Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1858/QĐ-UBND 2017 phê duyệt Phương án khai thác sử dụng cảng cá Phú Yên

Số hiệu: 1858/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên Người ký: Trần Hữu Thế
Ngày ban hành: 25/09/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1858/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 25 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC, SỬ DỤNG CÁC CẢNG CÁ VÀ KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;

Căn cứ Thông tư số 52/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành một số Điều của Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại Tờ trình số 281/TTr-SNN ngày 06/9/2017),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án khai thác, sử dụng các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Phú Yên, với các nội dung như phương án kèm theo.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 2112/QĐ-UBND ngày 05/9/2016 của UBND tỉnh Phú Yên.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển; Giám đốc Ban Quản lý cảng cá và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hữu Thế

 

PHƯƠNG ÁN

KHAI THÁC, SỬ DỤNG CÁC CẢNG CÁ VÀ KHU NEO ĐẬU TRÁNH TRÚ BÃO CHO TÀU CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1858/QĐ-UBND Ngày 25/9/2017 của UBND tỉnh Phú Yên)

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

1. Cơ sở pháp lý:

- Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;

- Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;

- Thông tư số 52/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành một số Điều của Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá;

2. Cơ sở thực tiễn:

Phú Yên là tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ có chiều dài bờ biển 189km với nhiều cửa sông, lạch, đầm, vịnh cho tàu thuyền cập bến, cảng. Thời gian qua, tỉnh đã quy hoạch, đầu tư xây dựng các cảng cá: Đông Tác, Dân Phước, Tiên Châu, Phú Lạc để tiếp nhận gần 4.000 tàu cá, đặc biệt trên 1.000 tàu khai thác xa bờ, hàng năm bốc dỡ tiêu thụ 40.000 tấn hải sản các loại. Trong đó, sản lượng cá ngừ các loại khai thác hàng năm khoảng 20.000 tấn, riêng cá ngừ đại dương vây vàng, mắt to trung bình khoảng 5.000 ­ 6.000 tấn/năm, là loại thực phẩm có giá trị cao, sử dụng cho ăn tươi (sushi, sashimi..), việc đánh bắt, sơ chế, bảo quản phải thực hiện quy trình nghiêm ngặt theo nhu cầu tiêu dùng của các thị trường, đặc biệt là thị trường Nhật Bản tiêu thụ sản lượng cá ngừ lớn nhất thế giới.

Ngày 31/3/2017, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 668/QĐ-UBND về việc điều chuyển các cảng cá: Dân Phước, thị xã Sông Cầu; Tiên Châu, huyện Tuy An và Phú Lạc, huyện Đông Hòa về Ban Quản lý cảng cá trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Nhằm đạt được các mục tiêu:

- Khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác tổ chức quản lý các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá và khai thác, sử dụng có hiệu quả các công trình cảng cá: Đông Tác, Dân Phước, Phú Lạc, Tiên Châu nhà nước đã đầu tư, phục vụ phát triển nghề cá theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả đánh bắt thủy sản hàng năm ở mức 54.000 tấn, trong đó cá ngừ đại dương (vây vàng, mắt to) khoảng 6.000 tấn; hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá đồng bộ và hiện đại;

- Giảm đầu mối quản lý, khắc phục sự phân tán, hình thành một cơ quan đầu mối tham mưu quản lý thống nhất, đồng bộ; phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành sản xuất lĩnh vực khai thác thủy sản;

- Trợ giúp các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong cảng bốc dỡ, bảo quản và vận chuyển sản phẩm thủy sản nhằm làm giảm tổn thất sau khai thác và tăng giá trị sản phẩm khai thác; bố trí, xếp hàng hóa lưu thông thuận lợi, giải quyết công việc làm cho nhiều lao động thông qua hoạt động đánh bắt và dịch vụ hậu cần thủy sản nhất là cho các tàu khai thác xa bờ, tạo điều kiện để các tàu khai thác vươn khơi xa bám biển dài ngày, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của tổ quốc;

Để góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cần tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hậu cần cho khai thác hải sản nói chung và khai thác cá ngừ nói riêng; nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm cho sản phẩm khai thác thủy sản; sắp xếp các tàu cá neo đậu tránh trú bão thuận lợi an toàn, giảm thiểu thiệt hại trong mùa bão lũ; quản lý, cải thiện điều kiện vệ sinh các cảng cá và môi trường vùng nước neo đậu tàu cá; thu thập thông tin, dữ liệu nghề khai thác, truy xuất nguồn gốc nguyên liệu chế biến và xuất khẩu; góp phần giảm chi phí chuyến biển; giảm tỷ lệ tổn thất về chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm thủy sản khai thác, nhất là những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao, tăng thu nhập cho ngư dân; tạo việc làm ổn định cho dân cư ven biển.

