Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2571/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương Người ký: Trần Thị Kim Vân
Ngày ban hành: 18/06/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2571/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 18 tháng 6 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020”

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Xét Tờ trình số 941/TTr–GTVT ngày 21/5/2007 của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”, với nội dung sau:

I. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU LẬP QUY HOẠCH

1. Mục tiêu:

“Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”, nhằm thiết lập mạng lưới vận tải xe buýt hợp lý phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân, giảm tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông, bảo đảm vệ sinh môi trường và văn minh các khu vực đô thị.

2. Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu tình hình phát triển đô thị và kinh tế – xã hội của tỉnh, mạng lưới đường hiện tại và mạng lưới đường quy hoạch của tỉnh.

- Nghiên cứu nhu cầu giao lưu đi lại giữa các huyện, thị trên địa bàn tỉnh.

- Đánh giá tình hình vận tải xe buýt và cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải trên địa bàn tỉnh.

- Quy hoạch mạng lưới tuyến xe buýt; quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải xe buýt như bến bãi, trạm dừng nhà chờ; lựa chọn phương tiện và tính toán số lượng xe buýt cần thiết; ước tính nhu cầu vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư; đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, thu hút các tầng lớp nhân dân sử dụng xe buýt (chính sách giá vé, khuyến khích các đơn vị đầu tư vào hoạt động xe buýt,…).

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Sau khi tổng hợp tình hình phát triển kinh tế – xã hội, phát triển không gian đô thị, quy hoạch mạng lưới giao thông; báo cáo đã xác định quy hoạch phát triển mạng lưới vận chuyển hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 như sau:

1. Dự báo nhu cầu vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt

- Quy mô dân số các khu đô thị vào năm 2010 là 700 ngàn người vào năm 2010 và 1.500 ngàn người vào năm 2020. Hệ số đi lại bình quân của dân cư các khu đô thị tỉnh là 1,4 lượt/người - ngày. Dự báo nhu cầu đi lại vào năm 2010 là 980 ngàn lượt/ngày, năm 2015 là 1.425,2 ngàn lượt/ngày và năm 2020 là 2.100 ngàn lượt/ngày.

- Dự báo nhu cầu đáp ứng của vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh năm 2010 là 8% tổng nhu cầu đi lại hằng ngày; năm 2015 là 10% và 2020 là 12%.

Kết quả dự báo nhu cầu đi lại bằng xe buýt như sau:

Hạng mục

Đơn vị

2010

2015

2020

Tổng nhu cầu đi lại

Ngàn lượt/ ngày

980,0

1.425,2

2.100

Nhu cầu đi lại bằng xe buýt

Ngàn lượt/ ngày

78,4

142,5

252

2. Quy hoạch mạng lưới xe buýt

Mạng lưới tuyến xe buýt trên địa bàn tỉnh Bình Dương đến năm 2020 sẽ có 41 tuyến, trong đó số tuyến xe buýt nội tỉnh là 28 tuyến và tuyến xe buýt lân cận là 13 tuyến với tổng chiều dài của mạng lưới tuyến là 1.067,4 km.

- Giai đoạn 2007–2010: Tiếp tục khai thác, nâng cao chất lượng dịch vụ trên 15 tuyến buýt hiện tại. Mở mới 10 tuyến xe buýt mới có nhu cầu cao, ưu tiên mở mới các tuyến nội tỉnh cấp 1, tuyến lân cận và sau đó là các tuyến nội tỉnh cấp 2.

MS

Tuyến

Cự ly (km)

Lộ tỉnh

 

Tuyến hiện hữu

 

 

I–1

Thủ Dầu Một – Mỹ Phước

26,7

Bến xe khách tỉnh – Cách Mạng tháng 8 – Cầu Ô Đành – Chợ Cây Dừa – Mũi Tàu – Đại lộ Bình Dương – Ngã tư Sở Sao – Bến xe Mỹ Phước.

