ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 514/QĐ-UBND
|
Kiên Giang,
ngày 08 tháng 3 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG
BỀN VỮNG ĐẢO PHÚ QUỐC, GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng
11 năm 2008;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm
2014;
Căn cứ Luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng
11 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng
01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng
đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
vào năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 6
năm 2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết 13-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI;
Căn cứ Nghị quyết số 62/NQ-CP ngày 23 tháng 5
năm 2013 của Chính phủ xét duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử
dụng đất 5 năm đầu (2011- 2015) của tỉnh Kiên Giang;
Căn cứ Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày 04 tháng
01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông bền
vững đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020;
Căn cứ Quyết định số 137/2008/QĐ-TTg ngày 10
tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi
trường đảo Phú Quốc đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 08 tháng
01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao
thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 26
tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25 tháng
02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược
phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11 tháng
5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây
dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030; Quyết định số 868/QĐ-TTg ngày
17 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh cục bộ Quy hoạch
chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng
01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 245/2014/QĐ-TTg ngày 12
tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu
Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24
tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ
thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 3383/QĐ-BGTVT ngày 28
tháng 10 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải về phê duyệt Quy hoạch chi tiết
nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long (nhóm 6) đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
02/2012/TTLT-BGTVT-BKHĐT ngày 17 tháng 01 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải và
Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn nội dung, trình tự lập quy hoạch tổng thể
phát triển giao thông vận tải cấp tỉnh;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31
tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, phê duyệt,
điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch
ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ các quy trình, quy phạm (TCVN và TCN)
về giao thông và xây dựng của Việt Nam đang hiện hành;
Căn cứ Công văn số 8329/VPCP-CN ngày 09 tháng
8 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao
thông vận tải bền vững đảo Phú Quốc đến năm 2020 và định hướng năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải
tại Tờ trình số 33/TTr-SGTVT ngày 02 tháng 3 năm 2018 về việc phê duyệt điều chỉnh
Quy hoạch phát triển giao thông bền vững đảo Phú Quốc, giai đoạn đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông bền vững đảo Phú Quốc,
giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu
như sau:
I.
Quan điểm phát triển:
- Giao thông vận tải đảo
Phú Quốc là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Vì vậy,
cần được ưu tiên đầu tư phát triển, trước tiên là nâng cấp mở rộng các tuyến trục
chính, tuyến bao quanh, sân bay và các bến cảng để tạo tiền đề làm động lực
phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đảo Phú Quốc
góp phần hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
- Phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông đảo Phú Quốc phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế -
xã hội của huyện đảo Phú Quốc và đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Đẩy mạnh ứng dụng tiến
bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, vật liệu mới vào các lĩnh vực thiết kế,
xây dựng, khai thác giao thông vận tải với mục tiêu hạn chế ô nhiễm môi trường
và tiết kiệm năng lượng. Thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông, huy động tối đa mọi nguồn lực, coi trọng nguồn
lực trong nước để đầu tư phát triển.
- Dành quỹ đất hợp lý
để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo hành lang an toàn giao
thông.
II. Mục tiêu phát triển:
1. Mục tiêu tổng quát:
Dựa trên mục tiêu xây
dựng đảo Phú Quốc phát triển bền vững; hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội,
du lịch với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường; bảo vệ an
ninh, quốc phòng vùng và Quốc gia, từng bước xây dựng Phú Quốc trở thành một
thành phố biển đảo, trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp; trung tâm khoa học
công nghệ của Quốc gia và khu vực Đông Nam Á.
Mục tiêu lập điều chỉnh
quy hoạch giao thông vận tải lần này là:
- Điều chỉnh lại quy
hoạch phát triển giao thông vận tải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế -
xã hội; phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng cũng như các quy hoạch
khác mới được các cấp có thẩm quyền phê duyệt gần đây liên quan đến đảo Phú Quốc.
- Làm cơ sở pháp lý để
triển khai các dự án đầu tư xây dựng, kêu gọi đầu tư.
- Làm công cụ để quản
lý, kiểm soát theo lộ trình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trong phạm vi
đảo Phú Quốc.
2. Mục tiêu cụ thể:
Phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông bền vững đảo Phú Quốc bao gồm: Đường bộ, cảng biển, cảng hàng
không nhằm tăng khả năng giao lưu giữa đảo Phú Quốc với đất liền, với các đảo ở
vùng biển phía Tây Nam và với các nước trong khu vực.
III.
Quy hoạch điều chỉnh:
1. Quy mô và tiêu chuẩn
kỹ thuật các tuyến đường cơ sở:
1.1. Đường An Thới -
Dương Đông - Suối Cái, dài 39,0km:
Quy mô tiêu chuẩn kỹ
thuật đường cấp III địa hình đồng bằng và đồi, Vtk=80Km/h, mặt cắt
quy hoạch tương đương đường cấp I, có bố trí dải phân cách giữa, lộ giới 60,0m.
