ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
22/2007/QĐ-UBND
|
Đà
Nẵng, ngày 22 tháng 3 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI HÀNH LANG BẢO VỆ
LUỒNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ Quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Quyết định số 27/2005/QĐ-BGTVT ngày 17 tháng 5 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông Vận tải về quản lý đường thủy nội địa;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông - Công chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy định về hoạt động trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng giao thông
đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Giám đốc Sở Giao thông -
Công chính chịu trách nhiệm triển khai và kiểm tra thực hiện Quy định nêu trên.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực
thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND
thành phố, Giám đốc Sở Giao thông - Công chính, Giám đốc Công an thành phố, thủ
trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, chủ tịch UBND các quận, huyện,
phường, xã, các cơ quan, đơn vị và các cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Văn Minh
|
QUY ĐỊNH
VỀ HOẠT ĐỘNG TRONG PHẠM VI HÀNH LANG BẢO VỆ LUỒNG GIAO THÔNG
ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 22/2007/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2007 của
UBND thành phố Đà Nẵng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này
quy định cụ thể các hoạt động trong hành lang bảo vệ luồng nhằm bảo đảm giao
thông đường thủy nội địa thông suốt, trật tự, an toàn và bảo vệ môi trường.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này
áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến các hoạt động trong hành lang bảo
vệ luồng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Phạm vi
hành lang bảo vệ luồng giao thông đường thủy nội địa (gọi tắt là hành lang
bảo vệ luồng) là phần giới hạn của vùng nước hoặc dải đất dọc hai bên luồng
dùng để lắp đặt báo hiệu, bảo vệ luồng, thực hiện các hoạt động khác và bảo đảm
an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Trong hành lang bảo
vệ luồng, ngoài phần dành cho việc lắp đặt báo hiệu cho phép thực hiện các hoạt
động sau đây, nhưng không làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động giao thông đường
thủy nội địa:
1. Đánh bắt,
nuôi trồng thủy sản;
2. Họp chợ,
làng chài, làng nghề;
3. Các hoạt động
khác.
Điều 5. Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản
1. Các phương
tiện đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trong hành lang bảo vệ luồng phải có Giấy
phép của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 9 của Quy định này và phải thực
hiện đầy đủ nội dung ghi trong Giấy phép;
2. Các phương
tiện đánh bắt thủy sản lưu động không được gây trở ngại cho giao thông đường thủy
nội địa, không làm hư hại đến công trình giao thông;
3. Khi luồng
chạy tàu, thuyền thay đổi vào các khu vực đánh bắt, nuôi trồng thủy sản thì chủ
các phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thủy sản phải di chuyển, thu hẹp hoặc dỡ bỏ
theo yêu cầu của cơ quan quản lý đường thủy nội địa có thẩm quyền. Trường hợp
nuôi trồng thủy sản có Giấy phép thì do cơ quan cấp Giấy phép đề xuất cấp có thẩm
quyền xem xét hỗ trợ thiệt hại theo quy định;
4. Khi chấm dứt
khai thác, chủ các phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thủy sản phải thanh thải hết
các chướng ngại vật.
Điều 6. Họp chợ, làng chài, làng nghề
1. Các tổ chức,
cá nhân có nhu cầu triển khai thực hiện việc họp chợ, làng chài, làng nghề
trong hành lang bảo vệ luồng phải có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền quy định
tại Điều 9 của Quy định này và phải thực hiện đầy đủ nội dung ghi trong Giấy
phép;
2. Khi triển
khai thực hiện việc họp chợ, làng chài, làng nghề không được gây trở ngại cho
giao thông đường thủy nội địa, không làm hư hại đến công trình giao thông;
3. Khi chấm dứt
hoạt động các tổ chức, cá nhân phải thanh thải hết các chướng ngại vật.
