Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 16/2008/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Nguyên Người ký: Đàm Thanh Nghị
Ngày ban hành: 28/03/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/2008/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 28 tháng 3 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ KIỂM DỊCH, KIỂM SOÁT GIẾT MỔ, VẬN CHUYỂN, KINH DOANH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Pháp lệnh Thú y năm 2004;

Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP, ngày 15/03/2005 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;

Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP, ngày 07/09/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;

Căn cứ Quyết định số 394/QĐ-TTg, ngày 13/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 87/2005/QĐ-BNN, ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành quy trình kiểm soát giết mổ động vật;

Căn cứ Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN, ngày 08/03/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y;

Căn cứ Điều 1, Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 274/TTr-SNN, ngày 20/03/2008 về việc đề nghị ban hành Quy định về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (sau khi đã chỉnh sửa theo Văn bản thẩm định số 1244/TP-VB, ngày 18/06/2007 của Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo tỉnh. Các quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thương mại và Du lịch, Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa và Thông tin, Công an tỉnh; Đài phát thanh Truyền hình, Cục thuế tỉnh, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Chi cục trưởng Chi cục thú y tỉnh và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đàm Thanh Nghị

 

QUY ĐỊNH

VỀ KIỂM DỊCH, KIỂM SOÁT GIẾT MỔ, VẬN CHUYỂN, KINH DOANH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16 /2008/QĐ-UBND ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1. Bản quy định này quy định các điều kiện về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

2. Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, các sản phẩm động vật phải tuân theo các quy định của Pháp luật về thú y và quy định này.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Động vật là các loài thú, cầm, bò sát, ong, tằm và các loài côn trùng khác; động vật lưỡng cư; cá, giáp xác, nhuyễn thể, động vật có vú sống dưới nước và các loài động vật thủy sinh khác;

2. Sản phẩm động vật là thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da lông, xương, sừng, ngà, móng, các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật.

Điều 3.

Lò mổ, điểm giết mổ động vật gọi chung là cơ sở giết mổ được chính quyền địa phương quy hoạch cho xây dựng bằng vốn của tổ chức hay cá nhân sau khi được các cơ quan Thú y, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Thương mại và Du lịch, cùng các cơ quan liên quan ở địa phương thẩm định đủ điều kiện xây dựng để kinh doanh giết mổ động vật tập trung.

Điều 4. Tất cả các cơ sở giết mổ động vật tập trung phải được cơ quan Thú y thẩm tra cụ thể về địa điểm; hướng dẫn xây dựng và cấp Giấy chứng nhận đạt điều kiện vệ sinh thú y; Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành thì mới được hành nghề giết mổ động vật.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC KIỂM DỊCH, KIỂM SOÁT GIẾT MỔ

Điều 5.

1. Việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trong nội tỉnh hoặc vận chuyển ra ngoài tỉnh đều phải chấp hành những quy định của Pháp luật về kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y;

2. Động vật, sản phẩm động vật trước khi vận chuyển ra ngoài tỉnh hoặc vận chuyển từ ngoài tỉnh vào đều phải thực hiện việc cách ly kiểm dịch tại Khu nuôi cách ly kiểm dịch do chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên ngành Thú y qui định.

Điều 6.

1. Sản phẩm động vật trước khi đưa ra lưu thông phải được kiểm tra, xác định là đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y và được kiểm dịch viên động vật đóng dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt hoặc dán tem vệ sinh thú y đối với thân thịt, phủ tạng, phụ phẩm gia cầm đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y; cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển sản phẩm động vật;

2. Nghiêm cấm việc kiểm soát giết mổ, đóng dấu kiểm soát giết mổ hoặc dán tem vệ sinh thú y đối với động vật giết mổ ở những nơi không phải là cơ sở giết mổ tập trung.

Mục 2. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ VẬN CHUYỂN ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT

Điều 7. Phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. An toàn về mặt kỹ thuật để bảo vệ động vật, bảo đảm chất lượng của sản phẩm động vật trong quá trình vận chuyển;

2. Nơi chứa động vật phải có đủ diện tích, không gian để động vật có thể đứng, nằm ở vị trí tự nhiên, có lồng, cũi, hộp bảo đảm an toàn cho động vật; sàn phẳng, không trơn, kín, không để lọt nước và chất thải ra môi trường trong quá trình vận chuyển, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc; vận chuyển sản phẩm động vật phải có kỹ thuật bảo quản, bảo đảm chất lượng của sản phẩm động vật; mặt trong của vật dụng chứa đựng sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, chống thấm, chống ăn mòn, không độc, không mùi, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;

3. Phải vệ sinh khử trùng, tiêu độc trước và sau khi vận chuyển; phương tiện vận chuyển sản phẩm động vật phải là phương tiện chuyên dùng, bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

Mục 3. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT

Điều 8. Cơ sở giết mổ động vật, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

