BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
696/QĐ-BGTVT
|
Hà
Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, THI,
CẤP BẰNG, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số
34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về
những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội
và ngân sách nhà nước năm 2007;
Căn cứ Văn bản số 42/UBATGTQG ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Ủy ban An toàn Giao
thông quốc gia về việc triển khai Nghị quyết 03/2007/NQ-CP của Chính phủ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành Kế hoạch nâng cao chất lượng đào tạo, thi, cấp
bằng, chứng chỉ chuyên môn đường thủy nội địa kèm theo quyết định này.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục
trưởng Cục Đường sông Việt Nam, Giám đốc các Sở GTVT, GTCC, Thủ trưởng các cơ sở
đào tạo và các cơ quan, đơn vị có liên quan, chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo);
- Văn phòng Thường trực UBATGTQG;
- Tổng cục Dạy nghề;
- Cục Cảnh sát GT Đường thủy;
- Lưu: VT, TCCB.
|
BỘ
TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
|
KẾ HOẠCH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, THI, CẤP BẰNG, CHỨNG CHỈ CHUYÊN
MÔN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
(ban hành kèm theo Quyết định số 696/QĐ-BGTVT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Phần thứ nhất.
SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, THI, CẤP BẰNG, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
I. THỰC TRẠNG
GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
1. Luồng lạch và phương tiện thủy
Theo quy hoạch tổng thể phát triển
giao thông đường thủy nội địa đã được Thủ tướng phê duyệt ngày 3/2/2000, Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Quyết định số 68/2005/QĐ-BGTVT ngày 9/12/2005
công bố tuyến Đường thủy nội địa quốc gia với 6.612,6 km, đồng thời giao cho Cục
Đường sông Việt Nam tổ chức quản lý, bảo trì. Theo báo cáo của các Sở Giao
thông vận tải (GTCC), đến nay có 40 tỉnh, thành phố đã thành lập đơn vị quản lý
đường thủy nội địa, trực tiếp quản lý 8.824 km đường thủy nội địa. Như vậy, đến
cuối năm 2006, toàn quốc đã có 15.436,6 km đường thủy nội địa được đưa vào quản
lý và khai thác theo Luật.
2. Phương tiện thủy nội địa
Theo báo cáo của các địa phương đến
nay đã có 123.869 phương tiện đăng ký với 6.001.691 tấn phương tiện và
5.392.532 mã lực. Tuy nhiên theo báo cáo của các địa phương cho đến nay còn gần
40% tổng số phương tiện vẫn dùng giấy đăng ký cũ, số phương tiện thiếu đăng ký,
đăng kiểm còn nhiều trong đó chủ yếu là các phương tiện nhỏ, đây là tác nhân tiềm
ẩn gây ra tai nạn trên đường thủy nội địa song các địa phương vẫn chưa tập
trung chỉ đạo tăng cường công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện dạng này.
II. CÔNG TY ĐẢM
BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Thực hiện Chỉ thị số 31/2005/CT-TTg
ngày 29/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông đường thủy nội địa. Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban an toàn giao
thông Quốc gia, của Bộ Giao thông vận tải, các Cục Đường sông Việt Nam, Cục
Đăng kiểm Việt Nam, Cục Cảnh sát giao thông đường thủy, các địa phương, các đơn
vị quản lý đường thủy nội địa đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhằm mục
đích tạo ra chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của người tham gia
giao thông đường thủy nội địa; nâng cao trách nhiệm và tăng cường công tác quản
lý của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm
tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. Thực hiện kế
hoạch triển khai của Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường sông Việt Nam đã chỉ đạo
các đơn vị phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra và xử lý các vi phạm để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy
nội địa, thực hiện tốt công tác phòng chống bão lũ và tìm kiếm cứu nạn tại một
số địa bàn trọng điểm; Thành lập đoàn công tác, làm việc với nhiều tỉnh, thành
phố, phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Cảnh sát giao thông đường
thủy làm việc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 31/2005/CT-TTg
ngày 29/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông đường thủy nội địa, các đội thanh tra trực thuộc Cục Đường
sông Việt Nam đã thực hiện việc thanh tra, kiểm tra 15.795 trường hợp, phát hiện
và xử lý 4.213 trường hợp; phối hợp liên ngành Đường sông, Cảnh sát giao thông
đường thủy, Đăng kiểm đã kiểm tra 2.564 trường hợp, phát hiện và xử lý 1.055
trường hợp vi phạm. Các địa phương chỉ đạo lực lượng thanh tra các Sở tăng cường
công tác phối hợp các cơ quan, ban ngành trên địa bàn kiểm tra, xử lý vi phạm.
