Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 687/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Hoàng Quốc Khánh
Ngày ban hành: 13/04/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 687/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 13 tháng 4 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỈNH SƠN LA THEO HƯỚNG ĐỒNG BỘ GIAI ĐOẠN 2026-2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 25/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Công văn số 4948-CV/TU ngày 29/3/2024 của Tỉnh ủy Sơn La về việc cho ý kiến đối với Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Sơn La theo hướng đồng bộ, giai đoạn 2026-2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1044/TTr-SGTVT ngày 04 tháng 4 năm 2024,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Sơn La theo hướng đồng bộ giai đoạn 2026-2030 (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chính như sau:

1. Quan điểm

- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông cần ưu tiên “đi trước một bước” nhằm mục tiêu kết nối, mở rộng không gian, hành lang phát triển, tạo động lực thu hút đầu tư khai thác tiềm năng, thế mạnh, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh theo hướng nhanh, xanh và bền vững.

- Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông không phải là nhiệm vụ riêng của Ngành GTVT, Chủ đầu tư mà cần huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc quyết liệt, đồng lòng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và toàn thể Nhân dân trong tỉnh, nhất là sự chủ động của các địa phương nơi được hưởng lợi trực tiếp từ các dự án hạ tầng giao thông.

- Tiếp tục ưu tiên nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên xóa bỏ các điểm nghẽn, nâng cao năng lực khai thác, khả năng kết nối và bảo đảm an toàn giao thông. Việc bố trí vốn và triển khai đầu tư cần bảo đảm tính tập trung, mục tiêu rõ ràng, khẩn trương, quyết liệt, hoàn thành dứt điểm các dự án để đưa vào khai thác theo phương châm “làm đúng - làm nhanh - làm tốt”; tránh đầu tư manh mún, dàn trải, kéo dài, làm giảm hiệu quả nguồn vốn.

- Việc đầu tư các dự án giao thông cần tính toán phân kỳ theo hướng các yếu tố hình học đạt cấp quy hoạch, bề rộng mặt đường phân kỳ đầu tư theo nhu cầu hiện trạng, ưu tiên sử dụng kết cấu mặt đường bê tông nhựa đối với các trục đường chính yếu để bảo đảm êm thuận và nâng cao tốc độ thông hành của các tuyến đường.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Tập trung hoàn thiện mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Sơn La theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại, trong đó ưu tiên xóa bỏ các điểm nghẽn, tăng cường khả năng kết nối liên tỉnh, liên huyện, các khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch, cửa khẩu, kết hợp với từng bước nâng cấp, mở rộng nâng cao năng lực khai thác hệ thống hạ tầng giao thông; xây dựng một số công trình đầu mối giao thông; cứng hóa đường đến trung tâm bản; nâng cao chất lượng công tác bảo trì đường bộ… góp phần rút ngắn khoảng cách, thời gian di chuyển, giảm chi phí vận tải, bảo đảm an toàn giao thông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Về đường bộ

- Cao tốc: Hoàn thành đưa vào khai thác tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn qua tỉnh Sơn La dài 32,3km và khởi công xây dựng đoạn cao tốc Mộc Châu - TP. Sơn La dài khoảng 105km theo quy mô phân kỳ 02 làn xe.

- Quốc lộ: Xây dựng cầu Vạn Yên; cải tạo, nâng cấp khoảng 95km quốc lộ đạt tiêu chuẩn cấp IV-IIImn; sửa chữa, thảm BTN, mở rộng mặt đường đến mép rãnh khoảng 213km quốc lộ; xử lý 100% điểm đen và từng bước xử lý các điểm tiềm ẩn TNGT; kiểm định 17 cầu yếu, hạn chế tải trọng khai thác.

- Đường tỉnh: Nâng cấp thêm 15% chiều dài đường tỉnh đạt quy mô cấp III-IVmn (02 làn xe), trong đó ưu tiên các tuyến phục vụ du lịch, kết nối liên tỉnh, liên vùng, liên huyện, khu công nghiệp…; sửa chữa, thảm BTN khoảng 50km đường tỉnh; xử lý 100% điểm đen và từng bước xử lý các điểm tiềm ẩn TNGT; kiểm định 36 cầu yếu để quản lý bảo trì.

- Đường huyện: Xóa bỏ các điểm nghẽn liên huyện (Mộc Châu - Yên Châu, Mai Sơn - Thuận Châu; Sông Mã - Sốp Cộp; Bắc Yên - Phù Yên; Mộc Châu - Bắc Yên; Yên Châu - Phù Yên); mở mới một số tuyến đường kết nối liên xã; tiếp tục nâng cấp, cứng hóa các tuyến đường huyện đạt tiêu chuẩn cấp Vmn, ưu tiên các đoạn tuyến kết nối các khu đông dân cư, điểm du lịch cộng đồng.

- Đường đô thị: Đầu tư xây dựng khoảng 30km đường trục chính đô thị để kết nối và mở rộng không gian, động lực phát triển các đô thị, trong đó tiếp tục ưu tiên trục đô thị TP. Sơn La - Mai Sơn.