Trong đó, nền đường rộng 26m, gồm:
- Mặt đường 04 làn xe
ô tô : 4x3,75m = 15,00m.
- Dải phân cách giữa :
= 3,00m.
- Dải an toàn :
2x0,50m = 1,00m.
- Lề : 2x3,50m =
7,00m.
Dải cây xanh 02 bên đường
rộng tổng cộng 34,0m có dự phòng đất bố trí tuyến xe điện mặt đất (Tramway)
phía bên phải tuyến theo chiều từ An Thới đi Suối Cái.
1.2. Đường Suối Cái -
Bãi Thơm, dài 1l,0km:
Quy mô tiêu chuẩn kỹ
thuật đường cấp III địa hình vùng núi, Vtk=60Km/h, mặt cắt quy hoạch
tương đương đường cấp II, có bố trí dải phân cách giữa, lộ giới 32,0m. Trong
đó, nền đường rộng 16,5m, gồm:
- Mặt đường 02 làn xe
: 2x3,75m = 7,50m.
- Dải phân cách
giữa : = 3,00m.
- Dải an toàn :
2x0,50m = 1,00m.
- Lề đường : 2x2,50m =
5,00m.
Dải cây xanh 02 bên đường
rộng tổng cộng 15,5m.
1.3. Đường Suối Cái -
Ngã 3 Rạch Vẹm - Gành Dầu, 19km:
Quy mô tiêu chuẩn kỹ
thuật đường cấp III địa hình vùng núi, Vtk=40Km/h, lộ giới 21,0m.
Trong đó, nền đường rộng 9,0m, gồm:
- Mặt đường 02 làn xe
: 2x3,00m = 6,00m.
- Lề đường : 2x1,50m =
3,00m.
Dải cây xanh 02 bên đường
rộng tổng cộng 12,0m.
1.4. Đường Dương Đông
- Cửa Lấp - Bãi Khem, dài 27km:
Căn cứ vị trí, vai trò
có thể chia tuyến đường này thành 03 đoạn như sau:
a) Đoạn Dương Đông - Cửa
Lấp, dài 9,5km:
Quy mô tiêu chuẩn kỹ
thuật đường cấp III địa hình đồng bằng và đồi, Vtk=60Km/h, lộ giới
42,0m. Trong đó, nền đường rộng 12,0m, gồm:
- Mặt đường 02 làn xe : 2x3,50m = 7,00m.
- Lề đường : 2x2,50m =
5,00m.
Dải cây xanh 02 bên đường
rộng tổng cộng 30,0m.
b) Đoạn Cửa Lấp - An
Thới, dài 16,0km:
Quy mô tiêu chuẩn kỹ
thuật đường cấp III địa hình vùng núi, Vtk=60Km/h, mặt cắt quy hoạch
tương đương đường cấp II, có bố trí dải phân cách giữa, lộ giới 50,0m. Trong
đó, nền đường rộng 26,0m, gồm:
- Mặt đường 04 làn xe ô tô : 4x3,75m = 15,00m.
- Dải phân cách giữa : = 3,00m.
- Dải an toàn : 2x0,50m = 1,00m.
- Lề : 2x3,50m = 7,00m.
Dải cây xanh 02 bên đường
rộng tổng cộng 24,0m có dự phòng đất bố trí tuyến xe điện mặt đất (Tramway)
phía bên phải tuyến theo chiều từ An Thới đi Cửa Cạn.
c) Đoạn An Thới - Bãi
Khem, dài l,5km:
Quy mô tiêu chuẩn kỹ
thuật đường cấp IV địa hình vùng núi, Vtk= 40Km/h, lộ giới 21,0m.
Trong đó, nền đường rộng 8.5m, gồm:
- Mặt đường 02 làn xe : 2x2,75m = 5,50m.
- Lề đường : 2x1,50m = 3,00m.
Dải cây xanh 02 bên đường
rộng tổng cộng 12,5m.
1.5. Đường Dương Đông
- Cửa Cạn - Gành Dầu, 27km:
Quy mô tiêu chuẩn kỹ
thuật đường cấp III, địa hình đồng bằng Vtk=(60- 80)Km/h, mặt cắt
quy hoạch tương đương đường cấp II, có bố trí dải phân cách giữa, lộ giới
42,0m. Trong đó, nền đường rộng 26,0m gồm:
- Mặt đường, gồm :
+ 04 làn xe ô tô : 4 x
3.50m = 14,00m.
+ 02 làn xe (hỗn hợp)
: 2 x 3.50m = 7,00m.
- Dải phân cách giữa :
= 3,00m.
- Dải an toàn : 2 x
0,50m = 1,00m.