Đến nay các địa phương đã tiến hành được 25.453 đoàn kiểm tra, xử phạt 54.950
trường hợp vi phạm.
Qua công tác kiểm tra các lỗi vi phạm
chủ yếu là do:
- Phương tiện không đủ điều kiện hoạt
động;
- Cảng, bến thủy nội địa hoạt động
không phép;
- Các vi phạm nghiêm trọng gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến luồng, hành lang chạy tàu, và phạm vi bảo vệ các công
trình giao thông ở một số địa phương;
- Người điều khiển phương tiện
không có bằng, chứng chỉ chuyên môn. Đây là lỗi chủ quan do con người gây ra. Họ
vừa không có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp lại vừa không am hiểu luật
lệ giao thông đường thủy nội địa, chính họ và ngành đường thủy nội địa phải phối
hợp chặt chẽ trên cơ sở các quy định hiện hành để ngày càng giảm bớt số người
này.
III. CÔNG TÁC
ĐÀO TẠO, BỔ TÚC BỒI DƯỠNG THUYỀN VIÊN, NGƯỜI LÁI PHƯƠNG TIỆN
1. Tình hình xây dựng hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác đào tạo, thi và cấp bằng, chứng
chỉ chuyên môn đường thủy nội địa
Sau khi có Luật Giao thông đường thủy
nội địa, về lĩnh vực đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường sông Việt Nam đã
ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật như sau:
- Quyết định số 36/2004/QĐ-BGTVT
ngày 23/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế thi, cấp,
đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện và đảm
nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa;
- Quyết định số 37/2004/QĐ-BGTVT
ngày 24/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Chương trình đào tạo
thuyền viên, người lái phương tiện;
- Quyết định số 28/2004/QĐ-BGTVT
ngày 07/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định phạm vi trách nhiệm
của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên
phương tiện thủy nội địa;
- Quyết định số 27/2004/QĐ-BGTVT
ngày 01/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế tuyển sinh
học nghề cơ bản để đảm nhiệm chức danh thủy thủ, thợ máy; thuyền trưởng hạng ba
trên phương tiện thủy nội địa;
- Quyết định số 35/2004/QĐ-BGTVT
ngày 21/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định Điều kiện, tiêu
chuẩn của cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện;
- Quyết định số 18/2005/QĐ-BGTVT
ngày 24/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định trách nhiệm và hình
thức xử lý vi phạm trong công tác đào tạo, thi, kiểm tra, cấp, đổi bằng, chứng
chỉ chuyên môn thuyền viên, phương tiện thủy nội địa;
- Quyết định số 38/2006/QĐ-BGTVT
ngày 01/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Quy chế
thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện
và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa;
- Quyết định số 39/2006/QĐ-BGTVT
ngày 03/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành bổ sung Chương
trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện;
- Văn bản số 08/CĐS-TCCB ngày
05/01/2007 của Cục Đường sông Việt Nam hướng dẫn thực hiện Quyết định số 36, 38
về Quy chế thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái
phương tiện và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa;
2. Tình hình đào tạo, thi và cấp
bằng, chứng chỉ chuyên môn đường thủy nội địa
Từ năm 1992 đến hết năm 2006 đã đào
tạo, bổ túc, bồi dưỡng, thi, kiểm tra cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn các loại
được 85.650. Trong đó có 54.372 bằng thuyền trưởng, 17.494 bằng máy trưởng,
10.552 chứng chỉ chuyên môn các loại, 3.412 giấy chứng nhận học tập pháp luật về
giao thông đường thủy nội địa được cấp theo quy định hiện hành.
