ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2630/QĐ-UBND
|
Đồng Nai, ngày
20 tháng 8 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TỈNH ĐỒNG
NAI THAM GIA GIỮ GÌN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2017
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 2051/QĐ-TTg ngày
24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2013 –
2017;
Xét đề nghị của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn được
nêu tại Công văn số 634-CV/TĐ ngày 25/6/2013 và Giám đốc Sở Giao thông vận tải
tại Công văn số 4130/SGTVT-TD ngày 27/7/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng
Nai tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2013 – 2017 với các nội
dung chính sau đây:
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung: Nâng cao hiểu biết, tạo ý thức
tự giác chấp hành pháp luật, xây dựng nét văn hoá trong thanh thiếu nhi khi
tham gia giao thông. Phát huy vai trò xung kích của Đoàn Thanh niên Cộng sản
(TNCS) Hồ Chí Minh và thanh niên Việt Nam trong công tác tham gia giữ gìn trật
tự an toàn giao thông nhằm góp phần giảm số vụ, số người chết và số người bị
thương do tai nạn giao thông.
b) Mục tiêu cụ thể: Đề án được triển khai từ năm
2013 đến năm 2017 phấn đấu đạt
- 100% cơ sở Đoàn đưa nội dung phổ biến pháp luật
về giao thông vào các kỳ sinh hoạt định kỳ hàng tháng, quý và năm. Xác định nội
dung Đoàn tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông là tiêu chí thi đua hàng
năm của các cấp bộ Đoàn; hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của đoàn
viên được đưa vào đánh giá phân loại đoàn viên hàng năm. Đoàn xã, phường, thị
trấn có giải pháp để quản lý, giáo dục đối với thanh thiếu nhi vi phạm trật tự
an toàn giao thông khi nhận được thông báo vi phạm của cơ quan Công an.
- Cấp tỉnh xây dựng tiêu chí văn hóa giao thông
trong thanh niên; ký cam kết 100% đơn vị không có đoàn viên, thanh niên chưa đủ
tuổi (dưới 16 tuổi) hoặc không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn
máy, đội mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn chất lượng khi đi mô tô, xe gắn máy hoặc ngồi
sau mô tô, xe gắn máy.
- 100% cơ sở Đoàn ký cam kết không có đoàn viên
tham gia cổ vũ đua xe, đua xe trái phép gây mất trật tự công cộng, trật tự an
toàn giao thông; không sử dụng rượu, bia, ma túy và những chất kích thích khác
mà pháp luật cấm khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
- Cấp tỉnh duy trì hoạt động của Tổng đội Thanh
niên tình nguyện an toàn giao thông (TNTN ATGT); cấp huyện xây dựng được ít nhất
01 Đội TNTN ATGT; 100% Đoàn xã, phường, thị trấn có mô hình, đội hình thanh
niên, công trình, phần việc tham gia bảo đảm an toàn giao thông.
- 100% Liên đội có các hoạt động tuyên truyền về
văn hóa giao thông; thành lập ít nhất 01 Câu lạc bộ măng non tuyên truyền về an
toàn giao thông.
- 100% Đoàn các trường trung học phổ thông,
trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng, đại học xây dựng mô hình “Cổng trường
an toàn giao thông”; thành lập ít nhất 1 Đội thanh niên tình nguyện giữ gìn an
toàn giao thông tại cổng trường vào các giờ cao điểm.
2. Các giải pháp thực hiện:
a) Giải pháp về công tác tuyên truyền, giáo dục;
đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Thanh niên với văn hoá giao thông”.
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền ATGT theo chủ đề
cho đối tượng học sinh, sinh viên; thanh niên khu vực đô thị lớn, thanh niên
lao động trong các khu công nghiệp, khu vực nhà trọ.
- Xây dựng kế hoạch truyền thông về ATGT bằng
các chương trình văn hóa nghệ thuật để nâng cao nhận thức của người dân và
thanh thiếu nhi.
- Tổ chức các “Ngày hội thanh niên với văn hóa
giao thông”; ra quân tuyên truyền về an toàn giao thông; các cuộc thi tìm hiểu,
sân khấu hóa, các sân chơi về an toàn giao thông. Các cuộc thi tìm hiểu về Luật
Giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt.