- Đường GTNT: Phát động phong trào xây dựng đường GTNT trên địa bàn tỉnh gắn với các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2026-2030, trong đó ưu tiên cứng hóa 60-70% hệ thống đường xã và 90% đường đến trung tâm bản; đầu tư xây dựng 10% cầu dân treo sinh.

- Kết cấu hạ tầng hỗ trợ dịch vụ vận tải đường bộ: Kêu gọi đầu tư hệ thống bến xe khách, nhà chờ xe buýt, bãi đỗ xe tĩnh nơi có nhu cầu lớn như: Thành phố Sơn La, Mộc Châu, Bắc Yên, Phù Yên, Vân Hồ, Thuận Châu…

b) Về đường thủy nội địa: Tập trung kêu gọi, hỗ trợ đầu tư xây dựng các cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn đáp ứng yêu cầu phát triển.

c) Về hàng không: Tiếp tục kêu gọi đầu tư xây dựng Cảng hàng không Nà Sản theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT đưa vào khai thác giai đoạn 2026-2030.

3. Danh mục dự án ưu tiên đầu tư

3.1. Nguyên tắc và tiêu chí lựa chọn dự án ưu tiên đầu tư

- Tuân thủ quy định pháp luật; phù hợp với quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn trong Quy hoạch tỉnh Sơn La, phương án phát triển các ngành, địa phương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng; phù hợp với nhu cầu vận tải và bảo đảm tính hiệu quả, khả thi về kinh tế, kỹ thuật.

- Lựa chọn dự án phải có trọng tâm, trọng điểm, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên giải quyết các vấn đề cấp bách trước nhưng đồng thời phải bảo đảm cân đối với các mục tiêu, tầm nhìn dài hạn đến năm 2050 bảo đảm tính kế thừa, đồng bộ nhằm phát huy hiệu quả nguồn vốn.

- Các tiêu chí để lựa chọn dự án ưu tiên đầu tư bao gồm: (1) Tập trung giải quyết các điểm nghẽn liên tỉnh, liên vùng, liên huyện; (2) Đầu tư các tuyến đường tạo kết nối thuận lợi đến các khu du lịch, cửa khẩu, đô thị, khu công nghiệp, nông nghiệp tập trung; (3) Đầu tư các tuyến đường tạo ra động lực mới, mở rộng không gian, hành lang phát triển, phá vỡ thế độc đạo kết nối giữa các địa phương; (4) Đầu tư các tuyến đường kết nối qua khu đông dân cư sinh sống; (5) Đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến đường đã hư hỏng, xuống cấp, ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của nhân dân.

- Các nguyên tắc ưu tiên bố trí các nguồn vốn: (1) Nguồn vốn đầu tư công ngân sách tỉnh quản lý (bao gồm: Ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu; bổ sung cân đối; thu từ sử dụng đất; chi đầu tư phát triển…) bố trí cho các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng tăng cường năng lực kết nối giao thông; (2) nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn ODA kết hợp với

huy động sự đóng góp từ Nhân dân bố trí cho phát triển hệ thống đường GTNT; (3) nguồn vốn sự nghiệp kinh tế bố trí cho công tác sửa chữa định kỳ; xử lý điểm tiềm ẩn TNGT; kiểm định cầu; (4) huy động nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư các bến xe khách, bãi đỗ xe, bến, cảng thủy nội địa... Ngoài ra, có thể xem xét bố trí lồng ghép, điều hòa linh hoạt giữa các nguồn vốn để đáp ứng các mục tiêu đã đề ra.

3.2. Danh mục dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2026-2030 (Chi tiết theo phụ lục đính kèm)

4. Nhu cầu vốn

Tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2026-2030: 51.790 tỷ đồng. Trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 36.746 tỷ đồng, chiếm 71,0%.

- Ngân sách tỉnh: 13.400 tỷ đồng, chiếm 25,9%.

- Huy động từ nguồn xã hội hóa: 1.644 tỷ đồng, chiếm 3,2%.

TT

Nguồn vốn

Giá trị

1

Ngân sách Trung ương

36.746

-

Vốn xây dựng cơ bản

35.325

-

Vốn sự nghiệp

1.421

2

Ngân sách địa phương

13.400

-

Vốn xây dựng cơ bản

10.722

-

Vốn các CTMT quốc gia

332

-

Vốn ODA

1.973

-

Vốn sự nghiệp

374

3

Xã hội hóa

1.644

-

Doanh nghiệp đầu tư

1.423

-

Huy động từ Nhân dân

221

5. Nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện

5.1. Nhiệm vụ, giải pháp về chính sách, quản lý

- Công bố, công khai Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Sơn La theo hướng đồng bộ giai đoạn đoạn 2026-2030 đến các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và Nhân dân để biết, phối hợp, tạo thuận lợi trong công tác tổ chức triển khai thực hiện Đề án bảo đảm chất lượng, tiến độ, nhất là trong công tác chuẩn bị đầu tư, GPMB triển khai các dự án.

