Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1764/QĐ-BGTVT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
Ngày ban hành: 03/08/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1764/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN NAM TRUNG BỘ (NHÓM 4) ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét tờ trình số 1623/TTr-CHHVN-KHĐT ngày 21/7/2011 của Cục Hàng hải Việt Nam và Biên bản Hội đồng thẩm định tháng 6 năm 2011 về Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (Nhóm 4) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng thẩm định và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (Nhóm 4) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi quy hoạch

Phạm vi quy hoạch là các cảng biển thuộc các tỉnh ven biển khu vực Nam Trung Bộ: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Phạm vi phục vụ bao gồm các tỉnh trên, đồng thời đáp ứng nhu cầu vận tải biển của các tỉnh Tây Nguyên (Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc và một phần tỉnh Lâm Đồng), một số tỉnh phía Nam nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Lào) và vùng Bắc của Vương quốc Campuchia (Campuchia).

2. Quan điểm và mục tiêu phát triển

a) Quan điểm phát triển

- Phát triển phù hợp với Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam; gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và các quy hoạch liên quan khác.

- Tận dụng và phát huy lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tại các vị trí thuận lợi để phát triển cân đối, đồng bộ cảng biển Nam Trung Bộ và kết cấu hạ tầng liên quan; Tập trung đầu tư và có kế hoạch khai thác hiệu quả cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong đột phá đi thẳng vào hiện đại về công nghệ - quản lý - khai thác, tiến tới vai trò là cảng trung chuyển quốc tế của khu vực.

- Phát triển hợp lý giữa cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực, chuyên dùng, địa phương đảm bảo thống nhất trong toàn nhóm; Chú trọng phát triển các cảng tổng hợp, chuyên dùng cho tàu biển trọng tải lớn tại khu vực Quy Nhơn, Vân Phong và Cam Ranh; Phát triển cảng chuyên dùng gắn với khu kinh tế, khu công nghiệp, các nhà máy nhiệt điện than, nguyên tử, bauxit-alumin có quy mô lớn; coi trọng công tác duy tru bảo trì bến hiện hữu để đảm bảo khai thác đồng bộ, hiệu quả.

- Phát triển đồng bộ giữa cảng biển với luồng tàu và giữa kết cấu hạ tầng cảng biển với hạ tầng công cộng kết nối với cảng biển; phát triển các trung tâm phân phối hàng hóa, logistics.

- Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển cảng biển. Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển cảng biển với quản lý bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững; gắn liền với yêu cầu bảo đảm quốc phòng - an ninh.

b) Mục tiêu, định hướng phát triển

- Mục tiêu chung

+ Hình thành các cảng tổng hợp địa phương trong khu vực đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường biển của địa phương trong khu vực, tạo kết nối với cảng đầu mối trong khu vực và cảng cửa ngõ quốc tế, trung chuyển quốc tế của quốc gia; là cơ sở để phát triển cân đối, đồng bộ giữa các cảng biển và cơ sở hạ tầng liên quan, kết nối với vùng hấp dẫn của cảng; là động lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của từng địa phương, toàn vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và khu vực liên quan.

+ Đáp ứng nhu cầu vận tải nhập nguyên, nhiên vật liệu và xuất sản phẩm phục vụ các cơ sở công nghiệp luyện kim, hóa dầu, khai khoáng, … trong khu vực; đồng thời phối hợp tạo điều kiện phát triển đô thị cảng biển nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của khu vực giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Mục tiêu cụ thể

+ Thông qua lượng hàng dự kiến tại các thời điểm quy hoạch như sau:

• 64,5 ÷ 94,5 triệu T/năm vào năm 2015;

• 144 ÷ 198 triệu T/năm vào năm 2020;

• 285 triệu T/năm vào năm 2030;

+ Tiếp nhận được các tàu vận tải biển như sau: tàu bách hóa có trọng tải từ 10.000 - 50.000 DWT, tàu chở hàng container có trọng tải tương đương từ 10.000 - 50.000 DWT và sức chở 12.000 - 15.000 TEU (đối với các bến container trung chuyển quốc tế), tàu chuyên dùng chở hàng rời 50.000 - 200.000 DWT, tàu chuyên chở dầu thô đến 400.000 DWT, tàu chở sản phẩm dầu có trọng tải từ 10.000 - 150.000 DWT, tàu khách từ 50.000 - 100.000 GRT.

2. Nội dung quy hoạch

a) Quy hoạch chi tiết các cảng trong nhóm

Nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (nhóm 4) gồm 07 cảng biển: Quy Nhơn, Vũng Rô, Vân Phong, Nha Trang - Cam Ranh, Ninh Thuận, Vĩnh Tân và Kê Gà. Cụ thể như sau:

- Cảng Vân Phong - Khánh Hòa: là cảng tổng hợp quốc gia, trung chuyển quốc tế (Loại IA), bao gồm các khu bến chức năng chính: Đầm Môn, Dốc Lết - Ninh Thủy và Mỹ Giang.

+ Khu bến Đầm Môn: là khu bến chính của cảng. Bao gồm bến chuyên dùng container trung chuyển quốc tế, bến chuyên dùng khu công nghiệp và khách du lịch quốc tế.

• Bến container trung chuyển quốc tế Vân Phong: là bến chuyên dùng container trung chuyển quốc tế đầu mối đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam và trung chuyển container quốc tế. Giai đoạn 2015 tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn thiện 02 bến khởi động cho tàu đến 12.000 TEU. Giai đoạn 2020 xây dựng bổ sung 2 - 4 bến cho tàu 9.000 - 15.000 TEU và 2 - 4 bến cho tàu gom hàng (feeder) 500 - 1.500 TEU. Năng lực thông qua năm 2015 khoảng 0,9 - 1,05 triệu TEU/năm, năm 2020 khoảng 3,1- 4,5 triệu T/năm. Giai đoạn 2020: phát triển phù hợp với tốc độ và nhu cầu xuất nhập khẩu của Việt Nam vận chuyển trực tiếp trên các tuyến biển xa xuyên đại dương và trung chuyển cho các nước lân cận với tổng năng lực thông qua của toàn cảng là 14,5 - 17,0 triệu TEU/năm. Hệ thống cảng được đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị, công nghệ, quản lý bốc xếp dỡ đồng bộ hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế.

• Bến cát Đầm Môn: bến chuyên dùng xuất cát. Quy mô giữ nguyên như hiện tại với 01 cầu dạng trụ va cho tàu 30.000 DWT, năng lực thông qua 0,1 triệu T/năm. Sẽ di dời để xây dựng các bến trung chuyển container quốc tế khi cần thiết.

• Bến khách du lịch quốc tế Đầm Môn: là khu bến tàu khách du lịch quốc tế tiềm năng, phục vụ trực tiếp khách du lịch vịnh Vân Phong. Quy mô phát triển gồm 01 bến cho tàu khách du lịch quốc tế 100.000 GRT.

• Bến chuyển tải dầu Vân Phong: bến chuyên dùng xăng dầu, phục vụ trung chuyển, chuyển tải dầu cho Việt Nam và khu vực. Giai đoạn 2015: giữ nguyên quy mô hiện hữu với 2 vị trí tự thả neo cho tàu dầu 400.000 DWT. Giai đoạn 2020 giảm dần công suất, ngừng khai thác. Toàn bộ dầu chuyển tải do bến xăng dầu ngoại quan Vân Phong đảm nhận.

+ Khu bến Dốc Lết - Ninh Thủy: khu bến chuyên dùng hàng rời, hàng khác và tổng hợp địa phương phục vụ khu công nghiệp Ninh Thủy.

• Bến Hòn Khói: là bến chuyên dùng xuất nhập muối kết hợp hàng tổng hợp địa phương. Nâng cấp cải tạo 01 cầu cảng hiện hữu tiếp nhận tàu 600 - 1.000 DWT. Năng lực thông qua 0,1 - 0,2 triệu T/năm.

