ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
883/2004/QĐ-UB
|
Tân
An, ngày 01 tháng 4 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN CÙNG NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ NÂNG CẤP,
MỞ RỘNG CÁC ĐƯỜNG GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Luật đất đai ngày 14/7/1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Đất đai ngày 02/12/1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất
đai ngày 29/6/2001;
- Căn cứ Nghị quyết số 54/2003/NQ-HĐND-K6 tại kỳ họp thứ 11 của HĐND tỉnh khoá
VI về việc vận động nhân dân cùng Nhà nước đầu tư, nâng cấp, mở rộng các đường
giao thông;
- Xét đề nghị của Sở Tư pháp tại Công văn số 139/CV-TP ngày 17/3/2004,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo quyết định này quy định về vận động nhân dân cùng nhà nước đầu
tư nâng cấp, mở rộng các đường giao thông trên địa bàn tỉnh.
Điều 2.
Giao nhiệm vụ cho Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải
theo chức năng của ngành mình có hướng dẫn cụ thể; đồng thời phối hợp với Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Long An, các Đoàn thể và UBND các huyện, thị
xã để triển khai thực hiện quyết định này.
Điều 3.
Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các
Sở ngành Đoàn thể tỉnh chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận:
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh,
- Các Ban HĐND tỉnh,
- TT.UBMTTQ tỉnh,
- CT, các PCT UBND tỉnh,
- Như Điều 3,
- NC.UB, Lưu.VAN DONG
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Trương Văn Tiếp
|
QUY ĐỊNH
VỀ
VẬN ĐỘNG NHÂN DÂN CÙNG NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ NÂNG CẤP, MỞ RỘNG CÁC ĐƯỜNG GIAO THÔNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 883/2004/QĐ-UB ngày 01/4/2004 của UBND
tỉnh)
Điều 1:
Đối với các dự án nâng cấp, mở rộng các đường giao thông ở nội thị xã, thị trấn,
giao thông nông thôn thì vận động nhân dân tự nguyện đóng góp (tự giải toả,
không bồi thường) đất nông, lâm, ngư nghiệp, đất ở và tự giải tỏa vật kiến trúc,
cây cối, hoà màu,...ở 2 bên đường để giao mặt bằng cho Nhà nước đầu tư nâng
cấp, mở rộng các đường giao thông phục vụ tốt hơn yêu cầu đi lại của nhân dân.
Điều 2:
Phần đất nông lâm ngư nghiệp, đất ở, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu,...nhân dân
đóng góp, không bồi thường được kê biên đầy đủ để xác định giá trị phần vốn nhân
dân đóng góp cùng Nhà nước làm đường giao thông, được cấp giấy chứng nhận đóng
góp và làm cơ sở để thu hồi đất, điều chỉnh biến động trên giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất cho các hộ dân.
Riêng đối với
hệ thống cấp nước, công trình điện và điện thoại thì chủ đầu tư có trách nhiệm hợp
đồng với cơ quan Cấp nước, Điện lực, Bưu điện để các cơ quan này di dời, lắp
đặt lại đảm bảo cung cấp điện, nước, sử dụng điện thoại của các hộ dân được liên
tục.
Đối với các hộ
dân đã thống nhất chủ trương vận động và tự nguyện đóng góp nhưng không khả năng
tự tháo dỡ vật kiến trúc, cây cối...thì UBND các huyện, thị xã tổ chức phương
tiện, lực lượng để giúp nhân dân tháo dỡ, di dời.
Điều 3: Đối với từng đường giao thông, vận động được từ
85% số hộ trở lên đồng tình ủng hộ, tự nguyện đóng góp đất đai, vật kiến trúc,
hoa màu, cây cối..., giao mặt bằng cho Nhà nước thì chủ đầu tư cho triển khai
thi công; số hộ còn lại chưa thông suốt chủ trương vận động thì tiếp tục vận
động nhưng vẫn không tự nguyện đóng góp thì tiến hành kê biên toàn bộ đất đai,
nhà cửa, vật kiến trúc...để giải toả trắng, bồi thường thiệt hại đầy đủ theo
qui định.