I–2

Thủ Dầu Một – Chánh Phú Hoà – Cổng Xanh

33,6

Bến xe khách tỉnh – Cách Mạng tháng 8 – Ngã sáu – Yersin – Đại lộ Bình Dương – ĐT 741 – Bến Cổng Xanh.

I–3

Thủ Dầu Một – Phú Chánh – Vĩnh Tân

27,7

Bến xe khách tỉnh – Cách Mạng tháng 8 – Ngã sáu – Yersin – Đại lộ Bình Dương – Đường tỉnh 742 – Phú Chánh – Vĩnh Tân.

I–4

Thủ Dầu Một – Bến xe Miền Đông

21,7

Bến xe khách tỉnh – Đường tỉnh 745 – Uỷ ban nhân dân huyện Thuận An – Cầu Ông Bố – Đại Lộ Bình Dương – Bến xe Miền Đông.

I–5

Thủ Dầu Một – Bình An

25,6

Bến xe khách tỉnh – Đường 30/4 – Đại Lộ Bình Dương – Cầu Ông Bố – Ngã tư 550 – Ngã ba Yazaky – chợ Dĩ An – Đường Nguyễn An Ninh – Ngã ba Bình Thung – Đường tỉnh 743 – Bến Tân Vạn.

I–6

Thủ Dầu Một – thị trấn Uyên Hưng

25,0

Bến xe khách tỉnh – Cách Mạng tháng 8 – Đường Thích Quảng Đức – Đường tỉnh 743 – Ngã ba Bình Quới – Đường tỉnh 746 – chợ Tân Phước Khánh – Bến xe Uyên Hưng.

I–7

Thủ Dầu Một – Suối Tiên

31,7

Bến xe khách tỉnh – Cách Mạng tháng 8 – Ngã sáu – Yersin – Đường tỉnh 743 – Ngã tư 550 – Cầu vượt Sóng Thần – Bến xe Khu du lịch Suối Tiên.

I–8

Thủ Dầu Một – An Tây – Thanh Tuyền

39,8

Bến xe khách tỉnh – Cách Mạng tháng 8 – Mũi Tàu – Đại lộ Bình Dương – Đường tỉnh 744 – Bến Thanh Tuyền.

I–9

Dĩ An – Bến xe Miền Đông

17,5

Thị trấn Dĩ An – Quốc lộ 1K – Ngã tư Linh Xuân – Xa lộ Đại Hàn – Ga Sóng Thần – Khu công nghiệp Sóng Thần – Ngã tư Bình Phước – Quốc lộ 13 – Cầu Bình Triệu – Bến xe Miền Đông.

I–10

Dĩ An – Thủ Đức

22,5

Bến ngã tư 550 – Đường tỉnh 743A – Quốc lộ 1K – Kha Vạn Cân – Võ Văn Ngân – Lê Văn Việt – Nguyễn Văn Tăng – Nguyễn Xiễn – Trạm nước Long Bình.

I–11

Ngã tư 550 – Suối Tiên

24,0

Bến Ngã tư 550 – Ngã tư Gò Dưa – Quốc lộ 1A – Suối Tiên.

I–12

Củ Chi – Dầu Tiếng

43,0

Đền Bến Dược – Tỉnh lộ 15 – Đường tỉnh 744 – Bến xe Dầu Tiếng.

I–13

Thủ Dầu Một – An Sương

34,0

Bến xe khách tỉnh – Đại lộ Bình Dương – Ngã tư Bình Hoà – Chợ Lái Thiêu – Đại lộ Bình Dương – Ngã tư Bình Phước – Quốc lộ 1K – Ngã tư Ga – Bến xe An Sương.

I–14

Mỹ Phước – Cây Trường

31,6

Bến xe Mỹ Phước – Đại lộ Bình Dương – Đường tỉnh 750 – Bến Cây Trường (cạnh Uỷ ban nhân dân xã Cây Trường)

I–15

Mỹ Phước – Long Hoà

25,4

Bến xe Mỹ Phước – Đường tỉnh 749A – Bến Long Hòa.

