BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2398/QĐ-CHK
|
Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CHI TIẾT - ĐÁNH
GIÁ NGHIÊN CỨU HÀNG KHÔNG
CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 66/2006/QH11
ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam số 61/2014/QH13 ngày 21/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 66/2015/NĐ-CP ngày 12/8/2015 của Chính phủ quy định
về Nhà chức trách hàng không;
Căn cứ Nghị định số 05/2021/NĐ-CP ngày 25/01/2021 của Chính phủ về
quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;
Căn cứ Thông tư số 29/2021/TT-BGTVT ngày 30/11/2021 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân
bay;
Căn cứ Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 06/6/2017 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải về quản lý, bảo đảm hoạt động bay, Thông tư số 32/2021/TT-BGTVT ngày 14/12/2021 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải sửa đổi Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT;
Căn cứ Quyết định số 651/QĐ-BGTVT ngày 29/5/2023 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Cục Hàng không Việt Nam;
Xét đề nghị của Trưởng
phòng Quản lý cảng hàng không, sân bay.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Tài liệu hướng dẫn chi
tiết - Đánh giá nghiên cứu hàng không (Generic Manual - Conducting an
Aeronautical Study) (Số tham chiếu: GM 12.0).
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký.
Điều
3. Các ông/bà Tổng giám đốc Tổng công
ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP, Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt
Nam, Tổng giám đốc Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Giám đốc các Cảng vụ hàng
không miền Bắc, miền Trung, miền Nam, Trưởng phòng Quản lý cảng hàng không, sân
bay và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục trưởng (để b/c);
- Các Phó Cục trưởng;
- Các phòng: QLC, QLHĐB, TCATB, ANHK, KHCNMT,
PC-HTQT, TTHK;
- Lưu: VT, QLC (TD 10bn).
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Phạm Văn Hảo
|
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CHI
TIẾT
ĐÁNH GIÁ NGHIÊN CỨU HÀNG KHÔNG
Generic Manual - Conducting an Aeronautical Study
(GM 12.0)
Ban hành kèm theo Quyết định số 2398/QĐ-CHK ngày 03/11/2023 của Cục
trưởng Cục Hàng không Việt Nam
TRANG GHI NHẬN CÁC TU CHỈNH CỦA
CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Ngày cập nhật
|
Tên các hạng mục và trang thay đổi
|
Ngày thay đổi
|
Ghi chú
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
MỤC LỤC
TỔNG QUAN
MỤC ĐÍCH
ÁP DỤNG
CĂN CỨ PHÁP LÝ
CĂN CỨ KỸ THUẬT KHÁC
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU HÀNG
KHÔNG
1. Giới thiệu
2. Mục đích
3. Nghiên cứu hàng không
4. Phê duyệt nghiên cứu hàng
không
5. Phổ biến kết quả nghiên cứu
hàng không, thông báo tin tức hàng không
Phụ lục A. Nhận diện mối
nguy để đánh giá an toàn hàng không
Phụ lục B. Mẫu báo cáo
nghiên cứu hàng không
Phụ lục C. Danh mục kiểm
tra cho nghiên cứu hàng không
Phụ lục D. Các trường hợp
phải thực hiện nghiên cứu hàng không
TỔNG QUAN
Hướng dẫn này do Cục trưởng
Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) ban hành theo thẩm quyền nhằm cung cấp hướng
dẫn đánh giá cần thiết về các yêu cầu pháp lý về an toàn hàng không. Hướng dẫn
bao gồm thông tin về các tiêu chuẩn, quy trình được áp dụng để đánh giá, chứng
minh sự tuân thủ yêu cầu khai thác theo quy định.
MỤC ĐÍCH
Tài liệu này cung cấp hướng
dẫn để chứng minh sự tuân thủ và các thông tin liên quan đến việc tiến hành
nghiên cứu hàng không được thực hiện trong hệ thống quản lý an toàn của Người
khai thác cảng hàng không, sân bay/ tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận khai
thác cảng hàng không, sân bay; cung cấp hướng dẫn cho giám sát viên an toàn
khai thác cảng hàng không, sân bay để tiến hành đánh giá và thực hiện quy trình
chấp thuận.
ÁP DỤNG
Hướng dẫn này áp dụng cho Cục
Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không, tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận
khai thác cảng hàng không, sân bay đối với cảng hàng không chuẩn bị đưa vào
khai thác (Người khai thác cảng hàng không, sân bay dự kiến) hoặc Người khai
thác cảng hàng không, sân bay đã được cấp Giấy chứng nhận khai thác cảng hàng
không, sân bay và các cơ quan, đơn vị hoạt động trong ngành hàng không.
Lưu ý: Danh mục các
nghiên cứu hàng không cần được tiến hành trong trường hợp có sai lệch so với
tiêu chuẩn được áp dụng theo Phụ lục D (được thống kê theo Phụ ước 14, Tập I).
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hàng không
dân dụng Việt Nam năm 2014.
Nghị định số 66/2015/NĐ-CP ngày 12/8/2015 của Chính phủ quy
định về Nhà chức trách hàng không.
Nghị định số 05/2021/NĐ-CP ngày 25/01/2021 của Chính phủ về
quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.
Thông tư số 29/2021/TT-BGTVT ngày 30/11/2021 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không,
sân bay.
Quyết định số 1006/QĐ-CHK ngày 12/5/2023 của Cục trưởng Cục
Hàng không Việt Nam về việc ban hành Tài liệu hướng dẫn nội dung liên quan đến
thiết kế, khai thác, đảm bảo an toàn khai thác tại sân bay.
