ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
65/2007/QĐ-UBND
|
Đà
Nẵng, ngày 27 tháng 11 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ TỔ CHỨC GIAO THÔNG TRÊN
ĐIA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
UỶ BAN NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ về
Các giải pháp kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc
giao thông;
Căn cứ Nghị định số 14/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị đinh số 146/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ Quy định
xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông-Công chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số nội dung
về tổ chức giao thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2.
Giám đốc Sở Giao thông Công chính chịu trách nhiệm tổ chức
triển khai, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện Quy định nêu trên.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2008 và thay thế Quyết định số 135/2001/QĐ-UB ngày 05 tháng 9 năm 2001 của
UBND thành phố ban hành Quy định về phân luồng tuyến và giờ hoạt động đối với
các phương tiện vận tải đường bộ tham gia hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 4.
Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Giao thông
Công chính, Giám đốc Công an thành phố, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch UBND
các quận, huyện, phường, xã, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên
quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Văn Minh
|
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ TỔ CHỨC GIAO THONG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 65/2007/QĐ-UBND ngày 27 tháng11 năm2007
của UBND thành phố Đà Nẵng)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
1. Các nội dung về tổ chức giao
thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
a) Phân luồng, tuyến, giờ hoạt động
tham gia giao thông của các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy
chuyên dùng;
b) Quy định các tuyến đường chỉ
được phép lưu thông một chiều.
2. Trách nhiệm quản lý, triển
khai các nội dung về tổ chức giao thông của các cơ quan có liên quan.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân có liên quan
đến hoạt động tham gia giao thông của các phương tiện giao thông tham gia giao
thông đường bộ;
2. Các cơ quan chuyên môn có
liên quan thuộc UBND thành phố, UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có
liên quan trong việc triển khai các hoạt động tổ chức giao thông trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
Điều 3. Giải
thích từng ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
1. Phương tiện tham gia giao
thông đường bộ gồm: phương tiện giao thông đường bộ và xe máy chuyên dùng.
2. Phương tiện giao thông đường
bộ gồm: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô
sơ đường bộ.
3. Phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm: xe tô, máy kéo, xe mô tô hai
bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới
đùng cho người tàn tật.
4. Xe máy chuyên dùng gồm:
xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp có tham gia giao thông đường bộ.
5. Xe quá tải là xe theo
thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt (gọi chung là thiết kế của nhà sản xuất) có trọng lương toàn bộ
phân bố trên trục (gọi tắt là tải trọng trục) hoặc có trọng lượng toàn bộ của xe
gồm trọng lượng bản thân xe cộng với trọng tải hàng hóa (gọi tắt là tổng tải trọng)
vượt quá quy định về sức chịu tải của cầu, đường.
6. Xe quá khổ là xe theo
thiết kế của nhà sản xuất hoặc xe khi xếp hàng hóa có kích thước bao vượt quá
kích thước quy định hiện hành và quy định cho phép của cầu, đường.
7. Ôtô con là ô tô chở
người có không quá 9 ghế (kể cả ghế người lái) và ô tô chở hàng với trọng tải
không quá 1,5 tấn. Ôtô con bao gồm cả các loại có kết cấu như môtô nhưng trọng
lượng bản thân từ 450 kg trở lên và trọng tải không quá 1,5 tấn.
8. ÔTô khách là ôtô chở
người có thiết kế trên 9 ghế (kể cả ghế người lái).
9. Ôtô buýt là ôtô chở
khách có thiết kế từ 17 ghế trở lên và có diện tích sàn xe dành cho khách đứng
(diện tích dành cho 1 khách đứng là 0,125 m2) theo tiêu chuẩn quy định.
10. Ôtô taxi là loại xe
ôtô có không quá 8 ghế (kể cả ghế người lái) được thiết kế để vận chuyển khách
đáp ứng các điều kiện theo Quy định vận tải khách bằng taxi.
11. Ôtô khách du lịch là
ô tô chở khách du lịch.
12. Ôtô tải là ôtô chở
hàng hoặc thiết bị chuyên dùng có trọng tải từ l,5 tấn trở lên.
13. Ôtô cuốn ép rác là
ôtô tải chuyên dùng phục vụ công tác thu gom và vận chuyển rác.