1. Địa điểm cơ sở giết mổ, sơ chế động vật phải theo quy hoạch của Uỷ ban nhân dân các cấp, phải cách biệt với khu dân cư, các công trình công cộng, đường giao thông chính và các nguồn gây ô nhiễm ít nhất 500 m, không bị úng lụt, có tường bao quanh, có cổng riêng biệt để xuất, nhập động vật, sản phẩm động vật; đường đi trong khu vực giết mổ phải đổ bê tông; có phòng kiểm tra, xét nghiệm mẫu; có hệ thống xử lý nước thải, chất thải động vật phù hợp với công suất giết mổ, sơ chế. Nước thải, chất thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thải ra môi trường; nhà xưởng phải chống được bụi và sự xâm nhập của các loài động vật gây hại; thuận tiện cho việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc; được bố trí riêng khu chứa sản phẩm dùng làm thực phẩm, khu chứa sản phẩm không dùng làm thực phẩm, phương tiện vận chuyển, dụng cụ giết mổ, sơ chế, người làm việc trong các khu này để tránh sự ô nhiễm và lây nhiễm chéo;

2. Có khu vực riêng nhốt động vật chờ giết mổ; khu sơ chế động vật, sản phẩm động vật; khu cách ly động vật ốm; khu xử lý sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y;

3. Trang thiết bị, dụng cụ dùng trong giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;

4. Có khu hành chính, nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà thay quần áo;

5. Người trực tiếp giết mổ động vật, sơ chế động vật phải có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm, da liễu, có giấy khám sức khỏe định kỳ của cơ quan Y tế tại địa phương và được trang bị bảo hộ lao động theo quy định;

6. Có đủ nguồn nước sạch dùng cho giết mổ động vật;

7. Có nguồn điện đủ ánh sáng cho sản xuất và kiểm tra vệ sinh thú y.

Điều 9.

1. Cơ sở giết mổ động vật phải được xây dựng ở vùng có nhiều động vật được giết mổ để kinh doanh;

2. Những vùng nông thôn xa thị trấn, thị tứ, không có điều kiện xây dựng lò mổ động vật tập trung thì phải nhóm vài hộ gần nhau (có thể không cùng đơn vị hành chính) để tổ chức điểm giết mổ động vật tập trung tại một nơi cố định.

Điều 10.

1. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng cơ sở giết mổ động vật để kinh doanh động vật, sản phẩm động vật phải làm thủ tục đăng ký với chính quyền địa phương sở tại và cơ quan có thẩm quyền cấp phép kinh doanh;

2. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu mở cửa hàng, quầy hàng sản phẩm động vật phải làm thủ tục đăng ký kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm với cơ quan Thú y ở địa phương (Trạm thú y huyện, thành phố, thị xã);

3. Cơ quan có thẩm quyền chỉ cấp giấy phép kinh doanh cho các cửa hàng, quầy hàng khi cơ quan Thú y đã tiến hành kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đạt điều kiện vệ sinh thú y;

Điều 11. Chỉ những người đã được trang bị kiến thức thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm mới được làm việc tại cơ sở giết mổ, chế biến, bảo quản, tiêu thụ các sản phẩm động vật.

Điều 12.

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tại các chợ, các tụ điểm dân cư theo quy định của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải đặt ở khu riêng biệt với các loại hàng hóa khác và bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y sau đây:

a) Chỉ được kinh doanh sản phẩm động vật đã được đóng dấu kiểm soát giết mổ hoặc đã được dán tem vệ sinh thú y. Không được đưa sản phẩm động vật chưa có dấu kiểm soát giết mổ vào chợ kinh doanh;

b) Phương tiện bày bán, dụng cụ chứa đựng sản phẩm động vật phải được làm bằng vật liệu không gỉ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, dễ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;

c) Có biện pháp bảo quản để sản phẩm động vật không bị nhiễm bẩn, biến chất;

d) Nơi mua bán, vật dụng dùng trong việc mua bán động vật, sản phẩm động vật phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ sau khi bán;

e) Nước thải trong quá trình kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tại các chợ phải được xử lý đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y trước khi thải ra môi trường;

g) Chủ cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật ở các chợ phải làm cam kết chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về vận chuyển, giết mổ, động vật, sản phẩm động vật với chính quyền địa phương trước khi cấp phép kinh doanh.

2. Nơi tập trung, mua bán động vật trên cạn phải xa khu dân cư, các công trình công cộng; được vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi lần tập trung mua bán động vật.

3. Nghiêm cấm mua bán:

a) Động vật trên cạn mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc động vật chết bất thường chưa rõ nguyên nhân;

b) Động vật dưới nước, lưỡng cư có xuất xứ từ vùng cấm thu hoạch;

c) Động vật bị bơm nước, chích nước hoặc các loại dịch lỏng gây hại cho người sử dụng;

d) Sản phẩm động vật biến chất, chứa hóa chất, phẩm màu không được phép sử dụng.