Quyết định số 2034/QĐ-CHK ngày 26/9/2023 của Cục trưởng Cục
Hàng không Việt Nam về việc ban hành ban hành Hướng dẫn lập Tài liệu khai thác
sân bay và Tài liệu khai thác công trình thuộc kết cấu hạ tầng cảng hàng không,
sân bay.
CĂN CỨ KỸ THUẬT KHÁC
ICAO Annex 14, Volume I -
Aerodrome Design and Operations.
ICAO Annex 19 - Safety
Management.
ICAO Doc 8168, Volume I
& Volume II - Flight Procedures & Construction of Visual and Instrument
Flight Procedures.
ICAO Doc 9157 - Aerodrome
Design Manual.
ICAO Doc 9774 - Manual on
Certification of Aerodromes.
ICAO Doc 9859 - Safety
Management Manual.
ICAO Doc 9981 -
PANS-Aerodrome.
ICAO Circular 301 - New
Larger Aeroplanes - Infringement of the Obstacle Free Zone: Operational
Measures and Aeronautical Study.
ICAO Circular 305 -
Operation of New Larger Aeroplanes at Existing Aerodromes.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU HÀNG KHÔNG
1. Giới thiệu
1.1. Nghiên cứu hàng không
là “nghiên cứu một vấn đề hàng không nhằm xác định các giải pháp khả thi
và lựa chọn giải pháp có thể chấp nhận được mà không làm giảm mức độ an toàn”
(ICAO Doc 9774). Nghiên cứu hàng không được thực hiện trong bối cảnh hệ thống
quản lý an toàn (SMS) của Người khai thác cảng hàng không, sân bay/ tổ chức đề
nghị cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay nhằm đảm bảo sự an
toàn và tính liên tục của hoạt động khai thác tàu bay tại sân bay.
1.2. Nghiên cứu hàng không
được thực hiện thường xuyên nhất trong quá trình quy hoạch phát triển cảng hàng
không mới hoặc cơ sở hạ tầng cảng hàng không mới hoặc trong quá trình cấp giấy
chứng nhận khai thác cho cảng hàng không hiện có. Việc này cũng phải được thực
hiện khi người khai thác cảng hàng không, sân bay không thể tuân thủ các yêu cầu
về thiết kế, vận hành và bảo trì được quy định trong Tiêu chuẩn sân bay.
2. Mục đích
2.1. Mục đích của nghiên cứu
hàng không như sau:
(a) Nghiên cứu tác động của
việc sai lệch so với tiêu chuẩn khai thác sân bay;
(b) Đưa ra các giải pháp
thay thế để mang lại mức độ an toàn có thể chấp nhận được;
(c) Đánh giá hiệu quả của từng
phương án;
(d) Đề xuất các quy trình/hạn
chế vận hành phù hợp hoặc các biện pháp khác để giảm thiểu rủi ro an toàn phát
sinh từ sai lệch.
3. Nghiên cứu hàng không
3.1. Việc nghiên cứu hàng
không phải được thực hiện bởi các chuyên gia kỹ thuật của Người khai thác cảng
hàng không, sân bay/ tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng
không, sân bay, là những người có kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên môn
phù hợp. Người khai thác cảng hàng không, sân bay/ tổ chức đề nghị cấp giấy chứng
nhận khai thác cảng hàng không, sân bay có thể tham khảo ý kiến của các chuyên
gia khác trong các lĩnh vực liên quan.
3.2. Người khai thác cảng
hàng không, sân bay/ tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng
không, sân bay nên tham khảo ý kiến các cơ quan liên quan bên ngoài và nội bộ
(ví dụ, hãng hàng không, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, các bên
bị ảnh hưởng,...) khi tiến hành nghiên cứu hàng không. Những cuộc tham vấn này
cho phép xem xét các sai lệch được đề xuất từ các góc độ khác nhau và giúp các
bên liên quan nhận thức được sai lệch được đề xuất.
3.3. Đánh giá an toàn trong
nghiên cứu hàng không là việc xác định, phân tích và loại bỏ và/ hoặc giảm thiểu
rủi ro đến mức an toàn có thể chấp nhận được theo Hệ thống quản lý an toàn
(SMS) của Người khai thác cảng hàng không, sân bay/ tổ chức đề nghị cấp giấy chứng
nhận khai thác cảng hàng không, sân bay. Đánh giá an toàn thường bao gồm những
nội dung sau:
(a) Xác định mối nguy và hậu
quả;
(b) Đánh giá và giảm thiểu rủi
ro an toàn.
Ví dụ về nhận diện mối
nguy tiềm ẩn được trình bày tại Phụ lục A.
3.4. Người khai thác cảng
hàng không, sân bay/ tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng
không, sân bay nên đề xuất các quy trình/ hạn chế vận hành thay thế hoặc các biện
pháp khác sẽ đạt được mục tiêu an toàn theo các quy định và tiêu chuẩn hiện
hành khác để quản lý được sự sai lệch được đề xuất. Ngoài ra, người khai thác cảng
hàng không, sân bay nên ước tính tính hiệu quả (thông qua thử nghiệm, khảo sát,
mô phỏng,...) của từng khuyến nghị được liệt kê để xác định các biện pháp tốt
nhất nhằm giải quyết sự sai lệch được đề xuất.
3.5. Người khai thác cảng
hàng không, sân bay/ tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng
không, sân bay phải đưa ra các phương pháp giám sát tình trạng sai lệch để đảm
bảo rằng các khuyến nghị được thực hiện một cách hiệu quả và mức độ sai lệch về
an toàn không bị xâm phạm bất cứ lúc nào. Đánh giá này cũng bao gồm các phản hồi
về các khuyến nghị.
