ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
34/2018/QĐ-UBND
|
Hà Nam, ngày 05
tháng 9 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG
BỘ ĐỊA PHƯƠNG, TỈNH HÀ NAM BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 32/2016/QĐ-UBND NGÀY
25 THÁNG 8 NĂM 2016 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11
năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng
2 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng
9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo
vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23
tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn thực hiện một số
điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy
định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09
tháng 10 năm 2017 của Bộ GTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm
2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải
(tại Tờ trình số 855/TTr-SGTVT ngày 15 tháng 6 năm 2018); Báo cáo thẩm định của
Sở Tư pháp (tại Văn bản số 19/BCTĐ-STP ngày 13 tháng 6 năm 2018),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy
định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ địa phương, tỉnh
Hà Nam ban hành kèm theo Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2016
của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, bao gồm:
1. Sửa đổi Điều 3 như sau:
“Điều 3. Phạm vi quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ
Phạm vi quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ thực hiện theo nội dung Chương V, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP
ngày 24 tháng 2 năm 2010; Điều 1, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9
năm 2013 của Chính Phủ; Chương II, Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9
năm 2015 và khoản 1, khoản 2, Điều 1 Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng
10 năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1,
thay thế khoản 4 Điều 5 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều
5 như sau:
“1. Việc khai thác, sử dụng phạm vi bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ tuân theo Điều 26, Điều 28 của Nghị định số
11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 2 năm 2010; Điều 10, Điều 11, Thông tư số
50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015; Khoản 3, khoản 4 Điều 1, Thông tư số
35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 và các quy định tại Quyết định số
32/2016/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2016.”
b) Thay thế khoản 4 Điều 5 như
sau:
“4. Đối với các dự án thủy điện, thủy lợi có tuyến
tránh ngập và các dự án khác có tuyến tránh:
a) Kinh phí xây dựng tuyến tránh do chủ đầu tư dự
án chịu trách nhiệm.b) Chủ đầu tư dự án ngay từ bước lập dự án về hướng tuyến,
quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan đối với hệ thống đường
địa phương phải có ý kiến thỏa thuận của Cơ quan có thẩm quyền theo Điều 4 tại
quy định này thỏa thuận đối với hệ thống đường được giao quản lý”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 6
như sau:
“Điều 6. Công trình thiết yếu xây dựng trong phạm
vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Loại công trình thiết yếu, yêu cầu thực hiện các
quy định xây dựng công trình thiết yếu trong và ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ được quy định cụ thể tại Điều 12, Thông tư số
50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015 và khoản 5 Điều 1, Thông tư số
35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 7
như sau:
“Điều 7. Chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu,
chấp thuận cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu
trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang khai thác
1. Thẩm quyền chấp thuận xây dựng công trình thiết
yếu; chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công
trình thiết yếu:
- Sở Giao thông vận tải chấp thuận xây dựng công
trình thiết yếu; chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng
công trình thiết yếu trên hệ thống đường tỉnh.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận xây dựng
công trình thiết yếu; chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây
dựng công trình thiết yếu trên hệ thống đường huyện.
- Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận xây dựng công
trình thiết yếu; chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng
công trình thiết yếu trên hệ thống đường xã.
- Tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác đường chuyên
dùng chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu; chấp thuận xây dựng cùng thời điểm
với cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu trên hệ thống đường chuyên
dùng do đơn vị quản lý.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận xây dựng công trình thiết
yếu, chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công xây dựng công
trình thiết yếu:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị xây dựng công trình thiết yếu trong
phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành
kèm theo Quyết định này.
- Hồ sơ, bản vẽ thiết kế của dự án đầu tư hoặc hồ
sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công công trình có đầy đủ các thông
tin sau: vị trí, lý trình đường bộ xây dựng công trình thiết yếu; kích thước
công trình thiết yếu trên mặt bằng công trình đường bộ và trong phạm vi đất
dành cho đường bộ; khoảng cách theo phương thẳng đứng từ công trình thiết yếu
bên trên hoặc bên dưới đến bề mặt công trình đường bộ; khoảng cách theo phương
ngang từ cột, tuyến đường dây, đường ống, bộ phận khác của công trình thiết yếu
đến mép ngoài rãnh thoát nước dọc, mép mặt đường xe chạy hoặc mép ngoài cùng của
mặt đường bộ.