- Lề : 2 x 0,50m
= 1,00m.
Dải cây xanh 02 bên đường
rộng tổng cộng 16,0m có dự phòng đất bố trí tuyến xe điện mặt đất (Tramway).
1.6. Đường Bãi Thơm -
Hàm Ninh - Bãi Vòng - Vịnh Đầm, dài 45km:
Quy mô tiêu chuẩn kỹ
thuật đường cấp IV địa hình vùng núi, Vtk=40Km/h, lộ giới 21,0m.
Trong đó, nền đường rộng 9,0m, gồm:
- Mặt đường 02 làn xe
: 2x3,00m = 6,00m.
- Lề đường : 2x1,50m =
3,00m.
Dải cây xanh 02 bên đường
rộng tổng cộng 12,0m.
1.7. Đường Rạch Vẹm -
Rạch Tràm - Bãi Thơm, dài 18,5km:
Quy mô tiêu chuẩn kỹ
thuật đường cấp IV địa hình vùng núi, Vtk=40Km/h, lộ giới 21,0m.
Trong đó, nền đường rộng 9,0m, gồm:
- Mặt đường 02 làn xe
: 2x3,00m = 6,00m.
- Lề đường : 2x1,50m =
3,00m.
Dải cây xanh 02 bên đường
rộng tổng cộng 12,0m.
1.8. Đường Suối Cái -
Mũi Chồng, dài 12,0km:
Quy mô tiêu chuẩn kỹ
thuật đường cấp IV địa hình vùng núi, Vtk=40Km/h, lộ giới 21,0m.
Trong đó, nền đường rộng 9,0m, gồm:
- Mặt đường 02 làn xe
: 2x3,00m = 6,00m.
- Lề đường : 2x1,50m =
3,00m.
Dải cây xanh 02 bên đường
rộng tổng cộng 12,0m.
1.9. Đường Cửa Cạn -
Suối Cái, dài 8,0km:
Quy mô tiêu chuẩn kỹ
thuật mỗi tuyến đường cấp II địa hình vùng núi, Vtk=80Km/h, lộ giới
42,0m. Trong đó, nền đường rộng 22,5m, gồm:
- Mặt đường, gồm:
+ 04 làn xe ô tô : 4 x 3.50m = 14,00m.
+ 02 làn xe (hỗn hợp) : 2 x 2.50m = 5,00m.
- Dải phân cách giữa : = 1,50m.
- Dải an toàn : 2 x 0,50m = 1,00m.
- Lề : 2 x 0,50m = 1,00m.
Dải cây xanh 02 bên đường
rộng tổng cộng 19,5m.
1.10. Đường Gành Gió -
Núi Tượng, dài 6,0km:
Quy mô tiêu chuẩn kỹ
thuật đường cấp IV địa hình vùng núi, Vtk=40Km/h, lộ giới 21,0m.
Trong đó, nền đường rộng 9,0m, gồm:
- Mặt đường 02 làn xe
: 2x3,00m = 6,00m.
- Lề đường : 2x1,50m =
3,00m.
Dải cây xanh 02 bên đường
rộng tổng cộng 12,0m.
1.11. Đường vào Khu Du
lịch núi Đá Bàn, dài 5,0km:
Quy mô tiêu chuẩn kỹ
thuật đường cấp IV địa hình vùng núi, Vtk=40Km/h, lộ giới 21,0m.
Trong đó, nền đường rộng 9,0m, gồm:
- Mặt đường 02 làn xe
: 2x3,00m = 6,00m.
- Lề đường : 2x1,50m =
3,00m.
Dải cây xanh 02 bên đường
rộng tổng cộng 12,0m.
1.12. Đường cầu Cửa Lấp,
dài 4,0km:
Quy mô tiêu chuẩn kỹ
thuật đường cấp III địa hình đồng bằng và đồi, Vtk=80Km/h, lộ giới
20,0m. Trong đó, nền đường rộng 12,0m, gồm:
- Mặt đường 02 làn xe
: 2x3,50m = 7,00m.
- Lề đường : 2x2,50m =
5,00m.
Dải cây xanh 02 bên đường
rộng tổng cộng 8,0m.
1.13. Đường Suối Tranh
- Hàm Ninh, dài 3,0km:
Quy mô tiêu chuẩn kỹ
thuật đường cấp III địa hình đồng bằng và đồi, Vtk=80Km/h, lộ giới
20,0m. Trong đó, nền đường rộng 12,0m, gồm:
- Mặt đường 02 làn xe
: 2x3,50m = 7,00m.
- Lề đường : 2x2,50m =
5,00m.
Dải cây xanh 02 bên đường
rộng tổng cộng 8,0m.