3.6. Người khai thác cảng
hàng không, sân bay/ tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng
không, sân bay, sau khi xem xét tất cả các cân nhắc cần thiết được liệt kê ở
trên, sẽ đi đến quyết định về bất kỳ biện pháp an toàn nào cần được áp dụng.
Người khai thác cảng hàng không, sân bay/ tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận
khai thác cảng hàng không, sân bay cũng nên chỉ định ngày thực hiện tất cả các
biện pháp an toàn cần thiết và chỉ ra cách duy trì mức độ an toàn tương tự với
các biện pháp an toàn được đề xuất trong nghiên cứu hàng không.
3.7. Người khai thác cảng
hàng không, sân bay/ tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng
không, sân bay cũng phải đảm bảo rằng các đơn vị khai thác bị ảnh hưởng được
thông báo đầy đủ về những thay đổi đó (ví dụ, thông báo cho tổ lái về các mối
nguy tiềm ẩn). Quy trình thông báo theo quy định như Tập thông báo tin tức hàng
không (AIP) và Điện văn thông báo hàng không (NOTAM) nên được đưa vào nghiên cứu
hàng không.
3.8. Mẫu báo cáo nghiên cứu
hàng không có thể tham khảo trong Phụ lục B.
3.9. Người khai thác cảng
hàng không, sân bay/ tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng
không, sân bay phải xem xét nghiên cứu hàng không thường xuyên hoặc bất cứ khi
nào có thể có những thay đổi đáng kể ảnh hưởng đến tính phù hợp của nghiên cứu.
Bất kỳ thay đổi nào đối với nghiên cứu hàng không đều phải được đánh giá và ghi
chép đầy đủ.
3.10. Danh mục kiểm tra được
cung cấp trong Phụ lục C để đảm bảo rằng nghiên cứu hàng không được tiến hành
và ghi chép kỹ lưỡng.
4. Phê duyệt nghiên cứu hàng không
4.1. Người khai thác cảng
hàng không, sân bay/ tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng
không, sân bay tổ chức đánh giá, phê duyệt nghiên cứu hàng không; báo cáo Cục
HKVN trong quá trình xem xét phê duyệt Tài liệu khai thác sân bay.
4.2. Cục HKVN xem xét đánh
giá kết quả nghiên cứu hàng không của Người khai thác cảng hàng không, sân bay/
tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay. Trường
hợp xét thấy một số rủi ro được đánh giá thấp hoặc chưa được xác định, Cục HKVN
yêu cầu Người khai thác cảng hàng không, sân bay/ tổ chức đề nghị cấp giấy chứng
nhận khai thác cảng hàng không, sân bay rà soát lại kết quả nghiên cứu hàng
không, tiến hành nghiên cứu bổ sung để đạt được mục tiêu an toàn.
4.3. Người khai thác cảng
hàng không, sân bay/ tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng
không, sân bay phải đảm bảo rằng các biện pháp giảm nhẹ hoặc có điều kiện được
thực hiện đúng mục đích.
5. Phổ biến kết quả nghiên cứu hàng không, thông báo
tin tức hàng không
5.1. Người khai thác cảng
hàng không, sân bay/ tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng
không, sân bay có trách nhiệm phổ biến thông tin an toàn cho các bên liên quan
và đảm bảo rằng tất cả các kết luận liên quan đến an toàn của nghiên cứu hàng
không đều được truyền đạt đầy đủ.
5.2. Trong trường hợp việc
thông báo cho bên thứ ba được coi là một yêu cầu bắt buộc thì Người khai thác cảng
hàng không, sân bay/ tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng
không, sân bay có trách nhiệm đảm bảo rằng kết quả nghiên cứu hàng không được
thông báo tin tức hàng không theo quy định của pháp luật.
5.3. Các phương pháp thông
báo tin tức hàng không:
(a) Thực hiện quy trình
thông báo tin tức hàng không thông qua AIP, NOTAM và Dịch vụ thông báo tự động
tại khu vực sân bay (ATIS) theo quy định (nếu có quy định);
(b) Công bố trong các tài liệu
khai thác liên quan và phổ biến thông tin thông qua các phương tiện thích hợp;
(c) Trong tài liệu hàng
không do Cục HKVN phê duyệt.
Phụ lục A. Nhận diện mối nguy để đánh giá an toàn
hàng không
Lưu ý: Phụ lục A cung cấp
cho Người khai thác cảng hàng không, sân bay/ tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận
khai thác cảng hàng không, sân bay mẫu Bảng nhận diện mối nguy để đánh giá an
toàn trong nghiên cứu hàng không. Người khai thác cảng hàng không, sân bay/ tổ
chức đề nghị cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay có thể sử dụng
trong quá trình triển khai. Bảng nhận diện mối nguy để đánh giá an toàn hàng
không phải được cập nhật liên tục trong suốt quá trình nghiên cứu hàng không.
Bảng nhận diện mối nguy theo
mẫu để đánh giá an toàn của một nghiên cứu hàng không như sau:
TT
|
Hành động cụ thể
|
Mô tả mối nguy
|
Nhận diện hậu quả
|
Cấp đánh giá rủi ro
|
Mức độ rủi ro
|
Hành động giảm thiểu rủi ro
|
Cấp độ rủi ro sau khi áp dụng hành động rủi ro
|
Mức độ rủi ro sau giảm thiểu
|
Hành động nếu có để tiếp tục giảm thiểu các rủi ro
|
1
|
Hoạt động khai thác tàu bay
|
Khai thác tàu bay code F tại cảng hàng không...