+ Đối với công trình thiết yếu xây dựng trong phạm
vi dải phân cách giữa của đường bộ phải có thông tin về khoảng cách theo phương
thẳng đứng từ công trình thiết yếu đến mặt đất, từ công trình thiết yếu đến mép
ngoài dải phân cách giữa.
+ Đối với công trình thiết yếu xây lắp qua cầu, hầm
hoặc các công trình đường bộ phức tạp khác phải có báo cáo kết quả thẩm tra thiết
kế;
- Trường hợp chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với
cấp phép thi công xây dựng công trình thiết yếu, đơn đề nghị và hồ sơ theo quy
định tại khoản 2 Điều 8 Quyết định này.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
c) Thời hạn giải quyết trong 05 ngày làm việc kể từ
khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
d) Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu,
chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp phép thi công công trình thiết yếu
có giá trị trong thời gian 18 tháng kể từ ngày ban hành; nếu quá 18 tháng, phải
thực hiện thủ tục gia hạn. Thủ tục gia hạn quy định như sau:
- Đơn đề nghị gia hạn chấp thuận xây dựng công
trình thiết yếu của chủ công trình theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết
định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà
Nam;
- Thời gian giải quyết: trong 03 ngày làm việc kể từ
khi nhận được đơn gia hạn theo quy định;
- Thời gian gia hạn: chỉ thực hiện việc gia hạn 01
lần với thời gian không quá 12 tháng;
- Trình tự, cách thức thực hiện theo quy định tại
Điều 13 Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 25 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Hà Nam.
3. Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận xây dựng công
trình thiết yếu; chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu cùng thời điểm với cấp
phép thi công công trình thiết yếu quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định này
chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu cùng thời điểm với cấp phép thi công
công trình thiết yếu áp dụng đối với dự án sửa chữa công trình thiết yếu trong
phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của các tuyến đường địa phương
đang khai thác; công trình đường dây tải điện, thông tin, viễn thông vượt phía
trên đường bộ có cột nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ nhưng phải bảo đảm
quy định về phạm vi bảo vệ trên không, giới hạn khoảng cách an toàn đường bộ
theo chiều ngang quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 2 năm
2010, Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm 2015, Thông tư số
35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ GTVT và quy định này”.
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 2
Điều 8 như sau:
“2. Hồ sơ đề nghị cấp phép thi công công trình thiết
yếu bao gồm:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp phép thi công công trình (bản
chính) theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND
ngày 25 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam.
Trường hợp chấp thuận xây dựng cùng thời điểm với cấp
phép thi công xây dựng công trình thiết yếu theo quy định tại khoản 3 Điều 7;
đơn đề nghị theo mẫu tại Phụ lục số 1a ban hành kèm theo Quy định này;
- Văn bản chấp thuận xây dựng công trình thiết yếu
của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy định này;
- 02 (hai) bản vẽ thiết kế thi công và biện pháp tổ
chức thi công đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (bản chính). Nội dung bản
vẽ thiết kế thi công thể hiện quy mô công trình, hạng mục công trình thiết yếu
trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các nội dung quy định
tại điểm b khoản 2 Điều 7 Quyết định này; biện pháp tổ chức thi công thể hiện
phương án thi công, phương án bảo đảm an toàn trong thi công xây dựng, an toàn
giao thông và tổ chức giao thông.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
c) Thời hạn giải quyết trong 05 ngày kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
d) Hết hạn thi công, Chủ đầu tư hoặc chủ sử dụng
công trình thiết yếu phải có văn bản đề nghị gia hạn thời gian thi công, thời
gian gia hạn thi công phải đáp ứng thời gian yêu cầu của văn bản chấp thuận quy
định tại mục d, khoản 2, Điều 7 quy định này;
e) Công trình thiết yếu xây dựng trong phạm vi bảo
vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải được cấp phép thi công và nghiệm
thu hoàn trả công trình đường bộ. Cơ quan cấp phép thi công xây dựng công trình
thiết yếu quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy định này có trách nhiệm kiểm tra,
đánh giá, tham gia nghiệm thu và tham gia xác nhận hết bảo hành đối với công
tác hoàn trả kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do thi công xây dựng, sửa chữa
công trình thiết yếu”.