- Cập nhật các quan điểm, mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn 2026-2030 của Đề án vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, UBND các huyện, thành phố để thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện, bảo đảm phát huy hiệu quả.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung đối với 03 Quy hoạch xây dựng vùng (vùng dọc QL.6; vùng dọc lòng hồ Sông Đà; vùng núi cao, biên giới) và các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị… đã được phê duyệt trước thời điểm Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bảo đảm các quy hoạch cấp dưới phải phù hợp, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh. Tăng cường quản lý Nhà nước ở tất cả các khâu quy hoạch, kế hoạch, thiết kế, đầu tư xây dựng, quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng; khai thác, sử dụng hệ thống hạ tầng theo đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật hiện hành và quy định của Nhà nước.

- Tổ chức rà soát hệ thống văn bản liên quan đã ban hành, kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tế. Coi trọng công tác đôn đốc, kiểm tra các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng theo đề án.

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất chủ trương đầu tư các dự án trong danh mục dự án ưu tiên đầu tư để thẩm định, phê duyệt làm cơ sở đưa vào Kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2026-2030 của tỉnh để triển khai thực hiện theo quy định.

- Kiên quyết không phê duyệt chủ trương đầu tư và bố trí vốn cho các dự án giao thông nằm ngoài Đề án khi chưa có phương án bố trí đủ vốn cho các dự án thuộc Đề án. Có giải pháp điều hòa, điều chỉnh vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn bảo đảm linh hoạt, hợp lý để kịp thời bố trí vốn cho các dự án đáp ứng yêu cầu tiến độ thi công các công trình.

- Định kỳ hàng năm đánh giá kết quả triển khai thực hiện Đề án, kịp thời đề xuất các giải pháp để khắc phục khó khăn, tháo gỡ vướng mắc trong triển khai thực hiện bảo đảm tiến độ và mục tiêu Đề án đã đề ra.

5.2. Nhiệm vụ, giải pháp về huy động nguồn vốn

- Kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương tăng mức vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 cho tỉnh Sơn La để tập trung ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các dự án trọng điểm, liên kết vùng, tháo gỡ các điểm nghẽn về giao thông trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

- Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là Bộ GTVT để bố trí kinh phí chuẩn bị đầu tư, khởi công xây dựng đoạn tuyến cao tốc Mộc Châu – thành phố Sơn La giai đoạn 2026-2030; đồng thời đưa các dự án cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các đoạn tuyến trên quốc lộ trọng yếu đã hư hỏng vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 của Bộ GTVT để triển khai đầu tư xây dựng.

- Tiếp tục quan tâm, vận động các nguồn vốn ODA, vốn Trái phiếu Chính phủ để ưu tiên đầu tư các công trình giao thông đã được phê duyệt trong Đề án.

- Kêu gọi đầu tư theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT đối với dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Nà Sản.

- Rà soát các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2026-2030, chương trình vốn di dân tái định cư… để lồng ghép bố trí cho các dự án.

- Khai thác tối đa các nguồn thu từ đất; thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng thu ngân sách, tiết kiệm tối đa các khoản chi thường xuyên để tăng chi cho đầu tư phát triển, nhất là kết cấu hạ tầng giao thông; tập trung vốn ngân sách tỉnh và huy động các nguồn vốn đầu tư khác để đầu tư xây dựng các tuyến đường tỉnh, đường huyện theo quy hoạch, kế hoạch trên cơ sở sắp xếp thứ tự ưu tiên đảm bảo hợp lý, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

- Phát huy, tận dụng tối đa nội lực của các địa phương thông qua việc giao cho các Chủ đầu tư, các huyện, thành phố chủ động xây dựng quy hoạch, phương án tổng thể về hướng tuyến, về giải phóng mặt bằng, khả năng khai thác quỹ đất hai bên tuyến đường để tạo nguồn thu đầu tư kết cấu hạ tầng.

- Ban hành cơ chế, chính sách huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế để đầu tư xây dựng hệ thống bến xe khách, các tuyến xe buýt, trạm dừng nghỉ, điểm dừng chân, bãi đỗ xe, bến cảng, bến thủy nội địa theo quy hoạch như hỗ trợ công tác giải phóng mặt mặt bằng và các ưu đãi đầu tư khác theo quy định.

- Rà soát, đề xuất sửa đổi Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển đường GTNT gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới để thu hút và huy động sự đóng góp của Nhân dân với phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” theo hướng tính toán, quy định rõ mức hỗ trợ từ Nhà nước đối với các tuyến đường đến bản sẽ lớn hơn đối với các tuyến đường nội bản, ngõ xóm để phát huy hiệu quả huy động nguồn lực từ Nhân dân.

- Nghiên cứu giải pháp tiếp tục xã hội hóa bảo trì đối với hệ thống đường GTNT được xây dựng theo mô hình “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” để bảo trì các tuyến đường sau khi được đầu tư, tránh hư hỏng xuống cấp công trình.

