Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 129/QĐ-CHHVN 2015 Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành hàng hải

Số hiệu: 129/QĐ-CHHVN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Cục Hàng hải Việt Nam Người ký: Nguyễn Nhật
Ngày ban hành: 12/02/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 129/QĐ-CHHVN

Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN “HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH HÀNG HẢI”

Căn cứ Luật Thống kê ngày 26/6/2003;

Căn cứ Nghị định số 40/2004/NĐ-CP ngày 13/02/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Căn cứ Quyết định số 26/2009/QĐ-TTg ngày 20/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Quyết định số 43/2010/QĐ-TTg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

Căn cứ Thông tư số 41/2014/TT-BGTVT ngày 15/9/2014 của Bộ Giao thông vận tải ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Trưởng phòng Vận tải và Dịch vụ hàng hải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này hướng dẫn “Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành hàng hải”.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành hàng hải là tập hợp các chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình và kết quả hoạt động chủ yếu của ngành hàng hải, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước; làm cơ sở cho việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách phát triển ngành hàng hải; đáp ứng nhu cầu trao đổi, hợp tác thông tin với các tổ chức, cá nhân.

Điều 2. Căn cứ hướng dẫn “Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành hàng hải”, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm sau:

2.1. Các Phòng tham mưu thuộc Cục tổng hợp các chỉ tiêu thống kê được phân công phụ trách, cung cấp cho Phòng Vận tải và dịch vụ hàng hải tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải định kỳ theo quy định và công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam.

2.2. Các Cảng vụ hàng hải, Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực, Công ty hoa tiêu hàng hải và các cơ quan, đơn vị có liên quan khác có trách nhiệm thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kê theo lĩnh vực phụ trách; cung cấp cho các Phòng tham mưu thuộc Cục để tổng hợp.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải, Các: Trưởng phòng tham mưu, Chi Cục trưởng Chi cục Hàng hải, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ GTVT (để b/c);
- Các Phó Cục trưởng;
- Trang thông tin điện tử (Cục HHVN);
- Lưu: VT; VTDVHH(03)

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Nhật

 

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH HÀNG HẢI

(Ban hành theo Quyết định 129/QĐ-CHHVN ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam)

I. Danh mục các từ viết tắt

II. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành hàng hải

III. Giải thích hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành hàng hải

 

I. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- Giao thông vận tải

GTVT

- Hàng hải Việt Nam

HHVN

- Vận tải và dịch vụ hàng hải

VTDVHH

- Kế hoạch đầu tư

KHĐT

- Tài chính

TC

- Đăng ký tàu biển và thuyền viên

ĐKTBTV

- Công trình hàng hải

CTHH

- An toàn an ninh hàng hải

ATANHH

- Tổ chức cán bộ

TCCB

- Chuyên dụng

CD

II. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH HÀNG HẢI

STT

Tên chỉ tiêu

Phân tổ chủ yếu

Kỳ công bố

Đơn vị tổng hợp thuộc Cục

A

NHÓM CHỈ TIÊU VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG HÀNG HẢI

 

 

 

1

Số lượng, chiều dài, diện tích cầu cảng, bến cảng, kho bãi, năng lực thông qua hiện có và tăng thêm

Cấp quản lý, danh mục cảng

Năm

Phòng CTHH

2

Năng lực bốc, dỡ của thiết bị và sức chứa của kho bãi

Cấp quản lý

Năm

Phòng VTDVHH

3

Hệ thống luồng hàng hải, vùng chuyển tải, vùng neo đậu, bến phao, vùng kiểm dịch, vùng đón trả hoa tiêu

Cấp quản lý

Năm

Phòng CTHH

4

Hệ thống hỗ trợ hàng hải: đèn biển, các loại báo hiệu hàng hải khác, VTS...

