ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 29/2018/QĐ-UBND
|
Ninh
Bình, ngày 23 tháng 10 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ
NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ
ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Ban hành Văn bản Quy
phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP
ngày 14/5/2016 quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư số
46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về
tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải, xe quá khổ giới hạn,
xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp
hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường
bộ;
Căn cứ thông tư số
06/2016/TT-BGTVT ngày 08/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải ban hành
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao
thông Vận tải tại Tờ trình số 2630/TTr-SGTVT ngày 10/10/2018 và báo cáo thẩm định
của Sở Tư pháp tại văn bản số 220/BC-STP ngày 08/10/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hoạt
động vận tải đường bộ trong đô thị thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 03/11/2018 và
thay thế các Quyết định số 515/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh
Ninh Bình về việc tổ chức giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Ninh Bình
và các khu vực phụ cận thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Ninh Bình, Quyết định số
55/QĐ-UBND ngày 13/01/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình về việc sửa đổi bổ
sung một số điều của Quyết định số 515/QĐ-UBND ngày 14/10/2016 của Chủ tịch
UBND tỉnh Ninh Bình về việc tổ chức giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố
Ninh Bình và các khu vực phụ cận thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Ninh Bình.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ
trưởng các ban, ngành đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và
các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Giao thông Vận tải;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Cục kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư Pháp;
- Website Chính phủ;
- Báo Ninh Bình;
- Đài PTTH tỉnh
- Lưu: VT, VP4,2,7,11;
Nt10.03
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Đinh Văn Điến
|
QUY ĐỊNH
VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ TRONG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH
NINH BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2018/QĐ-UBND ngày 29/10/2018 của UBND tỉnh
Ninh Bình)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy định này quy định hoạt động vận tải
hành khách bằng xe ô tô, hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, máy kéo, rơ
moóc hoặc sơ mi rơ moóc, hoạt động của xe máy chuyên dùng và trách nhiệm của
các cơ quan, đơn vị có liên quan đến hoạt động vận tải đường bộ trong đô thị
thành phố Ninh Bình.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các tổ
chức, cá nhân trong nước và nước ngoài liên quan đến hoạt động vận tải đường bộ
trong đô thị thành phố Ninh Bình, thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Ninh Bình.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ HOẠT
ĐỘNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
Điều 3. Quy định
đối với hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô
1. Đối với xe ô tô vận tải hành khách
tuyến cố định có bến đi, bến đến ngoài tỉnh Ninh Bình: Không được lưu hành
trong phạm vi địa giới hành chính thành phố Ninh Bình trừ trường hợp lưu hành
trên các tuyến đường vành đai gồm tuyến QL.1 tránh thành
phố Ninh Bình, đường nối QL.1 với cảng Ninh Phúc, đường tỉnh
ĐT.478B, đường QL.1 đoạn từ ngã tư Ba Vuông về phía Nam đến
địa giới hành chính huyện Hoa Lư, đoạn QL.10 từ ngã tư bigC đến địa giới hành
chính huyện Yên Khánh để di chuyển qua đô thị thành phố Ninh Bình.
2. Đối với xe ô tô vận tải hành khách
có bến đi, bến đến là bến xe ô tô khách trong tỉnh Ninh Bình; xe ô tô vận tải
hành khách theo hợp đồng; xe ô tô vận tải hành khách du lịch lữ hành, xe ô tô
buýt và các loại xe ô tô vận tải hành khách khác được lưu hành bình thường vào
khu vực đô thị thành phố Ninh Bình.
Điều 4. Quy định
đối với hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, máy kéo, rơ moóc hoặc sơ mi rơ
moóc; hoạt động của xe máy chuyên dùng
1. Xe ô
tô vận tải có trọng tải trên 10 tấn (là các loại xe ô tô vận tải có khối lượng
chuyên chở theo giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên 10 tấn) và máy kéo, rơ moóc hoặc
sơ mi rơ moóc, các xe máy chuyên dùng không được lưu thông trong thời gian từ 6h00
đến 22h00 hằng ngày trong khu vực hạn chế quy định tại khoản 2 Điều
này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
2. Khu vực
hạn chế là khu vực trung tâm thành phố Ninh Bình được xác định như sau: Từ nút giao
QL.1 với đường Trịnh Tú (Khách sạn Hoàng Sơn) đi theo đường Trịnh Tú ↔ theo đường
tỉnh 476 theo quy hoạch (Bái Đính - Bình Minh, đê sông Đáy) đến đường Ngô Gia Tự
↔ theo đường Ngô Gia Tự đến đường Nguyễn Công Trứ theo đường Nguyễn Công Trứ
qua cầu Lim theo QL.1 (Đường 30/6) ↔
theo đường Tuệ Tĩnh đến đường Lê Thái Tổ theo đường Lê Thái Tổ đến đường Trịnh
Tú theo đường Trịnh Tú về nút giao với QL.1 (Khách sạn Hoàng Sơn).
3. Xe ô
tô vận tải có trọng tải trên 10 tấn (chi tiết tại phụ lục 01) được phép hoạt động
trong khu vực hạn chế. Khi hoạt động trong khu vực hạn chế, người điều khiển
các phương tiện này phải chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn giao thông
và phải mang theo giấy tờ chứng minh. Cụ thể:
a) Đối với xe bồn chở bê tông tươi,
xe bơm bê tông tươi phải mang theo Giấy phép xây dựng của công trình (bản sao),
hợp đồng cung cấp bê tông tươi cho công trình nằm trong vùng giới hạn (bản
sao).
b) Đối với xe về vị trí đỗ xe của
doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải mang theo giấy tờ chứng minh vị trí bãi xe của
doanh nghiệp, hộ kinh doanh nằm trong khu vực hạn chế (bản sao).
c) Đối với xe chở máy móc, thiết bị
phục vụ các chương trình, hoạt động, sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao có vị
trí nằm trong khu vực giới hạn mà không thể có phương án vận chuyển khác phù hợp, đảm bảo yêu cầu tiến độ của chương trình, hoạt động phải
mang theo Giấy phép, Quyết định cho phép tổ chức chương trình, hoạt động, sự kiện
(bản sao).