1.14. Đường Nam sân bay Dương Tơ, dài 4,0km:
Quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp III địa
hình đồng bằng và đồi, Vtk=80Km/h, mặt cắt quy hoạch tương đương đường
cấp I, có bố trí dải phân cách giữa, lộ giới 50,0m. Trong đó, nền đường rộng
26m, gồm:
- Mặt đường 04 làn xe ô tô : 4x3,75m = 15,00m.
- Dải phân cách giữa : = 3,00m.
- Dải an toàn : 2x0,50m = 1,00m.
- Lề : 2x3,50m = 7,00m.
Dải cây xanh 02 bên đường rộng tổng cộng 24,0m
có dự phòng đất bố trí tuyến xe điện mặt đất (Tramway) phía bên phải tuyến theo
chiều từ Cửa Lấp đi.
1.15. Đường ra Bãi
Vòng, dài 3,0km:
Quy mô tiêu chuẩn kỹ
thuật đường cấp III địa hình đồng bằng, Vtk= 60Km/h, lộ giới 46,0m. Trong đó, nền đường rộng 36,0m, gồm:
- Phần xe chạy :
6x3.5m = 21m.
- Dải phân cách giữa :
1x3m = 3m.
- Dải an toàn : 4x0.5m
= 2m.
- Vỉa hè : 2x5m = 10m.
1.16. Đường cầu Sấu -
Bãi Sao 2,0km:
Quy mô tiêu chuẩn kỹ
thuật đường cấp IV địa hình vùng núi, Vtk=40Km/h, lộ giới 21,0m. Trong đó, nền đường rộng 9,0m, gồm:
- Mặt đường 02 làn xe
: 2x3,00m = 6,00m.
- Lề đường : 2x1,50m =
3,00m.
Dải cây xanh 02 bên đường
rộng tổng cộng 12,0m.
1.17. Đường vào Suối
Tiên, dài 7,5km:
Quy mô tiêu chuẩn kỹ
thuật đường cấp IV địa hình vùng núi, Vtk=40Km/h, lộ giới 21,0m. Trong đó, nền đường rộng 9,0m, gồm:
- Mặt đường 02 làn xe
: 2x3,00m = 6,00m.
- Lề đường : 2x1,50m =
3,00m.
Dải cây xanh 02 bên đường
rộng tổng cộng 12,0m.
1.18. Đường Bãi Trường
- Vịnh Đầm, dài 2,5km:
Quy mô tiêu chuẩn kỹ
thuật đường cấp III địa hình đồng bằng và đồi, Vtk 80Km/h, lộ giới 24,0m. Trong đó, nền đường rộng 12,0m, gồm:
- Mặt đường 02 làn xe
:2x3,50m = 7,00m.
- Lề đường
:2x2,50m = 5,00m.
Dải cây xanh 02 bên đường
rộng tổng cộng 12,0m.
1.19. Đường Đồng
Tranh, dài 4,0km:
Quy mô tiêu chuẩn kỹ
thuật đường cấp IV địa hình vùng núi, Vtk=40Km/h, lộ giới 20,0m.
Trong đó, nền đường rộng 8,5m, gồm:
- Mặt đường 02 làn xe
: 2x2,75m = 5,50m.
- Lề đường : 2x1,50m =
3,00m.
Dải cây xanh 02 bên đường
rộng tổng cộng 1l,5m.
1.20. Đường nhánh số
1, dài l,5km:
Quy mô tiêu chuẩn kỹ
thuật đường cấp IV địa hình vùng núi, Vtk=40Km/h, lộ giới 21,0m.
Trong đó, nền đường rộng 9,0m, gồm:
- Mặt đường 02 làn xe
: 2x3,00m = 6,00m.
- Lề đường :
2x1,50m = 3,00m.
Dải cây xanh 02 bên đường
rộng tổng cộng 12,0m.
1.21. Đường nhánh số
2, dài l,5km:
Quy mô tiêu chuẩn kỹ
thuật đường cấp IV địa hình vùng núi, Vtk=40Km/h, lộ giới 21,0m.
Trong đó, nền đường rộng 9,0m, gồm:
- Mặt đường 02 làn xe
: 2x3,00m = 6,00m.
- Lề đường : 2x1,50m =
3,00m.
Dải cây xanh 02 bên đường
rộng tổng cộng 12,0m.
1.22. Đường nhánh số 3
(Đường nhánh nối với đường Trục Nam - Bắc đảo với đường Dương Đông - Cửa Cạn -
Gành Dầu), dài khoảng 4,8km:
Đề xuất đưa vào quy hoạch
và xây dựng mới tuyến nhánh kết nối đường Trục Nam - Bắc tại Km31+130 với đường
vòng quanh đảo (giao với đường Dương Đông - Cửa Cạn tại Km6+990), sau khi hoàn
thành sẽ rút ngắn tuyến đường từ sân bay quốc tế Phú Quốc về các khu du lịch,
đô thị phía Bắc đảo và tạo thành tuyến đường vành đai qua thị trấn Dương Đông.
