Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 939/QĐ-UBND 2017 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Cao Bằng

Số hiệu: 939/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng Người ký: Hoàng Xuân Ánh
Ngày ban hành: 26/06/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 939/QĐ-UBND

Cao Bằng, ngày 26 tháng 06 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 282/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2020;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và đnh hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 512/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số: 356/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thphát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ Cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 485/QĐ-TTg ngày 13/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc và Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm di lịch thác Bản Giốc;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BGTVT-BKHĐT ngày 17 tháng 01 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn nội dung, trình tự lập quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải cấp tỉnh;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số: 1426/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2013 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số: 436/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh Cao Bằng về phê duyệt phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030;

Căn cứ Báo cáo số 1910/BC-HĐTĐ ngày 22 tháng 6 năm 2017 của Hội đồng thẩm định Dự án Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 và định hướng đến 2030;

Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 995/TTr-SGTVT ngày 21 tháng 6 năm 2017 về việc Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm đáp ứng và phù hợp với:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực.

- Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững cùng với tái cơ cấu kinh tế một cách hợp lý để phát huy và khai thác có hiệu quả các thế mạnh, tiềm năng của tỉnh. Nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế và sức mạnh của các tiểu vùng, ngành động lực tăng trưởng.

- Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và dịch vụ là hai trụ cột trong phát triển kinh tế nhằm tạo dựng vững chắc cơ cấu nền kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp ở giai đoạn sau năm 2020. Hoàn thiện đồng bộ mạng lưới giao thông, nâng cao trình độ người lao động và cải cách hành chính là ba khâu trọng yếu để thúc đẩy phát triển.

- Tăng cường liên kết kinh tế giữa Cao Bằng với các tỉnh miền núi Đông Bắc bộ và các tỉnh phía Tây và Tây Nam Trung Quốc làm động lực tháo gỡ khó khăn trong phát triển kinh tế.

- Phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, bảo vệ môi trường. Kết hp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, giữ vững ổn định an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu tổng quát

- Phát huy lợi thế của vận tải đường bộ có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Khuyến khích phát triển và củng cố hệ thống vận tải xe khách, xe taxi, xe buýt ở các đô thị, đi các huyện.

- Điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 lần này có điều chỉnh và cập nhật mới một số tuyến Quốc lộ, Đường tỉnh và một số đường khác lên Đường tỉnh so với Quyết định số 1426/QĐ-UBND ngày 10/9/2013.

- Điều chỉnh đề xuất phân kỳ đầu tư các tuyến Quốc lộ, tuyến Đường tỉnh xây dựng mới, chuyển tuyến phù hợp với chủ trương, định hướng và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn đến năm 2020 và định hướng cho giai đoạn tiếp đến năm 2030.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2016 - 2020:

* Đường quốc lộ

- Nâng cấp QL.34 đoạn km 247 (Mã Phục) - Km 266 (Hùng Quốc) với tiêu chuẩn đường Cấp IV, mặt BTN.

- Cải tạo sửa chữa mặt đường QL.4A từ (Khau Hân - Bản Gủn,TP.Cao Bằng).

- Chuẩn bị các thủ tục và xúc tiến đầu tư xây dựng đường cao tốc từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng).

- Tiến hành bàn giao các tuyến tỉnh thành Quốc lộ 4A đoạn từ Đông Khê (Thạch An) - Phục Hòa - Trùng Khánh - Hạ Lang - Trà Lĩnh theo Quyết định số 1189/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2017 của Bộ trưởng Bộ GTVT. Trước mắt trong năm 2017 thực hiện các thủ tục để bàn giao đường tỉnh 207 đoạn Hạ Lang-Bằng Ca và đường tỉnh 206 đoạn Trùng Khánh- Bằng Ca (Hạ Lang) để quản lý theo hệ thống Quốc lộ 4A (theo Quyết định số 1613/QĐ-TCĐBVN ngày 10/5/2017 của Tổng cục đường bộ Việt Nam).

- Chuyển đoạn tuyến từ Km 74 - Km 120+700 QL.4A (cũ) và chuyển đoạn cuối đường tỉnh 209 (Đông Khê - đi lối mở Nà Lạn, Đức Long, Thạch An) thành QL.34B, theo Quyết định số 1668/QĐ-BGTVT ngày 12/6/2017 của Btrưởng Bộ GTVT.

- Đnghị Bộ GTVT chuyển thành Quốc lộ 3C và đầu tư xây dựng đoạn nối từ Nhạn Môn, Bắc Kạn - Yên Thổ - Pác Nhùng - Cao Bằng (trùng QL.34 tại Km 73), dài khoảng 29 Km.

- Đề nghị Bộ Giao thông vận tải cho xây dựng Quốc lộ 3 mới từ Bắc Kạn - Cao Bằng, tránh 4 đèo: đèo Giàng, đèo Gió và đèo Cao Bắc, đèo Tài Hồ Sìn.

* Đường tỉnh

- Thi công hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp các đường tỉnh đang triển khai dở dang là: ĐT.202, ĐT.204 (đoạn Nặm Thoong - Mỏ sắt), ĐT.206 tại các đoạn cải tuyến và chuyển tuyến, ĐT.206A cải tạo nâng cấp đoạn Chí Viễn, ĐT.207 (đoạn Quảng Uyên - Hạ Lang), ĐT.208 Đoạn Hòa Thuận - Cô Ngân - Hạ Lang - Quang Long - Đức Quang - Chí Viễn, ĐT.209 (đoạn Canh Tân - Đông Khê), ĐT.211, ĐT.214, ĐT.215, ĐT.216 các đoạn mở mới còn dang dở.

- Cải tạo mặt đường một số đoạn đường tỉnh đã hư hỏng do chưa được cải tạo nâng cấp toàn bộ.

- Ưu tiên xây dựng nâng cấp, thông tuyến các đường tỉnh vừa chuyển theo đúng quy hoạch đã được duyệt.

* Đường huyện GTNT:

Đường huyện và đường GTNT nói chung cần có Quy hoạch GTNT để thống nhất với quy hoạch nông thôn mới để tạo thành hệ thống giao thông liên hoàn và đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các tuyến phấn đấu đạt từ cấp IV đến cp VI hoặc cấp GTNT A- B. Mặt đường BTXM, nhựa đạt 65% xe đi lại được 4 mùa

Hoàn thành các cầu dân sinh theo kế hoạch đã duyệt.