Cấp quản lý

Năm

Phòng KHĐT

5

Hệ thống thông tin điện tử hàng hải

 

 

Phòng KHĐT

B

NHÓM CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG

 

 

 

6

Khối lượng hàng hóa, hành khách thông qua cảng biển

Quốc tế/nội địa; ngành hàng hải

Tháng, năm

Phòng KHĐT

7

Khối lượng hàng hóa, hành khách thông quan cảng biển bằng phương tiện thủy nội địa

Nội địa

Tháng, năm

Phòng VTDVHH

8

Thu phí dịch vụ hàng hải

Loại dịch vụ

Tháng, năm

Phòng TC

9

Giá trị xuất khẩu dịch vụ hàng hải

Loại dịch vụ

Quý, năm

Phòng TC

10

Số vụ tai nạn hàng hải, số người chết, bị thương do tai nạn, hậu quả tai nạn

Ngành hàng hải

6 tháng, năm

Phòng ATANHH

11

Số lượng thuyền viên và hoa tiêu Việt Nam (được đào tạo, đang làm việc trên tàu, xuất khẩu thuyền viên)

Chức danh

Quý, năm

Phòng ĐKTBTV

C

NHÓM CHỈ TIÊU PHƯƠNG TIỆN

 

 

 

12

Đội tàu biển Việt Nam đang lưu hành (phân loại theo cơ cấu, trọng tải...)

Cỡ tàu, loại tàu; loại hình doanh nghiệp

Quý, năm

Phòng ĐKTBTV

13

Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài

Tên tàu, loại tàu; quốc tịch, đặc trưng kỹ thuật cơ bản, loại hình doanh nghiệp

Quý, năm

Phòng VTDVHH

14

Tàu nước ngoài vận tải nội địa

Tên tàu, loại tàu; quốc tịch, Khối lượng hàng hóa; Loại hàng hóa

Quý, năm

Phòng VTDVHH

D

NHÓM CHỈ TIÊU VỀ VỐN

 

 

 

15

Vốn đầu tư xây dựng do Bộ GTVT trực tiếp quản lý

Nguồn vốn, khoản mục đầu tư

Tháng, năm

Phòng KHĐT

16

Vốn đầu tư phát triển ngoài ngân sách nhà nước

Nguồn vốn, hình thức đầu tư

Tháng, năm

Phòng KHĐT

17

Vốn duy tu, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông

Nguồn vốn

6 tháng, năm

Phòng KHĐT

E

NHÓM CHỈ TIÊU VỀ DOANH NGHIỆP

 

 

 

18

Doanh nghiệp, cơ sở đóng mới, sửa chữa, phá dỡ tàu biển

Loại hình doanh nghiệp, loại hình dịch vụ

Năm

Phòng VTDVHH

19

Doanh nghiệp vận tải biển

Loại hình doanh nghiệp

năm

Phòng VTDVHH

20

Doanh nghiệp cảng biển

Loại hình doanh nghiệp

năm

 

21

Doanh nghiệp dịch vụ hàng hải khác

Loại hình doanh nghiệp; loại hình dịch vụ

năm

Phòng VTDVHH

22

Trường học, trung tâm, cơ sở đào tạo

Số lượng, loại hình trường

năm

Phòng TCCB

23

Hoa tiêu hàng hải

Lượt tàu; số lượng, loại hoa tiêu; số thu phí

Tháng

Phòng KHĐT; Phòng TC

 

CÁC CHỈ TIÊU KHÁC

 

 

 

24

Số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

Ngành, ngạch, trình độ, giới tính, độ tuổi, khối hành chính/sự nghiệp/doanh nghiệp

Năm

Phòng TCCB

25

Thu nhập bình quân

Ngành; khối hành chính/sự nghiệp/doanh nghiệp

Năm

Phòng TCCB

III. GIẢI THÍCH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH HÀNG HẢI

A. NHÓM CHỈ TIÊU VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG HÀNG HẢI

1. Số lượng, chiều dài cầu cảng, bến cảng, năng lực thông qua hiện có và tăng thêm

- Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.

Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị.

Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác.

- Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác

- Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.

