Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2811/QĐ-UBND kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ Quốc lộ Thừa Thiên Huế

Số hiệu: 2811/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Nguyễn Văn Cao
Ngày ban hành: 03/12/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2811/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 03 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH LẬP LẠI TRẬT TỰ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ CÁC QUỐC LỘ QUA ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tng giao thông đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sđiều của Nghị định s 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt;

Căn cứ Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006;

Căn cứ Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông;

Căn cứ Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông;

Căn cứ Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường st giai đoạn 2014-2020;

Căn cứ Quyết định số 3067/QĐ-BGTVT ngày 11/8/2014 của Bộ GTVT phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 1173/QĐ-BGTVT ngày 06/4/2015 của Bộ GTVT phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ năm 2015;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thừa Thiên Huế tại Tờ trình số 1747/TTr-SGTVT ngày 16 tháng 11 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ các Quốc lộ qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan, các thành viên Tổ công tác liên ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Giao thông vận tải;
- TT Tnh ủy, TT HĐND tnh;
- CT và các PCT UBND tnh;
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
- Cục Quản lý Đường bộ II;
- Cục Đường sắt Việt Nam;
- Chi cục Quản lý Đường bộ II.6
- Công báo tnh;
- VP: CVP và các PCVP;
- Lưu: VT, ĐC, GT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Cao

 

KẾ HOẠCH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH LẬP LẠI TRẬT TỰ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ CÁC QUỐC LỘ QUA ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định s2811/QĐ-UBND ngày 03/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Thực hiện Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt giai đoạn 2014 - 2020, Quyết định số 3067/QĐ-BGTVT ngày 11/8/2014 của Bộ Giao thông vận tải về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quyết định 994/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1173/QĐ-BGTVT ngày 06/4/2015 của Bộ GTVT phê duyệt kế hoạch lập lại trật tự HLATĐB năm 2015, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ các Quốc lộ qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 như sau:

I. MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Mục tiêu:

- Duy trì kết quả đã thực hiện được trong giai đoạn I, giai đoạn II, Kế hoạch số 774/QĐ-UBND ngày 29/3/2008 của UBND tỉnh về lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt thực hiện theo Quyết định số 1856/QĐ-TTg, ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ, xây dựng kế hoạch với nội dung phù hợp với yêu cầu thực tế và quy định của pháp luật hiện hành;

- Tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của hành lang và quản lý hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; lập lại trật tự, kỷ cương pháp luật trong việc giữ gìn hành lang an toàn đường bộ;

- Xác định và duy trì hệ thống hành lang an toàn đường bộ; hoàn thành việc xây dựng hệ thống đường gom, đường nhánh đấu nối vào quốc lộ, các công trình phụ trợ bảo vệ hành lang an toàn đường bộ nhằm đảm bảo an toàn giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ.

2. Giải pháp thực hiện:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, để mọi người tự giác chấp hành; yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện thường xuyên, kiên trì và liên tục.

- Rà soát, phân loại và thống kê các công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ, đường nhánh đấu nối trái phép vào quốc lộ.

- Thực hiện cưỡng chế giải tỏa các công trình đã được bồi thường nhưng không tự tháo dỡ, công trình tái lấn chiếm, công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ, xóa bỏ đường đấu nối trái phép vào đường bộ; hoàn thiện và bảo vệ hệ thống mốc chỉ giới hành lang an toàn đường bộ, quản lý, bảo vệ phần đất hành lang an toàn đường bộ đã giải tỏa, bảo vệ mốc lộ giới.

- Thống nhất quy hoạch hệ thống đường gom trong khu vực khu kinh tế, khu thương mại, khu dân cư đấu nối vào hệ thống quốc lộ phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Rà soát các quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt để đề xuất các nội dung cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảo đảm phù hợp với yêu cầu về quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ.

II. NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

1. Từ năm 2015 đến năm 2018:

a) Giai đoạn 2015 - 2016:

- Đơn vị quản lý đường bộ chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương (cơ quan quản lý đất đai của địa phương):

+ Rà soát các quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định nhằm hoàn thiện thể chế quản lý trong lĩnh vực này.