* Đường hàng không: xúc tiến trình Chính phủ cho phép đầu tư xây dựng sân bay Cao Bằng theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

* Giao thông tĩnh: thực hiện đầu tư xây dựng đạt qui mô bến xe, bãi đỗ xe để phù hợp với giai đoạn đến năm 2020.

b) Giai đoạn sau năm 2020:

* Đường quốc lộ:

- Cải tạo nâng cấp các quốc lộ và đường ngang đường Hồ Chí Minh theo kế hoạch đã được duyệt.

- Kiến nghị với Bộ GTVT, giai đoạn sau năm 2030 nghiên cứu xây dựng đường cao tốc 4 làn xe từ Bắc Kạn - TP Cao Bằng theo đường Hồ Chí Minh (theo hướng QL.3 mới tránh đèo Giàng, đèo Gió, đèo Cao Bắc và đèo Tài Hồ Sìn).

* Đường tỉnh: cải tạo và nâng cấp các đường tỉnh đạt cấp III, IV và một số tuyến tối thiểu đạt cấp IV MN, tất cả đều được rải mặt nhựa.

* Đường đô thị: xây dựng mới và nâng cấp cải tạo một số tuyến trục chính, đường nhánh đạt cấp theo đúng quy hoạch của đô thị đã được duyệt.

* Đường huyện GTNT: đường huyện đầu tư xây dựng hoàn chỉnh. Phấn đấu đạt từ cấp IV đến cấp VI, mặt đường 65 % là BTXM, nhựa, còn lại là cấp phối. Đường xã được xây dựng chủ yếu là cấp GTNT A - B, mặt đường nhựa, BTXM đạt từ 20-40%, còn lại là cấp phối (không có đường đất).

* Đường hàng không: đưa vào kế hoạch đầu tư xây dựng sân bay Cao Bằng.

* Đường thủy nội địa: xem xét một số đoạn mở tuyến đường thủy nội địa trên những đoạn sông nước dâng do xây dựng đập thủy điện phục vụ du lịch và vận chuyển hàng hóa sinh hoạt nhỏ.

3. Nội dung Quy hoạch điều chỉnh

3.1. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đến năm 2020

3.1.1. Định hướng tổng quát Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ.

Mạng lưới đường bộ của Cao Bằng là một phn của mạng lưới đường toàn quốc, do đó sự phát triển của mạng lưới phải phù hợp trong sự phát triển của hệ thống đường bộ cả nước và hệ thống giao thông vùng kinh tế các tỉnh Trung du và miền núi Bắc bộ. Trước mắt, tập trung ưu tiên đầu tư nâng cấp, vào cấp theo đúng tiêu chuẩn các tuyến đường giao thông đến các vùng kinh tế trọng điểm, các khu kinh tế, khu du lịch, vùng động lực phát triển nhanh, mạnh. Phấn đấu đến năm 2020 các tuyến đường Quốc lộ, Đường tỉnh tối thiểu là cấp V MN đạt 100% được bê tông nhựa, nhựa hoặc bê tông xi măng (BTXM); Đường huyện tối thiểu là cấp VI đạt 80% mặt nhựa hoặc BTXM. Đường xã tối thiểu là đường cấp GTNT A- B mặt đường đi được 4 mùa.

a) Giai đoạn 2016 - 2020:

* Quốc lộ

- Sửa chữa mặt đường QL.34 đoạn km 247 (Mã Phục) - Km 266 (Hùng Quốc) và đoạn Nguyên Bình - Ca Thành - Bảo Lạc - Bảo Lâm.

- Cải tạo nâng cấp mặt đường QL.4A từ Khau Hân - Bản Gủn (TP.Cao Bằng).

- Chuẩn bị thủ tục và xúc tiến đầu tư xây dựng đường cao tốc từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng).

- Bộ GTVT đã chuyển tuyến nối dài kết nối thành QL.4 từ Trà Lĩnh - Trung Khánh - Bằng Ca - Hạ Lang - Phục Hòa - Đông Khê (Thạch An).

- Chuyển đoạn tuyến từ Km 74 - Km 120+700 QL.4A (cũ) và chuyển đoạn cuối đường tỉnh 209 (Đông Khê - đi lối mở Nà Lạn, Đức Long, Thạch An thành QL.34B, theo Quyết định số 1668/QĐ-BGTVT ngày 12/6/2017 của Bộ trưởng Bộ GTVT.

- Đề nghị Bộ GTVT chuyển thành Quốc lộ 3C và đầu tư xây dựng đoạn nối từ Nhạn Môn, Bắc Kạn - Yên Thổ - Pác Nhùng - Cao Bằng (trùng QL.34 tại Km 73), dài khoảng 29 Km.

* Đường tỉnh

- Thi công hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp các đường tỉnh đang triển khai dở dang là ĐT.204 (đoạn Nặm Thoong - Mỏ sắt), ĐT.206 tại các đoạn cải tuyến qua thác Bản Giốc và đoạn từ thác Bản Giốc - Bằng Ca dài 11,4 Km, ĐT.207 (đoạn Quảng Uyên - Hạ Lang), ĐT.208 Đoạn Hòa Thuận - Cô Ngân - Hạ Lang - Đức Quang - Chí Viễn, ĐT.209 (đoạn Canh Tân - Đông Khê), ĐT.211, ĐT.214, ĐT.215, ĐT.216 các đoạn mở mới còn dang dở. Các đoạn đã chuyển thành QL.4A sau khi cải tạo nâng cấp xong bàn giao về QL.4A.

- Cải tạo mặt đường một số đoạn đường tỉnh đã hư hỏng.

- Ưu tiên xây dựng nâng cấp, thông tuyến các đường tnh và các tuyến chuyển từ đường huyện lên đường tỉnh theo đúng quy hoạch của đô thị đã được duyệt.

* Đường huyện GTNT:

- Xây dựng Quy hoạch GTNT để thống nhất với quy hoạch nông thôn mới để tạo thành hệ thống giao thông liên hoàn và đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các tuyến phấn đấu đạt từ cấp IV đến cấp VI hoặc cấp GTNT A- B. Mặt đường BTXM, nhựa đạt 65% xe đi lại được 4 mùa.

- Đầu tư xây dựng các tuyến đường nối vào khu công nghiệp và đường trong khu công nghiệp tập trung của tỉnh như khu công nghiệp Chu Trinh (TP.Cao Bằng).