6. Sửa đổi, bổ sung tên và nội
dung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc
người được giao quản lý, sử dụng công trình thiết yếu
Nội dung trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc
người được giao quản lý, sử dụng công trình thiết yếu được thực hiện theo nội
dung chi tiết tại Điều 15, Thông tư 50/2015/TT-BGTVT ngày 23 tháng 9 năm
2015 và khoản 8 Điều 1, Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017
của Bộ Giao thông vận tải”.
7. Sửa đổi bổ sung điểm b
khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3, bãi bỏ điểm e khoản 1, điểm e khoản 2,
điểm c khoản 3, Điều 14 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản
1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 14:
“b) Đường dẫn ra, vào cửa hàng xăng dầu, đường nối
trực tiếp từ các công trình đơn lẻ.”
b) Bãi bỏ điểm e khoản 1, điểm
e khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 14.
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1
Điều 15 như sau:
“1. Đối với hệ thống đường tỉnh:
Đường nhánh đấu nối vào đường tỉnh phải thông qua
điểm đấu nối nằm trong quy hoạch các điểm đấu nối đã được Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối liền kề cùng phía vào đường
tỉnh được thực hiện như sau:
a) Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào
đường tỉnh quy định tại khoản 1 Điều 14 Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND và sửa đổi,
bổ sung tại điểm a, khoản 7 Điều 1 Quyết định này nằm trong khu vực nội thành,
nội thị được xác định theo quy hoạch giao thông đô thị đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt.
b) Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào
đường tỉnh quy định tại Khoản 1 Điều 14 Quyết định 32/2016/QĐ-UBND và sửa đổi,
bổ sung tại điểm a, khoản 7 Điều 1 Quyết định này nằm ngoài khu vực nội thành,
nội thị:
- Đối với các tuyến đường tỉnh không có dải phân
cách giữa, khoảng cách giữa các điểm đấu nối liền kề cùng phía dọc theo một bên
tuyến được xác định theo cấp quy hoạch của đoạn tuyến đường tỉnh, cụ thể như
sau: đối với tuyến đường cấp I, II không nhỏ hơn 5.000 mét, đối với đường cấp
III không nhỏ hơn 1.500 mét, đối với đường cấp IV trở xuống không nhỏ hơn 1.000
mét.
- Đối với các tuyến có dải phân cách giữa, có đủ quỹ
đất để xây dựng làn chuyển tốc (phương tiện qua nút giao chỉ rẽ phải), khoảng
cách giữa các điểm đấu nối liền kề dọc theo một bên tuyến được xác định theo cấp
quy hoạch của đoạn tuyến cụ thể như sau: Tuyến đường cấp I, II không nhỏ hơn
2.000 mét, đường từ cấp III trở xuống không nhỏ hơn 1.000 mét.”
c) Trường hợp khu vực có địa hình mà hành lang đường
bộ bị chia cắt như núi cao, vực sâu, sông, suối và các chướng ngại vật khác khó
khăn trong việc di dời; các công trình phục vụ an ninh, quốc phòng, công trình
quan trọng phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, khoảng cách giữa
hai điểm đấu nối phải được Sở Giao thông vận tải chấp thuận và đáp ứng các điều
kiện kỹ thuật sau:
- Đảm bảo các yếu tố hình học tại vị trí đấu nối,
tuân thủ theo yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế hiện hành;
- Đảm bảo điều kiện về an toàn giao thông, tổ chức
giao thông phù hợp với điều kiện thực tế tại vị trí đấu nối”.
d) Các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu dân cư,
khu thương mại, dịch vụ hoặc các dự án khác xây dựng dọc đường bộ phải nằm
ngoài hành lang an toàn đường bộ và phải có đường gom nối từ dự án vào các đường
nhánh; trường hợp không có đường nhánh, được đấu nối trực tiếp đường gom vào đường
tỉnh nhưng phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào đường tỉnh
theo quy định tại Quyết định này. Trường hợp đặc biệt do điều kiện địa hình, địa
vật khó khăn hoặc không đủ quỹ đất, có thể xem xét cho phép một phần đường gom
nằm trong hành lang an toàn đường bộ. Sở Giao thông vận tải chấp thuận thiết kế
kỹ thuật và phương án tổ chức giao thông tại điểm đấu nối vào đường gom hệ thống
đường tỉnh; việc đấu nối vào đường gom không phải thực hiện quy định về khoảng
cách tối thiểu giữa 2 điểm đấu nối.