- Coi trọng và bố trí đầy đủ vốn từ nguồn chi sự nghiệp kinh tế để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên tuyến đường và kịp thời sửa chữa định kỳ, đột xuất các đoạn tuyến đường tỉnh hiện hữu bị hư hỏng; xử lý dứt điểm các vị trí tiềm ẩn tai nạn giao thông trên đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân được an toàn, thuận lợi.

5.3. Nhiệm vụ, giải pháp về kỹ thuật, vật liệu xây dựng, đẩy nhanh tiến độ thi công

- Nghiên cứu cựa chọn hướng tuyến hợp lý để giảm khối lượng đào, đắp qua đó giảm chi phí đầu tư xây dựng công trình; có phương án phân kỳ đầu tư hiệu quả, bảo đảm phù hợp với nhu cầu hiện tại và không lãng phí trong quá trình đầu tư nâng cấp theo quy hoạch sau này.

- Tính toán bổ sung quy hoạch và tổ chức đấu giá đưa vào khai thác các mỏ vật liệu xây dựng thông thường để phục vụ thi công các công trình dự án trên địa bàn các huyện. Hạn chế việc phải vận chuyển vật liệu xây dựng với quãng đường dài làm tăng chi phí vận chuyển qua đó tăng tổng mức đầu tư xây dựng công trình.

- Đẩy nhanh tiến độ và chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư dự án; tránh việc phải điều chỉnh thiết kế nhiều lần làm chậm tiến độ các dự án. Trong quá trình thực hiện dự án cần nghiên cứu giải pháp để rút ngắn thời gian thi công thông qua triển khi nhiều mũi thi công trên công trường, góp phần sớm hoàn thành dự án đưa vào khai thác phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các địa phương có dự án đi qua.

- Có cơ chế cụ thể để xử lý đối với các chủ đầu tư trong việc để dự án chậm tiến độ; trường hợp cần thiết xem xét điều chuyển nhiệm vụ chủ đầu tư đối với các dự án chậm tiến độ từ địa phương về Ban QLDA chuyên ngành của tỉnh hoặc ngược lại, đồng thời xem xét, làm rõ trách nhiệm của các chủ đầu tư, nhất là người đứng đầu nhằm đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng công trình, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư các dự án.

- Chú trọng thiết kế kiên cố hóa mái taluy để giảm thiểu tình trạng sạt lở do mưa lũ, ảnh hưởng đến quá trình khai thác, tốn kém kinh phí để khắc phục, sửa chữa; nghiên cứu sử dụng vật liệu mới, thân thiện môi trường để giảm giá thành xây dựng công trình.

5.4. Nhiệm vụ, giải pháp về giải phóng mặt bằng

- Thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 đảm bảo các dự án thuộc đề án đều phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Rà soát các quy định về đất đai, đầu tư và xây dựng, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định, điều kiện thực tế của địa phương. Xây dựng quy trình các bước triển khai công tác GPMB theo hướng cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu để tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư và UBND các huyện, thành phố trong việc triển khai thực hiện các dự án.

- Công tác GPMB có tác động rất lớn đến tiến độ triển khai thực hiện các dự án giao thông trong thời gian qua. Vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chủ đầu tư, các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố. Trong đó, có vai trò rất lớn của UBND các huyện, thành phố nơi có dự án đi qua. Cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân nơi có dự án đi qua cần nhận thức đúng đắn giá trị, hiệu quả mang lại sau khi tuyến đường được đầu tư hoàn thành để nâng cao trách nhiệm, chủ động trong việc triển khai thực hiện công tác GPMB phục vụ thi công các tuyến đường trên địa bàn.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân để đẩy nhanh tiến độ GPMB các dự án giao thông trọng điểm; vận động nhân dân hiến đất, hiến hàng rào, hoa màu, cây trồng… để xây dựng đường GTNT theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”

- Xây dựng quy trình các bước triển khai công tác GPMB theo hướng cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu để tạo thuận lợi cho các chủ đầu tư và UBND các huyện, thành phố trong việc triển khai thực hiện các dự án. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung chính sách, đơn giá bồi thường, tái định cư, bảng giá đất trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

- Các chủ đầu tư chủ động, phối hợp với UBND các huyện, thành phố trong việc rà soát trước các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý đất đai nơi dự án đi qua (như rà soát giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phân tích nguồn gốc đất…) để chuẩn bị và giải quyết trước các tình huống khó khăn, phức tạp trong quá trình GPMB, bảo đảm tiến độ được giao.

- Thường xuyên kiện toàn, nâng cao năng lực các Ban, Hội đồng giải phóng mặt bằng của các huyện, thành phố đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

- Phát huy cơ chế ứng vốn từ Quỹ phát triển đất của các huyện, thành phố để đẩy nhanh tiến độ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai dự án.