- Hoàn thành các cầu dân sinh theo kế hoạch đã duyệt.

* Đường hàng không: Tiếp tục trình Chính phủ cho phép đầu tư xây dựng sân bay Cao Bằng theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

* Giao thông tĩnh: Thực hiện đầu tư xây dựng đạt qui mô bến xe, bãi đỗ xe để phù hợp với giai đoạn đến năm 2020.

b) Giai đoạn sau năm 2020:

* Đường quốc lộ:

- Nâng cấp QL.34 đoạn km 247 (Mã Phục) - Km 266 (Hùng Quốc) và đoạn Nguyên Bình - Bảo Lâm.

- Cải tạo nâng cấp các quốc lộ và đường ngang đường Hồ Chí Minh theo kế hoạch đã được duyệt.

- Xây dựng đường cao tc từ Lạng Sơn qua Chí Minh - Trọng Con - Kim Đồng - Nặm Nàng - Trà Lĩnh.

- Từng bước đầu tư xây dựng đường Cao tốc Bắc Kạn - Thành phố Cao Bằng - nối cao tốc Lạng Sơn - Cao Bằng (theo đường tránh QL.3 mới là đường tránh đèo Giàng, đèo Gió và đèo Cao Bắc).

- Xây dựng đường tránh đường Hồ Chí Minh tránh thị trấn Nước Hai (H.Hòa An), thị trấn Xuân Hòa (H.Hà Quảng), tuyến theo Quy hoạch 2 thị trấn được duyệt.

* Đường tỉnh:

- Cải tạo và nâng cấp các đường tỉnh đạt cấp III, IV và một số tuyến tối thiểu đạt cp IV MN, tất cả đều được rải mặt nhựa.

- Xây dựng đường tránh của ĐT.206 tránh TT. Quảng Uyên (H.Quảng Uyên) theo Quy hoạch thị trấn được duyệt.

* Đường đô thị: Xây dựng mới và nâng cấp cải tạo một số tuyến trục chính, đường nhánh đạt cấp theo đúng quy hoạch của đô thị đã được duyệt.

* Đường huyện GTNT: Đường huyện đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, phấn đấu đạt từ cấp IV đến cấp VI, mặt đường 65 % là BTXM, nhựa còn lại là cấp phối. Đường xã được xây dựng chủ yếu là cp GTNT A - B, mặt đường nhựa, BTXM đạt từ 20-40%, còn lại là cấp phối (không có đường đất).

* Đường hàng không: Đưa vào kế hoạch đầu tư xây dựng sân bay Cao Bằng.

* Đường thủy nội địa: Xem xét một số đoạn mở tuyến đường thủy nội địa trên những đoạn sông nước dâng do xây dựng đấp thủy điện phục vụ du lịch và vận chuyển hàng hóa sinh hoạt nhỏ.

3.1.2. Cập nhật quy hoạch phát triển các tuyến Quốc lộ

Căn cứ Quyết định số: 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số: 371/QĐ-TTg ngày 03/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống đường ngang nối với đường Hồ Chí Minh; Quyết định số: 326/QĐ-TTg ngày 01/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đề xuất một số định hướng Quy hoạch phát triển các tuyến Quốc lộ, cụ thể như sau:

- Đường bộ cao tốc:

+ Đường từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) tiêu chuẩn 4 làn xe, trên địa phận tỉnh Cao Bằng gồm 2 phương án:

* Phương án 1: theo hướng tuyến đề xuất trong Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Cao Bằng đến năm 2030 đã được phê duyệt.

* Phương án 2: Từ Kim Đồng - Hà Trì - Trưng Vương - Quốc Dân nhập vào phương án 1 đi cửa khẩu Trà Lĩnh. Phương án này lợi thế đi gần trung tâm thành phố Cao Bằng, tiếp cận gần hơn với QL.3, đường Hồ Chí Minh và QL.34, nhất là QL.3 mới đang đề xuất xây dựng.

+ Đường cao tốc nối từ TP Bắc Kạn - Vũ Loan - Quang Trọng - TP Cao Bằng (Đường QL.3 Mới), chiều dài đoạn cải tuyến khoảng 50 Km, tiêu chuẩn 4 làn xe. Nối với cao tốc Đồng Đăng(Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng).

- Đường Hồ Chí Minh: giai đoạn sau năm 2020 sẽ triển khai tiếp các đoạn còn lại từ Bắc Kạn - TP Cao Bằng, đạt tiêu chuẩn đường cấp III, kết cấu mặt đường bê tông nhựa (những đoạn đèo và đường cong mặt đường ra hết lề), tải trọng công trình H30 - XB80.

- Xây dựng đường Hồ Chí Minh tránh thị trấn Nước Hai (H.Hòa An), thị trấn Xuân Hòa (H.Hà Quảng), tuyến theo Quy hoạch 2 thị trấn được duyệt.

- Đường ngang đường Hồ Chí Minh:

+ Đường ĐT.210, Km194 - Km 151 từ Cửa khẩu Sóc Giang - cửa khẩu Hùng Quốc (Trà Lĩnh), dài 56 Km đạt cấp III, cấp IV nay đã chuyển thành đường QL.4A theo Quyết định số 1691/QĐ-BGTVT ngày 13/5/2015;

+ Đường ĐT.204 cửa khẩu Cần Yên - Khâu Lý, dài 52 Km đạt đường cấp IV;

+ Đường QL.3 + QL.4A cửa khẩu Tà Lùng - Hà Giang, dài 319 Km đạt cấp III, cấp IV;

+ Đường ĐT.209 Thạch An - Ngân Sơn (Cao Bằng - Bắc Kạn), dài 58 Km đạt cấp IV;

Các đường này theo phân kỳ sau năm 2020 mới xem xét đầu tư xây dựng đạt cấp đường theo quy hoạch.

- Quốc lộ 3: dài 106 Km, đoạn từ đèo Cao Bắc - thành phố Cao Bằng - Tà Lùng sau năm 2020 sẽ được nâng cấp đạt cấp III có Bn= 12m.