14. Người điều khiển phương
tiện tham gia giao thông gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy
chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
15. Trọng lượng lớn nhất cho
phép bao gồm trọng lượng bản thân xe cộng với trọng tải hàng hóa được phép
chở theo thiết kế.
Điều 4. Giờ
cao điểm là giờ có mật độ người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ lưu
thông lớn nhất trong ngày trên các tuyến đường giao thông và được quy định cụ
thể như sau:
1. Buổi sáng: Từ 06 giờ 30 phút
đến 08 giờ 00 phút.
2. Buổi chiều: Từ 16 giờ 30 phút
đến 18 giờ 30 phút.
Điều 5. Các
tuyến vành đai và tuyến trục
1. Tuyến vành đai I bao gồm: đường
nối Nam hầm đường bộ Hải Vân - Tuý Loan, Tạ Quang Bửu, Quốc lộ lA đoạn đi qua địa
phận thành phố Đà Nẵng (kể cả các đường: Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Lương Bằng, Tôn
Đức Thắng, Trường Chinh);
2. Tuyến vành đai II bao gồm: đường
Nguyễn Tất Thành, 3 tháng 2, Trần Phú (đoạn từ đường Đống Đa đến đường Lý Tự Trọng),
Bạch Đằng (đoạn từ đường Lý Tự Trọng đến đường Đống Đa), Lý Tự Trọng (đoạn từ
đường bạch Đằng đến đường Trần Phú).
3. Tuyến vành đai III bao gồm:
đường Trần Đại Nghĩa, Lê Văn Hiến.
4. Tuyến trục I bao gồm: Quốc lộ
14B đoạn đi qua địa phận thành phố Đà Nẵng (kể cả các đường: Yết Kiêu, Ngô Quyền,
Ngũ Hành Sơn, đường dẫn vào cầu Tuyên Sơn, Cách Mạng Tháng Tám), 2 tháng 9 (đoạn
từ đường dẫn vào cầu Tuyên Sơn đến đường Cách Mạng Tháng Tám).
5. Tuyến trục II bao gồm: đường
Điện Biên Phủ (đoạn từ ngã ba Huế đến Nguyễn Tri Phương), Nguyễn Tri Phương (đoạn
từ đường Điện Biên Phủ đến đường Nguyễn Hữu Thọ); Nguyễn Hữu Thọ đoạn từ đường
Nguyễn Tri Phương đến đường Cách Mạng Tháng Tám).
Điều 6. Người
điều khiển phương tiện vận tải tham gia giao thông đường bộ (trừ xe ưu tiên
theo quy định của pháp luật) khi tham gia hoạt động tại thành phố Đà Nẵng phải
chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và các quy định sau
đây:
1. Tuân thủ các quy định về giờ
cao điểm và hoạt động đúng luồng tuyến cho phép tại Quy định này;
2. Khi có nhu cầu dừng xe, đỗ xe
tại nơi cấm đỗ xe hoặc cấm dừng xe và đỗ xe; hoạt động trong giờ cao điểm (đối
với những xe quy định cấm hoạt động trong giờ cao điểm), hoạt động trên các tuyến
đường không cho phép hoạt động chở hàng quá tải, quá khổ, xe bánh xích, xe
chuyên dùng phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
3. Các phương tiện tham gia giao
thông đường bộ không để xe qua đêm dưới lòng đường, vỉa hè, trừ trường hợp đỗ
xe để xếp dỡ hàng hóa đã có giấy phép.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 7. Đối
với ôtô tải có trọng lượng lớn nhất cho phép từ 3,5 tấn trở xuống
1. Được hoạt động 24/24 giờ trên
các tuyến đường quy định tại Điều 5 Quy định này;
2. Chỉ được hoạt động ngoài giờ
cao điểm trên tất cả các tuyến đường còn lại thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng,
trừ những tuyến đường có lắp đặt biển báo đường cấm theo quy định.