Quy hoạch đoạn tuyến đường quy mô 04 làn xe ô tô và 02 làn xe hỗn hợp, quy mô mặt
cắt ngang đường rộng 26,0m, lộ giới 42,0m.
Nền đường rộng 26,0m,
gồm:
- Mặt đường, gồm:
+ 04 làn xe ô tô : 4 x 3.50m = 14,00m.
+ 02 làn xe (hỗn hợp) : 2 x 3.50m = 7,00m.
- Dải phân cách giữa : = 3,00m.
- Dải an toàn : 2 x 0,50m = 1,00m.
- Lề : 2 x 0,50m = 1,00m.
Dải cây xanh 02 bên đường rộng tổng cộng 16m.
2. Hệ thống giao thông
tĩnh:
2.1. Các bến xe:
Trên cơ sở vị trí quy
hoạch các cảng (gồm cảng đầu mối, các cảng phục vụ yêu cầu vận tải nội địa, và
các cảng nhỏ phục vụ yêu cầu các khu vực), vị trí sân bay quốc tế mới và quy hoạch
Khu đô thị Dương Đông, An Thới, Cửa Cạn, các khu dân cư và quy hoạch mạng lưới
đường bộ đã được xác lập, dự kiến các bến xe ô tô được bố trí ở các khu vực
sau:
a) Tại khu vực thị trấn
Dương Đông: Dự kiến bố trí bến xe tại khu vực ngã ba giữa đường trục Nam - Bắc:
ĐT 973 (An Thới - Dương Đông - Suối Cái - Bãi
Thơm) với đường vào Khu Du lịch suối Đá Bàn.
b) Tại khu vực thị trấn
An Thới: Dự kiến bố trí bến xe tại khu vực ngã tư giao giữa đường trục Nam - Bắc:
ĐT 973 (An Thới - Dương Đông - Suối Cái - Bãi Thơm) với đường ĐT. 975 (Dương
Đông - Cửa Lấp - Bãi Khem).
c) Tại khu vực Suối
Cái: Dự kiến bố trí bến xe tại khu vực ngã ba giao giữa đường Trục Nam - Bắc:
ĐT 973 (An Thới - Dương Đông - Suối Cái - Bãi Thơm) với đường ĐT. 974 (Suối Cái
- Ngã 3 Rạch Vẹm - Gành Dầu).
Do tính chất tổng quát
của đồ án quy hoạch nên vị trí các bến xe chỉ là dự kiến, vị trí cụ thể được
xác định trên cơ sở quy hoạch chi tiết các khu đô thị.
2.2. Quy mô bến xe:
Trên cơ sở số liệu dự báo nhu cầu vận tải đã được xác định và căn cứ quy định về
bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo Thông
tư số 24/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải, dự
kiến bố trí tổng diện tích mỗi bến xe tối thiểu là 15.000m2.
2.3. Bãi đỗ xe: Trên
cơ sở số liệu dự báo nhu cầu vận tải được xác định và đối chiếu với quy định về
bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ (Thông tư
số 24/2010/TT-BGTVT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ Giao thông vận tải), dự kiến
bố trí tổng diện tích mỗi bãi đỗ tối thiểu là 5.000m2.
2.4. Trạm dừng xe
buýt: Trên các tuyến xe buýt các trạm dừng xe buýt được bố trí và cấu tạo theo
tiêu chuẩn TCVN 4054-2005. Các trạm xe buýt bố trí cách nhau từ 300m - 500m ở
khu vực đô thị, đông dân cư và khu vực du lịch và cách nhau từ 500m - 1000m ở
khu vực ít dân cư.
2.5. Trạm dừng tàu điện
mặt đất: Bố trí trạm dừng gần các điểm tập trung dân cư như: Chung cư, trường học,
bệnh viện,... Để đảm bảo cảnh quan môi trường, khoảng cách các ga đỗ sẽ được bố
trí cách nhau từ 500m - 1500m. Và có bố trí ga kỹ thuật tàu điện mặt đất
(Depot), làm nhiệm vụ: Duy tu bảo dưỡng thường xuyên; duy tu ngăn ngừa; duy tu
sửa chữa; đại tu,... Trước mắt, sẽ nghiên cứu bố trí đất dành cho Depot tại 02
khu vực đô thị chính là thị trấn An Thới và Dương Đông. Trong tương lai khi sẽ
xem xét bố trí thêm tại đô thị mới Cửa Cạn. Mỗi Depot dự kiến tối thiểu cần khoảng
5ha (200m x 250m).
2.6. Bến đậu hệ thống
taxi nước: Do tính chất chỉ phục vụ vận chuyển khách du lịch giữa các khu du lịch
là chính nên bến đậu cho phương tiện taxi nước sẽ được bố trí chung với các cảng
chính của đảo và tận dụng các cảng loại nhỏ tại Hàm Ninh, Bãi Vòng, Bãi Thơm,
cũng như các cảng nằm trong các khu du lịch dùng để làm bến bãi cho taxi thủy.
