Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3518/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Mai Xuân Liêm
Ngày ban hành: 29/09/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3518/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 29 tháng 9 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG, NHÂN RỘNG, CỦNG CỐ, NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC MÔ HÌNH TỰ QUẢN TRONG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2023 - 2026”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới;

Căn cứ Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới;

Căn cứ Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 05/4/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông, giai đoạn 2022 - 2025;

Căn cứ Thông tư số 124/2021/TT-BCA ngày 28/12/2021 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”;

Căn cứ các Chỉ thị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh: số 04/CT-UBND ngày 18/01/2016 về chống lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; số 08/CT-UBND ngày 29/4/2021 về tăng cường thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT nhằm hạn chế, giảm TNGT trên địa bàn tỉnh;

Căn cứ Quyết định số 01/2021/QĐ-UBND ngày 28/01/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định trách nhiệm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Quyết định số 127/QĐ-UBND ngày 07/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình công tác năm 2022;

Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 91/TTr-CAT-PV01 ngày 13/3/2023 về phê duyệt Đề án “Xây dựng, nhân rộng, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình tự quản trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023 - 2026”; của Sở Tư pháp pháp tại Văn bản số 867/STP-XDKTVB ngày 27/4/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Xây dựng, nhân rộng, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình tự quản trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023 - 2026”, với những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nhằm phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của các cấp ủy Đảng, tăng cường hiệu lực, hiệu quả điều hành của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể và lực lượng Công an để xây dựng, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các mô hình tự quản trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (viết tắt là TTATGT) góp phần làm giảm vi phạm, tai nạn và ùn tắc giao thông tại các địa bàn trọng điểm phức tạp về TTATGT.

2. Mục tiêu cụ thể

Năm 2023, 2024, 2025 mỗi năm xây dựng, củng cố 50 mô hình tự quản về TTATGT tại 150 địa bàn trọng điểm, phức tạp về TTATGT đã được lựa chọn. Trong 03 năm củng cố, kiện toàn, thành lập 150 mô hình (có 32 mô hình củng cố, kiện toàn, 118 mô hình xây dựng mới), cụ thể: Năm 2023 củng cố, kiện toàn 12 mô hình, xây dựng mới 38 mô hình; Năm 2024 củng cố, kiện toàn 10 mô hình, xây dựng mới 40 mô hình; Năm 2025 củng cố, kiện toàn 10 mô hình, xây dựng mới 40 mô hình). Gắn với 05 loại mô hình sau: Mô hình “Tổ tự quản tham gia bảo đảm TTATGT” (60 mô hình); mô hình “Cổng trường tự quản về TTATGT” (50 mô hình); mô hình “Cựu chiến binh tự quản về TTATGT” (30 mô hình); mô hình “Tổ công nhân tự quản về TTATGT (07 mô hình); mô hình “Chung tay bảo vệ đường sắt và tôi yêu đường sắt quê tôi” (03 mô hình). Năm 2026 tập trung củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình và tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm để triển khai thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Xây dựng, củng cố, nhân rộng các mô hình

Căn cứ vào đặc điểm tình hình từng địa bàn tại 150 địa bàn trọng điểm phức tạp về TTATGT để lựa chọn xây dựng loại mô hình nào cho phù hợp, sát với thực tiễn, phát huy được hiệu quả hoạt động. Tập trung lựa chọn xây dựng 05 loại mô hình sau: Mô hình “Tổ tự quản tham gia bảo đảm TTATGT”; mô hình “Cổng trường tự quản về TTATGT”; mô hình “Cựu chiến binh tự quản về TTATGT”; mô hình “Tổ công nhân tự quản về TTATGT; mô hình “Chung tay bảo vệ đường sắt và tôi yêu đường sắt quê tôi”.

a) Mô hình “Tổ tự quản tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”

- Địa điểm xây dựng: Tại các địa bàn trọng điểm phức tạp về TTATGT đã được lựa chọn.

- Lực lượng tham gia các mô hình.

+ Ban Chỉ đạo an ninh, trật tự cấp xã sẽ là Ban Chỉ đạo của mô hình.

+ Số cán bộ nòng cốt tại cơ sở, bảo vệ các cơ quan, doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trên các tuyến đường và đội ngũ xe ôm, số quần chúng tích cực tại cơ sở… là những người có sức khỏe tốt nhiệt tình, tự nguyện tham gia vào mô hình tự quản.

- Số lượng thành viên: Mỗi mô hình phải đảm bảo tối thiểu 05 thành viên nòng cốt, trong đó có 01 tổ trưởng, ít nhất 01 tổ phó.

- Cách thức xây dựng, củng cố và nhân rộng các mô hình

+ Đối với những địa bàn đã có mô hình tự quản về TTATGT: Rà soát đánh giá lại hiệu quả hoạt động của mô hình, nếu phát huy hiệu quả thì tổ chức nhân rộng, nếu không hiệu quả thì đề xuất thanh loại.