 

Tuyến mở mới

 

 

I–16

Phước Vĩnh – Uyên Hưng

41,6

Bến xe Phú Giáo – Đường tỉnh 741 – Cổng Xanh – Đường tỉnh 747 – Bến xe Uyên Hưng.

I–17

Thủ Dầu Một – Thạnh Hội – Uyên Hưng

25,5

Bến xe khách tỉnh – Cách Mạng tháng 8 – Đường tỉnh 745 – Đường Thủ Khoa Huân – Ngã tư Bình Chuẩn – Đường tỉnh 743A – Đường tỉnh 747 – Bến xe Uyên Hưng.

I–18

Thủ Dầu Một – Ngã tư Ga

15,0

Bến xe khách tỉnh – Cách Mạng tháng 8 – Nguyễn Văn Cừ – Cầu Phú Long – Thạnh Lộc – An Nhơn – Bến xe Ngã tư Ga.

I–19

Thủ Dầu Một – Củ Chi

36,7

Bến xe khách tỉnh – Cách Mạng tháng 8 – Ngã tư chợ Cây Dừa – Cầu Phú Cường – Bình Mỹ – Bến xe Củ Chi.

I–20

Thủ Dầu Một – BX Biên Hoà

25,6

Bến xe khách tỉnh – Cách Mạng tháng 8 – Thích Quảng Đức – Ngã ba Nam Sanh – Đường tỉnh 743 – Miếu Ông Cù – Chợ Tân Ba – Ngã 4 Cầu Hóa An – Cách Mạng Tháng 8 – Quốc lộ 1K – Bến xe Biên Hòa

I–21

Thị trấn An Thạnh – Khu du lịch Đại Nam

21,6

Bến An Thạnh – Đường tỉnh 745 – Đường 30/4 – Nguyễn Tri Phương – Nguyễn Văn Cừ – Lê Chí Dân – Ngã tư Sở Sao – Khu du lịch Đại Nam

I–22

Mỹ Phước – An Lập – Dầu Tiếng

38,6

Bến xe Mỹ Phước – Đường tỉnh 748 – Ngã ba Dáng Hương – Đường tỉnh 750 – Bến xe Dầu Tiếng

I–23

Mỹ Phước – Thanh Tuyền

18,7

Bến xe Mỹ Phước – Đường huyện 7A – Đường tỉnh 744 – Bến Thanh Tuyền

I–24

Thị trấn Uyên Hưng – Thường Tân – Lạc An

20,7

Bến xe Uyên Hưng – Đường tỉnh 746 – Bến Lạc An

I–25

TT Mỹ Phước – An Tây

19,2

Bến xe Mỹ Phước – Đường tỉnh 748 – Đường tỉnh 744 – Bến An Tây

- Giai đoạn 2011–2015: Dựa vào kết quả từ các tuyến đã đi vào khai thác để đánh giá và điều chỉnh những bất hợp lý (nếu có) của mạng lưới tuyến xe buýt; mở mới 09 tuyến trong đó có 1 tuyến nội tỉnh cấp 1, 01 tuyến lân cận nối với thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai và 7 tuyến nội tỉnh cấp 2.

MS

Tuyến

Cự ly

(km)

Lộ trình

II–26

Thị trấn Mỹ Phước – Cổng Xanh

18,0

Bến xe Mỹ Phước – Đại lộ Bình Dương – Đường huyện 7B – Đường tỉnh 741 – Bến xe Cổng Xanh

II–27

Thị trấn Lái thiêu –Thị trấn Dĩ An – Biên Hòa

26,2

Bến Lái Thiêu – Đường tỉnh 745 – Thủ Khoa Huân – Ngã tư An Phú – Ngã tư Chiêu Liêu – Dốc Ông Tố – Ngã ba Cây Điệp – Ngã ba Tân Vạn – Quốc lộ 1A – Ngã tư Vũng Tàu.