5.5. Nhiệm vụ, giải pháp về chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rừng

Rà soát, bảo đảm các dự án được đề xuất trong Đề án phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất các cấp, quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh. Xây dựng quy trình, chuẩn bị sẵn các thủ tục có thể triển khai trước, nghiên cứu triển khai đồng thời trong quá trình lập chủ trương đầu tư, lập dự án để tối ưu hóa thời gian cho công tác chuẩn bị đầu tư.

5.6. Nâng cao công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư

Tập trung đẩy mạnh thực hiện các giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm thông thoáng, thuận lợi, khắc phục phiền hà và giảm chi phí cho các nhà đầu tư. Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đề xuất, kiến nghị đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút gọn các thủ tục đầu tư xây dựng...

5.7. Nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân đối với công tác phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở nâng cao hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo; quán triệt, cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, tổ chức, cá nhân, nhất là các tầng lớp nhân dân; là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền.

Phổ biến, quán triệt sâu rộng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của tỉnh về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông; nâng cao nhận thức về sự cần thiết, ý nghĩa, nội dung, giải pháp về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, gắn với mục tiêu, yêu cầu tăng trưởng xanh, tạo bước đột phá về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

Công khai đầy đủ, kịp thời các quy hoạch, kế hoạch nói chung, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nói riêng về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông để cán bộ, đảng viên và nhân dân biết, tổ chức thực hiện và giám sát việc quản lý, thực hiện. Phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; sự tham gia giám sát của cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong quá trình phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về trật tự, kỷ cương trong quản lý, sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông.

6. Tổ chức thực hiện

6.1. Sở Giao thông vận tải

- Chủ trì tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Đề án bảo đảm hiệu quả, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp Đề án đề ra. Định kỳ 06 tháng, 01 năm tham mưu chỉ đạo tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, tổng hợp đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc (nếu có).

- Phối hợp với Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Sơn La lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (đối với dự án nhóm A); Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư trên đường tỉnh hoặc đi qua địa bàn 02 huyện, thành phố trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, làm cơ sở triển khai thực hiện theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có liên quan tham mưu với UBND tỉnh kiến nghị với Bộ GTVT và các Bộ ngành Trung ương quan tâm, bố trí kinh phí để đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Mộc Châu - Thành phố Sơn La; cải tạo, nâng cấp, sửa chữa bảo trì, xử lý các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên quốc lộ, nhất là đầu tư xây dựng cầu Vạn Yên trên QL.43, huyện Phù Yên.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành liên quan tham mưu với UBND tỉnh tiếp tục kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng Cảng hàng không Nà Sản theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT; thu hút đầu tư bến xe khách, bãi đỗ xe… để sớm đưa vào khai thác, đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về chuyên môn trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt và triển khai thi công xây dựng công trình giao thông nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các dự án; thường xuyên tổ chức kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình theo quy định; thực hiện tốt công tác quản lý, bảo trì, sửa chữa các tuyến quốc lộ, đường tỉnh theo phân cấp.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng nhiệm vụ của ngành

6.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, tham mưu với UBND tỉnh kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương để huy động, nâng mức phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 cho tỉnh Sơn La để đầu tư hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong đó ưu tiên cho các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trong Đề án.

- Chủ trì, tham mưu với UBND tỉnh giao các cơ quan lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án theo quy định của Luật Đầu tư công, phù hợp với tiến độ xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 của tỉnh.

- Chủ trì tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án, ưu tiên cân đối bố trí nguồn vốn cho các dự án trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030 của tỉnh để triển khai thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan tham mưu với UBND tỉnh tiếp tục kêu gọi đầu tư xây dựng Cảng hàng không Nà Sản theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT để sớm đưa vào khai thác, đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân; tổ chức, xúc tiến đầu tư xây dựng đối với các bến xe khách, bãi đỗ xe ưu tiên đầu tư trong Đề án.

- Phối hợp với Sở GTVT và các Sở, ban, ngành, địa phương tham mưu với UBND tỉnh kiến nghị với Bộ GTVT và các Bộ ngành Trung ương quan tâm, bố trí kinh phí để đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Mộc Châu – Thành phố Sơn La; cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ, nhất là đầu tư xây dựng cầu Vạn Yên trên QL.43, huyện Phù Yên.

- Lồng ghép, đưa các nội dung của Đề án vào các nghị quyết của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030 của tỉnh để tạo sự thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo triển khai thực hiện.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng nhiệm vụ của ngành

6.3. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở GTVT và UBND các huyện, thành phố tham mưu với UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn sự nghiệp kinh tế của tỉnh để thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường tỉnh, đường huyện, đường xã theo Nghị quyết của HĐND tỉnh; cân đối, bố trí nguồn vốn để thực hiện công tác sửa chữa định kỳ, đột xuất, xử lý các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, kiểm định các cầu yếu trên địa bàn tỉnh để bảo đảm an toàn khai thác, nâng cao tuổi thọ công trình, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

- Chủ trì, tham mưu bố trí vốn sự nghiệp kinh tế của tỉnh cho các Chương trình mục tiêu quốc gia để phát triển đường GTNT theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng nhiệm vụ của ngành.