3. Công tác hướng dẫn, kiểm tra,
giám sát và quản lý đào tạo, thi và cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn đường thủy nội
địa
Trong các năm qua, Cục Đường sông
Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan tổ chức nhiều đợt kiểm
tra, khảo sát tình hình tại các cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện
trên phạm vi toàn quốc; đã xác định được khả năng đào tạo của 22 cơ sở, hướng dẫn
các cơ sở chưa đủ điều kiện theo quy định có kế hoạch bổ sung các vấn đề còn
thiếu để có thể nhanh chóng tham gia đào tạo.
4. Hiện trạng về mạng lưới các
cơ sở đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng thuyền viên, người lái phương tiện
Hiện nay, trên phạm vi toàn quốc có
22 cơ sở đủ điều kiện đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện, với 16 cơ sở
trực thuộc Sở Giao thông vận tải (Sở Giao thông công chính) các địa phương.
Trong đó, có 5 cơ sở được đào tạo để cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng đến hạng
nhất và các cơ sở được phân bố theo khu vực như sau:
- Bắc bộ: 9 cơ sở
- Trung bộ: 4 cơ sở
- Nam bộ: 9 cơ sở.
Tuy nhiên số lượng, chất lượng của
các cơ sở đào tạo còn hạn chế về cơ sở vật chất, thiết bị thực hành và giáo
viên. Đặc biệt, một số địa phương chưa tổ chức thực hiện việc đào tạo, huấn luyện
người điều khiển phương tiện loại < 5 tấn, sức chở < 12 người, công suất
< 5 sức ngựa mặc dù Luật Giao thông đường thủy nội địa đã có hiệu lực 2 năm.
5. Sự tham gia đào tạo, bổ túc,
bồi dưỡng thuyền viên, người lái phương tiện
Đa số những người làm việc trên các
phương tiện thủy nội địa có sức chở lớn đều có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp
theo quy định hiện hành.
Tuy nhiên, hoạt động vận tải trên
đường thủy nội địa phát triển từ nhiều đời nay do đặc điểm thuận lợi về sông
ngòi đặc biệt các vùng châu thổ sông Mê Kông, sông Hồng; trên các phương tiện
thủy có sức chở hạn chế, các thế hệ nối tiếp nhau hành nghề vận tải thủy theo
kiểu cha truyền con nối, hoạt động mang tính chất nội đồng, đi lại hoặc vận
chuyển vật tư phục vụ sản xuất, sản phẩm nông nghiệp. Những đối tượng này thường
không có bằng, chứng chỉ và ít quan tâm đến việc tham gia học tập chuyên môn do
vậy đòi hỏi các cấp, các ngành phải tiến hành vận động để họ thấy được lợi ích
của việc tham gia học tập; trong đó, vai trò của ủy ban nhân dân các cấp trong
việc tuyên truyền, vận động là rất quan trọng.
IV. SỰ CẦN THIẾT
PHẢI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, THI, CẤP BẰNG, CHỨNG CHỈ
CHUYÊN MÔN ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Tình hình bảo đảm trật tự an toàn
giao thông trong năm 2006 có nhiều chuyển biến, tuy tổng số vụ tai nạn giao
thông đường thủy có giảm (giảm 2,6% so với năm 2005) nhưng số người chết lại
tăng (29,88%) gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của xã hội. Các vụ tai
nạn giao thông đường thủy nội địa do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có
nguyên nhân chủ yếu do người điều khiển phương tiện chưa được đào tạo, bồi dưỡng
về pháp luật, chuyên môn, không có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn theo quy định
hiện hành.
Tại Hội nghị An toàn giao thông
toàn quốc ngày 21/12/2006, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng
đã chỉ thị: “…, đến tháng 6 năm 2007 phải giải quyết được tối thiểu 50% số người
điều khiển phương tiện đường sông không có chứng chỉ chuyên môn theo quy định
hiện nay bằng cách cho họ được học và thi lấy bằng, chứng chỉ chuyên môn” (tại
Thông báo số 05/TB-VPCP ngày 05/01/2007 của Văn phòng Chính phủ). Thực hiện Chỉ
thị này mang ý nghĩa cấp thiết, thiết thực để giảm thiểu tai nạn giao thông, hạn
chế tổn thất về con người và tài sản của xã hội trong lĩnh vực giao thông đường
thủy nội địa.