• Bến khu căn cứ dịch vụ công nghiệp dầu khí Vân Phong: bến chuyên dùng phục vụ khu căn cứ dịch vụ công nghiệp dầu khí Vân Phong. Quy mô có thể phát triển cho tàu 30.000 - 40.000 DWT, tập kết đội tàu dịch vụ dầu khí kết hợp bốc xếp hàng tổng hợp, trang thiết bị và các bến hàng lỏng phục vụ xuất nhập xăng dầu, LPG, hóa chất, cho tàu đến 50.000 DWT. Đây là khu bến phát triển có điều kiện, quy mô, tiến độ theo nhu cầu và năng lực của nhà đầu tư.

• Bến xi măng Nghi Sơn - Vân Phong: bến chuyên dùng phục vụ trạm nghiền xi măng Nghi Sơn - Vân Phong. Quy mô 01 bến cho tàu 21.000 DWT, năng lực thông qua khoảng 0,5 - 1,0 triệu T/năm.

• Các bến tổng hợp, chuyên dùng khác phục vụ khu công nghiệp Ninh Thủy.

+ Khu bến Mỹ Giang: là khu bến chuyên dùng dầu và sản phẩm dầu, có bến hàng rời phục vụ nhà máy nhiệt điện than.

• Bến của Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong: gồm 01 bến nhập khẩu dầu thô cho tàu 320.000 DWT (kết cấu bến cứng hoặc SPM), các bến xuất sản phẩm lỏng cho tàu 10.000 - 50.000 DWT; 01 bến cho tàu 10.000 DWT xuất nhập hàng khô. Năng lực thông qua khoảng 18,8 triệu T/năm, trong đó dầu thô 10 triệu T/năm, dầu sản phẩm 7,8 triệu T/năm và hàng khô 1,0 triệu T/năm. Quy mô, tiến độ phù hợp tiến trình xây dựng Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong.

• Bến Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong: là bến chuyên dùng xăng dầu của kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong. Quy mô gồm 01 bến nhập cho tàu 320.000 DWT (kết cấu bến cứng hoặc SPM), 01 bến nhập cho tàu đến 150.000 DWT và 05 bến xuất cho tàu 10.000 - 50.000 DWT. Tổng năng lực hàng hóa thông qua khu bến khoảng 20 triệu T/năm. Giai đoạn 2015 năng lực thông qua 10 triệu T/năm.

• Bến trung tâm điện lực Vân Phong: là bến chuyên dùng nhập than cho trung tâm điện lực Vân Phong. Quy mô phát triển 1 - 2 bến cho tàu 100.000 DWT với năng lực thông qua 7,5 - 12,0 triệu T/năm. Quy mô, tiến độ theo tiến trình đầu tư chung của trung tâm điện lực.

- Cảng Quy Nhơn: là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), bao gồm các khu bến chức năng: Quy Nhơn - Thị Nại, Nhơn Hội và các bến Tam Quan, Đề Gi, Bến nhà máy nhiệt điện than Bình Định.

+ Khu bến Quy Nhơn - Thị Nại: là khu bến tổng hợp, có bến chuyên dùng container và xăng dầu sản phẩm. Đây là khu bến chính của cảng.

- Bến Quy Nhơn: Quy mô bến được giữ nguyên 06 cầu bến hiện hữu cho tàu tổng hợp 30.000 DWT với tổng chiều dài 866 m. Đầu tư chiều sâu trang thiết bị, công nghệ với năng lực hàng hóa thông qua 3,5 - 4,0 triệu T/năm.

• Bến Tân Cảng Quy Nhơn: Đầu tư hoàn chỉnh 01 bến cho tàu container 30.000 DWT với năng lực thông qua 1,5 - 3 triệu T/năm (150 - 290 nghìn TEU/năm); giai đoạn 2020 xem xét đầu tư bổ sung 01 bến nhô phía hạ lưu cho tàu 30.000 DWT.

• Bến Thị Nại: là bến tổng hợp địa phương vệ tinh. Giai đoạn 2015 nâng cấp 2 cầu cảng hiện hữu cho tàu 7.000 - 10.000 DWT. Năng lực hàng hóa thông qua 0,5 - 1,0 triệu T/năm.

• Bến Tân Cảng Miền Trung: Nâng cấp bến hiện hữu cho tàu 10.000 - 15.000 DWT. Năng lực thông qua 0,5 triệu T/năm.

• Bến Đống Đa: là bến địa phương vệ tinh, phát triển sau khi các bến trong khu vực phát triển tối đa. Quy mô phát triển gồm 2 bến với tổng chiều dài 310 m, cho tàu 5.000 - 10.000 DWT. Năng lực hàng hóa thông qua 0,5 - 1,0 triệu T/năm.

• Bến xăng dầu Quy Nhơn: nâng cấp bến phao hiện hữu cho tàu dầu 20.000 DWT. Năng lực thông qua 0,5 triệu T/năm.

• Bến xăng dầu An Phú: Giữ nguyên quy mô hiện hữu cho tàu 1.000 DWT.

+ Khu bến Nhơn Hội: là khu bến chuyên dùng có bến tổng hợp, phục vụ trực tiếp khu kinh tế Nhơn Hội. Tương lai hỗ trợ khu bến Quy Nhơn - Thị Nại. Quy mô có thể phát triển gồm 9 - 10 bến với tổng chiều dài 2.720 m tiếp nhận tàu đến 30.000 - 50.000 DWT. Tổng năng lực thông qua khoảng 12,0 - 13,0 triệu T/năm. Đây là khu phát triển có điều kiện, quy mô, tiến độ theo tiến trình đầu tư trong khu kinh tế Nhơn Hội. Trước mắt, phát triển 01 - 02 bến có kết cấu thiết kế cho tàu 30.000 DWT, khu nước nạo vét 5.000 - 10.000 DWT và tăng dần độ sâu. Năng lực thông qua 1,5 - 2,0 triệu T/năm để làm động lực thu hút nhà đầu tư vào khu kinh tế Nhơn Hội.

+ Bến nhà máy nhiệt điện than Bình Định: là bến chuyên dùng nhập than phục vụ nhà máy nhiệt điện Bình Định. Quy mô 01 - 04 cầu cảng cho tàu 10.000 - 100.000 DWT. Năng lực hàng hóa thông qua 3,6 - 21,0 triệu T/năm.

- Cảng Nha Trang - Cam Ranh: là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), bao gồm các khu bến chức năng chính: khu bến Nha Trang, Cam Ranh và bến đảo Trường Sa.

+ Khu bến Nha Trang: là bến cảng khách đầu mối dịch vụ du lịch, có bến tổng hợp. Giai đoạn 2015: cải tạo cơ sở hạ tầng hiện có với 02 bến (1 bến cập 2 phía) với tổng chiều dài 552 m cho tàu 20.000 DWT, tàu khách 70.000 GRT. Năng lực thông qua năm 2015 khoảng 1,5 triệu T/năm và 100 nghìn lượt hành khách/năm. Giai đoạn 2020: Giảm dần công suất khai thác hàng hóa còn 0,5 triệu T/năm cho hàng tổng hợp sạch và container. Đầu tư bến khách thành bến hiện đại cho tàu đến 100.000 GRT với năng lực thông qua 250 nghìn lượt khách/năm.

+ Bến xăng dầu Mũi Chụt: Giảm dần công suất và ngừng khai thác. Toàn bộ xăng dầu nhập phục vụ thành phố Nha Trang được thay thế bởi các khu bến Vân Phong và Ba Ngòi.

+ Khu bến Cam Ranh: Là khu bến tổng hợp, container cho tàu 30.000 - 50.000 DWT, có bến chuyên dùng vật liệu xây dựng, xăng dầu. Quy mô bến có thể phát triển gồm 04 bến (bao gồm 01 bến hiện hữu) cho tàu 30.000 - 50.000 DWT. Giai đoạn 2015: đầu tư hoàn chỉnh 01 bến 300 m tiếp nhận tàu 50.000 DWT. Giai đoạn 2020 xây dựng bổ sung 01 bến. Năng lực hàng hóa thông qua năm 2015 đạt khoảng 4,5 triệu T/năm, năm 2020 đạt 7,5 triệu T/năm.