+ Đối với những địa bàn chưa có mô hình tự quản về TTATGT thì tiến hành xây dựng theo 04 bước (có phụ lục 03 hướng dẫn kèm theo).

- Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên tham gia mô hình, gồm:

+ Phối hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về TTATGT.

+ Nắm tình hình, đôn đốc, hướng dẫn việc chấp hành các quy định của pháp luật về TTATGT của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên tuyến, địa bàn.

+ Phối hợp tham gia hướng dẫn Nhân dân bảo đảm hành lang an toàn giao thông; giúp đỡ Nhân dân và người tham gia giao thông đi lại an toàn, thuận lợi theo đúng quy định.

+ Tham gia xử lý, sơ cấp cứu ban đầu người bị nạn; phối hợp bảo vệ hiện trường các vụ tai nạn giao thông; phân luồng, giải quyết ùn tắc giao thông tại các điểm, nút giao thông trọng điểm phức tạp.

+ Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo đảm TTATGT.

+ Được trang cấp một số trang thiết bị cần thiết để phục vụ công tác và được cấp kinh phí hoạt động, tổ chức giao ban định kỳ, sơ kết, tổng kết theo quy định.

- Quản lý, điều hành hoạt động của mô hình:

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thành lập mô hình, lựa chọn, công nhận thành viên tham gia mô hình và phân công tổ trưởng, tổ phó, các thành viên mô hình; ban hành quy chế hoạt động; trên cơ sở nguồn kinh phí, thiết bị, công cụ cần thiết được cấp và huy động thêm nguồn xã hội hóa để duy trì hoạt động của mô hình.

+ Các thành viên tham gia mô hình tự quản trong công tác bảo đảm TTATGT tham gia hoạt động trên tinh thần tự nguyện và thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công; chịu sự chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo an ninh, trật tự cấp xã và hướng dẫn nghiệp vụ của các lực lượng chức năng trong công tác bảo đảm TTATGT (Cảnh sát giao thông, trật tự; Công an xã, phường, thị trấn; Thanh tra giao thông).

+ Tổ Trưởng Tổ tự quản của mô hình chịu trách nhiệm tổ chức điều hành mọi hoạt động của tổ; định kỳ hằng tháng, quý, 06 tháng và 01 năm tiến hành giao ban định kỳ để đánh giá tình hình, hiệu quả hoạt động của mô hình; đề ra phương hướng nhiệm vụ thực hiện trong thời gian tới.

+ Công an cấp xã có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên tham mưu thành lập, củng cố, kiện toàn mô hình; phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc hoạt động của mô hình; đề xuất thanh quyết toán kinh phí thực hiện.

b) Mô hình “Cổng trường tự quản về TTATGT”

- Địa điểm xây dựng: Tại các cổng trường thuộc địa bàn trọng điểm phức tạp về TTATGT, thường xảy ra ùn tắc giao thông vào các giờ cao điểm.

- Lực lượng tham gia các mô hình

+ Ban Chỉ đạo an ninh, trật tự cấp xã sẽ là Ban Chỉ đạo của mô hình.

+ Lựa chọn số cán bộ nòng cốt tại cơ sở, bảo vệ nhà trường, Hội Cựu chiến binh… tham gia vào mô hình tự quản.

- Số lượng thành viên: Mỗi mô hình phải đảm bảo tối thiểu 05 thành viên nòng cốt, trong đó có 01 tổ trưởng, ít nhất 01 tổ phó.

- Cách thức xây dựng, củng cố và nhân rộng các mô hình: Theo nội dung quy định tại điểm a khoản 1 mục này.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên tham gia mô hình, gồm:

+ Phối hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về TTATGT.

+ Phối hợp tham gia hướng dẫn, điều tiết giao thông; giúp đỡ phụ huynh khi đưa, đón con đi học đi lại an toàn, thuận lợi theo đúng quy định.

+ Tham gia xử lý, sơ cấp cứu ban đầu người bị nạn; phân luồng, giải quyết ùn tắc giao thông tại các cổng trường.

+ Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo đảm TTATGT.

+ Được trang cấp một số trang thiết bị cần thiết để phục vụ công tác và được cấp kinh phí hoạt động, tổ chức giao ban định kỳ, sơ kết, tổng kết theo quy định.

- Quản lý, điều hành hoạt động của mô hình: Theo nội dung quy định tại điểm a khoản 1 mục này.

c) Mô hình “Cựu chiến binh tự quản về trật tự, an toàn giao thông”

- Địa điểm xây dựng: Tại các cổng trường, tuyến đường, khu phố… thuộc địa bàn trọng điểm phức tạp về TTATGT, thường xảy ra ùn tắc giao thông vào các giờ cao điểm.

- Lực lượng tham gia các mô hình

+ Ban Chỉ đạo an ninh, trật tự cấp xã sẽ là Ban Chỉ đạo của mô hình.

+ Hội Cựu chiến binh là lực lượng trực tiếp tham gia mô hình.

- Số lượng thành viên: Mỗi mô hình phải đảm bảo tối thiểu 05 thành viên nòng cốt, trong đó có 01 tổ trưởng, ít nhất 01 tổ phó.