- QL. 4A (Keo Ái - TP.Cao Bằng và Đông Khê - Phục Hòa - Hạ Lang - Trùng Khánh - Trà Lĩnh - Đôn Chương - Thông Nông - Bảo Lạc - Cốc Pàng - Khâu Vai:

+ Đoạn qua Cao Bằng từ Kéo Ái - thành phố Cao Bằng có chiều dài 47 km (Km 66 - Km 113), Bn=7,5m, mặt BTN còn tốt, đạt cấp IV miền núi;

+ Đoạn Khau Hân - Bản Gun: dài 7,7 Km nền đường cấp V, mặt đường đã phát sinh ổ gà và hư hỏng. Đến năm 2020 cần đầu tư xây dựng đạt cấp III, những đoạn có quy hoạch đô thị thì xây dựng theo quy hoạch đô thị được duyệt. Đoạn này sẽ bàn giao cho tỉnh quản lý;

+ Đoạn từ Km151 (Trà Lĩnh) dọc theo ĐT.210 - Đôn Chương - Sóc Giang - ĐT.201 - Bảo Lạc, cơ bản đạt cấp V và cấp IV, từ nay đến năm 2020 không đầu tư xây dựng;

+ ĐT.211 (Trùng Khánh - Trà Lĩnh), ĐT.208 (từ Cô Ngân - Cách Linh - Đông Khê) sau khi cải tạo nâng cấp xong sẽ bàn giao về QL.4A;

Đề nghị Bộ GTVT chuyển tiếp đoạn cuối tuyến theo ĐT.217 Cốc Pàng (Bảo Lạc, Cao Bằng) - Khâu Vai (Hà Giang) nối với QL.4C thành QL.4A và đầu tư xây dựng sau năm 2020 đạt cp IV.

- QL.4C (Niêm Sơn- Lý Bôn): đoạn qua Cao Bằng có chiều dài 17 km sau năm 2020 sẽ đầu tư cải tạo nâng cấp đạt cấp IV có Bn= 7,5 m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa (BTN).

- QL.34 (Pác Nhùng - Khau Đồn; Mã Phục - cửa khẩu Hùng Quốc): điểm đầu từ Thành phố Hà Giang, điểm cuối là cửa khẩu Hùng Quốc (Trà Lĩnh, Cao Bằng), đoạn qua địa bàn tỉnh Cao Bằng từ Km 73 (Pác Nhùng) - Km247 (Khau Đồn) - Km 266 (Cửa khẩu Hùng Quốc) dài 193 Km. Đoạn từ Km73 (Pác Nhùng) - Km 212 (TT Nguyên Bình) dài 139 Km là đường cấp IV miền núi có Bn= 7,5m, kết cấu mặt đường nhựa loại trung bình, đoạn 35 Km từ Km 212 (TT Nguyên Bình) - Km 247 (Khâu Đồn) đã cải tạo nâng cấp xong đạt cấp IV MN có Bn = 7,5 m.

Giai đoạn đến năm 2020 ưu tiên cải tạo mặt đường đoạn tuyến từ Km247 (Mã Phục) - Km 266 (Hùng Quốc) và đoạn Km73 (Pác Nhùng) - Km 211 (TT Nguyên Bình).

- Chuyển đoạn tuyến từ Km 74 - Km 120+700 QL.4A (cũ) và chuyển đoạn cuối đường tỉnh 209 (Đông Khê - đi lối mNà Lạn, Đức Long, Thạch An thành QL.34B, theo Quyết định số 1668/QĐ-BGTVT ngày 12/6/2017 của Bộ trưởng Bộ GTVT, Km 0+00 (cửa khẩu Đức Long) - Km 65+00 (Giao QL.3 tại Km280+00), dài 65 Km.

- Đề nghị Bộ GTVT xem xét chuyển đường tỉnh thành QL.3C: xây dựng đoạn QL.3C nối từ (Nhạn Môn, Bắc Kạn) - Yên Thổ - Pác Nhùng - Bảo Lâm, Cao Bằng (trùng QL.34 tại Km 73): dài khoảng 29 Km. Theo Văn bản số 6403/BGTVT-KCHT ngày 22/5/2015 của Bộ Giao thông vận tải nhất trí nâng cấp các tuyến đưng tỉnh: ĐT 268 (Thái Nguyên); ĐT 254, ĐT257B, ĐT 258, ĐT 258B (Bắc Kạn); đường từ Bắc Kạn sang huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng kết nối vào QL34.

3.1.3. Quy hoạch phát triển các tuyến đường tỉnh

a) Quy hoạch đường tỉnh

- ĐT.201 (Nặm Loát (giao QL.3 tại Km 294) - Ngũ Lão - Nước Hai - Nà Bao - Hoa Thám): được chuyển từ đường huyện lên, toàn tuyến dài 72 Km. Đoạn Nà Bao - Nước Hai dài 15 Km là mặt đường nhựa; còn lại là mặt đường cấp phối. Từ nay đến năm 2020 chưa đầu tư cải tạo, nâng cấp nữa. Sau năm 2020 sẽ xây dựng toàn tuyến đạt cấp IV miền núi (MN).

- ĐT.202 (Ca Thành - Lũng Pán - Phan Thanh - Bảo Lạc - Cô Ba - Mốc 589): dài 76 Km (là đường QL.34 cũ chuyển sang) đường cấp V- VI, mặt cấp phối. Đang cải tạo xây dựng đạt cấp V MN, kết cấu mặt đường nhựa hoàn thành 25 Km từ Ca Thành - Pác Lũng. Đoạn Pác Lũng - Phan Thanh - Bảo Lạc - Cô Ba - Mốc 589, hiện tại cấp A GTNT, mặt nhựa và cấp phối. Sau năm 2020 toàn tuyến sẽ đầu tư xây dựng đoạn Pác Lũng - Phan Thanh - Bảo Lạc - Cô Ba - Mốc 589, dài 42 Km đạt cấp IV MN.

- ĐT.203 (cầu Gia Cung - Cao Bình): dài 9 Km, đã được đầu tư, đạt cấp IV miền núi, mặt đường BTN, Bn= 7,5m, hoàn thành năm 2016.