+ Các bến chuyên dùng xăng dầu, vật liệu xây dựng xây mới phù hợp nhu cầu thị trường, doanh nghiệp và quy hoạch xây dựng chung của địa phương.

+ Bến đảo Trường Sa: Xây dựng 01 - 02 bến cho tàu 1.000 - 2.000 DWT tại đảo Sinh Tồn, Trường Sa Lớn phục vụ dân sinh và quốc phòng - an ninh.

- Cảng Vũng Rô: là cảng tổng hợp địa phương (loại III) có bến chuyên dùng, bao gồm các khu bến chức năng: khu bến Tây Vũng Rô, Đông Vũng Rô.

+ Khu bến Tây Vũng Rô: Là khu bến tổng hợp, có bến chuyên dùng sản phẩm dầu.

• Bến tổng hợp Vũng Rô (tại Bãi Giữa, hiện hữu): Nâng cấp nối dài bến hiện hữu cho tàu 5.000 DWT. Công suất hàng hóa thông qua đạt khoảng 0,2 triệu T/năm.

• Bến tổng hợp Bãi Chùa: Quy mô có thể phát triển 03 bến tiếp nhận tàu đến 10.000 - 20.000 DWT. Diện tích chiếm đất 16,5 ha. Năng lực hàng hóa thông qua 2,0 - 3,0 triệu T/năm. Đây là bến dự phòng phát triển cho bến tổng hợp Vũng Rô.

• Bến dầu Vũng Rô: giữ nguyên quy mô hiện hữu với 01 bến phao cho tàu 10.000 - 40.000 DWT. Năng lực thông qua khoảng 0,1 triệu T/năm.

+ Khu bến Đông Vũng Rô: là khu bến chuyên dùng lọc hóa dầu, có bến tổng hợp.

• Bến nhà máy lọc dầu Vũng Rô: là bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô. Quy mô có thể phát triển 01 bến nhập dầu thô cho tàu 250.000 DWT; 4 - 5 bến xuất dầu sản phẩm kết hợp hàng khô, tổng hợp cho tàu 10.000 - 50.000 DWT. Tổng năng lực thông qua khoảng 4,0 - 7,0 triệu T/năm. Bến phát triển có điều kiện, quy mô, tiến độ phù hợp tiến trình đầu tư của nhà máy lọc hóa dầu.

• Bến Bãi Gốc: là bến chuyên dụng phục vụ khu công nghiệp lọc hóa dầu Hòa Tâm. Quy mô có thể phát triển 01 bến 30.000 DWT nhập dầu thô và các bến xuất sản phẩm, hàng tổng hợp cho tàu 30.000 - 50.000 DWT. Bến phát triển có điều kiện, quy mô xây dựng phù hợp với tiến độ, quy mô khu công nghiệp hóa dầu.

- Cảng Ninh Thuận: là cảng tổng hợp địa phương (loại II) có bến chuyên dùng là vệ tinh của khu bến tổng hợp, bao gồm các bến: bến Ninh Chữ, bến phục vụ các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận và bến Cà Ná - Dốc Hầm.

+ Bến Ninh Chữ: là bến tổng hợp địa phương vệ tinh. Quy mô có thể phát triển 4 bến cho tàu 5.000 - 10.000 DWT, tổng chiều dài 660 m với năng lực thông qua khoảng 1,0 - 1,5 triệu T/năm. Giai đoạn 2015: xây dựng mới 01 - 02 bến cho tàu 5.000 - 10.000 DWT. Năng lực thông qua 0,5 - 0,8 triệu T/năm.

+ Bến trung tâm điện hạt nhân Ninh Thuận I: là bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp xây dựng, hoạt động nhà máy nhiệt điện hạt nhân Ninh Thuận I tại huyện Phước Dinh. Quy mô gồm 01 bến cho tàu đến 30.000 DWT.

+ Bến trung tâm điện hạt nhân Ninh Thuận II: là bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp quá trình xây dựng, hoạt động nhà máy nhiệt điện hạt nhân Ninh Thuận II tại huyện Vĩnh Hải. Quy mô gồm 01 bến cho tàu đến 30.000 DWT.

+ Bến Cà Ná - Dốc Hầm: là bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp khu công nghiệp Cà Ná - Dốc Hầm. Quy mô bến có thể phát triển 12 bến, cho tàu tổng hợp 30.000 - 50.000 DWT, tàu hàng rời 100.000 - 200.000 DWT, hàng lỏng 50.000 DWT. Năng lực thông qua khoảng 25 triệu T/năm. Đây là khu phát triển có điều kiện, quy mô theo tiến trình đầu tư các khu công nghiệp.

- Cảng Kê Gà: là cảng tổng hợp địa phương (loại II) có bến chuyên dùng là vệ tinh của khu bến tổng hợp, bao gồm các khu bến chức năng: khu bến Kê Gà, bến Phú Quý, bến Phan Thiết và bến nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ.

+ Khu bến Kê Gà: là khu bến chuyên dùng bauxit - alumin, có bến tổng hợp và các bến chuyên dùng khác. Quy mô phát triển phù hợp với tiến trình khai thác, sản xuất bauxit và Alumin;

+ Bến xăng dầu Kê Gà: là bến chuyên dùng phục vụ kho dự trữ xăng dầu Nam Trung Bộ. Quy mô bến có thể phát triển 01 - 02 bến cho tàu 30.000 - 80.000 DWT, năng lực thông qua 1 - 2 triệu T/năm.

+ Bến Phú Quý, Phan Thiết: là bến tổng hợp địa phương vệ tinh, phục vụ trực tiếp huyện đảo Phú Quý, thành phố Phan Thiết.

+ Bến Phú Quý: Giai đoạn 2015: Giữ nguyên hiện hữu với 01 cầu cảng dài 51 m, cho tàu 1.000 - 2.000 DWT. Giai đoạn 2020: Nâng cấp mở rộng với tổng chiều dài bến lên 190 m. Năng lực thông qua khoảng 0,1 - 0,2 triệu T/năm;

+ Bến Phan Thiết: Quy mô xây dựng mới 01 bến cho tàu 1.000 - 2.000 DWT trên diện tích chiếm đất 2 ha. Năng lực thông qua 0,1 - 0,2 triệu T/năm.

+ Bến nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ: là bến chuyên dùng phục vụ nhà máy nhiệt điện tại Sơn Mỹ. Dự kiến bến quy mô xây dựng 01 - 02 bến cho tàu 10.000 - 80.000 DWT, năng lực thông qua khoảng 4,0 triệu T/năm phục vụ Nhà máy nhiệt điện. Quy hoạch tiềm năng là cảng đầu mối tiếp nhận khí hóa lỏng tự nhiên, quy mô phù hợp với nhu cầu, năng lực của nhà đầu tư.

- Cảng Vĩnh Tân: là cảng chuyên dùng phục vụ trực tiếp trung tâm điện lực Vĩnh Tân, kết hợp trung chuyển than cho một số nhà máy nhiệt điện than khu vực. Quy mô có thể phát triển 6 bến cho tàu 50.000 - 200.000 DWT với khả năng thông qua 25 triệu T/năm. Công suất cung cấp cho nhà máy Nhiệt điện than Vĩnh Tân là 13,5 triệu T/năm, còn lại là trung chuyển cho các nhà máy khác.

(Danh mục chi tiết về quy mô, chức năng từng cảng trong nhóm được nêu cụ thể tại Phụ lục và hồ sơ quy hoạch kèm theo Quyết định này)

b) Quy hoạch đầu tư, cải tạo và nâng cấp luồng tàu

- Xây dựng mới tuyến luồng nhánh từ khu bến Quy Nhơn - Thị Nại vào khu bến Nhơn Hội cho tàu 30.000 DWT khi các bến cảng khu vực Nhơn Hội được xây dựng. Giai đoạn đầu nạo vét cho tàu 5.000 DWT đầy tải, tàu lớn hơn giảm tải và nạo vét tăng dần độ sâu phù hợp với lượng hàng thông qua và tiến độ triển khai khu bến Nhơn Hội.