- Cách thức xây dựng, củng cố và nhân rộng các mô hình: Theo nội dung quy định tại điểm a khoản 1 mục này.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên tham gia mô hình, gồm:

+ Phối hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về TTATGT.

+ Phối hợp tham gia hướng dẫn, điều tiết giao thông, phân luồng, giải quyết ùn tắc giao thông tại các cổng trường, tuyến đường, khu phố.

+ Phối hợp tham gia hướng dẫn Nhân dân thực hiện các quy định về bảo đảm hành lang an toàn giao thông.

+ Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo đảm TTATGT.

+ Được trang cấp một số trang thiết bị cần thiết để phục vụ công tác và được cấp kinh phí hoạt động, tổ chức giao ban định kỳ, sơ kết, tổng kết theo quy định.

- Quản lý, điều hành hoạt động của mô hình: Như nội dung quy định tại điểm a khoản 1 mục này.

d) Mô hình “Tổ công nhân tự quản về TTATGT”

- Địa điểm xây dựng: Tại cổng các cơ quan, doanh nghiệp thuộc địa bàn trọng điểm phức tạp về TTATGT, thường xảy ra ùn tắc giao thông vào các giờ cao điểm.

- Lực lượng tham gia các mô hình

+ Ban Chỉ đạo an ninh, trật tự cấp xã sẽ là Ban Chỉ đạo của mô hình.

+ Lựa chọn số cán bộ nòng cốt tại cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp và đại diện các tổ công nhân tham gia vào mô hình tự quản.

- Số lượng thành viên: Mỗi mô hình phải đảm bảo tối thiểu 05 thành viên nòng cốt, trong đó có 01 tổ trưởng, ít nhất 01 tổ phó.

- Cách thức xây dựng, củng cố và nhân rộng các mô hình: Theo nội dung quy định tại điểm a khoản 1 mục này.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên tham gia mô hình, gồm:

+ Phối hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về TTATGT.

+ Phối hợp tham gia hướng dẫn, điều tiết giao thông, phân luồng, giải quyết ùn tắc giao thông tại các cổng cơ quan, doanh nghiệp.

+ Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo đảm TTATGT.

+ Được trang cấp một số trang thiết bị cần thiết để phục vụ công tác và được cấp kinh phí hoạt động, tổ chức giao ban định kỳ, sơ kết, tổng kết theo quy định.

- Quản lý, điều hành hoạt động của mô hình: Theo nội dung quy định tại điểm a khoản 1 mục này.

đ) Mô hình “Chung tay bảo vệ đường sắt và tôi yêu đường sắt quê tôi”

- Địa điểm xây dựng: Trên tuyến đường sắt thuộc địa bàn trọng điểm phức tạp về TTATGT, thường xảy ra tai nạn và ùn tắc giao thông.

- Lực lượng tham gia các mô hình

+ Ban Chỉ đạo an ninh, trật tự cấp xã là thành viên Ban Chỉ đạo của mô hình.

+ Các thành viên bảo vệ tại các chốt đường sắt, số cán bộ nòng cốt tại cơ sở, quần chúng Nhân dân tích cực, tự nguyện tham gia mô hình.

- Số lượng thành viên: Mỗi mô hình phải đảm bảo tối thiểu 05 thành viên nòng cốt, trong đó có 01 tổ trưởng, ít nhất 01 tổ phó.

- Cách thức xây dựng, củng cố và nhân rộng các mô hình: Theo nội dung quy định tại điểm a khoản 1 mục này.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên tham gia mô hình, gồm:

+ Bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt.

+ Phối hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về TTATGT; tuyên truyền, nhắc nhở Nhân dân không tự ý mở các lối đi cắt qua đường sắt; cảnh báo nguy hiểm cho Nhân dân sinh sống tại khu vực có tuyến đường sắt chạy qua.

+ Bố trí lực lượng thay phiên nhau canh gác, cảnh báo nguy hiểm tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, nơi không có lực lượng chuyên trách làm công tác canh gác.

+ Tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo đảm TTATGT.

+ Được trang cấp một số trang thiết bị cần thiết để phục vụ công tác và được cấp kinh phí hoạt động, tổ chức giao ban định kỳ, sơ kết, tổng kết theo quy định.

- Quản lý, điều hành hoạt động của mô hình: Theo nội dung quy định tại điểm a khoản 1 mục này.

2. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo và các mô hình tự quản về trật tự an toàn giao thông

a) Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp

- Cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn toàn tỉnh phải tích cực triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và bảo đảm TTATGT; Hằng năm chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch để chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp đã đề ra.

- Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các địa phương, đơn vị phải thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và công tác bảo đảm TTATGT.

- Thường xuyên chỉ đạo nắm tình hình và đánh giá tình hình tại địa bàn cơ sở để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn các cấp có thẩm quyền tham mưu, đề xuất xây dựng, củng cố các mô hình tự quản về TTATGT đảm bảo về mặt số lượng, đạt chất lượng và phát huy hiệu quả cao nhất.