Để hoạt động của các cảng cá và khu neo đậu tránh trú cho tàu cá trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp, phát huy hiệu quả; đồng thời huy động sự đóng góp tích cực của các tổ chức, cá nhân vào việc sử dụng khai thác, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình cảng cá và khu neo đậu tránh trú cho tàu cá, thì việc xây dựng và ban hành Phương án khai thác, sử dụng các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết.

II. MỤC TIÊU PHƯƠNG ÁN

1. Nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các công trình nhà nước đầu tư.

2. Trợ giúp các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong cảng bốc dỡ, bảo quản và vận chuyển sản phẩm thủy sản nhằm làm giảm tổn thất sau khai thác và tăng giá trị sản phẩm khai thác; bố trí, xếp hàng hóa lưu thông thuận lợi, giải quyết công việc làm cho nhiều lao động thông qua hoạt động đánh bắt và dịch vụ hậu cần thủy sản nhất là cho các tàu khai thác xa bờ, tạo điều kiện để các tàu khai thác vươn khơi xa bám biển dài ngày góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế biển;

3. Làm cơ sở cho việc hình thành và quản lý nghề cá theo hướng hiện đại.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

Căn cứ Quyết định số 10/2016/QĐ-UBND ngày 08/4/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nông nghiệp và PTNT. Trong đó: Tại điểm a Khoản 8 Điều 11 Quy định kinh phí hoạt động của Ban Quản lý cảng cá do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Quyết định số 1700/QĐ-UBND ngày 27/7/2016 UBND tỉnh về việc thành lập Ban Quản lý cảng cá trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tại Điều 1, quy định: “Ban Quản lý cảng cá là đơn vị sự nghiệp công lập có thu...”. Quyết định số 668/QĐ-UBND ngày 31/3/2017 của UBND tỉnh về việc điều chuyển các cảng cá: Dân Phước, thị xã Sông Cầu; Tiên Châu, huyện Tuy An và Phú Lạc, huyện Đông Hòa về Ban Quản lý cảng cá trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

Ban Quản lý cảng cá thực hiện cơ chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu. Ban Quản lý cảng cá có chức năng tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, khai thác, bảo vệ, duy tu bảo dưỡng các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định của Nhà nước.

Các hoạt động khai thác, sử dụng cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá như sau:

1. Công tác quản lý tàu thuyền cập cảng và tổ chức sắp xếp tàu thuyền neo đậu trong khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá:

- Sắp xếp cho tàu thuyền cập cảng tiếp nhận nhiên liệu, đá lạnh, vật tư, thực phẩm, nước uống để phục vụ cho tàu cá trước khi đi biển đánh bắt hải sản; tiếp nhận tàu cá cập cảng bốc dỡ sản phẩm thủy sản đã đánh bắt chuyển đi tiêu thụ cho tàu cá sau mỗi chuyến biển một cách thuận lợi.

- Tổ chức cho tàu thuyền neo đậu trong khu vực cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trong lúc bình thường cũng như khi có thiên tai hay thời tiết bất thường đảm bảo an toàn và đúng quy định.

2. Công tác thu và quản lý, sử dụng nguồn thu:

2.1. Đối với các cảng cá:

a) Phương thức thu:

- Quyết định số 11/2017/QĐ-UBND ngày 23/3/2017 của UBND tỉnh về việc khung giá, quản lý và sử dụng giá dịch vụ sử dụng cảng cá trên địa bàn tỉnh (được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước);

- Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 23/3/2017 của UBND tỉnh về việc quy định mức thu, quản lý và sử dụng giá dịch vụ trông giữ xe trên địa bàn tỉnh (được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước);

- Thu cung các dịch vụ điện, nước, cho thuê tài sản: Đơn vị tự xác định giá dịch vụ theo cơ chế thị trường, quyết định khoản thu, mức thu bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý, có tích lũy theo quy định (điểm a, mục 1, Điều 9 của Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác).

b) Quản lý, sử dụng các nguồn thu:

- Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác và các văn bản quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Đối với nguồn thu từ giá dịch vụ sử dụng cảng cá: Áp dụng theo Quyết định số 11/2017/QĐ-UBND ngày 23/3/2017 của UBND tỉnh về việc khung giá, quản lý và sử dụng giá dịch vụ sử dụng cảng cá trên địa bàn tỉnh (được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước);

- Đối với nguồn thu từ giá dịch vụ trông giữ xe tại các cảng cá: Áp dụng theo Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 23/3/2017 của UBND tỉnh về việc quy định mức thu, quản lý và sử dụng giá dịch vụ trông giữ xe trên địa bàn tỉnh (được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước).