+ Rà soát các trường hợp tái lấn chiếm sau khi thực hiện Quyết định 1856/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã được đềnđể thực hiện biện pháp cưỡng chế; phần đất thuộc phạm vi bảo trì, bảo vệ đường bộ theo quy định của pháp luật để hoàn thiện hồ sơ và thực hiện cắm mốc đất của đường bộ và mốc lộ giới đường bộ.

+ Xác định các nút giao, các điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông do các công trình (nhà cửa, tường rào, cột điện, đường ống cấp, thoát nước,...) và cây cối làm che khuất tầm nhìn để ưu tiên giải tỏa xử lý, hạn chế tai nạn giao thông.

+ Tổ chức tuyên truyền, thông báo đến các tổ chức, cá nhân có công trình xây dựng trong hành lang an toàn giao thông về các quy định của pháp luật trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, kế hoạch giải tỏa hành lang an toàn đường bộ.

- Thực hiện thu hồi hết phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông của các tuyến quốc lộ, tuyến đường tỉnh trọng điểm khu vực các nút giao, vị trí điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông; đồng thời lập kế hoạch, từng bước bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất đối với những hộ dân nằm trong hành lang an toàn đường bộ có nhu cầu xây dựng mới nhà ở, cụ thể:

- Hàng năm, Tổ công tác liên ngành thực hiện Kế hoạch Lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo kế hoạch bồi thường, hỗ trợ của năm sau về Bộ Giao thông vận tải qua Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

- Triển khai cắm đầy đủ mốc xác định giới hạn phần đất của đường bộ, phần đất hành lang an toàn đường bộ; Phần đất của đường bộ bàn giao cho đơn vị quản lý hệ thống quốc lộ để chủ trì, phối hợp với UBND địa phương cấp huyện và cấp xã để quản lý, bảo vệ; phần đất hành lang an toàn đường bộ bàn giao cho chính quyền địa phương để chủ trì và phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ để quản lý, bảo vệ.

- Các địa phương thực hiện hình thức xã hội hóa, khai thác quỹ đất để tạo vốn xây dựng hệ thống đường gom theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

b) Giai đoạn năm 2016 - 2018:

- Thu hồi phần đất bảo trì, bảo vệ đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ của các tuyến quốc lộ, đường tỉnh từ cấp I đến cấp III, khu vực nút giao, vị trí điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

- Triển khai cắm đầy đủ 02 loại mốc: Mốc xác định giới hạn phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và mốc lộ giới xác định giới hạn phần đất hành lang an toàn đường bộ.

- Lập Quy hoạch đấu nối vào quốc lộ đến năm 2020, thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải trước ngày 30/6/2016.

- Triển khai thực hiện hình thức xã hội hóa, khai thác quỹ đất để tạo nguồn vốn xây dựng hệ thống đường gom theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; xóa bỏ đường ngang đấu nối trái phép vào quốc lộ.

- Đến hết năm 2017, thực hiện thu hồi hết phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông của các tuyến quốc lộ từ cấp I đến cấp III, khu vực các nút giao, vị trí điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông; đồng thời lập kế hoạch từng bước bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất đối với những hộ dân nằm trong hành lang an toàn đường bộ, cụ thể:

+ Trước 30 tháng 11 hàng năm, UBND cấp huyện báo cáo kế hoạch bồi thường, hỗ trợ giải tỏa hành lang an toàn đường bộ của các tuyến quốc lộ trên địa bàn của năm sau về UBND tỉnh qua Sở Giao thông vận tải (Ban chỉ đạo giải tỏa hành lang cấp tỉnh) để tổng hợp báo cáo Chính phủ bố trí vốn thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước;

+ Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, Sở Giao thông vận tải tổng hợp trình UBND tỉnh báo cáo Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải để bố trí kế hoạch vốn thực hiện năm sau.

- Triển khai cắm đầy đủ mốc xác định giới hạn phần đất của đường bộ, phần đất hành lang an toàn đường bộ. Phần đất của đường bộ bàn giao cho đơn vị quản lý hệ thống quốc lộ để chủ trì, phối hợp với UBND địa phương cấp huyện và cấp xã để quản lý, bảo vệ; phần đất hành lang an toàn đường bộ bàn giao cho chính quyền địa phương để chủ trì và phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ để quản lý, bảo vệ.