- Bến phao neo là hệ thống cho phép tàu dịch chuyển theo thời tiết khi tàu được chằng buộc vào một kết cấu cố định hoặc nổi để neo giữ vào đáy biển bằng hệ thống kết cấu cứng hoặc kết cấu khớp hoặc được chằng giữ bằng dây xích. (Theo định nghĩa tại QCVN 72:2014/BGTVT)

- Số lượng cầu cảng hiện có là số bến cảng, cầu cảng hiện có trong khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải; bao gồm: Số lượng cầu bến container; Số lượng cầu bến tổng hợp (bách hóa): Số lượng cầu bến CD hàng quặng, rời; Số lượng cầu bến CD xăng dầu, gas; Số lượng bến CD khác (dịch vụ, đóng sửa chữa tàu...); Số lượng bến CD hành khách; Số lượng bến phao neo chuyển tải.

- Số lượng cầu cảng tăng thêm trong kỳ báo cáo là số lượng bến cảng, cầu cảng mới xây dựng, được công bố và đưa vào sử dụng trong kỳ báo cáo. Bao gồm: Số lượng cầu bến container; số lượng cầu bến tổng hợp (bách hóa): Số lượng cầu bến CD hàng quặng, rời; số lượng cầu bến CD xăng dầu, gas; Số lượng bến CD khác (Dịch vụ, đóng sửa chữa tàu...); Số lượng bến CD hành khách; số lượng bến phao neo chuyển tải.

- Chiều dài cầu cảng hiện có là chiều dài tính bằng mét của cầu cảng đã được công bố và đưa vào sử dụng; bao gồm: chiều dài cầu bến container; chiều dài cầu bến tổng hợp (bách hóa): chiều dài cầu bến CD hàng quặng, rời; chiều dài cầu bến CD xăng dầu, gas; chiều dài bến CD khác (dịch vụ, đóng sửa chữa tàu...); chiều dài bến CD hành khách.

- Chiều dài cầu cảng tăng thêm trong kỳ báo cáo là chiều dài tăng thêm tính bằng mét của cầu cảng đã được công bố đưa vào sử dụng trong kỳ báo cáo. Bao gồm: chiều dài cầu bến container; chiều dài cầu bến tổng hợp (bách hóa): chiều dài cầu bến CD hàng quặng, rời; chiều dài cầu bến CD xăng dầu, gas; chiều dài bến CD khác (dịch vụ, đóng sửa chữa tàu...); chiều dài bến CD hành khách.

- Năng lực thông qua hiện có của cầu cảng là khối lượng hàng hóa, hành khách thông qua cầu cảng trong một đơn vị thời gian. Là công suất thiết kế của cầu cảng; bao gồm: năng lực thông qua của cầu bến container; năng lực thông qua của cầu bến tổng hợp (bách hóa): năng lực thông qua của cầu bến CD hàng quặng rời; năng lực thông qua của cầu bến CD xăng dầu, gas; năng lực thông qua của bến CD khác (dịch vụ, đóng sửa chữa tàu...); năng lực thông qua của bến CD hành khách; năng lực thông qua của bến phao neo chuyển tải.

- Năng lực cầu cảng tăng thêm trong kỳ báo cáo là khả năng tăng thêm về hành khách, hàng hóa thông qua cảng trong kỳ báo cáo so với công suất thiết kế của kỳ trước (do hoạt động nâng cấp, mở rộng, cải tạo...). Bao gồm: năng lực thông qua của cầu bến container; năng lực thông qua của cầu bến tổng hợp (bách hóa); năng lực thông qua của cầu bến CD hàng quặng, rời; năng lực thông qua của cầu bến CD xăng dầu, gas; năng lực thông qua của bến CD khác (dịch vụ, đóng sửa chữa tàu...); năng lực thông qua của bến CD hành khách; năng lực thông qua của bến phao neo chuyển tải.

2. Năng lực của thiết bị và sức chứa của kho bãi

- Kho, bãi là một bộ phận của hệ thống logistics, được xây dựng trên một địa điểm đạt các điều kiện nhất định để sử dụng cho việc chứa và lưu trữ hàng hóa.