- Tập trung chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT; tham gia bảo đảm hành lang an toàn giao thông, chống lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; tập trung phân luồng giao thông, tránh ùn tắc giao thông; phối hợp kiểm soát tải trọng của các phương tiện; tham gia bảo vệ hiện trường, sơ cấp cứu người bị nạn…

b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức quần chúng trên địa bàn toàn tỉnh triển khai đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, kiến thức pháp luật về TTATGT bằng nhiều nội dung, hình thức khác nhau như: Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các trang mạng xã hội Zalo, Facebook. Tổ chức tuyên truyền trực tiếp thông qua các cuộc họp, các buổi sinh hoạt của các tổ chức chính trị xã hội tại địa bàn cơ sở.

- Nghiên cứu đổi mới biện pháp tuyên truyền theo hướng phù hợp đặc điểm vị trí địa lý, tình hình dân cư và phong tục tập quán của từng vùng miền và tính chất, mức độ phức tạp của tình hình TTATGT để đưa ra các nội dung, hình thức tuyên truyền phù hợp, tập trung tuyên truyền sâu, rộng kiến thức pháp luật về TTATGT và công tác vận động quần chúng tham gia bảo đảm TTATGT.

- Chú trọng hình thức tuyên truyền mang tính chất cảnh báo, khuyến cáo các hành vi vi phạm nguy hiểm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, như: chạy quá tốc độ, chở hàng quá khổ, quá tải, chở quá số người theo quy định, lấn làn, lấn tuyến, điều khiển phương tiện sau khi sử dụng rượu, bia; đồng thời tập trung tuyên truyền vào các nhóm người có nguy cơ vi phạm cao (các chủ doanh nghiệp vận tải, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, công nhân).

- Tập trung phổ biến quy định của pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông đối với người kinh doanh vận tải, xe khách, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và người điều khiển phương tiện cá nhân; phổ biến kinh nghiệm điều khiển phương tiện trên tuyến đường có mật độ giao thông cao, các “điểm đen” về giao thông, các tuyến đường đèo dốc, thời tiết vào ban đêm hoặc trời mưa để nâng cao nhận thức, kinh nghiệm cho đội ngũ lái xe.

- Tuyên truyền, khuyến khích người tham gia giao thông thực hiện theo đúng quy định của luật an toàn giao thông; thường xuyên phối hợp giữa gia đình, nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị, xã hội để giáo dục nhắc nhở tự giác chấp hành TTATGT.

- Mỗi mô hình được xây dựng, củng cố, kiện toàn tập trung sử dụng nhiều nội dung, hình thức, biện pháp khác nhau để tuyên truyền phổ biến sâu rộng kiến thức pháp luật về TTATGT; kỹ năng bảo vệ hiện trường; sơ cấp cứu nạn nhân gặp nạn; kỹ năng phân luồng giao thông...

c) Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các thành viên mô hình

Định kỳ hằng năm tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng bảo đảm TTATGT (Tập huấn kiến thức pháp luật bảo đảm TTATGT; kỹ năng bảo vệ hiện trường; sơ cấp cứu nạn nhân gặp nạn; phân luồng giao thông; xử lý các tình huống gây mất an ninh trật tự, tình huống cứu nạn, cứu hộ trong các vụ việc về giao thông, trật tự; kỹ năng tập hợp và phát huy vai trò quần chúng tham gia xây dựng phong trào; các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình…) cho các thành viên Ban chỉ đạo an ninh, trật tự cấp xã và các thành viên nòng cốt của các mô hình tự quản về TTATGT.

d) Công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc

- Ủy ban nhân dân, Ban An toàn giao thông các cấp tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc xây dựng, củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình tự quản về TTATGT.

- Lực lượng Công an các cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về TTATGT; tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các xã, phường, thị trấn xây dựng, củng cố, kiện toàn phát huy hiệu quả hoạt động của các mô hình tự quản về TTATGT.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

a) Công an tỉnh

- Là cơ quan chủ trì tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Đề án; các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Bộ Công an, tỉnh Thanh Hóa về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và bảo đảm TTATGT.

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất.

- Tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng bảo đảm TTATGT cho các thành viên Ban Chỉ đạo an ninh, trật tự cấp xã và các thành viên của mô hình tự quản về TTATGT.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện các giải pháp trong công tác xây dựng, nhân rộng mô hình tự quản về TTATGT của cấp ủy chính quyền cấp huyện và cấp xã, phường, thị trấn phức tạp về TTATGT.

- Xây dựng và triển khai các phương án, kế hoạch cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát huy hiệu quả hoạt động của các mô hình tự quản về TTATGT, góp phần làm giảm vi phạm và tai nạn giao thông; mở đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông; phối hợp xử lý các "điểm đen" về tai nạn và ùn tắc giao thông; tích cực xử lý các trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông, lấn chiếm vỉa hè, lòng đường.