- Các địa phương thực hiện hình thức xã hội hóa, khai thác quỹ đất để tôn tạo xây dựng hệ thống đường gom theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2. Từ năm 2018 đến năm 2020

- Thu hồi hết phần đất ca đường bộ và bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông; từng bước bồi thường hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với những hộ dân nằm trong hành lang an toàn đường bộ có nhu cầu xây dựng mới nhà ở trên tất cả các tuyến quốc lộ còn lại.

- Tiếp tục triển khai cắm mốc xác định giới hạn phần đất của đường bộ, phần đất hành lang an toàn đường bộ để bàn giao cho chính quyền địa phương và đơn vị quản lý. Phần đất của đường bộ bàn giao cho đơn vị quản lý hệ thống quốc lộ để chủ trì, phối hợp với UBND địa phương cấp huyện và cấp xã để quản lý, bảo vệ; phần đất hành lang an toàn đường bộ bàn giao cho chính quyền địa phương để chủ trì và phối hợp với đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ để quản lý, bảo vệ.

- Tiếp tục triển khai hình thức xã hội hóa, khai thác quỹ đất để tạo vốn xây dựng hệ thống đường gom theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN

1. S Giao thông vận tải.

- Tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo liên ngành gồm: Lãnh đạo UBND tỉnh làm tổ trưởng, Sở Giao thông vận tải thường trực, các thành viên khác gồm: Cục quản lý đường bộ II, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Tài chính, Công an tỉnh, UBND các huyện, thành, thị; các đơn vị quản lý đường bộ hoàn thành trước ngày 05/12/2015 để triển khai các nội dung Kế hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan rà soát các quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định nhằm hoàn thiện thể chế quản lý trong lĩnh vực này; triển khai các nhiệm vụ liên quan để thực hiện việc lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ.

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành, thị rà soát phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; rà soát, cập nhật thống kê, phân loại các công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ quốc lộ được ủy thác quản lý, phối hợp với Ban an toàn giao thông tỉnh để đề xuất các công trình, cây cối nằm trong hành lang an toàn đường bộ ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trình UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ đối với hệ thống quốc lộ trước ngày 30/12/2015.

- Khi triển khai các dự án xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo: phối hợp chính quyền địa phương thực hiện việc thu hồi hết phần đất của đường bộ; đồng thời, bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất tại các đoạn tuyến có công trình và tài sản khác nằm trong hành lang an toàn đường bộ có nh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ.

- Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, triển khai xây dựng hệ thống đường gom, hệ thống đường nội bộ, khu dân cư, lập quy hoạch tổng thể các điểm đấu nối hoặc nâng cấp quy mô đấu nối với tuyến quốc lộ đi qua địa phương, thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải.

- Phối hợp với chính quyền địa phương cắm mốc chỉ giới hành lang an toàn đường bộ được giao quản lý đbảo vệ phần hành lang an toàn đường bộ đã giải tỏa, bảo vệ mốc lộ giới và xử lý các hành vi vi phạm.

- Chủ tphối hợp với UBND cấp huyện và Cục quản lý đường bộ II lập quy hoạch điểm đấu nối vào quốc lộ đến năm 2020, trình UBND tỉnh thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải trước ngày 30/6/2016.

- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt của các đơn vị quản lý đường bộ và chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã.

- Chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch này báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giao thông vận tải về kết quả thực hiện của năm trước.

2. Đề nghị Cục quản lý đường bộ II

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường, UBND cấp huyện, cấp xã rà soát phn đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; rà soát, cập nhật thống kê, phân loại các công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ của hệ thống quốc lộ thuộc thẩm quyền quản lý để phối hợp với Ban an toàn giao thông tỉnh đđề xuất các công trình, cây cối nằm trong hành lang an toàn đường bộ ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trình UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải tỏa phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ, phn đt bi thường hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gn liền với quyền sử dụng đất hành lang an toàn đường.

- Khi triển khai các dự án xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo: Cục quản lý đường bộ II, các chủ đầu tư dự án có liên quan phải phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành thu hồi hết phần đất của đường bộ; đồng thời, bi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất tại các đoạn tuyến có công trình và tài sản khác nằm trong hành lang an toàn đường bộ có ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ.