Sau khi bồi thường
thiệt hại và giải toả trắng, cấp nào đầu tư đường giao thông thì cơ quan địa
chính cấp đó quản lý phần đất này để sử dụng làm quỹ đất công.
Đối với các trường
hợp giải tỏa trắng hoặc phần đất ở còn lại không đủ để xây dựng nhà ở thì được
bố trí tái định cư, bảo đảm các hộ có chổ ở mới ổn định.
Điều 4: Được bồi thường theo quy định hiện hành của Nhà
nước, đối với từng trường hợp sau đây:
- Việc đầu tư
nâng cấp, mở rộng các đường giao thông có ảnh hưởng đến nhà ở chính (kể cả đất trên
nhà ở chính), mồ mã.
- Các trường hợp
giải toả trắng khi mở rộng, nâng cấp đường giao thông.
- Toàn bộ thiệt
hại do mở đường giao thông mới.
Điều 5:
Tổ chức thực hiện:
1. Thực hiện chủ
trương vận động trên, yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã phải quán triệt
thông suốt trong nội bộ từ huyện, thị đến xã phường, thị trấn, ấp, khu phố,
phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các Đoàn thể tuyên truyền, kiên trì vận
động nhân dân thông suốt, tạo sự đồng tình ủng hộ, tự nguyện đóng góp đất đai,
vật kiến trúc, hoa màu, cây cối...để cùng Nhà nước đầu tư nâng cấp, mở rộng
đường giao thông.
2. Giám đốc Sở
Giao thông- Vận tải, Giám đốc Sở Xây dựng, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã có
sự phối hợp chặt chẽ trong việc qui hoạch, rà soát điều chỉnh qui hoạch các tuyến
đường giao thông, xác định phạm vi lộ giới, hành lang an toàn giao thông từng
tuyến đường, tổ chức cấm mốc lộ giới để thông báo rộng rãi cho nhân dân biết,
chấp hành.
Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã chỉ đạo Chủ tịch UBND xã, phường thị trấn có trách nhiệm thường
xuyên kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời theo qui định các trường hợp xây dựng
nhà ở không phép, xây dựng trong phạm vi lộ giới qui định.
3. Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức kê biên, xác định phần
vốn nhân dân tham gia cùng Nhà nước đầu tư đường giao thông; Thực hiện chính
sách bồi thường theo qui định tại điều 4 trên; Tổ chức phương tiện, lực lượng
giúp tháo dỡ, di dời đối với các hộ gặp khó khăn.
Bố trí tái định
cư kịp thời bảo đảm ổn định cuộc sống các hộ dân giải tỏa trắng hoặc hộ giải
toả một phần nhưng phần đất còn lại không đủ để xây dựng nhà ở.
4. Giám đốc Điện
lực, Giám đốc Công ty Cấp nước, Giám đốc Bưu điện phối hợp đồng bộ với đơn vị
thi công trong việc di dời, lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, công trình điện,
điện thoại để đẩy nhanh tiến độ thi công, đồng thời đảm bảo điện, nước, điện
thoại liên tục cho nhân dân.
5. Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND các huyện, thị xã chỉ đạo việc điều
chỉnh kịp thời biến động đất đai cho các hộ dân.
6. Thường trực
Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh kết hợp với UBND các huyện, thị xã đề xuất
khen thưởng kịp thời cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gương mẫu trong việc
thực hiện quy định này.
Điều 6:
Quy định này được áp dụng kể từ ngày 01/01/2004. Những quy định trước đây trái với
nội dung quy định này đều hủy bỏ.
Trong quá trình
triển khai thực hiện có phát sinh khó khăn vướng mắc, UBND các huyện, thị xã,
các Sở ngành tập hợp báo cáo UBND tỉnh để báo cáo thường trực HĐND tỉnh.