- Đối với nguồn thu từ cho thuê tài sản, cơ sở hạ tầng do ngân sách Nhà nước đầu tư: Được xác định là doanh thu của đơn vị thu. Đơn vị thu có nghĩa vụ nộp thuế và quyết toán thuế với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật đối với số tiền thu. Đơn vị thu có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu được sau khi nộp thuế, ưu tiên chi trả lương hợp đồng lao động (ngoài chỉ tiêu nhà nước giao), chi thường xuyên và chi cho hoạt động duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng các cảng cá.

- Đối với giá dịch vụ cung cấp nước sạch, điện và các dịch vụ khác: Được xác định là doanh thu của đơn vị thu. Đơn vị thu có nghĩa vụ nộp thuế và quyết toán thuế với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật đối với số tiền thu. Đơn vị thu có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu được sau khi nộp thuế cho hoạt động thường xuyên của đơn vị.

2.2. Đối với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá vịnh Xuân Đài:

a) Quản lý, khai thác, sử dụng tài sản khu neo đậu:

- Diện tích khu neo đậu: 60ha (trong đó: Diện tích khu vực Nhà điều hành 0,15 ha).

- Khả năng tiếp nhận tàu thuyền/tháng: 1.000 chiếc (tàu được phép neo đậu có công suất dưới 500CV).

- Trụ neo: 95 trụ, trong đó: 05 trụ trên bờ.

- 01 Canô và các trang thiết bị kèm theo để phục vụ công tác quản lý và điều hành trong khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền vịnh Xuân Đài.

b) Quản lý, sử dụng tài chính:

Khi có gió, bão, áp thấp nhiệt đới các tàu cá mới di chuyển đến khu neo đậu để tránh trú bão, áp thấp nhiệt đới. Theo khoản 1, Điều 18 Nghị định số 80/2012/NĐ-CP ngày 08/10/2012 của Chính phủ về quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. Quy định ‘‘Khi có bão, áp thấp nhiệt đới, tàu cá và các loại tàu thuyền khác được vào tránh trú bão không phải nộp phí. Trong điều kiện thời tiết bình thường các tàu cá thường không vào khu neo đậu để neo đậu nên Ban Quản lý cảng cá không thu được giá dịch vụ sử dụng khu neo đậu tại các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

Ngân sách tỉnh cấp kinh phí 100% cho Ban Quản lý cảng cá thực hiện nhiệm vụ công: Tổ chức tuần tra, kiểm tra, hướng dẫn tàu cá neo đậu tránh trú bão, quản lý tài sản khu neo đậu, sử dụng, quản lý tài chính theo quy định.

3. Hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá:

a) Trên cơ sở quy hoạch chi tiết mặt bằng và công trình hạ tầng các cảng cá đã được đầu tư xây dựng, tổ chức thu hút và tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân (gọi tắt là nhà đầu tư) đầu tư sản xuất, kinh doanh dịch vụ hậu cần cho tàu thuyền đánh bắt thủy sản. Bao gồm: Khu tập kết cá; khu sửa chữa ngư cụ; nhà chứa khay, nhà kho chứa ngư cụ; kinh doanh xăng dầu; khu cơ khí tàu cá; sản xuất đá lạnh; kho lạnh, nhà máy chế biến cá ngừ xuất khẩu; khu dịch vụ vật tư ngư cụ, máy móc thiết bị.

b) Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Quy hoạch chi tiết mặt bằng bên trong các cảng cá để tổ chức các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá đảm bảo phát huy cao nhất hiệu quả khai thác sử dụng công trình.

- Xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành giá dịch vụ cho thuê cơ sở hạ tầng để sản xuất, kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá tại các cảng cá.

- Chỉ đạo Ban Quản lý cảng cá:

+ Xây dựng thủ tục, trình tự lựa chọn nhà đầu tư, hướng dẫn và thực hiện ký kết hợp đồng với các nhà đầu tư có nhu cầu thuê cơ sở hạ tầng, tài sản để tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá.