6.4. Sở Xây dựng

- Tham mưu với UBND tỉnh phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế, thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu cho UBND cấp huyện, chủ đầu tư; nghiên cứu tham mưu cơ chế đánh giá năng lực chủ đầu tư làm cơ sở để theo dõi, xem xét giao nhiệm vụ hoặc điều chuyển nhiệm vụ giữa các chủ đầu tư. Có giải pháp theo dõi, nâng cao năng lực của các chủ đầu tư trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố rà soát các mỏ vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn các huyện để có phương án đề xuất tham mưu bổ sung quy hoạch kịp thời, không để xảy ra thiếu nguồn cung ứng vật liệu xây dựng, làm tăng chi phí xây dựng công trình; kịp thời công bố chỉ số giá theo quy định.

- Tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung đối với 03 Quy hoạch xây dựng vùng (vùng dọc QL.6; vùng dọc lòng hồ Sông Đà; vùng núi cao, biên giới) và các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị… đã được phê duyệt trước thời điểm Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bảo đảm các quy hoạch cấp dưới phải phù hợp, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng nhiệm vụ của ngành.

6.5. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố rà soát, tham mưu điều chỉnh, bổ sung các dự án giao thông được ưu tiên đầu tư trong Đề án vào Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện để triển khai thực hiện.

- Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu sửa đổi, bổ sung chính sách, đơn giá bồi thường, tái định cư, bảng giá đất trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn các chủ đầu tư dự án thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng nhiệm vụ của ngành

6.6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với chủ đầu tư cho ý kiến đối với các dự án có ảnh hưởng đến diện tích đất rừng, đất thủy lợi, đất lúa (dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ…) để đẩy nhanh được tiến độ chuẩn bị đầu tư dự án.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố sớm triển khai rà soát, xây dựng Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2026-2030, trong đó có mục tiêu hoàn thành tiêu chí số 02 về giao thông để chủ động trong việc triển khai thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ với các chương trình mục tiêu quốc gia khác trên địa bàn, tránh tâm lý chờ đợi Trung ương ban hành rồi mới xây dựng Đề án của tỉnh dẫn đến bị động và không có đủ thời gian để chuẩn bị kỹ càng.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố rà soát, đánh giá kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (trong đó có công trình giao thông); đề xuất điều chỉnh mức hỗ trợ phù hợp với điều kiện nguồn lực địa phương và khả năng đóng góp của người dân, đẩy nhanh tiến độ triển khai, hoàn thành tiêu chí giao thông, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2026-2030 trên địa bàn tỉnh

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng nhiệm vụ của ngành.

6.7. Ban Dân tộc tỉnh, các Sở, ngành có liên quan và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh

- Phối hợp với Sở GTVT, Sở Kế hoạch và Đầu tư ưu tiên lồng ghép các nguồn vốn từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2026-2030, các chương trình, đề án do đơn vị được giao làm cơ quan thường trực để triển khai các dự án thuộc Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, tạo sự đồng bộ, cộng hưởng, phát huy hiệu quả giữa các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh.

- Các tổ chức chính trị - xã hội căn cứ chức năng, nhiệm vụ thường xuyên chủ động phối hợp trong việc tuyên truyền, vận động và tổ chức triển khai Đề án.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng nhiệm vụ của ngành.

6.8. Sở Ngoại vụ

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố vận động các nguồn vốn tài trợ từ Chính phủ các nước và nguồn vốn từ các nguồn Phi Chính phủ để đầu tư xây dựng, thay thế các cây cầu treo dân sinh trên địa bàn tỉnh theo nhiệm vụ Đề án đã đề ra.

6.9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung đề án đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn, từ đó nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; vận động nhân dân tham gia, giám sát, tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện, nhất là tạo điều kiện bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư triển khai các dự án giao thông trọng điểm, tham gia đóng góp triển khai các dự án đường giao thông nông thôn.

- Cập nhật, cụ thể hóa các nội dung của Đề án vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030 trên địa bàn để chủ động phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả đề án.

- Tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung đối với các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị… đã được phê duyệt trước thời điểm Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bảo đảm các quy hoạch cấp dưới phải phù hợp, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh.

- Tổ chức lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền quản lý (đường huyện, đường đô thị) trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, làm cơ sở triển khai thực hiện theo quy định.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố trong công tác GPMB triển khai đầu tư xây dựng các dự án và xử lý điểm đen trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh. Coi nhiệm vụ GPMB là nhiệm vụ chính trị trên địa bàn để thay đổi cách tiếp cận công việc, chủ động vào cuộc một các quyết liệt để dự án sớm được triển khai thi công, hoàn thành đưa vào khai thác, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn.