Tàu bay code F được sử dụng để cất và hạ cánh
|
Va chạm với cánh tàu bay tại vị trí đỗ số....
Thiếu kiểm soát an toàn khi kéo đẩy tàu bay
|
3C
|
Yêu cầu đưa ra biện pháp để giảm thiểu rủi ro
|
Sử dụng nhân viên cảnh báo hai bên cánh tàu bay
Hạn chế tốc độ lăn tàu bay ở mức....
Đào tạo nhân viên kéo đẩy tàu bay với quy trình cụ thể
|
2C
|
Chấp nhận được
|
Tiến hành thử nghiệm cụ thể để đánh giá hiệu quả của giải pháp
|
Phụ lục B. Mẫu báo cáo nghiên cứu hàng không
1. Báo cáo nghiên cứu
hàng không phải bao gồm các phần sau:
1.1. Mục đích của nghiên cứu
1.2. Bối cảnh
1.3. Quản lý rủi ro an toàn
1.4. Khuyến nghị
1.5. Các biện pháp giám sát
sai lệch được đề xuất
1.6. Kết luận.
2. Mục đích của nghiên cứu
2.1. Mục đích của nghiên cứu
cần xác định:
(a) Mối quan ngại về an
toàn;
(b) Các biện pháp an toàn được
áp dụng để đảm bảo khai thác tàu bay an toàn tại
sân bay;
(c) Yêu cầu cụ thể của
nghiên cứu nhằm giải quyết.
2.2. Ví dụ minh họa điều này
như sau:
“Mục đích của nghiên cứu
hàng không này là nhằm giải quyết vấn đề khai thác tàu bay Code F tại cảng hàng
không công bố cấp sân bay 4E, <tên sân bay> và đưa ra <danh sách các
biện pháp an toàn> cần thiết để đảm bảo hoạt động an toàn của tàu bay code F
tại <tên của sân bay> có tham chiếu đến <tham chiếu đến yêu cầu cụ thể>…”.
3. Bối cảnh
3.1. Thông tin về tình hình hiện
tại mà Người khai thác cảng hàng không, sân bay/ tổ chức đề nghị cấp giấy chứng
nhận khai thác cảng hàng không, sân bay phải giải quyết, các quy trình hiện tại
đã được áp dụng và các chi tiết liên quan khác phải được nêu và giải thích rõ
ràng trong báo cáo này. Cần phải giải trình rõ ràng, đặc biệt về những vấn đề
sau:
(a) Tình huống hiện tại là
gì?
(b) Các khu vực sẽ bị ảnh hưởng
bởi độ lệch đề xuất so với tiêu chuẩn khai thác? (c) Khi nào Người khai thác cảng
hàng không, sân bay/ tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận khai thác cảng hàng
không, sân bay có thể tuân thủ các tiêu chuẩn khai thác nếu đó là do sự phát
triển của sân bay?
(d) Tại sao cần phải xem xét
lại quy định và các quy trình hiện hành?
(e) Độ lệch đề xuất sẽ ảnh
hưởng như thế nào đến hoạt động khai thác tàu bay tại sân bay?
3.2. Ví dụ minh họa điều này
như sau:
“Hiện tại, <tên sân
bay> là sân bay cấp 4E với một điều kiện có thể đủ tiêu chuẩn cho cấp 4F.
Các điều kiện đảm bảo cho cấp 4F này bao gồm <danh sách các điều kiện về hạ
tầng, trang thiết bị cho cấp 4F >... <Tên sân bay> được yêu cầu để
khai thác tàu bay Code F trước <ngày đề xuất> và <danh sách các khu vực
bị ảnh hưởng> sau đây sẽ bị ảnh hưởng. Việc phát triển <các khu vực bị ảnh
hưởng> được đề xuất bắt đầu vào <ngày đề xuất> và sẽ hoàn thành trước
<ngày đề xuất>. Đến lúc đó, <tên sân bay> sẽ được nâng cấp lên sân
bay cấp 4F.
Việc nâng cấp <tên sân
bay> từ sân bay cấp 4E lên sân bay cấp 4F yêu cầu rà soát <tên các quy
trình, quy định cần rà soát> để đảm bảo khai thác tàu bay an toàn.
Ngoài ra, trong quá trình
phát triển này, hoạt động của tàu bay tại <tên sân bay> sẽ bị ảnh hưởng
như sau…”
4. Quản lý rủi ro an toàn
4.1. Đánh giá an toàn phải
được trình bày trong phần này của báo cáo, bao gồm cả thống kê các mối nguy như
đã đề cập ở Mục 3.3.
5. Khuyến nghị
5.1. Chi tiết về các khuyến
nghị nhằm giải quyết các mối lo ngại về an toàn phát sinh từ sai lệch được đề
xuất, bao gồm các thông báo cần chuẩn bị để thông báo cho các bên bị ảnh hưởng
phát sinh từ các khuyến nghị (ví dụ, AIP, NOTAM).
5.2. Ví dụ minh họa điều này
như sau:
“Sau đây là các quy
trình/ hạn chế vận hành hoặc các biện pháp khác cũng như tính hiệu quả đo được
của chúng, được áp dụng để đảm bảo hoạt động an toàn của tàu bay tại <tên
sân bay>:
<Tên của các quy trình
vận hành/ hạn chế hoặc các biện pháp khác và hiệu quả đo được tương ứng của
chúng>
Thủ tục thông báo cho các
bên bị ảnh hưởng như sau:
<Mô tả quy trình thông
báo bao gồm quy trình, khung thời gian và các phương tiện thông báo khác
nhau>”.