- Nâng cấp tuyến luồng vào khu bến Cam Ranh qua vịnh Bình Ba với chiều dài khoảng 16 km cho tàu 50.000 DWT.

- Nâng cấp tuyến luồng Ninh Chữ qua sông Tri Thủy đủ chuẩn tắc cho tàu 10.000 DWT lợi dụng thủy triều cao hành thủy. Trong giai đoạn đầu nạo vét cho tàu đến 5.000 DWT.

- Các tuyến luồng còn lại duy trì công tác nạo vét duy tu định kỳ hoặc chủ yếu sử dụng độ sâu tự nhiên, dạng kênh biển, không nạo vét.

c) Các dự án ưu tiên giai đoạn đến năm 2015

- Luồng vào cảng: Luồng vào cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.

- Bến cảng

+ Các bến cảng tổng hợp: Giai đoạn khởi động cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong; Bổ sung cầu cảng container khu bến cảng Quy Nhơn; Cầu cảng số 2 bến cảng Cam Ranh; Xây dựng mới bến Phan Thiết - Bình Thuận phục vụ huyện đảo Phú Quý; Nâng cấp, cải tạo bến Nha Trang tiếp nhận tàu khách 70.000 GRT;

+ Các bến cảng chuyên dùng: Bến kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong; Khu bến cảng Kê Gà; Bến cảng phục vụ trung tâm điện hạt nhân tại Ninh Thuận.

3. Các chính sách, cơ chế và giải pháp thực hiện

- Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển bằng các hình thức PPP, BOT, BT …. Tăng cường xúc tiến đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế (trong và ngoài nước) tham gia đầu tư phát triển cảng biển bằng các hình thức theo quy định.

- Nguồn vốn ngân sách tập trung đầu tư cho các hạng mục cơ sở hạ tầng công cộng (luồng tàu, đê chắn sóng dùng chung) kết nối với cảng biển quan trọng. Các hạng mục cơ sở hạ tầng bến cảng chủ yếu đầu tư bằng nguồn huy động hợp pháp của doanh nghiệp. Các cảng, bến cảng do nhà đầu tư đề xuất, kể cả các bến cảng tổng hợp thì toàn bộ hạ tầng bến cảng và hạ tầng kết nối cảng sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn tự huy động của Nhà đầu tư.

- Nghiên cứu, thực hiện thí điểm việc cho phép đối tác nước ngoài tự đầu tư trang thiết bị bốc xếp và thuê khai thác kết cấu hạ tầng cảng được đầu tư bằng vốn trong nước (có gắn với việc chuyển giao công nghệ tiên tiến).

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý đầu tư và hoạt động khai thác bến cảng theo hướng đơn giản hóa và hội nhập quốc tế.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện Quy hoạch phát triển cảng biển trong nhóm, trong đó chú trọng phối hợp gắn kết đồng bộ với Quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông khu vực, Quy hoạch xây dựng và Quy hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng lãnh thổ có cảng.

- Khuyến khích xây dựng bến, khu bến phục vụ chung tại các khu kinh tế, công nghiệp để nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng tài nguyên đường bờ làm cảng. Dành quỹ đất thích hợp phía sau cảng để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa với chức năng đầu mối logistics.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý đầu tư và hoạt động khai thác cảng theo hướng đơn giản hóa, hiện đại hóa; nghiên cứu áp dụng thí điểm mô hình “cơ quan quản lý cảng” ở các cảng có điều kiện.

- Triển khai và thúc đẩy thực hiện cơ chế phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong bao gồm nghiên cứu phương án khai thác hiệu quả các bến giai đoạn khởi động và cơ chế quản lý, huy động vốn đầu tư phát triển toàn bộ khu cảng trung chuyển quốc tế đồng bộ, hiện đại mang tầm khu vực.

Điều 2. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch

1. Cục Hàng hải Việt Nam

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan công bố và quản lý thực hiện quy hoạch được duyệt;

- Báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định việc bổ sung, điều chỉnh quy mô, chức năng các cảng, bến cảng;

- Đối với các cảng, bến cảng tiềm năng: căn cứ nhu cầu thực tế, theo đề xuất của Nhà đầu tư và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Cục Hàng hải Việt Nam tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.

- Hàng năm phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan, tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch phát triển cảng biển, tổng hợp đề xuất xử lý các dự án không tuân thủ quy hoạch, báo cáo Bộ Giao thông vận tải.

- Triển khai nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển tổng thể, đồng bộ cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong theo quy hoạch được duyệt.

2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Chỉ đạo các Nhà đầu tư dự án xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp cảng biển, luồng hàng hải phù hợp với quy hoạch được duyệt và theo đúng các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ quy hoạch được duyệt, quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích đối với quỹ đất xây dựng cảng; bố trí quỹ đất để phát triển đồng bộ cảng và hạ tầng kết nối với cảng, khu dịch vụ hậu cảng, dịch vụ hàng hải đảm bảo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các cảng biển.

- Việc cập nhật các khu bến cảng, bến cảng chưa được chi tiết hóa trong quy hoạch này:

+ Đối với khu bến cảng, bến cảng nhiều chủng loại hàng hóa, nhiều nhà đầu tư: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng lập quy hoạch chi tiết và gửi Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, phê duyệt.

+ Đối với các khu bến cảng, bến cảng khác: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Nhà đầu tư hoặc cơ quan chức năng lập quy hoạch chi tiết và gửi Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam để nghiên cứu, cập nhật vào quy hoạch chi tiết Nhóm cảng và thực hiện công tác quản lý quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ; Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- PTT. Hoàng Trung Hải (để b/c);
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KH&ĐT, Xây dựng, Tài chính, Công thương, Quốc phòng, Công an, TN&MT, NN&PTNT;
- UBND các
tỉnh: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận;
- Các Tập đoàn, Tổng Công ty 91;
- Các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ GTVT;
- Công báo, Website Chính phủ;
- Website Bộ GTVT;
- Lưu VT, KHĐT (5).

BỘ TRƯỞNG




Hồ Nghĩa Dũng

 


DANH MỤC

CẢNG BIỂN, BẾN CẢNG KHU VỰC NAM TRUNG BỘ (NHÓM 4) GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 1764/QĐ-BGTVT ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải)

TT

Tên cảng

Hiện trạng

Công năng, phân loại

Quy hoạch phát triển

Ghi chú

 

Số cầu bến/chiều dài (m)

Cỡ tàu (DWT)

Diện tích đất (ha)

Đến năm 2015

Đến năm 2020

 

Công suất (TrT/năm)

Cỡ tàu (DWT)

Số cầu bến/ chiều dài (m)

Diện tích đất (ha)

Công suất (TrT/năm)

Cỡ tàu (DWT)

Số cầu bến/ chiều dài (m)

Diện tích đất (ha)

 

I

Cảng Quy Nhơn (Cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực - Loại I)

1

Khu bến Quy Nhơn - Thị Nại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Quy Nhơn

05/830

30.000

34,5

TH

3,5÷4,0

30.000

06/830

34,5

4,0

30.000

06/830

34,5

 

 

1.2

Tân Cảng Quy Nhơn

Chưa HĐ

-

-

Cont

2,5

30.000

01/200

10,6

3,5

30.000

02/400

10,6

 

 

1.3

Thị Nại

02/288

5.000

2,8

TH

0,6

7.000 ÷ 10.000

02/268

2,8

0,8

7.000 ÷ 10.000

02/268

2,8

 

 

1.4

Tân Cảng Miền Trung

01/140

5.000 ÷ 7.000

11

TH

0,6

7.000 ÷ 15.000

140

11

0,6 ÷ 0,8

7.000 ÷ 15.000

140

11

 