- Đẩy mạnh phong trào xây dựng đường GTNT gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới với phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ” theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Chủ động, sáng tạo trong việc áp dụng cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng đường GTNT vào cuộc sống để đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường GTNT trên địa bàn.

- Tổ chức rà soát, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung các dự án giao thông được ưu tiên đầu tư trong Đề án vào Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện để triển khai thực hiện.

6.10. Chủ đầu tư

- Đối với các chủ đầu tư được giao nhiệm vụ thực hiện các dự án cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố trong việc hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư như: thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế, đánh giá tác động môi trường, triển khai công tác GPMB, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng, bố trí nguồn vốn, giải quyết các khó khăn, vướng mắc…

- Tập trung chỉ đạo các nhà thầu Tư vấn nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, lập dự án, tránh phải điều chỉnh nhiều lần làm chậm tiến độ dự án… Đối với nhà thầu thi công yêu cầu bố trí máy móc, thiết bị, nhân sự, triển khai nhiều mũi thi công trên công trường để đẩy nhanh tiến độ dự án, sớm đưa công trình vào khai thác, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư và hoàn thành mục tiêu của Đề án đề ra.

- Thường xuyên rà soát, kiện toàn nhân sự, bảo đảm bố trí nhân sự có đủ năng lực, kinh nghiệm để tham gia công tác quản lý dự án, bảo đảm các dự án hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

(Có Đề án và bản đồ tổng thể hướng tuyến kèm theo)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Bộ Giao thông vận tải;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- VP UBND tỉnh (LĐ, P.KT);
- Trung tâm thông tin;
- Lưu VT, KT (Toàn).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hoàng Quốc Khánh


PHỤ LỤC

DANH MỤC THỨ TỰ ƯU TIÊN ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG GIAI ĐOẠN 2026-2030
(Kèm theo Quyết định số 687/QĐ-UBND ngày 13/4/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)

TT

Danh mục dự án

Chiều dài

Quy mô

Tổng mức đầu tư dự kiến (tỷ đồng)

TỔNG CỘNG

1.301km

51.790

A

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

733,7km

46.525

I

Kiến nghị Bộ GTVT đầu tư

202,2km

35.325

1

Đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Mộc Châu - Thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La

105,0km

Cao tốc 04 làn xe

31.800

2

Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 43 đoạn Km86-Km112 (Mộc Châu - Cửa khẩu Lóng Sập), huyện Mộc Châu

32,0km

Cấp IIImn

900

3

Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn Gia Phù - Cò Nòi (giai đoạn 2, trừ đoạn qua đèo Chẹn)

63,7km

Cấp IVmn

1.425

4

Đầu tư xây dựng cầu Vạn Yên, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La

1,5km

Cầu BTCT HL-93; Bn=12m

1.200

II

Tỉnh Sơn La đầu tư

531,5km

11.200

1

Đầu tư xây dựng ĐT.120C (Yên Châu - Tạ Khoa)

34,0km

Hướng tuyến, bình đồ, trắc dọc cấp IV; nền, mặt đường cấp V

700

2

Tăng cường hạ tầng kết nối trọng điểm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững tỉnh Sơn La (hạng mục giao thông)

74,6km

Cấp IVmn; Cấp IIImn; Đường đô thị 04 làn xe

1.721

2.1

Tuyến đường kết nối QL.6 mới đến nút giao Chiềng Yên (Yên Châu) thuộc tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

11,7km

Cấp IIImn

333

2.2

Đường nối trung tâm huyện Vân Hồ đến nút giao Vân Hồ (Giao ĐT.101) thuộc tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

5,6km

Cấp IIImn; đường đô thị

167

2.3

Tuyến đường T1 (N7-N8): Đường kết nối Mộc Châu với TT huyện Vân Hồ

4,8km

Đường đô thị 04 làn xe (Bn=30m; Bm=15m)

312

2.4

Nâng cấp, cải tạo tuyến ĐT.101 (Mộc Châu - Vân Hồ - Quang Minh)

52,5km

Cấp IVmn; đường đô thị

910

3

Cải tạo, nâng cấp ĐT.104 (Mộc Châu - Tân Lập)

19,0km

Cấp IIImn

600

4

Cải tạo, nâng cấp ĐT.112 (Bắc Yên - Làng Chếu)

20,0km

Cấp IVmn

350

5

Cải tạo, nâng cấp ĐT.109 (Nằm Păm - Ngọc Chiến)

21,0km

Cấp IVmn

368

6

Đường Chiềng Xôm - Chiềng Ngần - Mường Bằng - Hát Lót

30,0km

Đường đô thị 04 làn xe; Bn=24-25m; cấp IIImn

1.450

7

Đường từ cầu Cóng Nọi (nút G381) - Công an phường Quyết Tâm (G416)

2,0km

Đường đô thị 04 làn xe; Bn=25m;

820

8

Cải tạo, nâng cấp ĐT.102 (Tân Xuân - QL.43)

49,0km

Cấp IVmn

858

9

Cải tạo, nâng cấp ĐT.105 (Mường Lèo - Mường Lói)