Sau khi Luật Giao thông đường thủy
nội địa có hiệu lực, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành đồng bộ nhiều
văn bản hướng dẫn thi hành Luật đối với người tham gia giao thông, phương tiện
cũng như tuyến luồng giao thông đường thủy nội địa. Các nội dung này cần nhanh
chóng đưa vào chương trình đào tạo; đồng thời phải tăng cường cơ sở vật chất,
nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện mới
đáp ứng yêu cầu thực thi Luật.
Ngày 01/02/2007 Chủ tịch Ủy ban An
toàn giao thông Quốc gia đã có văn bản số 42/UBATGTQG giao
nhiệm vụ cho Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì lập kế hoạch nâng cao chất lượng đào tạo,
thi, cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn đường thủy nội địa.
Chất lượng đào tạo, thi, cấp bằng,
chứng chỉ chuyên môn đường thủy nội địa được nâng cao sẽ góp phần quan trọng
vào sự phát triển bền vững của đất nước, trước mắt thoả mãn các vấn đề cơ bản
sau đây:
1. Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
xã hội của đất nước;
2. Ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật
nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường thủy; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu
quả trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;
3. Đáp ứng nhu cầu của hội nhập kinh
tế quốc tế; đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức
của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO).
Phần thứ hai.
KẾ HOẠCH NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐÀO TẠO, THI, CẤP BẰNG, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
I. MỤC TIÊU CỦA
KẾ HOẠCH
1. Đến tháng 6 năm 2007 phải tổ chức
đào tạo để cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn đường thủy nội địa cho tối thiểu 50%
số người điều khiển phương tiện đường thủy nội địa hiện chưa có bằng, chứng chỉ
chuyên môn theo quy định hiện hành.
2. Phấn đấu đến hết năm 2010 cơ bản
chấm dứt tình trạng người điều khiển phương tiện thủy nội địa không có bằng, chứng
chỉ chuyên môn.
3. Nâng cao chất lượng đào tạo, đảm
bảo thuận tiện cho người học, đảm bảo nhu cầu phát triển sản xuất của ngành, đồng
thời đáp ứng mục tiêu an toàn, giảm thiểu tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
II. CÁC GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
về việc thực hiện nội dung Luật Giao thông đường thủy nội địa
1.1. Nội dung:
a) Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện
Chỉ thị số 31/2005/CT-TTg ngày 29/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.
b) Có kế hoạch phối hợp với các cơ
quan thông tin đại chúng tuyên truyền nhằm đảm bảo an toàn trong giao thông đường
thủy nội địa và tăng cường công tác đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng, thi, kiểm tra cấp
bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện.
1.2. Cơ quan thực hiện:
Cục Đường sông Việt Nam, Sở GTVT, Sở
GTCC, các cơ sở đào tạo.
1.3. Tiến độ thực hiện:
Từ tháng 04/2007 đến tháng 12/2007.
2. Phối hợp đồng bộ các cơ quan
chức năng kiểm tra việc thực hiện công tác đào tạo
2.1. Nội dung:
Tăng cường phối hợp chặt chẽ việc
kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan liên ngành Cảnh sát đường thủy, Thanh tra,
Đăng kiểm nhằm mục đích động viên người điều khiển phương tiện chưa có bằng, chứng
chỉ tự nguyện tham gia học tập để thi lấy bằng, chứng chỉ theo quy định.
Cục Đường sông Việt Nam là cơ quan
quản lý toàn diện về công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện phải
tăng cường các biện pháp kiểm tra, đôn đốc các cơ sở đào tạo thuyền viên, người
lái phương tiện, tích cực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, góp phần giảm thiểu số
người điều khiển phương tiện thủy nội địa không có bằng, chứng chỉ chuyên môn
nhằm giảm bớt tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở chức
năng nhiệm vụ sẽ tăng cường các biện pháp chỉ đạo, phối hợp công tác kiểm tra
liên ngành nhằm pháp chế động viên người điều khiển phương tiện thủy nội địa
không có bằng, chứng chỉ chuyên môn tham gia học tập để giảm thiểu và tiến tới
triệt tiêu số người điều khiển phương tiện thủy nội địa không có bằng, chứng chỉ
chuyên môn.