6. Theo dõi độ lệch
6.1. Các phương pháp giám
sát tình trạng sai lệch và đảm bảo rằng các khuyến nghị đã thực hiện được thực
hiện một cách hiệu quả.
6.2. Ví dụ minh họa điều này
như sau:
“<Tên Người khai thác
cảng hàng không, sân bay> sẽ theo dõi trạng thái sai lệch <khoảng thời
gian cố định> và đảm bảo các biện pháp an toàn được thực hiện hiệu quả và mức
độ an toàn không bị ảnh hưởng bất cứ lúc nào. <Tên Người khai thác cảng hàng
không, sân bay> sẽ xem xét quy trình đánh giá an toàn nếu được yêu cầu…”.
7. Kết luận
7.1. Bản tóm tắt và đánh giá
nghiên cứu hàng không, bao gồm quyết định về bất kỳ biện pháp an toàn nào cần
được áp dụng và lộ trình thực hiện tất cả các biện pháp và khuyến nghị an toàn
cần thiết.
7.2. Ví dụ minh họa điều này
như sau:
“Kết quả của nghiên cứu
hàng không này đã kết luận rằng <độ lệch được đề xuất> thực sự sẽ làm giảm
mức độ an toàn. Tuy nhiên, bằng cách áp dụng <loại biện pháp an toàn>, sự
sụt giảm mức độ an toàn này có thể được giải quyết một cách an toàn… Những biện
pháp an toàn này sẽ được áp dụng vào <ngày đề xuất> để giải quyết sai lệch
được đề xuất. Với những biện pháp an toàn này được áp dụng, <để giải thích
cách duy trì mức độ an toàn tương tự>…”.
Phụ lục C. Danh mục kiểm tra cho nghiên cứu hàng
không
Mẫu danh mục kiểm tra để đánh
giá một nghiên cứu hàng không:
Danh mục kiểm tra cho nghiên cứu hàng không
|
Có
|
Không
|
Khuyến nghị
|
1
|
Mục đích của nghiên cứu
bao gồm:
(a) Giải quyết các mối
lo ngại về an toàn;
(b) Xác định các biện
pháp an toàn;
(c) Tham chiếu đến
yêu cầu cụ thể theo tiêu chuẩn khai thác.
|
|
|
|
2
|
Tham vấn các bên liên
quan, đội ngũ quản lý và các bộ phận/phòng ban bị ảnh hưởng
|
|
|
|
3
|
Nghiên cứu hàng không được
lập bởi nhân sự có đủ năng lực, kinh nghiệm của tổ chức
|
|
|
|
4
|
Các thông tin cụ thể về bối
cảnh của tình huống đặt ra
|
|
|
|
5
|
Ngày dự kiến thực hiện các
yêu cầu, nếu sai lệch là do quá trình phát triển sân bay
|
|
|
|
6
|
Đánh giá an toàn bao gồm:
(a) Xác định các mối nguy
và hậu quả;
(b) Quản lý rủi ro.
|
|
|
|
7
|
Đánh giá an toàn được sử dụng
trong nghiên cứu (ví dụ, thống kê mối nguy, xác suất và mức độ nghiêm trọng của
rủi ro, ma trận đánh giá rủi ro, khả năng chấp nhận rủi ro và kiểm soát/ giảm
thiểu rủi ro)
|
|
|
|
8
|
Các khuyến cáo (bao gồm
các quy trình/ hạn chế vận hành hoặc các biện pháp khác để giải quyết mối lo
ngại về an toàn) của nghiên cứu hàng không và làm thế nào để sai lệch được đề
xuất sẽ không làm giảm mức độ an toàn)
|
|
|
|
9
|
Đánh giá hiệu quả của từng
khuyến nghị được liệt kê trong nghiên cứu hàng không
|
|
|
|
10
|
Các thông tin và các bước
cần thực hiện để thông báo tin tức hàng không theo quy định bao gồm quy
trình, khung thời gian và ấn phẩm được sử dụng để ban hành sai lệch
|
|
|
|
11
|
Kết luận của nghiên cứu
hàng không
|
|
|
|
12
|
Theo dõi sự sai lệch
|
|
|
|
13
|
Thông báo cho Cục HKVN sau
khi sai lệch (tạm thời) được khắc phục
|
|
|
|
Phụ lục D. Các trường hợp phải thực hiện nghiên
cứu hàng không
TT
|
Phụ ước 14
|
1
|
Tàu bay thân rộng mới - Vi
phạm vùng phi chướng ngại vật: Biện pháp khai thác và nghiên cứu hàng không
(ICAO Circular 301)
|
2
|
Tàu bay thân rộng mới - Vi
phạm vùng phi chướng ngại vật: Mô hình rủi ro va chạm và nghiên cứu hàng
không (ICAO Circular 345)
|
3
|
3.8 Khu vực hoạt động của thiết
bị vô tuyến đo độ cao
Chiều rộng của khu vực:
3.8.3 Khuyến nghị: Chiều rộng
của khu vực hoạt động của thiết bị vô tuyến đo độ cao được mở rộng ra hai
phía cách tim đường cất hạ cánh là 60m, trừ những tình huống đặc biệt cho
phép, khoảng cách đó có thể được giảm xuống nhưng không dưới 30m, nếu việc giảm
đó không ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của tàu bay.
|
4
|
Khoảng cách tối thiểu của
đường lăn
3.9.7 Khuyến nghị: Khoảng
cách giữa tim đường lăn với tim đường CHC, tim đường lăn song song hoặc vật
thể không nhỏ hơn kích thước quy định tại Bảng 3.1, ngoài ra có thể khai thác
với khoảng cách nhỏ hơn tại các sân bay hiện hữu nếu có một nghiên cứu hàng
không khẳng định khoảng cách nhỏ hơn đó không có tác động xấu đến an toàn hoặc
ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động khai thác thường xuyên của tàu bay.