- ĐT.204 (Nặm Thoong - thị trấn Thông Nông - cửa khẩu Cần Yên): chiều dài 51 km, có 3 đoạn đầu tư xây dựng:

+ Đoạn Nặm Thoong - Mỏ sắt: dài 10 Km, đây là đoạn đường đi qua mỏ sắt Ngườm Cháng với trữ lượng quặng lớn, mật độ xe nặng vận chuyển lưu thông nhiều, đoạn này hiện nay đã hư hỏng hoàn toàn. Trước năm 2020 cần đầu tư xây dựng đạt cấp III có Bnền = 12,0m, kết cấu mặt đường đường BTN, hệ thống cầu cống thiết kế tải trọng H30 - XB 80;

+ Đoạn Mỏ Sắt - đèo Mã Quỳnh - Thông Nông- cửa khẩu Cần Yên: dài 41 Km đường cấp V MN, kết cấu mặt đường nhựa, sẽ đầu tư làm lại mặt đường sau năm 2020;

Tuyến này thuộc đường ngang đường Hồ Chí Minh, do đó giai đoạn đến năm 2020 sẽ được đầu tư theo quy hoạch đường nhánh đạt cấp IV, Bn = 9 m, kết cấu mặt đường nhựa.

- ĐT.205 (Quảng Uyên - Cách Linh - Tà Lùng): Dài 30 Km đường cấp VI MN có châm chước, mặt nhựa; đang lập dự án đầu tư. Đến năm 2020 sẽ đầu tư xây dựng đạt cấp IV MN.

- ĐT.206 (Quảng Uyên - TT.Trùng Khánh - Bằng Ca): Dài 62.5 Km, chia làm các đoạn để đầu tư xây dựng:

+ Đoạn TT.Trùng Khánh - Bằng Ca, dài 40 Km đã có Quyết định chuyển thành QL.4A và sẽ đầu tư xây dựng giai đoạn sau năm 2020 theo quy mô quốc lộ đạt cấp IV, Bn = 9 m, kết cấu mặt đường nhựa. Trong đó đoạn thác Bản Giốc - Bằng Ca: dài 11,4 Km, sẽ được đầu tư xây dựng đạt cấp IV MN trước năm 2020. Trong năm 2017 thực hiện các thủ tục để bàn giao quản lý, khai thác theo Quốc lộ 4A trong năm 2018;

+ Đoạn nối từ Km 311, QL3 thị trấn Quảng Uyên - TT.Trùng Khánh, dài 22,5 Km, đã được đầu tư xây dựng đạt cấp IV MN, mặt BTN đã hoàn thành trong năm 2013;

+ Đang lập dự án đầu tư đoạn tránh thác Bản Giốc: Cốc Ri - Bản Suối - Minh Long, dài khoảng 10 Km, đầu tư xây dựng trước năm 2020;

Sau năm 2020 xây dựng đường tránh của ĐT.206 tránh TT. Quảng Uyên (H. Quảng Uyên) theo Quy hoạch thị trấn được duyệt.

- ĐT.207 (Tà Phầy - Hạ Lang - cửa khẩu Lý Vãn): dài 58 Km, được chia làm 2 đoạn để đầu tư như sau:

+ Đoạn Hạ Lang - Bằng Ca: dài 28 Km, đã chuyển thành QL.4A, đạt cấp V MN, mặt nhựa, giai đoạn năm 2015- 2020 vẫn giữ nguyên cấp đường nhưng xây dựng lại kết cấu mặt đường nhựa toàn bộ. Sẽ bàn giao thành đường Quốc lộ 4A trong năm 2017;

+ Đoạn Tà Phầy - Hạ Lang, dài 30 Km đã được xây dựng cấp V MN, mặt nhựa. Hiện nay đang đầu tư cải tạo đạt cp IV MN, mặt BTN;

- ĐT.207A (Thanh Nhật - cửa khẩu Lý Vạn): dài 17 Km (đây là ĐT.208 theo quy hoạch 2013), hiện trạng là cp VI MN, mặt đường có 3 Km nhựa, còn lại là cấp phối. Giai đoạn sau năm 2020 được cải tạo xây dựng đạt cấp IV MN, kết cấu mặt đường nhựa.

- ĐT.208 (TT Đông Khê - Hòa Thuận - Cô Ngân - Hạ Lang - Quang Long (đã có Quyết định chuyển QL.4A, sau khi đầu tư cải tạo nâng cấp xong sẽ bàn giao chuyển thành QL.4A).

- ĐT.208 (Quang Long - Đức Quang - Chí Viễn): dài 19,4 Km, toàn tuyến đang lập dự án đầu tư giai đoạn từ nay đến năm 2020.

- ĐT.209 (Tân An - Quang Trọng - Đông Khê ): dài 79 Km, được chia làm các đoạn để đầu tư như sau:

+ Đoạn Tân An - Quang Trọng: dài 34 Km, mặt đường đã được cải tạo là mặt nhựa;

+ Đoạn Quang Trọng - TT Đông Khê: dài 45 Km, đường cấp V - GTNT A, mặt đường cấp phối, đất, xe đi lại khó khăn. Đang cải tạo nâng cấp đạt cấp V MN, kết cấu mặt đường nhựa. Đoạn này thuộc đường ngang đường Hồ Chí Minh, do đó giai đoạn đến sau năm 2020 sẽ được đầu tư theo quy hoạch đường ngang đạt cấp IV MN, kết cấu mặt đường nhựa.

* Đoạn Đông Khê - Lối mở Nà Lạn (Đức Long): dài 14 km, hiện nay đã xây dựng nền cấp V MN, mặt đường láng nhựa. Đoạn này đã chuyển thành QL.34B (17Km).

- ĐT.209 A (Quang Trọng - Ma Nu): dài 12 Km đường cấp V MN, mặt nhựa. Đây thuộc đường ngang đường Hồ Chí Minh, do đó giai đoạn sau năm 2020 sẽ được đầu tư theo quy hoạch đường ngang đạt cấp IV MN, kết cấu mặt đường nhựa.

- ĐT.210 (Đức Long - Tà Lùng - Hắt Pắt - Cô Ngân - Thị Hoa - Việt Chu - Quang Long - Lý Quốc - Minh Long): dài 104 Km, toàn tuyến là đường tuần tra biên giới vừa mới xây dựng chủ yếu là mặt cấp phối (79 Km), chỉ có 25 Km nhựa từ Quang Long - Lý Quốc. Sau năm 2020 sẽ nâng cấp toàn tuyến đạt cấp V, mặt nhựa.

- ĐT.211 (Trà Lĩnh - TT Trùng Khánh): dài 28 Km, đường cấp VI MN, mặt nhựa hỏng trầm trọng, (đã chuyển thành QL.4A, nhưng đầu tư cải tạo nâng cấp xong trước năm 2020 sẽ bàn giao là QL.4A).

