vẽ, Lilama, Thăng Long Gas, Thượng Lý, Cá Hạ
Long, Đài Hải, Hồng Hà, Cửa Cấm, Thuỷ Sản II, Transvina, Bảo đảm hàng hải
(Shell Gas), Total Gas, Đông Hải, Năng lượng, 128, Biên phòng, Petec-An Hải, Nhà
máy Đóng tàu Bạch Đằng, Caltex, Nhà máy Sửa chữa tàu biển Phà Rừng, Nhà máy Sửa
chữa tàu biển Nam Triệu, Nhà máy Cơ khí Hạ Long.
2. Vùng nước các tuyến luồng
hàng hải, vùng neo đậu, chuyển tải, tránh bão thuộc các cảng quy định tại Khoản
1 Điều này và khu vực neo đậu, chuyển tải sông Bạch Đằng, sông Cấm, vịnh Lan Hạ,
vịnh Cát Bà.
3. Vùng nước trước cầu cảng và
khu vực neo đậu, chuyển tải, tránh bão khác sẽ được công bố theo quy định của
pháp luật.
Điều 2.
Phạm vi vùng nước các cảng biển thuộc địa phận thành
phố Hải phòng tính theo mực nước thuỷ triều lớn nhất được qui định như sau:
1. Ranh giới về phía biển: được
giới hạn bởi các đường thẳng nối các điểm có toạ độ sau đây:
A1. 20°49',2 N; 106°48',5 E
(phía Đông bán đảo Đình Vũ)
A2. 20°37',2 N; 106°48',7 E
(phía Đông Nam đảo Hòn Dáu)
A3. 20°40',0 N; 107°00',0E
A4. 20°40',0 N; 107°06',8 E
A5. 20°46',8 N; 107°06',9 E (hòn
Nèn Đông)
A6. 20°47',2 N; 107°05',9 E
(phía Nam hòn Cồn Đất Ngoài)
A7. 20°42',7 N; 107°05',2 E (hòn
Cồn Bê)
A8. 20°41',8 N; 107°03',9 E (hòn
Đuôi Buồm Đông)
A9. 20°42',5 N; 107°03',5 E
(phía Tây Nam hòn Guốc)
A10. 20°42',7 N; 107°02',9 E
(phía Đông Nam hòn Cặp Bù Dé)
A11. 20°41',4 N; 107°02',5 E
(phía Nam hòn Nến)
A12. 20°42',4 N; 107°01',0 E
(phía Tây Nam hòn Rùa Núi)
A13. 20°47',5 N; 106°55',1 E
(phía Tây Bắc bãi Phù Long)
2. Ranh giới về phía bờ: được giới
hạn như sau:
- Từ điểm A13 dọc theo bờ bên phải
lạch Huyện lên đến vĩ tuyến 20°50',0 N (ngã 3 sông Chanh và lạch Huyện) chạy
ngang theo vĩ tuyến này đến bờ trái lạch Huyện, chạy dọc theo bờ này về phía hạ
lưu vòng theo bờ phía Nam của huyện Cát Hải đến mỏm phía Tây Nam huyện Cát Hải
(giáp với sông Bạch Đằng). Tiếp đó, từ điểm Tây Nam huyện Cát Hải và Điểm A1 chạy
dọc theo hai bờ sông Bạch Đằng đến vĩ tuyến 20°57',0 N cắt ngang sông này và từ
đó chạy dọc theo hai bờ sông Giá đến cách đập Minh Đức 200 mét. Từ hai điểm mút
của cửa sông Cấm chạy dọc theo hai bờ sông đến ranh giới ngang trên sông, cách
cảng Vật Cách 200 m về phía thượng lưu (ngang thôn An Sơn, xã An Đồng, huyện An
Hải).
Điều 3.
Vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch, neo đậu, chuyển tải,
tránh bão cho tàu thuyền vào các cảng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng
được quy định cụ thể như sau:
1. Vùng đón trả hoa tiêu:
a. Đối với tàu thuyền vào các cảng
thuộc địa phận thành phố Hải Phòng: là vùng nước được giới hạn bởi nửa đường
tròn về phía Nam với bán kính 02 hải lý và có tâm tại toạ độ: 200 40',
0 N; 1060 51', 0 E.
b. Đối với tàu thuyền vào các cảng
thuộc địa phận thành phố Hải Phòng nhưng phải chuyển tải tại khu vực Hòn Gai và
Hạ Long được quy định như sau:
- Cho mọi tàu thuyền khi thời tiết
bình thường: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn với bán kính 01 hải lý
và có tâm tại toạ độ: 20043',4 N; 107010',3 E.
- Cho mọi tàu thuyền khi thời tiết
xấu: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn có bán kính 0,5 hải lý với tâm tại
toạ độ: 20049', 0 N; 107008', 1 E.
- Cho tàu thuyền Việt Nam có trọng
tải đến 5.000 DWT: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn với bán kính 0,4 hải
lý và có tâm tại toạ độ: 200 52', 5 N; 107004', 9 E.
2. Vùng kiểm dịch:
a. Đối với tàu thuyền vào các cảng
biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng:
- Cho mọi loại tàu thuyền có trọng
tải từ 3.000 DWT trở lên: là khu vực đã được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều
này.
- Cho tàu thuyền có trọng tải nhỏ
hơn 3.000 DWT: là vùng neo đậu, chuyển tải trên sông Bạch Đằng, do Cảng vụ Hải
Phòng chỉ định.
b. Đối với tàu vào các cảng biển
thuộc địa phận thành phố Hải Phòng nhưng phải chuyển tải tại khu vực Hòn Gai và
Hạ Long: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn với bán kính 01 hải lý và có
tâm tại toạ độ: 200 43', 4 N; 107010', 3 E.
3. Vùng neo đậu, chuyển tải,
tránh bão:
a. Khu vực trên sông Bạch Đằng:
- Cho các tàu hàng khô tại các vị
trí có toạ độ sau:
NT1. 20047', 8 N; 106050',
6 E.
NT2. 20048' , 1 N;
106050', 6' E
BĐ1. 200 50', 5 N;
106046', 6 E.
BĐ2. 20050' , 6 N;
106046', 4 E.
BĐ3. 20050', 9 N; 106046',
0 E.
BĐ4. 20051' , 1 N;
106045', 9 E.
BĐ5. 20051', 7 N; 106045',
5 E.
BĐ6. 20051' , 9 N;
106045', 4 E.
BĐ7. 20052' , 1 N;
106045', 4 E.
BĐ8. 20052', 4 N; 106045',
1 E.
BĐ9. 20052' , 6 N;
106045', 1 E.
- Cho các tàu chở dầu, chở hàng
nguy hiểm có trọng tải nhỏ hơn 3.000 DWT được neo đậu, chuyển tải tại vị trí
neo BĐ8, BĐ9 nhưng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phòng chống cháy nổ và phòng
ngừa ô nhiễm môi trường.
b. Khu vực trên sông Cấm:
- Cho các tàu có trọng tải nhỏ
hơn 3.000 DWT ( trừ tàu xăng dầu, tàu khí hoá lỏng và tàu hoá chất khi chở
hàng): tại bến Bính, bến Lâm do Cảng vụ Hải Phòng chỉ định.
- Cho các tàu chở xăng dầu, chở
khí hoá lỏng, chở hoá chất để vào cảng Thượng Lý: là vùng nước trước thuỷ diện
cảng Thượng Lý do Cảng vụ Hải Phòng chỉ định.
c. Khu vực chuyển tải vịnh Lan Hạ:
Cho mọi loại tàu thuyền tại các vị trí có toạ độ sau:
LH1. 20046',3 N; 107006',
2 E.
LH2. 20045',5 N; 107006',
2 E.
LH3. 20046', 3 N; 107006',4
E.
