BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1714/QĐ-BGTVT
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT CẢNG TRUNG CHUYỂN QUỐC
TẾ VÂN PHONG, TỈNH KHÁNH HÒA
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Bộ Luật Hàng hải Việt Nam
ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số
34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Quyết định số
202/1999/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số
51/2005/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
quy hoạch khu kinh tế vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số
92/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập
và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa;
Căn cứ văn bản số 2417/VPCP-CN
ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết cảng trung chuyển quốc tế Vân
Phong;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục
Hàng hải Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Phê duyệt quy hoạch chi tiết cảng trung chuyển quốc tế
Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa với những nội dung chủ yếu sau:
1. Vị trí và quy mô
- Cảng trung chuyển quốc tế (TCQT)
Vân Phong đặt tại vũng Đầm Môn (Cổ Cò), vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa.
- Quy mô cảng giai đoạn tiềm năng
có diện tích khoảng 750ha; giai đoạn đến năm 2020 khoảng trên 400ha; giai đoạn
đến năm 2010 khoảng 120ha; xây dựng đợt đầu (giai đoạn khởi động) khoảng trên
50ha.
(Xem các bản vẽ từ số QHCT-VP-01
đến số QUCT-VP-05).
2. Chức năng và nhiệm vụ
Là cảng trung chuyển quốc tế đầu mối
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam và trung chuyển hàng hóa vận chuyển
bằng container quốc tế.
- Giữ vai trò động lực trong việc
phát triển vịnh Vân Phong thành khu kinh tế tổng hợp đa ngành, bao gồm cảng
trung chuyển quốc tế, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nuôi trồng hải sản … Trong
đó cảng trung chuyển quốc tế giữ vai trò chủ đạo gắn với dịch vụ cảng biển và
thương mại.
3. Dự báo khối lượng hàng hóa và đội
tàu
- Hàng hóa qua cảng trung chuyển quốc
tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa năm 2010, 2015 và năm 2020 trong bảng sau:
Nguồn
hàng
|
GĐ
khởi động
(1000 TEUs)
|
Năm
2010
(1000 TEUs)
|
Năm
2015
(1000 TEUs)
|
Năm
2020
(1000 TEUs)
|
Hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam
|
440~560
|
900
|
1.200~1.400
|
1.500
|
Hàng trung chuyển quốc tế
|
60~150
|
150
|
700
|
2.500~3.000
|
Tổng cộng
|
500~710
|
1.050
|
1.900~2.100
|
4.000~4.500
|
- Đội tàu đi đến cảng trung chuyển quốc
tế Vân Phong năm 2010 là tàu container sức chở 6.000~9.000 TEU, năm 2020 là tàu
container sức chở đến 12.000 TEU và tiềm năng là tàu container sức chở đến
15.000 TEU;
- Tàu gom hàng (feeder) là các loại
tàu có sức chở 500 đến 1.500 TEU.
4. Quy hoạch chi tiết phát triển cảng
a) Cảng trung chuyển container quốc
tế
- Giai đoạn tiềm năng: khả năng
thông qua toàn cảng khoảng 14,5 đến 17 triệu TEU/năm, cảng được xây dựng hoàn
chỉnh trong vũng Đầm Môn, có khả năng tiếp nhận tàu container sức chở đến
15.000 TEU. Tổng diện tích toàn cảng 750ha, tổng chiều dài bến 11.880m đến
12.590m.
- Giai đoạn 2020: đáp ứng lượng
hàng thông qua 4,0 đến 4,5 triệu TEU/năm, xây dựng tại bờ phía Bắc vũng Đầm
Môn, có khả năng tiếp nhận tàu container sức chở đến 12.000 TEU. Tổng diện tích
toàn cảng 405ha, tổng chiều dài bến 4.450m đến 5.710m.
- Giai đoạn 2010~2015: Đáp ứng lượng
hàng thông qua 1,05 đến 2,1 triệu TEU/năm, cảng được xây dựng tại bờ phía Đông
vũng Cổ Cò và về phía Bắc Hòn Ông, có khả năng tiếp nhận tàu container sức chở
đến 9.000 TEU. Tổng diện tích toàn cảng 118ha~125ha, tổng chiều dài bến 1.680m
đến 2.260m.