4. Trong
phạm vi khu vực hạn chế cho phép xe ô tô vận tải trên 10 tấn lưu hành trên tuyến
đường Trịnh Tú (Đoạn từ QL.1 đến đường Lê
Thái Tổ) trên đường Lê Thái Tổ, đường Tuệ Tĩnh và trên
cầu vượt Thanh Bình theo hướng xe từ đường Nguyễn Huệ rẽ phải đi Kim Sơn.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 5. Trách nhiệm
của các cơ quan, đơn vị
1. Trách
nhiệm của Sở Giao thông Vận tải
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị có liên quan thực hiện lắp đặt biển báo hiệu giao thông đường bộ theo
đúng Quy chuẩn QCVN 41:2016/BGTVT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường
bộ” để hướng dẫn giao thông cho các phương tiện quy định tại Điều 3, Điều 4 Quy
định này.
b) Hằng năm lập kế hoạch trình UBND tỉnh
phê duyệt và tổ chức thực hiện việc lắp đặt, quản lý, bảo trì biển báo hiệu đường
bộ, biển báo phân luồng phù hợp với Quy định này.
c) Chủ trì, phối hợp Công an tỉnh,
Ban An toàn giao thông tỉnh, UBND thành phố Ninh Bình và UBND các huyện có liên
quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, theo dõi, hướng dẫn thực hiện Quy định
này;
d) Tham mưu giúp UBND tỉnh đôn đốc
các cấp, các ngành nghiêm túc triển khai, tổ chức thực hiện Quy định này và tổng
hợp, báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ, đột xuất về kết quả
triển khai, tổ chức thực hiện Quy định này.
e) Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện,
thành phố và các đơn vị có liên quan thông báo rộng rãi và hướng dẫn các đơn vị,
tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia hoạt động vận tải trong các khu vực giới hạn
thực hiện nghiêm các nội dung tại Điều 3, Điều 4 Quy định này.
2. Trách
nhiệm của Công an tỉnh
a) Chỉ đạo công tác hướng dẫn giao
thông tại các nút giao, tổ chức tuần tra xử lý vi phạm theo quy định;
b) Phối hợp Sở Giao thông Vận tải,
UBND thành phố Ninh Bình và UBND các huyện có liên quan tổ chức tuyên truyền,
phổ biến, theo dõi thực hiện Quy định này.
3. Trách
nhiệm của Ban An toàn giao thông tỉnh
a) Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải,
Công an tỉnh, UBND thành phố Ninh Bình và UBND các huyện có liên quan tổ chức
tuyên truyền, phổ biến, theo dõi việc thực hiện Quy định này;
b) Định kỳ đánh giá kết quả thực hiện
Quy định này để báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
4. Trách
nhiệm của Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải
xây dựng dự toán kinh phí cho lắp đặt, bảo trì hằng năm biển
báo hiệu đường bộ trên địa bàn thành phố Ninh Bình và khu vực phụ cận theo quy
định để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định.
5. Trách
nhiệm của UBND thành phố Ninh Bình và UBND các huyện có liên quan.
a) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc
quyền quản lý phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức triển khai các nội
dung tổ chức giao thông quy định tại Quyết định này có liên quan; tăng cường hoạt
động kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm.
b) Phối hợp Sở Giao thông Vận tải,
Công an tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhân dân tại địa phương
và theo dõi việc chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và
quy định tại Quyết định này khi tham gia giao thông đường bộ trong khu vực cấm.
c) Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải
xây dựng kế hoạch quản lý, bảo trì thường xuyên hệ thống báo hiệu đường bộ trên
địa bàn quản lý, có trách nhiệm quản lý hệ thống báo hiệu đường bộ trên các tuyến
đường bộ theo phân cấp quản lý.
6. Trách
nhiệm của các cơ quan, đơn vị khác có liên quan khác
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của mình, phối hợp tuyên truyền, thực hiện Quy định này, đề xuất các giải
pháp, biện pháp phù hợp để đạt được mục tiêu, yêu cầu trong công tác đảm bảo trật
tự an toàn giao thông.
Điều 6. Quy định
về sửa đổi, bổ sung
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu
có phát sinh, vướng mắc cần phải sửa đổi, bổ sung, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải
chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp ý kiến trình UBND tỉnh để
kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Phụ lục 01
DANH MỤC
CÁC PHƯƠNG TIỆN TRÊN 10 TẤN ĐƯỢC PHÉP HOẠT ĐỘNG
TRONG KHU VỰC HẠN CHẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 29/2018/QĐ-UBND ngày 23/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình)
1. Xe phục vụ chỉnh trang đô thị, đảm
bảo vệ sinh môi trường, phục vụ dân sinh, bao gồm:
a) Xe chở rác,
b) Xe quét đường,
c) Xe bồn chở nước sạch phục vụ các
khu vực bị hư hỏng hệ thống cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt,
d) Xe phun nước tưới cây,
đ) Xe sửa chữa điện, hệ thống thông
tin liên lạc.
2. Xe bưu chính;
3. Xe bồn chở bê tông tươi, xe bơm bê
tông tươi;
4. Xe chở trang, thiết bị phục vụ các
chương trình, hoạt động, sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao của tỉnh, thành
phố Ninh Bình có vị trí nằm trong khu vực giới hạn;
5. Xe rỗng về vị trí bãi xe của doanh
nghiệp, hộ kinh doanh.