- ĐT.212 (Pác Bó - Nà Bản): dài 32 Km đã được đầu tư xây dựng đạt cấp V MN, kết cấu mặt đường nhựa. Giai đoạn sau năm 2020 sẽ cải tạo xây dựng đạt cấp IV MN, kết cấu mặt đường nhựa.

- ĐT.213 (TT.Trùng Khánh - cửa khẩu Pò Peo): dài 22 Km là đường cấp V MN, mặt nhựa. Giai đoạn sau năm 2020 sẽ cải tạo xây dựng đoạn này đạt cấp IV, Bn = 9 m, kết cấu mặt đường nhựa để tạo điều kiện xe vận chuyển đi lại ra cửa khẩu giao lưu với Trung Quốc thuận lợi.

- ĐT.214 (Nà Giàng - Lũng Rn - Mã Ba - Quang Hán): dài khoảng 23 Km được chia làm các đoạn để đầu tư như sau:

+ Đoạn Nà Giàng - Lũng Rản - Mã Ba; dài 9 Km, là đường huyện cấp GTNT A chuyển lên, mặt nhựa. Giai đoạn sau 2020 đầu tư cải tạo đạt cấp IV MN, kết cấu mặt đường nhựa;

+ Đoạn Mã Ba - Quang Vinh - Quang Hán: dài 14 Km đã có 8 Km đường cấp GTNT A mặt cấp phối, đầu tư xây dựng nối thông tiếp 3 Km chưa m. Giai đoạn đến năm 2020 đầu tư mở mới thông xe đạt cấp V MN, kết cấu mặt đường nhựa.

- ĐT.215 (TT Thông Nông - Hồng An - Bản Ngà - Sơn Lộ - Sơn Lâm - Yên Thổ - Bản Búng): dài 99.5 Km, được chia làm các đoạn để đầu tư như sau:

+ Đoạn Thông Nông - Hồng An: dài 21 Km, trong đó có 19 Km đường cấp GTNT A - B và khoảng 3 Km chưa mở. Cần được thông xe sau năm 2017 để thông tuyến đạt cấp V MN, kết cấu mặt đường nhựa;

+ Đoạn Hồng An - Bản Ngà (QL.34): dài 15 Km, đã được đầu tư xây dựng xong 10 Km đạt cấp VI MN, mặt nhựa, cần đầu tư xây dựng tiếp các Km còn lại theo dự án, kết cấu mặt đường nhựa, hoàn thành sau 2017;

+ Đoạn Bản Ngà - Sơn Lộ, dài 15 Km, đã được đầu tư xây dựng xong, là đường GTNT cấp A, mặt nhựa;

+ Đoạn Sơn Lộ - Sơn Lâm - Yên Thổ - Bản Búng (Hà Giang), dài 48.5 Km mới mở nền được khoảng 6 Km, còn lại chưa mở thông tuyến; sẽ đầu tư xây dựng sau năm 2020;

+ ĐT.215 A (Hồng An - Xuân Trường - Nối QL.4A): dài 9 Km, là đường nhựa, sẽ đầu tư xây dựng sau năm 2020.

- ĐT.216 (TT Nước Hai - Thông Nông - Nguyên Bình - đèo Cao Bắc): dài 87 Km, đường được sát nhập các đường GTNT nên có các cấp loại khác nhau. Do đó được phân thành nhiều đoạn để đầu tư hoàn thiện như sau:

+ Đoạn Nước Hai - Trương Lương - Thông Nông: là đường huyện chuyển lên, dài 22 Km, hiện trạng đã đầu tư xây dựng được 18 Km, còn 4 Km đang chuẩn bị xây dựng tiếp;

+ Đoạn Thông Nông - Bình Lãng - Thái Học - Bó Ca: dài 27 Km, đoạn này đã được đầu tư xây dựng, hoàn thành năm 2011;

+ Đoạn Nguyên Bình - Tam Kim - Hoa Thám - Đèo Cao Bắc: dài 38 km, đã đầu tư xây dựng đạt cp V miền núi, Bn 6,5m, Bm 3,5m, rải nhựa toàn bộ;

Sau năm 2020 sẽ đầu tư cải tạo nâng cấp toàn tuyến đạt cấp IV, mặt nhựa.

- ĐT.217 (TT Bảo Lạc - Cốc Pàng): dài 28 Km, đã nâng cấp cải tạo xây dựng đạt cấp V MN, mặt nhựa, hoàn thành năm 2013.

- ĐT.218 Cốc Đán (Ngân Sơn, Bắc Kạn) - Thành Công - Phia Đén - Phan Thanh - Mai Long - An Thắng (Pác Nặm, Bắc Kạn): chiều dài 48Km. Có 33 Km nhựa, còn lại 15 Km cấp phối. Sau năm 2020 sẽ đầu tư cải tạo nâng cấp toàn tuyến đạt cấp IV, mặt nhựa.

- ĐT.219 Nặm Nàng - Người Kim - Khứa Nam: đây là QL.4A cũ, dài 19 Km, mặt nhựa. Sau năm 2020 sẽ đầu tư cải tạo nâng cấp toàn tuyến đạt cấp IV, mặt nhựa.

- ĐT.220 QL.34 (Km 80) - Tân Việt - Nam Quang - Nam Cao - Ngọc Long (Hà Giang), chiều dài 24 Km mới điều chỉnh chuyển từ đường huyện lên, có 13 Km mặt nhựa, 8 Km mặt cấp phối và 3 Km chưa m. Sau năm 2020 sẽ đầu tư cải tạo nâng cấp toàn tuyến đạt cấp IV, mặt nhựa.

b) Kết nối với các tỉnh cùng biên giới với Cao Bằng

- Cao Bằng - Hà Giang

+ Kết nối đường quốc lộ: Đề nghị Bộ GTVT cho phép xây dựng đoạn Bảo Lạc - Cốc Pàng (theo ĐT.217) - Đức Hạnh - Khâu Vai - Mèo Vạc (Hà Giang) là QL.4C;

+ Kết nối đường huyện: Quảng Lâm - Yên Phong; Yên Phú và Giáp Trung (Hà Giang); Thạch Lâm - Du Tiến (Hà Giang).

- Cao Bằng - Tuyên Quang: kết nối đường huyện: Yên Thổ - Bản Búng (Hà Giang, Tuyên Quang).