Điều 8. Đối
với ô tô tải có trọng lượng lớn nhất cho phép trên 3,5 tấn
1. Được hoạt động 24/24 giờ trên
các tuyến đường quy định tại Điều 5 Qui định này;
2. Chỉ được hoạt động ngoài giờ
cao điểm trên các tuyến đường sau:
a) Trên cả tuyến bao gồm: Trần
Cao Vân, Duy Tân, Lê Quý Đôn, Núi Thành,30 tháng 4;
b) Trên từng đoạn đường bao gồm:
- Đường Ông Ích Khiêm: đoạn từ
đường Quang Trung đến đường Nguyễn Tất Thành;
- Đường Quang Trung: đoạn từ đường
Ông Ích Khiêm đến đường Nguyễn Thị Minh Khai;
- Đường Đống Đa: đoạn từ đường
Quang Trung đến đường Trần Phú;
- Đường Hà Huy Tập: đoạn từ đường
Điện Biên Phủ đến đường Trần Cao Vân;
- Đường Điện Biên Phủ: đoạn từ
đường Nguyễn Tri Phương đến đường Lê Duẩn;
- Đường Lê Duẩn: đoạn từ đường
Điện Biên Phủ đến đường Nguyễn Thị Minh Khai;
- Đường Nguyễn Thị Minh Khai: đoạn
từ đường Lê Duẩn đến đường Quang Trung;
- Đường Nguyễn Tri Phương: đoạn
từ đường Nguyễn Hữu Thọ đến đường Trưng Nữ Vương;
- Đường Trưng Nữ Vương: đoạn từ
đường Lê Quý Đôn đến đường Núi Thành và đoạn từ đường nguyễn Tri Phương đến đường
Nguyễn Hữu Thọ.
Điều 9. Ôtô
con, ô tô chở khách du lịch và khách theo hợp đồng
Được hoạt động 24/24 giờ trên tất
cả các tuyến đường thuộc thành phố, trừ những tuyến đường có lắp đặt biển báo
đường cấm theo quy định.
Điều 10.
Ôtô buýt
Được hoạt động 24/24 giờ trên
các luồng tuyến quy định tại Đề án Tổ chức vận tải hành khách công cộng trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng đã được Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định
số 6473/QĐ-UB ngày 23 tháng 10 năm 2003.
Điều 11.
Ôtô khách hoạt động theo tuyến cố định
Được hoạt động 24/24 giờ trên
các luồng tuyến theo tuyến cố định đã được công bố tại quyết định số
53/QĐ-CĐBVN ngày 05 tháng 01 năm 2006 của Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam về
việc công bố tuyến vận tải khách liên tỉnh cố định bằng ô tô.
Điều 12. Ôtô
taxi
Được hoạt động 24/24 giờ trên tất
cả các tuyến đường thuộc thành phố, trừ những tuyến đường có lắp đặt biển báo
đường cấm theo quy định.
Điều 13. Đối
với xe máy chuyên dùng
Chỉ được hoạt động ngoài giờ cao
điểm trên các tuyến đường quy định tại Điều 5 Quy định này và các tuyến đường tỉnh
(ĐT).
Điều 14. Ô
tô cuốn ép rác
Chỉ được hoạt động ngoài giờ cao
điểm trên các tuyến đường thuộc thành phố, trừ những tuyến đường có lắp đặt biển
báo đường cấm theo quy định.
Điều 15. Thời
gian hoạt động cụ thể quy định cho một số loại xe
1. Ô tô chở đất, cát, chất thải
từ công trường ra hoặc ngược lại: Chỉ được hoạt động từ 22 giờ 00 phút đến 05
giờ 00 phút, trừ trường hợp có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền;
2. Ôtô chuyên dùng phục vụ cho
việc hút hầm vệ sinh: Chỉ được hoạt động từ 08 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút
và từ l4 giờ 00 phút đến l6 giờ 00 phút;
3. Xe ô tô thu gom rác: Chỉ được
phép hoạt động từ 20 giờ 00 phút đến 05 giờ 00 phút, trừ trường hợp có giấy
phép của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 16.
Các tuyến đường sau đây được quy định là đường một chiều
1. Đường Bạch Đằng: Hướng đi từ
đường 2/9 đến đường Đống Đa;
2. Đường Trần Phú: Hướng đi từ
đường Đống Đa đến đường Trưng Nữ Vương.
Điều 17. Thẩm
quyền cấp phép
Sở Giao thông Công chính là cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy phép cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu điều khiển
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng dừng xe, đỗ xe tại
nơi cấm đỗ xe hoặc cấm dừng xe và đỗ xe; hoạt động trong giờ cao điểm; hoạt động
trên các tuyến đường ngoài các tuyến đường cho phép hoạt động.