- Giai đoạn khởi động: Xây dựng 02
bến với tổng chiều dài bến 600~800m, diện tích cảng 52ha, có khả năng tiếp nhận
tàu container sức chở 6.000 đến 9.000 TEU, đáp ứng lượng hàng thông qua 0,5 đến
0,71 triệu TEU/năm. Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị xếp dỡ của cảng đồng
bộ hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế.
b) Xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài
hàng rào cảng
- Xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng
rào cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong bao gồm đường sắt, đường bộ, đường hàng
không, hệ thống cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc … hoàn chỉnh kết nối thuận
tiện với mạng lưới quốc gia và quốc tế.
- Triển khai việc xây dựng cơ sở hạ
tầng ngoài hàng rào cảng tuân thủ theo quyết định số 51/2005/QĐ-TTg ngày
11/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch khu kinh tế vịnh
Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.
- Giai đoạn khởi động, cùng với việc
xây dựng cảng, tiến hành xây dựng đường bộ từ cảng nối QL1A, hệ thống cấp điện,
nước, thông tin liên lạc và hoàn thiện quy hoạch đường sắt nối đường sắt quốc
gia.
5. Cơ chế chính sách phát triển cảng
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (kể cả doanh nghiệp nước ngoài)
tham gia đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong theo quy hoạch được
duyệt; tuân thủ, áp dụng các cơ chế ưu đãi nêu tại Quyết định số 92/2006/QĐ-TTg
ngày 25/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt
động của Khu kinh tế vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa và các luật pháp hiện hành;
- Tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến
độ triển khai giai đoạn khởi động tạo tiền đề đầu tư phát triển cảng đúng Quy
hoạch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Bộ GTVT phối hợp với Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất bổ sung các cơ chế chính sách ưu đãi cụ
thể trong bước lập dự án đầu tư cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, tạo sự hấp
dẫn tối đa để có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập
đoàn vận tải biển, các tập đoàn lớn trên thế giới tham gia đầu tư xây dựng và
khai thác cảng, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Điều 2. Quản lý
và tổ chức thực hiện quy hoạch
1. Giao Cục Hàng hải Việt Nam:
- Bổ sung quy hoạch chi tiết cảng
trung chuyển quốc tế Vân Phong và các cảng khác trong khu vực vịnh Vân Phong
vào quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển khu vực Nam Trung Bộ (Nhóm cảng số 4) và
quản lý xây dựng các cảng biển khu vực vịnh Vân Phong theo quy hoạch được duyệt.
Nghiên cứu lập kế hoạch phát triển cảng trung chuyển quốc tế và các cảng khác
trong khu vực vịnh Vân Phong theo từng giai đoạn phù hợp với Quy hoạch, đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
- Thực hiện chức năng chủ đầu tư
đôn đốc thực hiện dự án đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong
giai đoạn khởi động đảm bảo tiến độ;
2. UBND tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo Ban
Quản lý KKT Vân Phong và các cơ quan chức năng của Tỉnh phối hợp với Cục Hàng hải
Việt Nam quản lý chặt chẽ mặt đất, mặt nước khu vực vịnh Vân Phong theo đúng
quy hoạch và quy định của pháp luật. Thường xuyên kiểm tra việc quản lý sử dụng
mặt đất, mặt nước cho đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong theo
quy hoạch được duyệt.
Điều 3. Hiệu lực
và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký.
2. Các ông Chánh Văn phòng Bộ,
Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ, Thủ trưởng
các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Ban Bí thư TW Đảng (để b/c);
- Thủ tướng, các Phó TTCP (để b/c);
- Văn phòng Quốc hội (để b/c);
- Văn phòng Chủ tịch nước (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ: Xây dựng, Quốc phòng, Tài nguyên&MT, Thủy sản, Thương mại, Kế
hoạch&Đầu tư, Khoa học&Công nghệ, Nông nghiệp&PTNT, Tài chính,
Công nghiệp, Công an;
- UBND tỉnh Khánh Hòa; Ban QLKKT V.Phong;
- Tổng cục Du lịch;
- Cục Hàng hải Việt Nam;
- Lưu VT, KHĐT (06).
|
BỘ
TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
|