Ghi chú 1: Hướng dẫn về
các nội dung cần có nghiên cứu hàng không được nêu trong Sổ tay hướng dẫn thiết
kế sân bay (Doc 9157), Part 2.
|
5
|
4.2 Yêu cầu giới hạn
chướng ngại vật
Đường cất hạ cánh không
có thiết bị
4.2.4 Khuyến nghị: Không
được có các công trình mới hoặc mở rộng công trình hiện hữu vượt trên bề mặt
hình nón hoặc bề mặt ngang trong, trừ khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận;
các công trình đó được núp bóng bởi một công trình cố định hiện hữu, hoặc
trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hàng không cho thấy; hoặc công trình đó
không ảnh hưởng bất lợi đến an toàn hoặc không ảnh hưởng đến các chuyến bay.
4.2.5 Khuyến nghị: Các
công trình hiện hữu vượt ra ngoài bất kỳ bề mặt nào quy định tại mục 4.2.1 đều
phải di chuyển càng xa càng tốt, trừ khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận
theo quy định trên cơ sở kết quả nghiên cứu về hàng không cho thấy các công
trình đó được che khuất bởi một công trình cố định cho phép trước; hoặc công
trình đó không ảnh hưởng bất lợi đến an toàn hoặc không ảnh hưởng đến các
chuyến bay.
|
6
|
4.2 Yêu cầu giới hạn
chướng ngại vật
Đường cất hạ cánh tiếp
cận giản đơn
4.2.11 Khuyến nghị: Không
được xây dựng các công trình mới hoặc mở rộng các công trình hiện hữu ngoài
phạm vi 3000m đối với bề mặt tiếp cận tính từ đường biên trong bề mặt hình
nón; bề mặt ngang trong trừ các trường hợp theo ý kiến của cơ quan có thẩm
quyền, công trình đó được che khuất bởi một công trình cố định đã tồn tại hoặc
kết quả nghiên cứu về hàng không cho thấy công trình đó không ảnh hưởng đáng
kể đến an toàn hoặc không ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tàu bay.
4.2.12 Khuyến nghị: Các
công trình cao hơn bất cứ bề mặt nào đã được quy định tại mục 4.2.7 cần được
loại bỏ/ di dời/ tháo dỡ, trừ các trường hợp theo ý kiến của cơ quan có thẩm
quyền, công trình đó được che khuất bởi một công trình cố định đã tồn tại hoặc
kết quả nghiên cứu về hàng không cho thấy công trình đó không ảnh hưởng đáng
kể đến an toàn hoặc không ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tàu bay.
|
7
|
4.2 Yêu cầu giới hạn chướng
ngại vật
Đường cất hạ cánh tiếp
cận chính xác
|
|
4.2.20 Khuyến nghị: Không
được xây dựng các công trình mới hoặc mở rộng các công trình hiện hữu vượt
trên bề mặt hình nón và bề mặt ngang trong trừ trường hợp có ý kiến cơ quan
có thẩm quyền, công trình bị che khuất bởi một công trình cố định đã tồn tại,
hoặc có nghiên cứu hàng không xác định công trình này không ảnh hưởng đáng kể
đến an toàn hoặc ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tàu bay.
4.2.21 Khuyến nghị: Các
công trình hiện hữu vượt trên bề mặt tiếp cận, bề mặt chuyển tiếp, bề mặt
hình nón và bề mặt ngang trong cần được loại bỏ, trừ trường hợp có ý kiến cơ
quan có thẩm quyền, công trình bị che khuất bởi một công trình cố định đã tồn
tại, hoặc có nghiên cứu hàng không xác định công trình này không ảnh hưởng
đáng kể đến an toàn hoặc ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tàu bay
|
8
|
Đường cất hạ cánh dùng
cho cất cánh
4.2.27 Khuyến nghị: Cần loại
bỏ các công trình hiện hữu vượt trên bề mặt lấy độ cao cất cánh, trừ trường hợp
có ý kiến cơ quan có thẩm quyền, công trình bị che khuất bởi một công trình cố
định đã tồn tại, hoặc có nghiên cứu hàng không xác định công trình này không ảnh
hưởng đáng kể đến an toàn hoặc ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tàu bay.
|
9
|
4.3 Vật thể ngoài các bề
mặt giới hạn chướng ngại vật
4.3.1 Khuyến nghị: Cần phải
xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về việc xây dựng công trình có độ cao vượt
quá giới hạn của bề mặt giới hạn chướng ngại vật quy định để cho phép thực hiện
một nghiên cứu hàng không về tác động của việc xây dựng đó đối với hoạt động
khai thác tàu bay.