3. Cảng hàng không
Dương Đông:
Theo định hướng quy hoạch
xây dựng đảo Phú Quốc đến năm 2030, sau khi đưa sân bay mới tại Dương Tơ đi vào
hoạt động, sân bay Dương Đông sẽ được sử dụng để xây dựng khu đô thị trung tâm
của đảo.
3.1. Vị trí xây dựng:
Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc nằm ở phía Nam của đảo Phú Quốc, cách trung
tâm thị trấn Dương Đông khoảng 10km về phía Bắc. Phía Bắc giáp ấp Suối Mây,
phía Nam giáp ấp Dương Tơ, phía Đông giáp xã Hàm Ninh, phía Tây giáp với bờ biển
(cách khoảng 900m).
3.2. Quy mô xây dựng:
- Giai đoạn đến năm
2020:
+ Vai trò chức năng: Cảng
Hàng không quốc tế Phú Quốc phục vụ cho hoạt động bay quốc tế trong khu vực,
bay nội vùng và bay liên vùng giữa Bắc Bộ, Trung Bộ với đảo Phú Quốc (trung tâm
du lịch và giao thương). Tính chất sử dụng: Sân bay dùng chung dân dụng và quân
sự, sân bay căn cứ của các hãng hàng không trong nước, sân bay dự bị, hoạt động
24/24. Quy mô: Đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO, đảm bảo phục vụ cho các loại
máy bay B777, B787, A350 hoặc tương đương. Công suất cảng 4-6 triệu hành
khách/năm và 100.000 – 200.000 tấn hàng hóa/năm.
+ Các công trình
chính: 01 đường cất hạ cánh 3.000m x 45m; hệ thống đường lăn, sân đỗ tàu bay đồng
bộ với đường hạ cất cánh. Nhà ga hành khách công suất cảng 4-6 triệu hành
khách/năm. Nhà ga hàng hóa công suất đạt 100.000
- 200.000 tấn hàng hóa/năm. Nâng cấp, mở rộng nhà ga hành khách; mở rộng sân đỗ
tàu bay; thiết lập và khai thác cơ sở dữ liệu địa hình số eTOD; xây dựng các
công trình dịch vụ khác.
+ Quy hoạch diện tích
đất: Tổng diện tích đất khoảng 905ha.
- Giai đoạn đến năm
2030:
+ Tính chất sử dụng:
Sân bay dùng chung dân dụng và quân sự, hoạt động 24/24, sân bay căn cứ của các
hãng hàng không trong nước, sân bay dự bị, sân bay dự bị cho tàu bay code F.
Quy mô: Đạt cấp 4E theo tiêu chuẩn ICAO, đảm bảo phục vụ cho các loại máy bay
B777, B787, A350 hoặc tương đương. Công suất cảng 15 triệu hành khách/năm và
500.000 tấn hàng hóa/năm.
+ Các công trình
chính: 01 đường cất hạ cánh 3.000m x 45m; hệ thống đường lăn, sân đỗ tàu
bay đồng bộ với đường hạ cất cánh. Xây dựng thêm 01 đường cất hạ cánh 4.000m x
60m. Nâng cấp, mở rộng nhà ga hành khách 15 triệu hành khách/năm; xây dựng mở rộng
nhà ga hàng hóa đạt 500.000 tấn hàng hóa/năm; mở rộng sân đỗ tàu bay; hệ thống
A-SMGCS với SMR/MLAT; xây dựng các công trình dịch vụ khác, kho nhiên liệu hàng
không, bãi tập kết sửa chữa trang thiết bị mặt đất, cơ sở bảo dưỡng tàu bay.
4. Quy hoạch hệ thống
cảng biển:
Quy hoạch cụm cảng đảo
Phú Quốc về cơ bản tuân thủ theo quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc đến năm
2030 được phê duyệt trong Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2010 của
Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển đồng bằng
sông Cửu Long (nhóm số 6) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Gồm:
4.1. Khu bến tại khu vực
thị trấn An Thới:
Trong giai đoạn trước
mắt đây sẽ là khu bến cửa ngõ chính của đảo Phú Quốc phục vụ tập kết hàng hóa
và kết hợp phục vụ hành khách. Ngoài ra, cảng An Thới còn là đầu mối giao thông
từ đảo lớn Phú Quốc đi các đảo thuộc xã Hòn Thơm và quần đảo An Thới. Trong
giai đoạn tiếp theo cảng sẽ được nâng cấp hoàn thiện đồng bộ theo dự án đang thực
hiện, với quy mô như sau:
- Bao gồm bến cứng tại
bãi Cây Dừa cho tàu đến 3.000 DWT và bến phao chuyển tải tại Vịnh An Thới cho
tàu đến 3 vạn DWT.