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính dự trù kinh phí để triển khai thực hiện Đề án; phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất mua sắm, trang cấp các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác bảo đảm TTATGT theo phụ lục Đề án.

- Tổng hợp, thống kê, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Đề án để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

b) Sở Giao thông vận tải

- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp các lực lượng chức năng Công an tỉnh trong việc hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức pháp luật, kỹ năng công tác cho các thành viên mô hình tự quản bảo đảm TTATGT.

- Chủ trì đề xuất cấp thẩm quyền các giải pháp phát triển hệ thống giao thông và nâng cấp hạ tầng giao thông trên các tuyến đường trọng điểm; điều chỉnh, bổ sung hệ thống hạ tầng an toàn giao thông trên các tuyến; phối hợp xử lý các "điểm đen" tai nạn giao thông và phức tạp về TTATGT.

c) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên phối hợp với các cơ quan, ban ngành và chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ công chức, viên chức và các đoàn thể, quần chúng Nhân dân tham gia bảo đảm TTATGT.

- Tổ chức giám sát việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và bảo đảm TTATGT.

- Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội cựu Chiến binh, Hội nông dân, Đoàn Thanh niên đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động chi hội, hội viên tích cực tham gia bảo đảm TTATGT tại các tuyến, địa bàn trọng điểm phức tạp về TTATGT; khuyến khích hội viên tham gia vào các tổ tự quản trong công tác bảo đảm TTATGT.

- Phối hợp chỉ đạo duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của các mô hình tự quản về TTATGT do Hội Cựu Chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên… các cấp là thành viên tham gia Ban chỉ đạo mô hình; Tiếp tục phát động tổ chức Hội thi "An toàn giao thông"; tổ chức các buổi giao lưu, tuyên truyền về văn hóa giao thông đến tất cả các cấp tổ chức hội trong toàn tỉnh.

- Kịp thời đề xuất, biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt, cách ứng xử đẹp, có văn hóa của các thành viên, hội viên, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên khi tham gia bảo đảm TTATGT.

d) Sở Nội vụ

- Phối hợp với Công an tỉnh thường xuyên hướng dẫn, củng cố, kiện toàn các tổ chức tự quản, mối quan hệ phối hợp hoạt động của các mô hình tự quản về an ninh trật tự nói chung và mô hình tự quản về TTATGT nói riêng.

- Phối hợp đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tham gia bảo đảm TTATGT.

đ) Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan thẩm định dự toán ngân sách, trình cấp thẩm quyền phê duyệt, bố trí kinh phí thực hiện cho các sở, ngành và đơn vị cấp tỉnh theo quy định của phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành để thực hiện Đề án; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Đề án theo đúng quy định hiện hành.

e) Sở Tư pháp

Tham mưu Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chỉ đạo Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật huyện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm TTATGT; nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT cho Ban chỉ đạo và các thành viên mô hình tự quản bảo đảm TTATGT.

h) Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa

- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì biên tập, xây dựng clip, xuất bản tài liệu tuyên truyền cấp phát cho các đơn vị có liên quan; chỉ đạo các cơ quan, báo chí và hệ thống truyền thanh ở cơ sở tăng cường thời lượng, số lượng các bản tin về TTATGT, tuyên truyền sâu rộng đến từng thôn, bản, khu phố về các hành vi vi phạm TTATGT phổ biến hiện nay, tuyên truyền mức phạt để người dân nắm rõ thực hiện, tuyên truyền về nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng; duy trì hiệu quả hoạt động của chuyên mục "An toàn giao thông 24 giờ" phát hằng ngày.

- Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án trong giai đoạn 2023 - 2026; về hiệu quả hoạt động của các mô hình tự quản về TTATGT.

i) Sở Giáo dục và Đào tạo

- Đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.

- Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức An toàn giao thông trong trường học, giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông.

- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật về TTATGT và xây dựng văn hóa giao thông cho học sinh, sinh viên và đoàn viên trong nhà trường.

k) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Đề án; tổ chức quán triệt, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể trong phạm vi quản lý thực hiện Đề án nghi êm túc, hiệu quả; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án tại địa phương.

- Chủ động phối hợp với Ban An toàn giao thông huyện kiến nghị, đề xuất với cơ quan chức năng khắc phục kịp thời các bất hợp lý về hạ tầng giao thông, các điểm đen, điểm nguy cơ mất an toàn giao thông; cương quyết không để phát sinh các đường dân sinh tự phát qua các tuyến quốc lộ.

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động toàn dân tham gia bảo đảm TTATGT; tập trung tuyên truyền vận động tổ chức, cá nhân, thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên các trường trên địa bàn tỉnh nghiêm chỉnh chấp hành TTATGT; tổ chức tuyên truyền vận động các chủ kho hàng, chủ mỏ, chủ xe kinh doanh vận tải nghiêm chỉnh chấp hành về tải trọng, kích thước thùng hàng…

- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức quần chúng tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án; Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng, củng cố, kiện toàn, duy trì hoạt động của các mô hình tự quản về TTATGT tại địa bàn cơ sở.