4.3.2 Khuyến nghị: Trong
các khu vực vượt qua giới hạn bề mặt giới hạn chướng ngại vật, những vật thể/công
trình có độ cao đến 150m hoặc hơn so với mặt đất phải được coi là chướng ngại
vật, trừ trường hợp nghiên cứu đặc biệt về hàng không chỉ ra rằng chúng không
gây nguy hiểm cho tàu bay.
|
10
|
4.4 Những vật thể khác
4.4.2 Khuyến nghị: Tất cả
các vật thể, theo ý kiến của cơ quan có thẩm quyền sau khi có kết quả nghiên
cứu về hàng không cho thấy chúng có thể gây nguy hiểm cho tàu bay ở khu bay
hay trên không gian trong phạm vi đường biên của bề mặt ngang trong và bề mặt
hình nón thì chúng được xem là chướng ngại vật và cần di chuyển đi càng xa
càng tốt.
|
11
|
Cao độ và độ dốc tiếp cận
chùm tia sáng
5.3.5.23 Góc phương vị của
chùm tia sáng được mở rộng phù hợp ở nơi đối tượng nằm ngoài bề mặt giới hạn
chướng ngại vật của hệ thống nhưng trong miền của các tia sáng bên cạnh sẽ
nhìn rõ nó nhô lên khỏi bề mặt giới hạn chướng ngại vật và nghiên cứu hàng
không xác định đối tượng có thể ảnh hưởng xấu đến an toàn bay. Cần mở rộng phạm
vi bảo vệ sao cho đối tượng có thể nằm ngoài chùm tia sáng.
5.3.5.40 Góc phương vị của
chùm tia sáng được mở rộng phù hợp ở nơi đối tượng nằm ngoài các bề mặt chướng
ngại vật của hệ PAPI hay APAPI nhưng trong miền của các tia sáng bên cạnh sẽ
nhìn rõ nó nhô lên khỏi bề mặt chướng ngại vật và nghiên cứu hàng không xác định
đối tượng có thể ảnh hưởng xấu đến an toàn bay. Phạm vi của giới hạn phải đảm
bảo vật thể nằm ngoài giới hạn của chùm sáng.
|
12
|
Bề mặt bảo vệ chướng ngại
vật
5.3.5.45 Các chướng ngại vật
hiện hữu vượt ra ngoài phía trên của bề mặt bảo vệ chướng ngại vật phải được
di chuyển, trường hợp có ý kiến cơ quan có thẩm quyền, công trình bị che khuất
bởi một công trình cố định đã tồn tại, hoặc có nghiên cứu hàng không xác định
công trình này không ảnh hưởng đáng kể đến an toàn hoặc ảnh hưởng đến hoạt động
khai thác tàu bay.
5.3.5.46 Trong trường hợp
đã có nghiên cứu hàng không chỉ ra rằng vật thể vượt qua bề mặt bảo vệ chướng
ngại vật, có thể ảnh hưởng xấu đến an toàn bay thì phải áp dụng một hoặc các
biện pháp sau đây:
a) Di chuyển vật thể;
b) Nâng cao một cách thích
hợp độ dốc tiếp cận của hệ thống;
c) Giảm độ mở phương vị của
hệ thống sao cho chướng ngại vật nằm ngoài các đường bao của chùm tia sáng;
d) Di chuyển tim của hệ thống
và bề mặt chướng ngại vật gắn liền với nó đi không quá 5o;
e) Di chuyển ngưỡng đường
cất hạ cánh phù hợp để vật thể không còn nằm trong bề mặt bảo vệ chướng ngại
vật.
Ghi chú 1: Nội dung này
được hướng dẫn trong Sổ tay thiết kế sân bay (Doc 9157), Part 4.
Ghi chú 2: Di chuyển
ngưỡng đường cất hạ cánh nhằm giảm cự ly hạ cánh.
|
13
|
5.4.3 Biển báo
5.4.3.11 Biển báo vị trí
phải được kết hợp với biển bảo chỉ hướng, trừ trường hợp có nghiên cứu hàng
không xác định rằng việc kết hợp là không cần thiết.
|
14
|
6.1 Đánh dấu hoặc/ và
chiếu sáng chướng ngại vật
6.1.1 Chướng ngại vật nằm
trong phạm vi bề mặt giới hạn
6.1.1.4 Khuyến nghị: Phải
đánh dấu chướng ngại vật cố định cao hơn bề mặt tiếp cận hay trong phạm vi
3000m từ cạnh trong của bề mặt tiếp cận, hoặc cao hơn bề mặt chuyển chuyển tiếp,
nếu đường cất hạ cánh sử dụng vào ban đêm, thì chướng ngại vật được chiếu
sáng, trừ khi:
a) Không đánh dấu và chiếu
sáng khi chướng ngại vật được che khuất bởi một chướng ngại vật cố định khác;
b) Không đánh dấu và chiếu
sáng khi chướng ngại vật đã được chiếu sáng bằng đèn cảnh báo chướng ngại vật
cường độ trung bình, loại A ban ngày và chiều cao của nó so với mặt đất xung
quanh không vượt quá 150m;
c) Không đánh dấu khi chướng
ngại vật được chiếu sáng bằng đèn cảnh báo chướng ngại vật cường độ cao vào
ban ngày;
d) Không lắp đèn chiếu
sáng nếu chướng ngại vật là ngôi nhà có đủ ánh sáng đã được một nghiên cứu
hàng không công nhận ánh sáng đó đạt tiêu chuẩn.
|
|
6.1.1.9 Khuyến nghị: Các vật
thể bên ngoài ranh giới OLS phải được đánh dấu và/hoặc chiếu sáng nếu một
nghiên cứu hàng không cho thấy chướng ngại vật có thể tạo thành một mối nguy
hiểm cho tàu bay (bao gồm các vật thể liền kề với đường thủy và đường bộ).
6.1.1.10 Khuyến nghị: Các
loại dây cáp, đường dây điện ngang qua sông, suối, đường cao tốc phải được
đánh dấu và những cột trụ của chúng phải được đánh dấu và chiếu sáng nếu một
nghiên cứu hàng không cho thấy chướng ngại vật có thể tạo thành một mối nguy
hiểm cho tàu bay.