 

1.5

Xăng dầu Quy Nhơn

01 bến phao

10.000

-

Xăng dầu

0,3÷0,5

10.000 ÷ 20.000

01 bến phao

-

0,5

10.000 ÷ 20.000

01 bến phao

-

 

 

1.6

Đống Đa

Chưa HĐ

-

-

TH

-

10.000

01/165

4,5

-

10.000

02/309

4,5

 

 

2

Khu bến Nhơn Hội

Chưa HĐ

-

-

TH, cont

1,0÷1,5

5.000 ÷ 30.000

(01÷02)/ (240÷480)

15

2,5÷3,0

30.000

02

24

Tiềm năng

 

3

Bến nhiệt điện Bình Định

Chưa HĐ

-

-

CD của nhà máy

3,6

100.000

01/330

-

14

100.000

03/990

-

 

 

4

Các bến tổng hợp địa phương khác

Chưa HĐ

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

 

II

Cảng Phú Yên (Cảng biển địa phương - Loại II)

1

Khu bến Tây Vũng Rô

 

 

 

TH và CD sản phẩm dầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Tổng hợp Vũng Rô

01/78

3.000

4,5

TH

0,2

5.000

01/120

4,5

0,2

5.000

01/120

4,5

 

 

1.2

Bãi chùa

Chưa HĐ

-

 

-

-

-

-

-

2,0÷3,0

10.000 ÷ 20.000

03/560

16,5

Tiềm năng

 

1.3

Dầu Vũng Rô

01 bến phao

40.000

2,2

Xăng dầu

0,1

40.000

01 bến phao

2,2

0,1

40.000

01 bến phao

2,2

 

 

2

Khu bến Đông Vũng Rô

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Nhà máy lọc hóa dầu Vũng Rô

Chưa HĐ

-

-

CD của nhà máy

-

-

-

-

4,00

250.000

03/890

-

 

 

2.2

Bãi Gốc

Chưa HĐ

-

-

Xăng dầu, TH

-

-

-

 

-

300.000 (dầu thô); 30.000 + 50.000 (dầu sản phẩm)

-

-

Tiềm năng

 

III

Cảng Vân Phong (Cảng biển trung chuyển quốc tế - Loại IA)

1

Khu bến Đầm Môn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Bến container trung chuyển quốc tế Vân Phong

Chưa HĐ

-

-

Container trung chuyển quốc tế

0,9÷1,05 triệu TEU

12.000 TEU

02/850

50

3,1 ÷ 4,5 triệu TEU

Tàu mẹ 9 ÷ 15.000 TEU; tàu feeder 500 ÷ 1.500 TEU

(04÷06) / (1.700÷ 2.600); (02÷04) / (205÷ 750)

170

 

1.2

Cát Đầm Môn

01/45

30.000

-

CD cát

0,1

30.000

01/45

-

Ngừng khai thác

 

1.3

Du lịch quốc tế Đầm Môn

Chưa HĐ

-

-

Khách du lịch

-

-

-

-

-

100.000 GRT

01 bến

5

Tiềm năng

1.4

Chuyển tải dầu Vân Phong

02 điểm tự thả neo

400.000

-

Xăng dầu

2,5÷3,0

400.000

02 điểm tự thả neo

-

Ngừng khai thác

 

2

Khu bến Dốc Lết Ninh Thủy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Hòn Khói

01/60

600

2

Muối, TH

0,1÷0,2

600 ÷ 1.000

01/60

2÷3

0,1÷0,2

600 ÷ 1.000

01/60

2÷3

 

2.2

Xi măng Nghi Sơn - Vân Phong

01 (trụ va)

21.000

4,9

Xi măng

0,5÷1,0

21.000

01 (trụ va)

4,9

0,5÷1,0

21.000

01 (trụ va)

4,9

 

2.3

Căn cứ dịch vụ dầu khí Vân Phong

Chưa HĐ

-

-

CD

-

-

-

-

-

-

-

-

 

2.4

Bến phục vụ khu công nghiệp Ninh Thủy

Chưa HĐ

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

3

Khu bến Mỹ Giang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Kho XD ngoại quan Vân Phong

Chưa HĐ

-

-

Xăng dầu

10,0

10.000 ÷ 150.000

04

52

10÷20,0

150.000 ÷ 320.000 (nhập); 10.000 ÷ 50.000 (xuất)

07

52

 

3.2

Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong

Chưa HĐ

-

-

CD của nhà máy

9,0

320.000 (dầu thô); 10.000 ÷ 50.000 (dầu sản phẩm)

04

300

18,8

320.000 (dầu thô); 10.000 ÷ 50.000 (dầu sản phẩm)

08

300

 

3.3

Trung tâm điện lực Vân Phong

Chưa HĐ

-

-

CD của nhà máy

3,6÷5,0

100.000

02/330

162

7,5÷12

100.000

03/660

162

 

VI

Cảng Nha Trang - Cam Ranh (Cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực - Loại I)

1

Khu bến Nha Trang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Nha Trang

03/552

20.000 DWT

9,6

TH, khách

1,5 trT; 100 nghìn đồng

20.000; 70.000 GRT

03/552

9,6

0,5 trT; 250 nghìn khách

20.000; 100.000 GRT

03/552

9,6

 

 

1.2

Xăng dầu Mũi Chụt

01 bến phao

10.000

-

Xăng dầu

0,35

10.000

01 bến phao

-

Giảm dần công suất, di dời

 

 

2

Khu bến Cam Ranh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Tổng hợp Cam Ranh

02/182

30.000

5,1

TH, cont

4,5

30.000 ÷ 50.000

02/482

18

7,0÷7,5

30.000 ÷ 50.000

03/723

31,4

 

 

2.2

Xi măng Cam Ranh

01

20.000

-

Xi măng

0,50

20.000

01

-

1,0

20.000

02

-

 

 

2.3

Các bến chuyên dùng khác

Chưa HĐ

-

-

XM, XD

-

-

-

-

0,5÷1,0

20.000

01÷02

-

 

 

3

Bến đảo Trường Sa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Bến đảo Sinh Tồn

01/100

2.000

-

TH, khách

-

2.000

01/100

-

-

2.000

01/100

-

 

 

3.2

Bến đảo Trường Sa Lớn

Chưa HĐ

-

-

TH, khách

-

2.000

01 bến

-

-

2.000

01 bến

-

 

 

3.3

Chuyên dùng khác

Chưa HĐ

-

-

CD phục vụ công nghiệp

-

-

-

-

-

10.000 ÷ 70.000

-

-

 

 

VII

Cảng Ninh Thuận (loại II)

1

Ninh Chữ

01/120

< 1,000

2

TH

0,80

5 ÷ 10.000

02/330

8

1,5

5 ÷ 10.000

04/660

15

 

 

2

Cà Ná - Dốc Hầm

01/200

< 1.000

2,3

CD

-

100.000 ÷ 200.000 (hàng rời); 30.000 ÷ 50.000 (hàng khô)

-

-

-

100.000 ÷ 200.000 (hàng rời); 30.000 ÷ 50.000 (hàng khô, lỏng)

-

-

Tiềm năng

 

3

Trung tâm điện hạt nhân Ninh Thuận I

Chưa HĐ

-

-

CD của nhà máy

-

30.000

01/180

-

-

30.000

01 bến

4.28

 

 

4

Trung tâm điện hạt nhân Ninh Thuận II

Chưa HĐ

-

-

CD của nhà máy

-

30.000

01/180

-

-

30.000

01 bến

6,72

 

 

VI

Cảng Kê Gà (Cảng tổng hợp địa phương loại II)

1

Phan Thiết

Chưa HĐ

-

-

TH, khách

0,1

< 2,000

51

4

0,3

2.000

01/130

4

 

 

2

Phú Quý

01/51,1

2.000

2

TH, khách

0,1

< 2,000

51

4

0,3

2.000

01/130

4

 

 

3

Khu bến Kê Gà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Kê Gà

Chưa HĐ

-

-

CD Alumin, có bến TH

6,20

20.000 ÷ 80.000

04 bến

50

12,3 ÷ 18,3

20.000 ÷ 80.000

08 bến

150

 

 

3.2

Xăng dầu Kê Gà

Chưa HĐ

-

-

Xăng dầu

-

-

-

-

1,0 ÷ 2,0

30.000 ÷ 80.000

01÷02

30

 

 

4

Sơn Mỹ

Chưa HĐ

-

-

CD của nhà máy kết hợp cảng đầu mối nhập khí

-

-

-

-

4,0

10.000 ÷ 80.000

01÷02

-

 

 

VII

Cảng chuyên dùng của nhà máy điện Vĩnh Tân

-

Vĩnh Tân

Chưa HĐ

-

-

CD của nhà máy, kết hợp trung chuyển

4,5÷6,0

50.000

02 bến

-

5

50.000÷ 200.000

06 bến

-

 

 

Ghi chú:

- Viết tắt: + TH: tổng hợp;               + Cont: container;               + CD: chuyên dùng.               + HĐ: hoạt động.