II–28

Thanh Tuyền – TT Dầu Tiếng

16,6

Bến Thanh Tuyền – Đường tỉnh 744 – Bến xe Dầu Tiếng

II–29

Thị trấn An thạnh –Khu du lịch Đại Nam

17,2

Bến An Thạnh – Đường tỉnh 745 – Đường Lê Hồng Phong – Đường tỉnh 742 – Nguyễn Ngọc Lên – Đại lộ Bình Dương – Khu du lịch Đại Nam

II–30

Thị trấn Lái Thiêu – Thị trấn Uyên Hưng

27,1

Bến Lái Thiêu – Đường tỉnh 745 – Đường Hưng Định – Bình Chuẩn – Đường tỉnh 743A – Đường tỉnh 747B – Đường tỉnh 746 – Đường tỉnh 747 – Bến xe Uyên Hưng

II–31

Thị trấn Dầu Tiếng – Cây trường

28,0

Bến xe Dầu Tiếng – Đường Độc Lập – Đường tỉnh 750 – Bến Cây Trường

II–32

Thị trấn Uyên Hưng – Lạc An

20,7

Bến xe Uyên Hưng – Đường tỉnh 746 – Đường huyện 411–Đường huyện 414 – Bến Lạc An

II–33

Thị trấn Lái Thiêu – An Phú – Tân Phước Khánh

16,5

Bến Lái Thiêu – Đường tỉnh 743C – Đường tỉnh 743A – Ngã tư An Phú – Ngã tư Bình Chuẩn – Đường huyện 403 – Bến Tân Phước Khánh

II–34

Minh Thạnh – Chơn Thành – Trừ Văn Thố

22,2

Bến Minh Thạnh – Đường tỉnh 749B – Thị trấn Chơn Thành – Đại lộ Bình Dương – Bến Trừ Văn Thố

- Định hướng phát triển đến năm 2020: Đến giai đoạn này, mạng lưới tuyến buýt nội tỉnh đã tương đối hoàn chỉnh có thể kết nối từ các đô thị, thị tứ của các huyện về trung tâm tỉnh và giữa các huyện với nhau. Đúc kết những kinh nghiệm trong việc tổ chức khai thác các tuyến xe buýt đã triển khai nhằm đề ra những nhiệm vụ và định hướng mới, cụ thể là:

- Mở mới 6 tuyến nội tỉnh cấp 2 và 1 tuyến xe buýt lân cận.

- Củng cố và nâng cao chất lượng dịch vụ các tuyến xe buýt đã hoạt động, tăng tần suất và điều chỉnh các tuyến theo sự phát triển đô thị nhằm tăng khả năng thu hút hành khách.

- Hoàn thiện công tác tổ chức phục vụ vận chuyển trên các tuyến.

- Tiến hành nghiên cứu tổ chức các tuyến buýt khu vực đô thị chuẩn bị phát triển ở giai đoạn sau năm 2020 khi xét thấy có nhu cầu.

MS

Tuyến

Cự ly

(km)

Lộ trình

III–35

Thị trấn Dầu Tiếng – Minh Tân – Minh Thạnh

29,8

Bến Dầu Tiếng – Đường Độc Lập – Đường tỉnh 750 – Làng 10 – Định Hiệp – Bến Minh Thạnh

III–36

Thị trấn Phước Vĩnh – Trừ Văn Thố

33,6

Bến Phước Vĩnh – Đường tỉnh 741 – Đường huyện 508 – Đường huyện 517 – Đường tỉnh 750 – Bến Trừ Văn Thố

III–37

Cổng Xanh – Trừ Văn Thố

23,8

Bến xe Cổng Xanh – Đường tỉnh 741 – Đường tỉnh 750 – Bến Trừ Văn Thố

III–38

Cổng Xanh – Vĩnh Tân – Thị trấn Uyên Hưng

25,7

Bến xe Cổng Xanh – Đường tỉnh 742 – Đường huyện 409 – Đường tỉnh 747B – Đường tỉnh 746 – Đường tỉnh 747 – Bến xe Uyên Hưng

III–39

Tân Uyên – Tân Thành – Tân Định

12,0

Bến xe Uyên Hưng – Đường tỉnh 747 – Đường huyện 411 – Đường huyện 416 – Bến Tân Định

III–40

Thanh Tuyền – An Lập – Long Tân

23,0

Bến Thanh Tuyền – Đường huyện 706 – An Lập – Bến xe Long Tân

III–41

Dầu Tiếng – Núi Bà Tây Ninh

30,8

Bến xe Dầu Tiếng – Cầu Bến Củi – Đường tỉnh Đất Sét – Bến Củi – Đường tỉnh 784 – Đường tỉnh 790 – Núi Bà Đen.