2.2. Cơ quan thực hiện:
Các Vụ chức năng thuộc Bộ, Cục Đường
sông Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam, các Sở Giao thông vận tải, Giao thông
công chính
2.3. Tiến độ thực hiện:
Từ tháng 04/2007 đến tháng 12/2007.
3. Hoàn chỉnh mạng lưới cơ sở
đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện
3.1. Nội dung:
Để đáp ứng nhu cầu thực tế về lao động
trong ngành, trên phạm vi toàn quốc cần phát triển thêm các cơ sở đào tạo sao
cho việc tham gia học tập của mọi người có nhu cầu được thuận lợi đặc biệt là
những người ở vùng sâu, vùng xa.
Lực lượng vận tải thủy nội địa thuộc
khu vực miền Nam chiếm tỷ lệ cao so với khu vực miền Bắc, miền Trung, và ngày
càng phát triển nên cần ưu tiên phát triển thêm một số cơ sở đào tạo thuyền
viên, người lái phương tiện nhằm đáp ứng yêu cầu về đội ngũ thuyền viên, người
lái phương tiện tại khu vực này; đặc biệt quan tâm phát triển cơ sở đào tạo đường
thủy nội địa khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
3.2. Cơ quan thực hiện:
Cục Đường sông Việt Nam, các Sở
Giao thông vận tải, Giao thông công chính, các cơ sở đào tạo đường thủy nội địa.
3.3. Tiến độ thực hiện:
Từ tháng 04/2007 đến tháng 12/2007
4. Nâng cao năng lực của cơ sở
đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện
4.1. Nội dung:
Trong tổng số 22 cơ sở đào tạo có 5
cơ sở đã có tương đối đầy đủ điều kiện theo quy định, số còn lại do mới được
giao nhiệm vụ, đào tạo ghép với ngành lái xe đường bộ nên thiếu giáo viên, thiết
bị giảng dạy, học tập đặc biệt là giáo viên ngành lái tàu và phương tiện thực
hành lái tàu. Để tự hoàn thiện mình, các cơ sở đào tạo phải xây dựng dự án nâng
cao năng lực đào tạo với nội dung cơ bản là tăng cường về số lượng và nâng cao
trình độ đội ngũ giáo viên; đầu tư bổ sung, nâng cấp về tổ chức, thiết bị, đồ
dùng giảng dạy, học tập; cập nhật, đổi mới nội dung chương trình, giáo trình giảng
dạy.
4.2. Cơ quan thực hiện:
Cục Đường sông Việt Nam, các cơ sở
đào tạo đường thủy nội địa; các cơ quan chủ quản cơ sở đào tạo đường thủy nội địa.
4.3. Tiến độ thực hiện:
Từ tháng 04/2007 đến tháng 12/2007.
5. Tổ chức nghiên cứu đổi mới
hình thức thi, kiểm tra cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn
5.1. Nội dung:
Nghiên cứu đổi mới hình thức thi,
kiểm tra hiện tại của các môn lý thuyết sang hình thức trắc nghiệm.
Phân công các trường thực hiện công
việc cụ thể để các cơ sở đào tạo tập trung soạn thảo nội dung các môn học, nội
dung câu hỏi và đáp án phục vụ cho kỳ thi, kiểm tra cấp bằng, chứng chỉ chuyên
môn cho phù hợp với tình hình thực tế. Mở rộng việc tổ chức thi trắc nghiệm đối
với một số môn chuyên môn.
5.2. Cơ quan thực hiện:
Cục Đường sông Việt Nam, các cơ sở
đào tạo đường thủy nội địa; các cơ quan chủ quản cơ sở đào tạo đường thủy nội địa.
5.3. Tiến độ thực hiện:
- Biên soạn tài liệu về đào tạo cơ
bản thuyền viên, người lái phương tiện thực hiện xong trước tháng 06/2007.
- Biên soạn nội dung thi, kiểm tra
trắc nghiệm về luật thực hiện xong trước tháng 06/2007, một số đề thi khác thực
hiện xong trước tháng 12/2007.
6. Tập trung đẩy mạnh đào tạo thủy
thủ, thợ máy, người lái phương tiện
6.1. Nội dung:
Lực lượng thủy thủ, thợ máy, người
lái phương tiện chiếm đại đa số trong đội ngũ thuyền viên nói chung. Trong số
những người điều khiển phương tiện thủy nội địa không có bằng, chứng chỉ chuyên
môn thì đa số thuộc về không có chứng chỉ chuyên môn mà phần lớn là chứng chỉ
lái phương tiện sử dụng để điều khiển các phương tiện thủy nhỏ.
