ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
BẠC LIÊU
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1775/QĐ-UBND
|
Bạc Liêu, ngày 18
tháng 8 năm 2009
|
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẠC LIÊU ĐẾN NĂM
2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07
tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội; được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03
tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến
lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số
344/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về phương
hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển giao thông vận tải vùng Đồng bằng sông
Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải (Tờ
trình số 110/TTr-SGTVT ngày 09 tháng 7 năm 2009) và Hội đồng thẩm định Quy
hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh (Báo cáo thẩm định số 10/BC-HĐTĐ ngày
05 tháng 8 năm 2009),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2025 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển:
- Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải cần phát
triển trước một bước so với sự phát triển của dân số và đô thị. Trên cơ sở làm
tốt công tác quy hoạch, hình thành được một hệ thống giao thông đồng bộ, liên
hoàn và kết hợp được các hình thức vận tải, đáp ứng yêu cầu và thúc đẩy phát
triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của
tỉnh;
- Huy động mọi nguồn lực từ ngân sách Nhà
nước (Trung ương và địa phương), các nguồn vốn trong dân và các nguồn vốn huy
động khác trong và ngoài nước để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông của tỉnh.
2. Mục tiêu phát triển:
Đến năm 2020, xây dựng cơ bản hoàn chỉnh mạng
lưới giao thông vận tải đường bộ, đường thủy đảm bảo cho tỉnh Bạc Liêu phát
triển ổn định và bền vững, góp phần đưa Bạc Liêu thành một tỉnh có tiềm lực
kinh tế mạnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể như sau:
- Chiều rộng mặt đường các đường phố chính
của thị xã Bạc Liêu (Định hướng trở thành thành phố loại III) cần đạt ít nhất
04 làn xe;
- Các đường tỉnh chiều rộng mặt đường nhỏ
nhất là 02 làn xe, chiều rộng nền đường là 9m; các đường huyện chiều rộng mặt
đường nhỏ nhất là 01 làn xe, chiều rộng nền đường là 6,5m. Tất cả các đường
phải có lề gia cố để tránh xe, đỗ xe và cho xe thô sơ lưu thông;
- Ở mỗi huyện có ít nhất một tuyến đường sông
liên huyện để phát huy lợi thế thiên nhiên vốn có và tăng tính đa dạng của
phương thức vận chuyển.
3. Quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ:
a) Mạng lưới đường quốc lộ gồm 06 tuyến sau:
- 04 tuyến theo Quyết định số 344/2005/QĐ-TTg
ngày 26 tháng 12 năm 2005:
+ Quốc lộ 1A: dài 63 km;
+ Quốc lộ Nam sông Hậu: dài 12,3 km;
+ Quốc lộ Quản lộ - Phụng Hiệp: dài 52 km;
+ Quốc lộ 61B (Tuyến Hồ Chí Minh): dài 5,6
km.
- 02 tuyến đề nghị Bộ GTVT bổ sung vào hệ
thống đường quốc lộ:
+ Gành Hào - Giá Rai - Phó Sinh - Cạnh Đền:
dài 60 km;
+ Cầu Sập - Ninh Quới - Ngan Dừa - Vĩnh Lộc
A: dài 63,5 km.
b) Mạng lưới đường tỉnh:
Gồm 13 tuyến với tổng chiều dài là 336,9 km,
trong đó có đầu tư một số cầu lớn và phà vượt sông. Đến năm 2020 đạt tiêu chuẩn
đường cấp IV hoặc cấp V. (Chi tiết xem phụ lục 1 kèm theo Quyết định này).
c) Mạng lưới đường huyện:
Gồm 57 tuyến với tổng chiều dài là 912,8 km,
trong đó có đầu tư một số cầu lớn và phà vượt sông. Đến năm 2020 đạt tiêu chuẩn
đường cấp IV, cấp V hoặc cấp VI. (Chi tiết xem phụ lục 2 kèm theo Quyết định
này).
d) Đường đô thị thị xã Bạc Liêu:
- Đường vành đai bao quanh nội thị với tổng
chiều dài 20,2 km;
- Các trục đường hướng tâm gồm 06 tuyến;
- Các trục đường xuyên tâm gồm 04 tuyến;
- Các đường phố nằm trong vành đai gồm 21
tuyến đường phố chính;
- Một số cầu lớn vượt sông và nút giao thông
chính.