- Thiết bị bốc dỡ là các trang thiết bị chuyên dụng phục vụ cho việc bốc/dỡ, vận chuyển hàng hóa tại cảng (kể cả phương tiện trên cầu tàu và trong kho bãi); bao gồm: thiết bị chuyên dùng bốc dỡ, vận chuyển container; thiết bị chuyên dùng bốc dỡ, vận chuyển hàng rời; thiết bị chuyên dùng hút, rót hàng lỏng.

- Năng lực xếp, dỡ của thiết bị là khả năng bốc/dỡ, vận chuyển hàng hóa của thiết bị hiện có. Năng lực bốc xếp của thiết bị bốc dỡ được tính theo hai chỉ tiêu: năng lực bốc xếp theo thiết kế và năng lực bốc xếp thực tế của thiết bị bốc dỡ.

- Sức chứa của kho, bãi là diện tích của kho bãi, khả năng đáp ứng được lượng hàng hóa lưu giữ tại kho bãi.

3. Hệ thống luồng hàng hải, khu chuyển tải, khu neo đậu, bến phao

- Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động của tàu biển và các phương tiện thủy khác. Luồng hàng hải bao gồm luồng cảng biển và luồng hàng hải khác.

- Luồng nhánh cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ luồng cảng biển vào bến cảng, được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để bảo đảm cho tàu biển và các phương tiện thủy khác ra, vào bến cảng an toàn.

- Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để bảo đảm cho tàu thuyền ra, vào cảng biển an toàn.

- Chuẩn tắc thiết kế luồng là số liệu theo hồ sơ thiết kế

- Khối lượng nạo vét (m3) là khối lượng nạo vét thực tế của các luồng hàng năm.

- Loại luồng là phân ra luồng chuyên dùng và luồng công cộng.

4. Hệ thống hỗ trợ hàng hải: đèn biển, đăng tiêu báo hiệu trên luồng, VTS

- Đèn biển là báo hiệu hàng hải được xây dựng cố định tại các vị trí cần thiết ven bờ biển, trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.

- Đăng tiêu là báo hiệu hàng hải được thiết lập cố định tại các vị trí cần thiết để báo hiệu luồng hàng hải, báo hiệu chướng ngại vật nguy hiểm, bãi cạn hoặc báo hiệu một vị trí đặc biệt nào đó.

- Báo hiệu hàng hải là thiết bị hoặc công trình, tàu thuyền dùng làm báo hiệu hàng hải được thiết lập và vận hành trên mặt nước hoặc trên đất liền để chỉ dẫn cho người đi biển và tổ chức, cá nhân liên quan định hướng, xác định vị trí của tàu thuyền.

- Hệ thống VTS là hệ thống quản lý giao thông hàng hải

- Trạm AIS là hệ thống tự động nhận diện

B. NHÓM CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG

5. Khối lượng hàng hóa, hành khách thông qua cảng biển

- Hàng hóa thông qua cảng là hàng hóa được bốc, dỡ tại các cầu cảng, bến cảng, bến phao, khu neo đậu chuyển tải trong vùng nước cảng biển không bao gồm cả lượng nước ngọt, nhiên liệu cung cấp cho các tàu thuyền tại cảng. Hàng quá cảnh không tính vào hàng hóa thông qua cảng nếu hàng hóa đó quá cảnh đi thẳng không bốc xếp tại cảng biển Việt Nam.

Trong đó:

+ Hàng container là hàng hóa được sắp xếp trong các container tiêu chuẩn 20 feet, đơn vị tính bằng TEU.

+ Hàng lỏng là các loại hàng như dầu thô, các sản phẩm dầu mỏ, dầu ăn, khí hóa lỏng, Rượu vang, Lưu huỳnh lỏng và các loại axit được xếp dỡ bằng các thiết bị chuyên dùng cho hàng lỏng.

+ Hàng rời, tổng hợp là các loại hàng hóa thông dụng, được xếp dỡ bằng các thiết bị thông thường gồm: than, quặng, hàng bao kiện, đóng gói...

+ Hàng quá cảnh là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) và nơi nhận hàng (đích) ở ngoài lãnh thổ Việt Nam quá cảnh đi thẳng không bốc dỡ tại cảng biển Việt Nam hoặc được bốc dỡ qua cảng biển Việt Nam hoặc nhập kho, bãi để đi tiếp.