- Chỉ đạo các đơn vị chức năng, đoàn thể, chính quyền các xã, phường, thị trấn tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho cán bộ, đảng viên; yêu cầu từng cán bộ, đảng viên cam kết chấp hành nghiêm pháp luật về TTATGT, coi đây là căn cứ bình xét, đánh giá cán bộ hằng năm, không xem xét các danh hiệu thi đua đối với đảng viên, cán bộ vi phạm về TTATGT bị cơ quan chức năng xử lý.

- Cân đối ngân sách để tổ chức triển khai thực hiện Đề án; chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức tập huấn kiến thức về bảo đảm TTATGT.

l) Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức quán triệt, triển khai sâu rộng, nghiêm túc các nội dung của Đề án đến từng thôn, bản, khu phố trên địa bàn.

- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức xây dựng, ra mắt mô hình, đồng thời tiến hành củng cố, kiện toàn nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình tự quản về TTATGT tại địa bàn.

- Thường xuyên chỉ đạo các thành viên Ban Chỉ đạo an ninh, trật tự nâng cao tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, củng cố, nhân rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình tự quản về TTATGT.

- Tùy thuộc vào điều kiện, khả năng của đơn vị để hỗ trợ thêm kinh phí và huy động nguồn kinh phí xã hội hóa cho hoạt động của các mô hình đảm bảo đúng quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước; huy động lực lượng tham gia các lớp tập huấn kiến thức về bảo đảm TTATGT.

IV. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Tổng kinh phí thực hiện Đề án trong 4 năm khoảng 13 tỷ đồng, trong đó:

1. Ngân sách tỉnh: Khoảng 10 tỷ đồng.

2. Ngân sách địa phương (Ủy ban nhân dân cấp huyện) khoảng 3 tỷ đồng: Chi mua sắm trang thiết bị cho các thành viên tham gia tổ chức hoạt động của mô hình.

3. Huy động nguồn kinh phí xã hội hóa hợp pháp cho hoạt động của các mô hình tự quản về TTATGT.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 2-QĐ;
- Ủy Ban ATGT Quốc gia (để b/c);
- Bộ Công an (để b/c);
- Bộ Giao thông vận tải (để b/c);
- TTr: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (để b/c);
- Lưu: VT, NC, CN (V).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Xuân Liêm

PHỤ LỤC SỐ 01

DANH SÁCH ĐIỂM ĐEN VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
(Kèm theo Quyết định số 3518/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2023 của UBND tỉnh)