+ Tiến hành cho các tổ chức, cá nhân thuê cơ sở hạ tầng, tài sản để sản xuất, kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá tại mặt bằng vùng đất cảng. Giá thuê áp dụng theo quy định của UBND tỉnh.

+ Thu tiền cho thuê cơ sở hạ tầng, tài sản để sản xuất, kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá theo đơn giá do UBND tỉnh quy định.

+ Quản lý, sử dụng giá dịch vụ thu được theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

+ Giám sát việc sử dụng cơ sở hạ tầng, tài sản của tổ chức, cá nhân theo quy định của Nhà nước.

4. Công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các hạng mục công trình:

a) Hoạt động duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa bao gồm các hạng mục công trình: nhà và vật kiến trúc, phao báo hiệu luồng, kè, nạo vét vũng, nạo vét luồng,…

b) Kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa:

- Trích từ nguồn thu dịch vụ và tiền cho thuê cơ sở hạ tầng, tài sản.

- Nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước cấp kế hoạch, dự toán hàng năm.

- Kinh phí từ các nguồn xã hội hóa.

5. Số lượng người làm việc:

Trên cơ sở Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. Ban Quản lý cảng cá xác định số lượng người làm việc đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Đầu tư hoàn chỉnh xây dựng cảng cá ngừ chuyên dụng, chợ đấu giá cá ngừ tỉnh Phú Yên trong cảng cá Đông Táccảng cá Tiên Châu.

2. Đầu tư các công trình cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 04/01/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch khai thác thủy sản và hậu cần nghề cá vùng ven biển tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

3. Xây dựng và hoàn thiện các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá phục vụ nhu cầu neo đậu của tàu thuyền trong tỉnh và ngoài tỉnh, đáp ứng các yêu cầu về quản lý nghề cá hiện đại. Thông qua các cảng cá sẽ nắm bắt được số lượng tàu thuyền, hàng hóa qua cảng, thực hiện các công tác về đăng ký, đăng kiểm, truy xuất nguồn gốc thủy sản, các thủ tục về kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm, hải quan.

4. Lộ trình tính giá dịch vụ công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: Do đơn vị mới thành lập vào tháng 08/2016 và hoàn thành công tác sáp nhập các cảng cá: Dân Phước, Tiên Châu, Phú Lạc về Ban Quản lý cảng cá vào tháng 06/2017. Hiện nay, đơn vị còn gặp nhiều khó khăn trong công tác thu giá dịch vụ các cảng cá và cho thuê cơ sở hạ tầng (cảng cá Dân Phước đang nâng cấp, mở rộng, cảng cá Phú Lạc đang chuẩn bị đầu tư mái che, sửa chữa hệ thống điện, nước nhà phân loại cá, cảng cá Tiên Châu đầu tư cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện nên chưa thu hút các cơ sở, nhà đầu tư vào cảng cá để hoạt động kinh doanh thủy sản, cảng cá Đông Tác mới đưa vào khai thác, sử dụng và hàng năm thường bị cát bồi lắp lạch Đông Tác tàu thuyền ra vào gặp khó khăn) nên đơn vị xây dựng lộ trình cụ thể để báo cáo tham mưu, đề xuất Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tích cực thu hút đầu tư để tăng nguồn thu cho đơn vị, hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao.

2. Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho viên chức và người lao động của Ban Quản lý cảng cá.

3. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục ngư dân trong khu vực các cảng cá, ký kết các văn bản liên tịch với UBND các địa phương, cơ quan Công an, Biên phòng để hỗ trợ Ban Quản lý cảng cá thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy và phòng chống thiên tai, nhằm khai thác có hiệu quả các công trình do Nhà nước đầu tư.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Ban Quản lý cảng cá tổ chức triển khai thực hiện phương án được phê duyệt; đồng thời, tổ chức kiểm tra, thanh tra các hoạt động của Ban Quản lý cảng cá theo quy định hiện hành của nhà nước.

2. Ban Quản lý cảng cá chịu trách nhiệm triển khai thực hiện phương án được phê duyệt, tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Phú Yên, thực hiện thu dịch vụ sử dụng cảng cá, tiền cho thuê cơ sở hạ tầng, các khoản thu hợp lý khác và quản lý, sử dụng đúng mục đích./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1858/QĐ-UBND ngày 25/09/2017 phê duyệt Phương án khai thác, sử dụng cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.251

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.186.56
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!