3. Tính toán nhu cầu phương tiện

Từ kết quả dự báo nhu cầu hành khách, các chỉ tiêu khai thác dự kiến trên các tuyến, số lượng phương tiện cần thiết cho từng giai đoạn như sau:

STT

Loại xe

Đơn vị

2010

2015

2020

1

40 chỗ

chiếc

110

182

189

2

55 chỗ

chiếc

70

103

168

3

80 chỗ

chiếc

18

21

42

 

Tổng cộng

chiếc

198

306

399

4. Quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ xe buýt

a) Bến đầu cuối: Trên cơ sở các bến xe khách hiện có trên địa bàn tỉnh, các bến xe quy hoạch cho tương lai và quy hoạch mạng lưới tuyến xe buýt, trên địa bàn tỉnh sẽ có hệ thống bến xe phục vụ cho giao thông công cộng bằng xe buýt như sau:

STT

Tên bến xe

Vị trí

Quy mô (m2)

Chức năng

1

Bến xe khách tỉnh

Đường 30/4, thị xã Thủ Dầu Một

15.000

Bến xe buýt

2

Bến xe Mỹ Phước

Khu công nghiệp 1 Mỹ Phước, huyện Bến Cát

15.000

Bến xe khách

3

Bến xe Uyên Hưng

Thị trấn Uyên Hưng, huyện Tân Uyên

15.000

Bến xe khách

4

Bến xe Dầu Tiếng

Thị trấn Dầu tiếng, huyện Dầu Tiếng

15.000

Bến xe khách

5

Bến xe Phước Vĩnh

Thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo

15.000

Điểm đầu cuối

6

Bến Lái Thiêu

Thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An

500

Điểm đầu cuối

7

Bến Dĩ An

Thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An

500

Điểm đầu cuối

8

Bến Ngã Tư 550

Ngã tư 550, huyện Dĩ An

500

Điểm đầu cuối

9

Bến Trừ Văn Thố

Ngã ba Bằng Lăng xã Trừ Văn Thố, huyện Bến Cát

1.000

Bến xe khách

10

Bến Cổng Xanh

Ngã 4 Cổng Xanh, huyện Tân Uyên

1.000

Bến xe khách

11

Bến Thanh Tuyền

Xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng

500

Điểm đầu cuối

12

Bến Minh Thạnh

Xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng

500

Điểm đầu cuối

13

Bến Long Hòa

Xã Long Hòa, huyện Dầu Tiếng

500

Điểm đầu cuối

14

Bến Lạc An

Xã Lạc An, huyện Tân Uyên

500

Điểm đầu cuối

15

Bến Hòa Lợi

Xã Hòa lợi, thị xã Thủ Dầu Một

500

Điểm đầu cuối

16

Bến An Thạnh

TT An Thạnh, huyện Thuận An

500

Điểm đầu cuối

17

Bến Tân Phước Khánh

TT Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên

500

Điểm đầu cuối

18

Bến An Tây

Xã An Tây, huyện Dầu Tiếng

500

Điểm đầu cuối

19

Bến Tân Định

Xã Tân Định, huyện Tân Uyên

500

Điểm đầu cuối

20

Bến Long Tân

Xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng

500

Điểm đầu cuối

 

Cộng

 

83.500

 

b) Trạm dừng nhà chờ: Việc ưu tiên trong phân bố các nhà chờ nên thực hiện ở các tuyến xe buýt có nhu cầu cao. Tổng số 41 tuến xe buýt với tổng chiều dài toàn mạng lưới tuyến xe buýt khoảng 1.064,2 km, với khoảng 1.562 điểm dừng đón trả khách (trong số này ước tính bố trí có 30% là nhà chờ, tương ứng khoảng 460 nhà chờ) ở cả chiều đi và về của tuyến.