- Cao Bằng - Bắc Kạn:

+ Kết nối đường tỉnh: đã có kết nối đường cũ là ĐT.212 với ĐT.253 (Bắc Kạn) và ĐT.209 A với ĐT.252 (Bắc Kạn);

+ Kết nối đường huyện: từ Hang Sậu, xã Tam Kim (Nguyên Bình, Cao Bằng) mở mới đường nối ĐT.251 tại xã Thượng Ân (Ngân Sơn, Bắc Kạn).

- Cao Bằng - Lạng Sơn: Kết nối đường huyện:

+ Đức Long - Quốc Khánh (Tràng Định) thông ra ĐT.228 (Lạng Sơn);

+ Trọng Con - Chí Minh (Tràng Định) thông ra ĐT.227 (Lạng Sơn);

+ Đức Thông - Khánh Long (Tràng Định) thông ra ĐT.227 (Lạng Sơn).

3.1.4. Quy hoạch giao thông vận tải đường sắt: Tại Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chưa có danh mục xây dựng đường sắt lên Cao Bằng. Do đó Cao Bằng chưa đặt vấn đề xây dựng đường sắt.

3.1.5. Đường sông: Cao Bằng tuy có nhiều sông, nhưng là sông đầu nguồn, nhiều thác ghềnh. Duy nhất chỉ có sông có khả năng cải tạo để khai thác là sông Bằng, đoạn thành phố Cao Bằng đi Tà Lùng dài 56km. Dòng sông trước đây này đã được lập dự án và đầu tư nhưng không hiệu quả; trong tương lai tuyến sông này chỉ khai thác vận chuyển trên một số đoạn có điều kiện thuận lợi và một số điểm có thác hình thành tuyến du lịch mạo hiểm. Sau giai đoạn 2015 - 2020 xem xét một số đoạn mở tuyến đường thủy nội địa trên những đoạn sông nước dâng do xây dựng đập thủy điện phục vụ du lịch và vận chuyển hàng hóa sinh hoạt nhỏ.

3.1.6. Đường hàng không: triển khai đầu tư xây dựng sân bay Cao Bằng theo Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

3.1.7. Giao thông nông thôn (GTNT)

Xây dựng đến năm 2020 tất cả các đường huyện phải là đường cấp V - VI miền núi, một số tuyến quan trọng đạt cấp IV MN và kết cấu mặt đường bê tông xi măng (BTXM) hoặc nhựa hóa, đường xã phải đạt đường cấp VI MN hoặc cấp A & B GTNT đảm bảo cho các loại xe đi lại được 4 mùa để phục vụ dân sinh, phát triển sản xuất đặc biệt là vùng sản xuất hàng hóa nông, lâm nghiệp. Đường thôn, xóm huy động nguồn lực xã hội, kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm cùng lồng ghép với chương trình xây dựng nông thôn mới.

Dự kiến đến năm 2020 đường huyện, đường vành đai biên giới có 1.661 Km. So với đường huyện trong quy hoạch đã có quyết định duyệt thì số km đường huyện, đường vành đai biên giới tăng lên 659 Km, so với đường huyện bổ sung sẽ phải mở mới 484 Km.

3.1.8. Giao thông đô thị

Xây dựng các đường trục chính của các đô thị theo quy hoạch đô thị được duyệt.

- Giai đoạn từ năm 2016 - năm 2020:

+ Xây dựng hoàn thành đường trục nối trung tâm hành chính Thành phố với trung tâm hành chính tỉnh (cầu Sông Hiến - Đề Thám);

+ Xây dựng các đường trục trong khu trung tâm tỉnh tại Đề Thám;

+ Xây dựng các đường trục tại khu vực thị trấn cửa khẩu Tà Lùng và một số thị trấn trung tâm huyện lỵ mới có quyết định thành lập là Bảo Lâm, Xuân Hòa, Hạ Lang;

+ Xây dựng một số đường trục của các thị trấn đã thành lập từ trước nhưng mới có quy hoạch được duyệt;

+ Xây dựng các đường tránh của Quốc lộ, đường tỉnh đi qua đô thị;

+ Xây dựng các đường trục và đường nhánh của các khu đô thị là trung tâm huyện lỵ, khu công nghiệp và các thị tứ mới;

+ Một số đường trục còn lại các thị xã, thị trấn và các đường nhánh theo Quy hoạch đô thị được duyệt sẽ được đầu tư xây dựng ở giai đoạn này.

3.2. Định hướng đến năm 2030:

a) Đề xuất với Bộ GTVT về phát triển các tuyến Quốc lộ

- Tuyến QL.34 nâng cấp toàn tuyến đạt cấp III MN.

- Tuyến QL.4C đầu tư xây dựng đạt cấp IV MN.

- Tuyến QL.4 nâng cấp toàn tuyến đạt cấp III.

- Hoàn thành đưa vào sử dụng 2 tuyến đường cao tốc:

+ Từng bước đầu tư xây dựng đường Cao tốc Bắc Kạn - Thành phố Cao Bằng - nối cao tốc Lạng Sơn - Cao Bằng theo đường QL.3 mới, tránh các đèo;

+ Xây dựng đường cao tốc từ Lạng Sơn qua Chí Minh - Trọng Con - Kim Đồng - Nặm Nàng - Trà Lĩnh.

- Cải tuyến tránh QL.4C Từ Mèo Vạc - Khâu Vai (Hà Giang) - Đức Hạnh - Cốc Pàng - Bảo Lạc (Cao Bằng), đạt đường cp IV MN.

- Xây dựng QL.3C nối từ Pác Mặn (H.Pác Nặm)- (Nhạn Môn, Bắc Kạn) - Yên Thổ - Pác Nhùng - Cao Bằng (trùng QL.34 tại Km 73), dài khoảng 29 Km.

- Chuyển QL.4A đoạn TP.Cao Bằng - Nặm Nàng - Vân Trình - Đông Khê - đi lối mở Nà Lạn (Đức Long), Thạch An là QL.34. Sau khi chuyển xong, đoạn QL.34 từ Mã Phục - Trà Lĩnh sẽ chuyển thành đường QL34A với chiều dài 19 Km.

b) Hệ thống đường tỉnh, đường giao thông nông thôn:

- Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường tỉnh từ đạt cấp II - III MN và một số tuyến tối thiểu đạt cấp IV MN với các điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật không châm chước, mặt đường là bê tông nhựa cùng với các công trình bảo vệ đường kiên cố, hoàn thiện các hạng mục đảm bảo an toàn giao thông tốt nhất trong mọi điều kiện chạy xe.