STT

Huyện, thị xã, thành phố

Xã, phường, thị trấn

Điểm đen về giao thông

1

Đông Sơn

1

Thị trấn Rừng Thông

Km23 Chợ mới, QL47

2

Hà Trung

1

Xã Hà Bình

Km297+100 - Km297+800, QL1A

2

Thị trấn Hà Trung

Km299+950- Km300+050, QL1A

3

Hoằng Hóa

1

Xã Hoằng Đức

Km319+700 - Km320, QL1A

2

Xã Hoằng Quý

Km313 +300 - Km313+330, QL1A

3

Xã Hoằng Trinh

Km309 +800 - Km310 +50, QL1A

4

Xã Hoằng Kim

Km312+220 đến Km 313, QL1A

4

Ngọc Lặc

1

Xã Kiên Thọ

Km 558+500 - Km559+600, Đường HCM

2

Thị trấn Ngọc Lặc

Km539+700 - Km540+300, Đường HCM

5

Như Xuân

1

Xã Bãi Trành

Km629 Đường HCM - ngã ba Bãi Trành

2

Thị trấn Yên Cát

Km600 - Km600+300, Đường HCM

6

Quan Sơn

1

Xã Trung Hạ

Km125+300, QL217

7

Quảng Xương

1

Xã Quảng Ninh

Km335+620 - Km335 + 800, QL1A

8

Thạch Thành

1

Thị trấn Vân Du

Km17-Km18, QL45

9

Thọ Xuân

1

Thị trấn Thọ Xuân

Km 15+100 - Km15+30, QL47B

2

Xã Xuân Bái

Chợ Xuân Bái đến Km 65 +500, QL47

3

Xã Xuân Sinh

Km19+400 - Km19 +500, QL47B

4

Xã Xuân Lai

Km10 +200 - Km10 +30, QL47B

5

Xã Thọ Xương

Ngã tư thôn Hữu Lễ đến Km566+100, Đường HCM

10

Thường Xuân

1

Thị trấn Thường Xuân

Km0 - Km24+500, ĐT519

2

Xã Luận Thành

Km576-Km577, Đường HCM

3

Xã Lương Sơn

Km84 - Km85, QL47

11

Triệu Sơn

1

Xã Thọ Dân

Km42, QL47

2

Xã Dân Lý

Km32 Chợ Thiều, QL47

3

Xã Thái Hòa

Ngã ba Trung tâm xã

12

Vĩnh Lộc

1

Thị trấn Vĩnh Lộc

Km27+373, QL217

2

Xã Vĩnh Long

Km32 + 300, QL45

13

TP Thanh Hóa

1

Phường Phú Sơn

Km74 - Km75 + 500, QL45

2

Phường Quảng Thịnh

Km80 + 600, QL45 Chợ Voi

3

Phường Quảng Hưng

Km11 - Km12, QL47

4

Phường Đông Hải

Ngã tư BigC

14

TX Bỉm Sơn

1

Phường Bắc Sơn

Km284+700 - Km285+400, QL1A

15

TX Nghi Sơn

1

Phường Hải Châu

Km350 + 500 - Km351 + 800, QL1A

2

Phường Hải Ninh

Km352 + 700 - Km353 + 100, QL1A

PHỤ LỤC SỐ 02

DANH SÁCH 150 ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM, PHỨC TẠP VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG
(Kèm theo Quyết định số 3518/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2023 của UBND tỉnh)