- Khối lượng hàng hóa vận chuyển là khối lượng hàng hóa đã được vận chuyển trong kỳ, không kể độ đài quãng đường vận chuyển là bao nhiêu, được tính theo trọng lượng thực tế của hàng hóa vận chuyển (kể cả bao bì nếu có) và bằng đơn vị tấn (T). Đối với hàng hóa cồng kềnh không thể cân đo trực tiếp thì quy ước tính bằng 50% tấn trọng tải phương tiện hoặc tính theo thỏa thuận giữa chủ phương tiện và chủ hàng để tính khối lượng hàng hóa thực tế (theo Thông tư số 41/2014/TT-BGTVT ngày 15/9/2014).

- Số lượt hành khách vận chuyển là số lượt hành khách thực tế đã vận chuyển trong kỳ, không kể độ dài quãng đường vận chuyển là bao nhiêu. Đơn vị tính là lượt hành khách (Hk).

Chú ý:

+ Hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng là hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam đến cửa khẩu nhập, nhưng được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cảng đích ghi trên vận tải đơn theo hợp đồng vận tải để làm thủ tục nhập khẩu (trong thống kê hàng hóa thông qua cảng biển chỉ tính đến các hàng hóa có xếp dỡ tại cảng đó và được tính vào hàng hóa nhập khẩu).

+ Hàng hóa xuất khẩu chuyển cảng là hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, người xuất khẩu đã giao hàng hóa cho người vận tải theo hợp đồng vận tải tại cửa khẩu giao hàng, người vận tải đã ký phát vận tải đơn cho lô hàng nhưng hàng hóa chưa được xuất khẩu tại cửa khẩu giao hàng, mà được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cửa khẩu khác để xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh (trong thống kê hàng hóa thông qua cảng biển chỉ tính đến các hàng hóa có xếp dỡ tại cảng đó và được tính vào hàng hóa xuất khẩu).

- Số lượt tàu vào, rời cảng biển là số lượt tàu vào, rời cảng biển (bao gồm cả tàu biển và phương tiện thủy nội địa) tính theo số lần làm thủ tục và tại thời điểm làm thủ tục cho tàu vào, rời cảng biển.

Trong đó:

+ Số lượt tàu nước ngoài vào, rời cảng biển.

+ Số lượt tàu Việt Nam vào, rời cảng biển là lượt tàu được chia ra tàu Việt Nam vận chuyển chở hàng xuất nhập khẩu và tàu Việt Nam chở hàng nội địa.

- DWT là trọng tải của tàu nói lên khả năng chở hàng lớn nhất của tàu. Trọng tải của tàu bằng hiệu số của lượng chiếm nước của tàu khi đầy tải và lượng chiếm nước của tàu rỗng (không tải).

- GT là tổng dung tích của tàu biển được tính theo các quy định đo dung tích nêu ở Phụ lục I của Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển năm 1969, hoặc bất kỳ Công ước thay thế nào sau này; đối với các tàu áp dụng hệ thống đo dung tích tạm thời được Tổ chức Hàng hải quốc tế chấp nhận, tổng dung tích là trị số ghi tại cột ghi chú của Giấy chứng nhận dung tích quốc tế (1969).

6. Khối lượng hàng hóa, hành khách thông qua cảng biển bằng phương tiện thủy nội địa

- Phương tiện thủy nội địa là tàu, thuyền các cấu trúc nổi khác có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa hoặc tuyến vận tải ven biển.

- Hành khách thông qua cảng là toàn bộ số lượt hành khách thông qua cảng biển được vận tải bằng phương tiện thủy nội địa trong kỳ báo cáo.

- Số lượt phương tiện thủy nội địa vào, rời cảng biển.

7. Thu phí dịch vụ hàng hải

- Thu phí dịch vụ tổng số tiền đã và sẽ thu từ các tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài về các loại phí, lệ phí hàng hải.