Điều 13. Động vật đem giết mổ phải đảm bảo điều kiện:

1. Động vật khỏe mạnh, xuất phát từ vùng an toàn dịch bệnh;

2. Động vật đem đến cơ sở giết mổ phải có thời gian tối thiểu là 10 tiếng đồng hồ trước khi giết mổ;

3. Nghiêm cấm giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh trong các trường hợp sau:

a) Động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh thuộc các bệnh cấm giết mổ, sơ chế theo quy định;

b) Động vật mới tiêm phòng vacxin chưa đủ 15 ngày;

c) Động vật đã sử dụng thuốc thú y nhưng chưa đủ thời gian ngừng thuốc cần thiết theo hướng dẫn của nhà sản xuất;

d) Các sản phẩm động vật quy định tại điểm a, b, c Khoản 3, Điều này.

Chương III

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC THÚ Y

Điều 14. Trách nhiệm của chủ hàng kinh doanh động vật, chủ cơ sở giết mổ động vật.

1. Phải cam kết chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Pháp luật về Thú y và Pháp luật khác có liên quan đến việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y;

Chỉ được giết mổ động vật tại cơ sở giết mổ đã được chính quyền địa phương cấp phép xây dựng. Đồng thời phải chấp hành việc kiểm soát giết mổ của cán bộ thú y; đóng dấu hoặc dán tem vệ sinh thú y sản phẩm động vật sau giết mổ;

2. Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý Nhà nước về Thú y thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định;

3. Chịu trách nhiệm nuôi giữ, chăm sóc động vật, bảo quản sản phẩm động vật và tuân theo hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước về Thú y trong quá trình kiểm dịch, kiểm soát giết mổ; Sơ chế động vật, sản phẩm động vật; Kiểm tra vệ sinh thú y và nộp phí, lệ phí theo quy định của Bộ tài chính;

4. Khi phát hiện bệnh lạ hoặc nghi ngờ động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh, phải báo ngay cho cơ quan quản lý Nhà nước về Thú y nơi gần nhất;

5. Không tự ý đánh tráo, thay đổi số lượng động vật đã được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch trong quá trình vận chuyển và phải đi đúng lộ trình đã ghi trong "giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển";

6. Khi vận chuyển các loài động vật khác nhau hoặc có mục đích sử dụng khác nhau trên cùng một phương tiện phải tuân theo hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước về Thú y. Không được sử dụng các phương tiện đã vận chuyển các chất độc hại để vận chuyển động vật, sản phẩm động vật;

7. Báo cáo trước 15 ngày với cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về Thú y có thẩm quyền để được kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y trước khi cơ sở giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật bắt đầu hoạt động.

Điều 15. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về Thú y.

1. Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định;

2. Cấp, thu hồi giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y;

3. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chủ hàng, chủ cơ sở giết mổ động vật thực hiện các quy định về vệ sinh thú y đối với các đối tượng thuộc diện phải kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y; xử lý vi phạm theo qui định của Pháp luật.

Điều 16. Trách nhiệm của kiểm dịch viên động vật.

1. Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, sơ chế động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định của Pháp luật về Thú y;

2. Trong khi làm nhiệm vụ kiểm dịch viên động vật phải mặc trang phục, đeo phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, thẻ kiểm dịch viên động vật và mang các thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y;

3. Kiến nghị với cấp có thẩm quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.

Điều 17. Trách nhiệm của các cấp, các ngành.

1. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quy hoạch, công bố quy hoạch địa điểm kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; địa điểm xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; tổ chức quản lý việc giết mổ động vật, sơ chế, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trong phạm vi địa phương mình quản lý, kiên quyết không được để sản phẩm động vật không có dấu kiểm soát giết mổ hoặc tem vệ sinh thú y lưu thông tại các chợ và trên thị trường trên địa bàn toàn tỉnh; xử lý vi phạm theo quy định của Pháp luật;

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Cục thuế tỉnh và Ngân hàng Nhà nước tỉnh, tham mưu trình Uỷ ban nhân dân tỉnh chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các ngành liên quan hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ; phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn thu chi tài chính trong công tác kiểm soát giết mổ tại cơ sở giết mổ;

Khi chưa có cơ sở giết mổ tập trung, trước mắt giao cho Chi cục thú y xây dựng phương án và chủ trì triển khai kiểm soát giết mổ tại các điểm giết mổ gia súc, gia cầm hiện có, từng bước thu gom các điểm giết mổ nhỏ lẻ thành các cơ sở giết mổ tập trung, xoá bỏ dần việc lăn dấu kiểm soát giết mổ tại chợ như hiện nay;

3. Các cơ quan hữu quan bao gồm: Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Đài phát thanh và Truyền hình, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa và Thông tin, Công an, Thương mại và Du lịch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Thú y trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y; Phát hiện, ngăn chặn các vi phạm trong vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật.

Điều 18. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân vi phạm các qui định về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật phải chịu các hình thức xử phạt theo quy định Pháp luật hiện hành.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị và các ngành liên quan tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh Quy định này.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 16/2008/QĐ-UBND ngày 28/03/2008 quy định về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.324

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.39.176
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!