- Phối hợp với chính quyền địa phương (UBND cấp huyện, cấp xã) cắm mốc xác định giới hạn phần đất đường bộ, mốc chỉ giới hành lang an toàn đường bộ trên các tuyến Quốc lộ và bàn giao cho UBND cấp xã để quản lý, bảo vệ phần hành lang an toàn đường bộ, bảo vệ mốc lộ giới và xử lý các hành vi vi phạm.

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải lập quy hoạch điểm đấu nối vào quốc lộ đến năm 2020.

- Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ của các đơn vị quản lý đường bộ trên các tuyến quốc lộ thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Sở Xây dựng

Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông vận tải, UBND các huyện, thành, thị rà soát, kiểm tra chấn chỉnh công tác lập và thực hiện quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư,... dọc theo các tuyến Quốc lộ, đường tỉnh đảm bảo chỉ giới hành lang giao thông và các điu kiện khác liên quan đến bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

4. Sở Tài nguyên môi trường

- Hướng dẫn các huyện, thành, thị rà soát, thống kê, phân loại và xử lý các tồn tại về cấp, sử dụng đất trong hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Cục Quản lý đường bộ II kiểm tra việc thực thi của pháp luật về đất đai liên quan đến quản lý, sử dụng và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt. Không thực hiện giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, cá nhân trong phạm vi đất bảo vệ hành lang an toàn giao thông.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ hành lang an toàn giao thông của các đối tượng sử dụng đất và có biện pháp xử lý hoặc chỉ đạo, phối hợp xử lý kịp thời các vi phạm trong quá trình sử dụng đất (nếu có).

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất, hướng dẫn cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ giải tỏa hành lang đường bộ.

- Khi tham mưu UBND tỉnh lập và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất tại các địa phương, nếu quy hoạch các khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, khu thương mại, dịch vụ... có ranh giới trùng với chỉ giới đường đỏ của hành lang bảo vệ quốc lộ phải có ý kiến của đơn vị quản lý đường bộ.

5. Công an tỉnh

Chỉ đạo các lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Công an các huyện, thành, thị bố trí lực lượng tham gia tổ Công tác liên ngành ở địa phương trong việc cưỡng chế, giải tỏa các công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ, đường sắt.

6. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

7. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh Truyền hình tỉnh

Phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh việc tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt trên các phương tiện thông tin đại chúng để tạo khí thế mạnh mẽ trong toàn tỉnh, tạo sự đồng thuận trong cộng đồng dân cư đối với việc thực hiện các giải pháp lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt. Đồng thời tập trung tuyên truyền, phổ biến vai trò, tác dụng của hành lang an toàn đường bộ, đường sắt cho các cấp chính quyền cơ sở và các tổ chức, cá nhân ven các tuyến quốc lộ biết và thực hiện.

8. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Hội cựu chiến binh, Hội Nông dân

Các tổ chức chính trị xã hội đồng loạt ra quân thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và bảo vệ hành lang an toàn giao thông đến từng người dân, hộ gia đình.

Tham gia vận động các tổ chức, cá nhân dọc hai bên các tuyến giao thông tự nguyện tháo dỡ các công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông.

Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các ngành chức năng khác để thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức đến tận từng người dân, hộ gia đình, cụ thể:

- Vận động các hộ gia đình là cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hiện việc tháo dỡ, di dời các công trình vi phạm trước.

- Tổ chức phát tờ rơi, ký cam kết nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn giao thông đến tận từng hộ gia đình, từng hội viên dọc hai bên các tuyến đường bộ.

- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ công sức để di dời, giải tỏa đối với các hộ gia đình neo người hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khi tự nguyện tháo dỡ các công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông.

- Tổ chức lực lượng hỗ trợ việc khôi phục lại nơi ăn, ở cho các hộ gia đình thuộc diện phải di dời, giải tỏa theo quy định.

9. Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh

- Trên cơ sở kết quả rà soát của các đơn vị quản lý đường bộ, UBND cấp huyện xem xét đề xuất các công trình, cây cối nằm trong hành lang an toàn giao thông đường bộ ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trình UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải tỏa phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ, phần đất bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ đối với hệ thống quốc lộ.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền thực hiện Quyết định 994/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về giải tỏa hành lang an toàn giao thông nhằm tạo đồng thuận trong nhân dân, đảm bảo hưởng ứng thực hiện hiệu quả Kế hoạch này.

- Đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch này, tổng hợp tình hình báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện Kế hoạch này.

10. Ủy ban nhân dân cấp huyện:

- Thành lập Tổ công tác (các thành phần tương ứng Ban chỉ đạo cấp tỉnh) để triển khai thực hiện các việc sau:

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch giải tỏa đối với các tuyến quốc lộ theo lộ trình thực hiện;

+ Tuyên truyền, thông báo đến các tổ chức, cá nhân có công trình xây dựng trong hành lang an toàn đường bộ về quy định của pháp luật trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, kế hoạch giải tỏa trong hành lang an toàn đường bộ đối với từng tuyến cụ thể;

+ Phối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ rà soát, phân loại và thống kê các công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ đối với hệ thống quốc lộ.

+ Rà soát lại diện tích đất trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân và tổ chức để có phương án thu hồi diện tích đã cấp (xong trước năm 2017);

+ Thành lập tổ cưỡng chế do Chủ tịch UBND cấp huyện làm Tổ trưởng để tổ chức thực hiện cưỡng chế giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ (xong trước năm 2017);

- Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, triển khai xây dựng hệ thống đường gom, hệ thống đường nội bộ, khu dân cư phù hợp quy hoạch tổng thể các điểm đấu nối đã được Bộ GTVT, Tổng cục đường bộ Việt Nam thỏa thuận để quản lý.

- Tổ chức tiếp nhận và phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ cắm mốc chỉ giới hành lang an toàn đường bộ; quản lý, bảo vệ phần hành lang an toàn đường bộ đã giải tỏa, bảo vệ mốc lộ giới và xử lý các hành vi vi phạm;

- Có hình thức xử lý nghiêm, triệt để đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng lấn chiếm hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ;

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã:

+ Phối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ, tổ liên công tác cấp huyện rà soát thống kê các công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ lập hồ sơ để tổng hợp xử lý;

+ Thành lập tổ công tác (các thành phần tương ứng Tổ công tác cấp huyện), phối hợp thực hiện kế hoạch giải tỏa trên địa bàn, thông báo, tuyên truyền kế hoạch thực hiện giải tỏa đến cá nhân, tổ chức có công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ. Thực hiện đối với các công trình đã được bồi thường, giải tỏa nhưng tái lấn chiếm, chủ công trình phải tự tháo dỡ và không được bồi thường, hỗ trợ;

+ Phối hợp tổ chức thực hiện cưỡng chế giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ;

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện

a) Nguồn kinh phí: Kinh phí được bố trí vốn kinh tế sự nghiệp từ dự toán ngân sách Nhà nước theo phân cấp hiện hành và các nguồn vốn hợp pháp.

b) Nội dung chi từ ngân sách Nhà nước:

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

- Thống kê, rà soát, phân loại các vi phạm trong hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, diện tích đất đã bồi thường, hỗ trợ giải tỏa, diện tích đất cần bồi thường, hỗ trợ giải tỏa.

- Thống kê, phân loại các điểm đấu nối vào quốc lộ.

- Cưỡng chế, giải tỏa vi phạm hành lang an toàn đường bộ.

- Bồi thường, hỗ trợ giải tỏa phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ; bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất hành lang an toàn đường bộ.

- Cắm mốc xác định giới hạn phần đất đường bộ, phần đất hành lang an toàn đường bộ; xây dựng các công trình phụ trợ đảm bảo an toàn trong hành lang an toàn đường bộ.

2. Căn cứ Kế hoạch này, các sở ban, ngành cấp tỉnh, Cục quản lý đường bộ II, UBND các huyện, thành, thị chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phân công nhiệm vụ và thời gian thực hiện cụ thể để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

3. Trước 15/12 hàng năm, các Sở, ngành cấp tỉnh, Cục quản lý đường bộ II, UBND các huyện, thành thị báo cáo kết quả thực hiện năm trước của đơn vị, địa phương về UBND tỉnh qua (Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh) để tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải theo quy định.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về UBND tỉnh qua Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh để theo dõi, có hướng chỉ đạo giải quyết kịp thời./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2811/QĐ-UBND ngày 03/12/2015 phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ các Quốc lộ qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.392

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.25.226
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!