4,7km

Nền cấp IV, mặt cấp V

63

10

Cải tạo, nâng cấp ĐT.114 (Huy Hạ - Suối Tre; Mường Bang - Đông Nghê)

33,5km

Cấp IVmn

586

11

ĐT.117C (Chiềng Sơ - Púng Bánh), bao gồm cầu Chiềng Sơ bắc qua Sông Mã

33,5km

Cấp Vmn

251

12

Đường đô thị: Đường nối Trung tâm huyện Mộc Châu đến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (nút giao xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu)

1,7km

Đường đô thị 04 làn xe

139

13

Đường Chiềng Khừa - Chiềng Tương

12,0km

Cấp Vmn

90

14

Đường Mường Cai - Mường Và

25,5km

Cấp Vmn

191

15

Cải tạo, nâng cấp ĐT.108 (Co Tòng - Bó Sinh)

20,0km

Cấp Vmn

150

16

Đường Mường Hung - Chiềng Khương

13,0km

Cấp Vmn

148

17

Đường Suối Tọ - Háng Đồng

18,0km

Cấp Vmn

135

18

Cải tạo, nâng cấp ĐT.108 (Thuận Châu - Co Mạ)

40,0km

Cấp Vmn

300

19

Dự án đường liên vùng kết nối 04 huyện Yên Châu - Phù Yên; Mộc Châu - Bắc Yên (bao gồm cầu Bắc qua Sông Đà tại khu vực xã Đá Đỏ, huyện Phù Yên) (giai đoạn I: Đoạn Mộc Châu (Tân Lập) - Bắc Yên)

80,0km

Nền cấp IV, mặt cấp V

2.280

B

PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN

304,2km

805

1

Đầu tư cứng hóa 90% đường đến trung tâm bản, kết hợp với cứng hóa 70% hệ thống đường xã

304,2km

Theo tiêu chí Quốc gia xây dựng NTM

553

2

Đầu tư xây dựng 10% (26 cầu) cầu treo dân sinh

Cầu GTNT

252

C

ĐẦU TƯ XÃ HỘI HÓA

-

2.666

1

Đầu tư xây dựng Cảng hàng không Nà Sản theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT

Cấp 4C (ICAO); 1,0 triệu HK

2.586

2

Xây dựng Bến xe khách mới huyện Mộc Châu

Loại 2

20

3

Đầu tư xây dựng mới Bến xe khách Vân Hồ

Loại 5

3

4

Đầu tư xây dựng mới Bến xe khách Chiềng Pha

Loại 3

17

5

Đầu tư xây dựng mới Bến xe khách Lóng Phiêng

Loại 6

2

6

Cải tạo, sửa chữa Bến xe khách Phù Yên

Loại 4

4

7

Cải tạo, sửa chữa Bến xe khách Bắc Yên

Loại 4

4

8

Đầu tư xây dựng bãi đỗ xe tĩnh tại khu du lịch QG Mộc Châu

Theo đề xuất của Nhà đầu tư

29

9

Đầu tư xây dựng nhà chờ tại các điểm đón trả khách của các tuyến xe buýt nội tỉnh

Loại 4

1

D

BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ

263,0km

1.795

I

Kiến nghị Bộ GTVT bố trí vốn

213,0km

1.421

1

Sửa chữa các đoạn hư hỏng nặng, mở rộng toàn bộ các đoạn tuyến có Bm=3,5m lên Bm=5,5m và kết cấu mặt đường láng nhựa lên mặt đường BTN

213,0km

Giữ nguyên cấp đường

1.241

2

Xử lý 100% điểm đen và từng bước xử lý các vị trí tiềm ẩn TNGT

51 vị trí

175

3

Rà soát, tổ chức kiểm định 17 cầu yếu, hạn chế về tải trọng khai thác

17 cầu

5

II

Tỉnh Sơn La bố trí vốn

50,0km

374

1

Sửa chữa các đoạn hư hỏng nặng, mở rộng toàn bộ các đoạn tuyến có Bm=3,5m lên Bm=5,5m và kết cấu mặt đường láng nhựa lên mặt đường BTN

50,0km

Giữ nguyên cấp đường

292

2

Xử lý 100% điểm đen và từng bước xử lý các vị trí tiềm ẩn TNGT

58 vị trí

70

3

Rà soát, tổ chức kiểm định 36 cầu yếu, hạn chế về tải trọng khai thác

36 cầu

12

Ghi chú: Phạm vi đầu tư, kinh phí của các dự án được xác định tại thời điểm lập Đề án. Trong quá trình triển khai lập dự án cần rà soát, cập nhật phạm vi, quy mô đầu tư và các đơn giá, định mức để phù hợp với thực tế và tuân thủ quy định./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 687/QĐ-UBND ngày 13/04/2024 phê duyệt Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Sơn La theo hướng đồng bộ giai đoạn 2026-2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


647

DMCA.com Protection Status
IP: 2a06:98c0:3600::103
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!