5. Tài chính

a) Vốn đầu tư phương tiện

- Phương án tính toán nhu cầu đầu tư: Tính toán nhu cầu đầu tư cho tất cả các tuyến nội tỉnh, còn các tuyến buýt lân cận chỉ cân đối ½ sản lượng trên tuyến.

- Nhu cầu vốn đầu tư: Số lượng phương tiện cần đầu tư được dựa trên cơ sở nhu cầu phương tiện cần thiết của năm dự báo và trừ đi số lượng phương tiện hiện có đang hoạt động (đã loại trừ số phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định). Cụ thể như sau:

+ Giai đoạn 2007-2010: 78,8 tỷ đồng

+ Giai đoạn 2011-2015: 57,6 tỷ đồng

+ Giai đoạn 2015-2020: 64,8 tỷ đồng

Tổng vốn đầu tư phương tiện đến năm 2020 là 201,2 tỷ đồng.

b) Nhu cầu vốn đầu tư trạm dừng nhà chờ

+ Giai đoạn 2007-2010: 7.515,2 tỷ đồng

+ Giai đoạn 2011-2015: 2.624,8 tỷ đồng

+ Giai đoạn 2016-2020: 1.743,2 tỷ đồng

Tổng vốn đầu tư trạm dừng nhà chờ cả 3 giai đoạn: 11.883,2 tỷ đồng

c) Giá vé

Mức giá vé: Giá vé hiện tại gồm là 3 loại như sau:

Cự ly tuyến

Giá vé lượt

 

Dưới ½ lộ trình

Trên ½ lộ trình

< 18km

3.000 đồng/lượt

3.000 đồng/lượt

Từ 18km đến dưới 30km

3.000 đồng/lượt

4.000 đồng/lượt

≥ 30km

3.000 đồng/lượt

5.000 đồng/lượt

- Giá vé chặng: Giá vé xe buýt được tính theo số km luỹ tiến với 2.000 đồng/người/lượt cho 5 km đầu tiên và cứ mỗi 5 km tăng thêm là 1.000 đồng/người/lượt.

- Các loại hình giá vé:

+ Vé tập: Mỗi tập vé có 30 vé, với cự ly < 18 km là 68.000 đồng/tập, từ 18-30 km là 100.000 đồng/tập và ≥ 30 km là 120.000 đồng/tập.

+ Vé tháng: Tem vé tháng được sử dụng trên các tuyến mà hành khách đã đăng ký, có thời hạn trong vòng 1 tháng

Loại tem vé tháng

Đơn vị tính

Ưu đãi

Không ưu đãi

1 tuyến

Đồng/tháng

76.000

108.000

2 tuyến

Đồng/tháng

113.000

162.000

Liên tuyến

Đồng/tháng

132.000

189.000

6. Tổ chức quản lý và phát triển hoạt động xe buýt

Trước mắt cần thành lập Tổ quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trực thuộc Phòng Quản lý Vận tải và Người lái thuộc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương. Tổ này sẽ thực hiện các chức năng quản lý luồng tuyến; xây dựng kế hoạch khai thác, đề xuất mức trợ giá; tham mưu chỉ định đơn vị khai thác xe buýt.

Ở giai đoạn tiếp theo, khi mạng lưới tuyến xe buýt đã phát triển theo quy hoạch thì sẽ tách và thành lập Trung tâm Quản lý và điều hành Vận tải hành khách công cộng thực hiện đầy đủ các chức năng đã nêu ở trên. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng.