6.1.2.3 Khuyến nghị: Các
loại dây cáp, đường dây điện ngang qua sông, suối, đường cao tốc phải được
đánh dấu và những cột trụ của chúng phải được đánh dấu và chiếu sáng nếu một
nghiên cứu hàng không cho thấy chướng ngại vật có thể tạo thành một mối nguy
hiểm cho tàu bay.
|
15
|
Chiếu sáng
Chiếu sáng đối tượng có
chiều cao từ 150m trở lên tính từ mặt đất
6.2.3.28 Khuyến nghị: Đèn
cảnh báo chướng ngại vật cường độ cao, Loại A, nên được sử dụng để cảnh báo sự
hiện diện của vật thể nếu chiều cao của nó cao hơn cao độ của mặt đất xung
quanh vượt quá 150 m và có một nghiên cứu hàng không chỉ ra là cần thiết lắp
đèn để nhận biết vật thể vào ban ngày.
6.2.4.3 Khuyến nghị: Khi cần
phải chiếu sáng CNV thì nên sử dụng cường độ chiếu sáng trung bình. Trong trường
hợp có bãi tuốc bin gió, tức là một nhóm gồm hai hay nhiều tua bin gió thì phải
coi đó là một vật thể khối và phải lắp đặt đèn cảnh báo:
a) Theo chu vi của bãi tuốc
bin gió;
b) Khoảng cách tối đa giữa
các đèn chiếu sáng dọc theo chu vi khu tuốc bin tuân thủ theo mục 6.2.3.15,
trừ khi nghiên cứu cho thấy có thể dung khoảng cách lớn hơn; c) Nếu dùng đèn
chớp thì chúng phải chớp sáng đồng thờ;
d) Chiếu sáng mọi tuốc bin
gió cao hơn hẳn bãi tuabin gió;
e) Các quy định tại điểm
a, b và d cần đảm bảo các tiêu chí sau:
i) Đối với tuabin gió dưới
150 m ở chiều cao tổng thể (chiều cao từ mặt đất đỉnh của tuabin có tính cả
chiều dài cánh quạt), đèn cảnh báo CNV cường độ trung bình trên thân tuabin cần
được đảm bảo;
ii) Đối với tuabin gió từ
150 m đến 315 m ở chiều cao tổng thể, ngoài đèn cảnh báo CNV cường độ trung
bình được lắp đặt trên vỏ bọc, một đèn cảnh báo CNV thứ hai nên được cung cấp
để đề phòng đèn cảnh báo CNV không hoạt động. Đèn cảnh báo CNV phải được lắp
đặt để đảm bảo rằng đầu ra của ánh sáng một trong hai đèn không bị chặn bởi
đèn kia;
iii) Ngoài ra, đối với
tuabin gió từ 150 m đến 315 m ở chiều cao tổng thể trên nửa chiều cao thân
tuabin cần lắp đặt ít nhất ba đèn cảnh báo CNV loại E cường độ thấp như được
quy định tại mục 6.2.1.3. Nếu một nghiên cứu hàng không cho thấy đèn loại E
cường độ thấp không phù hợp, đèn loại A hoặc B cường độ thấp có thể được
dùng.
Ghi chú: Theo mục
6.2.4.3 e) Không áp dụng đối với tuabin có chiều cao tổng thể lớn hơn 315m. Đối
với các tuabin này, một nghiên cứu hàng không cụ thể chỉ ra cần thiết phải áp
dụng các biện pháp tăng cường cảnh báo với tuabin gió.
6.2.4.5 Khuyến nghị: Khi
đèn cảnh báo được coi là cần thiết cho một tuabin gió, việc lắp đặt phải phù
hợp với mục 6.2.4.3 hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo một
nghiên cứu hàng không.
6.2.5.8 Khuyến nghị: Đèn cảnh
báo CNV cường độ cao, Loại B, nên được sử dụng để biểu thị sự hiện diện của
tháp hỗ trợ dây điện trên không, cáp, trong đó:
a) Một nghiên cứu hàng
không cho thấy các đèn như vậy là cần thiết cho việc công nhận sự hiện diện của
dây, cáp;
b) Hoặc không tìm được vị
trí để đặt mốc trên dây, cáp.
|
16
|
Phục lục A
4.3 Khu vực hoạt động của
thiết bị vô tuyến đo độ cao
Để khai thác tàu bay tiếp
cận kép tự động và hạ cánh tự động (không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết)
thì cần tránh thay đổi độ dốc hoặc chỉ thay đổi độ dốc nhỏ nhất trên một khu
vực dải hình chữ nhật dài ít nhất 300m trước ngưỡng của đường cất hạ cánh tiếp
cận chính xác. Khu vực này đối xứng qua tim đường cất hạ cánh kéo dài, rộng
120m. Trong tình huống đặc biệt cho phép, chiều rộng này có thể giảm xuống
nhưng không dưới 60m khi có kết quả nghiên cứu hàng không chỉ ra rằng độ giảm
này không ảnh hưởng đến an toàn bay. Điều này cho phép khi các tàu bay được
trang bị thiết bị vô tuyến đo độ cao dùng để chỉ dẫn độ cao cuối cùng và tín
hiệu ánh sáng dẫn đường, khi tàu bay bay ở phía trên của khu đất trước ngưỡng
đường cất hạ cánh, thiết bị vô tuyến đo độ cao sẽ bắt đầu thông báo cho bộ phận
lái tự động để phát tín hiệu ánh sáng. Khi không thể tránh được sự thay đổi độ
dốc thì sự thay đổi giữa hai độ dốc kề nhau không được quá 2% trên cự ly 30m.
|