- Năng lực thông qua
năm 2015 khoảng 0,3 ÷ 0,5 triệu T/năm hàng hóa
và 420 ÷ 430 ngàn lượt khách/năm; năm 2020 khoảng
0,5 ÷ 0,6 triệu T/năm hàng hóa và 190 ÷ 250 ngàn lượt khách/năm.
- Quy mô quy hoạch của
cảng dự kiến có năng lực thông quan 280 ngàn tấn hàng hóa và 440 ngàn hành
khách/năm, bao gồm 02 khu chức năng: Khu cảng đầu mối gồm cầu dẫn dài 132m, rộng
8,5m và cầu chính dài l00m, rộng 15m có thể cùng lúc cập 01 tàu 03 ngàn tấn, 01
tàu 02 ngàn tấn và tàu chở khách ven biển có sức chở 200 đến 300 khách. Khu cảng
chuyển tải (bến phao) cho các loại tàu biển trọng tải 30 ngàn tấn và tàu chở
khách quốc tế từ 1.000 - 2.000 khách.
4.2. Khu bến tại khu vực
Vịnh Đầm:
Hiện tại khu vực Vịnh
Đầm đang được đầu tư xây dựng mới cảng biển với chức năng cảng đầu mối tiếp nhận
hàng hóa và hành khách lưu thông giữa đất liền với đảo, kết hợp là nơi trú
tránh bão cho tàu thuyền.
- Quy mô đầu tư xây dựng
bao gồm: Đê ngăn sóng dài khoảng 1250m; bến
hành khách với 3 ÷ 4 cầu bến cho tàu cao tốc, cánh ngầm sức chở 150 ÷ 250
hành khách; bến hàng hóa với 02 cầu bến cho tàu chở
hàng đến 3.000 DWT và bến phao cho tàu chở hàng lỏng 5.000 DWT.
- Năng lực thông qua
năm 2015 khoảng 0,2 ÷ 0,3 triệu T/năm hàng hóa và 200 ÷230 ngàn lượt khách/năm; năm 2020 khoảng 0,6 ÷ 0,7 triệu T/năm hàng
hóa và 760 ÷880 ngàn lượt
khách/năm.
4.3. Khu bến tại khu vực
Mũi Đất Đỏ: Quy mô cảng biển quốc tế tổng hợp và dịch vụ hậu cần dầu khí Phú Quốc.
Xây dựng các công trình phục vụ ngành dầu khí, căn cứ cho các nhà thầu cung cấp
dịch vụ ngành dầu khí, khu sản xuất các mặt hàng công nghệ cao. Cầu cảng tiếp
nhận tàu 10.000DWT. Xây dựng đê chắn sóng phía Tây và phía Nam của khu cảng.
4.4. Cảng Hành khách
quốc tế Phú Quốc (tại thị trấn Dương Đông): Quy mô Cảng Hành khách quốc tế Phú
Quốc với năng lực thông qua đến năm 2020 dự kiến 200 ngàn khách, cỡ tàu cập bến
225.000GT và 30.000DWT; đến năm 2030 dự kiến 500 ngàn khách, cỡ tàu cập bến
225.000GT và 30.000DWT.
4.5. Khu bến Bãi Vòng:
Quy mô Khu bến Bãi Vòng phát triển mở rộng diện tích khu hậu cần cảng, xây dựng
mới thêm cầu cảng tiếp nhận các loại tàu hàng, tàu cao tốc, phà biển, du thuyền
và thủy phi cơ cập bến. Năng lực thông qua đến năm 2020 dự kiến 350 ngàn khách,
đến năm 2030 dự kiến 500 ngàn khách; cầu cảng hàng hóa tiếp nhận tàu từ 1.000 -
5.000 DWT.
4.6. Khu bến Đá Chồng:
Quy mô Khu bến Đá Chồng - Phú Quốc tiếp nhận các loại tàu hàng, tàu cao tốc,
phà biển. Năng lực thông qua đến năm 2020 dự kiến 200 ngàn khách, đến năm 2030
dự kiến 350 ngàn khách; cầu cảng hàng hóa tiếp nhận tàu từ 1.000DWT - 2.000
DWT.
- Các trung tâm đánh bắt
hải sản lớn như: Hàm Ninh, Cửa Cạn, Bãi Thơm, Gành Dầu, Rạch Tràm xây dựng bến
cảng cá và du thuyền.
- Xây dựng các cảng du
lịch Hòn Thơm, Bãi Trường, mũi Móng Tay, Rạch Vẹm.