Về lâu dài ngành đường thủy nội địa
phải quan tâm chỉ đạo trên cơ sở thực hiện các cơ chế chính sách động viên, thu
hút đông đảo người tham gia học tập các khoá đào tạo chính quy thủy thủ, thợ
máy, người lái phương tiện nhằm làm cho đội ngũ thuyền viên, người lái phương
tiện có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng được nhu cầu hội nhập
khu vực và vững bước trong cơ chế thị trường quốc tế.
Với tình hình đội ngũ những người
làm việc trên phương tiện thủy nội địa bao gồm cả người có bằng, chứng chỉ chuyên
môn thuyền viên, người lái phương tiện lẫn người chưa có bằng, chứng chỉ chuyên
môn với số lượng lớn hiện nay, ngành đường thủy nội địa đặc biệt là các cơ sở
đào tạo phải quan tâm, đẩy mạnh công tác đào tạo đối với người đang làm việc
trên phương tiện thủy nội địa nhưng chưa qua đào tạo, chưa được cấp bằng, chứng
chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện theo quy định hiện hành. Trước
mắt, ưu tiên tập trung đào tạo thủy thủ, thợ máy, người lái phương tiện theo
chương trình hạn chế đã được ban hành.
Nhiệm vụ này mang tính cấp bách và
phải khẩn trương, nỗ lực thực hiện trong một thời gian ngắn để tiến tới không
còn người điều khiển phương tiện thủy nội địa mà không có bằng, chứng chỉ
chuyên môn phù hợp.
6.2. Cơ quan thực hiện:
Các cơ sở đào tạo đường thủy nội địa;
các cơ quan chủ quản cơ sở đào tạo đường thủy nội địa.
6.3. Tiến độ thực hiện:
- Từ tháng 04/2007 đến tháng
12/2007.
7. Hoàn thiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật và hướng dẫn có liên quan
7.1. Nội dung:
Sau khi Luật Giao thông đường thủy
nội địa có hiệu lực, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành đồng bộ nhiều
văn bản hướng dẫn thi hành Luật đối với người tham gia giao thông, phương tiện
cũng như tuyến luồng giao thông đường thủy nội địa. Cùng với các nội dung này,
các tiến bộ khoa học công nghệ có liên quan, các vấn đề phát sinh cần phải được
nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và đưa vào chương trình đào tạo nhằm
đáp ứng yêu cầu thực thi Luật; đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao kiến thức về
Luật giao thông đường thủy nội địa và kỹ năng về chuyên môn người lái phương tiện
thủy nội địa đối với người có trình độ học vấn thấp.
7.2. Cơ quan thực hiện:
Các Vụ chức năng thuộc Bộ, Cục Đường
sông Việt Nam.
7.3. Tiến độ thực hiện:
Từ tháng 04/2007 đến tháng 12/2007.
Phần thứ ba.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ mục tiêu và các giải pháp
thực hiện Kế hoạch này, các sở GTVT, GTCC các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, các cơ sở đào tạo đường thủy nội địa xây dựng kế hoạch cụ thể của đơn vị
mình; triển khai thực hiện kế hoạch và định kỳ 6 tháng 1 lần báo cáo tình hình
thực hiện kế hoạch về Cục Đường sông Việt Nam.
2. Cục Đường sông Việt Nam có trách
nhiệm theo dõi, hướng dẫn việc thực hiện Kế hoạch này; đề xuất hướng xử lý những
tồn tại, phát sinh (nếu có) trong các quy định hiện hành và dự thảo các văn bản
quy phạm pháp luật bổ sung, sửa đổi trình Bộ ban hành; tổng hợp tình hình thực
hiện kế hoạch đào tạo của toàn ngành đường thủy nội địa và định kỳ 6 tháng 1 lần
báo cáo Bộ.
3. Các Vụ chức năng thuộc Bộ có
trách nhiệm kiểm tra, giám sát và phối hợp với Cục Đường sông Việt Nam triển
khai thực hiện Kế hoạch này./.