THE MINISTRY OF TRANSPORT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 1764/QD-BGTVT

Hanoi, August 03, 2011

 

DECISION

APPROVING THE DETAILED MASTER PLAN ON THE SEAPORT GROUP IN SOUTHERN CENTRAL VIETNAM (GROUP 4) THROUGH 2020, WITH ORIENTATIONS TOWARD 2030

THE MINISTER OF TRANSPORT

Pursuant to the November 26, 2003 Construction Law; Pursuant to the June 14, 2005 Maritime Code of Vietnam;

Pursuant to the Government’s Decree No. 51/2008/ND-CP of April 22, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport;

Pursuant to the Government’s Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006, on elaboration, appraisal, approval and management of socio- economic development master plans, and Decree No. 04/2008/ND-CP of January 11, 2008, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 92/2006/ND-CP;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 2190/QD-TTg of December 24, 2009, approving the master plan on development of Vietnam’s seaport system through 2020, with orientations toward 2030;

Considering Report No. 1623/TTr-CHHVN-KHDT of July 21, 2011, of the Vietnam Maritime Administration, and the minutes of the meeting of the Appraisal Council in June 2011, on the detailed master plan on the seaport group in Southern Central Vietnam (Group 4) through 2020, with orientations toward 2030;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

DECIDES:

Article 1. To approve the detailed master plan on the seaport group in Southern Central Vietnam seaports (Group 4) through 2020, with orientations toward 2030, with the following principal contents:

1. Scope of the master plan

The master plan covers seaports in coastal provinces in Southern Central Vietnam, including Binh Dinh, Phu Yen, Khanh Hoa, Ninh Thuan and Binh Thuan. The scope of service of these seaports embraces all these provinces and meets the shipping need of some Central Highlands provinces (Gia Lai, Kon Tum, Dac Lac and part of Lam Dong province), some southern provinces of the Lao People’s Democratic Republic and the northern region of the Kingdom of Cambodia.

2. Development viewpoints and objectives a/ Development viewpoints:

- To develop this seaport group in line with the master plan on development of Vietnam’s seaport system, in close combination with the local transport sector development, construction and socio-economic development master plans and other relevant master plans.

- To utilize and bring into the fullest play the advantages in geographical locations and natural conditions in favorable locations for developing seaports in the southern Central Vietnam and related infrastructure facilities in a balanced and synchronous manner; to concentrate investment and adopt plans on effective operation of Van Phong international transshipment seaport, making technology - management - operation breakthroughs toward modernity for assumption of the role as a regional international transshipment seaport.

- To rationally develop national and regional major general seaports, special-use seaports and local seaports in order to assure harmony in the entire group; to attach importance to development of general and special- use seaports for large-tonnage seagoing ships in Quy Nhon, Van Phong and Cam Ranh areas; to develop special-use seaports associated with economic zones, industrial parks, and large coal-fired and nuclear thermal power plants and bauxite-aluminum plants; to attach importance to the maintenance and regular repair of existing wharves to assure synchronous and effective operation.

- To synchronously develop seaports and navigable channels as well as seaport infrastructure facilities and public infrastructure linked with seaports; to develop goods distribution and logistics centers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To closely combine seaport development with sanitation and environmental management and protection, assuring sustainable develop- ment in the context of climate change and meeting requirements of national defense and security.

b/ Development objectives and orientations:

- General objectives:

+ To form local general seaports in the region to meet cargo shipping needs of regional localities and link with major seaports in the region and the national international gateway and international transshipment seaports; to ensure balanced and synchronous development of seaports and related infrastructure facilities linked with seaports’ zones of attraction; and the seaports group will serve as a driving force for socio-economic development and maintenance of security and national defense in each locality, the whole Central Vietnam key economic region and related regions.

+ To meet the need for transportation of imported raw materials, materials and fuels and exported products of metallurgical, petrochemical and mining establishments in the region; and facilitate the development of seaport urban centers with a view to accelerating the regional industrialization and modernization through 2020, with orientations toward 2030.

- Specific targets:

+ The port throughput at different points of planning periods will be as follows:

·64.5 ÷ 94.5 million tons/year by 2015;

·144 ÷ 198 million tons/year by 2020;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ To accommodate the following types of seagoing ships: General cargo ships of 10,000 -50,000 DWT, container cargo ships of an equivalent tonnage of 10,000 - 50,000 DWT and a loading capacity of 12,000 - 15,000 TEU (for container wharves for international transshipment), bulky cargo ships of 50,000 - 200,000 DWT, crude oil tankers of up to 400,000 DWT, oil product- carrying ships of 10,000 - 150,000 DWT, and passenger ships of 50,000 - 100,000 GRT;

3. Contents of the master plan

a/ Detailed planning of seaports in the group

The seaport group in southern Central Vietnam (Group 4) consists of 7 seaports of Quy Nhon, Vung Ro, Van Phong, Nha Trang - Cam Ranh, Ninh Thuan, Vinh Tan and Ke Ga, specifically as follows:

- Van Phong seaport - Khanh Hoa: This is a national general and international transshipment seaport (class IA), which consists of the main functional wharf areas of Dam Mon, Doc Let - Ninh Thuy and My Giang, of which:

+ Dam Mon wharf area: This is a main wharf area of the seaport which consists of special-use wharves for international container transshipment and special-use wharves for industrial parks and international tourists.

·Van Phong international container transshipment wharf area: This is a major international container transshipment special-use wharf area for Vietnam’s exports and imports and internationally transshipped containers.

By 2015, to concentrate resources on accelerating the construction and completion of two starting wharves for ships of up to 12,000 TEU. By 2020, to build between 2 and 4 additional wharves for ships of 9,000 -15,000 TEU and between 2 and 4 wharves for feeder ships of 500 - 1,500 TEU. By 2015 and 2020, the annual throughput will be 0.9 - 1.05 million TEU and between 3.1 and 4.5 million TEU, respectively. After 2020, this area will develop in line with the growth rate of Vietnam’s volume of exports and imports shipped on trans-ocean shipping routes and transshipped to neighboring countries, with an annual total throughput of 14.5 - 17 million TEU. The seaport system’s physical and technical foundations will be built with complete and modern management and loading/unloading equipment, facilities and technologies up to international standards.

·Dam Mon sand wharf: This is a special-use wharf for sand export. Its existing size will be maintained with a percussive pier for ships of 30,000 DWT and an annual throughput of 0.1 million tons. This wharf will be relocated for building international container transshipment wharves whenever necessary.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

·Van Phong oil transshipment wharf: This is a special-use petrol and oil wharf serving oil transshipment and transportation for Vietnam and the region. By 2015, to maintain the existing size with two anchoring places for oil tankers of 400,000 DWT. By 2020, to gradually reduce its capacity and then stop its operation. The whole transshipped oil volume will be handled by Van Phong bonded petrol and oil wharf.