- Các cơ sở Đoàn đưa nội dung phổ biến pháp luật
về giao thông và xây dựng văn hóa giao thông vào các kỳ sinh hoạt định kỳ hàng
tháng, quý và năm. Thông qua các buổi sinh hoạt chi đoàn, tọa đàm, thảo luận của
chi đoàn, chi hội; tổ chức tuyên truyền các tài liệu phổ biến pháp luật về giao
thông và xây dựng văn hóa giao thông.
- Tiếp tục tổ chức cho đoàn viên, hội viên,
thanh thiếu nhi đăng ký thực hiện tốt các quy định về đảm bảo trật tự an toàn
giao thông tại địa phương, đơn vị tham gia sinh hoạt, lao động, công tác, học tập.
- Đoàn cơ sở xã, phường, thị trấn và các trường
học phối hợp xây dựng chuyên mục về an toàn giao thông trên hệ thống truyền
thanh cơ sở. Phối hợp với Báo Đồng Nai, Báo Lao động Đồng Nai, Đài PTTH Đồng
Nai và các Tờ tin của Đoàn thông tin tuyên truyền các nội dung về Luật Giao
thông đường bộ; đưa các tin, bài, hình ảnh về các hoạt động của các cấp bộ
Đoàn, Hội, Đội, đoàn viên, thanh niên tham gia giữ gìn trật tự ATGT nhằm kịp thời
phản ánh các hoạt động lớn, các điển hình thanh niên đồng hành với ATGT.
- Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ tuyên
truyền viên của Đoàn, Hội, Đội về văn hóa giao thông.
- Các cấp bộ đoàn cơ sở tổ chức góp ý cho đoàn
viên, thanh niên vi phạm pháp luật hành chính về bảo đảm trật tự an toàn giao
thông do cơ quan Công an thông báo về địa phương hoặc tổ chức.
b) Giải pháp về xây dựng, nhân rộng các mô hình,
công trình, phần việc của thanh thiếu niên tham gia bảo đảm trật tự an toàn
giao thông.
- Củng cố mô hình “Cổng trường sạch đẹp - an
toàn giao thông” tại các trường học.
- Tổ chức Đội thanh niên tình nguyện hướng dẫn
giao thông khu vực cổng trường trong các giờ cao điểm.
- Tổ chức cho học sinh ký cam kết không vi phạm
trật tự an toàn giao thông. Vận động học sinh không điều khiển xe mô tô, xe máy
khi chưa đủ tuổi theo quy định.
- Tổ chức các hoạt động giúp thanh niên hoàn thiện
các kỹ năng khi tham gia giao thông như: Kỹ năng lái xe khoa học và an toàn;
cách lựa chọn và sử dụng mũ bảo hiểm có chất lượng và đúng quy định; cách xử lý
các tình huống có nguy cơ xảy ra tai nạn; tổ chức các khóa phổ cập bơi lội cho
thiếu nhi vùng sông nước; tổ chức học và thi nhận giấy phép lái xe hạng A1 cho
thanh niên khi đủ 18 tuổi.
- Nâng cao ATGT tại các bến đò ngang địa phương,
xây dựng mô hình “Bến đò ngang an toàn” tại các bến đò ngang (bến khách ngang
sông).
- Nâng cao ATGT tại các đường giao cắt với đường
sắt, xây dựng mô hình “Điểm giao cắt đường bộ - đường sắt an toàn” tại các đường
giao cắt với đường sắt không có rào chắn, nhất là tại các đường ngang tự phát.
- Nâng cao an toàn giao thông tại các tuyến đường
bộ có khu công nghiệp, khu vực nhà trọ, xây dựng các pano, áp phích tuyên truyền
về an toàn giao thông ... tại các điểm tập trung đông thanh niên công nhân nhà
trọ.