- Phí, lệ phí hàng hải là các loại phí, lệ phí theo quy định tại Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC ngày 04/11/2008 ban hành quy định về phí, lệ phí hàng hải và biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải, gồm phí trọng tải, phí bảo đảm hàng hải, phí hoa tiêu hàng hải, lệ phí IMO, phí thủ tục, phí neo đậu và các loại phí, lệ phí hàng hải khác theo quy định.

8. Giá trị xuất khẩu dịch vụ hàng hải

- Trị giá xuất khẩu là tổng số tiền đã và sẽ thu của các tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài về dịch vụ hàng hải và dịch vụ cảng biển

9. Số vụ tai nạn hàng hải, số người chết bị thương

- Số vụ tai nạn hàng hải là số vụ tai nạn liên quan đến ít nhất một phương tiện gây hậu quả thiệt hại về người hay tài sản.

10. Số lượng thuyền viên, hoa tiêu Việt Nam

- Số lượng thuyền viên là số lượng thuyền trưởng, đại phó, sỹ quan boong, thủy thủ trực ca, máy trưởng, máy hai, sỹ quan máy, thợ máy trực ca, sỹ quan kỹ thuật điện, thợ kỹ thuật điện: theo quy định tại Thông tư số 11/2012/TT-BGTVT ngày 12/4/2012 của Bộ Giao thông vận tải về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.

C. NHÓM CHỈ TIÊU PHƯƠNG TIỆN

11. Đội tàu biển Việt Nam đang lưu hành

- Tổng số tàu biển là số lượng tàu biển đã được đăng ký trong sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam.

- Phân loại tàu biển là các loại tàu biển được phân loại theo chung loại hàng hóa mà tàu đó chuyên chở. Ngoài ra, có thể còn phân loại theo kích thước, vật liệu chế tạo, khu vực hoạt động.

12. Tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài thuộc sở hữu Việt Nam

- Tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài thuộc sở hữu Việt Nam là số lượng tàu biển thuộc tổ chức, cá nhân Việt Nam đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài.

13. Tàu nước ngoài vận tải nội địa

- Tàu nước ngoài là tàu biển không mang cờ quốc tịch Việt Nam.

- Khối lượng hàng hóa vận chuyển là khối lượng hàng hóa đã được tàu nước ngoài vận chuyển trong kỳ, không kể độ đài quãng đường vận chuyển là bao nhiêu, được tính theo trọng lượng thực tế của hàng hóa vận chuyển (kể cả bao bì nếu có) và bằng đơn vị tấn (T).

D. NHÓM CHỈ TIÊU VỀ VỐN

14. Vốn đầu tư phát triển Bộ GTVT trực tiếp quản lý

Vốn đầu tư phát triển Bộ GTVT trực tiếp quản lý là vốn đầu tư bao gồm vốn ODA vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác do Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT trực tiếp quản lý.

15. Vốn đầu tư phát triển ngoài ngân sách nhà nước

Vốn đầu tư phát triển ngoài ngân sách nhà nước là vốn đầu tư bao gồm vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư, các nguồn vốn thương mại trong nước và quốc tế các nguồn vốn khác được huy động theo nguyên tắc không dẫn đến nợ công

16. Vốn duy tu, sửa chữa kết cấu hạ tầng

Vốn duy tu, sửa chữa kết cấu hạ tầng là vốn đầu tư đề cập đến các chi phí bỏ ra để sửa chữa, bảo trì chức năng sử dụng của tài sản cố định đảm bảo sử dụng hoạt động bình thường mà không làm gia tăng giá trị của tài sản, bao gồm chi phí duy tu, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông hàng hải, cảng biển, tuyến luồng...

E. NHÓM CHỈ TIÊU VỀ DOANH NGHIỆP

17. Doanh nghiệp đóng mới, sửa chữa, phá dỡ tàu biển

- Doanh nghiệp đóng mới, sửa chữa, phá dỡ tàu biển là doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đóng mới, sửa chữa, phá dỡ tàu biển trong khu vực được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển.