+ Doc Let - Ninh Thuy wharf area: This is a special-use wharf area for bulky cargoes, other types of cargoes and also serves as a local general seaport for Ninh Thuy industrial park.

·Hon Khoi wharf: This is a special-use wharf for salt import and export and local general cargoes. To upgrade and renovate the existing pier to accommodate ships of 600 - 1,000 DWT with an annual throughput of 0.1 - 0.2 million tons.

·Wharves of Van Phong petroleum industry service base: These are special-use wharves for Van Phong petroleum industry service base and can be developed to accommodate ships of 30,000 - 40,000 DWT and the petroleum service ship fleet and concurrently for handling general cargoes, equipment and facilities and liquid cargoes being exported and imported petrol, oil, LPG, chemicals carried by ships of up to 50,000 DWT. This wharf area will be developed on conditions and expanded according to needs and capabilities of investors.

·Nghi Son - Van Phong cement wharf: This is a special-use wharf serving Nghi Son - Van Phong cement grinding station for ships of 21,000 DWT and with an annual throughput of 0.5 - 1 million tons.

·Other general and special-use wharves in service of Ninh Thuy industrial park.

+ My Giang wharf area: This is a special-use wharf area for oil and oil products and having a bulky cargo wharf for the coal-fired thermal power plant.

·Wharves of the Southern Van Phong Petrochemical Complex: These include one wharf (of hard or SPM structure) for imported-crude oil tankers of 320,000 DWT, wharves for exported-liquid cargo ships of 10,000 - 50,000 DWT, one wharf for ships of 10,000 DWT carrying imported or exported dry cargoes. The annual total throughput is around 18.8 million tons, including 10 million tons of crude oil, 7.8 million tons of oil products and 1 million tons of dry cargoes. The size and development of these wharf areas will depend on the progress of construction of the Southern Van Phong Petrochemical Complex.

·Wharves for the Van Phong bonded petrol and oil depot: These are special-use wharves for petrol and oil of the Van Phong bonded petrol and oil depot, and include an import wharf for ships of 320,000 DWT (of hard or SPM structure), an import wharf for ships of up to 150,000 DWT and five export wharves for ships of 10,000 - 50,000 DWT. The annual total cargo throughput of this wharf area is around 20 million tons. By 2015, its annual throughput will be 10 million tons.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Quy Nhon seaport: This is a national general and regional major seaport of class I which consists of the functional wharf areas of Quy Nhon - Thi Nai and Nhon Hoi and wharves of Tam Quan, De Gi and a wharf of the Binh Dinh coal-fired thermal power plant.

+ Quy Nhon - Thi Nai wharf area: This is general wharf area having special-use wharves for container cargoes and petrol and oil products. This is the main wharf area of the seaport.

·Quy Nhon wharf: Its size will be maintained with six existing piers for general cargo ships of 30,000 DWT with a total length of 866 meters. Intensive investment will be made in equipment, facilities and technologies to raise the annual throughput to 3.5 - 4 million tons.

· Quy Nhon new port wharf: To invest in completing a wharf for container ships of 30,000 DWT with an annual throughput of 1.5 – 3 million tons (150,000 - 290,000 TEU/year). By 2020, to study and make additional investment in a downstream pier for ships of 30,000 DWT.

·Thi Nai wharf: This is a local satellite general wharf. By 2015, to upgrade two existing piers for ships of 7,000 - 10,000 DWT. Its annual cargo throughput is between 0.5 and 1 million tons.

·The Central Vietnam new port wharf: To upgrade the existing wharf for ships of 10,000 - 15,000 tons with an annual throughput of 0.5 million tons.

·Dong Da wharf: This is a local satellite wharf which will be developed after other wharves in the region are fully developed. It may be developed into two with a total length of 310 meters for ships of 5,000 - 10,000 DWT with an annual cargo throughput of 0.5 - 1 million tons.

·Quy Nhon petrol and oil wharf: To upgrade the existing buoyed wharf for oil tankers of 20,000 DWT with an annual throughput of 0.5 million tons.

·An Phu petrol and oil wharf: Its existing size will be maintained for ships of 1,000 DWT.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ The wharf of the Binh Dinh coal-fired thermal power plant: This is a special-use wharf for imported coal for the Binh Dinh coal-fired thermal power plant, consisting of between 1 and 4 piers for ships of 10,000 -100,000 DWT. Its annual cargo throughput is between 3.6 and 21 million tons.

- Nha Trang - Cam Ranh seaport: This is a national general and local major seaport of class I, consisting of the main functional wharf areas of Nha Trang and Cam Ranh and Truong Sa island wharf.

+ Nha Trang wharf area: This is a major passenger wharf for tourist services and having a general cargo wharf. By 2015, to renovate the existing infrastructure with two landing stages (wharf with two landing sides) with a total length of 552 meters for ships of 20,000 DWT and passenger ships of 70,000 GRT. By 2015, the annual throughput will be around 1.5 million tons and 100,000 passenger arrivals. By 2020, to gradually reduce the annual cargo throughput to 0.5 million tons for clean general and container cargoes. To build the passenger wharf into a modern wharf for ships of up to 100,000 GRT with an annual throughput of 250,000 passenger arrivals.

+ Mui Chut petrol and oil wharf: To gradually reduce this wharf’s capacity before stopping its operation. The whole imported petrol and oil volume for Nha Trang city will be handled by Van Phong and Ba Ngoi wharf areas.

+ Cam Ranh wharf area: This is a general and container cargo wharf area for ships of 30,000 - 50,000 DWT and having a special-use wharf for construction materials, petrol and oil. This area may be developed to have four wharves (including one existing wharf) for ships of 30,000 - 50,000 DWT. By 2015, to invest in completing a 300-m wharf for ships of 50,000 DWT. By 2020, to build an additional wharf. This area’s annual cargo throughput will be 4.5 million tons by 2015 and 7.5 million tons by 2020.

+ New special-use petrol and oil and construction material wharves will be built to meet the needs of the market and enterprises and in line with local construction master plans.

+ Truong Sa island wharf: To build one or two wharves for ships of 1,000 -2,000 DWT in Sinh Ton and Truong Sa Lon islands to serve people’s life, national defense and security.

- Vung Ro seaport: This is a local general seaport of class II having a special-use wharf and consisting of the functional wharf areas of western Vung Ro and eastern Vung Ro.

+ Western Vung Ro wharf area: This is a general wharf area having a special-use wharf for oil products.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

· Bai Chua general wharf: This wharf area may be developed to have three wharves for ships of 10,000 - 20,000 DWT with a land area of 16.5 ha and an annual cargo throughput of 2 - 3 million tons. This is for future development of Vung Ro general wharf.

· Vung Ro oil wharf: To maintain its existing size with one buoyed wharf for ships of 10,000 - 40,000 DWT with an annual throughput of around 0.1 million tons.

+ Eastern Vung Ro wharf area: This is a special-use wharf area for petrochemical purpose having a general wharf.

·Vung Ro oil refinery wharf: This is a special-use wharf directly serving the Vung Ro petrochemical plant. It may be developed to have a wharf for imported crude oil carried by tankers of 250,000 DWT; four or five wharves for export of oil products as well as dry cargoes and general cargoes carried by ships of 10.000 - 50,000 DWT. Its annual total throughout is between 4 and 7 million tons. It will be developed on conditions and its size and development pace depend on the progress of investment in the petrochemical plant.

·Bai Goc wharf area: This is a special-use wharf area serving the Hoa Tam petrochemical industry zone. It may be developed to have a wharf for tankers of 300,000 DWT carrying imported crude oil and several wharves for export of products and general cargoes carried by ships of 30,000 -50,000 DWT. This area will be developed on conditions and its construction size depends on the progress of construction and size of the petrochemical industry zone.

- Ninh Thuan seaport: This is a local general seaport of class II having a special-use wharves being satellite wharves of the general wharf area, and consisting of Ninh Chu wharf area, wharf area for Ninh Thuan nuclear power plants and Ca Na - Doc Ham wharf area.