- Đẩy mạnh hoạt động của các Đội thanh niên tình
nguyện tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông; củng cố và duy trì hoạt động
của Tổng đội Thanh niên tình nguyện An toàn giao thông tỉnh, các đội hình thanh
niên tình nguyện ATGT, tham gia trực gác tại các tuyến quốc lộ nguy hiểm thường
xảy ra tai nạn giao thông; đồng thời tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến các
chi đoàn, chi hội, tổ dân phố, khu phố - ấp; tổ chức các đội tuyên truyền cổ động
bằng các hình thức sân khấu hoá biểu diễn phục vụ cộng đồng…
- Định kỳ hàng năm tổ chức lớp tập huấn về Luật
Giao thông và kỹ năng nghiệp vụ cho các Đội Thanh niên tình nguyện an toàn giao
thông và duy trì chế độ sinh hoạt thường xuyên.
- Tiếp tục nhân rộng các mô hình “Tuyến đường an
toàn – thanh niên tự quản” tại các huyện, thị, thành phố.
3. Kinh phí thực hiện:
a) Kinh phí thực hiện Đề án: Từ nguồn ngân sách
Nhà nước, nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông và
các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
b) Ngân sách Nhà nước: Căn cứ vào các mục tiêu
và các giải pháp của Đề án và chỉ đạo của Ban Bí Thư Trung ương Đoàn; Tỉnh ủy, Ủy
ban nhân dân tỉnh, tháng 8 hàng năm, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn chủ động dự toán
kinh phí, phối hợp với Văn phòng Ban An toàn giao thông trình UBND tỉnh, Hội đồng
nhân dân tỉnh phê duyệt. Đồng thời chỉ đạo Đoàn cấp huyện chủ động dự toán
trình Ban ATGT và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Tổ chức thực hiện
a) Ban Thường vụ Tỉnh đoàn:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn
thể và Ủy ban nhân dân các cấp, Ban An toàn giao thông các huyện, thị xã Long
Khánh, thành phố Biên Hòa trong việc tổ chức, triển khai Đề án;
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ban An
toàn giao thông tỉnh xây dựng nhiệm vụ và dự toán thực hiện Đề án từng năm; phối
hợp với Văn phòng Ban An toàn giao thông trình UBND tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh
phê duyệt theo quy định;
- Báo cáo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong
quá trình thực hiện Đề án; kiến nghị những thay đổi, điều chỉnh cần thiết, phù
hợp với thực tế của từng thời kỳ;
- Hai năm/lần tổ chức Hội nghị đánh giá các nội
dung đã thực hiện được của Đề án; phân tích các ưu, nhược điểm nhằm chỉnh sửa
các vấn đề tồn tại cho các nội dung được thực hiện ở năm tiếp theo. Tổng kết Đề
án khi kết thúc.
- Kết thúc Đề án, tiến hành đánh giá Đề án và lựa
chọn các giải pháp tiêu biểu và có tính bền vững để tiếp tục chỉ đạo thực hiện.
b) Sở Giao thông vận tải tỉnh và Văn phòng Ban
An toàn giao thông tỉnh:
Phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn trong việc
xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện.
c) Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư:
Bố trí kinh phí ngân sách nhà nước được duyệt
cho Ban Thường vụ Tỉnh đoàn để thực hiện Đề án theo quy định
d) Trách nhiệm của các sở, ban, ngành liên quan:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Ban Thường
vụ Tỉnh đoàn tổ chức thực hiện các hoạt động cụ thể trong Đề án theo thẩm quyền
được phân công.
đ) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh,
thành phố Biên Hòa:
- Hàng năm bố trí kinh phí nguồn ngân sách địa
phương cho các hoạt động tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông của Ban
Thường vụ các huyện, thị, thành Đoàn.
- Chỉ đạo các ban, ngành của huyện phối hợp với
Ban Thường vụ các huyện, thị, thành Đoàn triển khai thực hiện các hoạt động
tham gia giữ gìn trật tự, an toàn giao thông
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban
hành.
Điều 3. Giao Tỉnh đoàn Đồng Nai chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở
Giao thông vận tải, các sở, ban, ngành, liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa tổ chức thực hiện Đề án đã được phê duyệt.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành,
đoàn thể; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa và các
tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đinh Quốc Thái
|