- Đường huyện: Đầu tư cải tạo nâng cấp thành IV MN và tối thiểu là cấp V MN, mặt đường được nhựa hóa hoặc BTXM.

- Đường xã, thôn bản: Đầu tư có sự hỗ trợ của Nhà nước cùng với sự đóng góp của nhân dân, kết hợp chương trình xây dựng nông thôn mới để thực hiện mở mới và cứng hóa mặt đường với tiêu chuẩn đường tối thiểu đạt loại GTNT B.

- Xây dựng hoàn chỉnh đường đô thị thành phố Cao Bằng và thị trấn Tà Lùng (đang quy hoạch lên thị xã Tà Lùng) kết hợp xây dựng một số cầu vượt khác mức với hệ thống an toàn giao thông hoàn chỉnh trên địa bàn.

c) Hệ thống bến xe, bãi đỗ xe

* Bến xe:

Thành phố Cao Bằng hiện có 1 bến xe. Theo điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố mới được phê duyệt, sẽ xây dựng thêm 02 bến xe phía Tây và phía Đông Nam thành phố, có quy mô bến loại 2. Thị trấn Tà Lùng xây dựng 1 bến xe loại 3 theo quy hoạch được duyệt.

Bến xe huyện: mỗi thị trấn hoặc mỗi cửa khẩu cần có 1 bến xe, ít nhất là bến loại 4 trong giai đoạn trước mắt. Giai đoạn sau năm 2020, nghiên cứu nâng cấp phù hợp, dự kiến quy hoạch bến xe ở cửa khẩu Trà Lĩnh, thị trấn Trùng Khánh nâng lên bến xe loại 3.

* Bãi đỗ xe:

Tại thành phố, các huyện và các cửa khẩu cần xây dựng các bãi đỗ xe, gửi xe và hàng hóa với tổng hợp đầy đủ các dịch vụ kho bãi, siêu thị, nhà nghỉ, trạm tiếp xăng dầu, nhà sửa chữa, chăm sóc kỹ thuật xe và rửa xe... diện tích khoảng 1.000 - 5.000 m2/bãi đỗ.

Từ nay đến năm 2020 xây dựng bãi đỗ, gửi xe và hàng hóa tại cửa khẩu Hùng Quốc.

4. Các giải pháp thực hiện quy hoạch

4.1. Giải pháp, chính sách phát triển vận tải

- Tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải, dịch vụ vận tải; đổi mới phương tiện, công nghệ, trang thiết bị dịch vụ vận tải, ưu tiên phát triển vận tải container, đa phương thức và dịch vụ logistics để điều tiết hợp lý giữa các phương thức vận tải.

- Tổ chức hợp lý các đầu mối vận tải gắn kết chặt chẽ với các hành lang vận tải nối với Tây Nguyên và khu vực.

- Có chính sách hỗ trợ, từng bước phát triển vận tải hành khách công cộng đô thị, đồng thời kiểm soát sự phát triển phương tiện cá nhân.

4.2. Giải pháp, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

- Huy động tối đa mọi nguồn lực, chú trọng nguồn nội lực, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, từ nhiều thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức: ngân sách nhà nước (bao gồm cả ODA), phát hành trái phiếu, Đầu tư - Khai thác - Chuyển giao (BOT); Đầu tư - Chuyển giao (BT); hợp tác công - tư; chuyển nhượng quyền kinh doanh khai thác, khai thác quỹ đất và các dịch vụ liên quan... để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

- Ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới trong xây dựng kết cấu hạ tng giao thông.

- Tăng cường công tác quản lý bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, dành phần vốn đáp ứng nhu cầu cho công tác quản lý, bảo trì đường bộ.

4.3. Giải pháp, chính sách đảm bảo an toàn giao thông (ATGT)

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kết hợp với tăng cường cưỡng chế việc thi hành pháp luật về trật tự ATGT.

- Tổ chức thẩm định ATGT đối với tất cả các công trình nâng cấp và xây dựng mới, tăng cường áp dụng các công nghệ hỗ trợ và kiểm soát giao thông tiên tiến như ITS, hệ thống camera,...

- Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý người điều khiển phương tiện vận tải, chất lượng kiểm định phương tiện cơ giới.

4.4. Giải pháp, chính sách bảo vệ môi trường

- Quản lý chặt chẽ việc thực hiện đầu tư mới các dự án phát triển GTVT, đặc biệt là các dự án đường cao tốc, cảng biển đi qua các khu vực bảo tồn; thực hiện tốt công tác giám sát quản lý môi trường và tăng cường kiểm tra thường xuyên bảo vệ môi trường đối với các đơn vị xây dựng, sản xuất, kinh doanh GTVT.

- Kiểm soát chất lượng phương tiện và nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; khuyến khích sử dụng phương tiện và nhiên liệu sạch.

Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch

1. Sở Giao thông vận tải:

- Công bố Điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện các nội dung theo quy hoạch đã được phê duyệt; theo dõi, đôn đốc việc triển khai các dự án đầu tư. Tham mưu cho UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các dự án, công trình do Trung ương quản lý theo quy hoạch được duyệt; theo dõi, đề xuất kịp thời việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đã được phê duyệt để đảm bảo tính thực tiễn và hiệu quả.

2. Các sở, ngành và đơn vị liên quan:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Phối hợp cân đối vốn ngân sách theo kế hoạch 5 năm và hàng năm, trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện các nhiệm vụ theo quy hoạch giao thông vận tải được duyệt.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Tổ chức phổ biến nội dung quy hoạch đến các cơ quan có liên quan trên địa bàn, đến các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển giao thông và nhân dân địa phương. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với việc triển khai xây dựng các dự án giao thông vận tải theo thẩm quyền.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1426/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2013 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Kho bạc Nhà nước Cao Bằng; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thành phố;
- VP: Các PCVP, các CV, TTTT;
- Lưu: VT, GT (H. 6b).

CHỦ TỊCH




Hoàng Xuân Ánh

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 939/QĐ-UBND ngày 26/06/2017 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.494

DMCA.com Protection Status
IP: 3.22.242.169
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!