Điều 7. Các hoạt động khác
1. Các tổ chức,
cá nhân có nhu cầu triển khai thực hiện các hoạt động khác trong hành lang bảo
vệ luồng phải có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 9 của
Quy định này và phải thực hiện đầy đủ nội dung ghi trong Giấy phép;
2. Khi triển
khai thực hiện các hoạt động không được gây trở ngại cho giao thông đường thủy
nội địa, không làm hư hại đến công trình giao thông;
3. Khi chấm dứt
hoạt động các tổ chức, cá nhân phải thanh thải hết các chướng ngại vật.
Điều 8. Thủ tục cấp giấy phép
1. Đơn đề nghị
cho phép sử dụng hành lang bảo vệ luồng và bản cam kết bảo vệ môi trường;
2. Phương án
sử dụng hành lang bảo vệ luồng, bao gồm:
a) Thuyết
minh chung về phương án;
b) Bản vẽ mặt
bằng vị trí sử dụng;
c) Thời gian
sử dụng hành lang bảo vệ luồng.
3. Phương án
đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa tại khu vực sử dụng, bao gồm:
a) Thuyết
minh chung về phương án;
b) Bản vẽ tổng
thể mặt bằng có ghi rõ phương án bố trí báo hiệu.
Điều 9. Thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan cấp Giấy phép
1. Giám đốc Sở
Giao thông - Công chính tổ chức cấp Giấy phép cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu
triển khai thực hiện các hoạt động khác trong hành lang bảo vệ luồng;
2. Chủ tịch
UBND các quận, huyện cấp Giấy phép đối với các phương tiện đánh bắt, nuôi trồng
thủy sản và thực hiện việc họp chợ, làng chài, làng nghề trong hành lang bảo vệ
luồng;
3. Cơ quan cấp
Giấy phép có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, giao giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày
giao Giấy phép. Thời gian xem xét và cấp Giấy phép thực hiện trong thời hạn năm
(05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không giải quyết
được phải nêu rõ lý do và trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu
cấp Giấy phép.
Điều 10. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sử dụng hành
lang bảo vệ luồng
1. Nộp đủ lệ
phí cấp Giấy phép và các khoản thu khác (nếu có) theo quy định;
2. Thực hiện
đúng nội dung ghi trong Giấy phép;
3. Trước khi
sử dụng phải thông báo cho đơn vị quản lý đường sông và UBND phường, xã sở tại
biết để thực hiện việc quản lý, kiểm tra, giám sát trong quá trình sử dụng hành
lang bảo vệ luồng.
Điều 11. Giám đốc Sở Giao
thông - Công chính chỉ đạo đơn vị quản lý đường thủy và Thanh tra Sở Giao thông
Công chính trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị có trách nhiệm giám
sát, kiểm tra, xử lý kiên quyết những hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân
trong suốt thời gian sử dụng hành lang bảo vệ luồng.
Điều 12. Giám đốc Công an
thành phố chỉ đạo Đội Cảnh sát giao thông đường thuỷ trong phạm vi nhiệm vụ và
quyền hạn của đơn vị có trách nhiệm kiểm tra, xử lý kiên quyết những hành vi vi
phạm của các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng hành lang bảo vệ luồng.
Chương III
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 13. Tổ chức, cá nhân có
thành tích trong việc thực hiện Quy định này thì được khen thưởng theo quy định
pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Điều 14. Tổ chức, cá nhân có
hành vi vi phạm Quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý
hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Trường hợp gây thiệt
hại thì phải bồi thường theo quy định.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Giám đốc Sở Giao
thông - Công chính chủ trì phối hợp với Giám đốc Công an thành phố, Chủ tịch
UBND các quận, huyện, phường, xã, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan
tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này; định kỳ hàng
quý báo cáo UBND thành phố.
Điều 16. Trong quá trình thực
hiện Quy định này, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh, các ngành, địa phương, tổ
chức và cá nhân phản ánh về Sở Giao thông - Công chính để nghiên cứu, tổng hợp
trình UBND thành phố xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.