STT

Địa bàn được lựa chọn xây dựng mô hình

Huyện, thị xã, thành phố

1

Thị trấn Cành Nàng

Bá Thước

2

Xã Thành Lâm

3

Thị trấn Phong Sơn

Cẩm Thủy

4

Thị trấn Rừng Thông

Đông Sơn

5

Xã Đông Ninh

6

Xã Đông Thanh

7

Xã Đông Khê

8

Xã Đông Tiến

9

Xã Yến Sơn

Hà Trung

10

Xã Hà Bình

11

Thị trấn Hà Trung

12

Xã Yên Dương

13

Xã Hà Tân

14

Thị trấn Hậu Lộc

Hậu Lộc

15

Xã Thuần Lộc

16

Xã Triệu Lộc

17

Xã Hoa Lộc

18

Thị trấn Hoằng Hóa

Hoằng Hóa

19

Xã Hải Tiến

20

Xã Hoằng Đức

21

Xã Hoằng Hải

22

Xã Hoằng Đồng

23

Xã Hoằng Quý

24

Xã Hoằng Trinh

25

Xã Hoằng Kim

26

Xã Trí Nang

Lang Chánh

27

Thị trấn Lang Chánh

28

Thị trấn Mường Lát

Mường Lát

29

Thị trấn Chuối

Nông Cống

30

Xã Trung Chính

31

Xã Hoàng Giang

32

Xã Tượng Sơn

33

Xã Hoàng Sơn

34

Xã Yên Mỹ

35

Thị trấn Nga Sơn

Nga Sơn

36

Xã Nga Phượng

37

Xã Nga An

38

Xã Cao Ngọc

Ngọc Lặc

39

Xã Kiên Thọ

40

Xã Minh Sơn

41

Thị trấn Ngọc Lặc

42

Thị trấn Như Thanh

Như Thanh

43

Xã Hải Long

44

Xã Bãi Trành

Như Xuân

45

Thị trấn Yên Cát

46

Xã Phú Nghiêm

Quan Hóa

47

Thị trấn Quan Hóa

48

Xã Trung Hạ

Quan Sơn

49

Thị trấn Sơn Lư

50

Thị trấn Tân Phong

Quảng Xương

51

Xã Quảng Ninh

52

Xã Tiên Trang

53

Xã Quảng Trung

54

Thị trấn Vân Du

Thạch Thành

55

Xã Thành Tâm

56

Xã Thành Thọ

57

Xã Thành Long

58

Thị trấn Kim Tân

59

Thị trấn Thiệu Hóa

Thiệu Hóa

60

Thị Trấn Hậu Hiền

61

Thị trấn Thọ Xuân

Thọ Xuân

62

Thị trấn Lam Sơn

63

Thị trấn Sao Vàng

64

Xã Xuân Bái

65

Xã Xuân Sinh

66

Xã Xuân Lai

67

Xã Thọ Xương

68

Thị trấn Thường Xuân

Thường Xuân

69

Xã Luận Thành

70

Xã Lương Sơn

71

Xã Vạn Xuân

72

Thị trấn Triệu Sơn

Triệu Sơn

73

Xã Thọ Dân

74

Xã Dân Lý

75

Xã Thái Hòa

76

Thị trấn Nưa

77

Thị trấn Vĩnh Lộc

Vĩnh Lộc

78

Xã Vĩnh Tiến

79

Xã Vĩnh Thịnh

80

Xã Vĩnh Long

81

Xã Minh Tân

82

Thị trấn Quán Lào

huyện Yên Định

83

Thị trấn Thống Nhất

84

Thị trấn Yên Lâm

85

Thị trấn Quý Lộc

86

Xã Định Liên

87

Phường Phú Sơn

TP Thanh Hóa

88

Phường Đông Cương

89

Phường Tào Xuyên

90

Phường Nam Ngạn

91

Phường Điện Biên

92

Phường Đông Vệ

93

Phường Quảng Thắng

94

Phường Đông Sơn

95

Phường An Hưng

96

Phường Thiệu Khánh

97

Phường Quảng Thành

98

Phường Long Anh

99

Phường Đông Tân

100

Phường Đông Hương

101

Phường Lam Sơn

102

Phường Quảng Tâm

103

Phường Ngọc Trạo

104

Phường Thiệu Dương

105

Phường Quảng Thịnh

106

Phường Ba Đình

107

Phường Quảng Hưng

108

Phường Quảng Phú

109

Phường Tân Sơn

110

Phường Đông Lĩnh

111

Phường Đông Hải

112

Phường Quảng Đông

113

Phường Trường Thi

114

Phường Quảng Cát

115

Phường Đông Thọ

116

Phường Hàm Rồng

117

Phường Trung Sơn

TP Sầm Sơn

118

Phường Quảng Thọ

119

Phường Bắc Sơn

120

Phường Quảng Cư

121

Phường Quảng Châu

122

Phường Trường Sơn

123

Phường Quảng Vinh

124

Phường Quảng Tiến

125

Phường Ba Đình

Thị xã Bỉm Sơn

126

Xã Quang Trung

127

Phường Lam Sơn

128

Phường Đông Sơn

129

Phường Bắc Sơn

130

Phường Ngọc Trạo

131

Phường Phú Sơn

132

Phường Hải Châu

Thị xã Nghi Sơn

133

Xã Nghi Sơn

134

Phường Bình Minh

135

Phường Xuân Lâm

136

Xã Hải Hà

137

Phường Hải Thanh

138

Phường Hải Bình

139

Phường Hải An

140

Xã Tùng Lâm

141

Phường Hải Lĩnh

142

Phường Ninh Hải

143

Phường Hải Ninh

144

Phường Hải Thượng

145

Phường Hải Hòa

146

Phường Tân Dân

147

Xã Hải Yến

148

Xã Trường Lâm

149

Phường Tĩnh Hải

150

Phường Mai Lâm

PHỤ LỤC SỐ 03

HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỰ QUẢN VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO thông
(Kèm theo Quyết định số 3518/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2023 của UBND tỉnh)

Quy trình xây dựng mô hình: gồm 4 bước:

Bước 1. Lựa chọn tên mô hình.

Bước 2. Mở hồ sơ xây dựng mô hình

Bước 3. Công bố quyết định thành lập mô hình

Bước 4. Duy trì hoạt động của mô hình

1. Lựa chọn tên mô hình

Căn cứ vào đặc điểm, tình hình trật tự an toàn giao thông tại địa bàn để lựa chọn mô hình tự quản về TTATGT cho phù hợp.

- Lựa chọn những vấn đề nổi cộm về TTATGT để tập trung xây dựng mô hình như: Nơi tập trung đông người, lưu lượng phương tiện lưu thông tương đối lớn, thường xuyên xảy ra va chạm, tai nạn và ùn tắc giao thông tại các xã, phường, thị trấn và một số xã trọng điểm, phức tạp về TTATGT.

- Lựa chọn những tổ chức đoàn thể, cơ quan, doanh nghiệp, trường học...để xây dựng mô hình cho phù hợp, ví dụ như: Hội Cựu Chiến binh tự quản về TTATGT; Tổ công nhân tự quản về TTATGT....

2. Mở hồ sơ xây dựng mô hình

- Quyết định thành lập mô hình.

- Phân công trách nhiệm các thành viên trong Ban chỉ đạo an ninh trật tự cấp xã và trách nhiệm các thành viên trong tổ tự quản.

- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BCĐ mô hình và các thành viên tổ tự quản.

- Quy chế thực hiện mô hình.

3. Nội dung Lễ công bố quyết định thành lập mô hình.

- Diễn văn khai mạc.

- Công bố quyết định thành lập mô hình tự quản.

- Phân công trách nhiệm các thành viên Ban chỉ an ninh trật tự cấp xã chỉ đạo mô hình.

- Thông qua quy chế hoạt động.

- Đại diện thành viên của mô hình hứa quyết tâm thực hiện quy chế.

- Ký giao ước thi đua giữa các tổ tự quản của mô hình.

- Ý kiến chỉ đạo của đại biểu cấp trên.

- Trưởng Ban chỉ đạo mô hình tiếp thu ý kiến chỉ đạo và bế mạc buổi lễ.

4. Duy trì hoạt động của mô hình.

- Sau buổi lễ công bố quyết định thành lập, Ban chỉ đạo an ninh, trật tự cấp xã chính thức chỉ đạo mọi hoạt động của mô hình; các thành viên trong tổ tự quản mô hình chính thức đi vào hoạt động.

- Hằng tháng Ban chỉ đạo an ninh trật tự cấp xã tổ chức sơ kết hoạt động của mô hình để rút kinh nghiệm, chỉ đạo tháng tiếp theo.

- Định kỳ 06 tháng Ban chỉ đạo an ninh, trật tự cấp xã tổ chức hội nghị sơ kết.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3518/QĐ-UBND ngày 29/09/2023 phê duyệt Đề án “Xây dựng, nhân rộng, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình tự quản trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2026”

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


919

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.199.54
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!