+ Ninh Chu wharf area: This is a satellite local general wharf area which may be developed to have four wharves for ships of 5,000 - 10,000 DWT with a total length of 600 meters and an annual throughput of 1 - 1.5 million tons. By 2015, to build one or two new wharves for ships of 5,000 - 10,000 DWT. Its annual throughput by 2015 will be between 0.5 and 0.8 million tons.

+ A wharf for Ninh Thuan I nuclear power center: This is a special-use wharf directly serving the construction and operation of Ninh Thuan I nuclear thermal power plant in Phuoc Dinh district, and consisting a wharf for ships of up to 30,000 DWT.

+ A wharf for Ninh Thuan II nuclear power center: This is a special-use wharf directly serving the construction and operation of Ninh Thuan II nuclear thermal power plant in Vinh Hai district, and consisting one wharf for ships of up to 30,000 DWT.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Its annual throughput is around 25 million tons. This area will be developed on conditions with its size depending on the progress of investment in industrial parks.

- Ke Ga seaport: This is a local general seaport of class II having satellite special-use wharves of the general wharf area, and consisting of the functional wharf areas of Ke Ga, Phu Quy and Phan Thiet and the wharf area of the Son My thermal power plant.

+ Ke Ga wharf area: This is a special-use wharf area for bauxite and aluminum transportation, having general wharves and other special-use wharves. Its development size will depend on the exploitation and production of bauxite and aluminum;

+ Ke Ga petrol and oil wharf area: This is a special-use wharf area serving the southern Central Vietnam petrol and oil depots. It may be developed to have one or two wharves for ships of 30,000 - 80,000 DWT with an annual throughput of 1-2 million tons.

+ Phu Quy and Phan Thiet wharves: These are satellite local general wharves directly serving Phu Quy island district and Phan Thiet city.

+ Phu Quy wharf: By 2015, to maintain the existing wharf with a 51-m pier for ships of 1,000 - 2,000 DWT. By 2020, to upgrade and lengthen it to 190 meters. Its annual throughput is between 0.1 and 0.2 million tons;

+ Phan Thiet wharf: To build a new wharf for ships of 1,000 - 2,000 DWT on a land area of 2 ha and with an annual throughput of 0.1 - 0.2 million tons.

+ The wharf area of the Son My thermal power plant: This is a special-use wharf area serving the Son My thermal power plant. One or two wharves may be built for ships of 10,000 - 80,000 DWT with an annual throughput of around 4 million tons for the thermal power plant. It is planned as a potential major seaport for receiving liquefied natural gas and of a size suitable to investors’ needs and capacity.

- Vinh Tan seaport: This is a special-use seaport directly serving the Vinh Tan power center and for transshipment of coal for regional coal-fired thermal power plants. It may be developed to have six wharves for ships of 50,000 - 200,000 DWT with an annual throughput of 25 million tons, including 13.5 million tons for the Vinh Tan coal-fired thermal power plant. The remaining throughput is for transshipped cargoes of other plants.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Planning of investment in, renovation and upgrading of navigable channels

- To build a new navigable channel from Quy Nhon - Thi Nai wharf area to Nhon Hoi wharf area for ships of 30,000 DWT upon the building of ports in Nhon Hoi area. In the first phase, to dredge the channel for fully loaded ships of 5,000 DWT and partially loaded ships of larger tonnage, later dredge the channel at a greater depth to suit the throughput cargo volume and the progress of building Nhon Hoi wharf area.

- To upgrade the 16-km access channel of Cam Ranh wharf area through Binh Ba bay for ships of 50,000 DWT.

- To upgrade Ninh Chu navigable channel through Tri Thuy river up to standards for ships of 10,000 DWT which can navigate on high tide. In the first phase, to dredge the channel for ships of 5,000 DWT.

- To conduct regular dredging and maintenance of other channels or use natural water depth of sea canals without dredging.

c/ Priority projects through 2015

- For access channels: To build an access channel of Van Phong international transshipment seaport.

- Wharves:

+ For general wharves: The starting phase of Van Phong international transshipment seaport; to add a container pier in Quy Nhon wharf area; to build pier No. 2 in Cam Ranh seaport; to build new Phan Thiet – Binh Thuan wharf to serve Phu Quy island district; to upgrade and renovate Nha Trang wharf to accommodate passenger ships of 70,000 GRT;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Policies, mechanisms and solutions for implementation

- To step up the mobilization of social resources for investment in developing seaport infrastructure in the forms of PPP, BOT, BT,… To intensify investment promotion, encourage and create favorable conditions for all economic sectors at home and abroad to invest in developing seaports in the prescribed forms.

- To concentrate state budget sources on investing in public infrastructure facilities (navigable channels and breakwaters for common use) connected to important seaports. Wharf infrastructure facilities will be largely built with funds lawfully mobilized from enterprises. All infrastructure and port- linking infrastructure facilities of seaport and wharves recommended by investors, including general wharves, will be built with capital raised by these investors themselves.

- To study and permit on a pilot basis foreign partners to invest in loading and unloading equipment and hire other entities to operate port infrastructure facilities invested with domestic capital (associated with transfer of advanced technologies).

- To further step up the administrative reform in the management of investment and operation of wharves toward simplicity and compliance with international standards.

- To enhance the state management in the course of implementation of the master plan on development of seaports in the group, paying attention to the master plan’s consistency and harmonious integration with regional transport network development master plans, construction master plans and socio-economic development general plans of localities and territorial areas having seaports.

- To step up the building of wharves and wharf areas for common use in economic zones and industrial parks so as to promote the investment effectiveness and use of the coastline as a natural resource for building seaports. To reserve appropriate land areas at the rear of seaports for building goods distribution centers with logistic functions.

- To further step up the administrative reform in the management of investment and operation of seaports toward simplicity and modernity; to study and apply on a pilot basis the model of “port management office” at seaports where conditions permit.

- To step up the implementation of the mechanism for development of Van Phong international transshipment seaport, covering study of plans on effective operation of wharves in the starting phase and the mechanism for management and mobilization of capital for development investment in the whole seaport area which is synchronous, modern and of the regional caliber.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Vietnam Maritime Administration shall:

- Coordinate with provincial-level People’s Committees and related agencies in publicizing and managing the implementation of the approved master plan;

- Report the addition and adjustment of functions and sizes of seaports and wharves to the Ministry of Transport for consideration and decision;

- For potential seaports and wharves: Summarize and report on practical needs and proposals of investors and provincial-level People’s Committees to the Ministry of Transport for consideration and decision;

- Annually coordinate with local administrations and related agencies in inspecting the implementation of the master plan, reviewing and proposing measures to handle projects implemented not under the master plan, and reporting to the Ministry of Transport.

2. Ministries, sectors and provincial-level People’s Committees shall:

- Direct investors in formulating projects to build, renovate and upgrade seaports and navigable channels in line with the approved master plan and in accordance with current regulations on construction investment management.

- Provincial-level People’s Committees shall base themselves on the approved master plan to closely manage and use for proper purposes land areas reserved for building seaports; arrange land areas for synchronous development of seaports and infrastructure facilities linked with seaports, service areas at the rear of seaports and maritime service areas in order to assure favorable conditions for seaport operation.

- Regarding the updating of wharf areas and wharves not yet specified in this master plan:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ For other wharf areas and wharves: Provincial-level People’s Committees shall direct investors or functional agencies in working out and sending detailed master plans to the Ministry of Transport and the Vietnam Maritime Administration for study and updating in the detailed master plan on the seaport group, and manage these master plans.

Article 3. This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 4. The director of the Office, the Chief Inspector of the Ministry of Transport, the directors of the departments, the director of the Vietnam Maritime Administration, and heads of related organizations and related individuals shall implement this Decision.-

 

 

MINISTER OF TRANSPORT




Ho Nghia Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1764/QĐ-BGTVT ngày 03/08/2011 phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (nhóm 4) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.537

DMCA.com Protection Status
IP: 3.14.249.104
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!