4. Quy hoạch hệ thống bến - bãi đậu xe: Tổng
diện tích 32ha, gồm:
a) Bến xe buýt (Bến kỹ thuật): Dự kiến đặt
tại Bến xe Bạc Liêu hiện hữu ở phường 7, diện tích 1,6ha.
b) Hệ thống bến xe khách:
- Thị xã Bạc Liêu: 04 bến, tổng diện tích
4,35ha;
- Huyện Vĩnh Lợi: 03 bến, tổng diện tích 2ha;
- Huyện Hòa Bình: 03 bến, tổng diện tích 2ha;
- Huyện Giá Rai: 08 bến, tổng diện tích
4,2ha;
- Huyện Đông Hải: 07 bến, tổng diện tích
3,6ha;
- Huyện Phước Long: 04 bến, tổng diện tích
2,4ha;
- Huyện Hồng Dân: 05 bến, tổng diện tích
3,6ha.
c) Bến đậu xe taxi: Dự kiến bố trí 01 bến tại
phường 1, thị xã Bạc Liêu.
d) Hệ thống bãi đậu xe tải:
- Thị xã Bạc Liêu: 04 bãi, tổng diện tích
4,95ha;
- Huyện Vĩnh Lợi: 03 bãi, tổng diện tích
2,4ha;
- Huyện Hòa Bình: 02 bãi, tổng diện tích
1,8ha;
- Huyện Giá Rai: 04 bãi, tổng diện tích
3,6ha;
- Huyện Đông Hải: 03 bãi, tổng diện tích
4,7ha;
- Huyện Phước Long: 04 bãi, tổng diện tích
3,6ha;
- Huyện Hồng Dân: 03 bãi, tổng diện tích
2,4ha.
e) Hệ thống kho - bãi tiếp chuyển hàng hóa:
- Thị xã Bạc Liêu: 07 kho - bãi, tổng diện
tích 9,6ha;
- Huyện Vĩnh Lợi: 03 kho - bãi, tổng diện
tích 3ha;
- Huyện Hòa Bình: 02 kho - bãi, tổng diện
tích 2,25ha;
- Huyện Giá Rai: 04 kho - bãi, tổng diện tích
4,5ha;
- Huyện Đông Hải: 03 kho - bãi, tổng diện tích
3ha;
- Huyện Phước Long: 04 kho - bãi, tổng diện
tích 4,5ha;
- Huyện Hồng Dân: 03 kho - bãi, tổng diện
tích 4,5ha.
(Vị trí, quy mô cụ thể của từng bến và kho -
bãi xem trong hồ sơ quy hoạch kèm theo).
5. Quy hoạch hệ thống vận tải hành khách công
cộng:
Xây dựng, phát triển hệ thống vận chuyển hành
khách công cộng thuận tiện, tiện nghi, giá cước thấp để hấp dẫn người sử dụng.
Phương thức vận tải hành khách công cộng chủ yếu bằng xe buýt và một phần bằng
xe taxi;
Bố trí mạng lưới các tuyến xe buýt gồm các
tuyến nội đô và các tuyến đi huyện. Phương thức hoạt động của xe buýt chủ yếu
là xã hội hóa, Nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý và giám sát chung.
6. Quy hoạch mạng lưới giao thông đường thủy:
Mạng lưới giao thông
đường thủy trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu được quy hoạch thành 02 vùng khai thác
với quốc lộ 1A là trục phân cách, bao gồm các tuyến kênh chính trục dọc, các
tuyến kênh chính trục ngang và các tuyến kênh phụ trợ kết nối trục dọc, trục
ngang. (Chi tiết xem phụ lục 3 kèm theo Quyết định này).
a) Các tuyến kênh chính trục dọc:
- Tuyến kênh Vàm Lẻo (Sóc Trăng) - Bạc Liêu -
Cà Mau: Chiều dài 66,5km, bề rộng phổ biến từ 35 ÷ 40m, độ sâu phổ biến từ 2,5
÷ 3,0m. Toàn tuyến đạt cấp III đường thủy quốc gia;
- Tuyến kênh quản lộ -
Phụng Hiệp: chiều dài 46km, bề rộng phổ biến từ 30 ÷ 35m, độ sâu phổ biến từ
2,5 ÷ 3,0m. Toàn tuyến đạt cấp III đường thủy quốc gia.
b) Các tuyến kênh chính trục ngang:
- Nhóm 1: Các tuyến kênh chính phía Bắc QL1A,
tổng chiều dài 150km;
- Nhóm 2: Các tuyến kênh
chính phía Nam QL1A, tổng chiều dài 63,5km.
c) Các tuyến phụ trợ kết nối trục ngang: Tổng
chiều dài 139,6km.
d) Các tuyến phụ trợ kết nối trục dọc: Tổng
chiều dài 127,4km.
e) Hệ thống cảng - bến:
- Cảng Gành Hào: Cảng
biển nhóm VI, chiều dài bến 250m, diện tích 3,5ha;
- Cảng thuỷ sản: Cảng Nhà Mát và cảng Cái
Cùng, tổng diện tích 3,25ha
- Cảng sông - bến tàu:
+ Thị xã Bạc Liêu: 07 cảng - bến, tổng diện
tích 2,55ha;
+ Huyện Vĩnh Lợi: 03 cảng - bến, tổng diện
tích 0,83ha;
+ Huyện Hòa Bình: 02 bến tàu, tổng diện tích
0,83ha;
+ Huyện Giá Rai: 04 bến tàu, tổng diện tích
1,32ha;
+ Huyện Đông Hải: 03 cảng - bến, tổng diện
tích 1,57ha;
+ Huyện Phước Long: 05 bến tàu, với tổng diện
tích 1,16ha;
+ Huyện Hồng Dân: 03 bến tàu, tổng diện tích
0,91ha.