Điều 18. Thủ
tục cấp phép
1. Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:
a) Chứng minh nhân dân của chủ
phương tiện (nếu chủ phương tiện không trực tiếp đến nộp hồ sơ cấp phép phải có
giấy uỷ quyền của chủ phương tiện theo quy định hiện hành) hoặc giấy giới thiệu
(đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị, công ty doanh nghiệp);
b) Công văn của cơ quan hoặc tổ
chức, đơn của cá nhân có nhu cầu vận chuyển hoặc được phục vụ, trình bày rõ lý
do, số lượng phương tiện, địa điểm, lộ trình (có sơ đồ kèm theo), thời gian lưu
thông cần được cấp phép;
c) Giấy tờ phương tiện (photo
kèm bản chính để đối chiếu): Giấy chứng nhận đăng ký xe, sổ kiểm định kỹ thuật;
e) Bản sao giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh, hợp đồng thuê xe (đối với xe thuê);
2. Thời gian giải quyết cấp giấy
phép không quá 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
3. Thời hạn của giấy phép được cấp
theo yêu cầu của đơn vị, cá nhân nhưng tối đa không quá 30 ngày;
4. Nội dung giấy phép cấp cho xe
có nhu cầu đừng xe hoặc đỗ xe tại nơi cấm đỗ xe hoặc cầm dừng xe và đỗ xe và hoạt
động trong giờ cấm phải ghi rõ thời gian và địa điểm cho phép;
5. Lệ phí cấp Giấy phép được thực
hiện theo quy đinh hiện hành.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 19. Sở
Giao thông Công chính có trách nhiệm
1. Tổ chức xác định và công bố tải
trọng trên từng đoạn đường, tuyến đường và các cầu; lắp đặt biển báo quy định sức
chịu tải và giới hạn về kích thước của cầu và đường trên địa bàn thành phố;
2. Lập kế hoạch trình UBND thành
phố phê duyệt và tổ chức thực hiện việc lắp đặt biển báo hiệu đường bộ phù hợp
với Quy định này;
3. Hướng dẫn và ban hành cụ thể
phù hiệu dán trên kính xe phía trước đối với từng loại phương tiện tham gia
giao thông đường bộ được cấp, giấy phép theo Quy định này để thuận lợi cho việc
kiểm tra và kiểm soát. Tổ chức cấp giấy phép và phù hiệu cho các phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng hoạt động trên đia bàn thành
phố theo Quy định này;
4. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Sở
Giao thông - Công chính tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy định này của người
điều khiển các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng hoạt
động trên địa bàn thành phố; xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm.
Điều 20.
Công an thành phố có trách nhiệm
Tổ chức kiểm tra việc thực hiện
Quy định này của người điều khiển các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
và xe máy chuyên dùng hoạt động trên địa bàn thành phố; xử lý theo thẩm quyền đối
với các hành vi vi phạm.
Điều 21. Sở
Tài chính có trách nhiệm
1. Phối hợp với Sở Giao thông
Công chính trình UBNĐ thành phố bố trí kinh phí cho công tác xác định, công bố
tải trọng cầu, đường và lắp đặt biển báo hiệu đường bộ trên địa bàn thành phố;
2. Hướng dẫn việc thu và quản lý
sử dụng lệ phí cấp giấy phép theo quy định hiện hành.
Điều 22.
UBND các quận, huyện có trách nhiệm
1. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị
thuộc quyền quản lý phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức triển khai các nội
dung tổ chức giao thông theo quy định; đồng thời tăng cường hoạt động kiểm tra
và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm;
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến
và giáo dục nhân dân địa phương trong việc chấp hành các quy định của pháp luật
về giao thông đường bộ và Quy định này khi tham gia giao thông đường bộ trên địa
bàn thành phố;
3. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện
mọi biện pháp cần thiết để thiết lập và duy trì trật tự an toàn giao thông ở địa
phương, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Quy
định này thuộc phạm vi quản lý.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23.
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy
định này sẽ được khen thưởng theo quy định của nhà nước.
Điều 24.
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy định này thì tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định. Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
pháp luật.
Điều 25.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các ngành, địa
phương, tổ chức và cá nhân phản ánh về Sở Giao thông - Công chính để nghiên cứu,
tổng hợp, trình UBND thành phố xem xét, sửa đối, bổ sung cho phù hợp./.