đ) Trong trường hợp đặc biệt tại những vị trí đấu nối
thuộc đoạn tuyến không đủ điều kiện làm đường gom, chủ đầu tư dự án, chủ công
trình báo cáo Sở Giao thông vận tải để xem xét hoặc chấp thuận cho phép đấu nối
trực tiếp với đường tỉnh. Thiết kế nút giao đấu nối phải có giải pháp mở rộng mặt
đường, bán kính cong, tầm nhìn (việc thiết kế làn chuyển tốc tại khu vực đấu nối
được xem xét cụ thể dựa trên lưu lượng xe ra vào nút giao và tính chất phức tạp
của nút giao) và bố trí đầy đủ hệ thống trang thiết bị đảm bảo an toàn giao
thông, biển báo hiệu theo quy định”.
9. Sửa đổi, bổ sung Điều 19
như sau:
“Điều 19. Đấu nối các cửa hàng xăng dầu vào hệ
thống đường địa phương
1. Đối với đường tỉnh, đường huyện, đường chuyên
dùng: Khoảng cách đấu nối giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề (tính từ điểm
giữa của cửa hàng) hoặc đấu nối đường dẫn vào đường tỉnh, đường huyện, đường
chuyên dùng vừa phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối được
quy định tại Quyết định này đồng thời đảm bảo khoảng cách giữa hai cửa hàng
xăng dầu, cụ thể như sau:
a) Trong khu vực nội thành, nội thị (theo quy định
của Chính phủ về phân loại đô thị và cấp quản lý đô thị): theo quy hoạch đô
thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
b) Ngoài khu vực nội thành, nội thị: Đối với tuyến
đường có giải phân cách giữa có đủ quỹ đất để xây dựng làn chuyển tốc (phương
tiện quan nút giao chỉ rẽ phải) khoảng cách đấu nối giữa hai cửa hàng xăng
dầu liền kề dọc theo mỗi bên đường không nhỏ hơn 3.000 mét; Đối với tuyến đường
không có giải phân cách giữa khoảng cách đấu nối giữa hai cửa hàng xăng dầu liền
kề dọc theo mỗi bên đường không nhỏ hơn 6.000 mét.
c) Đối với trường hợp cửa hàng xăng dầu nằm ngoài
khu vực nội thành, nội thị, giáp ranh với khu vực nội thành, nội thị, khoảng
cách tối thiểu giữa hai cửa hàng xăng dầu liền kề cùng phía được áp dụng như
quy định đối với khu vực ngoài đô thị và được tính từ cửa hàng xăng dầu gần nhất
trong khu vực nội thành, nội thị.
d) Đối với các đoạn tuyến đường tỉnh chạy dọc, liền
kề với tuyến đường sắt, sông suối, vực sâu, khoảng cách tối thiểu giữa hai cửa
hàng xăng dầu liền kề được áp dụng như quy định đối với tuyến đường có dải phân
cách giữa;
đ) Đối với cửa hàng xăng dầu được xây dựng ở lân cận
hoặc trùng với điểm đấu nối của đường nhánh khác, phải điều chỉnh để tại vị trí
đó chỉ tồn tại một điểm đấu nối theo hướng ưu tiên điểm đấu nối của công trình
có trước hoặc sử dụng chung.
2. Đối với đường xã: Khoảng cách đấu nối giữa hai cửa
hàng xăng dầu liền kề dọc theo mỗi bên đường không nhỏ hơn 1.500 mét.
3. Đối với những tuyến đường đã có quy hoạch các cửa
hàng xăng dầu thì thực hiện theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 22 như sau:
“4. Sở Công thương
Có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý hoạt động
đầu tư xây dựng và hoạt động kinh doanh của các cửa hàng xăng dầu, công trình
điện và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác dọc theo đường bộ tuân thủ theo các
quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 25/9/2018.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT (để
b/c);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- Báo, Đài Hà Nam; TT Công báo tỉnh, Cổng TTĐT tỉnh;
- VPUB: LĐVP(4), GTXD, các CV;
- Lưu: VT, GTXD.
TA.D\2018\QĐ\117
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Xuân Đông
|