(Vị trí, quy mô cụ thể
từng bến, cảng xem trong hồ sơ quy hoạch kèm theo).
7. Ước tính tổng mức đầu tư:
Nhu cầu vốn để thực hiện quy hoạch ước tính
là 9.686,9 tỷ đồng. Trong đó đường bộ là 9.274,6 tỷ đồng, đường thủy 412,3 tỷ
đồng. Nhu cầu vốn cụ thể cho từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 2007 - 2010: 1.238,5 tỷ đồng;
- Giai đoạn 2011 - 2015: 1.786,6 tỷ đồng;
- Giai đoạn 2016 - 2020: 2.569,0 tỷ đồng;
- Giai đoạn sau năm 2020: 4.092,8 tỷ đồng.
Trình tự đầu tư cho từng giai đoạn được xác
định dựa trên nguyên tắc phù hợp với nhu cầu giao thông của từng thời kỳ, xây
dựng mạng lưới đường cơ sở trước khi cải tạo hoặc xây dựng mới các đường thứ
cấp.
8. Dự kiến quỹ đất dành cho giao thông:
Tổng diện tích đất dự kiến dành cho quy hoạch
phát triển giao thông vận tải là 4.144,4ha. Trong đó, giao thông đường bộ chiếm
dụng khoảng 4.108ha, giao thông đường thủy chiếm dụng khoảng 36,5ha. Phạm vi
chiếm dụng đất nêu trên mới chỉ ước tính sơ bộ, khi lập dự án sẽ có số liệu chi
tiết.
9. Một số cơ chế, chính sách thực hiện quy
hoạch:
- Do khả năng nguồn vốn ngân sách tỉnh có
hạn, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước tham gia đầu tư với nhiều hình thức như: BOT, BTO, BT, hợp tác Nhà nước -
tư nhân (PPP)... đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn vốn từ ngân sách Trung
ương, vốn ODA, trái phiếu Chính phủ…;
- Ưu tiên phát triển mạng lưới đường cơ sở là
nhiệm vụ chủ yếu. Việc tập trung đầu tư xây dựng mạng lưới này trong giai đoạn
đầu (Đến năm 2010) nhằm tạo bước đột phá trong phát triển giao thông vận tải.
Việc hình thành mạng lưới đường cơ sở đến năm 2010 còn tạo điều kiện thu hút
tiếp nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế, tư nhân để tiếp tục nâng cấp
và hoàn thiện mạng lưới đường cơ sở trong giai đoạn sau;
- Xây dựng các chính sách đồng bộ, hợp lý
nhằm phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, hạn chế và
từng bước giảm thiểu các phương tiện cá nhân (Chủ yếu là xe máy và xe con);
- Chính sách giải phóng mặt bằng hợp lý, đảm
bảo công bằng, minh bạch quyết định việc tăng quỹ đất cho giao thông. Một trong
những giải pháp nhằm đảm bảo cho công tác này là phải có chương trình xây dựng
và phát triển nhà ở để tạo đủ quỹ nhà dùng cho việc tái định cư (Đặt biệt ở các
thị xã, thị trấn);
- Phát huy sức mạnh và trách nhiệm của chính
quyền địa phương các cấp trong việc quản lý lộ giới theo quy hoạch, thực hiện
đầu tư xây dựng từng tuyến theo đúng trình tự đã xác định và thực hiện giải
phóng mặt bằng theo đúng lộ giới quy hoạch;
- Phân cấp quản lý theo loại công trình: Tỉnh
đầu tư và quản lý đường tỉnh, đường thủy liên huyện, các cảng, bến xe liên
huyện; huyện đầu tư và quản lý đường huyện, đường thủy liên xã, các bến tàu,
bãi đậu xe, kho trung chuyển hàng hóa của huyện;
- Thực hiện quản lý, sử dụng đất chặt chẽ
trong trong hành lang lộ giới theo các quy định của pháp luật. Tổ chức cắm mốc
lộ giới trên thực địa và công bố lộ giới của từng tuyến đến từng hộ dân sau khi
quy hoạch được phê duyệt. Kiểm tra định kỳ việc tuân thủ lộ giới xây dựng từ
cấp tỉnh, huyện đến xã; xử lý kịp thời và nghiêm minh các trường hợp lấn chiếm,
sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ;
- Định kỳ cập nhật, điều chỉnh quy hoạch theo
quy định cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo tính đồng bộ và bền vững.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện:
1. Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý và tổ
chức thực hiện quy hoạch, công bố công khai quy hoạch được duyệt theo quy định.
Định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện và báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh
để theo dõi, chỉ đạo;
2.
Các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm phối hợp với Sở Giao thông vận tải triển khai thực hiện Quy hoạch
này, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các quy hoạch của từng ngành và địa
phương.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao
thông vận tải, Thủ trưởng các sở, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký, bãi bỏ Quyết định số 1567/QĐ-UB ngày 30
tháng 11 năm 1999 của Ủy ban nhân dân
tỉnh và các quy định trước đây trái với Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Hoàng Bê
|