d. Khu vực neo đậu vịnh Cát Bà:
Cho tàu khách tại vị trí có toạ độ sau:
CB1. 20°42',2 N; 107°03',1 E
4. Vùng neo đậu, chuyển tải,
tránh bão cho các tàu vào cảng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng nhưng phải
neo đậu, chuyển tải, tránh bão tại khu vực Hòn gai và Hạ Long thuộc vùng nước
các cảng biển thuộc tỉnh Quảng Ninh:
a. Cho tàu thuyền chở hàng khô
có trọng tải từ 30.000dwt trở xuống:
HL2. 20056', 4 N; 107003',
8 E.
HL3. 20056', 6 N; 107003',
8 E.
HL4. 20056' , 8 N;
107003', 7 E.
HL5. 20057', 0 N; 107003',
7 E.
b. Cho tàu thuyền chở hàng khô
có trọng tải trên 30.000DWT với mớn nước trên 9,5 m tại các vị trí có toạ độ:
HL11. 20051', 6 N;
107007', 1E.
HL12. 20051', 7 N;
107006', 6 E.
HL15. 20051', 8 N;
107006', 2 E.
Điều 4.
1. Cảng vụ
Hải Phòng có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định
của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan đến mọi hoạt
động hàng hải trong vùng nước các cảng biển thuộc địa phận thành phố Hải Phòng.
2. Cảng vụ Hải Phòng, căn cứ vào
tình hình thực tế về thời tiết, sóng gió và mớn nước của tàu thuyền, điều động
phương tiện đến các vị trí quy định tại Điều 3 Quyết định này để thực hiện neo
đậu, chuyển tải, tránh bão, làm hàng và các dịch vụ hàng hải khác, đảm bảo an
toàn hàng hải và vệ sinh môi trường.
3. Cảng vụ Hải Phòng chỉ cho
phép các tàu vận chuyển xăng dầu và chở khí hoá lỏng được neo đậu, chuyển tải tại
các vị trí theo quy định của Quyết định này sau khi đã đáp ứng đầy đủ các điều
kiện về bảo đảm an toàn hàng hải, phương án ứng cứu sự cố tràn dầu và phương án
phòng chống cháy nổ.
4. Trong trường hợp tàu đến cảng
thuộc địa phận thành phố Hải Phòng nhưng phải neo đậu, chuyển tải, tránh bão tại
các vị trí quy định tại Khoản 4 Điều 3 Quyết định này, Cảng vụ Hải Phòng có
trách nhiệm và quyền hạn như sau:
a. Yêu cầu giám đốc Cảng vụ Quảng
Ninh ưu tiên giành vị trí để điều động tàu đến neo đậu, chuyển tải, tránh bão.
b. Thông báo cho Cảng vụ Quảng
Ninh biết chậm nhất trước 02 giờ khi tàu đến ranh giới vùng nước các cảng biển
thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh.
c. Thực hiện mọi thủ tục pháp lý
cho tàu vào, ra các vị trí quy định tại Khoản 4 Điều 3 Quyết định này.
Điều 5.
Ngoài phạm vi vùng nước quy định tại Điều 2, Điều 3
và Điều 4 của Quyết định này, Cảng vụ Hải Phòng có trách nhiệm quản lý nhà nước
chuyên ngành về trật tự, an toàn hàng hải trong vùng biển thuộc địa phận thành
phố Hải Phòng.
Điều 6.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày
đăng công báo và thay thế Quyết định số 934/QĐ-PCVT ngày 17 tháng 5 năm 1993 của
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về công bố vùng nước cảng Hải Phòng và khu vực
trách nhiệm của Cảng vụ Hải Phòng và các quy định trước đây trái với Quyết định
này.
Điều 7.
Các Ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng các Vụ thuộc Bộ, Cục
trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sông Việt Nam, Giám đốc Sở
Giao thông công chính Hải Phòng, Giám đốc Cảng vụ Hải Phòng, Giám đốc Cảng vụ
Quảng Ninh, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này.