III. Phát triển hoạt động xe buýt

1. Chính sách giá vé và trợ giá

a) Áp dụng giá vé chặng: Đối với đặc thù mạng lưới tuyến và tổ chức khai thác xe buýt của tỉnh Bình Dương, do vậy áp dụng vé chặng đối với các tuyến xe buýt nội tỉnh và lân cận, vì loại vé này đảm bảo tính hợp lý của việc chi trả của hành khách theo cự ly đi lại.

b) Điều chỉnh mức giá vé: Trong điều kiện vật giá thay đổi trên thị trường, việc điều chỉnh đơn giá cước phù hợp nhằm đảm bảo cho các đơn vị khai thác xe buýt có thể hoạt động không bị lỗ là cần thiết. Thời điểm điều chỉnh mức giá vé xe buýt cần phù hợp với thời điểm điều chỉnh mức giá vé xe vận tải ôtô tuyến cố định và sẽ được cân đối trên cơ sở đề xuất của các đơn vị kinh doanh khai thác tuyến xe buýt với Sở Giao thông Vận tải. Mức giá được điều chỉnh dựa trên mức giá hiện hữu nhân với tỷ lệ điều chỉnh.

c) Quản lý và phát hành vé: Vé sử dụng để đi xe buýt (vé lượt và vé tháng) trên các tuyến có trợ giá phải do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phát hành và quản lý. Trên các tuyến xe buýt không trợ giá, do đơn vị vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phát hành, quản lý và thực hiện theo đúng quy định.

d) Trợ giá: Đến năm 2010, về cơ bản trên toàn mạng lưới tuyến xe buýt, doanh thu đã bù đắp được chi phí và có thể thu được lợi nhuận từ hoạt động xe buýt. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc nhiều vào việc tổ chức khai thác của các đơn vị và chính sách hỗ trợ khác của tỉnh.

Mạng lưới tuyến xe buýt của tỉnh sẽ được phát triển dần từ nay đến năm 2020, do vậy trong từng giai đoạn sẽ luôn có những tuyến mới được đưa vào khai thác. Thông thường theo quy luật chung, trong các năm đầu các tuyến này thường có thể bị lỗ, vì thế phải có chính sách hợp lý khi cần thiết. Khi đó, cơ quan quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt sẽ có phương án điều tiết theo hướng các đơn vị khai thác các tuyến có lợi nhuận cao sẽ phải đảm nhận các tuyến còn kém hiệu quả bước đầu này.

2. Chính sách khuyến khích các đơn vị đầu tư vào hoạt động xe buýt

a) Về đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

- Việc đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải khách bằng xe buýt sẽ được thực hiện từ nguồn vốn ngân sách địa phương hoặc hình thức phối hợp, liên doanh liên kết theo quy định của pháp luật.

- Ưu tiên cấp đất hoặc cho thuê đất theo giá ưu đãi cho các đơn vị làm nhiệm vụ vận tải hành khách công cộng để xây dựng trạm bảo dưỡng sửa chữa, bãi đỗ xe qua đêm trên cơ sở các dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Về đầu tư phương tiện: Phải có chính sách về đầu tư, cụ thể là hỗ trợ một phần lãi suất vay ngân hàng đối tượng là các Hợp tác xã vận tải, doanh nghiệp có chức năng kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố, huyện, thị tỉnh Bình Dương có đề án khai thác tuyến được Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương chấp thuận.

c) Các ưu đãi về thuế và phí: Miễn tiền thuế sử dụng đất đối với các diện tích đất phục vụ trực tiếp hoạt động vận tải hành khách công cộng của các doanh nghiệp như nhà xưởng, trạm bảo dưỡng sửa chữa phương tiện, văn phòng …Có chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước tham gia vận tải hành khách công cộng.

d) Cho phép kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ: Trong thực tế hiện nay, những hoạt động mà các doanh nghiệp dễ thực hiện và phát huy nhanh hiệu quả để hỗ trợ ngay được cho vận tải hành khách công cộng như: Kinh doanh quảng cáo trong xe buýt, kinh doanh xe theo hợp đồng khi xe nhàn rỗi…

Điều 2. Căn cứ Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm triển khai thực hiện các bước tiếp theo.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Kim Vân

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2571/QĐ-UBND ngày 18/06/2007 phê duyệt “quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn 2006 – 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.221

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.134.161
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!