- Loại hình doanh nghiệp là hình doanh nghiệp và hợp tác xã bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp liên doanh doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp cổ phần, trách nhiệm hữu hạn.

- Loại tàu và cỡ tàu là loại tàu và cỡ tàu lớn nhất doanh nghiệp có thể thực hiện được trong đó ghi rõ loại tàu hàng khô, tàu công-te-nơ....

18. Doanh nghiệp vận tải biển

- Doanh nghiệp vận tải biển là loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải biển trong khu vực.

- Loại hình doanh nghiệp là loại hình doanh nghiệp và hợp tác xã bao gồm doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp liên doanh doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp cổ phần, trách nhiệm hữu hạn.

19. Doanh nghiệp cảng biển

- Doanh nghiệp cảng biển là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ cảng biển trong khu vực.

- Loại hình doanh nghiệp là loại hình doanh nghiệp và hợp tác xã bao gồm doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp liên doanh doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp cổ phần, trách nhiệm hữu hạn.

20. Doanh nghiệp dịch vụ hàng hải khác

- Doanh nghiệp dịch vụ hàng hải là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải trong khu vực.

- Loại hình doanh nghiệp là loại hình doanh nghiệp và hợp tác xã bao gồm doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp cổ phần, trách nhiệm hữu hạn.

- Loại hình dịch vụ là loại hình được đánh dấu trong các loại hình dịch vụ được liệt kê trong bảng.

21. Trường học, trung tâm, cơ sở đào tạo

- Trường học trung tâm cơ sở đào tạo là cơ sở hoặc tổ chức chính thức được thành lập để đào tạo học sinh, sinh viên về lĩnh vực hàng hải.

- Loại hình trường là loại hình trường học, trung tâm đào tạo là loại hình đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp, nghề, hay loại hình khác

- Loại hình sở hữu là sở hữu nhà nước (công lập), sở hữu tư nhân (tư thục) cổ phần giữa nhà nước và tư nhân (bán công) hay loại hình khác.

22. Hoa tiêu hàng hải

- Doanh nghiệp hoa tiêu hàng hải là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hoa tiêu hàng hải trong khu vực.

- Lượt tàu dẫn là lượt tàu được xác định từ lúc hoa tiêu hàng hải lên tàu để dẫn tàu từ vị trí đón trả hoa tiêu của mỗi khu vực vùng nước cảng biển theo quy định vào khu vực neo, buộc hoặc cập cầu; hoặc ngược lại.

- Số lượng và hạng hoa tiêu hàng hải là tổng số hoa tiêu được chia theo các hạng bao gồm: hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất, Ngoại hạng theo quy định tại Thông tư số 36/2013/TT-BGTVT ngày 23/10/2013 của Bộ GTVT quy định về đào tạo, cấp, thu hồi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải.

- Phí hoa tiêu hàng hải là phí thuộc ngân sách nhà nước do chủ tàu hoặc người được chủ tàu ủy quyền thanh toán do đã sử dụng dịch vụ công ích dẫn tàu khi ra vào cảng biển theo quy định của pháp luật.

G. CÁC CHỈ TIÊU KHÁC

23. Số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

Số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là số người hiện đang làm việc trong đơn vị được tuyển dụng theo quy định của Nhà nước và có thời hạn ký hợp đồng lao động lớn hơn một năm. Không bao gồm những người được cử đi làm việc cho đơn vị khác trong thời gian lớn hơn một năm và đơn vị không phải trả lương.

24. Thu nhập bình quân

Thu nhập bình quân của một người lao động đang làm việc là tổng số tiền thu nhập thực tế tính bình quân một người lao động đang làm việc, thường được tính theo tháng, năm. Theo chế độ báo cáo hiện hành, thu nhập của người lao động khu vực nhà nước chỉ tính thu nhập của người lao động trong phạm vi một cơ quan, tổ chức/đơn vị hoặc doanh nghiệp chính, không tính các khoản thu nhập từ các nguồn thu của đơn vị khác.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 129/QĐ-CHHVN ngày 12/02/2015 hướng dẫn “Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành hàng hải" do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.775

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.255.116
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!