5. Quỹ đất dành cho
giao thông:
Với tổng chiều dài các
tuyến đường bộ, đường sắt, bến - bãi, khu đầu mối kỹ thuật, bến cảng, sân bay
như đã trình bày ở các phân trên, quỹ đất dành cho giao thông là 1745,6ha, chiếm
2,99% diện tích đất trên đảo. Diện tích chiếm dụng của các hạng mục chính như
sau:
STT
|
Hạng mục
|
Chiều dài (Km)
|
Diện tích chiếm dụng (Ha)
|
Tỷ lệ %
|
I
|
Giao thông đường bộ
|
247,4
|
824,5
|
47,2
|
1
|
Trục Bắc - Nam
|
50,1
|
269,5
|
|
2
|
Các tuyến đường
quanh đảo
|
136,5
|
403,2
|
|
3
|
Các tuyến đường
ngang
|
60,8
|
151,8
|
|
II
|
Giao thông tĩnh
|
|
39,5
|
2,3
|
III
|
Cảng tổng hợp
|
|
81,6
|
4,7
|
IV
|
Sân bay
|
|
800,0
|
45,8
|
|
Tổng cộng
|
|
1745,6
|
|
Nhu cầu sử dụng đất
cho từng giai đoạn:
STT
|
Hạng mục
|
Đơn vị
|
Giai đoạn
|
Đến 2015
|
2016-2020
|
Sau 2020
|
1
|
Giao thông đường bộ
|
Ha
|
337,2
|
253,4
|
39,0
|
2
|
Giao thông tĩnh
|
Ha
|
0,0
|
3,0
|
16,5
|
3
|
Cảng tổng hợp
|
Ha
|
19,1
|
0,0
|
2,5
|
Tổng cộng
|
Ha
|
356,3
|
256,4
|
58,0
|
IV.
Dự kiến tổng mức đầu tư từng giai đoạn:
STT
|
Hạng mục
|
Chiều dài (Km)
|
Kinh phí đầu tư (Tỷ đồng)
|
đến 2015
|
2016-2020
|
Sau 2020
|
I
|
Giao thông đường bộ
|
247,9
|
2938,2
|
3395,4
|
292,5
|
1
|
Trục Bắc - Nam
|
50,1
|
1624,4
|
60,9
|
0,0
|
2
|
Các tuyến đường
quanh đảo
|
136,5
|
1419,7
|
2627,0
|
0,0
|
3
|
Các tuyến đường
ngang
|
61,3
|
0,0
|
707,5
|
292,5
|
II
|
Bến - bãi
|
|
0,0
|
40,0
|
80,0
|
III
|
Cảng biển
|
|
500,0
|
2454,0
|
500,0
|
IV
|
Giao thông công cộng
|
|
37,5
|
50,0
|
20375,0
|
|
Tổng cộng
|
253,6
|
3520,7
|
5939,4
|
21247,5
|
Trong đó: Dự kiến nguồn
vốn đầu tư như sau:
STT
|
Nguồn vốn
|
đến 2015
|
Tỷ lệ %
|
2016 - 2020
|
Tỷ lệ %
|
1
|
Trung ương
|
1563,5
|
44,4
|
60,9
|
0,0
|
2
|
Địa phương
|
1315,0
|
37,4
|
1817,0
|
30,6
|
3
|
Nguồn khác
|
642,2
|
18,2
|
4061,5
|
68,4
|
|
Cộng
|
3520,7
|
|
5939,4
|
|
V.
Các nội dung khác:
Thực hiện theo Quyết định
số 14/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy
hoạch phát triển giao thông bền vững đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang giai đoạn đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Điều
2. Tổ chức thực hiện quy hoạch:
1. Lập kế hoạch và xúc
tiến đầu tư:
Trên cơ sở quy hoạch
được duyệt, giao Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các
sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc tổ chức công bố quy hoạch,
niêm yết công khai quy hoạch theo quy định; lập kế hoạch đầu tư 05 năm và kế hoạch
hàng năm theo quy định, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để
trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, trong quá trình lập kế hoạch cần chú ý đến
tính khả thi về nguồn vốn.
Giao Sở Giao thông vận
tải tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ tổ chức giới thiệu dự án,
xúc tiến đầu tư để tạo nhiều cơ hội về nguồn vốn đầu tư các công trình giao
thông trên địa bàn.
2. Quản lý và giám sát
thực hiện quy hoạch:
Giao BQL Khu kinh tế
Phú Quốc:
- Là cơ quan quản lý
phụ trách về quy hoạch chung xây dựng bao gồm quy hoạch giao thông; chịu trách
nhiệm trong việc quản lý điều hành và kiểm soát việc thực hiện quy hoạch.
- Điều chỉnh bổ sung
quy hoạch kịp thời để giúp cho cơ quan quản lý khai thác vận tải có đủ điều kiện
để đầu tư, vận hành hệ thống vận tải hành khách công cộng đáp ứng kịp thời nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Điều
3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ban,
ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc; Giám đốc (Thủ trưởng)
các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Anh Nhịn
|